You are on page 1of 12

TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA

TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN

1. Tư tưởng nhân nghĩa trong truyện thơ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đoàn Xuân
Nhi)
Bàn về “nhân”, chúng ta phải nghĩ ngay đến quan niệm “nhân” trong Nho
giáo của Khổng Tử. Theo Khổng Tử, ông coi nhân là một giá trị chuẩn mực cao
nhất của đạo đức Nho giáo, trong tác phẩm Luận Ngữ của mình, ông đã đề cập
chữ “nhân” rất nhiều lần. Để hiểu chữ “nhân” có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong
học thuyết Nho giáo, có hai chữ “nhân”, “nhân” nghĩa là con người và “nhân”
nghĩa là nhân ái, là bản tính của con người. Ngoài ra, Nho giáo còn có câu nói
“nhân giả nhị nhân giả” (chữ “nhân” chiết tự ra gồm chữ “nhân” là “người” và
chữ “nhị” là “hai”). Nghĩa là: Nhân là mối quan hệ giữa người và người. Đây
chính là mối quan hệ của con người trong xã hội. Nếu xử lý hài hòa các mối quan
hệ trên thì xã hội sẽ trật tự, trên dưới hài hòa, và con người được sống trong cảnh
thái bình. Do đó nhân chính là đạo làm người vậy. Trong từ điển Hán - Việt,
“nhân” có nghĩa là “người, giống khôn nhất trong loài động vật” hay “Nhân là cái
đạo lí làm người, phải thế mới gọi là người. Yêu người không lợi riêng mình gọi
là nhân”. Chính vì thế sống biết giúp đỡ người khác, xem việc người khác như
việc của mình và nội dung cơ bản của chữ “nhân” là biết yêu thương, tôn trọng và
thấu hiểu cho người khác như là yêu bản thân mình.
“Nhân” là đạo làm người, là phẩm chất đạo đức chuẩn mực nhất của Nho
giáo, “nhân” bao hàm mọi đức của con người như: lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung,…
Là thước đo để đánh giá và giáo dục nhân cách của con người. Quan niệm về
“nhân” trong Nho giáo được đề cao và xem trọng. Nguyễn Đình Chiểu xuất thân
từ một gia đình nhà Nho, vì vậy mà những tư tưởng, đạo lý tốt đẹp trong Nho giáo
thấm nhuần trong ông. Ông đã đem tư tưởng ấy để xây dựng chữ “nhân” trong
truyện thơ Lục Vân Tiên, tác phẩm là nơi ông gửi gắm những tâm tư và nguyện
vọng vào đó.
Mở đầu truyện, Nguyễn Đình Chiểu đã nhắc đến một tác phẩm, mở đầu bằng
câu nhập đề, ông muốn “xem truyện Tây minh”. Tây minh là cuốn sách do Trương
Tái thời nhà Tống biên soạn. Trong Cận tư lục của Chu Hy và Mã Tổ Khiêm có
viết: “Tây minh là một quyển sách giảng dạy về đạo lý, nhằm phát huy những
điều mà thánh nhân ngày trước chưa nói tới, cùng một công dụng
như những bài bản về tính thiện, dưỡng khí của Mạnh Tử”. Tây minh chính
là cuốn sách viết về phạm trù đạo đức và triết học. Nguyễn Đình Chiểu đã thấu
hiểu về tư tưởng ấy và muốn truyền bá đạo lý ấy đến với nhân dân.
“Trước đèn xem truyện Tây minh
Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le.”11
Ở câu thơ thứ hai, có sự xuất hiện của từ “nhơn”, từ “nhơn” chính là “nhân”
được biến tấu đầy tính sáng tạo của chính nhà thơ khi kết hợp cùng với từ “tình”.
Hai chữ “nhơn tình” ý chỉ thói người đời, tình người ăn ở, đối xử với nhau . Vì
thế mà nhà thơ đã viết tiếp hai câu thơ để chỉ rõ hoàn cảnh đất nước thời kì ấy,
nhân dân sống phải khép nép và sống mà phải “lẳng lặng mà nghe”:
“Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.”
Truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm tạo dấu ấn sâu đậm đối với nhân dân
vì nó phản ánh những hiện thực của xã hội bằng những lời lẽ giản đơn, mộc mạc,
gắn với suy nghĩ, đạo lý của nhân dân. Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là
gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Tư tưởng cao đẹp ấy được Nguyễn Đình
Chiểu chuyển tải vào trong truyện thơ rất gần gũi với nhân dân nói chung và người
dân Nam Bộ nói riêng. Vẻ đẹp của tư tưởng ấy được toát lên, tỏa sáng qua những
hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Từ khi Lục Vân Tiên xuất
hiện, nó như món ăn tinh thần, một câu chuyện hay mà nhà thơ muốn nhân dân
thấu hiểu đạo lí để kể và giáo dục con người. Ngay từ phần đầu truyện thơ, đã có
ý giáo huấn:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.”
Quan niệm của Nho giáo, là nam nhi, một đấng trượng phu thì phải biết đặt
“trung” với nước, với vua, “hiếu” với cha mẹ lên hàng đầu. Đấy là chuẩn mực, là
điều cơ bản mà bất kì người nam nhi nào cũng phải biết đến và đặt làm mục tiêu
hướng đến, lý tưởng sống trong cuộc đời của mình. Một đấng trượng phu thì phải
có chí nam nhi, phải văn ôn, võ luyện để đỗ đạt thành tài, làm rạng danh gia đình,
dòng tộc. Còn đối với phận nữ nhi thì phải đúng với khuôn phép “công, dung,
ngôn, hạnh”, quan trọng nhất là tiết hạnh của người con gái. Việc trọng nam khinh
nữ ở thời kì xã hội phong kiến là quan niệm ăn sâu cắm rễ, người con gái bị ràng
buộc bởi nhiều lễ nghi, phép tắc.
Phần dạo đầu của truyện thơ là bài học giáo huấn đạo lý có trong tư tưởng
Nho giáo nhưng mục đích chính của Nguyễn Đình Chiểu là muốn thông qua đạo
lý ấy để truyền tải chữ “nhân”. Tiếp nối tác phẩm là hàng loạt nhân vật được xây
dựng để chuyển tải chữ “nhân” của nhà thơ. Mở đầu là nhân vật chính của truyện
thơ được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu, miêu tả là người tuổi trẻ tài cao,
xuất thân trong gia đình bình thường nhưng được giáo dục tử tế, chàng trai trẻ tên
Lục Vân Tiên.
“Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.”12
Lục Vân Tiên là một nam nhi tu chí học hành, một người có tài văn võ song
toàn và mong ước một ngày đỗ đạt làm quan. Nhân dịp triều đình mở hội khoa
thi, Vân Tiên đã xin thầy xuống núi và đi cùng nô bộc của mình là Tiểu Đồng lên
đường đến trường dự thi. Giữa đường đi thi gặp cướp đang quấy nhiễu cuộc sống
bình yên của nhân dân, chàng dã lên tiếng:
“Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
Có thể thấy, Vân Tiên không hề ngần ngại, không màng nguy hiểm mà sẵn
sàng muốn ra tay nghĩa hiệp, giúp đỡ nhân dân. Đấy cũng chính là “nhân”. Và
chàng đã “bẻ cây làm gậy” xông thẳng vào bọn cướp cứu người gặp nạn, cứu Kiều
Nguyệt Nga:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”
Dù một thân một mình bắt cướp nhưng Vân Tiên chẳng hề sợ sệt hay nao
núng:
“Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.”
Nhà thơ miêu tả hành động đánh cướp của Vân tiên oai hùng, anh dũng giống
như Triệu Tử Long chiến đấu với kẻ thù bảo vệ ấu chúa cho ngôi vua nhà Hán.
So sánh với nhân vật anh hùng khác, đối với Triệu Tử Long chiến đấu đó là đạo
trung với vua với nước. Với Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu muốn đề cao chàng
đánh cướp là vì dân gặp nạn, ra tay cứu dân, diệt trừ cái ác. Hành động của Vân
tiên xuất phát từ lòng “nhân” và chàng cũng không cần được trả ơn khi Kiều
Nguyệt Nga ngỏ ý muốn Vân Tiên nhận lời mời đến thăm nhà để được tạ ơn. Lối
cư xử của Vân Tiên thể hiện là một có học thức, một bậc quân tử trượng phu và
đây cũng chính là đạo lý sống của nhân dân:
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há để trông người trả ơn.”
Tiếp nối nhân vật chính của mạch truyện thơ, trong Lục Vân Tiên, Nguyễn
Đình Chiểu đã gửi gắm tấm lòng “nhân” của bản thân nhà thơ thông qua các tuyến
nhân vật khác nữa. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu miêu tả họ đều là những
người dân bình thường, cuộc sống khó khăn nhưng điểm sáng ở họ là khi thấy
người hoạn nạn đều sẵn sàng giúp đỡ mà không hề nghĩ ngợi, mưu cầu lợi lộc.
Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên, nhân vật Hớn Minh xuất hiện kết giao bằng hữu
cùng với Vân Tiên khi hai người gặp nhau trên đường đến khoa thi. Hớn Minh
trong truyện thơ hiện lên với dáng dấp phi thường từ ngoại hình như bộ râu, hàm
răng,… cho đến cả hành động. Nhân vật Hớn Minh là một người không chấp nhận
13
việc sai trái, đi ngược với đạo lý và sẵn lòng giúp đỡ người gặp nạn. Vì vậy, khi
thấy dân lành bị ức hiếp, Hớn Minh đã bẻ giò con quan huyện để cứu dân lành:
“Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,
Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì.
Tôi bèn nổi giận một khi,
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.”
Biết đánh con quan là có tội nhưng Hớn Minh vẫn ra tay vì nghĩa hiệp, xem
đó là hành động của một đấng trượng phu. Hớn Minh không bỏ trốn như người
khác khi biết mình đắc tội đánh con quan, trái lại còn nhờ người khác bó tay mình
sau đó giao nộp cho quan trên. Điều này còn làm cho ta thêm thán phục chàng bởi
ý thức trong việc làm của bản thân như thế nào. Cả hai nhân vật Vân Tiên, Hớn
Minh tuy đều là những con người hết sức bình thường nhưng lại có tấm lòng, quan
điểm sống hơn người. Dù không có địa vị, quyền thế hay tiền bạc nhưng họ lại có
chữ “nhân” trong cốt cách. Họ sống đúng với đạo lý, với tư tưởng “nhân nghĩa”,
không sợ xả thân mình vào trong biển lửa, gian nguy, không sợ cường quyền mà
dám đứng lên giúp người giúp đời, cứu dân gặp nạn. Và ngoài hai nhân vật này
thì trong tác phẩm cũng còn những nhân vật như ông Quán, ông Ngư, ông Tiêu
luôn nuôi dưỡng lòng “nhân” , biết thương cảm, xót xa với những người có hoàn
cảnh khó khăn, gặp nạn.
Như vậy, Nguyễn Đình Chiểu thông qua chữ “nhân” để gửi gắm vào các
nhân vật thông qua những hành động, lời nói cũng như lối sống để truyền tải thông
điệp đến với mọi người. “Nhân” là phẩm chất cao quý trong Nho giáo nói chung
và nói riêng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Đối với nhà thơ, “nhân”
chính là lòng lương thiện, biết giúp người khác khi gặp khó khăn, hành động bằng
cả tấm lòng mà không mưu cầu lời lộc. “Nhân” chính là nhân đạo, nhân tâm , xuất
phát từ lương tâm của mỗi người. Khi ta làm việc bằng cả cái tâm thì đó cũng
chính là lúc ta thu về quả ngọt, nhận lấy những giá trị xứng đáng.
“Nhân nghĩa” là tư tưởng đạo đức, triết lý sâu sắc, “nhân” và “nghĩa” là hai
khía cạnh luôn tồn tại và song hành cùng nhau, có mối quan hệ mật thiết trên hành
trình hoàn thiện nhân cách của con người. Hai từ ấy không thể tách rời, bởi lẽ nếu
thiếu “nhân” thì hành động của “nghĩa” cũng mất đi một phần giá trị tất yếu và
ngược lại. “Nghĩa” tức là hướng con người làm điều chính nghĩa, đi theo con
đường đúng đắn, làm việc tốt. Trong quan niệm của Nho giáo, nếu như Khổng Tử
chủ yếu đề cao “nhân” thì Mạnh tử đã kế thừa “nhân” ấy và phát triển chữ “nghĩa”.
Ở Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đặt hai từ “nhân”, “nghĩa” bên cạnh nhau
để khắc hoạ rõ nét tính cách và phẩm chất của nhân vật. Có thể nói vào thời điểm
tác phẩm Lục Vân Tiên ra đời, Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ đầu tiên đứng dưới
góc nhìn của nhân dân để lên tiếng về lý tưởng “nhân”, “nghĩa”. Hàng loạt các 14
nhân vật xuất hiện mang tính chất “nghĩa” như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga,
Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Quán, ông Tiều, ông Ngư, Tiểu Đồng. Những
nhân vật này dù mang những tấm lòng “nghĩa” khác nhau nhưng điều xuất phát
từ tính trọng nghĩa khinh tài:
“Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài
Nào ai chịu lấy của ai làm gì.”
Các nhân vật trong tác phẩm hành động vì “nghĩa” và tất cả các việc làm của
họ đều xuất phát từ lòng “nhân”. Và hơn hết, họ làm “nghĩa” nhưng không cần
bất cứ sự trả ơn nào. Giống như cuộc gặp gỡ đầy tình cờ của Vân Tiên và Nguyệt
Nga có thể xem là mối nhân duyên của hai người họ, gặp gỡ trong tình cảnh đầy
éo le nhưng nhờ đó mà ta thấy được chữ “nghĩa” của cả hai nhân vật:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn?
Nay đà đã rõ nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.”
Một trượng phu đầy chính nghĩa muốn giúp đỡ cứu người thì hà cớ gì mong
cầu người trả ơn. Hành động Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hoàn toàn là hành
động tự nguyện, xuất phát từ tấm lòng nghĩa hiệp của Vân Tiên. Còn cô gái
Nguyệt Nga là một người trọng tình nghĩa nên khi được sự cứu giúp của Vân Tiên,
nàng tiểu thư đã không thôi xúc động và mang ơn. Nguyệt Nga muốn cúi lạy Vân
Tiên để cảm ơn công đã cứu mạng mình vì “Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng
không.” Nhưng đối với Vân Tiên, giúp người gặp nạn là chuyện nên làm, nếu tính
công tính sức thì đấy chẵng phải là việc làm của kẻ “phi anh hùng”:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Nguyệt Nga vì muốn trả ơn cho Vân Tiên nên đã rút trâm cài đầu trao gửi
cho Vân Tiên. Cây trâm chính là kỉ vật, là sợi dây nối vô hình cho tình nghĩa của
hai người. Không những thế, Nguyệt Nga còn hoạ bức tượng Vân Tiên và sau khi
nghe tin chàng mất thì nàng đã thờ chàng. Cuộc gặp gỡ tình cờ của hai người đã
tạo nên mối quan hệ thâm tình, nghĩa nặng tình sâu, khó có thể chia cắt được hai
người dù nàng có bị bắt đi cống nạp cho giặc Ô Qua đi chăng nữa.
Tiếp đến, nhân vật Hớn Minh cũng là nhân vật nhận được sự yêu mến bởi
chàng dán bẻ giò con quan khi ức hiếp dân lành nhưng lại sẵn sàng quỳ lạy ông
Tiều đã cứu bạn mình:
“Hớn Minh quỳ gối lạy liền:
Ơn ông cứu đặng Vân Tiên bạn lành.”
Đối với Hớn Minh, Vân Tiên không chỉ đơn thuần là anh em kết nghĩa mà
hơn thế là một người tri kỷ. Cả Vân Tiên và Hớn Minh đều là những người có chí
15
lớn, muốn thi đỗ công trạng, giúp nước, giúp người vì loạn lạc mà phải đi lưu lạc
khắp nơi. Ở họ là sự gắn kết của tình anh em, mối quan hệ bạn bè hết sức trân
trọng. Nhắc đến tình bạn đẹp, ta cũng không thể quên nhắc đến anh chàng Vương
Tử Trực - một người bạn trọn tình nghĩa đối với Vân Tiên, một người biết phân
biệt lí lẽ trắng đen, đúng sai. Tử Trực một nam nhi rạch ròi giữa việc yêu ghét hết
sức rõ ràng, đặc biệt khi Võ Công muốn gả Thể Loan cho mình:
“Tới đây thời ở lại đây,
Cùng con gái lão sum vầy thất gia.”
Trước sự ngỏ lời của Võ Công, Tử Trực đã chối từ vì chàng biết Thể Loan
đã từng có hẹn ước với Vân Tiên, thì hà cớ nào Tử Trực có thể bỏ nghĩa anh em
mà kết duyên cùng Thể Loan. Tử Trực đã nêu rõ tính “nghĩa” của mình thi thẳng
thắn từ chối:
“Vợ Tiên là Trực chị dâu,
Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì.”
Đối với suy nghĩ của Tử Trực thì tình nghĩa anh em với Vân Tiên đặt lên trên
việc kết duyên với Thể Loan. Không thể vì sắc quên bạn, quên đi tình nghĩa anh
em bấy lâu nay. Đã đối với nhau như tình thân huynh đệ thì việc kết duyên cùng
với Thể Loan xem như việc vừa bất nghĩa với anh, vừa đi ngược lại với luân
thường đạo lý. Tính cách của Tử Trực thật đáng quý vì chàng không bị cái lợi lộc,
xa hoa phù phiếm cám dỗ, chàng vẫn luôn giữ vững tính cương trực trong mình.
Cùng tính cách như Tử Trực, ta có nhân vật ông Quán, ông cũng là nhân vật phân
định yêu ghét rõ ràng. Ông Quán là người có học thức cao, nhưng vì ghét thói đời
nhiễu nhương nên mở quán trọ để mưu sinh và dùng tri thức của bản thân, dùng
thơ văn để giáo huấn, dạy dỗ các sĩ tử như Vân Tiên, Tử Trực,… Cái “nghĩa” của
ông được thể hiện ở chỗ ông giúp người hiểu được đâu là điều tốt, xấu, biết có sự
suy tính, suy nghĩ cẩn trọng trước khi làm việc và hành động.
Không những chỉ có những người có tri thức, có học vấn mới đề cao cái
“nghĩa” như ông Quán mà ngay cả những người dân bình thường như Tiểu Đồng
cũng thế. Khi Tiểu Đồng bị Trịnh Hâm hại, Tiểu Đồng không lo nghĩ đến sống
chết của mình mà chỉ lo nghĩ đến việc ai sẽ là người lo lắng cho Vân Tiên khi một
mình cậu chủ bơ vơ dưới suối vàng:
“Phận mình đã mắc tai nàn,
Cám thương họ Lục suối vàng bơ vơ.”
Dù chỉ là quan hệ chủ - tớ nhưng đối với Tiểu Đồng thì nghĩa tình ấy quan
trọng hơn cả mạng sống của chính bản thân cậu dù chính mình cũng đang trong
tình cảnh éo le không kém. Đáng khen cho tấm lòng nhân nghĩa của một người
tôi tớ.16
Còn với ông Ngư, khi Vân Tiên gặp nạn, khi vớt Vân Tiên lên bờ, cả nhà
ông Ngư đều lo lắng cho Vân Tiên, giống như lo cho người thân trong nhà khi
gặp nạn. Vân Tiên thấy gia cảnh của ông Ngư khó khăn nhưng lại cưu mang thêm
một người bệnh tật như mình nên chàng cảm thấy rất ngại ngùng và lo ngại.
Nhưng ông Ngư không thề bận tâm điều đấy:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.”
Ông Ngư cứu giúp Vân Tiên xuất phát từ tấm chân tình, thấu tình đạt lý giữa
con con người với nhau. Cũng giống như lúc Vân Tiên cứu Nguyệt Nga cũng
chẳng màng tới lợi lộc gì cả. Ông Ngư là một người có tài, có thể ra làm quan
nhưng ông màng danh lợi chỉ muốn sống một cuộc đời bình dị, tránh xa chốn quan
liêu. Bên cạnh ông Ngư còn có một ông Tiều, dù nghèo về vật chất nhưng giàu
tấm lòng, ông đã giúp đỡ Vân Tiên khi chàng bị Võ Công hãm hại:
“Gắng mà ăn uống cho yên,
Lão ra sức lão cõng Tiên về nhà.”
Là những người hoàn toàn xa lạ, chỉ mới gặp nhau lần đầu nhưng trước cảnh
Vân Tiên gặp nạn thì ông Tiều đã rất lo lắng và đã cố hết sức cõng Vân Tiên về
nhà. Thể hiện tình cảm, cách đối nhân xử thể ở đời của ông Tiều. Có thể thấy
được rằng, những con người hết sức bình dị như ông Ngư, ông Tiều cũng chính
là đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động , dù họ sống trong hoàn cảnh khó khăn
nhưng lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác, sống trọng tình nghĩa: “Dốc
lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.”
Hay còn một chi tiết hết sức đặc sắc mà nhà thơ muốn truyền tải chữ “nghĩa”
vào trong tác phẩm. Đấy chính là tình tiết Vân Tiên khóc thương khi mẹ mất. Vân
Tiên đang trên đường đi thi thì nghe tin mẹ mất, chàng đã rất đau buồn và thương
xót mẹ, chàng đã khóc lóc thảm thiết, bỏ thi, bỏ dở cả con đường công danh sự
nghiệp đang sáng lạn ở phía trước, quay về để chịu tang mẹ mình. Trên đường trở
về vì khóc thương cho mẹ quá mức dẫn đến thành bệnh và bị mù mắt. Dù mắt đã
mù, nhưng nỗi sâu về sự ra đi của mẹ vẫn chưa nguôi ngoai:
“Ôi thôi! Con mắt đã mang lấy sầu
Mịt mù nào thấy gì đâu.”
Chữ hiếu của chàng Vân Tiên thật cao quý, ấy cũng chính là tấm lòng “nhân
nghĩa” mà nhà thơ muốn gửi gắm vào trong truyện thơ.
Truyện Lục Vân Tiên còn đề cao chữ tiết hạnh. Tuy nhiên, thước đo của sự
tiết hạnh ấy vẫn nằm trong chữ “nghĩa” bởi Kiều Nguyệt Nga thuỷ chung son sắt
với Lục Vân Tiên theo quan niệm tình yêu lấy chữ nghĩa làm gốc chứ không phải
là chữ tình. Nguyệt Nga là con của tri phu, là tiểu thư đài cát vì thế mà nàng được
giáo dục rất kĩ lưỡng nhất là chữ tiết. Xã hội phong kiến, mọi nhất cử từ lời nói 17
đến hành động của người con gái đều phải hết sức ý tứ, giữ kẽ không được sỗ
sàng hay hấp tấp. Ấy vậy mà sau khi được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp,
nàng đã nói những lời đẹp nhất để bày tỏ sự cảm kích và ân tình của mình với Vân
Tiên:
“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.”
Về sau, khi gặp nạn nàng vẫn một lòng thủy chung Vân Tiên, xem Vân Tiên
như là chồng của mình. Hay tin Vân Tiên mất nàng vẽ ra bức tượng để thờ. Khi
bị đưa đi cống phiên cho giặc Ô Qua, Nguyệt Nga đã ôm bức tượng Vân Tiên
nhảy xuống sông tự vẫn. Khi được cứu thoát, nàng sống với bà lão trong rừng và
một mực thờ bức tượng Vân Tiên.
Trong truyện thơ Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng các nhân
vật hành động cứu giúp người khác nhưng lại không hề mong đợi được đền ơn
đáp nghĩa. Họ giúp người xuất phát từ trong tâm, từ tính trọng nghĩa khí, sẵn sàng
giúp người khi họ lâm vào hoạn nạn, khó khăn. Những nét nghĩa này điển hình
cho tính cách trọng nghĩa khí của người dân Nam Bộ. Những nhân vật chính xuất
hiên trong truyện thơ được nhà thơ phác hoạ, bước ra từ cuộc sống đời thường
giản dị nhưng tấm lòng đầy cao quý. Những nhân vật mang vẻ đẹp của nội tâm,
vẻ đẹp không lấm bùn đất, sự cao quý ở họ được thể hiện bởi những hành động
nghĩa hiệp mà họ đã ra tay giứp đỡ, cứu người. Đấy chính là vẻ đẹp từ tâm, sẽ
không có bất kì đều gì xoá đi vẻ đẹp đấy từ họ. Ta sẽ không tìm thấy ở đâu một
nhân vật như Vân Tiên, Hớn Minh sẵn lòng đánh cướp, giết giặc tiêu trừ cái ác
cho nhân dân hay vẻ đẹp của Tử Trực về sự cương trực quyết không làm trái đạo
lý, bất nghĩa với anh em hoặc là những người dân lao động như ông Ngư, ông
Tiều dù khó khăn nhưng giàu lòng nhân nghĩa. Một người tôi tớ Tiểu Đồng không
màng đến sự sống chết của bản thân mà một lòng hướng về chủ của mình. Một
Kiều Nguyệt Nga luôn son sắt, một lòng với Vân Tiên.
Qua truyện thơ Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên
một tư tưởng “nhân nghĩa” mang nhiều giá trị sâu sắc. Tư tưởng ấy trải dọc ở khắp
nhân vật, mỗi nhân vật có cá tính và cách thể hiện riêng nhưng cốt lõi vẫn là mang
đạo đức, tấm lòng “nhân nghĩa”, họ đều muốn góp sức nhỏ bé của mình để cứu
giúp người khác. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở khía cạnh các mối quan hệ
trong xã hội như là: mối quan hệ vợ chồng của Vân Tiên - Nguyệt Nga, quan hệ
anh em, bạn bè giữa Vân Tiên - Hớn Minh - Tử Trực, quan hệ chủ tớ giữa Vân
Tiên - Tiểu Đồng, đặc biệt là quan hệ giữa người với người Vân Tiên - ông Ngư
- ông Tiều,… Nhà thơ đã thật tài tình khi đan xen hai chữ “nhân” , “nghĩa” trong
Nho giáo vào các tác phẩm của mình nhưng không phải ẩn mình dưới kẻ sĩ, nhà
Nho để nói lên quan điểm mà nó được thể hiện dưới góc nhìn của nhân dân, những
18
con người ở tầng lớp lao động bình thường nhưng lại có một tấm lòng “nhân” cao
đẹp và sẵn sàng làm việc “nghĩa”.
2. Giá trị giáo dục của các hình tượng nhân vật trong truyện thơ Lục Vân
Tiên (Nguyễn Đăng Tuấn Anh)
Trong Lục Vân Tiên, các hình tượng thẩm mỹ được xây dựng không chỉ để
làm sinh động cho tác phẩm mà hơn thế, nó phác họa lên các góc cạnh của cuộc
sống và mang tính giáo dục cao. Các nhân vật ấy là những con người bình dị, dân
dã nhưng lại mang một vẻ đẹp bên trong tâm hồn, có một lý tưởng sống cho riêng
mình và luôn trau dồi, phát triễn và hoàn thiện khả năng của bản thân nên được
mọi người quý mến. Dựa vào “lý tưởng nhân nghĩa” của đạo Nho trong từng hành
động, cử chỉ và phản ánh chân thật quá trình đấu tranh của mình để bảo vệ tình
cha con, đạo vợ chồng, nghĩa bạn bè khi hoạn nạn, đặc biệt là tinh thần trọng nghĩa
khinh tài, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và giúp nước khi sa cơ. Những tư tưởng có
phần hà khắc đã được Nguyễn Đình Chiểu “biến tấu” trở nên gần gũi và phù hợp
hơn với mọi người, nó đã trở thành những giá trị truyền thống tốt đẹp đúng với
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
“Hễ làm người chớ ở hai lòng”. Giá trị giáo dục đầu tiên của tư tưởng nhân
nghĩa trong truyện thơ là giáo dục con người phải biết sống chung thủy. Nổi bật
là sự chung thủy của Vân Tiên - Nguyệt Nga, họ phải trải qua rất nhiều khó khăn,
trở ngại nhưng một lòng vẫn giữ trọn đạo nghĩa với nhau.Kiều Nguyệt Nga giữ
vẹn tấm lòng với Vân Tiên bằng cách vẽ bức tượng Vân Tiên và khi hay tin người
chết, nàng vẫn quyết một lòng ở vậy để thờ Vân Tiên. Rồi khi trên đường bị cống
nạp cho nước Ô Qua, Nguyệt Nga đã ôm bức tượng Vân Tiên mà gieo thân xuống
biển:
“Vân Tiên! Anh hỡi có hay,
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.
Than rồi lấy tượng vai mang,
Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.”
Hành động đó thể hiện cho lòng can đảm, ý chí chống lại số phận bạc bẽo và
không chấp nhận mang tiếng là kẻ bội tình, bội nghĩa. Nàng đã chiến thắng số
phận mình khi dám chống lại việc bất nghĩa. Thể hiện được lòng thủy chung với
Vân Tiên, gìn giữ cái nghĩa nặng trăm năm từng hứa hẹn thề nguyền trong bất cứ
hoàn cảnh nào. Nhưng kiếp nạn của Nguyệt Nga vẫn chưa dừng lại. May mắn
sống sót nhưng lại rơi vào nỗi đau khác, nhà Bùi Kiệm, ở đó Nguyệt Nga bị hắn
ve vãn, trêu ghẹo, buông lời ong bướm nhưng nàng vẫn luôn giữ trọn nghĩa với
Vân Tiên:
“Nàng rằng: Xưa học sử thi,
Làm thân con gái chữ trinh làm đầu.19
Chẳng quen thói nước Trịnh đâu,
Hẹn người tới giữa vườn dâu tự tình.”
Nguyệt Nga luôn giữ trọn đạo nghĩa, lòng chung thủy với Vân Tiên cho dù
có bất cứ điều gì xảy ra đối với nàng. Nguyệt Nga tự vẫn cũng là để chống lại
lệnh của triều đình, chống lại số phận, vậy thì những lời trêu ghẹo của Bùi Kiệm
chẳng thấm thoát được vào nàng. Tất cả là sự thủy chung với Vân Tiên. Sự chung
thủy của Vân Tiên - Nguyệt Nga là hình tượng điển hình cho lý tưởng của con
người trong việc giữ trọn đạo nghĩa với nhau và nó đã có tác dụng giáo dục rất
lớn khi tác động đến tư tưởng của phần lớn quần chúng nhân dân. Đối với nhân
dân, hình tượng để phấn đấu là một tình yêu đẹp như Vân Tiên - Nguyệt Nga, một
cặp trai tài gái sắc mang những đức tính cao thượng vì “nghĩa” giữ trọn “nghĩa”
nên được người đời ái mộ.
Giá trị giáo dục thứ hai là sự cương trực, chính nghĩa của những con người
như Hớn Minh, Tử Trực, Vân Tiên. Các nhân vật kết nghĩa huynh đệ sau một
cuộc gặp gỡ tình cờ, sau đó một lòng giữ trọn nghĩa với nhau. Họ là bậc anh hùng
và trở thành những hình tượng thẩm mỹ cho đông đảo quần chúng nhân dân. Khi
đất nước chưa bị giặc xâm lược, họ cố gắng tiếp thu, trao dồi kiến thức để có thể
thi đỗ, phò vua giúp nước. Đến khi đất nước gặp giặc ngoại xâm, họ sẵn sàng
đứng lên chiến đấu, bảo vệ nước nhà mà không hề nghĩ đến bản thân. Như khi Tử
Trực đỗ đạt công danh, trở về làng, Võ Công đã gạt bỏ lời hẹn ước với gia đình
Vân Tiên, muốn Thể Loan cưới Tử Trực nên lừa Tử Trực rằng Vân Tiên đã chết
thì Thể Loan không biết sẽ ra sao. Khi nghe tin bạn mất, chàng đã đau lòng khóc
than:
“Than rằng: Chạnh nhớ linh xưa,
Nghĩa đà kết nghĩa tình chưa phỉ tình”
Vân Tiên với Tử Trực đã kết nghĩa mới đây thôi, “tình chưa phỉ tình” vậy
mà họ đã phải ly biệt khiến lòng Tử Trực đau nhói. Tử Trực cũng không đồng ý
cưới Thể Loan vì Tử Trực không phải một kẻ vì tình mà phụ nghĩa, thế nên Tử
Trực đã từ chối lời đề nghị của Võ Công một cách rõ ràng:
“Trực rằng: Cùng bạn bút nghiên,
Anh em xưa có thề nguyền cùng nhau.”
Tử Trực không muốn mình trở thành kẻ bất nghĩa nên đã buông lời khó nghe
đến cha con Thể Loan, có học mà “Nói sao những tiếng dị kỳ khó nghe?”. Và Thể
Loan cũng là loại người ham tiền của, hám lợi mà không giữ trọn tình nghĩa, sống
phụ bạc, thiếu thuỷ chung:
“Mồ chồng ngọn cỏ còn tươi,
Lòng nào mà nỡ buông lời nguyệt hoa.
Uổng thay mặt ngọc da ngà,20
So loài cầm thú, vậy mà khác chi.
Vân Tiên! Anh hỡi cố tri,
Suối vàng có biết sự ni chăng là.”
Hành động đó càng làm nổi bật bản tính trọng nghĩa, chính trực của Tử Trực.
Giá trị giáo dục thứ ba chính là tình nghĩa thầy trò, chủ tớ giữa Vân Tiên và Tiểu
Đồng. Tiểu Đồng một mực trung thành với Vân Tiên dù lúc sống hay chết vẫn
giữ trọn “nghĩa”. Hành động Tiểu Đồng giữ mộ Vân Tiên đã nhận được rất nhiều
tình cảm của nhân dân. Hình tượng Tiểu Đồng chân chất, mộc mạc một mực trung
thành cho dù Vân Tiên có lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì Tiểu Đồng vẫn luôn
đồng hành bên cạnh và rồi họ cùng vượt qua. Tiểu Đồng là một người sống có
tình nghĩa. Tiểu Đồng là người ngày đêm bên cạnh chăm sóc, thuốc thang khi Vân
Tiên bị bệnh, mong chàng sớm khỏi bệnh nên khi nghe Trịnh Hâm bảo bên trong
rừng có thuốc hay chữa bệnh cho Vân Tiên thì Tiểu Đồng lập tức đi ngay:
“Tiểu Đồng vội vã ra đi,
Muốn cho đặng việc quản gì lao đao.”
Sâu trong thâm tâm, Tiểu Đồng luôn luôn mong muốn Vân Tiên mau khỏe,
giúp cho Vân Tiên thì Tiểu Đồng “quản gì lao đao”, đêm hôm khuya khoắt vẫn
vào rừng tìm thuốc cho Vân Tiên. Tiểu Đồng luôn trọn nghĩa với Vân Tiên, trong
lúc bị Trịnh Hâm trói vào gốc cây để cho cọp ăn thịt, Tiểu Đồng cũng chẳng lo
lắng cho tính mạng của mình mà chỉ lo sợ rằng mình chết rồi, ai sẽ chăm sóc cho
Vân Tiên:
“Phận mình đã mắc tai nàn,
Cảm thương họ Lục suối vàng bơ vơ.”
Và khi nghe tin Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống biển, Tiểu Đồng đã vội
vã đi tìm và nghe mọi người nói có xác của “một gả con trai”, chẳng ai xui khiến
mà Tiểu Đồng đã “nằm lăn bên mả khóc than”. Thứ tình nghĩa mà Tiểu Đồng
dành cho Vân Tiên thật trọn vẹn:
“Tiểu Đồng nằm giữa rừng hoang,
Che chòi giữ mả lòng toan bộn bề.”
Tiểu Đồng một lòng giữ trọn đạo nghĩa với Vân Tiên không chỉ vì gia đình
Vân Tiên nuôi nấng Tiểu Đồng mà còn vì:
“Dốc lòng trả nợ áo cơm,
Sống mà trọn nghĩa, thác thơm danh hiền.”
“Sống mà trọn nghĩa” không phải là tư tưởng mà ai cũng có thể làm được.
Qua hành động của Tiểu Đồng dành cho Vân Tiên, tác giả muốn gửi gắm đến
chúng ta hãy sống sao để được người đời ái mộ, khi mất nhận được nhiều tình
thương của mọi người. Đối với mối quan hệ này đã cho thấy được tình nghĩa thầy
21
trò của hai hình tượng thẩm mỹ thật vững chắc, họ luôn một lòng hướng về nhau
khiến ai ai cũng phải cảm động và khâm phục.
Giá trị giáo dục thứ tư, là tình yêu thương giữa người với nhau trong cuộc
sống. Con người sống là để yêu thương, giúp đỡ nhau một cách vô tư, rộng lượng.
Ông Quán dùng tài của mình để giáo dục thế hệ mai sau cố gắng học hành. Hay
ông Ngư, ông Tiều có tài văn hay chữ tốt, học cao hiểu rộng nhưng bất bình với
xã hội lắm thị phi, cạnh khóe đã chọn cách sống bình lặng. Hay như Hớn Minh
hiện lên với một dáng dấp phi thường từ vẻ bề ngoài như bộ râu, hàm răng,… cho
đến hành động. Hớn Minh không chấp nhận việc sai trái của kẻ tựa vào quyền thế
và sẵn lòng giúp người gặp hoạn nạn. Vì vậy mà Hớn Minh đã bẻ giò con quan
huyện để cứu dân lành bị ức hiếp:
“Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,
Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì.
Tôi bèn nổi giận một khi,
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.”
Hớn Minh càng khiến người đời cảm phục bởi chàng ý thức được hành động
của mình. Hớn Minh không bỏ trốn vì sợ bị bắt tội đánh con quan mà ngược lại,
chàng nhờ người khác trói tay mình rồi giao nộp cho quan. Biết rằng việc làm
giúp người là sẽ có ảnh hưởng tới bản thân nhưng Hớn Minh vẫn không từ chối,
vì đó là việc cần làm của kẻ trượng phu. Hớn Minh chỉ là con người bình thường
nhưng lại có một tấm lòng đáng ngưỡng mộ, họ không có quyền thế, tiền tài nhưng
họ có một lòng “nhân” mà không phải ai cũng có. Họ đã không sợ gian nguy,
không sợ cường quyền, dám hành động giúp đời, cứu dân. Ở họ, mỗi người có
một cách sống riêng, một cuộc sống riêng nhưng giá trị cốt lõi vẫn nằm ở chữ
“nghĩa”, cái “nghĩa” với đời, với người. Họ muốn góp phần bằng những công việc
hết sức thường nhật nhưng thiết thực. Họ từ bỏ những ham muốn vật chất để luôn
trau dồi vốn sống của mình và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong bất kỳ
hoàn cảnh nào.
Điều đặc biệt nữa không thể không nhắc đến khi bàn về tính giáo dục của
truyện thơ Lục Vân Tiên đó là dùng “nhân nghĩa” để phục người, để cảm hóa con
người, hướng những người làm việc sai trái đi theo con đường thiện lành. Ở Lục
Vân Tiên, “nhân nghĩa” là hướng con người theo con đường chính đại chứ không
dùng những quan niệm “ân đền oán trả” để giáo dục con người. Theo Nguyễn
Đình Chiểu, con người làm điều xấu là do họ u mê chưa giác ngộ được lý tưởng
do đó phải dùng “nhân nghĩa” để giáo huấn chứ không nên dùng “ân - oán” để
giáo dục thì thành ra lại dễ phản tác dụng.
Ngày trước, Lục Vân Tiên được biết đến là một truyện thơ nói về đạo lý sửa
người, dạy đời về lẽ ghét thương, chính tà, nhân quả và tiêu biểu là “tư tưởng nhân
22
nghĩa”, sự chung thủy, cương trực của các hình tượng thẩm mỹ. Nhưng về sau, từ
khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Lục Vân Tiên được phổ biến với những giá
trị được nhìn nhận theo một hướng mới. Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại
xâm được nhắc tên chứ không chỉ nói lên đạo lý. Việc Vân Tiên đánh đuổi giặc
Ô Qua cứu dân, cũng giống như những nghĩa quân yêu nước đang chống lại bọn
giặc Tây đang làm khổ dân ta, tìm cách xâm chiếm nước ta. Vì vậy hình ảnh một
Vân Tiên, một Hớn Minh vì nghĩa lớn mà đứng lên “đánh Phiên dẹp loạn” với chí
khí quyết tâm của một bậc anh hùng là một hình ảnh đặc sắc, cổ vũ quần chúng
nhân dân đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.

You might also like