You are on page 1of 9

KÝ SINH TRÙNG

I. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP:


1. Chuẩn bị:
+ Dụng cụ:
 Lọ đựng phân có ghi tên tuổi bệnh nhân.
 Lam kính, la men sạch, bút ghi kính, pipet nhỏ giọt.
 Que tre, đĩa petri, khay đựng.
+ Hóa chất:
 Nước muối sinh lý
 Dung dịch lugol.
+ Bệnh phẩm:
 Đánh dấu thứ tự phù hợp với phiếu xét nghiệm.
2. Quy trình:
B1: đánh dấu lam kính.
B2: nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý bên trái – 1 giọt lugol bên phải.
B3: dùng que tre lấy lượng phân nhỏ di đều trên giọt nước muối sinh lý, sau đó
chuyển sang di đều trên giọt lugol ( TH hết phân có thể lấy thêm).
B4: đậy lamen ( đặt nghiêng 1 cạnh lamen xuống trước, từ từ hạ lamen xuống,
tránh có bọt khí và dịch phân tràn ra ngoài).
B5: soi kính hiển vi:
 Giọt nước muối sinh lý x10 : tìm trứng giun sán, đơn bào thể hoạt động.
 Lugol x40 : phân biệt đơn bào thể bào nang.
Chú ý:
 Nên để ánh sáng vừa phải.
 Mẫu phân được xét nghiệm càng sớm càng tốt vì để lâu KST sẽ chết hoặc
biến đổi hình dạng khó xác định.
 Mẫu phân tìm trứng giun sán không để quá 10h
 Mẫu phân tìm đơn bào không để quá 2h
Câu 1: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP XNP TRỰC TIẾP:
 Ưu điểm:
 Đơn giản, cho kết quả nhanh chóng.
 Không đòi hỏi dụng cụ, hóa chất phức tạp.
 Có thể phát hiện được trứng giun sán, kể cả ấu trùng, đơn bào thể
hoạt động( ở giọt nước muối sinh lý) và bào nang của đơn
bào( giọt lugol).
 Nhược điểm:
 Độ nhạy thấp ( khả năng phát hiện dương + tính trên người
bệnh ) do số lượng phân ít nên những TH nhiễm ít giun sán
PP này chưa phát hiện được.  để KL được trong TH không
thấy trứng giun sán và đơn bào thì nên làm XN 2-3 lần hoặc
kết hợp với phương pháp khác.
Câu 2: KHI SOI LAM MÀ KHÔNG PHÁT HIỆN TRỨNG GIUN SÁN THÌ CÓ
KẾT LUẬN ĐƯỢC LÀ BỆNH NHÂN K NHIỄM HAY K? TẠI SAO?
Không
- Vì trong TH BN nhiễm ít thì khả năng tìm thấy trứng giun sán là khó do
số lượng phân dùng trong 1 lần XN ít - để KL được trong trường hợp
không thấy trứng giun sán và đơn bào thì nên làm XN 2-3 lần hoặc kết
hợp với phương pháp khác.
Câu 3: TÁC DỤNG CỦA NƯỚC MUỐI SINH LÝ VÀ DUNG DỊCH LUGOL,
TA CÓ THỂ LÀM NGƯỢC LẠI ĐƯỢC K?
- Dung dịch nước muối sinh lý 0.9% giúp ta giữ nguyên được hình dạng
của trúng giun sán và đơn bào.
- Dung dịch lugol có tác dụng làm bào nang đơn bào đậm hơn nên dễ phát
hiện hơn.
- Nước muối sinh lý cũng có thể phát hiện bào nang đơn bào nhưng k rõ
bằng dd lugol.
- Ta sẽ phải hòa tan phân vào dung dịch nước muối sinh lý trước khi hòa
tan vào dung dịch lugol vì chỉ dùng que cấy lấy phân 1 lần và nếu ta hòa
tan vào dd lugol trước thì sẽ làm teo tb, chết thể hoạt động.
Câu 5: XNP TRỰC TIẾP CÓ THỂ SOI ĐƯỢC THỂ HOẠT ĐỘNG HAY K? TẠI
SAO?

Soi tại giọt nước muối sinh lý. Vì nước muối sinh lý giúp duy trì thể hoạt
động của bào nang.

Câu 5: THÀNH PHẦN CỦA LUGOL? NẾU CHỈ ĐỊNH XNP TRỰC TIẾP MÀ
KHÔNG CÓ LUGOL THÌ SẼ THAY THẾ BẰNG PP NÀO?
 DD lugol : + iod :1g
+ KI :2g
+nước cất: 100ml
Bảo quản trong chai màu và để nơi ít ánh sáng vì dễ phai màu.
 Nếu không có lugol thì ta vẫn làm trực tiếp với nước muối sinh lý vì nước
muối sinh lý vẫn có thể phát hiện được thể bào nang nhưng k rõ bằng lugol
hoặc ta có thể dùng phương pháp nhuộm Hematoxylin.
Câu 6: TIÊU CHUẨN CỦA 1 TIÊU BẢN TỐT?
 Tiêu bản k mỏng quá vì như vậy khối lượng phân ít khó phát hiện
trứng giun sán.
 Tiêu bản k quá dày vì quá nhiều phân làm tiêu bản đục, tối sẽ khó
phát hiện trứng.
 Phân hòa đều k có bọt khí, dung dịch k tràn ra ngoài khi đậy lamen
và k tràn sang nhau

II. KỸ THUẬT XNP PHONG PHÚ WILLS BẰNG NƯỚC MUỐI BÃO HÒA
(PHƯƠNG PHÁP LÀM NỔI):
1. Chuẩn bị:
 Dụng cụ:
 Lọ đựng phân có ghi tên tuổi BN, Lọ thủy tinh sạch.
 Lam kính, lamen sạch, bút ghi kính.
 Que tre, đĩa petri, khay đựng, pipet nhỏ giọt.
 Hóa chất:
 Nước muối bão hòa tỷ trọng 1,150
2. Quy trình:
B1: đánh dấu lam kính với lọ thủy tinh sạch trùng nhau
B2: lấy 2-3 g phân đã cho vào lọ đánh dấu.
B3: nhỏ nước muối bão hòa đến 1/3 lọ  dùng que tre khuấy kỹ phân 
cho thêm nước muối bão hòa gần đầy lọ (nếu có những bã phân nổi lên thì
dùng que tre vớt ra)  nhỏ dần nước muối đến khi đầy miệng lọ.
B4: đặt lamen lên miệng lọ sao cho dd phân dính đều vào lam kính, để 5 –
10p.
B5: nhấc nhẹ lam kính lên sao cho chỉ còn 1 giọt nước phân dính vào lam
kính, lật nhanh lam kính.
B6: đậy lamen, soi ở vk 10x

 Chú ý:
- Để đúng thời gian: khoảng 5-10p vì:
o Nếu thời gian quá ngắn trứng chưa nổi lên
o Thời gian quá dài trứng sẽ ngấm muối và chìm xuống.
- Thời gian dài hay ngắn tùy theo độ cao của ống nghiệm. tốt nhất nên thử
thời gian trứng nổi với các ống nghiệm khác nhau.
Câu 7: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA XNP PHÂN PHÚ:
 Ưu điểm:
 Đơn giản, cho kết quả nhanh.
 Phát hiện được trứng trong những TH nhiễm ít vì số lượng phân lấy
nhiều hơn.
o Nhược điểm:
 Chỉ áp dụng cho chuẩn đoán giun móc, mỏ ( rất tốt), giun đũa, giun
tóc, sán dây mà k dùng để XN trứng sán lá và đơn bào.
Câu 8: NGUYÊN LÝ CỦA XNP PHONG PHÚ:
Phân được hòa tan trong nước muối bão hòa có d=1,15. Trứng giun sán có tỷ trọng
nhẹ hơn nước muối bão hòa nên nổi lên trên mặt nước, dính vào thủy tinh (lam kính) và
được lấy ra quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 9: LÀM XNP PP MÀ K CÓ NƯỚC MUỐI BÃO HÒA THÌ DÙNG DD NÀO?
Ta có thể dùng dd ZnSO4 có d = 1.18
Phương pháp này có thể tìm thấy trứng các loại giun và bào nang của đơn bào nhưng k
dùng để tìm trứng sán dây, sán lá, ấu trùng giun lươn và k dùng với phân có mỡ.
Câu 10: TẠI SAO XNP PP VỚI NƯỚC MUỐI SINH LÝ LẠI TỐT VỚI TRỨNG GIUN
MÓC MỎ VÀ K DÙNG VỚI SÁN LÁ, ĐƠN BÀO?
Vì trong mt nước muối bão hòa trứng giun móc mỏ lại nổi lên tốt nhất.
Câu 11: TRÌNH BÀY PP LÀM CHÌM TRỨNG FORMALIN-ETE:
-nguyên tắc:
Phân được trộn lẫn với dung môi hữu cơ là formalin và ete có các tỷ trọng khác nhau.
Bằng pp ly tâm phân đoạn, trứng giun sán và bào nang đơn bào được tách riêng và lắng
xuống đáy ống ly tâm.
III. KỸ THUẬT XN TÌM TRỨNG GIUN KIM DÙNG QUE TĂM BÔNG
1. Chuẩn bị:
 Lam kính, lamen sạch, bút ghi kính.
 Que tre tăm bông, đĩa petri, khay đựng, ống ly tâm,
pipet nhỏ giọt.
o Hóa chất:
 Nước muối sinh lý
Bệnh phẩm:
Thường là trẻ em
2. Quy trình:
B1: đánh dấu ống nghiệm, lam kính và ống ly tâm( chứa bệnh phẩm)
B2: lấy gần 5 ml nước muối sinh lý vào ống ly tâm.
B2: cho que tăm bông chứa bệnh phẩm (que tăm bông tẩm nước quệt
vào những nếp nhăn xung quanh hậu môn) vào ống ly tâm 1500v/p
5phut.
B4: đổ dịch bên trong bằng cách dốc ngược ống ly tâm.
B5: dùng pipet nhỏ giọt hút 1 giọt cặn làm tiêu bản soi trực tiếp, soi ở
vật kính x10.
Lưu ý:
Giun trưởng thành ký sinh bằng cách lấy các chất dinh dưỡng ở manh tràng.
Sau khi giao phối giun đực sẽ chết, giun cái bò ra nếp nhăn hậu môn đẻ trứng ( thường
vào ban đêm) hiếm khi thấy trứng giun kim trong phân chỉ thấy khi trẻ bị táo bón.
Xét nghiệm trứng giun kim nên làm vào buổi sáng sớm vì giun cái thường đẻ trứng vào
ban đêm và sáng sớm thì khi đó trẻ chưa vệ sinh vùng hậu môn.
KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM GIUN KIM:
Để bệnh nhân cúi, dùng que tăm bông tẩm nước quệt vào những nếp nhăn xung
quanh hậu môn.
PHƯƠNG PHÁP DÙNG GIẤY BÓNG KÍNH:
B1: một tay vành nhẹ nếp mông để bộc lộ hậu môn, 1 tay áp miếng băng dính vào
hậu môn, miết kỹ băng dính ở các nếp nhăn.
B2: bóc nhẹ băng dính dán lên lam kính rồi soi ở vật kính x10.
VI. KỸ THUẬT XNP KATO:
Đây là phương pháp soi tiêu bản dày với giấy cellophane dùng thay cho lá kính.
ƯU ĐIỂM:
 Là kỹ thuật được tổ chức y tế thế giới coi là phương pháp chuẩn để phát
hiện trứng giun sán, nhất là giun đũa, tóc, móc, mỏ.
 Khả năng phát hiện trứng cao hơn do số lượng phân nhiều hơn.
NHƯỢC ĐIỂM:
 Thời gian xn lâu (30-60)
 Hình thể trứng giun sán xấu hơn XNP trực tiếp, nhất là trứng vỏ mỏng như giun
tóc, sán lá.
1. Chuẩn bị:
 Lam kính, giấy cellphone ngâm nước.
 Dd nhuộm giấy cellphone:
 Giấy cellphone ngâm vào dd nhuộm trên 24h trước khi sử dụng, k ngâm
trước thời gian sử dụng quá lâu.

2. Quy trình:
B1: dùng que lấy 1 lượng phân khoảng 50-60 mg phết lên lam kính.
B2: dùng kẹp gắp 1 mảng cellphane đã ngâm trong dd lên mẫu phân.
B3: dùng nút cao su ép lên mặt giấy cellphane.
B4: để tiêu bản 30 – 60 p rồi đem soi ở vật kính x10.
IV. KỸ THUẬT XN KATO-KATZ:
Kỹ thuật này dùng để đếm số lượng trứng trong phân hay là phương pháp định
lượng trứng (tính số trứng trong 1g phân).
Mục đích:
Xác định cường độ nhiễm giun sán và đánh giá kết quả của điều trị thuốc.
1. Chuẩn bị:
1 miếng bìa hình chữ nhật và ở giữa có 1 hố tròn đk 6mm.
Miếng lưới lọc, miếng giấy thấm tròn.
Giấy cellphane thấm dung dịch.
2. Quy trình:
Đặt miếng bìa HCN lên lam kính
Dùng que cấy lấy 1 lượng phân lên miếng giấy thấm  đặt miếng giấy lọc lên
mẫu phân, dùng que ấn nhẹ miếng lưới để phân lọt qua.
Lấy que gặt phân đã lọc trên lưới vào đầy hố tròn của miếng bìa  nhấc miếng
bìa ra lam kính.
Phủ giấy cellphane lên mẫu phân rồi dùng nút cao su, ép lên bề mặt giấy, để 30
-60p khv x10.
3. Đánh giá kết quả:
Vừa định tính vừa định lượng, tính số lượng giun sán trong 1 g phân tùy theo
đường kính của hố đong.
Đường kính 6mm  lượng phân trong hố tròn là 43,7 mg
Gọi n là số trứng từng loại giun sán đếm được.
 Số trứng trong 1g phân là : 23n
BỔ SUNG:
Câu 1: LƯU Ý GÌ KHI LẤY MẪU BỆNH PHẨM PHÂN LÀM XN;
Tốt nhất là lấy tại phòng xét nghiệm.
- Dụng cụ:
Lọ đựng phân: + phải khô và sạch, bằng nhựa trong hoặc
giáy carton k thấm nước hoặc thủy tinh.
+ hình trụ, có miệng rộng, nắp vặn chặt.
+ có dán nhãn để ghi họ, tên, tuổi, địa chỉ của
bệnh nhân và ngày giờ lấy bệnh phẩm.
Các dụng cụ khác phải vô khuẩn, sạch và khô.
- Cách lấy phân:
+ chỗ lấy:
Với phân rắn thì lấy ở đầu khuôn phân vì ở đó phân rắn,
mật độ trứng giun sán tập trung nhiều hơn.
Với phân lỏng thì lấy ở bất kỳ chỗ nào, phân nhày thì lấy ở chỗ có dịch nhày hoặc máu.
Trong TH để phát hiện đơn bào, nên lấy phân ở chỗ bất thường như : máu,nhày, lỏng, bọt
hoặc lấy phân ngay bên trong trực tràng bằng que RIFT.
Lấy phân k lẫn đất cát, nước tiểu, dầu, các chất muối Mg, AL, Ba, Fe vì các chất này làm
biến dạng đơn bào.
- Số lượng phân:
Tùy theo mục đích và kỹ thuật xn, thường lấy 2-3g ( bằng hạt lạc,
đầu ngón tay).
Để tìm con giun, đốt sán dây, các bệnh về tiêu hóa thì ta phải lấy
toàn bộ số lượng phân thải ra.
- Thời gian xn:
Cần xn ngay càng sớm càng tốt.
o Chuẩn đoán giun sán cần xn ngay trong vòng 12 – 24h để
tránh trứng nở thành ấu trùng khó phân biệt các loại với
nhau.
 VD: ấu trùng giun lươn xuất hiện ngay trong phân mới được bài tiết, ấu
trùng giun móc xuất hiện sau 24h khi phân được bài tiết  cần xn trứng
giun móc ngay trước 24h để tránh trứng nở thành ấu trùng giun móc khó
phân biệt với ấu trùng giun lươn do ấu trùng giun lươn và giun mỏ khó
phân biệt được với nhau.
o Chuẩn đoán đơn bào:
Cần xn ngay để phát hiện thể hoạt động của đơn bào vì
chúng rất dễ chết khi ra ngoại cảnh.
o Trong TH sau khi lấy phân mà chưa xn được ngay hoặc
lấy phân tại nhà xa thì nên bảo quản ở nhiệt độ 37 oC và
cho 1 ít dd bảo quản như Formon, Sodium, Acetat,
polyvinyl ancol,….. vì chúng làm cho trứng giun sán k PT
 đơn bào k bị thoái hóa.
Câu 2: NHỮNG VẬT THỂ DỄ NHẦM LẪN VỚI TRỨNG GIUN SÁN KHI QUAN
SÁT:
 Tế bào thực vật: Hình tròn, bầu dục, dài, méo mó hoặc xù xì, màu trắng nhạt hoặc
hơi vàng. Nếu bên trong có tinh bột thì khi nhuộm lugol sẽ có màu tím.
 Lông hút thực vật: Kích thước thay đổi, có hình kiếm, 1 đầu nhọn, bên trong là 1
khối rỗng màu vàng tươi hoặc trắng.
 Bọt khí, giọt dầu mỡ: Hình tròn, kích thước thay đổi, chiết quang, bên trong rỗng.
 Hạt phấn hoa: Kích thước rất thay đổi, hình thể đặc biệt.
 Sợi thịt đã tiêu hóa: kích thước hình bầu dục hoặc chữ nhật, bên trong trong suốt k
có hạt, có thể có khía.
 Xà phòng: hình tròn hoặc hình bầu dục, màu vàng hoặc k màu, bên trong có khía
hình nan hoa.
Câu 3: TRONG CÁC KT XNP MỖI KT TÌM ĐƯỢC NHỮNG LOẠI GIUN NÀO?
KT NÀO TÌM ĐƯỢC NHIỀU LOẠI GIUN NHẤT?
 KT XNP trực tiếp: trứng giun sán, kể cả ấu trùng, đơn bào thể hoạt động (giọt
nước muối sinh lý), bào nang đơn bào (giọt lugol)  KT tìm được nhiều trứng
giun nhất.
 KT XNP phong phú: trứng giun móc, mỏ (tốt nhất), trứng giun đũa, tóc, sán
dây ( k dùng với sán lá, đơn bào vì trứng chìm)
 KT kato-katz: trứng giun sán, nhất là móc mỏ, tóc,đũa.

You might also like