You are on page 1of 4

Chuyên đề : HÓA SINH – TẾ BÀO

* Nhận biết một số thành phần hóa học trong tế bào


I. Thí nghiệm nhận biết tinh bột
I.1. Mục tiêu thí nghiệm
I.1.1. Kiến thức
Tiến hành được thí nghiệm phản ứng nhận biết tinh bột và quan sát
được sự có mặt của tinh bột trong tế bào qua kính hiển vi từ đó có thể
hướng dẫn được học sinh quan sát hạt tinh bột ở một số đối tượng khác
nhau.
I.1.2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi (KHV), đun mẫu trên ngọn
lửa đền cồn, cắt lát mỏng mẫu.
I.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
I.2.1. Nguyên vật liệu
- Củ khoai tây, khoai lang
- Thuốc thử Lugol: 0,5 g KI và 1 gam I trong 5ml nước cất. Lắc cho
tan hết. Thêm nước cất cho đến 100 ml.
- Thuốc thử Benedict: 100g Na2CO3 và 173g Na-Citrate trong 600
ml nước cất, lọc trong, sau đó thêm nước tới 850ml. Hoà tan 17,3g
CuSO4.5H2O trong 100 ml nước, bổ sung nước cho tới 150 ml. Cuối
cùng trộn dung dịch CuSO4 vào dung dịch đầu, vừa đổ vừa khuấy.
I.2.2. Dụng cụ
Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao lam, ống nghiệm, đèn cồn, giá
kẹp ống nghiệm
1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Cắt lát mỏng một miếng khoai tây, cho vào cối sứ, giã với
10 ml nước rồi lọc
- Bước 2: Lấy một giọt dung dịch cho lên lam kính, đậy lamen lại
và quan sát trên KHV. Quan sát hình dạng các hạt tinh bột.
- Bước 3: Lấy 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm 1 và 2, 1ml hồ
tinh bột cho vào ống nghiệm 3 và 4.
Nhỏ 1-2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm 1 và 3, quan sát sự
thay đổi màu và giải thích.
Nhỏ 1ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm 2 và 4, đun nóng, ghi
lại màu sắc dung dịch và kết luận.
- Bước 4: Đun sôi cách thủy 5ml tinh bột với 1ml dung dịch HCl
trong 15 phút. Để nguội rồi trung hòa bằng NaOH. Chia dung dịch làm 2
phần cho vào hai ống nghiệm 5 và 6, nhỏ vào ống 5 vài giọt thuốc thử
Lugol, còn ống 6 cho 1 ml thuốc thử Benedict rồi đun nóng. Ghi nhận
xét về sự thay đổi màu và giải thích.
I.4. Phân tích kết quả thí nghiệm
- Nhận xét kết quả:
+ Quan sát trên KHV sẽ thấy các hạt
tinh bột khoai tây có dạng các phiến có gờ.
+ Ống nhiệm 1 và 3 có màu xanh tím
đặc trưng. Như vậy, trong khoai tây có chứa
tinh bột. Ống 2 và 4 không có sự thay đổi
màu.
+ Ống 5 có màu của thuốc thử Lugol, ống
6 có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột đã bị
thủy phân thành glucozo và khử Cu ++ Hình 1.1. Tiêu bản tinh bột khoai tây
trong thuốc thử Benedict cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.
I.5. Câu hỏi mở rộng và thông tin bổ sung
I.5.1. Câu hỏi mở rộng
1. Giải thích về cơ chế tạo màu giữa iod và tinh bột?
2. Giải thích về hình dạng phiến gờ của hạt tinh bột quan sát được dưới
KHV?
I.5.2. Thông tin bổ sung
- Thuốc thử nhận biết tinh bột là Lugol.
- Tinh bột tồn tại trong cây dưới dạng hạt có hình dạng và kích
thước khác nhau, đây là một đặc điểm giúp cho việc kiểm nghiệm một
dược liệu chứa tinh bột. Tùy theo loài cây và độ trưởng thành của cây
mà hình dáng và kích thước thay đổi. Về hình dáng, có thể hình cầu,
hình trứng, hình nhiều góc... Đường kính 1-100µm. Soi dưới kính hiển
vi thường thấy hạt tinh bột cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp
chung quanh một điểm gọi là rốn hạt. Các lớp này tạo nên do hạt tinh bột
lớn dần bằng cách tăng thêm các lớp ở phía ngoài. Các lớp này khác
nhau bởi chỉ số chiêt quang và hàm lượng nước. Có tác giả cho rằng các
lớp khác nhau đó là do những lớp này tăng thêm về ban đêm và tăng
thêm về ban ngày nên không hoàn toàn giống nhau.
II. Thí nghiệm nhận biết lipid
II.1. Mục tiêu thí nghiệm
II.1.1. Kiến thức
Nhận biết lipid và quan sát được sự có mặt của lipid trong tế bào
II.1.2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi (KHV), cắt lát mỏng mẫu.
II.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
II.2.1. Nguyên vật liệu
- Hạt lạc hoặc một số mẫu chứa hàm lượng lipid cao như cùi dừa,
mỡ động vật…
- Thuốc thử Sundan III: hòa tan 0,2 g sundan III trong 100 ml cồn
70% nóng. Khuấy cho tan hết rồi lọc.
- Cồn 70%
II.2.2. Dụng cụ
Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao lam, ống nghiệm.
II.3. Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1. Dùng dao lam cắt lát mỏng hạt lạc. Ngâm lát cắt đó vào
thuốc thử Sudan III. Sau 15 phút rửa nhanh bằng cồn 70% rồi đặt lên
lam kính, đậy lamen lại. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi. Quan sát và giải
thích kết quả.
- Bước 2. Nghiền nhỏ một vài hạt lạc trong cối sứ rồi cho thêm 5 ml
ethanol. Lọc dịch nghiền rồi lấy 2 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm
có sẵn 2 ml nước. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
II.4. Phân tích kết quả thí nghiệm
- Nhận xét kết quả thí nghiệm
+ Trên tiêu bản quan sát thấy những giọt tinh dầu bắt màu đỏ đậm.
+ Ở ống nghiệm, lipid tan trong cồn và nhẹ hơn nước nên nổi lên trong
nước.
II.5. Câu hỏi mở rộng va thông tin bổ sung
II.5.1. Câu hỏi mở rộng
1. Giải thích vì sao lipid tan trong cồn mà không tan trong nước?
2. Vì sao khi ăn các thức ăn chứa nhiều lipid tiêu hóa tốt hơn khi uống
thêm các thức uống có ga?

Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Châu – tổ sinh học

You might also like