You are on page 1of 3

ĐỀ SỐ 10 (45 phút)

A – PHẠM VI KIỂM TRA


1. Chuyển động cơ học.
2. Vận tốc.
3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều.
4. Biểu diễn lực.
5. Sự cân bằng lực – Quán tính.
6. Lực ma sát.
7. Áp suất.
8. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau.
9. Áp suất khí quyển.
10. Lực đẩy Acsimet.
11. Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
12. Sự nổi.
B – NỘI DUNG ĐỀ
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng
Câu 1. Đoàn tàu chở khách đang chuyển động được coi là đứng yên so với
A. người lái tàu
B. kiểm soát viên đang đi kiểm tra.
C. hàng cây hai bên đường.
D. ô tô chuyển động theo hướng ngược lại.
Câu 2. Câu nào dưới đây nói về vận tốc là không đúng?
A. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. Khi độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian, thì chuyển động là đều
C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị thời gian và đơn vị chiều dài.
D. Công thức tính vận tốc là .
Câu 3. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. vật đang chuyển động thẳng sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
Câu 4. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng
lên hai vật A và B vẽ ở hình là đúng?

A. Hai lực này là hai lực cân bằng.


B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau
C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.
D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau.
Câu 5. Cách nào dưới đây làm tăng lực ma sát?
A. Thay mặt tiếp xúc bằng các bánh xe hoặc các ổ bi.
B. Bôi dầu, mỡ lên mặt tiếp xúc.
C. Giảm áp lực của vật đè lên mặt tiếp xúc.
D. Rắc cát lên mặt tiếp xúc
Câu 6. Trong các cách làm tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
B. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
Câu 7. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất dùng làm vật.
B. Trọng lượng riêng của chất dùng làm vật và thể tích của vật.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Câu 8. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Acsimet bằng
A. trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. trọng lượng của phần vật nổi trên mặt nước.
C. trọng lượng của vật
D. trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
Câu 9. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang đẩy xe goong làm xe chuyển động.
C. Một người đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi
D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.
Câu 10. Câu nào sau đây nói về máy cơ đơn giản là đúng?
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
II. Trả lời câu hỏi và giải bài tập
Câu 11. Một vận động viên xe đạp thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau:
- Đoạn lên đèo dài 45 km chạy hết 2 giờ 30 phút.
- Đoạn xuống đèo dài 30 km chạy hết 30 phút.
Hãy tính vận tốc trung bình của vận động viên này trên cả quãng đường đua.
Câu 12. Người ta dùng lực kéo 125 N để đưa một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m bằng mặt
phẳng nghiêng.
a) Tính công phải dùng để đưa vật lên cao.
b) Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 13. Một cầu thủ đá một quả bóng, quả bóng đập vào cột dọc cầu môn rồi bắn ra ngoài. Cơ
năng của quả bóng ở đây biến đổi như thế nào?
C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu Đáp án Biểu điểm Ghi chú


1 A 0,5 điểm
2 B 0,5 điểm
3 C 0,5 điểm
4 B 0,5 điểm
5 D 0,5 điểm
6 A 0,5 điểm
7 D 0,5 điểm
8 C 0,5 điểm
9 C 0,5 điểm
10 D 0,5 điểm

11 1,0 điểm

a) Công dùng đưa vật lên cao:


0,5 điểm
A = Ph = 50.10.2 = 1 000 J.
12 b) Chiều dài của mặt phẳng nghiêng:
0,5 điểm
.
Chân cầu thủ truyền cho quả bóng một động
1,0 điểm
năng.
Khi quả bóng đập vào cột dọc cầu môn, quả bóng
bị chặn lại và biến dạng. Khi đó, động năng của
1,0 điểm
13 quả bóng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi của
nó.
Sau đó, quả bóng lấy lại hình cầu như trước làm
nó bật trở ra. Khi đó thế năng của quả bóng đã 1,0 điểm
chuyển hóa thành động năng của nó.

You might also like