You are on page 1of 355

BÀI GIẢNG: ĐỒ GÁ

TS. Phùng Xuân Lan


NCM CNCTM - Trường Cơ Khí
Trường Đại học Bách Khoa HN

1
Thông tin về môn học
 Tên môn học: Đồ gá
 Thời gian học: 16 tuần
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Nhiệm vụ của sinh viên:


 Điểm giữa kì (30%)
 Dự lớp
 Bài tập về nhà dạng Quiz/Bài tập nhóm
 Kiểm tra giữa kỳ
 Thi cuối kỳ (70%)
 Thi tự luận (đề chung)

2
Thông tin về môn học
 Giảng viên: TS. Phùng Xuân Lan
 Email: lan.phungxuan@hust.edu.vn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Điện thoại: 0935 888 435


 Facebook page cá nhân: myweb-lecture

 Lab: Integrated Manufacturing System (IMSLab) - (T404)


 Machine design and fabrication (3D printing and others)
 Machine control using Kit Arduino, PLC Mitshubishi, PLC S7-1200,
specific controller)
 Human-machine interface (HMI, window app, mobile app)
 Software development for mechanical engineering application
(Python, Visual C#, VBA)
 Computer aided process planning and scheduling

 Bộ môn: Công nghệ chế tạo máy (C5-112)


 Facebook page bộ môn CNCTM: cnctm-dhbkhn 3
Mục tiêu của môn học
 Chuẩn đầu ra
 Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đồ gá nói chung đặc
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

biệt là đồ gá gia công cơ khí


 Nắm được đặc điểm, nhiệm vụ và các yêu cầu của các cơ cấu
cơ bản của đồ gá
 Nắm được trình tự tính toán thiết kế đồ gá gia công cơ khí
 Cung cấp kiến thức về hướng phát triển đồ gá theo hướng linh
hoạt và tiêu chuẩn hóa
 Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức được trang bị để
 Thiết lập sơ đồ gá đặt chi tiết máy thông dụng có độ phức tạp
không cao
 Tính toán và thiết kế được đồ gá gia công cơ khí
 Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên
 Kỹ năng thực hành thông qua các bài thí nghiệm,
 Kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm cùng thái độ cần thiết để làm
việc sau này 4
Lịch trình học
Tuần Nội dung
1 Giới thiệu chung về môn học. Tổng quan về đồ gá
Gá đặt chi tiết trên đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

2+3
+ Sai số gá đặt, tính toán sai số chế tạo đồ gá
Cơ cấu định vị của đồ gá
4+5
+ Cơ cấu định vị mặt phẳng, mặt trụ trong, mặt trụ ngoài
Kẹp chặt và cơ cấu kẹp chặt
6+7+8
+ Khái niệm kẹp chặt, tính toán lực kẹp, các cơ cấu kẹp chặt
9 Kiểm tra giữa kì
Các cơ cấu khác của đồ gá
10
+ Cơ cấu dẫn hướng, cơ cấu so dao, phân độ v.v.
11 Một số đồ gá gia công điển hình. Dụng cụ phụ của đồ gá
12 Đồ gá lắp ráp, đồ gá kiểm tra
13 Thiết kế đồ gá chuyên dùng
14 Đồ gá trên máy CNC. Tiêu chuẩn hóa và vạn năng hóa đồ gá
15 Ôn tập và dự trữ 5
Thông tin chung
 Tài liệu tham khảo
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- GS. TS. Trần Văn Địch - GS. TS. Trần Văn Địch - GS. TS. Nguyễn Đắc Lộc
- Đồ gá - Altas Đồ gá chủ biên
- Nhà xuất bản KHKT - Nhà xuất bản KHKT - Sổ tay Công nghệ chế tạo
máy tập 2
- Nhà xuất bản KHKT

6
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tài liệu tham khảo
Thông tin chung

7
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tài liệu tham khảo
Modun CNCTM (AutoCAD)
Thông tin chung

8
Thông tin chung
 Tài liệu tham khảo
 Thư viện đồ gá 3D (Solidworks, Visual C#, VBA)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

9
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Đồ gá là gì?

10
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Đồ gá là gì?

11
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Đồ gá là gì?

12
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Đồ gá là gì?

13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỒ GÁ
 Khái niệm về trang bị công nghệ
 Phân loại đồ gá
 Thành phần của đồ gá

14
Hướng dẫn học
 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về
 Khái niệm về trang bị công nghệ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân loại đồ gá
 Theo phạm vi sử dụng
 Theo máy gia công
 Theo nguồn sinh lực
 Thành phần của đồ gá (gia công cơ khí)

15
1.1 Khái niệm về trang bị công nghệ
 Trang bị công nghệ (đối với gia công cơ khí)
 Là toàn bộ các phụ tùng kèm theo máy công cụ nhằm mở
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

rộng khả năng công nghệ của máy, tạo điều kiện cho việc
thực hiện quá trình công nghệ chế tạo cơ khí với hiệu quả
kinh tế và kỹ thuật cao.
 Trang bị công nghệ vạn năng
 Không phụ thuộc vào đối tượng gia công nhất định và được
sử dụng chủ yếu vào dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
 Trang bị công nghệ chuyên dùng
 Kết cấu và tính năng của nó phụ thuộc vào một hoặc một
nhóm đối tượng gia công nhất định và được sử dùng chủ
yếu trong sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối

16
1.1 Khái niệm về trang bị công nghệ
 Phân loại trang bị công nghệ
 Đồ gá là những trang bị phụ, dùng để xác định vị trí chính
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

xác của các chi tiết rồi kẹp chặt chúng lại
 Đồ gá gia công
 Đồ gá kiểm tra
 Đồ gá lắp ráp
 Dụng cụ phụ là những trang bị phụ dùng để gá đặt dụng cụ
cắt trong quá trình gia công

17
1.1 Khái niệm về trang bị công nghệ
 Lợi ích khi sử dụng trang bị công nghệ
 Dễ đạt được độ chính xác yêu cầu do vị trí của chi tiết gia
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

công và dụng cụ được điều chỉnh chính xác


 Độ chính xác gia công ít phụ thuộc vào tay nghề của công
nhân
 Nâng cao năng suất lao động
 Giảm cường độ lao động của người công nhân
 Mở rộng được khả năng làm việc của thiết bị
 Rút ngắn được thời gian chuẩn bị sản xuất mặt hàng mới

18
1.2 Đồ gá gia công
 Định nghĩa
 Đồ gá gia công cơ là một loại trang bị công nghệ nhằm xác
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

định vị trí chính xác của chi tiết gia công so với dụng cụ
cắt, đồng thời giữ vững vị trí đó trong suốt quá trình gia
công Dao

Máy

Chi tiết

Đồ gá

19
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Công dụng
1.2 Đồ gá gia công

Đảm bảo vị trí chính xác, nâng cao năng suất


20
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Công dụng
1.2 Đồ gá gia công

Nâng cao năng suất


21
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá vạn năng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Là những đồ gá đã được tiêu chuẩn, có thể gia công được


những chi tiết khác nhau mà không cần thiết có những điều
chỉnh đặc biệt.
 Đồ gá vạn năng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất loạt
nhỏ, đơn chiếc, chế thử…

22
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá vạn năng điều chỉnh
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đồ gá bao gồm đồ gá cơ sở và các chi tiết được lắp ghép với


nhau có thể điều chỉnh được.
 Các chi tiết điều chỉnh có kết cấu đơn giản, giá thành chế tạo
không cao
 Ví dụ mâm cặp điều chỉnh (có thể thay thế nhiều loại chấu kẹp)
 Khi thay đổi chi tiết điều chỉnh thì thân đồ gá và cơ cấu truyền
động được giữ nguyên.
 Việc kẹp chặt có thể bằng tay hoặc cơ khí.

23
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá chuyên dùng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Là những đồ gá được thiết kế và chế tạo cho một nguyên


công gia công nhất định  thiết kế cho một chi tiết nhất định.
 Các đồ gá loại này cho phép gá đặt nhanh và độ chính xác
gá đặt cao.
 Để giảm giá thành của đồ gá người ta thường dùng những chi
tiết tiêu chuẩn.
 Thời gian sử dụng đồ gá chuyên dùng là 3-5 năm.

24
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá chuyên dùng điều chỉnh
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Điều chỉnh được trong nhóm chi tiết gia công

25
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá tổ hợp - Đồ gá modun
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Loại đồ gá này được lắp ghép tổ hợp từ những chi tiết bộ phận,
tiêu chuẩn đã được chế tạo sẵn và được lưu giữ trong kho.
 Để có một đồ gá gia công cụ thể, người ta chọn một số chi tiết
đồ gá đã được chế tạo sẵn đem lắp ghép lại với nhau. Thời
gian lắp ghép trung bình khoảng từ 2-3 giờ.
 Sau khi gia công xong, tất cả các chi tiết, đồ gá lại được tháo
rời ra và chuyển vào kho để bảo quản

26
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo phạm vi sử dụng
 Đồ gá tổ hợp - Đồ gá modun
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Ưu điểm
 Giảm chu kì thiết kế, chế tạo đồ gá,
 Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, các bộ phân chi tiết được tiêu
chuẩn hóa có thể sử dụng nhiều lần,
 Tiết kiệm vật liệu chế tạo đồ gá, giảm lao động và giảm giá thành
sản phẩm.
 Nhược điểm
 Cần đầu tư vốn khá lớn để chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn với yêu
cầu kỹ thuật cao
 Ứng dụng
 Thích hợp cho sản xuất loạt nhỏ, chủng loại chi tiết nhiều đặc biệt
với những sản phẩm mới

27
1.2 Đồ gá gia công
 Phân loại theo máy gia công
 Đồ gá phay
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đồ gá khoan
 Đồ gá tiện
 Phân loại theo nguồn sinh lực kẹp
 Kẹp bằng cơ khí
 Kẹp bằng khí nén
 Kẹp bằng thủy lực
 Kẹp bằng điện từ
 Kẹp bằng chân không

28
1.2 Đồ gá gia công
 Yêu cầu đối với đồ gá gia công
 Phù hợp với yêu cầu sử dụng, dạng sản xuất, điều kiện cụ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

thể của nhà máy về trang thiết bị, trình độ công nhân…
 Bảo đảm độ chính xác quy định
 Nguyên lý làm việc phải đúng,
 Chi tiết định vị và dẫn hướng có cấu tạo hợp lý và độ chính
xác cần thiết
 Chi tiết kẹp chặt phải đủ cứng vững, đồ gá phải được định vị
và kẹp chặt một cách chính xác trên máy
 Sử dụng thuận tiện
 Gá và tháo chi tiết gia công dễ dàng, dễ quét dọn phoi, dễ lắp
trên máy, dễ thay thế những chi tiết bị mòn và hư hỏng, những
chi tiết nhỏ không bị rơi
 Vị trí tay quay thích hợp, thuận tiện, thao tác nhẹ nhàng, an
toàn lao động, kết cấu đơn giản có tính công nghệ cao 29
1.2 Đồ gá gia công
 Thành phần của đồ gá gia công
 Đồ định vị
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dùng để xác định vị trí của chi tiết trong đồ gá


 Đồ kẹp chặt
 Dùng để thực hiện việc kẹp chặt chi tiết gia công
 Cơ cấu so dao, dẫn hướng
 Dùng để xác định vị trí chính xác của dao đối với đồ gá

30
1.2 Đồ gá gia công
 Thành phần của đồ gá gia công
 Chi tiết định vị đồ gá trên máy
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dùng để định vị đồ gá trên bàn máy


 Thân đồ gá
 Các chi tiết cấu thành đồ gá sẽ được lắp trên nó để tạo thành
đồ gá hoàn chỉnh
 Các chi tiết và cơ cấu khác
 Cơ cấu phân độ, cơ cấu định tâm, cơ cấu phóng đại lực kẹp,
cơ cấu sinh lực…

31
1.3 Đồ gá kiểm tra
 Nhiệm vụ
 Được dùng để kiểm tra phôi hoặc chi tiết ở các nguyên
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

công trung gian hoặc nguyên công cuối cùng của quy trình
công nghệ, đồng thời nó còn được dùng để kiểm tra các bộ
phận lắp ráp của sản phẩm

32
1.4 Đồ gá lắp ráp
 Nhiệm vụ
 Được dùng để thực hiện các mối lắp ghép các chi tiết lại
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

với nhau để tạo thành các cụm lắp ráp hoặc sản phẩm.
 Người ta thường dùng các loại đồ gá lắp ráp như sau:
 Để kẹp chặt các chi tiết cơ sở của đơn vị lắp ráp
 Để gá đặt chính xác các chi tiết lắp ráp,
 Để tạo biên dạng của các chi tiết lắp ráp
 Để nén, ép khi lắp ráp có nhu cầu…

33
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

34
CHƯƠNG 2
GÁ ĐẶT CHI TIẾT TRÊN ĐỒ GÁ
 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị
 Quá trình gá đặt chi tiết gia công
 Tính toán sai số chuẩn, sai số đồ gá v.v.

35
Hướng dẫn học
 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về
 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân biệt rõ ràng hai khái niệm định vị và kẹp chặt


 Nhận biết được các trường hợp siêu định vị
 Khái niệm về sai số gá đặt
 Cách tính sai số chuẩn với các trường hợp định vị khác
nhau
 Mặt phẳng
 Khối V
 Chốt trụ
 Chốt tỳ

36
2.1 Quá trình gá đặt chi tiết
 Gá đặt chi tiết trước khi gia công bao gồm hai quá
trình:
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Định vị: Xác định vị trí của chi tiết gia công so với máy hoặc
dụng cụ cắt
 Kẹp chặt: Cố định vị trí của chi tiết sau khi đã định vị để
chống lại tác dụng của ngoại lực trong quá trình gia công chi
tiết, làm cho chi tiết không rời khỏi vị trí đã được định vị
  Cần chú ý rằng trong quá trình gá đặt quá trình định
vị bao giờ cũng tiến hành trước quá trình kẹp chặt,
không bao giờ xảy ra đồng thời hoặc sau quá trình kẹp
chặt

37
2.1 Quá trình gá đặt chi tiết
 Các phương pháp gá đặt chi tiết
 Rà gá (theo bề mặt, theo dấu đã vạch sẵn)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Năng suất thấp, độ chính xác phụ thuộc tay nghề công nhân
 Dùng trong sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ

38
2.1 Quá trình gá đặt chi tiết
 Các phương pháp gá đặt chi tiết
 Gá đặt chi tiết trên đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Độ chính xác cao


 Năng suất cao
 Dùng cho sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối

39
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá
 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị
 Khi khối lập phương tiếp xúc cả 3 mặt phẳng của hệ tọa độ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đề-Các thì khối lập phương bị tước bỏ cả 6 chuyển động


hay nói cách khác nó bị khống chế cả 6 bậc tự do
 Tinh tiến theo phương OX, OY, OZ
 Quay quanh OX, OY, OZ
 Các lực kẹp W, W1, W2 có tác dụng đẩy chi tiết tỳ sát vào
các chốt tỳ ở các mặt phẳng và giữ cho chi tiết trong bị xê
dịch W Z

Y W1
W2

40
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá
 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị
 Trong quá trình gia công chi tiết được định vị không cần
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

thiết phải luôn đủ 6 bậc tự do mà chỉ cần những bậc tự


do cần thiết theo yêu cầu của nguyên công đó
 Không được khống chế thiếu bậc tự do cần thiết, nhưng
cho phép khống chế lớn hơn số bậc tự do cần thiết để có
thể dễ dàng hơn cho quá trình gá đặt
 Số bậc tự do khống chế không lớn hơn 6, nếu có một bậc tự
do nào đó được khống chế quá 1 lần thì gọi là siêu định vị.
 Số bậc tự do cần hạn chế phụ thuộc vào yêu cầu gia công
ở từng bước nguyên công, vào kích thước bề mặt chuẩn,
vào mối lắp ghép giữa bề mặt chuẩn của phôi với bề mặt
làm việc của cơ cấu định vị phôi
41
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số ví dụ
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

42
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số ví dụ
Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

43
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số ví dụ
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

44
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số ví dụ
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

45
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số chú ý
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

46
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số chú ý
2.2 Nguyên tắc gá đặt chi tiết trên đồ gá

47
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số gá đặt được tính theo công thức
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 : Sai số chuẩn.
 : Sai số kẹp chặt.
 : Sai số của đồ gá.
 Công thức trên là tổng vecto của các sai số khó xác định. Để
xác định giá trị ta có công thức sau:

48
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
 Sai số chuẩn là sai số phát sinh khi chuẩn định vị không
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trùng với gốc kích thước và có trị số bằng lượng biến


động của gốc kích thước chiếu lên phương kích thước thực
hiện.
 Khi lập chuỗi kích thước công nghệ để tính toán sai số chuẩn
cần thực hiện theo nguyên tắc sau: chuỗi kích thước công
nghệ bắt đầu từ mặt gia công tới mặt chuẩn định vị, tới
gốc kích thước, rồi cuối cùng trở về mặt gia công.

49
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sơ đồ gá đặt để xác định sai số chuẩn (định vị bằng mặt phẳng, mặt lỗ)

50
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
 Định vị bằng chốt trụ có khe hở 2, e là độ lệch tâm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

51
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Sai số chuẩn
Định vị bằng chốt trụ có khe hở 2
2.3 Sai số gá đặt

52
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sơ đồ gá đặt để xác định sai số chuẩn (định vị trên khối V)

53
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sơ đồ gá đặt để xác định sai số chuẩn (định vị trên khối V)

 Vết lõm hình thành gây ra một lượng dịch chuyển tâm chi
tiết xuống phía dưới là
 Độ mòn này làm tăng sai số chuẩn và thay đổi đặc tính phân
bố của kích thước gia công 54
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Sai số chuẩn
2.3 Sai số gá đặt

55
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Sai số chuẩn
2.3 Sai số gá đặt

56
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số chuẩn
 Sai số chuẩn ảnh hưởng đến độ chính xác của kích thước
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

gia công, độ chính xác vị trí tương quan nhưng không ảnh
hưởng đến sai số hình dáng hình học của chi tiết
 Để giảm hoặc loại trừ sai số chuẩn cần phải chọn phương
án gá đặt để cho chuẩn định vị trùng với gốc kích thước
và giảm khe hở giữa mặt lỗ chuẩn và chốt định vị (trong TH
định vị bằng chốt)
 Để tiêu chuẩn hóa các sơ đồ gá đặt ở tất cả các nguyên
công cần phải đảm bảo nguyên tắc dùng chuẩn thống nhất

57
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số kẹp chặt
 Sai số kẹp chặt là lượng chuyển vị của chuẩn gốc chiếu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trên phương kích thước thực hiện do lực kẹp thay đổi gây
ra.

 : góc hợp bởi phương kích thước thực hiện và phương dịch
chuyển của chuẩn gốc.
 ymax - ymin: lượng dịch chuyển lớn nhất và nhỏ nhất của chuẩn
gốc khi lực kẹp thay đổi.

58
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số kẹp chặt
 Lượng chuyển vị của chuẩn gốc xảy ra là do biến dạng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

tiếp xúc giữa mặt chuẩn định vị của chi tiết và cơ cấu định vị
của đồ gá
 Quan hệ giữa biến dạng tiếp xúc y và lực kẹp được xác định
như sau:
Y = CWn

 W- lực kẹp chặt chi tiết,


 n - số mũ (n<1);
 C - hệ số phụ thuộc vào
 dạng tiếp xúc
 vật liệu phôi
 độ nhám
 cấu trúc lớp bề mặt phôi (chi tiết gia công)

59
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số kẹp chặt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 ytn - Biến dạng tiếp xúc của chi tiết. Giá trị này xác định theo
công thức thực nghiệm cho từng trường hợp cụ thể
 Chốt tỳ chỏm cầu
 Vật liệu thép
HB - Độ cứng của vật liệu
theo Brinel (kG/mm2)
 Vật liệu gang
R - Bán kính chỏm cầu (mm)
W- Lực kẹp (kG)
 Chốt tỳ khía nhám D - Đường kính chốt tỳ

 Vật liệu thép

 Vật liệu gang

60
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số kẹp chặt
 Phiến tỳ phẳng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Vật liệu thép

 Vật liệu gang

F - Diện tích của phiến tỳ (cm2);


RZ - Chiều cao nhấp nhô (độ nhám) của bề mặt chi tiết (µm)
q - Áp lực riêng trên bề mặt tiếp xúc hay bề mặt phiến tỳ (kG/cm2);
W - lực kẹp (kG);
F - diện tích của phiến tỳ (cm2).

61
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số kẹp chặt
 Sai số kẹp chặt không ảnh hưởng đến độ chính xác của
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

kích thước đường kính và kích thước giữa hai bề mặt


được gia công đồng thời bằng một dao, đồng thời chúng
cũng không ảnh hưởng đến độ chính xác hình dáng của
bề mặt gia công.
 Để giảm sai số kẹp chặt cần tăng độ cứng vững của đồ gá,
đặc biệt là tăng độ cứng vững của cơ cấu định vị, tăng độ
đồng đều của lớp bề mặt của mặt chuẩn, đồng thời dùng cơ
cấu kẹp chặt bằng hơi ép, dầu ép (để tạo lực kẹp ổn định).

62
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số đồ gá sinh ra do chế tạo đồ gá không chính xác, do
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

độ mòn của nó và do gá đặt đồ gá trên máy không chính


xác

: Sai số do chế tạo đồ gá


: Sai số do mòn đồ gá

đ
: Sai số do điều chỉnh đồ gá trên máy

63
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số chế tạo đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Sai số chế tạo đồ gá thể hiện ở độ không chính xác của cơ


cấu đồ gá khi chế tạo, chẳng hạn như cơ cấu định vị, cơ cấu
dẫn hướng, cữ so dao v.v
 Khi sử dụng một đồ gá duy nhất thì sai số chế tạo đồ gá là sai
số hệ thống cố định, nó có thể loại bỏ một phần hoặc hoàn
toàn bằng phương pháp điều chỉnh máy
 Khi sử dụng nhiều đồ gá như nhau thì sai số này không thể
loại trừ bằng điều chỉnh máy, do đó truyền toàn bộ vào sai số
của đồ gá
 Hiện nay với công nghệ tiên tiến, đồ gá có thể chế tạo với sai
số < 0.002 mm

64
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số mòn đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Sai số mòn khi sử dụng đồ gá, chẳng hạn, độ mòn của đồ định vị
làm thay đổi vị trí của chi tiết gá đặt,
 Độ mòn của đồ định vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết cấu,
vật liệu, kích thước, trọng lượng và tình trạng tiếp xúc của
bề mặt chi tiết gia công.
 Độ mòn của chốt tỳ xác định theo công thức thực nghiệm sau

 N - Số lần tiếp xúc của bề mặt phôi hay chi tiết với đồ gá.
  - Hệ số phụ thuộc vào tình trạng bề mặt và điều kiện tiếp xúc giữa
phôi hay chi tiết với đồ gá

65
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số mòn của đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Giá trị β
 Thép 20, 20X và 45
 Chốt tỳ đầu chỏm cầu: β = 0,5 ÷ 2
 Khối V: β = 0,2 ÷ 0,8
 Phiến tỳ: β = 0,2 ÷ 0,4
 Chốt trụ: β = 0,05 ÷ 0,1
 Chốt trám: β = 0,2 ÷ 0,6
 Giá trị lớn lấy cho những điều kiện làm việc nặng
 Thép Y8A cho phép giảm β từ 10 ÷ 15%
 Thép hợp kim Crom giảm β từ 2 ÷ 3 lần
 Hợp kim cứng giảm β từ 7 ÷ 10 lần
 Nếu độ mòn vượt quá trị số cho phép thì cơ cấu định vị cần
được thay thế

66
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số điều chỉnh đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Là sai số điều chỉnh các chi tiết khi lắp ráp và sai số gá đặt đồ gá
trên máy.
 Trong một số trường hợp có thể được loại trừ bằng phương pháp
điều chỉnh máy
 Trong sản xuất hàng loạt/hàng khối nếu người ta chỉ dùng một
đồ gá  sai số này có thể giảm đến giá trị nhỏ nhất bằng
phương pháp rà gá
 Trong sản xuất hàng loạt/hàng khối người ta thường dùng nhiều
loại đồ gá khác nhau, do đó sai số điều chỉnh đồ gá sẽ là đại
lượng ngẫu nhiên và nó không thể được loại trừ bằng phương
pháp điều chỉnh máy.

67
2.3 Sai số gá đặt
 Sai số đồ gá
 Sai số điều chỉnh đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Sai số điều chỉnh còn phụ thuộc vào độ mòn và trạng thái bề mặt
đồ gá.
 Để giảm lượng xê dịch của đồ gá trên máy, người ta dùng then
dẫn hướng, chọn khe hở hợp lý của các mối lắp ghép và xiết
bulong đều đặn khi kẹp chặt đồ gá trên máy

68
2.3 Sai số gá đặt
 Tính toán sai số chế tạo cho phép của đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Sai số gá đặt cho phép lấy dựa vào dung sai của kích
thước nguyên công
 Trong trường hợp biểu thức tính sai số chế tạo đồ gá bằng 0
phải tìm cách giải các sai số thành phần
 Để giảm sai số chuẩn c và sai số kẹp chặt k có thể thay thế
phương án định vị và kẹp chặt
 Để giảm sai số mòn m có thể giảm số lượng chi tiết trên đồ

 Để giảm sai số điều chỉnh đc có thể dùng dụng cụ đo có độ
chính xác cao hơn.

69
CHƯƠNG 3
CƠ CẤU ĐỊNH VỊ CỦA ĐỒ GÁ
 Tổng quan về cơ cấu định vị
 Yêu cầu, đặc điểm, ứng dụng của các cơ cấu định
vị

70
Hướng dẫn học
 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về
 Các chi tiết định vị (mặt phẳng, trụ trong, trụ ngoài)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kết cấu
 Yêu cầu công nghệ
 Kiểu lắp
 Vật liệu
 Kết cấu của bản thân chi tiết hay trong bộ phận lắp

71
3.1 Tổng quan về cơ cấu định vị của đồ gá
 Khái niệm
 Là các chi tiết hay các bộ phận dùng để tiếp xúc trực tiếp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

với bề mặt dùng làm chuẩn của phôi, nhằm đảm bảo chính
xác về vị trí tương quan giữa bề mặt gia công với dụng cụ
cắt
 Cơ cấu định vị của đồ gá là các chốt tỳ, phiến tỳ, khối V,
chốt định vị, mũi tâm
 Trong nhiều trường hợp, cơ cấu định vị còn là cơ cấu dẫn
hướng, định tâm.

72
3.1 Tổng quan về cơ cấu định vị của đồ gá
 Phân loại theo chức năng
 Các chi tiết định vị được chia làm hai loại: Chính và phụ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chi tiết định vị chính


 Đây là các chi tiết dùng để xác định vị trí chính xác của chi tiết
bằng cách hạn chế các bậc tự do cần thiết
 Chi tiết định vị phụ
 Đây là các chi tiết dùng để tăng độ cứng vững của chi tiết gia
công, mà không tham gia định vị, không hạn chế bậc tự do
nào.
 Các chi tiết định vị phụ không được làm xê dịch vị trí của chi tiết
gia công mà các chi tiết định vị chính đã xác định.

73
3.1 Tổng quan về cơ cấu định vị của đồ gá
 Phân loại theo dạng bề mặt tiếp xúc
 Chuẩn định vị là mặt phẳng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài


 Chuẩn định vị là mặt trụ trong
 Chuẩn định vị là 2 lỗ tâm
 Chuẩn định vị là mặt phẳng kết hợp với 2 lỗ vuông góc nằm
trên mặt phẳng ấy.

74
3.1 Tổng quan về cơ cấu định vị của đồ gá
 Hiệu quả sử dụng
 Sử dụng hợp lý cơ cấu định vị sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

thiết thực vì có thể xác định được chính xác vị trí của phôi
một cách nhanh chóng, giảm thời gian và nâng cao năng
suất gia công.
 Yêu cầu
 Cần phù hợp với bề mặt dùng làm chuẩn về hình dáng và
kích thước
 Cần đảm bảo độ chính xác lâu dài về kích thước và vị trí
tương quan
 Cần có tính chống mòn cao, đảm bảo tuổi bền qua nhiều
lần gá đặt

75
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Đặc điểm
 Khi chuẩn là mặt phẳng người ta không sử dụng toàn bộ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

diện tích mặt phẳng để định vị, mà sử dụng các chi tiết
định vị để tạo thành mặt phẳng để mặt chuẩn tiếp xúc lên
mặt phẳng đó.

 Tùy theo hình dáng và kích thước làm chuẩn bé hay lớn,
chất lượng bề mặt thô hay tinh mà người ta sử dụng các
loại cơ cấu định vị khác nhau

76
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ cố định (fixed support pin)
 Đặc điểm kết cấu và phạm vi sử dụng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được sử dụng khi chuẩn là mặt phẳng kích thước bé.


 Khi sử dụng chốt tỳ để định vị, mỗi bề mặt làm việc của chốt tỳ
tương đương một điểm, hạn chế 1 bậc tư do
 Chốt tỳ cố đ ịnh gồm 3 loại: Chốt tỳ đầu phẳng, chốt tỳ đầu
chỏm cầu và chốt tỳ đầu khía nhám

Chốt tỳ đầu phẳng Chốt tỳ đầu chỏm cầu Chốt tỳ đầu khía nhám

 Các kích thước của chốt tỳ cố định nằm trong giới hạn sau:
 do = 3 ÷ 24 mm; D = 5 ÷ 40 mm; H = 2 ÷ 20 mm; L = 9 ÷ 70mm
77
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chốt tỳ cố định
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng

78
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ cố định
 Đặc điểm kết cấu và phạm vi sử dụng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Chốt tỳ đầu phẳng Chốt tỳ đầu chỏm cầu Chốt tỳ đầu khía nhám

• Dùng để định vị mặt • Dùng để định vị mặt • Dùng để định vị mặt phẳng
phẳng đã qua gia phẳng thô, chưa qua gia thô, chưa qua gia công
công tinh công • Diện tích tiếp xúc lớn hơn loại
• Diện tích tiếp xúc có thể chỏm cầu, ma sát tiếp xúc tăng
làm lõm mặt định vị nhiều và lâu mòn hơn
• Có khả năng đảm bảo vị trí của
chi tiết ổn định hơn các loại
chốt tỳ khác
• Khi định vị mặt phẳng đáy thì
việc quét dọn phoi gặp nhiều
khó khăn

79
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ cố định
 Đặc điểm công nghệ gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phần diện tích của thân đồ gá tiếp xúc với gờ vai của các chốt
tỳ được cấu tạo nhô lên một chút để dễ dàng gia công đồng
thời các phần diện tích này trong cùng một mặt phẳng.
 Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế các chốt tỳ khi
chúng mòn, người ta dùng thân bạc trung gian.
 Loại này được dùng trong đồ gá sản xuất hàng loạt hay hàng khối
 Bạc trung gian được lắp chặt với thân đồ gá
 Chốt tỳ được lắp với bạc theo chế độ lắp trung gian hoặc lỏng
nhẹ.

80
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ cố định
 Đặc điểm công nghệ gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lỗ lắp chốt nên làm thông suốt để dễ gia công và thay thế khi
chốt bị mòn.
 Phần trụ của các chốt tỳ lắp ghép với thân đồ gá cần phải có
độ chính xác nhất định do đó để thoát dao khi mài người ta
cần xẻ rãnh
 Phần đầu và cuối của chốt tỳ cần được vát mép để đảm bảo
an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ghép

81
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ cố định
 Kiểu lắp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chốt tỳ cố định được lắp với vỏ đồ gá theo chế độ lắp H7/n6


hoặc H7/js6
 Chốt có bạc lót trung gian thì mặt ngoài bạc lắp với đồ gá
theo chế độ lắp H7/n6 còn bạc lắp với chốt theo chế độ lắp
H7/js6 hoặc H7/h6
 Vật liệu
 Thép Y7A, Y8A tôi đạt độ cứng 50-60HRC
 Thép 15, 20 thấm cacbon tôi đạt độ cứng 55-60HRC

82
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Phiến tỳ
 Đặc điểm kết cấu và phạm vi sử dụng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được sử dụng khi chuẩn là mặt phẳng đã qua gia công


 Khi sử dụng phiến tỳ để định vị mặt đáy thì khống chế 3 bậc tự do
 Phiến tỳ có ba loại chính: phiến tỳ phẳng, phiến tỳ có bậc và phiến
tỳ có rãnh nghiêng

Phiến tỳ phẳng Phiến tỳ có bậc Phiến tỳ có rãnh nghiêng


 Các kích thước của phiến tỳ nằm trong giới hạn sau:
 B = 12 ÷ 35 mm; L = 40 ÷ 210 mm; H = 8 ÷ 25 mm; b1 = 9 ÷ 12mm
83
3.2 Chi tiết định vị mặt phẳng
 Phiến tỳ
 Đặc điểm kết cấu và phạm vi sử dụng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Phiến tỳ phẳng Phiến tỳ có bậc Phiến tỳ có rãnh nghiêng

• Dùng để định vị mặt phẳng • Dùng để định vị mặt phẳng • Dùng để định vị mặt phẳng
đã qua gia công tinh đã qua gia công tinh đã qua gia công tinh
• Chỗ bắt vít lõm xuống nên • Dễ quét sạch phoi vì chỗ • Dễ quét sạch phoi và dễ
khó quét sạch phoi bắt vít thấp hơn mặt di chuyển chi tiết gia công
• Đơn giản, dễ chế tạo phẳng làm việc từ 1÷ 2 khi cần do phần xẻ rãnh
mm để bắt vít thấp hơn bề
mặt làm việc từ 0.8÷ 3
mm
• Được sử dụng để định vị • Ít dùng trong thực tế do bề • Được sử dụng rộng rãi
các mặt phẳng đứng của rộng phiến tỳ tăng  Kết trong thực tế sản xuất
chi tiết gia công cấu đồ gá cồng kềnh,

84
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Phiến tỳ
 Đặc điểm công nghệ gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Bốn cạnh ở mặt phẳng của phiến tỳ được vát mép để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đẩy chi tiết gia công và quét sạch
phoi
 Khoảng cách các lỗ có dung sai 0.1mm
 Chỗ lắp phiến tỳ lên thân đồ gá phải làm lồi lên chừng 1 ÷ 3mm
và phải được gia công chính xác bằng phương pháp mài
 Kiểu lắp
 Phiến tỳ được lắp vào thân đồ gá bằng các vít
M6, M8, M10, M12 tùy thuộc vào bề rộng của phiến tỳ.
 Vật liệu
 Thép 15, 20 và thấm cacbon cho mặt định vị có độ sâu
0.8 ÷ 1.2mm và nhiệt luyện đạt độ cứng 55-60HRC
85
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ điều chỉnh (adjustable support pin/screw jack)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chốt tỳ điều chỉnh (định vị chính) dùng trong các trường hợp :
 Dung sai của phôi thay đổi nhiều
 Lượng dư của phôi không đều
 Lượng dư của bề mặt chuẩn cần được hớt đi ở các nguyên công
tiếp sau
 Bề mặt làm chuẩn có sai số hình dáng.
 Chốt tỳ điều chỉnh có thể dùng như các chốt tỳ phụ (không
hạn chế bậc tự do nào mà chỉ có tác dụng nâng cao độ cứng
vững của chi tiết gia công
 Kiểu lắp
 Ren vít tiêu chuẩn
 Vật liệu
 Thép 45 tôi đạt độ cứng 35-40HRC
86
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chốt tỳ điều chỉnh
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng

87
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đặc điểm
Chốt tỳ điều chỉnh
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng

88
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ điều chỉnh
 Misumi catalogue
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 CarrLane catalogue

Torque Screw Jacks Adjustable Locating Buttons

89
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chốt tỳ điều chỉnh
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng

90
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ tự lựa (equalising support pin)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khi chuẩn định vị là mặt thô, có sai số lớn hoặc có bậc người
ta dùng chốt tỳ tự lựa
 Chốt tỳ tự lựa làm cho kết cấu đồ gá phức tạp thêm  Chỉ
dùng trong trường hợp đặc biệt
 Bề mặt chuẩn quá thô và có bậc
 Kích thước tương quan bề mặt chuẩn dao động trong một loạt
phôi
 Luôn tiếp xúc với mặt chuẩn, có thể thay thế điểm định vị
thành 2 hoặc 3 điểm
 Dùng chốt tỳ tự lựa cho phép nâng cao độ cứng vững của chi
tiết gia công và giảm áp lực trên từng điểm tỳ

91
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chốt tỳ tự lựa
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng

92
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chốt tỳ tự lựa
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng

93
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ phụ
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chốt tỳ phụ không có tác dụng định vị chi tiết, nghĩa là


không hạn chế bậc tự do nào cả, mà nó chỉ có tác dụng nâng
cao độ cứng vững của chi tiết gia công.
 Tự bề mặt của chốt tỳ phụ tiếp xúc đúng với vị trí cần tăng
cứng vững đảm bảo đúng vị trí của phôi đã được xác định
 Sau khi gá đặt chi tiết sau, vặn vít hãm để cố định vị trí

Heavy Duty Screw Jacks

94
3.2 Các chi tiết định vị mặt phẳng
 Chốt tỳ phụ

Khoảng hở để tránh chốt bị


TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

bật lên do sức đẩy của lò xo


khi không gá đặt chi tiết lên
Đai ốc điều chỉnh chiều cao

95
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Đặc điểm
 Khi chuẩn là mặt trụ ngoài, các chi tiết định vị thường là khối
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

V, mâm cặp, ống kẹp đàn hồi, bạc, ke gá.


 Cho phép định vị chi tiết gia công trên tất cả các loại máy

96
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Khối V (V block, sliding V block)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khối V được gọi là chi tiết định vị có chiều cao H với bề mặt
làm việc là rãnh có góc  bằng 60o, 90o hoặc 120o.
 Các kích thước này cơ bản H, h, C, B và góc  được chọn theo
kết cấu.
 Kích thước C cần thiết cho việc lấy dấu và gia công thô
 Kích thước H và h cần thiết cho việc kiểm tra khối V
 Kích thước H phụ thuộc vào đường kính chi tiết gia công D, vào
kích thước C và chiều cao h của khối V

97
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Khối V
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tùy theo đặc điểm kết cấu của bề mặt chuẩn của phôi mà khối
V có thể cố định (V ngắn hoặc V dài) hoặc di động, hoặc khối V
tự định tâm (2 khối V lắp trên trục vít trái chiều nhau) hoặc một
khối V cố định kết hợp với một khối V di động.
 Khi định vị chi tiết gia công trên khối V cố định, sai số chuyển
dịch chuyển theo phương mặt phân giác khối V.
 Vị trí của khối V quyết định vị trí của chi tiết gia công, cho nên
cần phải định vị chính xác khối V trên thân đồ gá.

98
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khối V
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

99
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Khối V
 Yêu cầu công nghệ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khối V được bắt chặt với thân đồ gá bằng 2 vít. Lỗ để bắt 2 vít
có khe hở tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh vị trí của
khối V khi lắp ráp đồ gá.
 Sau khi điều chỉnh chính xác vị trí của khối V cần khoan hai lỗ
để đóng hai chốt định vị. Hai chốt định vị có tác dụng giữ cho
khối V không bị xê dịch trong các trường hợp vít kẹp bị tháo
lỏng và xác định vị trí chính xác của khối V trong trường hợp
khối V được tháo ra và lắp vào.
 Bề mặt làm việc của khối V cần được mài, do đó cần có rãnh
(giữa hai bề mặt làm việc) để thoát đá.

100
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Khối V
 Kiểu lắp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khối V được định vị trên thân đồ gá bằng 2 chốt theo kiểu lắp
H7/r6 hoặc H7/n6 và dùng 2 vít để bắt chặt.
 Vật liệu
 Thép 20X, 20 mặt định vị thấm cacbon sâu 0.8-1.2mm, tôi đạt
độ cứng 58-62HRC
 Khối V dùng để định vị các trục có đường kính >120mm được
đúc bằng gang hoặc hàn, trên mặt định vị được lắp các tấm
thép tôi cứng, khi mòn có thể thay thế được.

101
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Khối V
 Khối V hiện nay được sử dụng có nhiều dạng khác nhau
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Có thể là V thường hay V từ tạo điều kiện kẹp phôi dễ dàng


 Khối V có thể giữ chi tiết trên mặt phẳng nằm ngang hoặc
thẳng đứng

102
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khối V
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

Khối V điều chỉnh

103
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Mâm cặp
 Mâm cặp là loại đồ gá vạn năng được dùng để định vị mặt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trụ ngoài khi gia công trên nhiều loại máy khác nhau
 Mâm cặp có thể dùng để định vị các mặt chưa qua gia công
hoặc đã qua gia công

104
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Mâm cặp
 Mâm cặp 3 chấu (3-jaw chuck)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dùng để gá đặt các chi tiết tròn xoay

105
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Mâm cặp
 Mâm cặp 4 chấu (4-jaw chuck)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dùng để gá đặt các chi tiết không tròn xoay, các mặt lệch tâm

106
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Mâm cặp
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

107
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Mâm cặp
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

108
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Mâm cặp
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

109
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Ống kẹp đàn hồi (Collet)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Sử dụng để định vị mặt trụ ngoài khi mặt chuẩn định vị là mặt
chuẩn tinh
 Ống kẹp đàn hồi là một cơ cấu tự định tâm (khả năng tự định
tâm cao hơn mâm cặp 3 chấu 0.05-0.01mm)
 Ống kẹp đàn hồi làm việc theo nguyên lý đẩy hoặc kéo. Dưới
tác dụng của lực kéo hoặc lực đẩy Q, ống kẹp đàn hồi dịch
chuyển về bên trái hoặc bên phải để kẹp chặt chi tiết. Do góc
nghiêng 30, các cánh của ống kẹp bóp chặt phôi theo yêu cầu
lực kẹp.

Ông kẹp đàn hồi dạng đẩy Ông kẹp đàn hồi dạng kéo 110
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Ống kẹp đàn hồi
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Ống kẹp đàn hồi dạng đẩy (push) Ống kẹp đàn hồi dạng kéo (pull)
• Dùng để định vị mặt trụ ngoài • Dùng để định vị mặt trụ ngoài
đã qua gia công tinh đã qua gia công tinh
• Ống kẹp được kẹp chặt bởi • Ống kẹp được kẹp chặt bởi
lực đẩy phần côn vào hốc lực kéo phần côn vào hốc
• Hốc phải được tháo ra khi • Hốc không cần phải tháo ra
muốn thay ống kẹp khi muốn thay ống kẹp

111
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Ống kẹp đàn hồi
 Yêu cầu công nghệ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Ống kẹp đàn hồi được xẻ 3 hoặc 4 rãnh. Bề mặt định vị của
phôi cùng đường kính danh nghĩa với mặt lỗ làm việc của ống
kẹp lắp có khe hở.
 Việc chế tạo ống kẹp đàn hồi có yêu cầu khắt khe, đảm bảo
độ chính xác kích thước và vị trí tương quan, độ bóng bề
mặt
 Vật liệu
 Thép 20X, 40X, Y10A, 9XC và thép 45 có bề mặt làm việc tôi
đạt độ cứng HRC 45 ÷ 50

112
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ống kẹp đàn hồi
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

113
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ống kẹp đàn hồi
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài

114
3.3 Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
 Bạc định vị
 Sử dụng để gia công chi tiết dạng hộp hay ống nối khi chuẩn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

định vị đã qua gia công


 Cho phép hạn chế 5 bậc tự do gồm có gờ vai 3 bậc tự do và
mặt trụ ngắn 2 bậc tự do

115
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Đặc điểm
 Khi chuẩn là mặt trụ trong người ta thường sử dụng các loại
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

cơ cấu định vị như là chốt định vị và các trục gá


 Nếu mặt lỗ là chuẩn thô thì sử dụng các cơ cấu: chốt côn
côn cố định, chốt côn tùy động, chốt côn khía nhám
 Nếu mặt lỗ là chuẩn tinh thì sử dụng các cơ cấu : chốt trụ
dài, chốt trụ ngắn, chốt trám (nói chung là chốt gá) hoặc các
loại trục gá hình trụ, côn, trục gá đàn hồi...

116
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tùy từng trường hợp có thể sử dụng các loại sau: chốt trụ
ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, chốt côn cứng, chốt côn tùy động
 Tùy theo tỷ lệ giữa phần làm việc theo chiều dài L của chốt
và đường kính D của lỗ chuẩn L/D mà người ta phân ra làm
chốt trụ ngắn hay dài
 Chốt trụ dài khi tỉ lệ L/D>1.5
 Chốt trụ ngắn khi tỉ lệ L/D <0.3-0.5
 Yêu cầu công nghệ :
 Mặt đầu của các chốt được vát mép để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc gá đặt chi tiết

117
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Kiểu lắp :
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Các chốt có thể lắp trực tiếp vào thân đồ gá hoặc qua bạc
trung gian

 Chốt lắp với thân đồ gá theo kiểu lắp H7/n6


 Vật liệu :
 Chốt có đường kính d  16mm thường chế tạo từ thép Y7A tôi
đạt độ cứng 50-55HRC
 Chốt có đường kính d>16mm thì chế tạo từ thép 20X, mặt định
vị thấm cacbon sâu 0.8-1.2mm, tôi đạt độ cứng 50-55HRC 118
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn - Round locating pin
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Có khả năng hạn chế 2 bậc tự do


 Khi phối hợp với mặt phẳng để định vị chi tiết thì mặt phẳng
hạn chế 3 bậc tự do.

 Chốt trụ dài


 Có khả năng hạn chế 4 bậc tự do
 Khi phối hợp với mặt phẳng để định vị chi tiết thì mặt phẳng chỉ
hạn chế 1 bậc tự do (mặt tỳ). 119
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trám
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chỉ hạn chế 1 bậc tự do xoay khi kết hợp với chốt trụ ngắn
(hạn chế 2 bậc tự do tịnh tiến).
 Về kết cấu, chốt trám tương tự như chốt trụ ngắn nhưng phần
làm việc của nó được vát bớt sao cho các bề mặt vát đối xứng
với nhau qua mặt phẳng tâm chốt.
 Chốt trám có 2 loại :
 Vát 4 mặt khi D<40mm
 Vát 2 mặt khi D>40mm

120
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trám (dimond locating pin)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đường kính của chốt trám chọn tùy thuộc vào trọng lượng chi
tiết gia công:
 Khi ≤ 5kG thì đường kính chốt trám thường chọn ≤ 6mm
 Khi tới 15kG thì đường kính chốt trám thường chọn là 10mm
 Khi tới 45kG thì đường kính chốt trám thường chọn là 12mm
 Khi tới 120kG thì đường kính chốt trám thường chọn là 16mm
 Khi tới >120kG thì đường kính chốt trám thường chọn là 20mm

121
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt côn - Tapered locating pin
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chốt côn cứng tương ứng 3 điểm hạn chế 3 bậc tự do tịnh tiến
 Chốt côn tùy động tương đương với 2 điểm hạn chế 2 bậc tự
do tịnh tiến. Chốt côn tùy động dùng khi lỗ chuẩn định vị là thô
nhằm mục đích để bề mặt côn làm việc của chốt luôn tiếp xúc
với lỗ trong một loạt phôi gia công
 Mặt côn làm việc của chốt thường α=60 hoặc α=75 khi phôi
lớn

122
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn kết hợp chốt trám
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

123
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn bên trái cố định, bên phải cũng là chốt trụ ngắn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chốt trụ ngắn bên phải có hai vị trí là a và b


 Đường kính của chốt trụ phải bằng d - 
 Khả năng chi tiết gia công bị xoay quanh chốt bên trái một lượng
±
là so với vị trí danh nghĩa

124
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn bên trái cố định, bên phải là chốt trám
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lượng xoay của chi tiết gia công

 Từ tam giác OlK:

 Từ tam giác O1nk ta có:

 Thay vào biểu thức r1 ta có

• r: Bán kính lỗ
 Thay vào biểu thức x ta có • r1: Bán kính phần vát
• x: Lượng xoay của chi tiết gia công
• e: Bề rộng phần trụ còn lại 2e
• : Dung sai khoảng cách L giữa
125
hai lỗ chi tiết
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn bên trái cố định, bên phải là chốt trám
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Xác định bề rộng phần vát 2e

 Thay 2r = d và cho 2 = 0 và đặt ’ = 2 ta được:

 Sai số góc quay lớn nhất khi chốt trụ nằm ở dưới và chốt trám
nằm ở trên

• ’: Dung sai hoảng cách L’ của


đồ gá
• 1: Khe hở hướng kính giữa
chốt trụ và lỗ chuẩn
• : Khe hở hướng kính giữa
chốt trám và lỗ chuẩn
126
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn kết hợp chốt trám
Xác định góc xoay max của chi tiết gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Từ tỷ lệ của hai tam giác đồng dạng

𝟏 𝟏

 Ta có các giá trị  của chốt trụ và 1 của chốt trám như sau

• 𝛿 Đường kính lỗ định vị trên chốt trám


có dung sai
• 𝛿 Đường kính chốt trám có dung sai
• 𝛿 Dung sai độ mòn của chốt trám 127
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Chốt định vị
 Chốt trụ ngắn kết hợp chốt trám
Xác định góc xoay max của chi tiết gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khoảng cách từ tâm O tới chốt trụ

 Để giảm góc xoay  thì cần chọn kích thước L lớn nhất (hai lỗ
xa nhau nhất)

128
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Trục gá
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được sử dụng để định vị vào mặt lỗ khi khi chuẩn lỗ đã được


gia công tinh.
 Trục gá là các chi tiết định vị để gá đặt chi tiết gia công trên các
máy tiện, máy mài, máy phay v.v
 Tùy theo yêu cầu sử dụng có các loại:
 Trục gá trụ (Straight mandrel)
 Trục gá côn (Taper mandrel)
 Trục gá đàn hồi (Expanding mandrel)

129
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Trục gá
 Trục gá trụ (straight mandrel)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đặc điểm
 Chiều dài bề mặt làm việc L của trục gá so với đường kính D của
trục gá phải đảm bảo tỷ lệ L/D ≥ 1.5 để đảm bảo hạn chế 4 bậc tự
do.
 Yêu cầu công nghệ
 Hai lỗ tâm của trục gá được vát mép hoặc tiện sâu một đoạn để
bảo vệ tránh những hư hỏng có thể xảy ra.
 Để truyền momen quay cho trục gá, đuôi trục gá được cấu tạo
hình vuông gờ nhỏ hoặc chốt ngang.
 Trục gá có đường kính > 80mm được chế tạo có lỗ rỗng để giảm
trọng lượng.

130
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Trục gá
 Trục gá trụ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kiểu lắp
 Lắp ghép giữa mặt chuẩn và mặt làm việc của trục gá phải có khe
hở đủ nhỏ để đảm bảo độ đồng tâm giữa mặt gia công và mặt
chuẩn
 Thường dùng kiểu lắp H7/h6 nếu có kết cấu bulong kẹp
 Kiểu lắp H7/p6 nếu không có cơ cấu kẹp
 Vật liệu
 Thép 20X thấm than đạt chiều cao 1.2-1.5mm, tôi đạt độ cứng
55 ÷ 60 HRC.
 Bề mặt làm việc cần được mài đạt độ bóng cấp 8
.

131
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Trục gá
 Trục gá côn (taper mandrel)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đặc điểm
 Độ chính xác định tâm cao hơn trục gá trụ có thể lên tới 0.005-
0.01mm
 Người ta sử dụng trục gá côn với độ côn 1/1500 cho nên khi lắp
chi tiết chỉ cần gõ nhẹ.
 Nhờ tác động chêm của trục gá côn cho nên phôi được cố định
trên trục gá trong quá trình gia công. Trục gá côn có tác dụng khử
khe hở và có khả năng truyền momen
 Nhược điểm là không xác định vị trí chính xác của chi tiết theo
chiều dài.

132
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Trục gá
 Trục gá đàn hồi (explanding mandrel)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đặc điểm
 Khi gia công những bạc mỏng trên máy tiện, máy mài tròn ngoài
để tránh biến dạng do lực kẹp và tránh xây xước bề mặt chuẩn,
người ta sử dụng trục gá đàn hồi.
 Trục gá đàn hồi có ưu điểm hơn 2 loại trên là khử được khe hở và
tạo được lực kẹp đồng đều trên bề mặt chuẩn của phôi,
 Khả năng định tâm cao (0.02-0.01mm)

133
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Trục gá
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong

134
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm (live/dead center)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khi gia công các chi tiết trục hoặc những phôi có bề mặt chuẩn
là hai lỗ tâm hoặc vát côn thì đồ định vị là các mũi tâm.
 Vật liệu
 Thép Y6A, Y8A với nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 55-60.
 Để nâng cao độ chống mòn của các mũi tâm người ta có thể
phun phủ một lớp hợp kim cứng

135
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm
 Yêu cầu công nghệ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Độ không chính xác khi định vị trên hai lỗ tâm xảy ra khi:
 Hai lỗ tâm ở hai đầu không trùng nhau thì các mũi tâm không tiếp
xúc với các lỗ tâm trên toàn bề mặt làm việc mà chỉ tiếp xúc cục bộ.
 Các góc của mũi tâm và lỗ tâm không bằng nhau.
 Khi gia công, dưới tác dụng của lực hướng kính, chi tiết có thể bị xê
dịch theo hai phương ngang và dọc.

136
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm
 Mũi tâm cứng (dead center)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khi gia công những phôi tròn xoay trên máy tiện hoặc máy mài
tròn ngoài, có chuẩn định vị là 2 lỗ tâm thì người ta sử dụng cơ
cấu định vị là 2 mũi tâm cứng và chi tiết được cặp tốc truyền
momen xoắn.
 Mũi tâm thường
 Mũi tâm côn
 Thích hợp gá đặt trục rỗng
 Mũi tâm vát
 Ba phần vát cách nhau 120o
 Mũi tâm khía nhám
 Có khả năng truyền momen xoắn
 Dễ phá hỏng vát mép

137
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm
 Mũi tâm tùy động (spring loaded live center)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đươc sử dụng để loại trừ ảnh hưởng sai số chuẩn đến kích
thước chiều trục L khi sử dụng mũi tâm cứng

138
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm
 Mũi tâm quay (live center)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khi tiện những phôi có số vòng quay n>1000v/ph.


 Để hạn chế ảnh hưởng mòn lỗ tâm tới độ chính xác gia công
do có chuyển động tương đối giữa bề mặt làm việc của mũi
tâm khi sử dụng mũi tâm cứng

139
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong
 Mũi tâm
 Cặp tốc (straight/bent lathe dog)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Để truyền momen xoắn cho chi tiết gia công

140
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Mũi tâm
3.4 Các chi tiết định vị mặt trụ trong

141
CHƯƠNG 4
KẸP CHẶT VÀ CÁC CƠ CẤU KẸP CHẶT
 Khái niệm về kẹp chặt
 Yêu cầu của cơ cấu kẹp chặt
 Phương pháp tính lực kẹp
 Các cơ cấu kẹp chặt

142
Hướng dẫn học
 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về
 Ý nghĩa và tác dụng của việc kẹp chặt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Yêu cầu về phương, chiều và điểm đặt lực kẹp


 Phương pháp tính lực kẹp cho một số sơ đồ gia công cụ thể
 Các cơ cấu kẹp cơ khí (kẹp chêm, ren vít, ren vít-đòn, bánh
lệch tâm, thanh truyền, kẹp nhanh, trụ trượt thanh răng)
 Kết cấu và phạm vi sử dụng
 Tính toán lực kẹp
 Điều kiện tự hãm
 Các cơ cấu kẹp khí nén, thủy lực, điện từ
 Kết cấu và phạm vi ứng dụng
 Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý trong các trường hợp cụ thể

143
4.1 Tổng quan về kẹp chặt
 Khái niệm về kẹp chặt
 Kẹp chặt là công việc tiếp theo sau định vị, có tác dụng giữ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

cho chi tiết gia công không bị xê dịch do tác dụng của lực cắt
hoặc của trọng lượng chi tiết.
 Kẹp chặt được thực hiện nhờ các cơ cấu kẹp chặt.

144
4.1 Tổng quan về kẹp chặt
 Khái niệm về kẹp chặt
 Có một số cơ cấu vừa có tác dụng định vị, vừa có tác dụng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

kẹp chặt, khi đó chúng đóng vai trò cơ cấu định vị kẹp chặt.

145
4.1 Tổng quan về kẹp chặt
 Khái niệm về kẹp chặt
 Trong thực tế đôi khi không cần cơ cấu kẹp chặt,
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 nếu chi tiết có trọng lượng lớn và khi gia công lực cắt có giá trị
nhỏ.
 nếu lực cắt khi gia công có xu hướng ấn chi tiết xuống cơ cấu
định vị

146
4.2 Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt
 Một số yêu cầu chính
 Không được phá hỏng vị trí đã định vị chi tiết
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lực kẹp phải vừa đủ bảo đảm trong quá trình gia công vị trí
chi tiết không thay đổi,
 Lực kẹp không được lớn quá khiến cơ cấu to, thô làm vật
gia công biến dạng.
 Khi kẹp chặt biến dạng của chi tiết gia công và hệ thống
công nghệ phải ít nhất và phải nằm trong phạm vi cho phép
 Động tác phải an toàn, dễ thao tác, có năng suất
 Thường lực tác dụng tay người, không nên chọn quá 12-15kg

147
4.2 Yêu cầu đối với cơ cấu kẹp chặt
 Một số yêu cầu chính
 Trong quá trình gia công cơ cấu kẹp không được tự động
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

tháo lỏng.
 Khi tính toán các cơ cấu sinh lực ngoài việc phải đảm bảo sinh
ra trị số lực kẹp cần thiết còn phải tính toán điều kiện tự hãm
 Cơ cấu kẹp phải có kết cấu sao cho không bị vướng, dễ gá,
tháo chi tiết gia công
 Cơ cấu kẹp chặt nên nhỏ gọn, đơn giản thành một khối,
không bị vương vãi, bảo quản và sửa chữa được dễ dàng.

148
4.3 Phương chiều lực kẹp
 Phương lực kẹp
 Nên vuông góc với mặt định vị chính  ta có diện tích tiếp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

xúc lớn nhất, giảm được áp suất do lực kẹp gây ra và do đó


ít biến dạng nhất
 Chiều lực kẹp
 Chiều của lực kẹp phải hướng từ ngoài vào mặt định vị.
 Chiều của lực kẹp không nên ngược chiều với lực cắt và
chiều của trọng lượng chi tiết  làm cho lực kẹp lớn và do
đó cơ cấu kẹp chặt sẽ rất cồng kềnh to và thao tác tốn sức
nhất là khi gia công thô và trường hợp vật gia công lớn.
 Lực kẹp nên cùng chiều với lực cắt và trọng lượng bản thân
vật gia công là tốt nhất, nhưng đôi khi vì kết cấu không cho
phép thì có thể chọn chúng thẳng góc với nhau
149
4.3 Phương chiều lực kẹp
 Quan hệ giữa các lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Quan hệ giữa phương và chiều của lực kẹp với phương chiều
của lực cắt và trọng lượng chi tiết
P-Lực cắt ; G-Trọng lượng chi tiết ; W-Lực kẹp
150
4.3 Phương chiều lực kẹp
 Ví dụ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Quan hệ giữa phương và chiều của lực kẹp với phương chiều
của lực cắt và trọng lượng chi tiết
P-Lực cắt ; G-Trọng lượng chi tiết ; W-Lực kẹp
151
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ
4.3 Phương chiều lực kẹp

152
4.4 Điểm đặt lực kẹp
 Yêu cầu điểm đặt lực
 Khi kẹp vật gia công ít bị biến dạng nhất  điểm đặt phải
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

tác dụng vào chỗ có độ cứng vững lớn.


 Khi kẹp không gây ra momen quay đối với vật gia công. 
điểm đặt phải tác dụng ở phía trong diện tích mặt định vị
hoặc ở trong diện tích mấy điểm đỡ.
 Điểm đặt của lực kẹp nên để gần mặt gia công để đảm bảo
độ cứng vững cao khi gia công

153
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

a)
Ví dụ

c)

e)
b)
4.4 Điểm đặt lực kẹp

d)

154
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ cụ thể
4.4 Điểm đặt lực kẹp

155
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ cụ thể
4.4 Điểm đặt lực kẹp

156
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ cụ thể
4.4 Điểm đặt lực kẹp

157
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ cụ thể
4.4 Điểm đặt lực kẹp

158
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Ví dụ cụ thể
4.4 Điểm đặt lực kẹp

159
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Lực kẹp là cơ sở để thiết kế cơ cấu kẹp chặt
 Chi tiết gia công chịu tác dụng của các lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lực kẹp
 Lực cắt
 Trọng lượng
 Lực ma sát ở các bề mặt tiếp xúc
 Phản lực ở mặt tỳ
160
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Các bước để xác định lực kẹp
 Lập sơ đồ gá đặt chi tiết gia công
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lập sơ đồ đặt lực:


 Lực cắt, momen cắt
 Lực kẹp, trọng lượng chi tiết
 Lực ma sát và phản lực của mặt tỳ
 Lực li tâm (nếu có)
 Các kích thước liên quan
 Viết phương trình cân bằng lực, cân bằng momen của chi
tiết dưới tác dụng của các lực
 Nếu chi tiết bị tịnh tiến hoặc quay thì lực kẹp phải chống lại sự
tịnh tiến và quay đó
 Đưa hệ số an toàn K vào phương trình cân bằng nhằm đảm
bảo an toàn cho cơ cấu kẹp chặt trong TH lực cắt thay đổi
161
 Tính toán lực kẹp, xác định kích thước cơ cấu kẹp.
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Các bước để xác định lực kẹp
 Lực kẹp lớn nhất:
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Hệ số an toàn K trong từng điều kiện gia công cụ thể:

 𝒐- Hệ số an toàn trong tất cả các trường hợp gia công ( 𝒐

 𝟏- Hệ số làm tăng lực cắt khi lượng dư gia công và độ nhám


bề mặt không đồng đều
 Gia công thô 𝟏 ;
 Gia công tinh 𝟏

 𝟐- Hệ số làm tăng lực cắt khi dao bị mòn 𝟐

 𝟑- Hệ số làm tăng lực cắt khi gia công gián đoạn 𝟑

162
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Các bước để xác định lực kẹp
 Hệ số an toàn K trong từng điều kiện gia công cụ thể:
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 𝟒- Hệ số tính đến tính ổn định của nguồn sinh lực


 Kẹp chặt bằng tay 𝟒 ;
 Kẹp chặt bằng các cơ cấu sinh lực thủy lực hay khí nén 𝟒 .
 𝟓- Hệ số tính đến mức độ không thuận lợi của cơ cấu kẹp
chặt bằng tay
 Kẹp thuận lợi khi góc quay < 90- 𝟓 ;
 Kẹp không thuận lợi khi góc quay > 90 𝟓 .
 𝟔- Hệ số tính đến momen làm lật chi tiết quanh điểm tựa
 Bề mặt tiếp xúc với đồ định vị bé (chốt tỳ) 𝟔 ;
 Bề mặt tiếp xúc với đồ định vị lớn (phiến tỳ) 𝟔 .

163
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi tiện (gá đặt trên mâm cặp 3 chấu)
• Px: Có xu hướng làm xê dịch chi tiết
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

theo phương dọc trục


• Py: Tạo thành mômen lật
• Pz: Tạo thành momen xoắn Mx

 Px, Py, Pz: lực cắt (N)


 D/R: Đường kính/Bán kính chi tiết trước gia công (mm)
 Do/Ro: Đường kính/Bán kính chi tiết sau gia công (mm)
 W: lực kẹp cần thiết trên mỗi chấu (N)
 K: hệ số an toàn
 f: hệ số ma sát giữa bề mặt chấu kẹp và bề mặt chi tiết
 Bề mặt nhẵn f = 0,2
 Bề mặt rãnh hình cung f = 0,3 – 0,4
 Bề mặt có rãnh dọc f = 0,45 – 0,5
 Bề mặt rãnh khía nhám f = 0,8 - 1 164
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi tiện (gá đặt trên mâm cặp 3 chấu)
Phương trình cân bằng lực dọc trục
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Phương trình cân bằng momen xoắn

𝒛 𝒐

165
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi tiện (gá đặt trên trục gá)
 Khi gá đặt chi tiết gia công trên trục gá đàn hồi với Q là lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

ở cán pittong

𝒛 𝟏
 : góc ma sát trong trục gá đàn hồi

 Khi gá đặt chi tiết gia công lên trục gá cứng kẹp chặt mặt
đầu

𝒛
𝟏

166
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp cùng phương, chiều với lực khoan
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chi tiết chịu tác động của 2 thành phần lực


 Lực chiều trục Po
 Tham gia vào quá trình kẹp chặt
 Momen cắt Mc
 Làm xoay chi tiết gia công quanh tâm lỗ khoan
 Để đảm bảo chi tiết không bị xê dịch trong quá trình gia công
thì momen ma sát do lực kẹp chặt W tạo ra phải thắng
được momen cắt .
𝒄

Giả sử ko tính tới Po trong phương trình cân bằng


K- Hệ số an toàn G - Trọng lượng chi tiết
f- Hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị
Mặt tinh phiến tỳ - 𝑓 = 0,1 ÷ 0,15
Măt thô tỳ lên chốt chỏm cầu 𝑓 = 0,2 ÷ 0,3
Mặt thô tỳ lên chốt khía nhám 𝑓 = 0,5 ÷ 0,7
a- Khoảng cách từ tâm lỗ tới điểm đặt lực kẹp
167
Rtd - Khoảng cách tâm lỗ tới trọng tâm của chi tiết gia công
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp cùng phương, chiều với lực khoan (Chi tiết gia
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

công dạng mặt bích tròn xoay sử dụng phiến dẫn tháo rời)
 Chi tiết chịu tác động của 2 thành phần lực cắt
 Lực chiều trục Po
 Tham gia vào quá trình kẹp chặt
 Momen cắt Mc
 Làm xoay chi tiết gia công quanh tâm nó
 Để đảm bảo chi tiết không bị xê dịch trong quá trình gia công thì
momen ma sát do lực kẹp chặt W tạo ra phải thắng được
momen cắt

168
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp cùng phương, chiều với lực khoan (Chi tiết gia
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

công dạng mặt bích tròn xoay sử dụng phiến dẫn tháo rời)
 Phương trình cân bằng momen

𝒄 𝒄
𝒐
𝟏 𝒐
𝟏

 R - Khoảng cách từ tâm lỗ khoan tới tâm chi tiết gia công
 R1 - Khoảng cách từ tâm chi tiết tới tâm diện tích mặt tỳ
 D và D1 lần lượt là đường kính mặt trong và mặt ngoài của phiến dẫn lên trên chi tiết
 d là đường kính lỗ khoan

R1 169
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp vuông góc với lực khoan
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chi tiết chịu tác động của 2 thành phần lực cắt
 Lực chiều trục Po
 Chi tiết bị trượt dọc trục
(Nếu không có điểm tỳ, khoan lỗ thông)
 Momen cắt Mc
 Làm xoay chi tiết gia công quanh tâm
 Để đảm bảo chi tiết không xê dịch trong quá trình gia công
 Momen ma sát do lực kẹp chặt W tạo ra phải thắng được
momen cắt phương trình cân bằng momen tại tâm chi tiết
(Nếu bỏ qua ma sát ở mặt đầu của chốt tỳ)
𝒄

 Lực ma sát do lực kẹp W tạo ra phải chống sự dịch chuyển


dọc trục của chi tiết gia công do lực gây ra

170
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp vuông góc với lực khoan (Độ lệch tâm e = 0)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Để đảm bảo chi tiết không xê dịch trong quá trình gia công

𝟏 𝟐

𝟏 𝟐
171
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Lực kẹp vuông góc với lực khoan (Khoan lệch tâm)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Bài tập
𝒎𝒔 𝒄

𝒎𝒔 𝒐

172
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi khoan
 Bài tập
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Lực cắt Po gây lật quanh 0

 Momen cắt Mc xoay quanh tâm

173
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi phay
 Lực kẹp vuông góc mặt đáy (Dao phay mặt đầu)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chi tiết gia công chịu tác dụng của 3 lực cắt , ,
 Lực vòng (Lực tiếp tuyến) 𝒛 (Tính theo công thức trong mối
quan hệ với các thông số chế độ cắt và thông số hình học của
dao)
 Lực dọc trục 𝒙 𝒛
 Lực hướng kính 𝒚 𝒛

 Từ hai thành phần lực và phân tích thành


 Lực ngang (Lực chạy dao) 𝒛
 Lực thẳng đứng 𝒗 𝒛

 Phân tích ảnh hưởng


 Lực dọc trục 𝒙 cùng chiều lực kẹp, có tác dụng
kẹp chặt chi tiết
 Xét ảnh hưởng của lực theo hướng chạy dao
 Làm tương tự với lực
174
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi phay
 Lực kẹp vuông góc mặt đáy (Dao phay mặt đầu)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Để chi tiết không bị xê dịch trong quá trình gia công


 Cơ cấu kẹp chặt phải tạo ra lực ma sát Fms lớn hơn lực chạy dao
Ps

 K- Hệ số an toàn
 f - Hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị
 Với mặt tinh (phiến tỳ)
 Với mặt thô tỳ lên chốt chỏm cầu
 Với mặt thô tỳ lên chốt khía nhám

175
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi phay
 Lực kẹp vuông góc mặt hông (Dao phay mặt đầu)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tương tự như trên


𝒔

𝒔
𝟏 𝟐

 K- Hệ số an toàn
 f1 - Hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và đồ định vị\
 f2 - Hệ số ma sát giữa bề mặt chi tiết và mỏ kẹp

176
4.5 Phương pháp tính lực kẹp
 Tính lực kẹp khi phay
 Phay bằng dao phay trụ (có 2 mỏ kẹp tương ứng ở 2 vị trí
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

chốt tỳ)

 Lực tổng hợp R tạo ra momen làm lật chi tiết quanh điểm tỳ 0
 Phương trình cân bằng momen

𝟏 𝟐
177
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Đặc điểm
 Cơ cấu kẹp chặt của đồ gá được sử dụng để kẹp chặt và
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

tháo kẹp chi tiết gia công


 Cơ cấu kẹp chặt phải đảm bảo cho chi tiết có vị trí cố định
trên đồ gá và không bị xê dịch trong quá trình gia công.
 Phân loại
 Theo mức độ tổ hợp
 Theo số lượng thanh truyền
 Theo nguồn sinh lực kẹp chặt

178
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Phân loại
 Tùy thuộc vào mức độ tổ hợp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp chặt được cấu tạo gồm một cơ cấu kẹp
 Kẹp chặt bằng chêm
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm (cam)
 Kẹp chặt bằng tay đòn
 Kẹp chặt bằng thanh truyền
 Cơ cấu kẹp chặt tổ hợp được cấu tạo từ nhiều cơ cấu kẹp chặt
đơn giản
 Cơ cấu kẹp ren vít – bánh lệch tâm – tay đòn

179
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Phân loại
 Tùy thuộc vào mức độ tổ hợp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

180
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Phân loại
 Tùy thuộc vào số lượng mỏ kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp chặt một mỏ kẹp


 Chỉ kẹp chặt ở một chỗ
 Cơ cấu kẹp chặt nhiều nhiều mỏ kẹp
 Kẹp chặt ở nhiều chỗ hay nhiều chi tiết cùng lúc

181
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Phân loại
 Tùy thuộc vào nguồn sinh lực kẹp chặt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp chặt bằng tay


 Thực hiện bởi tay người công nhân
 Cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí hóa
 Kẹp chặt thực hiện bằng cơ cấu hơi ép, dầu ép và các loại truyền
động khác
 Cơ cấu kẹp chặt tự động
 Nhờ tác động của lực li tâm hoặc nhờ điều khiển của máy tính
 Thực hiện hoàn toàn tự động

182
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số cơ cấu kẹp chặt
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

183
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số cơ cấu kẹp chặt
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

184
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số cơ cấu kẹp chặt
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

185
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm (Wedge Clamping)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chêm là chi tiết kẹp chặt có hai bề mặt làm việc không song
song với nhau
 Khi đóng chêm vào thì mặt nghiêng của chêm tạo ra lực kẹp
 Trong quá trình làm việc nhờ lực ma sát, hai mặt làm việc của
chêm không tụt ra được  Hiện tượng tự hãm của chêm

186
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm
 Ưu điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kết cấu đơn giản do hành trình thẳng


 Nhược điểm
 Lực kẹp có hạn
 Thường dùng trong sản xuất nhỏ
 Dùng kết hợp với các cơ cấu khác như hơi ép, dầu ép, đòn bảy

 Tính lực kẹp chêm


 Điều kiện tự hãm
 Lực cần thiết để đóng
chêm

187
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm
 Tính lực kẹp của chêm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khi dùng ngoại lực Q đóng chêm vào


 Trên mặt phẳng nghiêng sinh ra lực ma sát Fms với góc ma sát 
 Phản lực pháp tuyến với mặt nghiêng là N (mặt vát)

 Trên mặt phẳng ngang sinh ra lực ma sát Fms1 với góc ma sát 1
 Phản lực pháp tuyến với mặt ngang là W (mặt trượt)

 Cân bằng lực theo phương nằm ngang

188
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm
 Điều kiện tự hãm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Trong quá trình làm việc do rung động nên chêm có khuynh
hướng trượt ra ngoài, vì thế chêm cần có tính tự hãm
 Lực tự hãm chính là lực ma sát
 Điều kiện tự hãm của chêm là

 Theo phương thẳng đứng ta có:

189
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm
 Điều kiện tự hãm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Vì góc nhỏ nên


 tg của các góc gần bằng giá trị các góc theo radian
 Điều kiện tự hãm 𝟏

 Ta thường lấy 𝟏 
 Tùy thuộc vào điều kiện làm việc

190
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng chêm
 Tính lực cần thiết để đóng chêm ra
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cân bằng lực theo phương thẳng đứng

 Cân bằng lực theo phương ngang

𝒓 𝟏

191
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít (Screw Clamping)
 Ưu điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kết cấu đơn giản


 Lực kẹp lớn
 Tính tự hãm tốt
 Nhược điểm
 Phải quay nhiều vòng khi kẹp chặt cũng như khi tháo kẹp chi
tiết gia công
 Năng suất thấp, lực kẹp không ổn định
 Có khả năng xê dịch chi tiết do lực ma sát ở đầu ren vít
 Ứng dụng
 Dùng rộng rãi trong dạng sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc

192
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng ren vít
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

193
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Cấu tạo
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Bulong
 Đường kính tiêu chuẩn M5 – M25
 Chiều dài l = 20 – 140 mm
 Vật liệu Thép 45, Thép 40X nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 30 – 35
 Đai ốc/Tay quay
 Vật liệu Thép 35, Thép 45 nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 35 – 40
 Miếng đệm
 Lắp với bulong bằng chốt hoặc ren vít và có khả năng tự lựa theo
chiều nghiêng của mặt kẹp
 Vật liệu Thép 45 nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 35 – 40
 Bạc lót
 Tăng thời gian sử dụng đồ gá nên lắp bulong với thân đồ gá qua
bạc lót

194
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Lực kẹp do cơ cấu ren vít tạo ra phụ thuộc vào
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Chiều dài tay quay


 Lực đặt trên tay quay
 Hình dạng mặt đầu của ren vít
 Dạng ren

Ren vít đầu tròn Ren vít đầu phẳng Ren vít với miếng đệm
195
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Tính lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tính tương tự như chêm nhưng ngoài lực Q còn có momen


ngoài
 Phương trình cân bằng momen

 Q: Lực vặn tay do công nhân tác dụng


 l: Chiều dài cánh tay đòn
 rtb: Bán kính trung bình của ren
 R’: Bán kính tính toán của miếng đệm

196
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Tính lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đầu kẹp chỏm cầu Đầu kẹp chỏm cầu Đầu kẹp trụ Đầu kẹp hình vành khăn
tiếp xúc điểm

góc nâng ren từ 2o30’ – 3o30’


Điều kiện tự hãm của ren  6o30’ 197
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Tính sức bền của bulong kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tính toán lực kẹp của bulong chỉ là xác định khả năng sinh ra
lực kẹp của bulong
 Tính chất chịu lực của bulong trong quá trình làm việc cần phải
kiểm nghiệm lại thông qua tính toán sức bền
 Hình dáng
 Điều kiện làm việc cụ thể
 Vật liệu chế tạo bulong
 Hư hỏng thường gặp của bulong kẹp
 Chịu kéo, nén, uốn, xoắn
 Bulong bị cong, đứt thân bulong, đứt các đường ren

198
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít
 Tính đường kính của bulong kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Tính theo ứng suất tương đương


 Trong quá trình làm việc, bulong bị nén-xoắn hoặc kéo-xoắn. Dựa
vào sức bền vật liệu, tính ứng suất tương đương của bulong

 - Ứng suất tương đương (Tính đến ma sát)

 - Ứng suất kéo hoặc nén khi bulong làm việc

 W - Lực kéo hoặc nén tác dụng lên bulong


 d - Đường kình chân ren của bulong
 - Ứng suất cho phép

199
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng ren vít
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

200
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Không kẹp trực tiếp lên chi tiết gia công mà thông qua đòn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

kẹp để tạo lực kẹp


 Ứng dụng
 Kết cấu đồ gá không cho phép dùng ren vít kẹp trực tiếp mà
phải kẹp từ xa
 Khi cần phóng đại lực kẹp
 Được sử dụng phổ biến trong thực tế sản xuất

201
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng ren vít đòn
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

202
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng ren vít đòn
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

203
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng ren vít đòn
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

204
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu đòn kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

205
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Tính toán lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu I


 Tỷ số truyền lực bé nhất
 Phương trình cân bằng momen
với điểm tỳ cố định (O)

 )

𝟏 
𝟏 𝟐

 Khi và  = 1 thì W = 0.5Q

Q - Lực do bulong tạo ra (kG) Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu I
1 - Đòn kẹp di động
 - Hệ số có ích (có tính đến mất ma sát giữa đòng
2 - Chốt tỳ điều chỉnh
kẹp và chốt tỳ điều chỉnh  = 0,95
3 - Chi tiết gia công
𝑙 - Khoảng cách giữa chốt tỳ và điểm đặt lực kẹp 4 - Đai ốc
tới tâm bulong hay điểm đặt lực Q (mm
206
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Tính toán lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu II


 Tỷ số truyền lực trung bình
 Phương trình cân bằng momen
với điểm tỳ cố định (O)

𝟏 
𝟐

 Khi và  = 1 thì W = Q
Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu II
1 - Thân đồ gá
Q - Lực do bulong tạo ra (kG) 2 - Phiến tỳ
 - Hệ số có ích (có tính đến mất ma sát giữa đòng 3 - Chi tiết gia công
4 - Đầu bulong
kẹp và chốt tỳ điều chỉnh  = 0,95
5 - Đầu bulong kẹp
𝑙 - Khoảng cách giữa chốt tỳ và điểm đặt lực kẹp
6 - Đòn kẹp
tới tâm bulong hay điểm đặt lực Q (mm 7 - Lò xo
207
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Tính toán lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu III


 Tỷ số truyền lực lớn nhất
 Phương trình cân bằng momen
với điểm tỳ cố định (O)

)

𝟏 𝟐) 
𝟏

 Khi và  = 1 thì W = 2Q
Cơ cấu kẹp ren vít đòn kiểu III
1 - Chi tiết gia công
Q - Lực do bulong tạo ra (kG) 2 - Chốt quay
 - Hệ số có ích (có tính đến mất ma sát giữa đòng 3 - Đòn kẹp
4 - Miếng đệm
kẹp và chốt tỳ điều chỉnh  = 0,95
5 - Đầu bulong kẹp hình sao
𝑙 - Khoảng cách giữa chốt tỳ và điểm đặt lực kẹp
6 - Bulong lật
tới tâm bulong hay điểm đặt lực Q (mm 7 - Chốt quay
208
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu kết cấu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

209
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu kết cấu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

210
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu kết cấu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

211
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu kết cấu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

212
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng ren vít đòn
 Các kiểu kết cấu khác
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

213
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Bánh lệch tâm là loại chi tiết dạng đĩa hoặc trục có tâm quay
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trùng với tâm hình học của bề mặt làm việc


 Vật liệu bánh lệch tâm Y7A, 20X có thấm cacbon dày 0,8-
1,2mm nhiệt luyện đạt độ cứng HRC55-60
 Bán kính cong tăng dần để kẹp chặt chi tiết
 Ưu điểm
 Kẹp nhanh do hành trình ngắn
 Kết cấu đơn giản, không cần thiết bị phụ trợ
 Nhược điểm
 Lực kẹp yếu (Khoảng 1/5 kẹp ren vít)
 Tính vạn năng kém hơn so với kẹp ren vít
 Tính tự hãm kém hơn so với kẹp ren vít
 Ứng dụng
 Dùng khi có rung động ít, không cần lực kẹp lớn 214
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Bánh lệch tâm tròn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Mặt làm việc là mặt tròn với tâm quay lệch với tâm hình học
của nó một đoạn e

Cơ cấu kẹp bằng bánh lệch tâm


1 - Đai ốc
2 - Phiến tỳ
3 - Chi tiết gia công
4 - Mỏ kẹp
5 - Bulong
6 - Bánh lệch tâm
215
7 - Chi tiết đệm của bánh lệch tâm
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Tính lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đường chia kn chia bánh lệch tâm thành hai nửa đối xứng (hai
cái chêm uốn cong)
 Về lý thuyết kn là phần làm việc của bánh lệch tâm (180o)
 Thực tế chỉ dùng đoạn mn (60 - 90o)

216
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Tính lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu kẹp bằng chêm xem như cơ cấu kẹp tổ hợp bao gồm
tay đòn và chêm có ma sát ở hai bề mặt làm việc (chốt quay và
điểm kẹp A)
 Khi có lực ngoài Q tác dụng vào để quay bánh lệch tâm quanh
tâm quay O một góc β ta coi như đóng chêm vào.
 Momem truyền đến điểm tiếp xúc A (chịu lực Q2)

 Vì  rất nhỏ nên có thể coi nằm ngang

217
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Tính lực kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Các góc , rất nhỏ nên


 Khi ta có

 Khi hệ số ma sát f = 0,1; = 4o, = D/2, l1 = 2D thì W = 12Q

W - Lực kẹp (kG)


Q - Lực tay quay (kG)
𝜌 - Khoảng cách từ tâm quay tới điểm tiếp xúc (mm)
𝛼 - Góc nâng ở điểm tiếp xúc
𝜑, 𝜑 - Góc ma sát ở điểm tiếp xúc A và chốt quay
l - Chiều dài cánh tay đòn 218
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
 Điều kiện tự hãm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Nếu thì mọi điểm tiếp xúc đều tự hãm được


 Muốn tự hãm ta cần có

 Nếu = 0.15, bỏ qua ma sát ở trục quay

 Hành trình kẹp

219
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kẹp chặt bằng bánh lệch tâm
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí

220
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp chặt bằng thanh truyền
 Là một cơ cấu phóng đại lực kẹp trong cơ khí hóa nhằm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

giảm sức lao động của công nhân

a, b: Một thanh,
kẹp một phía
c, d: Hai thanh,
kẹp một phía
e, f: Hai thanh,
kẹp hai phía
g, h: Nhiều
thanh, kẹp một
phía
i: Nhiều thanh,
kẹp một phía đối
xứng

221
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp chặt bằng thanh truyền
 Là một cơ cấu phóng đại lực kẹp trong cơ khí hóa nhằm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

giảm sức lao động của công nhân (Toggle clamp)

222
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp chặt bằng thanh truyền
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

W: Lực kẹp (kG)


Q: Lực ở cán pittong (kG)
: Góc nghiêng của thanh truyền = 5-40o
: Góc phụ của có tính đến mất mát ma sát trượt trong khớp quay của thanh truyền
: Hệ số ma sát trượt của con lăn = 0,1 223
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp chặt bằng trụ trượt, thanh răng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Khi quay tay quay 6 ngược chiều kim đồng hồ, thanh răng 3 được hạ xuống
và thông qua chi tiết trung gian 2 để kẹp chặt chi tiết gia công 1
Để đảm bảo được lực kẹp cần có cơ cấu tự hãm (có tác dụng giữ bánh răng
không quay ngược lại khi gia công)

224
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp chặt bằng trụ trượt, thanh răng
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Cơ cấu tự hãm bằng côn gồm trục 1, chi tiết hình côn 2, đầu côn 3 và tay
quay 4. Trục 1 có bánh răng nghiêng ở phần tiếp xúc với thanh răng 5. Thanh
răng 5 được lắp với cơ cấu kẹp chặt chi tiết.
Khi góc nghiêng của răng là 45o lực dọc trên trục 1 (không tính ma sát) sẽ bằng
lục kẹp W
Lực vòng Pk trên bề mặt côn

Momen ma sát Mms trên mặt côn

225
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp nhanh bằng tay
 Nguyên lý hoạt động
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Quay tay quay 2, nhờ ren ốc mà đòn 1 tiến lên kẹp chặt chi tiết, đầu vít 4
cắm vào rãnh của đòn 1 để chống xoay.
Khi tháo lỏng chỉ cần quay hạ khối đệm 3 (bề rộng H) xuống là có thể nhanh
chóng rút đòn 1 về phía sau mà không cần mất nhiều thời gian để vặn ren ốc.
Lúc kẹp chặt cũng vậy, quay đòn 1 tiến sát vào chi tiết rồi nâng tấm đệm 3
lên sau đó chỉ cần quay tay quay 2 nửa vòng là đã kẹp chặt được
226
4.6 Các cơ cấu kẹp chặt bằng cơ khí
 Cơ cấu kẹp nhanh bằng tay
 Nguyên lý hoạt động
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Bulong 2 vặn vào lỗ ren ốc của mũ ốc 1. Đầu bulong mang miếng kẹp tự lựa.
Trên mũ ốc 1 có rãnh dọc 3 và rãnh ngang 4. Đầu vít 5 trượt được trong hai
rãnh đó.
Khi muốn tháo lỏng chỉ cần quay tay quay ngược mũ ốc 1 cho đầu vít 5 trượt
hết rãnh 4 và bắt đầu vào rãnh 4 là ta có thể rút dọc mũ ốc 1 ra theo rãnh 3.
Rãnh 3 không phải là rãnh xoắn ốc, nên khi kẹp hoặc tháo đều phải quay
bulong 2 bằng một cơ lê (như vậy có tay quay, một cơ lê để quay 2 và một tay
quay cho mũ ốc 1)
227
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng khí nén


 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khí nén là không khí được máy nén khí nén đến áp suất 6-
7atm và khi qua các ống dẫn khí đến đồ gá thường chỉ còn 3-
4atm
 Khí nén cần khử hơi nước, axit vì chúng dễ làm rỉ đồ gá
 Thường phải cho khí nén đi qua máy làm lạnh để giảm nhiệt độ
hơi ép xuống bằng nhiệt độ trong phòng, sau đó sấy khô khí.

228
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng khí nén


 Ưu điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Giảm nhẹ sức lao động khi kẹp chặt chi tiết, thao tác nhẹ
nhàng thuận tiện
 Rút ngắn thời gian kẹp chặt (Tốc độ khí nén 180m/s)
 Tạo được lực kẹp đều, có thể điều chỉnh được
 Dễ tự động hóa và có thể điều khiển từ xa
 Nhược điểm
 Do khí nén có tính đàn hồi nên độ cứng vững kẹp chặt không
cao, nó ít dùng để kẹp các chi tiết nặng
 Phải có một hệ thống khí nén với nhiều trang thiết bị phụ như
van, bình lọc, bộ điều hòa tốc độ, điều hòa áp lực, lưu lượng 
Cồng kềnh, tốn kém chi phí

229
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng khí nén


 Nguyên lý hoạt động
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sơ đồ hệ thống trang thiết bị khí nén


cung cấp cho đồ gá

Khí nén được dẫn từ máy nén khí, đi qua thiết bị khử hơi nước  bình lọc F để
khử tạp chất  bình phun trộn dầu 1 để trộn dầu vào khí nén dùng cho việc bôi
trơn các cơ cấu sử dụng khí nén ở phía sau  bộ điều chỉnh áp lực 2 nhằm
đảm bảo áp lực khí nén cần thiết  van một chiều 3 để khí nén không có khả
năng đi ngược lại nhằm đảm bảo an toàn khi đột ngột khí nén bị tụt áp  van
phân phối 4  van điều chỉnh tốc độ dòng khí nén 5  đồng hồ đo áp lực 6
để kiểm tra lại áp lực dòng khí  xilanh 7 của cơ cấu chấp hành để sinh ra lực
tác dụng vào cơ cấu kẹp sau 230
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng khí nén

Sơ đồ các cơ cấu sinh


TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

lực bằng khí nén dạng


xilanh-pittong

Xi lanh - pittong 1 chiều Xi lanh - pittong 2 chiều Xi lanh - pittong 2 chiều


(1 buồng) (1 buồng) (2 buồng)
Dòng khí nén có áp suất p Dòng khí nén có thể dẫn Dòng khí nén đi vào bên
đi vào buồng xilanh bên vào buồng bên trái hoặc trái của hai pittong cùng
trái, cán pittong bị đẩy về bên phải của xilanh sinh lúc làm hai pitton di
phía bên phải với lực W lực cho cơ cấu kẹp bằng chuyển về bên phải 
lực đẩy hoặc lực kéo W phóng đại lực W

 đẩ  đẩ 

é  é 
D: Đường kính xilanh; d: Đường kính cán pittong; p: Áp suất dòng khí nén (thường
231
4atm); q: Lực căng của lò xo (kG); : Hiệu suất  = 0,85
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng dầu thủy lực


 Ưu điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dầu thủy lực có áp suất cao hơn khí nén nhiều (60-70 atm) lại
ít bị nén nên dùng để kẹp chặt các chi tiết gia công to và nặng,
có lực cắt lớn rất thích hợp
 Nhược điểm
 Luôn luôn có áp suất cho nên cần có thiết bị kèm theo máy 
tốn kém và ít dùng hơn khí nén
 Nếu máy công cụ có hệ thống bơm thủy lực trung tâm có thể
lấy ra một nhánh cho đồ gá

232
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng dầu thủy lực


 Nguyên lý hoạt động
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Sơ đồ cơ cấu kẹp chặt bằng dầu


thủy lực với xilanh tác động hai chiều

Bơm bánh răng 2 có nhiệm vụ cung cấp dầu cho xilanh 1. Xi lanh 3 điều khiển
bằng tay có tác dụng cho dầu vào buồng trái hoặc buồng phải của xilanh công tác
(bên phải là kẹp chặt, bên trái là tháo lỏng chi tiết)
Sau khi kẹp chi tiết xong, dầu thừa được đi qua van an toàn 4 (có tác dụng điều
chỉnh áp lực cần thiết).

đẩ  é  233
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng dầu thủy lực


TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

234
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng phối hợp khí nén - thủy lực


 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dùng với mục đích phóng đại lực kẹp hoặc làm ổn định tốc độ
truyền động
 Ưu điểm
 Dùng khí nén rẻ tiền mà vẫn tạo ra được lực kẹp lớn do thủy lực
mang lại

235
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng phối hợp khí nén - thủy lực


 Nguyên lý hoạt động Sơ đồ cơ cấu kẹp phối
hợp khí nén thủy lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Khí nén có áp suất p đi vào buồng trái của xilanh 2, tác động lên pittong 4 làm
cho nó dịch sang phải. Pittong 4 có đường kính D1 và lực tác dụng lên pittong là
Q1. Áp lực này được cán pittong 5 truyền đến buồng dầu làm cho xilanh 6 cùng
cán pittong 7 chuyển động về bên phải để kẹp chặt chi tiết gia công. Cán pittong
5 có đường kính nhỏ nên áp lực ở buồng dầu tăng lên, áp lực này tác động lên
pittong dầu 6 có đường kính D2 làm cho lực W được phóng đại lên nhiều lần
Hành trình S2 thường nhỏ so với S1


236
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt phối hợp cơ khí thủy lực


 Nguyên lý hoạt động
Sơ đồ cơ cấu kẹp cơ khí - thủy lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Khi quay tay quay 1, vít 2 đẩy chốt nén đầu 8 về bên trái làm cho thể tích của
dầu thay đổi. Khi đó pittong 7 cùng cán 5 chuyển động lên trên thông qua cơ cấu
trung gian để kẹp chặt chi tiết.
Sau khi gia công xong, quay tay quay 1 ngược lại, vít 2 dịch chuyển về bên phải,
lò xo 6 đẩy pittong cùng cán xuống phía dưới và chi tiết được tháo lỏng
D: Đường kính xilanh (cm); d: Đường kính chốt nén
dầu (cm); Q: Lực tay công nhân ở cánh tay đòn (kG); q:
Phản lực của lò xo (kG); : Hiệu suất (tính đến hiện
 tượng rò dầu  = 0,9; r: Bán kính TB ren; 𝛼: Góc nâng
237
ren; 𝜑: Góc ma sát của mối ghép ren
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng từ, điện từ


 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được sử dụng phổ biến để kẹp các chi tiết mỏng dễ gây biến
dạng bởi các phương pháp kẹp khác
 Được dùng để kẹp chặt các chi tiết có tính dẫn từ cao
 Thép không nhiệt luyện: Tính dẫn từ cao
 Gang, thép nhiệt luyện, thép hợp kim: Tính dẫn từ kém

238
4.7 Các cơ cấu kẹp chặt bằng khí nén, thủy lực, điện từ

 Kẹp chặt bằng từ, điện từ


TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

239
CHƯƠNG 5
CÁC CƠ CẤU KHÁC CỦA ĐỒ GÁ
 Cơ cấu so dao
 Cơ cấu dẫn hướng
 Cơ cấu định vị của đồ gá
 Cơ cấu phân độ
 Thân đồ gá

240
Hướng dẫn học
 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về
 Cơ cấu so dao
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Cơ cấu dẫn hướng


 Bạc dẫn hướng
 Phiến dẫn
 Cơ cấu định vị đồ gá
 Then dẫn hướng
 Cơ cấu phân độ
 Với mỗi cơ cấu cần nắm
 Kết cấu và nguyên lý hoạt động
 Tác dụng
 Kiểu lắp và vật liệu
 Yêu cầu công nghệ
 Thân đồ gá
241
5.1 Cơ cấu so dao
 Đặc điểm
 Dùng để điều chỉnh cho dao cắt có vị trí đúng tương đối với
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

bàn máy và đồ gá (chi tiết gia công)


 Hay dùng trên máy phay, bào, tiện, chuốt mặt ngoài
 Với sản xuất hàng loạt và hàng khối
 Khi dao mòn phải mài lại, kích thước làm việc của dao bị thay
đổi  Điều chỉnh lại vị trí của dao so với đồ gá nhờ cữ so dao
 Với sản xuất hàng loạt nhỏ
 Nhằm điều chỉnh nhanh khi lắp đồ gá lên máy để gia công chi
tiết
 Bao gồm
 Miếng gá dao (Cữ so dao)
 Miếng căn

242
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.1 Cơ cấu so dao

243
5.1 Cơ cấu so dao
 Vật liệu
 Cữ do dao và căn thường dùng thép dụng cụ, thép hợp kim
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

cứng ví dụ Thép Y8A tôi đạt độ cứng 55-60 HRC


 Kiểu lắp
 Cữ so dao được lắp lên thân đồ gá bằng vít hoặc cả chốt và
vít tùy từng trường hợp
 Trường hợp dùng chốt định vị lắp lên thân đồ gá thì kiểu lắp
giữa chốt và lỗ H7/k6 hoặc H7/n6
 Yêu cầu khi sử dụng
 Sau khi so dao xong, cất bỏ miếng căn để gia công dao
không tiếp xúc với miếng cữ so dao, tránh bị mòn cữ so dao
đảm bảo vị trí cho các lần so sau.
 Cần có yêu cầu vị trí tương quan của mặt cữ so dao so với
đáy đồ gá 244
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.1 Cơ cấu so dao

245
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.1 Cơ cấu so dao

246
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Đặc điểm
 Xác định vị trí lỗ gia công không cần lấy dấu
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Là cơ cấu để giữ cho hướng của dao không thay đổi hoặc
trong quá trình cắt, dao không bị lệch đi vì lực cắt vì rung
động hay vì độ cứng vững của dụng cụ quá yếu
 Thường dùng trên đồ gá khoan, khoét, doa hay tiện trong
 Kích thước trong của bạc bằng kích thước của dao
 Gồm hai phần chính
 Bạc dẫn hướng
 Phiến dẫn hướng

247
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Có tác dụng trực tiếp lên dụng cụ cắt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được lắp lên phiến dẫn, phiến dẫn lắp lên đồ gá


 Khi dùng bạc dẫn hướng, độ chính xác lỗ cao hơn 50% so với
khi không dùng bạc
 Mỗi bạc dẫn hướng có thể dùng từ 10000 lần là mòn và phải
thay
 Phân loại
 Bạc dẫn cố định
 Bạc dẫn thay đổi chậm
 Bạc dẫn thay nhanh

248
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Bạc dẫn cố định
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được dùng trong trường hợp lỗ chỉ qua một bước nguyên công
hoặc một bước công nghệ
 Thường dùng trong sản xuất loạt nhỏ và đơn chiếc
 Gồm hai loại:
 Bạc trơn - Khó thay thế khi bạc bị mòn
 Bạc có vai - Có gờ tránh trượt xuống trong quá trình gia công

249
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Bạc dẫn thay đổi chậm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dễ dàng thay thế khi bạc bị mòn vì lắp trung gian qua bạc lót
 Vít hãm có tác dụng làm cho bạc không bị xoay.
 Khi cần thay bạc phải tháo hẳn vít hãm ra mới lắp bạc khác
vào được
 Dùng để dẫn hướng một loại dụng cụ cắt trong sản xuất hàng
loạt lớn và hàng khối

250
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Bạc dẫn thay nhanh
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được dùng khi gia công bằng nhiều dụng cụ cắt như
khoan/khoét/doa
 Số lượng bạc thay nhanh bằng số loại dụng cụ cần phải dẫn
hướng
 Khi muốn thay bạc chỉ cần xoay bạc trong sao cho vít thoát
khỏi gờ chặn và rút bạc trong ra mà không cần tháo hẳn vít

251
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Kiểu lắp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Mặt ngoài và mặt trong của bạc lót đều lắp theo hệ thống lỗ
 Mặt ngoài của bạc dẫn hướng trong lắp theo hệ thống lỗ và
mặt trong thì lắp theo hệ thống trục. Khi khoan thì dùng F7,
khoét tinh G7, doa tinh dùng G6
 Bề mặt lắp ghép Ra = 1,25 để nâng cao tuổi bền của bạc
 Vật liệu
 Bạc lót làm bằng thép 45 thấm cacbon tôi đạt độ cứng 50-60
HRC
 Bạc dẫn hướng trong thay đổi được làm bằng thép 20 thấm
cacbon 0,8 - 1,2mm hoặc thép Y10A tôi đạt độ cứng 62-64HRC

252
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Bạc dẫn hướng
 Khoảng cách
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Khoảng cách dẫn hướng b


 Lớn quá mũi khoan bị nóng lên và kẹt trong bạc
 Nhỏ quá không có tác dụng dẫn hướng
 b = (1,5 – 2) d
 Khoảng cách từ mặt đầu bạc tới bề mặt đầu lỗ a
 Lớn quá sẽ không dẫn hướng tốt, mũi khoan dễ bị vẹo
 Ngắn quá phoi khó thoát
 Vật liệu giòn a = (0,3 – 0,5)d
 Vật liệu dẻo a = (0,5 – 1)d 253
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Bạc dẫn hướng
Một số loại bạc đặc biệt
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

254
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Bạc dẫn hướng
Các kết cấu giữ bạc dẫn
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

255
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Bạc dẫn hướng
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

256
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn hướng
 Là bộ phận của cơ cấu dẫn hướng trên đó lắp bạc dẫn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân loại
 Phiến dẫn cố định
 Phiến dẫn tháo rời
 Phiến dẫn bản lề
 Phiến dẫn trụ trượt thanh răng
 Phiến dẫn treo

257
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn hướng
 Phiến dẫn cố định
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được lắp cố định với thân đồ gá


 Nó có thể tháo lắp được hoặc không tháo lắp được
 Trong trường hợp tháo lắp được thì nó được định vị bằng 2
chốt và cố định bởi các bulong/ vít

258
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Phiến dẫn hướng
Phiến dẫn cố định
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

259
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn hướng
 Phiến dẫn bản lề (Leaf Jig)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được định vị chính xác và kẹp chặt trên thân đồ gá


 Nó có thể quay quanh khớp bản lề cho phép gá đặt phôi hay
tháo chi tiết sau khi gia công xong một cách dễ dàng
 Phiến dẫn quay quanh bản lề hay chốt sẽ tạo khe hở ở khớp
quay sẽ làm cho vị trí phiến dẫn mất chính xác
 Dùng khi vị trí của tâm lỗ gia công có yêu cầu chính xác không
cao

260
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn hướng
 Phiến dẫn tháo rời
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được định vị chính xác trên chi tiết và kẹp chặt trên thân đồ gá
 Nó có thể tháo rời khỏi đồ gá nên việc gá đặt phôi và tháo chi
tiết dễ dàng
 Do tháo lắp nhiều lần nên đồ định vị (xác định vị trí của phiến
dẫn) dễ bị mòn và làm cho vị trí lỗ gia công không chính xác
 Dùng khi vị trí của tâm lỗ gia công có yêu cầu chính xác không
cao

261
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Phiến dẫn hướng
Phiến dẫn tháo rời
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

262
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn treo
 Chỉ thực hiện ở nguyên công khoan trên máy khoan khi lợi
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

dụng được lực chạy dao để kẹp chặt chi tiết


 Chỉ được dùng khi bạc dẫn hướng là cố định hoặc thay thế

 Dùng để gia công lỗ không yêu cầu chính xác

263
5.2 Cơ cấu dẫn hướng
 Phiến dẫn trụ trượt thanh răng
 Được sử dụng đồng thời như cơ cấu kẹp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Vị trí của tâm bạc dẫn có thể bị ảnh hưởng

264
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

265
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

266
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.2 Cơ cấu dẫn hướng

267
5.3 Cơ cấu định vị đồ gá
 Then dẫn hướng (T Slot Tenon)
 Đặc điểm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Là chi tiết dùng để định vị thân đồ gá lên bàn máy


 Thường sử dụng với đồ gá phay trong một số trường hợp gia
công và đồ gá doa
 Hai then dẫn hướng được lắp trên một rãnh chữ T và nên đặt
càng xa càng tốt

268
5.3 Cơ cấu định vị đồ gá
 Then dẫn hướng
 Kiểu lắp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được lắp theo kiểu lắp H7/g6 với rãnh chữ T của bàn máy

269
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Then dẫn hướng
5.3 Cơ cấu định vị đồ gá

270
5.4 Cơ cấu phân độ
 Đặc điểm
 Được sử dụng khi cần gia công tại nhiều vị trí khác nhau
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Được sử dụng rộng rãi trong đồ gá phay và khoan


 Kết cấu gồm có mâm quay và chốt phân độ
 Gá đặt chi tiết sao cho tâm quay của nó trùng với tâm quay
của mâm quay
 Trên mâm quay cần có mặt chuẩn để định vị đồ gá hay cơ cấu
định vị chi tiết gia công
 Phân loại chốt phân độ
 Phân độ bằng bi
 Phân độ bằng chốt trụ
 Phân độ bằng chốt côn

271
5.4 Cơ cấu phân độ
 Đặc điểm
 Phân loại
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân độ bằng bi
 Kết cấu đơn giản nhất nhưng độ chính xác phân độ không cao,
không chịu được momen cắt lớn.
 Dùng với các đồ gá nhỏ (vì lớn khó phát hiện khi nào bi lọt vào lỗ
của mâm quay)
 Nguyên lý làm việc
 Khi mâm quay bi bị ấn xuống, khi đến vị trí được phân độ, bi
sẽ bị lò xo đẩy lên và lọt vào lỗ của mâm quay

272
5.4 Cơ cấu phân độ
 Đặc điểm
 Phân loại
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân độ bằng chốt trụ


 Có khả năng chịu được momen của lực cắt gây ra nhưng độ
chính xác phân độ không cao do có khe hở giữa chốt phân độ và
bạc trung gian
 Nguyên lý làm việc
 Dùng tay rút chốt ra rồi quay mâm cặp (khi mâm quay di
trượt một góc nào đó thì thả chốt ra. Khi đến vị trí cần thiết,
chốt được lò xo đẩy để chui vào lỗ của mâm cặp
 Khe hở giữa chốt và bạc trung gian phải nhỏ hơn 0,01mm

273
5.4 Cơ cấu phân độ
 Đặc điểm
 Phân loại
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân độ bằng chốt côn


 Cho phép đạt độ chính xác cao nhất trong ba loại
 Nguyên lý làm việc
 Quay bánh răng để chốt côn đi ra khỏi lỗ của mâm quay rồi
sau đó quay mâm quay đến vị trí cần thiết, lò xo sẽ đẩy chốt
côn vào lỗ của mâm cặp

274
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đồ gá phân độ
5.4 Cơ cấu phân độ

275
5.5 Thân đồ gá
 Đặc điểm
 Là chi tiết cơ bản để nối liền các cơ cấu khác thành một đồ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

gá hoàn chỉnh
 Yêu cầu
 Đủ độ cứng vững, chịu tải trọng, chịu lực cắt v.v. không bị
biến dạng
 Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ thao tác, dễ quét dọn phoi,
dễ tháo lắp chi tiết gia công
 Vững chãi, an toàn, nhất là với đồ gá quay

276
5.5 Thân đồ gá
 Kết cấu
 Thường chế tạo bằng hàn, đúc, rèn hoặc ghép các tấm thep
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

tiêu chuẩn bằng đinh ốc


 Phân loại
 Thân đồ gá đúc
 Thân đồ gá hàn
 Thân đồ gá ghép bulong
 Thân đồ gá rèn

277
5.5 Thân đồ gá
 Kết cấu
 Thân đồ gá đúc
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Có độ cứng vững cao, có thể đúc được các kết cấu phức tạp
 Thời gian chế tạo lâu, đắt tiền

278
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
Thân đồ gá đúc
5.5 Thân đồ gá

279
5.5 Thân đồ gá
 Kết cấu
 Thân đồ gá hàn
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Độ cứng vững thấp, khó tạo thành các kết cấu phức tạp
 Nhẹ, thời gian chế tạo nhanh và rẻ tiền

280
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
Thân đồ gá hàn
5.5 Thân đồ gá

281
5.5 Thân đồ gá
 Kết cấu
 Thân đồ gá ghép bulong
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dễ chế tạo và tháo lắp, độ cứng vững đảm bảo

282
5.5 Thân đồ gá
 Kết cấu
 Thân đồ gá ghép bulong
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dễ chế tạo và tháo lắp, độ cứng vững đảm bảo

283
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
Lỗ xỏ bulong
5.5 Thân đồ gá

284
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
5.5 Thân đồ gá

285
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ GIA CÔNG ĐIỂN HÌNH
 Đồ gá tiện
 Đồ gá phay
 Đồ gá khoan
 Đồ gá doa

286
HƯỚNG DẪN HỌC
 Sinh viên cần nắm được các kiến thức cơ bản sau
 Nguyên tắc gá đặt chi tiết
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kết cấu của đồ gá


 Nguyên lý hoạt động
 Phát hiện và sửa lỗi sai trên hình vẽ
 Chức năng và nhiệm vụ của các chi tiết trên bản vẽ

287
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tiện chi tiết tròn xoay
6.1 Đồ gá tiện

288
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tiện chi tiết tròn xoay
6.1 Đồ gá tiện

289
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tiện lỗ mặt đầu
6.1 Đồ gá tiện

290
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tiện lỗ gối đỡ
6.1 Đồ gá tiện

291
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Tiện hai lỗ
6.1 Đồ gá tiện

292
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.1 Đồ gá phay
Phay mặt đáy trên máy phay đứng (Chuẩn thô)

293
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Phay 2 mặt đồng thời
6.2 Đồ gá phay

294
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.2 Đồ gá phay
Phay phân độ trên máy phay ngang

295
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Phay mặt phẳng nghiêng
6.2 Đồ gá phay

296
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đồ gá khoan một lỗ
6.3 Đồ gá khoan

297
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đồ gá khoan/khoét/doa hệ lỗ
6.3 Đồ gá khoan

298
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.3 Đồ gá khoan
Đồ gá khoan/khoét/doa hai lỗ của càng

299
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.3 Đồ gá khoan
Đồ gá khoan dùng phiến dẫn tháo rời

300
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.3 Đồ gá khoan
Đồ gá khoan/doa dùng phiến dẫn bản lề

301
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.3 Đồ gá khoan
Đồ gá khoan dùng trụ trượt thanh răng

302
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đồ gá doa lỗ
6.4 Đồ gá doa

303
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Đồ gá doa lỗ
6.4 Đồ gá doa

304
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


6.5 Đồ gá phay/khoan
Phay mặt đầu, khoan lỗ tâm trên máy chuyên dùng

305
CHƯƠNG 7
DỤNG CỤ PHỤ
 Cơ cấu kẹp dao trên máy khoan
 Cơ cấu kẹp dao trên máy tiện
 Cơ cấu kẹp dao trên máy phay

306
7.1 Cơ cấu kẹp dao trên máy khoan
 Các cơ cấu phổ biến
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

307
Centage Learning 2012
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Centage Learning 2012


Ống côn
7.1 Cơ cấu kẹp dao trên máy khoan

308
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Bầu kẹp mũi khoan
7.1 Cơ cấu kẹp dao trên máy khoan

309
7.2 Cơ cấu kẹp dao trên máy tiện
 Đặc điểm
 Thông dụng nhất là bàn xe dao
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Trên bàn xe dao có thể gá được nhiều dao cùng lúc để thực
hiện các bước công nghệ khác nhau
 Khi điều chỉnh máy, người ta dùng các cữ chặn để dừng bàn
xe dao đúng vị trí
 Ngoài ra còn các loại trục gá, ống côn để kẹp chặt dao khi
tiện lỗ, khoan, khoét, doa hay taro

310
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
7.2 Cơ cấu kẹp dao trên máy tiện

311
7.3 Cơ cấu kẹp dao trên máy phay
 Đặc điểm
 Dao phay được lắp trên trục gá và trục gá thường được lắp
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trực tiếp với trục chính của máy

312
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
7.3 Cơ cấu kẹp dao trên máy phay

313
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
7.3 Cơ cấu kẹp dao trên máy phay

314
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Kết cấu
7.3 Cơ cấu kẹp dao trên máy phay

315
CHƯƠNG 8
ĐỒ GÁ LẮP RÁP VÀ KIỂM TRA

 Đồ gá lắp ráp
 Đồ gá kiểm tra

316
8.1 Phân loại đồ gá lắp ráp
 Đồ gá lắp ráp vạn năng
 Dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Thành phần
 Bàn lắp ráp
 Chế tạo bằng gang, có rãnh chữ T hoặc lỗ ren để gá đối tượng
lắp
 Khối V, ke gá
 Gá chi tiết cơ sở khi lắp ráp
 Thường có các lỗ thông suốt để luồng bulong kẹp chặt
 Các loại kích
 Để đỡ và nâng vật nặng, kồng kềnh
 Các cơ cấu phụ khác như tấm lót, chêm, mỏ kẹp, bulong

317
8.1 Phân loại đồ gá lắp ráp
 Đồ gá lắp ráp chuyên dùng
 Dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phân loại
 Đồ gá dùng để kẹp chặt chi tiết cơ sở khi lắp ráp
 Mục đích chính là cố định vị trí chi tiết chứ không phải định vị
chính xác chi tiết)
 Đảm bảo chi tiết cơ sở không bị xê dịch dưới tác dụng của lực
sinh ra trong quá trình lắp ráp
 Cho phép nâng cao năng suất lao động
 Đồ gá dùng để gá đặt nhanh chính xác đối tượng lắp ráp
 Chi tiết được định vị đủ số bậc tự do cần thiết trên đồ gá
 Rút ngắn thời gian xác định vị trí chính xác của đối tượng lắp ráp
 Cho phép nâng cao năng suất lao động
 Là đồ gá cần thiết để tự động hóa lắp ráp

318
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
8.2 Một số kết cấu đồ gá lắp ráp

319
8.3 Đồ gá kiểm tra
 Khái niệm chung
 Dùng để đánh giá độ chính xác hoặc chất lượng bề mặt của
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

phôi, chi tiết hoặc sản phẩm trong quá trình gia công và khi
thu nhận sản phẩm

320
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khái niệm chung
8.3 Đồ gá kiểm tra

321
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khái niệm chung
8.3 Đồ gá kiểm tra

322
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khái niệm chung
8.3 Đồ gá kiểm tra

323
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Khái niệm chung
8.3 Đồ gá kiểm tra

324
8.3 Đồ gá kiểm tra
 Độ chính xác đo
 Độ chính xác kiểm tra là hiệu số giữa chỉ số của dụng cụ đo
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

và giá trị thực tế của đại lượng đo


 Sai số nằm trong khoảng 10-20% dung sai của đối tượng đo
 Sai số đo bao gồm
 Sai số chuẩn và sai số kẹp chặt khi đo
 Sai số điều chỉnh đồ gá
 Sai số do đồ gá bị mòn
 Sai số do nhiệt độ thay đổi khi đo
 Khi thiết kế đồ gá kiểm tra phải chú ý tới nguyen nhân gây ra
sai số đo trên đấy và cố gắng giảm hoặc loại trừ ảnh hưởng
của các nguyên nhân đó

325
8.3 Đồ gá kiểm tra
 Năng suất kiểm tra
 Khi cần kiểm tra 100% chi tiết trong dây chuyền thì thời gian
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

kiểm tra một chi tiết không được lớn hơn nhịp sản xuất
 Khi chỉ cần kiểm tra một số phần trăm chi tiết nhất định thì
năng suất của đồ gá kiểm tra có thể giảm và có thể sử dụng
kết cấu đồ gá đơn giản
 Với chi tiết nhỏ và vừa dùng đồ gá tĩnh
 Với chi tiết lớn dùng đồ gá di động (gá trên chi tiết)
 Để nâng cao năng suất kiểm tra, người ta thiết kế đồ gá cho
phép gá đặt một lần là có thể xác định được nhiều thông số
hoặc dùng thiết bị tự động/bán tự động.

326
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
8.4 Một số đồ gá kiểm tra

327
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
8.4 Một số đồ gá kiểm tra

328
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
8.4 Một số đồ gá kiểm tra

329
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chi tiết dạng trục
8.5 Một số sơ đồ kiểm tra

330
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Chi tiết dạng trục
8.5 Một số sơ đồ kiểm tra

331
CHƯƠNG 9
THIẾT KẾ ĐỒ GÁ CHUYÊN DÙNG
 Tài liệu thiết kế ban đầu
 Trình tự thiết kế đồ gá
 Ví dụ cụ thể
 Hiệu quả kinh tế của đồ gá

332
9.1 Tổng quan
 Phương hướng chung
 Tiêu chuẩn hóa kết cấu của từng chi tiết, từng cụm chi tiết
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

để có thể dễ dàng lắp thành đồ gá


 Dùng các phương tiện tác dụng nhanh nếu có thể như: dầu
ép, khí nén, điện tử, điện cơ, chân không v.v.
 Tự động hóa khâu gá đặt để nâng cao năng suất và phù
hợp với các thiết bị tự động
 Có thể sử dụng đồ gá điều chỉnh để gia công nhóm chi tiết
nếu cần

333
9.1 Tổng quan
 Tài liệu ban đầu để thiết kế đồ gá
 Bản vẽ chi tiết với đầy đủ kích thước và yêu cầu kỹ thuật
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Quy trình công nghệ của chi tiết cần thiết kế đồ gá


 Sơ đồ nguyên công đang thiết kế đồ gá với kích thước, dung
sai, độ bóng, lượng dư, phương pháp gá đặt
 Các bước gia công, máy, dụng cụ cắt được sử dụng kèm
chế độ cắt
 Sản lượng hàng năm
 Sổ tay công nghệ chế tạo máy và sổ tay & atlas đồ gá
 Thuyết minh của máy có đồ gá được thiết kế

334
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Quy trình chung
 Thiết kế nguyên lý
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Dựa vào phương án định vị và kẹp chặt đã hình thành trên sơ


đồ nguyên công cần vẽ phác và xác định sơ đồ nguyên lý cơ
bản của đồ gá như đồ định vị, kẹp chặt, cơ cấu dẫn hướng, so
dao, thân đồ gá v.v.
 Thiết kế kết cấu cụ thể
 Sau khi tham khảo các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn, vẽ bản vẽ
lắp. Các chi tiết trong đồ gá hầu hết là lựa chọn, riêng cơ cấu
kẹp chặt cần tính toán sức bền
 Vẽ bản vẽ lắp theo quy định với chế độ lắp cho các mối lắp
quan trọng, yêu cầu kỹ thuật của đồ gá, đánh số thứ tự, chọn
vật liệu cho từng chi tiết thành phần của đồ gá
 Vẽ tách chi tiết vơi đầy đủ kích thước và yêu cầu gia công
 Hiệu chỉnh bản vẽ 335
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Quy trình cụ thể
1. Xác định phương pháp gá đặt kèm máy và dụng cụ cắt và các thông số cơ
bản
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

2. Xác định vị trí và kết cấu của đồ định vị


3. Xác định phương chiều và điểm đặt lực kẹp và chọn cơ cấu kẹp chặt
4. Vẽ sơ đồ đặt lực bao gồm ngoại lực và lực kẹp
5. Tính lực kẹp cần thiết từ đó xác định lực kẹp cần sinh của cơ cấu kẹp
6. Tính toán sức bền của các cơ cấu chịu lực thường là đòn kẹp, bulong
7. Vẽ cơ cấu dẫn hướng và so dao và các cơ cấu khác nếu có
8. Vẽ các chi tiết phụ của đồ gá như vít, lò xo, đai ốc và các bộ phận khác
9. Vẽ thân đồ gá
10. Vẽ phần cắt trích để thể hiện rõ các mối lắp ghép
11. Lập bảng kê các chi tiết của đồ gá
12. Tính sai số chế tạo đồ gá trên cơ sở tính toán sai số chuẩn, sai số mòn,
sai số kẹp chặt, sai số gá đặt
13. Xác định yêu cầu kỹ thuật của đồ gá
336
14. Vẽ tách bản vẽ
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Một số chú ý khi trình bày bản vẽ đồ gá
 Quy định cách bố trí bản vẽ và nét vẽ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đồ gá được vẽ bằng nét cơ bản, chi tiết được biểu diễn như
một vật thể trong suốt ở đúng vị trí gia công được vẽ bằng nét
mảnh màu đỏ hay nét mảnh kiểu: gạch hai chấm gạch (_.._.._)
 Bản vẽ lắp của đồ gá phải có đầy đủ hình chiếu, hình cắt, mặt
cắt cần thiết cho phép người sử dụng hiểu kỹ và chính xác
toàn bộ kết cấu của nó. Số lượng các hình chiếu, hình cắt, mặt
cắt không hạn chế sao cho đủ để người đọc vẽ tách ra từng chi
tiết cụ thể. Hình chiếu chính nên ở vị trí gia công
 Khi cắt chi tiết cũng phải gạch mặt cắt với nét như chi tiết.
 Không vẽ dao trên bản vẽ đồ gá
 Cần biểu diễn một phần trạng thái đồ gá lắp với máy
 Cần cắt trích để thấy toàn bộ mối lắp ghép

337
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Một số chú ý khi trình bày bản vẽ đồ gá
 Quy định về kích thước và yêu cầu kỹ thuật
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Các kích thước lắp ráp và chế độ lắp ghép giữa các bộ phận:
chế độ lắp của bạc dẫn hướng, then dẫn hướng hay các chốt
định vị với thân đồ gá.
 Các kích thước bao của đồ gá: chiều cao, chiều rộng và chiều
dài lớn nhất.
 Các kích thước cần thiết khi chế tạo, lắp ráp, điều chỉnh đồ gá
và dụng cụ khi điều chỉnh nguyên công: kích thước khoảng
cách giữa các chốt định vị, kích thước giữa hai bạc dẫn khi gia
công lỗ.
 Ghi yêu cầu kỹ thuật của đồ gá ưu tiên ghi bằng ký hiệu hạn
chế ghi bằng lời.
 Bảng kê chi tiết cần có tên gọi, số lượng, vật liệu và ghi chú độ
cứng của các bề mặt làm việc
338
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Một số chú ý khi trình bày bản vẽ đồ gá
 Ghi số thứ tự
 Số thứ tự chi tiết và cụm chi tiết trên các bản vẽ lắp đồ gá được
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

ghi phía trên các đường kẻ ngang, song song với khung tên
chính và nằm trên một đường thẳng đứng hoặc nằm ngang của
các mặt cắt hoặc hình chiếu.
 Số thứ tự được ghi từ nhỏ đến lớn theo chiều kim đồng hồ
 Đường dẫn phải bắt đầu bằng một dấu tròn đen vẽ bằng nét
mảnh.
 Yêu cầu với một số máy
 Đồ gá phay cần có cữ so dao còn then dẫn hướng có thể có
hoặc không tuỳ thuộc vào yêu cầu của nguyên công.
 Đồ gá khoan, khoét, doa có phiến dẫn và bạc dẫn hướng dụng
cụ, nếu làm trên máy doa ngang cũng phải có then dẫn hướng.
 Đồ gá tiện có phần định vị với trục chính và cơ cấu cân bằng nếu
339
cần
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Một số chú ý khi tính toán đồ gá
 Phải có sơ đồ đặt lực trong đó biểu diễn rõ các lực cắt, lực
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

kẹp, phản lực, lực ma sát v.v. và các lực khác có thể gây ra
sự xê dịch của phôi trong quá trình gia công.
 Với mỗi sơ đồ đặt lực cần lập phương trình cân bằng lực
hay momen lực cụ thể để tìm lực kẹp W cần thiết.
 Cần chỉ rõ cách xác định kích thước của cơ cấu sinh
lực.
 Kiểm tra độ bền cho một vài chi tiết của cơ cấu kẹp nếu cần.
 Khi tính toán sai số chế tạo đồ gá cho nguyên công gia công
lỗ nên tính cho kích thước vị trí lỗ
 Sai số gá đặt đồ gá lấy trên cơ sở dung sai của kích thước
cần đạt
340
9.2 Trình tự thiết kế đồ gá
 Một số chú ý khi tính toán đồ gá
 Xác định yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ đồ gá
Độ cứng của các bề mặt làm việc
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Kiểu lắp
 Bạc dẫn hướng với bạc lót, bạc lót với phiến dẫn
 Chốt trụ/chốt trám với thân đồ gá
 Then dẫn hướng trên rãnh
 Chốt định vị với đồ gá
 v.v.
 Yêu cầu về vị trí tương quan
 Độ không vuông góc với tâm bạc dẫn với đáy đồ gá
 Độ không song song/vuông góc của mặt phiến tỳ với đáy đồ gá
 Độ không vuông góc của tâm khối V với đáy đồ gá
 Độ không vuông góc/song song của cữ so dao với đáy đồ gá
 v.v

341
9.3 Ví dụ cụ thể
 Hình thức thực hiện
 Phân tích trực tiếp trên một số đồ gá đã giao cho các nhóm
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

trong bài tập lớn


 Các nhóm nộp bài tập lớn và các nhóm nhận xét chéo của
nhau
 Khuyến khích các nhóm phân tích và nhận xét chéo bài của
các nhóm
 Lựa chọn ngẫu nhiên 1 đồ gá phay và đồ gá khoan để cả lớp
cùng phân tích
 Chỉ ra vấn đề sai sót của các đồ gá mà sinh viên đã thiết kế và
cách hiệu chỉnh

342
CHƯƠNG 10
ĐỒ GÁ GIA CÔNG TRÊN MÁY CNC
 Hiệu quả sử dụng
 Kết cấu đồ gá
 Các loại đồ gá

343
10.1 Yêu cầu với đồ gá trên máy CNC
 Đồ gá cần đảm bảo mở rộng khả năng công nghệ gia
công chi tiết 4, 5 tọa độ trên máy 3 tọa độ
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đồ gá phải đảm bảo việc định vị hoàn chỉnh chi tiết (6


bậc tự do)
 Đồ gá phải được định vị chính xác trên máy so với
điểm chuẩn máy
 Đồ gá phải đảm bảo cho dao tiến vào vùng gia công
một cách thuận lợi nhất trong một lần gá đặt chi tiết
 Đồ gá phải giảm được thời gian gá đặt và tháo chi
tiết nhờ các cơ cấu cơ khí và tự động hóa
 Đồ gá điều chỉnh trên máy CNC cần được dùng để
gia công nhiều chủng loại chi tiết khác nhau
344
10.2 Gá đặt đồ gá trên máy CNC
 Yêu cầu phải định vị chính xác đồ gá trên bàn máy
đồng thời có khả năng thay đổi nhanh đồ gá
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

  Cho phép giảm thời gian chuẩn bị và kết thúc của


nguyên công
  Đồ gá phải có cơ cấu định vị tương ứng với chỗ
lắp ghép của bàn máy
 Then dẫn hướng
 Lỗ trung tâm và rãnh dọc
 Chốt tỳ
 Thước góc

345
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số cách gá đặt đồ gá trên máy CNC
10.2 Gá đặt đồ gá trên máy CNC

346
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Một số cách gá đặt đồ gá trên máy CNC
10.2 Gá đặt đồ gá trên máy CNC

347
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá (Tooling plate)
 Là tấm tiêu chuẩn, thương mại hóa và là tấm đỡ và gá các
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

thành phần khác để gá đặt chi tiết. Có nhiều loại tấm gá


 Tấm gá hình chữ nhật (Rectangular Tooling Plates)
 Tấm gá hình tròn (Round Tooling Plates)
 Tấm gá vuông/chữ nhật song song (Square Pallet Tooling
Plates, Rectangular Pallet Tooling Plates)
 Tấm gá góc (Angle Tooling Plates)
 Tấm gá bậc (Platform Tooling Plates)

348
https://publications.virtualpaper.com/steadyrain/2020_carr_lane_catalog/#8/
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá (Tooling plate)
 Tấm gá hình chữ nhật (Rectangular Tooling Plates)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Đây là loại phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi cho nhiều
ứng dụng gá đặt khác nhau. Kích thước từ 12” x 16” tới 24” x
32”.
 Được làm bằng vật liệu ASTM Class 40 (gang xám), được mài
phẳng và đảm bảo độ song song tốt

349
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá
 Tấm gá vuông/chữ nhật song song (Square Pallet Tooling
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Plates, Rectangular Pallet Tooling Plates)


 Sử dụng cho trung tâm gia công với các kích thước tiêu chuẩn
320mm, 400mm, 500mm, 630mm, và 800mm vuông
 Với hình chữ nhật, kích thước tiêu chuẩn là 320 x 400mm, 400
x 500mm, 500 x 630mm, and 630 x 800mm.

350
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá (Tooling plate)
 Tấm gá hình tròn (Round Tooling Plates)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Loại tấm gá này dùng phổ biến trong bàn quay hoặc phân độ.
Nó có đường kính phổ biến là 400mm, 500mm và 600mm.
 Nó cũng làm từ vật liệu ASTM Class 40 (gang xám) và có
nhiều dãy lỗ để lắp ráp

351
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá
 Tấm gá góc (Angle Tooling Plates)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Phù hợp để gá đặt chi tiết lớn trên trung tâm gia công. Mặt
đứng cho phép gá đặt chi tiết gia công
 Kích thước phù hợp với các trung tâm gia công là 400mm,
500mm, 630mm, và 800mm.

352
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Tấm gá
 Tấm gá bậc (Platform Tooling Plates)
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Có bề mặt lắp ghép cao hơn so với mặt bàn nên thuận tiện cho
việc tiếp cận vào bề mặt gia công trên trung tâm gia công nằm
ngang.
 Phù hợp với chi tiết ngắn treo chiều Z để tránh bị giới hạn hành
trình.
 Kích thước tiêu chuẩn là 500mm, 630mm và 800mm

353
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC
 Khối gá
 Khối gá 4 mặt
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

 Thường được sử dụng trên trung tâm gia công ngang với hai
hay 4 mặt gá đặt khác nhau. Nó cho phép gá trực tiếp chi tiết
lên khối hoặc thông qua đồ gá khác.
 Các mặt được gia công chính xác. Kích thước tiêu chuẩn
320mm, 400mm, 500mm, 630mm, and 800mm

354
TS. Phùng Xuân Lan – Bộ môn CNCTM – Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Yêu cầu kỹ thuật
Tấm gá & Khối gá
10.3 Đồ gá phổ biến trên máy CNC

355

You might also like