You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


-----***-----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN “PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG”

Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG


CAFÉ

GVHD: ThS. Trần Đình Vương


Sinh viên thực hiện: Cao Thành Đạt – 90254

Hải Phòng, tháng 04 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN
-----***-----

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Mã đề tài: 03
1. Tên đề tài
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng cafe.
2. Mục đích
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng cafe.
3. Công việc cần thực hiện
● Khảo sát và tìm hiểu hệ thống.
● Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ của hệ thống.
● Các định yêu cầu của hệ thống.
● Xây dựng mô hình nghiệp vụ của hệ thống, mô hình phân rã chức năng.
● Xây dựng mô hình hóa tiến trình - Phân tích chức năng nghiệp vụ của hệ
thống.
● Xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm – Phân tích hệ thống về dữ liệu.
Xây dựng mô hình dữ liệu liên kết thực thể.
● Thiết kế hệ thống: Thiết kế đầu vào, đầu ra của hệ thống. Thiết kế giao
diện người dùng.
● Bảo vệ bài tập lớn.
4. Yêu cầu
● Kết quả làm bài tập lớn: Báo cáo bài tập lớn
● Báo cáo bài tập lớn phải được trình bày theo mẫu quy định (kèm theo),
báo cáo có thể kết xuất thành tệp định dạng PDF và nộp qua email (không
bắt buộc phải in ấn)
● Hạn nộp báo cáo bài tập lớn:
5. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Vỵ, Giáo trình Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin,
NXB Giáo dục Việt nam, 2010.
- Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống, Khoa CNTT, ĐH HH VN
Hải Phòng, tháng 04 năm 2022
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHẢO SÁT
HỆ THỐNG BÀI TOÁN

1.1 Giới thiệu bài toán


- Trong quá trình phát triển của xã hội, công nghệ thông tin đã và đang phát
triển mạnh mẽ, ngày càng thâm nhập sâu, trở thành một công cụ hỗ trợ đắc
lực cho con người trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây, nước ta
đã có rất nhiều cố gắng để tiến kịp xu thế đổi mới và phát triển của khu vực
và thế giới. Một trong các bước đi đúng đắn của nhà nước ta là ưu tiên phát
triển ngành công nghệ thông tin, ngành mũi nhọn quan trọng trong mục tiêu
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì lẽ đó tin học ngày nay đã đi sâu
vào mọi lĩnh vực của xã hội và đời sống con người.
- Trong xu thế phát triển hiện nay trên thế giới khoa học và công nghệ luôn
có những thay đổi mạnh mẽ. Một phần trong đó là việc ứng dụng Công
Nghệ Thông Tin vào đời sống hàng ngày của con người. Loài người chúng
ta đang hướng tới thiết lập một hành tinh thông minh. Ngày nay với sự phát
triển mạnh mẽ của CNTT kết hợp với sự phát triển của mạng Internet đã kết
nối được toàn thế giới lại với nhau thành một thể thống nhất. Nó đã trở
thành công cụ đắc lực cho nhiều ngành nghề : giao thông, quân sự, y học…
và đặc biệt là trong công tác quản lý nói chung và quản lý quán Cafe nói
riêng.
- Đời sống con người ngày nay được nâng cao, nhu cầu ăn uống, giải trí cũng
theo đó mà phát triển không ngừng. Nhiều quán cà phê đã mở lên để đáp
ứng các nhu cầu gia tăng và đa dạng này. Tại quán cà phê, mà còn có rất
nhiều các danh mục ăn uống giải trí khác. Các quán cà phê cần nhiều nhân
viên hơn và nhu cầu phục vụ căng thẳng hơn, làm sao phục vụ tốt nhiều
khách hàng với các yêu cầu rất đa dạng và với danh mục tốt nhất. Vì thế,
yêu cầu công tác tổ chức và quản lý đòi hỏi sự nhanh nhạy, tiện ích hơn mà
vẫn không tốn nhiều nhân công. Đó là lý do ứng dụng công nghệ thông tin
cho việc quản lý các danh mục tại các quán này.Tên đề tài là “ Phân tích và
thiết kế hệ thống quản lý bán hàng cafe” được chọn làm đề tài cho bài tập
lớn của em với mong muốn góp phần của mình nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác quản lý tại quán cà phê nói riêng và các hoạt động kinh
doanh danh mục nói chung.
1.2 Mục đích, yêu cầu
Mục đích :
 Mục đích của tài liệu là khảo sát phân tích thiết kế chương trình quản lý
quán Cafe, giúp cho việc quản lý trở lên dễ dàng, và hiệu quả nhất.
Yêu cầu :
 Cần phải hiểu rõ và nắm bắt được các công việc của quản lý quán Cafe.
 Khảo sát phân tích hệ thống quản lý quán theo đúng yêu cầu.
 Thiết kế được chương trình với các chức năng đã được phân tích.
1.3 Công cụ sử dụng
 Phân tích thiết kế hệ thống: Microsoft Visio, MySQLWorkbench.
- Lưu trữ lượng thông tin không giới hạn.
- Tổ chức thông tin theo một cách có nghĩa đối với cách thức bạn làm việc.
- Truy tìm thông tin theo một tiêu chuẩn nào đó mà bạn định nghĩa.
- Tạo các form nhằm cho việc nhập thông tin trở nên dễ dàng hơn.
- Tạo các report có nghĩa và có thể kết hợp dữ liệu, text, đồ họa và những đối
tượng khác.
- Chia sẻ thông tin dễ dàng trên web.
 Thiết kế giao diện chương trình: Visual studio 2010.
- Visual basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Trong visual basic
đối tượng là những thành phần tạo nên giao diện người sử dụng cho ứng
dụng.
- Với lập trình hướng đối tượng, lập trình viên có thể chia nhỏ vấn đề cần giải
quyết thành các đối tượng. Từng đối tượng lại có nhiệm vụ riêng của nó, nó
có đặc điểm mà người ta gọi là thuộc tính và có những chức năng đặc biệt
mà ta gọi là phương thức. Lập trình viên phải đưa ra các thuộc tính và
phương thức cần thể hiện.
- Đặc trưng cơ bản của visual basic là: Trực quan, Hướng đối tượng, Lập
trình theo sự kiện.
 Thiết kế các biểu mẫu: Microsoft Word.
1.4 Mô tả bài toán
1.4.1 Khảo sát hiện trạng
- Giới thiệu chung vấn đề : Khi có khách hàng bước vào nhân viên phục vụ sẽ
mở cửa và chào khách hàng. Hỏi khách đi với số lượng bao nhiêu người để
sắp xếp chỗ ngồi hợp lý và phù hợp với cảnh quan xung quanh. Sau khi dẫn
khách đến chỗ ngồi, nhân viên phục vụ sẽ đưa menu cho khách để khách
chọn đồ uống và có cả kèm theo đồ ăn nhẹ ( nếu khách yêu cầu thêm ). Sau
khi đã ghi hết các order của khách hàng, nhân viên phục vụ sẽ chuyển danh
sách order món mà khách gọi cho bên nhân viên nhân viên pha chế. Khi pha
chế xong các đồ uống, nhân viên phục vụ sẽ mang ra cho khách và sẽ nói
câu : “ Chúc quý khách ngon miệng ”. Khi khách đã uống xong và chuẩn bị
ra về thì sẽ qua quầy thu ngân để thanh toán. Ngoài ra nhân viên muốn có
các nguyên liệu để pha chế còn phải lấy lên từ kho bảo quản nguyên liệu.
Từ những lý do trên, đề tài quản lý quán cafe sẽ được chia ra làm 4 phần
nhỏ : quản lý bán hàng, quản lý nhân viên, quản lý kho, quản lý lương
1.4.2 Mô tả bài toán nghiệp vụ
1.4.2.1 Quản lý bán hàng
- Quản lý bán hàng sẽ làm các công việc như quản lý sản phẩm, nhận các yêu
cầu và phản hồi từ khách hàng, lập các hóa đơn,...
1.4.2.2 Quản lý nhân viên
- Quản lý nhân viên sẽ được chia thành 3 mục nhỏ : Quản lý thông tin cá
nhân của nhân viên, quản lý ca làm và quản lý tăng ca. Quản lý thông tin sẽ
giúp ta biết được số lượng nhân viên làm tại quán cũng như là thời gian họ
công tác tại đây là bao lâu và sơ yếu lý lịch của họ. Quản lý ca làm giúp ta
nắm rõ được số nhân viên tham gia làm và thời gian bắt đầu đến kết thúc ca
và lương cho từng ca. Quản lý tăng ca cho biết nhân viên nào tham gia làm
ca nào và họ có thể đăng ký nhiều ca trong một ngày.
1.4.2.3 Quản lý lương
- Quản lý lương sẽ chấm công và tính lương cho mỗi nhân viên làm việc theo
ca trong một ngày, vào cuối tháng hệ thống sẽ đưa ra bảng danh sách chấm
công của nhân viên trong tháng đó và tính lương cả tháng cho mỗi nhân
viên dựa vào số công mà mỗi nhân viên làm việc trong tháng và mức
thưởng phạt của từng cá nhân.
1.4.2.4 Quản lý kho
- Khi nhận được yêu cầu nhập hàng từ phòng thông tin gửi đến, người quản lý
kho có trách nhiệm làm thủ tục nhập hàng theo hóa đơn, viết phiếu nhập
kho, kiểm tra và xác nhận các mặt hàng vừa nhập, đưa số hàng vừa nhập
vào kho.
- Mỗi mặt hàng nhập về có thể được lưu trữ ở các kho khác nhau, một kho có
thể lưu trữ được nhiều mặt hàng khác nhau.
- Khi phiếu yêu cầu xuất kho được gửi đến, người quản lý kho kiểm tra lại số
lượng sản phẩm cần xuất các kho và lập phiếu xuất kho, xuất các mặt hàng
theo yêu cầu.
- Nếu số lượng sản phẩm hiện có trong kho không đủ so với số lượng cần
xuất thì người quản lý kho có thể ngừng chưa xuất sản phẩm và đề nghị
nhập sản phẩm sau đó mới xuất đủ 1 lần theo yêu cầu hoặc có thể xuất số
sản phẩm hiện có trong kho và tạo “Phiếu xuất thiếu” sau đó tiếp tục xuất
trả khi đủ sản phẩm.
- Ngoài ra, trong quán trình kiểm kê nếu sản phẩm nào đó hỏng hay tồn kho
thì người quản lý kho có thể tạo “Phiếu xuất trả” để trả lại cho nhà cung
cấp.
- Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều mặt hàng và một cửa hàng có thể
nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Hàng ngày người quản lý có trách nhiệm tổng kết các mặt hàng xuất nhập
trong ngày.
- Cuối tháng người quản lý kho tổng hợp các phiếu nhập kho – xuất kho hợp
lệ để ghi lại vào sổ, sau đó kiểm kê số lượng sản phẩm nhập xuất, số lượng
hàng tồn, hàng hỏng.
1.5 Các hồ sơ dữ liệu

Hình 1.5.1 Menu đồ uống


Hình 1.5.2 Phiếu order đồ uống
Hình 1.5.3 Phiếu thanh toán
Hình 1.5.4 Phiếu nhập kho
Hình 1.5.5 Phiếu xuất kho
Hình 1.5.6 Hóa đơn thanh toán
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1 Mô hình nghiệp vụ - Biểu đồ phân rã chức năng

Quản lý hệ thống
quán cà phê

Quản lý danh Quản lý nhập Quản lý thanh Thống kê, báo


Quản lý hệ thống Quản lý bán hàng Quản lý công nợ
mục hàng toán cáo

Quản lý nhân Lập đơn hàng Tiếp nhận phiếu


Đăng nhập Tiếp nhận đơn Lập lương Tổng hợp
viên mua yêu cầu

Quản lý khách Kiểm tra đơn Tính lương nhân


Quản lý tài khoản Kiểm tra phiếu Kiểm tra đơn Lập báo cáo
hàng hàng viên

Cấu hình hệ Tạo phiếu nhập Báo cáo thanh


Quản lý món Nhập phiếu xuất
thống hàng toán

Quản lý nguyên
Phân quyền Nhập hàng Tạo hóa đơn
liệu

Tạo hóa đơn


Đăng xuất
thanh toán

Hình 2.1 Mô hình phân rã chức năng


Chức năng, nhiệm vụ các thành phần:
2.1.1 Quản lý hệ thống
- Đăng nhập : chức năng đăng nhập cho phép nhân viên, quản lý hoặc chủ đăng
nhập vào hệ thống, thực hiện các công việc trong quyền hạn của mình. Tùy theo
từng chức vụ khác nhau có thể thực hiện được các hành vi khác nhau trong hệ
thống.
- Quản lý tài khoản : chức năng quản lý tài khoản cho biết từ tổng quát đến chi
tiết tài khoản, thông tin của hệ thống “ Quản lý hệ thống quán cà phê”, để cho
người sử dụng dễ dàng hiểu các thông tin mà hệ thống cung cấp rồi tiến hành hành
động của bản thân.
- Cấu hình hệ thống : Cấu hình hệ thống chủ yếu đề cập đến đặc điểm kỹ thuật
của một hệ thống máy tính nhất định, từ các thành phần cứng của nó đến phần
mềm và các quy trình khác nhau được chạy trong hệ thống đó. Nó đề cập đến loại
và kiểu thiết bị nào được cài đặt và phần mềm cụ thể nào đang được sử dụng đẻ
chạy các phần khác nhau của hệ thống máy tính. Theo tiện ích mở rộng, cấu hình
hệ thống cũng đề cập đến các cài đặt hệ điều hành cụ thể hoặc người dùng.
- Đăng xuất : Khi người dùng muốn sử dụng một tài khoản khác trên thiết bị hoặc
để tránh người xâm nhập máy tính phá hoại công việc có thể thoát tài khoản của
mình trên hệ thống để đảm bảo an toàn cho công việc.
2.1.2 Quản lý danh mục
- Quản lý nhân viên : Hệ thống quản lý quán sẽ lưu trữ những thông tin liên quan
tới nhân viên bao gồm có mã số nhân viên, họ tên, bộ phận mà nhân viên đó đảm
nhận, quê quán, địa chỉ, số điện thoại của nhân viên. Điều này giúp quán kiểm soát
tốt về nhân viên của quán, về số nhân viên, thông tin nhân viên, tra tìm nhân viên,
thống kê, chấm công, việc trả lương cho nhân viên được nhanh gọn và chính xác.
- Quản lý khách hàng : Hệ thống lưu trữ lại thông tin khách hàng, quản lý việc
lưu trữ thông tin về tất cả các khách hàng thân thiết lâu năm của quán. Những
khách hàng này sẽ được hưởng các phần quà, ưu đãi, đãi ngộ trong các dịp đặc
biệt, tri ân khách hành của quán.
- Quản lý món : Hệ thống sẽ cung cấp cho khách hàng bảng chọn món menu một
cách dễ dàng và nhanh gọn nhất, việc đặt, gọi món sẽ trở nên thực sự đơn giản. Với
việc hệ thống quản lý quán đã lưu trữ toàn bộ thông tin của món trong quán và
thực đơn khách hàng chọn một cách có khoa học, hạn chế tối đa sự nhầm lẫn cho
khách.
- Quản lý nguyên liệu : Hệ thống quản lý số lượng nguyên liệu trong kho, thống
kê đầy đủ thông tin của nguyên liệu: mã nguyên liệu, tên nguyên liệu, loại nguyên
liệu,…và cập nhật tình trạng nguyên liệu trong kho còn hay đã hết. Vì vậy mà việc
kiểm soát nguyên liệu sẽ được thực hiện dễ dàng và nhanh gọn hơn, kịp thời bổ
sung nguyên liệu thiếu, không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của quán.
2.1.2 Quản lý nhập hàng
- Lập đơn hàng mua : Nhân viên sẽ thực hiện thao tác tạo phiếu nhập hàng, hệ
thống sẽ lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu(có cả mã số, tên nhân viên tạo phiếu).
- Kiểm tra đơn hàng, tạo phiếu nhập hàng & nhập hàng : Sau khi tạo phiếu
xong, hệ thống kiểm tra nếu hợp lệ sẽ cho tạo ra phiếu nhập hàng, nếu không hợp
lệ, thì hệ thống yêu cầu nhập lại thông tin.
- Tạo hóa đơn thanh toán : Sau khi đã nhập hàng, kiểm tra thông tin hợp lệ, hệ
thống cho in ra thông báo về hóa đơn thanh toán cần trả.
2.1.3 Quản lý bán hàng
- Tiếp nhận phiếu yêu cầu : Khi khách hàng yêu cầu món, hay đặt món thì hệ
thống sẽ tiếp nhận yêu cầu đó, và tiến hành kiểm tra về thông tin mà món khách đã
gọi.
- Kiểm tra phiếu : Sau khi hệ thống nhận yêu cầu của khách và đã kiểm tra, nếu
thấy thông tin là hợp lệ thì cho lập phiếu. Nếu không phù hợp thì yêu cầu khách
chọn lại món.
- Nhập phiếu xuất : Khi có thông báo thông tin cần kiểm tra đã hợp lệ, hệ thống
cho phép nhập phiếu xuất cho khách.
- Tạo hóa đơn : Hệ thống dựa vào phiếu tạo món, yêu cầu của khách, kiểm tra và
cho in ra hóa đơn cho khách với các thông tin đã có.
2.1.4 Quản lý thanh toán
- Tiếp nhận đơn : Trong quá trình bán hàng , khi khách hàng yêu cầu thanh toán,
nhân viên thực hiện lập hoá đơn thanh toán và gửi cho bộ phận thanh toán.
- Kiểm tra đơn : Hệ thống kiểm tra sự phù hợp của hóa đơn, để đưa ra mức giá
cần trả của khách, và đưa ra báo cáo khách hàng đó đã thanh toán.
- Báo cáo thanh toán : Sau khi đã tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn xong, thì nhân
viên sẽ phải lập một báo cáo về để xác minh đã hoàn thiện thanh toán của mình.
2.1.5 Quản lý công nợ
- Lập lương : Nhân viên quản lý có thể thực hiện thao tác tăng giảm lương cho
nhân viên từng bộ phận và tùy theo lượng ca làm full-time hay part- time của từng
người.
- Tính lương nhân viên : Dựa vào bảng bậc lương của quán và bảng chấm công
của nhân viên. Hệ thống tự động tính lương của nhân viên và ta cũng có thể kiểm
tra, thống kê lương của mỗi nhân theo từng tháng hoặc theo tên của nhân viên.
2.1.6 Thống kê, báo cáo
- Tổng hợp : Tổng hợp các nội dung đã làm từ đầu thành 1 danh sách sao cho đầy
đủ và hợp lý.
- Lập báo cáo : Khi ban quản lý quán yêu cầu được biết về tình hình kinh doanh
của quán, hệ thống sẽ cung cấp các báo cáo về thu chi của quán, về lượng nguyên
liệu, hiện trạng lượng hàng trong kho, số lượng các thông tin liên quan tới nhân
viên, công nợ, cũng như doanh thu của quán theo từng khoảng thời gian cụ thể,…
tùy theo yêu cầu, mối quan tâm của ban quản lý.
2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu - Mức ngữ cảnh
- Tác nhân : Chủ quán, Khách hàng, Nhà cung cấp.

Hình 2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh


1. Yêu cầu báo cáo ( thu chi, nguyên liệu, lượng hàng trong kho, công nợ,
doanh thu,...).
2. Báo cáo.
3. Phiếu yêu cầu ( yêu cầu món ).
4. Bảng báo giá và thông tin phản hồi.
5. Đơn đặt hàng ( số lượng món )
6. Hóa đơn thanh toán ( số tiền thanh toán cho món đặt).
7. Yêu cầu nhập sản phẩm.
8. Báo cáo.
9. Đặt đơn hàng.
10. Tạo phiếu dịch vụ.
2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu – Mức đỉnh

Hình 2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh


1. Nhân viên ( Họ tên, ngày sinh, sdt, cmt,...).
2. Khách hàng ( Họ tên).
3. Các món.
4. Nguyên liệu.
5. Lưu thông tin.
6. Chọn nguyên liệu xuất.
7. Nhập thông tin nguyên liệu.
8. Nhập thông tin phiếu.
9. Chọn món.
10. Yêu cầu thông tin.
11. Chi tiết HĐ.
12. Lưu thông tin.
13. Báo cáo yêu cầu.
14. Yêu cầu.
15. Thông tin phản hồi.
16. Yêu cầu tính lương.
2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu – Mức dưới đỉnh
- Biểu đồ quản lý danh mục

Hình 2.4.1 Biểu đồ quản lý danh mục – Mức dưới đỉnh


- Biểu đồ quản lý nhập hàng
Hình 2.4.2 Biểu đồ quản lý nhập hàng – Mức dưới đỉnh
1. Thông tin nguyên liệu.
2. Phiếu nhập.
3. Kiểm tra.
4. Kiểm tra, lưu thông tin.
5. Chọn nguyên liệu.
6. Phiếu xuất.
7. Đưa thông tin nhập.
8. Thống kê.
9. Thông tin kho.
10.Kiểm tra, lưu thông.
2.5 Sơ đồ thực thể liên kết
2.5.1 Xác định thực thể và các thuộc tính
- Thực thể nhân viên có các thuộc tính : Mã nhân viên, Họ tên, Ngày sinh, Mã
bộ phận, Mật khẩu, Địa chỉ, Số điện thoại.
- Thực thể khách hàng có các thuộc tính : Mã khách hàng, Họ tên, Ngày sinh,
Địa chỉ, Số điện thoại.
- Thực thể nguyên liệu có các thuộc tính : Mã số NL, Mã loại nguyên liệu, Tên
nguyên liệu, Đơn vị tính, Số lượng.
- Thực thể món ăn có các thuộc tính : Mã món ăn, Tên món ăn, Loại món ăn,
Đơn vị tính, Giá bán.
- Thực thể thực đơn có các thuộc tính : Mã thực đơn, Mã số nhân viên tạo thực
đơn, Tên nhân viên, Ngày tạo, Trạng thái.
- Thực thể thực đơn – CT có các thuộc tính : Mã số, MS – Thực đơn, MS món,
Số lượng.
- Thực thể phiếu đặt có các thuộc tính : Mã phiếu, MS nhân viên, MS khách
hàng, Bàn, Ngày đặt, Trạng thái.
- Thực thể phiếu đặt – CT có các thuộc tính : Mã số, MS – phiếu đặt, MS món
ăn, Số lượng, Trạng thái.
- Thực thể hóa đơn có các thuộc tính : Mã số hóa đơn, MS – phiếu đặt, MS –
khách hàng, Ngày đặt, Trạng thái.
- Thực thể nhập kho có các thuộc tính : Mã số, MS – nhập kho, MS – nguyên
liệu, Số lượng, Giá mua.
- Thực thể xuất kho có các thuộc tính : Mã số, MS - xuất kho, Ms – Món ăn,
MS- nguyên liệu, Số lượng món, Số lượng.
- Thực thể bảng lương có các thuộc tính : Mã số, MS – Loại NV, MS – ca, Tiền
lương.
- Thực thể chấm công có các thuộc tính : Mã số, Mã nhân viên, Mã ca, Thời
gian bắt đầu, Thời gian kết thúc, Ngày, Ghi chú, Tình trạng.
- Thực thể doanh thu có các thuộc tính : Mã số, Số tiền, Ngày.
2.5.2 Xác định mối quan hệ giữa các thực thể
- Giữa nhân viên và khách hàng hình thành mối liên kết một – nhiều vì một
nhân viên có thể order cho nhiều khách hàng và một khách hàng có thể được
order bởi một nhân viên.
- Giữa nhân viên và nguyên liệu hình thành mối liên kết một - nhiều vì một
nhân viên có thể nhập được nhiều nguyên liệu và một nguyên liệu có thể được
nhập bởi một nhân viên.
- Giữa nhân viên và bảng lương hình thành mối liên kết một – một vì một nhân
viên chỉ có một bảng lương và một bảng lương thì chỉ cho ra được số lương của
một nhân viên.
- Giữa chấm công và nhân viên hình thành mối liên kết một – nhiều vì chấm
công có thể do nhiều nhân viên chấm và một nhân viên chỉ có thể chấm công
một lần.
- Giữa khách hàng và món ăn hình thành mối liên kết nhiều – nhiều vì một
khách hàng có thể gọi được nhiều món ăn và nhiều món ăn có thể bị gọi bởi
nhiều khách hàng.
- Giữa khách hàng và thực đơn hình thành mối liên kết nhiều – nhiều vì một
khách hàng có thể có nhiều thực đơn và một thực đơn có thể do nhiều khách
hàng chọn.
- Giữa khách hàng và phiếu đặt hình thành mối liên kết một – một vì một
khách hàng chỉ có một phiếu đặt và một phiếu đặt chỉ cho được một khách hàng.
- Giữa khách hàng và hóa đơn hình thành mối liên kết một – một vì một khách
hàng chỉ có một hóa đơn và một hóa đơn chỉ cho được một khách hàng.
- Giữa nhập kho và nguyên liệu hình thành mối liên kết một - nhiều vì một kho
có thể nhập được nhiều nguyên liệu và một nguyên liệu có thể nhập từ nhiều
kho.
- Giữa xuất kho và nguyên liệu hình thành mối liên kết một – nhiều vì một kho
có thể xuất được nhiều nguyên liệu và một nguyên liệu có thể xuất từ nhiều kho.
- Giữa doanh thu và khách hàng hình thành mối liên kết một – nhiều vì một
doanh thu có thể do nhiều khách hàng tạo nên và một khách hàng có thể tạo được
một doanh thu.
2.5.3 Sơ đồ thực thể liên kết

Hình 2.5.1 Sơ đồ thực thể liên kết

You might also like