You are on page 1of 5

CẤU TRÚC TỔ CHỨC THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ

1. Cơ sở lý thuyết

Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lí là cấu trúc tổ chức trong đó tất cả các hoạt
động toàn cầu của công ty được tổ chức theo nước hay khu vực.

Hình 1:

Trụ sở chính là công ty mẹ sẽ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công ty và
phối hợp hoạt động của các cơ sở khác nhau. Các công ty con ở các khu vực khác
nhau sẽ lần lượt căn cứ vào những mục tiêu mà công ty mẹ đề ra như trên, đưa ra
những mục tiêu ở khu vực mình: các quyết định về sản xuất, marketing, hoạt
động , tài chính. Việc tuân thủ và thực hiện theo mục tiêu chiến lược của công ty
mẹ đảm bảo chiến lược kinh doanh và tiếp thị của các cấp dưới sẽ củng cố hơn
chiến lược tổng thể chứ không gây cản trở cho nó.

Theo mô hình này, các bộ phận khu vực địa lý hoạt động như 1 đơn vị độc lập, các
quyết định được phân chia cho người quản lý mỗi khu vực hoặc quốc gia. Mỗi đơn
vị có các phòng ban riêng: phòng cung ứng, R&D, marketing và bán hàng…và có
xu hướng quản lý hầu hết việc lập kế hoạch chiến lược của riêng nó: cung cấp sản
phẩm, phân phối, chiến lược mkt… sao cho phù hơp với đia phương đó.

Thông thường, mô hình này được các doanhnghiệp theo đuổi chiến lược đa quốc
gia sử dụng do mô hình này dành quyền quản lý phân cấp cho các công ty ở từng
nước điều chỉnh thích nghi hơn với các điều kiện của thị trường địa phương.
í


b
i
a
e
s
f
p
u
n
l
c
i
e
m
a
h
t
r
o  Ưu điểm
 Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định
do đó công ty nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia hơn.

 Tăng cường sự kết hợp theo vùng, xác định được lợi thế cạnh tranh
vùng trong chiến lược phát triển.

 Nhược điểm

 Cần nhiều người để làm công việc quản lý chung.

 Kiểm soát của cấp quản lý cao nhất khó khăn hơn, đòi hỏi phải có
một cơ chế kiểm soát phức tạp.

 Khuynh hướng duy trì các dịch vụ như nhân sự hoặc mua sắm ở cấp
vùng.

2. Cấu trúc tổ chức của Toyota


Vào cuối tháng 3 năm 2011, Toyota đã kinh doanh với 50 nhà sản xuất nước
ngoài ở 26 quốc gia và khu vực. Các sản phẩm của Toyota được bán trên
hơn 170 quốc gia và khu vực.

Hình 2: Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý

Công ty mẹ đưa ra các quyết định về chiến lược tổng thể cho toàn công ty. Tổng
giám đốc của các công ty khu vực trên thế giới được phép đưa ra quyết định về
chiến lược kinh doanh của công ty đại diện tại khu vực đó: chiến lược về
marketing, phân phối sản phẩm… nhưng phải phù hợp với chiến lược chung của
công ty mẹ đề ra. Tất cả các chi nhánh đều áp dụng hệ thống sản xuất chung của
Toyota TPS, và tuân thủ một cách nghiêm ngặt văn hóa tổ chức, kinh doanh của
hãng.
Bảng 1: các nhà phân phối và sản xuất trên thế giới
Vùng Công ty sản xuất Nhà phân phối
Bắc Mĩ 11 5
Mĩ Latinh 4 42
Châu Âu 8 30
Châu Phi 2 50
Châu Á 23 16
Châu Đại Dương 1 14
Trung Đông 1 16
Tổng 50 173

Hình 3: cở sở sản xuất của Toyota theo khu vực địa lý

Source: http://www.toyota-global.com/company/profile/facilities/worldwide_operations.html
3. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến chiến lược kinh doanh quốc tế của
công ty
Toyota luôn hướng tới việc đáp ứng nhu cầu cho từng đất nước và khu vực. Theo
đó, chiến dich sản phẩm cơ bản từ năm 2000 đến nay của Toyota là cung cấp mọi
loại xe cho tất cả các nước, tất cả các khu vực. Tính đến năm 2009 Toyota đã hình
thành nên một mạng lưới toàn cầu với 11 trung tâm nghiên cứu phát triển, 75 trung
tâm sản xuất tại Nhật Bản và nước ngoài, mạng lưới bán hàng đã có mặt tại hơn
170 nước và vùng miền. Hiện nay, Toyota đã xây dựng chiến lược riêng dành cho
mỗi mảng thị trường lớn trên thế giới: với các nước đang phát triển ( đăc biệt là
Trung Quốc) cạnh tranh bằng chiến lược giá, thị trường nội địa tập trung vào chất
lượng sản phẩm, thị trường Bắc Mĩ phát triển theo hướng tự cung tự cấp, thị trường
châu âu sử dụng lợi thế của dòng xe nhiên liệu sạch

Tỉ trọng doanh thu theo vùng của Toyota năm tài chính 2009

tỉ trọng doanh thu theo vùng của toyota


trong năn tài chính 2009
Nhật Bản Bắc Mĩ Châu Âu
Châu Á Các thị trường khác

19%
26%

12%

14%
29%

Toyota thực hiện chiến lược mở rộng thị phần tại các thị trường đang phát triển để
thu lợi nhuận. Đây là chiến lược được đặt lên hàng đầu. Trung Quốc và các quốc
gia mới nổi tại Châu Á, Trung và Nam Mĩ hứa hẹn trở thành động lực quan trọng
cho sự tăng trưởng trong tương lai của Toyota. Đặc biệt thị trường Trung Quốc có
tiềm năng phát triển tương đương thị trường Mỹ. Toyota đang trong quá trình hình
thành một mô hình giúp các kỹ sư chế tạo nhìn nhận vấn đề theo con mắt của
khách hàng. Đối với những nước Châu Á còn lại như Nam Mỹ và những vùng
khác, vẫn còn có những vùng mà thị phần của Toyota rất thấp trong khi nhu cầu
ngày càng tăng. Sản phẩm chiến lược là nhưng chiếc xe chất lượng cao, giá hợp lí.
Tại Nhật Bản thì Toyota tập trung vào những biến đổi và đặc trưng sản xuất hướng
về khách hàng, nhằm thay thế những dòng xe cũ và tăng nhu cầu sử dụng xe than
thiện môi trường. Băc Mĩ là một thị trường cực kì quan trọng đối với Toyota. Tại
đây, Toyota đẩy mạnh xây dựng mạng lưới các cơ quan nghiên cứu phát triển và
các nhà máy sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu khu vực. Châu âu có nhiều nhà sản xuất
xe hơi truyền thống lớn thống lĩnh thị trường khu vực. Đối với Toyota, cách tốt
nhất để tiếp cận thị trường này không chỉ đơn giản là bán nhiều xe hơn hoặc tăng
thị phần mà phải hình thành được thương hiệu với những sự khác biệt hóa.

Những chiến lược trên đây đã tác động rất lớn đến cơ cấu tổ chức của Toyota, đó là
cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lí.

You might also like