You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ: NUÔI TINH THỂ

KHTN 6 + 7

A/ Lý thuyết
Tìm hiểu thông tin trong SGK KHTN 6 hoặc các nguồn sách tham khảo, tài liệu
trên Internet, trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là dung dịch, dung môi, chất tan? Để tạo thành dung dịch nước đường thì
dung môi là chất nào? chất tan là chất nào?
- Thế nào là dung dịch bão hòa? Dung dịch chưa bão hòa?
Hãy nêu cách pha chế dung dịch nước đường bão hòa ở nhiệt độ phòng 25oC.
- Tinh thể là gì? Tinh thể đơn nguyên tử là gì? Tinh thể đa nguyên tử là gì? Lấy hình
ảnh minh họa.
- Tìm hiểu quá trình kết tinh trong dung dịch để tạo thành tinh thể.
B/ Thực hành
Mục tiêu: Nuôi thành công 1 tinh thể muối đơn nguyên tử.
Hình ảnh minh họa:

I. Dụng cụ và hóa chất


 100g – 250g đường trắng hoặc muối ăn NaCl.
 200 - 350 ml nước nóng
 Cốc chứa 500ml.
 Dây cước hoặc dây chỉ.
 Que gỗ/que nhựa.
 Găng tay cao su/y tế
 Giấy lọc/vải lọc
II. Các bước nuôi tinh thể
* Chú ý: luôn đeo gang tay khi làm thí nghiệm, tuyệt đối không để hóa chất dây vào
da, mắt, miệng hoặc lẫn vào đồ ăn, đồ uống.
 Nuôi mầm tinh thể:
- Cân và cho 250 gam CuSO4 hòa tan với 350 ml nước sôi. Nếu chỉ có 100 gam CuSO 4,
bạn có thể dùng 200 ml nước. Hoặc bạn có thể nhìn vào độ tan của muối ở tùy nhiệt độ
và pha theo ý muốn.
Độ tan của CuSO4: 320 g/L (20 ℃), 618 g/L (60 ℃), 1140 g/L (100 ℃)
- Khuấy dung dịch cho tới khi tất cả chất rắn tan hết (Chú ý không khuấy bằng vật làm từ
kim loại, nên dùng que gỗ hoặc nhựa). Nếu chất rắn không thể tan hoàn toàn, có thể lọc
dung dịch.
- Đặt dung dịch ở nơi thoáng mát, kín gió, và đợi từ 1 – 2 ngày.
- Sau 1-2 ngày, một lớp tinh thể nhỏ sẽ hình thành ở đáy cốc. Lọc dung dịch ra một cốc
mới. Dùng que dằm nhỏ phần tinh thể ở đáy, đổ ra giấy để tiến hành chọn mầm. Tùy theo
dạng tinh thể muốn nuôi mà chọn mầm phù hợp. Hãy nhớ chọn mầm to và đẹp nhất.
- Bảo quản phần còn lại để nuôi lần sau. Bọc chúng hoặc đựng trong những hộp kín khí.
 Nuôi lớn tinh thể:
- Thả mầm vào dung dịch vừa lọc. Sau đó, hãy đợi 1-2 tuần. Càng lâu thì tinh thể sẽ càng
lớn.
- Nếu bạn muốn nuôi đơn tinh thể, hãy dùng dây cước buộc mầm lại, rồi buộc vào que gỗ.
Treo que gỗ ngang cốc, đặt mầm vào dung dịch. Chú ý không để mầm chạm vào thành
hoặc đáy cốc.
- Nếu cẩn thận, bạn có thể lọc dung dịch mỗi tuần một lần để tinh thể trong hơn. Trong
quá trình đợi, không nên thường xuyên chạm vào cốc hoặc tò mò làm rung động dung
dịch. Nên để dung dịch ở nơi thoáng mát.
- Chú ý: Để thúc đẩy nhanh quá trình tạo tinh thể, ta có thể để dung dịch nuôi trong ngăn
mát tủ lạnh. Tuy nhiên, khi nuôi trong ngăn mát phải đảm bảo tủ lạnh không bị cúp điện
và nhiệt độ không thay đổi do chúng ta thường xuyên mở ra đóng lại tủ lạnh. Vì vậy tốt
nhất là nuôi trong điều kiện nhiệt độ thường và để chỗ nơi thoáng mát, tránh ánh nắng
mặt trời.
 Bảo quản tinh thể:
- Sau khi nuôi thành công, bạn sẽ thu được một tinh thể CuSO 4 lung linh, lấp lánh. Vì
vậy, bạn cần phải bảo quản nó cẩn thận. Vì hơi nước trong không khí có thể làm tan một
phần tinh thể. Vào những ngày quá nóng sẽ làm bốc hơi một phần nước trong tinh thể,
khiến nó trở nên xấu đi.
- Để tránh những vấn đề này, sau khi nuôi xong tinh thể bạn hãy sơn lên một hoặc hai lớp
sơn móng tay không màu. Sau khi sơn, bạn có thể cầm tinh thể bằng tay không. Như vậy
là có thể bảo vệ tinh thể của bạn rồi đó!
 Hằng ngày ghi lại nhật kí nuôi tinh thể theo mẫu sau:
Hoạt động Các bước tiến Thời gian tiến Hình ảnh ghi lại kết quả
hành hành hoạt động
VD: Nuôi mầm - B1: Hòa tan 1 ngày
tinh thể … gam hóa
chất vào …
ml nước
nóng, khuấy
đều.
- B2: Lọc dung
dịch.

 Nuôi mầm
tinh thể
 Nuôi lớn tinh
thể
 Bảo quản
tinh thể
III. Sản phẩm cần nộp
Mỗi cá nhân nộp những sản phẩm sau:
- Nhật kí nuôi tinh thể (bản word)
- 1 mẫu tinh thể đơn nguyên tử.

You might also like