You are on page 1of 3

SỐ NGUYÊN ÂM

I. Cộng trừ hai số nguyên âm:


1. Quy tắc cộng hai số nguyên âm:
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “
– “ trước kết quả.
(-a) + (-b) = - (a+b) (a, b >0)
Ví dụ:
(-2) + (-3) = - (2 + 3) = -5
(-33) + (-4) = - (33 + 4) = -37
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0
(Ví dụ hai số nguyên đối nhau: 2 và -2; 3 và -3; 5 và -5…)
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau) (ví dụ 2 và -3), ta tìm hiệu hai phần
số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần
tự nhiên lớn hơn.
Ví dụ:
a) 2 + (-2) = 0
b) 33 + (-33) = 0
c) (-13) + 5 = - (13 – 5) = -8 (do 13 > 5 nên ta lấy dấu “–” của 13)
d) 26 + (-7) = 26 – 7 = 19 (do 26 > 7 nên ta lấy dấu “+” của 26)
e) 12 + (-55) = - (55 – 12) = - 43 (do 55 > 12 nên ta lấy dấu “–” của 55)
3. Tính chất của phép cộng:
Giao hoán: a + b = b + a
Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) = (a + c) + b
Ví dụ:
a) (-2) + (-3) = (-3) + (-2) = - (3 + 2) = -5
b) (-4) + 7 = 7 + (-4) = 7 – 4 = 3
c) (-2) + 5 + (-8) = ((-2) + (-8)) + 5 = (- (2 + 8)) +5 = (-10) + 5 = - (10 – 5) = -5
d) 1 + (-6) + 9 = (1 + 9) + (-6) = 10 + (-6) = 10 – 6 = 4
4. Phép trừ hai số:
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:
a – b = a + (-b)
Ví dụ:
a) (-2) – 3= (-2) + (-3) = - (2 + 3) = -5
b) 4 – (-5) = 4 + 5 = 9
c) (-11) – (-4) = (-11) + 4 = - (11 – 4) = -7
5. Quy tắc dấu ngoặc trong phép cộng:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–’’ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu
ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “–’’và dấu “–’’ đổi thành dấu “+”
Ví dụ:
a) 2 + (3 – 4) = 2 + 3 – 4= 1
b) 2 – (3 – 4) = 2 – 3 + 4 = 3
c) 2 – (3 + 4) = 2 – 3 – 4 = -5
d) ( -33 + 12) + (33 - 4) = - 33 + 12 + 33 – 4 = (-33 + 33) + (12 – 4) = 0 + 8 = 8
II. Phép nhân chia số nguyên âm:
1. Nhân hai số nguyên âm:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau:
(– a). (– b) = (– b). (– a) = a. b (a,b ∈ N*)
Ví dụ:
a) (-2). (-5) = 2. 5 = 10
b) (-33). (-3) = 33. 3 = 99
c) (-4). (-5) = 4. 5 = 20
2. Nhân số nguyên âm và nguyên dương:
(-a). b = a. (-b) = - (a. b)
Ví dụ:
a) (– 2) . 3 = 2. (– 3) = - (2 . 3) = -6
b) 11. (– 5) = - (11 . 5) = -55
3. Tính chất của phép nhân:
Giao hoán: a. b = b. a
Kết hợp: a. (b. c) = (a. b). c = (a. c). b
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng trừ:
a. (b + c) = a. b + a. c
a. (b – c) = a. b – a. c
Ví dụ:
a) (– 2). (– 3) = (– 3). (– 2) = 2.3 = 6
b) (– 4). 6. (– 25) = ((– 4). (– 25)). 6 = (4. 25). 6 = 100. 6 = 600
c) (– 2). 3 + (– 2). 4 = (– 2). (3 + 4) = (– 2). 7 = -24
4. Phép chia hai số nguyên âm:
(– a) : (– b) = a : b
Ví dụ:
a) (– 6) : (– 3) = 6 : 3 = 2
b) (– 22) : (– 11) = 22 : 11 = 2
5. Phép chia số nguyên âm và nguyên dương:
(– a) : b = a : (– b) = - ( a : b)
Ví dụ:
a) (– 6) : 2 = 6 : (– 2) = -– (6 : 2) = – 3
b) (– 10) : 5 = 10 : (– 5) = – (10 : 5) = – 2

You might also like