You are on page 1of 17

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Khoa Chăn nuôi Thú Y

Thực Tập

KÝ SINH TRÙNG THÚ Y

TS. Lê Hữu Khương

Bộ môn Bệnh Lý - Ký Sinh Trùng

0
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
1.1 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM TRỨNG GIUN SÁN
Các loài giun sán ký sinh trong đường tiêu hóa, phổi, gan thường bài thải trứng
trong phân của ký chủ. Trên cơ thể thú sống phương pháp chẩn đoán đơn giản là xét
nghiệm phân tìm sự hiện diện của trứng giun sán trong phân. Căn cứ vào hình dạng
của trứng để xác định loài giun sán.
1.1.1 Phương pháp lấy mẫu phân và bảo quản
Lấy mẫu phân tươi khi thú vừa mới thải ra hoặc lấy phân từ trong trực tràng.
Dùng găng tay hoặc bao nylon để bao tay. Khi lấy mẫu phân xong lộn ngược găng tay
hoặc bao nylon để mẫu phân nằm bên trong. Nếu mẫu phân được đưa ngay đến phòng
thí nghiệm thì chỉ cần giữ mẫu phân ở 4oC. Nếu mẫu phân để lâu (1 tuần) thì bảo quản
mẫu trong dung dịch formol 10% và để ở nhiệt độ mát 4oC.
1.1.2 Phương pháp phù nổi (floatation method)
Phương pháp này sử dụng nước muối bão hoà có tỷ trọng lớn hơn trứng giun
sán, noãn nang nguyên bào nhưng có tỷ trọng thấp hơn những cặn bã trong phân, do
đó trứng và noãn nang sẽ nổi lên trên và cặn phân chìm ở dưới. Có nhiều loại muối
bão hoà thường được sử dụng như: NaCl, ZnSO4, MgSO4, dung dịch đường 30% và
50%...Phương pháp này ứng dụng có hiệu quả với nhiều loài giun tròn và noãn nang
cầu trùng gà.
Cách thực hiện:
- Cho 1-2 g phân vào cốc thuỷ tinh
- Thêm 10-15 ml nước muối bão hoà và cốc
- Khấy đều rồi lọc qua rây lọc (khoảng 81 lỗ/cm2)
- Lấy phần nước lọc cho đầy vào ống nghiệm hay bình có miệng hẹp
- Đậy phiến kính lên miệng bình (phiến kính phải tiếp xúc với dung dịch)
- Để yên 20-30 phút, lấy phiến kính ra đậy lên một lá kính sạch
- Xem kính với độ phóng đại 10x10 hay 40x10
1.1.3 Phương pháp lắng gạn (sedimentation method)
Thường được sử dụng để chẩn đoán các loài sán lá, nhất là sán lá gan và sán lá

1
dạ cỏ loài nhai lại. Vì các loài trứng này có tỷ trọng cao hơn các loại nước muối bão
hòa nên dùng nước sạch để lắng gạn.
Cách thực hiện:
- Cho 5-10 g phân vào cốc rồi thêm nước sạch vào 2/3 cốc
- Khấy đều và lọc qua rây (81 lỗ/cm2)
- Cho phần nước lọc vào bình có đáy hẹp và để yên trong 3-5 phút
- Nhẹ nhàng đổ bỏ phần nước trong 2/3 bình rồi châm nước mới vào
- Để yên 3-5 phút rồi lại thay nước (lập lại 3-5 lần đến khi nước trở nên trong)
- Đổ bỏ phần nước trên, lấy cặn cho lên lame hoặc đĩa petri để xem kính
1.1.4 Phương pháp đếm trứng McMaster
Phương pháp này dùng để tính số trứng giun trong 1g phân để đánh giá cường
độ nhiễm giun. Để thực hiện phương pháp này cần phải có buồng đếm McMaster.
Buồng đếm gồm có 2 buồng nhỏ, mỗi buồng có chiều cao 1,5 mm; chiều rộng và dài là
10 mm. Thể tích buồng đếm là 0,15 ml.
Cách thực hiện:
− Cho phân và dung dịch NaCl bão hòa vào cốc theo tỉ lệ 1 phân + 14 NaCl
− Khấy đều và lọc bỏ cặn
− Thêm NaCl bão hòa vàođúng mực nước củ (bù cho lượng cặn bã bỏ đi)
− Khấy đều, hút dung dịch cho vào buồng đếm
− Chờ 5 phút, đếm dưới kính hiển vi (10 x 10)
Số trứng đêm được trong 1 buồng đêm x 100 se bằng số trứng giun trong 1g phân

1.2 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM ẤU TRÙNG GIUN SÁN
Phương pháp này được ứng dụng để tìm ấu trùng trong phân ví dụ như trường
hợp Dictyocaulus ký sinh và đẻ trứng ở phế quản của loài nhai lại, khi trứng giun qua
đường tiểu hoá theo phân ra ngoài thì trứng đã nở ra ấu trùng. Hoặc nếu khi thu nhặt
mẫu phân cũ thì trong phân trứng cũng đã nở ra ấy trùng. Cũng có trường hợp phải ủ
trứng nở ra ấu trùng để phân loại hoặc thu nhặt ấu trùng sau khi nuôi trứng dùng trong
các thí nghiệm.

2
1.2.1 Phương pháp Baermann
Dụng cụ Baermann gồm có: một cái phễu được đặt trên một giá đứng. Phễu
được nối với một ống nghiệm qua ống cao su, trên miệng phễu được đặt một rây lọc
(81 lỗ/1cm2).
Cách thực hiện:
− Cho 5 gam phân hoặc hỗn dịch nuôi ấu trùng lên lưới lọc, có thể dùng vải
mỏng bọc phân.
− Đổ nước ấm 45oC cho đầy phễu.
− Để yên khoảng 4 giờ. Lấy ống nghiệm ra ly tâm lấy cặn kiểm tra ấu trùng.
1.2.2 Phương pháp Waid
Phương pháp này dùng chẩn đoán ấu trùng trong phân dê cừu.
Cách thực hiện:
− Đổ nước ấm 45oC vào 1 cốc sau đó gắp những viên phân cho vào cốc.
− Để yên từ 30 phút đến 1 giờ.
− Gắp bỏ những viên phân, lấy nước ly tâm tìm ấu trùng.

1.3 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM GHẺ


1.3.1 Phương pháp tập trung
Phương pháp dùng để chẩn đoán ghẻ Sarcoptes, Chorioptes, Psoroptes,
Knemidocoptes, Notoedres, Demodex…
Dùng dao cạo lớp vảy của gia súc nơi giữa chỗ da lành và da bệnh cho đến khi
nào rướm máu (vì ghẻ ngầm ở dưới da). Dưới có hứng dĩa lồng Petri. Chất chứa này
được cho vào ống nghiệm sau đó cho thêm 10 – 20 ml dung dịch KOH 10%, để yên
trong phòng 2 giờ hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn trong vòng 2 – 5 phút. KOH sẽ
làm trong và tan các nhu mô sừng ở da. Sau đó ly tâm hoặc gạn nhẹ lớp nước ở trên đi
lấy cặn kiểm tra ở độ phóng đại 10 x 10 tìm ghẻ.
1.3.2 Phương pháp trực tiếp
Dùng dao cạo lớp vảy của gia súc nơi giữa chỗ da lành và da bệnh cho đến khi
nào rướm máu nhưng không chảy máu (vì ghẻ ngầm ở dưới da). Dùng phiến kính hoặc
đĩa Petri hứng chất chứa. Chất chứa này được cho lên lame sau đó nhỏ dung dịch

3
lactophenol (acid lactic 1 phần và glycerin 1 phần). Dùng đũa dàn mỏng và đảo đều,
đậy lamel lên và đem kiểm tra ở độ phóng đại 10 x 10. Muốn bắt màu rõ cho thêm vào
lame 1 vài giọt dung dịch lugol 1‰ - 3‰.

1.4 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG MÁU


1.4.1 Xem tươi: dùng kéo cắt lông ở tĩnh mạch tai, dùng cồn sát trùng. Nên bỏ
giọt máu đầu, nhỏ những giọt máu sau lên lame. Thêm dung dịch kháng đông
lên lame, đậy lamel lên và quan sát dưới kính hiển vi.
1.4.2 Nhuộm giemsa
Cách nhuộm:
- Phết máu lên tiêu bản, để khô
- Cố định trong cồn tuyệt đối
- Nhỏ dung dịch nhuộm lên tiêu bản để yên 20 phút
- Rửa tiêu bản bằng nước cất, hông khô và xem kính

2. PHƯƠNG PHÁP MỔ KHÁM


Khi gia súc chết mổ tách từng cơ quan riêng rẽ. Chuẩn bị thau, chậu, kẹp và rây
lọc để tìm giun sán trưởng thành ở bên trong các cơ quan.
2.1 Cơ quan tiêu hóa
Tách riêng từng bộ phận của cơ quan tiêu hóa cho vào xô hoặc chậu, quan sát
mặt ngoài để tìm ấu trùng, giun trưởng thành và Cyst. Toàn bộ chất chứa được thu giữ
để làm phương pháp lắng gạn. Các cơ quan sau khi đã thu chất chứa cần vuốt niêm
mạc và kiểm tra toàn bộ các cơ quan này. Thu lượm giun.
Gan: Cắt dọc theo các ống dẫn mật và túi mật để tìm sán hoặc giun, quan sát
mặt gan, sau đó cắt nhỏ hoặc bóp nát ngâm trong nước muối sinh lý 10 – 20 phút.
Lắng gạn tìm ký sinh.
Tuyến tụy: làm giống gan. Các chất chứa được kiểm tra bằng từng dĩa Petri cho
đến khi xong hết toàn bộ chất chứa để thu lượm giun.
2.2 Cơ quan hô hấp
Quan sát kỹ mặt phổi, phế nang, xẻ dọc khí quản và phế quản để kiểm tra, thu

4
lượm giun sán. Sau khi kiểm tra xong xé nát phổi làm phương pháp lắng gạn.
2.3 Cơ quan sinh dục tiết niệu
Kiểm tra lớp mỡ xung quanh thận, ống dẫn niệu để tìm giun thận. Kiểm tra
bàng quang niệu đạo. Chất chứa trong bàng quang làm phương pháp lắng gạn, nạo
niêm mạc tử cung nuôi cấy tìm nguyên bào. Đối với gia cầm cần kiểm tra ống dẫn
trứng, ổ nhớp, túi Fabricius tìm sán lá.
2.4 Hệ thần kinh - tủy sống
Kiểm tra các dịch khớp xương, tủy xương để tìm các ấu trùng của côn trùng.
Kiểm tra não bộ tìm ấu trùng sán dây.
2.5 Hệ tuần hoàn
Quan sát mặt tim để quan sát gạo. Bổ đôi tim quan sát nội tâm mạc để tìm giun
chỉ. Quan sát kỷ các động mạch nếu có nốt kết hạt hay khối u. Kiểm tra tìm giun chỉ và
sán máng hoặc lấy máu làm phương pháp lắng gạn tìm sáng máng và các microfilaria.
Cần kiểm tra thêm các xoang bụng, xoang phế mạc và các nốt hay tổ chức xơ xung
quanh động mạch, phổi và ruột để tìm giun chỉ ký sinh trong các xoang và các tổ chức.
2.6 Hệ cơ và da
Quan sát tổ chức dưới da, nếu có những hạt hay khối u cần cắt ra để kiểm tra ấu
trùng và một số giun chỉ ở bên trong. Quan sát các cơ vân, cơ trơn bằng mắt thường để
tìm Cysticercus và Sarcocyst hay các dạng nang của nguyên bào. Đối với ấu trùng
Trichinella spiralis phải kiểm tra bằng phương pháp ép cơ và tiêu cơ.

3. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MẪU VẬT


Ký sinh trùng được để chết tự nhiên trong nước thường sau đó bảo quản trong các
dung dịch sau:
- Đối với giun tròn ngâm vào lọ có chứa dung dịch Barbagallo gồm: NaCl (8,5 g) +
Nước cất (970 ml) + formol (30 ml)
- Đối với sán lá và sán dây ngâm vào lọ có chứa cồn 70o sau đó dán nhãn.
- Đối với côn trùng: Ruồi mòng dùng kim gút ghim xuyên qua phần ngực rồi ghim
xuống miếng xốp ở đáy ống nghiệm. Đậy nắp và cho thêm vài giọt formol.
- Đối với lớp hình nhện giữ trong cồn 70o, việc giữ trong cồn sẽ làm mất màu tiết

5
túc, cần cho vào dung dịch 0,1% eosine được tạo màu hoặc thay cồn bằng dung
dịch glucose 10%.

4. HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO CỦA KÝ SINH TRÙNG


4.1 Sán lá
Quan sát đại thể: xem hình dạng, kích thước
Quan sát câu tạo:
- Giác miệng, giác bụng, giác sinh dục (nếu có), ruột
- Cơ quan sinh dục: tinh hoàn, túi sinh dục, lỗ sinh dục, ống dẫn tinh
- Cơ quan sinh dục cái: Buồng trứng, tử cung, tuyến noãn hoàng, túi chứa tinh,
tuyến mehlis
7.2 Sán dây
Quan sát đại thể: xem chiều dài, đốt đầu, cổ, trưởng thành và chửa
Quan sát cấu tạo:
- Đốt đầu: Giác bám / rãnh bám, móc ở đỉnh đầu.
- Đốt trưởng thành: tinh hoàn, túi sinh dục, lỗ sinh dục, ống dẫn tinh. Buồng
trứng, tử cung, tuyến noãn hoàng, âm đạo, ông bài tiết.
- Đốt chửa: tử cung phân nhánh/ túi trứng
7.3 Giun tròn
Quan sát đại thể: hình thái và kích thước
Quan sát cấu tạo:
- Đầu: Môi, miệng, cánh đầu, cánh cổ, gai cổ, răng, thực quản
- Đuôi: túi đuôi, sườn đuôi, gai giao hợp (đực); lỗ hậu môn, lỗ sinh dục (cái)
7.4 Nguyên bào: quan sát hình dạng trưởng thành và các noãn nang
7.5 Động vật chân đốt
Quan sát đại thể: hình thái và kích thước
Quan sát cấu tạo:
- Đầu: gốc đâu, xúc biện (palp), kìm (chelicera), tấm dưới miệng (hypostome)
- Ngực, bụng: chân, cánh, tấm thở, lỗ thở, lỗ sinh dục, lỗ hậu môn, mai lưng,
mai bụng, rua (festoon)

6
TREMATODA (SÁN LÁ)

Clonorchis sinensis

Dicrocoelium

7
8
9
CESTODA (SÁN DÂY)

10
11
12
13
14
15
16

You might also like