You are on page 1of 2

lục vân tiên

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:


Hỡi ai lẳng lặng mà nghe, Dữ răn việc trước, lành dè thân san.
Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình...
Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu,
truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn
và phẩm chất tốt đẹp. Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã thể
hiện được rõ con người và nhân cách anh hùng của Lục Vân Tiên. Với nhà thơ xứ dừa
ấy, sáng tác văn chương không phải vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng
hơn hết là vì mục đích giáo dục, truyền bá đạo lý, nhân cách con người.
Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống
động những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái
bạo tàn, không cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương
thiện, đây là một hành động đẹp, là biểu hiện ra bên ngoài của một tấm lòng đáng
quý, đáng trân trọng:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Kêu
rằng: “Bớ đảng hung đồ” Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó
là chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương
trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành
động, và hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt,
chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập
tức ra tay diệt trừ mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống
nên chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ
khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong
hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn
của chàng
“Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng
là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống
của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ. Và những
hành động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người
lương thiện ấy. Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người,
mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe
mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại
những tên cướp:
"Phong Lai mặt đỏ phừng phừng Thằng nào dám tới lẫy lừng vào
đây Trước gây việc dữ tại mầy Truyền quân bốn phía phủ vây bịt
bùng"
Đang cướp bóc thì có người phá hỏng "chuyện tốt" của mình, Phong Lai đã vô cùng
giận dữ, khuôn mặt của hắn "đỏ phừng phừng" cho thấy đây là con người bạo tàn, gian
ác. Trước hành động chính nghĩa của Vân Tiên thì Phong Lai đã vô cùng coi thường mà
buông lời thách thức đầy giễu cợt "Thằng nào dám đến lẫy lừng vào đây" và còn nói
trước kết cục bi thảm của Tiên khi dám phá hỏng một vụ kiến trác béo bở của chúng
"Trước gây việc dữ tại mày", sau đó hôn quân kéo bầy bủa vây, tấn công Vân Tiên:
"Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng đương
giang Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng
chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy
thác rày thân vong"
Ta thấy hiện lên hình ảnh một người anh hùng đội trời đạp đất có sức mạnh và tài
năng hơn người được so sánh như Triệu Tử Long- một vị anh hùng tiêu sái dũng mãnh
đang oai hùng phá vòng Đương Dương. Đúng là khí phách của một chàng trai Nam Bộ
cương trực, có phần liều lĩnh, thấy lũ cướp hoành hành hại dân là không giấu nổi sự
tức giận của một đấng nam nhi mà ra tay dẹp lũ lâu la. Các từ ngữ rất giàu giá trị
tạo hình “tả đột hữu xông” cho thấy dáng vẻ oai phong, động tác nhanh nhẹn, chính
xác của Vân Tiên khi chiến đấu với bọn cướp Nguyễn Đình Chiểu còn xây dựng chiến
thắng tuyệt đối của chàng trước lũ cướp hung hãn. "Lâu la bốn phía vỡ tan", hoảng
sợ "quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay", còn kẻ cầm đầu "Phong Lai chẳng kịp trở
tay", trong một thời gian ngắn đã "Bị Tiên một gậy thác rày thân vong". Thắng lợi
trong chớp mắt ấy lại càng tôn lên dáng vẻ quả cảm của người anh hùng có sức mạnh
phi thường, phong thái hùng dũng hiên ngang, võ nghệ cao cường, sẵn sàng xả thân vì
nghĩa. Bằng sức mạnh phi thường, lòng dũng cảm và võ nghệ cao cường Vân tiên đã phá
tan bọn lâu la, làm cho chúng chạy toán loạn tứ phía. Thật là can trường biết bao.
Nguyễn Đình Chiểu quả đã xây dựng ở Lục Vân Tiên một khi chất của vị anh hùng tài
đức mà nhân dân ta vẫn hằng mong ước. Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử
thời xưa, của con người chân chính ngày nay.
Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà
tha.
(Nguyễn Du )

Lục Vân Tiên là một người hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu.
Chàng đã thể hiện đạo lý làm người truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đó chính là
tình cảm đùm bọc, sẻ chia trong lúc khó khăn. Qua đó, ta cũng thấy được cái nhìn
nhân sinh quan của tác giả Nguyễn Đình Chiểu ông là một người hiệp nghĩa yêu công
bằng, và có tấm lòng nhân hậu, muốn giúp đỡ người khác.
Quả thực, Nguyễn Đình Chiểu đã có cái nhìn vô cùng nhân đạo, sâu sắc và mới mẻ.
Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích đã mang trong mình rất nhiều tư
tưởng của ông. Tái hiện một con người trượng nghĩa, nhà thơ muốn truyền tải quan
niệm về một đấng nam nhi là phải biết hành động vì lẽ phải. Tái hiện một người
trọng lễ nghi, có gia giáo là để gửi gắm tư tưởng về bậc trượng phu đương thời
không chỉ cần có tài mà cần có cả đức. Nhờ vậy mà hình tượng Lục Vân Tiên đến nay
vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ và lưu danh tên tuổi của NGuyễn Đình
Chiểu trong nền thơ ca trung đại nói riêng và văn học nước nhà nói
Trong quan niệm của Lục Vân Tiên thì những việc nhân nghĩa là tất yếu, và nếu làm
ơn mà trông ngóng việc trả ơn thì không phải người anh hùng “Làm người thế ấy cũng
phi anh hùng”.Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa một
cách chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở
chàng hiện lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp. Khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên cũng
là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ
công bằng ở đời.Tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên như viên ngọc quý sáng bừng
lên dư vị ngòi bút sắc nhọn của Nguyễn Đình Chiểu:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà."

You might also like