You are on page 1of 89

www.thekoreanschool.

com
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN SƠ CẤP
1. A/V – 아/어서 [vì… nên…, do… nên…]
2. A/V – (으)니까 [vì… nên…, do… nên…]
3. N 때문에, A /V – 기 때문에 [tại… nên.., do… nên…]
4. N – (이)거든요, A/V – 거든요 [vì…] / […đấy nhé]
5. N – (이)잖아요, A/V – 잖아요 [vì… mà, mà]
6. N –(이)고, A/V – 고 [1. và, còn]
7. A/V – 거나 [hoặc …, hay …]
8. A/V – 지만 [nhưng]
9. A/V – (으)ㄴ/는데 [nhưng, còn,…] / [nên…]
10. N 전에, V – 기 전에 [trước khi…]
11. N 후에, V – (으)ㄴ 후에 [sau khi…]
12. V – 고 나서 [xong rồi thì…]
13. V – 아/어서 [để rồi]
14. V – 고 [rồi]
15. N 때, A/V – (으)ㄹ 때 [khi...]
16. A/V – (으)면서 / 며 [vừa...vừa…]
17. A/V – (으)며 [vừa...vừa…] / [và]
18. N 중, V – 는 중 [đang...], [đang trong quá trình...]
19. V – 자마자 [ngay sau khi...]
20. N 동안, V – 는 동안 [trong lúc…], [trong khi…]
21. V – (으) ㄴ 지 [Đã bao lâu từ khi làm một việc gì đó]
22. V – 는 길에 [Đang trên đường]
23. V – 다가 [Đang A thì B]
24. A/V – (으)ㄹ 수 있다/ 없다. [có thể..., không thể…]
25. A/V – (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다. [biết cách, không biết cách làm gì đó]
26. V – (으)세요 | (으)십시오. [hãy], [vui lòng]
27. V - 지 말다: 지 마세요. / 지 맙시다. [đừng...]
28. A/V – 아/어야 되다 / 하다. [phải…]
29. A/V – 아/어도 되다. [được phép làm gì đó]
30. A/V – (으)면 안 되다. [không được]
31. A/V – 지않아도 되다. [không cần … cũng được]

www.thekoreanschool.com 1
32. V – (으)ㄹ까요? [tôi làm… nhé?] / [(chúng mình)… nhé?] / [nhỉ?]
33. V – (으) ㅂ시다. [Hãy cùng], [Chúng ta cùng]
34. V – (으) 시겠어요? [bạn sẽ … chứ?]
35. V – (으)ㄹ래요? [1. bạn sẽ…? tôi sẽ…] / [2. Cùng… nhé?]
36. V – 고 싶다. [muốn…]
37. A/V – 았/었으면 좋겠다. [nếu...thì tốt] [ước gì...]
38. A/V – 기를 바라다 [hi vọng rằng...]
39. V – 아/어 보다. [Thử…] [Đã từng, đã thử...]
40. V – (으)ㄴ 적이 있다/ 없다. [Đã từng, đã từng thử.../ chưa từng]
41. V – (으)러 가다/ 오다 / 다니다… [Đi làm gì đó]
42. V – (으)려고 [để…]
43. V – (으)려고 하다. [định…]
44. N 을/를 위해(서), V – 기 위해(서) [để…] / [vì N]
45. V – 기로 하다. [quyết định sẽ…], [định sẽ…]
46. V – (으)ㄹ까 하다 [phân vân sẽ]
47. A/V – (으)면 [nếu]
48. V – (으)려면 [nếu muốn… , nếu định…]
49. A/V – 아/어도. [cho dù…]
50. A – 아/어지다 [trở nên….]
51. V – 게 되다 [trở nên] [làm được gì đó] / [được làm gì đó]
52. A/V – 겠어요. [sẽ…], [chắc sẽ...]
53. A/V – (으)ㄹ 거예요. [sẽ…], [chắc sẽ...]
54. A/V – (으)ㄴ/는/ (으)ㄹ 것 같다. [hình như…], [dường như…]
55. A – 아/어 보이다 [trông/nhìn có vẻ …]
56. A/V – (으)ㄹ 텐데 [chắc sẽ… nên, sẽ …đấy, nên…]
57. A/V – (으)ㄹ 테니까 [Vì tôi sẽ làm gì đó nên…] / [chắc là sẽ… nên…]
58. A – 군요, V – 는군요 [….thế!], […đấy!]
59. A/V – 네요 [….thế!], […đấy!]

www.thekoreanschool.com 2
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN TRUNG CẤP
60. V – 느라고 [vì mải làm gì đó nên…]
61. V – 는 바람에 [chẳng qua là vì…]
62. A/V – (으)ㄴ/는 탓에 [tại vì…]
63. A/V – (으)ㄹ까 봐(서) [vì sợ rằng, e rằng nên…]
64. A/V – 고 해서 [chủ yếu vì…]
65. A/V – 기는 하지만, A/V – 기는 A/V – 지만 [đúng là… nhưng]
66. A/V – (으)ㄴ/는데도 [Mặc dù...nhưng …” , “dù...nhưng (vẫn)…]
67. A/V – (으)ㄴ/는 반면(에) [trái lại, nhưng]
68. V - 는 사이에 [trong lúc, giữa lúc làm gì đó]
69. A/V – 아/어야 [chỉ khi.......mới......., chỉ có.......mới.......]
70. A/V – 거든 [nếu…]
71. A – 다면, V – ㄴ/는다면 [Giả sử, nếu như…]
72. A/V – 았/었더라면 [Nếu mà đã... thì đã...”, “Giả sử đã... thì đã]
73. V – (으)ㄹ 뻔하다 [suýt chút nữa]
74. A – 아/어 보이다 [có vẻ…”, “trông/nhìn có vẻ/như là…]
75. A/V – (으)ㄹ지도 모르다 [không biết chừng…]
76. A/V – (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 모양이다 [chắc là…, có vẻ như…]
77. A/V – (으)ㄹ걸요 [có lẽ, chắc là]
78. A/V – (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다/알았다 [không biết/cứ tưởng]
79. A – (으)ㄴ가 보다, V – 나 보다 [Có vẻ…”, “chắc là...]
80. V – 아/어 놓다 [...sẵn rồi, ...sẵn, trước rồi]
81. V – 아/어 두다 [...sẵn rồi, ...sẵn, trước rồi].
82. V –(으)ㄴ 채로 [vẫn đang, trong trạng thái, vẫn cứ…]
83. V – (으)ㄴ/ 는 대로 [như, cứ như, theo như..]
84. A/V – 기는요 […gì mà…, … đâu mà…]
85. V – 곤 하다 [thường hay, thường…]
86. A/V – (으)ㄴ/는 척하다 = 체하다 [làm như, giả vờ, giả bộ như…]
87. A/V – (으)ㄴ/는 대신(에) – N + 대신(에) [thay vì, thay cho] / [bù lại]
88. 아무 + (이)나 / 아무 + 도 [bất cứ, bất kỳ]
89. N – (이)라도 [cho dù là...]
90. A/V – 든지 A/V – 든지 [hoặc là...hoặc là]
91. A/V – 던 N [đã từng thường…] / [đang… dở]
92. A/V – 더라고요 [tôi thấy rằng...]
93. A/V – 던데요 [tôi thấy... đấy chứ]
94. A/V – 더군요 [tôi thấy rằng...]
95. V – 아/어 버리다 [hết rồi, mất rồi, …rồi]
96. V – 고 말다 [cuối cùng thì…, mất rồi]

www.thekoreanschool.com 3
97. V – 았/었다(가) […xong rồi thì lại….]
98. A/V – 았/었던 N
99. A/V – (으)ㄴ/는 편이다 [vào loại.., thuộc diện...]
100. N – 스럽다
101. N – 답다
102. A/V – 다고요? [bạn vừa nói là…? gì cơ? đúng không?]
103. A/V – 다고 하던데 [tôi thấy anh chị ấy/người ta nói là…]
104. A/V – 다면서요? [nghe nói..., hình như bạn đã nói rằng ... phải không?]
105. A/V – 다니요? [đã nói là… ư?, Có thật là nói… như vậy không?]
106. (으)ㄹ 까 – (으)ㄹ까 하다 / (으)ㄹ까 말까 하다 [dự định, phân vân…]
107. V – 고자 [để, để cho]
108. V – (으)려던 참이다 [vừa mới có ý định…, đúng lúc định…]
109. V – 아/어야지요 [phải… chứ nhỉ]
110. V – (으)ㄹ 겸 V – (으)ㄹ 겸 [vừa để...vừa để...]
111. V – 는 김에 [nhân tiện..., nhân cơ hội…]
112. V – (으)ㄹ 만하다 [đáng để…]
113. V – 도록 하다 [cố gắng…]
114. V – 지 그래요? [bạn hãy… xem, sao lại không…nhỉ?]
115. A/V – (으) ㄹ 뿐만 아니라 [không những...mà còn]
116. A/V – (으) ㄴ/는 데다가 [thêm vào đó]
117. N – 조차 [ngay cả…, thậm chí]
118. N – 마저 [ngay cả…]
119. N – 만 해도 [chỉ tính riêng…]
120. A/V – (으)ㄹ 정도로 [đến mức, đến nỗi]
121. N – 만 하다 [như, bằng với…]
122. A/V – (으) ㄴ/는 /(으)ㄹ 만큼 [như, bằng với] / [vì]
123. V – 고 보니 [thử… rồi mới biết /rồi mới nhận ra…]
124. V – 아/어 보니 [đang thử… thì nhận ra…]
125. V – 다 보니 [vì cứ… nên]
126. V – 다 보면 [nếu cứ… thì sẽ]
127. A/V – 더니 [thấy là… nên] / [thấy là… nhưng] / [thấy là… và rồi]
128. V – 았/었더니
129. A/V – 다가는 [nếu cứ… thì sẽ]
130. A/V – (으)ㄴ/는 셈이다 [xem như, gần như là…]
131. A/V – 얼마나 (으)ㄴ/는지 모르다 [không biết …. bao nhiêu, đến nhường nào]
132. A/V – (으)ㄹ 수밖에 없다 [chỉ còn cách…, chỉ có thể…]
133. A/V – (으)ㄹ 뿐이다 [chỉ…]
134. N – (이)야말로 [đúng thật là.., chắc hẳn là…]

www.thekoreanschool.com 4
135. A/V – 게 [để…]
136. A/V – 게끔 [để…]
137. A/V – 도록 [để…]
138. V – (으) 나 마나 [dù có làm cũng như không, chẳng cần phải…]
139. A/V – 아/어봤자 [dẫu có, dù cho…]
140. V – (으)ㄹ걸 그랬다 [biết thế đã…]
141. A/V – 았/었어야 했는데 [lẽ ra đã phải…]
142. V – 아/어 가지고 [rồi thì, rồi...]
143. V – 아 / 어다가 [rồi…]
144. V- 고서 [sau khi]
145. N - 만에 [sau…]
146. V – 아/어지다 [được, bị…]
147. A/V – 게 하다 [cho…, làm cho…, cho phép…]

www.thekoreanschool.com 5
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN CAO CẤP
148. N - (으)로 인해서 [do, nhờ, bởi]
149. V - 는 통에 [do, vì, tại vì, … nên…]
150. N - (으)로 말미암아 [vì, do…]
151. N - (으)로 해서 [vì, do…]
152. A/V - 느니만큼 [bởi vì… nên…]
153. A/V – 느니만치 [bởi vì… nên…]
154. A/V – (으)ㄴ/는 이상 [một khi mà..., trong tình huống mà…]
155. A/V - 기로서니 [mặc dù vì… nhưng...]
156. A/V - 기에 망정이지 [may mà… chứ…]
157. V - (느)ㄴ답시고 [bảo là… rồi lại/mà lại…]
158. A/V - (으)ㅁ으로써 [với việc..., bằng việc... nên]
159. A/V - 기에 […vì vậy…]
160. A/V – 길래 [do … nên tôi…]
161. A/V - (으)ㄴ 나머지 [vì qá … ]
162. A/V - (으)ㄹ세라 [vì lo rằng …nên… ]
163. V 아/어 대서 [vì cứ …nên… ]
164. A/V - 아/어 놓아서-아/어놓으니 [vì vốn dĩ…, vì vẫn… nên ]
165. A/V - (으)ㄴ/는 까닭에/으로 [với lí do … nên ]
166. A/V – 아/어서인지 [có lẽ vì … nên ]
167. A/V - (으)ㄹ진대 [vì … nên ]
168. A/V- 거늘 [đương nhiên vì … nên ]
169. A/V - (으)ㄴ즉 [vì … nên ]
170. A/V- 았/었는/는지라 : [vì … ]
171. V - 느니 [Nếu … thì thà rằng/ thà…]
172. V - (으)ㄹ 바에야 [đối với việc… mà nói thì ...]
173. A/V – 건 | A/V – 건 [dù … hay…]
174. A/V - (느)ㄴ다기보다는 [thay vì nói là…, so với việc nói là… ]
175. A/V - (느)ㄴ다니까 [nghe bảo là...nên…/ nói rằng là...nên…]
176. A/V - (느)ㄴ다면서 [vừa nói là… vừa…, bảo là... đồng thời]
177. A/V - (느)ㄴ다거나
178. A/V - (느)ㄴ다거늘
179. A/V - (느)ㄴ다건만
180. A/V - (느)ㄴ다고나 할까요? [Liệu có phải là…?]
181. A/V - (느)ㄴ다는데야 [Một khi đã nói là…]
182. A/V - (느)ㄴ다더군요/다던데요/다더라고요
183. A/V - (느)ㄴ다든가 – A/V - (느)ㄴ다든지
184. A/V - (느)ㄴ다손 치더라도

www.thekoreanschool.com 6
185. A/V - (느)ㄴ다지 뭐예요? [mà vẫn còn nói là…]
186. V - 는 데(에)(는) [đối với việc, cho việc gì đó]
187. V - 는 바 [việc]
188. A/V - 더라도 [dù, dù rằng...]
189. A/V- 다손 치더라도 [cho dù]
190. A/V - (으) ㄹ지라도 [cho dù]
191. A/V - (으)ㄴ들 [cứ cho là....... thì...]
192. A/V - (으)ㄹ 망정 [cho dù…nhưng…]
193. A/V - (느)ㄴ다고 치다 [cứ cho là]
194. V - 는 셈 치다 [cứ coi như là, xem như là]
195. (으) ㄹ지언정 [dù... thì...]
196. A/V-아/어봤자 [dù... thì có ích gì...]
197. V - 기가 무섭게 = 기가 바쁘게 [xong một cái thì, ngay sau khi]
198. V - 자 [ngay khi… thì…]
199. V – 는 대로 [ngay khi… thì…]
200. V - 는 한 [chỉ với điều kiện, chỉ khi]
201. V - (으)ㄹ라치면 [hễ.... thì, cứ... thì]
202. V - 노라면 [Nếu cứ … thì…]
203. V – 거들랑 [Nếu … thì…]
204. V – (으)면 몰라도 [Giả sử như không làm gì đó… thì…]
205. A/V – (느)냐에 달려 있다 [phụ thuộc vào]
206. V - 기 나름이다 [tùy vào việc, tuỳ thuộc]
207. N 은 /는 N 대로 [N thì N chứ…]
208. A/V - 건만 [thế nhưng, nhưng mà]
209. V - 고도 [mà lại…]
210. A/V - 듯이 [như, như thể]
211. V - 다시피 하다 [gần như..]
212. V – 다시피 [như..]
213. A/V - 거니와 [...thêm vào đó]
214. A/V – (으)려니와 [...thêm vào đó]
215. A/V - 기는 커녕 [.... huống chi, huống hồ...]
216. A/V - (으)ㄹ 뿐더러[không những chỉ....mà còn]
217. A/V - 되 [nhưng ...]
218. N 을 /를 비롯해서[bắt đầu từ..., tiêu biểu như…, bao gồm cả…]
219. V - 아 /어 대다 [cứ…]
220. V - 기 일쑤이다 [thường xuyên, thường, hay…]
221. V - 는 둥 마는 둥하다 [làm cũng như không làm, làm qua loa, làm cho có]
222. A/V - (으) 리만치 [đến mức…, đến nỗi…]

www.thekoreanschool.com 7
223. A/V - 다 못해 [không thể V hơn nữa/thêm nữa] [A đến độ..]
224. V - (느)ㄴ다는 것이 [định … nhưng không ngờ lại …]
225. V - (으)려고 들다
226. - (으)려다가 [đang định … nhưng lại …]
227. A/V - 는 듯이 [cứ như là, như thể là…]
228. A/V - (느) ㄴ다는 듯이 [như thể nói rằng…]
229. A/V – (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 듯하다 [có vẻ như…]
230. A/V - (으) ㄹ 게 뻔하다 [chắc chắn sẽ…]
231. V - (으) ㄹ 법하다 [đương nhiên, hiển nhiên…]
232. A/V - (으)ㄹ 리가 없다/있다 [có/không có lý nào…]
233. V - 기 십상이다 [dễ dàng...]
234. A/V – 기/ 게 마련이다 [tất nhiên, đương nhiên là..]
235. A/V - 는 법이다 [đương nhiên, hiển nhiên là, chắc chắn là…]
236. A/V – (으)ㄴ/는가 하면 [nếu có ... thì cũng có...]
237. A - (으)니 A - (으)니 하다 / V - 느니 V – 느니 하다
238. V - (으)랴 V - (으)랴 [vừa lo (làm việc..)… vừa lo( làm việc)…]
239. N(이)며 N(이)며 = N(이) 면 N(이)면 [vừa ... vừa../ và]
240. V - (으)ㄴ 끝에 [sau khi…]
241. V - 아/어 내다[cố gắng]
242. – 데요
243. V/A – (으)ㄴ/는 가운데 [giữa lúc, trong lúc]
244. A/V – (으)ㄴ/는 마당에 [trong hoàn cảnh.., với tình hình...]
245. N 치고 [Đã là...thì... ]/ [so với...thì...]
246. (으) ㅁ에 따라 [cùng với việc]
247. 여간 A/V - 지 않다 [hết sức…, vô cùng]
248. A - 기가 이를 데 없다 [không còn gì...hơn, quá ư là...]
249. A - 기 짝이 없다 [không còn gì...hơn, thật là…]
250. V - (으)ㄹ 래야 V – (으)ㄹ 수가 없다 [có muốn ... cũng không thể]

www.thekoreanschool.com 8
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN SƠ CẤP
I. Nguyên nhân, kết quả
1. A/V - 아/어서
• Mệnh đề trước là nguyên nhân gây kết quả mệnh đề sau, vế sau không dùng mệnh
lệnh, cầu khiến và vế trước chỉ chia thì hiện tại.
• Tiếng Việt: [vì… nên…, do… nên…]

- 배가 고파서 많이 먹었어요.
- 좀 늦어서 택시를 탔어요.
- 기뻐서 눈물이 났어요.
- 주말이라서 사람이 많아요.
- 퇴근 시간에는 차가 많아서 버스를 타요.
- 열심히 공부해서 100 점을 받았어요.

2. A/V - (으)니까
• Mệnh đề trước là nguyên nhân gây kết quả mệnh đề sau, vế sau thường dùng mệnh
lệnh, cẩu khiến, vế trước có thể chia quá khứ hoặc tương lai.
• Tiếng Việt: [vì… nên…, do… nên…]

- 추우니까 옷을 많이 입고 가세요.
- 날씨가 좋으니까 같이 산책할래요?
- 이번주는 바쁘니까 다음 주에 놀러 갑시다.
- 전에 한국에 살았으니까 한국말을 조금 할 수 있어요.

Lưu ý: Phân biệt - 아/어서 và - (으)니까

- 아/어서 - (으)니까

(X) + câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ (O) + câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ

(X) + -았/었 hoặc -겠- trước - (O) + -았/었 hoặc -겠- trước -
아/어서 (으)니까
Nguyên nhân khách quan/ lý do cụ thể.
Chủ yếu diễn tả lý do thông thường Chủ yếu diễn tả lý do người nghe cũng
biết
(O) + 반갑다, 고맙다, 감사하다, (X) + 반갑다, 고맙다, 감사하다,
미안하다 미안하다

www.thekoreanschool.com 9
3. N 때문에, A/V - 기 때문에
• Diễn tả lý do, tại một lí do nào đó dẫn đến kết quả vế sau. Vế sau là kết quả có phần
chưa tốt. Tuy nhiên vế sau vẫn có thể có kết quả tốt. Có thể dùng được dùng nhiều
hơn trong văn viết so với - 아/어서 và - (으)니까.
• Có thể dùng đuôi câu dạng 기 때문이다.
• Vế sau không dùng mệnh lệnh và các dạng cầu khiến.
• Tiếng Việt: [tại… nên.., do… nên…]

- 비 때문에 차가 막혀요.
- 바쁘기 때문에 여행을 못 가요.
- 왜냐하면 너무 피곤하기 때문입니다.
- 저는 배고프기 때문에 밥을 먹고 싶어요.

Lưu ý:
• N 때문에: vì N 학생 때문에 선생님이 화가 나셨어요.
• N 기 때문에: vì LÀ N 학생이기 때문에 열심히 공부해야 해요.

4. N - (이)거든요, A/V - 거든요.


• 1. Dùng để đáp lại câu hỏi, hoặc khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người
nghe chưa biết. [vì…]
• 2. Khi thông báo điều người nghe chưa biết. […đấy nhé]
• Chỉ sử dụng trong văn nói, khi trò chuyện với những người quen, không dùng trong
trường hợp trang trọng.

- 가: 제주도에 갔을 때 한라산에 올라가셨어요?


나: 아니요, 못 갔어요. 날씨가 나빴거든요.

- 가: 요즘 비가 정말 자주 오네요.
나: 요즘 장마철이거든요. 한 달 동안은 계속 올 거예요.

www.thekoreanschool.com 10
5. N - (이)잖아요, A V - 잖아요.
• Khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe cũng biết, hoặc người nói gợi
lại cho người nghe lý do mà người nghe có vẻ đã quên.
• Còn được dùng để trách mắng hoặc khiển trách người nghe khi không nghe theo lời
khuyên của người nói dẫn đến kết quả không tốt nào đó.
=> thường sử dụng với câu trích dẫn gián tiếp lời khuyên của người nói
• Chỉ sử dụng trong văn nói, khi trò chuyện với những người thân thiết, không dùng
trong trường hợp trang trọng.
• Tiếng Việt: [vì… mà, mà]

- 가: 왜 담배를 안 피웠어요?
나: 담배를 끊었잖아요.

- 가: 왜 그 가수를 좋아해요?
나: 예쁘잖아.

- 가: 수영 씨가 새우알레르기가 있잖아.
나: 아, 그랬죠? 깜빡 했네요.

www.thekoreanschool.com 11
II. Liệt kê và tương phản
1. N –(이)고, A/V - 고
• 1. Liệt kê về mặt không gian. Sử dụng khi mệnh đề trước và sau là những hành động
hay trạng thái tương tự nhau. Cả hai vế câu có ý nghĩa bình đẳng và có thể hoán đổi 2
vế câu mà ý nghĩa không thay đổi. 2. Liệt kê trình tự thời gian (sẽ trình bày ở các mục
sau)
• Có thể sử dụng ở dạng cấu trúc N1 도 + 고 + N2 도…
• Tiếng Việt: [1. và, còn]
• Có thể sử dụng với 았/었, hay 겠

- 내 친구는 공부도 잘하고 얼굴도 예뻐요.


- 빵은 부드럽고 맛있어요.
- 오늘 빨래하고 청소해요.
- 날씨도 좋고 경치도 예뻐요.
- 여기는 휴게실이고 저기는 사무실이에요.

2. A/V – 거나
• Biểu hiện sự lựa chọn một trong hai hoặc nhiều sự vật, trạng thái
• Tiếng Việt: [hoặc …, hay …]
• Vế trước chia hiện tại.

- 오후에 축구를 하거나 농구를 할 거예요.


- 주말에 보통 쉬거나 책을 읽어요.
- 저는 맵거나 짠 음식을 잘 못 먹어요.

3. A/V – 지만
• Nội dung vế sau trái ngược với nội dung vế trước
• Khi dùng với thì quá khứ thì sử dụng dạng 았/었/였지만, tương lai 겠지만
• Tiếng Việt: [nhưng]

- 어제 학교에 갔지만 수업이 없었습니다.


- 김치가 맛있지만 좀 맵습니다.
- 한국어 재미있지만 좀 어려워요.

www.thekoreanschool.com 12
4. A/V - (으)ㄴ/는데
• Chú ý chia động từ: Quá khứ: A/V + 았/었는데; Hiện tại: A + (으)ㄴ데/ V + 는데,
Tương lai: A/V + 겠는데/(으)ㄹ건데 tuy nhiên người Hàn có thể sử dụng cấu trúc
(으)ㄹ텐데 thay thế.
• Thể hiện sự tương phản, trái ngược: [nhưng, còn,…]

- 어제는 따뜻했는데 오늘은 좀 쌀쌀해요.


- 가방은 예쁜데 좀 비싸요.
- 이 식당은 음식이 맛있는데 좀 비싸요.

• Đưa ra thông tin bối cảnh để giải thích trước khi đặt câu hỏi, rủ rê, ra lệnh [nên…]

- 비가 오는데 어디에 가요?


- 날씨가 좋은데 같이 산책할래요?
- 좀 피곤한데 잠깐 쉬는게 어때요?

• Từ chối, khước từ một cách lịch sự hoặc khi có thêm thông tin muốn nói. Đứng cuối
câu.

- 가: 이 티셔츠 너무 단순해요?
나: 아니요, 예쁜데요.

III. Cấu trúc thời gian


1. N 전에, V - 기 전에
• Diễn tả hành động hay tình huống nào đó xuất hiện, xảy ra TRƯỚC một sự việc khác.
• Có thể gắn cùng các tiểu từ 부터/까지 [trước khi…]

- 회사에 가기 전에 아침을 먹어요.


- 저는 잠을 자기 전에 책을 읽어요.
- 보고서는 금요일 전까지 제출해 주세요.

2. N 후에, V - (으)ㄴ 후에
• Diễn tả hành động hay tình huống nào đó xuất hiện, xảy ra SAU một sự việc khác.
• Có thể gắn cùng các tiểu từ 부터/까지
• Có thể thay thế bằng V - (으)ㄴ 다음에 hoặc V - (으)ㄴ 뒤에 [sau khi…]

- 점심을 먹은 후에 영화를 볼까요?


- 시험 후에 뭐 할 거예요?
- 집에 돌아온 다음에 샤워했어요.

www.thekoreanschool.com 13
3. V - 고 나서
• Biểu hiện hành động ở vế sau được thực hiện sau khi hành động ở vế trước HOÀN
THÀNH.
• Tiếng Việt: [xong rồi thì…]
• Không thể kết hợp cùng với 았/었, 겠, (으)ㄹ 것이다
• Chỉ dùng với các động từ mà bắt đầu và kết thúc một cách rõ ràng => không dùng
cùng với 일어나다, 가다, 오다…

- 숙제를 끝내고 나서 친구를 만날 거예요.


- 손을 씻고 나서 식사를 해야 합니다.

4. V - 아/어서
• Vế trước xảy ra rồi kế tiếp vế sau xuất hiện lần lượt theo trình tự thời gian.
• Tiếng Việt: [để rồi]
• Hai vế phải có cùng chủ ngữ và có quan hệ qua lại lẫn nhau. Hành động ở mệnh đề sau
tiếp nối hành động của mệnh đề trước.
• Không dùng với 았/었, 겠 ở vế trước và vế sau có thể chia mệnh lênh, cầu khiến.

- 사과를 씻어서 먹었어요.


- 아침에 일어나서 세수를 했어요.
- 여기에 앉아서 잠깐만 기다리세요.

5. V – 고
• 2. Liệt kê trình tự thời gian: Vế trước xảy ra rồi kế tiếp vế sau xuất hiện lần lượt theo
trình tự thời gian. [rồi]
• Hai vế phải có cùng chủ ngữ, 2 vế không có quan hệ mục đích qua lại như 아/어서.
• Không thể kết hợp cùng với 았/었, 겠 ở vế trước.

- 오늘 아침에 세수하고 밥을 먹었어요.


- 저는 어제 수업을 듣고 점심을 먹었어요.

6. N 때, A/V - (으)ㄹ 때
• Diễn tả thời điểm diễn ra hành động hoặc trạng thái nào đó.
• Tiếng Việt: [khi...]
• Không thể dùng 때 với 아침, 오전, 오후, 주말 và các thứ trong tuần.

- 저는 집에 혼자 있을 때 책을 읽어요.
- 방학 때 고향에 갈 거예요.
- 심심할 때마다 한국 음악을 들어요.

www.thekoreanschool.com 14
7. A/V - (으)면서
• Diễn tả hai hành động diễn ra ở cùng thời điểm, chủ ngữ của hai hành động phải đồng
nhất.
• Cũng có thể sử dụng với tính từ khi 2 trạng thái tương đương; có thể thay bằng (으)며
• Động từ trước - (으)면서 phải để nguyên thể
• Tiếng Việt: [vừa...vừa…]

- 그 사람이 울면서 말했어요.


- 운전하면서 핸드폰을 보지 마세요. 정말 위험하니까요.
- 흐엉 씨는 똑똑하면서 예뻐요.

8. N 중, V - 는 중
• Diễn tả hành động đang trong quá trình được thực hiện.
• Một số từ thông dụng: 회의 중, 수업 중, 공사 중, 출장 중, 외출 중…
• Có thể dùng ở dạng cấu trúc ~ 중에
• Tiếng Việt: [đang...], [đang trong quá trình...]

- 이사할 거예요. 그래서 집을 찾는 중이에요.


- 지금 수업 중이니까 나중에 전화하세요.
- 학교에 가는 중에 친구를 만났어요.

Lưu ý: - 는 중 và - 고 있다 giống nhau. Tuy nhiên, - 고 있다 có thể kết hợp các động từ,
còn - 는 중 không được dùng để diễn tả các hiện tượng tự nhiên và thường không kết hợp
với 살다, 지내다, 다니다,…

9. V – 자마자
• Biểu hiện việc gì đó xảy ra ngay lập tức sau một việc nào đó, thường không có khoảng
trống về mặt thời gian giữa 2 hành động.
• Tiếng Việt: [ngay sau khi...]
• Chủ ngữ của mệnh đề trước và sau không nhất thiết phải đồng nhất.
• Thì của động từ được chia ở mệnh đề sau.

- 어제는 피곤해서 침대에 눕자마자 잠이 들었어요.


- 집에서 나가자마자 비가 오기 시작했어요.

www.thekoreanschool.com 15
10. N 동안, V - 는 동안
• Thể hiện thời gian mà hành động hoặc trạng thái nào đó được duy trì trong khoảng
thời gian như nhau. Có thể mô tả 2 quá trình.
• Tiếng Việt: [trong lúc…], [trong khi…]
• Chủ ngữ của mệnh đề trước và sau không nhất thiết phải đồng nhất.
• Có thể sử dụng với 없다, 있다.

- 나는 방학 동안 고향에 다녀올 거예요.


- 내가 음식을 만드는 동안 동생은 잤어요.
- 한국에 사는 동안 한국 친구를 많이 사귀었어요.

11. V - (으)ㄴ 지
• Diễn tả khoảng thời gian đã trải qua sau khi thực hiện một hành động nào đó.
• Tiếng Việt: [Đã bao lâu từ khi làm một việc gì đó]
• Cấu trúc: V - (으)ㄴ 지 + thời gian + 되다/ 안 되다/ 지나다/ 넘다
• Chưa được bao lâu: 얼마 안 되다, Được lâu: 오래 되다

- 한국어를 공부한 지 얼마나 됐어요?


- 여기 산 지 6 개월 됐어요.
- 남지 친구를 헤어진 지 오래 되었어요.

12. V – 다가
• Diễn tả người nói đang làm gì thì đột nhiên dừng lại và thực hiện hành động khác.
• Cũng có thể được dùng trong một số trường hợp mà hành động phía trước không bị
ngắt quãng mà vẫn được tiếp tục.
• - 다가 có thể được tỉnh lược thành – 다
• Tiếng Việt: [Đang A thì B]
• Chủ ngữ ở hai vế phải giống nhau.
• Có thể sử dụng với tính từ khi chung chủ thể và diễn tả trạng thái đột ngột thay đổi.
• -다가 có thể kết hợp với thì quá khứ ở vế trước thành dạng 았/었/였다가 để thể hiện
việc hành động vế trước được hoàn thành.

- 영화를 보다가 울었어요.


- 숙제를 하다가 잤어요.
- 옷을 입었다가 벗었어요.
- 맑다고 흐려요.

www.thekoreanschool.com 16
13. V – 는 길이다/ 는 길에
• Được sử dụng khi người nói thực hiện một hành động nào đó trong quá trình di chuyển
đến đâu đó. [Đang trên đường]
• Còn được sử dụng dưới hình thức -는 길이다
• Chỉ có thể kết hợp với các động từ mang ý nghĩa di chuyển, di động như:
가다/오다 나가다/나오다
들어가다/들어오다 돌아가다/돌아오다
올라가다/올라오다 내려가다/내려오다
출근하다/퇴근하다
• Khi kết hợp với các động từ hành động, chuyển thành động từ chuyển động qua cấu
trúc V + (으)러 가다/오다…

- 퇴근하는 길에 지하철에서 갑자기 친구를 만났어요.


- 가: 어디 가는 길이에요?
나: 네, 친구 만나러 가는 길이에요.

Lưu ý: Cấu trúc -는 도중에 giống ý nghĩa với -는 길에, tuy nhiên -는 길에 chỉ có thể
kết hợp với một số động từ chuyển động

www.thekoreanschool.com 17
IV. Năng lực và khả năng
1. A/V - (으)ㄹ 수 있다/ 없다.
• Diễn tả việc có năng lực làm một việc nào đó hoặc diễn tả một sự việc nào đó có khả
năng xảy ra.
• Tiếng Việt: [có thể..., không thể…]

- 저는 피아노를 칠 수 있어요.
- 주말이라서 영화관에 사람들이 많을 수 있으니 미리 예매를 하세요.
- 내일 비가 올 수 있어요.
- 저는 요리할 수 없어요.

2. V - (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다.


• Thể hiện chủ thể biết/không biết phương pháp làm gì đó, có/không có năng lực làm gì.
• Tiếng Việt: [biết cách, không biết cách làm gì đó]

- 저는 한국에 처음 올 때 한국말을 할 줄 몰랐어요.


- 저는 운전을 할 줄 몰라요.
- 요리할 줄 알아요?

Lưu ý: Phân biệt - (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 và – (으)ㄹ 수 있다/ 없다

- (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 – (으)ㄹ 수 있다/ 없다

• Diễn tả ai đó biết cách • Diễn tả khả năng biết/


hoặc có năng lực làm không biết làm gì
gì • Diễn tả tình huống cho
• Không dùng khi muốn phép/ không cho phép
diễn đạt khả năng làm như vậy

www.thekoreanschool.com 18
V. Yêu cầu và bổn phận, Cho phép và cấm đoán

1. V - (으)세요.
• Dùng để yêu cầu người nghe làm gì một cách lịch sự, câu MỆNH LỆNH.
• Tiếng Việt: [hãy], [vui lòng]
• Hình thức tôn kính là – (으)십시오
• Một số động từ sẽ chuyển thành như sau:
먹다/마시다 => 드세요 자다 => 주무세요
있다 => 계세요 주다 => 주세요/ 드리세요
• Một số tính từ kết thúc bằng 하다 có thể sử dụng cố định với - (으)세요 như
건강하다, 행복하다.

- 민규 씨, 결혼 축하해요. 행복하세요.
- 여기 앉으세요.
- 맛있게 드세요.
- 잠깐만 기다리세요.
- 조용히 하십시오.
- 기대지 마십시오.

2. V - 지 말다: 지 마세요. / 지 맙시다.


• Yêu cầu, khuyên bảo người nghe không làm gì. Là dạng 지 말다 + (으)세요.
• Rủ rê, cầu khiến người khác đừng làm gì với mình 지 맙시다.
• Ở dạng 반말 là 지 마, tuỳ vào hoàn cảnh có thể là câu mệnh lênh, cầu khiến
• Tiếng Việt: [đừng...]
• Hình thức tôn kính là – 지 마십시오.

- 수업 시간에 자지 마세요.
- 살을 빼고 싶으면 피자를 먹지 마세요.
- 우리 담배를 피우지 맙시다.

3. V - 아/어야 되다 / 하다.
• Diễn tả hành động phải làm gì đó. Văn nói có thể dùng 아/어야 되다 / 하다 còn văn
viết chỉ dùng 아/어야 하다.
• Tiếng Việt: [phải…]
• Hình thức quá khứ: - 았/었어야 되다 / 하다: đã phải làm gì đó

- 식사하기 전에 손을 씻어야 해요.


- 오늘은 고향에 가야 해요.
- 저녁에 숙제를 해야 돼요.

www.thekoreanschool.com 19
4. A V - 아/어도 되다.
• Diễn tả sự cho phép hoặc chấp thuận hành động nào đó.
• Khi hỏi 아/어도 되다, nếu đồng ý dùng 아/어도 되다, còn nếu không được phép dùng
cấu trúc (으)면 안 되다, không được phép dùng cấu trúc 아/어도 안 되다.
• Tiếng Việt: [được phép làm gì đó]
• - 아/어도 괜찮다 và - 아/어도 좋다 có nghĩa tương tự - 아/어도 되다.

- 에어컨을 켜도 돼요? 네, 켜도 돼요.


- 기숙사에서 요리해도 돼요? 아니요, 하면 안 돼요.

5. A/V - (으)면 안 되다.


• Cấm đoán, ngăn cấm ai đó không được phép làm một việc gì đó.
• Tiếng Việt: [không được]
• Hình thức phủ định của - (으)면 안 되다 là – 지 않으면 안 되다 (nhấn mạnh hành vi
cần phải làm)

- 지금 길을 건너면 안 돼요.
- 여기 앉으면 안 돼요.

6. A/V – 지 않아도 되다. (안 A/V - 아 /어도 되다)


• Diễn tả không cần thiết phải làm hành động nào đó
• Tiếng Việt: [không cần … cũng được]
• Là hình thức phủ định của - 아/어야 되다 / 하다.

- 금요일에는 교복을 안 입어도 돼요. = 입지 않아도 돼요.


- 평일이니까 영화 표를 미리 사지 않아도 돼요.
- 숙제를 하지 않아도 괜찮아요.

www.thekoreanschool.com 20
VI. Hỏi ý kiến và gợi ý
1. A/V - (으)ㄹ까요?
• Nghĩa 1: Gợi ý, hỏi ý kiến của người nghe về việc mình định làm. Chủ ngữ thông
thường là 제가/내가 có thể được tỉnh lược, Tiếng Việt: [tôi làm… nhé?]
• Nghĩa 2: Người nói muốn rủ người nghe cùng làm gì đó. Chủ ngữ là 우리 thường
được tỉnh lược, Tiếng Việt: [(chúng mình)… nhé?]
• Nghĩa 3: Được sử dụng cho câu hỏi, suy nghĩ hay suy đoán về đối tượng ngôi số 3
Tiếng Việt: [nhỉ?]

- 저는 어디에 앉을까요?
- 오늘 저녁에 우리 같아 먹을까요?
- 요즘 꽃이 비쌀까요?

2. V - (으) ㅂ시다.
• Gợi ý hoặc đề nghị người nghe cùng làm gì, CÂU CẦU KHIẾN
• Lưu ý: 아/어요 cũng có thể là dạng câu cầu khiến, khi đó thêm 함께/같이
• Tiếng Việt: [Hãy cùng], [Chúng ta cùng]
• Sử dụng khi người nói gợi ý một tập thể làm gì đó hoặc khi người nghe ít tuổi hơn hoặc
có địa vị thấp hơn người nói. Không nên sử dụng với người lớn tuổi hoặc người có địa
vị cao hơn.
• Khi đề xuất đừng làm gì đó: – 지 맙시다 hoặc -지 마요.

- 지하철을 탑시다.
- 김치를 만듭시다.
- 우리 같이 비빔밥 먹읍시다.

3. V - (으) 시겠어요?
• Gợi ý người nghe hoặc hỏi ý kiến, dự định của người nghe một cách lịch sự
• Tiếng Việt: [bạn sẽ …chứ ạ?]
• Lịch sự và trang trọng hơn - (으)ㄹ래요?/- (으)실래요?

- 내일 몇 시에 오시겠어요?
- 커피에 설탕을 넣으시겠어요?

www.thekoreanschool.com 21
4. V - (으)ㄹ래요?
• 1. Hỏi ý định người nghe hoặc 2. khi muốn đề nghị người nghe một cách nhẹ nhàng.
Được sử dụng nhiều trong văn nói giữa những người bạn thân thiết, ý nghĩa 2 là câu
cầu khiến.
• Tiếng Việt là [1. bạn sẽ…? tôi sẽ…] / [2. Cùng… nhé?]
• Có thể sử dụng -지 않을래요? (안 -(으)ㄹ래요?) thay cho (으)ㄹ래요? vì có cùng ý
nghĩa mặc dù ở hình thức phủ định.
• Nếu người nói có mối quan hệ thân mật với người nghe nhưng vẫn muốn thể hiện tôn
kính thì sử dụng -(으)실래요?
• Để đáp lại, trả lời dưới dạng (으)ㄹ래요 hoặc (으)ㄹ게요.

- 가: 선미 씨는 뭐 먹을래요?
나: 저는 갈비탕을 먹을래요.

- 가: 유키 씨, 우리 시험 끝나고 뭐 할래요?
나: 영화 볼까요?

VII. Hi vọng và ước muốn


1. V - 고 싶다.
• Trong câu trần thuật, thể hiện thứ mà người nói muốn. Còn trong câu nghi vấn, dùng
để hỏi thứ mà người nghe muốn. [muốn…]
• Trường hợp dùng với ngôi thứ 3 (là một người khác được nhắc đến) thì cả trong câu
hỏi hay câu tường thuật đều dùng dạng - 고 싶어 하다
• Quá khứ: - 고 싶었다, tương lai/ phỏng đoán: - 고 싶겠다 hoặc - 고 싶을 것이다
• A - 고 싶다 (X) => A+ 아/어/여지다 - 고 싶다 (O)
• Với trường hợp của 보고 싶다, nếu chủ ngữ là 나(저), 우리 và nó mang ý nghĩa của
그립다 (nhớ, thương nhớ, mong đợi, không phải là ý nghĩa xem, nhìn) thì cần dùng ở
dạng 이/가 보고 싶다.

- 저는 돌아가신 엄마가 보고 싶어요.


- 예뻐지고 싶어요.
- 냉면을 먹고 싶어요.
- 흐엉 씨는 한국어를 배우고 싶어해요.

www.thekoreanschool.com 22
2. A/V - 았/었으면 좋겠다.
• Diễn tả mong ước hoặc hy vọng một việc gì đó không có thực hoặc khác với thực tế
• Tiếng Việt: [nếu...thì tốt] [ước gì...]
• Có thể thay thế 좋겠다 bằng 하다 hoặc 싶다
• - 았/었으면 좋겠다 và - (으)면 좋겠다 tương tự nhau, tuy nhiên - 았/었으면 좋겠다
diễn tả mong ước khó thành hiện thực hơn và nhấn mạnh hơn.

- 내일 날씨가 좋으면 좋겠어요.


- 부자였으면 좋겠어요.
- 친구가 많았으면 좋겠어요.

3. A/V – 기 바라다.
• Diễn tả sự hi vọng vào điều gì đó. Dùng trong văn viết với những thông báo mang tính
chất trang trọng hoặc dùng trong văn nói với văn phong trang trọng, lời chúc
• Tiếng Việt: [hi vọng rằng...]
• Ở dạng khẩu ngữ, người Hàn chia thành 바래요.

- 할아버지께서는 건강하시기 바랍니다.


- 모두 제시간에 와 주시기 바랍니다.
- 계단을 이용해 주시기 바랍니다.

www.thekoreanschool.com 23
VIII. Thử nghiệm và kinh nghiệm
1. V - 아/어 보다.
• Khi sử dụng ở thì hiện tại, cấu trúc này diễn tả việc thử làm gì đó, còn khi sử dụng ở
thì quá khứ, cấu trúc này diễn tả kinh nghiệm đã từng làm gì đó.
• Tiếng Việt: [Thử…] [Đã từng, đã thử...]
• Diễn tả kinh nghiệm của bản thân và không sử dụng với 보다

- 그 바지를 입어 보세요.
- 저는 스키를 타 봤어요.
- 이 음식 먹어 봐.

2. V - (으)ㄴ 적이 있다/ 없다.


• Thể hiện việc có/ không có kinh nghiệm hay trải nghiệm về một việc gì đó trong quá
khứ.
• Thường kết hợp với 아/어 보다 => 아/어 본 적이 있다/없다
• Không sử dụng cấu trúc này khi mô tả hành động thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại
trong quá khứ.
• Tiếng Việt: [Đã từng, đã từng thử.../ chưa từng]

- 제주도에 간 적이 있어요?
- 저는 삼계탕을 먹어 본 적이 없어요.
- 설악산을 구경해 본 적이 있지요?

www.thekoreanschool.com 24
IX. Mục đích và ý định
1. V - (으)러 가다 / 오다 / 다니다…
• Diễn tả mục đích đi đến đâu đó để thực hiện hành động gì của người nói
• Sau - (으)러 chỉ kết hợp với các động từ chuyển động như: 가다, 오다, 다니다,
올라가다, 나가다,…
• Trước - (으)러 không thể kết hợp với các động từ chuyển động.
• Lưu ý: địa điểm trong câu phảu dùng với tiểu từ 에
• Tiếng Việt: [Đi làm gì đó]

- 요즘 수영을 배우러 다녀요.


- 저녁을 먹으러 식당에 가요.
- 백화점에 목도리를 사러 왔어요.

2. V - (으)려고
• Diễn tả ý định hoặc kế hoạch của người nói. Cụ thể, để hoàn thành ý định được nêu ra
ở mệnh đề trước, người nói sẽ thực hiện hành động mệnh đề sau. Vế sau không kết
hợp với hành động chưa xảy ra.
• Tiếng Việt: [để…]

- 음악을 들으려고 라디오를 켰어요.


- 여행을 가려고 비행기 표를 예약했어요.
- 김치를 만들려고 배추를 챙겼어요.

Lưu ý: So sánh -(으)러 가다/오다 và -(으)려고

-(으)러 가다/오다 -(으)려고

Mệnh đề sau chỉ kết hợp với các Mệnh đề sau kết hợp với tất cả
động từ chuyển động các động từ

Mệnh đề sau có thể kết hợp với Mệnh đề sau không thể kết hợp
các thì với thì tương lai
Có thể kết hợp với tất cả các loại Không thể kết hợp với câu đề
câu nghị hay mệnh lệnh

www.thekoreanschool.com 25
3. V - (으)려고 하다.
• Diễn tả ý chí, ý định hoặc kế hoạch tương lai của chủ thể.
• Tiếng Việt: [định…]
• Chỉ sử dụng khi hành động hoặc kế hoạch chưa xảy ra
• Hình thức quá khứ: - (으)려고 했다.

- 점심에는 비빔밥을 먹으려고 해요.


- 케이크를 만들려고 해요.
- 저녁에 숙제를 하려고 해요.

4. N 을/를 위해(서), V - 기 위해(서)


• Diễn tả ý đồ hoặc mục đích thực hiện hành động nào đó. Cụ thể, để hoàn thành ý đồ
hoặc mục đích được nêu ra ở mệnh đề trước, người nói sẽ thực hiện hành động mệnh
đề sau.
• Tiếng Việt: [để…] [vì + N]
• Khác với - (으)려고, - 기 위해(서) có thể kết hợp với - 아/어야 해요, - (으)ㅂ시다, -
(으)세요, (으)ㄹ까요?

- 한국에서 취업하기 위해 한국어를 공부하고 있어요.


- 살을 빼기 위해서 운동하고 있어요.
- 가족을 위해 돈을 많이 벌겠어요.

5. V - 기로 하다.
• Thể hiện sự quyết tâm hay hứa hẹn sẽ thực hiện hành động nào đó.
• Tiếng Việt: [quyết định sẽ…], [định sẽ…]
• Thường dùng dưới dạng - 기로 했다 nhưng ý nghĩa ở thì tương lai.

- 영화를 보러 가기로 했어요.


- 이번에는 여행을 가지 않기로 했어요.

6. V – (으)ㄹ까 하다.
• Thể hiện suy nghĩ phân vân, do dự, chưa chắc chắn làm việc gì đó.
• Có thể sử dụng phân vân có nên làm gì đó hay không: V – (으)ㄹ까 말까 하다.
• Tiếng Việt: [phân vân sẽ…] [đang nghĩ sẽ…]

- 다음 학기에 중국어를 배울까 해요.


- 주말에 낚시할까 말까 해요.

www.thekoreanschool.com 26
X. Điều kiện và giả định
1. A/V - (으)면
• Dùng - (으)면 để đưa ra điều kiện về sự việc, tình huống xảy ra hàng ngày hoặc hành
động có tính lặp đi lặp lại, hoặc giả định một sự việc chưa xảy ra. Vì giả định tương lai
nên chắc chắn vế sau sẽ không dùng thì quá khứ.
• Tiếng Việt: [nếu]
• Khi giả định, thường có các trạng từ 혹시, 만일, 만약(에) đi kèm.

- 저는 술을 마시면 얼굴이 빨개져요.


- 수업이 일찍 끝나면 뭐 할 거예요?

2. V - (으)려면
• Là hình thức tỉnh lược của - (으)려고 하면.
• Diễn tả kế hoạch hoặc ý định ở mệnh đề trước và điều kiện để có thể đạt được kế
hoạch đó ở mệnh đề sau .
• Mệnh đề sau thường ở các dạng - 아 /어야 해요 / 돼요, -(으)면 돼요, -(으)세요,
이/가 필요해요, -는 게 좋아요.
• Tiếng Việt: [nếu muốn… , nếu định…]

- 운전을 하려면 면허증이 있어야 해요.


- 집을 구하려면 근처 부동산에 가 보세요.
- 택시를 빨리 잡으려면 택시 승강장에 가야 돼요.

3. A/V - 아/어도
• Là cấu trúc nhượng bộ, diễn tả cho dù có thực hiện hành động nào ở mệnh đề trước thì
mệnh đề sau vẫn xảy ra.
• Tiếng Việt: [cho dù…]
• Có thể thêm trạng từ 아무리 để nhấn mạnh [dù có như thế nào đi chăng nữa]

- 시간이 없어도 아침을 먹어야 돼요.


- 메이 씨는 아무리 먹어도 살이 안 찌지요? 부러워요.
- 아무리 바빠도 아침을 먹어야지요.

www.thekoreanschool.com 27
XI. Cấu trúc diễn tả sự thay đổi
1. A - 아/어지다
• Thể hiện sự biến đổi của trạng thái theo thời gian. A sẽ thành V khi kết hợp với cấu
trúc này.
• Tiếng Việt là [trở nên….]

- 아이스크림을 많이 먹으면 뚱뚱해질 거예요.


- 날씨가 좋아졌어요.
- 한국 생활에 점점 익숙해졌어요.

2. V - 게 되다
• 1. Thể hiện sự thay đổi trạng thái của tình huống nào đó do hoàn cảnh khách quan,
khác với mong muốn và ý chí của chủ ngữ. [trở nên] [làm được gì đó]
2. Một tình huống đã trở thành sự thật hoặc được quyết định [được làm gì đó]

- 회사에 다닌 후부터 일찍 일어나게 됐어요.


- 한국에 오기 전에 방탄소년단을 몰랐는데 한국에 와서 알게 됐어요.
- 친구들과 노래방에 가서 연습하니까 노래를 잘하게 되었어요.

XII. Phỏng đoán và suy đoán


1. A/V - 겠어요.
• Thể hiện sự dự đoán, phỏng đoán về tình huống, trạng thái nào đó. Thường dùng khi
mô tả ý chí quyết tâm làm gì đó nếu dùng với động từ.
• Tiếng Việt: [sẽ…], [chắc sẽ...]

• Hình thức phỏng đoán quá khứ: - 았/었 + 겠어요 => - 았/었겠어요
- 가: 어제 잠을 못 잤어요.
나: 그래요? 많이 피곤하겠어요.
- 오늘은 일이 있어서 못 가겠습니다.
- 어제 많이 피곤했겠네요.

2. A/V - (으)ㄹ 거예요.


• Sử dụng khi phỏng đoán trạng thái hay hành động nào đó. Chủ ngữ là ngôi thứ 3 hoặc
sự vật sự việc nào đó. Nếu chủ ngữ ngôi số 1 hoặc 2 là thì tương lai
• - (으)ㄹ 거예요 không thể sử dụng ở dạng nghi vấn. Khi đó, ta dùng –(으)ㄹ까요?
• Hình thức phỏng đoán quá khứ: - 았/었 + (으)ㄹ 거예요

- 내일도 추울 거예요.
- 유리 씨가 지금 집에서 음악을 들을 거예요.
- 이번 주말에 친구들과 등산할 거예요.

www.thekoreanschool.com 28
3. A/V - (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 것 같다.
• Chỉ sự phỏng đoán của người nói. Thì thể của cấu trúc này phụ thuộc vào điều gì đó đã
xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra ở hiện tại, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.
• Tiếng Việt: [hình như…], [dường như…]
• Còn được dùng để diễn tả quan điểm, suy nghĩ của người nói một cách tế nhị.
• Động từ có 3 thì quá khứ, hiện tại, tương lai ứng với (으)ㄴ/는/(으)ㄹ còn với tính từ
dùng với (으)ㄴ hoặc nếu trạng thái mơ hồ thì dùng (으)ㄹ

- 비가 그친 것 같아요.
- 비가 올 것 같아요.
- 아기가 지금 자는 거 같아요.
- 그 책이 어려운 것 같아요.
- 그 가방은 비싼/비쌀 것 같아요.

4. A - 아/어 보이다
• Diễn tả sự phỏng đoán hoặc cảm nhận của bạn dựa trên vẻ ngoài của con người, sự
vật, sự việc
• Tiếng Việt: [trông/nhìn có vẻ …]

- 지금 괜찮으세요? 슬퍼 보여요.
- 이 치마를 입으니까 젊어 보여요.
- 김치가 맛있어 보이네요.

5. A/V - (으)ㄹ 텐데
• Là cấu trúc (으)ㄹ터 + (으)ㄴ/는 데 dùng để đưa ra nhận định, phỏng đoán ở vế trước
và đưa ra bối cảnh ở vế sau. [chắc sẽ… nên, sẽ …đấy, nên…]
• Mệnh đề trước diễn tả ý định, phỏng đoán , mệnh đề sau có thể liên quan hoặc tương
phản mệnh đề trước. Vế sau dùng nhiều với mệnh lệnh, cầu khiến.
• Phỏng đoán quá khứ: 았/었 + (으)ㄹ 텐데
• Có thể sử dụng ở cuối câu => - (으)ㄹ 텐데요.

- 아기가 깨면 엄마를 찾을 텐데 큰일이에요.


- 영화가 지금 끝나서 사람이 많을 텐데 다른 쪽에 있는 화장실에 가요.
- 그 식당이 이미 닫았을 텐데 가지 마세요.
- 바람이 불면 추울 텐데 따뜻하게 입고 가세요.

www.thekoreanschool.com 29
6. A/V - (으)ㄹ 테니까
• 1. Chủ ngữ vế đầu là ngôi số 1, mệnh đề sau thường là ý chí, lời hứa của người nói
dành cho người nghe. [Vì tôi sẽ làm gì đó nên…]
• 2. Chủ ngữ vế đầu là ngôi số 3, phỏng đoán mệnh đề trước, giải thích cho vế sau [chắc
là sẽ… nên…]
• Có thể sử dụng ở cuối câu => - (으)ㄹ 테니까요

- 밖에 추울 테니까 나가지 마세요.


- 요즘 귤 철이라 귤이 싸고 맛있을 테니까 귤을 사 가요.
- 제가 청소를 할 테니까 설거지를 하세요.

www.thekoreanschool.com 30
XIII. Phát hiện và ngạc nhiên
1. A - 군요, V - 는군요.
• Diễn tả sự ngạc nhiên hoặc thắc mắc khi người nói trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm
hoặc nghe thấy từ ai đó.
• Tiếng Việt: [….thế!], […đấy!]
• Có thể kết hợp với danh từ: N +(이)군요
• Hình thức quá khứ: - 았/었군요

- 유리 씨는 영어를 정말 잘하시는군요.
- 영호 씨는 정말 머리가 좋군요.

2. A/V – 네요.
• Thể hiện sự cảm thán hay ngạc nhiên trước việc gì đó hoàn toàn mới hoặc diễn tả sự
đồng tình với ai đó.
• Tiếng Việt: [….thế!], […đấy!]

- 가: 오늘은 날씨가 춥지요?


나: 네, 춥네요.
- 한국말을 정말 잘하시네요.

Lưu ý: So sánh – 군요 và – 네요

– 군요 – 네요

Chủ yếu sử dụng trong văn viết Chủ yếu sử dụng trong văn nói

Dùng khi người nói trực tiếp chứng kiến, Chỉ dùng khi người nói trực tiếp trải
trải nghiệm hoặc nghe thấy từ ai đó nghiệm

www.thekoreanschool.com 31
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN TRUNG CẤP
I. Nguyên nhân, kết quả
1. N - (이)거든요, A/V - 거든요.
• Dùng để đáp lại câu hỏi, hoặc khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe chưa
biết tới. Biểu hiện cao cấp đồng nghĩa: 거들랑요. “vì”
• Ngoài ra còn dùng khi thông báo một thông tin mới. Sau đó sẽ có thêm 1 thông tin.
• Chỉ sử dụng trong văn nói, khi trò chuyện với những người thân thiết, không nên dùng trong
trường hợp trang trọng. [vì…/…đấy]
- 가: 뭘 그렇게 많이 샀어요?
나: 내일 친구들이 집에 놀러 오거든요.
- 가: 오늘은 학교에 안 가요?
나: 네, 수없이 없거든요.
- 제가 좀 바쁘거든요. 다음에 연락 주세요.

2. N - (이)잖아요, A/V - 잖아요.


• Khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe cũng biết, hoặc người nói gợi lại
cho người nghe lý do mà người nghe có vẻ đã quên.
• Còn được dùng để trách mắng hoặc khiển trách người nghe khi không nghe theo lời khuyên
của người nói dẫn đến kết quả không tốt nào đó.
ð Thường sử dụng với câu trích dẫn gián tiếp lời khuyên của người nói
• Chỉ sử dụng trong văn nói, khi trò chuyện với những người thân thiết, không dùng trong
trường hợp trang trọng. […mà]
- 가: 오늘 춥잖아. 옷 많이 챙겨.
- 가: 왜 그 드라마를 봐요?
나: 재미있잖아요.

3. V - 느라고
• Mệnh đề trước là nguyên nhân, lý do gây kết quả tiêu cực ở mệnh đề sau
ð Nếu dùng kết quả tích cực ở mệnh đề sau câu sẽ thiếu tự nhiên.
• Hành động ở mệnh đề trước diễn ra liên tục, trùng một phần/hoàn toàn với mệnh đề sau.
• Chỉ những động từ yêu cầu thời gian, sức lực, ý chí của chủ thể hành động mới được đứng
trước – 느라고. Thường dùng nhiều với 수고하다, 고생하다.
• [vì mải làm gì đó nên…]
- 열심히 공부하느라고 고생했어요.
- 가: 계속 전화했는데 왜 안 받았어요?
나: 미안해요. 피곤해서 자느라고 전화 소리도 못 들었어요.

www.thekoreanschool.com 32
4. V - 는 바람에
• Thông thường, mệnh đề trước diễn tả tình huống hoặc hoàn cảnh gây ảnh hưởng tiêu cực
đến mệnh đề sau hoặc gây ra một kết quả không mong muốn; mang tính chất biện minh.
ð Mô tả lý do tích cực thì câu sẽ thiếu tự nhiên.
• Tuy nhiên , thỉnh thoảng cũng có thể dùng cấu trúc này trong tình huống mang tính tích cực
khi kết quả xảy ra ngoài dự đoán. Mệnh đề sau - 는 바람에 luôn chia ở hình thức quá khứ
nhưng không kết hợp với câu mệnh lệnh hoặc câu thỉnh dụ.
• [chẳng qua là vì…]
- 노트북이 갑자기 고장 나는 바람에 이메일을 확인하지 못했어요.
- 가: 왜 이렇게 늦었어요?
나: 미안해요. 버스를 잘못 타는 바람에 늦었어요.

5. A/V – (으)ㄴ/는 탓에
• Dùng để đổ lỗi, nêu ra lý do, nguyên nhân, biện hộ, quy trách nhiệm cho một tình huống
không tốt nào đó. à Mệnh đề sau xảy ra do mệnh đề trước.
- 밤새도록 드라마를 보는 탓에 아침에 자주 늦게 일어나요.
- 요즘 스트레스를 자주 받는 탓에 건강이 나빠져요.

Lưu ý: So sánh một số cấu trúc diễn tả lý do


-기 때문에 -는 바람에 -(으)ㄴ/는 탓에 -(으)ㄴ/는 덕분에
Nguyên nhân của
kết quả Tốt + xấu Xấu Xấu Tốt
(tốt/xấu)
Loại nguyên nhân Nguyên nhân không
Tất cả đều được Tất cả đều được Tất cả đều được
lường trước được
Thì của mệnh đề Tất cả thì đều Tất cả thì đều Tất cả thì đều
Thì hiện tại
trước được được được
Thì của mệnh đề Tất cả thì đều Tất cả thì đều Tất cả thì đều
Thì quá khứ
sau được được được
Từ loại kết hợp Tất cả đều được Động từ Tất cả đều được Tất cả đều được

6. A/V – (으)ㄹ까 봐(서)


• Diễn tả người nói vì lo sợ một hành động, sự việc nào đó sẽ xảy ra. Thường kết hợp với
걱정이다/고민이다,… ở vế sau.
• Ở trình độ cao cấp, có thể dùng kèm phó từ: 행여, 혹, 자칫
• [vì sợ rằng, e rằng nên…]
- 비가 올까 봐서 우산을 챙겼어요.
- 내일 학교에 늦게 갈까 봐 일찍 쉬었어요.
- 발표할 때 한국어를 틀릴까 봐 걱정이에요.

www.thekoreanschool.com 33
7. A/V – 고 해서
• Vế trước là lý do tiêu biểu, điển hình trong số nhiều lý do để trở thành việc thực hiện tình
huống ở vế sau.
• Người nói dùng cấu trúc này để đưa ra nguyên nhân chính cho hành động của mình, nhưng
cũng ám chỉ rằng còn các nguyên nhân khác nữa.
• [chủ yếu vì…]
- 손님들이 오고 해서 장을 보러 가요.
- 요즘 살이 찌고 해서 다이어트를 하고 있어요.

Ngoài ra tham khảo thêm cấu trúc 더니 – 았/었더니 trình bày ở các phần sau. cũng có phần
ý nghĩa trình bày nguyên nhân, lí do.

II. Diễn tả sự tương phản


1. A/V - 기는 하지만, A/V - 기는 A/V – 지만
• A/V - 기는 A/V – 지만 : sử dụng chung động từ hoặc tính từ hai lần.
• Diễn tả người nói công nhận hoặc thừa nhận nội dung mệnh đề phía trước nhưng muốn
bày tỏ, diễn tả rõ việc có quan điểm, ý kiến khác ở mệnh đề sau.
• Trong văn nói, 기는 하지만 được giản lược thành -긴 하지만 và -기는 –지만 được
giản lược thành -긴 -지만. Hình thức quá khứ của cấu trúc này là 기는 했지만, không
phải -았/었기는 했지만.
• Ngoài ra còn có thể sử dụng hình thức A/V+기는 하나/V+기는 하는데/ +기는 한데
• [đúng là… nhưng]
- 그 원피스가 좋기는 좋지만 너무 비싸서 못 사겠어요.
- 아파트에 살기가 편하기는 하지만 애완동물을 못 키워요.

Lưu ý: So sánh -지만 và -기는 하지만


-지만 기는 하지만/기는 하는데/기는 하나
Chủ ngữ ở hai mệnh đề không cần Chủ ngữ ở hai mệnh đề PHẢI đồng nhất.
đồng nhất.
Sử dụng khi người nói muốn diễn tả Thừa nhận nội dung mệnh đề trước nhưng
đơn thuần sự tương phản. muốn nhấn mạnh nội dung tương phản ở
mệnh đề sau.

www.thekoreanschool.com 34
2. A/V - (으)ㄴ/는데도
• Là sự kết hợp của - (으)ㄴ/는데 và – 아/어도
• Sử dụng khi kết quả ở vế sau trái ngược với mong đợi, mục đích hành động ở vế trước.
• Tiếng Việt: [Mặc dù...nhưng …” , “dù...nhưng (vẫn)…]
• Sau - (으)ㄴ/는데도, có thể thêm 불구하고 để nhấn mạnh.
• Ngoài ra còn có thể dùng cấu trúc N + 에도 불구하고
• Biểu hiện cao cấp hơn là danh từ hoá mệnh đề: A/V+ (으)ㅁ에도 불구하고
- 선생님이 내일 시험이 있다고 하셨는데도 학생들은 공부를 안 했어요.
- 유리 씨는 많이 먹는데도 (불구하고) 살이 안 쪄요.
- 영희는 부모님의 반대에도 불구하고 일본 남자와 결혼했다.

3. A/V - (으)ㄴ/는 반면(에)


• Mệnh đề trước và sau có nội dung trái ngược nhau.
• Ngoài ra có thể sử dụng khi muốn diễn đạt cả mặt tích cực và tiêu cực về một sự việc
nào đó trong cùng một câu. Dùng nhiều trong văn viết.
• Tiếng Việt: [trái lại, nhưng]
- 저는 읽기는 잘하는 반면에 말하기는 잘 못해요.
- 그 가방은 비싼 반면에 질이 좋아요.

Ngoài ra tham khảo thêm cấu trúc 더니 – 았/었더니 trình bày ở các phần sau cũng có phần
ý nghĩa tương phản, đối lập.

III. Diễn tả hành động gián đoạn


1. V - 는 사이에
• Được sử dụng khi giữa lúc việc vế trước xảy ra thì việc vế sau xem vào [trong lúc, giữa
lúc làm gì đó]

- 우리도 모르는 사이에 자연 환경이 많이 파괴되었어요 .


- 잠시 화장실 다녀오는 사이에 전화가 왔네요.

www.thekoreanschool.com 35
IV. Diễn tả điều kiện và giả định
1. A/V - 아/어야
• Hành động hay trạng thái ở vế trước là điều kiện thiết yếu cho tình huống ở vế sau.
• Tiếng Việt: [chỉ khi.......mới......., chỉ có.......mới.......]
• Trong văn nói, có thể sử dụng ở dạng -아/어야지.
- 토픽 시험을 통과해야 한국으로 유학할 수 있어요.
- 가: 여권을 잃어버렸는데 여행갈 수 있을까요?
나: 여권이 있어야 해외 여행을 갈 수 있지요. 빨리 준비해 놓으세요.

2. A/V - 거든
• Thể hiện điều kiện hay một sự giả định.
• Mệnh đề phía sau thường là thể mệnh lệnh, cầu khiến, khuyên nhủ, hứa hẹn -(으)세요,
-(으)ㅂ시다, -(으)ㄹ게요 hay là thể hiện sự suy đoán, ý chí -겠-, -(으)ㄹ 것이다, -
(으)려고 하다.
• Thường sử dụng trong văn nói. [nếu…]
- 다음에 베트남에 오거든 꼭 연락하세요.
- 바쁘지 않거든 저녁을 같이 먹읍시다.

3. A - 다면 , V - ㄴ/는다면
• Thể hiện giả định hay điều kiện cho một việc gì đó. Câu điều kiện loại II.
• So với (으)면 thì (ㄴ/는) 다면 thể hiện các trường hợp với khả năng hiện thực hóa
tương đối thấp, thêm nữa cũng có thể dùng với các giả định mà không có khả năng ngay
từ ban đầu. Thường kết hợp với phó từ 만약(에), 만일. [Giả sử, nếu như…]
- 다시 태어난다면 남자가 되고 싶어요.
- 해가 서쪽에서 뜬다면 네가 이민호 배우와 결혼할 거야.

www.thekoreanschool.com 36
4. A/V – 았/었더라면
• Nói về một giả định trái ngược với việc đã xảy ra trong quá khứ. Hoặc thể hiện sự nuối
tiếc, ân hận về việc đã trải qua. Câu điều kiện loại III.
• Tiếng Việt: [Nếu mà đã... thì đã...”, “Giả sử đã... thì đã]
• Vế sau thường sử dụng dạng phỏng đoán –았/었을 텐데, –았/었을 것이다, -
(으)ㄹ걸요, hoặc -(으)ㄹ 뻔했다.
- 노래를 잘 불렀더라면 가수가 되었을 거예요.
- 지수 씨가 연습을 많이 했더라면 실수하지 않았을 텐데요.

5. V - (으)ㄹ 뻔하다
• Thể hiện một việc nguy hiểm hay không tốt nào đó có khả năng xảy ra nhưng may mắn
đã không xảy ra. Cấu trúc này luôn dùng ở thì quá khứ.
• Tiếng Việt: [suýt chút nữa]
• Cao cấp dùng với các phó từ: 하마터면, 자칫하면, 까딱하면.
- 아침에 늦게 일어나서 지각할 뻔했어요.
- 가: 민지 씨는 왜 그렇게 수영을 싫어해요?
나: 어렸을 때 수영하다가 물에 빠질 뻔했거든요.

V. Phỏng đoán và suy đoán


1. A - 아/어 보이다
• Diễn tả sự phỏng đoán hoặc cảm nhận của bạn dựa trên vẻ ngoài của con người, sự vật,
sự việc. Chủ ngữ đã nhìn thấy và thuật lại.
• Tiếng Việt: [có vẻ…”, “trông/nhìn có vẻ/như là…]
- 가: 많이 힘들어 보이는데 괜찮을까요?
나: 요즘 많이 바빴어요. 좀 쉬면 좋아질 거예요.
- 머리를 묶으니까 젊어 보여요.

2. A/V - (으)ㄹ 텐데
• Dùng để đưa ra nhận định, phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra với ngôi số 3. Là sự kết hợp
của dạng phỏng đoán (으)ㄹ 터 với cấu trúc bối cảnh (으)ㄴ/는데.
• Mệnh đề trước diễn tả ý định, phỏng đoán , mệnh đề sau có thể liên quan hoặc tương
phản mệnh đề trước. Tiếng Việt: [chắc là nên, vì sẽ… nên]
• Có thể sử dụng ở cuối câu => - (으)ㄹ 텐데요
- 차가 많이 막힐 텐데 좀 일찍 출발하는 게 어때요?
- 한국인 친구를 많이 사귀었으면 한국말을 더 빨리 배웠을 텐데요.
- 가: 흐엉 씨, 생일 축하해요.
나: 시험 준비로 바쁠 텐데 이렇게 와 줘서 고마워요.

www.thekoreanschool.com 37
3. A/V - (으)ㄹ 테니까
• (1) Chủ ngữ vế đầu tiên ngôi số 1: diễn tả ý chí vì TÔI sẽ làm gì đó nên… Mệnh đề sau
thường là lời gợi ý hoặc lời khuyên dành cho người nghe. [vì tôi sẽ… nên]
• (2) Chủ ngữ về đầu tiên ngôi số 3: diễn tả sự phỏng đoán và đưa ra lời khuyên, cầu khiến,
ý chí. [chắc là sẽ… nên]
• Có thể sử dụng ở cuối câu => - (으)ㄹ 테니까요.
• Không dùng 걱정이다, 고맙다, 감사하다, 미안하다 sau - (으)ㄹ 테니까
• Trong khi (으)ㄹ텐데 nhấn mạnh bối cảnh thì (으)ㄹ 테니까 thiên về giải thích lí do.
• Thông thường người Hàn sẽ ít dùng thì tương lai 겠으니까 mà sẽ dùng (으)ㄹ 테니까
hoặc có thể dùng (으)ㄹ거니까, (으)ㄹ 건.
- 가: 내일 도서관에 몇 시에 갈까요?
나: 시험 기간이라서 사람이 많을 테니까 아침 일찍 갑시다.
- 제가 도와 줄 테니까 너무 걱정하지 마세요.

4. A/V - (으)ㄹ지도 모르다


• Diễn đạt sự phỏng đoán hoặc không chắc chắn về điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai
hoặc đã xảy ra trong quá khứ. Thường được dùng với 아마
• Hình thức quá khứ: - 았/었을지도 모르다
• Tiếng Việt: [không biết chừng…]
- 내일 날씨가 추울지도 모르니까 따뜻하게 입으세요.
- 아마 선생님께서는 학교에 안 계실지도 모르는데 여기서 기다릴까요?

5. A/V - (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 모양이다


• Sử dụng khi muốn phỏng đoán hay suy đoán về một tình huống cụ thể sau khi trực tiếp
chứng kiến hay nghe về tình huống đó. [chắc là…, có vẻ như…]
• Trước - (으)ㄴ/는 모양이다 thường sử dụng cấu trúc -(으)ㄴ/는 걸 보니까 với ý
nghĩa làm căn cứ để phỏng đoán.
• Thì thể của cấu trúc này phụ thuộc vào điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra
ở hiện tại, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Động từ ứng với quá khứ/hiện tại/tương lai +
(으)ㄴ/는/(으)ㄹ; tính từ phỏng đoán thường/mơ hồ + (으)ㄴ/(으)ㄹ. Ngoài ra dạng quá
khứ hồi tưởng + 았/었던 모양이다.
- 가: 란 씨가 우리 둘이 먼저 밥 먹을래요.
나: 그래요? 지원 씨가 오늘 늦게까지 일하는 모양이에요.
- 저 사람은 매일 돈을 저렇게 펑펑 써요. 정말 돈이 많은 모양이에요.
- 그 회사 일이 정말 힘들었던 모양이에요.

www.thekoreanschool.com 38
6. A/V – (으)ㄹ걸요
• Diễn tả sự phỏng đoán, giả định về những sự việc trong tương lai hoặc việc mà người
nói chưa chắc chắn lắm. Phỏng đoán cho ngôi số 3. Quá khứ: 았/었을걸요.
• Tiếng Việt: [có lẽ, chắc là]
• Chỉ sử dụng cấu trúc này giữa những người thân thiết và chỉ sử dụng trong văn nói.
• Dạng 반말 là (으)ㄹ걸, tuy nhiên không được nhầm lẫn với cấu trúc (으)ㄹ걸 (그랬다)
có nghĩa là “biết thế đã…”, cần xem xét nghĩa câu để dịch cho đúng.
- 가: 저 옷이 비쌀까요?
나: 지금 50%나 세일하니까 비싸지 않을걸요.
- 가: 우리 내일 백화점에 갈 때 마이 씨도 부를까요?
나: 마이 씨는 시간이 없을 걸요. 내일 아르바이트를 한다고 했거든요.

7. A/V – (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다/알았다


• Người nói thể hiện sự khác nhau giữa kết quả và thứ mà mình đã suy nghĩ hay dự đoán.
• Động từ ứng với quá khứ/hiện tại/tương lai + (으)ㄴ/는/(으)ㄹ; tính từ phỏng đoán
thường/mơ hồ + (으)ㄴ/(으)ㄹ.
• Tiếng Việt:
ð (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다: “không nghĩ là, không biết là”
ð (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 줄 몰랐다/알았다: “nghĩ là, cứ tưởng là”
- 흐엉 씨는 한국어 발음이 좋아서 한국 사람인 줄 알았어요.
- 그 가방이 싼 줄 알았어요/쌀 줄 알았어요.
- 마이 씨가 한국에 돌아간 줄 몰랐어요.

8. A - (으)ㄴ가 보다, V - 나 보다
• Thể hiện sự phỏng đoán, suy đoán của người nói dựa trên bối cảnh nào đó. Đối tượng
được phỏng đoán là ngôi số 3, không dùng ngôi số 1. Dùng nhiều trong văn nói.
• Tiếng Việt: [Có vẻ…”, “chắc là...]
- 밖에 비가 오나 봐요.
- 흐엉 씨가 어디 아픈가 봐요.
- 가: 뚜안 씨가 보고서를 다 썼어요?
나: 네, 보고서를 다 썼나 봐요. 아까 제출하러 간다고 했거든요.

www.thekoreanschool.com 39
VI. Diễn tả trạng thái hành động
1. V - 아/어 놓다
• Thể hiện một hành động nào đó được kết thúc và sau đó trạng thái của nó được duy trì.
• Tiếng Việt: [...sẵn rồi, ...sẵn, trước rồi]. Thường dùng với phó từ 미리.
• Khi kết hợp với động từ 놓다 thì không sử dụng hình thức 놓아 놓다 mà sử dụng 놓아
두다.
- 오늘 오후까지 발표 준비를 해 놓아야 해요.
- 가: 창문을 왜 열어 놓고 있어요?
나: 교실이 너무 더워서 열었어요.
- 비행기 표를 미리 사 놓았어요.

Lưu ý: Sự khác nhau giữa -았/었다 và -아/어 놓다


-았/었다 -아/어 놓다
Nhấn mạnh sự kết thúc của hành Sau khi hành động kết thúc thì trạng
động. Không thể biết được sau khi thái còn duy trì.
hành động diễn ra thì trạng thái có còn
duy trì hay không.

2. V - 아/어 두다
• Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ nhưng trạng thái của nó vẫn duy trì và kéo
dài đến hiện tại và tương lai.
• Tương tự với cấu trúc - 아/어 놓다. Tuy nhiên, trạng thái của -아/어 두다 được duy trì
lâu hơn.
- 발표할 때 실수하지 않게 연습을 많이 해 두세요.
- 잊어버리지 않게 적어 두었는데요.

3.V –(으)ㄴ 채로
• Diễn tả giữ nguyên trạng thái hành động trước rồi thực hiện hành động phía sau.
• Tiếng Việt: [vẫn đang, trong trạng thái, vẫn cứ…]
• Trước –(으)ㄴ 채로 không thể kết hợp với thì hiện tại và tương lai. Thường kết hợp
chung với cấu trúc 아/어 놓다.
• Có thể rút gọn thành –(으)ㄴ 채
- 어젯밤에 창문을 열어 놓은 채로 잤더니 감기에 걸린 것 같아요.
- 한국에서 어른들과 술을 마실 때 고개를 돌린 채로 술을 마셔야 돼요.
- 음악을 틀어 놓은 채로 공부가 되니?

www.thekoreanschool.com 40
4. V – (으)ㄴ/ 는 대로
• Diễn tả hành động ở mệnh đề sau xảy ra đúng theo cách ở mệnh đề trước.
• Ngoài ra có thể dùng N + 대로, một số từ tiêu biểu như: 마음대로, 생각대로,
약속대로, 순서대로, 차례대로, 사실대로, 계획대로,…
• Tiếng Việt: [như, cứ như, theo như..]
- 제가 발음하는 대로 따라하세요.
- 요리책에서 보는 대로 삼계탕을 만들어서 정말 맛있어요.

VII. Thái độ và thói quen


1. A/V – 기는요
• Sử dụng khi nói một cách khiêm tốn về lời khen của đối phương.
• Thể hiện sự phủ nhận bác bỏ, từ chối một cách nhẹ nhàng lời nói của đối phương.
• Dùng nhiều trong văn nói. […gì mà…, … đâu mà…]
- 가: 한국어가 정말 잘하네요.
나: 잘하기는요.
- 가: 유리 씨는 머리가 참 똑똑해요.
나: 똑똑하기는요.

2. V – 곤 하다
• Thể hiện một tình huống nào đó thường xuyên được lặp lại. Cũng thường dùng với hành
động đã thường xuyên xảy ra trong quá khứ.
• Tiếng Việt: [thường hay, thường…]
• Có thể sử dụng dưới dạng -고는 하다
- 가: 주말에는 보통 뭘 해요?
나: 친구들을 만나 영화를 보곤 해요.
- 할머니께 어린 시절 이야기를 듣곤 했다.
- 저는 주변이 시끄러울 때 이어폰을 꽂고 조용한 음악을 듣곤 해요.

3. A/V – (으)ㄴ/는 척하다 = 체하다


• Chủ ngữ giả vờ làm gì đó trái ngược với sự thực. Ở dạng nhấn mạnh còn có thể dùng ở
dạng 척을 하다 / 척도 하다.
• Cao cấp có thể sử dụng: (으)ㄴ체 만 체하다
• Tiếng Việt: [làm như, giả vờ, giả bộ như, tỏ ra như]
- 어떤 곤충은 자신을 보호하기 위해 죽을 척을 한다.
- 친구가 돈을 빌려 달라고 해서 돈이 없는 체해요.
- 제가 한 이야기에 대해 모르는 척해 주세요.

www.thekoreanschool.com 41
VIII. Lựa chọn
1. A/V – (으)ㄴ/는 대신(에) – N + 대신(에)
• Nghĩa 1: Thể hiện sự thay đổi hành động hay trạng thái ở vế trước thể hiện sang hành
động hay trạng thái khác tương tự hoặc tương ứng ở vế sau. Có thể dịch là [thay vì, thay
cho].
• Nghĩa 2: Hành động hoặc trạng thái (tình huống hoặc đặc tính) ở vế trước và vế sau khác
nhau hoặc trái ngược. Có thể dịch là [bù lại, thay vào đó].
- 가: 저녁에 불고기를 같이 먹읍시다.
나: 불고기 대신에 삼겹살를 먹으면 어때요?
- 지하철은 빠른 대신에 출퇴근 시간에 사람이 많아요.
- 낚시하는 대신에 테니스를 칩시다.

2. 아무 + (이)나 / 아무 + 도
• 아무 nghĩa là không chọn bất cứ cái gì đặc biệt
ð Tiếng Việt là [bất cứ, bất kỳ]
• Tùy vào tiểu từ theo sau 아무 thì từ này có thể diễn đạt người hoặc vật.
• Sau 아무 + (이)나 sử dụng dạng khẳng đinh còn 아무 + 도 luôn sử dụng hình thức phủ
định.
• Đối với trường hợp danh từ chỉ người, sử dụng dạng 아무나 (bất cứ ai), 아무도 (không
có ai).
- 가: 뭐 먹고 싶어요?
나: 저는 아무거나 괜찮아요.
- 아무도 저를 알지 못하는 곳으로 가고 싶어요.
- 그 모일에는 아무나 갈 수 있어요?
- 요즘 방학이라서 아무 때나 놀러오세요.
- 하숙집은 깨끗한 곳이면 아무데나 괜찮아요.

3. N - (이)라도
• Diễn tả lựa chọn nào đó tuy không phải là tốt nhất nhưng cũng tạm ổn.
• Tiếng Việt: [cho dù là...]
- 해외여행이 어려우면 제주도라도 다녀오세요.
- 밥이 없는데 라면이라도 먹겠어요.
Lưu ý: So sánh (이)나 và (이)라도
(이 )나 (이)라도
Không có lựa chọn tốt nhất thì tất cả các Không có lựa chọn tốt nhất thì sự lựa
lựa chọn khác đều như nhau. chọn thứ hai cũng được.
ð Sử dụng khi xếp loại lựa chọn

www.thekoreanschool.com 42
4. A/V - 든지 A/V - 든지
• Thể hiện rằng trong nhiều thứ, có thể chọn một thứ hoặc là chọn thứ nào cũng không
thành vấn đề
• Tiếng Việt: [hoặc là...hoặc là]
• Được rút gọn thành: - 든 - 든
- 비가 오든지 눈이 오든지 내일 행사는 예정대로 진행될 겁니다.
- 가: 냉면을 드실래요, 불고기를 드실래요?
나: 저는 냉면이든지 불고기든지 다 괜찮아요.

IX. Hồi tưởng


1. A/V – 던 N
• (1) Diễn tả hành động đã thường xuyên xảy ra ở quá khứ nhưng bây giờ đã chấm dứt.
Trong trường hợp này , thường đi kèm với các cụm từ diễn tả sự lặp lại như 여러번,
자주, 가끔,항상, … [đã từng thường…]
• (2) Hồi tưởng những sự việc đã bắt đầu xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn chưa kết thúc
mà vẫn còn dang dở. Trong trường hợp này, thường sử dụng với các cụm từ xác định
chỉ thời gian trong quá khứ như 지난달, 지난주, 어제, 아까, 저번에,... [đang… dở]
- 우리가 자주 가던 식당에 다시 가 보고 싶어요.
- 이 노래는 제가 옛날에 자주 듣던 노래예요.
- 마시던 커피가 어디에 있어요?
Lưu ý: So sánh – 던 và - (으)ㄴ
–던 - (으 )ㄴ

Giống Nói về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ

Khác • Diễn tả hành động trong quá khứ • Diễn tả hành động trong quá
còn dang dở khứ đã chấm dứt, không còn
è 마시던 커피가 어디 있어? (Cà liên quan đến hiện tại.
phê uống dở ở đâu?) à 어제 마신 커피가
• Hồi tưởng lại một việc lặp đi lặp lại 맛있었어요. (Cà phê đã uống
trong quá khứ hết hôm qua thì ngon)
• Diễn tả đơn thuần hành động
đã xảy ra trong quá khứ,
không ngụ ý hồi tưởng

Cấu trúc A/V – 았/었던 N xem ở phần sau

www.thekoreanschool.com 43
2. A/V – 더라고요
• Được dùng khi nói lại với một người khác về một sự thật mà bản thân mình mới biết
nhờ trải qua một kinh nghiệm trong quá khứ. Dùng cho ngôi số 3.
• Tiếng Việt: [tôi thấy rằng...]
• Khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất thì không dùng được với biểu hiện này, trừ trường hợp thể
hiện thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ ngữ.
- 가: 어제 새로 산 바지 왜 안 입고 왔어요?
o 나: 집에 가서 입어 보니까 사이즈가 작더라고요.
- 가: 어제 남 씨를 잘 봤어요? 어땠어요?
o 나: 많이 기대하지 않았는데 재미있더라고요.

3. A/V – 던데요
- Diễn tả những điều tương phản với điều người khác nói hoặc diễn tả cảm giác ngạc
nhiên trước một sự việc đã xảy ra trong quá khứ trong một hoàn cảnh nhất định nào đó.
• Thường dùng trong câu trả lời, có ý phản bác nhẹ. [tôi thấy... đấy chứ]
- 가: 흐엉 씨가 학생이에요?
나: 아니요, 회사원이던데요. 삼성 회사에서 일하더라고요.
- 가: 어제 서진 씨하고 식사했지요?
나: 네, 서진 씨가 베트남 음식을 아주 잘 먹던데요.

Lưu ý: So sánh – 던데요 và – 더라고요


– 던데요 – 더라고요
Đều có thể sử dụng để hồi tưởng quá khứ
CÓ THỂ dùng để diễn tả quan điểm/ suy nghĩ KHÔNG THỂ dùng để diễn tả quan
của người nói về hành động, sự việc ở quá điểm/ suy nghĩ của người nói về hành
khứ mà trái ngược với ý kiến của đối phương. động, sự việc ở quá khứ mà trái ngược với
ý kiến của đối phương.

4. A/V – 더군요
• Được dùng khi nói lại với một người khác về một sự thật mà bản thân mình mới biết
nhờ trải qua một kinh nghiệm trong quá khứ cùng sự ngạc nhiên. Dùng cho ngôi số 3.
Cách dùng khá giống cấu trúc 더라고요, tuy nhiên có mức độ cảm thán.
• Tiếng Việt: [tôi thấy rằng...]
- 그 사람은 언제나 자기 생각만 하더군요.
- 그 애가 많이 아프더군.

www.thekoreanschool.com 44
X. Sự hoàn tất của hành động
1. V - 아/어 버리다
• Diễn tả tính hoàn toàn về kết quả của một hành động
• Ngoài ra còn có ý nghĩa giải phóng khỏi những nặng nề do việc thực hiện hành động,
hay còn lại chút tiếc nuối do kết quả của hành động.
• Tiếng Việt: [hết rồi, mất rồi, …rồi]
- 돈을 다 써 버렸어요.
- 막내딸도 시집 보내 버리면 섭섭할걸.
- 그렇게 마음에 들면 고민하지 말고 그냥 사 버리세요.

2. V - 고 말다
• Diễn tả một sự tiếc nuối vì một việc nào đó đã xảy ra ngoài ý muốn hoặc diễn tả một kết
quả đạt được sau quá trình phấn đấu vất vả. Nhấn mạnh: 고야 말다
• Tiếng Việt: [cuối cùng thì…, mất rồi]
• Trước 고 말다 thường xuyên xuất hiện các từ như 결국, 드디어, 마침내, 끝내,…
- 끝까지 해 보려고 했지만 중간에 포기하고 말았어요.
- 결국은 이혼을 하고 말았어요.
- 휴대폰을 떨어뜨려서 액정이 깨지고 말았어요.

Lưu ý: So sánh - 고 말다 và - 아/어 버리다


- 고 말다 - 아/어 버리다

Thể hiện tâm trạng, cảm giác tiếc nuối khi phát sinh việc không như mong muốn

X Thể hiện cảm giác, tâm trạng nhẹ nhõm khi


trút bỏ được gánh nặng

3. V – 았/었다(가)
• Diễn tả sau khi hành động ở mệnh đề trước kết thúc thì hành động ở mệnh đề sau xảy
ra. Thường là 2 động từ có nghĩa đối ngược nhau.
• Hình thức -았/었 trong -았/었다가 không ngụ ý quá khứ mà diễn tả sự hoàn tất của
hành động. […xong rồi thì lại….]
• Mệnh đề sau có thể kết hợp với mọi thì thể gồm quá khứ, hiện tại và tương lai.
- 창문을 닫았다가 열었어요.
- 마트에 갔다 올게요.
- 치마를 샀다가 사이즈가 작아서 환불했어요.

Lưu ý: So sánh – 았/었다가 và – 다가

www.thekoreanschool.com 45
– 았/었다가 – 다가
Hành động ở mệnh đề sau xảy ra khi hành Hành động ở mệnh đề sau xảy ra khi hành
động ở mệnh đề trước ĐÃ KẾT THÚC. động ở mệnh đề trước VẪN CÒN TIẾP
DIỄN. Hành động vế trước còn dang dở thì
hành động sau xen vào.
Động từ ở mệnh đề trước và sau thường Có thể kết hợp với tất cả các động từ.
tương phản với nhau.

4. A/V – 았/었던 N
• (1) Diễn tả sự hồi tưởng sự việc đã xảy ra trong quá khứ và không kéo dài đến hiện tại.
• (2) Diễn tả sự hồi tưởng sự việc xảy ra 1 lần trong quá khứ.
• Khi tính từ kết hợp với -았/었던 thì có hai ý nghĩa khác nhau tùy theo bối cảnh. Nghĩa
thứ nhất chỉ sự việc ở hiện tại tương phản với sự việc ở quá khứ. Nghĩa thứ hai chỉ sự
việc ở quá khứ còn kéo dài đến hiện tại.
- 지난번에 만났던 카페에서 만납시다.
- 이게 옛날 사람들이 먹었던 음식이다.
- 작년에는 키가 작았던 남 씨가 지금은 키가 커요.

Lưu ý: So sánh – 았/었던 và - 던


-던 – 았/었던

• Diễn tả hành động, sự việc đã xảy ra • Diễn tả hành động, sự việc bắt
trong quá khứ nhưng chưa kết thúc. (dở) đầu và chấm dứt ở quá khứ,
• Sử dụng với hành động thường xuyên xảy không kéo dài đến hiện tại.
ra trong quá khứ. (đã từng thường)

www.thekoreanschool.com 46
XI. Đặc điểm, tính chất
1. A/V – (으)ㄴ/는 편이다
• Biểu hiện phân loại thuộc vào một loại nào đó.
• Tiếng Việt là [vào loại.., thuộc diện...]
- 저는 맵게 먹는 편이에요.
- 하노이의 물가는 베트남의 다른 도시보다 비싼 편이에요.

2. N - 스럽다
• Có cảm giác hoặc tính chất giống như danh từ đứng trước.
• Một số từ tiêu biểu: 고민스럽다, 고통스럽다, 고풍스럽다, 과감스럽다, 근심스럽다,
냉정스럽다, 다행스럽다, 만족스럽다, 믿음직스럽다, 민망스럽다, 바람직스럽다,
변덕스럽다, 부담스럽다, 불만스럽다, 불안스럽다, 사랑스럽다, 쑥스럽다,
여성스럽다, 염려스럽다, 의심스럽다, 짜증스럽다, 창피스럽다, 촌스럽다,
평화스럽다, 혼란스럽다,…
- 한국 사람들과 한국어로 자연스럽게 이야기를 할 수 있었으면 좋겠어요.
- 저는 어른스럽게 보이는 옷을 사고 싶어요.

3. N - 답다
• Diễn tả đặc điểm hoặc tính chất của danh từ đó.
• Một số từ tiêu biểu: 신사답다, 전무가답다, 선수답다, 기자답다, 남자답다,…
ð Danh từ sẽ có phẩm chất, đặc điểm mà đáng ra được như thế.
- 뚜안 씨는 남자다운 데가 하나도 없는 것 같아요.
- 학생은 학생답게 행동해야 해요.

Lưu ý: So sánh –답다 và –스럽다


–답다 –스럽다
Diễn tả sự vật nào đó MANG Diễn tả sự vật nào đó CÓ VẺ NHƯ
Ý nghĩa ĐẦY ĐỦ tất cả các tính chất, đặc có tính chất, đặc điểm của danh từ
điểm của danh từ đứng trước. đứng trước.
CÓ THỂ sử dụng sau danh từ mô Nếu sử dụng sau danh từ mô tả nơi
tả nơi chốn và cơ quan. chốn và cơ quan như 길스럽다,
Hạn chế
학교스럽다,… thì sẽ KHÔNG TỰ
NHIÊN.

www.thekoreanschool.com 47
XII. Trích dẫn gián tiếp
1. A/V – 다고요?
• Người nói nhắc lại lời của người khác với mục đích xác nhận về điều người nói chưa
được rõ hoặc nội dung được nghe khó có thể tin là sự thực.
• Có thể dùng dạng dẫn 자고요? (으)라고요? 냐고요?
• Tùy theo loại câu của đối phương sử dụng mà có hình thức trích dẫn khác nhau và
thường gắn 요 vào cuối câu trích dẫn. [bạn vừa nói là…? gì cơ? đúng không?]
- 가: 선생님이 왔어요.
나: 누가 왔다고요?
가: 선생님이요.
- 가: 요즘 날씬해 보이네요. 다이어트했어요?
나: 다이어트했냐고요? 저는 살이 3kg 이나 쪘어요.

2. A/V – 다고 하던데 – 다고 했던데


• Hồi tưởng hoặc xác nhận những điều người khác đã nói trước đó.
• A/V – 다고 하던데: điều mà người thứ 3 nói [tôi thấy anh chị ấy/người ta nói là…]
• Mệnh đề sau diễn tả quan điểm, câu hỏi, lời khuyên hoặc gợi ý.
- 어제 흐엉 씨가 모임에 가자고 하던데 같이 갈래요?
- 가: 오늘 저녁은 어디에서 먹을까요?
나: 여기 근처에 베트남 식당이 있다고 하던데 거기에서 먹는 게 어때요?
- 다음 주말에 란 씨가 아기 돌잔치를 할거라고 하던데 갈 거예요?

3. A/V – 다면서요?
• Để hỏi và xác nhận lại một sự thật, thông tin nào đó mà người nói đã biết hoặc nghe ở
đâu đó rồi, nhưng còn chưa chắc chắn.
• Tiếng Việt: [nghe nói..., hình như bạn đã nói rằng ... phải không?]
• Có thể được rút gọn thành -다면서? / 다며?
• Sử dụng khi trò chuyện với những người thân thiết, bạn bè.
- 가: 어제 하노이에 비가 많이 내렸다면서요?
나: 네, 정말 많이 오더라고요.
- 가: 한국 남자들은 모두 군대에 가야 한다면서요?
나: 네, 맞아요.

www.thekoreanschool.com 48
4. A/V – 다니요?
• Cấu trúc này lặp lại lời của đối phương để diễn tả cảm giác ngạc nhiên của người nói.
Người nói ngạc nhiên hoặc không tin điều người khác nói là đúng, là thật.
• [đã nói là… ư?, Có thật là nói… như vậy không?]
- 가: 흐엉 씨가 방탄소년단을 만났대요.
나: 방탄소년단을 만났다니요? 정말 부러워요.
- 가: 기말시험이 언제인지 아세요?
나: 언제인지 아냐니요? 어제인데 몰랐어요?

XIII. Quyết tâm và ý đồ


1. V – (으) ㄹ까 하다 / (으)ㄹ 까 – (으)ㄹ까 하다 / (으)ㄹ까 말까 하다
• Người nói thể hiện việc suy nghĩ hoặc dự định sẽ làm gì đó chưa chắc chắn, có thể thay
đổi. Thể hiện sự do dự của chủ thể, đang phân vân, cân nhắc.
• Có thể sử dụng dạng (으)ㄹ 까 – (으)ㄹ까 하다 để thể hiện phân vân giữa 2 việc.
• Có thể sử dụng dạng (으)ㄹ 까 말까 하다 để thể hiện phân vân làm hay không.
• Chủ ngữ là 나(저), 우리.
• Tiếng Việt: [dự định, phân vân…]
- 저녁 준비하기 싫어서 주문해서 먹을까 해요.
- 이번 방학에 운전을 배울까 말까 해요.
- 낚시할까 소풍 갈까 하는데요.
- 이번 주말에 영화를 볼까 보는데 같이 갈래요?

2. V – 고자
• Diễn tả nội dung mệnh đề trước là ý đồ hoặc mục đích của hành động ở mệnh đề sau.
• Tiếng Việt: [để, để cho]
• Chủ yếu sử dụng trong văn viết, khi phát biểu hoặc báo cáo.
- 살을 빼고자 꾸준히 운동하는 게 좋다.
- 아침에 일어나고자 일찍 자면 됩니다.

3. V – (으)려던 참이다
• Diễn tả việc đang định bắt đầu một hành động nào đó đúng vào ngay thời điểm nói.
• Tiếng Việt: [vừa mới có ý định…, đúng lúc định…]
• Thường dùng với phó từ 막, 마침. Có thể dùng dạng: (으)려던 참에
- 가: 이거 사전이에요. 미미 씨 주려고 빌렸어요.
나: 고마워요. 저도 사전을 빌리려던 참이었어요.
- 제가 전화하려던 참이었어요.
- 수영장에 가려던 참에 친구가 월요일에는 문을 닫는다고 말했어요.

www.thekoreanschool.com 49
4. V – 아/어야지요
• Người nói tự hứa với chính bản thân quyết định thực hiện việc nào đó hoặc đơn giản
diễn tả ý định của mình. [phải… chứ nhỉ]
• Có thể sử dụng ở dạng thân mật -아/어야지 hoặc rút gọn thành -아/어야죠.
- 가: 어제 “기생충”이라는 영화를 봤는데 정말 재미있었어.
나: 난 아직도 못 봤는데 그렇게 재미있어? 그럼 나도 봐야지.
- 가: 그렇게 자꾸 지각하다가는 공부하기 어려울 거야.
나: 내일부터는 절대 학교에 지각하지 말아야지요.

5. V – (으)ㄹ 겸 V – (으)ㄹ 겸
• Diễn tả ý định muốn thực hiện hai hành động cùng một lúc của người nói. Cả 2 hành
động đều bình đẳng về sự ưu tiên.
• Tiếng Việt: [vừa để...vừa để...]
- 산책도 할 겸 사진도 찍을 겸 집 근처 공원에 갔어요.
- 용돈도 벌 겸 경험도 쌓을 겸 아르바이트를 하려고 해요.

6. V - 는 김에
• Diễn tả sự nhân tiện, nhân cơ hội làm việc vế trước thì làm luôn việc vế sau.
• Tiếng Việt: [nhân tiện..., nhân cơ hội…]
- 세탁을 하는 김에 청소도 할까요?
- 제주도에 출장을 가는 김에 여기 저기 여행할 생각이에요.

www.thekoreanschool.com 50
XIV. Gợi ý và lời khuyên
1. V – (으)ㄹ 만하다
• Biểu hiện một hành động nào đó có giá trị để làm, xứng đáng để làm
• Tiếng Việt: [đáng để…]
- 가: 볼 만한 드라마를 좀 추천해 주시겠어요?
나: “오징어 게임” 어때요?
- 주말에 친구 결혼식이 있는데 입을 만한 옷이 없어서 쇼핑을 가요.

2. V – 도록 하다
• (1) Thể hiện sự cố gắng, ý chỉ của chủ thể, thường dùng ở dạng 도록하겠다 thể hiện ý
chí [tôi sẽ cố gắng…] hoặc dùng ở dạng khuyên nhủ 도록하세요 [hãy cố gắng…]
• (2) Sai khiến hoặc khiến cho người khác làm một việc gì đó (ít dùng)
- 이제는 약속을 꼭 지키도록 하세요.
- 가: 지갑을 찾아 주셔서 정말 감사드려요.
나: 아니에요, 앞으로는 잃어버리지 않도록 하세요.

3. V – 지 그래요?
• Gợi ý ai đó làm cái gì, là một dạng câu mệnh lệnh tuy nhiên ở hình thức câu hỏi đem
cảm giác ra lệnh nhẹ nhàng hơn. Thường kết hợp với (으)면
• Dạng quá khứ 지 그랬어요? [bạn hãy… xem, sao lại không…nhỉ?]
- 오늘 날씨가 더우니까 삼계탕을 먹지 그래요?
- 피곤하니까 잠깐이라도 좀 쉬지 그래요?
- 많이 아프면 오늘 결근하지 그랬어요?

www.thekoreanschool.com 51
XVI. Bổ sung thông tin
1. A/V - (으) ㄹ 뿐만 아니라 = (으)ㄹ뿐더러
• Dùng để bổ sung thông tin.
• Tiếng Việt: [không những...mà còn]
• Có thể tỉnh lược 만 thành - (으) ㄹ 뿐 아니라.
- 그 배우는 얼굴이 예쁠 뿐만 아니라 연기도 잘 해서 인기가 많대요.
- 저 식당은 음식이 맛있을 뿐더러 가격도 싸요.

2. A/V - (으) ㄴ/는 데다가


• Dùng để bổ sung thông tin.
• Tiếng Việt: [thêm vào đó]
- 가: 오늘 웬일로 지각을 했어요? 원래 지각 잘 안 하잖아요.
나: 늦게 일어나는 데다가 버스가 안 와서 지각을 했어요.
- 그 친구가 성격이 활발한데다가 말을 잘 해요.

3. N - 조차
• Ý nghĩa: đến ngay cả những thứ cơ bản nhất còn không được thì nói gì đến cái khác.
• Tiếng Việt: [ngay cả…, thậm chí]
- 살이 많이 빠져서 친한 친구조차 저를 못 알아봤어요.
- 형조차 저를 못 믿어요?
- 고등학교에 다닐 때 독일어를 배웠는데 지금은 인사말조차 생각이 안 나요.
4. N – 마저
• Ý nghĩa: đến ngay cả thứ cuối cùng không được thì nói gì đến cái khác.
• Tiếng Việt: [ngay cả…]
- 부모님마저 제 생일을 잊어버렸어요.
- 맥내딸마저 시집에 가 버려서 섭섭해요.

5. N – 만 해도
• Đưa ra các ví dụ giải thích cho một hoàn cảnh hay tình huống nào đó.
• Tiếng Việt: [chỉ tính riêng…]
- 집안일이 시간이 많이 걸려요. 청소만 해도 1 시간이나 걸려요.
- 가: 요즘 물가가 많이 상승한 것 같아요.
나: 네, 채소값만 해도 10%나 올랐어요.

www.thekoreanschool.com 52
XVII. Mức độ
1. A/V - (으)ㄹ 정도로
• Diễn tả hành động ở mệnh đề sau diễn ra ở một mức độ tương đương với những gì được
miêu tả ở mệnh đề trước.
• Tiếng Việt: [đến mức, đến nỗi]
• Thường sử dụng dưới hình thức: - (으)ㄹ 정도로 hoặc - (으)ㄹ 정도이다.
- 저는 10 번이나 볼 정도로 그 영화를 좋아해요.
- 다리가 너무 아파서 못 걸을 정도예요.

2. N – 만 하다
• So sánh giữa hai vật, hai việc có số lượng, kích thước, hay mức độ tương đương nhau.
• [như, bằng với…]
- 월급이 쥐꼬리만 해서 살기가 힘들어요.
- 가: 그 친구는 얼굴이 정말 작네요.
나: 맞아요, 주먹만 하네요.

3. A/V - (으) ㄴ/는 /(으)ㄹ 만큼


• Diễn tả hành động hoặc trạng thái mô tả ở mệnh đề trước tương đương với trạng thái ở
mệnh đề sau.
• Tiếng Việt: [như, bằng với]
- 그 영화가 눈물이 날 만큼 슬퍼요.
- 최선을 다한 만큼 좋은 결과를 얻을 거예요.
- 늘 노력하는 만큼 성공할 수 있다고 한다.
• Còn có ý nghĩa nguyên nhân kết quả: [vì]
- 유기농 식품은 농약을 안 쓰는 만큼 건강에 좋다는 것이다.

www.thekoreanschool.com 53
XVIII. Phát hiện và kết quả
1. V – 고 보니(까)
• Sau khi hoàn thành hành động nào đó thì phát hiện thông tin mới hoặc một điều gì đó
khác với suy nghĩ của mình.
• Tiếng Việt: [thử… rồi mới biết /rồi mới nhận ra…]
• Kết thúc câu chủ yếu ở hình thái quá khứ.
- 버스를 타고 보니 잘못 탔어요.
- 유학하고 보니 외롭고 부모님이 그리워요.
2. V – 아/어 보니(까)
• Trong lúc thực hiện hành động nào đó thì phát hiện thông tin mới hoặc một điều gì đó
khác với suy nghĩ của mình. 고 보니까 nhấn mạnh sự hoàn thiện của hành động hơn.
• Tiếng Việt: [đang thử… thì nhận ra…]
- 김치를 먹어 보니 아주 매워요.
- 외국에서 살아 보니까 생각보다 좀 힘들어요.

3. V - 다(가) 보니(까)
• Diễn tả người nói phát hiện điều gì mới hay tình huống mới xảy ra sau khi thực hiện
hành động nào đó liên tục trong quá khứ. [vì cứ… nên]
- 처음에는 한국어를 공부하는 것이 힘들었는데 하다 보니까 재미있기도 해요.
- 매일 민호 씨와 한국어로 이야기하다 보니 한국어 실력이 많이 늘었어요.

Lưu ý: So sánh - 고 보니 và - 다 보니
- 고 보니 - 다 보니
• Xảy ra sau khi hành động kết thúc. • Xảy ra khi hành động vẫn đang tiếp diễn.
• Hành động ở vế trước chỉ xảy ra một • Hành động ở vế trước xảy ra nhiều lần.
lần. • Mệnh đề sau bao gồm thông tin mới phát
• Mệnh đề sau bao gồm thông tin mới hiện hoặc trạng thái đã trở nên như thế nào
hoặc thông tin không ngờ đến. đó, do kết quả của hành động xảy ra ở mệnh
đề trước.

www.thekoreanschool.com 54
4. V – 다(가) 보면
• Diễn tả hành động ở mệnh đề trước liên tục xảy ra và cuối cùng dẫn đến một kết quả
nào đó. Kết quả có thể tiêu cực hoặc tích cực. [nếu cứ… thì sẽ]
• Không sử dụng thì quá khứ và tương lai trước -다 보면, mệnh đề sau không sử dụng thì
quá khứ.
- 가: 저는 노래를 잘 못 불러요.
나: 계속 연습하다 보면 잘 부를 거예요.
- 가: 민호 씨가 술을 많이 마시는 것 같아요.
나: 술을 많이 마시다 보면 건강에 나빠질 텐데 걱정이에요.

5. A/V - 더니
• (1) Diễn tả sự thay đổi của một đối tượng sự vật, sự việc mà người nói từng chứng kiến,
trải nghiệm. Sự việc chứng kiến đó chính là nguyên nhân của sự thay đổi. Chủ ngữ là
ngôi số 3. 더니만 là cấu trúc nhấn mạnh hơn [thấy là… nên]
- 제 동생이 계속 라면만 먹더니 건강에 나빠졌어요.
- 흐엉 씨는 열심히 공부하더니 장학금을 받았어요.
- 지민 씨가 어렸을 때 노래 잘 부르더니 지금은 가수가 됐어요.
• (2) Diễn tả trạng thái tương phản giữa 2 vế câu, trái ngược với sự chứng kiến hay kinh
nghiệm của người nói. Chủ ngữ là ngôi số 3. [thấy là… nhưng]
- 작년 여름에 비가 많이 오더니 올해는 비가 많이 안 오네요.
- 작년에 흐엉 씨는 여행을 많이 가더니 요즘 집에서만 있네요.
• (3) Diễn tả trình tự thời gian ứng với sự chứng kiến hay kinh nghiệm của người nói. Chủ
ngữ là ngôi số 3. [thấy là… và rồi]
- 란 씨는 남친한테 화를 내더니 밖으로 나가 버렸어요.
- 동생은 집에 들어오더니 갑자기 울기 시작했어요.
Chủ ngữ các vế cần đồng nhất

6. V - 았/었더니
• (1) Chủ ngữ là ngôi số 1. Hồi tưởng lại sự phát hiện của chủ thể. [thì thấy…]
• (2) Chủ ngữ là ngôi số 1. Hồi tưởng nguyên nhân, kết quả. [vì… nên tôi thấy…]
- 밤 늦게 약국에 갔더니 문이 닫혀 있었어요.
- 집에 왔더니 소포가 하나 와 있었다.
- 수해 현장에 직접 가 보았더니 정말 처참했다
- 약을 먹었더니 배가 좋아졌어요.
- 가장 저렴한 걸로 샀더니 품질이 영 마음에 들지 않는다.

www.thekoreanschool.com 55
7. A/V - 다가는
• Diễn tả hành động hoặc trạng thái nào đó cứ tiếp tục thì sẽ có kết quả không tốt xảy ra.
• Thường sử dụng cấu trúc này để cảnh báo người khác. [nếu cứ… thì sẽ]
- 지금처럼 돈을 많이 쓰다가는 월세를 낼 돈도 없을지도 몰라요.
- 그렇게 공부하다가는 시험에 떨어질 거예요.

8. A/V - (으)ㄴ/는 셈이다


• Diễn tả sau khi xem xét một sự việc nào đó thì kết luận rằng nó cũng gần giống với một
sự việc khác. Dù chưa hoàn toàn giống hay đạt đến nhưng gần như là hoàn thành hoặc
giống với mức độ đó rồi. [xem như, gần như là…]
- 가: 숙제는 다 했어요?
나: 이 문제를 풀기 만하면 되니까 다 한 셈이에요.
- 가: 아침을 먹었어요?
나: 커피만 마셨으니까 안 먹은셈이에요.

XIX. Nhấn mạnh


1. A/V - 얼마나 (으)ㄴ/는지 모르다
• Nhấn mạnh mức độ một sự việc hay trạng thái nào đó.
• Tiếng Việt: [không biết …. bao nhiêu, đến nhường nào]
제주도 경치가 얼마나 아름다운지 몰라요. 한번 가 보세요.
지수 씨가 얼마나 열심히 공부하는지 몰라요.

2. A/V - (으)ㄹ 수밖에 없다


• Mang ý nghĩa trong tình huống nào đó chỉ có một cách duy nhất, ngoài cách đó ra không
có phương pháp nào khác.
• Tiếng Việt: [chỉ còn cách…, chỉ có thể…]
- 짠 음식을 많이 먹었으니까 목이 마를 수밖에 없어요.
- 장학금을 받으려면 열심히 공부할 수밖에 없어요.

3. A/V – (으)ㄹ 뿐이다


• Chỉ có hành động hay trạng thái nào đó, ngoài ra không có hành động hay trạng thái nào
khác. Nhấn mạnh ý nghĩa của cả câu.
• Tiếng Việt: [chỉ…]
- 저는 그 사람의 이름만 알 뿐이에요.
- 가: 수업이 끝난 후에 하고 싶은 일이 뭐해요?
나:집에 가서 자고 싶을 뿐이에요.

www.thekoreanschool.com 56
4. N - (이)야말로
• Thay tiểu từ xác định chủ ngữ, nhấn mạnh danh từ chủ ngữ.
• Tiếng Việt: [đúng thật là.., chắc hẳn là…]
- 부모님이야말로 이 세상에서 가장 나를 사랑해 주는 분들입니다.
- 한글이야말로 세계에서 가장 우수한 문자예요.

XX. Mục đích


1. V - 게
• Diễn tả mục đích, hành động ở mệnh đề sau là cần thiết để thực hiện, đạt được hành
động hay trạng thái ở mệnh đề trước. [để…]
- 방탄소년단의 공연을 직접 볼 수 있게 콘서트 표를 샀어요.
- 다른 사람에게 방해되지 않게 이어폰을 껴요.

2. V – 게끔
• Là dạng nhấn mạnh hơn của 게. Diễn tả mục đích, hành động ở mệnh đề sau là cần thiết
để thực hiện, đạt được hành động hay trạng thái ở mệnh đề trước. [để…]
- 승규는 뒤에서도 들리게끔 큰 소리로 이야기했다.
- 어머니의 사랑을 다시 생각하게끔 하는 영화였어

3. V - 도록
• Diễn tả mệnh đề sau là phương hướng, nỗ lực nhằm giúp hành động, nội dung ở mệnh
đề trước có thể xảy ra. Tiếng Việt: “để mà”. Có thể thay thế bằng -게 [để…]
• Còn dùng để diễn tả giới hạn thời gian, mức độ hoặc phương pháp của hành động ở
mệnh đề sau. Tiếng Việt: “đến mức, đến”.
- 내일 모의 면접에는 좋은 인상을주도록 단정하게 입으세요.
- 시험에 붙었다는 말을 듣고 눈물이 나도록 기뻤습니다.

www.thekoreanschool.com 57
XXI. Diễn tả sự vô ích
1. V – (으) 나 마나
• Thể hiện dù có thực hiện hành động nào đó hay không thì kết quả cũng vô ích.
• Tiếng Việt: [dù có làm cũng như không, chẳng cần phải…]
• Kết quả chủ yếu ở thể giả định và được dựa trên những nhận thức thông thường hoặc
những xét đoán thói quen của một ai đó.
- 남 씨를 기다리나 마나 안 올 테니까 기다리지 맙시다.
- 동생이 놀기만 하는 걸 보니 이번 시험을 보나 마나 떨어질 거예요.

2. A/V - 아/어봤자
• Diễn tả cho dù có cố gắng làm gì ở mệnh đề trước thì cũng vô ích hoặc không đạt được
như mong đợi
• Còn diễn tả nội dung được đề cập ở mệnh đề trước không đặc biệt hoặc không có giá trị
[dẫu có, dù cho…]
- 민호 씨에게 부탁해 봤자 소용 없을거예요. 요즘 민호 씨가 바쁘거든요.
- 어린이 영화가 무서워 봤자 얼마나 무섭겠어? 그냥 봐.

www.thekoreanschool.com 58
XXII. Hối hận
1. V - (으)ㄹ걸 그랬다
• Diễn tả sự tiếc nuối hoặc hối hận của người nói về việc đã làm hoặc nên làm nhưng đã
không làm trong quá khứ. [biết thế đã…]
• Khi diễn tả sự hối hận vì đã không làm việc nào đó: - (으)ㄹ 걸 그랬다 (biết vậy thì
đã…)
• Khi hối hận vì đã làm hành động nào đó thì dùng -지 말 걸 그랬다 hoặc 안- (으)ㄹ걸
그랬다 (biết vậy đừng... /biết vậy đã không..)
• Dạng 반말 có thể dùng: (으)ㄹ걸.
- 시험이 그렇게 어려울 줄 알았으면 공부를 더 많이 할 걸 그랬어요.
- 오늘 발이 너무 아팠어요. 높은 신발을 신지 말 걸 그랬어요.

2. A/V - 았/었어야 했는데


• Diễn tả sự tiếc nuối hoặc hối hận về việc đáng ra cần phải làm nhưng đã không làm.
• [lẽ ra đã phải…]
- 음식을 적게 만들었어야 했는데 너무 많아서 버릴 수밖에 없었어요.
- 미리 영화관 위치를 찾아보고 갔어야 했는데 길을 잘 못 찾아서 15 분이나 늦게
왔어요.

XXIII. Thời gian và trật tự hành động


1. V – 아/어 가지고
• Là hình thức văn nói của -아/어서.
• Ngoài thể hiện lí do “vì nên”, còn thể hiện thứ tự giữa các hành động trước sau hoặc
hành động ở vế trước chính là phương tiện, nguyên nhân, lí do cho hành động ở vế sau.
• Tiếng Việt: [rồi thì, rồi...]
• Có thể được rút gọn thành -아/어 갖고.
- 요즘 일이 많아 가지고 아주 바빠요.
- 김밥을 사 가지고 먹었어요.

2. V – 아/어다가
• Diễn tả hành động ở mệnh đề sau xảy ra ở nơi khác với hành động ở mệnh đề trước. Hai
hành động có quan hệ thời gian [rồi…]
• Có thể sử dụng hình thức tỉnh lược -아/어다.
- 마트에 가는 길에 쌀을 사다 주세요.
- 친구에게 비빔밥을 만들어다 줬어요.

www.thekoreanschool.com 59
3. V – 고서
• Diễn tả hành động ở mệnh đề trước kết thúc thì hành động ở mệnh đề sau mới xảy ra.
Tuy nhiên, có mối quan hệ trước – sau giữa hành động ở mệnh đề trước và mệnh đề sau.
Nhấn mạnh sự liệt kê trình tự sự việc.
• Tiếng Việt: [sau khi]
- 저는 매일 아침을 먹고서 학교에 갑니다.
- 수업이 끝나고서 친구와 같이 쇼핑해요.

4. N – 만에
• Diễn tả hành động xảy ra sau một khoảng thời gian nào đó.
• Tiếng Việt: [sau…]
- 하노이에서 비행기를 타니 2 시간 만에 호치민시에 도착했어요.
- 숙제를 하기 시작한지 2 시간 만에 다 했어요.

XXIV. Dạng bị động và gây khiến


1. V – 아/어지다
• Là dạng bị động, hành động nào đó tự xảy ra hoặc bị ảnh hưởng để đạt được trạng thái.
• Theo lý thuyết thì các động từ có dạng bị động không kết hợp với cấu trúc này, tuy nhiên
dạng khẩu ngữ vẫn có thể được chấp nhận. 끊기다 = 끊어지다, 쓰이다 = 쎠지다.
• Tiếng Việt: [được, bị…]
- 꽂아져 있는 책들은 모두 승규가 정리한 것이다.
- 요새 사람들의 관심은 오로지 올림픽에 모아져 있다.
- 방에 불이 꺼졌어요.
- 일정이 정해졌어요?

2. A/V – 게 하다
• Là dạng gây khiến, làm cho người khác hành động hoặc làm trạng thái thay đổi. Trong
câu không có bổ ngữ thì đối tượng gắn 을/를 còn nếu có gắn 에. Ngoài ra còn có ý nghĩa
là cho phép làm gì đó, lúc này, đối tượng lại gắn 이/가
• Khi phủ định không dùng với 안 mà dùng với 못
• Tiếng Việt: [cho…, làm cho…, cho phép…]
- 어머니는 동생에게 약을 먹게 하셨다.
- 영수는 동생에게 청소를 하게 했다.
- 선생님은 반장을 제외한 다른 아이들은 교실을 나가게 하셨다.
- 민준은 아들에게 오후 여덟 시 전에만 텔레비전을 보게 한다
- 흐엉 씨는 아이가 과자를 못 먹게 했어요.

www.thekoreanschool.com 60
TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN CAO CẤP

I. Nguyên nhân và lý do
1. N - (으)로 인해서
• Diễn tả nguyên nhân hay lý do của một tình trạng nào đó.
• Tiếng Việt: [do, nhờ, bởi]
• Chủ yếu dùng trong văn viết hoặc các văn phong trang trọng như báo cáo, phát biểu.
• Có thể danh từ hoá mệnh đề ở dạng cấu trúc (으)ㅁ으로 인해서. Có thể lược bỏ
인해서
- 환경오염으로 인해서 자연생태계가 위협을 받고 있습니다.
- 폭우로 인해서 등산객 한 명이 실종되었다고 들었어요.
- 처음에는 고혈압으로 인한 두통이 아닌가 했어요.

2. V - 는 통에
• Diễn tả căn cứ hay nguyên nhân trong một hoàn cảnh lộn xộn hoặc phức tạp mới dẫn
tới kết quả không tốt, tiêu cực.
• Vế sau không dùng mệnh lệnh, quá khứ.
• Tiếng Việt: [do, vì, tại vì, … nên…]
• Còn được sử dụng đứng sau một số danh từ như 전쟁 통에, 난리 통에
- 이 책은 전쟁 통에 아들을 잃어버린 어머니에 대한 이야기예요.
- 아이가 자꾸 조르는 통에 장난감을 안 사 줄 수가 없었어요.
- 지하철을 잘못 타는 통에 반대 방향으로 한참을 갔어요.

3. N - (으)로 말미암아
• Thể hiện nguyên nhân hay lý do của sự vật hay một hiện tượng nào đó ở mệnh đề
trước làm xuất hiện một kết quả có phần tiêu cực ở vế sau.
• Có thể dùng ở dạng (으)로부터 말마암다/ 에서 말미암다.
• Có thể danh từ hoá mệnh đề ở dạng cấu trúc (으)ㅁ으로 말마암아
• Tiếng Việt: [vì, do…]
- 환경 파괴로 말미암아 수세기 이내에 세계가 멸망할지도 모른다.
- 전쟁으로 말미암아 문화유산들이 소실되었다.

4. N - (으)로 해서
• Thể hiện nguyên nhân hay lý do danh từ vế trước dẫn đến nguyên nhân tiêu cực.
• Có thể danh từ hoá mệnh đề ở dạng cấu trúc (으)ㅁ으로 해서
• Tiếng Việt: [vì, do, tại…]
- 그 일로 해서 그도 정신 차렸을 거예요.
- 네가 거짓말을 함으로 해서 얼마나 많은 일들이 벌어졌는가를 봐라.

www.thekoreanschool.com 61
5. A/V - 느니만큼
• Công nhận sự thật ở vế trước và căn cứ vào mức độ của sự thật đó để đưa ra một đề
nghị (phán đoán, mệnh lệnh, yêu cầu)
• Tiếng Việt: [bởi vì… nên…]
• Biểu hiện tương tự: - 는 만큼
• Có thể dùng biểu
- 창덕궁이 세계 문화유산으로 등재되었느니만큼 관광객들이 많아질 것이다.
- 날씨가 추우니만큼 밖에 나가지 말고 집에서 쉬자.

6. A/V – 느니만치
• Công nhận sự thật ở vế trước và căn cứ vào mức độ của sự thật đó để đưa ra một đề
nghị (phán đoán, mệnh lệnh, yêu cầu). Có thể thay thế bằng cấu trúc 느니만큼
• Tiếng Việt: [bởi vì… nên…]
• Biểu hiện tương tự: - 는 만치
- 그는 한국학과를 졸업했으니만치 은행이 그의 기질에 맞지 않을는지도
모른다.
- 아직 학생이니만큼 열심히 공부하세요.

7. A/V – (으)ㄴ/는 이상
• Nội dung của mệnh đề trước đã được quyết định hoặc chắc chắn, nên nội dung của
mệnh đề sau là rõ ràng hoặc hiển nhiên.
• Tiếng Việt: [một khi mà..., trong tình huống mà…]
- 코로나 19 가 사라지지 않는 이상 밖에 나갈 때 마스크를 착용해야 해요.
- 수강 신청자가 이렇게 적은 이상 폐강을 할 수밖에 없어요.

8. A/V - 기로서니
• Người nói công nhận nội dung của vế trước, nhưng nhấn mạnh mệnh đề trước không
đủ làm lý do hoặc điều kiện để hành động hoặc trạng thái được đưa ra ở mệnh đề sau
xảy ra.
• Vế trước quá khứ chia ở 았/었기로서니
• Biểu hiện cao cấp thay thế: 기로서, 기로선들
• Tiếng Việt: [mặc dù vì… nhưng...]
• Thường đi kèm với 아무리.
- 아무리 주차할 데가 없기로서니 장애인 주차 공간에 주차하면 안 돼요.
- 아무리 시중 약국에서 마스크 품귀현상이 벌어지기로서니 그 현상을
이용해서 마스크를 비싸게 파는 게 정말 너무하네요.

www.thekoreanschool.com 62
9. A/V - 기에 망정이지
• Thể hiện mặc dù một tình huống xấu hổ hoặc khó hiểu đã xảy ra, nhưng nhờ vào nội
dung được nêu trong mệnh đề trước, tình huống đã không kết thúc với một kết quả tiêu
cực. Vế sau chủ yếu dùng với cấu trúc: “았/었을 것이다”-“았/었겠다”-“(으)ㄹ
뻔하다”
• Có thể thay thế bằng: (으)니 망정이지, 아/어서 망정이지, (으)니까 망정이지
• Tiếng Việt: [may mà… chứ…]
- 오늘 길을 걸어가다 넘어졌어요. 다행히 이른 아침이라 길에 사람이 없었기에
망정이지 창피했을 거예요.
- 일찍 출발했기에 망정이지 기차를 놓칠 뻔했어요.

10. V - (느)ㄴ답시고
• Vế trước trở thành lý do, căn cứ của vế sau. Tuy nhiên vế sau còn thêm một mệnh đề
thể hiện việc người nói cho rằng việc chủ ngữ đưa ra lời nói ở trước làm căn cứ cho hành
động ở vế sau là không thoả đáng (hay người nói đánh giá thấp hoặc không chấp nhận
lý do cho một hành động hoặc trạng thái của người khác.)
• Có cùng ý nghĩa với các biểu hiện: - (느) ㄴ 다고 해서 và - (느) ㄴ 다는 이유로
• Tiếng Việt: [bảo là… rồi lại/mà lại…]
- 민호 씨는 온라인 강의를 듣는답시고 컴퓨터를 사 놓고 게임만 해요.
- 제 친구는 다이어트한답시고 일주일도 안 돼서 폭식했어요.
- 친구가 선물이랍시고 자기가 입던 바지를 주더라고요.

11. A/V - (으)ㅁ으로써


• Kết quả ở vế sau có được do đã thực hiện hành động nào đó ở vế trước. Thường sử
dụng trong văn viết hoặc văn phong trang trọng.
• Tiếng Việt: [với việc..., bằng việc... nên]
- 세종대왕이 한글을 창제함으로써 한국의 언어 생활을 편리하게 만들었어요.
- 모든 국민이 힘을 모음으로써 경제위기를 극복할 수 있었어요.

www.thekoreanschool.com 63
12. A/V - 기에
• Mệnh đề trước tạo thành nguyên nhân, lý do hoặc cơ sở cho mệnh đề sau. Chủ thể
ngôi thứ nhất nhận thấy 1 căn cứ vế trước, giải thích hành động của chủ thể. Vế trước
ngôi số 3, vế sau ngôi số 1.
• Cũng có những trường hợp chủ ngữ của 2 vế là ngôi số 3.
• Chủ yếu được sử dụng trong văn viết và các tình huống trang trọng.
• Cấu trúc dạng trích dẫn 다기에 được sử dụng với ý nghĩa: vì người ta nói rằng, nên
tôi…
• Vế sau không dùng mệnh lệnh, cầu khiến.
• Tiếng Việt: […vì vậy…]
- 아들이 숙제를 안 했기에 야단을 쳤어요.
- 그가 먼저 나에게 인사를 하기에 나도 그에게 인사했어요.
- 에너지 음료는 카페인 함량이 높기에 과용하면 건강에 나쁜 영향을 미칠 수
있다.

13. A/V - 길래
• Mệnh đề trước là lý do, nguyên nhân hoặc cơ sở cho một hành động được thực hiện
trong mệnh đề sau. Đây cũng là dạng khẩu ngữ của cấu trúc 기에.
• Mệnh đề trước bắt nguồn từ người khác hoặc một số hoàn cảnh bên ngoài khác và
không liên quan đến ý muốn hoặc ý định của người nói.
• Chủ ngữ của mệnh đề trước phải là ngôi số 2 hoặc ngôi số 3, chủ ngữ của mệnh đề sau
phải là ngôi số 1.
• Vế sau không dùng mệnh lệnh, cầu khiến. Dạng trích dẫn 다길래 cũng được sử dụng.
• Tiếng Việt: [do … nên tôi…]
- 날씨가 덥길래 창문을 열었어요.
- 약속 시간까지 30 분이나 남았길래 옷가게에 들러서 옷을 구경하려고 해요.
- 주말에 친구가 우리 집에 놀러 온다길래 음식을 많이 만들었어요.

14. A/V - (으)ㄴ 나머지


• Vì một sự thật quá mức xảy ra dẫn đến kết quả xấu vế sau.
• Tiếng Việt: [vì qá … ]
- 너무 억울한 너머지 그는 울음을 터뜨리고 말았어요.
- 저는 너무 급안 나머지 문을 잠그는 걸 잊어버렸어요.

www.thekoreanschool.com 64
15. A/V - (으)ㄹ세라
• Vì lo lắng điều gì đó có thể xảy ra. Cấu trúc tương tự: (으)ㄹ까봐
• Tiếng Việt: [vì lo rằng …nên… ]
- 그들은 아기가 들을세라 목소리를 낮추었어요.
- 복쪽에 추우세라 두꺼운 옷도 많이 챙겼어요.

16. V 아/어 대서
• Vì một hành động nào thường xuyên lặp lại quá mức dẫn đến một kết quả tiêu cực.
Chủ ngữ có ý phàn nàn và không hài lòng. Trong khi cấu trúc 다가 보니 nhấn mạnh
trải nghiệm để đưa ra kết quả có tính khuyên nhủ thì cấu trúc này đưa ra sự phàn nàn.
• Có thể dùng cấu trúc 아/어대 면: nếu cứ
• Tiếng Việt: [vì cứ …nên… ]
- 아기가 밤새 울어 대서 잠을 못 잤어요.
- 복도에서 다른 학생들은 떠들어대는 바람에 시험을 망쳤어요.

17. A/V - 아/어 놓아서-아/어놓으니


• Vì một hoàn cảnh hay một trạng thái nào đó. Nhấn mạnh trạng thái vế trước vẫn còn
kéo dài, thường dùng với các tính từ. Thường dùng trong văn nói và kết hợp cùng phó
từ: 워낙, 원체, 너무
• Tiếng Việt: [vì vốn dĩ…, vì vẫn… nên ]
- 워낙 할 일이 많아 놓아서 그 부탁을 들어줄 수 없을 것 같아요.
- 가뭄이라 채소가 원체 비싸 놓으니 사다 먹을 수가 있어야지.

18. A/V - (으)ㄴ/는 까닭에/으로


• Vì một nguyên nhân nào đó, thường dùng trong văn viết.
• Tiếng Việt: [với lí do … nên ]
- 면접시럼을 보는데 너무 긴장한 까닭에 제대로 답변을 못했어요.
- 사회가 점점 변하고 있는 까닭에 가족에 대한 생각이 달라지고 있다

19. A/V – 아/어서인지


• Giống như ý nghĩa cấu trúc 아/어서 그런지. Khi chưa chắc chắn nguyên nhân.
• Tiếng Việt: [có lẽ vì … nên ]
- 기말 시험이 너무 어려워서인지 성적이 안 좋아요.
- 다이어트를 열심히 해서인지 살이 많이 빠졌어요.

www.thekoreanschool.com 65
20. A/V - (으)ㄹ진대
• Nhận định sự thật ở vế trước, đưa ra giải thích.
• Tiếng Việt: [vì … nên ]
- 자네가 먹을진대 나도 먹어야겠네.

21. A/V- 거늘
• Nhận định sự thật ở vế trước, vế trước thường là chân lý hay sự thật hiển nhiên, có thể
lấy từ tục ngữ ra để giải thích cho vế sau
• Tiếng Việt: [đương nhiên vì … nên ]
- 십 년이면 강산도 변하거늘 나라고 어찌 변화가 없었겠소.
- 새도 제 집을 찾거늘 하물며 사람이 제 고향을 모른 다 하겠는가.

22. A/V - (으)ㄴ즉


• Diễn tả nguyên nhân kết quả, dùng trong văn viết, có thể thay thế (으)므로.
• Tiếng Việt: [vì … nên ]
- 어제 일요일인즉 회사에 가지 않았지요.
- 고향에 가 본즉 모든 것이 몰라보게 달라졌었다.

23. A/V- 았/었는/는지라


• Nhấn mạnh lí do để giải thích vế sau, có thể thay thế bằng 기 때문에.
• Tiếng Việt: [vì … ]
- 밤에 손님이 없는지라 주인은 일찍 문을 닫았어요.
- 어려울 때마다 그 분이 도와주시는지라 그저 고마울 수밖에요.

www.thekoreanschool.com 66
II. Lựa chọn
1. V - 느니
• Người nói không hài lòng cả mệnh đề trước và mệnh đề sau, nhưng so với mệnh đề
trước thì hành động hay tình huống ở mệnh đề sau sẽ tốt hơn.
• Tiếng Việt: [Nếu … thì thà rằng/ thà…]
• Mệnh đề sau thường đi cùng với phó từ 차라리, 아예
• Biểu hiện tương tự: V - (으)ㄹ 바에야
- 사랑하는 사람과 결혼하지 못하느니 차라리 평생 혼자 사는 게 나아요.
- 민호 씨한테 부탁하느니 시간이 걸려도 나 혼자 할래.

2. V - (으)ㄹ 바에야
• Dùng khi đưa ra một phương án thay thế khác tốt hơn so với một tình huống nào đó
đang được đề cập đến hoặc so với một tình huống được giả định trong tương lai.
• Tiếng Việt: [đối với việc… mà nói thì ...]
• Mệnh đề sau thường đi cùng với phó từ 차라리, 아예, 어차치, 기왕에
• Biểu hiện tương tự: V – 느니
• Có thể dùng biểu hiện (으)ㄹ 바에는 thay thế
- 우리 할머니께서는 가만히 누워서 죽음을 기다릴 바에야 위험하더라도 하고
싶은 일을 다 해 보고 싶었다고 말씀하셨어요.
- 앉아서 걱정만 할 바에야 아예 밖에 나가서 휴대전화를 찾아 보는 개 나아요.
- 이왕 먹을 바에는 제대로 먹자고.
- 그들의 손에 죽을 바에는 차라리 자신의 손으로 죽는 게 낫겠다고 생각했다.

3. A/V – 건 | A/V – 건
• Là dạng rút gọn của -거나 -거나
• Sử dụng khi đưa ra hai lựa chọn có thể so sánh hoặc hai lựa chọn đối lập nhau nhưng
dù chọn theo lựa chọn nào thì kết quả cũng như nhau.
• Có thể có dạng A/V – 건 | A/V – 건 간에 hoặc kết hợp với từ để hỏi 뭘, 무슨, 어느
• Tiếng Việt: [dù … hay…]
- 수업이 재미있건 재미없건 우리가 수업을 빠지고 놀러 가면 안 돼요.
- 저는 잘생겼건 못생겼건 지혜롭고 유머가 있는 남자를 만났으면 좋겠어요.
- 내가 뭘 먹건 당신이 왜 참견하세요?

www.thekoreanschool.com 67
4. A/V - (느)ㄴ다기보다는
• Dùng để chỉ ra rằng nội dung ở vế sau phù hợp với chủ đề đang bàn luận hơn là nội
dụng ở vế trước.
• Biểu hiện nhấn mạnh: (느)ㄴ다기보다도
• Tiếng Việt: [thay vì nói là… thì…, so với việc nói là… thì đúng hơn là…]
- 가: 그 식당에 자주 가는 걸 보니 맛이 있나 봐요.
나: 맛이 있다기보다는 우리 집 근처에 있는 식당이 거기밖에 없어서 그래요.
- 가: 지민 씨가 한국어 말하기 대회에서 우승을 했다니 머리가 좋은가 봐요.
나: 머리가 좋다기보다는 이번 대회에 노력을 기울이는 거예요.

III. Trích dẫn


1. A/V - (느)ㄴ다니까
• Là dạng rút gọn của ㄴ/는다고 하다 + - (으)니까
• Vì lời nói của bản thân hoặc nội dung nghe từ người khác nên xuất hiện, xảy ra tình
huống phía sau.
• Dạng nhấn mạnh: (느)ㄴ다니까는 hoặc (느)ㄴ다니깐
• Tiếng Việt: [nghe bảo là...nên…/ nói rằng là...nên…]
• Chủ ngữ 2 vế phải khác nhau
- 친구가 그 영화가 재미있다니까 주말에 그 영화를 봐야겠어요.
- 비가 올 것 같다니 우산을 가지고 가세요.
- 태민 씨보고 베트남어를 공부한 지 얼마나 됐냐니까 1 년이 된다고 하더라고요.
• Nếu ở dạng đuôi kết, có ý nghĩa nhấn mạnh ý kiến của người nói [đã bảo là… mà]
- 난 이게 좋다니까.
- 이번엔 틀림없다니까요.

2. A/V - (느)ㄴ다면서
• Là dạng rút gọn của - (느)ㄴ다고 하면서
• Thể hiện việc người khác nói lời nào đó và đồng thời thực hiện hành động nào đó,
hoặc liên kết một lời nói với một lời nói đã đề cập trước đó.
• Tiếng Việt: [vừa nói là… vừa…, bảo là... đồng thời]
• Có thể dùng dưới dạng - (느)ㄴ다며
• 2 vế phải có cùng chủ ngữ, và chủ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần ở đầu câu.
- 수진 씨가 오늘 회의가 있다면서 회의에 관한 자료를 준비했어요.
- 선생님께서는 왜 이번 시험에서 떨어졌냐며 열심히 공부하라고 하셨어요.

3. A/V - (느)ㄴ다거나
• Dạng trích dẫn của cấu trúc lựa chọn 거나.
- 그 여자는 예쁘다거나 귀엽다거나 하는 것과는 거리가 멀었다.
- 잘못했다거나 잘했다거나 그냥 내버려 둬.

www.thekoreanschool.com 68
4. A/V - (느)ㄴ다거늘
• Mang ý nghĩa của 거늘: vốn dĩ vế trước vẫn như vậy, vế sau có sự khác biệt
- 모두들이 괜찮다거늘 혼자만 싫다고 하네.
- 다른 사람들은 모두 더웠다거늘 넌 왜 그런 소리도 안 하니?

5. A/V - (느)ㄴ다건만
• Dạng trích dẫn của cấu trúc 건만/건마는.
- 그는 전에 꽤 착한 학생이었다건만 어쩌다가 이렇게 되었나?
- 그는 부유한 집 아들이었다건만 지금 집 한 채도 없어요.

6. A/V - (느)ㄴ다고나 할까요?


• Ở dạng câu hỏi, không nói trực tiếp mà có ý hỏi để nói tránh. “Liệu có phải là…”
- 드라마는 인생과 비슷하다고나 할까?
- 제 성격은 좀 내성적이라고나 할까요?

7. A/V - (느)ㄴ다는데야
• Nếu ở điều kiện đó thì không còn làm gì được khác. “Một khi đã nói là…”
- 제가 싫다는데야 부모인들 강요할 수 있나?

8. A/V - (느)ㄴ다더군요/다던데요/다더라고요
• Đều là dạng hồi tưởng lại điều đã nghe thấy từ người khác
- 장마 주의보가 내렸다더군요.
- 그 영화 재미있다더라.
- 유미네 집은 식구가 많다던데.

9. A/V - (느)ㄴ다든가 – A/V - (느)ㄴ다든지


• Liệt kê lựa chọn ở dạng trích dẫn.
- 집에 가겠다든가 남아 있겠다든가 말을 해야지?
- 옳다든가 그르다든가 하는 판단을 해야 한다.
- 엄마가 직업이 있다든지 병이 들었다든지 하면 아이를 돌보는 일이
어려워진다.
- 같이 가겠다든지 안 가겠다든지 말을 해야 널 기다리든지 말든지 할 거 아냐?

10. A/V - (느)ㄴ다손 치더라도


• Nhận định lời nói vế trước và điều đó không gây ảnh hưởng đến vế sau.
• Có thể thay thế bằng 다고 하더라도
- 아무리 바쁘다손 치더라도 밥은 먹어야 한다.
- 아무리 빨리 간다손 치더라도 약속 시간에 맞춰 갈 수는 없다.

www.thekoreanschool.com 69
11. A/V - (느)ㄴ다지 뭐예요?
• Sau khi nghe điều gì đó từ người khác thì chưa hài lòng về điều đó. Dạng trích dẫn của
cấu trúc 이/가 뭐예요? (cái gì mà…) cấu trúc này có thể dịch là “mà vẫn còn nói
là…” “bảo là… cái gì cơ”
- 제 할아버지를 닮았다지 뭐예요?
- 좋은 집을 소개해 주었더니 벌써 하숙집을 찾았다지 뭐예요?

www.thekoreanschool.com 70
IV. Danh từ hoá
1. A/V - (으)ㅁ
• Dùng khi chuyển đổi tính từ hoặc động từ sang dạng danh từ.
• Được sử dụng khi cho người khác biết một cách ngắn gọn về thực tế nào đó. Chủ yếu
sử dụng ở thể văn viết như ở các mẩu tin tức, tờ hướng dẫn, quảng cáo, ghi chú,… thể
hiện văn phong trung tính, truyền đạt thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau.
• Dùng để danh từ hoá mệnh đề, kết hợp với các cấu trúc ngữ pháp cao cấp.
• Một số ví dụ phổ biến: 믿음, 죽음, 웃음, 걸음, 얼음, 꿈, 삶, 앎, 잠, 춤, 기쁨, 슬픔,
가르침, 걸음, 느낌, 도움, 모임, 믿음, 싸움, 울음, 죽음, 게으름, 괴로움, 귀여움,
아픔, 외로움, 즐거움, 놀라움, 무거움, 가벼움, 서러움, 날카로움, 만듦, 졺…
- 연구 결과에 따르면 된장은 혈압을 낮추는 효능이 있음을 알 수 있다.
- 비가 오겠음.

2. V - 는 데(에)(는)
• Biểu hiện ý nghĩa - 는 일,- 는 것,- 는 경우 hay - 는 상황
• Tiếng Việt: [đối với việc, cho việc gì đó]
• Chủ yếu được sử dụng cùng với các cụm từ như:
도움이 되다 효과가 있다/없다 좋다/나쁘다
필요하다 몰두하다 최선을 다하다
사용하다 걸리다 들다,…
• Có thể dùng dưới dạng- 는 데에 hoặc thêm 는 để nhấn mạnh.
- 김치가 노화를 억제하고 암을 예방하는 데(에) 도움이 된다고 한다.
- 그 작가가 이 작품을 완성하는 데(에) 10 년이나 걸린다고 한다.

3. - 는 바
• Thể hiện việc hoặc nội dung trong lời nói ở phía trước.
• Danh từ phụ thuộc 바 có ý nghĩa giống 것, 일.
• Thường được sử dụng duới các dạng:
- 는 바로 는 - 는 바가 - 는 바를 - 는 바에 대해
- 는 바에 의하면/ 따르면 - 는 바와 같이 - 는 바가 있다/ 없다.
- 한 대학 기관이 조사한 바에 따르면 김치가 다이어트에 좋다고 한다.
- 정부는 집값 상승에 대해 아직까지 확정된 바가 없다고 전하고 있다.

www.thekoreanschool.com 71
V. Tình huống giả định, nhượng bộ
1. A/V - 더라도
• Thể hiện sự nhượng bộ hoặc giả định và được sử dụng khi biểu hiện rằng mặc dù có
công nhận sự thật ở vế trước nhưng hành động được yêu cầu ở vế sau hoàn toàn không
liên quan đến vế trước.
• Có thể dùng dạng trích dẫn 다고 하더라도/다더라도 để nhấn mạnh,
• Tiếng Việt: [dù, dù rằng...]
• Thường đi cùng với 아무리.
- 코로나 19 백신을 접종했더라도 코로나 19 에 감염될 가능성이 있다.
- 시험에 모르는 것이 나오더라도 당황해 하지 말고 침착하게 풀어 나가세요.
- 아무리 못 올 일이 생겼다더라도 알려 줘야 할 게 아니냐?

2. A/V- 다손 치더라도
• Nhận định lời nói vế trước và điều đó không gây ảnh hưởng đến vế sau. [cho dù]
• Có thể thay thế bằng 다고 하더라도
- 아무리 바쁘다손 치더라도 밥은 먹어야 한다.
- 아무리 빨리 간다손 치더라도 약속 시간에 맞춰 갈 수는 없다.

3. A/V - (으) ㄹ지라도


• Nhấn mạnh mặc dù vế trước đưa ra một tình huống nào đó và công nhận hay giả định
điều đó nhưng kết quả vế sau đối lập hay khác với sự mong đợi của vế trước. Có sắc
thái nhấn mạnh hơn cấu trúc 아/어도. 아무리, 비록 có thể được sử dụng cùng.
• Tiếng Việt: [cho dù]
• Biểu hiện tương tự: - (으) ㄹ지언정
- 개인 능력이 매우 뛰어날지라도 팀워크에 문제가 있다면 제 실력을
발휘하기는 쉽지 않아요.
- 그 사람이 아마추어 선수일지언정 스포츠에 대한 열정은 프로 선수
못지않아요.
- 몸은 비록 작을 지라도 품은 뜻은 크다.

www.thekoreanschool.com 72
4. A/V - (으)ㄴ들
• Cho dù nội dung giả định ở vế trước được công nhận thì kết quả xảy ra ở vế sau cũng
khác với dự kiến. Có thể thay thế bằng cấu trúc: “다 할 지라도”
• Tiếng Việt: [cứ cho là....... thì...]
- 밤마다 야식을 먹으면 매일 규칙적으로 운동을 한들 다이어트에 실패할
거예요.
- 병원에서 치료를 받은들 약을 제때 안 먹으면 빨리 낫기 힘들어요.

5. A/V - (으)ㄹ 망정
• Nhấn mạnh sự thật như thế nào đó trong vế sau hoàn toàn khác với suy nghĩ thông
thường mặc cho sự thật ở câu vế trước.
• Tiếng Việt: [cho dù…nhưng…]
- 평생 혼자 살망정 결혼을 하지는 않겠어요.
- 아무리 자신의 실수로 다쳤다고 해도 아픈 사람한테 화를 내면 안 되잖아요.

6. A/V - (느)ㄴ다고 치다
• Thể hiện sự thừa nhận, chấp nhận, công nhận là như thế về một hoàn cảnh, tình huống
nào đó.
• Tiếng Việt: [cứ cho là]
• Mệnh đề sau thường có sự bác bỏ mệnh đề trước hoặc đưa ra vấn đề nảy sinh nếu
người ta thừa nhận mệnh đề trước.
- 가:영어 책이 어디에 있는지 모르겠어요. 내일 영어 수업이 있는데요.
나:그냥 잊어버렸다고 치고 새로 사는 게 어때요?
- 가: 내일 말하기 시험이 있는데 연습하는 것 좀 도와줄 수 있나요?
나: 좋아요. 그럼 내가 선생님이라고 치고 말해 보세요. 듣고 평가해 줄 게요.

7. V - 는 셈 치다
• Giả định nội dung ở vế trước qua đó làm tiền đề để thực hiện việc nào đó ở vế sau
• Tiếng Việt: [cứ coi như là, xem như là]
- 가: 얼마 전에는 한국어를 배우더니 또 중국어를 배워서 뭐 하려고요?
나: 지금 배워 두면 나중에 쓸 일이 있겠죠. 미래를 위해 투자하는 셈치고
배워 보려고요.
- 가: 도와주신 것에 감사해서 영화권을 준비했어요. 이 걸 받으세요.
나: 마음은 고맙지만 받은 셈칠 테니까 그냥 넣어 두세요.

www.thekoreanschool.com 73
8. (으) ㄹ지언정
• Cho dù nội dung giả định ở vế trước được công nhận thì kết quả xảy ra ở vế sau cũng
khó được chấp nhận. Vế sau thường dùng hình thái phủ định để phủ nhận.
• Tiếng Việt: [dù....... thì...]
- 가난할지언정 거짓말은 안 한다.
- 비록 실업자로 지낼지언정 희망은 버릴 수 없어요.

9. A/V-아/어봤자
• Cho dù nội dung giả định ở vế trước được xảy ra thì cũng không có tác dụng, kết
quả gì.
• Ngữ pháp có thể thay thế: 아/어 봐야
• Tiếng Việt: [dù... thì có ích gì...]
- 그에게 충고해 봤자 소용없어요.
- 노력해봤자 그 사람은 따라갈 수 없을 거야.

VI. Hành động tuần tự

1. V - 기가 무섭게 = 기가 바쁘게
• Một hành động gì đó diễn ra liền ngay sau khi hành động ở vế trước kết thúc,
thường dùng ở dạng khẩu ngữ. Có thể thay thế bằng. 자마자
• Tiếng Việt: [xong một cái thì, ngay sau khi]
- 수업이 끝나면 선생님이 나가시기가 무섭게 학생들이 학교 식당에
달려가요.
- 새 영화가 개봉하기가 무섭게 친구들과 같이 극장에 보러 가요.

2. V - 자
• Sau khi hành động ở vế trước kết thúc, hành động ở vế sau diễn ra ngay lập tức. 2
vế câu có tính nhân quả với nhau, thường mô tả điều diễn ra một cách tự nhiên,
ngay khi việc A vừa xảy ra thì dễ dàng kéo theo việc B.
• Vế sau không chia mệnh lệnh, cầu khiến và thường chia quá khứ.
• Hoàn toàn có thể thay thế bằng 자마자 trong mọi trường hợp tuy nhiên 자마자 thì
nhiều trường hợp không thể thay thế bằng 자 (xem lại cách dùng của 자마자)
• Tiếng Việt: [ngay khi… thì…]
• Chủ yếu dùng trong văn viết.
- 버스가 출발하자 사람들은 움직였어요.
- 비행기 바퀴가 땅에 닿자 승객들이 자리에서 일어났어요.

www.thekoreanschool.com 74
3. V – 는 대로
• Sau khi hành động ở vế trước kết thúc, hành động ở vế sau diễn ra ngay lập tức.
• Vế sau thường thể hiện ý chí của chủ thể, hoặc dạng mệnh lênh, cầu khiến, hứa
hẹn, nói về các kế hoạch trong hiện tại và tương lai.
• Vế sau không được chia quá khứ.
• Hoàn toàn có thể thay thế bằng 자마자 trong mọi trường hợp.
• Tiếng Việt: [ngay khi… thì…]
- 서울에 도착하는 대로 전화할게요.
- 이 책을 다 읽는 대로 반납해 주시기를 바랍니다.

VII. Điều kiện và quyết định

1. V - 는 한
• Diễn tả điều kiện, tiền đề hay yêu cầu về một hành động hay một trạng thái nào đó.
Chỉ khi thoả mãn điều kiện vế trước thì vế sau mới được thực hiện hoặc đủ tiêu chuẩn.
• Tiếng Việt: [chỉ với điều kiện, chỉ khi]
- 구매한 영수증을 가지고 있는 한 어제 산 제품을 환불할 수 있다.
- 단 것을 먹지 않고 계속 운동을 하는 한 다이어트에 성공할 수 있다.

2. V - (으)ㄹ라치면
• Một tình huống thường xảy ra trong đó tình huống ở mệnh đề sau luôn xảy ra bất cứ
khi nào chủ thể cố gắng thực hiện hành động ở mệnh đề trước, dẫn đến việc chủ thể
không thể thực hiện đúng hành động đã định.
• Tiếng Việt: [hễ.... thì, cứ... thì]
• Thường được sử dụng trong văn nói.
• Biểu hiện tương tự: - (으)려고 하면
- 모처럼 시간이 내서 밖으로 놀러 갈라치면 그날따라 비가 와요.
- 낮잠 좀 잘라치면 그 때 옆집 아이가 피아노를 쳐 대니 잘 수가 없어요.

3. V - 노라면
• Nếu liên tục, thường xuyên làm một việc gì đó ở vế trước thì sẽ cho ra một kết quả
tương tự ở vế sau.
• Tiếng Việt: [Nếu cứ … thì…]
• Biểu hiện tương tự: - 다가 보면
- 꾸준히 취업 준비를 하노라면 곧 좋은 일자리를 찾을 테니 걱정하지 마세요.
- 한국어를 열심히 연습하노라면 점점 실력이 좋아질 거예요.

www.thekoreanschool.com 75
4. V – 거들랑
• Diễn tả điều kiện nếu vế trước được trở thành hiện thực. Vế sau thường dùng với dạng
mệnh lệnh hoặc cầu khiến, có thể diễn tả ý chí chủ thể. Có thể thay thế bằng cấu trúc
거든.
• Tiếng Việt: [Nếu … thì…]
- 오빠를 만나거들랑 제 말을 꼭 전해 주세요.
- 아이들이 밥을 안 먹거들랑 도시락을 싸서 먹여 보세요.

5. V – (으)면 몰라도
• Giả định tình huống hay trạng thái trong hiện tại không xảy ra hoặc trái ngược thì vế
sau có thể sẽ xảy đến. Thông thường vế sau là sự phủ định hoặc một câu hỏi nghi ngờ
• Tiếng Việt: [Giả sử như không làm gì đó… thì…]
- 민재 씨는 풀면 몰라도 수빈 씨는 그 문제 못 풀걸?.
- 엄마가 도와주면 몰라도 혼자서는 비빔밥 못 만들어요.
- 친척들이면 몰라도 친구는 면회할 수 없어요.

6. A/V – (느)냐에 달려 있다
• Hoàn cảnh hoặc tình huống được mô tả trong mệnh đề trước phụ thuộc vào nội dung
của mệnh đề sau. Với danh từ có thể sử dụng cấu trúc: N + 에/에게/한테/께 달려
있다.
• Tiếng Việt: [phụ thuộc vào]
• Thường đi kèm với các từ như 얼마나 hoặc 어떻게.
- 제품이 잘 팔리고 안 팔리고는 제품의 질이 얼마나 좋(으)냐에 달려 있다.
- 건강은 규칙적으로 운동하(느)냐에 달려 있다.
- 음식의 맛은 양념에 달려 있다.

7. V - 기 나름이다
• Một việc hay một hành vi nào đó có thể thay đổi tùy theo việc thực hiện công việc hay
hành vi đó như thế nào.
• Tiếng Việt: [tùy vào việc, tuỳ thuộc]
- 모든 일은 마음먹기 나름이다. 쉽다고 생각하면 쉽고 잘되지만, 어렵다고
생각하면 아무것도 할 수 없는 법이다.
- 자녀는 부모가 교육하기 나름이다. 강요보다는 스스로 할 수 있도록 도와줘야
한다.

www.thekoreanschool.com 76
VIII. Tách biệt và cùng nhau

1. N 은 /는 N 대로
• Chỉ ra rằng mỗi danh từ có một đặc điểm khác nhau đối với nội dung tiếp theo.
• Tiếng Việt [N thì N chứ…]
- 가: 부자는 걱정거리가 없어서 좋겠다.
나: 무슨 소리야? 부자는 부자대로 걱정이 있는 법이에요.
- 가: 한국 영화만 좋아하는 줄 알았더니 미국 영화도 보네요.
나: 한국 영화는한국 영화대로 미국 영화는 미국 영화대로 각기 다른 멋이 있거든요.

IX. Tương phản và đối lập

1. A/V - 건만
• Thể hiện sự xuất hiện của một sự kiện hay động tác nào đó ngược lại với những điều
mong đợi hay lý giải từ một sự thật của mệnh đề trước đó.
• Tiếng Việt: [thế nhưng, nhưng mà]
- 그는 훌륭한 가수이건만 아무에게도 인정받지 못했다.
- 매번 일찍 와서 친구를 기다리건만 그 친구는 오늘도 늦게 와서 미안하단
말도 없어요.

2. V - 고도
• Là hình thái rút gọn của - 고 + - 아/어도
• Thể hiện hành động vế trước đã hoàn thành thì hành động vế sau nối tiếp nhưng kết
quả khác với mong đợi.
• Tiếng Việt: [mà lại…]
• Vế trước và vế sau phải có cùng chủ ngữ.
- 가: 지하철 안에서 어떤 여자가 제 발을 밟았는데 아무 말도 없이 그냥
지나갔어요.
나: 발을 밟고도 사과는 안 한다면서요? 말도 안 돼네요.
- ‘고학력 청년 백수’란 대학까지 졸업하고도 취직이 되지 않아 집에서 놀고
있는 청년들을 말한다.

www.thekoreanschool.com 77
X. Tương đồng

1. A/V - 듯이
• Thể hiện vế sau gần như tương tự với vế trước.
• Tiếng Việt: [như, như thể]
• Có thể được dùng dưới dạng - 듯.
• Biểu hiện tương tự: - 는 것처럼 và - 는 것과 마찬가지로
- 사람마다 외모가 다르듯이 가치관과 성격도 다르다.
- 유나 씨가 거짓말 밥먹듯이 해서 이젠 어떤 말도 믿지 못해요.

2. V - 다시피 하다
• Mặc dù thực tế không hoàn toàn giống như ý nghĩa mà động từ đứng trước cấu trúc
biểu hiện nhưng cũng gần giống như vậy.
=> Nhấn mạnh mức độ của tình huống thực tế được mô tả bằng cách phóng đại.
• Tiếng Việt: [gần như..]
- 흐엉 씨는 유학 생활이 너무 힘들어서 처음에는 밤에 잠도 못 자다시피
했어요.
- 이번 주는 시험 기간이었어요. 그래서 날마다 도서관에서 살다시피 했어요.

• Mở rộng cấu trúc 다시피: thường dùng với các động từ biểu thị cảm giác (듣다, 보다,
말하다, 느끼다, 짐작하다, 예상하다, 깨닫다,…) như một căn cứ để nhận định nội
dung vế sau [như…]
- 보시다시피 공공장소에서 담배를 피워서는 안 된다.
- 여러분도 아까 들었다시피 다음주 발표 주제는 한국의 예절입니다.

XI. Bổ sung và bao gồm

1. A/V - 거니와
• Công nhận nội dung phía trước và vừa công nhận sự thật cộng thêm ở phía sau. Nghĩa
của 2 vế bình đẳng với nhau. Không còn được dung nhiều trong văn nói tiếng Hàn
hiện đại.
• Tiếng Việt: [...thêm vào đó]
• Thường dùng trong văn viết và ít dùng trong tiếng Hàn hiện đại.
- 지붕을 풀로 만들면여름에는 집이 서늘하거니와 겨울에는 보온 효과가
있습니다.
- 이 책은 독자에게 새로운 시각을 열어 주거니와 다른 세계, 다른 시각으로
인간 사회를 풍자하기도 한다.

www.thekoreanschool.com 78
2. A/V – (으)려니와
• Phỏng đoán và công nhận nội dung phía trước sau thêm thông tin ở vế sau.
• Tiếng Việt: [...thêm vào đó]
• Thường dùng trong văn viết và ít dùng trong tiếng Hàn hiện đại.
- 저녁이 되면서 하늘도 어두워지려니와 날씨도 쌀쌀해졌다.
- 산책을 하기에는 햇볕이 너무 따가우려니와 습도도 너무 높다.

3. A/V - 기는 커녕
• Phủ định tuyệt đối nội dung nêu ra ở vế trước và lại thêm vào một cấp độ nhấn mạnh
hơn ở vế sau.
• Tiếng Việt: [.... huống chi, huống hồ...]
• Khi đứng sau danh từ thì dùng ở dạng 는 커녕.
• Thường đi kèm với 조차
- 바쁘게 사느라 해외여행을 가 보기는커녕 국내여행조차 가 보지 못해요.
- 한국어를 배운 지 한 달이 넘었지만 한국어로 자기 소개는 커녕 한글도 못
읽어요.

4.A/V - (으)ㄹ 뿐더러


• Cộng thêm một sự thật hay tình huống khác vào một sự thật hay tình huống nào đó
• Tiếng Việt: [không những chỉ....mà còn]
• Chủ ngữ của vế trước và vế sau là một, đa số tình huống hay sự thật ở vế sau nghiêm
trọng hơn hay mức độ cao hơn so với vế trước.
• Biểu hiện tương tự: -(으)ㄹ 뿐만 아니라
• Chủ yếu dùng trong văn viết.
- 영희 씨는 얼굴이 예쁠 뿐더러 성격도 좋아요.
- 베트남에서 축구가 대중적인 스포츠일 뿐더러 큰 관심은 받아요.

5. A/V - 되
• Diễn tả 2 mệnh đề đối lập nhau. Thường dùng văn viết.
• Tiếng Việt: [nhưng ...]
• Thường được dùng trong văn viết.
- 낮에 피곤하면 낮잠을 자되 30 분 이내로 자는 것이 건강에 좋다.
- 다이어트 를 하되 자신에게 맞는 다이어트 방법을 선택하는 것이 필요하다.

www.thekoreanschool.com 79
6. N 을 /를 비롯해서
• Thể hiện danh từ đứng trước là danh từ đầu tiên của một loạt bao gồm các danh từ
được liệt kê trong mệnh đề sau.
• Tiếng Việt: [bắt đầu từ..., tiêu biểu như…, bao gồm cả…]
• Được sử dụng chủ yếu trong các tình huống trang trọng hoặc trong văn viết.
- 환경 보호를 위해 저희 회사는 사잠님을 비롯해서 직원들까지 모두
대중교통을 이용하고 출퇴근해요.
- 아시아를 비롯해서 유럽 각 지역에서도 K-pop 의 인기가 많아지고 있다고
봐요.

XII. Thói quen và thái độ

1. V - 아 /어 대다
• Một hành động thường xuyên lặp lại quá mức và liên tục. Thường được sử dụng để mô
tả các tình huống tiêu cực. Thường dùng ở dạng cấu trúc 아/어 대서 – 아/어 대면
• Tiếng Việt: [cứ…]
- 옆집 아이가 계속 울어 대서 잠을 못 자요.
- 그렇게 패스트푸드를 많이 먹어 대면 건강에 해롭다.

2. V - 기 일쑤이다
• Thể hiện việc thực hiện một hành vi không mong muốn nào đó thường xuyên.
• Tiếng Việt: [thường xuyên, thường, hay…]
- 나이가 들어서 그런지 조금 전에 생각했던 일도 금방 잊어버리기 일쑤이다.
- 대학에 다닐 때 리포트 제출일이 코앞에 닥치면 밤을 새우기 일쑤예요.

3. V - 는 둥 마는 둥하다
• Không làm chăm chỉ hoặc hoàn toàn không làm một hành vi nào đó
• Tiếng Việt: [làm cũng như không làm, làm qua loa, làm cho có]
- 아침에 늦게 일어나서 밥을 먹는 둥 마는 둥 하고 집을 나오는 사람이 많아요.
- 요즘 입맛이 없어서 밥을 먹는둥 마는 둥 했더니 살이 빠졌다.

www.thekoreanschool.com 80
XIII. Mức độ

1. A/V - (으) 리만치


• Nhấn mạnh nội dung của mệnh đề sau bằng cách chỉ ra mức độ mà tình huống hoặc
trạng thái của sự việc trong mệnh đề trước mô tả nó.
• Thường được dùng theo nghĩa ẩn dụ.
• Tiếng Việt: [đến mức…, đến nỗi…]
• Biểu hiện tương tự: - (으)리만큼 và - (으)ㄹ 정도로
- 서울의 야경이 말로 표현할 수 없으리만치 아름답다.
- 앞이 잘 보이지 않으리만치 비가 많이 와요.

2. A/V - 다 못해
• Hành động hoặc trạng thái của sự việc ở mệnh đề trước đã đạt đến mức độ cực điểm
và không thể duy trì được nữa.
• Tiếng Việt: với động từ [không thể V hơn nữa/thêm nữa]
với tính từ [ A đến độ..]
- 지수 씨가 우유부단하다 못해 매일 입을 옷을 고르는 데에도 30 분이나
걸려요.
- 민지 씨가 힘든 일정을 견디다 못해 쓰러지고 말았다.

XIV. Ý đồ

1. V - (느)ㄴ다는 것이
• Định thực hiện một hành động nào đó nhưng kết quả lại làm hành động khác mà mình
không ngờ đến.
• Tiếng Việt: [định … nhưng không ngờ lại …]
• Hai mệnh đề phải có cùng chủ ngữ.
- 쓰레기를 버린다는 것이 휴대폰을 버리고 말았어요.
- 친구에게 문자 메신지를 보낸다는 것이 선생님에게 잘못 보냈어요.

2. V - (으)려고 들다
• Biểu thị nỗ lực mạnh mẽ của đối tượng để đạt được mục đích hoặc mục đích nào đó.
- 우리 어머니가 무조건 유기농 식품을 사려고 들어요.
- 온 국민이 힘을 합쳐 함께 어려운 상황을 극복하려고 들면 못 할 일이 없어요.

www.thekoreanschool.com 81
3. - (으)려다가
• Chủ ngữ đã có ý định làm một số hành động nhưng sau đó quyết định bỏ việc hoặc
làm điều gì đó khác thay thế.
• Chủ ngữ của cả 2 vế phải đồng nhất.
• Tiếng Việt: [đang định … nhưng lại …]
- 피자를 시켜 먹으려다가 살이 찔 것 같아서 참았어요.
- 회사로 옮기려다가 생각이 바뀌어서 그냥 있기로 했어요.

XV. Dự đoán và khả năng

1. A/V - 는 듯이
• Thể hiện động tác hay trạng thái ở vế câu sau tương tự, gần giống như hoặc có thể
phỏng đoán do liên quan đến nội dung nêu lên ở vế câu trước
• Tiếng Việt: [cứ như là, như thể là…]
- 동생이 피곤해서 죽은 듯이 잠을 자요.
- 제주도 경치가 숨이 막힐 듯이 아름다워요.

2. A/V - (느) ㄴ다는 듯이


• Hành vi được mô tả trong mệnh đề sau giống như được mô tả trong mệnh đề trước
mặc dù chủ thể chưa bao giờ thực sự nói nội dung của mệnh đề trước.
• Tiếng Việt: [như thể nói rằng…]
- 백화점 직원이 옷을 보여 주자 수진 씨가 마음에 안 든다는 듯이 얼굴을
찌푸렸어요.
- 저와 같이 영화를 보고 있는데 남자 친구가 지루하다는 듯이 계속 하품을 해
댔어요.

3. A/V – (으)ㄴ/는/(으)ㄹ 듯하다


• Được sử dụng khi người nói đang giả định hoặc suy đoán về một số sự kiện hoặc tình
huống.
• Tiếng Việt: [có vẻ như…]
• Biểu hiện này trang trọng hơn -는 것 같다.
• Biểu hiện tương tự: - 는 듯싶다.
- 가수 비는 팬을 보고 감동을 받은 듯했어요.
- 코로나 확진자가 줄어들지 않으면 경제에 큰 영향을 미칠 듯한다.

www.thekoreanschool.com 82
4. A/V - (으) ㄹ 게 뻔하다
• Người nói có thể dự đoán hoặc phỏng đoán rõ ràng kết quả của một hành động hoặc
tình huống nào đó trong tương lai dựa trên những trải nghiệm tương tự trong quá khứ.
• Được sử dụng chủ yếu để dự đoán các tình huống có kết quả không tốt.
• Tiếng Việt: [chắc chắn sẽ…]
- 이번에 열심히 공부 안 한다면 시험에서 떨어질 게 뻔해요.
- 민수 씨가 바람을 쐬러 가는 것을 좋아하니까 지금 어디 여행 갔을 게 뻔해요.

5. V - (으) ㄹ 법하다
• Được sử dụng khi người nói có vẻ như có khả năng hoặc lý do chắc chắn rằng điều gì
đó sẽ xảy ra.
• Tiếng Việt: [đương nhiên, hiển nhiên…]
- 한국에서 산 지 2 년이나 됐으면 이제 한국 생활에 익숙해졌을 법한데 여전히
낯설기만 해요.
- 배우 김선호와의 인터뷰에서 가자는 여성 팬이라면 궁금해할 법한 질문들을
했다.

6. A/V - (으)ㄹ 리가 없다/있다


• Thể hiện một việc không có khả năng xảy ra.
• Tiếng Việt [có/không có lý nào…]
- 해가 서쪽에서 뜰리가 없어요.
- 그 정직한 사람이 거짓말을 했을 리가 없다.

7. V - 기 십상이다
• Thể hiện tình huống đứng trước cấu trúc này sẽ dễ dàng xảy ra hoặc khả năng xảy ra
lớn.
• Tiếng Việt: [dễ dàng...]
• Biểu hiện tương tự: - 기가 쉽다.
- 운동을 시작하기 전에 아무런 준비운동 없으면 부상을 입기 십상이다.
- 다이어트를 한다고 그렇게 굶기만 하면 건강이 나빠지기 십상입니다.

www.thekoreanschool.com 83
XVI. Sự đương nhiên

1. A/V – 기 마련이다
• Thể hiện một sự việc đương nhiên xảy ra.
• Tiếng Việt: [tất nhiên, đương nhiên là..]
• Thường sử dụng với châm ngôn, tục ngữ, hoặc những sự việc hợp với lẽ tự nhiên.
• Có thể thay thế bằng -게 마련이다.
- 언어를 배우는 능력이 뛰어난 사람이 있는가하면 그렇지 않은 사람도 있기
마련이다.
- 마음이 편해야 몸도 편해져서 스트레스가 줄게 마련이다.

2. A/V - 는 법이다
• Thể hiện nội dung của vế trước là một sự đương nhiên
• Tiếng Việt: [vốn dĩ, đương nhiên, hiển nhiên là, chắc chắn là…]
- 만약 죄가 있다면 그 죄는 감출 수 없으며 언젠가는 다시 드러나는 법이다.
- 아무리 좋은 말도 여러 번 들으면 듣기 싫은 법이다.

XVII. Liệt kê

1. A/V – (으)ㄴ/는가 하면
• Diễn tả hai nội dung đối lập nhau
• Tiếng Việt: [nếu có ... thì cũng có...]
• Trong nội dung mệnh đề sau thường gắn thêm tiểu từ 도.
- 의견들 중 일부는 합리적인가 하면 불합리한 의견도 있다.
- 베트남 사람이라도 쌀국수를 좋아하는 사람이 있는가 하면 싫어하는 사람도
있다.

2. A - (으)니 A - (으)니 하다 / V - 느니 V – 느니 하다
• Liệt kê những suy nghĩ hoặc ý kiến khác nhau về một sự việc hoặc trạng thái nào đó.
• Có thể giản lược 하다.
• Dạng trích dẫn: - (느)ㄴ다느니 - (느)ㄴ다느니 하다.
• Biểu hiện tương tự: -(으)네 -(으)네 하다.
- 흐엉 씨는 한국으로 유학을 가느니 베트남에서 취직하느니 고민하고 있어요.
- 유리 씨는 시장은 복잡하니 환불이 안 되느니 하면서 백화점만 가요.

www.thekoreanschool.com 84
3. V - (으)랴 V - (으)랴
• Thể hiện sự bận rộn khi phải thực hiện 2 hành động trở lên.
• Tiếng Việt: [vừa lo (làm việc..)… vừa lo( làm việc)…]
- 수업 시간에 저희들은 필기하랴 선생님의 설명을 들으랴 얼마나 바쁜지
몰라요.
- 학교에 다니랴 아르바이트를하랴 고생이 많아요.

4. N(이)며 N(이)며 = N(이) 면 N(이)면


• Liệt kê hai hoặc nhiều sự vật hoặc sự thật nào đó.
• Tiếng Việt: [vừa ... vừa../ và]
• Không dùng trong trường hợp trang trọng.
- 민호 씨는 공부며 운동이며 못하는 게 없어요.
- 사기를 당하는 바람에 집이며 자동차며 모두 잃었다.

XVIII. Kết quả và hồi tưởng


1. V - (으)ㄴ 끝에
• Kết quả đạt được sau một thời gian dài hoặc một quá trình khó khăn. Hành động trước
đó được tiến hành rất tốn thời gian và khó khăn. Thường đi cùng với phó từ 결국,
마침내, 드디어,…
• Tiếng Việt: [sau khi…]
- 수차례의 실패를 거듭한 끝에 겨우 그 일을 해냈어요.
- 고민한 끝에 한국으로 유학을 가기로 결정했다.

2. V - 아/어 내다
• Thể hiện một sự hoàn thành hay cuối cùng cũng kết thúc hay đạt được một điều gì đó.
• Tiếng Việt: [cố gắng]
• Không dùng thể bị động của động từ mà chỉ kết hợp với những động từ thể hiện sự
khắc phục khó khăn hay thể hiện một ý chí mạnh mẽ.
- 이 암호의 뜻을 알아 내기 위해 최선을 다 했지만 결국 실패하고 말았다.
- 그 사람이 시각 장애를 가지지만 역경을 이겨 냈어요.

3. - 데요
• Sử dụng khi người nói đang hồi tưởng lại điều gì đó mà họ đã trực tiếp trải qua hoặc
cảm nhận được trong quá khứ và đang truyền đạt thông tin đó cho người khác.
• Được sử dụng chủ yếu trong văn nói.
- 흐엉 씨가 한국어를 배운 지 얼마 안 됐다고 하던데 아주 잘하데요.
- 제주도 날씨가 생각보다 덥지 않데요.

www.thekoreanschool.com 85
XIX. Tình huống hoặc tiêu chuẩn

1. V/A – (으)ㄴ/는 가운데


• Nội dung của mệnh đề sau xảy ra trong khi tình huống hoặc trạng thái của sự việc ở
mệnh đề trước vẫn tiếp tục.
=> Mệnh đề trước trở thành nền tảng hoặc tình huống cho mệnh đề sau.
• Tiếng Việt: [giữa lúc, trong lúc]
- 비가 내리는 가운데 공연은 중단되지 않고 계속되었다.
- 민지 씨는 바쁜 가운데 저를 도와줬어요.

2. A/V – (으)ㄴ/는 마당에


• Biểu hiện một hoàn cảnh hoặc một tình huống tạo điều kiện cho một việc nào đó xảy
ra.
• Tiếng Việt: [trong hoàn cảnh.., với tình hình...]
• Tình huống được mô tả trong mệnh đề trước thường không thuận lợi hoặc có tính chất
tiêu cực.
- 집안 형편이 어려워진 마당에 오직 돈을 벌어야겠다는 일념으로 살았다.
- 학기가 끝나는 마당에 열심히 공부하지 않은 걸 후회해도 소용이 없죠.

3. N 치고
Nghĩa 1:
• Khi sử dụng cùng với các danh từ mang tính đại diện cho thứ gì đó, nó biểu hiện rằng
nội dung ở phía sau thỏa đáng, phù hợp, thích hợp với tất cả, toàn bộ danh từ đại diện
đó.
• Thường hay được sử dụng cùng với câu phủ định hoặc câu hỏi tu từ.
• Tiếng Việt: [Đã là...thì... ]
- 아이치고 사탕을 싫어하는 아이는 없을 거예요.
- 한국 사람치고는 김치를 못 먹는 사람이 어디 있겠어요?
Nghĩa 2:
• Biểu hiện sự khác nhau/khác biệt so với đặc tính, đặc điểm, đặc trưng thông thường
mà có, tồn tại hay mang theo bởi danh từ đó.
• Tiếng Việt: [so với...thì...]
- 외국 사람치고 한국어 발음이 좋은 편이에요.
- 여름 날씨치고 시원해요.

www.thekoreanschool.com 86
4. (으) ㅁ에 따라
• Các kết quả được nêu trong mệnh đề sau dựa trên tiêu chuẩn hoặc trạng thái của vấn
đề được nêu trong mệnh đề trước.
• Tiếng Việt: [cùng với việc]
• Thường được sử dụng trong văn viết.
- 과학 기술이 발달함에 따라 우리의 생활이 점점 편리해졌다.
- 환경 보호에 대한 관심이 높아짐에 따라 친환경 사업에 대한 관심도 높아지고
있다.

XX. Nhấn mạnh

1. 여간 A/V - 지 않다
• Diễn đạt nghĩa một trạng thái mà mức độ hơn hẳn thông thường
• Tiếng Việt: [hết sức…, vô cùng]
• Với danh từ được dùng dưới dạng 여간 N 이/가 아니다.
- 흐엉 씨는 외국인이지만 매운 한국 음식도 여간 잘 먹지 않아요.
- 요즘 아르바이트하며 토픽 시험 준비까지 하니까 여간 힘들지 않다.

2. A - 기가 이를 데 없다
• nhấn mạnh mức độ không gì so sánh được.
• tiếng Việt: [không còn gì...hơn, quá ư là...]
• Chủ yếu dùng trong văn viết.
• Biểu hiện tương tự: -기 짝이 없다
- 출퇴근 시간에는 버스에 사람이 너무 많아서 혼잡하기가 이를 데 없다.
- 한국에 처음에 왔을 때는 언어와 문화가 많이 달라서 답답하기가 이를 데
없었다.

3. A - 기 짝이 없다
• nhấn mạnh mức độ không gì so sánh được.
• tiếng Việt: [không còn gì...hơn, thật là…]
• Chủ yếu dùng trong văn viết.
• Biểu hiện tương tự: -기 짝이 없다
- 많은 사람들 앞에서 그런 실수를 하다니 부끄럽기 짝이 없어요.
- 그 드라마가 정말 지루하기 짝이 없었다.

www.thekoreanschool.com 87
4. V - (으)ㄹ 래야 V – (으)ㄹ 수가 없다
• mặc dù có ý định thực hiện một việc gì đó nhưng có tình huống ngược lại với ý định
đó xảy ra nên cuối cùng không thực hiện được ý định ban đầu.
• Tiếng Việt: [có muốn ... cũng không thể, dù thế nào đi nữa cũng không thể]
- 이번에는 꼭 담배를 끊기로 다짐했는데 오랫동안 피워서 그런지 끊을래야
끊을 수 없어요.
- 도서관에서 학생증을 잃어버렸는데 아무리 살펴봐도 찾을래야 찾을 수가
없어요.

www.thekoreanschool.com 88

You might also like