You are on page 1of 3

ĐỀ SỐ 11(45 phút)

A – PHẠM VI KIỂM TRA


Kiểm tra học kỳ 1
1. Chuyển động cơ học
2. Vận tốc
3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều
4. Biểu diễn lực
5. Sự cân bằng lực – Quán tính
6. Lực ma sát
7. Áp suất
8. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
9. Áp suất khí quyển
10. Lực đẩy Acsimet
11. Sự nổi

B – NỘI DUNG ĐỀ
I. Ghép 1 nội dung ở cột bên trái với 1 nội dung phù hợp ở cột bên phải
Câu 1.
1. Công thức tính áp suất chất lỏng a)
2. Công thức tính lực đẩy Acsimet b) p = dh
3. Công thức tính công cơ học c)
4. Công thức tính vận tốc trung bình d) F = dV
e) A =Fs
f)

1. - … 2-… 3-… 4-…

II. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng


Câu 2. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. Nếu lấy một hành khách đang ngồi yên trên toa tàu làm
vật mốc thì
A. mọi hành khách trên tàu đều chuyển động.
B. toa tàu chuyển động.
C. nhà ga chuyển động
D. hành lí trên toa tàu chuyển động.
Câu 3. Khi nói Mặt trời quay quanh Trái đất thì vật nào sau đây không phải là vật mốc?
A. Trái đất. B. Quả núi. C. Mặt trăng D. Con sông.
Câu 4. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ 30 phút, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Đường Hà
Nội – Hải Phòng dài 100 km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s.
A. v = 37,04 km/h = 10,29 m/s. B. v = 40 km/h = 40 m/s.
C. v = 66,66 km/h = 18,52 m/s. D. v = 40 km/h = 11,11 m/s
Câu 5. Hãy so sánh độ lớn của các vận tốc: v1 = 36 km/h; v2 = 9 m/s; v3 = 3 km/h; v4 = 1000 m/s.
A. v1 > v2 > v3 > v4. B. v1 > v3 > v2 > v4.
C. v4 > v1 > v2 > v3 D. v3 > v1 > v2 > v4.
Câu 6. Hình vẽ dưới đây ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D trên các đoạn đường
AB, BC và CD sau những khoảng thời gian bằng nhau.
a) Câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường đường AB.
B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.
C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC
D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.
b) So sánh vận tốc của hòn bi trên các đoạn đường AB, BC và CD, ta có:
A. vAB > vBC > vCD. B. vAB = vCD < vBC
C. vBC > vAB > vCD. D. vAB = vBC = vCD.
Câu 7. Người hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, bỗng thấy người bị ngả về phía
sau. Đó là vì
A. xe đột ngột tăng vận tốc B. xe đột ngột rẽ phải.
C. xe đột ngột rẽ trái. D. xe đột ngột giảm vận tốc.
Câu 8. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát luôn cùng hướng với hướng chuyển động.
B. Khi lực ma sát lớn hơn lực đẩy thì vật chuyển động nhanh dần.
C. Khi lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy thì vật chuyển động chậm dần.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Câu 9. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong nước ở cùng
một độ sâu h1 = 20 cm và h2 = 10 cm. Gọi F1 là lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng đồng 1, F2
là lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng đồng 2, ta có
A. F2 = 2F1. B. F1 = 2F2. C. F1 = F2. D. F1 = 4F2
Câu 10. Công thức tính công suất là
A. . B. C. . D. .
III. Giải bài tập
Câu 11. Một học sinh đi xe đạp đều trong 10 phút được 1,5 km.
a) Tính vận tốc của học sinh đó ra m/s và km/h.
b) Muốn đi từ nhà đến trường, học sinh đó phải đi trong bao nhiêu phút, nếu nhà cách trường 1
800 m?
Câu 12. Một máy kéo chạy bằng xích có trọng lượng 54 600 N, người lái máy kéo nặng 600 N,
diện tích của mặt xích tiếp xúc với mặt đường là 1,2 m2. Hỏi máy kéo có thể chạy trên mặt
đường chỉ chịu được áp suất tới 50 000 Pa không?
C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu Đáp án Biểu điểm Ghi chú


1 1-b 0,5 điểm
2–d 0,5 điểm
3-e 0,5 điểm
4-c 0,5 điểm
2 C 0,5 điểm
3 C 0,5 điểm
4 D 0,5 điểm
5 C 0,5 điểm
6a C 0,5 điểm
6b B 0,5 điểm
7 A 0,5 điểm
8 D 0,5 điểm
9 A 0,5 điểm
10 B 0,5 điểm
a) Vận tốc của học sinh:
11 1,0 điểm

b) Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường


0,5 điểm
(phút)
12 Tổng áp lực: F = 54 600 + 600 = 55 200 (N) 0,5 điểm
Tổng áp suất:
0,5 điểm

Máy kéo có thể chạy trên mặt đường này được. 0,5 điểm

You might also like