You are on page 1of 25

Chương 1

Khái quát về truyền nhiệt

Khoa học về nhiệt động học liên quan đến lượng nhiệt trao đổi khi một hệ thống trải qua
một quá trình từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác và không xem xét
tới quá trình này sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng trong kỹ thuật, chúng ta thường quan tâm đến
tốc độ truyền nhiệt, đó là chủ đề của khoa học truyền nhiệt.
Chúng ta bắt đầu phần này với việc xem xét lại các khái niệm cơ bản của nhiệt động học
tạo thành cơ sở cho truyền nhiệt. Trước tiên chúng ta trình bày mối quan hệ của nhiệt với
các dạng năng lượng khác và xem xét cân bằng năng lượng. Sau đó chúng ta trình bày ba cơ
chế truyền nhiệt cơ bản, đó là dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ và thảo luận về tính dẫn nhiệt.
Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng từ các hạt có năng lượng hơn của một chất sang các hạt
lân cận, có năng lượng nhỏ hơn do kết quả của sự tương tác giữa các hạt. Đối lưu là cơ chế
truyền nhiệt giữa một bề mặt rắn và chất lỏng hoặc khí lân cận đang chuyển động, và nó
liên quan đến các tác động kết hợp của dẫn nhiệt và chuyển động của chất lỏng. Bức xạ là
năng lượng phát ra từ vật chất dưới dạng sóng điện từ (hoặc các photon) là kết quả của sự
thay đổi cấu hình điện tử của các nguyên tử hoặc phân tử.

1.1. Nhiệt động học và truyền nhiệt

Chúng ta đều biết từ thực tế rằng một đồ uống đóng hộp lạnh để trong phòng sẽ ấm lên
và một đồ uống đóng hộp ấm để trong tủ lạnh sẽ lạnh đi. Điều này được thực hiện bằng cách
truyền năng lượng từ môi trường ấm sang môi trường lạnh. Sự truyền năng lượng luôn luôn
từ môi trường nhiệt độ cao hơn đến môi trường có nhiệt độ thấp hơn và quá trình truyền
năng lượng dừng lại khi hai môi trường đạt tới cùng một nhiệt độ.
Bạn đọc sẽ nhớ lại từ nhiệt động học rằng năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
Trong tài liệu này, chúng ta chủ yếu quan tâm đến nhiệt, đó là dạng năng lượng có thể được
truyền từ hệ này sang hệ khác do sự chênh lệch nhiệt độ. Khoa học liên quan đến việc xác
định các tốc độ truyền năng lượng như vậy là truyền nhiệt.
Bạn đọc có thể tự hỏi tại sao chúng ta lại cần thực hiện một nghiên cứu chi tiết về truyền
nhiệt. Rốt cuộc, liệu chúng ta có thể xác định được lượng nhiệt truyền cho một hệ nào đó
đang trải qua một quá trình nào đó mà chỉ cần sử dụng phân tích nhiệt động học. Lý do là
nhiệt động học liên quan đến lượng nhiệt trao đổi khi một hệ trải qua một quá trình từ trạng
thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác, và nó không cho biết quá trình này sẽ kéo
dài bao lâu. Một phân tích nhiệt động học chỉ đơn giản cho chúng ta biết bao nhiêu nhiệt
phải được truyền để thực hiện một sự thay đổi trạng thái đã xác định thỏa mãn nguyên lý
bảo toàn năng lượng.
Trong thực tế, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến tốc độ truyền nhiệt (nhiệt truyền trên
mỗi đơn vị thời gian) so với độ lớn của nó. Ví dụ, chúng ta có thể xác định lượng nhiệt được
truyền từ một bình giữ nhiệt khi cà phê nóng bên trong nguội đi từ 90o C đến 80o C chỉ bằng
phân tích nhiệt động học. Nhưng một người dùng hoặc nhà thiết kế bình giữ nhiệt lại chủ
yếu quan tâm đến việc nó sẽ duy trì được bao lâu trước khi cà phê nóng bên trong nguội đến
80o C, và phân tích nhiệt động học không thể trả lời câu hỏi này. Việc xác định tốc độ truyền
nhiệt đến hoặc từ một hệ và như vậy thời gian làm nóng hoặc làm mát, cũng như là sự thay
đổi của nhiệt độ, là đối tượng truyền nhiệt.
Nhiệt động học liên quan đến các trạng thái cân bằng và những sự thay đổi từ trạng thái
cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. Mặt khác, truyền nhiệt, liên quan đến các hệ
thống thiếu sự cân bằng nhiệt, và như vậy nó là một hiện tượng không cân bằng. Do đó,
nghiên cứu về truyền nhiệt không thể chỉ dựa trên các nguyên lý của nhiệt động học. Tuy
nhiên, các định luật nhiệt động học thiết lập khuôn khổ cho khoa học truyền nhiệt. Định
luật thứ nhất yêu cầu rằng tốc độ truyền năng lượng vào một hệ thống bằng với tốc độ tăng
năng lượng của hệ thống đó. Định luật thứ hai yêu cầu nhiệt được truyền theo chiều giảm
nhiệt độ. Điều này giống như một chiếc ô tô đỗ trên đường dốc phải xuống dốc theo hướng
giảm độ cao khi phanh của nó được nhả ra. Nó cũng tương tự như dòng điện chạy theo hướng
giảm điện áp hoặc chất lỏng chảy theo hướng giảm áp suất tổng.
Yêu cầu cơ bản cho truyền nhiệt là sự hiện diện của độ chênh lệch nhiệt độ. Không thể
có sự truyền nhiệt thực tế giữa hai vật thể có cùng nhiệt độ. Độ chênh lệch nhiệt độ là động
lực cho truyền nhiệt, giống như chênh lệch điện áp là động lực cho dòng điện và chênh lệch
áp suất là động lực cho dòng chất lỏng. Tốc độ truyền nhiệt theo một hướng nhất định phụ
thuộc vào độ lớn của gradient nhiệt độ (độ chênh lệch nhiệt độ theo một đơn vị chiều dài
hoặc tốc độ thay đổi của nhiệt độ) theo hướng đó. Gradient nhiệt độ càng lớn, thì tốc độ
truyền nhiệt càng cao.

Các ứng dụng của truyền nhiệt

Truyền nhiệt thường gặp trong các hệ thống kỹ thuật và các khía cạnh khác của cuộc
sống, và người ta không cần phải đi quá xa để xem các ứng dụng của truyền nhiệt. Trong
thực tế, người ta không cần phải đi đâu cả. Cơ thể con người liên tục thải nhiệt cho môi
trường xung quanh và sự thoải mái của con người gắn chặt với tốc độ thải nhiệt này. Chúng
ta cố gắng kiểm soát tốc độ truyền nhiệt này bằng cách điều chỉnh sự ăn mặc của chúng ta
theo các điều kiện môi trường.
Nhiều thiết bị gia dụng thông thường đã được thiết kế, toàn bộ hoặc một phần, bởi việc
sử dụng các nguyên tắc của truyền nhiệt. Một số ví dụ bao gồm phạm vi điện hoặc gas, hệ
thống sưởi và điều hòa không khí, tủ lạnh và tủ đông, thiết bị hâm nước, bàn ủi, và thậm chí
cả máy tính, TV và đầu DVD. Tất nhiên, những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng được thiết

2
kế dựa trên cơ sở giảm thiểu lượng nhiệt bị mất vào mùa đông và lượng nhiệt tăng thêm vào
mùa hè. Truyền nhiệt đóng vai trò chính trong thiết kế của nhiều thiết bị khác, chẳng hạn
như bộ tản nhiệt xe hơi, bộ thu năng lượng mặt trời, các bộ phận khác nhau của các nhà
máy điện và thậm chí cả tàu vũ trụ. Độ dày cách nhiệt tối ưu trong các bức tường và mái
nhà, trên các đường ống nước nóng hoặc hơi nước, hoặc trên các thiết bị hâm nước một lần
nữa được xác định dựa trên cơ sở phân tích truyền nhiệt kết hợp với xem xét tính kinh tế.

1.2. Truyền nhiệt kỹ thuật

Thiết bị truyền nhiệt như các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi, bình ngưng, bộ tản nhiệt,
lò sưởi, lò nung, tủ lạnh và bộ thu năng lượng mặt trời được thiết kế chủ yếu trên cơ sở phân
tích truyền nhiệt. Các vấn đề truyền nhiệt gặp phải trong thực tế có thể được xem xét trong
hai nhóm: (1) vấn đề đánh giá và (2) vấn đề kích thước. Các vấn đề đánh giá liên quan đến
việc xác định tốc độ truyền nhiệt cho một hệ thống hiện có ở một độ chênh lệch nhiệt độ
xác định (vấn đề tính nghiệm). Các vấn đề kích thước liên quan đến việc xác định kích thước
của một hệ thống để truyền nhiệt ở một tốc độ xác định cho một độ chênh lệch nhiệt độ xác
định (vấn đề thiết kế).
Một thiết bị kỹ thuật hoặc một quy trình có thể được nghiên cứu thực nghiệm (kiểm tra
và đo đạc) hoặc giải tích (bằng cách phân tích hoặc tính toán). Phương pháp thực nghiệm
có lợi thế là chúng ta đối phó với một hệ thống vật lý thực tế và đại lượng mong muốn được
xác định bằng phép đo, trong giới hạn của sai số thực nghiệm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này
rất đắt, mất nhiều thời gian và thường là không thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống chúng ta
đang khảo sát có thể không tồn tại. Ví dụ, toàn bộ hệ thống sưởi và hệ thống ống nước của
một tòa nhà thường phải được thiết kế trước khi tòa nhà thực sự được xây dựng dựa trên
cơ sở các thông số kỹ thuật cho trước. Phương pháp phân tích (bao gồm phương pháp số)
có ưu điểm là nhanh và không tốn kém, nhưng các kết quả thu được lại tùy thuộc vào độ
chính xác của các giả thiết, các xấp xỉ và lý tưởng hóa được đưa ra trong phân tích. Trong
các nghiên cứu kỹ thuật, thường đạt được một sự thỏa hiệp tốt bằng cách giảm bớt các lựa
chọn xuống bởi các phân tích, và sau đó kiểm tra bằng thực nghiệm.

Mô hình hóa trong kỹ thuật

Mô tả của hầu hết các vấn đề khoa học liên quan đến các phương trình liên kết những
thay đổi trong một số biến chính với nhau. Thông thường, thì độ tăng được chọn càng nhỏ
trong các biến thay đổi, sự mô tả càng tổng quát và chính xác hơn. Trong trường hợp giới hạn
của các thay đổi vô cùng nhỏ hoặc vi phân trong các biến, chúng ta nhận được các phương
trình vi phân cung cấp các công thức toán học chính xác cho các nguyên lý và các định luật
vật lý bằng cách biểu diễn tốc độ thay đổi dưới dạng các đạo hàm. Do đó, các phương trình
vi phân được sử dụng để nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau trong khoa học và kỹ thuật
(xem hình 1.1). Tuy vậy, nhiều vấn đề gặp phải trong thực tế có thể được giải quyết mà
không cần dùng đến các phương trình vi phân và những sự phức tạp gắn liền với chúng.

3
Nghiên cứu về các hiện tượng vật lý bao gồm
Vấn đề vật lý
hai bước quan trọng. Trong bước thứ nhất, tất
Xác định các cả các biến ảnh hưởng đến hiện tượng được xác
biến quan trọng Nêu các giả thiết,
các xấp xỉ hợp lý định, các giả thiết và xấp xỉ hợp lý được thực
hiện và sự phụ thuộc lẫn nhau của các biến này
Áp dụng các
quy luật vật lý được nghiên cứu. Các quy luật và nguyên lý vật
liên quan lý có liên quan được viện dẫn, và vấn đề được
Phương trình vi phân xây dựng một cách toán học. Phương trình tự
nó rất mang tính hướng dẫn vì nó cho thấy mức
Sử dụng các kỹ Áp dụng các độ phụ thuộc của một số biến vào các biến khác
thuật giải có thể điều kiện biên và
áp dụng được điều kiện ban đầu và tầm quan trọng tương đối của các số hạng
khác nhau. Trong bước thứ hai, vấn đề được giải
Lời giải cho vấn đề quyết bằng cách sử dụng một cách tiếp cận phù
Hình 1.1. Mô hình toán học của các vấn
hợp và kết quả được diễn giải.
đề vật lý Nhiều quá trình tưởng như là xảy ra một cách
ngẫu nhiên trong tự nhiên và không có bất kỳ
trật tự nào, trên thực tế, chúng bị chi phối bởi một số quy luật vật lý hữu hình hoặc không
nhìn thấy được. Cho dù chúng ta có chú ý đến chúng hay không, những quy luật này vẫn tồn
tại, điều chỉnh một cách nhất quán và dự đoán những điều được cho là những biến cố thông
thường. Hầu hết các quy luật này đã được xác định và được hiểu rõ bởi các nhà khoa học.
Điều này cho phép dự đoán diễn biến của một biến cố trước khi nó thực sự xảy ra hoặc là để
nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một sự kiện bằng toán học mà không thực sự thực
hiện các thí nghiệm đắt đỏ và tốn thời gian. Đây chính là sức mạnh của phép phân tích. Kết
quả rất chính xác cho các vấn đề thực tế đầy ý nghĩa có thể nhận được với nỗ lực tương đối
ít bằng cách sử dụng một mô hình toán học phù hợp và thực tế. Việc chuẩn bị các mô hình
như vậy đòi hỏi một kiến thức đầy đủ về các hiện tượng tự nhiên liên quan và các quy luật
liên quan, cũng như một phán đoán hợp lý. Một mô hình không thực tế rõ ràng là sẽ cho các
kết quả không chính xác và do đó không thể chấp nhận được.
Một nhà phân tích xử lý một vấn đề kỹ thuật thường tìm ra vị trí của mình để đưa ra
một lựa chọn giữa một mô hình rất chính xác nhưng phức tạp và một mô hình đơn giản
nhưng không quá chính xác. Sự lựa chọn đúng phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Sự lựa chọn
đúng thường là mô hình đơn giản nhất mà mang lại các kết quả vừa đủ độ chính xác. Ví dụ,
quá trình nướng khoai tây trong lò có thể được nghiên cứu một cách giải tích đơn giản bằng
cách mô hình hóa củ khoai tây như một quả bóng rắn hình cầu có các tính chất của nước.
Mô hình khá đơn giản, nhưng kết quả thu được đủ chính xác cho hầu hết các mục đích thực
tế. Một ví dụ khác, khi chúng ta phân tích tổn thất nhiệt từ tòa nhà để chọn kích thước phù
hợp cho lò sưởi, chúng ta xác định tổn thất nhiệt trong các điều kiện được dự đoán xấu nhất
và lựa chọn một lò sưởi cung cấp đủ năng lượng để bù đắp cho những tổn thất đó. Thông
thường chúng ta có xu hướng chọn một lò lớn hơn để dự liệu trước một số phát sinh trong
tương lai, hoặc chỉ là để cung cấp một hệ số an toàn. Một phân tích rất đơn giản là đủ trong

4
trường hợp này.
Khi lựa chọn thiết bị truyền nhiệt, điều quan trọng là phải xem xét các điều kiện hoạt
động thực tế. Ví dụ, khi mua một thiết bị trao đổi nhiệt làm việc với nước cứng, chúng ta
phải xem xét rằng một số cặn canxi sẽ hình thành trên các bề mặt truyền nhiệt theo thời
gian, gây ra sự tắc nghẽn và do đó hiệu suất giảm dần. Thiết bị trao đổi nhiệt phải được lựa
chọn trên cơ sở hoạt động trong các điều kiện bất lợi này thay vì trong các điều kiện mới.
Chuẩn bị các mô hình rất chính xác nhưng phức tạp thường không quá khó. Nhưng các
mô hình như vậy không được sử dụng nhiều cho một nhà phân tích nếu chúng rất khó khăn
và tốn thời gian để giải quyết. Ở mức tối thiểu, mô hình cần phải phản ánh các tính năng
chủ yếu của vấn đề vật lý mà nó đại diện. Có nhiều vấn đề thực tế quan trọng có thể được
phân tích với một mô hình đơn giản. Nhưng cần phải luôn nhớ rằng các kết quả thu được từ
một phân tích là chính xác với các giả thiết được đưa ra trong việc đơn giản hóa vấn đề. Do
đó, giải pháp thu được không nên được áp dụng cho các tình huống khi mà các giả thiết ban
đầu không còn đúng.
Một giải pháp không hoàn toàn phù hợp với bản chất quan sát được của vấn đề chỉ ra
rằng mô hình toán học được sử dụng là quá thô sơ. Trong trường hợp đó, một mô hình thực
tế hơn nên được chuẩn bị bằng cách loại bỏ một hoặc nhiều giả thiết nghi vấn. Điều này sẽ
dẫn đến một vấn đề phức tạp hơn, và tất nhiên, là khó giải quyết hơn. Do vậy, bất kỳ một
giải pháp nào cho một vấn đề cần phải được giải thích trong bối cảnh xây dựng của nó.

Ví dụ 1.1. Gia nhiệt cho một quả cầu bằng đồng


Một quả cầu bằng đồng có đường kính 10 cm sẽ được
nung nóng từ 100o C đến nhiệt độ trung bình 150o C
T2 = 150o C
trong 30 phút. Lấy mật độ trung bình và nhiệt dung
riêng của đồng trong khoảng nhiệt độ này lần lượt là Quả cầu đồng
ρ = 8950 kg/m3 và cp = 0.395 kJ/kg · C, xác định (a) T1 = 100o C
tổng lượng nhiệt truyền cho quả cầu bằng đồng, (b)
A = πD2 Q
tốc độ truyền nhiệt trung bình đến quả cầu và (c) dòng
nhiệt trung bình. Hình 1.2. Sơ đồ cho ví dụ 1.1
Lời giải: Quả cầu đồng sẽ được làm nóng từ 100o C
đến 150o C. Tổng lượng nhiệt trao đổi, tốc độ truyền nhiệt trung bình và dòng nhiệt trung
bình sẽ được xác định.
Các giả thiết: Các thuộc tính hằng số được sử dụng cho đồng ở nhiệt độ trung bình.
Các thuộc tính: Mật độ trung bình và nhiệt dung riêng của đồng được cho trước là
ρ = 8950 kg/m3 và cp = 0.395 kJ/kg · C.
Phân tích: (a) Tổng lượng nhiệt truyền vào quả cầu đồng chỉ đơn giản là sự thay đổi năng
lượng bên trong của nó và được xác định từ

Năng lượng truyền cho hệ = Độ tăng năng lượng của hệ

Q = ∆U = m cavg (T2 − T1 )

5
ở đây
π π  
m = ρV = ρ D3 = 8950 kg/m3 (0.1 m)3 = 4.686 kg
6 6
Thay thế vào phương trình trên ta được

Q = (4.686 kg) (0.395 kJ/kg · C) (150 − 100) o C = 92.6 kJ .

Như vậy, 92.6 kJ nhiệt cần phải được truyền vào cho quả cầu đồng để làm nóng nó từ 100o C
đến 150o C.
(b) Tốc độ truyền nhiệt thường thay đổi trong một quá trình theo thời gian. Tuy nhiên,
chúng ta có thể xác định tốc độ truyền nhiệt trung bình bằng cách chia tổng lượng nhiệt trao
đổi cho khoảng thời gian. Vì thế,

Q 92.6 kJ
Q̇avg = = = 0.0514 kJ/s = 51.4 W
∆t 1800 s

(c) Dòng nhiệt được định nghĩa là lượng nhiệt trao đổi trong một đơn vị thời gian trên
một đơn vị diện tích hoặc tốc độ truyền nhiệt trên một đơn vị diện tích. Do đó, dòng nhiệt
trung bình trong trường hợp này là

Q̇avg Q̇avg 51.4 W


q̇avg = = = 2 = 1636 W/m .
2
A π D2 π (0.1 m)

Nhận xét: Lưu ý rằng dòng nhiệt có thể thay đổi theo vị trí trên bề mặt. Giá trị tính toán
được ở trên là dòng nhiệt trung bình trên toàn bộ bề mặt của quả cầu.

Ví dụ 1.2. Làm mát một tấm thép không gỉ


Tấm thép không gỉ Một tấm thép không gỉ AISI 304 liên tục
Q̇loss
AISI 304 được nung nóng di chuyển với vận tốc không đổi
V=1 cm/s 1 cm/s vào khoang để làm mát (xem hình vẽ).
Tấm thép không gỉ dày 5 mm và rộng 2 m, và nó
Tin = 500 K Tin = 300 K
đi vào và ra khỏi buồng lần lượt ở mức 500 K và
300 K. Xác định tốc độ thải nhiệt từ tấm thép
Hình 1.3. Sơ đồ cho ví dụ 1.2 không gỉ bên trong buồng.
Lời giải: Tốc độ thải nhiệt từ một tấm thép không gỉ di chuyển bên trong buồng sẽ được
xác định.
Các giả thiết: 1. Các điều kiện hoạt động ổn định tồn tại; 2. Tấm thép không gỉ có tính
chất không đổi; 3. Thay đổi về thế năng và động năng là không đáng kể.
Các thuộc tính: Nhiệt dung riêng đẳng áp của thép không gỉ AISI 304 ở nhiệt độ trung bình
(500 + 300) /2 = 400 K là 515 J/kg · K. Mật độ của thép không gỉ AISI 304 là 7900 kg/m3 .
Phân tích: Khối lượng của tấm thép không gỉ di chuyển vào và ra khỏi buồng với tốc độ
 
ṁ = ρ V (w δ) = 7900 kg/m3 (0.01 m/s) (2 m) (0.005 m) = 0.79 kg/s

6
Tốc độ thải nhiệt từ tấm thép không gỉ trong buồng có thể được xác định như sau

Q̇loss = ṁ cp (Tin − Tout ) = (0.79 kg/s) (515 J/kg·K) (500 − 300) K = 81.37 kW

Nhận xét: Tấm thép không gỉ được di chuyển vào và ra khỏi buồng được coi là một thể
tích điều khiển.

Ví dụ 1.3. Tổn thất nhiệt từ đường ống sưởi trong tầng hầm

5m 20
cm

25 cm
54o C
Không khí
nóng 100 kPa,
60o C 5 m/s

Q̇loss

Hình 1.4. Sơ đồ cho ví dụ 1.3

Một đoạn đường ống dài 5 m của hệ thống sưởi ấm không khí của một ngôi nhà đi qua
một không gian không có sưởi trong tầng hầm (xem hình vẽ). Tiết diện ống dẫn hình chữ
nhật của hệ thống sưởi là 20 cm × 25 cm. Không khí nóng đi vào ống dẫn ở 100 kPa và 60o C
với vận tốc trung bình 5 m/s. Nhiệt độ của không khí trong ống dẫn giảm xuống còn 54o C do
mất nhiệt vào không gian lạnh trong tầng hầm. Xác định tốc độ mất nhiệt từ không khí trong
ống dẫn vào tầng hầm trong các điều kiện ổn định. Ngoài ra, hãy xác định chi phí cho tổn
thất nhiệt này mỗi giờ nếu ngôi nhà được sưởi ấm bằng lò đốt gas tự nhiên có hiệu suất 80%
và chi phí cho khí đốt tự nhiên ở khu vực đó là 36800 VND/therm (1 therm = 105500 kJ).
Lời giải: Nhiệt độ của không khí trong ống sưởi của một ngôi nhà giảm xuống do mất
nhiệt vào không gian lạnh trong tầng hầm. Tốc độ tổn thất nhiệt từ không khí nóng và chi
phí của nó sẽ được xác định.
Các giả thiết: 1. các điều kiện hoạt động là ổn định; 2. Không khí có thể được coi là một
loại khí lý tưởng với các thuộc tính không đổi ở nhiệt độ phòng.
Các thuộc tính: Nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí ở nhiệt độ trung bình
(54 + 60) /2 = 57o C là cp = 1.007 kJ/kg · K.
Phân tích: Chúng ta lấy một phần tầng hầm của hệ thống sưởi làm hệ nhiệt động xem
xét, đó là một hệ dòng chảy ổn định. Tốc độ mất nhiệt từ không khí trong ống dẫn có thể
được xác định từ
Q̇ = ṁ cp ∆T

ở đây ṁ là lưu lượng khối lượng và ∆T là độ giảm nhiệt độ. Mật độ của không khí được xác
định từ phương trình trạng thái khí lý tưởng cho trạng thái vào tầng hầm như sau

1 p 100 kPa
ρ= = = ≈ 1.045718 kg/m3
v RT (0.287042 kJ/kg · K) (60 + 273.15)

7
Diện tích mặt ngang của đường ống không khí

Ac = (0.2 m) (0.25 m) = 0.05 m2

Lưu lượng khối lượng của dòng không khí chảy qua đường ống
   
ṁ = ρ V Ac = 1.045718 kg/m3 (5 m/s) 0.05 m2 = 0.26143 kg/s

Tốc độ mất mát nhiệt từ không khí trong đường ống

Q̇loss = ṁ cp (Tin − Tout )


= (0.26143 kg/s) (1.007 kJ/kg ·o C) (60 − 54) o C ≈ 1.58 kJ/s

Chi phí cho phần tổn thất nhiệt này

(tốc độ tổn thất nhiệt)(giá một đơn vị năng lượng)


Costheat loss =
hiêu suất lò đốt
(1.58 kJ/s) (36800 VND/therm) 1 therm
 
=
0.8 105500 kJ
≈ 0.689 VND/s = 2480.4 VND/h

Nhận xét: Tổn thất nhiệt từ các ống sưởi trong tầng hầm đang khiến chủ nhà mất
2480.4 VND mỗi giờ. Giả sử lò sưởi hoạt động 2000 giờ trong một năm, thì chi phí hàng
năm cho việc mất nhiệt này lên tới 4960800 VN. Phần lớn số tiền này có thể được tiết kiệm
bằng cách cách nhiệt các ống dẫn nhiệt trong các khu vực không được sưởi ấm.

1.3. Các cơ chế truyền nhiệt

Trong phần 1.1, chúng ta đã định nghĩa nhiệt là dạng năng lượng có thể được truyền từ
hệ này sang hệ khác do sự chênh lệch nhiệt độ. Một sự phân tích nhiệt động học luôn liên
quan đến lượng nhiệt truyền (trao đổi) khi một hệ trải qua một quá trình từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng khác. Khoa học liên quan đến việc xác định tốc độ truyền
năng lượng như vậy là truyền nhiệt. Sự truyền năng lượng dưới dạng nhiệt luôn có hướng từ
môi trường nhiệt độ cao hơn đến môi trường có nhiệt độ thấp hơn và quá trình truyền nhiệt
dừng lại khi hai môi trường đạt cùng nhiệt độ.
Nhiệt có thể được truyền theo ba cơ chế khác nhau: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Tất
cả các cơ chế truyền nhiệt đòi hỏi sự tồn tại của một chênh lệch nhiệt độ và tất cả các cơ
chế truyền nhiệt đều có hướng từ môi trường có nhiệt độ cao đến môi trường có nhiệt độ
thấp hơn. Dưới đây chúng ta cung cấp một mô tả ngắn gọn về từng có chế truyền nhiệt. Các
nghiên cứu chi tiết về các cơ chế này sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo của tài
liệu này.

8
1.4. Dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng từ các hạt nhiều năng lượng hơn của một chất sang
các hạt ít năng lượng ở lân cận hơn do kết quả của sự tương tác giữa các hạt. Sự dẫn nhiệt
có thể diễn ra trong chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.
Trong chất khí và chất lỏng, dẫn nhiệt là do sự va chạm và khuếch tán của các phân tử
trong quá trình chuyển động ngẫu nhiên của chúng. Trong chất rắn, đó là do sự kết hợp dao
động của các phân tử trong mạng tinh thể và sự vận chuyển năng lượng của các điện tử tự
do. Chẳng hạn, đồ uống đóng hộp lạnh ở trong một căn phòng ấm, cuối cùng, đồ uống này
ấm lên đến nhiệt độ phòng do truyền nhiệt từ phòng sang đồ uống qua lon nhôm bằng dẫn
nhiệt.
Tốc độ dẫn nhiệt qua môi trường phụ thuộc vào hình dạng của môi trường, độ dày của
nó và vật liệu của môi trường, cũng như chênh lệch nhiệt độ dọc theo môi trường. Chúng ta
biết rằng bọc một két nước nóng bằng bông thủy tinh (một vật liệu cách nhiệt) sẽ làm giảm
tốc độ mất nhiệt từ két. Lớp cách nhiệt càng dày thì tổn thất nhiệt càng nhỏ. Chúng ta cũng
biết rằng một két nước nóng sẽ mất nhiệt ở tốc độ cao hơn khi nhiệt độ của căn phòng chứa
két nước bị hạ thấp. Hơn nữa, két càng lớn, diện tích bề mặt càng lớn và do đó tốc độ mất
nhiệt cũng lớn.
Xem xét sự dẫn nhiệt ổn định qua một mặt tường phẳng T1
lớn có độ dày ∆x = L và diện tích A, như được thể hiện T2
trong hình 1.5. Chênh lệch nhiệt độ trên tường là ∆T =
T2 − T1 . Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng tốc độ truyền nhiệt Q̇

Q̇ xuyên qua tường tăng gấp đôi khi chênh lệch nhiệt độ ∆T
A A
dọc theo chiều dày tường hoặc diện tích A vuông góc với
hướng truyền nhiệt tăng gấp đôi, nhưng sẽ giảm một nửa khi ∆x
độ dày tường L tăng gấp đôi. Do đó, chúng ta kết luận rằng 0 x
tốc độ dẫn nhiệt qua lớp phẳng tỷ lệ thuận với chênh lệch Hình 1.5. Dẫn nhiệt qua tường
nhiệt độ dọc theo chiều dày lớp và diện tích truyền nhiệt, phẳng rộng có chiều dày ∆x và
nhưng tỷ lệ nghịch với chiều dày của lớp. Tức là, diện tích A

T1 − T2 ∆T
Q̇cond = k A = −k A (W) , (1.1)
∆x ∆x

trong đó hằng số tỷ lệ k là độ dẫn nhiệt của vật liệu, là thước đo khả năng dẫn nhiệt của
vật liệu (xem hình 1.6).

9
30o C 30o C
20o C 20o C

Q̇ = 4010 W Q̇ = 1480 W

A =1 m2 A =1 m2
1m 1m

(a) Copper (k = 401 W/m · K) (b) Silicon (k = 148 W/m · K)

Hình 1.6. Tốc độ dẫn nhiệt qua một vật rắn tỷ lệ thuận với hệ số dẫn nhiệt của vật liệu
Trong trường hợp giới hạn, ∆x → 0, phương trình (1.1) trở thành dạng vi phân

dT
Q̇cond = −k A (W) , (1.2)
dx

và được gọi là định luật dẫn nhiệt của Fourier theo tên nhà vật lý J. Fourier. Ở đây
dT /dx là gradient nhiệt độ, là độ dốc của đường cong nhiệt độ trên đồ thị T − x (tốc độ
thay đổi của T theo phương x), tại vị trí x. Mối quan hệ trên chỉ ra rằng tốc độ dẫn nhiệt
theo một hướng nhất định tỷ lệ thuận với gradient nhiệt độ trên hướng đó. Nhiệt được dẫn
theo hướng giảm nhiệt độ và gradient nhiệt độ trở nên âm khi nhiệt độ giảm cùng với tăng
x. Dấu âm trong phương trình (1.2) đảm bảo rằng nhiệt truyền theo hướng x dương là một
đại lượng dương.
Diện tích truyền nhiệt A luôn vuông góc với hướng truyền nhiệt. Ví dụ, đối với tổn thất
nhiệt qua một bức tường dài 5 m, cao 3 m và dày 25 cm, diện tích truyền nhiệt là A = 15 m2 .
Lưu ý rằng độ dày của tường không ảnh hưởng đến diện tích A.

Ví dụ 1.4. Chi phí cho tổn thất nhiệt qua mái nhà
Mái của một ngôi nhà có kích thước 8 m ×
Mái bê ton 6m 0.25 m 6 m × 0.25 m, được làm bằng bê tông phẳng
8m một lớp có độ dẫn nhiệt là k = 0.8 W/m · K
4 C o
(xem hình vẽ). Bên trong ngôi nhà được sưởi
bằng điện, nhiệt độ của bề mặt bên trong và
15o C bên ngoài của mái nhà trong một đêm đo được
tương ứng là 15o C và 4o C trong khoảng thời
gian 10 giờ. Xác định (a) tốc độ mất nhiệt qua
mái nhà vào tối hôm đó và (b) chi phí cho tổn
Hình 1.7. Sơ đồ cho ví dụ 1.4
thất nhiệt đó mà chủ nhà phải trả nếu chi phí
điện là 2000 VND/kWh.
Lời giải:
Các giả thiết: 1. Điều kiện hoạt động ổn định tồn tại trong suốt cả đêm vì vậy nhiệt độ
bề mặt của mái nhà không đổi ở các giá trị được chỉ định; 2. Các thuộc tính hằng số có thể
được sử dụng cho mái nhà.
Các thuộc tính: Độ dẫn nhiệt của mái được cho là k = 0.8 W/m · K.

10
Phân tích:
(a) Lưu ý rằng nhiệt truyền qua mái là bởi dẫn nhiệt và diện tích của mái là A =
6 m × 8 m = 48 m2 , tốc độ truyền nhiệt ổn định qua mái là
T1 − T2   (15 − 4) o C
Q̇ = k A = (0.8 W/m·K) 48 m2 = 1689.6 W = 1.6896 kW .
L 0.25 m

(b) Lượng nhiệt bị mất qua mái nhà trong khoảng thời gian 10 giờ

Q = Q̇ ∆t = (1.6896 kW) (10 h) = 16.896 kWh

và chi phí cho tổn thất nhiệt là

Cost = (Lượng năng lượng) (giá một đơn vị năng lượng)


= (16.896 kWh) (2000 VND/kWh) = 33792 VND

Nhận xét: Chi phí của chủ sở hữu ngôi nhà cho lượng nhiệt bị mất qua mái nhà đêm hôm
đó là 33792 VND. Tổng hóa đơn sưởi ấm của ngôi nhà sẽ lớn hơn nhiều vì tổn thất nhiệt qua
các bức tường không được xem xét trong các tính toán này.

Độ dẫn nhiệt

Chúng ta đã thấy rằng các vật liệu khác nhau lưu trữ nhiệt khác nhau và chúng ta đã
xác định thuộc tính nhiệt dung riêng đẳng áp cp là thước đo khả năng lưu trữ năng lượng
nhiệt của vật liệu. Ví dụ, cp = 4.18 kJ/kg · ◦ C đối với nước và cp = 0.45 kJ/kg · ◦ C đối với sắt
ở nhiệt độ phòng, điều này cho thấy nước có thể lưu trữ lượng năng lượng gần gấp 10 lần so
với sắt tính trên mỗi đơn vị khối lượng. Tương tự như vậy, độ dẫn nhiệt k là thước đo khả
năng dẫn nhiệt của vật liệu. Ví dụ: k = 0.607 W/m · K đối với nước và k = 80.2 W/m · K
đối với sắt ở nhiệt độ phòng, điều này cho thấy rằng sắt dẫn nhiệt nhanh hơn 100 lần so
với nước. Do đó, chúng ta nói rằng nước là chất dẫn nhiệt kém so với sắt, mặc dù nước là
phương tiện tuyệt vời để lưu trữ năng lượng nhiệt.
Bảng 1.1. Độ dẫn nhiệt của một số vật liệu ở nhiệt độ phòng

Vật liệu k , W/m · K Vật liệu k , W/m · K


Diamond 2300 Water (liquid) 0.607
Silver 429 Human skin 0.37
Copper 401 Wood (oak) 0.17
Gold 317 Helium (gass) 0.152
Aluminum 237 Soft rubber 0.13
Iron 80.2 Glass fiber 0.043
Mercury (liquid) 8.54 Air (gass) 0.026
Glass 0.78 Urethane, rigid foam 0.026
Brick 0.72

11
Phương trình (1.1) cho tốc độ truyền nhiệt trong các điều kiện ổn định cũng có thể được
xem là phương trình xác định độ dẫn nhiệt. Như vậy, độ dẫn nhiệt của vật liệu có thể được
định nghĩa như là tốc độ truyền nhiệt qua đơn vị chiều dày của vật liệu trên một đơn vị diện
tích trên một đơn vị chênh lệch nhiệt độ. Độ dẫn nhiệt của vật liệu là thước đo khả năng dẫn
nhiệt của vật liệu. Giá trị cao cho tính dẫn nhiệt cho thấy vật liệu này là chất dẫn nhiệt tốt
và giá trị thấp cho thấy vật liệu này là chất dẫn nhiệt kém hoặc là chất cách nhiệt. Độ dẫn
nhiệt của một số vật liệu phổ biến ở nhiệt độ phòng được nêu trong bảng 1.1. Độ dẫn nhiệt
của đồng nguyên chất ở nhiệt độ phòng là k = 401 W/m · K, điều này ngụ ý rằng tường đồng
dày 1 m sẽ dẫn nhiệt với tốc độ 401 W trên 1 m2 diện tích trên 1 K chênh lệch nhiệt độ theo
chiều dày tường. Lưu ý rằng các vật liệu như đồng và bạc là chất dẫn điện tốt cũng là chất
dẫn nhiệt tốt và có độ dẫn nhiệt cao. Các vật liệu như cao su, gỗ và xốp là những chất dẫn
nhiệt kém và có độ dẫn nhiệt thấp.
Nonmetallic
crystals
Diamond
103
Graphite
Pure
metals Silicon
Metal carbide
Silver
alloys Copper Beryllium
Aluminum
102 oxide
Nonmetallic alloys
Iron
solids

Oxides Bronze
Steel Quartz
Nichrome Manganese
101
Liquids
k, W/m · K

Mercury

Rock

100 Water
Insulators Food
Fibers
Rubber
Gases
Oils
Hydrogen Wood
10−1 Helium

Air Foams
Carbon
dioxide

10−2
Hình 1.8. Độ dẫn nhiệt của các vật liệu khác nhau ở nhiệt độ phòng

Độ dẫn nhiệt của vật liệu thay đổi trong một phạm vi rộng, như trong hình 1.8. Độ dẫn

12
nhiệt của các chất khí như không khí thay đổi bởi hệ số 104 so với các kim loại nguyên chất
như đồng. Lưu ý rằng các tinh thể và kim loại nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, các chất
khí và các vật liệu cách nhiệt có độ dẫn nhiệt thấp nhất. Nhiệt độ là thước đo động năng của
các hạt như các phân tử hoặc nguyên tử của một chất. Trong chất lỏng hoặc khí, động năng
của các phân tử là do chuyển động tịnh tiến ngẫu nhiên cũng như các chuyển động dao động
và quay của chúng. Khi hai phân tử có động năng khác nhau va chạm, một phần năng lượng
của phân tử năng lượng cao hơn (nhiệt độ cao) được chuyển sang phân tử ít năng lượng hơn
(nhiệt độ thấp hơn), giống như khi hai quả bóng đàn hồi có cùng khối lượng ở các vận tốc
khác nhau va chạm, một phần của động năng của quả bóng nhanh hơn được chuyển sang
quả bóng chậm hơn. Nhiệt độ càng cao, các phân tử di chuyển càng nhanh và số lần va chạm
như vậy càng nhiều và truyền nhiệt càng tốt.
Lý thuyết động học của các chất khí dự đoán và xác nhận bằng thực nghiệm rằng độ dẫn
nhiệt của khí tỷ lệ với căn bậc hai của nhiệt độ nhiệt động T và tỷ lệ nghịch với căn bậc hai
của khối lượng phân tử M . Do đó, đối với một loại khí cụ thể (M cố định), độ dẫn nhiệt
tăng khi nhiệt độ tăng và ở nhiệt độ cố định độ dẫn nhiệt giảm khi tăng M . Ví dụ, ở nhiệt
độ 1000 K, độ dẫn nhiệt của helium (M = 4) là 0.343 W/m · K và của không khí (M = 29)
là 0.0667 W/m · K, thấp hơn nhiều so với helium.
Độ dẫn nhiệt của các chất khí được đưa ra trong các tài liệu là cho áp suất bằng 1 atm.
Tuy nhiên, các giá trị này cũng có thể được sử dụng ở các áp suất khác 1 atm, bởi vì độ dẫn
nhiệt của chất khí không phụ thuộc vào áp suất trong một khoảng rộng các áp suất thường
gặp trong thực tế.
Cơ chế dẫn nhiệt trong chất lỏng rất phức tạp bởi thực tế là các phân tử có khoảng cách
gần nhau hơn và chúng tạo ra trường lực liên phân tử mạnh hơn. Độ dẫn nhiệt của chất lỏng
thường nằm giữa chất rắn và chất khí. Độ dẫn nhiệt của một chất thường cao nhất trong
pha rắn và thấp nhất trong pha khí. Độ dẫn nhiệt của chất lỏng thường không nhạy cảm
với áp suất ngoại trừ gần điểm tới hạn nhiệt động. Không giống như các chất khí, độ dẫn
nhiệt của hầu hết các chất lỏng giảm khi nhiệt độ tăng, với nước là một ngoại lệ đáng chú ý.
Giống như chất khí, độ dẫn nhiệt của chất lỏng giảm khi tăng khối lượng phân tử. Các kim
loại lỏng như thủy ngân và natri có độ dẫn nhiệt cao và rất phù hợp để sử dụng trong các
ứng dụng khi muốn có tốc độ truyền nhiệt cao sang chất lỏng, như trong các nhà máy điện
hạt nhân.
Trong chất rắn, sự dẫn nhiệt là do hai tác động: sóng dao động mạng do các chuyển động
dao động của các phân tử đặt tại các vị trí tương đối cố định một cách định kỳ gọi là mạng
tinh thể và năng lượng được truyền qua dòng điện tử tự do trong chất rắn. Độ dẫn nhiệt của
một chất rắn nhận được từ tổng của thành phần mạng và thành phần điện tử. Độ dẫn nhiệt
tương đối cao của kim loại nguyên chất chủ yếu là do thành phần điện tử. Thành phần mạng
tinh thể của dẫn nhiệt phụ thuộc mạnh mẽ vào cách sắp xếp các phân tử. Ví dụ, kim cương,
là một chất rắn kết tinh có trật tự cao, có độ dẫn nhiệt được biết đến cao nhất ở nhiệt độ
phòng.
Không giống như kim loại, là chất dẫn điện và nhiệt tốt, chất rắn kết tinh như kim cương

13
và chất bán dẫn như silicon là những chất dẫn nhiệt tốt nhưng lại dẫn điện kém. Kết quả
là, các vật liệu như vậy được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử. Mặc dù có
giá cao hơn, tản nhiệt kim cương được sử dụng để làm mát các linh kiện điện tử nhạy cảm
vì tính dẫn nhiệt tuyệt vời của kim cương. Dầu và miếng đệm silicon thường được sử dụng
trong việc bao kín các linh kiện điện tử vì chúng cung cấp cả tiếp xúc nhiệt tốt và cách điện
tốt.
Bảng 1.2. Độ dẫn nhiệt của hợp kim nhỏ Kim loại nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao, và
hơn nhiều so với độ dẫn nhiệt của các kim người ta sẽ nghĩ rằng các hợp kim của kim loại
loại tạo nên hợp kim đó cũng phải có độ dẫn nhiệt cao. Người ta mong đợi
Kim loại nguyên chất k, W/m · K một hợp kim được tạo nên từ hai kim loại có độ
hợp kim ở 300 K dẫn nhiệt k1 và k2 sẽ có độ dẫn nhiệt k nằm giữa
Copper 401 các giá trị k1 và k2 . Nhưng điều này hóa ra lại
Nikel 91 không phải như vậy. Độ dẫn nhiệt của hợp kim
Constantan của hai kim loại thường thấp hơn nhiều so với
(55% Cu, 45% N i) 23 các kim loại thành phần, như được chỉ ra trong
Copper 401 bảng 1.2. Thậm chí một lượng nhỏ các phân tử
Aluminum 237 ”ngoại lai” là chất dẫn điện tốt trong một kim
Commerical bronze loại nguyên chất cũng làm giảm nghiêm trọng sự
(90% Cu, 10% Al) 52 truyền nhiệt trong kim loại đó. Ví dụ, độ dẫn
nhiệt của thép chỉ chứa 1% crôm là 62 W/m · K,
trong khi độ dẫn nhiệt của sắt và crom lần lượt là 83 và 95 W/m · K.
Độ dẫn nhiệt của vật liệu thay đổi theo nhiệt độ (xem bảng 1.3). Sự thay đổi của độ dẫn
nhiệt trong các phạm vi nhiệt độ nhất định là không đáng kể đối với một số vật liệu, nhưng
lại là đáng kể đối với các vật liệu khác. Độ dẫn nhiệt của một số chất rắn nhất định biểu
hiện sự tăng mạnh ở nhiệt độ gần độ không tuyệt đối, khi đó các chất rắn này trở thành chất
siêu dẫn. Ví dụ, độ dẫn nhiệt của đồng đạt giá trị
tối đa khoảng 20000 W/m · K ở 20 K, gấp khoảng Bảng 1.3. Độ dẫn nhiệt của vật liệu phụ
50 lần độ dẫn nhiệt ở nhiệt độ phòng. thuộc vào nhiệt độ

Các giá trị cho độ dẫn nhiệt được sử dụng ở k, W/m · K


đây là phù hợp khi kích thước vật lý của vật liệu T, K Copper Aluminum
được xem xét là tương đối lớn. Trong một số lĩnh 100 482 302
vực công nghệ mới nổi, như vi điện tử, kích thước 200 413 237
vật lý thường ở mức micro hoặc nano mét. Đối với 300 401 237
các ứng dụng này, kích thước vật lý nhỏ rất có thể 400 393 240
sẽ ảnh hưởng đến giá trị độ dẫn nhiệt ở các trạng 600 379 231
thái rắn và lỏng. Trong những tình huống này, khi 800 366 218
kích thước vật lý giảm, khoảng cách trung bình mà
các chất mang năng lượng đi qua thường giảm và điều này làm giảm giá trị của độ dẫn nhiệt.
Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ dẫn nhiệt gây nên sự phức tạp đáng kể trong phân tích dẫn
nhiệt. Do đó, trong thực tế thông thường người ta đánh giá độ dẫn nhiệt k ở nhiệt độ trung

14
bình và coi nó là một hằng số trong tính toán.
Trong phân tích truyền nhiệt, một vật liệu thường được coi là đẳng hướng; nghĩa là, có
các thuộc tính giống nhau theo mọi hướng. Giả thiết này là thực tế đối với hầu hết các vật
liệu, ngoại trừ những vật liệu thể hiện các đặc điểm cấu trúc khác nhau theo các hướng khác
nhau, chẳng hạn như vật liệu composite nhiều lớp và gỗ. Ví dụ, độ dẫn nhiệt của gỗ ngang
qua các thớ khác với độ dẫn nhiệt song song với các thớ.

Độ khuếch tán nhiệt

Tích ρ cp , thường gặp trong phân tích truyền nhiệt, được gọi là nhiệt dung của vật liệu.
Cả nhiệt dung riêng cp và nhiệt dung ρ cp đều đại diện cho khả năng lưu trữ nhiệt của vật
liệu. Nhưng cp biểu thị nó trên một đơn vị khối lượng trong khi ρ cp biểu thị nó trên một đơn
vị thể tích, như có thể nhận thấy từ các đơn vị của chúng J/kg · K và J/m3 · K, một cách
tương ứng.
Một thuộc tính vật liệu khác xuất hiện trong phân tích dẫn nhiệt chuyển tiếp là độ
khuếch tán nhiệt, thể hiện mức độ khuếch tán nhiệt qua vật liệu và được định nghĩa như

Dẫn nhiệt k  2 
α= = m /s , (1.3)
Lưu trữ nhiệt ρ cp
Lưu ý rằng độ dẫn nhiệt k biểu thị mức độ vật liệu dẫn nhiệt tốt như thế nào và nhiệt
dung ρ cp biểu thị mức năng lượng mà vật liệu lưu trữ trên mỗi đơn vị thể tích. Do đó, độ
khuếch tán nhiệt của vật liệu có thể được xem là tỷ số của lượng nhiệt được dẫn qua vật
liệu so với lượng nhiệt được lưu trữ trên một đơn vị thể tích. Một vật liệu có độ dẫn nhiệt
cao hoặc nhiệt dung thấp rõ ràng sẽ có độ khuếch tán nhiệt lớn. Độ khuếch tán nhiệt càng
lớn, sự truyền nhiệt vào môi trường càng nhanh. Một giá trị nhỏ của độ khuếch tán nhiệt có
nghĩa là nhiệt chủ yếu được hấp thụ vật liệu và chỉ một lượng nhiệt nhỏ được dẫn đi.
Độ khuếch tán nhiệt của một số vật liệu phổ biến ở 20◦ C được nêu trong bảng 1.4. Lưu ý
rằng khoảng giá trị độ khuếch tán nhiệt từ α = 0.14×10−6 m2 /s cho nước đến 149×10−6 m2 /s
cho bạc, chênh lệch nhau hơn một nghìn lần. Cũng lưu ý rằng độ khuếch tán nhiệt của thịt
bò và nước là như nhau. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì thịt cũng như rau và trái
cây tươi chủ yếu là nước, và do đó chúng có tính chất nhiệt của nước.
Bảng 1.4. Độ khuếch tán nhiệt của một số vật liệu ở nhiệt độ phòng

Vật liệu α, m2 /s Vật liệu α, m2 /s


Silver 149 × 10−6 Concrete 0.75 × 10−6
Gold 127 × 10−6 Brick 0.52 × 10−6
Copper 113 × 10−6 Heavy soil (dry) 0.52 × 10−6
Aluminum 97.5 × 10−6 Glass 0.34 × 10−6
Iron 22.8 × 10−6 Glass wool 0.23 × 10−6
Mercury (liquid) 4.7 × 10−6 Water (liquid) 0.14 × 10−6
Marble 1.2 × 10−6 Beef 0.14 × 10−6
Ice 1.2 × 10−6 Wood (oak) 0.13 × 10−6

15
1.5. Đối lưu

Thay đổi vận tốc Đối lưu là phương thức truyền năng lượng
của không khí T∞
giữa một bề mặt rắn và chất lỏng hoặc khí
V T
xung quanh đang chuyển động, và nó liên
Thay đổi
Dòng quan đến các tác động kết hợp của dẫn
không khí nhiệt độ của
không khí nhiệt và chuyển động của chất lỏng. Chuyển
động của chất lỏng càng nhanh, sự truyền
Q̇conv nhiệt đối lưu càng lớn. Trong trường hợp
As
Ts không có bất kỳ sự chuyển động nào của
chất lỏng, truyền nhiệt giữa một bề mặt rắn
Khối nóng
và chất lỏng xung quanh hoàn toàn là bằng
Hình 1.9. Truyền nhiệt từ một bề mặt nóng tới dẫn nhiệt. Sự hiện diện của chuyển động của
không khí bằng đối lưu chất lỏng giúp tăng cường sự truyền nhiệt
giữa bề mặt rắn và chất lỏng, nhưng nó cũng làm phức tạp việc xác định tốc độ truyền nhiệt.
Xem xét việc làm mát khối nóng bằng cách thổi không khí mát trên bề mặt trên của nó
(hình 1.9). Đầu tiên, nhiệt được truyền đến lớp không khí sát với với khối bằng cách dẫn
nhiệt. Lượng nhiệt này sau đó được mang đi khỏi bề mặt bằng đối lưu, nghĩa là, do tác động
kết hợp của sự dẫn nhiệt trong không khí do chuyển động hỗn loạn của các phân tử không
khí và chuyển động vĩ mô (theo dòng, luồng) của không khí loại bỏ không khí nóng gần bề
mặt khối và thay thế nó bằng không khí mát hơn.
Đối lưu được gọi là đối lưu cưỡng
Đối lưu Đối lưu bức nếu chất lỏng buộc phải chảy trên bề
cưỡng bức tự nhiên
mặt bởi các phương tiện bên ngoài như
Không khí
quạt, bơm hoặc gió. Ngược lại, đối lưu
Không khí được gọi là đối lưu tự nhiên nếu chuyển
động của chất lỏng được gây ra bởi lực nổi
Trứng Trứng (buoyancy) được gây ra bởi sự khác biệt
nóng nóng
về mật độ do sự thay đổi nhiệt độ trong
chất lỏng (hình 1.10). Ví dụ, trong trường
Hình 1.10. Làm mát vật rắn bằng đối lưu cưỡng hợp không có quạt, sự truyền nhiệt từ bề
bức và đối lưu tự nhiên mặt của khối nóng trong hình 1.9 là do
đối lưu tự nhiên vì bất kỳ chuyển động nào của không khí trong trường hợp này là do sự
nâng lên của không khí ấm hơn (và do đó nhẹ hơn) gần bề mặt và sự rơi xuống của không
khí lạnh hơn (và do đó nặng hơn) để lấp đầy vị trí của nó. Truyền nhiệt giữa khối và không
khí xung quanh bằng dẫn nhiệt nếu chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và khối không đủ
lớn để khắc phục qua sức cản của không khí để chuyển động và như vậy để bắt đầu dòng đối
lưu tự nhiên.
Các quá trình truyền nhiệt liên quan đến sự thay đổi pha của chất lỏng cũng được coi là
đối lưu do chuyển động của chất lỏng gây ra trong quá trình, chẳng hạn như sự nâng lên của
các bong bóng hơi trong khi sôi hoặc rơi xuống của các giọt chất lỏng trong quá trình ngưng

16
tụ.
Bất chấp sự phức tạp của đối lưu, tốc độ truyền nhiệt đối lưu được quan sát là tỷ lệ thuận
với chênh lệch nhiệt độ, và được biểu thị một cách thuận tiện bởi định luật làm mát của
Newton, như sau
Q̇conv = h As (Ts − T∞ ) (W) , (1.4)

trong đó
h - là hệ số truyền nhiệt đối lưu tính bằng W/m2 · K hoặc Btu/h · ft2 · ◦ F;
As - là diện tích bề mặt thông qua đó diễn ra quá trình truyền nhiệt đối lưu;
Ts - là nhiệt độ bề mặt;
T∞ - là nhiệt độ của chất lỏng đủ xa bề mặt.
Lưu ý rằng trên bề mặt, nhiệt độ chất lỏng bằng nhiệt độ bề mặt của vật rắn.
Hệ số truyền nhiệt đối lưu h không phải là thuộc tính của chất lỏng. Đây là một tham số
được xác định bằng thực nghiệm có giá trị phụ thuộc vào tất cả các biến ảnh hưởng đến sự
đối lưu như hình học bề mặt, bản chất của chuyển động của chất lỏng, tính chất của chất
lỏng và tốc độ chất lỏng. Các giá trị tiêu biểu của h được cho trong bảng 1.5.
Bảng 1.5. Giá trị định hướng của hệ số tỏa nhiệt đối lưu

Kiểu đối lưu h, W/m2 · K


Đối lưu tự nhiên của các chất khí 2 ÷ 25
Đối lưu tự nhiên của các chất lỏng 10 ÷ 1000
Đối lưu cưỡng bức của các chất khí 25 ÷ 250
Đối lưu cưỡng bức của các chất lỏng 50 ÷ 20000
Sôi và ngưng tụ 2500 ÷ 100000

Ví dụ 1.5. Xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu


Một sợi dây điện dài 2 m và có đường kính T∞ = 15o C
0.3 cm duỗi thẳng ngang qua một căn phòng ở 152o C
15o C, như thể hiện trên hình vẽ. Nhiệt sinh ra 1.5 A

trong sợi dây như là kết quả của điện trở thuần,
60 V
và nhiệt độ bề mặt của dây đo được bằng 152o C
Hình 1.11. Sơ đồ cho ví dụ 1.5
trong điều kiện hoạt động ổn định. Ngoài ra độ
giảm điện thế và dòng điện chạy trong dây đo được lần lượt bằng 60 V và 1.5 A. Bỏ qua mọi
sự truyền nhiệt bằng bức xạ, xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu cho sự truyền nhiệt giữa bề
mặt ngoài của sợi dây và không khí trong phòng.
Lời giải: Hệ số tỏa nhiệt đối lưu cho truyền nhiệt từ một sợi dây điện bị đốt nóng tới
không khí sẽ được xác định bằng cách đo nhiệt độ ở các điều kiện hoạt động ổn định và tiêu
thụ điện năng.
Các giả thiết: 1. Các điều kiện hoạt động ổn định tồn tại vì giá trị nhiệt độ đo được không
thay đổi theo thời gian; 2. Truyền nhiệt bức xạ là không đáng kể.
Phân tích: Khi đạt được các điều kiện hoạt động ổn định, tốc độ tỏa nhiệt từ dây điện
cân bằng với tốc độ sinh nhiệt trong dây như là kết quả của điện trở thuần. Tức là,

17
Q̇ = Ėgenerated = V I = (60 V) (1.5 A) = 90 W

Diện tích bề mặt ngoài dây điện bằng

As = π D L = π (0.003 m) (2 m) ≈ 0.01885 m2

Định luật làm mát của Newton cho tỏa nhiệt đối lưu được biểu diễn như sau

Q̇conv = h As (Ts − T∞ )

Bỏ qua truyền nhiệt do bức xạ và như vậy giả thiết là tất lượng nhiệt tỏa ra từ dây dẫn
là do đối lưu, hệ số tỏa nhiệt đối lưu được xác định như sau
Q̇ 90 W
h= = ≈ 34.851 W/m2 · K
As (Ts − T∞ ) (0.01885 m2 ) (152 − 15) o C

Nhận xét: Lưu ý rằng thiết lập đơn giản được mô tả ở trên có thể được sử dụng để xác
định các hệ số truyền nhiệt trung bình từ nhiều bề mặt khác nhau trong không khí. Ngoài
ra, truyền nhiệt bằng bức xạ có thể được loại bỏ bằng cách giữ cho các bề mặt xung quanh
ở nhiệt độ của dây.

1.6. Bức xạ

Bức xạ là năng lượng phát ra từ vật chất dưới dạng sóng điện từ (hoặc các photon) là
kết quả của sự thay đổi cấu hình điện tử của các nguyên tử hoặc phân tử. Không giống như
dẫn nhiệt và đối lưu, việc truyền nhiệt bằng bức xạ không đòi hỏi phải có sự hiện diện của
một môi trường trung gian. Trong thực tế, truyền nhiệt bằng bức xạ là nhanh nhất (với tốc
độ ánh sáng) và nó không bị suy giảm trong chân không. Đây là cách năng lượng của mặt
trời truyền đến trái đất.
Trong các nghiên cứu truyền nhiệt, chúng ta quan tâm đến bức xạ nhiệt, đây là dạng bức
xạ phát ra từ các vật thể do nhiệt độ của chúng. Nó khác với các dạng bức xạ điện từ khác
như tia X, tia gamma, sóng vi ba, sóng vô tuyến và sóng truyền hình, những dạng bức xạ
không liên quan đến nhiệt độ. Tất cả các vật thể ở nhiệt độ trên độ không tuyệt đối đều phát
ra bức xạ nhiệt.
Bức xạ là một hiện tượng thể tích, và tất cả các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều phát
ra, hấp thụ hoặc truyền bức xạ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bức xạ thường được coi
là một hiện tượng bề mặt đối với các chất rắn không trong suốt đối với bức xạ nhiệt như kim
loại, gỗ và đá bởi vì bức xạ phát ra từ các vùng bên trong của vật liệu đó không bao giờ có
thể chạm tới được bề mặt của vật và bức xạ tới các vật thể như vậy thường được hấp thụ
trong một vài micron từ bề mặt.
Tốc độ phát xạ tối đa có thể phát ra từ một bề mặt ở nhiệt độ nhiệt động học Ts (tính
bằng K hoặc R) được đưa ra bởi định luật Stefan - Boltzmann như sau

Q̇emit, max = σ As Ts4 (W) , (1.5)

18
trong đó σ = 5.670 × 10−8 W/m2 · K4 là hằng số Q̇emit, max = σ Ts4
Ts = 400 K
Stefan - Boltzmann. Một bề mặt được lý tưởng hóa ≈ 1452 W/m2

phát ra bức xạ ở tốc độ tối đa này được gọi là vật


đen và bức xạ phát ra từ vật đen được gọi là bức Vật đen (ε = 1)
xạ của vật đen (hình 1.12). Bức xạ phát ra từ tất
Hình 1.12. Bức xạ của vật đen
cả các bề mặt thực tế nhỏ hơn bức xạ phát ra từ
một vật đen ở cùng nhiệt độ, và được biểu thị bởi

Q̇emit = ε σ As Ts4 (W) , (1.6)

trong đó ε là độ phát xạ (độ đen) của bề mặt. Thuộc tính độ phát xạ, có giá trị nằm trong
khoảng 0 ≤ ε ≤ 1, là thước đo mức độ gần giống của một bề mặt với một vật đen có ε = 1.
Độ phát xạ của một số bề mặt được đưa ra trong bảng 1.6.

Bảng 1.6. Độ phát xạ (độ đen) của một số vật liệu ở 300 K

Vật liệu Độ phát xạ Vật liệu Độ phát xạ


Aluminum foil 0.07 White paper 0.92 ÷ 0.97
Anodized aluminum 0.82 Asphalt pavement 0.85 ÷ 0.93
Polished cooper 0.03 Red brick 0.93 ÷ 0.96
Polished gold 0.03 Human skin 0.95
Polished silver 0.02 Wood 0.82 ÷ 0.92
Polished stainless steel 0.17 Soil 0.93 ÷ 0.96
Black paint 0.98 Water 0.96
White paint 0.90 Vegetation 0.92 ÷ 0.96

Một thuộc tính bức xạ quan trọng khác của bề mặt là độ hấp thụ của nó α, là phần năng
lượng được bề mặt hấp thụ từ năng lượng bức xạ tới bề mặt đó. Giống như độ phát xạ, giá
trị của nó nằm trong phạm vi 0 ≤ α ≤ 1. Một vật đen hấp thụ toàn bộ bức xạ chiếu tới nó.
Tức là, vật đen là một vật hấp thụ hoàn hảo (α = 1) và cũng là một vật phát xạ hoàn hảo.
Nói chung, cả ε và α của một bề mặt đều phụ Q̇incident
thuộc vào nhiệt độ và bước sóng của bức xạ. Định
Q̇ref = (1 − α) Q̇incident
luật bức xạ Kirchhoff phát biểu rằng độ phát xạ
và độ hấp thụ của bề mặt ở nhiệt độ và bước sóng
nhất định là bằng nhau. Trong nhiều ứng dụng thực
tế, nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ của nguồn bức xạ
Q̇abs = α Q̇incident
tới có cùng độ lớn và độ hấp thụ trung bình của bề
mặt được lấy bằng với độ phát xạ trung bình của Hình 1.13. Hấp thụ bức xạ tới của một
nó. Tốc độ mà một bề mặt hấp thụ bức xạ được xác bề mặt đục có độ hấp thụ α

định từ quan hệ (hình 1.13)

Q̇absorbed = α Q̇incident (W) , (1.7)

19
trong đó Q̇incident là tốc độ bức xạ xảy ra trên bề mặt và α là độ hấp thụ của bề mặt. Đối
với các bề mặt mờ đục (không trong suốt), phần bức xạ tới không được bề mặt hấp thụ được
phản xạ trở lại.
Sự khác biệt giữa tốc độ bức xạ phát ra từ bề mặt và bức xạ được hấp thụ là truyền nhiệt
bức xạ. Nếu tốc độ hấp thụ bức xạ lớn hơn tốc độ phát xạ bức xạ, bề mặt được cho là thu
được năng lượng bằng bức xạ. Nếu không, bề mặt được cho là mất năng lượng bởi bức xạ.
Nói chung, việc xác định tốc độ truyền nhiệt bởi bức xạ giữa hai bề mặt là một vấn đề phức
tạp vì nó phụ thuộc vào tính chất của các bề mặt, hướng của chúng so với nhau và sự tương
tác của môi trường giữa các bề mặt với sự bức xạ.
Các bề mặt Khi một bề mặt phát xạ ε và diện tích bề mặt
xung quanh
ở Tsurr As ở nhiệt độ nhiệt động học, Ts được bao bọc hoàn
toàn bởi một bề mặt lớn hơn nhiều (hoặc đen) ở
Không khí
nhiệt độ nhiệt động học Tsurr được phân tách bằng
Q̇emitted một chất khí không can thiệp vào bức xạ (ví dụ
Q̇incident ε, As , Ts không khí), như được thể hiện trên hình 1.14, thì
tốc độ truyền nhiệt bức xạ giữa hai bề mặt này
được xác định bởi
 
Q̇rad = ε σ As Ts4 − Tsurr
4

Hình 1.14. Truyền nhiệt bức xạ giữa một  


bề mặt và các bề mặt xung quanh nó Q̇rad = ε σ As Ts4 − Tsurr
4
(W) . (1.8)

Trong trường hợp đặc biệt này, sự phát xạ và diện tích bề mặt của bề mặt xung quanh không
có bất kỳ ảnh hưởng nào đến truyền nhiệt bức xạ.
Truyền nhiệt bức xạ đến hoặc từ một bề mặt được bao quanh bởi một chất khí như không
khí xảy ra song song với sự dẫn nhiệt (hoặc đối lưu, nếu có chuyển động khí lớn) giữa bề mặt
và chất khí. Như vậy, tổng nhiệt truyền được xác định bằng cách cộng các thành phần nhiệt
của cả hai cơ chế truyền nhiệt. Để đơn giản và thuận tiện, điều này thường được thực hiện
bằng cách xác định một hệ số truyền nhiệt kết hợp hcombined bao gồm các ảnh hưởng của
cả đối lưu và bức xạ. Sau đó, tốc độ truyền nhiệt tổng đến hoặc từ một bề mặt bằng đối lưu
và bức xạ được biểu diễn bởi
 
Q̇total = Q̇conv + Q̇rad = hconv As (Ts − Tsurr ) + ε σ As Ts4 − Tsurr
4
(1.9)

Q̇total = hcombined As (Ts − Tsurr ) (W) (1.10)


 
hcombined = hconv + hrad = hconv + ε σ (Ts + Tsurr ) Ts2 + Tsurr
2
(1.11)

Lưu ý rằng hệ số truyền nhiệt kết hợp về cơ bản là hệ số truyền nhiệt đối lưu được điều chỉnh
để bao gồm các ảnh hưởng của bức xạ.
Bức xạ thường có ý nghĩa tương đối so với dẫn nhiệt hoặc đối lưu tự nhiên, nhưng không
đáng kể so với đối lưu cưỡng bức. Do đó, bức xạ trong các ứng dụng đối lưu cưỡng bức thường
không được chú ý, đặc biệt là khi các bề mặt liên quan có độ phát xạ thấp và có nhiệt độ từ
thấp đến trung bình.

20
1.7. Các cơ chế truyền nhiệt đồng thời

Chúng ta đã đề cập rằng có ba cơ chế truyền nhiệt, nhưng không phải lúc nào cũng đồng
thời tồn tại cả ba cơ chế trong một môi trường. Ví dụ, truyền nhiệt chỉ bằng dẫn trong các
vật rắn đục, nhưng bằng dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt trong các vật rắn bán trong suốt. Do đó,
một vật rắn có thể liên quan đến sự dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt nhưng không liên quân tới đối
lưu. Tuy nhiên, một vật rắn có thể liên quan đến sự truyền nhiệt bằng đối lưu và/hoặc bức
xạ trên các bề mặt của nó tiếp xúc với chất lỏng hoặc các bề mặt khác. Ví dụ, các bề mặt
bên ngoài của một mảnh đá lạnh sẽ ấm lên trong môi trường ấm hơn do sự nhận nhiệt bằng
đối lưu (từ không khí) và bằng bức xạ (từ mặt trời hoặc các bề mặt xung quanh ấm hơn).
Nhưng các phần bên trong của đá sẽ nóng lên khi nhiệt này được truyền đến vùng bên trong
của đá bằng dẫn nhiệt.

Vật rắn đục Chất khí Chân không


T1 T2 T1 T2 T1 T2

Bức xạ

Dẫn nhiệt Dẫn nhiệt Bức xạ


hoặc đối lưu

1 hình thức 2 hình thức 1 hình thức

Hình 1.15. Trong một môi trường có thể chỉ liên quan tới hai cơ chế truyền nhiệt đồng thời

Truyền nhiệt là bằng dẫn nhiệt và có thể bằng bức xạ trong chất lỏng tĩnh (không có
chuyển động khối lớn) và bằng đối lưu và bức xạ trong chất lỏng chảy thành dòng. Trong
trường hợp không có bức xạ, truyền nhiệt trong chất lỏng hoặc bằng dẫn nhiệt hoặc bằng
đối lưu, tùy thuộc vào sự tồn tại của sự chuyển động khối lớn. Đối lưu có thể được xem như
là sự kết hợp giữa dẫn nhiệt với chuyển động của chất lỏng, và sự dẫn nhiệt trong chất lỏng
có thể được xem như là một trường hợp đối lưu đặc biệt khi không có bất kỳ chuyển động
chất lỏng nào (xem hình 1.15).
Như vậy, khi chúng ta xử lý sự truyền nhiệt qua chất lỏng, chúng ta có thể sử dụng dẫn
nhiệt hoặc đối lưu, nhưng không phải cả hai. Ngoài ra, thực tế các chất khí là trong suốt đối
với bức xạ, ngoại trừ một số khí được biết đến là hấp thụ bức xạ mạnh ở các bước sóng nhất
định. Ví dụ, Ozone hấp thụ mạnh bức xạ cực tím. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, một
chất khí giữa hai bề mặt rắn không cản trở bức xạ và hoạt động hiệu quả như chân không.
Mặt khác, các chất lỏng thường là chất hấp thụ mạnh bức xạ.
Cuối cùng, sự truyền nhiệt qua chân không chỉ bằng bức xạ bởi vì dẫn nhiệt hoặc đối lưu
đòi hỏi phải có sự hiện diện của một môi trường vật chất.

Ví dụ 1.6. Tỏa nhiệt từ bề mặt da cơ thể người


Hãy xem xét một người đứng trong một căn phòng mát mẻ ở 20o C (xem hình vẽ). Xác
định tốc độ truyền nhiệt tổng từ người này nếu diện tích bề mặt tiếp xúc và nhiệt độ trung
bình bề mặt bên ngoài da của người đó lần lượt là 1.6 m2 và 29o C, và hệ số truyền nhiệt đối

21
lưu từ bề mặt da người tới không khí trong phòng
o
20 C được cho là bằng 6 W/m2 · K.
Không khı́
trong phòng Lời giải: Tốc độ truyền nhiệt tổng từ một người
Q̇conv bằng cả đối lưu và bức xạ đến không khí và các bề
29o C mặt xung quanh ở các nhiệt độ đã cho sẽ được xác
Q̇rad định.
Các giả thiết: 1. Tồn tại các điều kiện hoạt động
ổn định; 2. Người được bao quanh hoàn toàn bởi
các bề mặt bên trong của căn phòng; 3. Các bề mặt
xung quanh có cùng nhiệt độ với nhiệt độ của không
Q̇cond
khí trong phòng; 4. Dẫn nhiệt xuống sàn qua hai
Hình 1.16. Sơ đồ cho ví dụ 1.6
bàn chân là không đáng kể.
Các thuộc tính: Độ phát xạ của người lấy bằng ε = 0.95.
Phân tích: Sự truyền nhiệt giữa cơ thể người và không khí trong phòng là do đối lưu
(thay vì dẫn nhiệt) bởi vì có thể hình dung rằng không khí trong vùng lân cận của da hoặc
quần áo nóng lên và di chuyển lên cao do sự truyền nhiệt từ cơ thể, bắt đầu dòng đối lưu tự
nhiên. Giá trị được xác định từ thực nghiệm cho tốc độ truyền nhiệt đối lưu trong trường
hợp này là 6 W trên một đơn vị diện tích bề mặt (m2 ) trên mỗi đơn vị chênh lệch nhiệt độ
(tính bằng K hoặc o C) giữa người và không khí ở xa người. Như vậy, tốc độ truyền nhiệt đối
lưu từ người vào không khí trong phòng là
  
Q̇conv = h As (Ts − T∞ ) = 6 W/m2 · K 1.6 m2 (29 − 20) o C = 86.4 W

Người cũng mất nhiệt do bức xạ tới các bề mặt tường xung quanh. Chúng ta lấy nhiệt
độ của các bề mặt của tường, trần và sàn nhà bằng với nhiệt độ không khí trong trường hợp
này để đơn giản, nhưng chúng ta nhận ra rằng điều này không phải như vậy. Những bề mặt
này có thể ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trung bình của không khí trong phòng,
tùy thuộc vào điều kiện ngoài trời và cấu trúc của các bức tường. Xem xét rằng không khí
không can thiệp vào bức xạ và người được bao bọc hoàn toàn bởi các bề mặt xung quanh,
tốc độ truyền nhiệt bức xạ từ người đến các bức tường, trần và sàn xung quanh là
 
Q̇rad = ε σ As Ts4 − Tsurr
4
  
= (0.95) 5.67 × 10−8 W/m2 · K4 1.6 m2
h i
× (29 + 273.15)4 − (20 + 273.15)4 K4 ≈ 81.836 W

Lưu ý rằng chúng ta phải sử dụng nhiệt độ nhiệt động học trong tính toán bức xạ. Cũng chú
ý rằng chúng ta đã sử dụng giá trị phát xạ cho da và quần áo ở nhiệt độ phòng bởi vì độ
phát xạ sẽ không thay đổi đáng kể ở nhiệt độ cao hơn một chút.
Như vậy, tốc độ truyền nhiệt tổng thể từ cơ thể được xác định bằng cách cộng hai thành

22
phần này:
Q̇total = Q̇conv + Q̇rad = (86.4 + 81.836) W = 168.236 W

Nhận xét: Sự truyền nhiệt sẽ cao hơn nhiều nếu người không mặc quần áo vì nhiệt độ bề
mặt tiếp xúc sẽ cao hơn. Vì vậy, một chức năng quan trọng của quần áo là cung cấp một
rào cản chống lại truyền nhiệt. Trong các tính toán này, truyền nhiệt qua bàn chân xuống
sàn bằng cách dẫn, thường rất nhỏ, bị bỏ qua. Truyền nhiệt từ da bằng mồ hôi, là cơ chế
truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường nóng, không được xem xét ở đây. Ngoài ra, các đơn
vị W/m2 ·o C và W/m2 · K cho hệ số truyền nhiệt là tương đương, và có thể được thay thế
cho nhau.

Ví dụ 1.7. Truyền nhiệt giữa hai tấm đẳng nhiệt


Xem xét sự truyền nhiệt ổn định giữa hai tấm phẳng T1 =300 K T2 =200 K
lớn song song ở các nhiệt độ không đổi là T1 = 300 K và
T2 = 200 K đặt cách nhau một khoảng L = 1 cm, như Q̇
trong hình vẽ. Giả sử các bề mặt là đen (độ phát xạ
ε = 1), xác định tốc độ truyền nhiệt giữa các tấm trên L=1 cm

một đơn vị diện tích bề mặt giả sử khoảng trống giữa ε=1
các tấm là (a) chứa đầy không khí trong khí quyển, (b)
Hình 1.17. Sơ đồ cho ví dụ 1.7
được hút chân không, (c) được điền đầy với lớp cách
nhiệt urethane và (d) chứa đầy chất siêu cách nhiệt có độ dẫn nhiệt là 0.00002 W/m · K.
Lời giải: Tốc độ truyền nhiệt tổng giữa hai tấm phẳng lớn song song ở nhiệt độ quy định
sẽ được xác định cho bốn trường hợp khác nhau.
Các giả thiết: 1. Tồn tại các điều kiện hoạt động ổn định; 2. Không có dòng đối lưu tự
nhiên trong không khí giữa các tấm phẳng; 3. Các bề mặt là vật đen và do đó có ε = 1.
Các thuộc tính: Độ dẫn nhiệt ở nhiệt độ trung bình (300 + 200) /2 = 250 K là k =
0.0219 W/m · K đối với không khí; k = 0.026 W/m · K đối với cách nhiệt urethane; và k =
0.00002 W/m · K cho vật liệu siêu cách nhiệt.
Phân tích:
(a) Tốc độ dẫn nhiệt giữa các tấm qua lớp không khí là

T1 − T2   (300 − 200) K
Q̇cond = k A = (0.0219 W/m · K) 1 m2 = 219 W
L 0.01 m

và tốc độ truyền nhiệt bức xạ giữa các tấm qua lớp không khí là
 
Q̇rad = ε σ A T14 − T24
   h i
= (1) 5.67 × 10−8 W/m2 · K4 1 m2 × (300 K)4 − (200 K)4 = 369 W

Như vậy,
Q̇total = Q̇conv + Q̇rad = (219 + 369) W = 588 W

Tốc độ truyền nhiệt trong thực tế sẽ cao hơn do các dòng đối lưu tự nhiên có khả năng xảy

23
ra trong không gian giữa các tấm phẳng.
(b) Khi không khí trong không gian giữa các tấm được hút ra, sẽ không có sự dẫn nhiệt
hoặc đối lưu, và sự truyền nhiệt duy nhất giữa các tấm sẽ là do bức xạ. Vì thế,

Q̇total = Q̇rad = 369 W

(c) Một vật liệu rắn đục đặt giữa hai tấm làm giảm trực tiếp truyền nhiệt bức xạ giữa
các tấm. Cũng vậy, độ dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt giải thích cho truyền nhiệt bức xạ
có thể xảy ra thông qua các khoảng rỗng trong vật liệu cách nhiệt. Tốc độ truyền nhiệt qua
lớp cách nhiệt urethane là

T1 − T2   (300 − 200) K
Q̇total = Q̇cond = k A = (0.026 W/m · K) 1 m2 = 260 W
L 0.01 m

Lưu ý rằng tốc độ truyền nhiệt qua vật liệu urethane nhỏ hơn tốc độ truyền nhiệt qua
không khí đã được xác định trong phần (a), mặc dù độ dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt lớn
hơn của không khí. Điều này là do vật liệu cách nhiệt ngăn chặn truyền nhiệt bức xạ trong
khi không khí truyền nó.
(d) Các lớp của vật liệu siêu cách nhiệt ngăn chặn mọi sự truyền nhiệt bức xạ trực tiếp
giữa các tấm. Mặc dù, truyền nhiệt bức xạ giữa các tấm không xảy ra, nhưng độ dẫn nhiệt
cụ thể của vật liệu siêu cách nhiệt giải thích cho tác động này. Vì thế,

T1 − T2   (300 − 200) K
Q̇total = Q̇cond = k A = (0.00002 W/m · K) 1 m2 = 0.2 W
L 0.01 m

tốc độ truyền nhiệt trong trường hợp này bằng 1/1845 lần tốc độ truyền nhiệt trong chân
không. Các kết quả của ví dụ này được tóm tắt trong hình dưới đây.

300 K 200 K 300 K 200 K 300 K 200 K 300 K 200 K

Q̇ = 588 W Q̇ = 369 W Q̇ = 260 W Q̇ = 0.2 W

1 cm 1 cm 1 cm 1 cm

(a) Không khí (b) Chân không (c) Cách nhiệt (d) Siêu cách nhiệt
Các cách khác nhau để làm giảm truyền nhiệt giữa hai tấm đẳng nhiệt
và hiệu quả của chúng
Nhận xét: Ví dụ này cho thấy tính hiệu quả của các vật liệu siêu cách nhiệt và giải thích
lý do tại sao chúng lại được lựa chọn trong các ứng dụng quan trọng mặc dù chi phí cao.

24
Ví dụ 1.8. Đốt nóng một tấm bằng năng lượng mặt trời
Một tấm kim loại mỏng được cách nhiệt ở mặt sau
và tiếp xúc với bức xạ mặt trời ở bề mặt trước (xem
hình vẽ). Bề mặt tiếp xúc của tấm có độ hấp thụ đối
với bức xạ mặt trời bằng 0.6. Nếu bức xạ mặt trời
tới tấm với cường độ 700 W/m2 và nhiệt độ không khí 700 W/m2

xung quanh là 25o C, hãy xác định nhiệt độ bề mặt của


tấm khi tổn thất nhiệt từ tấm do đối lưu và bức xạ 25o C
α = 0.6
bằng năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi tấm. Giả
sử hệ số truyền nhiệt kết hợp cả đối lưu và bức xạ là
50 W/m2 · K.
Lời giải: Mặt sau của tấm kim loại mỏng được cách
nhiệt và mặt trước tiếp xúc với bức xạ mặt trời. Nhiệt
Hình 1.18. Sơ đồ cho ví dụ 1.8
độ bề mặt của tấm sẽ được xác định khi nó ổn định
(không thay đổi theo thời gian).
Các giả thiết: 1. Các điều kiện hoạt động ổn định tồn tại; 2. Truyền nhiệt qua cách nhiệt
trên mặt sau của tấm không đáng kể; 3. Hệ số truyền nhiệt là không đổi.
Các thuộc tính: Độ hấp thụ năng lượng mặt trời của tấm được đưa ra là α = 0.6.
Phân tích: Độ hấp thụ của tấm là 0.6 và do đó 60% bức xạ mặt trời tới tấm được hấp
thụ liên tục. Kết quả là, nhiệt độ của tấm tăng lên, và chênh lệch nhiệt độ giữa tấm và môi
trường xung quanh tăng lên. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày càng tăng này làm cho tốc độ mất
nhiệt từ tấm ra môi trường xung quanh tăng lên. Tại một thời điểm nào đó, tốc độ mất nhiệt
từ tấm bằng tốc độ hấp thụ năng lượng mặt trời và nhiệt độ của tấm không còn thay đổi -
tấm hoạt động ổn định. Nhiệt độ của tấm khi hoạt động ổn định được xác định từ

Ėgained = Ėloss hoặc α As q̇incident, solar = hcombined As (Ts − T∞ )

Như vậy, nhiệt độ bề mặt tấm được bằng

700 W/m2

q̇incident, solar
Ts = T∞ + α = 25o C + 0.6 × = 33.4o C
hcombined 50 W/m2 · K

Nhận xét: Lưu ý rằng tổn thất nhiệt ngăn cản nhiệt độ tấm tăng lên trên 33.4o C. Ngoài
ra, hệ số truyền nhiệt kết hợp thay thế cho các tác động của cả đối lưu và bức xạ, và do đó
rất thuận tiện để sử dụng trong tính toán truyền nhiệt khi giá trị của nó được biết với một
độ chính xác hợp lý.

25

You might also like