You are on page 1of 124

Phụ lục 1

NGÂN HÀNG CÂU HỎI


PHỤC VỤ KIỂM TRA, THI NÂNG BẬC ĐĐV

PHẦN I
CÂU HỎI CHUYÊN MÔN
Tìm câu trả lời đúng (A; B; C; D; E)

Cơ cấu câu hỏi


Tỉ trọng câu
Tên thông tư, hỏi trong đề
STT Số lượng câu hỏi Ghi chú
quy trình, quy định kiểm tra 50
câu
1 Thông tư 40/2014/TT-BCT 100 10
2 Thông tư 44/2014/TT-BCT 80 10
3 Thông tư 28/2014/TT-BCT 100 10
4 Thông tư 25/2016/TT-BCT 60 5
5 Thông tư 39/2015/TT-BCT 60 5
6 Quy trình 86/QĐ-ĐTĐL 30 3
7 Quy trình 80/QĐ-ĐTĐL 15 1
8 Quy trình 07/QĐ-ĐTĐL 10 1
9 Quy trình 17/QĐ-ĐTĐL 10 1
10 Quy trình 736/QĐ-EVN 25 2
11 Quy trình 851/QĐ-EVN 10 1
TỔNG 500 49 01 câu về
VHDN

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
1
THÔNG TƯ 40/2014/TT-BCT
(Thông tư Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo quyết định số
40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công thương)

Câu 1: Giải thích từ ngữ (40/2014/TT-BCT-Điều 3)


Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị phát điện là?
A. Nhà máy điện lớn đấu nối hệ thống điện quốc gia
B. Nhà máy điện đấu nối hệ thống điện quốc gia
C. Đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối vào hệ thống điện quốc
gia, được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện
D. Đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối vào hệ thống điện quốc
gia
Câu 2: Giải thích từ ngữ (40/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị phân phối điện là?
A. Tổng công ty điện lực
B. Công ty điện lực tỉnh, thành phố
C. Điện lực quận, huyện
D. Đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán
điện
Câu 3: Giải thích từ ngữ (40/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là?
A. Đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán
lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng
điện
B. Tổng công ty điện lực
C. Công ty điện lực tỉnh, thành phố
D. Điện lực quận, huyện
Câu 4: Giải thích từ ngữ (40/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị truyền tải điện là?
A. Tổng truyền tải điện miền Bắc
B. Tổng truyền tải điện miền Trung
C. Tổng truyền tải điện miền Nam
D. Đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có
trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia
Câu 5: Giải thích từ ngữ (40/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Khách hàng sử dụng điện là?
A. Các tổ chức, cá nhân mua điện từ hệ thống điện để sử dụng, không bán lại cho các tổ
chức, cá nhân khác

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
2
B. Các tổ chức mua điện từ hệ thống điện để sử dụng, không bán lại cho các tổ chức, cá
nhân khác
C. Các tổ chức, cá nhân mua điện từ hệ thống điện để sử dụng và bán lại cho các tổ chức,
cá nhân khác
D. Các cá nhân mua điện từ hệ thống điện để sử dụng và bán lại cho các tổ chức, cá nhân
khác
Câu 6: Phân cấp điều độ hệ thống điện quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định đơn vị nào phê duyệt đề án thành lập
Cấp điều độ phân phối quận, huyện?
A. Điều độ phân phối tỉnh
B. Điện lực tỉnh
C. Tổng công ty điện lực
D. Tập đoàn điện lực Việt Nam
Câu 7: Phân cấp điều độ hệ thống điện quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định đơn vị nào lập/phê duyệt đề án thành
lập Cấp điều độ phân phối quận, huyện?
A. Điều độ phân phối tỉnh/ Điện lực tỉnh
B. Điều độ phân phối tỉnh/ Tổng công ty điện lực
C. Điện lực tỉnh/ Tổng công ty điện lực
D. Tổng công ty điện lực/ Tập đoàn điện lực Việt Nam
Câu 8: Nguyên tắc phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra (40/2014/TT-BCT-
Điều 6)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định nguyên tắc phân cấp quyền kiểm tra đối
với thiết bị?
A. Khi việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận
hành làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện
thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên
B. Cho phép các cấp điều độ thực hiện quyền kiểm tra lẫn nhau trong trường hợp việc thực
hiện quyền điều khiển của một cấp điều độ làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận
hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ khác
C. Khi việc thực hiện quyền điều khiển của điều độ cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận
hành không làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết
bị điện thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên
D. Cho phép các cấp điều độ thực hiện quyền kiểm tra lẫn nhau trong trường hợp việc thực
hiện quyền điều khiển của một cấp điều độ không làm thay đổi, ảnh hưởng đến chế độ
vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ
khác

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
3
Câu 9: Quyền điều khiển, quyền kiểm tra, quyền nắm thông tin (40/2014/TT-BCT-
Điều 7, 8, 9)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Nhân viên vận hành thực hiện quyền điều
khiển thế nào là không đúng trong trường hợp vận hành bình thường?
A. Xin phép và được sự cho phép của Cấp điều độ có quyền kiểm tra trước khi thực hiện
quyền điều khiển
B. Thông báo thông tin cần thiết với cấp điều độ có quyền nắm thông tin
C. Báo cáo lại cấp điều độ có quyền nắm thông tin sau khi thực hiện xong quyền điều
khiển
D. Báo cáo lại cấp điều độ có quyền kiểm tra sau khi thực hiện xong quyền điều khiển
Câu 10: Quyền điều khiển, quyền kiểm tra, quyền nắm thông tin trong trường hợp
sự cố hoặc đe dọa sự cố (40/2014/TT-BCT-Điều 10)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào đúng quy định xử lý của Nhân
viên vận hành trong trường hợp sự cố hoặc đe dọa sự cố?
A. Xin phép Cấp điều độ có quyền kiểm tra
B. Thực hiện quyền điều khiển để xử lý sự cố hoặc đe dọa sự cố sau khi Cấp điều độ có
quyền kiểm tra cho phép
C. Báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra và thông báo cho đơn vị có quyền nắm
thông tin ngay sau khi thực hiện quyền điều khiển
D. Phương án A, B
Câu 11: Quyền điều khiển, quyền kiểm tra, quyền nắm thông tin trong trường hợp
sự cố hoặc đe dọa sự cố (Thông tư số 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 10 của Thông tư
số 40/2014/TT-BCT)
Điều nào không đúng quy định xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện,
trung tâm điều khiển trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn?
A. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao
tác xử lý sự cố của mình
B. Báo cáo ngay cho đơn vị quản lý vận hành các thiết bị bị sự cố
C. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều
khiển các thiết bị bị sự cố
D. Phương án A, C
Câu 12: Quyền điều khiển, quyền kiểm tra, quyền nắm thông tin trong trường hợp
sự cố hoặc đe dọa sự cố (Thông tư số 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 10 của Thông tư
số 40/2014/TT-BCT)
Quy định xử lý Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển trong
trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn?
A. Báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển
B. Tiến hành thao tác thiết bị theo các quy trình liên quan và phải chịu trách nhiệm về thao
tác xử lý sự cố của mình

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
4
C. Sau khi xử lý xong, Trưởng ca hoặc Trưởng kíp phải báo cáo ngay cho nhân viên vận
hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố
D. Phương án B, C
Câu 13: Quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia (Thông tư số 31/2019/TT-BCT
và Thông tư số 40/2014/TT-BCT)
Cấp điều độ quốc gia có quyền điều khiển?
A. Điện áp trên lưới điện 500kV, thanh cái 220kV thuộc trạm biến áp 500kV
B. Tổ máy phát của nhà máy điện lớn đấu nối vào lưới điện có cấp điện áp dưới 110 kV
thuộc hệ thống điện miền
C. Phụ tải hệ thống điện quốc gia
D. Phương án A, C
Câu 14: Quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 12)
Điều nào sau đây quy định không đúng quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia?
A. Điện áp các nút chính cấp điện áp 110 kV, 220 kV thuộc hệ thống điện miền mà việc
điều chỉnh điện áp dẫn đến phải điều chỉnh huy động nguồn.
B. Lưới điện truyền tải thuộc hệ thống điện miền mà việc thay đổi kết lưới dẫn đến phải
điều chỉnh huy động nguồn điện của nhà máy điện lớn thuộc quyền điều khiển của Cấp
điều độ quốc gia
C. Số liệu dự báo phụ tải và phụ tải thực tế của các trạm biến áp 110kV
D. Phương án A, B
Câu 15: Quyền nắm thông tin của Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 13)
Quyền nắm thông tin của Cấp điều độ quốc gia?
A. Điện áp các nút chính cấp điện áp 110 kV, 220 kV thuộc hệ thống điện miền mà việc
điều chỉnh điện áp dẫn đến phải điều chỉnh huy động nguồn
B. Thông số về chế độ vận hành của hệ thống điện miền và thông số kỹ thuật của thiết bị
điện không thuộc quyền kiểm tra.
C. Các thiết bị phụ trợ của nhà máy điện lớn làm giảm công suất phát của nhà máy điện
lớn thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia
D. Nguồn cấp điện tự dùng của trạm điện 500 kV hoặc nguồn cấp điện tự dùng của nhà
máy điện lớn thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia
Câu 16: Quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia (Thông tư số 31/2019/TT-BCT
và Thông tư số 40/2014/TT-BCT)
Cấp điều độ miền có quyền điều khiển?
A. Điện áp trên thanh cái 220kV thuộc trạm biến áp 500kV
B. Các MBA 110kV của các CTĐL (PCs)
C. Các MBA 110kV khách hàng có trạm phân phối riêng trong HTĐ miền
D. Các MBA 110kV tại các NMĐ trong HTĐ miền
Câu 17: Quyền kiểm tra của Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 15)
Điều nào sau đây quy định không đúng quyền kiểm tra của Cấp điều độ miền?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
5
A. Thông số về chế độ vận hành của hệ thống điện miền và thông số kỹ thuật của thiết bị
điện không thuộc quyền kiểm tra
B. Tổ máy phát của nhà máy điện nhỏ thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối
tỉnh mà việc huy động tổ máy làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của hệ thống
điện miền
C. Lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh mà việc
thay đổi kết lưới dẫn đến thay đổi chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện miền
D. Nguồn cấp tự dùng của các TBA 220kV trong HTĐ miền
Câu 18: Quyền nắm thông tin của Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 16)
Quyền nắm thông tin của Cấp điều độ miền?
A. Công suất phát của các tổ máy phát không thuộc quyền điều khiển
B. Nguồn cấp tự dùng các NMĐ thuộc quyền điều khiển.
C. Lưới điện 500kV mà việc thay đổi kết lưới dẫn đến làm thay đổi chế độ vận hành bình
thường của hệ thống điện miền
D. Nguồn cấp điện tự dùng của trạm điện 500kV
Câu 19: Quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh (Thông tư số 31/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 17 Thông tư số 40/2014/TT-BCT)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp nào không thuộc quyền điều
khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Thanh cái 35 kV của trạm 110 kV
B. MBA 110kV thuộc điện lực tỉnh, thành phố
C. Nhà máy điện có tổng công suất 35 MW đấu nối với đường dây 35 kV
D. Đường dây 110kV được Cấp điều độ miền uỷ quyền điều khiển.
Câu 20: Quyền nắm thông tin của Cấp điều độ phân phối tỉnh (40/2014/TT-BCT-Điều
19)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp nào thuộc quyền nắm thông
tin của Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Tổ máy phát của nhà máy điện lớn đấu nối lưới điện phân phối làm thay đổi chế độ vận
hành bình thường của hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển
B. Trạm điện, lưới điện, nhà máy điện là tài sản của khách hàng đấu nối vào lưới điện phân
phối không thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh
C. Thay đổi chế độ vận hành của hệ thống điện miền dẫn đến làm thay đổi chế độ vận hành
bình thường của hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân
phối tỉnh
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 21: Quyền điều khiển của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển
(40/2014/TT-BCT-Điều 23)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp nào Đơn vị quản lý vận
hành nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển không có quyền điều khiển các thiết bị?
A. Tổ máy phát của nhà máy điện trong trường hợp vận hành tách lưới giữ tự dùng

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
6
B. Tổ máy phát của nhà máy điện trong trường hợp nhà máy tách mảng vận hành độc lập
với hệ thống điện quốc gia
C. Hệ thống điện tự dùng của nhà máy điện
D. Lưới điện thuộc sở hữu của nhà máy điện cung cấp điện cho khách hàng mua điện trực
tiếp từ nhà máy điện
Câu 22: Quyền điều khiển của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển
(40/2014/TT-BCT-Điều 23)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định quyền điều khiển thiết bị của Đơn vị
quản lý vận hành nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển?
A. Hệ thống điện tự dùng của trạm điện
B. Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện không nối hệ thống điện quốc gia
C. Lưới điện phân phối trong nội bộ trạm điện của khách hàng
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 23: Mục tiêu cơ bản của điều độ hệ thống điện quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều
25)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trường hợp nào không phải mục tiêu cơ
bản của công tác điều độ?
A. Đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy
B. Đảm bảo ổn định hệ thống điện
C. Đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành theo quy định
D. Đảm bảo tính linh hoạt, thuận tiện trong quá trình vận hành và xử lý sự cố
Câu 24: Trách nhiệm của Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 26)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trách nhiệm của Cấp điều độ quốc gia?
A. Kiểm tra các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên lưới điện 220kV, trạm biến
áp 220 kV, trạm biến áp 110 kV và các đường dây đấu nối của các nhà máy điện nhỏ
thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ miền
B. Thông báo cho Cấp điều độ miền khi thực hiện quyền điều khiển làm ảnh hưởng đến
chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện miền
C. Thao tác, xử lý sự cố thanh cái 220kV thuộc trạm 500kV
D. Khởi động đen và khôi phục lưới điện 220 kV liên kết các hệ thống điện miền
Câu 25: Trách nhiệm của Cấp điều độ miền (40/2014/TT-BCT-Điều 27)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trách nhiệm của Cấp điều độ miền?
A. Điều khiển tần số hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) trong trường
hợp hệ thống điện miền (hoặc một phần hệ thống điện miền) nối lưới hệ thống điện
quốc gia
B. Thao tác, xử lý sự cố các MBA phân phối 110kV trong HTĐ miền
C. Điều khiển công suất phát của các tổ máy phát có công suất đặt 30MW, đấu nối lưới
điện 110kV trở lên
D. Cả 03 phương án A, B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
7
Câu 26: Trách nhiệm của Cấp điều độ phân phối tỉnh (40/2014/TT-BCT-Điều 28)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trường hợp nào không thuộc trách nhiệm
của Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Chấp hành sự chỉ huy của Cấp điều độ quốc gia, Cấp điều độ miền trong quá trình điều
độ, vận hành hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển
B. Chỉ huy điều khiển hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển
C. Đăng ký dự kiến phương thức vận hành hệ thống điện phân phối với
Cấp điều độ miền. Lập phương thức vận hành hệ thống điện phân phối dựa trên phương
thức đã được Cấp điều độ miền phê duyệt
D. Theo dõi, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các hệ thống tự động sa thải
phụ tải theo tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu
của Cấp điều độ miền
Câu 27: Trách nhiệm của Đơn vị phát điện (40/2014/TT-BCT-Điều 30)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trường hợp nào không thuộc trách nhiệm
của Đơn vị phát điện?
A. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Đảm bảo nhà máy điện vận hành an toàn, ổn định; đảm bảo dự phòng ở mức độ sẵn
sàng vận hành cao nhất
C. Điều tiết hồ chứa của các nguồn thủy điện tuân thủ các quy trình, quy định liên quan
D. Cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy
trình vận hành thiết bị của nhà máy điện cho các cấp điều độ có quyền điều khiển khi
có yêu cầu
Câu 28: Trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện (40/2014/TT-BCT-Điều 31)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trách nhiệm của Đơn vị truyền tải điện?
A. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển
trong quá trình vận hành lưới điện truyền tải.
B. Đảm bảo hoạt động ổn định, tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong
phạm vi quản lý. Cài đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động trong
phạm vi quản lý theo phiếu chỉnh định của cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, trạm điện theo đúng quy định và
kế hoạch đã được duyệt.
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 29: Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện (40/2014/TT-BCT-Điều 32)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định trách nhiệm
của Đơn vị phân phối điện?
A. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền
điều khiển trong quá trình vận hành lưới điện phân phối
B. Đảm bảo hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và tự động sa thải phụ tải
hoạt động ổn định, tin cậy trong phạm vi quản lý

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
8
C. Ban hành, cài đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động sa thải phụ tải
thuộc quyền quản lý
D. Hàng năm, tổ chức diễn tập xử lý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa
cháy cho các nhân viên vận hành ít nhất 01 lần
Câu 30: Trách nhiệm của Đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (40/2014/TT-BCT-Điều
34)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch
vụ viễn thông?
A. Đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, hoạt động ổn định, liên tục và tin cậy của các
kênh thông tin phục vụ công tác điều độ hệ thống điện
B. Phối hợp với các bộ phận thông tin của các đơn vị tham gia công tác điều
độ để đảm bảo thông tin liên tục phục vụ điều độ hệ thống điện quốc gia
C. Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa các kênh thông tin viễn thông thuộc
quyền quản lý theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa theo kế
hoạch đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và không gây gián đoạn thông tin phục vụ điều
độ và vận hành hệ thống điện quốc gia
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 31: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 36)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng nội dung chính của
phương thức vận hành hệ thống điện?
A. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện
B. Phiếu thao tác
C. Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện
D. Kế hoạch huy động nguồn điện cho một kịch bản thủy văn
Câu 32: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định trong
phương thức vận hành hệ thống điện?
A. Phương thức năm tới
B. Phương thức quý tới
C. Phương thức ngày tới
D. Phương thức giờ tới
Câu 33: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định phương thức vận hành hệ thống điện
là?
A. Phương thức năm tới, tháng tới, tuần tới, ngày tới, giờ tới và phương thức đặc biệt
B. Phương thức năm tới, quý tới, tháng tới, tuần tới, ngày tới và phương thức đặc biệt
C. Phương thức năm tới, quý tới, tháng tới, tuần tới và phương thức đặc biệt
D. Phương thức năm tới, quý tới, tháng tới và phương thức đặc biệt

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
9
Câu 34: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị nào lập/ phê duyệt phương thức
vận hành hệ thống điện quốc gia tháng, tuần và các phương thức đặc biệt?
A. Cấp điều độ quốc gia/ Cục Điều tiết Điện lực.
B. Tập đoàn Điện lực Việt Nam/ Cục Điều tiết Điện lực
C. Cấp điều độ quốc gia/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam
D. Cấp điều độ quốc gia/ Bộ Công Thương
Câu 35: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị nào lập/ phê duyệt phương thức
vận hành hệ thống điện miền?
A. Cấp điều độ phân phối/ Cấp điều độ miền
B. Cấp điều độ miền/ Cấp điều độ miền
C. Cấp điều độ miền/ Cấp điều độ quốc gia
D. Cấp điều độ miền/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Câu 36: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định Đơn vị nào lập/ phê duyệt phương thức
vận hành hệ thống điện phân phối?
A. Cấp điều độ phân phối/ Cấp điều độ miền.
B. Cấp điều độ phân phối/ Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực tỉnh
C. Cấp điều độ phân phối/ Ủy ban nhân dân tỉnh
D. Cấp điều độ phân phối Quận, huyện/ Cấp điều độ phân phối tỉnh
Câu 37: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định lập/ phê duyệt phương thức vận hành
hệ thống điện miền ngày trên cơ sở phương thức nào đã được duyệt?
A. Phương thức vận hành hệ thống điện miền năm
B. Phương thức vận hành hệ thống điện miền quý
C. Phương thức vận hành hệ thống điện miền tháng
D. Phương thức vận hành hệ thống điện miền tuần
Câu 38: Phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định lập/ phê duyệt phương thức vận hành
hệ thống điện phân phối ngày trên cơ sở phương thức nào đã được duyệt?
A. Phương thức vận hành hệ thống điện phân phối năm
B. Phương thức vận hành hệ thống điện phân phối quý
C. Phương thức vận hành hệ thống điện phân phối tháng
D. Phương thức vận hành hệ thống điện phân phối tuần
Câu 39: Nội dung đăng ký phương thức (40/2014/TT-BCT-Điều 38)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định nội dung
đăng ký phương thức?
A. Dự báo phụ tải hệ thống điện

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
10
B. Dự kiến kế hoạch huy động nguồn điện không thuộc quyền điều khiển
C. Dự kiến kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện, vào vận hành của các công trình điện
mới thuộc quyền kiểm tra của điều độ cấp trên
D. Dự kiến chương trình thí nghiệm vận hành thiết bị thuộc quyền kiểm tra
của điều độ cấp trên
Câu 40: Trình tự đăng ký phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 39)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ phân phối tỉnh
gửi đăng ký phương thức vận hành năm tới cho Cấp điều độ miền?
A. Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm
B. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm
C. Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm
D. Trước ngày 20 tháng 8 hàng năm
Câu 41: Trình tự đăng ký phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 39)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ phân phối tỉnh
gửi đăng ký phương thức vận hành tháng tới cho Cấp điều độ miền?
A. Trước 08 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
B. Trước 09 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
C. Trước 10 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
D. Trước 15 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
Câu 42: Trình tự đăng ký phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 39)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ phân phối tỉnh
gửi đăng ký phương thức vận hành tuần tới cho Cấp điều độ miền?
A. Trước 10h00 ngày thứ Hai hàng tuần
B. Trước 10h00 ngày thứ Ba hàng tuần
C. Trước 10h00 ngày thứ Tư hàng tuần
D. Trước 10h00 ngày thứ Năm hàng tuần
Câu 43: Trình tự đăng ký phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 39)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ phân phối tỉnh
gửi đăng ký phương thức vận hành ngày tới (nếu có thay đổi so với phương thức tuần) cho
Cấp điều độ miền?
A. Trước 09h00 hàng ngày
B. Trước 10h00 hàng ngày
C. Trước 11h00 hàng ngày
D. Trước 11h30 hàng ngày
Câu 44: Trình tự thông báo phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 40)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ miền thông báo
phương thức vận hành năm tới cho Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Trước ngày 20 tháng 11 hàng năm
B. Trước ngày 25 tháng 11 hàng năm

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
11
C. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm
D. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm
Câu 45: Trình tự thông báo phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 40)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ miền thông báo
phương thức vận hành tháng tới cho Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Trước 05 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
B. Trước 06 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
C. Trước 07 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
D. Trước 08 ngày làm việc cuối cùng hàng tháng
Câu 46: Trình tự thông báo phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 40)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ miền thông báo
phương thức vận hành tuần tới cho Cấp điều độ phân phối tỉnh?
A. Trước 15h00 ngày thứ Năm hàng tuần
B. Trước 15h30 ngày thứ Năm hàng tuần
C. Trước 16h00 ngày thứ Năm hàng tuần
D. Trước 16h30 ngày thứ Năm hàng tuần
Câu 47: Trình tự thông báo phương thức vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 40)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian Cấp điều độ miền thông báo
phương thức vận hành ngày tới (nếu có sự thay đổi so với phương thức tuần) cho Cấp điều
độ phân phối tỉnh?
A. Trước 15h00 hàng ngày
B. Trước 15h30 hàng ngày
C. Trước 16h00 hàng ngày
D. Trước 16h30 ngày ngày
Câu 48: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 44)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian sửa chữa thiết bị là?
A. Thời gian từ khi bắt đầu thao tác tách đến khi kết thúc thao tác khôi phục
B. Thời gian từ khi cấp điều độ có quyền điều khiển bàn giao thiết bị cho Đơn vị quản lý
vận hành đến khi được bàn giao trở lại
C. Thời gian từ khi bắt đầu thao tác đến khi được bàn giao trở lại
D. Thời gian từ khi bàn giao cho Đơn vị quản lý vận hành đến khi kết thúc thao tác khôi
phục
Câu 49: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 44)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định trình tự đúng thực hiện lịch sửa chữa
bảo dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt của Đơn vị quản lý vận hành?
A. Chủ động thực hiện theo kế hoạch

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
12
B. Thông báo và được sự đồng ý của Điều độ viên trực ban tại cấp điều độ có quyền điều
khiển trước khi thực hiện
C. Thông báo và được sự đồng ý của Điều độ viên trực ban tại cấp điều độ có quyền kiểm
tra trước khi thực hiện
D. Thông báo và được sự đồng ý của Điều độ viên trực ban tại cấp điều độ có quyền điều
khiển, quyền kiểm tra trước khi thực hiện
Câu 50: Kế hoạch đưa công trình mới vào vận hành (40/2014/TT-BCT-Điều 45)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định đơn vị nào có trách nhiệm đăng ký
phương thức đóng điện nghiệm thu công trình mới với Cấp điều độ có quyền điều khiển?
A. Đơn vị thi công
B. Đơn vị Quản lý vận hành
C. Ban quản lý dự án
D. Chủ đầu tư
Câu 51: Hình thức lệnh điều độ (40/2014/TT-BCT-Điều 50)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định lệnh điều độ bao gồm những hình thức
nào?
A. Lời nói
B. Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển
C. Chữ viết
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 52: Yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ (40/2014/TT-BCT-Điều 51)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thời gian lưu trữ lệnh điều độ bằng lời
nói, tín hiệu điều khiển trong bao nhiêu lâu?
A. Ít nhất 03 tháng
B. Ít nhất 06 tháng
C. Ít nhất 01 năm
D. Ít nhất 02 năm
Câu 53: Yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ (40/2014/TT-BCT-Điều 51)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định thứ tự ưu tiên sử dụng kênh thông tin
liên lạc khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói?
A. Kênh điện thoại di động(không dây)/Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến
điện/Kênh điện thoại cố định
B. Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện/Kênh điện thoại di động(không
dây)/Kênh điện thoại cố định
C. Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện/Kênh điện thoại cố định/Kênh điện
thoại di động(không dây)
D. Kênh điện thoại cố định/ Kênh trực thông hoặc kênh thông tin vô tuyến điện/Kênh điện
thoại di động(không dây)

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
13
Câu 54: Yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ (40/2014/TT-BCT-Điều 51)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định, trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ
có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị, nhân viên vận hành cấp dưới có quyền?
A. Không thực hiện
B. Vẫn thực hiện theo đúng lệnh điều độ
C. Tố cáo với lãnh đạo nhân viên vận hành cấp trên
D. Chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với nhân viên vận hành cấp trên
Câu 55: Yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ (40/2014/TT-BCT-Điều 51)
Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia quy định, Nếu không có lý do chính đáng về an
toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì nhân viên vận
hành cấp dưới và đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải?
A. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật
B. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhân viên vận hành cấp trên
C. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị
D. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Câu 56: Cấp điều độ quốc gia (40/2014/TT-BCT-Điều 52)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, đối tượng nào không phải là Nhân viên
vận hành cấp dưới của Điều độ viên quốc gia?
A. Điều độ viên miền
B. Trưởng ca nhà máy điện lớn thuộc quyền điều khiển
C. Trưởng kíp trạm điện có cấp điện áp 500 kV
D. Trưởng kíp trạm điện có cấp điện áp 220/110 kV
Câu 57: Cấp điều độ miền (40/2014/TT-BCT-Điều 53)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, đối tượng nào không phải là Nhân viên
vận hành cấp dưới của Điều độ viên miền?
A. Điều độ viên phân phối tỉnh trong miền
B. Trưởng ca nhà máy điện thuộc quyền điều khiển
C. Trưởng kíp trạm điện thuộc quyền điều khiển
D. Trưởng kíp trạm phân phối đấu nối lưới 35 kV
Câu 58: Quan hệ công tác trong điều độ và vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 56)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy Nhân
viên vận hành cấp dưới không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình,
quy chuẩn, điều lệnh vận hành, nhân viên vận hành cấp trên có quyền?
A. Đình chỉ, không cho nhân viên vận hành cấp dưới tiếp tục trực ca
B. Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận
hành này
C. Báo cáo lãnh đạo xin ý kiến
D. Cả 03 phương án A, B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
14
Câu 59: Quan hệ công tác trong điều độ và vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 56)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, lãnh đạo của Nhân viên vận hành cấp dưới
có quyền thay đổi lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên không?
A. Có
B. Không
C. Có khi thấy lệnh nhân viên vận hành cấp trên không hợp lý
D. Có khi thấy lệnh nhân viên vận hành cấp trên trái với ý kiến của mình
Câu 60: Quan hệ công tác trong điều độ và vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 56)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trường hợp không đồng ý với lệnh điều độ
của nhân viên vận hành cấp trên, Lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới?
A. Ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó
B. Không được ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp
lệnh điều độ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị
C. Ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó khi thấy câu lệnh chưa hợp

D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 61: Quan hệ công tác trong điều độ và vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 56)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, khi lệnh của lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh
điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì nhân viên vận hành cấp dưới?
A. Thi hành lệnh của lãnh đạo
B. Không thi hành và thông báo lại với nhân viên vận hành cấp trên trừ trường hợp nguy
hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị
C. Không thi hành
D. Tìm cách trì hoãn thi hành lệnh của lãnh đạo
Câu 62: Quan hệ công tác trong điều độ và vận hành hệ thống điện (40/2014/TT-BCT-
Điều 56)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, khi bị đình chỉ tạm thời công tác Nhân viên
vận hành được phép?
A. Lập tức dời khỏi vị trí công tác
B. Rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với người thay thế
C. Rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với lãnh đạo trực tiếp
D. Rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với nhân viên vận hành cấp trên
Câu 63: Báo cáo vận hành ngày và báo cáo sự cố (40/2014/TT-BCT-Điều 57)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thời gian nhà máy điện, trạm điện hoặc
trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi báo cáo vận hành ngày hôm trước cho cấp điều
độ có quyền điều khiển?
A. Trước 00h30

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
15
B. Trước 01h30
C. Trước 05h30
D. Trước 06h30
Câu 64: Báo cáo vận hành ngày và báo cáo sự cố (40/2014/TT-BCT-Điều 57)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thời gian Cấp điều độ phân phối tỉnh có
trách nhiệm gửi báo cáo vận hành ngày hôm trước cho Cấp điều độ miền?
A. Trước 00h30
B. Trước 05h30
C. Trước 06h30
D. Trước 07h30
Câu 65: Báo cáo vận hành ngày và báo cáo sự cố (40/2014/TT-BCT-Điều 57)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thời gian Cấp điều độ miền có trách nhiệm
gửi báo cáo vận hành ngày hôm trước cho Cấp điều độ quốc gia?
A. Trước 00h30.
B. Trước 05h30.
C. Trước 06h30
D. Trước 07h30
Câu 66: Quy định về giao, nhận ca (40/2014/TT-BCT-Điều 58)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ
giao nhận ca ít nhất bao nhiêu phút để tìm hiểu nhận ca?
A. 15 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 60 phút
Câu 67: Quy định về giao, nhận ca (40/2014/TT-BCT-Điều 58)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, không cho phép giao ca trong các trường
hợp nào?
A. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp
B. Chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình
hình vận hành trong ca cho nhân viên vận hành nhận ca
C. Nhân viên vận hành nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia, sử
dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 68: Quy định về giao, nhận ca (40/2014/TT-BCT-Điều 58)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, không có người đến nhận ca khi hết giờ
trực ca?
A. Nhân viên vận hành đang trực ca phải báo cáo lãnh đạo đơn vị biết để bố trí người khác
thay thế
B. Nhân viên vận hành đang trực ca phải báo cáo lãnh đạo đơn vị biết và ra về

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
16
C. Tiếp tục chờ cho đến lúc người đến nhận ca đến
D. Ra về khi đã hết giờ trực ca
Câu 69: Quy định về giao, nhận ca (40/2014/TT-BCT-Điều 58)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thủ tục giao nhận ca được hoàn thành khi
nào:
A. Sau khi người nhận ca ký tên vào sổ giao nhận ca
B. Sau khi người giao ca ký tên vào sổ giao nhận ca
C. Sau khi người giao ca và người nhận ca ký tên vào sổ giao nhận ca
D. Sau khi đủ cả kíp nhận ca ký tên vào sổ giao nhận ca
Câu 70: Quy định đối với nhân viên vận hành trong thời gian trực ca (40/2014/TT-
BCT-Điều 59)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trong thời gian trực ca nhân viên vận hành
phải?
A. Ghi chép đầy đủ nội dung liên hệ công việc vào sổ giao nhận ca theo trình tự thời gian
B. Ghi chép đầy đủ nội dung liên hệ công việc vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự thời
gian
C. Ghi chép đầy đủ nội dung liên hệ công việc vào sổ nhật ký vận hành nhưng ko cần theo
trình tự thời gian
D. Không phải ghi chép gì
Câu 71: Điều kiện cho phép trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực vận hành
(Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều 60 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị nào có trách nhiệm phê duyệt Đề
án thành lập trung tâm điều khiển nhà máy điện hoặc trạm điện không người trực của đơn
vị quản lý vận hành?
A. Đơn vị quản lý trực tiếp
B. Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Cấp điều độ có quyền kiểm tra
D. Cục Điều tiết điện lực
Câu 72: Điều kiện cho phép trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực vận hành
(Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều 60 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, đối với trung tâm điều khiển nhóm nhà
máy điện lớn, nhóm nhà máy điện năng lượng tái tạo hoặc nhóm trạm điện truyền tải, Đơn
vị quản lý vận hành có trách nhiệm báo cáo đơn vị nào sau đây trước khi phê duyệt?
A. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
B. Cục Điều tiết điện lực
C. Bộ Công Thương
D. Uỷ ban nhân dân tỉnh

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
17
Câu 73: Điều kiện cho phép trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực vận hành
(Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều 60 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, việc thành lập trung tâm điều khiển trạm
điện hoặc nhà máy điện phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?
A. Các trạm điện, nhà máy điện được thao tác xa từ trung tâm điều khiển phải có hai đơn
vị điều độ có quyền điều khiển
B. Các trạm điện, nhà máy điện được thao tác xa từ trung tâm điều khiển chỉ cho phép một
đơn vị điều độ có quyền điều khiển
C. Các trạm điện, nhà máy điện được thao tác xa từ trung tâm điều khiển phải cùng một
đơn vị điều độ có quyền điều khiển hoặc thuộc hai đơn vị điều độ có quyền điều khiển
mà đơn vị điều độ này là nhân viên trực tiếp cấp dưới của đơn vị điều độ kia
D. Các trạm điện, nhà máy điện được thao tác xa từ trung tâm điều khiển phải cùng một
đơn vị điều độ có quyền điều khiển hoặc thuộc hai đơn vị điều độ có quyền điều khiển
mà đơn vị điều độ này không là nhân viên trực tiếp cấp dưới của đơn vị điều độ kia
Câu 74: Điều kiện cho phép trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực vận hành
(Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều 60 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị nào có trách nhiệm xây dựng quy
trình phối hợp vận hành nhà máy điện, trạm điện không người trực?
A. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
B. Trung tâm điều khiển và Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Nhà máy điện, trạm điện không người trực và Trung tâm điều khiển
D. Đơn vị quản lý vận hành và Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 75: Vận hành trạm điện hoặc nhà máy điện không người trực (Thông tư 31/2019-
TT-BCT sửa đổi điều 61 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trong mỗi ca trực vận hành tại trung tâm
điều khiển có mấy người đảm nhiệm chức danh Trưởng ca hoặc Trưởng kíp?
A. 01 người
B. 02 người
C. Toàn bộ kíp trực
D. Không người nào
Câu 76: Quy định các cấp điều khiển tần số (Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều
64 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Điều khiển tần số trong hệ thống điện quốc
gia là quá trình điều khiển trong hệ thống điện để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống,
bao gồm?
A. Điều khiển tần số cấp I; Điều khiển tần số cấp II; Điều khiển tần số cấp 3
B. Điều khiển tần số sơ cấp; Điều khiển tần số cấp II; Điều khiển tần số cấp 3
C. Điều khiển tần số sơ cấp; Điều khiển tần số thứ cấp; Điều khiển tần số cấp 3
D. Điều khiển tần số cấp I; Điều khiển tần số thứ cấp; Điều khiển tần số cấp 3

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
18
Câu 77: Quy định các cấp điều khiển tần số (Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều
64 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều khiển tần số thứ cấp là?
A. Quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện thông qua
tác động của hệ thống SCADA nhằm đưa tần số về dải làm việc cho phép
B. Quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện thông qua
tác động của hệ thống EMS nhằm đưa tần số về dải làm việc cho phép
C. Quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện thông qua
tác động của hệ thống AGC nhằm đưa tần số về dải làm việc cho phép
D. Quá trình điều chỉnh tức thời tần số hệ thống điện được thực hiện bởi số lượng lớn các
tổ máy phát điện có trang bị hệ thống điều tốc
Câu 78: Quy định các cấp điều khiển tần số (Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều
64 của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều khiển tần số cấp 3 là?
A. Quá trình điều chỉnh tiếp theo của điều chỉnh tần số thứ cấp được thực hiện bằng lệnh
điều độ để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm
bảo phân bổ kinh tế công suất phát các tổ máy phát điện.”
B. Điều chỉnh bằng sự phối hợp các bộ tự động điều chỉnh tần số để đưa tần số hệ thống
điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất
phát các tổ máy phát
C. Điều chỉnh bằng tay theo lệnh điều độ
D. Điều chỉnh tự động tối ưu công suất các tổ máy trong nhà máy
Câu 79: Các biện pháp điều chỉnh tần số (Thông tư 31/2019-TT-BCT sửa đổi điều 66
của Thông tư 40/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thứ tự huy động công suất phát hữu công
các nhà máy điện để điều chỉnh tần số HTĐ?
A. Các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh;Các tổ máy phát
điện cung cấp dịch vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp; Các tổ máy phát điện căn cứ
trên thứ tự huy động theo các bản chào giá của tổ máy phát điện (nếu có) trong thị
trường điện cạnh tranh hoặc giá bán điện
B. Các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh; Các tổ máy phát
điện căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào giá của tổ máy phát điện (nếu có)
trong thị trường điện cạnh tranh hoặc giá bán điện; Các tổ máy phát điện cung cấp dịch
vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp
C. Các tổ máy phát điện căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào giá của tổ máy phát
điện (nếu có) trong thị trường điện cạnh tranh hoặc giá bán điện; Các tổ máy phát điện
cung cấp dịch vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp; Các tổ máy phát điện cung cấp dịch
vụ dự phòng khởi động nhanh
D. Các tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ điều khiển tần số thứ cấp; Các tổ máy
phát điện căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào giá của tổ máy phát điện (nếu

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
19
có) trong thị trường điện cạnh tranh hoặc giá bán điện; Các tổ máy phát điện cung cấp
dịch vụ dự phòng khởi động nhanh
Câu 80: Các biện pháp điều khiển tần số (40/2014/TT-BCT-Điều 66)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, cấp điều độ có quyền điều khiển được phép
điều chỉnh điện áp trong phạm vi nào để thay đổi tần số?
A. ± 5% so với điện áp định mức
B. ± 5% so với điện áp danh định
C. ± 10% so với điện áp danh định
D. Điều chỉnh theo biểu đồ điện áp đã được công bố
Câu 81: Các biện pháp điều khiển tần số (40/2014/TT-BCT-Điều 66)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, sau khi đã hết nguồn dự phòng, cấp điều
độ có quyền điều khiển phải thực hiện sa thải phụ tải khi tần số HTĐ giảm xuống dưới mức
bao nhiêu?
A. 49,8 Hz
B. 49,5 Hz
C. 49,0 Hz
D. 48,0 Hz
Câu 82: Giới hạn điện áp (40/2014/TT-BCT-Điều 67)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, giới hạn điện áp được xác định như thế
nào?
A. Giá trị điện áp lớn nhất cho phép thiết bị vận hành lâu dài theo quy định
của nhà chế tạo
B. Giá trị điện áp nhỏ nhất cho phép vận hành lâu dài phải đảm bảo an toàn
cho hệ thống tự dùng của nhà máy điện, đảm bảo mức dự phòng ổn định tĩnh
của hệ thống điện hoặc đường dây có liên quan, giới hạn này căn cứ vào kết quả tính
toán các chế độ vận hành của hệ thống điện mà quy định riêng bằng các điều lệnh
C. Giá trị điện áp đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 83: Phân cấp tính toán điện áp, cân bằng công suất phản kháng (40/2014/TT-
BCT-Điều 71)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Cấp điều độ miền căn cứ vào đâu để tính
toán, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp hệ thống điện miền thuộc quyền điều khiển
cho phù hợp với giới hạn quy định?
A. Công suất vô công của các nhà máy điện trong HTĐ miền
B. Đặc điểm phụ tải của HTĐ miền
C. Mức điện áp trên hệ thống điện 500 kV và tại một số nút chính thuộc lưới điện 220 kV
do Cấp điều độ quốc gia xác định
D. Cả 03 phương án A, B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
20
Câu 84: Phân cấp tính toán điện áp, cân bằng công suất phản kháng (40/2014/TT-
BCT-Điều 71)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Cấp điều độ phân phối tỉnh căn cứ vào đâu
để tính toán, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp hệ thống điện phân phối thuộc quyền
điều khiển cho phù hợp với giới hạn quy định?
A. Công suất vô công của các nhà máy điện trong HTĐ phân phối tỉnh
B. Mức điện áp tại các điểm nút do Cấp điều độ miền xác định
C. Đặc điểm phụ tải của HTĐ phân phối tỉnh
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 85: Quy định về biểu đồ điện áp (40/2014/TT-BCT-Điều 72)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Cấp điều độ phân phối tỉnh căn cứ vào đâu
để tính toán, xác định điện áp và điều chỉnh điện áp hệ thống điện phân phối thuộc quyền
điều khiển cho phù hợp với giới hạn quy định?
A. Công suất vô công của các nhà máy điện trong HTĐ phân phối tỉnh
B. Mức điện áp tại các điểm nút do Cấp điều độ miền xác định
C. Đặc điểm phụ tải của HTĐ phân phối tỉnh
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 86: Các biện pháp điều chỉnh điện áp (40/2014/TT-BCT-Điều 73)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào đúng quy định việc điều chỉnh
điện áp để tăng điện áp phía trung áp, hạ áp?
A. Điện áp phía cao cao hơn +5% so với điện áp danh định
B. Điện áp phía cao thấp dưới -5% so với điện áp danh định
C. Điện áp phía cao thấp dưới -7% so với điện áp danh định
D. Điện áp phía cao thấp dưới -10% so với điện áp danh định
Câu 87: Thao tác điều khiển lưới điện (40/2014/TT-BCT-Điều 74)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, thiết bị điện được tách dự phòng (không
mang điện) trong bao lâu thì trước khi đưa vào vận hành, Đơn vị quản lý vận hành thiết bị
phải thực hiện thí nghiệm, kiểm tra và xác nhận thiết bị điện đủ tiêu chuẩn vận hành?
A. Quá 30 ngày
B. Quá 60 ngày
C. Quá 90 ngày
D. Quá 120 ngày
Câu 88: Thực hiện biểu đồ phát công suất tác dụng (40/2014/TT-BCT-Điều 78)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, không tính là vi phạm biểu đồ phát công
suất của các nhà máy trong trường hợp nào sau đây?
A. Trưởng ca nhà máy tự ý tăng, giảm công suất tổ máy phát
B. Tăng hoặc giảm biểu đồ phát công suất của nhà máy điện do quá tải đường dây đấu nối
nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia, do yêu cầu điều khiển điện áp hoặc điều
khiển tần số trên hệ thống điện quốc gia
C. Tăng, giảm công suất phát của tổ máy theo lệnh của lãnh đạo đơn vị

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
21
D. Giảm biểu đồ phát công suất của các nhà máy điện do ngừng thiết bị ngoài kế hoạch
nhưng không thông báo với cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 89: Tự động sa thải phụ tải theo tần số thấp (40/2014/TT-BCT-Điều 83)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, các phụ tải đã cắt ra do ngừng cung cấp
điện hoặc tự động cắt tải theo tần số chỉ được khôi phục lại khi?
A. Tần số trên 50 Hz
B. Tần số trên 50,2 Hz
C. Tần số trên 50,5 Hz
D. Có lệnh của điều độ cấp trên
Câu 90: Cắt tải sự cố do quá tải hoặc điện áp thấp (40/2014/TT-BCT-Điều 84)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, các phụ tải đã cắt ra do quá tải hoặc điện
áp thấp được khôi phục lại khi?
A. Mức quá tải và điện áp khu vực trở lại giá trị cho phép và phải được sự đồng ý của cấp
điều độ có quyền điều khiển
B. Điện áp trở lại giá trị danh định
C. Đường dây, thiết bị hết quá tải
D. Khôi phục tại bất kỳ thời điểm nào
Câu 91: Cắt tải sự cố do quá tải hoặc điện áp thấp (40/2014/TT-BCT-Điều 84)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, cắt tải cấp điện áp 110kV được phép thực
hiện trong trường hợp nào?
A. Cảnh báo
B. Khẩn cấp
C. Cực kỳ khẩn cấp
D. Vận hành bình thường
Câu 92: Quy định nhân viên bộ phận trực ban chỉ huy điều độ miền (40/2014/TT-
BCT-Điều 95)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, trong mỗi ca trực vận hành HTĐ tại Cấp
điều độ miền phải có mấy người?
A. Ít nhất 01 người
B. Ít nhất 02 người
C. Ít nhất 03 người
D. Không có quy định
Câu 93: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên miền
(40/2014/TT-BCT-Điều 96)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không phải là nhiệm vụ
của Điều độ viên miền?
A. Khi xảy ra sự cố lớn trong hệ thống điện miền, Điều độ viên miền phải kịp thời báo cáo
cho Điều độ viên quốc gia, lãnh đạo Cấp điều độ miền
B. Chỉ huy việc thao tác trên lưới điện thuộc quyền điều khiển

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
22
C. Theo dõi, báo cáo tình hình vận hành của hệ thống thông tin liên lạc. Phối hợp với các
bộ phận liên quan xử lý kịp thời các sự cố về thông tin liên lạc
D. Chỉ huy điều độ hệ thống điện miền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, tin cậy, đảm
bảo chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vận hành thực tế của hệ thống điện
miền
Câu 94: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên miền
(40/2014/TT-BCT-Điều 96)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không đúng quyền hạn
của Điều độ viên miền?
A. Chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp
dưới
B. Đưa thiết bị ra sửa chữa ngoài kế hoạch ngoài phạm vi ca trực của mình và phải chịu
trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn cung cấp điện và an toàn của hệ thống điện miền
C. Cho phép tiến hành thao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ miền,
thay đổi sơ đồ kết dây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi sơ đồ kết dây phù
hợp với tình hình thực tế
D. Xin ý kiến lãnh đạo Cấp điều độ miền hoặc Điều độ viên quốc gia để xử lý những vấn
đề không thuộc thẩm quyền hoặc không đủ khả năng giải quyết
Câu 95: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên miền
(40/2014/TT-BCT-Điều 96)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Điều độ viên miền không phải chịu trách
nhiệm pháp lý trong trường hợp nào sau đây?
A. Vi phạm những quy trình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động
B. Chỉ huy xử lý sự cố sai quy trình dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố
C. Chỉ huy vận hành hệ thống điện miền sai chế độ quy định mà không có lý do chính
đáng
D. Ra lệnh điều độ đúng và kịp thời trong những điều kiện làm việc bình thường cũng như
trong trường hợp sự cố
Câu 96: Nhiệm vụ của bộ phận phương thức ngắn hạn Cấp điều độ miền
(40/2014/TT-BCT-Điều 97)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, bộ phận phương thức ngắn hạn có nhiệm
vụ?
A. Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị trong hệ
thống điện miền
B. Tính toán chế độ vận hành hệ thống điện miền phục vụ việc thao tác
C. Lập phiếu thao tác ngoài kế hoạch
D. Lập cơ sở dữ liệu hệ thống điện phục vụ công tác tính toán chế độ vận hành, tính toán
ngắn mạch, tính toán ổn định, tính toán quá độ điện từ và các mục đích khác

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
23
Câu 97: Nhiệm vụ của bộ phận tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động Cấp điều
độ miền (40/2014/TT-BCT-Điều 99)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không đúng nhiệm vụ bộ
phận tính toán chỉnh định bảo vệ rơ le và tự động?
A. Tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các thiết bị rơ le bảo vệ và tự động hàng
tháng, hàng quý, hàng năm trong hệ thống điện miền
B. Tính toán trị số chỉnh định bảo vệ rơ le và tự động cho các MBA110KV của các Công
ty Điện lực
C. Tính toán trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện 220 kV, 110 kV thuộc
quyền điều khiển của Cấp điều độ miền
D. Tính toán, kiểm tra trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho khối máy phát - máy
biến áp của nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ miền
Câu 98: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên phân phối tỉnh
(40/2014/TT-BCT-Điều 103)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không phải là nhiệm vụ
của Điều độ viên phân phối tỉnh?
A. Chỉ huy việc điều khiển nguồn điện, phụ tải điện thuộc quyền điều khiển
B. Lập biểu cắt điện và biểu hạn chế phụ tải, danh sách phụ tải cần đặc biệt ưu tiên, danh
sách các điểm đặt thiết bị tự động sa thải phụ tải theo tần số, tự động đóng lại phụ tải
khi tần số cho phép
C. Chỉ huy việc điều khiển điện áp trên hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển
D. Yêu cầu nhân viên vận hành cấp dưới thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, điều
lệnh vận hành và kỷ luật lao động
Câu 99: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên phân phối tỉnh
(40/2014/TT-BCT-Điều 103)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không đúng quyền hạn
của Điều độ viên phân phối tỉnh?
A. Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc Điều độ viên miền xử lý những vấn đề không thuộc
thẩm quyền giải quyết
B. Thay đổi biểu đồ phụ tải của các đơn vị trong hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều
khiển cho phù hợp với tình hình thực tế vận hành trong phạm vi ca trực của mình
C. Ra lệnh điều độ cho nhân viên vận hành cấp dưới và không phải kiểm tra việc thực hiện
lệnh đó
D. Cho phép tiến hành thao tác trên hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển, thay
đổi sơ đồ nối dây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi sơ đồ kết dây phù hợp
với tình hình thực tế
Câu 100: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều độ viên phân phối
tỉnh (40/2014/TT-BCT-Điều 103)
Theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Điều độ viên phân phối tỉnh không phải
chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp nào sau đây?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
24
A. Gây ra sự cố chủ quan trong ca trực của mình
B. Chỉ huy xử lý sự cố sai quy trình dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố
C. Không thực hiện đầy đủ phương thức ngày đã được duyệt khi có lý do chính đáng và
được lãnh đạo điều độ phân phối chấp nhận
D. Chỉ huy vận hành hệ thống điện phân phối sai chế độ quy định mà không có lý do chính
đáng

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
25
THÔNG TƯ 44/2014/TT-BCT
(Thông tư Quy định quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo quyết định
số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công thương)
Câu 101: Giải thích từ ngữ (44/2014/TT-BCT-Điều 3)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định người ra
lệnh thao tác?
A. Điều độ viên tại các Cấp điều độ
B. Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển
C. Trưởng kíp trạm điện
D. Lãnh đạo trực tiếp của Nhân viên vận hành
Câu 102: Giải thích từ ngữ (44/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người nhận lệnh là?
A. Trưởng ca các nhà máy điện
B. Trưởng kíp trạm 500kV, 220kV
C. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của người ra lệnh
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 103: Giải thích từ ngữ (44/2014/TT-BCT-Điều 3)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trung tâm điều khiển là?
A. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có
thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện hoặc các thiết
bị đóng cắt trên lưới điện
B. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để có thể giám sát,
điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện
C. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có
thể giám sát, điều khiển từ xa
D. Trung tâm được lắp đặt hệ thống SCADA có thể giám sát, điều khiển từ xa các thiết bị
điện
Câu 104: Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
(44/2014/TT-BCT-Điều 4)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định Nhân viên vận hành tại nhà máy điện,
trạm điện không phải lập phiếu thao tác nhưng phải ghi vào sổ nhật ký vận hành trước khi
thao tác trong trường hợp nào?
A. Xử lý sự cố
B. Thao tác có số bước thao tác không quá 03 bước
C. Trong mọi trường hợp đều phải lập phiếu thao tác
D. Phương án B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
26
Câu 105: Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia (Thông
tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 4 Thông tư 44/2014/TT-BCT)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thao tác tại các Cấp điều độ không phải
lập phiếu thao tác nhưng phải ghi vào sổ nhật ký vận hành trước khi thao tác trong trường
hợp nào?
A. Thao tác có số bước thao tác không quá 03 bước
B. Thao tác có số bước thao tác không quá 04 bước
C. Thao tác có số bước thao tác không quá 05 bước
D. Thao tác có số bước thao tác không quá 06 bước
Câu 106: Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
(44/2014/TT-BCT-Điều 4)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác
đối với Đơn vị quản lý vận hành?
A. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác trong
nội bộ phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển
B. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm duyệt và thực hiện phiếu thao tác trong nội bộ
phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển gửi từ các Cấp điều độ
C. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm viết, duyệt và chỉ huy thực hiện phiếu thao tác
khi phải phối hợp thao tác thiết bị điện tại nhiều trạm điện, nhà máy điện, trung tâm
điều khiển
D. Phương án B, C
Câu 107: Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
(44/2014/TT-BCT-Điều 4)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác
đối với Cấp điều độ có quyền điều khiển?
A. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và chỉ huy thực
hiện phiếu thao tác đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của mình
B. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm viết, duyệt và chỉ huy thực hiện phiếu
thao tác khi phải phối hợp thao tác thiết bị điện tại nhiều trạm điện, nhà máy điện, trung
tâm điều khiển hoặc trong trường hợp thao tác xa từ cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác
trong nội bộ phạm vi 01 (một) trạm điện, nhà máy điện,trung tâm điều khiển
D. Phương án A, C
Câu 108: Lệnh thao tác bằng lời nói (44/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định chế độ mất liên lạc khi thao tác?
A. Không cho phép truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại
các đơn vị khác
B. Cho phép truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại các đơn
vị khác

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
27
C. Cho phép truyền lệnh thao tác thông qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại đơn
vị khác nhưng không được phép thao tác
D. Cho phép truyền lệnh thao tác thông qua lãnh đạo các đơn vị khác
Câu 109: Lệnh thao tác bằng lời nói (44/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trách nhiệm của Nhân viên vận hành
trực ban trung gian khi truyền lệnh?
A. Phải ghi âm, ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác
đến đúng người nhận lệnh
B. Phải có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người nhận lệnh. Trường hợp
nhân viên vận hành trực ban trung gian không liên lạc được với người nhận lệnh, phải
báo lại ngay cho người ra lệnh biết
C. Phải ghi âm, ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác
đến đúng người nhận lệnh. Trường hợp nhân viên vận hành trực ban trung gian không
liên lạc được với người nhận lệnh, phải báo lại ngay cho người ra lệnh biết
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 110: Lệnh thao tác bằng lời nói (44/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với người ra lệnh thao tác?
A. Phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh; Lệnh
thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và chỉ rõ mục đích thao tác; Trong trường
hợp dự báo có khả năng không liên lạc được cho phép ra lệnh thao tác nhiều nhiệm vụ
và thống nhất thời gian thao tác
B. Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và chỉ rõ mục đích thao tác; Trong
trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được cho phép ra lệnh thao tác nhiều
nhiệm vụ và thống nhất thời gian thao tác
C. Phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh; Lệnh
thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và chỉ rõ mục đích thao tác
D. Phải thông báo rõ họ tên và phải xác định rõ họ tên; Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ
ràng, chính xác; Trong trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được cho phép
ra lệnh thao tác nhiều nhiệm vụ
Câu 111: Lệnh thao tác bằng lời nói (44/2014/TT-BCT-Điều 5)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định đối với
người nhận lệnh thao tác?
A. Nhắc lại lệnh, ghi chép đầy đủ lệnh thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu
thao tác
B. Trường hợp chưa hiểu rõ lệnh thao tác, có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích và chỉ
tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác
C. Tiến hành thao tác
D. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
28
Câu 112: Lệnh thao tác bằng lời nói (44/2014/TT-BCT-Điều 5)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định lệnh điều độ được coi là thực hiện xong
khi?
A. Người nhận lệnh đã thao tác xong theo lệnh
B. Người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành
C. Đã quá giờ hẹn thao tác
D. Người ra lệnh báo cáo cho người nhận lệnh biết kết quả đã hoàn thành
Câu 113: Phiếu thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 6)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định với phiếu
thao tác?
A. Phiếu thao tác phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa và thể hiện rõ phiếu được viết
cho sơ đồ kết dây nào
B. Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ kết d ây
thực tế phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu và phải ghi vào mục “Các sự kiện
bất thường trong thao tác” của phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành
C. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số
D. Cả 03 phương án A, B, C đều sai
Câu 114: Phiếu thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 6)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thời gian lưu trữ đối với phiếu thao tác
đã thực hiện xong không xẩy ra sự cố hoặc tai nạn?
A. Ít nhất 03 tháng
B. Ít nhất 06 tháng
C. Ít nhất 09 tháng
D. Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị
Câu 115: Phiếu thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 6)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thời gian lưu trữ đối với phiếu thao tác
khi thao tác xẩy ra sự cố hoặc tai nạn?
A. Ít nhất 03 tháng
B. Ít nhất 06 tháng
C. Không hủy và được lưu vào hồ sơ điều tra
D. Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị
Câu 116: Phiếu thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 6)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định phiếu thao tác mẫu không được lập cho
các thao tác nào?
A. Tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái, máy biến áp, thiết bị bù
B. Dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại
C. Tách hoặc đưa vào vận hành đường dây
D. Thao tác đóng điện thiết bị mới, công trình mới

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
29
Câu 117: Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch (44/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
tại trạm điện theo kế hoạch?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu
thao tác; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện hoặc người được uỷ quyền
C. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Trưởng, Phó trạm điện
D. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Trưởng, Phó trạm điện hoặc người được uỷ quyền
Câu 118: Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch (44/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
tại nhà máy điện theo kế hoạch?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Quản đốc, Phó quản đốc
phân xưởng vận hành nhà máy điện
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu
thao tác; Người duyệt phiếu là Giám đốc, Phó giám đốc nhà máy, Quản đốc, Phó quản
đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện hoặc người được uỷ quyền
C. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện
D. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện hoặc người được
uỷ quyền
Câu 119: Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch (44/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
tại trung tâm điều khiển theo kế hoạch?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trung tâm
điều khiển
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu
thao tác; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trung tâm điều khiển hoặc người được uỷ
quyền
C. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Trưởng, Phó trung tâm điều khiển
D. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Trưởng, Phó trung tâm điều khiển hoặc người được uỷ quyền
Câu 120: Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch (44/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
tại Cấp điều độ theo kế hoạch?
A. Người viết phiếu là cán bộ phương thức; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều
độ

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
30
B. Người viết phiếu là cán bộ phương thức được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người
duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ, Trưởng, Phó phòng điều độ hoặc người
được uỷ quyền
C. Người viết phiếu là nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người duyệt
phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ
D. Người viết phiếu là cán bộ phương thức được giao nhiệm vụ viết phiếu thao tác; Người
duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ hoặc người được uỷ quyền
Câu 121: Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất (44/2014/TT-BCT-Điều 8)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
đột xuất tại trạm điện?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện,
Trưởng kíp, Trực chính
C. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trạm điện
D. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng kíp, Trực chính
Câu 122: Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất (44/2014/TT-BCT-Điều 8)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
đột xuất tại nhà máy điện?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành thiết bị điện; Người duyệt phiếu là Quản đốc,
Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành thiết bị điện; Người duyệt phiếu là Giám đốc,
Phó giám đốc nhà máy; Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện;
Trưởng ca, Trưởng kíp
C. Người viết phiếu là nhân viên vận hành thiết bị điện; Người duyệt phiếu là Quản đốc,
Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện
D. Người viết phiếu là nhân viên vận hành thiết bị điện; Người duyệt phiếu là Quản đốc,
Phó quản đốc phân xưởng vận hành nhà máy điện; Trưởng ca, Trưởng kíp
Câu 123: Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất (44/2014/TT-BCT-Điều 8)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
đột xuất tại trung tâm điều khiển?
A. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trung tâm
điều khiển
B. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó trung tâm
điều khiển; Trưởng ca, Trưởng kíp
C. Người viết phiếu là nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ; Người duyệt phiếu là
Trưởng, Phó trung tâm điều khiển; Trưởng ca, Trưởng kíp
D. Người viết phiếu là nhân viên vận hành; Người duyệt phiếu là Trưởng ca, Trưởng kíp
Câu 124: Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất (44/2014/TT-BCT-Điều 8)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định người viết phiếu và người duyệt phiếu
đột xuất tại Cấp điều độ?
A. Người viết phiếu là Điều độ viên; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
31
B. Người viết phiếu là Điều độ viên được giao nhiệm vụ; Người duyệt phiếu là Trưởng,
Phó đơn vị điều độ, Trưởng, Phó phòng điều độ; Điều độ viên phụ trách ca
C. Người viết phiếu là Điều độ viên; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó đơn vị điều độ,
Trưởng, Phó phòng điều độ; Điều độ viên phụ trách ca
D. Người viết phiếu là Điều độ viên; Người duyệt phiếu là Trưởng, Phó phòng điều độ,
Điều độ viên phụ trách ca
Câu 125: Thời gian và hình thức chuyển phiếu thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 9)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thời gian chuyển phiếu thao tác theo kế
hoạch tới nhân viên vận hành trực tiếp thao tác?
A. Trước 15 phút thời gian dự kiến thao tác
B. Trước 30 phút thời gian dự kiến thao tác
C. Trước 45 phút thời gian dự kiến thao tác
D. Trước 60 phút thời gian dự kiến thao tác
Câu 126: Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 11)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia qui định trách nhiệm đối với người ra lệnh?
A. Không chịu trách nhiệm về lệnh thao tác
B. Chịu trách nhiệm về lệnh thao tác
C. Chịu một phần trách nhiệm về lệnh thao tác
D. Chịu 50% trách nhiệm về lệnh thao tác
Câu 127: Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 11)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia không yêu cầu người ra lệnh phải nắm vững nội
dung nào dưới đây?
A. Tên thao tác và mục đích thao tác
B. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến
C. Những phần tử không nối đất
D. Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực, nhà máy điện, trạm điện
cần thao tác
Câu 128: Yêu cầu đối với người giám sát, người thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 12)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với người giám sát, người thao tác
khi xuất hiện cảnh báo hoặc trục trặc, bất thường trong quá trình thao tác phải?
A. Ngừng thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp
theo
B. Thao tác các bước còn lại của phiếu thao tác sau đó báo lên Cấp điều độ có quyền điều
khiển
C. Báo cáo Lãnh đạo đơn vị sau đó thực hiện theo lệnh trực tiếp
D. Báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển sau đó thực hiện theo lệnh trực tiếp
Câu 129: Yêu cầu đối với người giám sát, người thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 12)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với người giám sát, người thao tác
có được phép thay đổi trình tự phiếu thao tác?
A. Không được phép
B. Được phép khi thấy trình tự phiếu không hợp lý

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
32
C. Được phép khi được sự đồng ý của người ra lệnh thao tác
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 130: Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa
đổi Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BCT)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định bậc an toàn đối với người giám sát,
người thao tác trực tiếp?
A. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 02, người giám sát phải có bậc an
toàn từ bậc 04
B. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03, người giám sát phải có bậc an
toàn từ bậc 04
C. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 04, người giám sát phải có bậc an
toàn bậc 05
D. Người thao tác trực tiếp, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 04
Câu 131: Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa
đổi Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định nội dung
mà Nhân viên vận hành phải ghi chép vào sổ nhật ký vận hành sau khi kết thúc thao tác?
A. Tên phiếu thao tác
B. Những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, tiếp địa di động
C. Những thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc đã
kết thúc công tác
D. Thời gian dự kiến kết thúc công tác
Câu 132: Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa
đổi Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, tại vị trí thao tác nhân viên vận hành phải
kiểm tra?
A. Tên các thiết bị có tương ứng với tên trong phiếu thao tác không
B. Dụng cụ thao tác
C. Nội dung phiếu công tác
D. Thời gian dự kiến kết thúc công tác
Câu 133: Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ (44/2014/TT-BCT-Điều 14)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối tượng nào có quyền cho phép thay
đổi chế độ làm việc của mạch khóa liên động?
A. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị
B. Trưởng kíp, trực chính trạm điện, trưởng ca nhà máy điện
C. Kỹ thuật viên trạm điện
D. Nhân viên vận hành cấp dưới
Câu 134: Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ (44/2014/TT-BCT-Điều 14)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối tượng nào có quyền cho phép thay
đổi chế độ làm việc của mạch khóa liên động?
A. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
33
B. Trưởng kíp, trực chính trạm điện, trưởng ca nhà máy điện
C. Kỹ thuật viên trạm điện
D. Nhân viên vận hành cấp dưới
Câu 135: Thao tác trong giờ có nhu cầu sử dụng điện cao và giao nhận ca
(44/2014/TT-BCT-Điều 15)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định về thao tác trong giờ có nhu cầu sử
dụng điện cao và thời gian giao nhận ca?
A. Không cho phép
B. Hạn chế
C. Được phép không hạn chế
D. Được phép sau khi đã báo cho Nhân viên vận hành cấp trên
Câu 136: Thao tác trong giờ có nhu cầu sử dụng điện cao và giao nhận ca
(44/2014/TT-BCT-Điều 15)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định cho phép
thao tác trong giờ có nhu cầu sử dụng điện cao và thời gian giao nhận ca?
A. Xử lý sự cố
B. Đe dọa an toàn đến người hoặc thiết bị
C. Cần hạn chế phụ tải để ổn định hệ thống điện
D. Thao tác không hạn chế
Câu 137: Thao tác trong giờ có nhu cầu sử dụng điện cao và giao nhận ca
(44/2014/TT-BCT-Điều 15)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trong trường hợp thao tác phức tạp, kéo
dài đến giờ giao nhận ca. Nhân viên vận hành được phép giao nhận ca khi?
A. Được sự đồng ý của Lãnh đạo trực tiếp đơn vị
B. Được sự đồng ý của Điều độ viên cấp trên
C. Nhân viên vận hành ca sau đồng ý nhận ca
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 138: Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu (44/2014/TT-BCT-Điều 16)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định khi điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời
có mưa tạo dòng trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 6 trở lên) thì Nhân viên
vận hành có được phép thao tác ngoài trời tại vị trí đặt thiết bị?
A. Không được phép
B. Có được phép
C. Chỉ thực hiện khi có lệnh của Điều độ cấp trên hoặc lệnh của Lãnh đạo trực tiếp đơn vị
D. Được phép khi hệ thống điện vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp
Câu 139: Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu (44/2014/TT-BCT-Điều 16)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định khi điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời
có mưa tạo dòng trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 6 trở lên) thì Nhân viên
vận hành chỉ được phép thao tác khi?
A. Thao tác được thực hiện ngoài trời tại vị trí đặt thiết bị

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
34
B. Thao tác được thực hiện từ phòng điều khiển và không cần kiểm tra trạng thái tại chỗ
của thiết bị đóng cắt
C. Thao tác được thực hiện từ các Cấp điều độ
D. Thao tác từ trung tâm điều khiển
Câu 140: Tạm ngừng thao tác (44/2014/TT-BCT-Điều 17)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trong trường hợp thao tác kéo dài liên
tục quá 04 giờ thì thời gian tạm ngừng thao tác cho phép?
A. Không quá 30 phút
B. Không quá 60 phút
C. Không quá 90 phút
D. Không quá 120 phút
Câu 141: Quy định chung về thao tác xa (44/2014/TT-BCT-Điều 18)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với thao tác xa có kế hoạch liên
quan đến giao nhận thiết bị?
A. Đơn vị quản lý vận hành phải cử nhân viên vận hành tới trực tại trạm điện hoặc nhà
máy điện trong thời gian thực hiện thao tác xa
B. Đơn vị quản lý vận hành phải cử nhân viên vận hành tới trực tại trạm điện hoặc nhà
máy điện trong thời gian thực hiện thao tác xa để thực hiện các biện pháp an toàn và
giao nhận thiết bị
C. Thao tác tại các Cấp điều độ, Trung tâm điều khiển và giao nhận thiết bị với trực ban
của Đơn vi quản lý vận hành
D. Thao tác tại các Cấp điều độ và giao nhận thiết bị với trực ban của Đơn vị quản lý vận
hành
Câu 142: Quy định chung về thao tác xa (44/2014/TT-BCT-Điều 18)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp nào sau đây cho phép không
cần phải lập phiếu thao tác đối với thao tác xa?
A. Xử lý sự cố
B. Các thao tác phải thực hiện tại chỗ thiết bị
C. Thao tác có số bước không quá 3 bước tại Trung tâm điều khiển, không quá 5 bước tại
các Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Phương án A, C
Câu 143: Điều kiện thực hiện thao tác xa (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 19
Thông tư 44/2014/TT-BCT)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện nào sau đây không đảm bảo
thực hiện thao tác xa?
A. Hệ thống thông tin truyền dữ liệu và tín hiệu điều khiển liên kết trung tâm điều độ,
trung tâm điều khiển với trạm điện hoặc nhà máy điện phải đảm bảo hoạt động chính
xác và tin cậy
B. Hệ thống điều khiển (DCS) và cổng kết nối (Gateway) hoặc thiết bị đầu cuối (RTU) tại
trạm điện, nhà máy điện hoạt động tốt
C. Trạng thái khoá điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị để vị trí điều khiển tại chỗ

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
35
D. Trạng thái khoá điều khiển tại trạm điện hoặc nhà máy điện để vị trí thao tác từ xa (từ
trung tâm điều độ hoặc trung tâm điều khiển)
Câu 144: Quy định chung về thao tác máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 20)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định đối với thao
tác máy cắt?
A. Cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi cho phép của máy cắt
B. Phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng, cắt trước khi thao tác
C. Máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng sau mỗi lần đóng cắt
D. Phương án A, B
Câu 145: Quy định chung về thao tác máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 20)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia có cho phép thao tác máy cắt khi mạch điều
khiển ở trạng thái chạm đất?
A. Cho phép
B. Không cho phép
C. Cho phép khi xử lý sự cố
D. Cho phép khi có yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 146: Quy định chung về thao tác máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 20)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thao tác máy cắt nếu sau đó có thao tác
tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt?
A. Nhân viên vận hành phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái và khóa mạch điều khiển
của máy cắt
B. Nhân viên vận hành phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái máy cắt
C. Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của tín hiệu
D. Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của tín hiệu và thông số đo lường tại
phòng điều khiển
Câu 147: Quy định chung về thao tác máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 20)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt
theo chỉ thị của tín hiệu và thông số đo lường tại phòng điều khiển khi?
A. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt
B. Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện
bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm)
C. Thực hiện thao tác xa hoặc thao tác trong điều kiện thời tiết xấu
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 148: Quy định chung về thao tác máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 20)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định ai là người có quyền cho phép đóng cắt
thêm máy cắt khi đã đạt tổng dòng cắt ngắn mạch hoặc số lần cắt ngắn mạch đến mức quy
định?
A. Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật Đơn vị quản lý vận hành
C. Trưởng, Phó trạm điện
D. Trưởng ca, Trưởng kíp trong ca trực

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
36
Câu 149: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định dao cách ly không được phép thao tác
có điện trong trường hợp nào sau đây?
A. Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện, cuộn dập hồ quang (khi
trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất)
B. Đóng và cắt không tải máy phát điện
C. Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện
D. Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc đã đóng
Câu 150: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự thao tác mở dao cách ly hai
phía máy cắt trong trường hợp một phía có điện áp, một phía không có điện áp?
A. Mở dao cách ly phía có điện áp trước, mở dao cách ly phía không có điện áp sau
B. Mở dao cách ly phía không có điện áp trước, mở dao cách ly phía có điện áp sau
C. Mở dao cách ly phía thanh cái trước, mở dao cách ly phía đường dây sau
D. Mở dao cách ly phía đường dây trước, mở dao cách ly phía thanh cái sau
Câu 151: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự thao tác đóng dao cách ly hai
phía máy cắt trong trường hợp một phía có điện áp, một phía không có điện áp?
A. Đóng dao cách ly phía không có điện áp trước, đóng dao cách ly phía có điện áp sau
B. Đóng dao cách ly phía có điện áp trước, đóng dao cách ly phía không có điện áp sau
C. Đóng dao cách ly phía đường dây trước, đóng dao cách ly phía thanh cái sau
D. Đóng dao cách ly phía thanh cái trước, đóng dao cách ly phía đường dây sau
Câu 152: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự thao tác mở dao cách ly hai
phía máy cắt trong trường hợp hai phía đều có điện áp?
A. Mở dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ít ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống
điện trước, mở dao cách ly kia sau
B. Mở dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ảnh hưởng nhiều đến chế độ vận hành của hệ
thống điện trước, mở dao cách ly kia sau
C. Mở dao cách ly phía thanh cái trước, mở dao cách ly phía đường dây sau
D. Mở dao cách ly phía đường dây trước, mở dao cách ly phía thanh cái sau
Câu 153: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự thao tác đóng dao cách ly hai
phía máy cắt trong trường hợp hai phía đều có điện áp?
A. Đóng dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ít ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ
thống điện trước, đóng dao cách ly kia sau.
B. Đóng dao cách ly phía nếu có sự cố xảy ra ảnh hưởng nhiều đến chế độ vận hành của
hệ thống điện trước, đóng dao cách ly kia sau.
C. Đóng dao cách ly phía đường dây trước, đóng dao cách ly phía thanh cái sau
D. Đóng dao cách ly phía thanh cái trước, đóng dao cách ly phía đường dây sau

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
37
Câu 154: Thao tác dao cách ly (44/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trong quá trình thao tác dao cách ly khi
xuất hiện hồ quang nhân viên vận hành phải xử lý như thế nào?
A. Dừng thao tác và báo lại với Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Nghiêm cấm cắt hoặc đóng lưỡi dao trở lại
C. Dừng thao tác đợi hết hồ quang rồi tiến hành thao tác tiếp
D. Nhanh chóng đóng dao cách ly theo quy định
Câu 155: Thao tác dao tiếp địa (44/2014/TT-BCT-Điều 22)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định thao tác đối với dao tiếp địa?
A. Trước khi thao tác đóng dao tiếp địa, phải kiểm tra đường dây hoặc thiết bị điện đã mất
điện
B. Trước khi thao tác đóng dao tiếp địa, phải kiểm tra đường dây hoặc thiết bị điện đã mất
điện và trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn
C. Trước khi thao tác đưa đường dây hoặc thiết bị điện vào vận hành phải kiểm tra trạng
thái tại chỗ các dao tiếp địa đã được mở hết
D. Phương án B, C
Câu 156: Thao tác cắt điện máy biến áp (44/2014/TT-BCT-Điều 23)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự tách máy biến áp?
A. Cắt máy cắt, dao cách ly các phía máy biến áp theo quy định → Đóng dao tiếp địa cố
định, treo biển báo theo quy định
B. Cắt máy cắt, dao cách ly các phía máy biến áp theo quy định → Đóng dao tiếp địa cố
định, treo biển báo theo quy định → Chuyển nguồn tự dùn g
C. Kiểm tra điều khiển trào lưu, chuyển nguồn tự dùng → Cắt máy cắt, dao cách ly các
phía máy biến áp theo quy định → Đóng dao tiếp địa cố định, treo biển báo theo quy
định → Giao máy biến áp cho Đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 157: Thao tác đóng điện máy biến áp (44/2014/TT-BCT-Điều 24)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự khôi phục máy biến áp?
A. Cắt tiếp địa các phía máy biến áp → Đưa rơ le bảo vệ, làm mát, chữa cháy vào vận
hành → Đóng dao dao cách ly các phía → Đóng máy cắt từ phía có điện sau đó đóng
các máy cắt còn lại
B. Đơn vị quản lý vận hành, đội công tác trả máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành → Cắt
tiếp địa các phía máy biến áp → Đóng dao dao cách ly các phía → Đóng máy cắt từ
phía có điện sau đó đóng các máy cắt còn lại
C. Đơn vị quản lý vận hành, đội công tác trả máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành → Cắt
tiếp địa các phía máy biến áp → Đưa rơ le bảo vệ, làm mát, chữa cháy vào vận hành →
Đóng dao dao cách ly các phía → Đóng máy cắt từ phía có điện sau đó đóng các máy
cắt còn lại
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 158: Thao tác cắt điện đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 25)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự cắt điện đường dây?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
38
A. Kiểm tra, điều chỉnh trào lưu công suất, điện áp → Cắt máy cắt các đầu đường dây
nhánh rẽ theo trình tự → Cắt dao cách ly các đầu đường dây, nhánh rẽ → Đóng tiếp địa
các đầu đường dây, nhánh rẽ → Giao đường dây cho Đơn vị quản lý vận hành
B. Cắt máy cắt các đầu đường dây nhánh rẽ theo trình tự → Cắt dao cách ly các đầu đường
dây, nhánh rẽ → Đóng tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ → Giao đường dây cho
Đơn vị quản lý vận hành
C. Cắt máy cắt → Cắt dao cách ly → Đóng tiếp địa → Giao đường dây cho Đơn vị quản
lý vận hành
D. Cắt máy cắt các đầu đường dây nhánh rẽ theo trình tự → Đóng tiếp địa các đầu đường
dây, nhánh rẽ → Giao đường dây cho Đơn vị quản lý vận hành
Câu 159: Thao tác đóng điện đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 26)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự đóng điện đường dây?
A. Cắt tất cả các tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ → Đóng dao cách ly các đầu đường
dây, nhánh rẽ → Đóng máy cắt các đầu đường dây, nhánh rẽ
B. Đơn vị quản lý vận hành trả đường dây, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành → Cắt tất cả
các tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ → Đóng dao cách ly các đầu đường dây,
nhánh rẽ → Đóng máy cắt các đầu đường dây, nhánh rẽ
C. Đơn vị quản lý vận hành trả đường dây, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành → Cắt tiếp
địa → Đóng dao cách ly → Đóng máy cắt
D. Cắt tiếp địa → Đóng dao cách ly → Đóng máy cắt
Câu 160: Thao tác đóng điện đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 26)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định việc đóng
điện đường dây?
A. Đối với đường dây hình tia chỉ một đầu có điện: Đóng điện đầu có điện trước
B. Đối với đường dây mạch vòng các đầu đều có điện: Đóng điện đầu xa nhà máy điện
trước, khép vòng hoặc hòa đồng bộ đầu gần nhà máy điện sau. Nếu có khả năng xảy ra
quá điện áp cuối đường dây, đóng điện đầu có điện áp thấp hơn trước, khép vòng hoặc
hòa đồng bộ đầu kia sau
C. Không quy định
D. Phương án A, B
Câu 161: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với đường dây không tải đóng điện
từ một nguồn?
A. Mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở
B. Đóng dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở
C. Đóng dao cách ly các phía của các máy cắt đang ở trạng thái mở
D. Không quy định
Câu 162: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định nội dung bàn giao đường dây bao gồm?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
39
A. Đường dây đã được cắt điện (chỉ rõ tên và mạch), các vị trí đã đóng tiếp địa (chỉ rõ tên
trạm, nhà máy, vị trí đóng tiếp địa). Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công
tác bắt đầu làm việc
B. Thời điểm phải kết thúc công việc
C. Nếu đường dây 02 (hai) mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm
biện pháp cần thiết để chống điện cảm ứng; Các lưu ý khác liên quan đến công tác
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 163: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định ai là người có quyền thay đổi trạng thái
của các dao tiếp địa cố định đã đóng?
A. Các cấp điều độ
B. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị
C. Người ra lệnh thao tác
D. Người nhận lệnh thao tác
Câu 164: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định đối với trường hợp khi phải cắt dao tiếp
địa cố định mà vẫn có đội công tác trên đường dây?
A. Phải đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các dao tiếp địa
B. Phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các dao tiếp địa
C. Phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế sau khi đã cắt các dao tiếp
địa
D. Phải đặt tiếp địa di động thay thế sau khi đã cắt các dao tiếp địa
Câu 165: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định nội dung
công việc của nhân viên vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây và thiết bị
liên quan khi không có sơ đồ hiển thị trạng thái trên màn hình điều khiển?
A. Thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong phiếu và treo biển báo, ký hiệu tiếp
địa đầy đủ
B. Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc
C. Trong phiếu công tác và sổ nhật ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn
vị tham gia công việc sửa chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác
D. Thời gian kết thúc công việc
Câu 166: Các biện pháp an toàn đối với đường dây (44/2014/TT-BCT-Điều 27)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định nội dung
giao trả đường dây của Đơn vị quản lý vận hành?
A. Công việc trên đường dây (ghi tên đường dây và mạch), thiết bị (ghi tên thiết bị của
ngăn xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số thứ tự) đã thực hiện
xong
B. Tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã tháo hết, người của các đơn vị công tác
đã rút hết
C. Trả các phiếu công tác về cho Cấp điều độ có quyền điều khiển

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
40
D. Đường dây, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng nhận điện, xin trả đường dây,
thiết bị để đóng điện
Câu 167: Thao tác thanh cái (44/2014/TT-BCT-Điều 28)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định khi đưa
thanh cái dự phòng vào vận hành?
A. Kiểm tra thanh cái dự phòng không còn tiếp địa cố định và di động
B. Dùng máy cắt có rơ le bảo vệ để đóng điện thử thanh cái dự phòng
C. Trong trường hợp không có máy cắt có rơ le bảo vệ để đóng điện thanh cái dự phòng
có thể dùng ôm kế kiểm tra cách điện thanh cái dự phòng sau đó dùng dao cách ly đóng
điện thanh cái
D. Phương án A, B
Câu 168: Thao tác thanh cái (44/2014/TT-BCT-Điều 28)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trước
khi thực hiện thao tác chuyển đổi thanh cái?
A. Kiểm tra rơ le bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập rơ le bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần)
B. Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng
C. Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước
thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải
máy cắt liên lạc
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 169: Thao tác hòa điện (44/2014/TT-BCT-Điều 30)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện hòa điện trên hệ thống điện
có cấp điện áp ≤ 220kV thì góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hòa?
A. ≤ 15º
B. ≤ 30º
C. ≤ 45º
D. ≤ 60º
Câu 170: Thao tác hòa điện (44/2014/TT-BCT-Điều 30)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện hòa điện trên hệ thống điện
có cấp điện áp ≤ 220kV thì chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hòa?
A. ≤ 0,05 Hz
B. ≤ 0,25 Hz
C. ≤ 0,5 Hz
D. ≤ 0,75 Hz
Câu 171: Thao tác hòa điện (44/2014/TT-BCT-Điều 30)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện hòa điện trên hệ thống điện
có cấp điện áp ≤ 220kV thì chênh lệch điện áp của điện áp giữa hai phía điểm hòa?
A. ≤ 5%
B. ≤ 10%
C. ≤ 15%
D. ≤ 20%

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
41
Câu 172: Thao tác khép mạch vòng (44/2014/TT-BCT-Điều 31)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện khép mạch vòng trên hệ thống
điện phải thỏa mãn các điều kiện?
A. Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 30º
B. Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ΔU ≤ 5%
C. Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ΔU ≤ 10%
D. Phương án A, C
Câu 173: Thao tác khép mạch vòng (44/2014/TT-BCT-Điều 31)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định góc lệch pha của điện áp giữa hai phía
điểm khép vòng trên hệ thống điện?
A. ≤ 15º
B. ≤ 30º
C. ≤ 45º
D. ≤ 60º
Câu 174: Thao tác khép mạch vòng (44/2014/TT-BCT-Điều 31)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm
khép vòng trên hệ thống điện?
A. ≤ 5%
B. ≤ 10%
C. ≤ 15%
D. ≤ 20%
Câu 175: Điều kiện đưa công trình mới vào vận hành (44/2014/TT-BCT-Điều 34)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình
trong việc đóng điện công trình mới?
A. Thỏa thuận với cấp điều độ có quyền điều khiển để lập và thực hiện phương thức đóng
điện đưa công trình mới vào vận hành
B. Yêu cầu cấp điều độ có quyền điều khiển lập và thực hiện phương thức đóng điện đưa
công trình mới vào vận hành
C. Lập và thực hiện phương thức đóng điện đưa công trình mới vào vận hành
D. Không quy định
Câu 176: Đóng điện nghiệm thu máy cắt (44/2014/TT-BCT-Điều 35)
Theo Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định phương
thức đóng điện nghiệm thu máy cắt?
A. Dùng máy cắt có rơ le bảo vệ để đóng điện máy cắt lần đầu
B. Dùng dao cách ly thao tác tại chỗ đóng điện máy cắt lần đầu
C. Dùng dao cách ly đóng điện máy cắt lần đầu với điều kiện dao cách ly này điều khiển
từ phòng điều khiển hoặc thao tác xa và các rơ le bảo vệ sẵn sàng làm việc
D. Phương án A, C
Câu 177: Đóng điện nghiệm thu máy biến áp (44/2014/TT-BCT-Điều 36)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định phương thức đóng điện nghiệm thu
máy biến áp?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
42
A. Cho phép dùng dao cách ly để đóng điện lần đầu máy biến áp với điều kiện các rơ le
bảo vệ máy biến áp làm việc bình thường
B. Trường hợp máy biến áp phân phối từ 35 kV trở xuống không có máy cắt cấp điện trực
tiếp thì cho phép sử dụng các thiết bị bảo vệ để đóng điện nghiệm thu máy biến áp lần
đầu nhưng máy cắt phân đoạn gần nhất phía nguồn cấp điện đến phải được chỉnh định
để phục vụ đóng điện máy biến áp lần đầu
C. Bắt buộc dùng máy cắt có rơ le bảo vệ để đóng điện máy biến áp lần đầu không kể cấp
điện áp
D. Phương án A, B
Câu 178: Đóng điện nghiệm thu đường dây, đường cáp (44/2014/TT-BCT-Điều 37)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định trình tự đóng điện nghiệm thu đường
dây trên không, đường cáp?
A. Lập phương thức đóng điện → Khóa mạch tự động đóng lại đường dây → Đóng điện
nghiệm thu đường dây theo phiếu đã được duyệt
B. Khóa mạch tự động đóng lại đường dây → Đóng điện nghiệm thu đường dây theo phiếu
đã được duyệt
C. Lập phương thức đóng điện → Đóng điện nghiệm thu đường dây theo phiếu đã được
duyệt
D. Đóng điện nghiệm thu đường dây theo phiếu đã được duyệt
Câu 179: Hòa điện lần đầu máy phát điện (44/2014/TT-BCT-Điều 38)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định các hạng mục cần để hòa điện lần đầu
máy phát điện?
A. Thiết bị hoà tự động đã được thí nghiệm đủ tiêu chuẩn vận hành
B. Chương trình thí nghiệm hòa điện lần đầu máy phát phải được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt
C. Thực hiện hoà tự động theo quy trình vận hành máy phát điện do đơn vị phát điện ban
hành
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 180: Đóng điện nghiệm thu thiết bị bù (44/2014/TT-BCT-Điều 39)
Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện để đóng điện nghiệm thu thiết
bị bù?
A. Dùng máy cắt và rơ le bảo vệ (nếu có) đã được chỉnh định để phục vụ đóng điện thiết
bị bù lần đầu
B. Điều chỉnh điện áp phù hợp, đảm bảo không bị dao động điện áp quá giới hạn cho phép
khi đóng điện
C. Điều chỉnh theo biểu đồ điện áp đã được giao
D. Phương án A, B

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
43
THÔNG TƯ 28/2014/TT-BCT
(Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo quyết
định số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 của Bộ Công thương)
Câu 181: Kết lưới mạch vòng hoặc mở vòng (28/2014/TT-BCT-Điều 6)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào đúng quy định nguyên tắc kết
lưới mạch vòng?
A. Các đường dây có cấp điện áp từ 35kV trở lên được kết lưới vận hành ở chế độ mạch
vòng
B. Các đường dây có cấp điện áp từ 110kV trở lên được kết lưới vận hành ở chế độ mạch
vòng (trừ trường hợp đặc biệt)
C. Theo quy định riêng của các Cấp điều độ nắm quyền điều khiển
D. Đảm bảo tính linh hoạt thuận tiện trong thao tác và xử lý sự cố
Câu 182: Yêu cầu về rơ le bảo vệ (28/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định các thiết bị điện và đường dây dẫn
điện chỉ được mang điện khi?
A. Các bảo vệ so lệch, bảo vệ khoảng cách cùng đưa vào làm việc
B. Các bảo vệ rơ le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc
C. Các bảo vệ cắt nhanh đưa vào làm việc
D. Có thể thiếu 1 trong 2 bảo vệ so lệch hoặc khoảng cách
Câu 183: Yêu cầu về rơ le bảo vệ (28/2014/TT-BCT-Điều 7)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định các thiết bị điện và đường dây dẫn
điện cho phép được mang điện khi một vài dạng rơ le bảo vệ bị tách ra hoặc hư hỏng?
A. Còn bảo vệ so lệch
B. Còn bảo vệ khoảng
C. Các bảo vệ rơ le còn lại vẫn phải đảm bảo chống mọi dạng sự cố và đảm bảo thời gian
loại trừ ngắn mạch
D. Còn các bảo vệ tác động nhanh
Câu 184: Yêu cầu về rơ le bảo vệ (28/2014/TT-BCT-Điều 7).
Máy biến áp phải tách ra khỏi vận hành khi thiếu rơ le bảo vệ trong trường hợp nào?
A. Bảo vệ so lệch.
B. Bảo vệ hơi.
C. Bảo vệ còn lại không bảo đảm chống mọi dạng sự cố.
D. Phương án A, B.
Câu 185: Yêu cầu về rơ le bảo vệ (28/2014/TT-BCT-Điều 7)
Đường dây thiếu rơ le bảo vệ, rơ le bảo vệ còn lại không bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống
mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch, nhân viên vận hành phải làm gì?
A. Cắt đường dây ra khỏi vận hành.
B. Vẫn tiếp tục cho đường dây vận hành sau khi đặt bảo vệ tạm thời và được Cấp điều độ
có quyền điều khiển cho phép.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
44
C. Không cho phép vận hành.
D. Phương án A, B.
Câu 186: Trang bị rơ le bảo vệ và tự động (28/2014/TT-BCT-Điều 8)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đơn vị nào có quyền cho phép vận
hành ở chế độ thiếu trang bị rơ le bảo vệ hoặc tự động?
A. Cấp điều độ miền
B. Đơn vi quản lý thiết bị
C. Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Cấp điều độ có quyền kiểm tra
Câu 187: Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của trang thiết bị rơ le bảo
vệ và tự động (28/2014/TT-BCT-Điều 9)
Việc cô lập hoặc đưa các rơ le b ảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện
khi có mệnh lệnh cho phép của?
A. Điều độ viên cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Nhân viên trực vận hành nhà máy điện, trạm điện.
C. Lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành.
D. Lãnh đạo cấp điều độ có quyền điều khiển.
Câu 188: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đối với đơn vị quản lý vận hành?
A. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý
B. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của
đường dây trên không, đường dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển
để đảm bảo vận hành an toàn và giảm thiểu khả năng xẩy ra sự cố
C. Thực hiện theo yêu cầu của các Cấp điều độ
D. Phương án A, B
Câu 189: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đối với các Cấp điều độ?
A. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển
B. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển cũng
như không thuộc quyền điều khiển trong hệ thống điện
C. Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố trạm khách hàng, thủy điện nhỏ khi được
yêu cầu
D. Phương án B, C
Câu 190: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định chế độ báo cáo sự cố đối với nhân
viên vận hành?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
45
A. Ngay sau khi cô lập phần tử sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không
bình thường trong hệ thống điện quốc gia. Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy
điện, trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có
quyền điều khiển theo mẫu số 02(Phụ lục TT28)
B. Ngay sau khi cô lập phần tử sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không
bình thường trong hệ thống điện quốc gia. Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy
điện, trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có
quyền điều khiển theo mẫu số 01(Phụ lục TT28)
C. Ngay khi xẩy ra sự cố nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều
khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
theo mẫu số 01(Phụ lục TT28)
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 191: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định mẫu báo cáo nhanh sự cố áp dụng
đối với Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển?
A. Mẫu số 01
B. Mẫu số 02
C. Mẫu số 03
D. Mẫu số 04
Câu 192: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định chế độ báo cáo sự cố đối với đơn vị
quản lý vận hành lên Cấp điều độ có quyền điều khiển?
A. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xẩy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm
gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị theo mẫu 03
B. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xẩy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm
gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị theo mẫu 02
C. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xẩy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm
gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị theo mẫu 02
D. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền
điều khiển thiết bị theo mẫu 02
Câu 193: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định thời gian gửi Báo cáo nhanh sự cố
đối với Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển lên Cấp điều
độ có quyền điều khiển?
A. Ngay sau khi xử lý xong sự cố
B. Không quá 2 giờ sau khi xử lý xong sự cố
C. Không quá 4 giờ sau khi xử lý xong sự cố

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
46
D. Không quá 6 giờ sau khi xử lý xong sự cố
Câu 194: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định thời gian gửi Báo cáo sự cố đối với
Đơn vị quản lý vận hành lên Cấp điều độ có quyền điều khiển?
A. Không quá 10 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
B. Không quá 12 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
C. Không quá 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
D. Không quá 48 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
Câu 195: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định thời gian gửi Báo cáo sự cố đối với
Cấp điều độ có quyền điều khiển lên Cấp điều độ có quyền kiểm tra?
A. Không quá 10 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
B. Không quá 12 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
C. Không quá 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
D. Không quá 48 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố
Câu 196: Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-
Điều 10)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định thời gian gửi Báo cáo phân tích sự
cố?
A. Sau khi khắc phục sự cố
B. Không quá 12 giờ sau khi khắc phục sự cố
C. Không quá 24 giờ sau khi khắc phục sự cố
D. Không quá 48 giờ sau khi khắc phục sự cố
Câu 197: Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-Điều 11)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định khi xử lý sự cố, Đơn vị điều độ có
quyền điều khiển có được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với tiêu
chuẩn quy định ở chế độ vận hành bình thường (TT 25, 39-BCT) không?
A. Được phép
B. Không được phép
C. Được phép khi có ý kiến đồng ý của Lãnh đạo đơn vị
D. Được phép khi có ý kiến đồng ý của Lãnh đạo EVN
Câu 198: Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-Điều 11)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trách nhiệm của Điều độ viên cấp
trên ra lệnh trong quá trình xử lý sự cố?
A. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về lệnh của mình
B. Chịu một phần trách nhiệm khi nhân viên cấp dưới thao tác sai
C. Chịu 50% trách nhiệm khi nhân viên cấp dưới thao tác sai

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
47
D. Không chịu trách nhiệm về lệnh của mình
Câu 199: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT Quy định quy trình xử lý sự cố trong
Hệ thồng điện Quốc gia (Điều 11).
Đối với lưới truyền tải, dải Tần số được phép dao động lớn nhất là bao nhiêu trong trường
hợp sự cố?
A. 49 Hz ÷ 51 Hz
B. 47,5 Hz ÷ 52 Hz
C. 49,5 Hz ÷ 50,5 Hz
D. 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz
Câu 200: Theo Thông tư số 28/2014/TT-BCT Quy định quy trình xử lý sự cố trong
Hệ thồng điện Quốc gia (Điều 11).
Cho phép mức dao động điện áp lớn nhất tạm thời là bao nhiêu trong trường hợp sự cố đối
với đường dây 220 kV?
A. 176 kV – 264 kV
B. 209 kV – 242 kV
C. 198 kV – 242 kV
D. 176 kV – 242 kV
Câu 201: Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-Điều 12)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành nhà
máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển trong trường hợp khẩn cấp?
A. Báo cáo lên Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị và xử lý theo lệnh trực tiếp
B. Được tiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố tại
đơn vị mà không phải xin phép Cấp điều độ có quyền điều khiển và phải chịu trách
nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình
C. Sau khi xử lý xongphải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Phương án B, C
Câu 202: Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia (28/2014/TT-BCT-Điều 12)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Cấp điều độ có quyền điều
khiển trong trường hợp khẩn cấp?
A. Được thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc quyền điều khiển sau khi báo cáo
cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị này
B. Được thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước khi báo
cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị
C. Không được thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc quyền điều khiển khi chưa
thông báo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị và các đơn vị có quyền nắm thông
tin
D. Cả 03 phương án A, B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
48
Câu 203: Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều
13)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào sau đây không phải là nhiệm
vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố?
A. Xử lý sự cố theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện,
trung tâm điều khiển
B. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa sự cố lan rộng và khôi
phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất
C. Thông báo cho cấp có thẩm quyền nguyên nhân sự cố và dự kiến thời gian cấp điện trở
lại nếu sự cố gây gián đoạn cung cấp điện
D. Áp dụng mọi biện pháp, nhanh nhất cấp điện lại cho khách hàng đảm bảo chất lượng
điện năng
Câu 204: Quan hệ công tác trong xử lý sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 14)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định Nhân viên vận hành cấp dưới có
quyền chưa thực hiện lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên khi?
A. Lệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị
B. Lệnh trái với lệnh của lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới
C. Chưa được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 205: Quan hệ công tác trong xử lý sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 14)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định quyền của lãnh đạo trực tiếp của
nhân viên vận hành cấp dưới?
A. Ra lệnh cho Nhân viên vận hành dưới quyền mình để xử lý sự cố, nhưng lệnh đó không
được trái với lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn,
quy định khác có liên quan
B. Tạm đình chỉ công tác Nhân viên vận hành trong ca trực đó, tự mình xử lý sự cố
C. Tạm đình chỉ công tác Nhân viên vận hành trong ca trực đó, tự mình xử lý sự cố hoặc
chỉ định Nhân viên vận hành khác thay thế, đồng thời báo cáo cho Nhân viên vận hành
cấp trên biết
D. Phương án A, C
Câu 206: Quan hệ công tác trong xử lý sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 14)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định những người nào có quyền vào
phòng điều khiển khi Nhân viên vận hành đang xử lý sự cố?
A. Lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm, Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị
B. Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị, cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc xử lý sự cố
(khi cần)
C. Lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm, Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị, cán bộ chuyên môn
có liên quan đến việc xử lý sự cố (khi cần)
D. Lãnh đạo EVN, cán bộ chuyên môn liên quan

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
49
Câu 207: Quy định đóng lại đường dây 500kV sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 18)
Khi sự cố ĐD 500 kV, cho phép ĐĐV đóng lại ĐD 01 lần sau khi đã tiến hành kiểm tra đủ
các điều kiện?
A. Rơ le tự đóng lại 01 pha không thành công. Không có sửa chữa nóng trên đường dây bị
sự cố.
B. Rơ le tự đóng lại 01 pha không làm việc. Không có sửa chữa nóng trên đường dây bị sự
cố. Xác định được chỉ có một sự cố duy nhất trên 1 pha trên đường dây được bảo vệ.
C. Rơ le tự đóng lại 01 pha không thành công là do kênh truyền, mạch nhị thứ hoặc rơ le
bảo vệ làm việc không tin cậy. Không có sửa chữa nóng trên đường dây bị sự cố.
D. Trong trường hợp mất liên kết đường dây 500 kV có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp
điện ổn định, liên tục và xác định đã đóng lại 01 lần do tự đóng lại 01 (một) pha hoặc
bằng lệnh điều độ nhưng không thành công.
Câu 208: Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
(28/2014/TT-BCT-Điều 19)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định giới hạn truyền tải của đường dây
trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV?
A. Dòng điện định mức dây dẫn hoặc thiết bị điện nối tiếp trên đường dây
B. Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện
C. Giới hạn theo tiêu chuẩn điện áp (Thông tư 12, 39 - BCT)
D. Là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau: Dòng điện định mức dây dẫn hoặc thiết bị điện
nối tiếp trên đường dây; Giới hạn theo điều kiện ổn định hệ thống điện; Giới hạn theo
tiêu chuẩn điện áp (Thông tư 12, 39 - BCT)
Câu 209: Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
(28/2014/TT-BCT-Điều 19)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành tại
nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển khi truyền tải trên đường dây trên không
cấp điện áp trên 35kV đến 220kV vượt giới hạn cho phép?
A. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Báo cáo ngay cho Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị
C. Báo cáo ngay cho Trực ban đơn vị quản lý vận hành
D. Phương án A, B, C đều sai
Câu 210: Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
(28/2014/TT-BCT-Điều 19)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Điều độ viên khi truyền
tải trên đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV vượt giới hạn cho phép?
A. Xử lý sự cố theo chế độ cảnh báo
B. Xử lý sự cố theo chế độ khẩn cấp
C. Xử lý sự cố theo chế độ cực kỳ khẩn cấp
D. Xử lý tùy theo tình hình thực tế

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
50
Câu 211: Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp
trên 35kV đến 220kV (28/2014/TT-BCT-Điều 20)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành tại
nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp
trên 35kV đến 220kV?
A. Thu thập thông tin sự cố báo lên cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Chủ động xử lý sự cố sau đó báo lên cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Phương án A, B
Câu 212: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên
35kV đến 220kV (28/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Điều độ viên khi sự cố
đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV tự động đóng lại thành công?
A. Thu thập thông tin từ các trạm điện hai đầu đường dây bị sự cố
B. Giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành
kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố
C. Hoàn thành Báo cáo sự cố
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 213: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên
35kV đến 220kV (28/2014/TT-BCT-Điều 21)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Điều độ viên khi sự cố
đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV tự động đóng lại không thành
công?
A. Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố mở rộng (quá tải đường dây hoặc
thiết bị điện, điện áp nằm ngoài giá trị cho phép)
B. Sau khi hệ thống điện miền ổn định, phân tích nhanh sự cố để khôi phục lại đường dây
bị sự cố
C. Hoàn thành Báo cáo sự cố
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 214: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BTC sửa đổi Điều 22 của Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định về việc đóng lại đường dây trên
không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV?
A. Cho phép đóng lại đường dây 01 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công
B. Cho phép đóng lại đường dây không quá 02 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công
C. Cho phép đóng lại đường dây không quá 03 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công
D. Cho phép đóng lại đường dây không quá 04 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
51
Câu 215: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 22)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định không
cho phép đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV khi xẩy ra sự
cố?
A. Khi đang trong thời gian thực hiện sửa chữa nóng
B. Khi có gió cấp 05 trở lên, lũ lụt dẫn đến mức nước cao
C. Hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua
D. Các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành
Câu 216: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 22)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định đối với
Nhân viên vận hành trong trường hợp sự cố thoáng qua 03 lần trong vòng 08 giờ của đường
dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV?
A. Khóa mạch rơ le tự đóng lại
B. Nếu 08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại vào làm việc
C. Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự cố, cho phép Nhân viên vận hành đóng lại
đường dây thêm một lần nữa
D. Phương án A, B
Câu 217: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 22)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, đối tượng nào phải khóa mạch tự động
đóng lại của đường dây trong trường hợp sự cố thoáng qua 03 lần trong vòng 08 giờ của
đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV?
A. Điều độ viên điều khiển
B. Trưởng ca nhà máy điện, Trực chính trạm điện
C. Nhân viên vận hành
D. Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành
Câu 218: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 22)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của các Cấp điều độ khi sự cố
vĩnh cửu đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV?
A. Yêu cầu Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điềukhiển
kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường dây đó trong phạm vi hàngrào nhà máy
điện, trạm điện, trung tâm điều khiển; Làm đầy đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình an toàn và quy định khác có liên quan
B. Làm đầy đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo quy định
C. Yêu cầu Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điềukhiển
kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường dây đó trong phạm vi hàngrào trạm
D. Cả 03 phương án A, B, C

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
52
Câu 219: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 22)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định đối với
Đơn vị quản lý vận hành để đưa đường dây trên không cấp điện áp trên 35kV đến 220kV
vào vận hành sau khi kiểm tra sửa chữa các phần tử bị sự cố?
A. Trả lại đường dây cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Xác nhận đảm bảo đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành
C. Xác nhận bằng văn bản đảm bảo đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành
D. Phương án A, B
Câu 220: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV
trở xuống (28/2014/TT-BCT-Điều 24)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống tự động
đóng lại thành công?
A. Thu thập thông tin từ các trạm điện hai đầu đường dây bị sự cố, kiểm tra tình trạng máy
cắt, thiết bị bảo vệ và tự động
B. Giao đoạn đường dây cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường
dây đang mang điện, điểm nghi ngờ sự cố
C. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
D. Phương án A, B
Câu 221: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV
trở xuống (28/2014/TT-BCT-Điều 24)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Điều độ viên khi xuất hiện
tín hiệu chạm đất trên lưới điện có điểm trung tính không nối đất hoặc nối đất qua cuộn
dập hồ quang?
A. Tiến hành ngay các biện pháp cần để cô lập điểm chạm đất
B. Cho phép duy trì 30 phút để tìm và cô lập điểm chạm đất
C. Cho phép duy trì 02 giờ để tìm và cô lập điểm chạm đất
D. Cho phép duy trì 04 giờ để tìm và cô lập điểm chạm đất
Câu 222: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV
trở xuống (28/2014/TT-BCT-Điều 24)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, dựa vào nguồn thông tin từ đâu Điều
độ viên sẽ quyết định việc thao tác cắt điện khẩn cấp đường dây?
A. Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển
B. Đơn vị quản lý vận hành
C. Điều độ viên cấp dưới
D. Lãnh đạo trực tiếp đơn vị

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
53
Câu 223: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống
(28/2014/TT-BCT-Điều 25)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định việc đóng lại đối với đường dây trên
không cấp điện áp từ 35kV trở xuống khi xẩy ra sự cố?
A. Cho phép đóng lại đường dây 01 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công
B. Cho phép đóng lại đường dây không quá 02 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công
C. Cho phép đóng lại đường dây không quá 03 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công
D. Cho phép đóng lại đường dây không quá 04 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành
công
Câu 224: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống
(28/2014/TT-BCT-Điều 25)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định đối với
Nhân viên vận hành trong trường hợp sự cố thoáng qua 04 lần trong vòng 08 giờ của đường
dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống?
A. Khóa mạch rơ le tự đóng lại
B. Nếu 08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại vào làm việc
C. Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự cố, cho phép Nhân viên vận hành đóng lại
đường dây thêm 01 lần nữa. Nếu không tốt, tách đường dây giao Đơn vị quản lý vận
hành kiểm tra sửa chữa
D. Phương án A, B
Câu 225: Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống
(28/2014/TT-BCT-Điều 25)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Cấp điều độ có quyền điều khiển đối với đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV
trở xuống có điểm phân đoạn đã đóng điện lần thứ nhất không thành công?
A. Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định
B. Khoanh vùng phát hiện và cô lập đoạn đường dây bị sự cố
C. Chỉ cho phép đóng lại đường dây không quá 03 lần, kể cả lần tự động đóng lại không
thành công
D. Phương án A, B
Câu 226: Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực (28/2014/TT-BCT-Điều 26)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định cáp điện lực không kể cấp điện áp
có thể cho phép vận hành quá tải không?
A. Có
B. Không
C. Cho phép với cáp điện lực có cấp điện áp dưới 35kV
D. Cho phép với cáp điện lực có cấp điện áp 35kV trở lên

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
54
Câu 227: Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực (28/2014/TT-BCT-Điều 26)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trong lưới điện trung tính cách điện,
cáp điện lực có cho phép làm việc trong tình trạng một pha chạm đất?
A. Cho phép duy trì không quá 30 phút để tìm và sửa chữa hư hỏng
B. Cho phép duy trì không quá 01 giờ để tìm và sửa chữa hư hỏng
C. Cho phép duy trì không quá 02 giờ để tìm và sửa chữa hư hỏng
D. Cho phép theo quy định của nhà chế tạo và có tính đến các điều kiện vận hành thực tế
Câu 228: Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều
khiển khi sự cố đường cáp điện lực (28/2014/TT-BCT-Điều 27)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường
cáp?
A. Ghi nhận thông tin sự cố, các thiết bị ảnh hưởng báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền
điều khiển
B. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Xử lý sự cố theo quy trình xử lý sự cố của đơn vị, sau đó báo lên Cấp điều độ có quyền
điều khiển
D. Phương án A, B
Câu 229: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực (28/2014/TT-BCT-Điều
27)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực?
A. Áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn ngừa sự cố mở rộng
B. Yêu cầu Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển
kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường cáp điện lực bị sự cố trong phạm vi hàng
rào trạm; Làm đầy đủ biện pháp an toàn đường cáp điện lực giao Đơn vị quản lý vận
hành kiểm tra sửa chữa
C. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
D. Phương án A, B
Câu 230: Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-
Điều 29)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đóng lại đối với đường dây hỗn hợp
trên không và cáp có cấp điện áp từ 220kV trở lên?
A. Được phép đóng lại 01 lần
B. Được phép đóng lại 01 lần sau khi Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt không
phát hiện sự cố gì, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành
C. Được phép đóng lại đường dây sau khi Đơn vị quản lý vận hành đã xác định được sự
cố của đoạn đường dây trên không và đã khắc phục
D. Được phép đóng lại 01 lần nếu đường dây cấp phụ tải đặc biệt quan trọng

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
55
Câu 231: Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-
Điều 29)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đóng lại đối với đường dây hỗn hợp
trên không và cáp (cáp chỉ là đoạn ngắn của đường dây) có cấp điện áp 110kV?
A. Được phép đóng lại 01 lần
B. Được phép đóng lại 01 lần (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn vị quản
lý vận hành
C. Không cho phép đóng lại
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 232: Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-
Điều 29)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định đóng lại đối với đường dây hỗn hợp
trên không và cáp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống?
A. Được phép đóng lại 01 lần
B. Được phép đóng lại 01 lần sau khi Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt không
phát hiện sự cố gì, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành
C. Được phép đóng lại đường dây sau khi Đơn vị quản lý vận hành đã xác định được sự
cố của đoạn đường dây trên không và đã khắc phục
D. Không cho phép đóng lại
Câu 233: Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện (28/2014/TT-BCT-Điều 30)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển khi máy phát điện xuất hiện cảnh báo
(quá tải stator, quá tải rotor, kích thích tối thiểu hoặc cảnh báo khác)?
A. Chủ động xử lý và chỉ báo cho Cấp điều độ điều khiển trước khi đưa vào vận hành
B. Xử lý tín hiệu cảnh báo theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố của Đơn vị
C. Báo cáo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thời gian để xử lý và kiến nghị các yêu
cầu xử lý cảnh báo
D. Phương án B, C
Câu 234: Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện (28/2014/TT-BCT-Điều 30)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên khi Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển thông báo máy phát
điện xuất hiện cảnh báo (quá tải stator, quá tải rotor, kích thích tối thiểu hoặc cảnh báo
khác)?
A. Chấp thuận kiến nghị xử lý của Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điềukhiển
B. Ra lệnh trực tiếp cho Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xử lý các tình trạng
vận hành bất thường
C. Thực hiện ngay các biện pháp điều khiển tần số hoặc điện áp
D. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp nếu tần số hoặc điện áp nằm ngoài giới
hạn cho phép

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
56
Câu 235: Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 31)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên khi máy phát điện nhảy sự cố?
A. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp hoặc cực kỳ khẩn cấp do sự cố
máy phát điện
B. Phân tích sự cố để tách hoặc đưa máy phát điện trở lại vận hành
C. Hoàn thành Báo cáo sự cố
D. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
Câu 236: Khôi phục máy phát điện sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 32)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định điều kiện khôi phục máy phát điện
sau sự cố?
A. Theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển kiểm tra sơ bộ xác nhận máy phát điện
không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ tiêu chuẩn vận hành
C. Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động
do sự cố bên ngoài máy phát điện, máy phát điện không có hiện tượng gì bất thường và
khẳng định đủ tiêu chuẩn vận hành
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 237: Khôi phục máy phát điện sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 32)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định máy phát điện sau sự cố chỉ được
phép đưa vào vận hành khi có ý kiến đảm bảo của đơn vị nào?
A. Đơn vị quản lý vận hành
B. Đơn vị điều độ
C. Đơn vị sửa chữa thiết bị
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 238: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định nếu không có quy định riêng thì quá
tải ngắn hạn đối với máy biến áp dầu có bao nhiêu mức?
A. Có 5 mức: 30%, 45%, 60%, 75%, 100% so với dòng điện định mức
B. Có 5 mức: 30%, 40%, 50%, 60%, 100% so với dòng điện định mức
C. Có 5 mức: 30%, 40%, 60%, 75%, 100% so với dòng điện định mức
D. Có 5 mức: 30%, 45%, 60%, 80%, 100% so với dòng điện định mức
Câu 239: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định nếu không có quy định riêng thì thời
gian cho phép quá tải ngắn hạn ứng với mức quá tải 30% so với dòng điện định mức đối
với máy biến áp dầu là?
A. 20 phút
B. 45 phút
C. 80 phút
D. 120 phút

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
57
Câu 240: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định nếu không có quy định riêng thì thời
gian cho phép quá tải ngắn hạn ứng với mức quá tải 45% so với dòng điện định mức đối
với máy biến áp dầu là?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 45 phút
D. 80 phút
Câu 241: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định nếu không có quy định riêng thì thời
gian cho phép quá tải ngắn hạn ứng với mức quá tải 60% so với dòng điện định mức đối
với máy biến áp dầu là?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 45 phút
D. 80 phút
Câu 242: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định nếu không có quy định riêng thì thời
gian cho phép quá tải ngắn hạn ứng với mức quá tải 75% so với dòng điện định mức đối
với máy biến áp dầu là?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 45 phút
D. 80 phút
Câu 243: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Nếu không có quy định riêng thì thời gian cho phép quá tải ngắn hạn ứng với mức quá tải
100% so với dòng điện định mức đối với máy biến áp dầu là?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 45 phút
D. 80 phút
Câu 244: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định quá tải dài hạn cho phép đối với
máy biến áp?
A. Cao hơn định mức 3% của nấc máy biến áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao
hơn định mức
B. Cao hơn định mức 5% của nấc máy biến áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao
hơn định mức
C. Cao hơn định mức 7% của nấc máy biến áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao
hơn định mức

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
58
D. Cao hơn định mức 10% của nấc máy biến áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không
cao hơn định mức
Câu 245: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi máy biến áp
quá tải?
A. Báo cáo lên Cấp điều độ điều khiển: Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%,
100%, 110% giá trị định mức
B. Kiểm tra nhiệt độ dầu và cuộn dây, hệ thống làm mát của máy biến áp
C. Xử lý theo quy định riêng của đơn vị, chi báo lên Cấp điều độ điều khiển khi tải qua
máy biến áp trên 100% giá trị định mức hoặc nhiệt độ dầu và cuộn dây bất thường
D. Thời gian cho phép quá tải
Câu 246: Xử lý quá tải máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 33)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Điều độ viên khi máy biến
áp quá tải?
A. Tìm mọi biện pháp giảm tải máy biến áp xuống dưới định mức
B. Xử lý theo chế độ khẩn cấp
C. Xử lý theo chế độ cực kì khẩn cấp
D. Xử lý theo chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp
Câu 247: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trong điều kiện vận hành bình
thường, máy biến áp cho phép vận hành lâu dài với điện áp cao hơn?
A. Không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến
áp không bị quá tải
B. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua
máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp
C. Được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá
10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không
bị quá tải
D. Phương án A, B
Câu 248: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trong điều kiện sự cố, máy biến áp
tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không
nối với máy điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn?
A. không quá 05% điện áp định mức (điều kiện máy biến áp không bị quá tải)
B. không quá 10% điện áp định mức (điều kiện máy biến áp không bị quá tải)
C. không quá 15% điện áp định mức (điều kiện máy biến áp không bị quá tải)
D. không quá 20% điện áp định mức (điều kiện máy biến áp không bị quá tải)

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
59
Câu 249: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành nhà
máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện
áp định mức của đầu phân áp tương ứng?
A. Tách ngay máy biến áp ra khỏi vận hành để tránh hư hỏng thiết bị
B. Báo cáo Cấp điều độ điều khiển và thực hiện theo lệnh
C. Báo cáo Lãnh đạo trực tiếp sau đó xử lý theo quy trình xủ lý riêng của đơn vị
D. Cho phép tiếp tục vận hành máy biến áp nhưng phải tăng cường giám sát
Câu 250: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định trình tự
xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi quá áp
máy biến áp?
A. Máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị
quá áp vượt mức cho phép sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều
khiển
C. Báo cáo lên Cấp điều độ có quyền điều khiển và thực hiện theo lệnh
D. Phương án A, B
Câu 251: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Máy biến áp 220kV đang ở nấc 1 (định mức 242kV) phải tách khỏi vận hành khi điện áp
lớn hơn?
A. 291 kV.
B. 260,8 kV.
C. 250,1 kV.
D. Được phép vận hành với các điện áp trên.
Câu 252: Xử lý quá áp máy biến áp (28/2014/TT-BCT-Điều 34)
Nếu không có quy định riêng, trong điều kiện vận hành bình thường, máy biến áp được
phép vận hành lâu dài với điện áp không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu
phân áp trong điều kiện nào?
A. Nhiệt độ dầu máy biến áp không vượt quá 60 độ C.
B. Tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp.
C. Tải qua máy biến áp không quá 30% công suất định mức của máy biến áp.
D. Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp không vượt quá 80 độ C.
Câu 253: Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường (28/2014/TT-BCT-
Điều 35)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành tại
nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi máy biến áp có những hiện tượng khác
thường trong quá trình vận hành?
A. Tìm mọi biện pháp xử lý sự cố theo quy định
B. Báo cáo Cấp điều độ điều khiển, Lãnh đạo trực tiếp

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
60
C. Ghi vào sổ nhật ký vận hành
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 254: Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường (28/2014/TT-BCT-
Điều 35)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi rơ le hơi
máy biến áp tác động báo tín hiệu?
A. Kiểm tra bên ngoài máy biến áp
B. Lấy mẫu khí trong rơ le
C. Tách máy biến áp, giao Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sửa chữa
D. Phương án A, B
Câu 255: Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường (28/2014/TT-BCT-
Điều 35)
Trong trường hợp MBA phát nóng tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát
bình thường và không bị quá tải, ai là người có quyền cho tách MBA ra khỏi vận hành?
A. Điều độ viên cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Lãnh đạo đơn vị quản lý thiết bị.
C. Nhân viên vận hành ca trực.
D. Điều độ viên cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Câu 256: Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành (28/2014/TT-BCT-
Điều 36)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp nào Nhân viên vận hành
tại nhà máy, trạm điện, trung tâm điều khiển không phát hiện ra khi kiểm tra thiết bị trong
ca?
A. Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn
B. Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp
C. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp
D. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột
Câu 257: Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 37)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi máy biến áp
nhảy sự cố?
A. Khai thác thông tin sự cố, báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn
vị quản lý vận hành ban hành
C. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố
D. Lập các Báo cáo cần thiết theo yêu cầu của Đơn vị quản lý vận hành

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
61
Câu 258: Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 37)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên có quyền điều khiển khi máy biến áp nhảy sự cố?
A. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy
biến áp
B. Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định
C. Hoàn thành Báo cáo sự cố
D. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
Câu 259: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ
khác ngoài bảo vệ nội bộ, Điều độ viên được phép đưa máy biến áp vào vận hành khi?
A. Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát
hiện có dấu hiệu bất thường
B. Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát
hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm
C. Đang cấp điện một khu vực lớn
D. Phương án A, C
Câu 260: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (28/2014/TT-BCT-Điều 38)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định máy biến áp bị cắt sự cố do tác động
của hai mạch bảo vệ nội bộ, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành khi?
A. Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số,
phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện
B. Đơn vị quản lý vận hành có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành gửi
Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Đơn vị quản lý vận hành có xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành bằng lời nói
thông qua hệ thống thông tin liên lạc.
D. Phương án A, B
Câu 261: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định máy biến áp bị cắt sự cố do tác động
của một mạch bảo vệ nội bộ, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành khi?
A. Kiểm tra sơ bộ máy biến áp không phát hiện sự cố gì
B. Kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không phát hiện hư hỏng
C. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là do hư hỏng
trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục
D. Phương án A, B

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
62
Câu 262: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định máy biến áp bị cắt sự cố do tác động
của một mạch bảo vệ nội bộ, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành khi?
A. Kiểm tra sơ bộ máy biến áp không phát hiện sự cố gì
B. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là do hư hỏng thiết
bị trong vùng bảo vệ chính (nhưng không phải là máy biến áp) và hư hỏng đó đã được
khắc phục
C. Đơn vị quản lý vận hành có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành gửi
Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Phương án A, C
Câu 263: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định trường hợp máy biến áp cấp điện
cho một khu vực lớn, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành khi?
A. Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do một trong
các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy
biến áp hư hỏng
B. Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành
đồng ý đưa trở lại vận hành
C. Phương án A, B
D. Cả 03 phương án A, B, C đều sai
Câu 264: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Khi máy biến áp nhảy sự cố, Đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản xác nhận máy biến
áp đủ điều kiện vận hành trước khi đóng lại máy biến áp theo phương án nào?
A. Bảo vệ so lệch tác động, kiểm tra phát hiện lỗi mạch nhị thứ và đã khắc phục.
B. Bảo áp lực dầu tác động, kiểm tra phát hiện lỗi mạch nhị thứ và đã khắc phục.
C. Bảo vệ hơi tác động, kiểm tra không phát hiện lỗi mạch nhị thứ.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 265: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ quá dòng MBA tác động, Điều độ viên chỉ
huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi nào?
A. Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số,
phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện.
B. Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát
hiện có dấu hiệu bất thường.
C. Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát
hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
63
D. Đơn vị quản lý vận hành khẳng định máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành.
Câu 266: Khôi phục máy biến áp sau sự cố (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
38 Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Khi máy biến áp nhảy sự cố, Đơn vị quản lý vận hành không cần phải có văn bản xác nhận
máy biến áp đủ điều kiện vận hành theo phương án nào?
A. Bảo vệ dự phòng tác động.
B. Bảo áp so lệch tác động, kiểm tra phát hiện lỗi mạch nhị thứ và đã khắc phục.
C. Bảo vệ hơi tác động, cần phải đưa ngay máy biến áp vào vận hành, nhân viên vận hành
thông báo máy biến áp đã được Giám đốc đơn vị đồng ý đưa trở lại vận hành.
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 267: Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ (28/2014/TT-BCT-Điều 40)
Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia quy định xử lý của Nhân viên vận hành tại
nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển:
A. Thay đổi kết dây tránh quá điện áp các thiết bị
B. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển nếu điện áp trên thiết bị điện cao
quá mức cho phép
C. Điều khiển điện áp theo quy định để thiết bị điện không bị quá điện áp
D. Cả 03 phương án A, B, C
Câu 268: Xử lý sự cố thiết bị bù (28/2014/TT-BCT-Điều 41)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên điều khiển?
A. Xử lý sự cố các thiết bị liên quan bị ảnh hưởng do sự cố thiết bị bù
B. Điều khiển điện áp, nguồn điện, phụ tải giữ điện áp, dòng điện qua các thiết bị nằm
trong giới hạn cho phép
C. Phân tích rơ le bảo vệ của thiết bị bù để quyết định tách hoặc khôi phục thiết bị
D. Lập và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
Câu 269: Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp (28/2014/TT-
BCT-Điều 42)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy, trạm điện, trung tâm điều?
A. Xử lý sự cố thiết bị theo quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành
ban hành
B. Báo cáo ngay thông tin sự cố, tình trạng vận hành của đường dây, thiết bị ảnh hưởng
cho Cấp điều độ có quyền điều khiển
C. Xử lý sự cố theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển
D. Hoàn thành Báo cáo sự cố

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
64
Câu 270: Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp (28/2014/TT-
BCT-Điều 42)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên điều khiển?
A. Xử lý sự cố đường dây, thiết bị điện, thanh cái liên quan
B. Cô lập thiết bị sự cố giao cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sửa chữa
C. Đưa thiết bị vào vận hành sau khi đã báo lãnh đạo và được sự đồng ý
D. Hoàn thành Báo cáo sự cố
Câu 271: Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố thanh cái (28/2014/TT-BCT-Điều
43)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển?
A. Cắt toàn bộ các máy cắt nối vào thanh cái sự cố
B. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ điều khiển tình trạng sự cố và tình trạng vận hành các
thiết bị liên quan
C. Đưa thanh cái và các thiết bị liên quan vào vận hành theo quy trình vận hành và xử lý
sự cố Đơn vị quản lý vận hành ban hành
D. Hoàn thành báo cáo nhanh sự cố
Câu 272: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái (28/2014/TT-BCT-Điều 44)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định xử lý
của Điều độ viên có quyền điều khiển?
A. Thực hiện các biện pháp điều khiển phù hợp để ngăn chặn sự cố mở rộng
B. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân.
C. Chỉ huy thao tác tách, khôi phục thanh cái, đường dây, thiết bị sự cố
D. Lập và gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra
Câu 273: Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển khi mất
điện toàn trạm điện (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 45 Thông tư
28/2014/TT-BCT)
Theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, điều nào không đúng quy định?
A. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận
hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho
trạm điện
B. Cắt toàn bộ các máy cắt, kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện
C. Báo cáo ngay về Cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt
D. Lập Báo cáo nhanh gửi về Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 274: Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái (28/2014/TT-BCT-Điều 47)
Xử lý đúng của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện theo phương
án nào?
A. Điều khiển ngăn chặn sự cố mở rộng; Phân tích, xác định nguyên nhân sự cố; Cô lập
phần tử sự cố; Khôi phục phần tử bị mất điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
65
B. Phân tích, xác định nguyên nhân sự cố; Điều khiển ngăn chặn sự cố mở rộng; Cô lập
phần tử sự cố; Khôi phục phần tử bị mất điện.
C. Điều khiển ngăn chặn sự cố mở rộng; Cô lập phần tử sự cố; Phân tích, xác định nguyên
nhân sự cố; Khôi phục phần tử bị mất điện.
D. Điều khiển ngăn chặn sự cố mở rộng; Khôi phục phần tử bị mất điện; Cô lập phần tử
sự cố; Phân tích, xác định nguyên nhân, hoàn thành báo cáo sự cố.
Câu 275: Chế độ cảnh báo (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 48 của Thông tư
28/2014/TT-BCT)
Phương án nào hệ thống điện truyền tải vận hành không ở chế độ cảnh báo?
A. Tần số hệ thống 49,5 Hz.
B. Máy biến áp chính 220kV đang mang tải là 95%.
C. Bão có gió cấp 10 đang chuẩn bị vào gây ảnh hưởng đến lưới điện miền.
D. Điện áp thấp nhất trên lưới 220 kV là 210 kV.
Câu 276: Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cảnh báo (Thông tư
31/2019/TT-BCT sửa đổi điều 49 của Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Điều độ viên xử lý hệ thống điện truyền tải ở chế độ cảnh báo theo phương án nào?
A. Điều khiển nguồn điện để hệ thống điện truyền tải về chế độ vận hành bình thường.
B. Giảm công suất truyền tải trên đường dây 220 kV trong khu vực có khả năng xảy ra
thiên tai có thể đe dọa an ninh hệ thống điện.
C. Thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện khi không đưa được hệ thống trở lại chế độ
vận hành bình thường.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 277: Chế độ khẩn cấp (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 50 của Thông tư
28/2014/TT-BCT)
Phương án nào hệ thống điện vận hành ở chế độ khẩn cấp?
A. Tần số hệ thống 49,5 Hz.
B. Máy biến áp chính 220kV đang mang tải 100%.
C. Điện áp thấp nhất trên lưới 220 kV là 195 kV.
D. Phương án A, C.
Câu 278: Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cảnh báo (Thông tư
31/2019/TT-BCT sửa đổi điều 51 của Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Điều độ viên xử lý hệ thống điện truyền tải ở chế độ khẩn cấp theo phương án nào?
A. Áp dụng mọi biện pháp điều khiển tần số, điện áp để đưa tần số, điện áp về phạm vi
cho phép trong chế độ vận hành bình thường.
B. Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây hoặc thiết bị điện không bị quá
tải.
C. Điều khiển phụ tải để giảm công suất truyền tải trên đường dây hoặc thiết bị điện đang
bị quá tải
D. Cả 03 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
66
Câu 279: Chế độ cực kỳ khẩn cấp (Thông tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi điều 52 của
Thông tư số 28/2014/TT-BCT)
Phương án nào hệ thống điện vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp?
A. Tần số hệ thống 49,5 Hz.
B. Máy biến áp chính 220kV đang mang tải dưới 110%.
C. Điện áp thấp nhất trên lưới 220 kV là 195 kV.
D. Phương án A, C.
Câu 280: Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện ở chế độ cực kỳ khẩn cấp (Thông
tư 31/2019/TT-BCT sửa đổi điều 52 của Thông tư 28/2014/TT-BCT)
Điều độ viên xử lý hệ thống điện truyền tải ở chế độ cực kỳ khẩn cấp theo phương án nào?
A. Áp dụng mọi biện pháp điều khiển tần số, điện áp để đưa tần số, điện áp về phạm vi
cho phép trong chế độ vận hành bình thường.
B. Điều khiển công suất các nhà máy điện để đường dây hoặc thiết bị điện không bị quá
tải.
C. Điều khiển phụ tải để giảm công suất truyền tải trên đường dây hoặc thiết bị điện đang
bị quá tải.
D. Cả 03 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
67
THÔNG TƯ 25 QUY ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI
(Thông tư Quy định hệ thống điện truyền tải ban hành kèm theo quyết định số 25/2016/TT-
BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương)
Câu 281: Giải thích từ ngữ (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 3)
Lưới điện truyền tải là?
A. Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV.
B. Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110 kV.
C. Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 220 kV.
D. Phần lưới điện bao gồm toàn bộ các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 220kV
trở lên, các đường dây và trạm biến áp có điện áp 110kV mang chức năng truyền tải để
tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia.
Câu 282: Giải thích từ ngữ (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 3)
Sự cố là?
A. Sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc nhiều nguyên
nhân dẫn đến hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện
hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho hệ
thống điện quốc gia.
B. Sự cố xảy ra ở một phần tử trong hệ thống điện truyền tải khi hệ thống điện đang ở chế
độ vận hành bình thường.
C. Sự cố xảy ra ở hai phần tử trở lên tại cùng một thời điểm trong hệ thống điện truyền tải.
D. Sự cố trong hệ thống điện gây mất điện diện rộng trên lưới điện truyền tải hoặc gây
cháy, nổ làm tổn hại đến người hoặc tài sản.
Câu 283: Giải thích từ ngữ (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 3)
Tiêu chí N-1 là?
A. Một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện
đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ thống điện hoặc khi một phần tử tách
khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng
các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục.
B. Một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện
đảm bảo khi có sự cố hai (02) phần tử xảy ra thì hệ thống điện vẫn vận hành ổn định,
đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho phép và cung cấp điện an toàn,
liên tục.
C. Một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện
đảm bảo khi tách năm (05) phần tử khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ thống
điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho
phép và cung cấp điện an toàn, liên tục.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 284: Giải thích từ ngữ (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 3)
Trung tâm điều khiển là?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
68
A. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để
giám sát từ xa một nhóm nhà máy điện.
B. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để điều
khiển từ xa một nhóm trạm điện.
C. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để
giám sát từ xa các thiết bị đóng cắt trên lưới điện.
D. Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để
giám sát, điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện hoặc các thiết bị
đóng cắt trên lưới điện.
Câu 285: Tần số (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 4)
Chế độ vận hành sự cố đơn lẻ của hệ thống điện, dải tần số được phép dao động và thời
gian khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường được quy định?
A. Từ 49 Hz ÷ 51 Hz; 02 phút để đưa tần số về phạm vi 49,5 Hz ÷ 50,5 Hz; 05 phút để đưa
tần số về phạm vi 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz.
B. Từ 49 Hz ÷ 51 Hz; 05 phút để đưa tần số về phạm vi 49,5 Hz ÷ 50,5 Hz; 10 phút để đưa
tần số về phạm vi 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz.
C. Từ 47,5 Hz ÷ 52 Hz; 05 phút để đưa tần số về phạm vi 49,5 Hz ÷ 50,5 Hz; 10 phút để
đưa tần số về phạm vi 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz.
D. Từ 47,5 Hz ÷ 52 Hz; 10 giây để đưa tần số về phạm vi 49 Hz ÷ 51 Hz; 10 phút để đưa
tần số về phạm vi 49,8 Hz ÷ 50,2 Hz.
Câu 286: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Ổn định quá độ là?
A. Khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện.
B. Khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các
dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép.
C. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động lớn trong hệ thống điện.
D. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động nhỏ trong hệ thống điện.
Câu 287: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Ổn định điện áp động là?
A. Khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện.
B. Khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các
dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép.
C. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động lớn trong hệ thống điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
69
D. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động nhỏ trong hệ thống điện.
Câu 288: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Ổn định điện áp tĩnh là?
A. Khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện.
B. Khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các
dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép.
C. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động lớn trong hệ thống điện.
D. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động nhỏ trong hệ thống điện.
Câu 289: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Ổn định tần số là?
A. Khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện.
B. Khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành
đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các
dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép.
C. Khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích
động lớn trong hệ thống điện.
D. Khả năng hệ thống điện duy trì được tần số xác lập sau khi xảy ra các kích động làm
mất cân bằng công suất giữa nguồn điện và phụ tải điện.
Câu 290: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Hệ thống điện quốc gia đang vận hành ở chế độ bình thường hoặc sau khi sự cố đã được
loại trừ phải duy trì chế độ đồng bộ và đáp ứng tiêu chuẩn về ổn định quá độ được quy định
như thế nào?
A. Góc pha của roto tổ máy phát điện không được vượt quá 120 độ; Dao động góc pha
roto tổ máy phát điện phải được dập tắt trong khoảng 20 giây sau khi sự cố được loại
trừ.
B. Hệ số suy giảm của dao động không được nhỏ hơn 5 %.
C. Trong thời gian 05 giây sau khi sự cố được loại trừ, điện áp tại điểm sự cố phải được
phục hồi ít nhất 75 % giá trị điện áp trước khi sự cố.
D. Hệ thống điện phải có dự phòng công suất ít nhất 5% theo đặc tính P-V trong trường
hợp 01 (một) phần tử bị tách ra khỏi vận hành (N-1).
Câu 291: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Hệ thống điện quốc gia đang vận hành ở chế độ bình thường hoặc sau khi sự cố đã được
loại trừ phải duy trì chế độ đồng bộ và đáp ứng tiêu chuẩn về ổn định điện áp động được
quy định như thế nào?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
70
A. Góc pha của roto tổ máy phát điện không được vượt quá 120 độ; Dao động góc pha
roto tổ máy phát điện phải được dập tắt trong khoảng 20 giây sau khi sự cố được loại
trừ.
B. Hệ số suy giảm của dao động không được nhỏ hơn 5 %.
C. Trong thời gian 05 giây sau khi sự cố được loại trừ, điện áp tại điểm sự cố phải được
phục hồi ít nhất 75 % giá trị điện áp trước khi sự cố.
D. Hệ thống điện phải có dự phòng công suất ít nhất 5% theo đặc tính P-V trong trường
hợp 01 (một) phần tử bị tách ra khỏi vận hành (N-1).
Câu 292: Ổn định hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 5)
Hệ thống điện quốc gia đang vận hành ở chế độ bình thường hoặc sau khi sự cố đã được
loại trừ phải duy trì chế độ đồng bộ và đáp ứng tiêu chuẩn về ổn định điện áp tĩnh được
quy định như thế nào?
A. Góc pha của roto tổ máy phát điện không được vượt quá 120 độ; Dao động góc pha
roto tổ máy phát điện phải được dập tắt trong khoảng 20 giây sau khi sự cố được loại
trừ.
B. Hệ số suy giảm của dao động không được nhỏ hơn 5 %.
C. Trong thời gian 05 giây sau khi sự cố được loại trừ, điện áp tại điểm sự cố phải được
phục hồi ít nhất 75 % giá trị điện áp trước khi sự cố.
D. Hệ thống điện phải có dự phòng công suất ít nhất 5% theo đặc tính P-V trong trường
hợp 01 (một) phần tử bị tách ra khỏi vận hành (N-1).
Câu 293: Điện áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 6)
Chế độ vận hành sự cố đơn lẻ của hệ thống điện, điện áp cấp 220 kV được phép dao động
trong phạm vi?
A. Từ 198 kV đến 242 kV.
B. Từ 209 kV đến 242 kV.
C. Từ 190 kV đến 245 kV.
D. Từ 203 kV đến 246 kV.
Câu 294: Điện áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 6)
Chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện, điện áp cấp 220 kV được phép dao động
trong phạm vi:
A. Từ 198 kV đến 242 kV.
B. Từ 190 kV đến 245 kV.
C. Từ 209 kV đến 242 kV.
D. Từ 203 kV đến 246 kV.
Câu 295: Điện áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 6)
Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng, trong
chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp hoặc chế độ khôi phục hệ thống điện, cho phép mức dao
động điện áp trên lưới điện truyền tải tạm thời như thế nào?
A. Lớn hơn  5 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá  20 % so với điện
áp danh định.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
71
B. Lớn hơn  5 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá  10 % so với điện
áp danh định.
C. Lớn hơn  10 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá  15 % so với
điện áp danh định.
D. Lớn hơn  10 % so với điện áp danh định nhưng không được vượt quá  20 % so với
điện áp danh định.
Câu 296: Dao động điện áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 10)
Dao động điện áp tại điểm đấu nối trên lưới điện truyền tải do phụ tải dao động gây ra
không được vượt quá?
A. 2,5% điện áp định mức.
B. 2,5% điện áp danh định.
C. 5% điện áp định mức.
D. 5% điện áp danh định.
Câu 297: Dao động điện áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 10)
Với điều kiện việc điều chỉnh điện áp không được gây ra hỏng hóc thiết bị trên hệ thống
điện truyền tải và thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải, cho phép mức điều
chỉnh điện áp mỗi lần tối đa lên đến?
A. 2,5% điện áp định mức.
B. 2,5% điện áp danh định.
C. 5% điện áp định mức.
D. 5% điện áp danh định.
Câu 298: Chế độ nối đất trung tính (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 11)
Chế độ nối đất trung tính trong lưới điện truyền tải là?
A. Chế độ nối đất trực tiếp.
B. Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng.
C. Chế độ trung tính cách ly.
D. Phương án A, C.
Câu 299: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 12 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố bằng bảo
vệ chính trên hệ thống điện đối với cấp 220 kV được quy định?
A. 70kA/ 150 ms.
B. 50kA / 100 ms.
C. 31,5kA / 100 ms.
D. 25kA / 200 ms.
Câu 300: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 12 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất cho phép trên thanh cái 110kV của các trạm biến áp
500kV, 220kV là bao nhiêu?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
72
A. 50kA
B. 40kA
C. 31,5kA
D. 25kA
Câu 301: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 12 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Đơn vị nào có trách nhiệm thông báo giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu
nối tại thời điểm hiện tại và theo tính tính toán trong ít nhất 10 năm tiếp theo đến Khách
hàng sử dụng lưới điện truyền tải?
A. Câp điều độ có quyền điều khiển
B. Viện Năng lượng
C. Đơn vị truyền tải điện
D. Đơn vị phân phối điện
Câu 302: Hệ số chạm đất (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 13)
Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở các cấp điện áp không được vượt quá?
A. 0,4.
B. 1,4.
C. 2,4.
D. 3,4.
Câu 303: Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
(Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 16)
Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận
điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm gì?
A. Dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền (Bắc,
Trung, Nam) và tại các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải.
B. Cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu dự báo nhu
cầu phụ tải điện của mình, bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện tổng hợp toàn đơn vị
và nhu cầu phụ tải điện tại từng trạm biến áp 110 kV.
C. Cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu dự báo nhu
cầu xuất, nhập khẩu điện, trong đó bao gồm dự báo nhu cầu xuất, nhập khẩu điện tổng
hợp và tại từng điểm đấu nối phục vụ xuất, nhập khẩu điện.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 304: Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 17)
Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện năm bao gồm?
A. Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tháng về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ
ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị
phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện
truyền tải và tại các trạm biến áp 110 kV trong hệ thống điện.
B. Số liệu dự báo xuất, nhập khẩu điện từng tháng về điện năng, công suất cực đại, biểu
đồ ngày điển hình của 104 tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị bán buôn điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
73
C. Cho 06 tháng đầu năm: Số liệu dự báo từng tháng về điện năng, công suất cực đại, biểu
đồ ngày điển hình của Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực
tiếp từ lưới điện truyền tải và tại các điểm đấu nối.
D. Phương án A, B.
Câu 305: Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 18)
Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Đơn vị bán buôn điện, Khách
hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
trong phạm vi quản lý?
A. Trước ngày 10 hàng tháng.
B. Trước ngày 15 hàng tháng.
C. Trước ngày 20 hàng tháng.
D. Trước ngày 25 hàng tháng.
Câu 306: Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 19)
Số liệu phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần bao gồm?
A. Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tuần về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ
ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
và tại các trạm biến áp 110 kV trong hệ thống điện.
B. Số liệu dự báo xuất, nhập khẩu điện từng tuần về điện năng, công suất cực đại, biểu đồ
ngày điển hình từng tuần với chu kỳ 30 phút/lần của Đơn vị bán buôn điện.
C. Công suất phát dự kiến của Đơn vị phát điện.
D. Số liệu dự báo điện năng, công suất với chu kỳ 30 phút/lần trong từng ngày của 02 tuần
tiếp theo của Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử
dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải và tại các trạm biến áp 110 kV
trong hệ thống điện.
Câu 307: Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 29)
Yêu cầu đối với sơ đồ của thiết bị đấu nối như thế nào?
A. Sơ đồ đấu nối điện chính phải bao gồm các thiết bị điện từ cấp điện áp trung áp đến
siêu cao áp tại điểm đấu nối và thể hiện được liên kết giữa lưới điện của Khách hàng
sử dụng lưới điện truyền tải với lưới điện truyền tải.
B. Các trang thiết bị điện phải được mô tả bằng các biểu tượng, ký hiệu tiêu chuẩn.
C. Các trang thiết bị điện phải được Cấp điều độ có quyền điều khiển đánh số thiết bị theo
quy định tại Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban
hành.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 308: Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 29)
Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối với lưới điện truyền tải phải được trang bị?
A. Thiết bị kiểm tra hoà đồng bộ nếu hai phía máy cắt đều có nguồn điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
74
B. Dao cách ly kèm theo các phương tiện khoá liên động để đảm bảo an toàn trong quá
trình vận hành và khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
C. Bộ tự động đóng lại.
D. Phương án A, B.
Câu 309: Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơ le (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 30)
Việc phối hợp trang bị, lắp đặt các thiết bị rơ le bảo vệ tại điểm đấu nối được quy định như
thế nào?
A. Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không tự ý thay
đổi thiết bị bảo vệ và các giá trị cài đặt của thiết bị rơ le bảo vệ khi chưa được sự đồng
ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải chủ động thay đổi
thiết bị bảo vệ và các giá trị cài đặt của thiết bị rơ le bảo vệ không cần sự đồng ý của
Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải không tự ý thay
đổi thiết bị bảo vệ và các giá trị cài đặt của thiết bị rơ le bảo vệ khi chưa được sự đồng
ý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
D. Cả 3 phương án A, B C.
Câu 310: Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơ le (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 30)
Trường hợp lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải bị sự cố, thiết bị rơ le
bảo vệ trong lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải?
A. Có thể được phép gửi lệnh đi cắt các máy cắt trên lưới điện truyền tải nhưng phải được
sự chấp thuận của Đơn vị mua bán điện và phải ghi trong thỏa thuận đấu nối.
B. Có thể được phép gửi lệnh đi cắt các máy cắt trên lưới điện truyền tải nhưng phải được
sự chấp thuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
C. Có thể được phép gửi lệnh đi cắt các máy cắt trên lưới điện truyền tải nhưng phải được
sự chấp thuận của Đơn vị truyền tải điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển đối với
các máy cắt này và phải được ghi trong Thỏa thuận đấu nối.
D. Cả 3 phương án A, B C.
Câu 311: Yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơ le (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 30)
Độ tin cậy tác động của hệ thống rơ le bảo vệ không được nhỏ hơn?
A. 75%.
B. 85%.
C. 90%.
D. 99%.
Câu 312: Yêu cầu đối với hệ thống thông tin (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 31)
Quy định yêu cầu đối với hệ thống thông tin?
A. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi
quản lý lưới điện truyền tải để phục vụ việc quản lý, vận hành hệ thống điện và thị
trường điện; phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển để thiết lập đường truyền
thông tin về Cấp điều độ có quyền điều khiển.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
75
B. Đơn vị truyền tải điện không có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong
phạm vi hệ thống điện truyền tải để phục vụ việc quản lý vận hành hệ thống điện và thị
trường điện.
C. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi
hệ thống điện phân phối để phục vụ việc quản lý vận hành hệ thống điện và thị trường
điện.
D. Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm đầu tư, quản lý hệ thống thông tin trong phạm vi
nhà máy điện để phục vụ việc quản lý vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Câu 313: Yêu cầu đối với hệ thống SCADA (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
32 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, nhà máy điện có công suất lắp đặt trên 30
MW và nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải chưa kết nối đến Trung tâm điều
khiển phải được trang bị?
A. Trang bị Gateway hoặc RTU có 01 cổng kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA của
Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập hai kết nối độc lập về mặt vật lý với hệ thống
SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Trang bị Gateway hoặc RTU có 02 cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật
lý với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
D. Trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập một kết nối với hệ thống SCADA của Cấp
điều độ có quyền điều khiển và hai kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm
điều khiển.
Câu 314: Yêu cầu đối với hệ thống SCADA (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều
32 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Trạm biến áp có cấp điện áp từ 220 kV trở lên, nhà máy điện có công suất lắp đặt trên
30MW và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải đã kết nối và được điều khiển,
thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải được trang bị?
A. Trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập 01 kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều
độ có quyền điều khiển và không kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều
khiển.
B. Trang bị Gateway hoặc RTU không kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có
quyền điều khiển và thiết lập 01 kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều
khiển.
C. Trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập 01 kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều
độ có quyền điều khiển và 02 kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển.
D. Trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập 01 kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều
độ có quyền điều khiển và 01 kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển.
Câu 315: Nối đất trung tính máy biến áp (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 33)
Quy định nối đất trung tính máy biến áp: Cuộn dây phía cao áp của máy biến áp ba pha
hoặc 03 (ba) máy biến áp một pha đấu nối vào lưới điện truyền tải phải?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
76
A. Đấu tam giác.
B. Đấu hình sao.
C. Đấu hình sao có điểm trung tính thích hợp cho việc nối đất.
D. Đấu tam giác hở.
Câu 316: Hệ số công suất của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (Thông tư
25/2016/TT-BCT-Điều 34)
Trong chế độ vận hành bình thường, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện
nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải phải duy trì hệ số công suất (cos) tại vị trí đo
đếm chính?
A. Không nhỏ hơn 0,9.
B. Không nhỏ hơn 0,98.
C. Không nhỏ hơn 0,9 trong trường hợp nhận công suất phản kháng và không nhỏ hơn
0,98 trong trường hợp phát công suất phản kháng.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 317: Độ dao động phụ tải điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 35)
Tốc độ thay đổi công suất tiêu thụ của Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới
điện truyền tải trong 01 phút không được vượt quá:
A. 1% công suất tiêu thụ cực đại.
B. 3% công suất tiêu thụ cực đại.
C. 5% công suất tiêu thụ cực đại.
D. 10% công suất tiêu thụ cực đại.
Câu 318: Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số (Thông tư 30/2019/TT-BCT
sửa đổi Điều 36 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu nào
sau đây?
A. Độ tin cậy không nhỏ hơn 99 %.
B. Việc sa thải không thành công của một phụ tải nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động
của toàn bộ hệ thống điện.
C. Trình tự sa thải và lượng công suất sa thải theo tần số phải tuân thủ mức phân bổ của
Cấp điều độ có quyền điều khiển; được thay đổi mà không cần có sự cho phép của Cấp
điều độ có quyền điều khiển.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 319: Hệ thống tự động sa thải phụ tải theo tần số (Thông tư 30/2019/TT-BCT
sửa đổi Điều 36 của Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Trình tự khôi phục phụ tải điện phải tuân thủ theo?
A. Lệnh điều độ của Trưởng ca nhà máy điện điều tần.
B. Lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
77
Câu 320: Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tổ máy phát điện (Thông
tư 25/2016/TT-BCT-Điều 38)
Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng phát công suất tác dụng định mức
trong dải hệ số công suất như thế nào?
A. Từ 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận
công suất phản kháng) tại đầu cực của máy phát điện.
B. Từ 0,75 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận
công suất phản kháng) tại cực của máy phát điện.
C. Từ 0,85 đến 0,95.
D. Từ 0,75 đến 1,00.
Câu 321: Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tổ máy phát điện (Thông
tư 25/2016/TT-BCT-Điều 38)
Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng liên tục phát công suất tác dụng định
mức trong dải tần số?
A. Từ 49 Hz đến 51 Hz.
B. Từ 48 Hz đến 52 Hz.
C. Từ 47,5 Hz đến 51,5 Hz.
D. Từ 46 Hz đến 52 Hz.
Câu 322: Yêu cầu khả năng huy động, điều khiển công suất tổ máy phát điện (Thông
tư 25/2016/TT-BCT-Điều 38)
Tổ máy phát điện của nhà máy điện phải có khả năng làm việc liên tục ở chế độ nào sau
đây?
A. Tải không cân bằng giữa ba pha từ 10 % trở xuống.
B. Hệ số đáp ứng của kích từ đối với tổ máy phát điện đồng bộ lớn hơn 0,5 %.
C. Dòng điện thứ tự nghịch nhỏ hơn 5 % dòng điện định mức.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 323: Khởi động đen (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều 41)
Đơn vị nào có trách nhiệm xác định các vị trí quan trọng trong hệ thống điện quốc gia phải
xây dựng các nhà máy điện có khả năng khởi động đen và phối hợp với Đơn vị truyền tải
điện, Đơn vị phát điện trong quá trình thỏa thuận đấu nối để xác định các yêu cầu cụ thể
về khởi động đen đối với từng nhà máy điện?
A. Bộ Công thương.
B. Cục Điều tiết điện lực
C. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
D. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Câu 324: Thay thế thiết bị trên lưới điện truyền tải (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều
54)
Trường hợp Đơn vị truyền tải điện có nhu cầu thay thế, nâng cấp các thiết bị trên lưới điện
truyền tải, bổ sung các thiết bị điện mới có khả năng ảnh hưởng đến chế độ làm việc của
lưới điện truyền tải?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
78
A. Đơn vị truyền tải điện phải thông báo bằng văn bản và thống nhất với Cấp điều độ có
quyền điều khiển về các thay đổi này.
B. Đơn vị truyền tải không phải thông báo với Cấp điều độ có quyền điều khiển về các
thay đổi này.
C. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thỏa thuận với Đơn vị phân phối
điện về các thay đổi này.
D. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải thỏa thuận với Đơn vị phát điện
về các thay đổi này.
Câu 325: Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải (Thông tư 25/2016/TT-
BCT-Điều 59)
Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào khi mang tải của bất kỳ thiết bị nào trong
lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải từ 110 % giá trị định mức
trở lên mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống
điện?
A. Chế độ cực kỳ khẩn cấp.
B. Chế độ khẩn cấp.
C. Chế độ cảnh báo.
D. Chế độ vận hành bình thường.
Câu 326: Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải (Thông tư 25/2016/TT-
BCT-Điều 59)
Hệ thống điện truyền tải vận hành ở chế độ nào khi tần số hệ thống điện nằm ngoài dải tần
số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện?
A. Chế độ cực kỳ khẩn cấp.
B. Chế độ khẩn cấp.
C. Chế độ cảnh báo.
D. Chế độ vận hành bình thường.
Câu 327: Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải (Thông tư 25/2016/TT-BCT-
Điều 60)
Điều nào sau đây không đúng nguyên tắc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải?
A. Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và tin cậy.
B. Đảm bảo thực hiện các thỏa thuận về sản lượng điện và công suất trong các hợp đồng
xuất, nhập khẩu điện, hợp đồng mua bán điện.
C. Đảm bảo ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy điện mặt trời.
D. Đảm bảo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện cho toàn hệ thống điện.
Câu 328: Nguyên tắc vận hành hệ thống điện truyền tải (Thông tư 25/2016/TT-BCT-
Điều 60)
Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải căn cứ vào đâu để lập
kế hoạch vận hành nhà máy điện và lưới điện trong phạm vi quản lý đảm bảo không ảnh
hưởng đến vận hành an toàn, tin cậy và ổn định hệ thống điện truyền tải?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
79
A. Kế hoạch vận hành, phương thức vận hành và lịch huy động của Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện.
B. Các thiết bị khác vận hành trong dải thông số cho phép.
C. Khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng
tới an ninh hệ thống điện.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 329: Kiểm tra, giám sát hệ thống bảo vệ rơ le (Thông tư 25/2016/TT-BCT-Điều
61)
Đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo hệ
thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển trong hệ thống điện đáp ứng các yêu cầu tại
Thông tư này, Quy phạm trang bị điện do Bộ Công Thương ban hành và Quy định về yêu
cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến
áp do Cục Điều tiết điện lực ban hành?
A. Đơn vị truyền tải điện.
B. Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải.
C. Cấp điều độ có quyền điều khiển.
D. Đơn vị phát điện.
Câu 330: Xử lý sự cố (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 64 của Thông tư
25/2016/TT-BCT)
Biện pháp chính xử lý sự cố?
A. Thay đổi công suất phát tổ máy phát điện, ngừng hoặc khởi động tổ máy phát điện để
khôi phục tần số về dải tần số ở chế độ vận hành cảnh báo.
B. Sa thải phụ tải theo từng tuyến đường dây bằng rơ le tự động sa thải hoặc sa thải phụ
tải theo lệnh điều độ.
C. Ra lệnh điều độ cắt khẩn cấp các thiết bị điện bị quá tải.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 331: Thông báo suy giảm an ninh hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-
Điều 65)
Tại bất kỳ thời điểm nào, khi nhận thấy có tín hiệu suy giảm an ninh hệ thống điện, Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải gửi ngay thông báo về tình trạng giảm mức
độ an toàn của hệ thống điện cho Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng sử dụng lưới điện
truyền tải và các bên có liên quan những thông tin nào sau đây?
A. Tình trạng suy giảm an ninh hệ thống điện; Nguyên nhân; Phụ tải có khả năng bị sa
thải; Các đơn vị và khu vực chịu ảnh hưởng.
B. Tình hình vận hành nguồn điện trên hệ thống.
C. Tình hình vận hành thiết bị thông tin liên lạc.
D. Cả 03 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
80
Câu 332: Sa thải phụ tải đảm bảo an ninh hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-BCT-
Điều 66)
Câu 333: Các Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ
lưới điện truyền tải có trách nhiệm gì?
A. Không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều
khiển.
B. Thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện đúng mức công suất và điện năng theo yêu cầu của
Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo mức công suất và điện năng do chính đơn vị đề
xuất.
D. Thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện với mức công suất và điện năng theo yêu cầu của
Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
Câu 334: Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Thông
tư 25/2016/TT-BCT-Điều 67)
Điều nào sau đây không thuộc trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện trong vận hành hệ thống điện truyền tải?
A. Kiểm tra và thông qua sơ đồ bảo vệ các trang thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới
điện truyền tải trong trường hợp sơ đồ bảo vệ đó có ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ lưới
điện truyền tải.
B. Thiết lập và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, tin cậy và liên tục hệ thống thông tin,
hệ thống thông tin liên lạc, truyền dữ liệu, hệ thống SCADA/EMS và điều khiển từ xa
phục vụ vận hành, điều độ hệ thống điện.
C. Yêu cầu thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ sung các thiết bị trong phạm vi quản lý
của Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải.
D. Thiết lập các sơ đồ bảo vệ lưới điện truyền tải và duy trì đúng đặc tính vận hành của
các thiết bị bảo vệ phù hợp với sơ đồ bảo vệ .
Câu 335: Các loại dịch vụ phụ trợ (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 72 của
Thông tư 25/2016/TT-BCT)
Các loại dịch vụ phụ trợ trong hệ thống điện truyền tải bao gồm?
A. 7 loại (Điều tần, Dự phòng quay, Khởi động nhanh, Khởi động nguội, Điều chỉnh điện
áp, Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, Khởi động đen).
B. 6 loại (Điều tần, Dự phòng quay, Khởi động nhanh, Điều chỉnh điện áp, Dự phòng vận
hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, Khởi động đen).
C. 5 loại (Điều tần, Khởi động nhanh, Điều chỉnh điện áp, Dự phòng vận hành phải phát
để đảm bảo an ninh hệ thống điện, Khởi động đen).
D. 4 loại (Điều tần, Dự phòng quay, Dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ
thống điện, Khởi động đen).

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
81
Câu 336: Quy định chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện truyền tải (Thông
tư 25/2016/TT-BCT-Điều 76)
Điều nào sau đấy không nằm trong kế hoạch bảo dưỡng sửa, chữa hệ thống điện truyền
tải?
A. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm.
B. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng.
C. Lịch bảo dưỡng, sửa chữa tuần; lịch bảo dưỡng, sửa chữa ngày.
D. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất.
Câu 337: Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa (Thông tư 25/2016/TT-BCT-
Điều 79)
Việc đăng ký đưa thiết bị đang vận hành hoặc dự phòng để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa
của Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải được phân loại như
thế nào?
A. 3 loại: Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch, Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài
kế hoạch, Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất.
B. 2 loại: Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch, Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài
kế hoạch.
C. 2 loại: Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch, Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột
xuất.
D. 1 loại: Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch.
Câu 338: Tách sửa chữa khẩn cấp thiết bị đang vận hành (Thông tư 25/2016/TT-
BCT-Điều 80)
Trường hợp phát hiện thiết bị đang vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người
hoặc an toàn thiết bị, nhân viên vận hành của Đơn vị truyền tải điện hoặc Khách hàng sử
dụng lưới điện truyền tải có quyền gì?
A. Rời khỏi nơi làm việc để tránh đe dọa đến tính mạng con người.
B. Báo cáo tình hình lại cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và lập tức
rời khỏi hiện trường.
C. Tách khẩn cấp thiết bị ra khỏi hệ thống điện và không phải chịu trách nhiệm về quyết
định của mình trong việc tách thiết bị đó ra khỏi hệ thống điện.
D. Tách khẩn cấp thiết bị ra khỏi hệ thống điện truyền tải và phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm về quyết định của mình trong việc tách thiết bị đó ra khỏi hệ thống điện truyền
tải.
Câu 339: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-
BCT-Điều 92)
Đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện phục vụ việc lập kế
hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới, tháng tới, tuần tới, lập lịch huy động ngày
tới, giờ tới và điều độ thời gian thực?
A. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
B. Đơn vị truyền tải điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
82
C. Đơn vị phân phối điện.
D. Cục Điều tiết điện lực.
Câu 340: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Thông tư 25/2016/TT-
BCT-Điều 92)
Đánh giá nào sau đây là đánh giá an ninh ngắn hạn?
A. Được thực hiện cho giai đoạn từ tháng 7 hàng năm đến hết tháng 6 năm tới (năm N+1)
để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong 12 tháng tới, đơn
vị thời gian tính toán là tháng.
B. Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong
các tháng còn lại của năm, đơn vị tính toán là tháng.
C. Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia trong
các tuần còn lại của tháng hiện tại và các tuần của tháng tới, đơn vị thời gian tính toán
là tuần.
D. Được thực hiện để đánh giá khả năng đảm bảo an ninh hệ thống điện quốc gia cho 02
tuần tiếp theo, đơn vị thời gian tính toán là giờ.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
83
THÔNG TƯ 39/2015/TT-BCT
(Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối ban hành kèm theo quyết định số
39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương)

Câu 341: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm?
A. 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 06kV và 0,4kV.
B. 110kV, 35kV, 22kV.
C. 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 06kV và 0,38kV.
D. 500 kV, 220 kV, 110 kV.
Câu 342: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Trong chế độ vận hành bình thường độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên
lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện là?
A. + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
B. + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
C. + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
D. + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 343: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Trong chế độ vận hành bình thường Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối
của Khách hàng sử dụng điện là?
A. + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
B. + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
C. + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
D. + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 344: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Trong chế độ vận hành bình thường Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối
của nhà máy điện là?
A. + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
B. + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
C. + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
D. + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 345: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Trong chế độ sự cố HTĐ hoặc khôi phục sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp trên
lưới điện phân phối là?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
84
A. + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
B. + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
C. + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
D. + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 346: Điện áp (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-
BCT)
Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, cho phép độ lệch điện áp tại điểm đấu nối với
Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố là?
A. + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
B. + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
C. + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
D. + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 347: Cân bằng pha (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 6 Thông tư
39/2015/TT-BCT)
Trong chế độ làm việc bình thường, đối với cấp điện áp 110kV, thành phần thứ tự nghị của
điện áp pha không được vượt quá?
A. 03 % so với điện áp danh định.
B. 04 % so với điện áp danh định.
C. 05 % so với điện áp danh định.
D. 06 % so với điện áp danh định.
Câu 348: Cân bằng pha (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi Điều 6 Thông tư
39/2015/TT-BCT)
Trong chế độ làm việc bình thường, đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp, thành phần thứ
tự nghị của điện áp pha không được vượt quá?
A. 03 % so với điện áp danh định.
B. 04 % so với điện áp danh định.
C. 05 % so với điện áp danh định.
D. 06 % so với điện áp danh định.
Câu 349: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố cấp điện áp trung áp?
A. 60 kA/ 80 ms.
B. 40 kA/ 100 ms.
C. 31,5 kA/ 150 ms.
D. 25 kA/ 500 ms.
Câu 350: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian loại trừ sự cố cấp điện áp 110kV?
A. 60 kA/ 80 ms.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
85
B. 40 kA/ 100 ms.
C. 31,5 kA/ 150 ms.
D. 25 kA/ 500 ms.
Câu 351: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Thiết bị đóng cắt trên lưới điện phân phối phải có đủ khả năng chịu đựng được dòng điện
ngắn mạch lớn nhất cho phép trong thời gian tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1 giây.
B. 1,5 giây.
C. 2 giây.
D. 2,5 giây.
Câu 352: Dòng điện ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố (Thông tư 30/2019/TT-
BCT sửa đổi Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Đơn vị nào có trách nhiệm thông báo giá trị dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu
nối đến Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối để đầu tư, lắp đặt thiết bị đảm bảo theo
yêu cầu?
A. Cấp điều độ có quyền điều khiển
B. Đơn vị tư vấn thiết kế
C. Đơn vị phân phối điện
D. Đơn vị quản lý vận hành
Câu 353: Hệ số sự cố chạm đất (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 11)
Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối có trung tính nối đất trực tiếp không được
vượt quá?
A. 2,7.
B. 1,4.
C. 1,7.
D. 2,4.
Câu 354: Hệ số sự cố chạm đất (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 11)
Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối có trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở
kháng không được vượt quá?
A. 2,7.
B. 1,4.
C. 1,7.
D. 2,4.
Câu 355: Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 12)
Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối bao gồm?
A. SAIDI, SAIFI, MAIFI.
B. SAIDI, SAIFI, IEC.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
86
C. SAIDI, MAIFI, IEEE.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 356: Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 12)
Theo Quy định hệ thống điện phân phối: Chỉ số SAIDI là?
A. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B. Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D. Chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của lưới điện phân phối.
Câu 357: Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 12)
Theo Quy định hệ thống điện phân phối: Chỉ số SAIFI là?
A. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B. Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D. Chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của lưới điện phân phối.
Câu 358: Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 12)
Theo Quy định hệ thống điện phân phối: Chỉ số MAIFI là?
A. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B. Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D. Chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của lưới điện phân phối.
Câu 359: Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng (Thông tư 39/2015/TT-BCT –
Điều 16)
Có mấy loại chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng?
A. 4 loại: Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc thời
gian điều chỉnh đấu nối cho khách hàng; Thời gian thông báo ngừng, giảm mức cung
cấp điện; Chất lượng trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng bằng văn bản; Chất
lượng tiếp nhận khiếu nại của khách hàng qua điện thoại.
B. 3 loại: Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc thời
gian điều chỉnh đấu nối cho khách hàng; Chất lượng trả lời khiếu nại bằng văn bản;
Chất lượng trả lời khiếu nại của khách hàng qua điện thoại.
C. 2 loại: Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc thời
gian điều chỉnh đấu nối cho khách hàng; Chất lượng trả lời khiếu nại bằng văn bản
D. 2 loại: Chất lượng trả lời khiếu nại của khách hàng qua điện thoại; Chất lượng trả lời
khiếu nại bằng văn bản.
Câu 360: Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 19)
Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện cho năm đầu tiên?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
87
A. Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng năm của toàn Đơn vị phân phối điện
và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải
B. Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng tháng của toàn Đơn vị phân phối điện
và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải
C. Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng tuần của toàn Đơn vị phân phối điện
và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải
D. Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng ngày của toàn Đơn vị phân phối điện
và tại từng điểm đấu nối với lưới điện truyền tải
Câu 361: Yêu cầu đối với thiết bị đầu nối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 30)
Máy cắt có liên hệ trực tiếp với điểm đấu nối và các hệ thống bảo vệ, điều khiển, đo lường
đi kèm phải có khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối đáp ứng
sơ đồ phát triển lưới điện cho?
A. 10 năm tiếp theo.
B. 15 năm tiếp theo.
C. 20 năm tiếp theo.
D. 25 năm tiếp theo.
Câu 362: Yêu cầu đối với thiết bị đầu nối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 30)
Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định: Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối giữa nhà
máy điện với lưới điện phân phối?
A. Phải được trang bị tự đóng lại.
B. Không được trang bị tự đóng lại.
C. Phải được trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.
D. Không bắt buộc trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.
Câu 363: Yêu cầu về cân bằng pha (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 31)
Trong chế độ làm việc bình thường, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo
thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối
quá?
A. 3 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh định đối với
cấp điện áp dưới 110 kV.
B. 5 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 10 % điện áp danh định đối với
cấp điện áp dưới 110 kV.
C. 5 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 3 % điện áp danh định đối với
cấp điện áp dưới 110 kV.
D. 3 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 5 % điện áp danh định đối với
cấp điện áp dưới 110 kV.
Câu 364: Yêu cầu về sóng hài dòng điện (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 32)
Giá trị cực đại cho phép của tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện phụ tải gây ra được quy
định đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp và hạ áp có công suất nhỏ hơn 50 kW?
A. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 5 % dòng điện phụ tải.
B. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 10 % dòng điện phụ tải.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
88
C. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 20 % dòng điện phụ tải.
D. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 25 % dòng điện phụ tải.
Câu 365: Yêu cầu về sóng hài dòng điện (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 32)
Giá trị cực đại cho phép của tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện phụ tải gây ra được quy
định Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ 50 kW trở
lên?
A. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 5 % dòng điện phụ tải.
B. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 12 % dòng điện phụ tải.
C. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 15 % dòng điện phụ tải.
D. Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 20 % dòng điện phụ tải.
Câu 366: Yêu cầu về hệ số công suất (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 35)
Khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc
không có trạm biến áp riêng nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kW trở lên có trách
nhiệm duy trì hệ số công suất (cosφ) tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện năng theo hợp đồng
mua bán điện không nhỏ hơn?
A. 0,75.
B. 0,85.
C. 0,90.
D. 1,00.
Câu 367: Yêu cầu về hệ bảo vệ (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 36)
Hệ thống bảo vệ của nhà máy điện có các đường dây điện cấp điện áp 110 kV đấu nối nhà
máy điện vào hệ thống điện quốc gia phải có?
A. 02 (hai) kênh thông tin liên lạc phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ giữa hai
đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 20 ms.
B. Ít nhất 01 (một) kênh thông tin liên lạc phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ
giữa hai đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 20 ms.
C. Ít nhất 01 (một) kênh thông tin liên lạc phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ
giữa hai đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 30 ms.
D. 02 (hai) kênh thông tin liên lạc phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ giữa hai
đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 30 ms.
Câu 368: Yêu cầu về hệ bảo vệ (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 36)
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng đấu nối vào cấp điện áp 110kV
có trách nhiệm?
A. Yêu cầu đơn vị phân phối đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp phục vụ tự động sa thải phụ
tải theo tính toán của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Giám sát đơn vị phân phối đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp phục vụ tự động sa thải phụ
tải theo tính toán của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp phục vụ tự động sa thải phụ tải theo tính toán của Cấp
điều độ có quyền điều khiển.
D. Phương án A, B.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
89
Câu 369: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống phải có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong
dải tần số?
A. Từ 49,8 Hz đến 50,2 Hz.
B. Từ 49 Hz đến 51 Hz.
C. Từ 49,5 Hz đến 50,5 Hz.
D. Từ 47,5 Hz đến 52 Hz.
Câu 370: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống phải có thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện tương ứng
với dải tần số của hệ thống từ 47,5 Hz đến 48 Hz là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 371: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống phải có thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện tương ứng
với dải tần số của hệ thống từ 48 Hz đến 49 Hz là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 372: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống phải có thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện tương ứng
với dải tần số của hệ thống từ 51 Hz đến 51,5 Hz là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
90
Câu 373: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học vàn hà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống phải có thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện tương ứng
với dải tần số của hệ thống từ 51,5 Hz đến 52 Hz là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 374: Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thuỷ điện và nhà máy điện
đấu nối vào lưới điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 39)
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy
điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp
đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng phát và nhận
liên tục công suất phản kháng với hệ số công suất?
A. 0,8 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận công suất
phản kháng) ứng với công suất định mức.
B. 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận công
suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
C. 0,9 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,95 (ứng với chế độ nhận công
suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
D. 0,95 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 1,0 (ứng với chế độ nhận công
suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
Câu 375: Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới
điện từ cấp điện áp trung áp trở lên (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi điều 40 Thông
tư 39/2015/TT-BCT)
Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp
trung áp trở lên tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát
điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với dải tần số của hệ thống từ 47,5 Hz đến 48 Hz
là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 376: Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới
điện từ cấp điện áp trung áp trở lên (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi điều 40 Thông
tư 39/2015/TT-BCT)

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
91
Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp
trung áp trở lên tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát
điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với dải tần số của hệ thống từ 48 Hz đến 49 Hz là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 377: Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới
điện từ cấp điện áp trung áp trở lên (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa đổi điều 40 Thông
tư 39/2015/TT-BCT)
Nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp
trung áp trở lên tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát
điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với dải tần số của hệ thống từ 51,5 Hz đến 52 Hz
là?
A. 01 phút.
B. 10 phút.
C. 30 phút.
D. Phát liên tục.
Câu 378: Yêu cầu kết nối của Trung tâm điều khiển (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa
đổi điều 42 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Yêu cầu kết nối hệ thống thông tin?
A. Có hai đường truyền dữ liệu (một đường truyền làm việc, một đường truyền dự phòng)
kết nối với hệ thống điều khiển và thông tin của nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm
điều khiển thực hiện điều khiển từ xa.
B. Có một đường truyền dữ liệu (một đường truyền làm việc, một đường truyền dự phòng)
kết nối với hệ thống điều khiển và thông tin của nhà máy điện, trạm điện do Trung tâm
điều khiển thực hiện điều khiển từ xa..
C. Có hai đường truyền dữ liệu kết nối với hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền
điều khiển. Trường hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có
trách nhiệm thống nhất phương thức chia sẻ thông tin.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 379: Yêu cầu kết nối của Trung tâm điều khiển (Thông tư 30/2019/TT-BCT sửa
đổi điều 42 Thông tư 39/2015/TT-BCT)
Yêu cầu kết nối hệ thống SCADA?
A. Có 02 (hai) cổng kết nối trực tiếp, đồng thời và độc lập về vật lý với các hệ thống
SCADA của các cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Có 01 (một) kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường
hợp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ
thông tin.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
92
C. 01 cổng kết nối với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống điều khiển của nhà máy
điện, trạm điện, thiết bị đóng cắt do Trung tâm thực hiện điều khiển từ xa.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 380: Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối (Thông tư 39/2015/TT-
BCT – Điều 52)
Trường hợp thông số vận hành thiết bị điện của khách hàng không đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật vận hành và yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện có quyền?
A. Yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra, thí nghiệm lại các thiết bị thuộc phạm vi quản
lý của khách hàng để xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục.
B. Yêu cầu cấp điều độ có quyền điều khiển lưới phân phối cắt điện để kiểm tra.
C. Thuê bên thứ ba để kiểm tra thử nghiệm thiết bị của khách hàng.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 381: Trách nhiêm của Đơn vị phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 62)
Điều nào sau đây không phải là trách nhiệm của đơn vị phân phối điện?
A. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và lưới điện trong phạm vi quản
lý.
B. Lập kế hoạch vận hành, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị điện và lưới
điện phân phối hàng năm, tháng, tuần và ngày theo quy định.
C. Lập kế hoạch, phương thức vận hành phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện
phân phối thuộc quyền điều khiển cho năm, tháng, tuần và ngày tới.
D. Phương án A và B.
Câu 382: Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 64)
Điều nào sau đây là trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối vào
cấp điện áp 110KV?
A. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho Đơn vị điều độ để lập kế hoạch vận hành,
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối
B. Đầu tư, lắp đặt, bảo trì, quản lý và vận hành hệ thống rơ le bảo vệ trong phạm vi quản
lý của mình để đảm bảo làm việc ổn định, tin cậy
C. Lập kế hoạch, phương thức vận hành phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện
phân phối thuộc quyền điều khiển cho năm, tháng, tuần và ngày tới.
D. Phương án A và C.
Câu 383: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 66)
Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện
riêng và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối
điện các thông tin về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho mấy năm tiếp theo?
A. 02 năm tiếp theo đối với lưới điện 110 kV và 01 năm tiếp theo đối với lưới điện trung
áp.
B. 03 năm tiếp theo.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
93
C. 01 năm tiếp theo đối với lưới điện 110 kV và 01 năm tiếp theo đối với lưới điện trung
áp.
D. 01 năm tiếp theo.
Câu 384: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 66)
Thông tin nào sau đây không yêu cầu Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
có trạm điện riêng và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm cung cấp cho
Đơn vị phân phối điện các thông tin về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm?
A. Phạm vi ngừng cung cấp điện do công tác bảo dưỡng, sửa chữa
B. Lý do bảo dưỡng, sửa chữa
C. Kế hoạch sản xuất của đơn vị cho năm tiếp theo
D. Ước tính điện năng, công suất không phát được lên lưới điện phân phối của nhà máy
điện
Câu 385: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều
67)
Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tháng
tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị?
A. Trước ngày 25 hàng tháng.
B. Trước ngày 20 hàng tháng.
C. Trước ngày 15 hàng tháng.
D. Trước ngày 10 hàng tháng.
Câu 386: Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 68)
Hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho
mấy tuần kế tiếp?
A. 01 tuần.
B. 02 tuần.
C. 03 tuần.
D. 04 tuần.
Câu 387: Phương thức vận hành ngày (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 72)
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành và công bố phương thức vận hành ngày
tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị?
A. Trước 16h00 hàng ngày.
B. Trước 15h00 hàng ngày.
C. Trước 11h00 hàng ngày.
D. Trước 09h00 hàng ngày.
Câu 388: Phương thức vận hành ngày (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 72)
Căn cứ trên kế hoạch vận hành tuần được công bố, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm
lập phương thức vận hành ngày tới, bao gồm các nội dung nào sau đây?
A. Danh mục nguồn điện và lưới điện bảo dưỡng, sửa chữa; Dự kiến thời gian và phạm vi
ngừng cung cấp điện ngày tới.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
94
B. Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát hàng giờ ngày tới của từng nhà máy
điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối.
C. Dự kiến sản lượng điện năng và công suất phát hàng giờ ngày tới của từng điểm đấu
nối vào lưới điện truyền tải.
D. Phương án A, B.
Câu 389: Tình huống khẩn cấp (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 74)
Trường hợp nào sau đây không được xem là tình huống khẩn cấp trên hệ thống điện phân
phối?
A. Sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải gây ảnh hưởng đến
chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối.
B. Sự cố trên hệ thống điện truyền tải dẫn đến một phần hệ thống điện phân phối vận hành
trong tình trạng tách đảo.
C. Mất điện phụ tải trên 50 MW
D. Sự cố trên đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV gây mất điện trên
diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
Câu 390: Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn
bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 75)
Trường hợp sự cố trên hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình
thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm?
A. Liên hệ ngay với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải
điện để biết thông tin về khoảng thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh
hưởng đến phụ tải của hệ thống điện phân phối từ sự cố này.
B. Áp dụng các biện pháp điều khiển công suất phụ tải và các biện pháp vận hành khác để
giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.
C. Tiến hành tách lưới phân phối khỏi hệ thống quốc gia để tránh bị ảnh hưởng.
D. Phương án A, B.
Câu 391: Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn
bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 75)
Trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế
độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện
có trách nhiệm?
A. Tuân thủ Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ
thống điện truyền tải; Tách lưới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành
các vùng phụ tải riêng biệt theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
B. Khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên tuân thủ phương thức đã được Cấp điều độ có
quyền điều khiển phê duyệt trong phạm vi quản lý.
C. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ điều độ vận hành hệ thống điện phân
phối cho đến khi hệ thống điện được khôi phục hoàn toàn.
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
95
Câu 392: Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp tách đảo (Thông tư
39/2015/TT-BCT – Điều 76)
Trường hợp phần hệ thống điện phân phối bị tách đảo không có khả năng hòa đồng bộ với
phần hệ thống điện đã được phục hồi, Cấp điều độ có quyền điều khiển?
A. Được phép đóng phi đồng bộ với hệ thống để tránh mất điện phụ tải.
B. Phải tách các nhà máy điện đấu nối với phần lưới điện phân phối bị tách đảo để khôi
phục cung cấp điện cho vùng bị tách đảo từ hệ thống điện đã được phục hồi, sau đó
khôi phục vận hành các nhà máy điện đã bị tách.
C. Tiếp tục duy trì vận hành tách đảo cho đến khi không thể vận hành tiếp.
D. Ngừng bớt các nhà máy trong đảo để tránh dao động khi đóng phi đồng bộ với hệ thống.
Câu 393: Khôi phục hệ thống điện phân phối (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 78)
Trường hợp lưới điện phân phối không có các nhà máy điện có khả năng tự khởi động để
vận hành tách đảo, lưới điện phân phối chỉ được khôi phục từ hệ thống điện truyền tải thì
Đơn vị phân phối điện?
A. Phải khôi phục ngay lập tức lưới điện phân phối và toàn bộ phụ tải ngay khi có điện từ
hệ thống truyền tải điện.
B. Phải thực hiện khôi phục hệ thống điện phân phối theo lệnh của Cấp điều độ có quyền
điều khiển.
C. Phải khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên và theo kế hoạch đã được phê duyệt.
D. Phương án B, C.
Câu 394: Điều khiển phụ tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 79)
Không tính là điều khiển phụ tải trong trường hợp nào?
A. Ngừng cung cấp điện do sự cố
B. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
C. Sa thải phụ tải
D. Điều chỉnh giảm công suất phụ tải điện của Khách hàng sử dụng điện khi khách hàng
tham gia vào các chương trình quản lý nhu cầu điện.
Câu 395: Điều khiển phụ tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 80)
Đơn vị phân phối điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện không theo kế hoạch trong
các trường hợp sau nào sau đây?
A. Theo yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia khi hệ thống điện thiếu công
suất dẫn đến đe dọa sự an ninh cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia.
B. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
C. Do có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho khách hàng; sự cố trong hệ thống điện
gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 396: Các biện pháp sa thải phụ tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 82)
Sa thải phụ tải theo lệnh là?
A. Sa thải theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong trường hợp thiếu nguồn
hoặc có sự cố trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
96
B. Sa thải theo yêu cầu của đơn vị truyền tải điện khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố
trên lưới điện truyền tải.
C. Sa thải theo yêu cầu của đơn vị quản lý lưới điện cao thế khi có nguy cơ đe dọa sự cố
hoặc sự cố trên lưới điện cao thế.
D. Sa thải theo yêu cầu của khách hàng lớn nhằm đảm bảo chất lượng điện năng phục vụ
sản xuất.
Câu 397: Thực hiện sa thải phụ tải (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 83)
Sau khi sa thải phụ tải tự động hoặc sa thải phụ tải theo lệnh của Cấp điều độ có quyền
điều khiển, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm?
A. Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về công suất, thời gian, khu vực phụ
tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số.
B. Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Khôi phục phụ tải sa thải khi thấy tần số hệ thống phục hồi 50 ± 0,2 Hz.
D. Phương án A, B.
Câu 398: Thông báo các tình huống bất thường (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều
88)
Khi xuất hiện tình huống bất thường trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện
có trách nhiệm?
A. Thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Thông báo ngay cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có thể bị ảnh hưởng
C. Chỉ huy khắc phục bất thường.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 399: Sự cố nghiêm trọng (Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 89)
Sự cố nghiêm trọng là?
A. Các sự cố dẫn đến đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110 kV bị tách
ra khỏi vận hành gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
B. Tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe doạ sự cố. hoặc các thông số vận hành
nằm ngoài dải cho phép.
C. Các thông số vận hành vượt ngoài dải cho phép 110%.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 400: Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
(Thông tư 39/2015/TT-BCT – Điều 93)
Tiến hành Thí nghiệm đột xuất thiết bị trên lưới điện phân phối trong trường hợp nào sau
đây?
A. Theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện khi có nghi ngờ thiết bị của Khách hàng sử
dụng lưới điện phân phối gây ảnh hưởng xấu đến lưới điện phân phối.
B. Theo yêu cầu của đơn vị truyền tải điện khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố trên
lưới điện truyền tải.
C. Theo yêu cầu của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
97
QUY TRÌNH 86/QĐ-ĐTĐL
(Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện
quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 86/QĐ-ĐTĐL ngày 10/01/2019 của Cục Điều tiết
điện lực)
Câu 401: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Bảo dưỡng, sửa chữa là?
A. Công tác đại tu, trung tu, tiểu tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, trong đó bao gồm cả
công tác vệ sinh công nghiệp, thí nghiệm định kỳ các thiết bị… với yêu cầu cắt điện
toàn bộ, cắt điện một phần hoặc không cắt điện (sửa chữa nóng) thiết bị điện cần sửa
chữa.
B. Công tác vệ sinh công nghiệp.
C. Công tác thí nghiệm định kỳ.
D. Công tác đại tu thiết bị.
Câu 402: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa là?
A. Đề nghị về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của Đơn vị phát điện gửi đến cấp điều độ
có quyền điều khiển.
B. Đề nghị về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của Đơn vị truyền tải điện gửi đến cấp
điều độ có quyền điều khiển.
C. Đề nghị về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của Đơn vị phân phối điện gửi đến cấp
điều độ có quyền điều khiển.
D. Đề nghị về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý vận
hành lưới điện gửi đến cấp điều độ có quyền điều khiển.
Câu 403: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch là?
A. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo kế hoạch năm, tháng.
B. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo khung thời gian lập kế hoạch
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần, ngày.
C. Các công tác đã đăng ký và không được cấp Điều độ có quyền điều
khiển bố trí cho thực hiện trong kế hoạch tháng nhưng được thực hiện trong kế hoạch
tuần khi các điều kiện về an ninh hệ thống điện được đáp ứng.
D. Phương án A và C.
Câu 404: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch là?
A. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo kế hoạch năm, tháng.
B. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo khung thời gian lập kế hoạch
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần, ngày.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
98
C. Đăng ký cho các công tác đã đăng ký và không được cấp Điều độ có quyền điều khiển
bố trí cho thực hiện trong kế hoạch tháng nhưng được thực hiện trong kế hoạch tuần
khi các điều kiện về an ninh hệ thống điện được đáp ứng.
D. Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa để tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy
cơ dẫn đến sự cố để sữa chữa mà đơn vị không kịp thực hiện theo khung thời gian đăng
ký bảo dưỡng, sửa chữa ngày.
Câu 405: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất là?
A. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo kế hoạch năm, tháng.
B. Đăng ký cho các công tác được bố trí cho thực hiện theo khung thời gian lập kế hoạch
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần, ngày.
C. Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa để tách thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy
cơ dẫn đến sự cố để sữa chữa mà đơn vị không kịp thực hiện theo khung thời gian đăng
ký bảo dưỡng, sửa chữa ngày.
D. Đăng ký cho các công tác đã đăng ký và không được cấp Điều độ có quyền điều khiển
bố trí cho thực hiện trong kế hoạch tháng nhưng được thực hiện trong kế hoạch tuần
khi các điều kiện về an ninh hệ thống điện được đáp ứng.
Câu 406: Giải thích từ ngữ (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 3)
Phiếu đăng ký công tác là?
A. Là phiếu đăng ký để tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong hệ thống điện
của Đơn vị phát điện, Đơn vị quản lý vận hành lưới điện gửi đến Cấp điều độ có quyền
điều khiển.
B. Phiếu đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị truyền tải điện gửi đến
Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Phiếu đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị phát điện gửi đến Cấp
điều độ có quyền điều khiển.
D. Phiếu đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của Đơn vị phân phối điện và Khách
hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải gửi đến Cấp điều độ có
quyền điều khiển.
Câu 407: Trách nhiệm của các đơn vị (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 4)
Trách nhiệm của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa?
A. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện trong hệ thống điện truyền tải.
Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhà máy điện trong hệ thống điện truyền tải.
B. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống
điện phân phối.
C. Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện, lưới điện của toàn hệ thống căn cứ đăng
ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện, lưới điện của Đơn vị phát điện, Đơn vị
quản lý vận hành lưới điện theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và
Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
99
Câu 408: Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình 86/2020/QĐ-
BCT – Điều 6)
Thứ tự ưu tiên tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa được quy định như thế nào?
A. Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa cho nhà máy điện có mức ưu tiên cao hơn cho
lưới điện.
B. Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa của các nhà máy điện được ưu tiên thực hiện theo
nguyên tắc tối thiểu chi phí mua điện toàn hệ thống.
C. Trường hợp có hai hoặc nhiều yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy
điện có cùng ảnh hưởng đến chi phí phát thì yêu cầu nào đưa trước sẽ có thứ tự ưu tiên
cao hơn.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 409: Từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình
86/2020/QĐ-BCT – Điều 7)
Từ chối yêu cầu tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa được quy định như thế nào?
A. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà
máy điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để
bảo dưỡng, sửa chữa trong mọi trường hợp.
B. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà
máy điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để
bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp việc tách thiết bị này ảnh hưởng đến an ninh
cung cấp điện.
C. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà
máy điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền từ chối yêu cầu tách thiết bị để
bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp việc tách thiết bị này ảnh hưởng đến an ninh
cung cấp điện và nêu rõ lý do từ chối.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 410: Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình 86/2020/QĐ-
BCT – Điều 8)
Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo đề nghị của Đơn vị truyền tải
điện, Đơn vị phát điện, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực
tiếp từ lưới điện truyền tải trong các trường hợp nào sau đây?
A. Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện theo kế hoạch
đã được phê duyệt có thể dẫn đến mất an toàn vận hành của thiết bị hoặc vi phạm tiêu
chuẩn kỹ thuật vận hành của các thiết bị có liên quan khác.
B. Xảy ra sự cố trên hệ thống điện dẫn đến không thể thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa theo
kế hoạch đã được phê duyệt.
C. Xảy ra những sự kiện bất thường ảnh hưởng đến kế hoạch vận hành, bảo dưỡng sửa
chữa dự kiến (ví dụ: Diễn biến bất thường về thủy văn, sự cố hoặc kế hoạch bảo dưỡng,
kế hoạch sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu bị thay đổi) hoặc không thể thực hiện

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
100
được kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lưới điện và nhà máy điện do xảy ra các
trường hợp bất khả kháng hoặc theo yêu cầu phát sinh của cơ quan có thẩm quyền.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 411: Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình 86/2020/QĐ-
BCT – Điều 8)
Thay đổi, điều chỉnh kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo đề nghị của Cấp điều độ có quyền
điều khiển để đảm bảo an ninh hệ thống điện trong các trường hợp nào sau đây?
A. Tại bất kỳ thời điểm nào, khi nhận thấy việc tách thiết bị để bảo dưỡng sửa chữa hoặc
tiếp tục cô lập thiết bị đang trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến vi phạm an
ninh cung cấp điện
B. Trường hợp việc tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến vi phạm yêu cầu an ninh
cung cấp điện.
C. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
D. Cả 2 phương án A, B đều sai.
Câu 412: Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT
– Điều 9)
Hình thức gửi phiếu đăng ký công tác được thực hiện theo thứ tự ưu tiên nào?
A. Trang thông tin điện tử Smov, Email, Fax, Công văn.
B. Email, Fax, Công văn, Trang thông tin điện tử Smov.
C. Trang thông tin điện tử Smov, Fax, Email, Công văn.
D. Trang thông tin điện tử Smov, Fax, Công văn, Email.
Câu 413: Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện năm (Quy trình
86/2020/QĐ-BCT – Điều 11)
Thời hạn Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi bản đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy
điện cho 02 năm tiếp theo (năm N + 1 và năm N + 2) và dự kiến định hướng bảo dưỡng,
sửa chữa cho 03 năm tiếp theo (năm N + 3, năm N + 4 và năm N + 5) tới Cấp điều độ có
quyền điều khiển như thế nào?
A. Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm (năm N).
B. Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm (năm N).
C. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm (năm N).
D. Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (năm N).
Câu 414: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy
điện năm (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 12)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển có
trách nhiệm công bố kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện năm đã được phê duyệt
tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 01 tháng 9 hàng năm.
B. Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
C. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.
D. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
101
Câu 415: Đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện tháng (Quy
trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 13)
Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển Bản đăng ký kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện tháng tiếp theo (tháng M+1) tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 10 hàng tháng.
B. Trước ngày 15 hàng tháng.
C. Trước ngày 20 hàng tháng.
D. Trước ngày 25 hàng tháng.
Câu 416: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy
điện tháng (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 14)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị phát điện: Kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện cho tháng tới có xét đến 01 tháng tiếp theo và Phiếu
đăng ký công tác nhà máy điện tháng tiếp theo đã được phê duyệt tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 15 hàng tháng.
B. Trước ngày 20 hàng tháng.
C. Trước ngày 25 hàng tháng.
D. Trước ngày 30 hàng tháng.
Câu 417: Câu 267: Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sửa chữa nguồn điện tuần
theo đề nghị của đơn vị phát điện (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 16)
Trường hợp kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện cho 02 tuần tiếp theo của Đơn vị
phát điện có thay đổi, điều chỉnh hoặc phát sinh so với kế hoạch đã được phê duyệt, Đơn
vị phát điện có trách nhiệm gửi Phiếu đăng ký công tác tới Cấp điều độ có quyền điều khiển
tại thời điểm nào?
A. Trước 10h00 Thứ Hai tuần W.
B. Trước 10h00 Thứ Ba tuần W.
C. Trước 10h00 Thứ Tư tuần W.
D. Trước 10h00 Thứ Năm tuần W.
Câu 418: Trình tự điều chỉnh kế hoạch kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện
tuần theo đề nghị của Cấp điều độ có quyền điều khiển (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT
– Điều 17)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Phiếu đăng ký công tác nhà máy điện
điều chỉnh, phát sinh cho 02 tuần tiếp theo (tuần W+1 và tuần W+2) đã được giải Đơn vị
phát điện tại thời điểm nào?
A. Trước 15h00 thứ Ba tuần W.
B. Trước 15h00 thứ Tư tuần W.
C. Trước 15h00 thứ Năm tuần W.
D. Trước 15h00 thứ Sáu tuần W.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
102
Câu 419: Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sửa chữa nguồn điện ngày theo đề
nghị của đơn vị phát điện (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 19)
Trường hợp kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện cho ngày D+1 của Đơn vị phát điện
có điều chỉnh hoặc phát sinh so với kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện tuần đã được
phê duyệt, Đơn vị phát điện có trách nhiệm gửi Phiếu đăng ký công tác nguồn điện cho
ngày D+1 đối với các công tác có điều chỉnh hoặc phát sinh tới Cấp điều độ có quyền điều
khiển tại thời điểm nào?
A. Trước 09h00 ngày D.
B. Trước 10h00 ngày D.
C. Trước 10h00 ngày D-1.
D. Trước 09h00 ngày D-1.
Câu 420: Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện năm (Quy trình
86/2020/QĐ-BCT – Điều 25)
Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
lưới điện thuộc phạm vi quản lý của mình với Cấp điều độ có quyền điều khiển cho năm
tiếp theo (N+1) và định hướng cho năm sau đó (N+2) tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm (năm Y).
B. Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (năm Y).
C. Trước ngày 01 tháng 9 hàng năm (năm Y).
D. Trước ngày 15 tháng 9 hàng năm (năm Y).
Câu 421: Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện năm (Quy trình
86/2020/QĐ-BCT – Điều 25)
Các hình thức đăng ký nào sau đây Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm liên
hệ với Cấp điều độ có quyền điều khiển để xác nhận việc đăng ký sau khi gửi đăng ký kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa?
A. Trang thông tin điện tử Smov, Email, Fax, Công văn.
B. Email, Fax, Công văn.
C. Trang thông tin điện tử Smov, Fax, Công văn.
D. Không cần xác nhận.
Câu 422: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
năm của toàn hệ thống (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 26)
Sau khi nhận được đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện năm của Đơn vị quản lý vận
hành lưới điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm có trách
nhiệm gì?
A. Tổng hợp, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn
hạn.
B. Tổng hợp, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện trung
hạn.
C. Tổng hợp, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện dài hạn.
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
103
Câu 423: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
năm của toàn hệ thống (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 26)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
lưới điện cho năm tới (năm N+1) có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2) đã được phê
duyệt cho Đơn vị quản lý vận hành lưới điện tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.
B. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
C. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
D. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Câu 424: Đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện tháng (Quy trình
86/2020/QĐ-BCT – Điều 27)
Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển
Bản đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện cho tháng tiếp theo (tháng M+1) tại
thời điểm nào?
A. Trước ngày 10 hàng tháng (tháng M).
B. Trước ngày 15 hàng tháng (tháng M).
C. Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M).
D. Trước ngày 25 hàng tháng (tháng M).
Câu 425: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
tháng (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 28)
Căn cứ vào kết quả nào để Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm
lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện tháng toàn hệ thống theo quy định nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng tới an ninh cung cấp điện toàn hệ thống?
A. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn.
B. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống trung hạn.
C. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống dài hạn.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 426: Trình tự giải quyết và thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện
tháng (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 28)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thông báo cho Đơn vị quản lý vận hành
lưới điện Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện cho tháng tới có xét đến 01 tháng tiếp
theo và Phiếu đăng ký công tác lưới điện tháng tiếp theo đã được giải quyết tại thời điểm
nào?
A. Trước ngày 15 hàng tháng.
B. Trước ngày 20 hàng tháng.
C. Trước ngày 25 hàng tháng.
D. Trước ngày 30 hàng tháng.
Câu 427: Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện tuần
theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành lưới điện(Quy trình 86/2020/QĐ-BCT –
Điều 30)

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
104
Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm gửi Phiếu đăng ký công tác lưới điện
cho 02 tuần tiếp theo (tuần W+1 và tuần W+2) đối với các công tác có điều chỉnh hoặc
phát sinh đến Cấp điều độ có quyền điều khiển tại thời điểm nào?
A. Trước 10h00 thứ Hai tuần W.
B. Trước 10h00 thứ Ba tuần W.
C. Trước 10h00 thứ Tư tuần W.
D. Trước 10h00 thứ Năm tuần W.
Câu 428: Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện tuần
theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành lưới điện (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT –
Điều 30)
Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Phiếu đăng ký công tác lưới điện điều
chỉnh, phát sinh cho 02 tuần tiếp theo (tuần W+1 và tuần W+2) đã được phê duyệt đến Đơn
vị quản lý vận hành lưới điện tại thời điểm nào?
A. Trước 15h00 thứ Ba tuần W.
B. Trước 15h00 thứ Tư tuần W.
C. Trước 15h00 thứ Năm tuần W.
D. Trước 15h00 thứ Sáu tuần W.
Câu 429: Bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất (Quy trình 86/2020/QĐ-BCT – Điều 35)
Trường hợp việc đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đột xuất không thực hiện theo khung
thời gian kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa ngày thì trực ban vận hành của Đơn vị quản lý vận
hành lưới điện có trách nhiệm liên hệ và đăng ký công tác trực tiếp với?
A. Điều độ viên tại Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Điều độ viên tại Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Cấp điều độ có quyền điều khiển.
D. Đơn vị công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Câu 430: Điều chỉnh thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa (Quy trình 86/2020/QĐ-
BCT – Điều 35)
Trường hợp thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa có khả năng muộn hơn so với đăng ký
theo kế hoạch đã được phê duyệt thì Đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm gửi
lại Phiếu đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện điều chỉnh đến Cấp điều độ có quyền điều
khiển trước thời gian kết thúc công việc bao lâu?
A. Trước 48 giờ trước khi kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch ban đầu đối với bảo
dưỡng, sửa chữa kéo dài hơn 06.
B. Trước 24 giờ trước khi kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch ban đầu đối với bảo
dưỡng, sửa chữa kéo dài từ 04 ngày đến 06 ngày.
C. Trước 10 giờ trước khi kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch ban đầu đối với bảo
dưỡng, sửa chữa kéo dài từ 02 ngày đến 03 ngày và ngay sau khi xuất hiện các yếu tố
dẫn đến kéo dài thời gian kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa đối với bảo dưỡng, sửa chữa
thực hiện trong ngày.
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
105
QUY TRÌNH 80/QĐ-ĐTĐL
(Quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo quyết định số
80/QĐ-ĐTĐL ngày 01/10/2018 của Cục Điều tiết điện lực)
Câu 431: Giải thích từ ngữ (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 3)
Công suất khả dụng của hệ thống điện là?
A. Tổng công suất khả dụng của tất cả các tổ máy phát điện trong hệ thống điện và công
suất điện nhập khẩu trong cùng một khoảng thời gian xác định.
B. Tổng công suất khả dụng của các tổ máy phát điện lớn trong hệ thống điện.
C. Công suất khả dụng của một tổ máy phát điện trong hệ thống điện và công suất điện
nhập khẩu trong cùng một khoảng thời gian xác định.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
Câu 432: Giải thích từ ngữ (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 3)
Công suất khả dụng của tổ máy phát điện là?
A. Công suất định mức của tổ máy phát điện.
B. Công suất phát thực tế cực đại của tổ máy phát điện.
C. Công suất phát thực tế của tổ máy phát điện có thể phát trong một khoảng thời gian xác
định.
D. Công suất phát điện thực tế cực đại của tổ máy phát điện có thể phát ổn định, liên tục
trong một khoảng thời gian xác định.
Câu 433: Lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT
– Điều 4)
Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được quy định như thế nào?
A. Đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định và tin cậy; tuân thủ yêu cầu về chống
lũ, tưới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo các quy trình vận hành hồ chứa thủy
điện đã được phê duyệt.
B. Đảm bảo ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện; đảm bảo các điều
kiện kỹ thuật cho phép của các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải.
C. Đảm bảo thực hiện các thỏa thuận về sản lượng điện và công suất trong các hợp đồng
xuất nhập khẩu điện, hợp đồng mua bán điện; đảm bảo nguyên tắc tối thiểu chi phí mua
điện cho toàn hệ thống.
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 434: Lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT
– Điều 4)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập các kế hoạch vận hành
nào?
A. Tháng tới, tuần tới và lịch huy động ngày tới.
B. Năm tới (có xét đến 01 năm tiếp theo), tháng tới, tuần tới và lịch huy động ngày tới.
C. Năm tới (có xét đến 01 năm tiếp theo), tháng tới, tuần tới.
D. Năm tới (có xét đến 01 năm tiếp theo), tuần tới và lịch huy động ngày tới.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
106
Câu 435: Lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT
– Điều 4)
Kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được lập cho mấy năm?
A. 01 năm.
B. 02 năm.
C. 03 năm.
D. 04 năm.
Câu 436: Số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 5)
Số liệu nào không phải là số liệu đầu vào phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện
năm?
A. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm
N+2).
B. Các thông số, ràng buộc về hợp đồng mua bán điện.
C. Kết quả đánh giá an ninh ngắn hạn.
D. Kế hoạch xuất, nhập khẩu điện năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm
N+2).
Câu 437: Cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 6)
Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
các số liệu đầu vào cho năm tới (năm N+1) và có xét đến 01 năm tiếp theo (năm N+2) tại
thời điểm nào?
A. Trước ngày 01 tháng 08 hàng năm.
B. Trước ngày 15 tháng 08 hàng năm.
C. Trước ngày 25 tháng 08 hàng năm.
D. Trước ngày 01 tháng 09 hàng năm.
Câu 438: Cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 11)
Số liệu nào là số liệu đầu vào phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng?
A. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện tháng tới.
B. Giá điện của các tổ máy phát điện.
C. Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ tháng tới.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 439: Trình tự cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 12)
Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
các số liệu đầu vào cho tháng tới tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 01 hàng tháng.
B. Trước ngày 10 hàng tháng.
C. Trước ngày 15 hàng tháng.
D. Trước ngày 25 hàng tháng.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
107
Câu 440: Trình tự cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 12)
Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp những số liệu đầu vào nào để phục vụ lập
kế hoạch vận hành tháng?
A. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện tháng tới.
B. Giá điện của các tổ máy phát điện.
C. Các ràng buộc trên lưới điện truyền tải nếu có những thay đổi so với số liệu đầu vào
phục vụ lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 441: Trình tự cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 12)
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp những số liệu đầu vào nào để phục vụ lập
kế hoạch vận hành tháng?
A. Dự kiến tiến độ vận hành các nguồn điện từ 3MW trở lên đấu nối vào lưới điện phân
phối thuộc phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy định.
B. Các thông số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy điện mới thuộc phạm vi quản lý dự kiến
vào vận hành.
C. Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110kV và lưới điện
truyền tải 220kV được giao đầu tư theo biểu mẫu quy định.
D. Phương án A và C.
Câu 442: Trình tự cung cấp số liệu đầu vào (Quy trình 80/2018/QĐ-BCT – Điều 12)
Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện nhận
điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống
điện những số liệu đầu vào nào để phục vụ lập kế hoạch vận hành tháng?
A. Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110kV (nếu có)
trong phạm vi quản lý theo biểu mẫu quy định.
B. Các thông số kinh tế - kỹ thuật của nhà máy điện mới thuộc phạm vi quản lý dự kiến
vào vận hành.
C. Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110kV và lưới điện
truyền tải 220kV được giao đầu tư theo biểu mẫu quy định.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 443: Lập kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải tháng (Quy trình 80/2018/QĐ-
BCT – Điều 14)
Nội dung lập kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải tháng tới mà Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện?
A. Tính toán cân bang công suất, điện năng hệ thống điện quóco gia tại các thời điểm cao
điểm và thấp điểm trong ngày tương ứng với kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tại
các thời điểm đó.
B. Tính toán dòng điện ngắn mạch tại các thanh cái 500kV, 220kV và 110kV trong lưới
điện truyền tải.
C. Tính toán các chế độ vận hành đặc biệt khác (nếu cần)
D. Cả 03 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
108
Câu 444: Nội dung kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng (Quy trình 80/2018/QĐ-
BCT – Điều 15)
Nội dung nào nằm trong kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng?
A. Kế hoạch vận hành lưới điện tháng tới.
B. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện tháng tới.
C. Kế hoạch đóng điện các công trình lưới điện phân phối cấp điện áp 110kV và lưới điện
truyền tải 220kV.
D. Phương án A và B.
Câu 445: Phê duyệt và công bố kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng (Quy trình
80/2018/QĐ-BCT – Điều 16)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo kế hoạch vận
hành hệ thống điện tháng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt cho các đơn vị
quản lý vận hành và công bố trên trang thông tin điện tử tại thời điểm nào?
A. Trước ngày 15 hàng tháng.
B. Trước ngày 20 hàng tháng.
C. Trước ngày 25 hàng tháng.
D. Trước ngày 30 hàng tháng.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
109
QUY TRÌNH 07/QĐ-ĐTĐL
(Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo quyết
định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013 của Cục Điều tiết Điện lực)

Câu 446: Giải thích từ ngữ (Quy trình 07/QĐ-ĐTĐL-Điều 3)


Hệ thống điện là?
A. Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ
B. Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên
kết với nhau và được chỉ huy thống nhất.
C. Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ không được
liên kết với nhau.
D. Cả 3 phương án A, B, C
Câu 447: Nguyên tắc chung (Quy trình 07/QĐ-ĐTĐL-Điều 4)
Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia bao gồm?
A. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng tới
B. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng, tuần tới
C. Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày và giờ tới
D. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng, tuần, ngày và giờ tới
Câu 448: Trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện (Quy trình 07/QĐ-ĐTĐL-Điều 5)
Đơn vị nào có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện quốc gia, hệ
thống điện miền và tại tất cả các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải?
A. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
B. Đơn vị bán buôn điện
C. Đơn vị phân phối điện
D. Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
Câu 449: Dự báo nhu cầu phụ tải điện theo phương pháp ngoại suy (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 7)
Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy đối với dự báo nhu cầu
phụ tải điện tuần là?
A. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 01 tuần trước gần
nhất;
B. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 02 tuần trước gần
nhất;
C. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 03 tuần trước gần
nhất;
D. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 04 tuần trước gần
nhất;
Câu 450: Dự báo nhu cầu phụ tải điện theo phương pháp ngoại suy (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 7)
Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy đối với dự báo nhu cầu
phụ tải điện ngày là?

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
110
A. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 07 ngày trước.
Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
B. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 05 ngày trước.
Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
C. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 03 ngày trước.
Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
D. Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 01 ngày trước.
Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
Câu 451: Sai số dự báo nhu cầu phụ tải (Quy trình 07/QĐ-ĐTĐL-Điều 13)
Khi dự báo phụ tải năm, tháng, tuần: sai số thực tế (sai số tuyệt đối) được quy định như thế
nào?
A. Sai số trong giới hạn ±1%
B. Sai số trong giới hạn ±2%
C. Sai số trong giới hạn ±3%
D. Sai số trong giới hạn ±4%
Câu 452: Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 20)
Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần tới được thực hiện bằng phương pháp nào?
A. Phương pháp ngoại suy
B. Phương pháp hồi quy
C. Phương pháp mạng nơron nhân tạo
D. Phương pháp tương quan - xu thế
Câu 453: Số liệu đầu vào phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 21)
Số liệu đầu vào phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện cho tuần đầu tiên (tuần W+1) gồm
nội dung nào?
A. Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng ngày về điện năng, công suất cực đại, công
suất cực tiểu của Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực
tiếp từ lưới điện truyền tải bao gồm: Số liệu tại từng trạm biến áp 110kV; Số liệu tổng
hợp của toàn đơn vị
B. Dự báo biểu đồ phụ tải từng ngày của Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện
nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải
C. Công suất phát cực đại, công suất phát cực tiểu của Đơn vị phát điện từng ngày
D. Phương án A, B
Câu 454: Trình tự thực hiện dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 22)
Trường hợp Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới
điện truyền tải không gửi số liệu đúng thời hạn quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có quyền sử dụng số liệu thời gian nào để dự báo nhu cầu phụ tải điện
cho các tuần tiếp theo?
A. Tuần trước (tuần W - 1)
B. Tuần hiện tại (Tuần W)
C. Tuần W - 2

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
111
D. Tuần W - 3
Câu 455: Trình tự thực hiện dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày (Quy trình 07/QĐ-
ĐTĐL-Điều 26)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, dự báo phụ tải
nhu cầu phụ tải điện ngày?
A. Trước 4h00 hàng ngày.
B. Trước 6h00 hàng ngày.
C. Trước 9h00 hàng ngày.
D. Trước 12h00 hàng ngày.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
112
QUY TRÌNH 17/QĐ-ĐTĐL
(Quy trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn và ngắn hạn ban hành
kèm theo quyết định số 17/QĐ-ĐTĐL ngày 27/02/2014 của Cục Điều tiết Điện lực)

Câu 456: Giải thích từ ngữ (Quy trình 17/QĐ-ĐTĐL-Điều 3)


An ninh hệ thống điện là?
A. Khả năng nguồn điện đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tại một thời
điểm hoặc một khoảng thời gian xác định có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện
B. Khả năng lưới điện truyền tải đảm bảo vận hành an toàn trong một khoảng thời gian
xác định
C. Khả năng lưới điện phân phối đảm bảo vận hành an toàn trong một khoảng thời gian
xác định
D. Khả năng trạm điện đảm bảo vận hành an toàn trong một khoảng thời gian xác định
Câu 457: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 4)
Đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện?
A. Đơn vị phát điện
B. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Trung tâm Điều độ hệ thống điện
quốc gia)
C. Đơn vị truyền tải điện (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia)
D. Đơn vị bán buôn điện (Công ty Mua bán điện)
Câu 458: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 4)
Điều nào không đúng Đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn?
A. Đánh giá an ninh hệ thống điện cho 01 năm tới kể từ tháng 3 hàng năm
B. Đánh giá an ninh hệ thống điện cho 12 tháng tới kể từ tháng 7 hàng năm
C. Đánh giá an ninh hệ thống điện cho các tháng còn lại trong năm
D. Đánh giá an ninh hệ thống điện cho các tuần tới
Câu 459: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 4)
Đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn?
A. Được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện trong 20 ngày
tới kể từ 24h00 của ngày công bố
B. Được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện trong 14 ngày
tới kể từ 24h00 của ngày công bố đến 24h00 của ngày thứ 14 tiếp theo với đơn vị thời
gian tính toán là giờ cho 01 ngày tới và là ngày cho 13 ngày tiếp theo.
C. Được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện trong 05 ngày
tới kể từ 24h00 của ngày công bố
D. Được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện của hệ thống điện trong 01 ngày
tới kể từ 24h00 của ngày công bố

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
113
Câu 460: Quy định chung về đánh giá an ninh hệ thống điện (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 4)
Đánh giá an ninh hệ thống điện bao gồm nội dung nào?
A. Tính toán, phân tích và công bố công suất nguồn khả dụng dự kiến của hệ thống điện
B. Tính toán, phân tích và công bố phụ tải dự báo của hệ thống điện
C. Các yêu cầu về an ninh hệ thống điện
D. Cả 3 phương án A, B, C.
Câu 461: Công bố thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện cho 12 tháng tới từ tháng
7 năm hiện tại (năm Y) đến tháng 6 năm tới (năm Y+1) (Quy trình 17/QĐ-ĐTĐL-
Điều 12)
Các thông tin công bố đánh giá an ninh hệ thống điện cho 12 tháng tới kể từ tháng 7 hàng
năm gồm?
A. Công suất khả dụng, điện năng khả dụng của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện
miền từng tháng; Công suất dự phòng, điện năng dự phòng của hệ thống điện quốc gia,
hệ thống điện miền từng tháng;
B. Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống điện, kể cả yêu cầu về công suất dự phòng
lớn nhất của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền từng tháng (nếu có);
C. Dự kiến giới hạn truyền tải của các đường dây 500kV, 220kV liên kết hệ thống điện
miền hoặc các đường dây 500kV, 220kV quan trọng; Cảnh báo về suy giảm an ninh
cung cấp điện (nếu có).
D. Cả 3 phương án A, B, C
Câu 462: Công bố thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện tuần (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 21)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố trên trang thông
tin điện tử hệ thống điện các thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện với phương án dự
phòng đảm bảo an ninh cung cấp điện cho các tuần còn lại của tháng hiện tại (tháng M) và
các tuần của tháng tới (tháng M+1):
A. Trước 08h00 thứ Ba hàng tuần
B. Trước 15h00 thứ Tư hàng tuần
C. Trước 17h00 thứ Năm hàng tuần
D. Trước 08h00 thứ Sáu hàng tuần
Câu 463: Công bố thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện tuần (Quy trình 17/QĐ-
ĐTĐL-Điều 21)
Các thông tin công bố đánh giá an ninh hệ thống điện cho cho các tuần còn lại của tháng
hiện tại (tháng M) và các tuần của tháng tới (tháng M+1)?
A. Công suất khả dụng, điện năng khả dụng của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện
miền từng tuần; Công suất dự phòng, điện năng dự phòng của hệ thống điện quốc gia,
hệ thống điện miền từng tuần;
B. Mực nước giới hạn từng tuần của các hồ chứa thủy điện điều tiết mùa, năm và nhiều
năm cho các tuần còn lại của tháng hiện tại (tháng M) và các tuần của tháng tới (tháng
M+1) để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
C. Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống điện, kể cả yêu cầu về công suất dự phòng
lớn nhất của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền từng tuần (nếu có); Dự kiến

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
114
giới hạn truyền tải của các đường dây 500kV, 220kV liên kết hệ thống điện miền hoặc
các đường dây 500kV, 220kV quan trọng; Cảnh báo về suy giảm an ninh cung cấp điện
(nếu có).
D. Cả 3 phương án A, B, C
Câu 464: Công bố thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn (Quy trình
17/QĐ-ĐTĐL-Điều 25)
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố trên trang thông
tin điện tử hệ thống điện các thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn cho 14
ngày tới (từ ngày D+1 đến ngày D+14):
A. Trước 07h00 hàng ngày (ngày D)
B. Trước 09h30 hàng ngày (ngày D)
C. Trước 15h00 hàng ngày (ngày D)
D. Trước 17h00 hàng ngày (ngày D)
Câu 465: Công bố thông tin đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn (Quy trình
17/QĐ-ĐTĐL-Điều 25)
Các thông tin công bố đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn bao gồm?
A. Công suất khả dụng từng giờ cho 01 ngày tới (ngày D+1) và từng ngày cho 13 ngày
tiếp theo (từ ngày D+2 đến ngày D+14) của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện
miền;
B. Công suất công bố của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền có xét đến kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải; Công suất dự phòng,
điện năng dự phòng của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền;
C. Các yêu cầu về dịch vụ phụ trợ của hệ thống điện, kể cả yêu cầu về công suất dự phòng
lớn nhất của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền từng giờ (nếu có); Dự kiến
giới hạn truyền tải của các đường dây 500kV, 220kV liên kết hệ thống điện miền hoặc
các đường dây 500kV, 220kV quan trọng; Cảnh báo về suy giảm an ninh cung cấp điện
(nếu có).
D. Cả 3 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
115
QUY TRÌNH ĐIỀU TRA SỰ CỐ
(Quy trình Điều tra sự cố trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo
quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021 của EVN)
Câu 466: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 4).
Sự cố hoặc bất thường được xác định đối với?
A. Đường dây, thiết bị đang vận hành.
B. Đường dây, thiết bị đang dự phòng.
C. Hư hỏng các thiết bị mới hoặc thiết bị sau đại tu đang trong giai đoạn chạy thử, nghiệm
thu.
D. Phương án B, C.
Câu 467: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 4).
Không xác định là sự cố hoặc bất thường đối với các trường hợp?
A. Đường dây, thiết bị đang vận hành.
B. Đường dây, thiết bị đang dự phòng.
C. Ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng, vi phạm chế độ vận hành bình thường nhưng
đã thông báo trước theo kế hoạch.
D. Phương án B, C.
Câu 468: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 7).
Phân loại sự cố theo quy mô có mấy loại?
A. Hai loại (Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện).
B. Ba loại (Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện).
C. Bốn loại (Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện, Sự cố khách hàng).
D. Năm loại (Sự cố HTĐ, Sự cố NMĐ, Sự cố lưới điện, Sự cố khách hàng, Sự cố hệ thống
viễn thông).
Câu 469: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 7).
Phân loại sự cố theo mức độ hư hỏng thiết bị, thời gian khắc phục và hậu quả gây ra có
mấy cấp?
A. Năm cấp (Sự cố cấp 1, Sự cố cấp 2, Sự cố cấp 3, Sự cố cấp 4, Sự cố cấp 5).
B. Bốn cấp (Sự cố cấp 1, Sự cố cấp 2, Sự cố cấp 3, Sự cố cấp 4).
C. Ba cấp (Sự cố cấp 1, Sự cố cấp 2, Sự cố cấp 3).
D. Hai cấp (Sự cố cấp 1, Sự cố cấp 2,).
Câu 470: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 7).
Phân loại sự cố theo nguyên nhân có những loại nào?
A. Sự cố do các nguyên nhân bên ngoài và sự cố do các nguyên nhân bên trong.
B. Sự cố chủ quan và sự cố khách quan.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
116
C. Sự cố do con người và sự cố do các yếu tố tự nhiên, khách quan.
D. Sự cố do các nguyên nhân nhất thứ và nguyên nhân nhị thứ.
Câu 471: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 8).
Sự cố cấp 1 đối với HTĐ?
A. Sự cố hệ thống viễn thông dùng riêng gây mất toàn bộ thông tin liên lạc tại A0 hoặc
Ax.
B. Sự cố cháy nổ tại nhà máy điện lớn.
C. Sự cố gây rã lưới HTĐ quốc gia.
D. Phương án A, C.
Câu 472: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 8).
Sự cố cấp 1 đối với lưới điện?
A. Sự cố cháy nội bộ trạm điện dẫn đến phải cô lập MBA cấp điện áp từ 220 kV trở lên.
B. Sự cố cháy nội bộ trạm điện cấp điện áp 110 kV dẫn đến phải cô lập toàn trạm điện
này.
C. Sự cố lưới điện gây mất điện 30% phụ tải của thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ
Chí Minh tại thời điểm đó.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 473: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 9).
Sự cố cấp 2 đối với HTĐ?
A. Sự cố mất toàn bộ SCADA tại A0 hoặc Ax.
B. Điện áp thanh cái cấp điện áp 500kV thấp hơn 475kV thời gian kéo dài 60 phút, điện
áp thanh cái cấp điện áp 220kV thấp hơn 198kV thời gian kéo dài 60 phút .
C. Tần số HTĐ quốc gia nằm ngoài dải từ 49 Hz đến 51 Hz và thời gian kéo dài quá 10
giây.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 474: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 9).
Đối với lưới điện, sự cố đường dây 220kV thuộc cấp 2 khi thời gian khắc phục sự cố?
A. Trên 24 giờ.
B. Trên 36 giờ.
C. Trên 48 giờ.
D. Trên 72 giờ.
Câu 475: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 9).
Đối với lưới điện, sự cố đường dây 110kV thuộc cấp 2 khi thời gian khắc phục sự cố?
A. Trên 24 giờ.
B. Trên 36 giờ.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
117
C. Trên 48 giờ.
D. Trên 72 giờ.
Câu 476: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 9).
Sự cố lưới điện gây mất điện trên 10% đến 30% phụ tải của thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh tại thời điểm sự cố thuộc loại sự cố nào?
A. Sự cố cấp 1 đối với HTĐ.
B. Sự cố cấp 2 đối với HTĐ.
C. Sự cố cấp 1 đối với lưới điện.
D. Sự cố cấp 2 đối với lưới điện.
Câu 477: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 10).
Sự cố cấp 3 đối với HTĐ?
A. Tần số HTĐ quốc gia ra ngoài dải từ 49,5 Hz đến 50,5 Hz thời gian kéo dài quá 02
phút.
B. Điện áp thanh cái cấp điện áp 110kV thấp hơn 99kV thời gian kéo dài quá 30 phút.
C. Điện áp thanh cái lưới điện ở các cấp điện áp vượt quá +10% so với điện áp danh định
thời gian kéo dài quá 30 phút.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 478: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 10).
Đối với lưới điện, sự cố đường dây 500kV thuộc cấp 3 khi thời gian khắc phục sự cố?
A. Trên 24 giờ.
B. Đến 24 giờ.
C. Dưới 24 giờ.
D. Không tính thời gian.
Câu 479: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 10).
Đối với lưới điện, sự cố đường dây 220kV thuộc cấp 3 khi thời gian khắc phục sự cố?
A. Trên 36 giờ.
B. Dưới 36 giờ.
C. Đến 36 giờ.
D. Đến 48 giờ.
Câu 480: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 10).
Đối với lưới điện, sự cố đường dây 110kV thuộc cấp 3 khi thời gian khắc phục sự cố?
A. Đến 24 giờ.
B. Đến 48 giờ.
C. Dưới 48 giờ.
D. Đến 72 giờ.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
118
Câu 481: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 11).
Bất thường đối với HTĐ?
A. Điện áp thanh cái các cấp điện áp ra ngoài dải cho phép vận hành bình thường.
B. Sự cố thiết bị đóng cắt, thiết bị đo lường gây mất điện thanh cái hoặc đường dây hoặc
MBA.
C. Sự cố mất thông tin liên lạc, mất SCADA trạm điện/NMĐ nhưng không ảnh hưởng đến
vận hành an toàn HTĐ.
D. Phương án A, C.
Câu 482: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 11).
Bất thường đối với lưới điện?
A. Các vi phạm chế độ vận hành bình thường của thiết bị nhưng chưa dẫn đến sự cố.
B. Đường dây, thiết bị điện bị hư hỏng không còn duy trì vận hành phải tách ngay ra khỏi
vận hành.
C. Tần số HTĐ quốc gia ra ngoài dải cho phép vận hành bình thường.
D. Phương án A, C.
Câu 483: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 12).
Sự cố khách quan do nguyên nhân nào?
A. Do thiên tai, địch họa gây ra.
B. Do cá nhân, tổ chức bên ngoài gây ra.
C. Do Đơn vị quản lý vận hành chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trách nhiệm và các
biện pháp phòng ngừa theo quy định.
D. Phương án A, B.
Câu 484: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 12).
Sự cố khách quan do thiên tai, địch họa gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
A. Do sự cố đường dây, thiết bị của Đơn vị quản lý vận hành khác gây ra.
B. Do thiên tai gây ra: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở
đất do mưa lũ và các loại thiên tai khác
C. Do nhân viên vận hành gây ra do không thực hiện đúng các quy trình, quy định.
D. Do các phương tiện giao thông va chạm vào đường dây.
Câu 485: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 12).
Sự cố khách quan do cá nhân, tổ chức bên ngoài gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
A. Do NMĐ, lưới điện bị phá hoại.
B. Do thiên tai gây ra: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở
đất do mưa lũ và các loại thiên tai khác.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
119
C. Do bắn súng, nổ mìn, cháy rừng, đốt nương rẫy, ném bất kỳ vật gì, thả diều hoặc vật
thể bay vào đường dây, công trình điện gây ra sự cố; Khai thác cát, vật liệu xây dựng,
đào đắp kênh mương sát chân công trình điện; Ô tô, cần cẩu, máy xúc, bè mảng, tàu
thuyền, phương tiện giao thông khác chạm vào đường dây, đường cáp ngầm, các vi
phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp khác gây ra sự cố.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 486: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 13).
Sự cố chủ quan do nguyên nhân nào?
A. Do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra
B. Do nhân viên vận hành gây ra do không thực hiện đúng các quy trình, quy định.
C. Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm gây ra
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 487: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 13).
Công tác lập phương thức vận hành, tổ chức vận hành không hợp lý gây sự cố được xác
định là?
A. Sự cố khách quan.
B. Bất thường.
C. Sự cố chủ quan.
D. Không xác định là sự cố.
Câu 488: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 13).
Sự cố chủ quan do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra gồm những
nguyên nhân nào?
A. Không điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố; không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
để sự cố tái diễn.
B. Do nhân viên vận hành gây ra do không thực hiện đúng các quy trình, quy định.
C. Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất lượng, không
phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị.
D. Không thực hiện đủ các biện pháp an toàn hiện trường làm việc theo quy định.
Câu 489: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 15)
Thông tin nào sau đây không thuộc trách nhiệm thu thập của Cấp điều độ có quyền điều
khiển?
A. Thời điểm xảy ra sự cố.
B. Điều kiện thời tiết khu vực xảy ra sự cố.
C. Các phần tử bị sự cố.
D. Các thông số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
120
Câu 490: Theo Quy trình Điều tra sự cố nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021, Điều 15)
Nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm phân tích sự cố của Cấp điều độ có quyền
điều khiển?
A. Phối hợp với Đơn vị quản lý vận hành tiến hành kiểm tra, chuẩn xác và thu thập bổ
sung các thông tin sự cố nếu cần thiết.
B. Chủ trì thực hiện phân tích sự cố dựa trên các thông tin thu thập được, xác định nguyên
nhân, đánh giá công tác vận hành thiết bị.
C. Đánh giá mức độ tin cậy, an toàn của các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, rơle bảo vệ và thiết
bị tự động, chất lượng của công tác vận hành hệ thống, tính toán trị số chỉnh định rơle
bảo vệ.
D. Trong trường hợp kết quả phân tích sự cố của Cấp điều độ có quyền điều khiển có sự
khác biệt so với kết quả phân tích của Đơn vị quản lý vận hành, cần tiến hành trao đổi,
thảo luận với đơn vị để đảm bảo chính xác của việc phân tích sự cố.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
121
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHỈNH ĐỊNH BVRL
(Quy trình Điều tra sự cố trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo
quyết định số 851/QĐ-EVN ngày 26/03/2020 của EVN)

Câu 491: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 2).
Thiết bị rơ-le bảo vệ là?
A. Là tập hợp một nhóm các mạch đo lường, bảo vệ.
B. Là một hoặc một nhóm các mạch bảo vệ và các mạch tín hiệu đo lường, kênh truyền
bảo vệ, mạch cắt nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng bảo vệ và tự động hóa.
C. Là thiết bị có khả năng xử lý các tín hiệu đo lường (ví dụ: dòng điện, điện áp …) để
thực hiện các chức năng bảo vệ và tự động.
D. Phương án A, B.
Câu 492: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 3).
Công tác nào sau đây liên quan rơ-le bảo vệ ko cần phải kiểm soát?
A. Công tác ban hành phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ.
B. Công tác cài đặt giá trị chỉnh định rơ-le bảo vệ.
C. Công tác thí nghiệm rơ-le bảo vệ.
D. Công tác khai thác thông tin.
Câu 493: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 3).
Công tác nào liên quan đến rơ-le bảo vệ cần được kiểm soát?
A. Công tác ban hành phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ.
B. Công tác cài đặt giá trị chỉnh định rơ-le bảo vệ.
C. Công tác thí nghiệm rơ-le bảo vệ.
D. Cả 03 phương án A, B, C.
Câu 494: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 6).
Tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ bao gồm?
A. Sơ đồ nhất thứ thi công phần điện.
B. Sơ đồ nhị thứ của hệ thống rơ-le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển.
C. Tài liệu hướng dẫn chỉnh định rơ-le bảo vệ, tự động hóa, phần mềm chuyên dụng để
giao tiếp và chỉnh định rơ-le bảo vệ kỹ thuật số không có bản quyền(License) không
giới hạn thời gian.
D. Cả 03 phương án A, B, C.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
122
Câu 495: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 8).
Trường hợp nào sau đây phải ban hành phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ?
A. Đóng lại điện đường dây sau sự cố.
B. Đóng điện thiết bị nhất thứ khi thay thế cho thiết bị đã vận hành.
C. Khôi phục MBA sau sửa chữa.
D. Phương án A, C.
Câu 496: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 8).
Trường hợp nào sau đây cấp điều độ có quyền điều khiển không phải ban hành phiếu chỉnh
định rơ-le bảo vệ?
A. Đóng điện đường dây lần đầu.
B. Thay mới bảo vệ so lệch MBA.
C. Thay thế TI của đường dây đang vận hành.
D. Thay mới rơ-le hơi của MBA .
Câu 497: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 9).
Yêu cầu đối với phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ?
A. Phiếu chỉnh định được phép ban hành ở dạng file mềm, có đủ chữ ký của
người lập phiếu, chữ ký và con dấu của Cấp điều độ có quyền điều khiển (kể cả dấu
giáp lai tất cả các trang phiếu)
B. Phiếu chỉnh định phải được ban hành ở dạng bản in, có đủ chữ ký của người lập phiếu,
chữ ký và con dấu của Cấp điều độ có quyền điều khiển (kể cả dấu giáp lai tất cả các
trang phiếu).
C. Phiếu chỉnh định phải được ban hành ở dạng bản in và chỉ cần chữ ký, con dấu của Cấp
điều độ có quyền điều khiển (kể cả dấu giáp lai tất cả các trang phiếu).
D. Phiếu chỉnh định phải được ban hành ở dạng bản in và phải có chữ ký của
người lập phiếu, chữ ký phê duyệt, không cần con dấu của Cấp điều độ có quyền điều
khiển (kể cả dấu giáp lai tất cả các trang phiếu).
Câu 498: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 9).
Yêu cầu thời hạn ban hành phiếu chỉnh định đối với rơ-le mới / thiết bị cũ?
A. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước thời điểm đưa rơ-le mới vào vận hành.
B. Chậm nhất là 04 ngày làm việc trước thời điểm đưa rơ-le mới vào vận hành.
C. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước thời điểm đưa rơ-le mới vào vận hành.
D. Do Cấp điều độ có quyền điều khiển quyết định.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
123
Câu 499: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 10).
Trường hợp nào sau đây việc chỉnh định rơ-le bảo vệ không cần phải đăng ký với cấp Điều
độ có quyền điều khiển?
A. Chỉnh định rơ-le chưa vận hành để bảo vệ thiết bị nhất thứ sẽ đóng điện lần đầu (phiếu
cho rơ-le mới / thiết bị mới).
B. Chỉnh định cho rơ-le mới thay thế rơ-le cũ để bảo vệ thiết bị nhất thứ đang vận hành
(phiếu cho rơ-le mới / thiết bị cũ).
C. Chỉnh định rơ-le đã vận hành để bảo vệ thiết bị nhất thứ mới sẽ thay thế cho thiết bị đã
vận hành (phiếu cho rơ-le cũ / thiết bị thay thế).
D. Chỉnh định rơ-le đã vận hành (đang bảo vệ thiết bị nhất thứ đã vận hành) để bảo vệ cho
thiết bị nhất thứ khác sẽ đóng điện lần đầu (phiếu cho rơ-le cũ / thiết bị khác).
Câu 500: Theo Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơ-le
bảo vệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết định số 851/QĐ-EVN ngày
25/6/2020, Điều 12).
Trong trường hợp không thống nhất với ý kiến của Người chỉnh định đề xuất cài đặt các
giá trị chỉnh định khác với phiếu?
A. Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành phiếu cập nhật trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ khi nhận được bản sao điện tử phiếu chỉnh định.
B. Cấp điều độ có quyền điều khiển yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ)
không vận hành rơ-le này và phối hợp với Đơn vị để quyết định giải pháp xử lý phù
hợp nhằm đảm bảo an toàn vận hành.
C. Cấp điều độ có quyền điều khiển thực hiện lưu bản sao điện tử của phiếu vả sử dụng
bản sao này làm một tài liệu xác nhận công trình đủ điều kiện về vận hành và điều độ
theo quy định.
D. Cấp điều độ có quyền điều khiển xin ý kiến Cấp điều độ có quyền kiểm tra để thực hiện.

400 câu hỏi trắc nghiệm thi nâng bậc ĐĐV – 2020
124

You might also like