You are on page 1of 2

Viết đoạn văn phân tích 1 biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong truyện Kiều

Ý 1:
Không phải đến Nguyễn Du, tinh thần nhân đạo mới được phổ vào văn chương
nghệ thuật nhưng có thể khẳng định từ khi phôi thai nền văn học tiếng Việt, tinh
thần nhân đạo được kết tinh đậm nét nhất ở tác giả này. Và Truyện Kiều là một
trong những sáng tác tiêu biểu mang nặng giá trị nhân đạo hơn cả.
Xét đến cùng, nhân đạo là tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
Lòng nhân đạo được biểu hiện trên nhiều khía cạnh mà trước hết đó là thái độ tố
cáo, vạch trần tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người;
biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; thông cảm, thấu
hiểu những tâm tư, tình cảm cũng như những nguyện vọng của con người, giúp
họ nói lên những ước nguyện đấu tranh để giành được ước nguyện ấy. Cả ba biểu
hiện này đều có trong giá trị nhân đạo Truyện Kiều.
Chà đạp lên con người là cơ man nào những thế lực phi nhân tính. Chúng châu
tuần, hợp sức để bóp nghẹt sự sống con người. Có lẽ trong lịch sử nỗi đau
thương, chưa có người phụ nữ nào phải chịu nỗi đau dằng dặc, chồng chất, đáng
sợ như Thúy Kiều của Nguyễn Du.
Tố cáo các thế lực hủy hoại con người cũng có nghĩa Nguyễn Du đã thấu hiểu nỗi
đau khổ mà con người phải chịu đựng. Hơn một lần trong các sáng tác của mình,
nhà thơ khóc: Đau đớn thay thân phận đàn bà!
Ý 2:
Tinh thần nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm lên toàn bộ “Truyện Kiều”.
Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với
con người. Đó là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người
tài sắc, lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy trong tình yêu... Đó là tấm lòng của nhà
thơ đồng tình với những ước mơ và khát vọng về tình yêu lứa đôi, về tự do và
công lý; là sự đồng cảm, xót thương trước bao nỗi đau, bị vùi dập của con người,
nhất là đối với người phụ nữ “bạc mệnh” trong xã hội phong kiến… Một tác phẩm
mang cảm hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không
những thế phải đồng cảm xót thương những số phận bị chà đạp, lên án tố cáo
những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ
chính đáng của con người. Nguyễn Du yêu thương con người đến tận cùng, vì vậy
các tác phẩm của ông cũng nhân đạo đến tận cùng. Cảm thương cho những kiếp
hồng nhan mà đa truân, tài tử mà đa cùng không phải là cảm hứng mới mẻ trong
văn học, nhưng phải đến Nguyễn Du, người đọc mới thực sự đau lòng vì “những
điều trông thấy” bởi Nguyễn Du viết về nỗi đau của người khác như nỗi đau của
chính mình.
[Chèn thêm các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, biểu cảm, nhân hóa,...]

You might also like