You are on page 1of 78

Chuyên đề 5:

KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT


LÃNH ĐẠO
Mục tiêu chuyên đề 5

Về kiến thức:

+ Hiểu được các kỹ năng lãnh đạo quan trọng


(kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn; kỹ năng
lãnh đạo sự thay đổi….)
+ Phân tích được đặc điểm của nghệ thuật
lãnh đạo
+ Hiểu được biểu hiện của nghệ thuật lãnh
đạo trong một số lĩnh vực như: đánh giá và sử
dụng cán bộ và sử dụng quyền lực

2
Mục tiêu chuyên đề 5

Về kỹ năng:
+ Phát triển được một số kỹ năng lãnh đạo
như: Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn; kỹ
năng lãnh đạo sự thay đổi...
+ Vận dụng được nghệ thuật lãnh đạo trong
đánh giá và sử dụng cán bộ; sử dụng quyền lực
vào thực tiễn công tác của bản thân;
+ Giúp học viên có khả năng vận dụng và kết
hợp linh hoạt giữa nghệ thuật lãnh đạo với từng
kỹ năng lãnh đạo và sử dụng một số công cụ lãnh
đạo trong thực tiễn công tác nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo.
3
Mục tiêu chuyên đề 5

Về thái độ/Tư tưởng:

+ Chủ động, tích cực nghiên cứu và vận


dụng kiến thức khoa học lãnh đạo về kỹ năng và
nghệ thuật lãnh đạo vào thực tiễn lãnh đạo để
nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo;
+ Giúp học viên có ý thức sâu sắc về tầm
quan trọng của các kỹ năng và nghệ thuật lãnh
đạo, có mong muốn vận dụng trong thực tiễn
công tác.

4
Tài liệu tham khảo

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh-


Viện Lãnh đạo học và chính sách công
(2018), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị,
Môn Khoa học lãnh đạo, HN.
2. Nguyễn Bá Dương (2017), Khoa học lãnh
đạo - Lý thuyết và kỹ năng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

5
Tài liệu nên đọc

1. Vũ Dũng (2006): Giáo trình Tâm lý học quản


lý, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Kotter John P. (2012), Dẫn dắt sự thay đổi
(Leading change) (Vũ Thái Hà, Lê Bảo Luân,
Bùi Thu Hà dịch), Nxb Lao động - Xã hội, Hà
Nội.

6
NỘI DUNG GỒM 2 PHẦN

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT


1 LÃNH ĐẠO

2 MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

7
Anh (chị) cho biết:
Kỹ năng lãnh đạo ???; Vai trò kỹ
năng lãnh đạo là gì ???

8
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

1.1. Kỹ năng lãnh đạo


=> Khái niệm: Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử
dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người
khác để đạt được mục tiêu chung.

Vậy bạn dù ở bất kỳ vị trí quản lý hay lãnh


đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan
trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn
thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch
trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng
mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.
9
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

=> Vai trò kỹ năng lãnh đạo:


Một là, Là cơ sở để phát triển năng lực, tài năng,
cao hơn nữa là nghệ thuật lãnh đạo,
Hai là, Là tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo hiệu quả
hoạt động nghề, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong
lãnh đạo,
Ba là, Là tiêu chuẩn để đánh giá, bổ nhiệm, luân
chuyển cán bộ lãnh đạo.
=> Vậy theo Anh (Chị) kỹ năng lãnh đạo có được
là do thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, tự rèn
luyện và trải nghiệm thực tế có phải không ???.
10
Những kỹ năng quan trọng trong
lãnh đạo cần có là gì?
THE MOST IMPORTANT LEADERSHIP BEHAVIOUR?

11
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

=> Các kỹ năng lãnh đạo cần có:


Một là, cần sự kiên nhẫn,
Hai là, đồng cảm, biết lắng nghe,
Ba là, đáng tin cậy,
Bốn là, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp,
Năm là, xây dựng môi trường tập thể, uyển
chuyển, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro,
Sáu là, có khả năng giảng dạy hoặc cố vấn,

12
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
lãnh đạo là gì?

13
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

=> Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo:


Một là, Quyết đoán,
Hai là, Công bằng và chính trực,
Ba là, Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ),
Bốn là, Giải quyết vấn đề,
Năm là, Độ tin cậy,
Sáu là, Khả năng giảng dạy và cố vấn.

14
Vậy cách nâng cao kỹ năng lãnh
đạo là gì?

15
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

=> Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo:


Một là, Đưa ra các sáng kiến,
Hai là, Xây dựng tư duy phản biện,
Ba là, Rèn kỹ năng lắng nghe,
Bốn là, Thúc đẩy người khác,
Năm là, Rèn luyện tính kỷ luật,
Sáu là, Xử lý xung đột.

16
Có câu nói rằng:
+ Nghệ thuật lãnh đạo vừa là khoa học
vừa có cái riêng (Cái riêng = yếu tố nghệ thuật).
=> Theo Anh (Chị) nghệ thuật lãnh đạo
là gì ??? và nghệ thuật lãnh đạo có những
đặc trưng gì ???

17
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

1.2. Nghệ thuật lãnh đạo


Khái niệm: Nghệ thuật lãnh đạo là sự thể hiện tổng
hợp của các yếu tố phẩm chất, năng lực, kỹ xảo, cá tính,
chức quyền, môi trường, quy luật, phương pháp, khả
năng ảnh hưởng của người lãnh đạo.

=> Hay nói cách khác: Nghệ thuật lãnh đạo là sự


thể hiện tài năng tổng hợp và vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các yếu tố phẩm chất, năng lực, kỹ xảo, cá tính,
chức quyền, phương pháp, quy luật, môi trường, đặc
điểm tâm lý đối tượng, khả năng ảnh hưởng của người
lãnh đạo để tạo nên hiệu quả cao nhất.

18
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đặc trưng của nghệ thuật lãnh đạo:


Thứ nhất, trong nghệ thuật lãnh đạo vừa có yếu tố
khoa học vừa có cái riêng (yếu tố nghệ thuật).
Thứ hai, nghệ thuật lãnh đạo là sự vận dụng linh
hoạt phương pháp lãnh đạo, giầu cá tính.
Thứ ba, nói đến nghệ thuật là nói đến tính độc đáo.
Thứ tư, nghệ thuật lãnh đạo xuất phát từ cái thực,
thực tiễn, từ tài năng lãnh đạo của các chủ thể.

19
20
Vậy nghệ thuật lãnh đạo rất quan
trọng vậy thì theo Anh (Chị) có những
con đường phát triển nghệ thuật lãnh
đạo nào ???

21
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Những con đường phát triển nghệ thuật lãnh đạo:

Thứ nhất, Xác định rõ mục tiêu chung một cách


khoa học làm tiền đề,
Thứ hai, Tôn trọng quần chúng, thiết thực giải quyết
vấn đề quần chúng quan tâm, nhất là ở cơ sở,
Thứ ba, Nắm chắc quan điểm, đường lối, chính
sách, tình hình thực tế, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý
các mặt chủ quan và khách quan là mấu chốt,
Thứ tư, Tăng cường tự rèn luyện, bồi dưỡng và tính
năng động chủ quan của người lãnh đạo.

22
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

=> Chúng ta nói đến kỹ năng và nghệ thuật


lãnh đạo phải lưu ý:

Thứ nhất, Kỹ năng xây dựng tầm nhìn là truyền


cảm hứng về tầm nhìn;
Thứ hai, Kỹ năng nghệ thuật sử dụng quyền lực;
Thứ ba, Kỹ năng nghệ thuật hiểu và sử dụng cán
bộ;
Thứ tư, Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi;
Thứ năm, Kỹ năng giao tiếp, ứng sử….

23
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.1. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi

Vấn đề đặt ra là Anh (Chị) suy nghĩ


liên tưởng gì khi nói đến sự thay đổi?

24
“Không có gì tồn tại vĩnh viễn, trừ sự
thay đổi”.
25
VÌ SAO PHẢI THAY ĐỔI

❖ Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và


tư duy đều vận động và biến đổi không ngừng (thay
đổi là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng).
❖ Ngày nay, lãnh đạo luôn phải đối mặt với các
điều kiện và xu thế phát triển của bối cảnh với
những thách thức và nan giải ngày càng gia tăng.
❖ Để tồn tại được trong bối cảnh và những thách
thức đó, đòi hỏi các chủ thể lãnh đạo phải thích ứng
với thay đổi và chủ động thay đổi trước khi bị thay
đổi.

26
2.1.1. Lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi

❖ Xuất hiện vào đầu thập kỉ 90 do J.Kotter, K.B


Everard, D.N Foo Seong... và một số người khác
xây dựng.
❖ Quan điểm: Môi trường lãnh đạo thay đổi đòi hỏi
người lãnh đạo phải có khả năng thích ứng và có
năng lực lãnh đạo sự thay đổi.
❖ Lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi kết hợp từ:
- Trường phái phân tích
- Trường phái học tập
- Trường phái quyền lực

27
a) Các trường phái lý thuyết

+ Trường phái phân tích: Nhấn mạnh tới khả


năng phân tích lôgic, hoạch định kế hoạch và thực hiện
quá trình thay đổi.
- Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình phân tích môi
trường và nội bộ tổ chức, xây dựng mục tiêu tương lai,
kế hoạch thay đổi cụ thể và thực hiện kế hoạch đó.
- Lãnh đạo quá trình thay đổi là sự kết hợp giữa tư
duy chiến lược, kỹ năng hoạch định và thực thi kế hoạch
- Để lãnh đạo, quản lý thành công đòi hỏi phải có
ký năng phân tích tổng thể và xây dựng tầm nhìn phù
hợp, khả năng hoạch định và thực thi kế hoạch.

28
a) Các trường phái lý thuyết
+ Trường phái học tập nhấn mạnh đến vai trò của việc
học để thay đổi tư duy, hành vi, chân giá trị.
- Để lãnh đạo và quản lý thành công đòi hỏi người lãnh
đạo, quản lý phải có năng lực tổ chức, khuyến khích cán bộ,
nhân viên.
- Quá trình học phải chú trọng phương pháp học tập và
chất lượng học tập.
+ Trường phái quyền lực.
- Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình đàm phán, đấu tranh
giữa các lực lượng.
- Muốn thay đổi thành công cần có quyền lực
- Người lãnh đạo phải có khả năng đàm phán, thương
lượng, điều hoà lợi ích và khuyến khích sự tham gia.

29
b) Lãnh đạo sự thay đổi

❑ Khái niệm thay đổi: là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác
động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong
và bên ngoài, là thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng.
❑ Lãnh đạo sự thay đổi: là quá trình tư duy và hành động sáng
tạo nhằm định hướng, xây dựng và sự chia sẻ tầm nhìn về sự
thay đổi của tổ chức, lựa chọn những việc cần thay đổi và xác
định chiến lược để thay đổi.
❑ Lãnh đạo mà không sự thay đổi cũng có nghĩa là không còn
vai trò lãnh đạo nữa.

30
b) Lãnh đạo sự thay đổi

❑ Các mức độ của thay đổi


- Sự cải tiến: Là sự tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào
đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay
đổi về bản chất.
- Đổi mới: Là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự
vật mới; còn được hiểu là cách tân, là sự thay đổi về bản
chất của sự vật, hiện tượng.
- Cải cách: Là vứt bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật và tạo
nên cái mới để phù hợp với tình hình khách quan, là sự
thay đổi về bản chất, song toàn diện và triệt để hơn đổi
mới.
- Cách mạng: Là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc;
là sự thay đổi căn bản

31
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI

❖ Định hướng tổ chức bằng tầm nhìn thuyết phục, khả thi.
❖ Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người
❖ Phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay
đổi
❖ Phải để mọi người làm chủ sự thay đổi bằng cách trao
quyền.
❖ Thay đổi phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng
sự thay đổi
❖ Thay đổi phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển: đừng “phủ
nhận sạch trơn” và coi trọng “lịch sử để lại”
❖ Phải đảm bảo “cân bằng động” trong thực hiện sự thay đổi.
❖ Thể chế hóa kết quả của sự thay đổi bằng văn bản, văn hóa
tổ chức.
32
c) CÁC THÀNH TỐ TẠO NÊN SỰ THAY ĐỔI THÀNH CÔNG

Các thành tố Hệ quả

Tầm nhìn Kỹ năng Động viên Nguồn lực Kế hoạch Thay đổi
(change)
Kỹ năng Động viên Nguồn lực Kế hoạch Nhầm lẫn
(mistakes)
Tầm nhìn Động viên Nguồn lực Kế hoạch Lo lắng
(concerns)
Tầm nhìn Kỹ năng Nguồn lực Kế hoạch Chống lại
(resistance)
Tầm nhìn Kỹ năng Động viên Kế hoạch Thất bại
(failures)
Tầm nhìn Kỹ năng Động viên Nguồn lực Rối loạn
(disturbance)

33
8 sai lầm thường gặp trong quá trình lãnh đạo sự thay đổi

❑ Thả nổi tính tự mãn, không tạo dựng ý thức cấp


thiết
❑ Không tạo lập nhóm dẫn đường đủ mạnh
❑ Đánh giá quá thấp về sức mạnh của tầm nhìn
❑ Không truyền đạt tầm nhìn đến 10, 100 người
❑ Để rào cản, cam kết cũ ngăn chặn tầm nhìn mới
❑ Không tạo ra thắng lợi ngắn hạn
❑ Tuyên bố chiến thắng quá sớm
❑ Không biến những thay đổi thành văn hóa tổ chức

34
2.1.2. Phân tích mô hình lãnh đạo sự thay đổi (theo J.Kotter)

35
Nếu không biết đi đâu

36
KHI TỔ CHỨC KHÔNG CÓ TẦM NHÌN

Theo Anh (Chị) “Vấn đề đặt ra là con người


có những cấp độ tầm nhìn nào ?”
37
Bốn cấp độ tầm nhìn của con người

- Cấp độ 1, Một số người không bao giờ nhìn


thấy nó (họ là những kẻ lang thang).
- Cấp độ 2, Một số người nhìn thấy nó nhưng
không theo đuổi nó (họ là những người đi theo).
- Cấp độ 3, Một số người nhìn thấy nó và
theo đuổi nó (họ là những người thành đạt).
- Cấp độ 4, Một số người nhìn thấy nó, theo
đuổi nó và giúp người khác cùng nhìn thấy nó
(họ là những người lãnh đạo).

38
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.2. Kỹ năng xây dựng tầm nhìn và truyền cảm hứng


về tầm nhìn
❑ Thế nào là tầm nhìn
Vấn đề đặt ra trong lãnh đạo?
❑ Những thành tố nào tạo
nên tầm nhìn của người
lãnh đạo?
❑ Tầm nhìn tạo nên nhà
lãnh đạo hay nhà lãnh
đạo tạo nên tầm nhìn?

39
Khái niệm tầm nhìn

TẦM NHÌN là “bức tranh” hấp dẫn về


tương lai của tổ chức, là những “ước mơ” có
tính khả thi, có tác dụng khích lệ người lãnh
đạo và các thành viên nỗ lực phấn đấu để đạt
được nó.
Có nhiều cấp độ của TẦM NHÌN của
quốc gia, của địa phương, của tổ chức, của cá
nhân và của từng vấn đề.

40
Sự khác biệt giữa người có tầm nhìn và
người mơ mộng hão huyền?

❖ Nói đi đôi với làm;


❖ Làm ít nhưng lại
❖ Tìm sức mạnh từ nói nhiều;
niềm tin nội tại;
❖ Tìm sức mạnh từ
❖ Vẫn tiếp tục thực hiện điều kiện bên
tầm nhìn cho dù có ngoài;
nhiều khó khăn, trở
❖ Bỏ cuộc khi khó
ngại.
khăn, trở ngại.
41
TẦM NHÌN ĐÚNG

Thông điệp
Định
rõ ràng, đầy đủ
hướng
tương lai

Tầm nhìn Thực tế

Kiên định và
đo lường được

Tạo động lực


42
Vai trò của tầm nhìn

1 2 3

Tầm nhìn và các giá


trị của tầm nhìn được
Là điểm tựa Là chìa khóa giữ
ví nhưngôi sao quyết định các cho mọi người tập
trung vào mục tiêu
định hướng cho vấn đề quan
dài hạn, giữ cho các
sự tồn tại của tổ chức trọng như: nỗ lực hành động, các
và người lãnh đạo. hoạch định nguồn lực không bị
chiến lược, phân tán.

43
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TẦM NHÌN

+ Anh (Chị) cho biết tầm nhìn và giá trị


cốt lõi của tập đoàn Viettel ?
+ Anh (Chị) cho biết tầm nhìn, Mục tiêu (sứ
mệnh) và giá trị của tập đoàn Vingroup ?

44
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TẦM NHÌN

TẦM NHÌN VIETTEL


Sáng tạo vì con người: Mỗi khách hàng là một
con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn
trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ
một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với
khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày
càng hoàn hảo – Hãy nói theo cách của bạn
45
GÍA TRỊ CỐT LÕI VIETTEL
❖ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
❖ Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.
❖ Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.
❖ Sáng tạo là sức sống.
❖ Tư duy hệ thống.
❖ Kết hợp Đông - Tây.
❖ Truyền thống và cách làm người lính.
❖ Viettel là ngôi nhà chung.

46
TẦM NHÌN
TẬP ĐOÀN VINGROUP

Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư –


phát triển bền vững, Vingroup định hướng phát triển
thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương
mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới,
sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ
đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên
trường quốc tế .
47
Mục tiêu (sứ mệnh) và giá trị
• Sứ mệnh:
“Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”
- Đối với thị trường
- Đối với cán bộ nhân viên: Xây dựng môi trường làm
việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn;
tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công
bằng cho tất cả CBNV
- Đối với cổ đông
- Đối với xã hội
• Các giá trị:
TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH - NHÂN
48
49
Xe Vinfast: “TINH THẦN VIỆT, THIẾT KẾ Ý, CÔNG NGHỆ ĐỨC”

50
Từ những phân tích ở trên Anh
(Chị) cho biết các bước xây dựng
tầm nhìn và nói các bước đó phải
làm gì ?

51
Các bước xây dựng tầm nhìn

Bước 4. Hoàn
thiện và công
bố tầm nhìn
Bước 1.
Tạo tính
cấp thiết

Các bước
xây dựng
tầm nhìn Bước 3. Thành
lập nhóm cơ
Bước 2. Đề yếu
xuất và trao
đổi ý tưởng

52
Mô hình các bước để xác định tầm nhìn
• Bước 1: Tạo tính cấp thiết
- Bản thân người lãnh đạo hoặc ban lãnh đạo nhận
thức rõ được tính cấp thiết phải có tầm nhìn cho một
giai đoạn phát triển của tổ chức (không có tầm nhìn
không thể tạo ra sự thay đổi, không thể có sự phát
triển).
- Qua trao đổi nhằm tạo ra nhu cầu cấp thiết
không chỉ cho lãnh đạo mà còn cho các thành viên
về xác định tầm nhìn cho tổ chức.
=> Công cụ: Dùng công cụ SWOT

53
Mô hình các bước để xác định tầm nhìn

❖ Bước 2: Đề xuất và trao đổi ý tưởng


- Người đứng đầu đề xuất ý tưởng hoặc ban lãnh
đạo,
- Trao đổi trong ban lãnh đạo để thống nhất ý
tưởng ban đầu.
Công cụ:
- Kỹ thuật trưng cầu ý kiến nhóm,
- Tia chớp ý tưởng,
- Bản đồ tư duy.

54
Mô hình các bước để xác định tầm nhìn

❖ Bước 3: Thành lập nhóm cơ yếu


J. Kotter cho rằng: “Một liên minh định hướng (nhóm
cơ yếu) là rất cần thiết - một liên minh với thành phần phù
hợp, có độ tin cậy và mục tiêu chung. Đây là vấn đề quan
trọng đối với những người lãnh đạo để thừa nhận và xem
xét đối với bất cứ dự án thay đổi nào - thực hiện một mình
hiếm khi dẫn đến thành công”.
– Có quyền lực
– Có chuyên môn
– Sự tin cậy
– Tài lãnh đạo

55
Mô hình các bước để xác định tầm nhìn
❖ Bước 4: Hoàn thiện và tuyên bố tầm nhìn
- Người lãnh đạo lựa chọn tầm nhìn (xác định rõ mục tiêu, giá trị và lộ
trình thực hiện),
- Tuyên bố tầm nhìn .
=> Cách thức công bố tầm nhìn thông qua bài thuyết trình, hùng
biện
- Người lãnh đạo trực tiếp công bố tầm nhìn,
- Có thể giao cho một số người có khả năng, uy tín trong nhóm cơ yếu.
=> Khi công bố tầm nhìn cần chú ý:
▪ Tập trung vào nội dung cốt lõi (nhất là mục tiêu và các giá trị cần
đạt),
▪ Tạo ấn tượng bằng ngôn từ sức tích và cô đọng,
▪ Thu hút người khác với biểu cảm ngôn ngữ cơ thể,
▪ Thuyết phục đối tượng bằng lập luận chặt chẽ,
▪ Tương tác với người khác bằng việc hiểu mình và hiểu người.
56
Theo Anh (Chị) từ những phân tích
ở trên cho biết các kỹ năng truyền
cảm hứng về tầm nhìn là gì ?

57
Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn

❖ Tạo dựng niềm tin,


❖ Lắng nghe và thấu hiểu,
❖ Phát hiện những điểm chung,
❖ Khớp nối,
❖ Hành động.

58
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.3. Kỹ năng và nghệ thuật sử dụng quyền lực

Vấn đề đặt ra nghệ thuật


sử dụng quyền lực

59
KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG QUYỀN LỰC

▪ Quyền là khả năng mà một cá nhân (hoặc một nhóm) ảnh


hướng đến suy nghĩ và hành vi của một cá nhân khác (hay một
nhóm khác).
▪ Kết hợp hài hoà sử dụng quyền lực chức vụ và quyền lực cá
nhân.
▪ Biết phân quyền hợp lý.
- Căn cứ vào năng lực của cấp dưới.
- Căn cứ vào nhu cầu công tác.
- Căn cứ vào phạm vi quản lý của người lãnh đạo.
▪ Quyền lực bao gồm thẩm quyền (quyền lực chức vụ) và uy
quyền (quyền lực cá nhân).
=> Giới thiệu tấm gương Hồ Chí Minh

60
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.4. Kỹ năng và nghệ thuật đánh giá, sử dụng cán bộ

Vấn đề đặt ra nghệ thuật


đánh giá, sử dụng cán bộ

61
KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CÁN BỘ

▪ Từ xưa đến nay mọi sự thành công hay thất bại quá nửa
phụ thuộc vào hai chữ dùng người.
▪ Dùng người phải có quan điểm, động cơ đúng, phải hiểu
con người.
▪ Dùng người phải tuân theo quy luật tương hợp, chú ý
đến sở trường, sở đoản.
▪ Phải dự đoán được sự biến đổi của sở trường, sở đoản.
▪ Phải tin tưởng ở con người.
▪ Kết hợp giữa sử dụng và bồi dưỡng.
=> Giới thiệu tấm gương Hồ Chí Minh

62
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.5. Kỹ năng và Nghệ thuật khích lệ (động viên)

Vấn đề đặt ra nghệ thuật


khích lệ (động viên)

63
Nghệ thuật khích lệ (động viên).

=> Lưu Bị khích lệ Khổng Minh ở núi Bạch Đế.


=> Napoleon khích lệ quan sĩ khi đánh nhau với lính Phổ.
❖ Người lãnh đạo phải tự khích lệ mình trước rồi mới khích lệ người khác.
❖ Khích trước, lệ sau.
- Khích là khơi dậy tinh thần hăng hái của cấp dưới để cấp dưới
tích cực, cố gắng làm việc. (Thuật mở khoá lòng của Hà Bội Đức: Cho một
“điểm tựa”, châm “ngọn lửa”, dẫn dắt “phản ứng hạt nhân”.
- Lệ: sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ cổ vũ, khen ngợi.
❖ Nhiệm vụ của khích lệ.
- Phát huy tính tích cực của cấp dưới (tâm lý, tình cảm, tinh thần)
- Phát huy tính sáng tạo, năng lực, trí tuệ cấp dưới.
❖ Khích lệ cá nhân và khích lệ tập thể
❖ Khích lệ và quy tụ.
❖ Hồ Chí Minh và nghệ thuật khích lệ động viên

64
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.6. Kỹ năng và Nghệ thuật điều hoà các mối quan hệ

Vấn đề đặt ra nghệ thuật


điều hoà các mối quan hệ

65
Điều hoà giữa các bộ phận; điều hoà lợi ích; điều hoà công tác;
điều hoà hoàn cảnh; điều hoà quan hệ giữa người với người là trọng điểm.
❖ Nghệ thuật xử lý mối quan hệ với cấp trên.
- Phải có quan điểm toàn cục, phục tùng cấp trên.
- Bảo vệ uy tín cấp trên, hết lòng ủng hộ và phối hợp công tác.
- Hiểu ý đồ cấp trên, thu hẹp tâm lý ngăn cách.
- Thông cảm cá tính, thói quen làm việc cấp trên.
- Không tham gia vào những bất đồng giữa cán bộ cấp trên.
- Không kéo bè cánh, dựa dẫm vào cấp trên.
- Không ca tụng quá mức cấp trên, nịnh bợ cấp trên.
- Không đả kích cấp trên, chân thành phê bình song theo nguyên
tắc tổ chức.
- Không đẩy toàn bộ trách nhiệm cho cấp trên.

66
❖ Nghệ thuật quan hệ với cấp dưới.
- Lãnh đạo cấp trên chủ động xây dựng quan hệ với cấp
dưới.
- Hiểu biết lẫn nhau; tin tưởng, đồng thuận, chân thành.
- Quan tâm đến cuộc sống, công việc cấp dưới, gần gũi.
- Không lên mặt, dạy khôn cấp dưới.
- Thu hẹp tâm lý ngăn cách.
- Đi sâu đi sát, lắng nghe ý kiến quần chúng.
- Tạo điều kiện cấp dưới bàn bạc tham gia quyết sách.
- Tạo điều kiện cấp dưới được tham gia.

67
❖ Nghệ thuật quan hệ với người đồng cấp.
- Phải có quan điểm toàn cục, có trách nhiệm phối hợp,
hợp tác.
- Hiều và tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau.
- Sử lý tốt quan hệ lợi ích (cao thượng, cùng có lợi)
- Tránh bon chen, đố kỵ, cài bẫy nhau.
- Tránh đổ trách nhiệm cho nhau.

68
2. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

2.7. Kỹ năng và Nghệ thuật nói chuyện

Vấn đề đặt ra Nghệ thuật nói chuyện

69
❖ Nghệ thuật truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh

- Có thái độ, cử chỉ tôn trọng cấp dưới.


- Truyền đạt ngắn gọn, rõ ràng, nhấn mạnh nội dung trọng
tâm.
- Giải thích những vấn đề quan trọng
- Phải tạo ra sự thuyết phục (tâm phục, khẩu phục) để từ
đó người nghe biết mình phải làm gì, tại sao phải làm,
làm như thế nào.
- Tạo ra sự tích cực, tự nguyện của cấp dưới.
- Sử dụng thuật hùng biện người Hy Lạp cổ (5 bước: đặt
vấn đề, trình bầy nội dung, lập luận, phản biện, kết luận)

70
❖ Nghệ thuật ứng khẩu.

Trong công tác có nhiều tình huống bất ngờ nảy sinh đòi
hỏi người lãnh đạo phải trả lời, trình bầy, thuyết phục
ngay (ứng khẩu).
- Phải hình dung nhanh trong đầu dàn ý ứng khẩu.
- Lường trước vấn đề có thể xẩy ra.
- Nội dung ứng khẩu phải khái quát, ngắn gọn, thiết thực.
- Chú trọng biểu hiện ngôn ngữ cơ thể khi ứng khẩu.

71
❖ Nghệ thuật đối thoại.

- Quan sát kỹ cử toạ.


- Tập trung lắng nghe trước sau mới phát biểu ý kiến của
mình.
- Chú trọng ngôn ngữ khi phát biểu.
- Tuỳ theo hoàn cảnh, đối tượng mà sử dụng các kỹ xảo
giao tiếp trực tiếp.
- Có cách nói phù hợp: trực diện, thẳng; xa xôi, bắc cầu;
có lý, có tình; nhẹ nhàng, thân thiện.

72
❖ Nghệ thuật biểu dương cấp dưới.

- Biểu dương phải đúng người, đúng thành tích.


- Chân tình, từ đáy lòng. Phải cụ thể, công khai, kịp thời.
- Mức độ biểu dương phù hợp với thực tế.
- Phải giúp người được biểu dương tiếp tục rút kinh
nghiêm, cố gắng thêm.
- Phải chú ý đến quan hệ cá nhân và tập thể.
❖ Nghệ thuật phê bình cấp dưới.

- Hạn chế phê bình ở phòng lãnh đạo.


- Khuyết điểm nhỏ không nên phê bình trước tập thể.
- Phê bình phải có căn cứ (có lý, có tình)
- Phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” thừa nhận phần
trách nhiệm của mình.
- Phê bình đúng nơi, đúng chỗ, có phương thức thích hợp.
- Tránh đụng chạm vào lòng tự ái, tự trọng cấp dưới.
- Trước khi phê bình phải khẳng định thành tích, ưu điểm.
- Sau khi phê bình phải động viên.
- Chính tâm, thành ý khi phê bình.
74
Ví dụ về nghệ thuật lãnh đạo

Nếu bạn từng xem phim Tây Du Ký thì chắc


chắn bạn biết rõ Đường Tăng là người lãnh đạo đội
nhóm đi lấy kinh nhưng lại chỉ là người phàm không
có nhiều tài năng và phép biến hóa như ba đồ đệ
của ngài. Vậy mà 3 đồ đệ đó nhất mực nghe theo
và phò tá Đường Tăng đi lấy được trân kinh.
=> Theo Anh (Chị) trong trường hợp này ông
Đường Tăng đã dùng phương pháp nào để đồ
đệ đó nhất mực nghe theo và phò tá Đường
Tăng đi lấy được trân kinh.

75
Ví dụ về nghệ thuật lãnh đạo
Trong trường hợp này ông Đường Tăng đã
không lãnh đạo bằng phương pháp làm gương. Cái
hay của Đường Tăng là ông luôn có tấm lòng lương
thiện cùng một mục tiêu lớn lao muốn lấy được trân
kinh để cứu khổ cứu nạn cho dân chúng Đông Thổ
Đại Đường lúc bấy giờ. Chính cái tâm rộng lớn
cùng tầm nhìn bao la như vậy đã khiến cho các đệ
tử của ông tâm phục khẩu phục hết mực phò tá.
Trong cuộc sống nếu bạn có tâm và có ước mơ
lớn nhất định bạn sẽ có thể lãnh đạo được nhiều
người khiến họ tâm phục khẩu phục.

76
Câu hỏi ôn tập

1. Những kỹ năng lãnh đạo cần thiết hiện nay?


giải thích vì sao?.
2. Phân tích thực trạng nghệ thuật đánh giá và
sử dụng cán bộ?
3.Phân tích thực trạng sử dụng quyền lực ở
địa phương/ đơn vị đồng chí công tác ?

77
Câu hỏi ôn tập + làm tiểu luận
1. Vận dụng kiến thức về kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn,
hãy đánh giá thực trạng kỹ năng này ở đơn vị/tổ chức nơi đ/c
công tác, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp
khắc phục?
2. Vận dụng kiến thức về kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi, hãy đánh
giá thực trạng kỹ năng này ở đơn vị/tổ chức nơi đ/c công tác, chỉ
ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục?
3. Vận dụng kiến thức về nghệ thuật lãnh đạo, đồng chí hãy chỉ ra
những hạn chế, nguyên nhân trong đánh giá và sử dụng cán bộ ở
đơn vị/tổ chức nơi đồng chí công tác. Từ đó đề xuất phương
hướng giải pháp khắc phục?
4. Vận dụng kiến thức về nghệ thuật lãnh đạo, đồng chí hãy chỉ ra
những hạn chế, nguyên nhân trong việc sử dụng quyền lực lãnh
đạo ở đơn vị/tổ chức nơi đ/c công tác. Từ đó đề xuất phương
hướng giải pháp khắc phục?
78

You might also like