You are on page 1of 4

Hãy ngừng lại một chút và nghĩ xem 

công việc freelancer của bạn đang ở mức nào vào đúng ngày
này một năm trước.
• Bạn đã bỏ thời gian làm những dự án như thế nào?
• Khách hàng của bạn là những ai?
• Bạn nhận được bao nhiều tiền?
• Lúc ấy bạn đang theo đuổi những cơ hội nào?

Quay về hiện tại nào, bạn sẽ trả lời những câu hỏi ấy như thế nào? Sẽ như thế nào nếu có điều gì
đó đã thay đổi? 
Bạn đã đạt tới điều mong muốn với công việc hiện tại, đã chạm tới cái đích mình đặt ra cho bản
thân?
 
Những doanh nhân, freelancer hay những người doanh nhân tư nhân, tất cả đều bị cuốn theo dòng
chảy công việc. Sau tất cả thì bạn không chỉ đơn giản làm việc cho khách hàng là để họ thanh toán
cho bạn. Mặc khác bạn còn phải gánh vác các việc khác như bán hàng, tiếp thị, tài chính và tính
pháp lí  trong công việc của bạn. Tin tôi đi, nếu bạn làm được như vậy, chắc chắn hàng loạt các
doanh nghiệp sẽ liên tục săn lùng bạn.
Tiếp tục với tầm quan trọng của nỗ lực trong công việc. Nếu bạn không phân biệt được giữa làm
việc (working IN) và nỗ lực làm việc (working ON) thì có thể hiểu như sau: làm việc có nghĩa là tiến
hành các công việc hàng ngày, còn nỗ lực làm việc là cải thiện và phát triển công việc của bạn. Dễ
hiểu hơn khi ví dụ với một bác nông dân hằng ngày dắt trâu ra đồng, cày đủ 3 thửa ruộng và lặp đi
lặp lại ngày qua ngày, một người khác cũng với con trâu, cũng công việc cày bừa đó, nhưng bác ấy
cố gắng quan sát mày mò làm cách nào để trâu có thể cày được nhiều hơn hay để mình đỡ mệt
hơn?
 
Là một chuyện gia tư vấn định hướng nghề nghiệp và thương hiệu cá nhân, tôi đã quan sát hàng
trăm những doanh nhân, chuyện gia mà mình từng huấn luyện và rút ra được những hành vi
thường dẫn đến thành công của họ. Một điều tôi thấy được hết lần này tới lần khác chính là những
người thực hiện các mục tiêu mà bản thân đã đặt ra cũng thành công hơn những người chỉ làm việc
mà không có mục tiêu rõ ràng. 
 

Dưới đây là sáu bước đơn giản để bạn dễ dàng định rõ mục tiêu của mình cho công việc freelancer
và các bước cần thiết để đạt thành công.
Đầu tiên, hãy một lần nhìn lại năm vừa qua của mình.
 
1. Xem lại mục tiêu công việc
Hãy nhớ lại một chút xem năm trước bạn đã hi vọng đạt được điều gì. Tìm thêm được số 100 khách
hàng mới? Đạt được mức thu nhập mong muốn? Hay hoành tráng hơn là doanh thu lên 30%?
Việc này tưởng chừng không quan trọng nhưng nếu xác định tốt vị trí mình đang đứng sẽ giúp bạn
dễ dàng hơn trong việc vạch ra mục tiêu tiếp theo.
2. Đánh giá tiến độ công việc
Bây giờ hãy tự đánh giá mức độ bạn đạt được. Để  đơn giản, bạn có thể trả lời ngắn gọn là có hoặc
không. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên dùng thang xếp loại dưới đây:
0 = không tiến triển
10 = đã đạt mục tiêu
Đánh giá theo mức tăng dần từ 0 đến 10 sẽ chính xác hơn, chi tiết hơn mức độ bạn đạt được.
3. Kiểm tra lại những việc đã làm
Xem xét lại những việc đã góp phần giúp bạn đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, nếu bạn muốn
tăng số  khách hàng lên một số lượng nhất định, hãy liệt kê các hoạt động marketing và tầm ảnh
hưởng tới cộng đồng. Sau đó, đánh giá mỗi hoạt động bằng thang xếp loại từ 0 đến 10 như trên.
Quay lại và nhìn ngay vào thực tại nào
 
4. Xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu
Thử cố gắng đạt một mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất cho công việc của bạn. Có thể nó là các
mục tiêu về tăng trưởng, doanh thu hàng tháng hay thậm chí là những mục tiêu về cách sống ( ví
dụ: “ Làm một công việc mà mình có thể nghỉ X tuần trong năm nay”). Bạn có thể có nhiều hơn một
mục tiêu, những việc xác định được ưu tiên số 1 sẽ giúp bạn tập trung hơn khi giải quyết công việc. 
 
5. Xác định chính xác chiến lược
Một khi đã xác định được mục tiêu ưu tiên số 1, hãy đưa ra các chiến lược cụ thể để đạt đến mục
tiêu đó. Có thể xây dựng điều này dựa trên những hoạt động được đánh giá cao ở bước 3, các hoạt
động mang lại kết quả tốt trong quá khứ hoặc có thể là những chiến lược mới. Càng cụ thể càng tốt.

6. Vạch rõ các số liệu


Hãy chắc chắn bạn xác định rõ rằng bạn sẽ hạn định mức độ thành công của mình như thế nào, đôi
khi người ta xem đó là một mục tiêu “thông minh”. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng thu nhập theo
30% và chiến thuật để đạt được điều này là tăng phí lên 30%, đấu mốc cho việc này có thể là “ Vào
tháng 12 năm 2017, có 100 khách hàng trả đúng với mức phí tôi đã đặt ra.”
 
Vậy nên bắt đầu từ đâu?
Tôi thấy rất nhiều người tránh việc lập kế hoạch cho công việc vì họ cho rằng tiến độ sẽ rất chậm
chạp. Nếu bạn đang có suy nghĩ vậy thì hãy thay đổi ngay nhé vì những bước trên cung cấp cái
sườn cơ bản để giúp bạn làm tốt công việc của mình.
Hãy bắt đầu bằng việc lên kế hoạch dành 30 phút mỗi ngày để suy ngẫm về điều này và ghi lại cái
những điều ban đầu mà bạn nghĩ tới. Sau đó hãy xem xét lại các ghi chú suốt cả năm để đánh giá
liên tục  xem bạn đã đi đúng hướng hay chưa và điều chỉnh lại cho phù hợp. 
Hãy nhớ rằng, bước đầu hướng tới việc đạt được mục tiêu là phải xác định chúng một cách thật rõ
ràng. Chúc bạn may mắn!

You might also like