You are on page 1of 3

Chế Huy Nghĩa – 10a2

Đề bài: Viết bài văn phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện “Chuyện
chức Phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
Tác phẩm văn học là kết tinh của công trình sáng tạo và là cái nhìn nghệ thuật trong mắt
người nghệ sỹ. Một “tác phẩm sống” là một tác phẩm có đủ sức hấp dẫn của người đọc, phải
khơi gợi trong tiềm thức đọc giả, khiến cho họ không thể dừng lại ở việc đọc một lần trên
một trang sách. Như nhà văn Nga Pau-xtốp-xki từng nói: “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của
tác phẩm” càng khẳng định vai trò của các yếu tố nghệ thuật. Nhất là trong “Chuyện chức
Phán sự đền Tản Viên” của nhà văn Nguyễn Dữ, người đọc không chỉ bị lôi cuốn bởi nội
dung mà đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật hấp dẫn trong truyện
Nét đặc sắc nghệ thuật đầu là nghệ thuật kể chuyện với kết cấu truyện giàu kịch tích, nhiều
chi tiết lôi cuốn. Chuyện có kết cấu giàu kịch tính với bốn phần rõ rệt, mỗi phần mang mỗi
nội dung riêng và có liên hệt mật thiết với nhau tạo ra những tình huống đầy lôi cuôn. Trước
hết, Nguyễn Dữ đã mở đầu câu chuyện bằng cách miêu tả Tử Văn là người khẳng khái,
nóng nảy, cương trực, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Sau đó đến cảnh Tử Văn
“tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”. Hành động của Tử Văn khiến mọi người
đều lắc đầu lè lưỡi lo sợ. Cách mở đầu đã gây cho người đọc nhiều sự tò mò, hồi hộp chờ
đợi xem diễn biến tiếp theo và hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như: Vì sao Tử Văn lại đốt
đền? Vì sao mọi người lại lo sợ. Tiếp đến, tác giả bắt đầu tạo ra các nút thắt cho câu chuyện
bằng việc Tử Văn đốt đền tà. Sau đó, tình huống được phát triển lên, rồi dẫn đến những cao
trào mạnh mẽ. Đó là sau khi đốt đền, Tử Văn bỗng "thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo,
bụng run run rồi cả người nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét", sau đó trong cơn mê sảng thì
nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng
Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Điều này khiến người đọc hồi hộp
trông ngóng những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn. Để mở
dần đường giải quyết câu chuyện Nguyễn Dữ đã kể chuyện về vị Thổ công đến mách nước
cho Tử Văn lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn.
Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong
chờ tình tiết tiếp theo. Quả nhiên sau đó đến nửa đêm bệnh của Tử Văn trở nặng rồi bị bắt
xuống dưới Minh ti, đường đi liên tục hiện ra những quang cảnh hãi hùng, sống động, mở ra
trong mắt người đọc những liên tưởng đặc sắc, thú vị về sự rùng rợn cõi âm. Cuộc đấu tranh
dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo
biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một
hồi tranh cãi, bằng sự bình tĩnh, khẳng khái trả lời và đối đáp một cách mạch lạc thì Diêm
Vương thì bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém. Cuối cùng câu chuyện
được mở nút, mọi sự sáng tỏ, kẻ nào đáng tội phải chịu phạt, Tử Văn được tha bổng, cho
sống lại, cuối cùng nhận sự đền đáp là chức Phán sự đền Tản Viên, trở thành bậc tiên giả
được người đời kính trọng, phúng viếng. Mở đầu truyện và xuyên suốt truyện là những nút
thắt liên tục, căng thẳng và hồi hộp, kết truyện hợp lý, viên mãn khiến độc giả không thể rời
khỏi những tình tiết của câu chuyện
Nhưng để làm nổi bật thể loại truyện, khiến các nhân vật, sự kiện thêm phần hấp dẫn, tác giả
đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố thần kỳ – một yếu tố đắt giá và
khó mua. Việc xây dựng các nhân vật kỳ ảo như hồn ma tên tướng giặc họ Thôi, Diêm
Vương, Thổ công là ý tưởng của tác giả về sự liên kết chặt chẽ giữa các thế giới thực và ảo,
mỗi nhân vật là đại diện cho một thế lực trong xã hội, không chỉ đúng với cõi trần gian và
giữa ba cõi tiên, âm, dương cũng đều đúng. Khi mà tên tướng giặc họ Thôi là người tham
sống sợ chết, giả nhân giả nghĩa đại diện cho cái ác, dối trá, lúc sống thì làm quân xâm lược,
khi chết lại làm yêu quái, tham lam, đút lót hối lộ, phá hoại sự yên bình của cả ba giới. Thổ
công là tiên, ông rất hiền lành, nhún nhường và là nạn nhân của hồn ma tên tướng giặc, đại
diện cho bên thiện, nhưng bị cái ác chèn ép, phải cần có sự hỗ trợ của Tử Văn để lấy lại
công bằng cho mình. Còn Diêm Vương là người đứng đầu Minh Ti có quyền lực tối cao đại
diện cho người phán xử, nhìn nhận đúng sai, trả lại công bằng cho cho người lương thiện –
Tử Văn, và trừng phạt kẻ ác - hồn ma tên bách hộ họ Thôi. Hơn nữa, chuyện còn có sự xuất
hiện của các nhân vật quỷ, Dạ Xoa góp phần đem đến sự rùng rợn, sinh động cho thế giới
âm phủ. Tử Văn thì được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành
cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn.
Nguyễn Dữ đã thành công khi sử dụng các nhân vật kì ảo để đem đến sự lôi cuốn, thú vị,
sinh động đặc sắc cho tác phẩm. Ngoài ra còn có yếu tố không gian kỳ ảo như không gian ở
Minh Ty: “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương, hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa,
đều mắt xanh tóc đỏ…” vừa khiến người đọc run sợ vừa tăng thêm không khí cho câu
chuyện. Chưa dừng lại ở đó, trong chuyện các chi tiết như Tử Văn chết đi sống lại, người
dân mời bà Đồng phụ bóng đến “ngôi mộ tên trướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra
như cơm”. Hay giấc mơ của Ngô Tử Văn: “Không gian nối liền cõi âm và cõi trần, nơi Tử
Văn gặp gỡ hồn ma tên tướng giặc và viên Thổ công”. Đây cũng là không gian để Tử Văn
tạm lìa cõi trần đến cõi âm cũng là các yếu tố kỳ ảo đáng nói. Thông qua các chi tiết này đã
làm cho câu chuyện đầy tính lôi cuốn khiến cho người đọc nhiều phen bất ngờ mãi không
dừng lại được. Nhưng chính không gian ấy lại làm nổi bật khí phách của Ngô Tử Văn bình
tĩnh, can đảm. Việc sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố hiện thực làm tăng tính
huyền ảo, thiêng liêng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, li kì hấp dẫn
và đầy kịch tính bên cạnh những hiện thực được phản ánh: rằng dù sống hay chết thì thế
giới vẫn luôn có trật tự, thiện luôn thắng ác, con người dù ở cõi nào cũng phải hành xử đúng
mực, chết không phải là đã kết thúc.
Đặc sắc của truyện còn nằm ở việc xây dựng nhân vật thiện - ác tương phản đối lập nhau rõ
ràng. Nhân vật Ngô Tử Văn – nhân vật chính của câu chuyện tuy chỉ là người phàm nhưng
dũng cảm có tấm lòng ưa thiện, căm thù cái ác, bình tĩnh trước mọi biến cố, thưa chuyện
mạch lạc, rõ ràng và đầy đủ chứng cứ rõ ràng. Trái lại hồn ma tên tướng giặc – nhât vật
phản diện, làm việc ác, giả nhân giả nghĩa, nói dối trắng trợn, cuối cùng đành chịu đuối lý
trước sự vạch trần mạnh mẽ, thẳng thắn của Ngô Tử Văn. Đọc truyện ta có thể thấy cái thiện
và cái ác của từng nhân vật được bộc lộ một cách rõ ràng qua lời nói, hành động, điều đó
giúp người đọc có một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về các nhân vật
Cuối cùng, về cách kể chuyện, Nguyễn Dữ không kể chuyện bằng một lối duy nhất mà thay
vào đó ông phát triển câu chuyện cả trên ba phương diện ấy là lời kể khách quan của người
dẫn chuyện, tính chủ quan trong lời thoại của các nhân vật và cuối cùng là phần lời bình đưa
ra các nhận xét đánh giá chung, cho thấy thái độ, sự đánh giá về câu chuyện, góp phần định
hướng người đọc hiểu hơn về tư tưởng, cốt truyện và nhân vật. Đó là một cách kể chuyện tự
nhiên, kịch tính, thu hút người đọc mà không phải tác phẩm nào cũng có được.
Tóm lại, bằng các yếu tố nghệ thuật trên đã làm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trở
nên hấp dẫn, đặc sắc, nhân văn, tựa như được thả hồn vừa tạo nên dáng vóc của thể loại
truyện kỳ, góp phần làm rõ tư tưởng, suy nghĩa, bài học mà Nguyễn Dữ muốn truyền đạt
cho thế hệ bạn đọc. Câu chuyện đã chứng minh được tính chất liên quan mật thiết giữa nội
dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, một tác phẩm hay không chỉ cần nội dung
tốt mà còn cần cả sự linh hoạt, khéo léo của nghệ thuật!

You might also like