You are on page 1of 106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

DƯƠNG THỊ THANH NGA

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ


VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐIỆN TỬ HOÀN KIẾM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


MÃ SỐ: 834 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÙY DƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam ðoan Luận vãn thạc sĩ: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ðiện tử Hoàn Kiếm” là công trình
nghiên cứu ðộc lập do tác giả thực hiện dýới sự hýớng dẫn của TS. Vũ Thùy
Dýõng. Luận vãn chýa ðýợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu nội dung ðýợc trình bày trong luận vãn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
hợp lệ và ðảm bảo tuân thủ các quy ðịnh về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

Tác giả

Dương Thị Thanh Nga


LỜI CẢM ÕN
Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể
cán bộ khoa sau đại học, giảng viên trường Đại học Công Đoàn đã truyền đạt cho
Tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin được gửi lời cảm ơn tới ban Giám đốc, các phòng ban và cán bộ công
nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi khảo sát nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Vũ
Thùy Dương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn “Kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện
tử Hoàn Kiếm.”
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.........................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Những đóng góp của đề tài......................................................................................7
7. Kết cấu luận văn......................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI . 8
1.1. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.......................................................8
1.2. Một số vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp thương mại.........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh thu.....................................................................9
1.2.2. Khái niệm và phân loại chi phí........................................................................12
1.2.3. Kết quả kinh doanh..........................................................................................15
1.3. Nội 4dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thương mại dưới góc độ kế toán tài chính.....................................16
1.3.1. Kế toán doanh thu............................................................................................16
1.3.2. Kế toán chi phí................................................................................................21
1.3.3. Kế toán kết quả kinh doanh.............................................................................30
1.3.4. Trình bầy thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo cáo tài
chính 33
1.4. Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thương mại dưới góc độ kế toán quản trị......................................34
1.4.1........................................................................................................................... Xây
dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh..................34
1.4.2. Thu thập thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định.............................37
1.4.3. Phân tích thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc
ra quyết định.............................................................................................................. 39
Tiểu kết chương 1....................................................................................................46
Chương 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ
HOÀN KIẾM...........................................................................................................47
2.1. Khái quát chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm............47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................47
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh......................................................................48
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý...................................................................49
2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 50
2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán tài chính............................54
2.2.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty....................54
2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu..........................................................................55
2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí...............................................................................58
2.2.4. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh............................................................62
2.2.5. Thực trạng trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm...................................................64
2.3. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán quản trị.............................66
2.3.1. Phân loại chi phí..............................................................................................66
2.3.2. Dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh............................67
2.3.3. Phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định...........................69
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm..............................................70
2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................................70
2.4.2. Một số hạn chế cơ bản.....................................................................................72
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.....................................................................74
Tiểu kết chương 2....................................................................................................75
Chương 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ
HOÀN KIẾM...........................................................................................................76
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn
Kiếm......................................................................................................................... 76
3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh......................................................................................76
3.1.2. Chiến lược phát triển.......................................................................................76
3.1.3. Mục tiêu kinh doanh........................................................................................77
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm....................77
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện..........................................................................................77
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện.....................................................................................78
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.............................80
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện trên góc độ kế toán tài chính....................................80
3.2.2. Những giải pháp trên góc độ kế toán quản trị..................................................87
3.4. Điều kiện thực hiện một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm........92
3.4.1. Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng...................................92
3.4.2. Điều kiện đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.............94
Tiểu kết chương 3....................................................................................................95
KẾT LUẬN..............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................97
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Từ viết tắt
BTC Bộ Tài chính
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Giá trị gia tăng
STT Số thứ tự
TK Tài khoản
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TKĐƯ Tài khoản đối ứng
TT Thông tư
TCSĐ Tài sản cố định
TNDN Thu nhập doanh nhiệp
NKC Nhật ký chung
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp..........................37
Bảng 2.1. Phân tích chi phí tháng 12/2019................................................................67
Bảng 2.2. Dự toán mua hàng sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01...........67
Bảng 2.3. Báo cáo lợi nhuận gộp các sản phẩm.........................................................68
Bảng 2.4: Giá bán một số sản phẩm trong năm 2017-2019.......................................69
Bảng 3.1. Cách mã hóa các tài khoản........................................................................81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu...............................................................81
Bảng 3.3: Báo cáo bán hàng......................................................................................81
Bảng 3.4. Tình hình công nợ phải thu 31/12/2019.....................................................84
Bảng 3.5. Tình hình giá cả một số mặt hàng ngày 31/12/2019..................................86
Bảng 3.6: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí.....................................87
Bảng 3.7: Dự toán tiêu thụ.........................................................................................89
Bảng 3.8. Lịch thu tiền bán hàng...............................................................................89
Bảng 3.9. Dự toán giá trị mua hàng...........................................................................89
Bảng 3.10. Lịch thanh toán tiền mua hàng................................................................89
Bảng 3.11. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.................................90
Bảng 3.12. Báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp của sản phẩm Máy làm
bánh mì PANASONIC SD-P104WRA (sản lượng tiêu thụ 50 sản phẩm)....91
Bảng 3.13. Báo cáo bộ phận......................................................................................92

Sơ đồ 1.1. Xác định điểm hòa vốn.............................................................................41


Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn
Kiếm.............................................................................................................50
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn
Kiếm.............................................................................................................51
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy..................................53
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển nghiệp vụ bán hàng..............................................56
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới có những bước phát triển với trình độ
ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày
càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của
Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế mở như
hiện nay, doanh nghiệp không ngừng gia tăng sức cạnh tranh trên thương trường để
tồn tại và phát triển. Đó cũng chính là những động lực để các doanh nghiệp không
ngừng cải tiến phương thức sản xuất, cách quản lý kinh doanh sao cho phù hợp với
từng chiến lược, từng giai đoạn hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp không những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, lãnh đạo doanh nghiệp cần có những kế hoạch
kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế
giới là vấn đề hết sức quan trọng. Có nhiều công cụ để quản lý hiệu quả, trong đó
công cụ không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng là kế toán.
Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt
thông tin, số liệu cần thiết và chính xác từ bộ phận kế toán giúp cho các nhà quản trị
có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó,
đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh
của doanh nghiệp, có thể công khai tài chính thu hút các nhà đầu tư.
Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển về
nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của các nhà quản lý doanh nghiệp. Bộ phận kế toán là bộ phận không thể thiếu
trong mỗi doanh nghiệp, gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ
thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra các quyết định kinh tế. Đối với các doanh
nghiệp, thông qua kế toán, doanh nghiệp sẽ biết thị trường nào, mặt hàng nào mà
DN bán hàng có hiệu quả nhất. Điều này không những đảm bảo cho doanh nghiệp
2

cạnh tranh trên thị trường đầy biến động mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được
những mục tiêu kinh tế đề ra như: Doanh thu, lợi nhuận, uy tín…
Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói
chung và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm nói riêng càng phải cố
gắng nhiều hơn để thể hiện vị thế của mình trong quá trình hội nhập với nền kinh tế
trong nước, khu vực và trên thế giới. Qua những năm hoạt động Công ty từng bước
khẳng định mình trên thương trường và việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Điều đó không những giúp
cho nhà quản lý đưa ra những biện pháp tiêu thụ hàng hóa hữu hiệu, bảo tồn vốn,
đẩy nhanh vòng quay vốn, đem đến cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao mà còn
giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Bởi vậy, cải tiến và
hoàn thiện hơn nữa kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thương mại nói riêng luôn đặt ra với mục đích nhằm tổ chức khoa
học, hợp lý, làm cơ sở cho các thông tin kế toán cung cấp đảm bảo tính đúng đắn và
đáng tin cậy. Xuất phát từ tầm quan trọng trên và qua thực tế tìm hiểu về kế toán ở
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm, em chọn nghiên cứu đề tài “Kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Điện tử Hoàn Kiếm” làm đề tài luận văn thạc sĩ kế toán.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, việc quản lý tốt chi phí, doanh thu, kết quả
kinh doanh sẽ góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự an toàn và khả
năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì
vậy, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp. Mỗi công trình đều có phạm vi hoặc đặc thù nghiên
cứu khác nhau. Phạm vi nghiên cứu ở từng Công ty cụ thể hoặc nhóm doanh
nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất, thương
mại, khía cạnh nghiên cứu kế toán tài chính, với mục đích chung là hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Các công trình
nghiên cứu đều có những nét đặc thù riêng tùy thuộc vào thực trạng đối với đơn vị,
nhóm đơn vị nghiên cứu và có đóng góp nhất định cho kế toán nói chung và kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng. Một số công trình cụ thể như
sau:
3

Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân “Hoàn thiện kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
HANOPRO Việt Nam” của tác giả Phan Thị Duyên năm 2018, đã trình bày cơ bản
những nội dung về mặt lý luận liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí, doanh thu, kết quả
kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn HANOPRO Việt Nam, luận văn đã nêu
rõ những vấn đề tồn tại trong công tác kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh tại Công ty này. Những bất cập đó thuộc về nhận diện và phân loại chi phí,
doanh thu, kết quả kinh doanh; việc thực hiện chế độ kế toán về chứng từ, tài khoản,
sổ kế toán, báo cáo kế toán trong công tác kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh
doanh trên phương diện kế toán tài chính, xây dựng định mức và lập dự toán sản
xuất, phân tích thông tin để kiểm soát và cung cấp thông tin chi phí, doanh thu, kết
quả kinh doanh phục vụ ra quyết định trên phương diện kế toán quản trị. Luận văn
cũng đã xác định được nguyên nhân chủ quan khách quan của những tồn tại đó xuất
phát từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng. Xuất phát từ những tồn tại, bất cập,
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả
kinh doanh tại Công ty.
Tuy nhiên phần thực trạng số liệu còn đơn điệu, nghèo nàn, các kiến nghị
của tác giả chưa mang tính thực tiễn cao. Tác giả mới chỉ đưa ra một vài kiến nghị
về lập sổ nhật ký đặc biệt và sổ chi tiết, nhưng nó chỉ phù hợp với kế toán thủ công.
Các chứng từ sắp xếp còn lộn xộn. Trong bài viết còn mắc lỗi trình bày, tác giả
cũng chưa nêu ra điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất.
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương Mại “Hoàn thiện kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tâm
Kiên” của tác giả Hoàng Thị Thu Giang năm 2018, đã khái quát được những vấn đề
cơ bản về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tâm Kiên, từ đó đưa ra những định
hướng và giải pháp. Tuy nhiên, các giải pháp còn mang nhiều tính lý thuyết. Ngoài
ra trong phần cơ sở lý luận tác giả chưa đề cập đến các hình thức kế toán, chưa nêu
ra cách trình bày thông tin về doanh thu, chi phí trên báo cáo tài chính.
4

Luận văn thạc sĩ trường Đại học Công Đoàn “Kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Hưng Thuận Thành” của tác giả
Nguyễn Thị Thùy Dương năm 2018, đã khái quát được những nội dung về doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh, đồng thời luận văn cũng đưa ra được những bất
cập trong quá trình hạch toán doanh thu, chi phí và chỉ ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện. Tuy nhiên luận văn chưa đưa ra được những giải pháp chi tiết cụ thể
nhằm hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán chi tiết theo từng người bán, người mua.
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Công Đoàn “Kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Dương” của tác
giả Lê Thị Như năm 2018, đã phản ánh được thực trạng kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu là Công ty trách nhiệm hữu
hạn Minh. Từ đó tác giả cũng đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, giải pháp hoàn thiện
chứng từ, sổ sách cũng như đưa ra mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kết
toán quản trị. Tuy nhiên, những giải pháp này còn mang nhiều tính lý thuyết.
Luận văn thạc sĩ trường Học viện Ngân hàng năm 2018 “Kế toán doanh thu
chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Nhựa Đường PETROLIMEX” tác
giả Trương Thị Hồng Xâm. Trong Luận văn tác giả đã nêu lên một số vấn đề cơ sở
lý luận về doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp vừa
sản xuất vừa thương mại. Tác giả cũng đã phân tích, so sánh, đánh giá ký lưỡng về
thực trạng các hoạt động của công tác kế toán này tại Tổng Công ty Nhựa Đường
Petrolimex và trên cơ sở đó đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong Công ty như
các hoạt động nhận và xử lý đơn hàng, theo dõi các khoản phải thu. Qua đó tác giả
đã đưa ra một số đề xuất hợp lý như mở sổ theo dõi chi tiết công nợ, sổ chi tiết các
khoản thu tiền, chi tiền, xây dựng hệ thống thông tin kế toán riêng nhằm tối ưu hóa
từng hoạt động và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra
Với kiến thức lý luận, tác giả đã thực hiện tốt bài viết của mình bằng lý luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp của toán học, của
nghiệp vụ kế toán. Bài viết được trình bày theo nhiều phương pháp kết hợp giữa
phương pháp trình bày văn viết với sơ đồ và bảng biểu.
Tuy nhiên các giải pháp mà tác giải đưa ra còn mang nặng tính chủ quan của
5

tác giả, còn nêu nhiều lý thuyết, khó áp dụng vào thực tế. Đề tài sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và các phương pháp cụ thể như: Thống kê, phân tích, so
sánh và khảo sát thực tiễn nhưng chưa kết hợp với phương pháp điều tra nhằm thu
thập số liệu sơ cấp (sử dụng bảng câu hỏi hay điều tra phỏng vấn…) cho nên kết
quả thu thập được chỉ mang tính định tính, chưa có sự khảo sát chuyên sâu.
Luận văn năm 2018 “Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty thương mại Vina Kyung Seung” tác giả Lại Văn Đức - Đại học Thương
Mại. Bên cạnh việc chỉ ra một số lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh, tác giả còn đưa ra một số hạn chế trong công tác kế toán mà doanh
nghiệp cần khắc phục như: Giá vốn hàng bán của Công ty chưa được xác định chính
xác, nhiều khoản chi phí phát sinh không được phản ánh vào chi phí sản xuất kinh
doanh mà treo trên tài khoản “Chi phí trả trước”, chưa đánh giá lại các khoản có gốc
ngoại tệ cuối năm... Một số giải pháp được tác giả đề xuất như: Sử dụng tỉ giá hợp
lý trong ghi chép khoản phải thu khách hàng và doanh thu theo quy định tại Thông
tư 53/2016/TT-BTC, xác định giá vốn hàng bán một cách chính xác, thực hiện phân
bổ, ghi chép chi phí phát sinh vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính...
Ở đề tài này, tác giả đã nghiên cứu chi tiết về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty và đã đưa ra được những giải pháp cụ thể và phù
hợp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty.
Trong Luận văn tác giả đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh
thu chi phí và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại. Đồng thời phân tích
thực trạng tại Công ty thương mại 100% vốn đầu tư nước ngoài Vina Kyung Seung.
Qua phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra những đề xuất cho cả phía Nhà nước, cơ
quan chức năng và phía Công ty. Tác giả kiến nghị đối với doanh nghiệp: xây dựng
hệ thống kiểm soát nội bộ, kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản
trị.
Tuy nhiên các giải pháp còn mang tính chủ quan. Ngoài ra trong phần cơ sở
lý luận tác giả chưa đề cập đến các hình thức kế toán, chưa nêu ra cách trình bày
thông tin về doanh thu, chi phí trên báo cáo tài chính.
Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau về kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, tuy nhiên phần lớn các tác giả trên
chỉ đề
6

cập dưới góc độ kế toán tài chính, trong khi đó đề tài nghiên cứu của tác giả hướng
đến góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, hơn nữa chưa có công trình nghiên
cứu nào tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2018-
2019, do đó việc lựa chọn đề tài này là không bị trùng lặp về mặt nội dung, không
gian và thời gian.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm, từ đó rút ra những ưu,
nhược điểm của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán
quản trị.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên
góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
+ Không gian: Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.
+ Thời gian: Tác giả nghiên cứu lấy số liệu năm 2018-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Luận văn nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, bao gồm:
+ Các tài liệu, giáo trình về lý thuyết kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh.
7

+ Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan.
+ Sổ sách, báo cáo liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với kế toán tại phòng kế toán trong
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm các vấn đề nội dung về kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty dưới góc độ kế toán tài chính.
- Quan sát trực tiếp quy trình thực hiện nghiệp vụ kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh tại Công ty.
- Luận văn cũng vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu
như: phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh, phương pháp thống kê để phân tích
các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh giá và ra kết luận từ đó đưa ra
các giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi.
6. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo Luật kế toán,
Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành.
- về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận và thực trạng kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm, đề tài
đã đánh giá ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
Hoàn Kiếm.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm.
8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng
đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa
trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với
nhau. Hoạt động thương mại có các đặc điểm sau [14, tr.108]:
- Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn:
mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của
hàng.
- Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa phân theo từng ngành hàng:
+ Hàng vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất – kinh doanh);
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng;
+ Hàng lương thực, thực phẩm chế biến
- Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo hai phương thức bán
buôn và bán lẻ. Trong đó, bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức
sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu
chuyển của hàng; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Bán buôn hàng hóa và bán lẻ hàng hóa có thể thực hiện bằng nhiều hình
thức: bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán hàng
trả góp, hàng đổi hàng…
- Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: tổ
chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp, hoặc
chuyên môi giới… ở các quy mô tổ chức: quầy, cửa hàng, Công ty, tổng Công ty…
thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
Trong kinh doanh thương mại cần được xuất phát từ đăc điểm qua hệ thương
mại và vị thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua bán
thích hợp, đem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất.
Vì vậy, kế toán các đơn vị thương mại cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ để
cung cấp thông tin cho người quản lý doanh nghiệp, các đối tượng ngoài đơn vị có
thể đưa ra các quyết định đúng đắn, đó là:
9

- Ghi chép số lượng, chất lượng và chi phí mua hàng, giá mua, phí khác, thuế
không được hoàn trả theo chứng từ đã lập, trên hệ thống sổ kế toán thích hợp.
- Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng ngoài giá mua cho số hàng đã bán và tồn
cuối kỳ, để từ đó xác định giá vốn hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn cuối kỳ.
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán hàng và các
chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán (giá vốn hàng bán, doanh thu
thuần…).
- Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa, phát hiện, xử
lý kịp thời hàng hóa ứ đọng tại kho hay nợi gửi đại lý…
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để đảm bảo
độ chính xác của chỉ tiêu lợi nhuận gộp hàng hóa đã tiêu thụ.
- Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hóa và báo cáo
tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hóa.
- Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng có
liên quan của từng thương vụ giao dịch.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh thu
1.2.1.1. Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 (IFRS15): “Doanh thu là
tổng các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường,
làm nguồn vốn chủ sở hữu, chứ không phải phần đóng góp của những người tham
gia góp vốn cổ phần. Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba”
[12, tr.54].
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14 – Doanh thu và thu nhập
khác) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC:
“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” [3].
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanh thu là
lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần
10

đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch
phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
[4, tr. 189].
Có nhiều khái niệm khác nhau về doanh thu, nhưng có thể nói bản chất của
doanh thu là khoản thu từ hoạt động kinh doanh, cơ sở tạo ra kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp và khẳng định: Không phải mọi nghiệp vụ kinh tế làm
tăng tài sản đều phát sinh doanh thu, đồng thời không chỉ có sự phát sinh doanh thu
mới làm thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ là một trong những nghiệp
vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản và làm thay đổi vốn chủ sở hữu.
Nhận thức rõ bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn phạm vi, thời
điểm, cơ sở ghi nhận doanh thu ảnh hưởng có tính chất quyết định đến tính khách
quan, trung thực của chỉ tiêu doanh thu, kết quả trong báo cáo tài chính. Do vậy, cần
xác định đúng thời điểm ghi nhận doanh thu.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: doanh thu bán hàng được ghi nhận
khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau [3]:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.2.1.2. Phân loại doanh thu
Tùy theo yêu cầu quản lý có thể sử dụng một số tiêu thức chính sau để phân
loại doanh thu [14, tr.148]:
 Theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh
Phân loại theo tiêu thức này, doanh thu bán hàng bao gồm 2 loại: doanh thu
bán hàng nội bộ và doanh thu bán hàng ra ngoài.
- Doanh thu bán hàng nội bộ: là doanh thu của khối lượng bán hàng trong nội
bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp như tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực
thuộc trong tổng Công ty…
11

- Doanh thu bán hàng ra ngoài: là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm,
hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi doanh nghiệp.
Việc phân loại này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chính xác kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chính xác cho công tác lập BCTC hợp
nhất mang tính tập đoàn, toàn ngành…
 Theo khu vực địa lý
Theo tiêu thức này, doanh thu của doanh nghiệp chia thành 2 loại: doanh thu
nội địa và doanh thu quốc tế
- Doanh thu nội địa: là các khoản thu được từ việc bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ trong nước
- Doanh thu quốc tế: là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phát
sinh tại nước ngoài
Việc phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định mức độ hoạt động
theo khu vực địa lý, căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trong kinh
doanh của từng khu vực, đồng thời cung cấp được số liệu phục vụ cho việc lập
BCTC bộ phận của từng doanh nghiệp.
 Theo nguồn hoạt động
Theo tiêu chí này, doanh thu được chia thành 3 loại: doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (thuộc hoạt động SXKD thông thường), doanh thu hoạt động tài
chính và doanh thu khác.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung
ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá
bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu từ hoạt động liên quan đến các
nghiệp vụ đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn như đầu tư chứng khoán, đầu tư góp
vốn liên doanh, cho vay, kinh doanh bất động sản…
- Doanh thu khác là khoản thu từ những nghiệp vụ không phát sinh một cách
thường xuyên trong doanh nghiệp như các nghiệp vụ bồi thường, tiền phạt vi phạm
hợp đồng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ…
 Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng
Theo tiêu thức này, doanh thu được phân loại như sau:
12

- Doanh thu bán hàng thu tiền ngay: là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ… đã bán trong kỳ và được khách hàng trả tiền ngay khi
phát sinh doanh thu.
- Doanh thu bán chịu: là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ… đã bán trong kỳ và đã được ghi nhận là doanh thu. Tuy nhiên, khách hàng
còn nợ tiền hàng.
- Doanh thu bán hàng trả góp: là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ… đã bán trong kỳ, khách hàng đã thanh toán một phần tiền hàng
hoặc chưa thanh toán. Trong trường hợp này, người mua phải trả hết tiền hàng trong
một khoảng thời gian nhất định, phải trả với giá cao hơn giá trả tiền ngay.
Với cách phân loại này, giúp DN xây dựng dự toán về các khoản công nợ, chi
phí trong kỳ của DN, giúp DN phân tích, đánh giá khả năng thành toán của khách
hàng và là căn cứ để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi.
1.2.2. Khái niệm và phân loại chi phí
1.2.2.1. Khái niệm chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS01 – Chuẩn mực chung): “Chi
phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ
dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ
đông hoặc chủ sở hữu” [2].
Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí
tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thường và các
chi phi khác để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Chi phí được định
lượng và thể hiện dưới dạng một lượng tiền chi ra, khấu hao tài sản cố định, một
khoản nợ dịch vụ, nợ thuế… Các chi phí này được kế toán ghi nhận trên cơ sở các
chứng từ sổ sách kế toán hợp lệ chứng minh việc phát sinh của chúng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới góc độ kế toán quản trị, ngoài nhận thức chi phí như trong kế toán tài
chính, các nhà quản trị còn phải nhận thức chi phí theo góc độ nhận diện thông tin
để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Do đó, chi phí có thể là những phí
13

tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo từng
bộ phận, từng trung tâm chi phí, cũng như xác định giá trị hàng tồn kho trong từng
khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ. Chi phí có thể gồm cả những phí tổn mất đi
do chọn lựa phương án này thay cho phương án khác…
Tuy việc nhận thức chi phí có nhiều quan điểm khác nhau, hình thức thể hiện
chi phí khác nhau nhưng chúng đều có những điểm chung:
- Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động.
- Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
- Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian
nhất định
1.2.2.2. Phân loại chi phí
Một số tiêu thức thường được sử dụng để phân loại chi phí như sau [14,
tr.250]:
● Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại bao gồm:
- Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Bao gồm
chi phí của tất cả các mặt hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc mua
hàng hóa/dịch vụ đã được bán.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu
hàng hóa, hoa hồng bán hàng, bảo hành hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói, vận
hành…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung của toàn bộ
doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ
liên quan đến hoạt động tài chính như chi phí lãi vay, chi phí góp vốn liên doanh,
các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, lỗ chuyển nhượng vốn…
- Chi phí khác: bao gồm các chi phí ngoài các chi phí kinh doanh phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, ví dụ như chi
phí thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng…
14

 Phân loại theo nội dung kinh tế: Đối với hoạt động thương mại, phân loại
theo tiêu chí này bao gồm:
- Chi phí lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương
và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và
phụ cấp lương phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh tổng số khấu hao phải
trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ
kế toán.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí gắn liền với các dịch vụ
mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh
nghiệp như giá dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản nhà cửa, phương tiện, quảng
cáo...
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm tất cả các chi phí kinh doanh khác bằng tiền
chưa phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp thường phải thanh toán trực tiếp
trong kỳ kế toán.
 Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:
Chi phí bao gồm 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
- Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi: là các khoản chi phí tỷ lệ với mức độ
hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng hàng hóa tiêu thụ
- Định phí hay còn gọi là chi phí cố định: là những chi phí thường không thay
đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động. Nhưng nếu xét trên một đơn vị
mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động.
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí là những chi phí bao gồm cả biến phí và
định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu hiện là định
phí, khi vượt khỏi mức độ căn bản, chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
Bao gồm 2 loại: Chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận trong cùng một kỳ kế toán. Chi phí này bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp
15

- Chi phí sản phẩm: Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chi phí sản
phẩm là giá vốn hàng mua vào, bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí mua hàng hóa
trong kỳ.
1.2.3. Kết quả kinh doanh
1.2.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh chỉ mức độ đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp
trong một ngành đề ra. Kết quả kinh doanh gồm [14, tr.238]:
- Kết quả lợi nhuận gộp: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn
hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, chi phí liên
quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí
sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất
động sản đầu tư.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch với doanh thu tài chính và chi
phí tài chính.
- Lợi nhuận thuần bằng tổng của kết quả lợi nhuận gộp và kết quả hoạt động
tài chính trừ đi các chi phí hoạt động, gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và chi
phí khác.
Lợi nhuận trước thuế bằng tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và
kết quả hoạt động khác.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và
thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
1.2.3.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Doanh thu của kỳ hạch toán phải được kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ
kế toán quy định hiện hành.
Doanh thu hàng hóa, dịch vụ phải được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động
16

Tổ chức quản lý chặt chẽ tình hình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tình hình thanh
toán với người mua, thanh toán với ngân sách nhà nước các khoản thuế tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ phải nộp.
Lập báo cáo tình hình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, báo cáo kết quả kinh doanh.
Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa.
Cần phân loại, sắp xếp chi phí theo từng nhóm, theo đặc trưng nhất định để
phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán kế toán.
Đối với các nhà quản lý thì các chi phí phát sinh là mối quan tâm hàng đầu, vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu được. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm
soát được chi phí? Phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để quản lý
chi phí và từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chi phí kỳ hạch toán phải được kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán và chế
độ kế toán quy định hiện hành.
Quản lý chi phí kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng
mục đích, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích, đồng thời đảm bảo hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.
Kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán Việt
Nam, chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp lý, các thông tư, quyết định có
liên quan. Đồng thời, yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp cần phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, mô hình quản lý của doanh
nghiệp (DN) đó. Khi xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp
khi ghi nhận doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán
1.3. Nội 4dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp thương mại dưới góc độ kế toán tài chính
Hiện nay, nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng được thực hiện theo
thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, cụ thể:
1.3.1. Kế toán doanh thu
1.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Chứng từ kế toán sử dụng [14, tr.260]:
17

- Hóa đơn GTGT


- Hoá đơn bán hàng thông thường
- Bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi
- Thẻ quầy hàng
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…
 Tài khoản sử dụng: Để ghi nhận doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
kế toán sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này
được mở chi tiết các tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết các khoản thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ [14, tr.275].
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có 6 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác
Những hàng hóa, dịch vụ được xác định là đã bán nhưng vì lý do chất lượng,
về quy cách kỹ thuật, người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu
cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua được chiết khấu
thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biết
trên TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu và chi tiết theo các tài khoản cấp 2,
TK 5211 – Chiết khấu thương mại, TK 5212 – Giảm giá hàng bán, TK 5213 – Hàng
bán bị trả lại; cuối kỳ, kết chuyển vào TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ để tính doanh thu thuần.
● Quy trình hạch toán [14, tr.277]:
Theo phương thức bán hàng trực tiếp
(1) Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng (liên 3) và các chứng từ thanh
toán (phiếu thu, giấy báo có…) kế toán phản ánh vào TK 511 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của DN, phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp vào TK 3331 –
18

Thuế GTGT phải nộp (nếu có), phản ánh số tiền nhận về TK 111 – Tiền mặt, TK
112 – TGNH, TK 131 – Phải thu khách hàng theo tổng giá thanh toán.
(2) Nếu trong kỳ phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Kế toán ghi nhận như sau:
Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tang (GTGT) do khách hàng trả lại hoặc cam
kết, hợp đồng mua bán thỏa thuận về các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại để ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu theo giá bán
chưa có thuế GTGT, số thuế GTGT đầu ra phải nộp giảm đi tương ứng giá trị hàng
bán chiết khấu, trả lại, giảm giá. Đồng thời vốn bằng tiền giảm đi tương ứng theo
tổng giá thanh toán hoặc các khoản phải thu khách hàng giảm tương ứng theo tổng
giá thanh toán.
(3) Cuối kỳ xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu phải
nộp. Căn cứ vào tờ khai thuế TTĐB, tờ khai hải quan, kế toán phản ánh doanh thu
bán hàng, cung cấp dịch vụ trong kỳ giảm theo số tiền thuế TTĐB, thuế xuất khẩu
phải nộp, đồng thời số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước tăng tương ứng.
(4) Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ theo số
tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
(5) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả
kinh doanh.
Quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo phương
thức bán hàng trực tiếp được khái quát ở sơ đồ 1.1 (Phụ lục 01).
 Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết doanh thu
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 511
1.3.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu tiền lãi, tiền bản quyền,
cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện
trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu tiền hay sẽ thu
được tiền.
19

Chứng từ sử dụng:
- Hóa ðõn bán hàng
- Hóa ðõn thuế GTGT
- Giấy báo có
 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Tài
khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận
được chia và doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp [14, tr.296].
 Quy trình hạch toán [14, tr.297]:
(1) Định kỳ, khi nhận được thông báo số cổ tức, số lãi, số lợi nhuận được chia
từ hoạt động đầu tư tài chính:
- Nếu doanh nghiệp thu cổ tức, lãi tiền gửi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hang
(TGNH): Căn cứ vào thông báo cổ tức, thông báo lãi, phiếu thu, giấy báo có… kế
toán phản ánh tiền mặt, TGNH tăng đồng thời ghi tăng tương ứng doanh thu hoạt
động tài chính với số tiền nhận được.
- Nếu doanh nghiệp được chia cổ tức bằng cổ phiếu, tiền lãi tiếp tục đầu tư: căn
cứ vào thông báo cổ tức, thông báo lãi, kế toán phản ánh các khoản đầu tư tài chính
tăng đồng thời doanh thu hoạt động tài chính tăng tương ứng với số tiền thông báo.
- Nếu doanh nghiệp chỉ nhận được thông báo số cổ tức, số lãi được chia, kế
toán phản ánh khoản phải thu khác của doanh nghiệp tăng, đồng thời doanh thu hoạt
động tài chính tăng tương ứng với số tiền thông báo.
(2) Khi doanh nghiệp mua hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn được
người bán chấp nhận cho hưởng chiết khấu thanh toán: Căn cứ vào hóa đơn
GTGT, hợp đồng mua bán... kế toán phản ánh tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tăng
nếu thanh toán ngay hoặc trừ vào khoản phả trả người bán, đồng thời phản ánh
doanh thu hoạt động tài chính tương ứng với số tiền hưởng chiêt khấu.
(3) Khi bán ngoại tệ có lãi, kế toán phản ánh tiền mặt, TGNH là ngoại tệ
giảm theo tỷ giá ghi sổ kế toán, phản ánh tiền mặt, TGNH là tiền VNĐ tăng theo tỷ
giá thực tế bán đồng thời kế toán phản ánh doanh thu hoạt động tài chính theo số
chênh lệch lãi tỷ giá.
(4) Khi chuyển nhượng, bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính có lãi, kế
toán phản ánh giá gốc của khoản đầu tư tài chính giảm, đồng thời tiền mặt, TGNH
20

hay khoản phải thu khách hàng tăng theo giá bán, chuyển nhượng các khoản đàu tư
tài chính, phần chênh lệch lãi ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.
(5) Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
(6) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Quy trình hạch toán doanh thu hoạt động tài chính được khái quát ở sơ đồ số
1.2 (Phụ lục 02).
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK515
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 515
1.3.1.3. Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không thường phát sinh tại doanh nghiệp.
● Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, hóa ðõn thanh lý TSCÐ…
● Tài khoản sử dụng:
TK 711: Thu nhập khác. Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập của các
hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp:
- Thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh,
đầu tư vào Công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Các khoản thu khác
● Quy trình hạch toán:
(1) Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có…)
kế toán phản ánh: thu nhập khác của doanh nghiệp theo giá bán chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng, đồng thời phản ánh tiền mặt,
TGNH theo tổng giá thanh toán nếu thanh toán ngay, trường hợp chưa thanh toán
thì tăng khoản phải thu khách hàng theo tổng giá thanh toán.
21

(2) Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, phiếu thu, giấy báo có… kế toán phản ánh thu
nhập khác của DN theo số bồi thường, đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH tăng
tương ứng.
(3) Thu do DN được biếu tặng, viện trợ bằng hàng hóa, TSCĐ…
Căn cứ chứng từ: Biên bản bàn giao tài sản, kế toán phản ánh doanh thu, thu
nhập khác của DN theo giá do hội đồng đánh giá hoặc giá thị trường của tài sản
nhận được, đồng thời phản ánh hàng hóa, tài sản đưa vào sử dụng.
(4) Thu các khoản thu khó đòi đã xóa sổ, kế toán phản ánh tiền mặt, TGNH
tăng tương ứng với số tiền nhận về, đồng thời phản ánh thu nhập khác tăng tương
ứng.
(5) Các khoản nợ không xác định được chủ nợ: Kế toán phản ánh các khoản
phải trả người bán, phải trả khác giảm theo số nợ không xác định chủ, đồng thời
phản ánh thu nhập khác của doanh nghiệp tăng tương ứng.
(6) Đầu tư vào Công ty con, Công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành lập
cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư bằng hàng hóa, TSCĐ... Trường hợp
chênh lệch tăng DN có lợi, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu tư tài chính của
doanh nghiệp tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, giá trị còn lại của
TSCĐ, đồng thời phản ánh hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ giảm tương
ứng về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế; phần chênh lệch tăng do hội đồng
đánh giá lại tài sản, kế toán phản ánh vào thu nhập khác.
(7) Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác sang tài khoản xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ.
Quy trình hạch toán thu nhập khác được khái quát ở sơ đồ số 1.3 (Phụ lục 03).
● Sổ sách kế toán:
- Sổ chi tiết TK 711
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 711
1.3.2. Kế toán chi phí
1.3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán
● Khái niệm: Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại là giá gốc của
hàng hóa đã bán ra trong kỳ và chi phí mua hàng phân bổ.
22

Công thức xác định:


Giá vốn Trị giá xuất kho Chi phí mua phân bổ cho
hàng bán = + [14, tr.305]
theo giá mua hàng hóa xuất kho
Giá trị xuất kho của hàng hóa theo một trong ba phương pháp:
- Phương pháp đích danh
- Phương pháp bình quân
- Phương pháp nhập trước – xuất trước
Chi phí thu mua hàng hóa bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá
trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi,
... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho
doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình
thu mua hàng hóa.
- Công thức phân bổ chi phí thu mua [14, tr.210]
Chi phí thu Chi phí thu mua phân Chi phí thu mua Trị giá
+
mua phân bổ bổ hàng tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ mua hàng
= *
cho hàng Trị giá mua hàng tồn Trị giá mua hàng xuất bán
xuất bán +
đầu kỳ nhập trong kỳ trong kỳ
● Chứng từ sử
dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan khác.
● Tài khoản sử dụng:
TK 632 - Giá vốn hàng bán. Tài khoản này phản ánh trị giá thực tế xuất kho
của số hàng hóa đã bán được hoặc giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành, đã được
xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ.
● Quy trình hạch toán:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
(1) Khi xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng: Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế
toán phản ánh giá vốn hàng bán tăng trong kỳ theo giá xuất kho của thành phẩm,
hàng hóa, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa của doanh nghiệp giảm tương ứng.
(2a) Khi xuất kho hàng hóa gửi bán, khách hàng chưa chấp nhận thanh toán.
Căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho gửi đại lý, kế toán phản ánh giá trị hàng gửi đại
23

lý tăng theo giá trị xuất kho hàng hóa, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa tại kho
của doanh nghiệp giảm tương ứng.
(2b) Khi hàng hóa gửi bán khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán phản ánh
giá vốn hàng bán tăng trong kỳ theo giá trị hàng gửi bán được chấp nhận thanh
toán; đồng thời phản ánh giá trị hàng gửi bán đại lý giảm trong kỳ tương ứng với
giá trị hàng tiêu thụ.
(3) Khi hàng hóa đã bán cho khách hàng bị trả lại, căn cứ vào phiếu nhập
kho, hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán, kế toán phản ánh giá trị nhập kho trong kỳ
tăng theo giá vốn của hàng bị trả lại, đồng thời phản ánh giá vốn của hàng giảm
tương ứng.
(4) Cuối kỳ, căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho, xác định khoản dự
phòng hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo.
(5) Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định tiêu thụ sang TK 911 – Xác
định kết quả kinh doanh.
Quy trình hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
được khái quát ở sơ đồ số 1.4 (Phụ lục 04).
Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ, quy trình hạch toán giá vốn hàng bán
được khái quát ở sơ đồ số 1.5 (Phụ lục 05).
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 632
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 632
1.3.2.2. Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động
đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên
kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và một số khoản chi phí khác
● Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng, hợp đồng vay
vốn…
● Tài khoản sử dụng: TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính. Tài khoản này
phản ánh những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư
tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính doanh nghiệp [14, tr.267].
24

- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư liên doanh, đầu tư
liên kết, đầu tư vào Công ty con, (chi phí nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các
khoản đầu tư, các khoản lỗ trong đầu tư…)
- Chi phí liên quan đến việc cho vay vốn.
- Chi phí liên quan đến việc mua bán ngoại tệ.
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh
toán khi bán hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Chênh lệch khoản lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính…
● Quy trình hạch toán:
(1) Khi thu hồi, bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài
hạn bị lỗ: Căn cứ hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có),
Biên bản giao nhận tài sản, kế toán phản ánh giá gốc các khoản đầu tư tài chính
giảm đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH, hàng hóa, TSCĐ nhận về theo giá bán.
Trường hợp giá trị nhận về nhỏ hơn giá gốc của khoản đầu tư tài chính bị lỗ, phần
chênh lệch lỗ kế toán phản ánh vào chi phí hoạt động tài chính.
(2) Cuối kỳ trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính niên độ báo cáo phần
giá trị dự kiến bị giảm giá của các khoản đầu tư tài chính để có nguồn tài chính cần
thiết bù đắp thiệt hại xảy ra trong năm kế hoạch (nếu giá thị trường các khoản đầu
tư tài chính của doanh nghiệp hiện có thường xuyên bị giảm so với giá mua thực tế,
doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn). Căn cứ vào bảng trích
lập dự phòng, các chứng từ chứng minh sự giảm giá tài sản. Kế toán phản ánh chi
phí tài chính tăng theo mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, đồng thời
phản ánh dự phòng giảm giá đầu tư tăng tương ứng.
(3) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được
hưởng do thanh toán tiền trong thời gian được hưởng chiết khấu. Căn cứ vào hợp
đồng mua bán, hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh chi phí hoạt động tài chính tăng
theo số tiền khách hàng được hưởng chiết khấu, đồng thời phản ánh tiền mặt,
TGNH, phải thu khách hàng giảm tương ứng với số tiền chiết khấu thanh toán cho
khách hàng.
25

(4) Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
(5) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác
định kết quả kinh doanh.
Quy trình hạch toán chi phí tài chính được khái quát ở sơ đồ số 1.6 (Phụ lục 06).
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 635
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái TK 635
1.3.2.3. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chiến
lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp.
● Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho, bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ, hoá đơn, phiếu chi...
● Tài khoản sử dụng [14, tr.225]:
TK 641 - Chi phí bán hàng. Tài khoản này phản ánh toàn bộ các chi phí liên
quan đến quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Bao gồm: chi phí nhân viên
bán hàng, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên
- Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
- Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành
- Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác
● Quy trình hạch toán:
(1) Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng và các
khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
26

Căn cứ vào Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng thanh
toán tiền lương và BHXH… kế toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên bán hàng và chi phí bán hàng, đồng thời phản ánh tiền
lương phải trả người lao động tăng tương ứng với số tiền lương phải trả người nhân
viên bán hàng, các khoản phải trả, phải nộp khác tăng tương ứng với số tiền BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp cho cơ quan Bảo hiểm, Công đoàn cấp trên.
(2) Chi phí khấu hao TSCĐ: định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, kế toán phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng theo số
tiền phân bổ vào chi phí bán hàng, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ tăng tương
ứng.
(3) Trường hợp doanh nghiệp bán hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa
cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành hàng hóa,
DN phải xác định từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi
trích lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa. Kế
toán phản ánh dự phòng phải trả tăng theo giá trị ước tính hợp lý nhất về khoản tiền
sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc
kỳ kế toán giữa niên độ, đồng thời chi phí bán hàng tăng tương ứng.
(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình
bán hàng: tiền nước, điện, điện thoại…
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán (Phiếu chi, Giấy báo nợ...),
kế toán phản ánh vào chi phí bán hàng theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng (nếu có), đồng thời phản ánh tiền mặt,
TGNH theo tổng giá thanh toán (nếu thanh toán ngay tiền), phản ánh khoản phải trả
người bán theo tổng giá thanh toán (nếu chưa thanh toán tiền).
(5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh.
Quy trình hạch toán chi phí bán hàng được khái quát ở sơ đồ số 1.7 (Phụ lục
07).
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 641
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 641
1.3.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí liên quan đến công
27

việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí quản lý
doanh nghiệp còn bao gồm cả những khoản chi phí mà không thể ghi nhận vào
những khoản mục chi phí nói trên.
● Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho, bảng phân bổ
khấu hao TSCĐ, hoá đơn, phiếu chi...
● Tài khoản sử dụng: TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này
phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính
và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương,
phụ cấp, các khoản trích theo lương thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí
đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dự phòng như
các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ chung toàn doanh nghiệp, chi phí khác bằng tiền [14, tr.238].
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
 Quy trình hạch toán [14, tr.239]:
(1) Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý doanh nghiệp
và các khoản trích theo lương (tỷ lệ theo quy định hiện hành).
Căn cứ vào Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng thanh
toán tiền lương và BHXH… kế toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp và chi phí quản lý doanh nghiệp,
đồng thời phản ánh tiền lương phải trả người lao động tăng tương ứng với số tiền
lương phải trả người nhân viên quản lý doanh nghiệp, các khoản phải trả, phải nộp
khác tăng tương ứng với số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp cho cơ
quan Bảo hiểm, Công đoàn cấp trên.
28

(2) Chi phí khấu hao TSCĐ: định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, kế toán phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp theo số tiền phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời phản ánh
hao mòn TSCĐ tăng tương ứng.
(3) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trình
quản lý doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, chi tiếp khách, công tác phí…
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán (Phiếu chi, Giấy báo nợ...),
kế toán phản ánh vào chi phí quản lư doanh nghiệp theo giá mua chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng (nếu có), đồng thời phản ánh
tiền mặt, TGNH theo tổng giá thanh toán (nếu thanh toán ngay tiền), phản ánh
khoản phải trả người bán theo tổng giá thanh toán (nếu chưa thanh toán tiền).
(4) Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo thông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC quy
định cách hạch toán như sau:
Định kỳ căn cứ vào bảng phân bổ CCDC: Kế toán phản ánh giá trị CCDC
phân bổ kỳ này tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp; đồng thời phản ánh chi phí
trả trước giảm tương ứng theo số phân bổ kỳ này.
(5) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp nhà nước như thuế môn bài, thuế nhà
đất… và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà… phát sinh trong kỳ.
Căn cứ vào tờ khai thuế môn bài, tờ khai thuế nhà đất, giấy nộp tiền vào ngân
sách nhà nước, phiếu chi… kế toán phản ánh vào chi phí QLDN theo số tiền kê
khai, số tiền phải nộp, đồng thời phản ánh thuế và các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước theo số tiền thuế môn bài, thuế nhà đất kê khai, phản ánh tiền mặt, TGNH
theo số tiền phí, lệ phí đã thanh toán.
(6) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các chứng từ để xác nhận các khoản nợ
phải thu khó đòi: Hợp đồng kinh tế, biên bản cam kết nhận nợ, biên bản đối chiếu
công nợ, khế ước vay nợ và các chứng từ khác để chứng minh quá trình đôn đốc
thanh toán của DN kể từ khi khoản nợ phát sinh cho đến khi xác nhận là khoản nợ
phải thu khó đòi, các bảng kê chi tiết các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,
quyết định của hội đồng thẩm định nợ phải thu khó đòi. Kế toán phản ánh chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng theo giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu
29

khó đòi, có thể không đòi được do các đơn vị nợ hoặc các cá nhân nợ không có khả
năng thanh toán trong năm kế hoạch, đồng thời phản ánh dự phòng phải thu khó đòi
(dự phòng tổn thất tài sản) tăng tương ứng.
(7) Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số
dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch
ghi giảm dự phòng phải trả, đồng thời ghi giảm chi phí QLDN.
(8) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh.
Quy trình hạch toán chi phí QLDN được khái quát ở sơ đồ số 1.8 (Phụ lục
08).
● Sổ sách kế toán
- Sổ chi tiết TK 642
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 642
1.3.2.5. Kế toán chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
● Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Giấy báo Nợ của ngân hàng, Hóa đơn GTGT,
Biên bản thanh lý TSCĐ...
● Tài khoản sử dụng
TK 811 - Chi phí khác. Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của các hoạt
động ngoài hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Chi
phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
TSCĐ (nếu có), chênh lệch lỗ do đánh giá lại hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên
doanh, đầu tư vào Công ty liên kết, đầu tư dài hạn, tiền phạt do vi phạm hợp đồng
kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi khác.
● Quy trình hạch toán
(1) Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Căn cứ Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao tài sản... kế toán phản ánh
chi phí khác theo giá trị còn lại của tài sản, hao mòn tài sản theo giá trị hao mòn lũy
kế tài sản, đồng thời phản ánh nguyên giá tài sản giảm tương ứng.
(2) Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế:
30

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phiếu chi, giấy báo nợ... kế toán phản ánh chi
phí khác của DN theo số tiền bồi thường, bị phạt thuế, truy nộp thuế… đồng thời
phản ánh tiền mặt, TGNH theo số tiền nộp phạt hay số thuế phải nộp ngân sách nhà
nước tăng theo số tiền bị phạt thuế, khoản phải nộp khác tăng theo số tiền truy nộp
thuế.
(3) Đầu tư vào Công ty con, Công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành lập cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư bằng hàng hóa, TSCĐ. Trường hợp
chênh lệch giảm, DN bị thiệt hại, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu tư tài chính
của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, giá trị còn lại của TSCĐ,
đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ giảm tương ứng
về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế nếu đầu tư bằng TSCĐ, phần chênh lệch
giảm do hội đồng đánh giá lại tài sản kế toán phản ánh vào chi phí khác.
(4) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản
xác định kết quả kinh doanh.
Quy trình hạch toán chi phí khác được khái quát ở sơ đồ số 1.9 (Phụ lục 09).
Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 811
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 811
1.3.3. Kế toán kết quả kinh doanh
1.3.3.1. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
* Chi phí thuế TNDN hiện hành [14, tr.281]
- Tài khoản sử dụng:
TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Tài khoản này phản
ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm
và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Quy trình hạch toán:
(1) Hàng quý, kế toán căn cứ tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận
số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN.
(2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế cơ
quan thuế thông báo phải nộp.
31

- Trường hợp số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số
phải nộp năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN hiện hành phải nộp thêm vào chi
phí thuế TNDN hiện hành.
- Trường hợp số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp trong năm lớn hơn số
phải nộp cho năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số
chênh lệch giữa số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải
nộp.
* Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Tài khoản sử dụng:
TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Tài khoản này phản
ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; hoàn nhập tài sản thuế thu nhập
hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
- Quy trình hạch toán:
(1) Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu
nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát
sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm)
(2) Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản
thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (là số chênh lệch giữa tài sản
thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh trong năm)
(3) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn
nhập trong năm)
(4) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả
phát sinh trong năm)
Quy trình hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành được khái quát ở sơ đồ số
1.10 (Phụ lục 10)
1.3.3.2. Kế toán kết quả kinh doanh
Công thức xác định kết quả kinh doanh [14, tr.305]
- Xác ðịnh kết quả hoạt ðộng bán hàng và CCDV: là số chênh lệch giữa
32

doanh thu thuần về bán hàng và CCDV với giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kỳ.
+ Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ
BH & CCDV BH & CCDV doanh thu
+ Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
BH& CCDV BH& CCDV
+ Kết quả hoạt động = Lợi nhuận gộp BH - CP bán hàng và QLDN
Bán hàng và CCDV &CCDV
- Xác định kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt
động tài chính và chi phí tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính
Từ đó tính ra được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận thuần hoạt = Kết quả hoạt động + Kết quả hoạt động tài
động kinh doanh Bán hàng và CCDV chính
- Xác định kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và
chi phí khác:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Từ đó tính được lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận
Kết quả hoạt
kế toán = Kết quả hoạt Kết quả hoạt
động bán hàng + +
trước thuế động tài chính động khác
và CCDV
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận kế toán
= - Chi phí thuế TNDN
TNDN trước thuế
* Chứng từ sử dụng: Phiếu kế toán
* Tài khoản sử dụng:
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này dùng để xác định và
phản ánh kết quả hoạt động inh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp
trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi
tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh
thương mại, dịch vụ và hoạt động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh
33

doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại hàng hóa, từng ngành hàng, từng
loại dịch vụ.
* Quy trình hạch toán:
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào
tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ
đã tiêu thụ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và
thu nhập khác trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và chi
phí khác vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí QLDN
trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào
tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển số phát sinh bên Nợ và số phát
sinh bên Có tài khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại vào tài khoản xác định kết quả
kinh doanh.
- Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh
trong kỳ.
Quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh được khái quát ở sơ đồ số
1.11 (Phụ lục 11)
1.3.4. Trình bầy thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo
cáo tài chính
Thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ðýợc thể hiện trên báo
cáo kết quả hoạt ðộng kinh doanh. Việc trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh phải ðảm bảo thực hiện theo các yêu cầu trình bày báo cáo tài
chính. Thông tý 200/2014 của bộ trýởng bộ tài chính có quy ðịnh về việc trình bày
các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu số B02-DN nhý sau:
Các chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập khác bao gồm [14, tr.405]:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 01
34

- Các khoản giảm trừ doanh thu mã số 02


- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số10
- Doanh thu hoạt ðộng tài chính mã số 21
- Thu nhập khác mã số 31
Các chỉ tiêu về chi phí bao gồm:
- Giá vốn hàng bán mã số 11
- Chi phí tài chính mã số 22
+ Trong ðó: Chi phí lãi vay mã số 23
- Chi phí bán hàng mã số 25
- Chi phí quản lý doanh nghiệp mã số 26
- Chi phí khác mã số 32
- Chi phí thuế TNDN hiện hành mã số 51
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại mã số 52
Các chỉ tiêu về kết quả bao gồm:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 20
- Lợi nhuận thuần từ hoạt ðộng kinh doanh mã số 30
- Lợi nhuận khác mã số 40
- Tổng lợi nhuận kế toán trýớc thuế mã số 50
- Lợi nhuận sau thuế TNDN mã số 60 (Phụ lục 12)
1.4. Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thương mại dưới góc độ kế toán quản trị
1.4.1. Xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
1.4.1.1. Xây dựng định mức chi phí hoạt động kinh doanh
Định mức chi phí có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giúp các nhà
quản trị ước tính được sự biến động chi phí trong tương lai, chủ động trong việc
định hướng phát triển. Định mức chi phí còn là căn cứ để lập dự toán. Nếu định
mức chi phí không được xây dựng chính xác thì dự toán của doanh nghiệp cũng
không có tính khả thi. Dự toán là cơ sở để đánh giá, kiểm tra và xem xét định mức
đã được xây dựng hợp lý hay chưa, từ đó có những biện pháp hoàn thiện định mức
trong tương lai.
35

Khi xây dựng định mức chi phí như định mức chi phí mua hàng thì doanh
nghiệp cần xác định định mức chi phí mua hàng cho từng đơn vị sản phẩm, chỉ tiêu
này được xây dựng trên cơ sở: biến động thị trường về các yếu tố đầu vào, dựa vào
tình hình lạm phát, dựa các các chi phí đầu vào đã phát sinh trong các kỳ trước. Còn
các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài
chính… việc xây dựng định mức thường dựa trên các nghiệp vụ đã phát sinh, tình
hình kinh tế - lạm phát…
1.4.1.2. Lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Căn cứ xây dựng dự toán
- Dựa vào kết quả hoạt động của kỳ trước. Đây là cơ sở quan trọng giúp các
nhà quản trị thấy được giới hạn hiện nay của DN
- Dựa trên các điều kiện thực tế của DN, chẳng hạn: quy mô hoạt động, nguồn
lực lao động, chất lượng lao động.
- Các điều kiện dự kiến trong tương lai: xu hướng biến động giá cả, các chính
sách kinh tế sắp ban hành, kế hoạch phát triển vùng – địa phương, kế hoạch phát
triển dài hạn của doanh nghiệp
- Căn cứ vào hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn. Khi xây dựng định mức
chi phí phải tính đến những biến động của thị trường: giá cả, tình hình lạm phát của
DN, máy móc thiết bị…
● Dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
Dự toán tiêu thụ được coi là dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán,
được lập đầu tiên và là căn cứ đển xây dựng các dự toán còn lại.
Dự toán tiêu thụ thường được lập chi tiết cho từng sản phẩm, hàng hóa, theo
từng nhóm sản phẩm hay trên tổng sản lượng tiêu thụ toàn DN. Dự toán tiêu thụ
cũng có thể xây dựng theo thời gian hay theo thị trường tiêu thụ.
Cơ sở lập dự toán tiêu thụ:
- Kết quả tiêu thụ hàng hóa của kỳ trước nhằm xác định giới hạn hoạt động
của doanh nghiệp
- Dự toán tiêu thụ của kỳ trước
- Căn cứ vào thị phần tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh.
- Căn cứ vào chính sách giá trong tương lai
- Căn cứ vào thu nhập tương lai của từng vùng dân cư
36

- Căn cứ vào các chính sách, chế độ… của Nhà nước…
Dựa trên các cơ sở trên để xác định sản lượng tiêu thụ và giá bán đơn vị dự
kiến trong tương lai:
Dự toán doanh thu Sản lượng hàng hóa Đơn giá bán
tiêu thụ tiêu thụ dự kiến dự kiến (1.1) [16, tr. 210]
Dự toán được lập cho từng quý và cả năm, hoặc được lập chi tiết cho từng
tháng trong một quý.
● Dự toán mua hàng
Mục đích của dự toán mua hàng nhằm xác định sản lượng hàng hóa cần đáp
ứng cho nhu cầu tiêu thụ và dự trữ cuối kỳ cho quá trình tiêu thu được liên tục.
Sản lượng hàng hóa dự trữ phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của hàng hóa.
Dự toán mua hàng giúp các nhà quản trị chủ động trong các quyết định mua
hàng, dự kiện lượng hàng dự trữ nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu lượng
hàng tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Việc xác định lượng hàng cần mua được xác định thông qua công thức sau:
Số lượng hàng Số lượng hàng Số lượng hàng Số lượng hàng
hóa cần mua = hóa tiêu thụ + hóa tồn cuối kỳ - hóa tồn đầu kỳ (1.2)
dự kiến dự kiến dự kiến dự kiến
[16, tr.235]
● Dự toán giá vốn hàng bán
Dự toán giá vốn hàng bán nhằm xác định giá vốn hàng hóa tiêu thụ cho kỳ tới.
Căn cứ để lập dự toán là dự toán tiêu thụ và định mức chi phí mua hàng đã xây
dựng. Dự toán giá vốn hàng bán là cơ sở để xây dựng dự toán Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Giá vốn hàng Sản lượng sản phẩm Giá mua đơn vị
bán dự kiến tiêu thụ dự kiến sản phẩm (1.3)
[16, tr.237]
● Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và quản lý DN thường bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể
hiện một nội dung kinh tế như lương nhân viên bán hàng, quản lý, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ…
37

Chi phí bán hàng và quản lý DN cũng có thể phân chia thành biến phí bán
hàng, quản lý doanh nghiệp và định phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Căn cứ để xây dựng dự toán chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp thường
liên quan đến kết quả tiêu thụ hoặc quy mô bán hàng của doanh nghiệp…
Khi xây dựng dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp làm căn cứ
xây dựng dự toán tiền cũng phải loại bỏ những khoản được ghi nhận là chi phí
nhưng không liên quan đến việc chi tiền như: khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng,
quản lý DN, những khoản chi phí trích trước, những khoản dự phòng….
● Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo chức năng của chi phí hoặc
theo mức độ hoạt động, thường đươc lập theo kỳ kế toán của doanh nghiệp, có thể
theo từng quý hoặc cả năm.
Mẫu báo cáo KQKD theo mô hình lợi nhuận góp:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp
Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần (1-2)
4. Biến phí
5. Lợi nhuận góp (3-4)
6. Định phí
7. Lợi nhuận thuần (5-6)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.4.2. Thu thập thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định
* Yêu cầu của thông tin kế toán quản trị
Các thông tin kế toán cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà
quản trị, để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán thì cần thiết có những yêu cầu sau:
- Tính trung thực của thông tin kế toán: Các thông tin về mối quan hệ giữa
doanh thu, chi phí, lợi nhuận là những thông tin đòi hỏi tính trung thực rất cao. Nó
đảm bảo quyết định quản trị không bị chệch hướng, giúp nhà quản trị xác định được
chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
38

- Tính phù hợp, hiệu quả, kịp thời của thông tin kế toán: Yêu cầu này đòi hỏi
các thông tin mà kế toán quản trị thu thập và xử lý phải liên quan đến mục tiêu và
kế hoạch mà DN đặt ra.
- Tính hợp pháp và ít tốn kém trong thu thập thông tin kế toán: có nhiều nguồn
thông tin khác nhau ở cả ngoài và trong nội bộ DN, kế toán quản trị phải cân nhắc
khi lựa chọn thông tin để tổ chức xử lý thành công thông tin hữu ích cho quản trị
với chi phí bỏ ra là thấp nhất hoặc có thể chấp nhận được. Nếu không có thể dẫn
đến tình trạng thu thập được thông tin cần thiết nhưng chi phí bỏ ra quá lớn.
* Những thông tin mà kế toán quản trị cần tổ chức và thu thập là thông tin quá
khứ và thông tin tương lai.
- Thu thập thông tin quá khứ:
Thông tin quá khứ là thông tin về hiện tượng và sự kiện đã xảy ra, đã phát
sinh, cho thấy tình hình hoạt động của DN trong thời kỳ đã qua. Điều đó giúp các
nhà quản trị DN đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện các quyết định, đánh giá
mức độ kiểm soát các hoạt động của DN của chính nhà quản trị, làm cơ sở để hoạch
định các chính sách trong thời kỳ tiếp theo.
+ Sử dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán: Việc hạch toán được thực
hiện thông qua việc lập các chứng từ kế toán. Lập và ghi chép đầy đủ, chính xác các
sự kiện kinh tế phát sinh đảm bảo cung cấp thông tin được nhanh chóng, đáp ứng
yêu cầu phù hợp, hữu ích và kịp thời.
+ Sử dụng hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ KTQT cần được thiết kế cụ thể
mẫu sổ được sắp xếp theo trình tự hợp lý và khoa học theo nhu cầu quản lý cũng
như sự tiện lợi của việc trình bày, tổng hợp báo cáo sử dụng thông tin.
+ Lập báo cáo kế toán quản trị: Trên cơ sở toàn bộ thông tin đã tập hợp,
KTQT thiết lập hệ thống báo cáo bao gồm: các báo cáo thường xuyên, báo cáo định
kỳ và báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất… Hình thức kết cấu của báo cáo cần đa
dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục
vụ cho từng tình huống cụ thể. Báo cáo được thiết kế dưới dạng so sánh được, phù
hợp với những tình huống khác nhau.
- Thu thập thông tin tương lai:
39

Thông tin tương lai là những thông tin về các hiện tượng và sự kiện chưa xảy
ra. Để ra được quyết định nhà quản trị cần rất nhiều thông tin liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng được thu thập theo nhiều cách khác nhau. Để
thu thập thông tin tương lai DN cần thực hiện các bước:
+ Hoạch định mục tiêu: Theo quy trình này, giai đoạn đầu của KTQT phải
quan tâm là hoạch định mục tiêu: nhà quản trị muốn có thông tin đem lại lợi ích thì
thông tin đó phải có quan hệ trực tiếp đến vấn đề đặt ra của DN và đòi hỏi phải giải
quyết. Việc thu thập thông tin sẽ rất tốn kém nếu hoạch định mục tiêu không rõ ràng
hay sai lệch.
+ Lựa chọn nguồn thông tin: đây là giai đoạn thứ hai KTQT thực hiện để thu
thập thông tin tương lai. Trong giai đoạn này, KTQT phải xác định loại thông tin
mà quản trị quan tâm và phương pháp thu thập thông tin có hiệu quả nhất.
Đối với các thông tin số liệu thứ cấp là thông tin đã có ở đâu đó và trước đây
đã thu thập cho mục tiêu khác, thông tin này kế toán có thể thu thập từ các báo cáo
quản trị nội bộ, BCTC, cũng có thể thu thập từ bên ngoài như các ấn phẩm, tạp chí,
sách báo…
+ Xử lý phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin KTQT tiến hành xử lý
thông tin đó thành những thông tin kế toán hữu ích cho mục tiêu và quyết định của
nhà quản trị. Để xử lý các thông tin này KTQT áp dụng các PP kế toán chung như:
PP chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản, tổng hợp cân đối đồng thời kết hợp với các
PP riêng của KTQT như so sánh, đối chiếu thành các biểu đồ, đồ thị hay chương
trình…
1.4.3. Phân tích thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ
cho việc ra quyết định
* Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh
Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận là việc phân tích mối quan hệ tác
động qua lại giữa các yếu tố chi phí, khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán hàng
hóa nhằm giúp nhà quản trị xác định ảnh hưởng của chi phí và khối lượng tiêu thụ
đến lợi nhuận.
Một trong những tác dụng quan trọng của việc phân loại chi phí thành chi phí
biến đổi và chi phí cố định là giúp doanh nghiệp nhận thức được rằng sau điểm hòa
40

vốn cứ mỗi hàng hóa được tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thêm
một giá trị đúng bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi của hàng
hóa đó do các hàng hóa này không phải bù đắp cho phần chi phí cố định đã được bù
đắp bằng các hàng hóa hòa vốn của doanh nghiệp. Do vậy, cơ sở của phân tích
doanh thu, chi phí và lợi nhuận là xác định điểm hòa vốn. Khi xác định điểm hòa
vốn nhà quản trị có thể ra các quyết định về kế hoạch mua hàng, và bán hàng, đánh
giá các phương án kinh doanh, phát triển các hàng hóa mới để doanh nghiệp đạt lợi
nhuận.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hay nhiều loại sản
phẩm đồng chất, chúng khác nhau về khối lượng, kích cỡ, quy cách có thể vận dụng
phân tích trong trường hợp này. Khi đó chi phí cố định được xem là chi phí trực tiếp
cho sản xuất các sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Ta xét những cách tiếp cận điểm
hòa vốn như sau:
□ Xác định điểm hòa vốn thông qua phương trình
Ta có thể xác định điểm hoà vốn thông qua sản lượng sản phẩm, doanh thu
hay thời gian tiêu thụ.
Theo phương pháp tính giá trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp được xác
định như sau [16, tr.271]:
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không do vậy ta có phương trình 1:
0 = Doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Gọi P là giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế, Q là sản lượng sản phẩm tiêu
thụ, VC là biến phí đơn vị sản phẩm, TFC là tổng định phí, do vậy phương trình 1
có thể viết như sau:
0 = Q × P – Q × VC – TFC
Q (hòa vốn) = TFC (định phí)/ (P – VC)
Gọi c là lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Q (hòa vốn) =TFC (định phí)/ c
Trường hợp xác định doanh thu hòa vốn, ta có thể sử dụng phương trình 1. Gọi
S là tổng doanh thu hòa vốn cần xác định, gọi d là tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm.

Từ đây ta xác định thời gian hòa vốn.


41

Thời gian hòa vốn = Doanh số hòa vốn x Thời gian kỳ phân tích/ Doanh thu
kỳ phân tích
Hoặc thời gian hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Thời gian kỳ phân tích/ Sản
lượng kỳ phân tích
- Xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị
Ngoài phương pháp thông qua phương trình, điểm hòa vốn có thể xác định
bằng phương pháp đồ thị, có 2 cách sử dụng đồ thị để xác định điểm hòa vốn: Đồ
thị chi phí, sản lượng và lợi nhuận và đồ thị sản lượng và lợi nhuận.
Ta giả thiết trục hoành (0x) thể hiện sản lượng tiêu thụ, trục tung (0y) thể hiện
doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường doanh
thu, chi phí. Lợi nhuận có thể được xác định dựa vào các mức doanh thu bất kỳ trên
sơ đồ.

Sơ đồ 1.1. Xác định điểm hòa vốn

Nguồn: [16, tr.279]


Trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ nhiều loại sản phẩm:
Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng nhằm hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra. Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp này
thường phức tạp hơn, vì điều kiện quan trọng của phân tích điểm hòa vốn là phải
tách biệt chi phí của doanh nghiệp theo biến phí và định phí, đồng thời xét doanh
nghiệp trong giới hạn của quy mô hoạt động. Chi phí cố định trong những doanh
nghiệp này không thể phân bổ cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được vì thiếu độ
chính xác. Do vậy phân tích điểm hòa vốn ở những doanh nghiệp này ta có thể xem
xét trong trường hợp cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ổn định. Trên cơ sở cơ
42

cấu tiêu thụ ổn định ta có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân, doanh
thu hòa vốn.
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/ Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân
Tổng định phí trên bao gồm tổng định phí của doanh nghiệp như định phí trực
tiếp của các bộ phận, định phí chung của toàn Công ty. Với cơ cấu doanh thu đã xác
định, ta có thể xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm và dịch vụ:
Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A = Doanh thu hòa vốn chung x Cơ cấu
doanh thu của sản phẩm A
Sản lượng hòa vốn của sản phẩm A = Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A x
Giá bán đơn vị sản phẩm A
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm điểm hoà vốn thay đổi theo. Do đó,
các nhà quản trị kinh doanh cần phải biết lựa chọn cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý
để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường các nhà quản trị thường
tăng số lượng sản phẩm có số dư đảm phí cao hoặc tăng doanh thu các mặt hàng có
tỷ lệ số dư đảm phí cao, khi đó góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Phân tích cơ cấu chi phí và độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Cơ cấu chi phí:
Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến và chi phí bất
biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vị hoạt động xác định. Có
nhiều cách xác định cơ cấu chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu của các đối tượng sử
dụng thông tin, cụ thể [16, tr.287]:
Trường hợp 1:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng biến phí/Tổng định phí
Trường hợp 2:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng định phí/ Tổng biến phí
Trường hợp 3:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp = Tổng biến phí (định phí)/ Tổng chi phí
Phân tích cơ cấu của chi phí để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua việc phân tích
để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử
dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định
43

các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được
tình hình biến động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Cơ cấu chi phí cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của
doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định
phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phí ngược
lại.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc giữa %
tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu.Bài 4: Phân tích mối
quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận
Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi
nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.
Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau [16, tr.295]:
Công thức 1:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng lợi nhuận góp/ Tổng lợi nhuận
Công thức 2:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =% tăng, giảm của lợi nhuận/ % tăng, giảm của
doanh thu
Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của
doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phí cao hơn biến
phí. Do đó, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại.
Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng
1% thì lợi nhuận tăng hơn 1%, mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm
hơn 1%. Đó chính là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi
nhuận trong kỳ tới.
* Ứng dụng của phân tích chi phí, sản lượng và lợi nhuận vào việc ra quyết
định kinh doanh
Thay đổi chi phí cố định và doanh thu:
Trong thực tế chi phí cố định của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí
khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, tiền thuê văn phòng phải trả
hàng tháng, tiền trả quyền sử dụng đất hàng tháng, tiền quảng cáo, tiền lương của
bộ máy điều hành cố định hàng tháng… Đa số các khoản chi phí cố định thường do
các tài sản cố định tạo ra. Do vậy khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm chi phí cố định
44

thường tác động tới công suất sản xuất sản phẩm, tới thị trường tiêu thụ và như vậy
ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Trong các quyết định thay đổi chi phí cố định
hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu (không thay đổi định phí), các quyết định
thường dựa trên các cơ sở của từng phương án cụ thể:
- Lợi nhuận thu về của từng phương án đầu tư;
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp;
- Trình độ tổ chức, quản lý các yếu tố sản xuất;
- Nhu cầu của thị trường…
Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu: trong thực tế chi phí biến đổi của các
doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, biến phí sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phí khác. Thông
thường theo sự phát triển của thời gian các biến phí sản xuất sản phẩm tăng. Như
giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng
cho các đại lý tăng. Khi biến phí tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản
lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi
phí biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu
mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất.
Do vậy khi thay đổi chi phí biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần
phân tích để chọn phương án tối ưu nhất.

[16, tr.301]
Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu:
Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để
đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh hay độc quyền
sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức
bán và thanh toán tiền hàng… Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phí cố
định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuất… thường dẫn đến sản
lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong các trường hợp
như vậy nhà quản trị cần phân tích chọn phương án thay đổi giá bán, chi phí cố định
và doanh thu bán hàng hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những
cơ sở khoa học.
45

Thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu:
Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp khi thay đổi chi phí cố định kéo theo sự
thay đổi chi phí biến đổi và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trường hợp doanh
nghiệp đầu tư công nghệ mới sản xuất sản phẩm, khi đó lượng công nhân trực tiếp
giảm dẫn đến biến phí giảm. Song công suất sản xuất tăng và doanh thu cũng tăng.
Trong các trường hợp thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu các
nhà quản trị cần phân tích để chọn các phương án tối ưu nhất.
Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu:
Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường kinh doanh đa mặt hàng, đa ngành
nghề trên thị trường. Các mặt hàng thường bổ sung cho nhau trong hoạt động kinh
doanh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. Mặt khác cơ cấu thị phần tiêu thụ của các loại
sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh của sản phẩm,
khả năng tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Như
vậy khi doanh nghiệp đưa ra quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường cần căn cứ vào những cơ sở khoa học để chọn các phương án tối ưu nhất.
[16, tr.308]
46

Tiểu kết chương 1


Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dưới hai góc độ là kế
toán tài chính và kế toán quản trị. Dưới góc độ kế toán tài chính, tác giả đã trình bày
được khái niệm và phân loại doanh thu, chi phí; nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh; tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán. Dưới góc độ
kế toán quản trị, tác giả trình bày nội dung liên quan đến lập dự toán, thu thập thông
tin thực hiện và phân tích thông tin phục vụ ra quyết định.
Cơ sở lý luận trong chương này là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện Tử Hoàn
Kiếm trong chương 2.
47

Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ
HOÀN KIẾM
2.1. Khái quát chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm có trụ sở chính đặt tại: 38A Hai Bà Trưng,
Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn kiếm, TP Hà Nội.
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm được thành lập vào năm 1994 và được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100233632 do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 07/11/1994 [7].
Với số vốn điều lệ 1.500 triệu đồng, xuất phát điểm là một Công ty nhỏ,
chuyên kinh doanh mặt hàng: mua bán các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh,
đồ gia dụng, điện thoại di động, buôn bán các thiết bị tin học, đại lý mua, bán, ký
gửi hàng hóa, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn
phòng [7].
Để bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả theo định hướng kinh tế thị
trường, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã phải đối mặt với những khó khăn -
đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và sự biến đổi liên tục của nền kinh tế.
Vào những ngày đầu thành lập, Công ty đã vấp phải rất nhiều trở ngại - đó là
vừa phải lo tìm kiếm nguồn hàng, vừa lo tìm kiếm nơi tiêu thụ trong hoàn cảnh khó
khăn về tài chính. Để chủ động cho nền tài chính của mình, Công ty đã quyết định
mở rộng quy mô sản xuất. Thị trường của Công ty không còn bó hẹp trên phạm vi
trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.
Ngày 5/10/1998, Công ty được Cục Hải quan thành phố Hà Nội cấp “Giấy
chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu”. Lúc này, Công ty đã có
thêm những lợi thế kinh doanh, đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
thành công của Công ty sau này. Công ty chủ yếu là nhập khẩu vật tư, thiết bị, công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, đây là một trong hai hoạt động ngoại thương được Nhà
nước ưu tiên phát triển [7].
48

Trải qua nhiều năm đổi mới, Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản
lý giầu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân viên có trách nhiệm và với chiến lược phát
triển đúng đắn, Công ty đã vượt qua những khó khăn lớn của thời kỳ đầu, đã và
đang đứng vững trước những thách thức khắc nghiệt của thị trường, đã củng cố
được vị trí của mình và không ngừng phát triển về mọi mặt, luôn hoàn thành nghĩa
vụ với Nhà nước và kinh doanh có lãi.
Có thể nói, giai đoạn từ năm 1994 trở lại đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất
của Công ty. Sự chủ động hoàn toàn trong kinh doanh đã giúp Công ty phát triển
nhảy vọt về mọi mặt. Công ty đã nhập khẩu nhiều mặt hàng với chất lượng cao,
chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được lòng tin của khách hàng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm ra đời và hoạt động với
mục tiêu trở thành Công ty có hệ thống điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, thiết bị tin
học qui mô, chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh chủ
yếu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm bao gồm:
- Mua bán các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh, đồ gia dụng
- Mua bán điện thoại di động
- Buôn bán các thiết bị tin học, thiết bị văn phòng
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn phòng
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm sau hơn 20 năm hoạt động đã hợp tác chặt
chẽ với nhiều bạn hàng, nhiều hãng Điện tử trong và ngoài nước.
- Đặc biệt là nhà phân phối độc quyền của Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL)
khu vực các tỉnh phía bắc và miền trung trong nhiều năm. Các sản phẩm chủ yếu là:
Tivi Hanel 14”, 16”, 20-21”, 29”, đầu VCD, SVCD, DVD, các loại tủ lạnh, điều
hoà nhiệt độ.
- Là đại lý chính thức của Công ty điện tử: LG, SONY, DAEWOO, NIKO.
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của PHILIP, SANYO...
Hiện nay có rất nhiều hãng Điện tử khác đang muốn đặt quan hệ làm ăn. Công
ty đã đứng ra tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo về sản phẩm điện tử ở các khu
vực trong cả nước.
49

Trong quá trình hoạt động Công ty Điện tử Hoàn kiếm đã thiết lập được một
mạng lưới phân phối bán hàng trong tất cả các tỉnh phía bắc, các tỉnh miền trung và
sẽ tham gia vào thị trường khu vực phía nam.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty hoạt động theo khu vực. Mỗi khu
vực tỉnh thành Công ty lựa chọn ra một nhà phân phối khu vực từ đó sẽ triển khai
tới các cửa hàng đại lý bán lẻ.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm đã thành lập trung tâm bảo
hành các hàng hóa, sản phẩm tin học, điện tử, điện lạnh có quy mô lớn và đội ngũ
nhân viên có tay nghề cao và Công ty cũng định hướng phát triển mạnh hoạt động
dịch vụ kỹ thuật và bảo hành bảo trì các hệ thống tin học, điện tử. Hiện tại, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm là đối tác tin cậy cung cấp nhiều sản
phẩm, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty được tổ chức quản lý theo mô hình tập trung (Sơ đồ 2.1). Mỗi bộ phận
thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đảm bảo mục tiêu chung của
Công ty:
* Giám đốc là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Công
ty về việc triển khai chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và kết quả kinh doanh
của Công ty.
* Phó Giám đốc là người có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc lãnh đạo bộ máy
quản lý và kinh doanh của Công ty khi Giám đốc vắng mặt hoặc không có mặt kịp
thời để giải quyết công việc. Chịu trách nhiện chung về điều hành, giám sát các mặt
hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh. Tham mưu, đề xuất những chính sách, chế độ
đối với thị trường, khách hàng, dịch vụ sau bán hàng cho Giám đốc đưa ra những
quyết sách đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh. Hoạch định và phát triển nguồn
nhân lực trong kinh doanh. Tổ chức, hướng dẫn, đào tạo và quản lý nghiệp vụ kinh
doanh trong toàn Công ty.
* Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về công tác tài
chính, thu thập và cung cấp đầy đủ các mặt hoạt động tài chính và thông tin kinh tế,
chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách nhà nước về quản lý kinh tế kinh tế tài
chính, vi phạm kỷ luật tài chính.
50

* Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: Nhiệm vụ chính là bán hàng và tạo
dựng quan hệ với khách hàng. Có trách nhiệm tìm kiếm các nguồn cung cấp, chuẩn
bị hồ sơ nhập khẩu, có trách nhiệm phát triển khách hàng và chịu trách nhiệm trước
tình hình bán hàng của Công ty trước Ban Giám đốc.
* Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo Công
ty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Đó chính là công
tác tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân viên hợp lý trong toàn Công ty nhằm tăng hiệu quả
kinh doanh, thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước với người lao động.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án về tiền lương, lao động, đào tạo phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của kế hoạch
kinh doanh.
* Trung tâm dịch vụ bảo hành: chuyên bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lýGiám đốc ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
của Công

Phó Giám đốc

Phòng kế toán Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu Trung tâm dịch vụ bảo hành
Phòng tổ chức hành chính
Hoàn Kiếm
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại
Công ty
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm áp dụng chương trình kế toán máy trên
toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty. Hiện nay, Công ty sử dụng phần mềm kế
toán MISA để giảm bớt khối lượng công việc và đáp ứng ngày càng đầy đủ các yêu
cầu thông tin quản lý.
51

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, tất cả mọi
công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán. Do kế toán trưởng chỉ đạo. Từ
khâu thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ
kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp. Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí nhân
viên có trình độ đại học và nắm vững chuyên môn.

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán
Kế vốn
toán bằng tiền
hàng tồn kho, công nợ, lương Kế toán thuế Kế toán bán hàng
Kế TSCĐ Thủ kho Thủ quỹ

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
Hoàn Kiếm
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Kế toán trưởng: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và toàn
bộ các mặt công tác của phòng, là người giúp việc cho phó giám đốc về mặt tài
chính của Công ty. Kế toán trưởng có quyền dự các cuộc họp của Công ty bàn và
quyết định các vấn đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở
rộng kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên.
Kế toán tổng hợp: Là kế toán ghi sổ tổng hợp đối chiếu với sổ chi tiết, xác
định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính.
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ: Có nhiệm vụ lập các chứng từ và ghi sổ chi tiết
mua hàng. Tổ chức sổ sách phù hợp với phương pháp kế toán bán hàng trong Công
52

ty. Căn cứ vào chứng từ hợp lệ theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm
hàng hóa trong quá trình kinh doanh. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố
định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh
nghiệp; phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
Kế toán công nợ, lương: Có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết
công nợ, thanh toán, lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán. Tổ chức ghi chép,
phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất
lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán
chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng,
các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
Kế toán thuế: Căn cứ vào các chứng từ đầu vào hóa đơn giá trị gia tăng, theo
dõi và hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê chi
tiết, tờ khai báo cáo thuế. Đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hóa của Công ty.
Kế toán bán hàng: Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ toàn bộ
tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Tính toán và phản ánh chính xác
tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình
hình thu hồi đồng thời quản lý tiền hàng.
Thủ quỹ: Là người thực hiện các nghiệp vụ, thu, chi phát sinh trong ngày, căn
cứ theo chứng từ hợp lệ, ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ hàng ngày.
Thủ kho: Là người theo dõi hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn và lập bảng kê
nhập, xuất hàng dựa trên các chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
2.1.4.2. Các chính sách kế toán
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm áp dụng chế độ kế toán ban
hành theo Thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Thực
hiện chế độ hạch toán kế toán tập trung
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính hàng tồn kho xuất kho: Bình quân gia quyền.
53

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.


- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Tài sản cố định được
phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định
được xác định theo giá mua ghi trên hóa đơn và các chi phí trực tiếp khác có liên
quan như chi phí: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA. Hàng ngày, căn cứ
vào chứng từ phát sinh sau khi đã được kiểm tra, sau đó thực hiện nhập vào chương
trình (phiếu thu, phiếu chi, phiếu thanh toán, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa
đơn bán hàng…). Chương trình sẽ tự động xử lý số liệu, cập nhật vào nhật ký
chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản tương ứng. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm,
số liệu được tổng hợp vào Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đã đối chiếu số liệu
khớp đúng trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết, số liệu này được dùng để lập các
Báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm được thể hiện trên sơ đồ sau:

Chứng từ kế toán - Sổ tổng hợp


- Sổ chi tiết

PHẦN MỀM KẾ
TOÁN MISA
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
- Báo cáo TC

MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy
(Nguồn: [7])
54

2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán tài chính
2.2.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty
2.2.1.1. Đặc điểm doanh thu
Đối với công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm, là một
doanh nghiệp thương mại, thì doanh thu chủ yếu là từ hoạt động bán hàng hóa. Bên
cạnh đó, công ty còn có các khoản doanh thu khác, cụ thể doanh thu của công ty
đến từ các hoạt động sau
 Doanh thu bán hàng hóa: cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực điện tử, đồ
gia dụng, công nghệ thông tin…
 Doanh thu hoạt động tài chính: Chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, chiết
khấu thanh toán được hưởng.
 Thu nhập khác: chủ yếu là thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Tuy nhiên, thu nhập khác rất hiếm khi phát sinh tại Công ty, đồng thời trong giai
đoạn 2018-2019, Công ty không phát sinh thu nhập khác.
2.2.1.2. Đặc điểm chi phí
Để đạt được doanh thu thì Công ty cần phải bỏ ra những nguồn lực nhất
định. Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm thì chi phí bao gồm giá
vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và
chi phí khác. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
hoạt động của công ty.
 Giá vốn hàng bán: là tất cả các chi phí công ty bỏ ra để cung cấp các hàng
hóa, trong đó chủ yếu là chi phí mua hàng.
 Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động bán
hàng như: tiền lương nhân viên bộ phận bán hàng, nhân viên tư vấn cung cấp các
sản phẩm; chi phí điện thoại, nước, internet, khấu hao các TSCĐ, phân bổ công
cụ dụng cụ dùng trong bộ phận bán hàng… Chi phí bán hàng được kế toán ghi
nhận hàng ngày khi phát sinh, cuối tháng tổng hợp lại số liệu để xác định kết quả
kinh doanh.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý doanh nghiệp như: tiền lương nhân viên văn phòng, tiền mua sắm đồ dùng,
55

trang thiết bị cho văn phòng, khấu hao các TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp, phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí công
tác, chi phí tiếp khách… Chi phí QLDN được kế toán ghi nhận hàng ngày khi phát sinh,
cuối tháng tổng hợp lại số liệu để xác định kết quả kinh doanh.
 Chi phí tài chính: gồm chủ yếu là chi phí lãi vay.
 Chi phí khác: gồm những chi phí liên quan đến việc thanh lý TSCĐ, chi
phí phạt do vi phạm hợp đồng hay những khoản chi phí bất thường khác. Tuy nhiên
khoản này hầu như không phát sinh và trong giai đoạn 2018-2019 Công ty không
phát sinh chi phí khác.
2.2.1.3. Đặc điểm kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của Công ty được tạm tính hàng tháng, trong đó gồm có
kết quả hoạt động bán hàng, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Do thu nhập khác và chi phí khác không phát sinh trong giai đoạn 2018-2019 nên
kết quả hoạt động khác trong giai đoạn này = 0, còn lại kết quả hoạt động kinh
doanh chiếm phần lớn.
2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu
2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty
Doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng. Doanh thu bán
hàng hoá là doanh thu mà Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm có được từ việc bán
hàng hóa, sản phẩm như điện tử, điện lạnh, thiết bị tin học, đồ gia dụng... từ cửa
hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán phát sinh trong kỳ. Công ty ghi
nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng cho khách, cùng với thời điểm hóa
đơn được lập.
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT
và doanh nghiệp sử dụng “hóa đơn GTGT”. Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm
áp dụng hai hình thức tiêu thụ chính là:
- Bán buôn là phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty vì phương thức
này giúp Công ty tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và
thu hồi vốn nhanh. Bán buôn thường dựa vào chứng từ là các hợp đồng kinh tế đã
ký hoặc đơn đặt hàng của khách hàng vì theo phương thức này hoạt động kinh
56

doanh của Công ty có cơ sở vững chắc về pháp lý, mặt khác Công ty có thể chủ
động lập kế hoạch mua và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh
doanh của Công ty.
Quy trình luân chuyển nghiệp vụ bán hàng được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển nghiệp vụ bán hàng


(Nguồn: Phòng Kế toán)
Hiện nay Công ty chỉ áp dụng chiết khấu thương mại khi khách hàng mua
hàng với số lượng lớn để khuyến khích khách hàng mua nhiều. Về phương thức
thanh toán Công ty chấp nhận mọi hình thức thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản,
ngoại tệ… trong thời gian quy định trong hợp đồng.
Ngoài ra Công ty cũng áp dụng hình thức bán lẻ cho khách hàng và thu tiền
trực tiếp. Miễn phí giao hàng tận nơi cho những khách hàng trong thành phố.
2.2.2.2. Nội dung kế toán doanh thu tại Công ty
* Kế toán doanh thu từ hoạt động bán hàng
Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của
Công ty, là nguồn thu chủ yếu để bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh
của Công ty.
- Chứng từ kế toán: Chứng từ chủ yếu sử dụng để ghi nhận doanh thu là hóa
đơn GTGT (phụ lục 13, 15)
57

Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ sau:


+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Bảng kê bán hàng (Phụ lục 16)
+ Phiếu thu (Phụ lục 17)
+ Giấy báo Có của ngân hàng...
- Tài khoản sử dụng: Công ty không mở chi tiết tài khoản mà theo dõi doanh
thu bán hàng trên tài khoản 511.
- Trình tự kế toán: Khi có đề nghị mua hàng hoặc đơn đặt hàng từ khách
hàng, nhân viên phòng kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng kinh tế làm căn cứ mua
bán giữa hai bên. Sau khi HĐKT được ký kết, kế toán bán hàng tiến hành viết hóa
đơn GTGT và chuyển cho giám đốc hoặc kế toán trưởng ký. Sau đó, kế toán tiến
hành lập phiếu thu (nếu là bán hàng thu tiền ngay). Phiếu thu sau khi được ký duyệt
thì thủ quỹ thu tiền và thủ kho xuất hàng cho khách hàng. Hóa đơn GTGT được lập
thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để tiến
hành ghi sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 19), sổ nhật ký chung (Phụ lục 27) và sổ cái
TK 511 (phụ lục 18) và được kế toán công nợ lưu trữ.
Ví dụ minh họa:
Ngày 02/12/2019, công ty xuất bán Máy giặt LG TH 2722SSAK cho chị
Nguyễn Thị Mai Hoa, số lượng 1 chiếc, đơn giá chưa thuế GTGT 10% là
13.590.909 ðồng, tổng giá chưa thuế GTGT 10% là 13.590.909 ðồng, tổng giá
thanh toán là 14.950.000 đồng. Tại ngày giao hàng, kế toán lập hóa đơn GTGT
(Phụ lục 13), khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
Định khoản được ghi trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 27) như sau:
Nợ TK 111: 14.950.000
Có TK 511: 13.590.909
Có TK 3331: 1.359.091
Số liệu cũng được ghi vào sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 19), sổ nhật ký
chung (Phụ lục 27) và sổ cái TK 511 (phụ lục 18)
* Doanh thu bán lẻ: Đối với một số khách hàng mua lẻ Công ty sẽ bán hàng
và trực tiếp thu tiền không xuất Hóa đơn GTGT (phụ lục 13)
58

* Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: Như đã trình bày ở trên hiện tại
Công ty chỉ áp dụng chiết khấu thương mại nên tài khoản sử dụng là TK 5211: chiết
khấu thương mại. Tuy nhiên tại kỳ khảo sát thực tế Công ty không có phát sinh
khoản giảm trừ doanh thu nào trong giai đoạn 2018-2019.
* Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính
của Công ty hiện nay chỉ bao gồm các khoản tiền lãi tiền gửi ngân hàng.
- Chứng từ kế toán
+ Giấy báo có
+ Phiếu thu
+ Bảng tính lãi (nếu có)
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 515 - Doanh thu hoạt động tài
chính để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính.
- Trình tự kế toán: Hàng tháng khi nhận được giấy báo có của ngân hàng
BIDV, ngân hàng MB về số tiền lãi tiền gửi không kỳ hạn, kế toán hạch toán vào sổ
sổ nhật ký chung (phụ lục 27) và sổ cái TK 515 (phụ lục 20). Cuối kỳ kế toán kết
chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh.
* Kế toán thu nhập khác: Các khoản thu nhập khác ít phát sinh ở Công ty
thường là từ phạt vi phạm hợp đồng, nhượng bán thanh lý tài sản cố định.
- Chứng từ sử dụng
+ Phiếu thu
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Hóa đơn GTGT
- Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 711 “Thu nhập khác” để
hạch toán các khoản chi trên.
- Trình tự kế toán: trong kỳ phát sinh khoản thu khác: thanh lý, nhượng bán
TSCĐ, vi phạm hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào các phiếu thu, giấy báo có, Biên bản
thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán hạch toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 711.
Tuy nhiên tại kỳ khảo sát, Công ty không phát sinh khoản thu nhập khác.
2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí
2.2.3.1. Đặc điểm chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
* Các loại chi phí tại Công ty
59

Chi phí tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm bao gồm giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.
Giá vốn hàng bán: Là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tại
Công ty. Giá vốn hàng bán tại Công ty là giá trị thực tế xuất kho của một số hàng
hóa bán được gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ.
* Giá thực tế xuất kho
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ để xác định giá vốn hàng xuất kho.
Đơn giá thực Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ
=
tế xuất kho Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
Từ đó xác định giá trị hàng hóa thực tế xuất kho
Trị giá hàng hóa xuất kho = Đơn giá hàng hóa xuất kho * Số lượng hàng hóa
xuất kho.
Ví dụ: Xác định giá thực tế xuất kho của Máy giặt LG TH 2722SSAK trong
tháng 12/2019 với tình hình nhập xuất nhý sau:
Tồn ðầu kỳ: 10 chiếc, ðõn giá 10.386.000 ðồng/chiếc
Ngày 2/12 Nhập kho 15 chiếc, tổng giá nhập kho = 156.065.000 ðồng
Ngoài ra không có nghiệp vụ nhập kho nào khác.
Đơn giá thực 10 x 10.386.000 + 156.065.000
=
tế xuất kho 10 + 15
= 10.397.000 đồng/chiếc
Ngày 2/12, xuất bán cho Chị Nguyễn Thị Mai Hoa 1 chiếc, vậy trị giá vốn
xuất kho = 1 x 10.397.000 = 10.397.000 đồng.
* Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng phát sinh không đáng kể ngoài giá vốn nên tại Công ty
không được theo dõi riêng mà tính vào giá thực tế hàng hóa nhập kho.
Ví dụ, cũng với lô hàng mua 15 chiếc Máy giặt LG TH 2722SSAK ngày
2/12 ở trên, thực tế giá hóa ðõn chýa thuế GTGT là 10.380.000 ðồng/chiếc, tổng
giá mua chýa thuế = 15 x 10.380.000 = 155.700.000 ðồng, Công ty phát sinh chi
phí vận chuyển và bốc dỡ là 365.000 ðồng và tính vào trị giá lô hàng, do ðó tổng
giá nhập kho = 155.700.000 + 365.000 = 156.065.000 ðồng.
60

* Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Là các khoản CP bao gồm:
- Chi phí nhân viên: Bao gồm trả lương cho các nhân viên trong Công ty
gồm nhân viên các bộ phận và nhân viên bán hàng.
Mức lương trả cho nhân viên hành chính dựa trên mức lương thỏa thuận với
người lao động được tính theo công thức:
Tiền lương thỏa thuận x số ngày làm việc thực tế
Tiền lương =
Số ngày làm việc theo quy định Công ty
Số ngày làm việc theo quy định của Công ty là 22 ngày/tháng
Đối với nhân viên bán hàng tiền lương trả cho nhân viên theo công thức:
Tiền lương = 2.000.000 VNĐ x % doanh số bán hàng trong kỳ
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Bao gồm chi phí mua các đồ dùng sử dụng
cho các phòng như: máy tính, máy in, bàn ghế, tủ...
- Chi phí khấu hao dùng cho hoạt động bán hàng và quản lý gồm khấu hao
các loại tài sản như: máy tính, điều hòa, văn phòng....
Chi phí khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng:
Mức Nguyên giá
khấu hao =
Thời gian sử dụng x 12
tháng
- Chi phí bằng tiền khác: Gồm các loại chi phí ngoài các chi phí nêu trên
liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý tại Công ty như chi phí tài liệu, chi
phí điện, nước, điện thoại, hoa hồng đại lý...
* Chi phí tài chính: Bao gồm các khoản lãi vay dùng cho hoạt động kinh doanh.
* Chi phí khác: Các nghiệp vụ làm phát sinh chi phí khác tại Công ty hầu
như không phát sinh.
2.2.3.2. Nội dung kế toán chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
Hoàn Kiếm
* Kế toán giá vốn hàng bán
- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho kiêm bảo hành
- Tài khoản sử dụng: tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” để phản ánh giá trị
hàng xuất kho trong kỳ.
- Trình tự kế toán: Khi khách hàng có yêu cầu mua hàng, nhân viên phòng
kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu xuất hàng và xin phê duyệt lệnh xuất của giám đốc
61

hoặc kế toán trưởng. Sau khi tiếp nhận yêu cầu xuất hàng của nhân viên phòng kinh
doanh, thủ kho chuẩn bị hàng theo đúng yêu cầu. Cán bộ phòng kinh doanh tiến
hành lập phiếu xuất kho thành 3 bản: 1 bản chuyển cho đơn vị nhận hàng, 1bản
chuyển cho kế toán, 1 bản lưu tại kho. Kế toán dựa vào phiếu xuất kho để ghi nhận
giá vốn.
Từ những căn cứ trên kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán trên sổ chi tiết TK
632 (phụ lục 22), sổ nhật ký chung (phụ lục 27) và sổ cái TK 632 (phụ lục 21).
Cuối kỳ làm bút toán kết chuyển giá vốn sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
* Ví dụ minh họa:
Ngày 2/12/2019 xuất bán Máy giặt LG TH 2722SSAK cho chị Nguyễn Thị
Mai Hoa, kế toán lập PXK số 912 (Phụ lục 14), tổng giá xuất kho là 10.397.000
đồng, nghiệp vụ này được ghi trên sổ Nhật ký chung (Phụ lục 27) như sau:
Nợ TK 632: 10.397.000
Có TK 1561: 10.397.000
* Kế toán chi phí bán hàng
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Hóa đơn GTGT
+ Giấy báo Nợ
+ Phiếu chi
+ Bảng tổng hợp tiền lương
+ Bảng phân bổ khấu hao.
- Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”
- Trình tự kế toán: Căn cứ vào các chứng từ: Phiếu chi, Giấy báo có, bảng
tổng hợp tiền lương cho nhân viên bán hàng, bảng tính khấu hao... kế toán ghi nhận
các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng vào sổ nhật ký chung (phụ lục
27) và sổ cái TK 641 (phụ lục 23).
* Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Hóa đơn GTGT
+ Giấy báo Nợ
+ Phiếu chi
62

+ Bảng phân bổ tiền lương


+ Bảng phân bổ khấu hao.
- Tài khoản sử dụng: TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Trình tự kế toán: Căn cứ vào các chứng từ: Phiếu chi, bảng tổng hợp tiền
lương cho nhân viên quản lý doanh nghiệp kế toán ghi nhận khoản chi phí liên quan
đến hoạt động quản lý doanh nghiệp trên vào sổ nhật ký chung (phụ lục 27) và sổ
cái TK 642 (phụ lục 24)
* Kế toán chi phí tài chính
- Chứng từ sử dụng
+ Bảng tính lãi vay
+ Giấy báo Nợ
+ Phiếu chi
+ Hợp đồng vay vốn
- Tài khoản sử dụng: TK 635 - Chi phí tài chính.
- Trình tự kế toán: Hàng tháng kế toán sẽ nhận được các chứng từ kế toán như:
Giấy báo Nợ, bảng tính lãi vay... kế toán sẽ ghi nhận các khoản chi phí liên quan
đến hoạt động tài chính vào sổ nhật ký chung (phụ lục 27) và sổ cái TK 635 (phụ
lục 25).
* Kế toán chi phí khác
Để hạch toán khoản chi phí khác tại Công ty kế toán căn cứ trên chứng từ:
Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, phiếu chi, giấy báo Nợ, hóa đơn GTGT...
Để hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí khác kế
toán sử dụng TK 811 “Chi phí khác”.
Tại Công ty khoản chi phí này rất ít, hầu như không có và trong kỳ kế toán
đang xét thì Công ty không phát sinh chi phí khác.
2.2.4. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh
Khảo sát thực tế tại Công ty cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty bao
gồm kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động
khác. Trong đó kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu của Công ty. Kế toán thực
hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định
kết quả kinh doanh của Công ty.
63

- Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Trình tự kế toán: Cuối kỳ sau khi đã kiểm tra số liệu khớp với số liệu đã ghi
chép, căn cứ trên sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản 511, tài khoản 632, tài khoản
641, tài khoản 642, kế toán tổng hợp thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu,
chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Cuối mỗi tháng công ty xác định kết quả kinh doanh tạm thời. Ví dụ với các số
liệu trên trong tháng 12/2019, quy trình xác định kết quả như sau:

- Xác định kết quả hoạt động bán hàng: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
về bán hàng và CCDV với giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Doanh thu thuần


= Doanh thu - Các khoản giảm trừ
BH & CCDV BH & CCDV doanh thu
= 35.016.108.386 -0
= 35.016.108.386
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
BH& CCDV BH& CCDV
= 35.016.108.386 - 29.672.049.222
= 5.344.059.164

Kết quả hoạt động bán hàng = Lợi nhuận gộp BH &CCDV- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
= 5.344.059.164 - 1.048.398.562- 718.363.758
= 3.577.296.844
- Xác định kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt
động tài chính và chi phí tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính
= 19.005.892 - 376.231.227 = -357.225.335
- Xác định kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi
phí khác:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác- Chi phí khác = 0
- Lợi nhuận trước thuế = Kết quả hoạt động bán hàng + Kết quả hoạt động tài
chính + Kết quả hoạt động khác
64

= 3.577.296.844 + (-357.225.335) + 0 = 3.220.071.509


CP Thuế TNDN: 3.220.071.509 x 20% = 644.014.302
Lợi nhuận sau thuế = 3.220.071.509 - 644.014.302 = 2.576.057.207
Qua khảo sát thực tế tại Công ty Các bút toán kết chuyển xác định kết quả
kinh doanh được theo dõi chi tiết trên sổ cái tài khoản 911 (phụ lục 26).
2.2.5. Thực trạng trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung trình bày thông tin
về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
Hoàn Kiếm trên báo cáo tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo
tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
trong một kỳ kế toán của DN. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ
sáu (06) nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài
chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và
có thể so sánh.
Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm thông tin về doanh thu,
chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 cụ thể
như sau:
Thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể hiện ở cột mã
số 01 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã loại trừ doanh thu bán hàng nội bộ.
Cột mã số 02 thể hiện các khoản giảm trừ doanh thu chỉ tiêu này được lấy lũy
kế số phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đối
ứng với bên Có TK giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại và chiết khấu thương mại.
Cột mã số 10 thể hiện doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ
tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản
giảm trừ doanh thu.
Giá vốn hàng bán được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
thông qua mã số 11 chỉ tiêu này được lấy lũy kế phát sinh bên Có trên sổ cái TK giá
vốn hàng bán đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh, sau khi đã trừ đi
giá vốn hàng bán nội bộ.
65

Cột mã số 20 thể hiện về lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ
tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với
giá vốn hàng bán.
Doanh thu hoạt động tài chính được thể hiện qua mã số 21 chỉ tiêu này được
lấy lũy kế số phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK doanh thu hoạt động tài chính đối ứng
với bên Có TK xác định kết quả kinh doanh.
Chi phí tài chính mã số 22 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số phát sinh bên Có
trên sổ cái TK chi phí tài chính đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh
doanh. Trong đó chi phí lãi vay được thể hiện thông qua mã số 23 căn cứ vào sổ chi
tiết TK chi phí tài chính.
Chi phí bán hàng được trình bày ở mã số 24 chỉ tiêu này được lấy lũy kế số
phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí bán hàng đối ứng với bên Nợ TK xác định
kết quả kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được trình bày ở mã số 25 chỉ tiêu này được lấy
lũy kế số phát sinh bên Có trên sổ cái TK chi phí quản lý doanh nghiệp đối ứng với
bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được thể hiện trên mã số 30 chỉ tiêu
này được tính bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu
hoạt động tài chính trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
Khoản thu nhập khác được trình bày ở mã số 31 chỉ tiêu này được lấy lũy kế
phát sinh bên Nợ trên sổ cái TK thu nhập khác đối ứng với bên Có TK xác định kết
quả kinh doanh.
Khoản chi phí khác ở cột mã số 32 chỉ tiêu này được lấy lũy kế phát sinh bên
Có trên sổ cái TK chi phí khác đối ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận khác được thể hiện trên mã số 40 là chênh lệch giữa thu nhập khác
và chi phí khác.
Mã số 50 là thể hiện tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được tính bằng lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận khác.
Chi phí thuế TNDN hiện hành thể hiện ở mã số 51 chỉ tiêu này được lấy lũy kế
số phát sinh bên Có trên sổ chi tiết của các TK chi phí thuế TNDN hiện hành đối
ứng với bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh.
66

Lợi nhuận sau thuế TNDN thể hiện trên mã số 60 chỉ tiêu này được tính bằng
tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập DN hiện hành và chi phí thuế thu
nhập DN hoãn lại.
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Công ty phải hoàn
thành và trình Ban Giám đốc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong
thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Công ty phải hoàn thành báo
cáo tài chính năm để nộp các cơ quan Nhà nước theo quy định. (Phụ lục 12).
2.3. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm dưới góc độ kế toán quản trị
2.3.1. Phân loại chi phí
Cách phân loại chi phí hiện nay của Công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài
chính, chưa hướng tới kế toán cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh
nghiệp. Cụ thể, chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành loại chính: giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc thực hiện công
tác kế toán quản trị mang tính tự phát, chưa được đình hình rõ, chưa có sự phân côn
trách nhiệm một cách cụ thể. Tại Công ty, bộ phận kế toán chi phí vừa đảm nhận
công việc tập hợp chi phí vừa theo dõi chi tiết chi phí, lập báo cáo chi tiết và phân
tích chi phí. Bộ phận kế toán doanh thu và kết quả kinh doanh vừa có nhiệm vụ ghi
nhận, theo dõi DT, KQKD toàn Công ty, vừa theo dõi DT, kết quả của từng hoạt
động. Phân loại chi phí phục vụ cho ra quyết định chưa cụ thể. Việc phân loại chi
phí theo mối quan hệ giữa chi phí và mực độ hoạt động (định phí, biến phí, chi phí
hỗn hợp) hoặc phân loại theo chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát
được… sẽ có những phân tích, đánh giá chính xác những khoản phí nào có thể tiết
kiệm, những khoản phí nào không thể cắt giảm để có những quyết định hiệu quả
trong quản lý chi phí và dự toán chi phí, tuy nhiên những vấn đề này ở Công ty
chưa thực hiện.
Định kỳ hàng tháng, bộ phận kế toán có tập hợp chi phí trên sổ sách kế toán
và lập báo cáo chi phí dạng đơn giản như sau:
67

Bảng 2.1. Phân tích chi phí tháng 12/2019


Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)
1. Doanh thu thuần 35.016.108.386 100
2. Chi phí hoạt động bán hàng 31.438.811.542 89,78
2.1. Giá vốn hàng bán 29.672.049.222 84,74
2.2. Chi phí bán hàng 1.048.398.562 2,99
2.3. Chi phí QLDN 718.363.758 2,05
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.3.2. Dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Việc lập dự toán trong Công ty khá sơ sài và không đủ các nội dung của kế
toán quản trị. Định kỳ hàng quý Công ty chỉ dự định số lượng sản phẩm sẽ bán
được và mức tồn kho để lập kế hoạch mua hàng.
Ví dụ đối với sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01, Công ty lập dự
toán mua hàng trong quý 1/2020 như sau:
Bảng 2.2. Dự toán mua hàng sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01
Đơn vị: sản phẩm
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
1. Số lượng tiêu thụ dự kiến 48 60 70 178
2. Số lượng cần dự trữ cuối kỳ 12 14 15 15
3. Tổng nhu cầu 60 74 85 193
4. Sản phẩm tồn kho đầu kỳ 10 12 14 10
5. Khối lượng cần mua 50 62 71 183
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trong dự toán trên, Công ty xác định mức dự trữ tồn kho là 20% cho nhu cầu
tiêu thụ tháng sau và được làm tròn lên.
Việc lập dự toán khác như dự toán doanh thu, thu tiền, chi tiền, chi phí bán
hàng, dự toán BCTC chưa được thực hiện để cung cấp thông tin phục vụ cho kế
hoạch lợi nhuận dài hạn của đơn vị. Phân tích các thông tin chi phí, doanh thu, kết
quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị tại Công ty bước đầu đã tiến hành thu thập
và phân tích thông tin về CP, DT, KQKD. Nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ so
sánh số liệu thực tế với kế hoạch đối với một số chi tiêu.
Mặt khác việc xây dựng, quản lý và sử dụng dự toán về CP, DT, KQKD thực
tế ở Công ty chủ yếu được thực hiện ở các bộ phận chức năng như bộ phận kế
68

hoạch, bộ phận kinh doanh...chưa có sự tham gia tích cực có hiệu quả của bộ phận
kế toán Công ty.
Báo cáo kế toán quản trị về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh tại Công ty:
Báo cáo kế toán quản trị của Công ty thực chất chính là báo cáo chi tiết của kế
toán tài chính. Những báo cáo này được lập chủ yếu là chi tiết một số chỉ tiêu mà
trên các BCTC chưa thể hiện được, nhằm giúp nhà quản trị DN có thêm thông tin
về tình hình SXKD của DN. Vì vậỵ, những báo cáo kế toán chi tiết chưa thực hiện
được thông tin hữu ích nhất phù hợp với quan niệm của nhà quản trị về kết quả kinh
doanh của Công ty.
Hầu hết các báo cáo về thu nhập, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty đều được
lập theo các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực trong kế toán tài chính. Chính vì
vậy, thông tin trên báo cáo chi tiết chưa kịp thời, chưa có tính tương lai…sẽ không
thỏa mãn được nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty mới chỉ dừng lại ở việc lập các
báo cáo CP theo khoản mục (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp….), báo cáo chi tiết lợi nhuận gộp các sản phẩm (Bảng 2.3), còn các
báo cáo kế toán quản trị như báo cáo phục vụ cho chức năng hoạch định của nhà
quản trị và báo cáo phục vụ cho chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động
chưa được thiết lập và sử dụng.
Bảng 2.3. Báo cáo lợi nhuận gộp các sản phẩm
Đơn vị: đồng
Máy giặt LG TH Tủ lạnh Beko ...
Tỷ Tỷ ...
Chỉ tiêu Toàn Công ty
Số tiền trọng Số tiền trọng
(%) (%)
1. Doanh thu thuần 81.545.454 100 75.169.400 100 35.016.108.386
2. Giá vốn hàng bán 63.382.000 77,73 60.148.120 80,02 29.672.049.222
3. Lợi nhuận gộp 18.163.454 22,27 15.021.280 19,98 5.344.059.164
4. CP bán hàng 1.048.398.562
5. CP QLDN 718.363.758
6. Lợi nhuận bán hàng 3.577.296.844
(Nguồn: Phòng Kế toán)
69

2.3.3. Phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định
Sử dụng thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa lớn đối với việc ra quyết định
kinh doanh. Công ty đã có những phân tích chi phí phục vụ việc ra quyết định kinh
doanh nhưng mới chỉ ở bước sơ khai, mong muốn. Việc phân tích chi phí phục vụ
việc ra quyết định kinh doanh được ứng dụng chủ yếu trong việc xác định giá bán
sản phẩm,…
Công ty ước tính đơn giản cách xác định giá bán như sau:
Giá bán = Giá gốc + Thặng số thương mại (%)
Đây là cách xác định giá bán cổ điểm, đơn giản. Với phương pháp xác định
giá bán này, Công ty chỉ cần quan tâm và điều chỉnh thặng số thương mại theo
mong muốn, thặng số thương mại chính là tỷ lệ lãi mong muốn và bù đắp các chi
phí khác phát sinh.
Ví dụ trong năm 2019, sản phẩm Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít Happy Time
HTD1055, Công ty nhập với giá vốn là 105.000 đồng/bình. Công ty xác định tỷ lệ
tăng thêm so với giá gốc là 10% để bán ra ngoài.
Vậy giá bán của sản phẩm là: 105.000 + 105.000 x 10% = 115.500 đồng.
Tuy nhiên mức giá này của Công ty sẽ được điều chỉnh theo các yếu tố như
lạm phát, cung cầu thị trường hoặc lợi nhận yêu cầu. Cụ thể giá bán một số sản
phẩm của Công ty trong các năm qua như sau:
Bảng 2.4: Giá bán một số sản phẩm trong năm 2017-2019
Đơn vị: đồng
Sản phẩm Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Ấm siêu tốc Inox 1.5 lít
Bình 110.000 113.000 115.500
Happy Time HTD1055
Quạt Lửng Công Nghiệp
Chiếc 170.000 178.000 183.000
B4 Faco C5
Nồi Cơm Điện Midea
Chiếc 391.000 388.000 395.000
CM06SA
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Vậy việc xác định giá bán các mặt hàng của doanh nghiệp được xác định trên
cơ sở tỷ lệ lãi mong muốn của nhà lãnh đạo, bên cạnh đó là giá cả của thị trường,
70

các đối thủ cạnh tranh để từ đó Công ty xây dựng một giá bán thích hợp, đó cũng
chính là căn cứ để xác định doanh thu, phục vụ quá trình xác định kết quả kinh
doanh cuối cùng của Công ty.
Các nội dung khác của kế toán quản trị như phân tích điểm hòa vốn, phân
tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận cũng chưa được Công ty áp
dụng.
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
Trong những năm vừa qua Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã trải qua
những giai đoạn thuận lợi, khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động.
Tuy nhiên Công ty vẫn gặt hái được nhiều thành quả to lớn đặc biệt trong lĩnh vực
kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu không ngừng tăng nhanh trong các năm,
có được thành tích trên Công ty không ngừng mở rộng thị trường, khai thác triệt để
thị trường tiềm năng đồng thời có biện pháp thỏa đáng với khách hàng quen thuộc
nhằm tạo ra sự gắn bó để tạo nguồn cung cấp hàng hóa dồi dào và một thị trường
tiêu thụ luôn ổn định. Ngoài ra để đạt được thành tựu to lớn đó phải kể đến sự nỗ
lực của những thành viên trong Công ty trong đó có sự đóng góp không nhỏ của
phòng kế toán giúp Công ty có được kết quả kinh doanh mong muốn.
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Kết quả đạt được trên góc độ kế toán tài chính
Về kế toán doanh thu
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được xây dựng hợp lý về mô
hình, đã có sự phân công lao động dựa trên khối lượng công tác kế toán và phần
hành kế toán chủ yếu của Công ty, việc phân công được thực hiện khoa học, góp
phần tăng tính đối chiếu, kiểm tra. Các nhân viên kế toán đều được đào tạo kiến
thức và có trình độ nghiệp vụ, có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình và
thường xuyên tự bồi dưỡng, cập nhật các chuẩn mực, quy định kế toán mới.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp
với tình hình thực tế của Công ty. Bộ máy kế toán được thiết kế nhằm thực hiện
chức năng kiểm tra giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại
Công ty nhất là các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ và kết quả, giúp các nhà quản
lý hoạch định, điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với thị trường thực tế.
71

- Về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung nhìn chung
là phù hợp với tổ chức kế toán tại Công ty. Hình thức này kết hợp chặt chẽ giữa ghi
chép theo thời gian và ghi chép hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi
tiết nên thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo được kịp
thời.
- Về chứng từ, sổ sách kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty được
lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thông
tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng
chủng loại khác nhau. Chứng từ của năm tài chính được lưu trữ trong các ngăn tài
liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính.
Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh của Công ty luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán
quy định về tính trung thực, đúng đắn, hợp lệ và đầy đủ theo quy định của Bộ Tài
chính và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng thông tư 200/2014/TT-BTC
của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sử dụng hợp lý và chi tiết.
Thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty ngay sau khi chuyển giao hàng
hóa cho người mua. Công ty bán hàng có xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí
đảm bảo nguyên tắc phù hợp.
Việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp áp dụng đúng theo “nguyên tắc
ghi nhận doanh thu”, chi phí cũng được theo dõi một cách có hệ thống nên tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xác định kết quả của doanh nghiệp.
Về kế toán chi phí: Phương pháp kế toán mà Công ty áp dụng là kê khai
thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty khi
số lượng chứng từ liên quan đến công tác kế toán là khá nhiều, phát sinh hàng ngày.
Về kế toán kết quả kinh doanh: Kế toán kết quả kinh doanh là quá trình tổng
hợp kết quả của quá trình kế toán doanh thu và kế toán chi phí. Công ty thực hiện
xác định kết quả kinh doanh theo từng tháng, quý thuận lợi cho công tác kiểm tra số
liệu kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin tổng quát cho nhà quản trị một cách kịp
thời, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó có
những kế hoạch, điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh trong thời gian tiếp
theo.
72

Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp
thông tin không chỉ cho quản lý nhà nước mà còn phù hợp với yêu cầu sử dụng
thông tin của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.
Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán nên đã giảm bớt
được khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán kế toán, đồng thời đảm bảo
tính chính xác đầy đủ của thông tin kế toán.
Nhìn chung công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với
công tác quản lí hiện nay của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát
sinh nhưng việc hạch toán vẫn được hạch toán hợp lí, đầy đủ, kịp thời, chính xác
vào chứng từ và sổ sách theo nguyên tắc kế toán nhà nước đã ban hành.
2.4.1.2. Kết quả đạt được trên góc độ kế toán quản trị
Mặc dù nội dung kế toán quản trị chưa sâu, tuy nhiên công ty cũng đã thực
hiện phân loại chi phí, lập dự toán mua hàng, đồng thời vận dụng kế toán quản trị để
định giá bán sản phẩm.
2.4.2. Một số hạn chế cơ bản
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm còn có một số hạn chế sau:
2.4.2.1. Hạn chế trên góc độ kế toán tài chính
Về kế toán doanh thu:
Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán áp dụng: Về hệ thống sổ sách tương
đối đầy đủ theo quy định tuy nhiên để hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm kinh
doanh Công ty cần sử dụng thêm mẫu sổ sách có thể phản ánh thông tin đầy đủ cho
người tiếp nhận và quản lý dễ dàng hơn. Ngoài ra Công ty nên chi tiết tài khoản
theo mặt hàng để nhận rõ thế mạnh từng mặt hàng, và có chiến lược kinh doanh
trong tương lai.
Về kế toán chi phí:
Phương pháp tính giá vốn xuất kho: Công ty tính giá vốn xuất kho hàng hóa
tiêu thụ theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (theo tháng). Phương pháp này có
ưu điểm là đơn giản, chỉ cần tính toán một lần vào cuối mỗi tháng tuy nhiên kết quả
73

của phương pháp này có độ chính xác không cao, không đáp ứng yêu cầu thông tin
kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Theo điều 5 trong hợp đồng kinh tế
ghi rõ bên A (bên mua hàng) sẽ thanh toán khoản nợ trong vòng 30 ngày. Nếu bên
A vi phạm thỏa thuận về thời gian thanh toán ghi rõ trong hợp đồng thì ngoài khoản
tiền mua hàng bên A sẽ phải trả thêm số tiền phạt bằng 0.5 % giá trị thanh toán còn
thiếu cho mỗi ngày chậm thanh toán. Nhưng thực tế thì có rất nhiều khách hàng vẫn
thanh toán chậm các khoản nợ trên còn việc thu phạt thì không được diễn ra vì vậy
ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ quay vòng vốn.
Công ty không tiến hành lập bất cứ dự phòng nào liên quan đến các khoản nợ
phải thu khó đòi. Một số khách hàng thường mua với số lượng và số tiền lớn mà
thanh toán chậm, quá niên độ kế toán, nên những khoản nợ này Công ty cần xem
xét, tính toán hợp lý vào chi phí quản lý kinh doanh. Để hạn chế rủi ro Công ty cần
lưu ý về việc lập dự phòng phải thu khó đòi.
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hiện nay Công ty không trích lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này làm cho Công ty thụ động đối với sự
giảm giá của hàng hóa trên thị trường, do đó chính sách giá bán gặp khó khăn, ảnh
hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa.
2.4.2.2. Hạn chế trên góc độ kế toán quản trị
Các nhà quản trị trong Công ty chưa đánh giá hết tầm quan trọng của công
tác kế toán quản trị, chưa quan tâm đến mô hình kế toán quản trị.
Thứ nhất, hạn chế trong việc phân loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết
định: Công ty mới chỉ quan tâm đến phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
và khoản mục chi phí phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thực hiện phân loại chi
phí theo cách ứng xử chi phí (tức là phân loại chi phí thành biến phí và định phí)
phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh.
Thứ hai, hạn chế về dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả: Tại Công
ty chưa xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kết quả cho từng hoạt động mà
mới thực hiện xác định kết quả chung cho toàn doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu kế
toán tài chính. Việc lập dự toán mới chỉ dừng lại ở dự toán mua hàng.
74

Thứ ba, hạn chế về việc phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra
quyết định: Về việc phân tích các thông tin chi phí, lập báo cáo chi phí phục vụ cho
việc công tác quản lý của nhà lãnh đạo đơn vị còn chưa mang tính thường xuyên,
chưa khoa học. Các báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản
trị được thực hiện theo dạng đơn đặt hàng, mang tính không thường xuyên, thiếu
thông tin cho việc ra quyết định. Hơn thế nữa, do hiểu biết về kế toán quản trị của
kế toán viên cũng như nhà quản trị còn khác nhau và thường là chưa sâu sắc, điều
này gây trở ngại cho nhà lãnh đạo trong việc sử dụng thông tin mà kế toán cung cấp.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Kế toán chi tiết tại Công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa đặt ra yêu
cầu về đánh giá kết quả kinh doanh đối với từng mặt hàng.
Công việc kiểm tra, kiểm soát hạch toán kế toán nói chung và kiểm tra kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty không được tiến
hành thường xuyên, công tác kế toán kiểm tra thường giao cho kế toán trưởng tiến
hành mà không có kiểm toán nội bộ.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Điện tử Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại những vấn đề trên là những người làm công
tác kế toán Công ty không có quyết tâm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn
nữa công tác kế toán tại Công ty. Kế toán viên chỉ làm theo những gì có sẵn, không
tự nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn, để những thông tin do
kế toán cung cấp ngày càng hiệu quả trong việc ra các quyết định quản lý điều hành.
75

Tiểu kết chương 2


Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm. Về cơ bản, Công ty đã
tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, quy trình ghi nhận doanh thu, chi phí được
thực hiện đầy đủ dưới góc độ kế toán tài chính, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn
chế cần hoàn thiện.
Chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm.
76

Chương 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ
HOÀN KIẾM
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử
Hoàn Kiếm
3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh
 Tầm nhìn: Ban lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã hình thành
một tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp là sẽ tham gia vào thị trường khu vực
phía nam, tham gia cung cấp lắp đặt thiết bị điện tử, truyền hình cho các dự án lớn
trên toàn quốc. Với tầm nhìn đó Công ty phải vạch định ra được vị thế, mục tiêu và
chiến lược hoạt động kinh doanh của mình, khẳng định được tầm lớn mạnh và hình
ảnh triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai trên thị trường.
 Sứ mệnh:
Cung cấp các sản phẩm thiết bị điện tử, truyền hình chất lượng, tiên tiến và
thông minh nhất cho khách hàng, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm luôn gây
được ấn tượng đẹp cho khách hàng về cung cách phục vụ: bán hàng.
Phát triển bền vững mang lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư đồng thời tạo
môi trường thuận lợi nhất để nhân viên phát triển về cá nhân cũng như nghề nghiệp.
3.1.2. Chiến lược phát triển
Trong giai đoạn đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay, Công ty TNHH Điện tử
Hoàn Kiếm đã có được các điều kiện thuận lợi để tăng cường và phát triển các hoạt
động bán hàng và cung cấp các sản phẩm ngành điện tử, truyền hình... tại Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm cũng phải chấp
nhận sự cạnh tranh quyết liệt cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh
tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Chính điều này càng khiến
Công ty phải chịu một áp lực lớn để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, hoà nhập được xu thế phát triển của
khu vực và thế giới, qua khảo sát Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm đã tập trung
77

xây dựng chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn tới tập trung vào những
trọng tâm sau đây:
Một là, xây dựng kế hoạch tìm kiếm các nguồn hàng đảm bảo luôn luôn có
hàng cung cấp khi thị trường cần, đồng thời có kế hoạch tìm kiếm đầu ra cho sản
phẩm để không tồn đọng hàng quá nhiều trong kho.
Hai là, xác định công tác xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ
năng lực quản lý, có trình độ nghiệp vụ và chuyên môn, có khả năng đảm nhiệm,
giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp luật… cũng là công việc quan trọng
để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh tổng thể của Công ty.
3.1.3. Mục tiêu kinh doanh
- Xây dựng Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm thành đại lý bán hàng tốt
nhất, chuyên nghiệp nhất.
- Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và các nhà cung cấp.
- Thúc đẩy thương hiệu phát triển, tăng thị phần, và nâng cao lợi nhuận.
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện
Từ thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Điện tử Hoàn Kiếm và định hướng phát triển của Công ty, việc hoàn thiện
kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện tử Hoàn
Kiếm là một đòi hỏi khách quan và mang tính cấp thiết, việc hoàn thiện phải đáp
ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cần
tiếp cận phù hợp với nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với
các quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực Kế toán và các Chế độ Kế toán có liên
quan của Nhà nước Việt Nam. Luật Kế toán, các Chuẩn mực Kế toán và Thông tư
hướng dẫn thực hiện chuẩn mực cung cấp các quy định cụ thể áp dụng cho Công ty.
Vì vậy, khi hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong Công
ty cần có các vận dụng hợp lý các quy định đó.
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cần
đảm bảo phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức HĐKD, yêu cầu,
78

trình độ QLDN, trình độ đội ngũ kế toán của Công ty, cần xuất phát từ đặc điểm
môi trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức HĐKD của Công ty để xây dựng, hoàn
thiện hệ thống kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tương xứng, có thể
phục vụ tốt nhất, vận dụng chúng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh
nghiệp mình.
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cần
thực hiện về KTTC, KTQT, nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các thông tin cho các
đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán các doanh nghiệp. Vì đối tượng sử dụng
thông tin khác nhau nên yêu cầu nguồn thông tin do KTTC cung cấp rất đa dạng,
chủ yếu là các đối tượng bên ngoài như: Nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tài
chính, các nhà đầu tư, …do đó thông tin do KTTC cung cấp phải có độ tin cậy,
khách quan, có giá trị pháp lý cao, trình bày đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu cho
người sử dụng thông tin, đặc biệt thông tin trọng yếu phải được trình bày công khai.
Ngược lại, thông tin do KTTC cung cấp lại nhằm phục vụ cho đối tượng trong nội
bộ doanh nghiệp. Những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh do
KTQT cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định, điều hành,
QLDN. Chính vì vậy, yêu cầu hàng đầu khi hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh là phải đáp ứng yêu cầu quản lý linh hoạt, kịp thời và
hữu ích.
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện
Để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần đảm bảo
thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải
đảm bảo nguyên tắc tuân thủ với chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam, đồng thời
có sự phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng
trong đổi mới để phù hợp và theo kịp với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Cũng trong quá trình này, kế toán Việt Nam đang có một lộ trình thích hợp để tiến
tới hội nhập với kế toán quốc tế. Hiện nay, ngoài chế độ kế toán, Việt Nam đã ban
hành 26 chuẩn mực kế toán để một mặt phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp
hiện nay, mặt khác, đưa kế toán Việt Nam, tiến gần hơn với kế toán quốc tế. Qua
79

quá trình nghiên cứu và biên soạn, các chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng
trên cơ sở các Chuẩn mực kế toán quốc tế, có điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù
hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam.
Quá trình hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải
tuân thủ các quy tắc, thủ tục, các chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc kế toán chung
do Bộ Tài chính ban hành. Đây là các văn bản có tính chất pháp lý, bắt buộc. Do
vậy, trong quá trình hoàn thiện và phát triển, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ
càng, tránh những sự vi phạm không đáng có. Ngoài ra, quá trình hoàn thiện này
cũng cần vận dụng linh hoạt, tiếp thu có chọn lọc những nội dung và phương pháp
kế toán của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển để từ đó có thể đảm bảo
tính thống nhất của việc cung cấp thông tin kế toán, so sánh tình hình tài cính và
tình hình kinh tế giữa các doanh nghiệp cùng nhóm ngành, hay so sánh giữa các kỳ
kế toán với nhau không chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên cả phạm vi quốc tế, đưa kế
toán Việt Nam hội nhập cùng kế toán quốc tế.
Thứ hai: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải
đảm bảo nguyên tắc hiệu quả
Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và có tính khả thi cao. Sản phẩm cuối
cùng của kế toán chính là các thông tin tài chính. Chính vì vậy, trong quá trình hoàn
thiện Công ty TNHH Điện tử Hoàn Kiếm nên chú ý tới việc đảm bảo tính hiệu quả
trong việc cung cấp thông tin. Việc hoàn thiện có thể làm cho khối lượng công việc
kế toán giảm đi nhưng vẫn đảm bảo được tính đúng đắn khách quan và chính xác để
có thể cung cấp những báo cáo tài chính có chất lượng thông tin cao và kịp thời nhất.
Tính khả thi đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với các nguyên lý kế
toán đồng thời đảm bảo tính đơn giản, dễ làm, phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ
kinh tế phát sinh nhưng cũng phải cân đối được giữa chi phí bỏ ra và lợi ích kinh tế
đạt được để mang lại chất lượng thông tin hữu ích nhất cho các nhà quản trị doanh
nghiệp.
Thứ ba: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải
đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm quản lý kinh tế của Việt Nam cũng như
phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng
80

theo xã hội chủ nghĩa nên đặc điểm quản lý kinh tế của Việt Nam cũng có những
điểm khác biệt. Một mặt, các cơ chế chính sách của Việt Nam thường xuyên được
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, chính sự
phát triển của nền kinh tế đã làm nảy sinh nhiều hoạt động và nghiệp vụ kinh tế mới
mà chưa được đề cập trong chế độ kế toán… Chính vì vậy, kế toán với tư cách là
một công cụ quản lý kinh tế cũng phải vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp với
các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế để đảm bảo vừa thực hiện đúng với
quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý của chính
doanh nghiệp mình.
Thứ tư: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải
đảm bảo nguyên tắc gọn, nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm, hiệu quả là nguyên tắc của hoàn thiện kế toán nói chung và hoàn
thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng do đó thực hiện
nguyên tắc này phải đảm bảo tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, thực hiện
tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của kế toán, nâng cao chất lượng công tác kế toán,
quản lý chặt chẽ, hiệu quả, tính toán và đo lường chính xác các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình
mà mỗi doanh nghiệp có một cách thức áp dụng chế độ cũng như các định chế một
cách linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Trong quá trình
hoàn thiện cũng vậy, việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh cũng phải phù hợp với điều kiện vơ sở vật chất cũng như trình độ của bộ
máy kế toán tại doanh nghiệp.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện trên góc độ kế toán tài chính
3.3.1.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu
- Về hệ thống tài khoản: TK 511 nên chi tiết theo từng mặt hàng một cách có
hệ thống. Công ty có thể chi tiết các tài khoản theo mẫu sau:
81

Bảng 3.1. Cách mã hóa các tài khoản


Mã hàng hóa Tên hàng hóa TK hàng hóa TK giá vốn TK doanh thu
HH01 Ti vi Bravia Sony 15611 63211 51111
HH02 Điều hòa Panasonic 15612 63212 51112
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Vì kinh doanh nhiều mặt hàng nên ngoài sổ chi tiết đã có cuối kỳ Công ty
nên lập bảng tổng hợp chi tiết doanh thu và báo cáo bán hàng để thấy rõ những mặt
hàng có doanh thu lớn, có tiềm năng phát triển trong tương lai, thông qua đó các
nhà quản lý sẽ có những chiến lược ổn định về giá, chiến lược kinh doanh sao cho
đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu, báo cáo bán hàng có thể lập theo mẫu sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT DOANH THU
Tháng 12/2019
Đơn vị: đồng
Mặt hàng Tổng doanh thu Giảm trừ Doanh thu thuần
(A) (1) (2) (3)
Máy giặt LG TH 81.545.454 0 81.545.454
Tủ lạnh Beko 75.169.400 0 75.169.400

Cộng 35.016.108.386 0 35.016.108.386
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bảng 3.3: Báo cáo bán hàng
BÁO CÁO BÁN HÀNG
Tháng 12/2019
Đơn vị: đồng
Mặt Tổng doanh Giảm Doanh thu Giá vốn hàng Lợi nhuận CP BH CP QLDN Lợi nhuận
hàng thu trừ thuần bán gộp phân bổ phân bổ bán hàng
(A) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Máy 81.545.454 0 81.545.454 63.382.000 18.163.454 2.441.509 1.672.924 14.049.021
giặt LG
TH
Tủ lạnh 75.169.400 0 75.169.400 60.148.120 15.021.280 2.250.607 1.542.118 11.228.555
Beko

Cộng 35.016.108.386 0 35.016.108.386 29.672.049.222 5.344.059.164 1.048.398.562 718.363.758 3.577.296.844

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


82

Trong đó:
(a) : danh mục hàng bán
(1) Lấy từ bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
(2) Lấy từ bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
(3) = (1) - (2)
(4) Lấy từ bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
(5) = (3) - (4)
(6) và (7) phân bổ theo tiêu tức doanh thu thuần
(8) = (5) -(6) - (7)
3.3.1.2. Hoàn thiện kế toán chi phí
* Hoàn thiện phương pháp tính giá xuất kho
Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá vốn xuất kho theo phương pháp
nhập trước, xuất trước. Vì do đặc điểm Công ty kinh doanh tập trung rất ít mặt hàng
chủ yếu là kinh doanh mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện thoại… và việc nhập hàng
được Công ty quy định khi lượng hàng tồn kho còn lại bằng 10% x lượng hàng nhập
lô trước đó nên khi áp dụng phương pháp này trị giá vốn hàng hóa còn trong kho sát
với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế
hơn.
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng được nhập mua trước thì được
xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước và
thực hiện tuần tự cho đến khi hàng được xuất đi hết. Cũng theo phương pháp này,
giá vốn sẽ được tính toán ngay sau từng lần xuất hàng, đảm bảo việc ghi chép và
cung cấp số liệu cho công tác quản lý và có những đánh giá xác thực hơn trong kinh
doanh. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm
của phương pháp bình quân gia quyền ở mức độ chính xác cao hơn.
* Hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được căn cứ trên Thông tư 48/2019/TT-BTC
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo
hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp của doanh nghiệp.
83

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể
không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Công ty tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để
đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc nợ quá hạn của các
khoản nợ và tiến hành lập dự phòng theo từng khoản nợ phải thu khó đòi. Khoản nợ
phải thu phải có chứng từ gốc và có đối chiếu xác nhận nợ bao gồm hợp đồng kinh
tế, khế ước vay nợ,…
Mức trích lập dự phòng được quy định như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
* TK sử dụng: TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản, chi tiết TK 2293 – Dự
phòng nợ phải thu khó đòi, tài khoản này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, từng
khoản phải thu khó đòi mà doanh nghiệp đã lập dự phòng.
* Phương pháp hạch toán
(1) Vào cuối niên độ kế toán, khi trích lập khoản dự phòng kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 229 (2293)
(2) Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu số cần trích lập nhỏ hơn số đã trích
lập năm trước thì tiến hành hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 229 (2293): Số chênh lệch
Có TK 642: Số chênh lệch
(3) Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu số cần trích lập lớn hơn số đã trích lập
năm trước thì tiến hành trích bổ sung:
Nợ TK 642: Số chênh lệch
Có TK 229 (2293): Số chênh lệch
84

Ví dụ: Tại thời điểm cuối năm 2019, qua xem xét sổ chi tiết phải thu
khách hàng, kế toán lập bảng tồng hợp số phải thu khách hàng và thời gian quá
hạn như sau:
Bảng 3.4. Tình hình công nợ phải thu 31/12/2019
Số dự
Số dư nợ Thời gian quá Tỷ lệ trích
phòng cần
Tên khách hàng phải thu nợ tính đến lập dự phòng
trích lập
(đồng) 31/12/2019 (%)
(đồng)
Công ty TNHH 97.500.000 10 tháng 30% 29.250.000
xây dựng và dịch
vụ thương mại
Hoàng Bách
Công ty TNHH 63.100.000 1 năm 6 tháng 50% 31.550.000
Thương Mại và
Cơ Khí HS
Công ty TNHH 55.850.000 1 năm 1 tháng 50% 27.925.000
Thương Mại
CMD Việt Nam
Cộng 88.725.000
(Nguồn: Tác giả tự thu thập)
Nghiệp vụ trích lập dự phòng như sau:
Nợ TK 642: 88.725.000
Có TK 2293: 88.725.000
* Hoàn thiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Như đã biết giá cả thị trường luôn luôn biến động không theo một quy luật
nào cả, mà hàng hóa doanh nghiệp mua về không phải tất cả đều xuất bán ngay.
Chính vì thế khi hàng hóa để trong kho sau một thời gian có thể nó sẽ bị biến động
giá cao hơn giá và giá trị thuần có thể thực hiện được có thể cao hơn hoặc thấp hơn
giá gốc. Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được cao hơn giá gốc thì khi đó doanh
nghiệp có lãi nhưng nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì
85

doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì thế để hạn chế điều này thì doanh nghiệp nên trích lập dự
phòng giảm giá hàng hóa.
Cuối niên độ kế toán khi ước tính được mức giảm giá hàng hóa tồn kho thì
doanh nghiệp cần trích lập dự phòng theo công thức sau:
Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mức dự phòng
Số lượng Giá gốc Giá thuần
cần phải lập cho =
tồn kho của x của một - của một đơn
mặt hàng A
mặt hàng A đơn vị hàng vị hàng A
A

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 2294- Dự phòng
giảm giá hàng tồn kho. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng giảm giá của các loại vật tư
hàng hoá đã được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 2294
Nếu vào ngày cuối năm tài chính, số cần trích lập cho năm kế tiếp bằng số
dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn khó cần trích cho năm kế tiếp lớn hơn số
dư trên TK 2294 thì sẽ trích bổ sung:
Nợ TK 632: số chênh lệch dự phòng cần trích
Có TK 2294: số chênh lệch dự phòng cần trích
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn khó cần trích cho năm kế tiếp lớn nhỏ số
dư trên TK 2294 thì sẽ hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 2294
Có TK 632
Ví dụ: Vào thời điểm cuối tháng 12/2019, tình hình giá cả một số mặt hàng
của Công ty như sau:
86

Bảng 3.5. Tình hình giá cả một số mặt hàng ngày 31/12/2019
Đơn vị: Đồng
Tồn kho Đơn giá
Đơn thuần có Mức trích
STT Tên hàng hóa Số
vị tính Đơn giá thể lập dự phòng
lượng
thực
hiện
(4) = (1) x ((2) – (3))
(A) (B) (C) (1) (2) (3)
1 Quạt Điều Hòa Chiếc 28 1.868.000 1.845.000 644.000
MIDEA
AC100U
2 Bình thủy điện Chiếc 26 3.015.000 3.000.000 390.000
Panasonic NC-
EG4000CSY
3 Máy đánh trứng Chiếc 35 720.000 710.000 350.000
Bluestone
HMB-6338
4 Vĩ Nướng Điện Chiếc 15 1.868.000 1.850.000 270.000
PANWORLD
PW-0709
5 Máy lọc nước Chiếc 19 3.890.000 3.870.000 380.000
RO Karofi B930
9 lõi
.. …. …. …. …. … …
Cộng x x x x 14.178.000
(Nguồn: Tác giả tự thu thập)
Đơn giá tồn kho và số lượng tồn kho căn cứ trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Đơn giá thực tế trên thị trường được xác định dựa trên mức giá trung bình của các
sản phẩm cùng loại trên thị trường, hoặc dựa vào số liệu công bố trên các trang web
chuyên ngành tại thời điểm trích lập dự phòng.
Đây là năm đầu tiên Công ty trích lập dự phòng nên kế toán sẽ định khoản
như sau:
Nợ TK 632: 14.178.000
Có TK 2294: 14.178.000
87

3.2.2. Những giải pháp trên góc độ kế toán quản trị


3.2.2.1. Phân loại chi phí phục vụ việc ra quyết định
Việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí như hiện nay mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu thông tin kế toán tài chính, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho
kế toán quản trị. Công ty nên phân loại toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh theo
quan hệ với mức độ hoạt động hay còn gọi là cách phân loại chi phí theo các ứng xử
của chi phí. Chi phí tại Công ty sẽ được phân loại thành biến phí, định phí và chi
phí hỗn hợp. Với cách phân loại chi phí này sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà quản
trị về lập kế hoạch chi phí, kiểm soát vàchủ động điều tiết chi phí, ra quyết định
kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh
doanh của Công ty được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Với chi
phí hỗn hợp, kế toán có thể sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để tách biến phí
và định phí trong chi phí hỗn hợp.
Bảng 3.6: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Định Chi phí Ghi
Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí
phí hỗn hợp chú
1. Giá vốn hàng bán 632 x
2. Chi phí bán hàng 641
Chi phí nhân viên bán 6411 x
hàng
Chi phí vật liệu bao bì 6412 x
Chi phí dụng cụ đồ dùng 6413 x
Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 x x
Chi phí dịch vụ mua 6417 x
ngoài
Chi phí bằng tiền khác 6418
3. Chi phí quản lý doanh 642
nghiệp
Chi phí nhân viên quản 6421 x

88

Định Chi phí Ghi


Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí
phí hỗn hợp chú
Chi phí vật liệu quản lý 6422 x
Chi phí đồ dùng văn 6423 x
phòng
Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 x
Thuế, phí và lệ phí 6425 x
Chi phí dự phòng 6426 x
Chi phí dịch vụ mua 6427 x
ngoài
Chi phí bằng tiền khác 6428 x
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.2.2.2. Xây dựng dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm
có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi đơn vị. Căn cứ vào dự toán, các nhà quản lý
có thể xác định rõ mục tiêu cụ thể, đồng thời cũng sử dụng làm căn cứ đánh giá việc
thực hiện sau này, lường trước được những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý
kịp thời và đúng đắn. Để xây dựng dự toán, Công ty căn cứ vào hệ thống sản xuất
kinh doanh hàng năm, dự toán sản xuất kinh doanh của các kỳ kinh doanh trước…
Công ty nên lập các dự toán sau để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản
trị nhanh chóng và hiệu quả: Dự toán tiêu thụ, dự toán lịch thu tiền, dự toán mua
hàng, dự toán lịch thanh toán tiền hàng, dự toán chi phí bán hàng và QLDN, dự toán
tiền, dự toán BCTC.
Tiếp tục với ví dụ về sản phẩm Ấm siêu tốc Delites 1.5 lít ST15S01 đã phân
tích ở phần thực trạng. Giả sử Công ty xác định giá bán dự kiến cho sản phẩm là
210.000 đồng. Số tiền bán hàng 90% thu ngay, còn 10% thu ở tháng sau. Giá mua là
185.000 đồng và Công ty phải thanh toán ngay 80%, 20% thanh toán ở tháng sau.
Biến phí bán hàng và QLDN phát sinh là 15.000 đồng/sản phẩm, định phí bán hàng
và QLDN gồm khấu hao: 200.000 đồng/tháng, chi phí cửa hàng 1.000.000
đồng/tháng, lương cố định văn phòng là 2.000.000 đồng/tháng. Với những dự kiện
này, ngoài dự toán mua hàng, Công ty có thể lập một số dự toán như sau:
89

Bảng 3.7: Dự toán tiêu thụ


Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
Số lượng tiêu
48 60 70 178
thụ dự kiến (SP)
Đơn giá bán 210.000 210.000 210.000 210.000
Doanh thu 10.080.000 12.600.000 14.700.000 37.380.000
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bảng 3.8. Lịch thu tiền bán hàng
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
1. Nợ phải thu 31/12 năm
10.850.000 10.850.000
trước
2. Doanh thu tháng 1 9.072.000 1.008.000 10.080.000
3. Doanh thu tháng 2 11.340.000 1.260.000 12.600.000
4. Doanh thu tháng 3 13.230.000 13.230.000
Tổng chi ra thanh toán 19.922.000 12.348.000 14.490.000 46.760.000
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bảng 3.9. Dự toán giá trị mua hàng
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
Khối lượng cần mua (SP) 50 62 71 183
Đơn giá mua 185.000 185.000 185.000 185.000
Doanh thu 9.250.000 11.470.000 13.135.000 33.855.000
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Bảng 3.10. Lịch thanh toán tiền mua hàng
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
1. Nợ phải trả 31/12 năm
12.000.000 12.000.000
trước
2. Giá trị mua hàng tháng 1 7.400.000 1.850.000 9.250.000
3. Giá trị mua hàng tháng 2 9.176.000 2.294.000 11.470.000
4. Giá trị mua hàng tháng 3 10.508.000 10.508.000
Tổng tiền chi ra thanh toán 19.400.000 11.026.000 12.802.000 43.228.000
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
90

Bảng 3.11. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý I/2020
1. Số lượng tiêu thụ dự kiến
48 60 70 178
(SP)
2. Định mức biến phí bán
15.000 15.000 15.000 15.000
hàng và QLDN
3. Dự toán biến phí bán hàng
720.000 900.000 1.050.000 2.670.000
và QLDN
4. Dự toán định phí bán hàng
3.200.000 3.200.000 3.200.000 9.600.000
và QLDN
Khấu hao 200.000 200.000 200.000 600.000
Cửa hàng 1.000.000 1.000.000 1.000.000 3.000.000
Lương cố định 2.000.000 2.000.000 2.000.000 6.000.000
5. Tổng chi phí bán hàng và
3.920.000 4.100.000 4.250.000 12.270.000
QLDN
6. Chi phí bán hàng và QLDN
200.000 200.000 200.000 600.000
không chi bằng tiền
7. Tiền chi cho chi phí bán
3.720.000 3.900.000 4.050.000 11.670.000
hàng và QLDN
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.2.2.3. Phân tích thông tin phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định
- Phân tích hệ thống báo cáo quản trị của Công ty để biết được tình hình thực
hiện dự toán tiêu thụ, bán hàng... trong kỳ so với kế hoạch đặt ra. Công ty phải tiến
hành đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch, giúp cho nhà quản trị nắm được
tình hình tăng, giảm giữa kế hoạch và thực hiện trong kỳ cả về số tuyệt đối, các
chênh lệch được tính toán, nhà quản điều tra thêm. Bởi vì có rất nhiều các chênh
lệch nên không thể tiếp tục điều tra toàn bộ chúng mà còn dựa vào một số tiêu
chuẩn để xác định khoản chênh lệch nào cần tiếp tục điều tra. Các tiêu chuẩn để
xem có thể là độ lớn của khoản chênh lệch và khả năng kiểm soát chệnh lệch.
91

- Phân tích báo cáo bán hàng: Đây là một báo cáo thường được các nhà quản
lý quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện hàng ứ đọng như hiện nay. Việc phân tích báo
cáo bán hàng giúp các nhà quản trị Công ty thấy được các nguyên nhân chủ quan,
khách quan và các khả năng tiềm tàng. Từ đó Công ty sẽ có những giải pháp đẩy
nhanh tiến độ tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh và thúc đẩy sản xuất phát triển. Ví dụ
Công ty lập báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp
Bảng 3.12. Báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp của sản phẩm Máy
làm bánh mì PANASONIC SD-P104WRA (sản lượng tiêu thụ 50 sản phẩm)
Ðõn vị: ðồng
Chỉ tiêu Ðõn vị Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu 5.300.000 265.000.000 100
2. Biến phí 4.423.000 221.150.000 83,45
- Giá vốn 4.315.000 215.750.000 81,42
- Biến phí bán hàng 108.000 5.400.000 2,04
3. Lợi nhuận góp 877.000 43.850.000 16,55
4. Ðịnh phí 29.500.000
- Ðịnh phí bán hàng 13.500.000
- Ðịnh phí QLDN 16.000.000
5. Lợi nhuận thuần 14.350.000
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận: Việc phân tích
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận quản trị sẽ giúp Công ty đánh giá
được mức độ đóng góp lợi nhuận của từng bộ phận, khu vực đối với toàn Công ty.
Qua việc đánh giá này, giúp quản trị doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm
tàng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng hoạt động để
có giải pháp tốt nhất đưa các quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng
phát triển bền vững.
Ví dụ: Công ty chia ngành kinh doanh thành 2 bộ phận là điện tử và gia
dụng. Thu thập số liệu để lập báo cáo bộ phận như sau:
92

Bảng 3.13. Báo cáo bộ phận


Đơn vị: đồng
Bộ phận điện tử Bộ phận gia dụng Toàn Công ty
Chỉ tiêu
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Tổng số Tổng số Tổng số
(%) (%) (%)
1. Doanh thu 21.014.679.400 100 14.001.428.986 100 35.016.108.386 100
2. Biến phí 18.178.797.600 86,51 12.688.680.400 90,62 30.867.478.000 88,15
3. Lợi nhuận
2.835.881.800 13,49 1.312.748.586 9,38 4.148.630.386 11,85
góp
4. Chi phí cố
501.487.000 633.150.000 1.134.637.000
định trực tiếp
5. Lợi nhuận
2.334.394.800 11,11 679.598.586 4,85 3.013.993.386 8,61
bộ phận
6. Chi phí Cố
563.303.458
định chung
7. Lợi nhuận
3.577.296.844
thuần
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Cơ sở lập báo cáo bộ phận dựa trên các hóa đơn GTGT bán hàng phân theo
từng bộ phận. Bộ phận điện tử bán các thiết bị như máy giặt, tủ lạnh, … tập hợp hóa
đơn sẽ tính đc doanh thu. Đối với biến phí thì tập hợp các PXK tương ứng sẽ tính
được biến phí sản xuất. Một số biến phí khác khó tập hợp như tiền lương, điện nước
thì sẽ được phân bổ theo doanh thu
Chi phí cố định trực tiếp được ước tính cho từng bộ phận, ví dụ như chi phí
quảng cáo có thể phân tách, chi phí thuê cửa hàng từng bộ phận.
Dựa vào báo cáo bộ phận cho thấy ngành hàng điện tử hiệu quả hơn vì có tỷ
lệ lợi nhuận bộ phận cao hơn (11,11% > 4,85%), do đó Công ty cần phát triển bộ
phận điện tử.
3.4. Điều kiện thực hiện một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn
Kiếm
3.4.1. Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm đòi hỏi phải có
các điều kiện và biện pháp cụ thể từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng.
93

- Về công tác quản lý:


Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tín dụng.
Nhà nước cần xem xét lại các quy định quản lý tài chính không phù hợp về
doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh, cần loại bỏ những quy định quá cụ thể,
những quy định mang tính bắt buộc, để các doanh nghiệp có tính độc lập trong việc
thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhà nước cần giảm thuế VAT để kích thích
tiêu dùng nội địa, bởi như vậy mới giúp doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn
kho trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính một cách đồng bộ, tạo hành lang
pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cải cách thủ tục hải quan, đưa hải quan điện tử vào áp dụng rộng rãi để thủ tục
xuất, nhập khẩu được nhanh chóng, thuận tiện, tuân thủ pháp luật.
- Về kế toán:
Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán đồng
bộ, thống nhất. Luật kế toán, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đã được ban
hành khá đầy đủ nhưng có một số nội dung quy định chưa thực sự đảm bảo tính
thống nhất logic với nhau trong một chuẩn mực hay giữa các chuẩn mực với nhau.
Vì vậy, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hạch toán và tính khả thi của
việc áp dụng các chuẩn mực kế toán thì một mặt phải tiếp tục xây dựng hệ thống kế
toán, mặt khác phải không ngừng hoàn thiện hệ thống này để đáp ứng ngày càng
cao việc thu thập, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin từ thực tiễn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục cải cách và phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán
như: Hội đồng quốc gia kế toán, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam.
Khuyến khích và tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn tài chính kế toán
kiểm toán. Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia kế toán có trình độ cao, đáp ứng
mọi nhu cầu quản lý trong lĩnh vực kế toán.
94

3.4.2. Điều kiện đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm
Sự hiệu quả trong công tác quản lý ảnh hưởng tích cực tới mọi hoạt động của
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Chính vì vậy, yêu cầu về thông tin quản lý tại các doanh nghiệp ngày càng được coi
trọng. Để các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
thực sự có hiệu quả, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm cần thực
hiện những vấn đề sau:
- Công ty cần định hướng tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế
toán chặt chẽ, chuyên môn hóa cao hõn. Một bộ máy kế toán hợp lý sẽ giúp việc thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng. Hiện nay, nhân
viên kế toán hiện đang kiêm nhiệm nhiều công việc, không thể theo dõi chặt chẽ
từng nghiệp vụ. Do đó, bộ máy kế toán cần có sự phân công lại, tách bạch công việc
một cách hợp lý.
- Để hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả thì ngoài việc tổ chức lại bộ máy kế
toán, Công ty cần chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân lực, tuyển chọn và đào tạo đội
ngũ cán bộ có trình độ, có khả năng xử lý công việc nhanh và hiệu quả. Công ty
cũng nên mở các lớp hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ, thường
xuyên cập nhật sự thay đổi của các chính sách kế toán, các văn bản mới ban hành.
- Nhân viên phòng kế toán phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ,
thường xuyên cập nhật thông tin từ tổng cục thuế, thông tin từ Bộ Tài chính và các
văn bản pháp luật mới nhất để có những sửa đổi kịp thời. Nhằm giúp cho quá trình
ghi chép, lưu trữ thông tin được chính xác, thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa
vụ với Nhà nước.
- Công ty cũng cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống máy tính, sử
dụng phần mềm kế toán hiện đại… để nâng cao hiệu quả công việc. Mặt khác, Công
ty cũng nên nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chính sách quy định của Công
ty phù hợp, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt để khuyến khích cán bộ làm việc
hiệu quả hơn.
95

Tiểu kết chương 3


Từ một số tồn tại trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Ðiện tử Hoàn Kiếm ðã ðýợc trình bày ở chýõng 2, luận
vãn ðã ðýa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Ðiện tử Hoàn Kiếm thực hiện dýới góc ðộ kế toán tài
chính dựa trên yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện. Cuối cùng, tác giả cũng ðã trình
bày một số ðiều kiện cần thiết làm cõ sở cho việc áp dụng các giải pháp kiến nghị
vào thực tế tại Công ty TNHH Ðiện tử Hoàn Kiếm, giúp cho hệ thống kế toán nói
chung và công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ðýợc hoàn thiện
hõn.
96

KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, đối với mọi doanh nghiệp
nói chung và đối với Công ty trách nhiệm điện tử Hoàn Kiếm nói riêng, công tác kế
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh luôn là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải
bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và được hoàn thiện không ngừng.
Luận văn đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh. Từ đó vận dụng vào nghiên cứu, phân tích và đánh
giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn
Kiếm. Trong quá trình đánh giá tình hình thực trạng trên, luận văn đã nêu lên được
những ưu điểm cũng như một số vấn đề còn hạn chế cần khắc phục tại Công ty cùng
những nguyên nhân của nó. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận văn đã đề xuất
những nội dung cần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh. Đồng thời luận văn cũng đề cập đến những điều kiện và giải pháp cơ bản để
thực hiện những nội dung hoàn thiện một cách hiệu quả.
Với những nội dung đạt được, tác giả luận văn mong muốn được đóng góp
những ý kiến của mình với Công ty, nhằm giúp công tác kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại Công ty đạt hiệu quả hơn nữa.
Do giới hạn về thời gian, và do hạn chế chủ quan của bản thân nên luận văn
vẫn còn nhiều hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các chuyên
gia cùng các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. VŨ THÙY DƯƠNG và các cán bộ, nhân viên
Phòng Kế toán tài chính của Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này. Em mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và các cô, chú để có thể
thu được những kết quả tốt hơn.
97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm
2001 về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2001), chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, Ban hành và công bố
theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính (2001), chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, ban hành theo quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm
2014 về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016
về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nxb Tài chính, Hà
Nội.
6. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nxb Tài chính,
Hà Nội.
7. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Hoàn Kiếm (2019), Tài liệu về kế toán
doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh tại Công ty: Báo cáo tài chính, Sổ cái
các tài khoản....
8. Nguyễn Thị Thùy Dương (2018), “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty cổ phần thương mại Hưng Thuận Thành”, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.
9. Phan Thị Duyên (2018), “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn HANOPRO (Việt Nam)”, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Đông (2014), Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Lại Văn Đức (2018), “Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty thương mại Vina Kyung Seung”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Thương mại, Hà Nội.
12. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (2014), Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số
15 (IFRS15).
98

13. Hoàng Thị Thu Giang (2018), “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tâm Kiên”, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
14. Đặng Thị Loan và các cộng sự (2015), Giáo trình Kế toán tài chính trong các
doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Lê Thị Như (2017), “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Dương”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Công đoàn, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
17. Trương Thị Hồng Xâm (2018), “Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh
doanh tại Tổng Công ty Nhựa Đường PETROLIMEX”, Luận văn thạc sĩ,
Trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

You might also like