You are on page 1of 3

Câu 1.

So sánh các hợp chất hóa học sau:


- Carbohydrate và lipit.
- Protein và axit nuclêic.
- ADN và ARN.
- Protein và carbohydrate.
TRẢ LỜI:
Tiêu chí Cấu trúc Chức năng
Giống nhau - Là đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo - Thực hiện các chức năng đa
nên mọi loại TB của cơ thể. dạng, quan trọng trong TB, cơ
- Cấu tạo từ C, H, O… thể sống.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (trừ lipid); - Tham gia cấu tạo.
mỗi phân tử gồm nhiều phân tử nhỏ (đơn - Tham gia điều tiết.
phân) liên kết với nhau tạo thành. Các hợp
chất này gọi chung là polymer.
- Chúng đều có cấu trúc phù hợp với chức năng, có cơ chế hình thành và biến đổi
đặc trưng, từ đó cấu tạo nên TB, giúp TB thực hiện được các chức năng sống và
di truyền các đặc điểm đó cho thế hệ sau.
Khác nhau
Carbohydrate - Cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C,H,O. Cung cấp, dự trữ năng lượng, cấu
- Có cấu trúc đa phân. tạo TB.
- Đơn phân là glucose.
Lipid - Cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C,H,O. (O - Dự trữ NL.
chiếm tỉ lệ lớn). - Tham gia nhiều chức năng sinh
- Không theo cấu trúc đa phân. học khác.
Protein - Cấu tạo từ 4 nguyên tố chính: C,H,O,N. - Chức năng đa dạng: cấu trúc,
- Có nhiều bậc cấu trúc: bậc 1,2,3,4. trao đổi, điều hoà, vận động, bảo
- Có cấu trúc đa phân. vệ, thụ thể…
- Đơn phân là amino acid.
Nucleic acid - Cấu tạo từ các nguyên tố chính: C,H,O,N,P. - DNA lưu giữ, bảo quản và
- Có cấu trúc đa phân. truyền đạt thông tin di truyền.
- Đơn phân là nucleotide (4 loại). - RNA có chức năng khác nhau
+ DNA: A,T,G,C. trong quá trình truyền đạt thông
+ RNA: A,U,G,C. tin di truyền từ DNA sang
protein.

Câu 2. Giải thích các hiện tượng sau:


a. Sau khi để chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại rồi bỏ ra ngoài. Em hãy nêu
hiện tượng và giải thích?
TL:
- Hiện tượng: quả chuối bị mềm nhũn ra.
- Giải thích:
+ Trong tủ đá: Nước trong TB quả chuối bị đông cứng lại-> Làm vỡ TB.
+ Khi cho ra ngoài môi trường: Nước chuyển thành dạng lỏng-> Quả chuối bị nhũn.
b. Vì sao vào mùa đông, người ta thường dùng sáp chống nẻ?
TL:
- Mùa đông: thời tiết khô hanh-> Da tay bị mất nước.
- Dùng sáp nẻ: có bản chất là lipid giúp da tay không bị mất nước -> mềm mại hơn.
c. Thịt lợn và thịt gà đều được cấu tạo từ protein nhưng khi ăn vị lại khác nhau. Em hãy giải
thích?
TL:
- Giải thích:
+ Thịt lợn và thịt gà có vị khác nhau do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các amino acid
trong protein là khác nhau.
d. Vì sao trong pháp y, dựa vào cấu trúc DNA người ta có thể truy tìm danh tính tội phạm và
xác định quan hệ huyết thống?
TL:
- DNA của mỗi cá nhân là duy nhất, có tính đặc thù không thay đổi và ở mọi tế bào cơ quan trên cơ
thể đều giống nhau, mang đặc trưng và quy định tính trạng cơ thể riêng. => Truy tìm danh tính tội
phạm.
- Thông tin di truyền DNA được truyền đạt qua các thế hệ, từ đời này qua đời khác nhờ quá trình tái
bản DNA trong phân bào => Xác định đc huyết thống.
Câu 3. Em hãy mô tả công việc tiến hành theo 5 bước của quy trình nghiên cứu khoa học để giải
quyết các hiện tượng sau:
a. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng như thế nào đến sự hoà tan của giọt mực vào trong nước?
TL:
Bước Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc tiến hành
Bước 1 Quan sát, xác định vấn đề Nhiệt độ của nước ảnh hưởng như thế
nghiên cứu. nào đến sự hoà tan của giọt mực vào
trong nước?
Bước 2 Xây dựng giả thuyết. Giọt mực sẽ hoà tan nhanh hơn trong
nước nóng, chậm hơn trong nước lạnh.
Bước 3 Thiết kế và tiến hành thí - Dụng cụ: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước
nghiệm lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.
- Tiến hành: nhỏ từng giọt mực vào từng
cốc. Quan sát hiện tượng.
Bước 4 Điều tra, khảo sát thực địa. Ghi kết quả, đối chiếu với nhóm còn lại.
Bước 5 Làm báo cáo kết quả nghiên Giọt mực hoà tan nhanh hơn trong nước
cứu. nóng, chậm hơn trong nước lạnh.

b. Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí CO2 vào nước vôi trong? (bỏ)
c. Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành hoa hồng trắng vào cốc nước màu?
Bước Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc tiến hành
Bước 1 Quan sát, xác định vấn đề Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành
nghiên cứu. hoa hồng trắng vào cốc nước màu?
Bước 2 Xây dựng giả thuyết. Bông hoa hồng trắng sẽ đổi màu theo
màu của cốc nước.
Bước 3 Thiết kế và tiến hành thí - Dụng cụ: 1 lọ màu đỏ, 2 cốc nước bình
nghiệm thường, ống nhỏ giọt.
- Tiến hành: nhỏ 3-5 giọt mực vào 1 cốc,
cốc còn lại để nguyên. Cắm vào mỗi cốc
1 bông hoa hồng trắng. Quan sát hiện
tượng.
Bước 4 Điều tra, khảo sát thực địa. Ghi kết quả, đối chiếu với nhóm còn lại.
Bước 5 Làm báo cáo kết quả nghiên - Bông hoa hồng trắng sẽ đổi màu theo
cứu. màu của cốc nước.
- Do thân có mạch gỗ hút nước lên trên
làm cánh hoa đổi màu.

d. Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước?
Bước Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc tiến hành
Bước 1 Quan sát, xác định vấn đề Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam
nghiên cứu. chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước?
Bước 2 Xây dựng giả thuyết. Quả cam chưa bóc vỏ nổi lên, quả cam
đã bóc vỏ chìm xuống nước.
Bước 3 Thiết kế và tiến hành thí - Dụng cụ: 1 quả cam chưa bóc vỏ, 1 quả
nghiệm cam đã bóc vỏ, 2 cốc nước
- Tiến hành: cho mỗi quả cam vào 1 cốc
nước. Quan sát hiện tượng.
Bước 4 Điều tra, khảo sát thực địa. Ghi kết quả, đối chiếu với nhóm còn lại.
Bước 5 Làm báo cáo kết quả nghiên Quả cam chưa bóc vỏ nổi lên, quả cam
cứu. đã bóc vỏ chìm xuống nước.
Nguyên nhân: vỏ cam chứa đầy túi khí
nhỏ nên quả cam nguyên vỏ sẽ nhẹ hơn
nước và nổi lên.

You might also like