You are on page 1of 5

BÁO CÁO

Tình hình, kết quả thực hiện Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND


ngày 16/01/2017 và Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 14/3/2017 của
UBND tỉnh.

I. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện


1. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai thực hiện Quyết định số
01/2017/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 và Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày
14/3/2017 của UBND tỉnh.
Đế triến khai có hiệu quả thực hiện Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày
16/01/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định phối hợp trong cập nhật dữ liệu,
kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND trên địa bàn
tỉnh, Trung tâm Bảo tồn voi đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-TTBTV ngày 02 tháng
3 năm 2017 về công tác phối hợp trong cập nhật dữ liệu, kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ
thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực bảo tồn
voi.
Theo Kế hoạch, công tác phối hợp trong cập nhật dữ liệu, kiểm tra, xử lý; rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tập trung triến khai các nội dung:
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiếm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; tập
huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiếm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; cập
nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Đến nay, về cơ bản công tác kiếm tra, xử lý,
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn voi của
Trung tâm đã hoàn thành 90% theo Kế hoạch.
-Về tổ chức bộ máy, biên chế
Tổ Kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc Trung tâm Bảo tồn voi
bao gồm 05 người, gồm: 01 tổ trưởng là phó giám đốc, 04 thành viên là trưởng hoặc
phụ trách 4 phòng chuyên môn.
Về cơ bản, Tổ phụ trách công tác này chưa được đào tạo nên thực hiện công
tác kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, chủ yếu là kiêm
nhiệm.
- Về kinh phí
Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của đơn vị được cấp hàng năm.
-Về cộng tác viên
Chưa có cộng tác viên do không có kinh phí.
- Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiếm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản QPPL:
Chủ yếu dựa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ:
Chưa thực hiện.
b) Việc phổ biến, quán triệt thực hiện tại cơ quan, địa phương.
Trung tâm đã định kỳ phổ biến hàng quỹ đến toàn thể CBVCLĐ toàn đơn vị và
người dân trên địa bàn Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của
UBND tỉnh ban hành Quy định phối hợp trong cập nhật dữ liệu, kiểm tra, xử lý; rà
soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND trên địa bàn tỉnh và Quyết
định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 14/3/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định về
trình tự, trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND trên địa
bàn tỉnh.
2. Kết quả công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL
a) Số lượng văn bản QPPL đã ban hành hoặc tham mưu ban hành.
Số lượng văn bản QPPL đã ban hành hoặc tham mưu ban hành trong lĩnh vực
bảo tồn voi: 05 văn bản, bao gồm:
Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của HĐND tỉnh quy định
một số chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Quy định
về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo
tồn voi trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ban hành kèm theo Quyết định số 13/2014/QĐ-
UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh.
Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 30/3/2017 của UBND tỉnh về quản lý và sử dụng
Voi nhà trong hoạt dộng kinh doanh du lịch, văn hóa trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
b) Việc tuân thủ về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL, như:
thủ tục lập đề nghị xây dựng văn bản; tổ chức lấy ý kiến; tổ chức thẩm định đề nghị,
thẩm định dự thảo …
Trung tâm đều liên hệ Sở Tư pháp để được hướng dẫn trình tự, thủ tục xây
dựng, ban hành văn bản QPPL, như: thủ tục lập đề nghị xây dựng văn bản; tổ chức
lấy ý kiến; tổ chức thẩm định đề nghị, thẩm định dự thảo …Và Trung tâm đã tuân
thủ các trình tự, thủ tục đã được hướng dẫn.
c) Về kết quả tham mưu ban hành văn bản quy định chi tiết Luật.
d) Về đăng công báo, đưa tin, cật nhật văn bản QPPL.
Trung tâm đều nghiêm túc thực hiện việc đăng công báo, đưa tin, cật nhật văn
bản QPPL theo trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL
đ) Về xây dựng văn bản QPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế sau rà soát, hệ
thống hóa.
Từ 2018 đến nay, Trung tâm được giao và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng Nghị
quyết điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND tỉnh về việc quy định
một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk.
e) Các nội dung liên quan khác: Không.
3. Kết quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Kết quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
b) Kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, công bố hết hiệu lực
định kỳ hàng năm.
Tổng số văn bản được kiếm tra, xử lý trong lĩnh vực Bảo tồn voi là: 8 văn bản
(3 văn bản QPPL, 5 văn bản không phải là văn bản QPPL), cụ thế:
Dự án bảo tồn voi tại Đăk Lăk giai đoạn 2013-2020.
Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn Voi ở Việt Nam.
Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn Voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020”;
Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của HĐND tỉnh quy
định một số chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 12/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Quy định
về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo tồn voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Sửa đổi,
bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách về bảo
tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ban hành kèm theo Quyết định số 13/2014/QĐ-
UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh.
Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 30/3/2017 của UBND tỉnh về quản lý và sử dụng
Voi nhà trong hoạt dộng kinh doanh du lịch, văn hóa trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
c) Các nội dung liên quan khác: Không.
4. Về bảo đảm các điều kiện, nguồn lực cho công tác văn bản QPPL
a) Điều kiện, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
-Về tổ chức bộ máy, biên chế
Tổ xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng kiêm
nhiệm Kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc Trung tâm Bảo tồn voi
bao gồm 05 người, gồm: 01 tổ trưởng là phó giám đốc, 04 thành viên là trưởng hoặc
phụ trách 4 phòng chuyên môn.
Về cơ bản, Tổ phụ trách công tác này chưa được đào tạo nên thực hiện công
tác kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, chủ yếu là kiêm
nhiệm.
- Về kinh phí
Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của đơn vị được cấp hàng năm.
-Về cộng tác viên
Chưa có cộng tác viên do không có kinh phí.
- Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiếm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản QPPL:
Chủ yếu dựa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ:
Chưa thực hiện.
b) Điều kiện, nguồn lực bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ
thống hóa văn bản QPPL.
-Về tổ chức bộ máy, biên chế:
Tổ Kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc Trung tâm Bảo tồn voi
bao gồm 05 người, gồm: 01 tổ trưởng là phó giám đốc, 04 thành viên là trưởng hoặc
phụ trách 4 phòng chuyên môn.
Về cơ bản, Tổ phụ trách công tác này chưa được đào tạo nên thực hiện công
tác kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, chủ yếu là kiêm
nhiệm.
- Về kinh phí
Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của đơn vị được cấp hàng năm. Tuy nhiên
kinh phí rất eo hẹp, hạn chế.
-Về cộng tác viên
Chưa có cộng tác viên do không có kinh phí.
- Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiếm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản QPPL:
Chủ yếu dựa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ:
Chưa thực hiện.
II. Nhận xét, đánh giá chung
1. Ưu điểm
Do bảo tồn voi là lĩnh vực còn mới nên số lượng văn bản QPPL còn ít, còn đơn
giản. Việc tham mưu xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng
như việc kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL trên lĩnh vực này
chưa phức tạp nên Tổ xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật
cũng kiêm nhiệm Kiếm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc Trung tâm Bảo
tồn voi còn kiêm nhiệm thực hiện được.
Từ 2018 đến nay, Trung tâm chỉ được giao và thực hiện 01 nhiệm vụ: Xây dựng
Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 78/2012/NQ-HĐND tỉnh về việc quy
định một số chính sách bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk.
2. Tồn tại, hạn chế
a) Hạn chế về nhận thức, trách nhiệm trong công tác văn bản QPPL.
Do hầu hết Tổ xây dựng, kiếm tra, rà soát văn bản QPPL bảo tồn voi đều không
có chuyên môn lĩnh vực tư pháp. Việc thực hiện đều là kiêm nhiệm nên còn nhiều
hạn chế về nhận thức, trách nhiệm trong công tác văn bản QPPL.
b) Hạn chế trong thể chế về công tác xây dựng pháp luật của cơ quan, địa
phương.
c) Hạn chế về bảo đảm điều kiện, nguồn lực cho công tác văn bản QPPL.
- Về kinh phí: Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của đơn vị được cấp hàng
năm. Tuy nhiên kinh phí rất eo hẹp, hạn chế.
-Về cộng tác viên: Chưa có cộng tác viên do không có kinh phí.
- Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiếm tra, rà soát,
hệ thống hóa văn bản QPPL: Chủ yếu dựa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ: Chưa thực hiện.
Vì vậy, còn rất hạn chế về bảo đảm điều kiện, nguồn lực cho công tác văn bản
QPPL của đơn vị.
d) Hạn chế, bất cập khác.
3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan.
-Do bảo tồn voi là lĩnh vực rất mới, rất khó xây dựng các văn bản QPPL.
b) Nguyên nhân chủ quan.
-Do CBVCLĐ cơ quan không có chuyên môn lĩnh vực tư pháp.
-Do kiêm nhiệm, không có phụ cấp nên trách nhiệm thực hiện chua cao, chưa tự
giác.
III. Đề xuất, kiến nghị
-Cần tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho CBVCLĐ của Trung tâm để có
thể làm tốt công tác xây dựng, kiếm tra, rà soát văn bản QPPL bảo tồn voi.
-Cần tăng thêm nhân lực, kinh phí để đảm bảo điều kiện, nguồn lực cho công
tác văn bản QPPL của đơn vị.

You might also like