You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

***************

Đề tài: Phần mềm quản lý bán hàng của một


cửa hàng văn phòng phẩm

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Văn Uy


Tên MSSV Lớp Email
Nguyễn Đức Tuân 20207705 IT-VUW01 tuan.nd207705@sis.hust.edu.vn
Lê Hoàng 20176021 IT-LTU16A hoang.l176021@sis.hust.edu.vn
Lê Hồng Quyết 20198327 IT-VUW(2019) quyet.lh198327@sis.hust.edu.vn
Lê Văn Duẩn 20207662 IT-VUW01 duan.lv207662@sis.hust.edu.vn
Nguyễn Nam Anh 20207656 IT-VUW01 Anh.nn207656@sis.hust.edu.vn

Hà Nội, 06 Tháng 7 Năm 2022


CHƯƠNG I: KHẢO SÁT BÀI TOÁN
1.1. Mô tả bài toán
Một cửa hàng văn phòng phẩm muốn đơn giản hóa khẩu quản lý nên đã dùng
đến công nghệ ( thông qua phần mềm quản lý bán hàng), vừa giúp tiếp kiệm thời
gian, công sức cũng như tránh những sai lầm không đáng có dẫn đến thất thoát
tiền của khi sử dụng phương thức quản lý bằng con người truyền thống.
1.1.1.Khảo sát hiện trường
- Một cửa hàng văn phòng phẩm có cơ cấu tổ chức gồm:
o Cửa hàng : Chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kho hàng.
- Khảo sát hiện trường:
o Khi nhập/ xuất hàng vào kho ghi vào sổ sách số lượng theo tên sản
phẩm.
o Các loại hàng hóa: Bút, mực, giấy, sách giáo khoa, vở ghi, notebook,

o Khi khách hàng mua hàng, khách hàng sẽ mang hàng ra cho nhân
viên thanh toán, lập hóa đơn cho khách nếu được yêu cầu sau đó ghi
lại vào sổ.
o Khi hết mỗi ngày làm việc thì nhân viên có trách nhiệm kiểm kê số
lượng hàng bán được hôm nay sau đó tính doanh thu của ngày rồi
đối chiếu với số tiền thực tế.

- Khảo sát người sử dụng:


o Nhân viên bán hàng: Đứng tại quầy thu ngân thanh toán cho khách
hàng. Ghi chép lại giao dịch vào sổ để cuối ngày kiểm kê lại. Tạo hóa
đơn nếu được yêu cầu từ khách hàng.
o Nhân viên quản lý kho: khi nhập hàng hóa về nhân viên sẽ xác nhận
sản phẩm và số lượng sản phẩm nhập vào từ các nhà cung cấp sau
đó ghi lại vào sổ thông tin nhập hàng. Chịu trách nghiệm sắp xếp và
phân loại sản phẩm trên từng giá để đồ. Sau đó xác nhận số hàng đã
xuất kho rồi ghi lại số lượng sản phẩm trong kho. Công việc được làm
mỗi ngày.
o Chủ cửa hàng: là người nắm bắt được tình hình mua bán, doanh thu
của cửa hàng, quản lý nhân viên. Căn cứ vào sổ sách rồi tổng hợp
thống kê lại rồi ... Từ đó sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng thời điểm. Việc thống kê được diễn ra hàng tuần, hàng
tháng. Phụ trách trả lương cho nhân viên.
- Tài liệu:
o Sổ xuất nhập kho của nhân viên:
 Bảng nhập kho: Bảng 1
Tên sản phẩm Số lượng(1) Giá(2) Thành tiền(1x2)

Tổng:
Bảng1.

 Bảng xuất kho lên kệ hàng: Bảng 2


Tên sản phẩm Số lượng Ngày xuất kho

Bảng2.

 Bảng thống kê cuối tháng: Bảng 3


Tên sản phẩm Số lượng nhập Số lượng xuất Số lượng tồn
kho kho kho thực tế

Bảng 3

 Bảng thống kê sản phẩm còn trên kệ mỗi ngày: Bảng 4


Tên sản phẩm Số lượng mặc Số lượng còn lại Số lượng đã
định trên kệ trên kệ bán

Bảng 4
o Sổ bán hàng của nhân viên: Bảng 5
Tên sản phẩm Số lượng(1) Giá(2) Thành tiền(1x2)

Bảng 5

o Bảng giá: Bảng 6


Tên sản phẩm Giá

Bảng 6

1.1.2.Tổng hợp và phân loại thông tin


a) Phân tích hiện trạng
- Mức độ đáp ứng yêu cầu: với quy mô hoạt đông như hiện nay, việc quản lý
thủ công gặp phải rất nhiều khó khăn và nhược điểm:
o Do quán là cửa hàng văn phòng phẩm nên có nhiều loại mặt hàng
và mỗi loại mặt hàng có nhiều sản phẩm nên nhân viên bán hàng
phải mất thời gian ghi nhớ giá của từng sản phẩm.
o Việc nhập liệu hoàn toàn thủ công nên dẫn đến có sai sót khi nhập liệu,
mất thời gian và khối lượng công việc tăng lên nhiều. Ngoài ra việc
nhập thủ công dẫn đến việc thiếu tính thống nhất của dữ liệu nhập vào.
o Chủ cửa hàng khó giám sát thực tế công việc bán hàng của cửa
hàng.
o Các bảng dữ liệu hoàn toàn viết tay nên việc tìm kiếm gây khó
khăn khi cần rà soát lại.
o Mặt hàng bán, nhập kho chưa có thông tin nhân viên đi kèm dẫn
đến khi có sai sót hoặc thất thoát khó tìm ra nhân viên phụ trách.
o Việc tính toán thủ công cũng có thể gây ra sai sót khi kiểm kê
- Mong muốn của chủ cửa hàng:
o Một phần mềm dễ sử dụng
o Giám sát được hoạt động của cửa hàng hiệu quả hơn: Các biểu đồ
thống kê, chấm công nhân viên, xếp lịch làm việc, tính lương
thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.
- Đề xuất chức năng:
o Chức năng đăng nhập: Giúp chủ cửa hàng quản lý được lịch làm
việc của từng nhân viên. Khi nhân viên thực hiện các giao dịch
hoặc nhập xuất kho có thể lưu lại thông tin nhân viên. Từ đó có
các tiêu trí để thưởng phạt nếu có.
o Chức năng bán hàng: Giúp nhân viên cải thiện thời gian xác nhận
thanh toán của sản phẩm. Sản phẩm sau khi xác nhận thanh toán
có thể tự động lưu vào kho lưu trữ dữ liệu. Từ đó có thể truy xuất
thông tin bán hàng khi cần thiết.
o Chức năng quản lý kho: Có các biểu mẫu giúp nhân viên kho hàng
có thể dễ dàng nhập. Thông tin sau khi nhập tự động lưu vào kho
lưu trữ.
o Chức năng quản lý cửa hàng: Cung cấp các chức năng con giúp
quản lý cửa hàng.

b) Xác định phạm vi


- Sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin:
o Thông tin người sử dụng gồm: nhân viên, quản lý, quản trị viên
o Thông tin sản phẩm và các loại sản phẩm.
o Thông tin hóa đơn.
- Phần mềm gồm các chức năng:
o Chức năng bán hàng:
 Xác nhận sẩn phẩm.
 Thanh toán
o Chức năng quản lý kho hàng:
 Xuất kho
 Nhập kho
 Báo cáo
o Chức năng quản lý cửa hàng:
 Quản lý sản phẩm
 Quản lý người dùng
 Quản lý lịch làm việc
 Thưởng tháng
 Tính lương
 Thống kê: Thống kê số lượng nhập vào, tổng sản phẩm bán
được, sản phẩm bán chạy, doanh thu của tháng.
 Yêu cầu phần mềm: giao diện đơn giản, thân thiện dễ dàng sử dụng. Tiết
kiệm thời gian, công sức, chi phí. Dễ dàng kiểm soát phân đoạn bán hàng
gồm: quản lý hàng hóa, quản lý kho, thống kê dữ liệu, báo cáo danh số…

1.2. Lợi ích của phần mềm

1.2.1.Giá trị sử dụng


- Tạo sự linh hoạt trong quản lý: Hầu hết các phân đoạn từ quản lý kho, đến
bán hàng đều được sắp xếp theo trình tự từ đó phần mềm có thể xuất báo
cáo theo tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo yêu cầu của nhà quản lý. Nhà
quản lý cũng có thể điều hành từ xa mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.
- Giảm sai sót: Phần mềm sẽ lưu hóa đơn bán hàng và thông tin xuất nhập
kho từ đó tính toán ra các khoản thu chi một cách tự động, giảm sai sót
trong khâu kế toán

1.2.2.Giá trị kinh tế


- Tiếp kiệm chi phí, công sức: Phần mềm hỗ trợ các chức năng ghi chép và
quản lý sổ sách bán hàng, lưu trữ nguồn hàng đầu vào – đầu ra, quản lý bán
hàng, đơn giá bán hàng từng mặt hàng sản phẩm, kiểm kê hàng hóa trong
kho, chốt doanh số báo cáo,… Từ đó giúp giảm chi phí nhân công phải thuê
cho mấy việc trên, đồng thời tiếp kiệm thời gian, làm được nhiều công việc
khác mà không ảnh hưởng tới công việc quản lý bán hàng, giúp đem tới
hiệu quả công việc cao hơn.

1.2.3.Khắc phục một số nhược điểm của phương pháp quản lý thủ công

- Quản lý cửa hàng theo phương thức truyền thống phụ thuộc hoàn toàn vào
việc ghi chép sổ sách, và nhập liệu thủ công trên excel. Việc làm thủ công
như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng bị nhầm lẫn, mất dữ liệu, tiêu tốn thời
gian và chi phí quản lý.
- Quản lý qua phần mềm, các dữ liệu được cập nhật lên hệ thống giúp đồng
bộ dữ liệu nên dễ dàng quản lý hơn nếu so với phương pháp quản lý cũ dữ
liệu thường được lưu trong máy tính cá nhân.

1.3. Kế hoạch triển khai

1. Lên kế hoạch triển khai


2. Khảo sát và đưa ra giải pháp
3. Xây dựng hệ thống
4. Cài đặt phần mềm
5. Chuẩn bị đào tạo người dung
6. Nghiệm thu phần mềm
7. Ứng dụng thực tế
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Biểu đồ use case và đặc tả use case:
2.1.1. Biểu đồ use case tổng quan:

Để truy cập hệ thống bán hàng, nhân viên phải đăng nhập vào hệ thống bằng tài
khoản được cung cấp. Khi đăng nhập thành công thì nhân viên sẽ được phép sử
dụng các chức năng sau ( với mỗi user sẽ có các nghiệp vụ khác nhau đối với mỗi
chức năng):

- Chức năng bán hàng


- Chức năng quản lý cửa hàng
- Chức năng quản lý kho
2.1.2. Use case bán hàng

Tên use case Quản lý bán hàng


Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả Ca sử dụng bắt đầu khi nhân viên đăng nhập vào hệ thống
bán hàng.
Điều kiện đầu Khách hàng mang hàng đến quầy
vào
Kết quả đầu ra Tính toán chi phí, thu phí và xuất hóa đơn.
Luồng sự kiện STT Tác nhân Hành động
chính 1 Khách hàng Đem hàng ra quầy thanh toán
2 Nhân viên Xác nhận mặt hàng, tính phí
3 Khách hàng Thanh toán chi phí
4 Nhân viên Xuất hóa đơn cho khách, thu phí
5 Hệ thống Lưu hóa đơn
2.1.3. Quản lý kho:

Tên use case Quản lý kho hàng


Tác nhân Nhân viên kho hàng
Mô tả Ca sử dụng bắt đầu khi nhân viên đăng nhập vào hệ thống
quản lý kho hàng
Điều kiện đầu Hàng hóa được nhập vào hoặc xuất ra khỏi kho
vào
Kết quả đầu ra Lưu lại tất cả các thông tin về sự thay đổi trong kho
Luồng sự kiện STT Tác nhân Hành động
chính 1 Nhân viên Chọn chức năng xuất/nhập kho
2 Hệ thống Xác nhận hành động và chuyển đến
form điền thông tin
3 Nhân viên Điền thông tin vào form và nhấn xác
nhận
4 Hệ thống Xác nhận, lưu thông tin và cập nhật
lại số lượng sản phẩm trong kho
5 Hệ thống Tạo báo cáo sau đó gửi cho nhân viên
quản lý

2.1.4. Use case quản lý cửa hàng

Tên use case Quản lý cửa hàng


Tác nhân Chủ cửa hàng
Mô tả Ca sử dụng bắt đầu khi nhân viên đăng nhập vào hệ thống
bằng tài khoản admin
Điều kiện đầu Không có
vào
Kết quả đầu ra Không có
Luồng sự kiện STT Tác nhân Hành động
chính Nhân viên Chọn chức năng quản lý lương
thưởng
Hệ thống Hiện giao diện quản lý lương thưởng
lên màn hình
Nhân viên Thao tác với các chức năng xem,
thêm, sửa, xóa rồi nhấn xác nhận
Hệ thống Xác nhận hành động và lưu dữ liệu
Nhân viên Chọn chức năng thống kê thu chi
Hệ thống Xuất ra màn hình
bản thống kê thu chi
Nhân viên Chọn chức năng quản lý lịch làm việc
của nhân viên
Hệ thống Xuất ra màn hình giao diện quản lý
lịch làm việc của nhân viên
Nhân viên Thao tác với các chức năng xem,
thêm, sửa, xóa rồi nhấn xác nhận
Hệ thống Xác nhận hành động và lưu dữ liệu
Nhân viên Chọn chức năng quản lý danh mục
sản phẩm
Hệ thống Xuất ra màn hình giao diện quản lý
danh mục sản phẩm
Nhân viên Thao tác với các chức năng xem,
thêm, sửa, xóa rồi nhấn xác nhận
Hệ thống Xác nhận hành động và lưu dữ liệu
Nhân viên Chọn chức năng
xuất thông tin ra file exel
Hệ thống Xuất file exel dựa trên dữ liệu trong
hệ thống
2.2. Biểu đồ tuần tự:
2.2.1. Đăng nhập:
2.2.2. Quản lý bán hàng:
2.2.3 Nhập hàng
2.2.4 Xuất hàng.
2.3.5 Quản lý nhân viên.
2.3.6 Thống kê.
2.3 Biểu đồ lớp.
3. Mô hình thiết kế, thiết kế an toàn.
3.1 Mô hình thiết kế
3.1.1 Mô hình thác nước là gì?
- Mô hình thác nước là một ví dụ của mô hình Sequential (Tuần
tự). Trong mô hình này, hoạt động phát triển phần mềm được
chia thành các giai đoạn khác nhau và từng giai đoạn bao gồm
hàng loạt các nhiệm vụ và có các mục tiêu khác nhau.
- Mô hình Thác nước là giai đoạn đầu trong quá trình SDLC.
Trên thực tế, nó là mô hình đầu tiên được sử dụng rộng rãi
trong ngành công nghiệp phần mềm. Nó được chia thành các
pha, đầu ra của một pha trở thành đầu vào của pha tiếp theo.
Nó là giai đoạn bắt buộc được hoàn thành trước khi bắt đầu
giai đoạn tiếp theo. Nói tóm lại, không có sự chồng chéo nào
trong mô hình thác nước.
- Trong thác nước, sự phát triển của một pha chỉ bắt đầu khi
giai đoạn trước hoàn thành. Do tính chất này, mỗi giai đoạn của
mô hình thác nước phải được xác định khá chính xác. Các giai
đoạn chuyển từ mức cao xuống mức thấp hơn, giống như một
thác nước nên mô hình này được đặt tên là mô hình thác nước.
Ảnh minh họa mô hình thác nước

Các tài liệu


STT Giai đoạn Các hoặt động đã thực hiện có thể
chuyển
1. Nắm được tất cả các yêu cầu.
2. Thảo luận và hướng dẫn để hiểu các yêu
RUD (Yêu
Phân tích yêu cầu.
1 cầu hiểu tài
cầu 3. Thực hiện thử nghiệm các yêu cầu để
liệu)
đảm bảo rằng các yêu cầu có thể kiểm
chứng được hay không.
1. Theo yêu cầu, tạo ra thiết kế HLD (Tài
2. Thảo luận về yêu cầu phần cứng /phần liệu thiết kế
Thiết kế hệ mềm. mức độ cao),
2 3. Tài liệu thiết kế
thống LLD (Tài
liệu thiết kế
mức độ thấp)
1. Theo thiết kế tạo ra các chương trình / Các chương
code trình, Unit
3 Thực hiện
2. Tích hợp code cho giai đoạn tiếp theo. TCs và kết
3. Unit testing quả
1. Tích hợp unit tested code và kiểm tra nó
để đảm bảo nó hoạt động như mong đợi.
2. Thực hiện tất cả các hoạt động thử
nghiệm (Functional and non functional) để Test case,
Thử nghiệm đảm bảo hệ thống đáp ứng các yêu cầu. Test report,
4
hệ thống 3. Trong trường hợp bất thường, báo cáo. Report lỗi,
4. Theo dõi tiến độ về kiểm tra thông qua Updates
các công cụ như số liệu truy xuất nguồn
gốc, ALM
5. Báo cáo hoạt động thử nghiệm
1. Hãy chắc chắn rằng môi trường đang
hoạt động
2. Hãy chắc chắn rằng không có lỗi mở
server. Hướng dẫn
3. Đảm bảo rằng các tiêu chí test được đáp sử dụng
Triển khai Hệ
5 ứng. Định nghĩa /
thống
4. Triển khai ứng dụng trong môi trường đặc tả môi
tương ứng. trường
5. Thực hiện kiểm tra về môi trường sau
khi ứng dụng được triển khai để đảm bảo
ứng dụng không gặp vấn đề
6 Bảo trì hệ 1. Hãy chắc chắn rằng ứng dụng đang Hướng dẫn
thống chạy và chạy trong môi trường tương ứng. sử dụng,
2. Trong trường hợp người dùng gặp lỗi, Danh sách
chắc chắn giải quyết và khắc phục các vấn ticket, Danh
đề. sách các tính
3. Trong trường hợp bất kỳ vấn đề fixed; năng mới
code cập nhật được triển khai trong môi được triển
trường. khai.
4. Ứng dụng luôn được tăng cường để kết
hợp nhiều tính năng, cập nhật môi trường
với các tính năng mới nhất

3.1.2 Khi nào sử dụng mô hình thác nước?


- Mô hình Thác nước SDLC được sử dụng khi:
 Yêu cầu ổn định và không thay đổi thường xuyên.
 Một ứng dụng nhỏ.
 Không có yêu cầu mà không hiểu hoặc không rõ ràng.
 Môi trường ổn định Các công cụ và công nghệ được sử
dụng là ổn định Nguồn lực được đào tạo và sẵn sàng.

3.1.3 Ưu, nhược điểm của mô hình


a. Ưu điểm.
 Đơn giản, dễ hiểu và sử dụng.
 Đối với các dự án nhỏ hơn, mô hình thác nước hoạt động
tốt và mang lại kết quả phù hợp.
 Vì các giai đoạn của mô hình thác nước cứng nhắc và chính
xác, một pha được thực hiện một lần, nó rất dễ dàng để
maintain.
 Các tiêu chí đầu vào và đầu ra được xác định rõ ràng, do
đó nó dễ dàng và có hệ thống để tiến hành chất lượng.
 Kết quả được ghi chép tốt.
b. Nhược điểm.

 Không thể chấp nhận thay đổi yêu cầu Nó trở nên rất khó
khăn để di chuyển trở lại giai đoạn.
 Ví dụ, nếu ứng dụng đã chuyển sang giai đoạn thử nghiệm
và có thay đổi về yêu cầu, gặp khó khăn để quay lại và thay
đổi nó.
 Việc giao hàng của sản phẩm cuối cùng là muộn vì không
có mẫu thử nghiệm được chứng minh trung gian.
 Đối với các dự án lớn và phức tạp, mô hình này không tốt
vì yếu tố rủi ro cao hơn.
 Không thích hợp cho các dự án mà yêu cầu được thay đổi
thường xuyên.
 Không làm việc cho các dự án dài và đang diễn ra.
 Kể từ khi thử nghiệm được thực hiện ở giai đoạn sau, nó
không cho phép xác định những thách thức và rủi ro trong
giai đoạn trước đó nên chiến lược giảm thiểu rủi ro rất khó
để chuẩn bị.

3.1.4 Lý do chọn mô hình.


 Yêu cầu phần mềm có tính rõ ràng và tính ổn định cao
 Thích hợp với những dự án nhỏ và ngắn hạn
 Nắm vững được công nghệ phát triển
 Không có những yêu cầu không rõ ràng
3.2 Thiết kế an toàn.
 Vòng đời phát triển phần mềm (SDLC - Software
Development Life Cycle) là phương pháp luận hay một
chuỗi các quy trình để phát triển phần mềm từ thiết kế,
xây dựng và duy trì phần mềm. Có một số mô hình SDLC
phổ biến gồm mô hình thác nước (waterfall), xoắn ốc
(spiral), phát triển phần mềm linh hoạt (agile), đặc biệt
mô hình agile kết hợp giữa phát triển phần mềm và
triển khai. Rất ít mô hình SDLC đề cập chi tiết đến vấn
đề an toàn phần mềm, vì vậy các phương pháp phát
triển phần mềm an toàn thường cần được bổ sung và
tích hợp vào từng mô hình SDLC. Bất kể mô hình SDLC
nào được sử dụng, các phương pháp phát triển phần
mềm an toàn cần được tích hợp trong suốt quá trình vì
ba lý do: để giảm số lượng điểm yếu (vulnerability)
trong phần mềm đã phát hành, để giảm thiểu tác động
tiềm ẩn của việc khai thác các điểm yếu chưa được phát
hiện hoặc chưa được khắc phục và để giải quyết gốc rễ
nguyên nhân của các điểm yếu để ngăn chặn sự xuất
hiện lặp lại.
 Hầu hết các khía cạnh của an toàn phần mềm có thể
được giải quyết nhiều lần trong SDLC, tuy nhiên, vấn đề
an toàn được giải quyết càng sớm thì càng cần ít nguồn
lực và chi phí để đạt được cùng một mức độ an toàn.
Nguyên tắc này, còn được gọi là dịch chuyển sang trái
(shifting left), là nguyên tắc quan trọng bất kể mô hình
SDLC nào. Dịch chuyển sang trái giúp giảm thiểu bất kỳ
tồn tại kỹ thuật chúng đòi hỏi cần khắc phục các lỗi bảo
mật sớm trong quá trình phát triển hoặc sau khi phần
mềm được đưa vào sản xuất.
 Tài liệu này xác định và khuyến nghị các phương pháp
phát triển phần mềm an toàn, trọng tâm là kết quả của
các hoạt động sẽ được thực hiện hơn là vào các công cụ,
kỹ thuật và cơ chế được sử dụng để làm như vậy, hướng
đến:
 • Có thể được sử dụng bởi các tổ chức trong bất kỳ lĩnh
vực hoặc cộng đồng nào, bất kể quy mô hoặc mức độ
phức tạp về an toàn thông tin mạng
 • Có thể được áp dụng cho phần mềm được phát triển
để hỗ trợ công nghệ thông tin (CNTT), hệ thống điều
khiển công nghiệp (ICS), hệ thống vật lý mạng (CPS)
hoặc Internet of Things (IoT)
 • Có thể được tích hợp vào bất kỳ quy trình phát triển
phần mềm hiện có nào và chuỗi công cụ tự động; không
được ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức đã áp dụng
các hoạt động phát triển phần mềm an toàn.
 • Có thể áp dụng rộng rãi, không phân biệt riêng cho các
công nghệ, nền tảng, ngôn ngữ lập trình, mô hình SDLC,
môi trường phát triển, môi trường hoạt động, công cụ,
v.v.
 • Có thể giúp một tổ chức lập tài liệu về các thực hành
phát triển phần mềm an toàn hiện tại của mình và xác
định các mục tiêu thực hành trong tương lai như một
phần của quá trình cải tiến liên tục.
 • Có thể hỗ trợ một tổ chức hiện đang sử dụng mô hình
phát triển phần mềm cổ điển trong việc chuyển đổi các
phương pháp phát triển phần mềm an toàn sang sử
dụng với mô hình phát triển phần mềm hiện đại (ví dụ:
Agile, DevOps).
 • Có thể hỗ trợ các tổ chức đang mua sắm và sử dụng
phần mềm hiểu được các phương pháp phát triển phần
mềm an toàn do các nhà cung cấp của họ sử dụng.

4. Thiết kế giao diện


4.1 Giao diện bán hàng.
4.2 Giao diện quản lý kho.
4.1 Giao diện nhân viên.
4.4 Giao diện thống kê.
5. Thiết kế cơ sở dữ liệu.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

You might also like