You are on page 1of 4

BÀI 1: QUA ĐÈO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan)

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,


Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Thất ngôn bát cú đl Đặc điểm của thể thơ này? Gồm
8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Bố cục đề thực luận kết
Câu 2. Các từ: lom khom, lác đác thuộc loại từ gì? Từ láy
Câu 3. Nội dung của 4 câu thơ đầu của bài thơ. Cảnh vật và cuộc sống của con người ở đèo
ngang
Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: Cỏ cây
chen đá, lá chen hoa.
Liệt kê cỏ cây, đá lá hoa
Điệp từ chen
Tác dụng: nhấn mạnh cảnh vật thiên nhiên đầy sức sống nhưng hoang sơ rậm rạp
Câu 5. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi
thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Buổi xế chiều
Thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn cô đơn trống vắng nhớ nhung quê hương
Câu 6. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
Cỏ cây, đá, lá, hoa, vài chú tiều, mấy nhà rợ, con cuốc cuốc, con da da, trời, non, nước
Câu 7. Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Cảnh vật đầy sức sống hoang sơ hiu hắt
Con người ít ỏi thưa thớt
Gợi Nỗi cô đơn nhớ nước thương nhà của bà HTQ
Câu 9. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Đảo ngữ
Đối
Từ láy
Tác dụng: tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ
Nhấn mạnh sựu nhỏ bé ít ỏi của sự sống con người giữa cảnh thiên nhiên hoang vắng tiêu điều
Câu 10. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.
Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ
tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc
nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Câu 11. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?
Tâm trạng cô đơn trống vắng lẻ loi 1 mình đối diện với chính mình giauwx thiên nhienen bao la
rộng lớn
BÀI 2: THU ẨM (Uống rượu mùa thu)
(Nguyễn Khuyến)
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Thất ngôn bát cú đl
Câu 2. Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc
Việt Nam?
"Làn ao lóng lánh" "đóm lập loè"
"Da trời ... xanh ngắt?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ trong câu thơ:
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Hiệu quả : Bọc tả được phần nào cảm xúc, trăn trở của nhà thơ. Trời cũng như mắt ông đều bị
tác động của ai đó làm cho thay đổi, nếu bầu trời xanh là sự điểm tô mới mẻ thì mắt lão đỏ hoe
vì nổi bức rức không nguôi trước cảnh nước mất nhà tan trong khi mình chẳng thể làm gì.
Câu 4. Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Trong thời đại phong kiến lúc bấy giờ, mỗi chuyển biến thế sự đều đem lại cho con người ta
nhiều tổn thương mất mát, và với nhà thơ nó chính là sự thấu khổ tột cùng khi phải chứng kiến
cảnh nước mất, nhà tan chứng kiến cái lý tưởng mà mình cả đời theo đuổi.
Câu 5. Thống kê các từ láy được sử dụng trong bài thơ? 
Le le, lập lòe, phất phơ, lóng lánh,
Câu 6. Nhận xét hình ảnh gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc
Việt Nam?
Những hình ảnh thơ gợi lên cảnh thu mang nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam:

nhà cỏ năm gian thấp le te, đóm lập lòe, màu khói nhạt, lưng giậu, bóng trăng loe lóng lánh, da
trời xanh ngắt

Sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả mùa thu đó là dùng những từ láy
gợi hình đặc sắc, gieo vần độc đáo, tạo nên giọng thơ vui tươi và dùng hình ảnh thơ mộc mạc
giản dị, tạo nên khung cảnh mùa thu tươi vui đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam
Câu 7. Câu cá, uống rượu đều là những thú chơi, thú vui tao nhã mà các nhà nho khi ở ẩn tim
đến vui, để tâm hồn thư thái, quên đi việc đời. Trong bài thơ Thu ẩm Nguyễn Khuyển có đạt
được kết quả đó hay không?
Trong bài thơ Thu ẩm, nhà thơ Nguyễn Khuyến không đạt được ước nguyện hưởng thụ thú vui
tao nhã khi về quê ở ẩn. Hình ảnh thơ "mắt không vảy cũng đỏ hoe" gợi lên tâm trạng có phần
suy tư, đau xót, bâng khuâng không rõ ràng của chính nhà thơ. Dù cho nhà thơ có thưởng thức
rượu nhưng cũng chẳng thể hưởng thụ trọn vẹn và thư thái tâm hồn. Tâm hồn nhà thơ dường
như vẫn luôn có những lợn gợn và lo lắng, suy tư không rõ ràng. Đó là tâm trạng của một nhà
nho yêu nước nhưng vẫn dành tâm trạng cho đất nước. Một nhà nho ở ẩn nhưng vẫn chẳng thể
dành trọn tâm trạng thư thái mà vẫn luôn đau đáu, bâng khuâng những nồi niềm không rõ ràng
dành cho đất nước.
Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Biểu cảm, miêu tả
Câu 9. Nêu chủ đề của bài thơ
mùa thu, uống rượu, uống ở đây không phải là nốc ừng ực cả chai, cả bầu mà là sự nhâm nhi
thưởng thức đầy văn nhã của một thi sĩ nhân cảnh mùa thu trữ tình
BÀI 3: TỰ TÌNH I – Hồ Xuân Hương
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!"
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Xác định thời gian và không gian trong hai câu đầu.
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đưoc sử dụng trong hai câu thơ: Trước nghe
những tiếng thêm rề rĩ/ Sau giận vì duyên để mõm mòm
Câu 4: Qua văn bản bài thơ, em cảm nhận như thế nào về thân phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến?
Câu 5. Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 6. Hình ảnh mỏ - chuông, cóc – om có ý nghĩa gì?
Câu 7. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao ôm?
Câu 8. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ/ Sau giận vì duyên để
mõm mòm.
Câu 9. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ Tài tử văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom
BÀI 4:
THU VỊNH
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (1)
Câu 1: Chủ đề của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh nào? Em hiểu như thế nào về từ “xanh ngắt”?
Câu 3: Trong câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” tác giả sử dụng nghệ thuật nào?
Câu 4: Cảm nhận của em về câu thơ “Nước biếc trông như tầng khói phủ”?
Câu5: Giữa hai câu thơ: “Nước biếc trông như tầng khói phủ/ Song thưa để mặc bóng trăng
vào” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Câu 6: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”?
Câu 7: Hiệu quả của âm thanh “tiếng ngỗng” trong việc khắc hoạ khung cảnh mùa thu?
Câu 8: Em biết gì về ông Đào?
Câu 9: Nguyễn Khuyến rất thích dùng từ “xanh ngắt” để miêu tả trời thu. Ông còn sử dụng từ
này trong câu thơ nào? Hãy ghi lại.
Câu 10: Em hiểu như thế nào về cụm từ “toan cất bút”?
Câu 11: Bài thơ khắc hoạ mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, em có biết bài thơ nào viết về đề tài
này không? Hãy ghi lại tên bài thơ và 2 câu trong bài thơ đó.

You might also like