You are on page 1of 160

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

PGS, TS. Vũ Anh Tuấn; TS. Nguyễn Hữu Vượng


&TS. Đàm Anh Tuấn (Đồng chủ biên)

LÔGÍC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM- 2015


2
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý
NGHĨA CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC......10
I. Đối tượng, phương pháp của lôgíc hình thức ............... 10
1. Khái niệm “lôgíc”.................................................. 10
2. Đối tượng nghiên cứu của lôgíc hình thức ............. 12
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của lôgíc hình thức ............. 13
II. Phương pháp, công cụ và ý nghĩa của lôgíc học ......... 14
1. Phương pháp của lôgíc học hình thức .................... 14
2. Công cụ của lôgíc học hình thức ............................ 14
3. Ý nghĩa của lôgic ................................................... 15
Chương II: KHÁI NIỆM ........................................... 20
I. Đặc điểm chung của khái niệm .....................................20
1. Định nghĩa .............................................................. 20
2. Đặc điểm của khái niệm ......................................... 21
3. Khái niệm và từ ...................................................... 21
II. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm............. 22
III. Kết cấu lôgíc của khái niệm ....................................... 24
1. Nội hàm của khái niệm .......................................... 24
2. Ngoại diên của khái niệm ....................................... 24
IV. Mở rộng và thu hẹp khái niệm ...................................25
1. Mở rộng khái niệm ................................................ 25

3
2. Thu hẹp khái niệm ................................................. 25
V. Định nghĩa khái niệm .................................................. 26
1. Định nghĩa khái niệm là gì? ...................................26
2. Cấu trúc của định nghĩa ......................................... 27
3. Các loại định nghĩa khái niệm. .............................. 27
4. Các qui tắc định nghĩa ........................................... 29
VI. Phân chia khái niệm ................................................... 31
1. Bản chất và các loại phân chia khái niệm .............. 31
a. Bản chất ............................................................. 31
b. Các loại phân chia khái niệm ............................ 32
2. Các qui tắc phân chia khái niệm ............................ 32
VII. Quan hệ giữa các khái niệm......................................34
1. Quan hệ theo nội hàm ............................................ 34
a. Quan hệ so sánh được ....................................... 34
b. Quan hệ không so sánh được ............................. 34
2. Quan hệ theo ngoại diên ......................................... 35
a. Quan hệ hợp (quan hệ tương thích) ................... 35
b. Quan hệ không hợp (quan hệ không tương thích) .....36
VIII. Các phép toán đối với ngoại diên của khái niệm ....37
1. Phép hợp giữa các khái niệm (ký hiệu U ) ............. 37
2. Phép giao giữa các khái niệm (ký hiệu I ) ............ 37
3. Phép trừ giữa các khái niệm (A-B) ........................ 37

4
Chương III: PHÁN ĐOÁN ........................................ 45
I. Đặc trưng chung của phán đoán ....................................45
1. Định nghĩa .............................................................. 45
2. Đặc trưng của phán đoán ........................................ 45
II. Phán đoán đơn ............................................................. 47
1. Định nghĩa .............................................................. 47
2. Cấu trúc lôgíc của phán đoán đơn .......................... 47
3. Phân loại phán đoán đơn ........................................ 48
a. Phân loại phán đoán đơn theo nội hàm của vị từ ......48
b. Phân loại phán đoán đơn thuộc tính ................. 49
4. Tính chu diên của các khái niệm trong
phán đoán đơn. .................................................................52
a. Tính chu diên của phán đoán khẳng định
toàn thể A ............................................................................... 53
b. Tính chu diên của phán đoán phủ định toàn thể E
(tất cả S không là P) ......................................................... 54
c. Tính chu diên của phán đoán khẳng định bộ phận
I (một số S là P) ................................................................ 54
d. Tính chu diên của phán đoán phủ định bộ phận
O (một số S không là P) ................................................... 55
e. Quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình
vuông lôgic ....................................................................... 56
III. Phán đoán phức .......................................................... 61
1. Định nghĩa .............................................................. 61

5
2. Các loại phán đoán phức ........................................ 61
a. Phán đoán liên kết (phép hội) ............................ 61
b. Phán đoán phân liệt (phép tuyển) ...................... 62
c. Phán đoán có điều kiện (phép kéo theo ký hiệu ) ...64
d. Phán đoán tương đương (phép tương đương )......64
e. Phán đoán phủ định (phép phủ định) ................ 65
g. Quan hệ giữa các phán đoán phức .................... 66
Chương IV: CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGÍC
HÌNH THỨC ............................................ 78
I. Đặc điểm qui luật cơ bản của lôgíc hình thức............... 78
1. Định nghĩa .............................................................. 78
2. Đặc điểm qui luật cơ bản của lôgíc hình thức ........ 79
II. Các qui luật cơ bản của lôgíc hình thức ...................... 80
1. Qui luật đồng nhất.................................................. 80
a. Nội dung của qui luật ........................................ 80
b. Cơ sở khách quan của qui luật đồng nhất ......... 80
c. Yêu cầu của qui luật ........................................... 81
d. Ý nghĩa của qui luật ........................................... 82
2. Qui luật cấm mâu thuẫn ......................................... 82
a. Nội dung của qui luật ........................................ 82
b. Cơ sở khách quan của qui luật cấm mâu thuẫn .........83
c. Yêu cầu của qui luật cấm mâu thuẫn ................. 83
d. Ý nghĩa của qui luật cấm mâu thuẫn ................. 83

6
3. Qui luật bài trung (qui luật loại trừ cái thứ ba) ......83
a. Nội dung của qui luật ........................................ 83
b. Cơ sở khách quan của qui luật .......................... 84
c. Yêu cầu của qui luật ........................................... 84
d. Ý nghĩa của qui luật ........................................... 85
4. Qui luật lý do đầy đủ .............................................. 85
a. Nội dung của qui luật ........................................ 85
b. Cơ sở khách quan của qui luật .......................... 85
c. Yêu cầu của qui luật ........................................... 86
d. Ý nghĩa của qui luật ........................................... 86
Chương V : SUY LUẬN ............................................. 92
I. Nhận thức chung về suy luận ........................................ 92
1. Suy luận là gì? ........................................................ 92
2. Cấu trúc của suy luận ............................................. 93
3. Phân loại suy luận .................................................. 94
II. Suy luận diễn dịch (suy diễn) ......................................95
1. Suy luận diễn dịch trực tiếp ...................................95
a. Phép chuyển hóa ................................................ 95
b. Phép đảo ngược ................................................. 98
c. Phép đối lập vị từ .............................................101
d. Suy luận trực tiếp giữa các phán đoán trên hình
vuông lôgíc .....................................................................103
2. Suy luận diễn dịch gián tiếp .................................105

7
a. Tam đoạn luận .................................................105
b. Tam đoạn luận rút gọn (luận hai đoạn)...........113
c. Tam đoạn luận phức hợp .................................114
d. Tam đoạn luận phức rút gọn ...........................116
e. Suy luận diễn dịch có điều kiện........................117
g. Suy luận diễn dịch phân liệt.............................119
h. Suy luận diễn dịch phân liệt có điều kiện ........121
III. Suy luận qui nạp .......................................................124
1. Qui nạp là gì? .......................................................124
2. Qui nạp hoàn toàn ................................................125
3. Qui nạp không hoàn toàn .....................................126
a. Qui nạp phổ thông ...........................................126
b. Qui nạp khoa học .............................................127
IV. Suy luận tương tự .....................................................130
1. Tương tự là gì? .....................................................130
2. Phân loại suy luận tương tự ..................................130
a. Tương tự theo thuộc tính .................................130
b. Tương tự theo quan hệ .....................................131
c. Yêu cầu đối với suy luận tương tự ...................131

Chương VI : CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ ..............145


I. Chứng minh.................................................................145
1. Chứng minh là gì? ................................................145

8
2. Cấu trúc của chứng minh .....................................146
3. Các phương pháp chứng minh .............................146
a. Chứng minh trực tiếp .......................................146
b. Chứng minh gián tiếp ......................................147
4. Các qui tắc của chứng minh .................................148
a. Qui tắc đối với luận đề ....................................148
b. Qui tắc đối với luận cứ ....................................149
c. Qui tắc đối với lập luận ...................................149
II. Bác bỏ ........................................................................150
1. Bác bỏ là gì? .........................................................150
2. Cấu trúc của bác bỏ ..............................................150
3. Các phương pháp bác bỏ ......................................150
a. Bác bỏ luận đề .................................................150
b. Bác bỏ luận cứ .................................................152
c. Bác bỏ lập luận ................................................152

9
Chương I : ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý
NGHĨA CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC

A. Mục đích, yêu cầu


Giúp người đọc hiểu được lôgíc hình thức là gì, đối
tượng và nhiệm vụ của lôgíc hình thức, phương pháp và
nhiệm vụ, ý nghĩa của lôgíc hình thức để vận dụng chúng
trong cuộc sống góp phần cùng lôgíc biện chứng nhận
thức đúng đắn, đầy đủ hiện thực khách quan.
B. Những nội dung cơ bản
I. Đối tượng, phương pháp của lôgíc hình thức
1. Khái niệm “lôgíc”
Thuật ngữ “lôgíc” được bắt nguồn từ tiếng Hylạp
là “Logos”. Logos có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau: lời nói, lập luận, ý nghĩa, trí tuệ, quy luật.
Từ Logos lần đầu tiên được xuất hiện trong tác
phẩm của nhà triết học Hêraclít (khoảng 544-483 trước
công nguyên) với nghĩa là “quy luật của thế giới”. Trong
quá trình phát triển, nó ngày càng được bổ xung và hoàn
thiện với những nội dung phong phú, nhất quán nhằm
phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan.
Hiện nay, thuật ngữ lôgíc được dùng với một số
nghĩa như sau:
Thứ nhất, lôgíc dùng để chỉ tính qui luật của thế
giới khách quan, thường gọi là lôgíc khách quan. Với
nghĩa này, lôgíc khách quan chính là tiến trình biện chứng
của thế giới, là “lôgíc của các sự vật”, lôgíc của sự phát

10
triển xã hội, lôgíc của các sự kiện, là “lôgíc tự nó”, là cơ
sở, nguồn gốc của lôgíc chủ quan.
Thứ hai, lôgíc của sự phản ánh lôgíc khách quan
vào bộ não con người thường gọi là lôgíc chủ quan. Lôgíc
chủ quan thể hiện sự hiểu biết của con người về các sự
vật, hiện tượng; tức phản ánh lôgíc khách quan. Lôgic chủ
quan ở tầm triết học gồm có phép biện chứng, lý luận
nhận thức và lôgíc học.
Hiện nay cũng có nhiều sách báo, tạp chí đưa ra
một số khái niệm về lôgíc học, trong đó có những khái
niệm chưa thật chính xác. Chẳng hạn, khi định nghĩa lôgíc
học là khoa học nghiên cứu về tư duy. Khái niệm này
chưa chính xác ở chỗ, không phải lôgíc học là khoa học
duy nhất nghiên cứu về tư duy mà còn có nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về tư duy như: tâm lý học, giáo dục
học, sinh lý học thần kinh cao cấp… Mỗi khoa học nghiên
cứu một khía cạnh của tư duy. Triết học nghiên cứu tư duy
như một giai đoạn cao của quá trình nhận thức và vai trò
của tư duy đối với hoạt động thực tiễn của con người. Sinh
lý học thần kinh cao cấp nghiên cứu tư duy với tư cách là
một sản phẩm của vật chất có tổ chức cao. Sản phẩm đó
được hình thành trên nền tảng vật chất là bộ não của con
người với các quá trình tương ứng như: phản xạ có điều
kiện, phản xạ không điều kiện, quá trình hưng phấn, ức
chế… và được thực hiện bởi các vùng chức năng trên vỏ
bán cầu đại não như vùng ngôn ngữ, vùng tiếng nói…
Như vậy, lôgíc học không phải là môn khoa học
nghiên cứu toàn diện về tư duy, càng không phải là môn
khoa học nghiên cứu duy nhất về tư duy. Lôgíc học có
nhiệm vụ làm sáng tỏ những điều kiện để đạt tới nhận thức
chân thực, phân tích kết cấu của các tư tưởng trong quá

11
trình tư duy, vạch ra các thao tác tư duy và phương pháp
suy nghĩ chuẩn xác.
Vậy lôgíc học là gì? Lôgíc học là môn khoa học
nghiên cứu về các qui luật và hình thức của tư duy hướng
vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực của tư duy và hiện
thực khách quan. Nhiệm vụ cơ bản của lôgíc học là làm
sáng tỏ những điều kiện để đạt tới tri thức chân thực, phân
tích kết cấu của quá trình tư tưởng, vạch rõ thao tác lôgíc
và phương pháp luận chuẩn xác của quá trình tư duy.
2. Đối tượng nghiên cứu của lôgíc hình thức
Lôgíc học có một quá trình phát triển lâu dài trong
lịch sử. Chúng ta có thể chia sự phát triển của lôgíc học
thành ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn cổ điển, truyền
thống. Đó là lôgíc Ari-xtốt. Ông là nhà triết học vĩ đại cổ
đại Hylạp và được coi là người sáng lập ra logíc học.
- Giai đoạn thứ hai, giai đoạn phi cổ điển, phi
truyền thống, đây là giai đoạn toán học hóa lôgíc và lôgíc
hóa toán học ở thế kỷ XVIII-XIX
- Giai đoạn thứ ba, giai đoạn hình thành lôgíc biện
chứng, bắt đầu từ Cantơ, Hêghen và tiếp đó đến Mác,
Ănghen, Lênin tiếp tục phát triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, lôgíc học
được phân chia thành hai môn khoa học độc lập với nhau
là lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng. Cả hai môn khoa
học đều nghiên cứu về các qui luật, hình thức và phương
pháp của tư duy, nhưng mỗi môn lại nghiên cứu, xem xét
sự vật ở những góc độ khác nhau.
Lôgíc học hình thức nghiên cứu tư duy chính xác –
tư duy phản ánh đối tượng ở các phẩm chất xác định, bỏ

12
qua sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của chúng. Lôgíc
học biện chứng nghiên cứu các qui luật của tư duy biện
chứng – tư duy phản ánh quá trình hình thành, vận động
và phát triển của đối tượng.
Lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau và không thể thay
thế cho nhau được.
Vậy, chúng ta có thể định nghĩa đối tượng nghiên
cứu của lôgíc học hình thức như sau:
Lôgíc hình thức là khoa học lôgíc nghiên cứu về tư
duy ở trạng thái ổn định tương đối, phản ánh mặt ổn định
tương đối của sự vật, hiện tượng trong sự trừu tượng, cô
lập, bất biến khỏi tiến trình biện chứng khách quan.
Như vậy, đối tượng của lôgíc hình thức không phải
là toàn bộ tư duy, mà chỉ là tư duy mang tính hình thức, tư
duy phản ánh đối tượng trong sự ổn định tương đối, chết
cứng, bất biến, phi mâu thuẫn giả tạo. Trái lại, lôgíc biện
chứng lại phản ánh đối tượng của thế giới trong sự vận
động, phát triển, thống nhất, mâu thuẫn và chuyển hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của lôgíc hình thức
Từ đối tượng nghiên cứu của lôgíc hình thức cho
phép chúng ta xác định nhiệm vụ của lôgíc hình thức như
sau:
- Nghiên cứu những hình thức cơ bản của tư duy
như: khái niệm, phán đoán, suy luận…
- Nghiên cứu những qui luật của tư duy hình thức:
qui luật đồng nhất, qui luật cấm mâu thuẫn, qui luật bài
trung, qui luật lý do đầy đủ.

13
- Nghiên cứu các công cụ lôgíc, các phương pháp
lôgíc, kết cấu lôgíc và các qui tắc lôgíc và giới hạn của
lôgíc hình thức…
II. Phương pháp, công cụ và ý nghĩa của lôgíc học
1. Phương pháp của lôgíc học hình thức
Qua nghiên cứa đối tượng cho phép chúng ta có thể
hiểu phần nào về tính đặc thù và phương pháp của lôgíc
hình thức, chúng ta phải phân tích kết cấu lôgíc của tư
tưởng được thể hiện trong đó, nghĩa là chỉ ra các bộ phận,
các yếu tố, cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư
tưởng. Việc phân chia một sự vật phức tạp thành các bộ
phận đơn giản của nó gọi là phương pháp phân tích. Sau
khi phân tích chúng ta có thể dùng ký hiệu để chỉ các
thành phần, các yếu tố và các kiểu liên kết. Việc ký hiệu
nó như vậy, được gọi là sự hình thức hóa kết cấu lôgíc của
tư tưởng.
Vậy, phương pháp cơ bản của lôgíc học mà người
ta sử dụng là phương pháp phân tích và hình thức hóa.
Ví dụ: từ phán đoán: “anh ta là sinh viên” hay
“đây là bông hoa lan”. Phân tích cấu trúc của hai phán
đoán trên ta thấy chúng đều có ba thành phần cơ bản: S, P
và từ nối “là”. Chúng chứa S gọi là chủ từ, P gọi là vị từ,
“là” là từ nối (hệ từ).
Áp dụng phương pháp hình thức hóa chúng ta có
được lược đồ lôgíc: S và P (S-P).
2. Công cụ của lôgíc học hình thức
Trong lôgíc học hình thức người ta sử dụng một số
ngôn ngữ viết tự nhiên để diễn đạt các khái niệm, phán
đoán, suy luận. Đồng thời, người ta cũng sử dụng một số
thuật ngữ lôgíc gồm các từ và các tổ hợp từ tiếng việt:

14
“và”, “hay”, “hoặc”, “nếu… thì”, “nếu và chỉ nếu”,
“khi và chỉ khi”, “mọi”, “một số”…
Trong lôgíc toán (lôgíc ký hiệu), người ta cũng sử
dụng khá thống nhất các loại ký hiệu lôgíc sau:
1. A, b, c…để diễn đạt các mệnh đề.
2. Các liên từ lôgíc
- Phép hội (), tương ứng liên từ “và”.
- Phép tuyển (), tương ứng liên từ “hoặc”.
- Phép kéo theo (,  ), tương ứng liên từ
“nếu…thì”.
- Phép tương đương (  ,  ), tương ứng liên từ
“nếu và chỉ nếu”.
- Phép phủ định ( ~, ), tương ứng liên từ “không”,
“không phải”,…
3. Các lượng từ.
- Toàn thể (  ) (tất cả, mọi…).
- Bộ phận (  ) (một số, một vài, phần lớn…).
4. A, B, C, D…diễn đạt các phán đoán đơn.
5. F1, F2, F3, F4… diễn đạt phán đoán phúc.
3. Ý nghĩa của lôgíc
Thứ nhất, học tập, nghiên cứu lôgíc học góp phần
nâng cao trình độ tư duy cho mỗi người; giúp con người
tìm kiếm những con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất và
hiệu quả nhất nhằm đạt tới chân lý khách quan.
Thứ hai, học tập, nghiên cứu lôgíc học cũng là học
tập và trao dồi một công cụ sắc bén của tư duy nhằm sử
dụng trong tranh luận, trong đấu tranh tư tưởng giúp
chúng ta bảo vệ những tư tưởng đúng, bác bỏ những tư

15
tưởng sai và lối tư duy ngụy biện và giúp chúng ta tránh
khỏi những sai lầm lôgic mắc phải do vô tình hay hữu ý.
Thứ ba, học tập nghiên cứu lôgíc học góp phần hỗ
trợ cho việc học tập, nghiên cứu các môn khoa học khác
tốt hơn. Mặc dù, mỗi môn khoa học đều có đối tượng
nghiên cứu riêng của mình. Song, dù nghiên cứu các lĩnh
vực khác nhau của tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng tất cả
đều có cái chung ở chỗ đều là quá trình tư duy, quá trình
nhận thức. Vì vậy, họ phải hiểu tư duy là gì, quá trình tư
duy được thực hiện như thế nào, những yếu tố cấu thành
của tư duy là gì, những nguyên lý và quy luật kết hợp các
yếu tố đó để nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan.

TÓM TẮT CHƯƠNG I- ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG


PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC

Thuật ngữ “lôgíc” được bắt nguồn từ tiếng Hylạp


là “Logos”. Logos có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau: lời nói, lập luận, ý nghĩa, trí tuệ, quy luật.
Hiện nay thuật ngữ lôgíc học được dùng với một số
nghĩa như sau:
Thứ nhất, lôgíc dùng để chỉ tính qui luật của thế
giới khách quan, thường gọi là lôgíc khách quan. Với
nghĩa này, lôgíc khách quan chính là tiến trình biện chứng
của thế giới, là “lôgíc của các sự vật”, lôgíc của sự phát
triển xã hội, lôgíc của các sự kiện, là “lôgíc tự nó”, là cơ
sở, nguồn gốc của lôgíc chủ quan.
Thứ hai, lôgíc của sự phản ánh lôgíc khách quan
vào bộ não con người thường gọi là lôgíc chủ quan. Lôgíc
chủ quan thể hiện sự hiểu biết của con người về các sự
vật, hiện tượng; tức phản ánh lôgíc khách quan. Lôgic chủ
16
quan ở tầm triết học gồm có phép biện chứng, lý luận
nhận thức và lôgíc học.
Lôgíc học là môn khoa học nghiên cứu về các qui
luật và hình thức của tư duy hướng vào việc nhận thức
đúng đắn hiện thực của tư duy và hiện thực khách quan.
Nhiệm vụ cơ bản của lôgíc học là làm sáng tỏ những điều
kiện để đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của
quá trình tư tưởng, vạch rõ thao tác lôgíc và phương pháp
luận chuẩn xác của quá trình tư duy.
Lôgíc học hình thức nghiên cứu tư duy chính xác –
tư duy phản ánh đối tượng ở các phẩm chất xác định, bỏ
qua sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của chúng. Lôgíc
học biện chứng nghiên cứu các qui luật của tư duy biện
chứng – tư duy phản ánh quá trình hình thành, vận động
và phát triển của đối tượng.
Lôgíc hình thức là khoa học lôgíc nghiên cứu về tư
duy ở trạng thái ổn định tương đối, phản ánh mặt ổn định
tương đối của sự vật, hiện tượng trong sự trừu tượng, cô
lập, bất biến khỏi tiến trình biện chứng khách quan.
Từ đối tượng nghiên cứu của lôgíc hình thức cho
phép chúng ta xác định nhiệm vụ của lôgíc hình thức như
sau:
- Nghiên cứu những hình thức cơ bản của tư duy
như: khái niệm, phán đoán, suy luận…
- Nghiên cứu những qui luật của tư duy hình thức:
qui luật đồng nhất, qui luật cấm mâu thuẫn, qui luật bài
trung, qui luật lý do đầy đủ.
- Nghiên cứu các công cụ lôgíc, các phương pháp
lôgíc, kết cấu lôgíc và các qui tắc lôgíc và giới hạn của
lôgíc hình thức…

17
Phương pháp cơ bản của lôgíc học mà người ta sử
dụng là phương pháp phân tích và hình thức hóa.
Học tập, nghiên cứu lôgíc học góp phần nâng cao
trình độ tư duy cho mỗi người; giúp con người tìm kiếm
những con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất và hiệu quả
nhất nhằm đạt tới chân lý khách quan.
Học tập, nghiên cứu lôgíc học cũng là học tập và
trao dồi một công cụ sắc bén của tư duy nhằm sử dụng
trong tranh luận, trong đấu tranh tư tưởng giúp chúng ta
bảo vệ những tư tưởng đúng, bác bỏ những tư tưởng sai và
lối tư duy ngụy biện và giúp chúng ta tránh khỏi những sai
lầm lôgic mắc phải do vô tình hay hữu ý.
Học tập nghiên cứu lôgíc học góp phần hỗ trợ cho
việc học tập, nghiên cứu các môn khoa học khác tốt hơn.
Mặc dù, mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu
riêng của mình. Song, dù nghiên cứu các lĩnh vực khác
nhau của tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng tất cả đều có
cái chung ở chỗ đều là quá trình tư duy, quá trình nhận
thức. Vì vậy, họ phải hiểu tư duy là gì, quá trình tư duy
được thực hiện như thế nào, những yếu tố cấu thành của tư
duy là gì, những nguyên lý và quy luật kết hợp các yếu tố
đó để nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Lôgíc học là gì ? Nhiệm vụ cơ bản của lôgíc học ?
2) Định nghĩa lôgíc học hình thức.
3) Sự khác biệt giữa lôgíc học hình thức và lôgíc học biện
chứng.
4) Nghiên cứu lôgíc học có ý nghĩa gì đối với bản thân.
18
5) Hãy viết công thức lôgíc của những tư tưởng sau:
a/ Cô ấy thông minh và nhanh nhẹn.
b/ Tốt nghiệp đại học, tôi sẽ học tiếp cao học hoặc đi làm.
c/ Nếu không cố gắng, anh sẽ không thể thực hiện tốt
nhiệm vụ này.
d/ Không thể nào có chuyện là công dân mà lại không tuân
thủ pháp luật.
e/ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng; nếu là hoa, tôi
sẽ là một đóa hướng dương; nếu là mây, tôi sẽ là một vầng
mây ấm; nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
f/ Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.

19
Chương II: KHÁI NIỆM

A. Mục đích, yêu cầu


Giúp người đọc hiểu được thế nào là khái niệm, đặc
điểm của khái niệm, mối quan hệ giữa khái niệm và từ,
các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm, kết cấu lôgíc
của khái niệm, mở rộng và thu hẹp khái niệm, định nghĩa
và phân chia khái niệm, mối quan hệ giữa các khái niệm,
các phép toán đối với ngoại diên của khái niệm góp phần
nhận thức đúng đắn bản chất và mối quan hệ của các sự
vật hiện tượng trong khách quan.
B. Những nội dung cơ bản
I. Đặc điểm chung của khái niệm
1. Định nghĩa
Nhận thức của con người trải qua hai giai đoạn, từ
cảm tính đến lý tính. Nhận thức cảm tính (cảm giác, tri
giác, biểu tượng) là giai đoạn đầu mở đầu của quá trình
nhận thức, là giai đoạn con người sử dụng các giác quan
để phản ánh các sự vật khách quan mang tính cụ thể, cảm
tính…. Trong giai đoạn này, nhận thức chỉ mới phản ánh
được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật
mang tính cụ thể, cảm tính. Muốn hiểu bản chất của sự vật
con người phải nâng lên trình độ nhận thức cao hơn - nhận
thức lý tính. Khái niệm là hình thức đầu tiên của giai đoạn
nhận thức lý tính không có khái niệm hoặc thiếu khái
niệm, con người không thế nào tư duy được, vậy khái
niệm là gì ?
Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy phản
ánh các dấu hiệu cơ bản, những mối liên hệ chung, bản

20
chất của các sự vật, hiện tượng, phân biệt sự vật, hiện
tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Khái niệm được hình thành trên cơ sở thực tiễn; nó
là sản phẩm, là công cụ của nhận thức, mang tính tinh
thần. Vì vậy, nội dung phản ánh của nó có phù hợp với
hiện thực khách quan hay không còn tùy thuộc vào trình
độ phát triển của thực tiễn, trình độ nhận thức của thời đại
và phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi cá nhân.
Trong thực tế, có khái niệm phản ánh đúng hiện
thực, nhưng cũng có khái niệm phản ánh sai hiện thực.
2. Đặc điểm của khái niệm
Qua định nghĩa về khái niệm, ta có thể rút ra một
số đặc điểm chủ yếu của khái niệm như sau:
- Thứ nhất, khái niệm phản ánh bản chất của sự vật,
hiện tượng hay lớp sự vật hiện tượng thông qua những
thuộc tính (dấu hiệu) cơ bản, khác biệt.
- Thứ hai, khái niệm cho ta hiểu biết tương đối
chính xác và toàn diện về đối tượng.
- Thứ ba, khái niệm vừa là sản phẩm của tư duy,
vừa là phương tiện để phát triển tư duy của con người.
3. Khái niệm và từ
Khái niệm và từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất
cứ khái niệm nào cũng thể hiện thông qua một từ hay một
cụm từ nhất định mà ta đã biết được ý nghĩa của chúng.
Từ và cụm từ biểu thị khái niệm vì nó là cái vỏ vật chất
đặc biệt của khái niệm. Không có từ và cụm từ thì không
thể hình thành khái niệm. Ví dụ: khái niệm cây, hoa đào,
giai cấp, giai cấp công nhân…
Tuy có sự thống nhất giữa khái niệm và từ, nhưng
chúng ta không thể đồng nhất chúng với nhau. Một từ có
21
thể được diễn đạt bằng nhiều khái niệm khác nhau và một
khái niệm cũng có thể diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau.
Một từ diễn đạt bằng nhiều khái niệm khác nhau người ta
gọi là những từ đồng âm khác nghĩa. Chẳng hạn như từ
“vải” là hàng may mặc, nhưng có thể hiểu vải là một loại
quả. Hoặc một khái niệm cũng có thể diễn đạt bằng nhiều
từ khác nhau mà ta gọi là từ đồng nghĩa khác âm, chẳng
hạn: mẹ, tổ quốc, giang sơn… Sự phong phú của từ vựng
làm cho ngôn ngữ thể hiện khái niệm mang tính linh hoạt.
Tuy nhiên, do có sự không đồng nhất nêu trên, nên trong
quá trình tư duy cũng dễ đưa người ta mắc lỗi logic, chẳng
hạn như: lẫn lộn khái niệm này với khái niệm khác hoặc
đánh tráo khái niệm. Vì vậy trong quá trình tư duy chúng
ta phải tuân thủ những nguyên tắc và qui luật của tư duy.
II. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
Khái niệm được hình thành gắn liền với quá trình
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Quá trình
đó không phải giản đơn mà là một quá trình rất phức tạp
gồm nhiều khâu, sử dụng nhiều phương pháp, thao tác
khác nhau của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái quát hóa …
So sánh là thao tác tư duy nhằm thiết lập được sự
giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng của hiện
thực, từ đó tìm ra được các dấu hiệu chung, bản chất của
lớp đối tượng xác định, là cơ sở cho sự hình thành những
khái niệm chung về lớp sự vật đó.
Phân tích là sự phân chia trong tư tưởng đối tượng
nhận thức thành các bộ phận hợp thành nó, trên cơ sở đó
mà đi sâu tìm hiểu chi tiết từng dấu hiệu của đối tượng.
Phương pháp này giúp cho tư duy có cách nhìn cụ thể,

22
chính xác về các bộ phận hợp thành của đối tượng nhận
thức.
Tổng hợp là phương pháp kết hợp trong tư tưởng
những dấu hiệu của đối tượng vào một chỉnh thể. Vì vậy,
phân tích và tổng hợp là hai phương pháp ngược nhau,
nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
Thông qua phân tích, con người có thể tách các dấu hiệu
cơ bản ra khỏi dấu hiệu không cơ bản. Thông qua tổng
hợp, con người có thể sắp xếp các dấu hiệu đó theo một
chỉnh thể nhất định.
Trừu tượng hóa là phương pháp dựa trên cơ sở các
dấu hiệu đã được tách ra thành các dấu hiệu bản chất và
các dấu hiệu không bản chất, chỉ tập trung nghiên cứu các
dấu hiệu bản chất mà tạm thời bỏ qua các dấu hiệu khác.
Khái quát hóa là sự liên kết trong tư tưởng các đối
tượng riêng biệt có các dấu hiệu chung bản chất thành một
lớp. Nhờ khái quát hóa, các dấu hiệu cơ bản của tất cả các
đối tượng riêng lẻ được xem xét như là các dấu hiệu cơ
bản của tất cả các đối tượng và được biểu thị bằng một
khái niệm. Như vậy, trừu tượng hóa tạo nên nội hàm của
khái niệm, còn khái quát hóa lại giúp ta xác định ngoại
diên của khái niệm.
Như vậy, thông qua so sánh mà con người phát
hiện ra sự giống nhau giữa các đối tượng, thông qua phân
tích để phân chia các dấu hiệu thành các phần và kết hợp
các dấu hiệu theo một trật tự thông qua tổng hợp, nhờ vậy
mà tạo điều kiện cho trừu tượng hóa, chọn ra các dấu hiệu
bản chất để hình thành nên nội hàm của khái niệm. Thông
qua khái quát hóa, tập hợp các đối tượng cùng loại thành
lớp trên cơ sở những dấu hiệu chung bản chất để xác định
ngoại diên của khái niệm.

23
III. Kết cấu lôgíc của khái niệm
Xét về mặt kết cấu, bất kỳ khái niệm nào cũng có
hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên.
1. Nội hàm của khái niệm
Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu bản
chất của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong
khái niệm đó.
Ví dụ: Nội hàm của khái niệm "hình chữ nhật" là
"hình bình hành" và "có một góc vuông". Nội hàm của
khái niệm "cá" là "động vật thở bằng mang", "sống dưới
nước" và "bơi bằng vây".
Như vậy, nội hàm của khái niệm chỉ cho chúng ta
biết được sự vật ấy là cái gì? Nó như thế nào? Nó khác sự
vật khác ở chỗ nào?
2. Ngoại diên của khái niệm
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối
tượng có chứa các dấu hiệu được phản ánh trong khái
niệm.
Ví dụ: Ngoại diên của khái niệm "sinh viên" là tập
hợp toàn bộ những sinh viên đang học tập, nghiên cứu tại
các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng trên thế giới.
Ngoại diên của khái niệm "quả" là tất cả các quả tồn tại
trên thế giới.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau theo quan hệ tỉ lệ nghịch. Nếu nội
hàm của khái niệm càng nhiều dấu hiệu thì ngoại diên
càng ít đối tượng phản ánh trong khái niệm. Ngược lại,
nếu nội hàm càng ít dấu hiệu thì ngoại diên càng nhiều đối
tượng phản ánh trong khái niệm. Nghĩa là, các đối tượng
phản ánh trong khái niệm càng ít lượng thông tin thì tập

24
hợp các đối tượng càng lớn, càng khó xác định và ngược
lại.
Ví dụ: Về ngoại diên, khái niệm “sinh viên” rộng
hơn khái niệm “sinh viên Việt Nam”; nhưng xét về mặt
nội hàm thì khái niệm “sinh viên Việt Nam” lại nhiều dấu
hiệu hơn khái niệm “sinh viên”. Hoặc ngoại diên khái
niệm “cầu thủ” rộng hơn ngoại diên khái niệm “cầu thủ
bóng đá” nhưng về mặt nội hàm khái niệm “cầu thủ” có
dấu hiệu ít hơn khái niệm “cầu thủ bóng đá”.
IV. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
1. Mở rộng khái niệm
Thao tác lôgíc chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp
với nội hàm phong phú sang khái niệm có ngoại diên lớn
hơn với nội hàm ít dấu hiệu hơn gọi là mở rộng khái niệm.
Ví dụ: Khái niệm “giáo viên”
ta có thể mở rộng thành khái niệm B
“người lao động trí óc” (B). Hay từ
khái niệm “con người” (A) ta có thể A
mở rộng thành “động vật” (B).
Để tiến hành mở rộng khái
niệm, ta chỉ việc bỏ bớt đi dấu hiệu của khái niệm ban đầu
ta được khái niệm giống của khái niệm đó. Mở rộng khái
niệm mà ta không thể mở rộng thêm nữa thì đó là phạm
trù. Phạm trù rộng nhất là phạm trù triết học.
2. Thu hẹp khái niệm
Thao tác lôgíc chuyển khái niệm A
có ngoại diên rộng với nội hàm ít dấu
hiệu sang khái niệm có ngoại diên hẹp B
hơn với nội hàm nhiều hơn, gọi là thu
hẹp khái niệm.

25
Ví dụ: Từ khái niệm “sinh viên Việt Nam” (A) ta
có thể thu hẹp thành khái niệm “sinh viên Đại học Gia
định” (B) hoặc từ khái niệm “sinh viên Đại học Gia định”
(A), ta có thể thu hẹp thành khái niệm “sinh viên nữ Đại
học Gia định” (B).
Để tiến hành thu hẹp khái niệm, ta chỉ việc thêm
dấu hiệu vào nội hàm của khái niệm ban đầu thì sẽ có khái
niệm loài của khái niệm đó.
Trong thực tế, thu hẹp khái niệm cũng có giới hạn.
Thu hẹp khái niệm đến mức không thu hẹp được nữa ta
được khái niệm đơn nhất.
Ví dụ: thu hẹp khái niệm “sinh viên”  “sinh viên
Việt Nam”  “sinh viên Đại học Gia định”  “sinh viên
Đại học Gia định khóa II” “sinh viên Đại học Gia định
lớp DKT1”  “sinh viên Phạm Văn Nam”.
V. Định nghĩa khái niệm
1. Định nghĩa khái niệm là gì?
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgíc nhằm tách
một sự vật cần định nghĩa ra khỏi các sự vật tiếp cận với
nó. Định nghĩa khái niệm là chỉ rõ về mặt nội hàm của sự
vật đó và chỉ ra các dấu hiệu bản chất của sự vật đó. Như
vậy, định nghĩa khái niệm phải đạt được 2 yêu cầu: thứ
nhất, phải phân biệt được sự vật, hiện tượng cần định
nghĩa với sự vật, hiện tượng khác trên phương diện nội
dung của nó. Thứ hai, phải làm rõ nội dung của sự vật,
hiện tượng cần định nghĩa.
Ví dụ: hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh
bằng nhau. Hoặc hình vuông là một hình bình hành có các
cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau.

26
2. Cấu trúc của định nghĩa
Định nghĩa khái niệm thường có cấu trúc như sau:
- Khái niệm được định nghĩa là khái niệm mà ta
phải vạch rõ nội hàm cơ bản của nó (gọi là a).
- Khái niệm dùng để định nghĩa là những dấu hiệu
chung, cơ bản tạo nên nội hàm của khái niệm được định
nghĩa.
Ví dụ: Hình vuông (a) là hình bình hành có các
cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau (b). Trong định
nghĩa này khái niệm “hình vuông” là khái niệm được định
nghĩa. Còn dấu hiệu “hình bình hành có các cạnh bằng
nhau và các góc bằng nhau” là khái niệm dùng định
nghĩa.
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
Trong ví dụ này thì khái niệm “Tam giác vuông” là khái
niệm được định nghĩa, còn dấu hiệu “tam giác có một góc
vuông” là khái niệm dùng để định nghĩa.
3. Các loại định nghĩa khái niệm
a. Định nghĩa theo đối tượng:
Theo đối tượng, định nghĩa khái niệm được phân
thành định nghĩa thực và định nghĩa duy danh.
Định nghĩa thực là định nghĩa nhằm làm sáng tỏ
nội hàm của khái niệm cần được định nghĩa trên cơ sở chỉ
ra những dấu hiệu bản chất của đối tượng cần khái quát
trong khái niệm.
Ví dụ: hình chữ nhật là hình bình hành có một góc
vuông.
Định nghĩa duy danh là định nghĩa vạch rõ ý nghĩa
của thuật ngữ biểu thị đối tượng của tư tưởng.

27
Ví dụ: “Đây là cái nhà” hay “Đây là con dao”,
“Hình này là hình chữ nhật”.
Định nghĩa duy danh bắt buộc sự có mặt của đối
tượng khi định nghĩa. Định nghĩa duy danh mới chỉ là thao
tác đặt tên cho sự vật.
b. Định nghĩa theo tính chất của khái niệm dùng để
định nghĩa
Căn cứ vào tính chất của khái niệm dùng để định
nghĩa người ta phân định nghĩa thành:
 Định nghĩa qua loài gần nhất và khác nhau về
chủng: là định nghĩa trong đó vạch ra khái niệm loại gần
nhất chứa đối tượng được định nghĩa, sau đó vạch ra các
dấu hiệu đặc trưng, bản chất khác biệt của đối tượng,
nhằm phân biệt đối tượng cần định nghĩa với các đối
tượng còn lại của khái niệm loại đó.
Ví dụ: “Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên
tiếp bằng nhau”.
 Định nghĩa theo nguồn gốc: là định nghĩa mà
trong đó vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tương được định
nghĩa trên cơ sở làm phát sinh khái niệm mới đã biết.
Ví dụ: “Tứ giác là một hình gồm bốn đoạn thẳng liên
tiếp khép kín”.
Định nghĩa theo nguồn gốc thường được sử dụng
trong hình học, vật lý, hóa học và ít sử dụng trong
khoa học xã hội.
 Định nghĩa theo quan hệ: là định nghĩa được thực
hiện thông qua việc vạch ra quan hệ của khái niệm được
định nghĩa với khái niệm khác.

28
Ví dụ: “Tự do là tất yếu được nhận thức”, “Giám đốc
xí nghiệp là người quyết định điều hành và quản lý
xí nghiệp”.
 Định nghĩa bằng miêu tả: là loại định nghĩa bằng
cách liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối
tượng nhằm phân biệt đối tượng đó với các đối tượng khác
giống nó. Đây là phương pháp hay được sử dụng trong
văn học, nghệ thuật.
Ví dụ: “Nước nguyên chất là chất không màu, không
mùi, không vị và trong suốt”.
 Định nghĩa bằng so sánh: là kiểu định nghĩa chỉ ra
dấu hiệu của đối tượng bằng cách so sánh nó với các dấu
hiệu tương tự có trong các đối tượng khác đã biết.
Ví dụ: “Mắt sáng như sao”, “Tối như đêm ba mươi”
4. Các qui tắc định nghĩa
Khi định nghĩa một khái niệm nào đó, phải tuân thủ
một qui tắc sau:
* Qui tắc 1: Định nghĩa phải cân đối.
Định nghĩa cân đối là định nghĩa mà ngoại diên của
khái niệm dùng để định nghĩa phải đúng bằng ngoại diên
của khái niệm được định nghĩa (A=B).
Ví dụ: Định nghĩa khái niệm “con người”. Con
người là động vật có ý thức, biết chế tạo và sử dụng công
cụ sản xuất. Trong định nghĩa trên ngoại diên của khái
niệm “con người” và ngoại diên của khái niệm là “động
vật có ý thức, biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất” là
bằng nhau.
Có hai lỗi cần tránh để không bị vi phạm qui tắc
này là:

29
- Định nghĩa quá rộng: khái niệm dùng để định
nghĩa có ngoại diên lớn hơn khái niệm được định nghĩa.
Nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa và khái niệm được
định nghĩa nằm trong quan hệ bao hàm.
Ví dụ: Tam giác đều là tam giác.
- Định nghĩa quá hẹp: khái niệm dùng để định
nghĩa có ngoại diên nhỏ hơn khái niệm được định nghĩa.
Hai khái niệm này cũng nằm trong quan hệ bao hàm.
Ví dụ: Giáo viên là những người đang giảng dạy ở
trường đại học. Khái niệm "giáo viên" có ngoại diên rộng
hơn khái niệm "người đang giảng dạy ở trường đại học".
* Qui tắc 2: Định nghĩa không được vòng vo.
Định nghĩa vòng vo là định nghĩa sử dụng khái
niệm không rõ ràng hoặc dùng khái niệm cần định nghĩa
để giải thích nó. Nếu khái niệm dùng để định nghĩa không
rõ ràng thì khi định nghĩa xong lại phải định nghĩa nó…
Cứ như vậy làm cho định nghĩa cứ vòng vo.
Ví dụ: a là b, b chưa rõ, lại định nghĩa b là c, c chưa
rõ, lại định nghĩa c là d… hoặc khái niệm dùng để định
nghĩa lặp lại khái niệm cần định nghĩa. Nếu lặp lại như
vậy khái niệm chưa được định nghĩa.
Ví dụ: Người quan liêu là người dùng thái độ quan
liêu để giải quyết công việc, hoặc người theo chủ nghĩa
duy vật là người xem xét sự vật theo quan điểm duy vật.
* Qui tắc 3: Định nghĩa không thể là phủ định.
- Khi định nghĩa khái niệm, chúng ta phải làm rõ
dấu hiệu bản chất của đối tượng mà khái niệm phản ánh
dưới dạng khẳng định. Nếu định nghĩa phủ định thì sẽ
không nêu lên được các dấu hiệu bản chất đó của đối
tượng; do đó, chúng ta không thể hiểu đối tượng là gì.

30
Ví dụ: Vật chất không phải là ý thức, hoặc tư tưởng
tiểu tư sản không phải là tư tưởng vô sản.
* Qui tắc 4: Định nghĩa phải ngắn ngọn, rõ ràng,
chính xác.
Định nghĩa ngắn ngọn, rõ ràng, chính xác là không
dùng những từ mập mờ, nhiều nghĩa làm cho người ta
hiểu sai bản chất của đối tượng.
Khi định nghĩa không được dùng các hình tượng
văn học, nghệ thuật, hoặc hình ảnh để định nghĩa. Ví dụ:
“Chủ nghĩa cộng sản là thiên đường của nhân loại”, hoặc
“tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời” vv…
VI. Phân chia khái niệm
1. Bản chất và các loại phân chia khái niệm
a. Bản chất
Phân chia khái niệm là thao tác lôgíc nhằm vào
ngoại diên của khái niệm để vạch ra các khái niệm thành
phần khác nhau hẹp hơn được chứa trong khái niệm được
phân chia theo một căn cứ xác định nào đó.
Muốn phân chia khái niệm một cách chính xác đáp
ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức
chúng ta phải vạch ra được dấu hiệu của đối tượng làm cơ
sở để phân chia ngoại diên của khái niệm cần phân chia
thành những bộ phận lấp đầy ngoại diên của nó.
Ví dụ: Phân chia khái niệm Hình thái kinh tế - xã
hội ta thu được khái niệm thành phần như: hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến,
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

31
b. Các loại phân chia khái niệm
Có hai loại phân chia khái niệm: phân chia khái
niệm theo dấu hiệu và phân đôi khái niệm.
- Phân chia theo dấu hiệu: phân chia khái niệm
giống thành khái niệm loài sao cho mỗi loài vẫn giữ được
dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu ấy lại có chất
lượng mới của loài.
Ví dụ: phân chia hình thái kinh tế - xã hội ta thu
được 5 hình thái kinh tế - xã hội. Các hình thái kinh tế - xã
hội có dấu hiệu chung là đều có một phương thức sản xuất
(cơ sở để phân chia những phương thức sản xuất của mỗi
hình thái kinh tế - xã hội đều có một chất lượng mới). Sự
ra đời của phương thức sản xuất mới dẫn đến sự ra đời của
hình thái kinh tế - xã hội mới phù hợp với nó.
- Phân đôi khái niệm: thao tác lôgíc chia khái niệm
ban đầu thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau. Nếu A
là khái niệm bị phân chia thì phân đôi khái niệm ta thu
được hai khái niệm mới B và  (phủ định B).
Ví dụ: phân chia khái niệm “sinh viên” ta thu được
hai khái niệm đối lập nhau là “sinh viên nam” và “sinh
viên nữ”.
2. Các qui tắc phân chia khái niệm
Khi thực hiện phép phân chia khái niệm, muốn
tránh được sai lầm thì phải tuân thủ đầy đủ các qui tắc sau:
* Qui tắc 1: Phân chia phải cân đối
Phân chia cân đối là phép phân chia mà tổng ngoại
diên của các khái niệm thành phần thu được phải bằng
ngoại diên của các khái niệm bị phân chia. Nếu vi phạm
qui tắc này sẽ mắc lỗi phân chia thiếu hoặc thừa thành
phần.
32
- Thiếu thành phần: phân chia nhưng ngoại diên
của khái niệm bị phân chia nhiều hơn tổng ngoại diên của
khái niệm phân chia.
Ví dụ: phân chia khái niệm “sinh viên Việt Nam”
theo cơ sở dân tộc ta thu được ba khái niệm thành phần là:
“sinh viên dân tộc kinh”, “sinh viên dân tộc thái”, “sinh
viên dân tộc mường”.
- Thừa thành phần: phân chia nhưng ngoại diên của
khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của khái
niệm phân chia.
Ví dụ: phân chia khái niệm “người” thành “người
Nam” và “người nữ” và “người da màu”.
* Qui tắc 2: Phân chia phải có cùng một cơ sở nhất
định
Có nhiều cách phân chia khái niệm, những mỗi
cách phân chia khái niệm phải lấy một dấu hiệu nào đó
làm cơ sở và phải giữ nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá
trình phân chia.
Ví dụ: phân chia khái niệm “sinh viên” thành “sinh
viên Châu Á", "sinh viên Châu Âu", “sinh viên Châu
Phi”, “sinh viên da trắng”, “sinh viên da màu”…thì sẽ vi
phạm qui tắc trên.
* Qui tắc 3: Các khái niệm thành phần phân chia
phải nằm trong quan hệ ngang hàng; nghĩa là ngoại diên
của chúng phải tách rời nhau.
Ví dụ: Khi phân chia khái niệm “chiến tranh” theo
tính chất của nó ta thu được hai khái niệm “chiến tranh
chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa” là đúng, nhưng
nếu thêm “chiến tranh tự vệ” là sai; vì ngoại diên của

33
“chiến tranh chính nghĩa” và khái niệm “chiến tranh tự
vệ” có những phần trùng nhau.
* Qui tắc 4: Phân chia khái niệm phải liên tục; khi
phân chia khái niệm giống phải được chuyển đến khái
niệm loài gần nhất. Nếu vi phạm qui tắc này sẽ mắc lỗi
trong phân chia mà người ta gọi nhảy vọt trong phân chia.
Ví dụ: Phân chia khái niệm “nhân dân Châu Á”
thành “nhân dân Hà Nội”, “nhân dân Bắc Kinh”, “nhân
dân Tokyo”... đây là cách phân chia không liên tục vì các
khái niệm trên không phải là những khái niệm loài gần
nhất.
VII. Quan hệ giữa các khái niệm
Như chúng ta đều biết, các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan đều tồn tại trong mối liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau. Khái niệm là sự phản ánh các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan vào trong bộ não con
người, chính vì vậy mà các khái niệm cũng có quan hệ với
nhau. Người ta có thể xem xét quan hệ giữa các khái niệm
theo nội hàm và ngoại diên.
1. Quan hệ theo nội hàm
Căn cứ theo nội hàm của khái niệm, người ta có
quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được.
a. Quan hệ so sánh được
Quan hệ giữa các khái niệm mà trong đó nội hàm
của chúng có một số dấu hiệu chung.
Ví dụ: “sinh viên” và “đoàn viên”, “vận động
viên” và “đảng viên” vv…
b. Quan hệ không so sánh được
Quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của chúng
không có dấu hiệu chung nào.
34
Ví dụ: “lịch sử” và “kim loại”, “văn hóa” và
“bông hoa”.
2. Quan hệ theo ngoại diên
Theo ngoại diên người ta có thể chia thành quan hệ
hợp và quan hệ không hợp.
a. Quan hệ hợp (quan hệ tương thích)
Quan hệ hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà
ngoại diên của chúng trùng nhau hoàn toàn hay có một
phần trùng nhau.
- Quan hệ đồng nhất (hợp hoàn toàn):
quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên
của chúng hoàn toàn trùng nhau. (hình 1) A B
Ví dụ: Khái niệm “Nguyễn Du” và
“Tác giả Truyện kiều” hoặc “sinh viên” và
“người đang học ở trường Đại học, Cao Hình 1
đẳng”…
- Quan hệ bao hàm (lệ thuộc): là quan hệ giữa các
khái niệm mà ngoại diên của khái niệm
này nằm gọn trong ngoại diên của khái A
niệm kia. (hình 2)
Ví dụ: khái niệm “thanh niên”
B
(A) và khái niệm “thanh niên Việt
Nam” (B). Hai khái niệm này nằm
trong quan hệ bao hàm vì khái niệm
“thanh niên” có ngoại diên rộng hơn, Hình 2
còn khái niệm “sinh viên Việt Nam”
có ngoại diên hẹp hơn. A B
- Quan hệ giao nhau: là quan hệ
giữa các khái niệm mà ngoại diên của
Hình 3
35
chúng chỉ có một phần trùng nhau. (hình 3)
Ví dụ: khái niệm “cầu thủ bóng đá” (A) và khái
niệm “sinh viên” (B).
b. Quan hệ không hợp (quan hệ không tương thích)
Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên
của chúng không có phần nào trùng nhau. Quan hệ không
tương thích được chia thành các loại quan hệ sau:
- Quan hệ tách rời: là quan
hệ giữa những khái niệm mà A B
ngoại diên của chúng không có
phần nào trùng nhau, đồng thời
chúng cũng không thuộc về một Hình 4
khái niệm giống chung. (hình 4)
Ví dụ: “Mặt trời” và “thành
phố”, “bông hoa” và “bút mực”
vv… C
- Quan hệ đối lập: là quan hệ
giữa các khái niệm mà ngoại diên A B
của chúng không có phần nào trùng
nhau nhưng tổng ngoại diên của
chúng cộng lại bao giờ cũng nhỏ
hơn ngoại diên của khái niệm giống Hình 5
chung. (hình 5)
Ví dụ: “Màu trắng” và “màu đen”, “tốt” và “xấu”
vv…
- Quan hệ mâu thuẫn: là quan hệ giữa
các khái niệm mà ngoại diên của chúng A B
không có phần nào trùng nhau và tổng ngoại
diên của chúng gộp lại bằng ngoại diên của
khái niệm giống chung. (hình 6) Hình 6

36
Ví dụ: “Số chẵn” và “số lẻ”, khái niệm “màu
xanh” và “không phải màu xanh”, “chiến tranh chính
nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa”vv…
VIII. Các phép toán đối với ngoại diên của khái niệm
1. Phép hợp giữa các khái niệm (ký hiệu U )
Phép hợp giữa các khái niệm là phép toán mà khi
tiến hành hợp các khái niệm thành phần lại ta thu được
một khái niệm mới mà ngoại diên của chúng bằng tổng
ngoại diên của các khái niệm thành phần
A U B=C
Ví dụ: Hợp khái niệm “người lao động trí óc” với
khái niệm “người lao động chân tay” ta được khái niệm
“người lao động”.
2. Phép giao giữa các khái niệm (ký hiệu I )
Phép giao giữa các khái niệm là phép toán mà khi
thực hiện phép giao giữa các khái niệm thành phần ta thu
được khái niệm mới có ngoại diên gồm các đối tượng
chung của các khái niệm đó.
A I B=C
Ví dụ: thực hiện phép giao hai khái niệm “sinh
viên” (A) và “đại học Gia định” (B) ta được khái niệm
“sinh viên đại học Gia định” (C).
3. Phép trừ giữa các khái niệm (A-B)
Phép trừ khái niệm là phép toán mà khi thực hiện ta
thu được khái niệm mới có ngoại diên gồm các đối tượng
thuộc A nhưng không thuộc B
A–B

37
Ví dụ: khái niệm “sinh viên đại học Gia Định” trừ
đi khái niệm “nữ sinh viên đại học Gia Định” ta sẽ được
khái niệm “nam sinh viên đại học Gia Định”.

TÓM TẮT CHƯƠNG II - KHÁI NIỆM

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy phản
ánh các dấu hiệu cơ bản, những mối liên hệ chung, bản
chất của các sự vật, hiện tượng, phân biệt sự vật, hiện
tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Khái niệm được hình thành gắn liền với quá trình
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Quá trình
đó không phải giản đơn mà là một quá trình rất phức tạp
gồm nhiều khâu, sử dụng nhiều phương pháp, thao tác
khác nhau của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Thông qua so sánh mà con người phát hiện ra sự
giống nhau giữa các đối tượng, thông qua phân tích để
phân chia các dấu hiệu thành các phần và kết hợp các dấu
hiệu theo một trật tự thông qua tổng hợp, nhờ vậy mà tạo
điều kiện cho trừu tượng hóa, chọn ra các dấu hiệu bản
chất để hình thành nên nội hàm của khái niệm. Thông qua
khái quát hóa, tập hợp các đối tượng cùng loại thành lớp
trên cơ sở những dấu hiệu chung bản chất để xác định
ngoại diên của khái niệm.
Xét về mặt kết cấu, bất kỳ khái niệm nào cũng có
hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên.
Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu bản
chất của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong
khái niệm đó.

38
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối
tượng có chứa các dấu hiệu được phản ánh trong khái
niệm.
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau theo quan hệ tỉ lệ nghịch. Nếu nội
hàm của khái niệm càng nhiều dấu hiệu thì ngoại diên
càng ít đối tượng phản ánh trong khái niệm. Ngược lại,
nếu nội hàm càng ít dấu hiệu thì ngoại diên càng nhiều đối
tượng phản ánh trong khái niệm.
Thao tác lôgíc chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp
với nội hàm phong phú sang khái niệm có ngoại diên lớn
hơn với nội hàm ít dấu hiệu hơn gọi là mở rộng khái niệm.
Thao tác lôgíc chuyển khái niệm có ngoại diên
rộng với nội hàm ít dấu hiệu sang khái niệm có ngoại diên
hẹp hơn với nội hàm nhiều hơn, gọi là thu hẹp khái niệm.
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgíc nhằm tách
một sự vật cần định nghĩa ra khỏi các sự vật tiếp cận với
nó. Định nghĩa khái niệm là chỉ rõ về mặt nội hàm của sự
vật đó và chỉ ra các dấu hiệu bản chất của sự vật đó.
Khi định nghĩa một khái niệm nào đó, phải tuân thủ
một qui tắc sau:
* Qui tắc 1: Định nghĩa phải cân đối.
* Qui tắc 2: Định nghĩa không được vòng vo.
* Qui tắc 3: Định nghĩa không thể là phủ định.
* Qui tắc 4: Định nghĩa phải ngắn ngọn, rõ ràng,
chính xác.
Phân chia khái niệm là thao tác lôgíc nhằm vào
ngoại diên của khái niệm để vạch ra các khái niệm thành
phần khác nhau hẹp hơn được chứa trong khái niệm được
phân chia theo một căn cứ xác định nào đó.
39
Khi thực hiện phép phân chia khái niệm, muốn
tránh được sai lầm thì phải tuân thủ đầy đủ các qui tắc sau:
- Qui tắc 1: Phân chia phải cân đối
- Qui tắc 2: Phân chia phải có cùng một cơ sở nhất
định
- Qui tắc 3: Các khái niệm thành phần phân chia
phải nằm trong quan hệ ngang hàng; nghĩa là ngoại diên
của chúng phải tách rời nhau.
- Qui tắc 4: Phân chia khái niệm phải liên tục; khi
phân chia khái niệm giống phải được chuyển đến khái
niệm loài gần nhất.
Các khái niệm có quan hệ với nhau theo cả nội hàm
và ngoại diên.
Căn cứ theo nội hàm của khái niệm, người ta có
quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được.
Quan hệ giữa các khái niệm mà trong đó nội hàm
của chúng có một số dấu hiệu chung.
Quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của chúng
không có dấu hiệu chung nào.
Theo ngoại diên người ta có thể chia thành quan hệ
hợp và quan hệ không hợp.
- Quan hệ hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà
ngoại diên của chúng trùng nhau hoàn toàn hay có một
phần trùng nhau.
Quan hệ hợp được chia thành hai loại: Quan hệ
đồng nhất và quan hệ bao hàm
+ Quan hệ đồng nhất (hợp hoàn toàn): quan hệ giữa
các khái niệm mà ngoại diên của chúng hoàn toàn trùng
nhau.

40
+ Quan hệ bao hàm (lệ thuộc): là quan hệ giữa các
khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này nằm gọn trong
ngoại diên của khái niệm kia.
- Quan hệ không hợp là quan hệ giữa những khái
niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng
nhau. Quan hệ không tương thích được chia thành các loại
quan hệ sau: Quan hệ tách rời, quan hệ đối lập và quan hệ
mâu thuẫn.
+ Quan hệ tách rời: là quan hệ giữa những khái
niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng
nhau, đồng thời chúng cũng không thuộc về một khái
niệm giống chung.
+ Quan hệ đối lập: là quan hệ giữa các khái niệm
mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau
nhưng tổng ngoại diên của chúng cộng lại bao giờ cũng
nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung.
+ Quan hệ mâu thuẫn: là quan hệ giữa các khái niệm mà
ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và
tổng ngoại diên của chúng gộp lại bằng ngoại diên của
khái niệm giống chung.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Khái niệm là gì ? Nội hàm và ngoại diên của khái
niệm là gì ? Phân tích bằng ví dụ.
2) Bằng ví dụ hãy phân tích cho thấy nội hàm của một
khái niệm bao giờ cũng thể hiện các đặc trưng lôgíc
của khái niệm đó.
3) Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm,
cho ví dụ minh họa.
4) Khái niệm là gì? Các qui tắc định nghĩa khái niệm?
41
5) Phân chi khái niệm là gì? Các qui tắc phân chia
khái niệm?
6) Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa 6
khái niệm sau:
A: Tam giác B: Tam giác cân C: Tam giác đều
D: Tam giác vuông E: Tam giác có hai cạnh bằng nhau
F: Tam giác vuông cân
7) Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa 6
khái niệm sau:
A: Hình thoi B: Hình vuông
C: Hình chữ nhật D: Hình bình hành
E: Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau F: Tứ giác
8) Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa 6
khái niệm sau:
A: Số chia hết cho 2 B: Số chia hết cho 3
C: Số chia hết cho 5 D: Số chia hết cho 6
E: Số chia hết cho 10 F: Số thực
9) Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm sau, vẽ
sơ đồ minh họa:
Số chia hết cho 2; số chia hết cho 3; số chẵn; số tự
nhiên; số lẻ
10) Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa 6
khái niệm sau:
A: Sinh viên Việt Nam B: Sinh viên
C: Người Việt Nam D: Người Trung Quốc
E: Sinh viên Trung Quốc F:Nữ sinh viên
11) Cho khái niệm: “Số chia hết cho 5”. Hỏi:

42
a) Cho biết khái niệm nào giao nhau với khái niệm
trên.
b) Cho biết khái niệm nào bao hàm khái niệm trên.
c) Cho biết khái niệm nào bị bao hàm trong khái
niệm trên.
12) Cho khái niệm “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam”. Hỏi:
a) Cho biết khái niệm nào giao nhau với khái niệm
trên.
b) Cho biết khái niệm nào bao hàm khái niệm trên.
c) Cho biết khái niệm nào bị bao hàm trong khái
niệm trên.
13) Hãy trình bày định nghĩa về một khái niệm đã
biết, xác định cấu trúc lôgíc của định nghĩa ấy. Nêu
các quy tắc của phép định nghĩa khái niệm và phân
tích.
14) Hãy định nghĩa các khái niệm sau đây và chứng
tỏ định nghĩa của anh (chị) là đúng quy tắc .
“Sinh viên”; “Phán đoán phức”; “Suy luận quy nạp”
15) Có người định nghĩa khái niệm “hàng hóa” như
sau: “Hàng hóa là những sản phẩm do lao động của
con người làm ra”.
Định nghĩa trên đúng hay sai ? Tại sao ?
Trình bày các quy tắc của một phép định nghĩa
đúng. Phân tích.
16) Hãy phân chia khái niệm: “Xã hội” và chỉ ra cho
thấy phép phân chia đó tuân thủ đầy đủ các quy tắc
của phân chia khái niệm.

43
17) Có người phân chia khái niệm: “suy luận quy
nạp” thành “suy luận quy nạp hoàn toàn”, “suy luận
quy nạp không hoàn toàn” và “suy luận quy nạp
khoa học”. Hỏi:
Phân chia như vậy đúng hay sai ? Tại sao ?
Hãy trình bày các quy tắc của một phép phân chia
đúng. Phân tích

44
Chương III: PHÁN ĐOÁN

A. Mục đích, yêu cầu


Giúp người đọc hiểu được thế nào là phán đoán,
đặc trưng chung của phán đoán, phán đoán đơn và các loại
phán đoán đơn, phán đoán phức và các loại phán đoán
phức góp phần nâng cao trình độ nhận thức của mỗi cá
nhân cũng như của cộng đồng trong quá trình nhận thức
thế giới.
B. Những nội dung cơ bản
I. Đặc trưng chung của phán đoán
1. Định nghĩa
Phán đoán là một hình thức tồn tại cơ bản của tư
duy được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các khái
niệm, có thể khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối
tượng hay thuộc tính của nó ở một phẩm chất xác định.
Ví dụ: "Trái đất hình cầu", "anh ta là cầu thủ bóng
đá" vv… Đây là những phán đoán khẳng định. Còn phán
đoán: "anh ta không phải là sinh viên", hay "chị ta không
phải người tốt" là phán đoán phủ định.
2. Đặc trưng của phán đoán
- Bất kỳ phán đoán nào cũng có một giá trị xác
định. Nghĩa là, phán đoán chỉ có thể là chân thực hay giả
dối.
Phán đoán chân thực là phán đoán phản ánh đúng
nội dung của hiện thực khách quan. Ví dụ: "Hà Nội là thủ
đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,
“Nguyễn Du là tác giả truyện kiều”. Phán đoán giả dối là
phán đoán phản ánh không đúng hoặc sai lệch hiện thực
khách quan. Ví dụ: “trái đất là trung tâm của vũ trụ”.
45
- Phán đoán luôn có một cấu trúc lôgíc xác định.
Các phán đoán đều có một cấu trúc xác định: S là P
Ví dụ: “Tất cả kim loại đầu dẫn điện”, “Trái đất
hình cầu”.
Trong mỗi một phán đoán đơn (trừ phán đoán quan
hệ) đều có chủ từ, vị từ, từ nối và lượng từ.
Chủ từ là khái niệm về đối tượng mà ta đang tư duy
về nó và được ký hiệu là S. Vị từ là khái niệm về dấu hiệu
hay quan hệ của đối tượng và được ký hiệu là P. Từ nối
thường được hiểu hiện bằng từ: “là”, “không là”, “không
phải là” vv… Lượng từ dùng để chỉ ra rằng phán đoán đó
nói lên toàn bộ hay một phần ngoại diên của khái niệm
biểu thị chủ từ. Lượng từ được biểu thị bằng các từ: “tất
cả”, “mọi”, “mỗi”, “một số”, “đa số”, “có những” vv…
Cấu trúc lôgíc của phán đoán đơn được biểu diễn
như sau: () S - P
- Phán đoán được thể hiện dưới dạng câu.
Phán đoán và câu có quan hệ chặt chẽ với nhau,
mỗi phán đoán luôn được thể hiện dưới dạng một câu nhất
định, nhưng không phải câu nào cũng là phán đoán.
Những câu biểu thị phán đoán là những câu thể hiện sự
khẳng định hay phủ định dấu hiệu nào đó của đối tượng tư
tưởng hoặc những câu phải xác định được giá trị chân
thực hoặc giả dối. Sự thống nhất giữa phán đoán và câu là
ở chỗ các bộ phận cơ bản của chúng đều là sự hiện thực
hóa nội dung tri thức trong tư duy, phản ánh các đối tượng
của thế giới khách quan trong mối liên hệ với các đối
tượng khác.
Căn cứ vào cách cấu tạo người ta phân chia phán
đoán thành hai loại: phán đoán đơn và phán đoán phức.

46
Trong mỗi loại phán đoán người ta lại chia chúng
thành nhiều dạng khác nhau.
II. Phán đoán đơn
1. Định nghĩa
Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối
liên hệ giữa hai khái niệm. Ví dụ: “anh ta là sinh viên”
hoặc “Nam không phải là đảng viên”.
Trong một phán đoán đơn chỉ có hai khái niệm,
một khái niệm đóng vai trò chủ từ, một khái niệm đóng
vai trò vị từ. Trong ví dụ trên khái niệm “anh ta” hoặc
“Nam” đóng vai trò chủ từ, còn khái niệm “sinh viên” và
“đảng viên” là vị từ.
2. Cấu trúc lôgíc của phán đoán đơn
Mỗi một phán đoán đơn gồm có những bộ phận
sau:
Chủ từ: là khái niệm chỉ đối tượng hay lớp đối
tượng, ký hiệu bằng chữ S (S xuất phát từ tiếng la tinh
“Subjectum”).
Vị từ: là khái niệm chỉ dấu hiệu của đối tượng, ký
hiệu bằng chữ P (p xuất phát từ tiếng la tinh
“Pracdicatum”).
Hệ từ: là từ nối giữa chủ từ và vị từ. Hệ từ biểu
hiện quan hệ khẳng định (là) hay phủ định (không là) giữa
chủ từ và vị từ.
Lượng từ: nói về ngoại diên của chủ từ, có thể là
toàn bộ hay một phần ngoại diên. Lượng từ thường biểu
thị “mọi” (ký hiệu  ), có thể là một phần ngoại diên (một
số, phần lớn, ký hiệu  ).
Công thức tổng quát của phán đoán đơn là: () S - P

47
Ví dụ: Mọi sinh viên đều phải học triết học
S: Sinh viên
P: Triết học
Lượng từ: Mọi
Hệ từ: Đều phải
Như vậy, về cấu trúc phán đoán đơn có 4 thành
phần cơ bản: chủ từ, vị từ, hệ từ và lượng từ.
3. Phân loại phán đoán đơn
a. Phân loại phán đoán đơn theo nội hàm của vị từ
Nếu căn cứ theo nội hàm của vị từ thì phán đoán
đơn được chia thành ba loại: phán đoán thuộc tính, phán
đoán quan hệ và phán đoán tồn tại.
- Phán đoán thuộc tính: là phán đoán khẳng định
hay phủ định một tính chất hay một dấu hiệu nào đó của
đối tượng.
Công thức: S là P
hoặc: S không là P
Ví dụ: “Trái đất hình cầu”.
“Anh ta không phải là sinh viên”.
- Phán đoán quan hệ: là phán đoán phản ánh mối
quan hệ giữa các đối tượng hoặc mối quan hệ giữa các
thuộc tính của chúng.
Ví dụ: “Sinh viên A chăm chỉ hơn sinh viên B”,
“sắt nặng hơn bông”
- Phán đoán tồn tại : là phán đoán khẳng định hay
phủ định sự tồn tại của bản thân đối tượng.
Ví dụ: “Trên sao hỏa có nước”
“Trên mặt trăng không tồn tại sự sống”

48
b. Phân loại phán đoán đơn thuộc tính.
- Phân loại phán đoán theo chất.
Phân loại phán đoán bằng cách lấy thuộc tính bản
chất của đối tượng làm căn cứ. Căn cứ theo chất của phán
đoán người ta chia phán đoán thành hai loại: phán đoán
khẳng định và phán đoán phủ định.
+ Phán đoán khẳng định: là phán đoán khẳng định
mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ.
Công thức tổng quát : S là P
Ví dụ: "Tất cả giáo sư đều là nhà khoa học”.
+ Phán đoán phủ định: là phán đoán phủ định mối
quan hệ giữa chủ từ với vị từ.
Công thức tổng quát: S không phải là P
Ví dụ: "Một số sinh viên lớp ta không phải là đoàn
viên" hay "anh ta không phải là sinh viên lớp ta".
- Phân loại phán đoán đơn theo lượng.
Phân loại phán đoán đơn theo lượng bằng cách lấy
phạm vi đối tượng nhiều hay ít làm căn cứ. Căn cứ vào
lượng người ta chia phán đoán đơn thành 3 loại: phán
đoán toàn thể, phán đoán bộ phận và phán đoán đơn nhất.
+ Phán đoán toàn thể: phán đoán toàn thể đề cập
đến toàn bộ đối tượng thuộc ngoại diên của khái niêm
được phản ánh ở chủ từ.
Công thức tổng quát: Tất cả (  ) S là P
Ví dụ: "Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ".
"Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp
luật".

49
+ Phán đoán bộ phận: là phán đoán chỉ đề cập đến
một số đối tượng thuộc ngoại diên được phản ánh ở chủ
từ.
Công thức tổng quát:  S - P
Ví dụ: "Một số sinh viên là đảng viên".
"Một số sinh viên không hút thuốc lá".
+ Phán đoán đơn nhất : là phán đoán chỉ phản ánh
về một đối tượng. Đây là trường hợp đặc biệt của phán
đoán toàn thể.
Ví dụ: "Phan xi păng là ngọn núi cao nhất ở Việt
Nam".
"An là giáo viên dạy ngoại ngữ".
- Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng. Kết
hợp cả chất và lượng ta được 4 loại phán đoán cơ bản sau
đây.
Một là, phán đoán khẳng định toàn thể (ký hiệu A).
Đây là phán đoán có chất là khẳng định và lượng là toàn
thể. Là phán đoán phản ánh toàn bộ lớp đối tượng thuộc
ngoại diên của chủ từ có chung một thuộc tính hay lớp
thuộc tính nào đó.
Công thức tổng quát: Tất cả S là P (  S là P)
Ví dụ: "Tất cả sinh viên Đại học công nghệ thông
tin Gia định đều phải học ngoại ngữ".
Hai là, phán đoán phủ định toán thể (ký hiệu E).
Đây là phán đoán có chất là phủ định và lượng là toàn thể.
Là phán đoán phản ánh toàn bộ lớp đối tượng thuộc ngoại
diên của chủ từ đều không có chung một thuộc tính hay
một lớp thuộc tính nào đó.

50
Công thức tổng quát: Tất cả S không là P (  S
không là P)
Ví dụ: "Tất cả sinh viên Đại học công nghệ thông
tin Gia định không được hút thuốc lá".
Ba là, phán đoán khẳng định bộ phận (ký hiệu là I).
Đây là phán đoán đơn có chất là khẳng định và lượng là
bộ phận, là phán đoán phản ánh về một số đối tượng thuộc
ngoại diên của chủ từ đều có một hay một lớp thuộc tính
nào đó.
Công thức tổng quát: Một số S là P (  S là P)
Ví dụ: "Một số giáo viên là đảng viên".
Bốn là, phán đoán phủ định bộ phận (ký hiệu là O).
Đây là phán đoán có chất là phủ định và lượng là bộ phận,
phản ánh về một số đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ
đều không có một hay một lớp những thuộc tính nào đó.
Công thức tổng quát: Một số S không là P
(  S không là P)
Ví dụ: "Một số giáo viên không phải là đảng viên".
Như vậy, phân loại phán đoán đơn theo cả chất và
lượng ta thu được 4 phán đoán đơn cơ bản: A, E, I, O.
- Phân loại phán đoán đơn theo dạng thức.
Phân loại phán đoán đơn theo dạng thức dựa trên
cơ sở sự hiểu biết về mức độ liên hệ của đối tượng nghiên
cứu với dấu hiệu khẳng định hoặc phủ định trong vị ngữ
của phán đoán. Theo dạng thức phán đoán được chia
thành hai loại: phán đoán xác suất và phán đoán xác thực.
+ Phán đoán xác suất: là những phán đoán trong đó
một dấu hiệu nào đó được khẳng định hay phủ định ở mức
độ giả định.

51
Công thức tổng quát: có lẽ S là P.
Ví dụ: "Có lẽ có sự tồn tại của sự sống ngoài trái
đất".
+ Phán đoán xác thực: là những phán đoán trong đó
ta đã biết một cách chính xác một thuộc tính nào đó là vốn
có hay không phải là vốn có của đối tượng nghiên cứu.
Công thức tổng quát: S là P
Phán đoán xác thực được chia thành hai nhóm:
phán đoán hiện thực và phán đoán tất yếu.
+ Phán đoán hiện thực là phán đoán thu được nhờ
kinh nghiệm trực tiếp hoặc do chứng minh các sự kiện
đơn nhất nhưng không dẫn tới việc phát hiện ra những
mối liên hệ tất yếu mang tính qui luật của hiện thực.
Ví dụ: “Anh A mang vũ khí trong người”.
+ Phán đoán tất yếu là phán đoán nhờ chứng minh
và phát hiện ra các mối liên hệ tất yếu có tính qui luật của
hiện thực khách quan.
Ví dụ: "Mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự
vận động và phát triển", "trong một tam giác vuông thì
tổng số đo của hai góc nhọn bằng 900".
4. Tính chu diên của các khái niệm trong phán đoán
đơn.
Tính chu diên của các khái niệm trong phán đoán
đơn thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ
giữa chủ từ và vị từ do phân tích hình thức các phán đoán.
Để xác định tính chu diên của một khái niệm nào
(S và P) trong phán đoán đơn là chu diên hay không chu
diên ta phải xét nó trong quan hệ với khái niệm còn lại
trên cơ sở quan hệ giữa chúng.

52
Khái niệm được gọi là chu diên khi ngoại diên của
nó nằm hoàn toàn trong hoặc nằm hoàn toàn ngoài ngoại
diên của khái niệm còn lại. Ký hiệu chu diên bằng dấu
"+".
Khái niệm gọi là không chu diên khi ngoại diên của
nó chỉ có một phần nằm trong hoặc nằm ngoài ngoại diên
của khái niệm còn lại. Ký hiệu không chu diên bằng dấu "-
".
Ta nghiên cứu tính chu diên đối với bốn phán đoán
đơn, cơ bản.
a. Tính chu diên phán đoán khẳng định toàn thể A (  S
là P).
Trong phán đoán khẳng định toàn thể A, chủ từ S
luôn chu diên, vì nói lên toàn bộ ngoại diên (mọi S). Còn
đối với vị từ P có hai trường hợp xảy ra.
- Chủ từ S và vị từ P nằm trong
quan hệ đồng nhất (trường hợp không
phổ biến) thì P chu diên. S+ P+
Ví dụ: "Nguyễn Du là tác giả
truyện kiều ở Việt Nam".
Trong phán đoán trên, ngoại diên
của khái niệm "Nguyễn Du" (S) và tác giả
P
truyện kiều (P) được nêu lên toàn bộ và
trùng khít với nhau. S
- Nếu chủ từ S và vị từ P nằm trong
quan hệ bao hàm mà P bao hàm S thì P
không chu diên. Trường hợp này chỉ có một phần ngoại
diên của vị từ P trùng với ngoại diên của từ S.
Ví dụ: Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ.

53
Phán đoán trên đã nêu lên toàn bộ ngoại diên của
khái niệm "sinh viên" (S) nhưng mới chỉ nói lên một phần
ngoại diên của khái niệm "học ngoại ngữ".
b. Tính chu diên của phán đoán phủ định toàn thể E (tất
cả S không là P)
Trong phán đoán phủ
định toàn thể, chủ từ S và vị từ P
luôn chu diên. Bởi vì, chủ từ và S+ P+
vị từ nằm trong quan hệ tách rời,
nghĩa là toàn bộ ngoại diên của
chủ từ S và ngoại diên của vị từ P không có phần nào
trùng nhau mà hoàn toàn tách rời.
Ví dụ: "Tất cả sinh viên không được hút thuốc lá".
c. Tính chu diên của phán đoán khẳng định bộ phận I
(một số S là P)
Trong phán đoán phủ định bộ phận I, chủ từ S luôn
không chu diên, vì nó chỉ nói lên một phần
ngoại diên (một số S là P). Còn đối với vị S- P-
từ P có hai trường hợp xảy ra.
- Trường hợp vị từ P có quan hệ giao nhau với chủ
từ S thì vị từ P không chu diên. Vì P chỉ có một phần
ngoại diên trùng với ngoại diên của chủ từ S.
Ví dụ: "Một số sinh viên là đoàn viên".
- Trường hợp vị từ P và chủ từ S
nằm trong quan hệ bao hàm mà ngoại S-
diên của P nằm trọn vẹn trong ngoại diên P+
của S thì P chu diên, vì P đã nói hết toàn
bộ ngoại diên.
Ví dụ: "Một số sinh viên là sinh viên Đại học công
nghệ thông tin Gia Định".

54
d. Tính chu diên của phán đoán phủ định bộ phận O
(một số S không là P)
- Trong phán đoán O chủ từ S luôn
không chu diên, vì nó chỉ nói lên một phần S- P+
ngoại diên (một số S).
- Còn vị từ P luôn chu diên, vì
toàn bộ ngoại diên của P không thuộc S-
về ngoại diên của S. P+
Ví dụ: "Một số sinh viên không
phải là đoàn viên". Trường hợp S và P nằm trong quan hệ
giao nhau.
"Một số giáo viên không phải là giáo viên ngoại
ngữ". (Trường hợp bao hàm).
Như vậy, cả hai phán đoán trên, thuật ngữ P "đoàn
viên" và "giáo viên ngoại ngữ" có ngoại diên bị loại trừ
hoàn toàn khỏi ngoại diên của S.
Bảng tóm tắt tính chu diên của các thuật ngữ trong
các phán đoán A, E, O, I.

+
P+
A S
P-

E S+ P+

P-
I S-
P+

O S- P+

55
e. Quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông
lôgíc
Bốn phán đoán cơ bản A, E, O, I có quan hệ với
nhau theo hình vuông lôgíc và quan hệ như sau:

- Quan hệ lệ thuộc:
A với I, E với O là các phán đoán có quan hệ lệ thuộc.
+ Trong quan hệ lệ thuộc, nếu phán đoán bậc trên
chân thực thì phán đoán bậc dưới cũng chân thực.
Ví dụ 1:
"Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ (A) ".
"Một số sinh viên đều phải học ngoại ngữ (I) ".
Ví dụ 2:
"Tất cả thanh niên không thích thể thao".
"Một số thanh niên không thích thể thao".
+ Nếu phán đoán bậc trên giả dối thì phán đoán bậc
dưới chưa xác định, nó có thể chân thực hoặc giả dối.
Ví dụ 1:
"Tất cả công nhân đều là đảng viên" (A-giả dối).
"Một số công nhân là đảng viên" (I-chân thực)

56
Ví dụ 2:
"Tất cả sinh viên không hút thuốc lá" (E-giả dối)
"Một số sinh viên không hút thuốc lá" (O-chân thực)
Ví dụ 3 :
"Tất cả kim loại không dẫn điện" (E-giả dối)
"Có một số kim loại không dẫn điện" (O-giả dối)
+ Trường hợp phán đoán bậc dưới chân thực cũng
chưa xác định phán đoán bậc trên chân thực hay giả dối.
Ví dụ 1:
"Một số công nhân là đảng viên" (I-chân thực)
"Tất cả công nhân đều là đảng viên" (A-giả dối)
Ví dụ 2:
"Một số sinh viên không thích bóng đá" (O-chân
thực)
"Tất cả sinh viên không thích bóng đá" (E-giả dối)
Ví dụ 3 :
"Có một số kim loại dẫn điện" (I-chân thực)
"Tất cả kim loại đều dẫn điện" (A-chân thực)
+ Trường hợp phán đoán bậc dưới giả dối, thì phán
đoán bậc trên cũng giả dối.
Ví dụ 1:
"Có một số loài chim sống mãi" (I-giả dối)
"Tất cả các loài chim đều sống mãi" (A-giả dối)
Ví dụ 2:
"Có một số loài chim không chết" (I-giả dối)
"Tất cả các loài chim đều không chết" (A-giả dối)

57
Ví dụ 3 :
"Có một số kim loại không dẫn điện" (O-giả dối)
"Tất cả kim loại không dẫn điện" (E-giả dối)
Nếu ta coi phán đoán chân thực có giá trị lôgíc = 1,
phán đoán giả dối có giá trị lôgíc = 0, phán đoán chưa xác
định có giá trị lôgíc là ? (1 v 0) thì ta có thể mô tả quan hệ
giá trị lôgíc giữa các phán đoán đơn trong quan hệ lệ
thuộc như sau:

A=1 => I=1 A=0 => I= ?


I=0 => A=0 I=1 => A= ?
E=1 => O=1 E=0 => O= ?
O=0 => E=0 O=1 => E= ?

- Quan hệ mâu thuẫn.


A với O, E với I là các phán đoán có quan hệ mâu
thuẫn.
Các phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn
không thể cùng chân thực hoặc cùng giả dối.
+ Nếu A chân thực thì O giả dối và ngược lại, nếu
A giả dối thì O chân thực.
Ví dụ 1:
"Tất cả kim loại đều dẫn điện" (A-chân thực)
"Có một số kim loại không dẫn điện" (O-giả dối).
Ví dụ 2:
"Tất cả sinh viên đều hút thuốc lá" (A-giả dối)

58
"Một số sinh viên không hút thuốc lá" (O-chân
thực)
+ Nếu E giả dối thì I chân thực và ngược lại nếu E
chân thực thì I giả dối.
Ví dụ 1:
"Tất cả kim loại không dẫn điện" (E-sai)
"Một số kim loại dẫn điện" (I-chân thực)
Ví dụ 2:
"Mọi người không thể sống vĩnh viễn" (E-chân
thực).
"Có một số người sống vĩnh viễn" (I-giả dối).
Chúng ta có thể mô tả quan hệ giá trị lôgíc giữa các
phán đoán đơn trong quan hệ mâu thuẫn như sau:

A=1 => O=0 O=1 => A= 0


E=1 => I=0 I=1 => E= 0

- Quan hệ đối chọi: quan hệ đối chọi là quan hệ


giữa các phán đoán có sự giống nhau về lượng của chủ từ
và khác nhau về chất của hệ từ.
A và E là phán đoán có quan hệ đối chọi trên.
I và O là phán đoán có quan hệ đối chọi dưới.
+ Hai phán đoán có quan hệ đối chọi trên (A và E)
không thể cùng chân thực nhưng có thể cùng giả dối.
Ví dụ 1:
"Tất cả các loài cá đều sống dưới nước" (A - chân
thực)

59
"Tất cả các loài cá không sống dưới nước" (E - giả
dối)
Ví dụ 2:
"Tất cả kim loại không dẫn điện" (E - giả dối)
"Tất cả kim loại đều dẫn điện" (A - chân thực)
Ví dụ 3:
"Tất cả kim loại là chất rắn" (A- giả dối)
"Tất cả kim loại không là chất rắn" (E- giả dối)
Ta có thể mô tả quan hệ về mặt lôgíc của các phán
đoán trong quan hệ đối chọi trên (A và E) như sau:

A=1 => E=0 A=1 => E= ?


E=1 => A=0 E=0 => A= ?

+ Hai phán đoán có quan hệ đối chọi dưới (I và O).


Đặc trưng chung của hai phán đoán này ở chỗ: chúng
không thể cùng giả dối nhưng có thể cùng chân thực.
Ví dụ 1:
"Một số sinh viên phải học ngoại ngữ" (I - chân
thực)
"Một số sinh viên không phải học ngoại ngữ" (O -
giả dối)
Ví dụ 2:
"Một số kim loại là chất rắn" (I - chân thực)
"Một số kim loại không phải là chất rắn" (O - chân
thực)

60
Ta có thể mô tả quan hệ về mặt giá trị lôgíc của các
phán đoán có quan hệ đối chọi dưới (I và O) như sau:

I=0 => O=1 I=1 => O= ?


O=0 => I=1 O=1 => I= ?

III. Phán đoán phức


1. Định nghĩa
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ sự
kết hợp của các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc.
Trong đó các phán đoán đơn được gọi là các phán đoán
thành phần (ký hiệu là: a, b, c …).
Ví dụ: "An vừa là giáo viên, vừa là cán bộ đoàn
gương mẫu".
Phán đoán thành phần :
a) An là giáo viên
b) An là cán bộ đoàn gương mẫu
2. Các loại phán đoán phức
a. Phán đoán liên kết (phép hội)
Phán đoán liên kết là phán đoán phức được xác lập
từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc "và" (ký hiệu )
Công thức tổng quát: a  b
Ví dụ: “Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của công
dân”.
Đây là phán đoán phức được xác lập bởi hai phán
đoán đơn "lao động là nghĩa vụ của công dân" và "lao
động là quyền lợi của công dân".

61
Bảng giá trị lôgíc của phán đoán liên kết

a b ab
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0

Như vậy, phép hội chỉ chân thực khi và chỉ khi các
phán đoán thành phần đều chân thực, và không chân thực
khi có một phán đoán thành phần không chân thực.
Phán đoán liên kết có thể có nhiều thành phần: a 
b  c… và có thể diễn đạt theo một số dạng sau:
- S1 và S2 là P
- S là P1 và P2
Ví dụ:
“Hoa và Mai đều là vận động viên bơi lội”.
“Nam là học sinh giỏi và là người gương mẫu”.
b. Phán đoán phân liệt (phép tuyển)
Phán đoán phân liệt là phán đoán phức được tạo
thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc "hoặc".
Phán đoán phân liệt gồm hai loại: phán đoán phân
liệt tuyệt đối và phán đoán phân liệt liên kết.
- Phán đoán phân liệt tuyệt đối (phép tuyển mạnh -
).
Phán đoán phân liệt tuyệt đối là phán đoán phức thể
hiện quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các phán đoán thành

62
phần. Trong các phán đoán đó chỉ có một phán đoán thành
phần là tồn tại và sự tồn tại của nó loại trừ sự tồn tại của
các phán đoán thành phần.
Công thức tổng quát: a  b
Ví dụ: "Anh A hoặc anh B là giám đốc nhà máy
Z151".
Bảng giá trị lôgíc của phán đoán phân liệt tuyệt đối.
a b ab
1 1 0
1 0 1
0 1 1
0 0 0
- Phán đoán phân liệt liên kết (phép tuyển yếu - )
Phán đoán phân liệt liên kết là phán đoán phức
được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc
"hoặc" nhưng mang ý nghĩa liên kết (ký hiệu ).
Công thức tổng quát: a  b
Ví dụ: lợi nhuận tăng cao nhờ nâng cao năng suất
lao động hoặc giảm chi phí sản xuất.
Bảng giá trị lôgíc của phán đoán phân liệt liên kết:
a b ab
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0

63
Như vậy, phán đoán phân liệt liên kết có giá trị
lôgíc chân thực khi có ít nhất một trong các phán đoán
thành phần chân thực và giả dối khi tất cả phán đoán thành
phần giả dối.
c. Phán đoán có điều kiện (phép kéo theo ký hiệu )
Phán đoán có điều kiện là phán đoán phức được tạo
thành từ các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc
"nếu…thì", "vì…nên".
Công thức tổng quát a  b
Ví dụ: "Nếu trời mưa thì đường ướt"
"Nếu một số chia hết cho 6 thì nó chi hết
cho 3".
Bảng giá trị lôgíc của phán đoán có điều kiện.
a b ab
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1
d. Phán đoán tương đương (phép tương đương )
Phán đoán tương đương là phán đoán phức hợp
được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc
"nếu và chỉ nếu", "khi và chỉ khi".
Công thức tổng quát: a  b = [(a  b)  (b  a)]
Ví dụ: Một số chia hết cho 3 khi và chỉ khi tổng các
chữ số của nó chia hết cho 3. Phán đoán tương đương là
sự kết hợp của 2 phán đoán có điều kiện: “nếu a thì b” và
“nếu b thì a”: (a  b)  (b  a).

64
Bảng giá trị logíc của phán đoán tương đương:
a b ab
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 1
Như vậy, phán đoán tương đương chân thực khi các
phán đoán thành phần cùng đúng hoặc sai và nó sai khi
các phán đoán thành phần không có cùng giá trị lôgíc.
e. Phán đoán phủ định (phép phủ định)
Phán đoán phủ định là một phán đoán phức được
tạo thành nhờ phủ định một phán đoán phức nào đó. Nếu
ta gọi phán đoán thành phần là a thì phán đoán phủ định sẽ
là không a.
Công thức tổng quát: a
Ví dụ: Phán đoán a: "có tự do và dân chủ", phủ
định ta có: "không có tự do và dân chủ".
Tóm lại, từ giá trị lôgíc của các dạng phán đoán
phức ở trên, ta có thể tổng hợp thành bảng dưới đây:

a b ab ab ab ab ab a


1 1 1 1 0 1 1 0
1 0 0 1 1 0 0 0
0 1 0 1 1 1 0 1
0 0 0 0 0 1 1 1

65
g. Quan hệ giữa các phán đoán phức
Cũng giống như phán đoán đơn (A, E, O, I), các
phán đoán phức cũng có hai loại quan hệ chính: so sánh
được và không so sánh được.
Ví dụ: “Việt Nam hoặc Nhật Bản là thành viên của
khối Asian” (a  b) và “Không đúng, Việt Nam và Nhật
Bản là thành viên của khôi Asian”
Các phán đoán phức trên so sánh được vì các phán
đoán thành phần a và b là như nhau, chúng chỉ khác nhau
về liên từ lôgíc.
Công thức:
1. a  b và a  b
2. a  b và ( a  b )
3. a  b và a  b
Các phán đoán phức có quan hệ không so sánh
được khi các phán đoán đơn thành phần khác nhau một
phần hoặc hoàn toàn (S1  S2 là P1), (S1  S3 là P1); (S1 
S2 là P1).
Ví dụ: “Hà Nội và Tokyo đều là thủ đô” (S1  S2 – P1)
“Tokyo và Maxcova đều là những thành phố lớn” (S2  S3
– P2)
“Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ đều là
thành phố trực thuộc trung ương” (S4  S5 – P3)
3. Tính đẳng trị của phán đoán phức
Đẳng trị chỉ tính bình đẳng về mặt giá trị lôgíc giữa
các phán đoán phức với cấu trúc lôgíc hình thức khác
nhau nhưng có cùng một giá trị lôgíc.

66
Ví dụ: phán đoán: “Trời mưa thì đường ướt” (ab)
đẳng trị với phán đoán: “không thể có chuyện đường ướt
ma trời không mưa”.
Các cặp đẳng trị cơ bản:

TÓM TẮT CHƯƠNG III - PHÁN ĐOÁN

Phán đoán là một hình thức tồn tại cơ bản của tư
duy được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các khái
niệm, có thể khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối
tượng hay thuộc tính của nó ở một phẩm chất xác định.
Bất kỳ phán đoán nào cũng có một giá trị xác định.
Nghĩa là, phán đoán chỉ có thể là chân thực hay giả dối.
Phán đoán chân thực là phán đoán phản ánh đúng
nội dung của hiện thực khách quan. Phán đoán giả dối là
phán đoán phản ánh không đúng hoặc sai lệch hiện thực
khách quan.
Căn cứ vào cách cấu tạo người ta phân chia phán
đoán thành hai loại: phán đoán đơn và phán đoán phức.

67
Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối
liên hệ giữa hai khái niệm. Trong một phán đoán đơn chỉ
có hai khái niệm, một khái niệm đóng vai trò chủ từ, một
khái niệm đóng vai trò vị từ.
Mỗi một phán đoán đơn gồm có những bộ phận
sau:
Chủ từ: là khái niệm chỉ đối tượng hay lớp đối
tượng, ký hiệu bằng chữ S (S xuất phát từ tiếng la tinh
“Subjectum”).
Vị từ: là khái niệm chỉ dấu hiệu của đối tượng, ký
hiệu bằng chữ P (p xuất phát từ tiếng la tinh
“Pracdicatum”).
Hệ từ: là từ nối giữa chủ từ và vị từ. Hệ từ biểu
hiện quan hệ khẳng định (là) hay phủ định (không là) giữa
chủ từ và vị từ.
Lượng từ: nói về ngoại diên của chủ từ, có thể là
toàn bộ hay một phần ngoại diên. Lượng từ thường biểu
thị “mọi” (ký hiệu  ), có thể là một phần ngoại diên (một
số, phần lớn, ký hiệu  ).
Nếu căn cứ theo nội hàm của vị từ thì phán đoán
đơn được chia thành ba loại: phán đoán thuộc tính, phán
đoán quan hệ và phán đoán tồn tại.
- Phán đoán thuộc tính: là phán đoán khẳng định
hay phủ định một tính chất hay một dấu hiệu nào đó của
đối tượng.
- Phán đoán quan hệ: là phán đoán phản ánh mối
quan hệ giữa các đối tượng hoặc mối quan hệ giữa các
thuộc tính của chúng.
- Phán đoán tồn tại: là phán đoán khẳng định hay
phủ định sự tồn tại của bản thân đối tượng.

68
Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng.
- Phân loại phán đoán theo chất.
Phân loại phán đoán bằng cách lấy thuộc tính bản
chất của đối tượng làm căn cứ. Căn cứ theo chất của phán
đoán người ta chia phán đoán thành hai loại: phán đoán
khẳng định và phán đoán phủ định.
+ Phán đoán khẳng định: là phán đoán khẳng định
mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ.
+ Phán đoán phủ định: là phán đoán phủ định mối
quan hệ giữa chủ từ với vị từ.
- Phân loại phán đoán đơn theo lượng.
Phân loại phán đoán đơn theo lượng bằng cách lấy
phạm vi đối tượng nhiều hay ít làm căn cứ. Căn cứ vào
lượng người ta chia phán đoán đơn thành 3 loại: phán
đoán toàn thể, phán đoán bộ phận và phán đoán đơn nhất.
+ Phán đoán toàn thể: phán đoán toàn thể đề cập
đến toàn bộ đối tượng thuộc ngoại diên của khái niêm
được phản ánh ở chủ từ.
+ Phán đoán bộ phận: là phán đoán chỉ đề cập đến
một số đối tượng thuộc ngoại diên được phản ánh ở chủ
từ.
+ Phán đoán đơn nhất : là phán đoán chỉ phản ánh
về một đối tượng. Đây là trường hợp đặc biệt của phán
đoán toàn thể.
- Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng. Kết
hợp cả chất và lượng ta được 4 loại phán đoán cơ bản sau
đây:
- Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng. Kết
hợp cả chất và lượng ta được 4 loại phán đoán cơ bản sau
đây:
69
Một là, phán đoán khẳng định toàn thể (ký hiệu A).
Đây là phán đoán có chất là khẳng định và lượng là toàn
thể. Là phán đoán phản ánh toàn bộ lớp đối tượng thuộc
ngoại diên của chủ từ có chung một thuộc tính hay lớp
thuộc tính nào đó.
Công thức tổng quát: Tất cả S là P (  S là P)
Hai là, phán đoán phủ định toán thể (ký hiệu E).
Đây là phán đoán có chất là phủ định và lượng là toàn thể.
Là phán đoán phản ánh toàn bộ lớp đối tượng thuộc ngoại
diên của chủ từ đều không có chung một thuộc tính hay
một lớp thuộc tính nào đó.
Công thức tổng quát: Tất cả S không là P (  S
không là P)
Ba là, phán đoán khẳng định bộ phận (ký hiệu là I).
Đây là phán đoán đơn có chất là khẳng định và lượng là
bộ phận, là phán đoán phản ánh về một số đối tượng thuộc
ngoại diên của chủ từ đều có một hay một lớp thuộc tính
nào đó.
Công thức tổng quát: Một số S là P (  S là P)
Bốn là, phán đoán phủ định bộ phận (ký hiệu là O).
Đây là phán đoán có chất là phủ định và lượng là bộ phận,
phản ánh về một số đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ
đều không có một hay một lớp những thuộc tính nào đó.
Công thức tổng quát: Một số S không là P
(  S không là P)
- Phân loại phán đoán đơn theo dạng thức.
Phân loại phán đoán đơn theo dạng thức dựa trên
cơ sở sự hiểu biết về mức độ liên hệ của đối tượng nghiên
cứu với dấu hiệu khẳng định hoặc phủ định trong vị ngữ

70
của phán đoán. Theo dạng thức phán đoán được chia
thành hai loại: phán đoán xác suất và phán đoán xác thực.
+ Phán đoán xác suất: là những phán đoán trong đó
một dấu hiệu nào đó được khẳng định hay phủ định ở mức
độ giả định.
Công thức tổng quát: có lẽ S là P.
+ Phán đoán xác thực: là những phán đoán trong đó
ta đã biết một cách chính xác một thuộc tính nào đó là vốn
có hay không phải là vốn có của đối tượng nghiên cứu.
Công thức tổng quát: S là P
+ Phán đoán hiện thực là phán đoán thu được nhờ
kinh nghiệm trực tiếp hoặc do chứng minh các sự kiện
đơn nhất nhưng không dẫn tới việc phát hiện ra những
mối liên hệ tất yếu mang tính qui luật của hiện thực.
+ Phán đoán tất yếu là phán đoán nhờ chứng minh
và phát hiện ra các mối liên hệ tất yếu có tính qui luật của
hiện thực khách quan.
Khái niệm được gọi là chu diên khi ngoại diên của
nó nằm hoàn toàn trong hoặc nằm hoàn toàn ngoài ngoại
diên của khái niệm còn lại. Ký hiệu chu diên bằng dấu "+".
Khái niệm gọi là không chu diên khi ngoại diên của
nó chỉ có một phần nằm trong hoặc nằm ngoài ngoại diên
của khái niệm còn lại. Ký hiệu không chu diên bằng dấu "-".
Bốn phán đoán cơ bản A, E, O, I có quan hệ với
nhau theo hình vuông lôgíc:
- Quan hệ lệ thuộc: A với I, E với O là các phán đoán có
quan hệ lệ thuộc.
+ Trong quan hệ lệ thuộc, nếu phán đoán bậc trên
chân thực thì phán đoán bậc dưới cũng chân thực.
71
+ Nếu phán đoán bậc trên giả dối thì phán đoán bậc
dưới chưa xác định, nó có thể chân thực hoặc giả dối.
+ Trường hợp phán đoán bậc dưới chân thực cũng
chưa xác định phán đoán bậc trên chân thực hay giả dối.
+ Trường hợp phán đoán bậc dưới giả dối, thì phán
đoán bậc trên cũng giả dối.
- Quan hệ mâu thuẫn: A với O, E với I là các phán
đoán có quan hệ mâu thuẫn.
Các phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn
không thể cùng chân thực hoặc cùng giả dối.
+ Nếu A chân thực thì O giả dối và ngược lại, nếu
A giả dối thì O chân thực.
+ Nếu E giả dối thì I chân thực và ngược lại nếu E
chân thực thì I giả dối.
- Quan hệ đối chọi: quan hệ đối chọi là quan hệ
giữa các phán đoán có sự giống nhau về lượng của chủ từ
và khác nhau về chất của hệ từ.
A và E là phán đoán có quan hệ đối chọi trên.
I và O là phán đoán có quan hệ đối chọi dưới.
+ Hai phán đoán có quan hệ đối chọi trên (A và E)
không thể cùng chân thực nhưng có thể cùng giả dối.
+ Hai phán đoán có quan hệ đối chọi dưới (I và O).
Đặc trưng chung của hai phán đoán này ở chỗ: chúng
không thể cùng giả dối nhưng có thể cùng chân thực.
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ sự
kết hợp của các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc.
Trong đó các phán đoán đơn được gọi là các phán đoán
thành phần (ký hiệu là: a, b, c …).

72
Phán đoán liên kết là phán đoán phức được xác lập
từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc "và" (ký hiệu )
Công thức tổng quát: a  b
Phán đoán phân liệt là phán đoán phức được tạo
thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc "hoặc".
Phán đoán phân liệt gồm hai loại: phán đoán phân
liệt tuyệt đối và phán đoán phân liệt liên kết.
- Phán đoán phân liệt tuyệt đối (phép tuyển mạnh -
).
Phán đoán phân liệt tuyệt đối là phán đoán phức thể
hiện quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các phán đoán thành
phần. Trong các phán đoán đó chỉ có một phán đoán thành
phần là tồn tại và sự tồn tại của nó loại trừ sự tồn tại của
các phán đoán thành phần.
Công thức tổng quát: a  b
- Phán đoán phân liệt liên kết (phép tuyển yếu - )
Phán đoán phân liệt liên kết là phán đoán phức
được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgíc
"hoặc" nhưng mang ý nghĩa liên kết (ký hiệu ).
Công thức tổng quát: a  b
Phán đoán có điều kiện là phán đoán phức được tạo thành
từ các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc "nếu…thì",
"vì…nên".
Công thức tổng quát a  b
Phán đoán tương đương là phán đoán phức hợp
được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ các liên từ lôgíc
"nếu và chỉ nếu", "khi và chỉ khi".

73
Công thức tổng quát: a  b = [(a  b)  (b  a)]
Phán đoán phủ định là một phán đoán phức được
tạo thành nhờ phủ định một phán đoán phức nào đó. Nếu
ta gọi phán đoán thành phần là a thì phán đoán phủ định sẽ
là không a.
Công thức tổng quát: a
Cũng giống như phán đoán đơn (A, E, O, I), các
phán đoán phức cũng có hai loại quan hệ chính: so sánh
được và không so sánh được.
Tính đẳng trị của phán đoán phức chỉ tính bình đẳng
về mặt giá trị lôgíc giữa các phán đoán phức với cấu trúc
lôgíc hình thức khác nhau nhưng có cùng một giá trị lôgíc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Phán đoán đơn là gì ? Cấu trúc lôgíc của các loại
phán đoán đơn. Mối quan hệ của các phán đoán
đơn trên hình vuông lôgíc. Cho ví dụ minh họa.
2) Khi nào một khái niệm được gọi là chu diên? Cho
ví dụ minh họa.
3) Phán đoán phức là gì? Có bao nhiêu phép lôgíc?
Cho ví dụ.
4) Cho phán đoán “Mọi số chia lôgíc hết cho 9 đều
chia hết cho 3”. Hỏi:
a) Cho biết cấu trúc của phán đoán trên
b) Phán đoán nào có giá trị lôgíc trái với phán
đoán trên.
5) Cho phán đoán “Mọi sinh viên đều trở thành nhà
khoa học giỏi”. Hỏi:

74
a) Cho biết cấu trúc lôgíc của phán đoán trên
b) Cho biết phán đoán nào nằm trong quan hệ
mâu thuẫn, phụ thuộc (thứ bậc), đối chọi
(đối lập) với phán đoán trên.
6) Cho phán đoán “Có những hàng hóa là sức lao
động”. Hãy tìm các phán đoán nằm trong quan hệ
với phán đoán đã cho và tính giá trị lôgíc của các
phán đoán đó.
7) Cho các cặp khái niệm:
“Thanh niên” và “sinh viên”
“Trí thức” và “giáo viên”
Hãy:
a) Hãy xây dựng phán đoán đơn chân thực từ
mỗi cặp khái niệm trên.
b) Mô hình hóa quan hệ giữa các thuật ngữ
trong phán đoán vừa được xây dựng và xác
định tính chu diên của các thuật ngữ trong
các phán đoán đó.
8) Cho biết cấu trúc lôgíc và tình hình chu diện của
chủ từ lôgíc S và vị từ lôgíc P trong các phán đoán
đơn sau:
a) Sinh viên khoa triết học phải có tư duy triết
học
b) Một số người có tư duy triết học không phải
là sinh viên khoa triết học.
c) Phần lớn doanh nghiệp nhà nước ở ta hiện
nay làm ăn thua lỗ.
d) Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có
100% vốn của nhà nước.

75
9) Cho các cặp khái niệm:
“tam giác” và “tam giác đều”
“tam giác vuông” và “tam giác cân”
“tam giác đều” và “tam giác vuông”
Hỏi:
a) Xây dựng các phán đoán đơn chân thực từ
mỗi cặp khái niệm trên
b) Xác định tính chu diện của S và P trong các
phán đoán xây dựng được
10) Xác định tính chu diện của các thuật ngữ lôgíc
trong các phán đoán sau:
a) Tư bản là một quan hệ xã hội
b) Không một người Việt Nam nào thích chiến
tranh
c) Người tiêm chích ma túy thường bị nhiễm
HIV
11) Cho biết cấu trúc lôgíc và tình hình chu diện của
chủ từ lôgíc S và vị từ lôgíc P trong các phán đoán
đơn sau:
a) Người Việt Nam phải am hiểu lịch sử Việt
Nam
b) Anh không phài là người khôn
c) Việt Nam là nước XHCN
d) Không có gì quý hơn độc lập tự do.
12) Cho biết cấu trúc lôgíc của 2 phán đoán sau:
a) Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
b) Độ lượng càng lớn bao nhiêu thì phúc trạch
càng to lớn bấy nhiêu.

76
Các phán đoán này đúng khi nào ? Sai khi nào?
Vì sao ?
13) Phân tích cấu trúc lôgíc của phán đoán sau: “Tam
giác ABC là tam giác cân khi và chỉ khi hai cạnh
của nó bằng nhau”. Phán đoán này đúng khi nào ?
Sai khi nào ? Vì sao ?
14) Hãy viết lại phán đoán sau đây theo một cấu trúc
lôgíc khác sao cho nội dung tư tưởng của phán
đoán không thay đổi:
“Nếu muốn thi tốt thì phải học tốt”
15) Hãy tìm các phán đoán đẳng trị với phán đoán sau
đây: “Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho
3 thì số đó chia hết cho 6”
16) Cho phán đoán: “Nếu không có cơ sở triết học
vững vàng thì chúng ta không thể đứng vững trước
sự tấn công của tư tưởng tư sản”. Hỏi:
a) Có thể suy ra được những câu kết luận nào
từ phán đoán trên.
b) Phân tích cấu trúc lôgíc của phán đoán tiền
đề và các phán đoán kết luận.
17) Hãy tìm các phán đoán đẳng trị với các phán đoán
cho sau đây: “muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc thì phải chọn con đường cách mạng vô sản”.
18) Tính giá trị lôgíc của các biểu thức sau biết (a)
đúng, (b) đúng và (c) sai:
   
a)  a  b   c  b
 

b)  b  c    a  c   b  a
  

   

77
Chương IV: CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA
LÔGÍC HÌNH THỨC

A. Mục đích, yêu cầu


Giúp người đọc nắm được thế nào là qui luật lôgíc,
đặc điểm và các qui luật cơ bản của lôgíc hình thức để áp
dụng chúng trong cuộc sống tránh được những lỗi lôgíc
thường gặp phải trong quá trình nhận thức thế giới.

B. Những nội dung cơ bản


I. Đặc điểm qui luật cơ bản của lôgíc hình thức
1. Định nghĩa
Tư duy là sự phản ánh thế giới khách quan vào
trong ý thức con người và được thực hiện thông qua các
hình thức lôgíc xác định. Sự tuân thủ của tư duy theo
những qui luật vốn có của nó là điều kiện cần thiết để đảm
bảo tính chân lý của nhận thức. Lôgíc học khái quát các
qui luật tư duy thành các qui luật lôgíc học.
Những qui luật của lôgíc hình thức tác động vào
mọi quá trình tư duy và trở thành cơ sở cho các qui tắc,
cho các thao tác của tư duy như; định nghĩa, suy luận,
chứng minh, bác bỏ. Các qui tắc này đảm bảo cho tư duy
con người nhận thức đúng đắn thế giới khách quan.
Vậy, qui luật lôgíc học là những mối liên hệ bản
chất, tất yếu giữa các thành phần của một tư tưởng hay
giữa các tư tưởng với nhau trong quá trình phản ánh hiện
thực khách quan.
Mối liên hệ tất yếu trong kết cấu lôgíc của tư duy là
những mối liên hệ tương đối ổn định, vững chắc, nhờ đó
mà tư duy được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, phản ánh chính
78
xác các đối tượng của thế giới khách quan. Mối liên hệ tất
yếu trong kết cấu lôgíc của tư duy tuân theo những qui tắc
nhất định để đạt được giá trị chân lý của nhân thức. Nhờ
những mối liên hệ tất yếu mà tư duy của con người ngày
càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các sự vật,
hiện tượng của thế giới khách quan.
2. Đặc điểm qui luật cơ bản của lôgíc hình thức
- Cũng như các qui luật của tự nhiên và xã hội, qui
luật lôgíc cũng mang tính khách quan. Qui luật lôgíc cũng
tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người, con người không thể tự ý tạo ra hoặc thay
đổi qui luật lôgíc mà chỉ có thể phát hiện ra chúng.
- Qui luật lôgíc mang tính tất yếu, vì nó được lặp đi
lặp lại nhiều lần. Qua kinh nghiệm sống con người nhận
thức được chúng, chấp nhận tính hiển nhiên của chúng mà
không cần chứng minh. Do đó, các qui luật lôgíc được
quan niệm như những tiền đề khi vận dụng nó trong quá
trình tư duy.
- Qui luật lôgíc mang tính phổ biến, được thể hiện
trong mọi quá trình tư duy, trong mọi lĩnh vực của nhận
thức cũng như trong bất kỳ trình độ nào của tư duy cũng
đều phải tuân thủ nó. Nếu tư duy không tuân thủ các qui
luật lôgíc, kết cấu nội tại của tư duy bị phá vỡ, tính chân
thực của tư duy bị vi phạm và không phản ánh đúng đắn
hiện thực khách quan.
Với tính cách là một khoa học, lôgíc học nghiên
cứu những hình thức và qui luật của tư duy. Các qui luật
lôgíc chung nhất gọi là qui luật lôgíc cơ bản. Có bốn qui
luật cơ bản: qui luật đồng nhất, qui luật cấm mâu thuẫn,
qui luật bài trung, qui luật lý do đầy đủ.

79
II. Các qui luật cơ bản của lôgíc hình thức
1. Qui luật đồng nhất
a. Nội dung của qui luật
Mỗi suy nghĩ hay khái niệm về một đối tượng nào
đó phải rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của nó trong suốt quá
trình suy luận và rút ra kết luận.
Nội dung qui luật đồng nhất cho ta thấy, trong quá
trình tư duy, để phản ánh sự vật, hiện tượng, ở những
phẩm chất xác định, thì phải đồng nhất với chính bản thân
nó về giá trị lôgíc.
Qui luật đồng nhất được biểu thị bằng công thức A
 A (A = A). Điều đó nói lên rằng, khi tư duy của chúng
ta đề cập đến đối tượng A, hoặc tư duy bằng khái niệm A,
thì trong quá trình tư duy thì A phải đồng nhất với bản
thân nó (A  A). Chẳng hạn, khi tư duy của chúng ta đề
cập tới đối tượng "Hà Nội - thủ đô của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam", thì toàn bộ các thuộc tính qui
định vốn có của đối tượng phải được giữ vững trong suốt
quá trình tư duy. Không được lẫn lộn Hà Nội với Huế
hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Khi nói Hà Nội có Hồ
gươm, Hồ tây, có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại miêu tả
Hà Nội có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, có Dinh độc
lập... thì đã nhầm lẫn Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh,
là đã chuyển đối tượng này sang đối tượng khác.
b. Cơ sở khách quan của qui luật đồng nhất
Qui luật đồng nhất xuất phát từ cơ sở khách quan là
tư tưởng bao giờ cũng có tính xác định. Tính xác định của
tư tưởng là sự phản ánh tính ổn định về chất của các sự vật
và hiện tượng. Nếu không có tính ổn định tương đối thì
không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cả. Vì vậy, trong

80
quá trình tư duy, khi đang đề cập tới đối tượng nào đó thì
phải giữ nguyên phẩm chất xác định của nó trong suốt quá
trình tư duy.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vận động và
phát triển không ngừng. Tuy nhiên, sự vận động phát triển
đều tuân theo những qui luật xác định, ta có thể phân biệt
sự vật này với sự vật khác, chẳng hạn, con gà (hoặc bất kỳ
một con vật nào khác) dù có sự thay đổi thế nào trong quá
trình phát triển của nó thì con gà vẫn là con gà mà không
thể nhầm lẫn với con khác.
c. Yêu cầu của qui luật đồng nhất
- Thứ nhất, trong suốt quá trình tư duy, tư tưởng
của ta phải luôn luôn xác định trong phạm vi đối tượng đó,
không được lẫn lộn đối tượng này với đối tượng khác. Ví
dụ, trâu và bò là hai đối tượng khác nhau, khi đề cập trâu,
người ta thấy đúng là đề cập trâu, lúc người ta lại hình
dung trâu là con bò. Như vậy, khi trình bày người ta đã
chuyển từ trâu sang bò, không giữ được sự đồng nhất.
- Thứ hai, trong quá trình tư duy, không được lẫn
lộn hoặc tự ý thay đổi khái niệm này bằng khái niệm khác
(đánh tráo khái niệm). Nếu tư duy của chúng ta cố tình
thay đổi khái niệm này bằng khái niệm khác thì tư duy
chúng ta, rơi vào ngụy biện, còn tư duy của chúng ta vô
tình đánh tráo đối tượng của tư tưởng. Điều đó có nghĩa
là, trong suốt quá trình tư duy phải giữ nguyên nội hàm
của khái niệm. Việc vi phạm yêu cầu của qui luật đồng
nhất khi không hiểu đề tài thảo luận, tùy tiện thay thế đối
tượng tranh luận bằng đối tượng khác, sử dụng các thuật
ngữ và khái niệm không chính xác, nhất là những khái
niệm đồng âm khác nghĩa.

81
d. Ý nghĩa của qui luật đồng nhất
Nghiên cứu qui luật này giúp con người rèn luyện
tư duy rõ ràng, nhất quán và phát hiện lỗi tư duy không
đồng nhất của người khác.
2. Qui luật cấm mâu thuẫn
a. Nội dung của qui luật cấm mâu thuẫn
Hai tư tưởng đối lập nhau khi phản ánh về cùng
một đối tượng trong cùng một thời gian, cùng mối quan hệ
thì không thể cùng chân thực mà một trong hai tư tưởng
đó phải giả dối.
Qui luật cấm mâu thuẫn đòi hỏi trong quá trình tư
duy không được phép có mâu thuẫn. Chẳng hạn, khi xem
xét về cùng một đối tượng (trong cùng một thời gian,
trong cùng một quan hệ), ta lại rút ra hai tư tưởng đối lập
nhau. Nếu như vậy, tư duy đã mắc sai lầm, hoặc vi phạm
qui luật đồng nhất (đánh tráo khái niệm) hoặc là sử dụng
không đúng các qui tắc suy luận.
Nội dung qui luật cấm mâu thuẫn được biểu hiện ở
một số quan hệ giữa các phán đoán:
- "S là P" và "S không là P" (phán đoán đơn nhất).
- "Tất cả S là P" và "tất cả S không là P" (quan hệ
đối chọi trên).
- "Tất cả S là P" và "một số S không là P" (các
phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn).
- "Tất cả S không là P" và "một số S là P" (các
phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn).
Trong tư duy có hai phán đoán mâu thuẫn nhau
phản ánh về đối tượng ở cùng một phẩm chất, nhưng trong
những thời gian khác nhau, thì không được coi là vi phạm
qui luật cấm mâu thuẫn.
82
Ví dụ: Thăng Long là kinh đô của nước Việt (dưới
thời Lý). Thăng Long không phải là kinh đô của nước Việt
(dưới thời Nguyễn).
b. Cơ sở khách quan của qui luật cấm mâu thuẫn
Một sự vật, một hiện tượng hoặc một thuộc tính
nào đó của chúng, trong cùng một thời gian, cùng một
điều kiện, cùng một mối quan hệ xác định không thể đồng
thời vừa tồn tại vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không.
Thực tế khách quan đó được phản ánh vào trong đầu óc
con người hình thành qui luật cấm mâu thuẫn.
c. Yêu cầu của qui luật cấm mâu thuẫn
Yêu cầu 1: không được khẳng định một dấu hiệu
hoặc một thuộc tính nào đó của đối tượng, đồng thời lại
phủ định ngay dấu hiệu và thuộc tính đó.
Yêu cầu 2: cần phân biệt mâu thuẫn vốn có của các
sự vật, hiện tượng với mâu thuẫn trong tư duy. Mâu thuẫn
trong tư duy là không thể chấp nhận được, vì không thể có
hai ý kiến trái ngược nhau lại cùng đúng được.
d. Ý nghĩa của qui luật cấm mâu thuẫn
Trong quá trình tư duy, nếu tuân thủ qui luật cấm
mâu thuẫn sẽ giúp chúng ta tránh được mâu thuẫn trong tư
duy, đảm bảo tính chặt chẽ của tư duy, tăng tính thuyết
phục, độ tin cậy của lập luận.
3. Qui luật bài trung (qui luật loại trừ cái thứ ba)
a. Nội dung của qui luật bài trung
Trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh về
cùng một đối tượng ở một phẩm chất xác định, nếu một tư
tưởng đúng thì tư tưởng kia nhất định sai, không có tư
tưởng trung gian.
Ví dụ: "Nam là sinh viên" (S là P).
83
"Nam không phải là sinh viên" (S không là P).
Hai phán đoán trên rất khoát có một phán đoán
chân thực, không có trường hợp thứ ba.
b. Cơ sở khách quan của qui luật bài trung
Qui luật bài trung là sự phản ánh trong tư duy con
người một thực tế là, một sự vật hoặc một thuộc tính nào
đó của sự vật trong cùng một thời gian, một điều kiện
hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, hoặc có hoặc không có.
Như vậy, không thể khẳng định cả hai trạng thái trong
cùng một thời điểm. Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau (một
khẳng định và một phủ định) về một sự vật thì rất khoát có
một cái chân thực và một cái giả dối.
c. Yêu cầu của qui luật bài trung
- Thứ nhất, nếu chọn một trong hai tư tưởng mâu
thuẫn nhau cũng chỉ một sự vật trong cùng một thời điểm
thì một trong hai tư tưởng đó là chân thực. Không được trả
lời lấp lửng chẳng đúng cũng chẳng sai, chẳng có cũng
chẳng không, mà phải dứt khoát hoặc đúng hoặc sai, hoặc
có hoặc không.
- Thứ hai, qui luật bài trung có yêu cầu khắt khe
hơn so với qui luật cấm mâu thuẫn. Đối với qui luật cấm
mâu thuẫn, các tư tưởng đối lập nhau không thể cùng chân
thực, nhưng chúng vẫn có thể cùng giả dối (A và E: "tất
cả sinh viên đều học lôgíc học", "tất cả sinh viên đều
không học lôgíc học"). Nhưng, với qui luật bài trung, các
tư tưởng đối lập nhau không thể cùng chân thực và cũng
không thể cùng giả dối, nhất thiết một chân thực và một
giả dối, không có trường hợp thứ ba.

84
d. Ý nghĩa của qui luật
Qui luật bài trung có ý nghĩa rất quan trọng cả về
mặt lý luận lẫn thực tiễn. Nó đòi hỏi tư duy phải rõ ràng,
dứt khoát, không mập mờ nước đôi, chống tư tưởng cơ hội
chủ nghĩa. Đồng thời, qui luật này làm cơ sở cho nhiều
loại suy luận (chẳng hạn, suy luận phân liệt) và thường
được sử dụng trong phương pháp chứng minh bằng phản
chứng. Với cách chứng minh này thay vì phải chứng minh
tính đúng đắn của luận đề, người ta chứng minh mệnh đề
mâu thuẫn với luận đề là sai, từ đó khẳng định tính đúng
đắn của luận đề.
4. Qui luật lý do đầy đủ
a. Nội dung của qui luật lý do đầy đủ
Mỗi tư tưởng đã được định hình trong tư duy chỉ
được công nhận là chân thực khi đã có lý do đầy đủ (căn
cứ, cơ sở).
Qui luật này đòi hỏi, khi thừa nhận một tư tưởng
nào đó là chân thực phải có đầy đủ căn cứ, cơ sở. Vậy, để
rút ra được tri thức mới chân thực, tin cậy phải trên cơ sở
những tri thức đã biết là chân thực. Việc tôn trọng qui luật
này trong nhận thức và thực tiễn sẽ đảm bảo chất lượng
của tư duy đúng đắn, tức là đảm bảo tính có căn cứ, tính
có thể chứng minh của tư duy.
b. Cơ sở khách quan của qui luật lý do đầy đủ
Sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan đều có nguyên nhân
của nó. Đó là kết quả của sự liên hệ, tác động qua lại giữa
các mặt, các yếu tố bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng,
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Qui luật lý do

85
đầy đủ là qui luật của tư duy, phản ánh sự tác động qua lại
đó của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
c. Yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ
- Thứ nhất, không một tư tưởng nào được thừa
nhận là chân thực mà không có căn cứ. Nói cách khác,
một tư tưởng được coi là chân thực phải có đủ cơ sở lập
luận cho tính đúng đắn của nó.
- Thứ hai, lý do dùng để chứng minh cho một tư
tưởng hay luận điểm nào đó là chân thực, thì trước hết nó
phải được xác nhận là chân thực và phải có mối liên hệ tất
yếu với tư tưởng và luận điểm cần phải chứng minh.
Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường vi
phạm qui luật lý do đầy đủ ở một số trường hợp sau:
- Đưa ra lý do để làm luận cứ chứng minh cho một
luận điểm nào đó nhưng bản thân nó lại chưa được chứng
minh. Hay nói cách khác, luận cứ dùng để chứng minh
không có tính thuyết phục.
- Đưa lý do làm căn cứ chứng minh không có sự
liên hệ với luận điểm cần chứng minh. Những lý do đưa ra
không phải là lý do đầy đủ, mà người ta cố ý đưa ra những
chứng cứ giả để người khác hiểu sai bản chất của vấn đề.
Đó là sự vi phạm cố ý qui luật do đầy đủ.
d. Ý nghĩa của qui luật
Qui luật lý do đầy đủ có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng. Nó rèn luyện cho chúng ta trong cuộc sống cũng
như hoạt động khoa học không thể chấp nhận bất cứ tư
tưởng nào hoặc bất cứ điều gì nếu chưa có đầy đủ căn cứ.

86
TÓM TẮT CHƯƠNG IV - CÁC QUI LUẬT
CƠ BẢN CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC

Qui luật lôgíc học là những mối liên hệ bản chất,
tất yếu giữa các thành phần của một tư tưởng hay giữa các
tư tưởng với nhau trong quá trình phản ánh hiện thực
khách quan.
Cũng như các qui luật của tự nhiên và xã hội, qui
luật lôgíc cũng mang tính khách quan, mang tính tất yếu,
mang tính phổ biến.
Có bốn qui luật cơ bản: qui luật đồng nhất, qui luật
cấm mâu thuẫn, qui luật bài trung, qui luật lý do đầy đủ.
Nội dung của qui luật đồng nhất: Mỗi suy nghĩ hay
khái niệm về một đối tượng nào đó phải rõ ràng và giữ
nguyên nghĩa của nó trong suốt quá trình suy luận và rút
ra kết luận.
Nội dung qui luật đồng nhất cho ta thấy, trong quá
trình tư duy, để phản ánh sự vật, hiện tượng, ở những
phẩm chất xác định, thì phải đồng nhất với chính bản thân
nó về giá trị lôgíc .
Qui luật đồng nhất xuất phát từ cơ sở khách quan là
tư tưởng bao giờ cũng có tính xác định. Tính xác định của
tư tưởng là sự phản ánh tính ổn định về chất của các sự vật
và hiện tượng.
Yêu cầu của qui luật đồng nhất:
- Thứ nhất, trong suốt quá trình tư duy, tư tưởng
của ta phải luôn luôn xác định trong phạm vi đối tượng đó,
không được lẫn lộn đối tượng này với đối tượng khác.

87
- Thứ hai, trong quá trình tư duy, không được lẫn
lộn hoặc tự ý thay đổi khái niệm này bằng khái niệm khác
(đánh tráo khái niệm).
Ý nghĩa của qui luật đồng nhất: Nghiên cứu qui
luật này giúp con người rèn luyện tư duy rõ ràng, nhất
quán và phát hiện lỗi tư duy không đồng nhất của người
khác.
Nội dung của qui luật cấm mâu thuẫn: Hai tư
tưởng đối lập nhau khi phản ánh về cùng một đối tượng
trong cùng một thời gian, cùng mối quan hệ thì không thể
cùng chân thực mà một trong hai tư tưởng đó phải giả dối.
Cơ sở khách quan của qui luật cấm mâu thuẫn:
Một sự vật, một hiện tượng hoặc một thuộc tính nào đó
của chúng, trong cùng một thời gian, cùng một điều kiện,
cùng một mối quan hệ xác định không thể đồng thời vừa
tồn tại vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không.
Yêu cầu của qui luật cấm mâu thuẫn
Yêu cầu 1: không được khẳng định một dấu hiệu
hoặc một thuộc tính nào đó của đối tượng, đồng thời lại
phủ định ngay dấu hiệu và thuộc tính đó.
Yêu cầu 2: cần phân biệt mâu thuẫn vốn có của các
sự vật, hiện tượng với mâu thuẫn trong tư duy. Mâu thuẫn
trong tư duy là không thể chấp nhận được, vì không thể có
hai ý kiến trái ngược nhau lại cùng đúng được.
Ý nghĩa của qui luật cấm mâu thuẫn: Trong quá
trình tư duy, nếu tuân thủ qui luật cấm mâu thuẫn sẽ giúp
chúng ta tránh được mâu thuẫn trong tư duy, đảm bảo tính
chặt chẽ của tư duy, tăng tính thuyết phục, độ tin cậy của
lập luận.

88
Nội dung của qui luật bài trung: Trong hai tư
tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh về cùng một đối tượng ở
một phẩm chất xác định, nếu một tư tưởng đúng thì tư
tưởng kia nhất định sai, không có tư tưởng trung gian.
Cơ sở khách quan của qui luật bài trung: Qui luật
bài trung là sự phản ánh trong tư duy con người một thực
tế là, một sự vật hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật
trong cùng một thời gian, một điều kiện hoặc tồn tại hoặc
không tồn tại, hoặc có hoặc không có.
Yêu cầu của qui luật bài trung:
- Thứ nhất, nếu chọn một trong hai tư tưởng mâu
thuẫn nhau cũng chỉ một sự vật trong cùng một thời điểm
thì một trong hai tư tưởng đó là chân thực.
Thứ hai, với qui luật bài trung, các tư tưởng đối lập
nhau không thể cùng chân thực và cũng không thể cùng
giả dối, nhất thiết một chân thực và một giả dối, không có
trường hợp thứ ba.
Ý nghĩa của qui luật: Qui luật bài trung có ý nghĩa
rất quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Nó đòi hỏi
tư duy phải rõ ràng, dứt khoát, không mập mờ nước đôi,
chống tư tưởng cơ hội chủ nghĩa.
Nội dung của qui luật lý do đầy đủ: Mỗi tư tưởng
đã được định hình trong tư duy chỉ được công nhận là
chân thực khi đã có lý do đầy đủ (căn cứ, cơ sở).
Cơ sở khách quan của qui luật lý do đầy đủ: Sự
xuất hiện, tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan đều có nguyên nhân của nó. Đó
là kết quả của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt,
các yếu tố bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng, hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau. Qui luật lý do đầy đủ là

89
qui luật của tư duy, phản ánh sự tác động qua lại đó của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ:
- Thứ nhất, không một tư tưởng nào được thừa
nhận là chân thực mà không có căn cứ.
- Thứ hai, lý do dùng để chứng minh cho một tư
tưởng hay luận điểm nào đó là chân thực, thì trước hết nó
phải được xác nhận là chân thực và phải có mối liên hệ tất
yếu với tư tưởng và luận điểm cần phải chứng minh.
Ý nghĩa của qui luật: Qui luật lý do đầy đủ có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng. Nó rèn luyện cho chúng ta trong
cuộc sống cũng như hoạt động khoa học không thể chấp
nhận bất cứ tư tưởng nào hoặc bất cứ điều gì nếu chưa có
đầy đủ căn cứ.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Tư duy vi phạm quy luật đồng nhất trong những
trường hợp nào ? Cho ví dụ.
2) Tư duy vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn trong
những trường hợp nào ? Cho ví dụ
3) Tư duy vi phạm quy luật lý do đầy đủ trong những
trường hợp nào ? Cho ví dụ.
4) Tư duy vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba (bài
trung) trong những trường hợp nào ? Cho ví dụ.
5) Phân tích sự tác động của luật cấm mâu thuẫn trong
tư duy.
6) Phân tích sự tác động của quy luật đồng nhất trong
tư duy.

90
7) Phân tích sự tác động của luật bài trung trong tư
duy.
8) Phân tích sự tác động của quy luật lý do đầy đủ
trong tư duy.
9) Trong một giờ học văn, cô giáo hỏi học sinh: “Em
hãy cho biết, tại sao nhân dân ta có câu ‘yêu nhau
mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo
cũng qua’ ”. Một học sinh trả lời: thưa cô, vì giao
thông ngày xưa chưa phát triển ạ. Trong tình
huống trên có quy luật nào của lôgíc hình thức bị vi
phạm không ? Phân tích.
10) Trong giờ học văn học, thầy giáo hỏi học sinh: “Em
hãy nhận xét về nhân vật Từ Hải trong truyện
Kiều”. Một học sinh trả lời “thưa thầy Từ Hải là
một thương binh ạ”.
Sao lại thế ? Thầy giáo ngạc nhiên hỏi lại. Vì em
thấy Nguyễn Du viết về nhân vật này như sau: “một
tay gây dựng cơ đồ”.
Hỏi: Trong tình huống trên có quy luật nào của
lôgíc hình thức bị vi phạm không ? Hãy phân tích.

91
Chương V: SUY LUẬN

A. Mục đích, yêu cầu


Chương này giúp người đọc hiểu được thế nào là
suy luận, cấu trúc của suy luận, suy luận diễn dịch trực
tiếp, suy luận diễn dịch gián tiếp, suy luận qui nạp hoàn
toàn và suy luận qui nạp không hoàn toàn, suy luận tương
tự theo thuộc tính và tương tự theo quan hệ để vận dụng
chúng trong cuộc sống đạt hiệu quả, tránh mắc lỗi trong
quá trình nhận thức và tư duy.

B. Những nội dung cơ bản


I. Nhận thức chung về suy luận
1. Suy luận là gì?
Thông qua hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và
xã hội, con người dần dần tích lũy được nhiều tri thức.
Những tri thức, sự hiểu biết của con người là cơ sở hình
thành nên các khái niệm, phán đoán. Nhưng, nhận thức
của con người không dừng lại ở đó mà phát triển lên một
trình độ cao hơn. Từ những phán đoán đã có, người ta có
thể rút ra được những phán đoán mới, quá trình như vậy
người ta gọi là suy luận.
Vậy suy luận là gì? Suy luận là một hình thức cơ
bản của tư duy, là quá trình tư tưởng trong đó rút ra phán
đoán mới từ một hay một số phán đoán ban đầu mà giá trị
chân thực của nó đã được chứng minh.
Ví dụ 1:
"Sinh viên phải học ngoại ngữ"
=> "Sinh viên không thể không học ngoại ngữ"

92
hoặc: "Một số người học ngoại ngữ là sinh viên"
Ví dụ 2:
Tất cả kim loại đều dẫn điện
Sắt là kim loại
Vậy, sắt dẫn điện
Như vậy, giống như khái niệm và phán đoán suy
luận cũng là sự phản ánh thế giới khách quan nào đó trong
đầu óc con người. Đây cũng là một hình thức để nhận thức
hiện thực khách quan. Tuy nhiên, xét về mặt cấu tạo suy
luận khác với khái niệm và phán đoán. Suy luận bao giờ
cũng từ một hay nhiều phán đoán (gọi là tiền đề) để rút ra
một phán đoán mới (kết luận). Bởi vậy, suy luận nhận
thức hiện thực khách quan mang tính gián tiếp.
Suy luận được sử dụng phổ biến trong nhận thức và
trong thực tiễn. Mục đích của suy luận đúng đắn là rút ra
kết luận chân thực. Điều kiện cần và đủ để suy luận đạt tới
kết luận chân thực là phải xuất phát từ những tiền đề đúng
đắn và hợp lôgíc, nghĩa là phải tuân thủ các qui luật và các
qui tắc của lôgíc hình thức. Nói cách khác, nếu xuất phát
từ những tiền đề chân thực, áp dụng đúng đắn các qui luật
và qui tắc lôgíc hình thức ta sẽ thu được kết luận chân
thực.
2. Cấu trúc của suy luận
Suy luận bao giờ cũng có một cấu trúc lôgíc xác
định gồm: tiền đề, lập luận và kết luận.
Tiền đề của suy luận là một hay nhiều phán đoán
mà về nguyên tắc ta biết chính xác giá trị chân thực của
nó. Tiền đề của suy luận là cơ sở của suy luận.
Lập luận là cách thức lôgíc rút ra kết luận từ tiền
đề.
93
Kết luận là phán đoán mới thu được từ tiền đề
thông qua lập luận lôgíc.
3. Phân loại suy luận
Căn cứ vào đặc điểm của tiến trình tư tưởng trong
quá trình suy luận mà người ta chia suy luận thành ba
dạng cơ bản: diễn dịch, qui nạp và tương tự.
- Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó lập luận
được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức riêng từ
những tri thức chung.
- Suy luận qui nạp là suy luận trong đó lập luận
được tiến hành trên cơ sở đi từ những tri thức về cái đơn
nhất, riêng lẻ đến kết luận là những tri thức chung.
- Suy luận tương tự là suy luận trong đó quá trình
lập luận đi từ sự giống nhau ở một số thuộc tính của các
đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống
nhau khác của các đối tượng đó, hoặc sự giống nhau giữa
các đối tượng đó.
Suy luận diễn dịch còn được chia thành hai loại:
diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.
- Diễn dịch trực tiếp là suy luận suy diễn mà kết
luận được rút ra trên cơ sở một tiền đề là phán đoán đơn.
- Diễn dịch gián tiếp là suy luận suy diễn mà kết
luận được rút ra trên cơ sở tiền đề có từ hai phán đoán trở
lên.
Suy luận qui nạp cũng được chia thành hai dạng:
qui nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn.
Qui nạp hoàn toàn là suy luận mà kết luận được rút
ra trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ các đối tượng thuộc phạm
vi xem xét.

94
Qui nạp không hoàn toàn là suy luận mà kết luận
được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng thuộc
phạm vi xem xét.
Qui nạp không hoàn toàn lại được chia thành qui
nạp phổ thông và qui nạp khoa học.
II. Suy luận diễn dịch (suy diễn)
1. Suy luận diễn dịch trực tiếp
Suy luận diễn dịch trực tiếp là suy luận trong đó kết
luận được rút ra từ một tiền đề là phán đoán đơn.
Suy luận diễn dịch trực tiếp có 4 dạng cơ bản: phép
chuyển hóa, phép đảo ngược, phép đối lập vị từ và suy
luận trực tiếp trên hình vuông lôgíc.
a. Phép chuyển hóa
Là diễn dịch trực tiếp trong đó từ một phán đoán
đơn tiền đề rút ra được phán đoán mới nhờ chuyển hóa
chất của phán đoán sang chất đối lập và chuyển hóa đối
lập vị từ mà nội dung của phán đoán không thay đổi.
Thực chất của phép chuyển hóa là tìm một cách
diễn đạt khác thay cho cách diễn đạt ban đầu mà nội dung
của phán đoán vẫn được bảo toàn dựa trên tính chất của
phép phủ định của phủ định.
Trong qua trình chuyển hóa, cả nội hàm và ngoại
diên của chủ từ không thay đổi.
Có 2 dạng chuyển hóa: chuyển hóa thông qua 2 lần
phủ định và chuyển hóa thông qua chuyển nghĩa phủ định
của từ nối và vị từ.
- Dạng thứ nhất: thực hiện phủ định 2 lần.

95
Ví dụ 1:
Anh ta là người gương mẫu.
Anh ta không phải là người không gương mẫu.
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  S không là 
Ví dụ 2:
Một số sinh viên là đảng viên.
=> Một số sinh viên không phải không là đảng viên.
- Dạng thứ hai: chuyển từ phủ định vị từ sang phủ
định hệ từ và ngược lại.
Ví dụ: Người có đạo đức là người không tham
nhũng.
Đây là phán đoán A, có cấu trúc lôgíc là A =  S là

Trong phán đoán trên, dấu phủ định thuộc vị từ,
nếu thực hiện phép chuyển hóa bằng cách chuyển dấu phủ
định của vị từ sang từ nối, thu được phán đoán mới có nội
dung không thay đổi.
 S là  =  S không là P(E)
Thực hiện phép chuyển hóa ta thu được: Người có
đạo đức không thể là người tham nhũng.
* Áp dụng phép chuyển hóa đối với các phán đoán:
A, E, I, O.
- Phán đoán A (A =  S là P)
Từ A chuyển hóa thành E (A => E)
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  S không là  (E)

96
Tiền đề:  S là 
Kết luận:  S không là P(E)
Ví dụ 1:
Tất cả sinh viên đều có trình độ trung học trở nên.
Tất cả sinh viên không thể không có trình độ trung
học trở nên.
Ví dụ 2:
Tất cả sinh viên là người không hút thuốc.
Tất cả sinh viên không hút thuốc.
- Phán đoán E (E =  S không là P)
Từ phán đoán E cũng có thể thực hiện được 2 phép
chuyển hóa.
Tiền đề:  S không là P
Kết luận:  S là  (A)
Tiền đề:  S không là 
Kết luận:  S là P(A)
Ví dụ 1:
Tất cả mọi người không thích chiến tranh.
Tất cả mọi người là người không thích chiến tranh.
Ví dụ 2:
Tất cả kim loại không thể không dẫn điện.
Tất cả kim loại đều dẫn điện.
- Phán đoán I (I =  S là P)
Thực hiện chuyển hóa I  O
Ví dụ 1:
Một số cầu thủ bóng đá là sinh viên.

97
Một số cầu thủ bóng đá không thể không là sinh
viên.
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  S không là  (O)
Ví dụ 2:
Một số sinh viên là người không thích môn cờ vua
Một số sinh viên không thích môn cờ vua
Tiền đề:  S là 
Kết luận:  S không là P(O)
- Phán đoán O (O =  S không là P)
Thực hiện chuyển hóa O => I
Ví dụ 1:
Có một số kim loại không là chất rắn.
Có một số kim loại là chất rắn.
Tiền đề:  S không là P
Kết luận:  S là  (I)
Ví dụ 2:
Một số thanh niên không thể không thích bóng đá
Một số thanh niên thích bóng đá
Tiền đề:  S không là 
Kết luận:  S là P(I)
b. Phép đảo ngược
Phép đảo ngược là suy luận diễn dịch trực tiếp
trong đó có sự thay thế vị trí giữa chủ từ và vị từ, kết quả
ta thu được phán đoán mới có chất và giá trị không thay
đổi.

98
Phép đảo ngược có thể thực hiện theo 2 cách: đơn
thuần và biến đổi.
Đảo ngược đơn thuần: thực hiền bằng cách thay đổi
hay đảo ngược vị trí của chủ từ và vị từ cho nhau trong
phán đoán mà không làm thay đổi ngoại diên của các thuật
ngữ đó.
Ví dụ 1:
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam
Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội
Ví dụ 2 :
Có một số sinh viên là cầu thủ bóng đá
Có một số cầu thủ bóng đá là sinh viên
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  P là S
Thực hiện phép đảo ngược đơn thuần khi chủ từ, vị
từ là những khái niệm nằm trong các quan hệ đồng nhất,
tách rời hoặc giao nhau.
Đảo ngược biến đổi: thực hiện trong đó có sự thay
đổi ngoại diên của các thuật ngữ trong kết luận.
* Áp dụng phép đảo ngược đối với các phán đoán
(A, E, I, O).
- Đối với phán đoán A (  S là P).
Thực hiện phép đảo ngược A: có 2 trường hợp xảy
ra:
+ Nếu S và P có quan hệ đồng nhất thì thực hiện
phép đảo ngược đơn thuần.
Tiền đề: S là P
Kết luận: P là S

99
Ví dụ 1: Tố Hữu là tác giả tập thơ "Từ ấy".
Tác giả tập thơ "Từ ấy" là Tố Hữu.
+ Nếu S và P nằm trong quan hệ bao hàm thì thực
hiện phép đảo ngược biến đổi.
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  P là S
Ví dụ 2:
Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ.
Một số người học ngoại ngữ là sinh viên
- Đối với phán đoán E (  S không là P)
Tiền đề:  S không là P
Kết luận:  P không là S
Ví dụ:
Người Trung Quốc không phải là người Việt Nam.
Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc.
Như vậy, đối với phán đoán E, luôn thực hiện được
đảo ngược đơn thuần, vì chủ từ và vị từ nằm trong quan hệ
tách rời.
- Đối với phán đoán I (I =  S là P): có 2 trường hợp xảy
ra.
+ Nếu S và P có quan hệ giao nhau thì thực hiện
đảo ngược đơn thuần.
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  P là S
Ví dụ:
Một số người nhiễm HIV là do tiêm chích.
Một số người tiêm chích bị nhiễm HIV.

100
+ Nếu S và P nằm trong quan hệ bao hàm thì thực
hiện phép đảo ngược biến đổi.
Tiền đề:  S là P
Kết luận:  P là S
Ví dụ: Một số Tạp chí là Tạp chí Kinh tế.
Tất cả Tạp chí kinh tế là Tạp chí.
- Đối với phán đoán O: không thực hiện được phép
đảo ngược vì giá trị của phán đoán ban đầu không được
duy trì trong quá trình suy luận.
Kết luận, thực hiện phép đảo ngược: (A) => (I); (E)
=> (E); (I) => (I); (O) không thực hiện được phép đảo
ngược.
c. Phép đối lập vị từ
Phép đối lập vị từ là suy luận diễn dịch trực tiếp
trong đó khái niệm đối lập với vị từ của tiền đề trở thành
chủ từ của kết luận, còn khái niệm là chủ từ của tiền đề trở
thành vị từ của kết luận, chất của phán đoán chuyển sang
chất đối lập, còn giá trị không thay đổi.
Phép đối lập vị từ, thực chất là sự kết hợp của 2
phép chuyển hóa và đảo ngược.
* Cách tiến hành phép đối lập vị từ:
+ Chuyển hóa P thành không P (P   ).
+ Thay đổi vị trí của S và P cho nhau.
+ Chuyển hóa hệ từ thành hệ từ đối lập (là 
không là).
* Áp dụng phép đối lập vị từ đối với phán đoán (A,
E, I, O).
- Đối với phán đoán A (A =  S là P).

101
Tiền đề:  S là P
Chuyển hóa:  S không là  = (E)
Đảo ngược:   không là S = (E)
Ví dụ:
Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ.
Chuyển hóa: Tất cả sinh viên không thể không học
ngoại ngữ.
Đảo ngược: Những người không học ngoại ngữ
không là sinh viên
Như vậy, thực hiện phép đối lập vị từ đối với phán
đoán A ta thu được phán đoán E
- Đối với phán đoán (E) (E =  S không là P)
Thực hiện phép đối lập vị từ E => I
Tiền đề:  S không là P
Chuyển hóa:  S là 
Đảo ngược:   là S = (I)
Ví dụ:
Sinh viên không phải là người tiêm chích ma túy.
Chuyển hóa: Sinh viên là người không tiêm chích
ma túy
Đảo ngược: Một số người không tiên chích ma túy
là sinh viên.
- Đối với phán đoán (I): không thực hiện được phép
đối lập vị từ. Vì sau khi thực hiện chuyển hóa phán đoán I
chuyển thành phán đoán (O) mà phán đoán (O) không
thực hiện được phép đảo ngược.
- Đối với phán đoán (O) (O =  S không là P)

102
Thực hiện phép đối lập vị từ: (O)  (I)
Tiền đề:  S không là P
Chuyển hóa:  S là 
Đảo ngược:   là S = (I)
Ví dụ:
Một số sinh viên không là đoàn viên.
Chuyển hóa: Một số sinh viên là người không phải
đoàn viên
Đảo ngược: Một số người không phải đoàn viên là
sinh viên.
Kết luận, thực hiện phép đối lập vị từ phán đoán:
(A)  (E); (E)  (I); (O)  (I); phán đoán (I) không thực
hiện được phép đối lập vị từ.
d. Suy luận trực tiếp giữa các phán đoán trên hình
vuông lôgíc
Đây là dạng suy luận diễn dịch trực tiếp dựa trên
quan hệ giữa các phán đoán và mối liên hệ giữa tính chân
thực hay giả dối của chúng để rút ra phán đoán mới.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Xác định phán đoán tiền đề thuộc loại
nào: A, E, I, O.
+ Bước 2: Xác định giá trị lôgíc của phán đoán đó
là chân thực hoặc giả dối.
+ Bước 3: Xác định tính chất của mối quan hệ giữa
phán đoán đó với các phán đoán khác được thể hiện trong
hình vuông lôgíc.
+ Bước 4: Tiến hành suy luận để xác định tính chân
thực hay giả dối của phán đoán còn lại từ phán đoán đã biết.

103
- Áp dụng đối với các phán đoán A, E, I, O.
+ Đối với phán đoán A:
Nếu A = 1 (chân thực) I = 1 (chân thực)
O = 0 (giả dối)
E = 0 (giả dối)

Nếu A = 0 (giả dối) E = ? (không xác định)


I = ? (không xác định)
O = 1 (chân thực)
+ Đối với phán đoán E
Nếu E = 1 (chân thực) A = 0 (giả dối)
I = 0 (giả dối)
O = 1 (chân thực)
Nếu E = 0 (giả dối) A = ? (không xác định)
O = ? (không xác định)
+ Đối với phán đoán I I = 1 (chân thực)

Nếu I = 1 (chân thực) A = ? (không xác định)


O = ? (không xác định)
E = 0 (giả dối)
Nếu I = 0 (giả dối) A = 0 (giả dối)
O = 1 (chân thực)
E = 1 (chân thực)
+ Đối với phán đoán O
Nếu O = 1 (chân thực) A = 0 (giả dối)
I = ? (không xác định)
E= ? (không xác định)

104
Nếu O = 0 (giả dối) A = 1 (chân thực)
I = 1 (chân thực)
E= 0 (giả dối)
2. Suy luận diễn dịch gián tiếp
Suy luận diễn dịch gián tiếp là suy luận diễn dịch
trong đó kết luận là phán đoán mới được rút ra trên cơ sở
mối liên hệ lôgíc giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề.
Cơ sở để phân biệt diễn dịch trực tiếp và diễn dịch
gián tiếp là số lượng phán đoán tiền đề; nếu tiền đề có một
phán đoán là suy luận diễn dịch trực tiếp, còn tiền đề có
từ hai phán đoán trở lên là suy luận diễn dịch gián tiếp.
Suy luận diễn dịch gián tiếp có nhiều dạng với
những cấu trúc lôgíc khác nhau: Tam đoạn luận, tam đoạn
luận rút gọn, suy luận có điều kiện, suy luận phân liệt và
suy luận phân liệt có điều kiện.
a. Tam đoạn luận
* Định nghĩa: Tam đoạn luận (luận ba đoạn) nhất
quyết đơn là suy luận diễn dịch gián tiếp trong đó kết luận
là phán đoán nhất quyết đơn được rút ra từ mối liên hệ lôgíc
tất yếu giữa 2 tiền đề là các phán đoán nhất quyết đơn.
Ví dụ:
Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ (1)
Nam là sinh viên (2)
Vậy, Nam phải học ngoại ngữ (3)
Suy luận trên có thể biểu diễn bằng công thức:
 M là P
 S là M
 S là P

105
Trong đó, phán đoán (1), (2) là phán đoán tiền đề,
phán đoán (3) là phán đoán kết luận, M, S, P là các thuật
ngữ.
Thuật ngữ đóng vai trò chủ từ trong kết luận được
gọi là thuật ngữ nhỏ (ký hiệu S). Thuật ngữ đóng vai trò vị
từ trong kết luận được gọi là thuật ngữ lớn (ký hiệu P).
Tiền đề nào chứa thuật ngữ nhỏ (S) gọi là tiền đề
nhỏ. Tiền đề nào chứa thuật ngữ lớn (P) là tiền đề lớn.
Thuật ngữ có mặt cả ở hai tiền đề, nhưng không có
mặt ở kết luận, gọi là thuật ngữ giữa (ký hiệu M).
Trong tam đoạn luận, các tiền đề thường được sắp
xếp theo sơ đồ chuẩn; tiền đề lớn bao giờ cũng ở trên, tiền
đề nhỏ ở dưới và cuối cùng là kết luận. Các qui tắc loại
hình của tam đoạn luận được xây dựng và áp dụng theo sơ
đồ chuẩn đó.
* Các qui tắc của tam đoạn luận.
Trong tam đoạn luận có 2 loại qui tắc: qui tắc
chung và qui tắc riêng cho mỗi loại hình.
Qui tắc chung được chia thành 2 loại: qui tắc dành
cho thuật ngữ và qui tắc dành cho tiền đề.
Tam đoạn luận có 4 loại hình cơ bản, tùy thuộc vào
vị trí của thuật ngữ giữa (M).
- Qui tắc chung của tam đoạn luận: 3 qui tắc đối
với thuật ngữ, 4 qui tắc đối với tiền đề.
+ Qui tắc đối với thuật ngữ:
Qui tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ cần và chỉ
có 3 thuật ngữ, không thể hơn, cũng không thể kém.
Tam đoạn luận được thực hiện trên cơ sở mối liên
hệ, sự liên kết của hai thuật ngữ biên (S và P) với thuật

106
ngữ giữa (M). Thông qua M mà con người phát hiện ra
mối liên hệ giữa S và P, từ đó mới rút ra phán đoán mới.
Vì vậy, trong một tam đoạn luận không thể có ít hơn hoặc
nhiều hơn 3 thuật ngữ.
Nếu chỉ có 2 thuật ngữ thì tam đoạn luận không
còn là tam đoạn luận nữa. Nếu xuất hiện thêm thuật ngữ
nữa thì sẽ mắc sai lầm là 4 thuật ngữ. Tam đoạn luận vi
phạm qui tắc này sẽ dẫn đến lỗi lôgíc.
Ví dụ: Vật chất thì tồn tại vĩnh viễn (1)
Quyển sách này là vật chất (2)
Quyển sách này tồn tại vĩnh viễn (3)
Đây là kết luận không chính xác, mặc dù suy luận
trên có kết cấu lôgíc không sai. Nhưng nếu xem xét kỹ ta
thấy thuật ngữ giữa (M) ở hai tiền đề không có sự đồng
nhất. Vật chất ở tiền đề lớn (1) là một phạm trù triết học,
là phạm trù chung nhất, rộng nhất; còn vật chất ở tiền đề
nhỏ (2) chỉ là một dạng tồn tại cụ thể của vật chất, là vật
thể.
Qui tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải chu diên ít nhất
một lần.
Quan hệ giữa hai thuật ngữ biên (S, P) được xác
định trên cơ sở của thuật ngữ giữa (M). Nếu thuật ngữ
giữa không chu diên ở tiền đề nào cả thì nó không thể là
hạt nhân gắn kết S và P với nhau, quan hệ giữa S và P sẽ
không xác định được. Do đó, kết luận rút ra không tất yếu
lôgíc và tính chính xác của kết luận không được bảo đảm.
Ví dụ:
Một số người lao động trí óc là giáo viên.
Tất cả các nhà thơ là người lao động trí óc.
Do vậy, tất cả các nhà thơ là giáo viên.
107
Suy luận trên có cấu trúc lôgíc sau:
M P
S M
S P

Kết luận rút ra của tam đoạn luận trên không chân
thực, vì đã vi phạm qui tắc thuật ngữ số (2). Thuật ngữ
giữa (M) không chu diên ở cả hai tiền đề.
Qui tắc 3: Thuật ngữ biên nào không chu diên ở
tiền đề thì cũng không chu diên ở kết luận.
+
M P--
+
M S--
 S+ P--

Ví dụ:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp.
Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội.
Hiện tượng xã hội là phương tiện giao tiếp.
Trong suy luận trên, kết luận rút ra là không chân
thực. Bởi vì, vị từ (S) của tiền đề nhỏ không chu diên, còn
kết luận chu diên.
+ Qui tắc cho tiền đề.
Qui tắc 4: Một tam đoạn luận đúng không thể có
hai tiền đề là phán đoán phủ định.
Qui tắc này yêu cầu phải có ít nhất một tiền đề là
phán đoán khẳng định. Nếu cả hai tiền đề đều là phán
108
đoán phủ định thì thuật ngữ giữa (M) có quan hệ hoàn
toàn tách rời với thuật ngữ biên (S, P); thì không thể xác
định được quan hệ giữa S và P; vì vậy, cũng không thể kết
luận được quan hệ giữa chúng.
Ví dụ :
Tất cả cán bộ không được tiếp tay cho buôn lậu
Anh ta không phải là cán bộ
Do đó,….
Qui tắc 5: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán
phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
Ví dụ:
Tất cả công dân không được tàng trữ vũ khí.
Anh ta là công dân.
Nên, Anh ta không được tàng trữ vũ khí.
Suy luận trên hợp lôgíc và là suy luận đúng, vì đã
tuân thủ mọi qui tắc trong đó có qui tắc 5.
Qui tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán bộ phận
không thể rút ra kết luận.
Nếu cả hai tiền đề là phủ định bộ phận (O,O) sẽ vi
phạm qui tắc 4.
Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định bộ phận
(I,I) thì thuật ngữ giữa không chu diên ở cả hai tiền đề. Vi
phạm qui tắc 2.
Nếu có một tiền đề là phán đoán khẳng định bộ
phận, một tiền đề là phán đoán phủ định bộ phận (O-I)
hoặc (I-O), thì vị từ của phán đoán phủ định sẽ chu diên.
Thực tế này sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ
nhất, P chu diên trong kết luận, thì thuật ngữ giữa (M)
không chu diên ở cả hai tiền đề, vi phạm qui tắc 2. Trường

109
hợp thứ hai, M chu diên, thì kết luận là phán đoán phủ
định, thì P sẽ chu diên, nhưng vi phạm qui tắc 3.
Qui tắc 7: Nếu có một trong hai tiền đề là phán
đoán bộ phận, thì kết luận phải là phán đoán bộ phận.
Nếu tiền đề lớn là phán đoán A, tiền đề nhỏ là phán
đoán I, thì chủ từ trong phán đoán A luôn chu diên. Theo
qui tắc 2, thuật ngữ đó là M. Khi đó S và P sẽ không chu
diên trong tiền đề. Theo qui tắc chung số 3, thuật ngữ nào
không chu diên ở tiền đề sẽ không chu diên ở kết luận. Vì
vậy, kết luận phải là phán đoán bộ phận.
Nếu có một trong các tiền đề là phán đoán khẳng
định, tiền đề còn lại phải là phán đoán phủ định sẽ có 3
trường hợp xảy ra.
Nếu tiền đề lớn là A (  S là P), tiền đề nhỏ là O
(  S không là P), chủ từ trong tiền đề lớn là thuật ngữ giữa
(M) luôn chu diên, còn các thuật ngữ (S, P) không chu
diên. Theo qui tắc 5, kết luận là phán đoán phủ định, và S
không chu diên, còn P chu diên, nên kết luận chỉ có thể là
phán đoán phủ định bộ phận.
Nếu tiền đề lớn là phán đoán E (  S không là P),
tiền đề nhỏ là phán đoán I (  S là P), chủ từ và vị từ của
phán đoán E luôn không chu diên. Theo qui tắc 5, thì kết
luận phải là phán đoán phủ định.
Tương tự như trên, nếu tiền đề lớn là O, tiền đề nhỏ
là A. Theo qui tắc 5, kết luận cũng phải là phán đoán phủ
định.
- Các qui tắc riêng cho từng loại hình của tam đoạn
luận.

110
Căn cứ vào vị trí của thuật ngữ giữa (M) ở các phán
đoán tiền đề, người ta chia tam đoạn luận thành 4 loại hình
sau:
M P P M M P P M
S M S M M S M S
(Loại hình I) (Loại hình II) (Loại hình III) (Loại hình IV)
Muốn tam đoạn luận hợp lôgíc và đúng, ngoài việc
phải tuân thủ các qui luật cơ bản tư duy hình thức, các qui
tắc chung cho thuật ngữ và tiền đề, phải tuân thủ qui tắc
cho các loại hình.
+ Qui tắc loại hình (I): Tiền đề lớn là phán đoán
toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định.
Ví dụ:
Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ.
Nam là sinh viên.
Nam phải học ngoại ngữ
Đây là tam đoạn luận loại hình
(I). Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể M P
(A), tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng S M
định. Như vậy suy luận trên hợp lôgíc vì
không vi phạm qui tắc loại hình I. S P
Phương thức của tam đoạn luận loại hình (I) là:
AAA, EAE, AII, EIO.
+ Qui tắc loại hình (II): Tiền đề lớn là phán đoán
toàn thể, một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định.
Ví dụ: Tất cả kim loại đều dẫn điện.
P M
Nhựa không dẫn điện.
Nhựa không phải là kim loại S M

111
Phương thức loại hình (II): EAE, AEE, EIO, AOO.
+ Qui tắc loại hình (III): Một tiền
là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ phải là M P
phán đoán khẳng định.
M S
Phải có một phán đoán tiền đề để
là phán đoán toàn thể để thuật ngữ giữa (M) chu diên ít
nhất một lần (theo qui tắc 2). Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán
phủ định thì kết luận cũng sẽ là phán đoán phủ định (theo
qui tắc 5). Khi đó, P sẽ chu diên ở kết luận và cũng phải
chu diên ở tiền đề lớn. Khi đó tiền đề lớn phải là phán
đoán phủ định (vi phạm qui tắc 4). Vậy, tiền đề nhỏ phải
là phán đoán khẳng định.
Ví dụ: Thủy ngân là chất lỏng.
Thủy ngân là kim loại
Có kim loại ở thể lỏng
Phương thức loại hình (III): AAI, IAI, AII, EAO,
OAO, EIO.
+ Qui tắc loại hình (IV): Nếu
một tiền đề là phán đoán phủ định thì
P M
tiề đề lớn là phán đoán toàn thể. Nếu M S
tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì
tiền đề nhỏ là phán đoán toàn thể. Nếu tiền đề nhỏ là phán
đoán khẳng định thì kết luận là phán đoán bộ phận.
Ví dụ: Có những sinh viên là đảng viên.
Đảng viên thì phải gương mẫu.
Có những người gương mẫu là sinh viên.
Loại hình (III) và (IV), trong thực tiễn ít sử dụng,
mà chủ yếu loại hình (I) và (II).

112
Phương thức loại hình (IV): AAI, AEE, IAI, EAO,
EIO.
b. Tam đoạn luận rút gọn (luận hai đoạn)
Tam đoạn luận rút gọn là tam đoạn luận bị bỏ đi
một tiền đề hoặc kết luận.
Phán đoán bị bỏ qua có thể là tiền đề lớn hay tiền
đề nhỏ, hoặc có thể là kết luận.
Ví dụ: Rút gọn tam đoạn luận sau.
Tất cả sinh viên đều phải học triết học.
Nam là sinh viên.
Nam phải học triết học.
Cách 1: Bỏ qua tiền đề lớn.
"Nam là sinh viên, vì vậy, Nam phải học triết học"
Tiền đề lớn bị bỏ đi là "Tất cả sinh viên đều phải
học triết học"
Cách 2: Bỏ qua tiền đề nhỏ.
"Tất cả sinh viên đều phải học triết học, vì vậy
Nam phải học triết học".
Tiền đề nhỏ bị bỏ đi là "Nam là sinh viên"
Cách 3: Bỏ qua kết luận.
"Tất cả sinh viên đều phải học triết học, mà Nam
đang là sinh viên".
Kết luận được bỏ đi là "Nam phải học triết học"
Các bước tiến hành khôi phục luận hai đoạn thành
luận ba đoạn đầy đủ.
Bước 1: Phân tích luận hai đoạn đã có và xác định
trong đó chứa những thành phần nào của tam đoạn luận.
Tiền đề thường đứng sau các từ nối: "do", "vì", "bởi vì",

113
"vì rằng"… hoặc tiền đề không có từ nào biểu hiện khác
ngoài vị trí của nó đứng trước từ nên để chỉ mệnh đề phía
sau là kết luận. Còn kết luận thường đứng sau từ "do đó",
"cho nên", "nên", "vì vậy"…
Bước 2: Nếu đã xác định được có hai tiền đề thì cần
phân biệt đâu là tiền đề lớn, đâu là tiền đề nhỏ.
Nếu xác định được có một tiền đề và một kết luận
thì căn cứ vào chủ từ, vị từ của kết luận để nhận định tiền
đề đã có là lớn hay nhỏ. Nếu tiền đề chứa (S) là tiền đề
nhỏ, tiền đề chứa (P) là tiền đề lớn.
Bước 3: Khôi phục lại thành phần thiếu trong suy
luận.
- Nếu thành phần bị thiếu là tiền đề thì xác định,
một thuật ngữ của nó nằm trong kết luận nhưng chưa xuất
hiện ở tiền đề đã có, còn thuật ngữ còn lại nằm trong tiền
đề đã có, nhưng không thấy xuất hiện ở kết luận. Sau đó
sắp xếp vị trí của các thuật ngữ sao cho không vi phạm
các qui tăc của suy luận.
c. Tam đoạn luận phức hợp
Tam đoạn luận phức hợp là một hình thức suy diễn
gián tiếp trên cơ sở liên kết các tam đoạn luận với nhau
sao cho kết luận của tam đoạn luận trước là tiền đề của
tam đoạn luận sau.
Tam đoạn luận phức hợp được chia thành hai loại:
phức hợp tiến và phức hợp lùi.
- Tam đoạn luận phức hợp tiến: kết luận của tam
đoạn luận trước là tiền đề lớn của tam đoạn luận thành
phần tiếp sau.

114
Sơ đồ tam đoạn luận phức:

 A là B M B
 C là A C A
 C là B C B
 D là C D C
 D là B
Ví dụ: Tất cả kim loại đều dẫn điện.
Kim loại kiềm thổ là kim loại.
Kim loại kiểm thổ dẫn điện.
Can xi là kim loại kiềm thổ.
Can xi dẫn điện.
- Tam đoạn luận phức lùi: kết luận của tam đoạn
luận trước là tiền đề nhỏ của tam đoạn luận sau:
Ví dụ:
Sinh viên là công dân
Chúng ta là sinh viên
Chúng ta là công dân
Công dân phải chấp hành pháp luật nhà nước
Chúng ta là công dân
Chúng ta phải chấp hành pháp luật nhà nước
Sơ đồ của chúng:
Tất cả A là B Tất cả B là D
Tất cả C là A Tất cả C là B
Tất cả C là B Tất cả C là D

115
Kết hợp chúng lại với nhau ta có luận ba đoạn phức
lùi như sau:
Tất cả A là B
Tất cả C là A
Tất cả B là D
Tất cả C là B
Tất cả C là D
d. Tam đoạn luận phức rút gọn
Tam đoạn luận phức rút gọn cũng được chia thành
hai loại: tam đoạn luận phức rút gọn tiến và tam đoạn luận
phức rút gọn lùi.
- Tam đoạn luận phức rút gọn tiến: là một dạng của
tam đoạn luận phức hợp tiến trong đó lược bỏ qua tiền đề
lớn của tam đoạn luận tiếp theo.
Ví dụ:
Tất cả kim loại đều dẫn điện
Kim loại kiềm thổ là kim
Can xi là kim loại kiềm thổ
Can xi dẫn điện
Ta có sơ đồ của chúng như sau:
 A là B
 C là A
 D là C
 D là B
- Tam đoạn luận phức hợp rút gọn lùi: là một dạng
của tam đoạn luận phức hợp lùi trong đó lược bỏ tiền đề
nhỏ của tam đoạn luận tiếp theo.

116
Ví dụ:
Bò là động vật có vú
Động vật có vú là động vật
Động vật là sinh vật
Bò là sinh vật
Ta có sơ đồ của chúng như sau:
 A là B
 B là C
 C là D
 A là D

e. Suy luận diễn dịch có điều kiện


Suy luận diễn dịch có điều kiện là suy luận diễn
dịch gián tiếp trong đó có sự tham gia của ít nhất là một
phán đoán có điều kiện.
Suy luận diễn dịch có điều kiện cũng được chia
thành hai loại: suy luận diễn dịch có điều kiện thuần túy
và suy luận diễn dịch nhất quyết có điều kiện.
Suy luận diễn dịch có điều kiện thuần túy: là suy
luận có điều kiện trong đó có hai tiền đề và kết luận là các
phán đoán có điều kiện.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt
Nếu đường ướt thì bẩn
Nếu trời mưa thì bẩn
Công thức: (A  B)  (B  C)  (A  C)
- Suy luận nhất quyết có điều kiện: là suy luận diễn
dịch có điều kiện trong đó một tiền đề là phán đoán có
điều kiện, tiền đề còn lại và kết luận đều là những phán
đoán nhất quyết đơn (A, E, I, O).
117
- Suy luận nhất quyết có điều kiện có 2 phương
thức: khẳng định và phủ định.
+ Phương thức khẳng định: được chia thành hai
loại là, khẳng định tuyệt đối và khẳng định tương đối.
Phương thức khẳng định tuyệt đối: là phương thức
khẳng định mà kết luận rút ra chắc chắn là chân thực nếu
tiền đề là chân thực.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt
Trời mưa
Vậy, đường ướt
Sơ đồ: Nếu A thì B
Đã có A
Có thể có B
Công thức lôgíc: [(A  B)  (A)]  B
Phương thức khẳng định tương đối: là phương thức
khẳng định mà trong đó tính chân thực của kết luận không
được đảm bảo chắc chắn.
Ví dụ: Trời mưa thì đường ướt
Đường đang ướt
Có thể trời đã mưa
Sơ đồ: Nếu A thì B
Đã có B
Nên có A
Công thức lôgíc: [(A  B)  B]   A (: có thể)
+ Phương thức phủ định: cũng chia thành 2 loại
phủ định tuyệt đối và phủ định tương đối.

118
Phủ định tuyệt đối: là phương thức phủ định trong
đó kết luận rút ra từ tiền đề chân thực sẽ tất yếu chân thực
không cần phải chứng minh hay kiểm nghiệm.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt
Đường không ướt
Vậy, trời không mưa
Sơ đồ: Nếu A  B

Vậy, 
Công thức lôgíc: [(A  B)   ]  
Phủ định tương đối: là phương thức phủ định mà
trong đó tính chân thực của kết luận không được bảo đảm
một cách chắc chắn.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt
Trời không mưa
Vậy, đường có thể không ướt
Sơ đồ: AB
A
Vậy,  
Công thức lôgíc: [(A  B)   ]   
g. Suy luận diễn dịch phân liệt
Suy luận diễn dịch phân liệt là dạng suy luận diễn
dịch trong đó có một hay một số tiền đề là phán đoán phân
liệt.
Suy luận diễn dịch phân liệt được chia thành 2 loại:
phân liệt thuần túy và suy luận diễn dịch nhất quyết phân
liệt.

119
- Suy luận phân liệt thuần túy: là suy luận diễn dịch
phân liệt trong đó tất cả các phán đoán tiền đề và kết luận
là phán đoán phân liệt.
Sơ đồ của chúng là:
S là A hoặc B hoặc C
A là A1 hoặc A2
S là A1 hoặc A2 hoặc B hoặc C
Ví dụ:
Hôm nay Nam (S) phải học toán (A) hoặc học văn (B)
hoặc học hóa (C)
Nếu học toán(A) thì học đại số(A1) hoặc học hình
học (A2)
Vậy, hôm nay Nam (A) phải học đại số (B1) hoặc
học hình học (B2) hoặc học văn (C) hoặc học hóa
(D)
Ta có sơ đồ: ABC
A1  A2
A1  A2  B  C
- Suy luận nhất quyết phân liệt: là suy luận diễn
dịch phân liệt trong đó một số tiền đề là phán đoán phân
liệt, tiền đề kia và kết luận là phán đoán nhất quyết.
Suy luận nhất quyết phân liệt có hai phương thức:
khẳng định để phủ định và phủ định để khẳng định.
+ Phương thức khẳng định - phủ định
Ví dụ:
Nam, Hà, Vũ chỉ có một người đỗ thủ khoa
Nam được thừa nhận đỗ thủ khoa
Hà, Vũ không ai đỗ thủ khoa

120
Ta có sơ đồ: ABC
A
 C
Công thức: [(A  B  C)  A]   C
+ Phương thức phủ định - khẳng định
Ví dụ:
Chúng ta sẽ đi xem phim hay xem biểu diễn
Hôm nay không có buổi biểu diễn nào
Vậy, chúng ta sẽ đi xem phim
Ta có sơ đồ:
AB hay AB
 
Vậy, A Vậy, B
Công thức:
1. [(A  B)   ] B 3. [(A  B)   ] B
2. [(A  B)   ] A 4. [(A  B)   ] A
h. Suy luận diễn dịch phân liệt có điều kiện
Suy luận diễn dịch phân liệt có điều kiện là suy
luận phân liệt trong đó các tiền đề là phán đoán phân liệt
và phán đoán có điều kiện.
Tiền đề là phán đoán phân liệt có thể chứa hai, ba,
hay nhiều giải pháp, nên suy luận diễn dịch phân liệt có
điều kiện chia thành song đề, tam đề, đa đề. Quá trình lập
luận trong tam đề, đa đề về cơ bản giống như song đề. Vì
vậy, để đơn giản hóa và có tri thức cơ bản ứng dụng trong
tam đề, đa đề, cần tập trung nghiên cứu song đề.

121
Song đề được chia làm hai loại: song đề kiến thiết
và song đề phá hủy. Trong mỗi loại lại được chia nhỏ
thành đơn và phức.
- Song đề kiến thiết: có hai loại song đề kiến thiết
đơn và song đề kiến thiết phức.
+ Song đề kiến thiết đơn: Tiền đề là phán đoán có
điều kiện nêu ra hai giải pháp có thể cùng dẫn đến một hệ
quả.
Ví dụ:
Nếu một số chia hết cho 6 thì nó chia hết cho 3
Nếu một số chia hết cho 9 thì nó chia hết cho 3
Số này chia hết cho 6 hoặc cho 9
Số này chia hết cho 3
Ta có sơ đồ:
(A  B), (C  B), (A  C)
B
Công thức: (A  B)  (C  B)  (A  C)  B
+ Song đề kiến thiết phức: là hình thức suy luận
thuộc dạng song đề kiến thiết của phép suy luận phân liệt
có điều kiện trong đó tiền đề chứa hai khả năng khác nhau
tạo ra hai hệ quả khác nhau và khẳng định mang tính lựa
chọn hai khả năng đó. Vì vậy, kết luận khẳng định mang
tính lựa chọn các hệ quả. Thực chất của song đề kiến thiết
(đơn hay phức) lập luận đều đi từ khẳng định cơ sở đến
khẳng định hệ quả.
Sơ đồ:
A  B, C  D, A  C
BD

122
Công thức lôgíc:
(A  B)  (C  D)  (A  C)  (B  D)
Ví dụ:
Nếu nhà Triết học nào khẳng định vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, thì họ là
những nhà triết học duy vật; nếu nhà triết học nào khẳng
định ý thức có trước vật chất, ý thức quyết định vật chất,
thì họ là những nhà triết học duy tâm.
Nhà triết học này thừa nhận vật chất hoặc ý thức có trước.
Nhà triết học này hoặc nhà triết học duy vật, hoặc nhà triết học
duy tâm.
- Song đề phá hủy: Song đề phá hủy cũng được
chia thành hai loại: song đề phá hủy đơn và phá hủy phức
+ Song đề phá hủy đơn.
Song đề phá hủy đơn tiền đề là phán đoán có điều
kiện chứa một cơ sở rút ra được hai hệ quả. Tiền đề là
phán đoán phân liệt phủ định cả hai hệ quả, kết luận phủ
định cơ sở. Lập luận đi từ phủ định hệ quả đến phủ định
cơ sở.
Ví dụ:
Nếu tứ giác là hình chữ nhật thì nó có các cạnh đối
song song và có một góc vuông.
Tứ giác này không có các cạnh đối song song và 1
góc vuông.
Vậy, Tứ giác này không phải là hình chữ nhật.
Sơ đồ: A  (B  C),   C

Công thức: [(A  (B  C)  (   C )]  

123
+ Song đề phá hủy phức.
Song đề phá hủy phức tiền đề là phán đoán có điều
kiện chứa hai cơ sở và hai hệ quả. Tiền đề phân liệt phủ
định cả hai hệ quả, kết luận phủ định hai cơ sở.
Ví dụ:
Anh mà đến đó thì mọi người không vui,
Tôi mà đến đó thì mọi người vui vẻ, hoặc mọi
người không vui hoặc mọi người vui vẻ.
Do đó, hoặc anh hoặc tôi vắng mặt.
Sơ đồ: A  B, C  D,   D
 C
Công thức:
(A  B)  (C  D)  (   D )  (   C )
III. Suy luận qui nạp
1. Qui nạp là gì?
- Định nghĩa: Suy luận qui nạp là suy luận trong đó
rút ra những kết luận mang tính khái quát chung từ những
tri thức đơn lẻ hay ít khái quát hơn.
Sơ đồ chung: S1 là P
S2 là P
S3 là P
S1, S2, S3, đều là S
Tất cả S đều là P
- Điều kiện để suy luận qui nạp đúng.
+ Phép qui nạp, phải bảo đảm khái quát được dấu
hiệu bản chất của lớp sự vật, hiện tượng.

124
+ Phép qui nạp chỉ áp dụng cho một lớp đối tượng
cùng loại, tương tự nhau.
+ Vì mang tính xác suất, nên cần phải khái quát từ
số lượng đối tượng đủ lớn và sau đó phải được kiểm
nghiệm trên thực tế.
- Phân loại: Suy luận qui nạp được chia thành hai
loại là qui nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn.
2. Qui nạp hoàn toàn
Qui nạp hoàn toàn là suy luận trong đó kết luận
chung về lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở
nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.
Ví dụ: Trong một lớp học có 50 sinh viên
- Người thứ nhất là đoàn viên
- Người thứ hai là đoàn viên
- Người thứ ba là đoàn viên
- ….......................................
- Người thứ 50 là đoàn viên
Kết luận: Tất cả lớp đều là đoàn viên
Sơ đồ của qui nạp hoàn toàn:
S1 - P
S2 - P
S3 - P
………
Sn - P
 S là P
Qui nạp hoàn toàn cần tuân theo một số yêu cầu
sau:

125
- Phải biết chính xác số đối tượng và từng đối
tượng của lớp cần khái quát, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp.
- Có số lượng đối tượng không lớn.
- Dấu hiệu khái quát hóa phải có trong mỗi đối
tượng của lớp cần khái quát.
3. Qui nạp không hoàn toàn
Qui nạp không hoàn toàn là suy luận mà trong đó
kết luận chung về lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ
sở nghiên cứu không đầy đủ các đối tượng của lớp đó.
Qui nạp không hoàn toàn được chia thành hai loại:
qui nạp phổ thông và qui nạp khoa học.
a. Qui nạp phổ thông
Qui nạp phổ thông là phép qui nạp không hoàn toàn
được thực hiện trên cơ sở vạch ra những dấu hiệu trùng
lặp trong hàng loạt các đối tượng của lớp đối tượng đang
xem xét và đi đến kết luận khái quát về dấu hiệu đó cho tất
cả các đối tượng của lớp đó.
Cơ sở của qui nạp phổ thông là thông qua hoạt
động nhận thức và thực tiễn, con người phát hiện ra những
dấu hiệu lặp lại ở một số đối tượng, từ đó suy đoán dấu
hiệu đó có thể có trong tất cả các đối tượng thuộc lớp đó.
Qui nạp phổ thông thực chất là dựa trên sự liệt kê
giản đơn và không đầy đủ các sự kiện kinh nghiệm; vì
vậy, kết luận mang tính xác suất cao.
Điều kiện để nâng cao mức độ tin cậy của kết luận.
- Số lượng đối tượng được khái quát phải đủ lớn,
càng lớn càng tốt.
- Số đối tượng được khái quát phải đa dạng, điển
hình và đại diện cho toàn lớp.

126
- Cần phải biết khái quát các dấu hiệu thuộc về bản
chất chung của cả lớp đối tượng.
b. Qui nạp khoa học
Qui nạp khoa học là suy luận qui nạp trong đó kết
luận về toàn bộ một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên
cơ sở các dấu hiệu bản chất tất yếu hay các mối liên hệ tất
yếu của các đối tượng trong lớp đó.
Đặc trưng của qui nạp khoa học là kết luận của nó
phản ánh chính xác dấu hiệu bản chất của cả lớp rút ra từ
một bộ phận đối tượng thông qua mối liên hệ tất yếu của
đối tượng trong lớp đó.
Ví dụ: khi nghiên cứu một số chất kim loại người ta
thấy chúng đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định. Từ đó
người ta đi đến kết luận kim loại đều nóng chảy ở một
nhiệt độ nhất định.
Qui nạp khoa học được thực hiện trên cơ sở mối
liên hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng. Đây là mối
liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng, nó mang đặc
trưng khách quan, phổ biến, tất yếu.
Qui nạp khoa học được thực hiện trên cơ sở phát
hiện các mối quan hệ nhân - quả và được thực hiện thông
qua những phương pháp: phương pháp giống nhau,
phương pháp khác nhau, phương pháp biến đổi, phương
pháp loại trừ.
* Phương pháp giống nhau:
Phương pháp giống nhau là phương pháp dựa trên
sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác
biệt.
Phương pháp này có thể được khái quát như sau:
nếu hai hay nhiều trường hợp của hiện tượng nghiên cứu

127
chỉ giống nhau ở một điểm thì điểm đó, có thể là nguyên
nhân của hiện tượng ấy.
Sơ đồ:
1. Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện ABC
2. Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện ADM
3. Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện AKI
Vậy, có thể A là nguyên nhân của "a".
* Phương pháp khác nhau
Phương pháp khác nhau là phương pháp dựa trên
sự so sánh các trường hợp mà hiện tượng cần nghiên cứu
có thể xảy ra hay không xảy ra.
Thực chất của phương pháp này là nghiên cứu các
điều kiện giống nhau và khác nhau ứng với các trường
hợp khác nhau khi hiện tượng cần nghiên cứu xảy ra hoặc
không xảy ra. Qua đó, nếu thấy các điều kiện thay đổi ứng
với sự thay đổi hiện tượng đang nghiên cứu thì có thể kết
luận điều kiện thay đổi đó là nguyên nhân của hiện tượng
đang xét.
Sơ đồ:
Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện A,B,C
Hiện tượng a không xuất hiện trong các điều kiện B,C
Vậy, có thể A là nguyên nhân của a.
* Phương pháp biến đổi kèm theo
Phương pháp biến đổi kèm theo là qui nạp khoa
học dựa trên quan hệ nhân quả trong đó người ta duy trì
một hiện tượng trong một nhóm điều kiện xác định, sau đó
biến đổi dần một điều kiện nào đó, nếu thấy kéo theo sự
biến đối dần của hiện tượng thì có thể kết luận điều kiện

128
đó là nguyên nhân hay một phần nguyên nhân của hiện
tượng đó.
Sơ đồ:
Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện A,B,C
Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện A1,B,C
Hiện tượng a xuất hiện trong các điều kiện A2,B,C
Vậy, có thể A là nguyên nhân của hiện tượng a.
Ví dụ: Trong cùng điều kiện áp suất không khí (B),
khi nung nóng cùng nguồn nhiệt (C), người ta thấy nhiệt
độ càng tăng, thể tích của vật thể càng lớn. Vậy, người ta
kết luận sự biến đổi nhiệt độ là nguyên nhân thay đổi thể
tích của vật rắn.
* Phương pháp loại trừ.
Phương pháp loại trừ là qui nạp khoa học được
thực hiện khi biết tập hợp điều kiện trong đó hiện tượng
đang nghiên cứu xảy ra và biết rằng tất cả điều kiện trong
số đó, trừ một điều kiện duy nhất, không phải là nguyên
nhân của nó thì có thể kết luận điều kiện còn lại có thể là
nguyên nhận của hiện tượng đó.
Sơ đồ:
Hiện tượng a,b,c xuất hiện trong các điều kiện ABC
Hiện tượng b xuất hiện trong các điều kiện B
Hiện tượng c xuất hiện trong các điều kiện C
Vậy, có thể A là nguyên nhân của a.
Ví dụ: Khi quan sát quĩ đạo chuyển động của sao
Thiên Vương, có đoạn không bình thường (đi chậm lại).
Ngoài ảnh hưởng của các hành tinh đã biết, chắc chắn có
ảnh hưởng của một hành tinh nào khác. Năm 1846 người
ta đã phát hiện ra đó là sao Thiên Vương.

129
IV. Suy luận tương tự
1. Tương tự là gì?
Tương tự là suy luận trong đó đi từ một số thuộc
tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về
những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.
Ví dụ:
Bạn Nam vừa gương mẫu, vửa học giỏi, vừa là người bạn
đáng tin cậy.
Bạn Bình cũng gương mẫu, cũng học giỏi.
Vậy, bạn Bình cũng là người bạn đáng tin cậy.
Sơ đồ:
A có các dấu hiệu a,b,c
B có các dấu hiệu a,b
Vậy, B cũng có dấu hiệu c
2. Phân loại suy luận tương tự
Căn cứ vào đặc điểm của kết luận người ta chia
phép tương tự thành suy luận tương tự theo thuộc tính và
suy luận tương tự theo quan hệ.
a. Tương tự theo thuộc tính
Tương tự theo thuộc tính là suy luận tương tự trong
đó dấu hiệu rút ra ở kết luận biểu thị thuộc tính.
Ví dụ: Quả đất và mặt trời có nhiều điểm giống
nhau về cấu trúc địa chất. Qua nghiên cứu, quan sát, người
ta thấy mặt trời có chứa khí Hydro, Heli. Quả đất có chứa
khí Hydro. Vậy, người ta kết luận trái đất cũng chứa Heli.
Qua phân tích quang phổ vật lý, người ta biết được kết
luận trên là chân thực.

130
Sơ đồ:
A tương tự B
A có thuộc tính a
B có thuộc tính a
b. Tương tự theo quan hệ
Tương tự theo quan hệ là suy luận tương tự trong
đó dấu hiệu được rút ra trong kết luận biểu thị quan hệ.
Ví dụ:
3 6
=
1 2
3 có quan hệ với 6 và 1 có quan hệ với 2
Suy luận tương tự theo quan hệ có mức độ xác suất
cao hơn so với suy luận tương tự theo thuộc tính. Bởi, suy
luận tương tự theo quan hệ dựa trên sự phân tích sâu sắc,
có hệ thống sự giống nhau để vạch ra mối liên hệ nhân -
quả giữa các phần tử riêng biệt của một hệ thống. Từ đó
có thể cho phép dự báo tính tương đồng của các quan hệ
đó trên một hệ thống khác có cơ cấu tương tự.
c. Yêu cầu đối với suy luận tương tự
Muốn để cho kết luận của suy luận tương tự gần
chân lý hơn thì phải tuân thủ một số yêu cầu lôgíc sau:
- Để tránh được kết luận vội vàng, do dựa trên số ít
trường hợp. Cần phải quan sát số trường hợp càng nhiều
thì kết luận càng gần chân lý hơn.
- Số thuộc tính chung, bản chất càng nhiều thì càng
gần chân lý khách quan hơn.
- Những dấu hiệu giống nhau giữa hai đối tượng
phải có liên quan trực tiếp dẫn đến kết luận. Tránh được
kết luận chủ quan, duy ý chí.
131
TÓM TẮT CHƯƠNG V - SUY LUẬN

Suy luận là một hình thức cơ bản của tư duy, là quá
trình tư tưởng trong đó rút ra phán đoán mới từ một hay
một số phán đoán ban đầu mà giá trị chân thực của nó đã
được chứng minh.
Suy luận bao giờ cũng có một cấu trúc lôgíc xác
định gồm: tiền đề, lập luận và kết luận.
Tiền đề của suy luận là một hay nhiều phán đoán mà
về nguyên tắc ta biết chính xác giá trị chân thực của nó.
Lập luận là cách thức lôgíc rút ra kết luận từ tiền
đề.
Kết luận là phán đoán mới thu được từ tiền đề
thông qua lập luận lôgíc.
Căn cứ vào đặc điểm của tiến trình tư tưởng trong
quá trình suy luận mà người ta chia suy luận thành ba
dạng cơ bản: diễn dịch, qui nạp và tương tự.
Suy luận diễn dịch còn được chia thành hai loại:
diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.
Suy luận diễn dịch trực tiếp là suy luận trong đó kết
luận được rút ra từ một tiền đề là phán đoán đơn.
Suy luận diễn dịch trực tiếp có 4 dạng cơ bản: phép
chuyển hóa, phép đảo ngược, phép đối lập vị từ và suy
luận trực tiếp trên hình vuông lôgíc.
- Phép chuyển hóa: là diễn dịch trực tiếp trong đó
từ một phán đoán đơn tiền đề rút ra được phán đoán mới
nhờ chuyển hóa chất của phán đoán sang chất đối lập và
chuyển hóa đối lập vị từ mà nội dung của phán đoán
không thay đổi.
132
Có 2 dạng chuyển hóa: chuyển hóa thông qua 2 lần
phủ định và chuyển hóa thông qua chuyển nghĩa phủ định
của từ nối và vị từ.
- Phép đảo ngược: là suy luận diễn dịch trực tiếp
trong đó có sự thay thế vị trí giữa chủ từ và vị từ, kết quả
ta thu được phán đoán mới có chất và giá trị không thay
đổi.
Phép đảo ngược có thể thực hiện theo 2 cách: đơn
thuần và biến đổi.
Đảo ngược đơn thuần: thực hiền bằng cách thay đổi
hay đảo ngược vị trí của chủ từ và vị từ cho nhau trong
phán đoán mà không làm thay đổi ngoại diên của các thuật
ngữ đó.
Đảo ngược biến đổi: thực hiện trong đó có sự thay
đổi ngoại diên của các thuật ngữ trong kết luận.
- Phép đối lập vị từ là suy luận diễn dịch trực tiếp
trong đó khái niệm đối lập với vị từ của tiền đề trở thành
chủ từ của kết luận, còn khái niệm là chủ từ của tiền đề trở
thành vị từ của kết luận, chất của phán đoán chuyển sang
chất đối lập, còn giá trị không thay đổi.
Phép đối lập vị từ, thực chất là sự kết hợp của 2
phép chuyển hóa và đảo ngược.
Suy luận trực tiếp giữa các phán đoán trên hình
vuông lôgíc: là dạng suy luận diễn dịch trực tiếp dựa trên
quan hệ giữa các phán đoán và mối liên hệ giữa tính chân
thực hay giả dối của chúng để rút ra phán đoán mới.
Suy luận diễn dịch gián tiếp là suy luận diễn dịch
trong đó kết luận là phán đoán mới được rút ra trên cơ sở
mối liên hệ lôgíc giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề.

133
Suy luận diễn dịch gián tiếp có nhiều dạng với
những cấu trúc lôgíc khác nhau: Tam đoạn luận, tam đoạn
luận rút gọn, suy luận có điều kiện, suy luận phân liệt và
suy luận phân liệt có điều kiện.
Tam đoạn luận (luận ba đoạn) nhất quyết đơn là
suy luận diễn dịch gián tiếp trong đó kết luận là phán đoán
nhất quyết đơn được rút ra từ mối liên hệ lôgíc tất yếu
giữa 2 tiền đề là các phán đoán nhất quyết đơn.
Trong tam đoạn luận, các tiền đề thường được sắp
xếp theo sơ đồ chuẩn; tiền đề lớn bao giờ cũng ở trên, tiền
đề nhỏ ở dưới và cuối cùng là kết luận. Các qui tắc loại
hình của tam đoạn luận được xây dựng và áp dụng theo sơ
đồ chuẩn đó.
Trong tam đoạn luận có 2 loại qui tắc: qui tắc
chung và qui tắc riêng cho mỗi loại hình.
- Qui tắc chung của tam đoạn luận: 3 qui tắc đối
với thuật ngữ, 4 qui tắc đối với tiền đề.
Qui tắc 1: Trong mỗi tam đoạn luận chỉ cần và chỉ
có 3 thuật ngữ, không thể hơn, cũng không thể kém.
Qui tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải chu diên ít nhất
một lần.
Qui tắc 3: Thuật ngữ biên nào không chu diên ở
tiền đề thì cũng không chu diên ở kết luận.
Qui tắc 4: Một tam đoạn luận đúng không thể có
hai tiền đề là phán đoán phủ định.
Qui tắc 5: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán
phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
Qui tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán bộ phận
không thể rút ra kết luận.

134
Qui tắc 7: Nếu có một trong hai tiền đề là phán
đoán bộ phận, thì kết luận phải là phán đoán bộ phận.
Các qui tắc riêng cho từng loại hình của tam đoạn
luận: Căn cứ vào vị trí của thuật ngữ giữa (M) ở các phán
đoán tiền đề, người ta chia tam đoạn luận thành 4 loại
hình.
- Qui tắc loại hình (I): Tiền đề lớn là phán đoán
toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định.
- Qui tắc loại hình (II): Tiền đề lớn là phán đoán
toàn thể, một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định.
- Qui tắc loại hình (III): Một tiền là phán đoán toàn
thể, tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định.
- Qui tắc loại hình (IV): Nếu một tiền đề là phán
đoán phủ định thì tiề đề lớn là phán đoán toàn thể. Nếu
tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán
đoán toàn thể. Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định
thì kết luận là phán đoán bộ phận.
Tam đoạn luận rút gọn: Tam đoạn luận rút gọn là
tam đoạn luận bị bỏ đi một tiền đề hoặc kết luận.
Phán đoán bị bỏ qua có thể là tiền đề lớn hay tiền
đề nhỏ, hoặc có thể là kết luận.
Các bước tiến hành khôi phục luận hai đoạn thành
luận ba đoạn đầy đủ.
Bước 1: Phân tích luận hai đoạn đã có và xác định
trong đó chứa những thành phần nào của tam đoạn luận.
Tiền đề thường đứng sau các từ nối: "do", "vì", "bởi vì",
"vì rằng"… hoặc tiền đề không có từ nào biểu hiện khác
ngoài vị trí của nó đứng trước từ nên để chỉ mệnh đề phía
sau là kết luận. Còn kết luận thường đứng sau từ "do đó",
"cho nên", "nên", "vì vậy"…

135
Bước 2: Nếu đã xác định được có hai tiền đề thì cần
phân biệt đâu là tiền đề lớn, đâu là tiền đề nhỏ.
Bước 3: Khôi phục lại thành phần thiếu trong suy
luận.
Tam đoạn luận phức hợp là một hình thức suy diễn
gián tiếp trên cơ sở liên kết các tam đoạn luận với nhau
sao cho kết luận của tam đoạn luận trước là tiền đề của
tam đoạn luận sau.
Tam đoạn luận phức hợp được chia thành hai loại:
phức hợp tiến và phức hợp lùi.
- Tam đoạn luận phức hợp tiến: kết luận của tam
đoạn luận trước là tiền đề lớn của tam đoạn luận thành
phần tiếp sau.
- Tam đoạn luận phức lùi: kết luận của tam đoạn
luận trước là tiền đề nhỏ của tam đoạn luận sau:
Tam đoạn luận phức rút gọn cũng được chia thành
hai loại: tam đoạn luận phức rút gọn tiến và tam đoạn luận
phức rút gọn lùi.
- Tam đoạn luận phức rút gọn tiến: là một dạng của
tam đoạn luận phức hợp tiến trong đó lược bỏ qua tiền đề
lớn của tam đoạn luận tiếp theo.
- Tam đoạn luận phức hợp rút gọn lùi: là một dạng
của tam đoạn luận phức hợp lùi trong đó lược bỏ tiền đề
nhỏ của tam đoạn luận tiếp theo.
Suy luận diễn dịch có điều kiện là suy luận diễn
dịch gián tiếp trong đó có sự tham gia của ít nhất là một
phán đoán có điều kiện.
Suy luận diễn dịch có điều kiện cũng được chia
thành hai loại: suy luận diễn dịch có điều kiện thuần túy
và suy luận diễn dịch nhất quyết có điều kiện.
136
Suy luận diễn dịch có điều kiện thuần túy: là suy
luận có điều kiện trong đó có hai tiền đề và kết luận là các
phán đoán có điều kiện.
- Suy luận nhất quyết có điều kiện: là suy luận diễn
dịch có điều kiện trong đó một tiền đề là phán đoán có
điều kiện, tiền đề còn lại và kết luận đều là những phán
đoán nhất quyết đơn (A, E, I, O).
Suy luận diễn dịch phân liệt là dạng suy luận diễn
dịch trong đó có một hay một số tiền đề là phán đoán phân
liệt.
Suy luận diễn dịch phân liệt được chia thành 2 loại:
phân liệt thuần túy và suy luận diễn dịch nhất quyết phân
liệt.
- Suy luận phân liệt thuần túy: là suy luận diễn dịch
phân liệt trong đó tất cả các phán đoán tiền đề và kết luận
là phán đoán phân liệt.
- Suy luận nhất quyết phân liệt: là suy luận diễn
dịch phân liệt trong đó một số tiền đề là phán đoán phân
liệt, tiền đề kia và kết luận là phán đoán nhất quyết.
Suy luận qui nạp là suy luận trong đó rút ra những
kết luận mang tính khái quát chung từ những tri thức đơn
lẻ hay ít khái quát hơn.
Suy luận qui nạp được chia thành hai loại là qui
nạp hoàn toàn và qui nạp không hoàn toàn.
Qui nạp hoàn toàn là suy luận trong đó kết luận
chung về lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở
nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.
Qui nạp hoàn toàn cần tuân theo một số yêu cầu
sau:

137
- Phải biết chính xác số đối tượng và từng đối
tượng của lớp cần khái quát, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp.
- Có số lượng đối tượng không lớn.
- Dấu hiệu khái quát hóa phải có trong mỗi đối
tượng của lớp cần khái quát.
Qui nạp không hoàn toàn là suy luận mà trong đó
kết luận chung về lớp đối tượng nào đó được rút ra trên cơ
sở nghiên cứu không đầy đủ các đối tượng của lớp đó.
Qui nạp không hoàn toàn được chia thành hai loại:
qui nạp phổ thông và qui nạp khoa học.
Qui nạp phổ thông là phép qui nạp không hoàn toàn
được thực hiện trên cơ sở vạch ra những dấu hiệu trùng
lặp trong hàng loạt các đối tượng của lớp đối tượng đang
xem xét và đi đến kết luận khái quát về dấu hiệu đó cho tất
cả các đối tượng của lớp đó.
Qui nạp khoa học là suy luận qui nạp trong đó kết
luận về toàn bộ một lớp đối tượng nào đó được rút ra trên
cơ sở các dấu hiệu bản chất tất yếu hay các mối liên hệ tất
yếu của các đối tượng trong lớp đó.
Qui nạp khoa học được thực hiện trên cơ sở phát
hiện các mối quan hệ nhân - quả và được thực hiện thông
qua những phương pháp: phương pháp giống nhau,
phương pháp khác nhau, phương pháp biến đổi, phương
pháp loại trừ.
Phương pháp giống nhau là phương pháp dựa trên
sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác
biệt.
Phương pháp khác nhau là phương pháp dựa trên
sự so sánh các trường hợp mà hiện tượng cần nghiên cứu
có thể xảy ra hay không xảy ra.

138
Phương pháp biến đổi kèm theo là qui nạp khoa
học dựa trên quan hệ nhân quả trong đó người ta duy trì
một hiện tượng trong một nhóm điều kiện xác định, sau đó
biến đổi dần một điều kiện nào đó, nếu thấy kéo theo sự
biến đối dần của hiện tượng thì có thể kết luận điều kiện
đó là nguyên nhân hay một phần nguyên nhân của hiện
tượng đó.
Phương pháp loại trừ là qui nạp khoa học được
thực hiện khi biết tập hợp điều kiện trong đó hiện tượng
đang nghiên cứu xảy ra và biết rằng tất cả điều kiện trong
số đó, trừ một điều kiện duy nhất, không phải là nguyên
nhân của nó thì có thể kết luận điều kiện còn lại có thể là
nguyên nhận của hiện tượng đó.
Tương tự là suy luận trong đó đi từ một số thuộc
tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về
những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.
Căn cứ vào đặc điểm của kết luận người ta chia
phép tương tự thành suy luận tương tự theo thuộc tính và
suy luận tương tự theo quan hệ.
Tương tự theo thuộc tính là suy luận tương tự trong
đó dấu hiệu rút ra ở kết luận biểu thị thuộc tính.
Tương tự theo quan hệ là suy luận tương tự trong
đó dấu hiệu được rút ra trong kết luận biểu thị quan hệ.
Yêu cầu đối với suy luận tương tự:
- Cần phải quan sát số trường hợp càng nhiều thì
kết luận càng gần chân lý hơn.
- Số thuộc tính chung, bản chất càng nhiều thì càng
gần chân lý khách quan hơn.

139
- Những dấu hiệu giống nhau giữa hai đối tượng
phải có liên quan trực tiếp dẫn đến kết luận. Tránh được
kết luận chủ quan, duy ý chí.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Suy luận quy nạp là gì ? Nêu cấu trúc lôgíc và phân
tích thông qua ví dụ cụ thể ?
2) Nêu sự khác nhau giữa quy nạp hoàn toàn và quy nạp
không hoàn toàn; quy nạp phổ thông và quy nạp khoa
học. Phân tích bằng ví dụ.
3) Sau khi chấm thi được 11 bài trong tổng số 45 bài thi
với điểm 9 và điểm 10, giáo viên chấm thi nhận xét:
Học sinh lớp này học giỏi. Hỏi:
a) Giáo viên dựa vào phương pháp suy luận nào để rút ra
nhận xét trên
b) Giáo viên nhận xét như vậy đúng hay sai ? Nếu sai thì
có quy luật nào của lôgíc hình thức bị vi phạm không
? Hãy phân tích.
4) Thực hiện phép đổi chỗ, phép đổi chất, phép đổi chỗ
kết hợp đổi chất với các phán đoán sau:
a) Việt Nam là một nước XHCN
b) Có những doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân
c) Buôn bán ma túy là một hành vi vi phạm pháp luật.
5) Có thể suy ra được những kết luận nào từ tiền đề cho
sau đây và dựa vào cơ sở nào để suy ra được những
kết luận đó.
“Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật”

140
6) Có thể suy ra được những kết luận nào từ những tiền
đề cho sau đây và dựa vào đâu để suy ra các kết luận
đó.
“Có học vấn mà không có đạo đức là người ác”
7) Có thể suy luận được gì từ tiền đề cho sau đây: “Gieo
gì, gặt nấy”.
8) Cho suy luận “Những người quản lý giỏi là những
người nắm vững kiến thức quản lý, nên ông An là
người quản lý giỏi”. Hỏi:
a) Suy luận trên thuộc loại nào ?
b) Suy luận như vậy đúng hay sai ? Phân tích
c) Thực hiện phép đổi chỗ với câu kết luận của câu suy
luận trên.
9) Cho biết các quy tắc chung của các loại hình tam đoạn
luận. Phân tích qua ví dụ những lỗi lôgíc khi vi phạm
vào quy tắc này.
10) Cho biết cấu trúc lôgíc và lỗi lôgíc có thể có trong suy
luận sau: “Hầu hết sinh viên khoa văn đều yêu thích
văn học, mà anh ta là sinh viên khoa văn. Vì thế, anh
ta yêu thích văn học”.
11) Có người suy luận như sau: “Anh là đảng viên, nên
anh phải gương mẫu”. Hỏi:
a) Khôi phục suy luận trên thành tam đoạn luận đầy đủ.
b) Phân tích cấu trúc của luận ba đoạn vừa khôi phục
được.
c) Luận ba đoạn vừa được khôi phục được đúng hay sai
? Vì sao ?

141
12) Có người suy luận như sau: “Do tiến hành công cuộc
đổi mới đúng đắn nên nước ta đã thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu”. Hỏi:
a) Khôi phục luận hai đoạn trên thành luận ba đoạn đầy
đủ.
b) Phân tích cấu trúc của luận ba đoạn vừa khôi phục
được .
c) Luận ba đoạn vừa khôi phục được là đúng hay sai ? Vì
sao ?
13) Cho suy luận: “Là hàng hóa, nên sức lao động dưới
chủ nghĩa tư bản có giá trị sử dụng”. Hỏi:
a) Suy luận trên thuộc loại nào ?
b) Suy luận như vậy đúng hay sai ? Hãy phân tích.
c) Hãy thực hiện phép đổi chỗ với câu kết luận của suy
luận trên.
14) Có người suy luận như sau: “Chúng ta nghèo bởi vì
chúng ta dốt”. Hỏi:
a) Khôi phục luận hai đoạn trên thành luận ba đoạn đầy
đủ
b) Phân tích cấu trúc của luận ba đoạn vừa khôi phục
được.
c) Luận ba đoạn được là đúng hay sai? Vì sao ?
15) Có người suy luận như sau: “Vì người sống có văn
hóa là người có hiểu biết, mà anh ta là người có hiểu
biết, cho nên anh ta là người sống có văn hóa”. Hỏi:
a) Phân tích cấu trúc lôgíc của suy luận trên.
b) Suy luận trên là đúng hay sai ? Vì sao ?
16) Xây dựng hai luận ba đoạn đúng từ ba khái niệm sau
đây (tiền đề phải chân thực, cách suy luận phải đúng).
142
Và chỉ ra những quy tắc mà suy luận này phải tuân
theo.
A: Tam giác đều; B: Tam giác cân; C:Tam giác vuông.
17) Xây dựng hai luận ba đoạn đúng từ ba khái niệm sau
đây (tiền đề phải chân thực, cách suy luận phải đúng).
Và chỉ ra những quy tắc mà suy luận này phải tuân
theo.
A: Tứ giác; B: Hình thoi; C: Hình chữ nhật.
18) Có người lập luận như sau: “Vì giáo viên không phải
là sinh viên nên giáo viên không phải học ngoại ngữ”.
Hỏi:
a) Suy luận trên thuộc loại nào.
b) Suy luận như vậy về mặt lôgíc đúng hay sai? Hãy
phân tích.
19) Cho ba khái niệm “tứ giác”, “hình bình hành”, “hình
chữ nhật”. Hỏi :
a) Hãy xây dựng một suy luận đúng từ ba khái niệm trên.
b) Phân tích mối quan hệ giữa ba khái niệm trên, vẽ sơ
đồ.
c) Thực hiện phép đổi chất, kết hợp đổi chỗ với câu kết
luận của suy luận xây dựng được.
20) Trình bày các quy tắc chung của tam đoạn luận. Phân
tích bằng ví dụ một số lỗi lôgíc cơ bản khi vi phạm
các qui tắc này.
21) Cho suy luận “Cứ ai học giỏi thì chăm học, chứng tỏ
An học giỏi vì An rất chăm học”. Hỏi:
a) Suy luận trên thuộc loại nào? Viết cấu trúc của suy
luận đó.
b) Suy luận như vậy đúng hay sai ? Hãy phân tích.

143
22) Cho suy luận: “Tất cả các doanh nghiệp tư nhân đều
phải đóng thuế nên doanh nghiệp nhà nước không
phải đóng thuế”. Hỏi:
a) Suy luận trên thuộc loại nào ?
b) Về mặt lôgíc suy luận như vậy đúng hay sai? Hãy
phân tích.
23) Bằng ví dụ, hãy chỉ ra những lỗ lôgíc khi vi phạm vào
các quy tắc của luận đề và luận cứ của phép chứng
minh.

144
Chương VI: CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

A. Mục đích, yêu cầu


Chương này giúp người đọc hiểu được thế nào là
chứng minh, thế nào là bác bỏ, cấu trúc của chứng minh
và bác bỏ, các phương pháp chứng minh và bác bỏ, các
quy tắc của chứng minh để vận dụng chúng trong cuộc
sống nhằm chứng minh và bác bỏ đạt hiệu quả.
B. Những nội dung cơ bản
I. Chứng minh
1. Chứng minh là gì?
Chứng minh là thao tác lôgíc dùng để khẳng định
tính chân thực của một luận điểm nào đó nhờ các luận
điểm khác đã được xác nhận là chân thực.
Chứng minh là công việc không thể thiếu đối với
nhận thức khoa học. Muốn khẳng định tính chân thực của
một luận điểm nào đó, chúng ta phải đối chiếu luận điểm
đó với hiện thực. Chẳng hạn, chúng ta thấy sấm chớp,
mưa rơi, thấy vị ngọt của đường, vị mặn của muối… Tất
cả những sự thực đó không cần phải lập luận, mà ta thấy
được nhờ các giác quan. Nhưng, trong nhiều trường hợp
chúng ta phải chứng minh, phải lập luận mà không thể
thực hiện trực tiếp thông qua các giác quan. Chẳng hạn,
khi chúng ta viết các công trình khoa học, các bài phát
biểu trong hội nghị khoa học, hội thảo khoa học, hoặc viết
một bài văn chứng minh… thì những luận điểm nêu ra
phải được lập luận rõ ràng, có căn cứ khoa học.
Chứng minh thực chất là một quá trình ngược lại
với suy luận. Nếu suy luận đi từ tiền đề đến kết luận, thì
chứng minh đi từ kết luận đến tiền đề.

145
2. Cấu trúc của chứng minh
Mỗi chứng minh gồm có ba bộ phận: luận đề, luận
cứ và lập luận.
- Luận đề: Đó là luận điểm mà tính chân thực của
nó cần phải được chứng minh. Nó trả lời cho câu hỏi:
chứng minh cái gì? Luận đề có thể chỉ là một phán đoán
đơn giản, hoặc cũng có thể là một hệ thống quan điểm.
- Luận cứ: Đó là những phán đoán đã được thừa
nhận là chân thực để làm sáng tỏ tính chân thực của luận
đề, luận cứ trả lời cho câu hỏi: Dựa vào cái gì để chứng
minh?
Luận cứ được thể hiện dưới các hình thức như: các
luận điểm khoa học, các chứng cứ, sự kiện thực tế chân
thực, các kết luận, qui luật, nguyên lý khoa học đã được
chứng minh có liên quan đến luận đề và được sử dụng
trong quá trình chứng minh, làm rõ luận đề.
- Lập luận (luận chứng): là thao tác sử dụng các qui
tắc lôgíc để liên hệ, kết hợp các luận cứ với nhau, làm rõ
quan hệ tất yếu của luận cứ với luận đề, trên cơ sở đó rút
ra kết luận đối với luận đề. Luận chứng trả lời cho câu hỏi:
chứng minh như thế nào?
3. Các phương pháp chứng minh
Có hai loại chứng minh: chứng minh trực tiếp và
chứng minh gián tiếp.
a. Chứng minh trực tiếp
Đó là quá trình sử dụng các luận cứ chân thực đã
có dựa vào các qui tắc lôgíc suy ra tính chân thực của luận
đề.
Ví dụ: Hãy chứng minh: "Nhân dân Việt Nam có
truyền thống yêu nước".
146
Các luận cứ: thông qua các giai đoạn lịch sử của dân
tộc, kể từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, bà Triệu đến
thời đại nhà Lý, Trần, Lê, Quang Trung và đến thời đại Hồ
Chí Minh. Mỗi khi Tổ quốc bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta
với truyền thống yêu nước đã vùng dậy đấu tranh.
Như vậy, xét trong một chiều dài lịch sử dân tộc,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của các anh hùng dân tộc đã nhất tề đứng dậy
đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc.
Ta có thể rút ra: nhân dân Việt Nam có truyền
thống yêu nước.
b. Chứng minh gián tiếp
Đó là phương pháp chứng minh tính chân thực của
luận đề được rút ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của
phản luận đề.
Có 2 cách chứng minh gián tiếp: chứng minh phản
chứng và chứng minh phân liệt.
- Chứng minh phản chứng:
Chứng minh phản chứng là phương pháp chứng
minh gián tiếp bằng cách chứng minh mệnh đề mà ta đưa
ra mâu thuẫn với mệnh đề cần phải chứng minh và chỉ ra
rằng mệnh đề đưa ra ấy là sai. Theo qui luật bài trung,
trong hai tư tưởng đối lập nhau, nếu một tư tưởng là sai,
thì tư tưởng kia nhất định là đúng. B D
Ví dụ: Chứng minh trong mặt
phẳng hai đường thẳng cùng vuông góc
với đường thẳng thứ ba thì chúng song
song với nhau.

A C

147
Chứng minh bằng phản chứng: giả sử hai đường
thẳng AB và CD không song song với nhau. Khi đó hai
đường thẳng đó sẽ cắt nhau tại một điểm và tạo thành một
tam giác có hai góc vuông và một góc nhọn. Như vậy,
tổng các góc trong tam giác lớn hơn 180o. Điều này trái
với định lý đã được chứng minh. Vì vậy, điều giả định
trên là sai. Theo qui luật bài trung (loại trừ cái tứ ba), hai
đường thẳng AB và CD phải song song với nhau.
- Chứng minh phân liệt (phương pháp loại trừ)
Chứng minh phân liệt là chứng minh gián tiếp dựa
trên cơ sở phép loại trừ các khả năng giả dối dẫn đến
khẳng định một khả năng duy nhất chân thực là luận đề.
Sơ đồ: (A  B  C  D),   C  D
A
Công thức: (ABCD)  (   C  D )  A
Ví dụ:
Nam, Hải, Bình, An đạt giải nhất kỳ thi toán quốc gia
Hải, Bình, An không đạt giải nhất
Vậy, chắc chắn Nam đạt giải nhất kỳ thi toán quốc gia
4. Các qui tắc của chứng minh
a. Qui tắc đối với luận đề
- Luận đề phải rõ ràng chính xác. Nếu luận đề
không rõ ràng, chính xác, ta không thể xác định được mục
đích phải chứng minh, không biết phải chứng minh cái gì.
- Luận đề trong suốt quá trình chứng minh phải là
một. Nghĩa là, trong suốt quá trình chứng minh không
được đánh tráo luận đề hoặc lẫn lộn luận đề cần chứng
minh với luận đề khác. Vi phạm qui tắc này là vi phạm qui
luật đồng nhất.

148
b. Qui tắc đối với luận cứ
- Luận cứ phải chân thực. Luận cứ chân thực là cơ
sở cho suy luận đúng đắn. Bởi vì, luận cứ là tiền đề của
suy luận đúng đắn, muốn suy luận đúng đắn thì điều kiện
cần và đủ là tiền đề phải chân thực.
- Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề. Qui tắc
này thực chất là cụ thể hóa của qui luật lý do đầy đủ. Nếu
không tuân theo qui luật này thì dù luận cứ có chân thực
cũng không thể chứng minh cho luận đề, sai lầm này gọi
là không suy ra được.
- Luận cứ phải độc lập với luận đề. Nếu vi phạm
qui tắc này thì sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của chứng minh.
Qui tắc này yêu cầu tính chặt chẽ của lập luận. Ví dụ: nếu
cần chứng minh luận đề A, ta dựa vào luận cứ B. Luận cứ
B phải đầy đủ và chân thực, song để chứng minh B chân
thực ta lại lấy luận đề A. Như vậy, mắc lỗi luẩn quẩn,
vòng quanh.
c. Qui tắc đối với lập luận
Trong quá trình chứng minh, luận chứng phải tuân
theo tất cả các qui tắc, qui luật của suy luận. Nếu vi phạm
một trong những qui luật, qui tắc đó sẽ dẫn đến sai lầm
không thể chứng minh cho bất cứ luận đề nào.
Nếu luận chứng dựa trên tam đoạn luận thì phải
tuân thủ các qui tắc của tam đoạn luận. Nếu dựa trên suy
luận có điều kiện phải tuân thủ các phương thức đúng của
suy luận có điều kiện.
Ví dụ:
Tất cả sinh viên đều phải học ngoại ngữ
Anh A học ngoại ngữ
Nên, anh A là sinh viên
149
Trong ví dụ này, đã vi phạm qui tắc đối với thuật
ngữ giữa (M) là phải chu diên ít nhất một lần. Nhưng suy
luận này (M) không chu diên lần nào. Nên kết luận rút ra
không phải là kết luận tất yếu đúng.
II. Bác bỏ
1. Bác bỏ là gì?
Bác bỏ là thao tác lôgíc chỉ ra tính giả dối của luận
đề, luận cứ hoặc chỉ ra sai lầm của quá trình chứng minh.
Bác bỏ là suy luận ngược với suy luận chứng minh.
Thực chất của bác bỏ là chứng minh tính giả dối hay thiếu
tin cậy của luận đề.
2. Cấu trúc của bác bỏ
Bác bỏ cũng bao gồm ba bộ phận: luận đề, luận cứ
và lập luận.
Luận đề: là phán đoán hay tư tưởng cần bác bỏ tính
chân thực hay chưa đáng tin cậy của nó.
Luận cứ: là các căn cứ có giá trị như tiền đề để
thông qua lập luận để thực hiện bác bỏ.
Lập luận: là hình thức lôgíc khai thác thông tin của
luận cứ nhằm chứng minh tính giả dối hay thiếu tin cậy
của luận đề.
3. Các phương pháp bác bỏ
a. Bác bỏ luận đề
Đây là cách chứng minh tính giả dối hay tính
không xác định của luận đề. Đây là cách bác bỏ đúng đắn
và hiệu qủa nhất, vì nó trực tiếp loại bỏ luận đề.
Bác bỏ luận đề có thể được thực hiện bằng những
cách sau đây:

150
- Bác bỏ luận đề bằng cách đưa ra các chứng cứ trái
ngược.
Ví dụ:
+ Luận đề: "Trên sao Kim có sự sống".
+ Bác bỏ luận đề:
Nhiệt độ bề mặt sao Kim là 470- 480oc
Áp suất khí quyển là 95 - 97 Atmotphe
Vậy, không thể có sự sống trên sao Kim
được
- Bác bỏ luận đề bằng cách chứng minh tính giả dối
của hệ quả rút ra từ luận đề.
Ví dụ:
+ Luận đề: "ý thức quyết định vật chất".
+ Hệ quả rút ra là: ý thức phải có trước vật chất.
Điều này không đúng vì khoa học đã chứng minh ý thức
chỉ có ở con người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan. Do đó, ý thức có trước vật chất là sai.
- Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận
đề.
Theo qui luật bài trung, nếu phản luận đề chân thực
thì luận đề là giả dối.
Ví dụ: Luận đề: "trái đất hình vuông". Để bác bỏ
luận đề trên, ta chỉ cần chứng minh trái đất không phải
hình vuông là chân thực. Bằng cách nhờ bức ảnh chụp từ
vũ trụ khẳng định trái đất hình cầu. Theo qui luật bài
trung, trái đất không phải là hình vuông, vì vậy, "trái đất
hình vuông" bị bác bỏ.

151
b. Bác bỏ luận cứ
Bác bỏ luận cứ bằng cách chỉ rõ tính giả dối, tính
không xác định, tính chưa được chứng minh, tính mâu
thuẫn hay không đầy đủ của luận cứ.
Bác bỏ luận cứ có thể diễn ra theo một số hướng
sau đây:
- Vạch ra tính giả dối của luận cứ, dẫn đến không
thừa nhận luận cứ và không thừa nhận phép chứng minh
trên là đúng.
- Vạch ra mâu thuẫn của các luận cứ, dẫn đến
không thừa nhận phép chứng minh.
- Vạch ra sự thiếu căn cứ của luận cứ hay tính chưa
được chứng minh của luận cứ.
- Vạch ra sự thiếu hụt không đầy đủ của luận cứ,
dần đến tính chặt chẽ của phép chứng minh.
- Vạch ra tính không rõ ràng, không xác định của
luận cứ.
- Vạch ra sự không ăn nhập của luận cứ vào điều
kiện cụ thể mà luận đề được khẳng định.
Ví dụ: "Anh ta là học sinh ngoan". Luận cứ này
đưa ra cách đây hơn chục năm khi anh ta học tiểu học, còn
bây giờ anh ta đã là sinh viên đại học. Luận cứ như vậy
không phù hợp với không gian và thời gian hiện nay.
c. Bác bỏ lập luận
Bác bỏ lập luận là phương pháp vạch ra tính thiếu
lôgíc của lập luận khi sử dụng để chứng minh một luận đề
nào đó.

152
Bác bỏ lập luận thực chất là chỉ ra tính thiếu thuyết
phục, chưa đủ tin cậy của phép chứng minh trên cơ sở
vạch ra lỗi lôgíc của lập luận.
Ví dụ:
Lôgíc học biện chứng là một khoa học
Lôgíc học hình thức không là lôgíc học biện chứng
Vậy, lôgíc học hình thức không là một khoa học
Trường hợp trên đã vi phạm quy tắc suy luận. Ta
có thể bác bỏ lập luận này bằng cách vạch ra sai lâm của
nó.
Suy luận trên có dạng:
(  )M là P-
(  )S không là M
 S không là P+
Suy luận trên đã vi phạm quy tắc chung số 3, thuận
ngữ nào không chu diên ở tiền đề thì cũng không chu diên
ở kết luận nhưng thuận ngữ P không chu diên ở tiền đề
nhưng lại chu diên ở kết luận. Vì vậy, suy luận trên không
hợp lôgíc và kết luận rút ra là sai.

TÓM TẮT CHƯƠNG VI


CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

Chứng minh là thao tác lôgíc dùng để khẳng định


tính chân thực của một luận điểm nào đó nhờ các luận
điểm khác đã được xác nhận là chân thực.
Mỗi chứng minh gồm có ba bộ phận: luận đề, luận
cứ và lập luận.
153
- Luận đề: Đó là luận điểm mà tính chân thực của
nó cần phải được chứng minh. Nó trả lời cho câu hỏi:
chứng minh cái gì? Luận đề có thể chỉ là một phán đoán
đơn giản, hoặc cũng có thể là một hệ thống quan điểm.
- Luận cứ: Đó là những phán đoán đã được thừa
nhận là chân thực để làm sáng tỏ tính chân thực của luận
đề, luận cứ trả lời cho câu hỏi: Dựa vào cái gì để chứng
minh?
- Lập luận (luận chứng): là thao tác sử dụng các qui
tắc lôgíc để liên hệ, kết hợp các luận cứ với nhau, làm rõ
quan hệ tất yếu của luận cứ với luận đề, trên cơ sở đó rút
ra kết luận đối với luận đề. Luận chứng trả lời cho câu hỏi:
chứng minh như thế nào?
Có hai loại chứng minh: chứng minh trực tiếp và
chứng minh gián tiếp.
- Chứng minh trực tiếp: Đó là quá trình sử dụng các
luận cứ chân thực đã có dựa vào các qui tắc lôgíc suy ra
tính chân thực của luận đề.
- Chứng minh gián tiếp: Đó là phương pháp chứng
minh tính chân thực của luận đề được rút ra trên cơ sở lập
luận tính giả dối của phản luận đề.
Có 2 cách chứng minh gián tiếp: chứng minh phản chứng
và chứng minh phân liệt.
- Chứng minh phản chứng: Chứng minh phản
chứng là phương pháp chứng minh gián tiếp bằng cách
chứng minh mệnh đề mà ta đưa ra mâu thuẫn với mệnh đề
cần phải chứng minh và chỉ ra rằng mệnh đề đưa ra ấy là
sai. Theo qui luật bài trung, trong hai tư tưởng đối lập
nhau, nếu một tư tưởng là sai, thì tư tưởng kia nhất định là
đúng.

154
- Chứng minh phân liệt là chứng minh gián tiếp
dựa trên cơ sở phép loại trừ các khả năng giả dối dẫn đến
khẳng định một khả năng duy nhất chân thực là luận đề.
Qui tắc đối với luận đề:
- Luận đề phải rõ ràng chính xác.
- Luận đề trong suốt quá trình chứng minh phải là
một.
- Luận cứ phải chân thực
- Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề.
- Luận cứ phải độc lập với luận đề.
Qui tắc đối với lập luận: Trong quá trình chứng
minh, luận chứng phải tuân theo tất cả các qui tắc, qui luật
của suy luận. Nếu vi phạm một trong những qui luật, qui
tắc đó sẽ dẫn đến sai lầm không thể chứng minh cho bất
cứ luận đề nào.
Bác bỏ là thao tác lôgíc chỉ ra tính giả dối của luận
đề, luận cứ hoặc chỉ ra sai lầm của quá trình chứng minh.
Bác bỏ cũng bao gồm ba bộ phận: luận đề, luận cứ
và lập luận.
Luận đề: là phán đoán hay tư tưởng cần bác bỏ tính
chân thực hay chưa đáng tin cậy của nó.
Luận cứ: là các căn cứ có giá trị như tiền đề để
thông qua lập luận để thực hiện bác bỏ.
Lập luận: là hình thức lôgíc khai thác thông tin của
luận cứ nhằm chứng minh tính giả dối hay thiếu tin cậy
của luận đề.
Bác bỏ luận đề bằng cách chứng minh tính giả dối
hay tính không xác định của luận đề. Đây là cách bác bỏ
đúng đắn và hiệu qủa nhất, vì nó trực tiếp loại bỏ luận đề.

155
Bác bỏ luận cứ bằng cách chỉ rõ tính giả dối, tính
không xác định, tính chưa được chứng minh, tính mâu
thuẫn hay không đầy đủ của luận cứ.
Bác bỏ lập luận là phương pháp vạch ra tính thiếu
lôgíc của lập luận khi sử dụng để chứng minh một luận đề
nào đó.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1) Thế nào là chứng minh và bác bỏ ? Chứng minh và bác
bỏ bao gồm những thành phần nào ?
2) Hãy nêu rõ về chứng minh trực tiếp và chứng minh
gián tiếp.
3) Chỉ ra những cách bác bỏ.
4) Trình bày quy tắc của chứng minh và bác bỏ
5) Ở một vương quốc nọ nhà Vua ban sắc lệnh cho những
người thợ cạo: “Phải cạo và chỉ được cạo cho những ai
không tự cạo”. Hỏi theo sắc lệnh này thì những người
thợ cạo có được tự cạo râu tóc cho mình không?
6) Ở 1 xã X nào đó có 2 làng A và B. Dân làng A chuyên
nói thật, dân làng B chuyên nói dối. 1 anh chàng trai
trẻ, thông minh đến xã X tìm bạn. Khi đến xã X anh
gặp cô gái người địa phương, anh ấy đã hỏi cô ấy 1 câu.
Cô gái này đang vội và cũng rất kiệm lời, trả lời mỗi
một câu “Không” và bỏ đi. Chàng trai liền đi sang làng
bên cạnh và tìm được người bạn của mình.
Hỏi:
a) Anh ta đã hỏi câu gì?
b) Bạn của anh ta là người làng gì?

156
Danh mục các tài liệu tham khảo

1. SN.VI-NƠ-GƠ-RA-ĐỐP và A.K.KU-ZƠ-MIN.


Lôgích học, Hà Bắc và Phúc Khánh dịch, nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1959.
2. NGUYỄN HỮU TRẤN. Mấy bài nói chuyện về
Lôgích, nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1963.
3. LÊ THÀNH TRỊ. Luận lý toán học đại cương, nxb.
Trình Bày, Sàigòn, 1969.
4. NGUYỄN VŨ UYÊN. Đại cương luận lý học hình
thức. T.1, nxb. Lửa Thiêng, Sàigòn, 1973.
5. TRẦN VĂN TOÀN. Luận lý học đại cương, nxb.
Trình Bày, Sàigòn, 1969.
6. D.P.GORKY. Lôgích học, Hà Sĩ Hồ dịch, nxb.
Giáo Dục, Hà Nội, 1974.
7. E.A. KHƠ MEN CÔ. Lôgích học, Khổng Doãn
Hợi dịch, nxb. Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1976.
8. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI – Khoa Luật. Lôgic
học, Hà Nội 1995.
9. LÊ TỬ THÀNH. Tìm hiểu Lôgích học, nxb. Trẻ,
TP.HCM, 1996.
10. VƯƠNG TẤT ĐẠT. Lôgic học đại cương, nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
11. HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN – Bộ môn
MÁC – LÊNIN và KHXHNV. Giáo trình Lô gic
học, Hà nội, 2004.
12. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA. Khoa Lý
luận Cơ sở. Giáo trình Lôgíc học đại cương, nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

157
13. TRICOT. Traité de Logique formelle, Vrin, Paris,
1930.
14. JM. BOCHENSKI. Précis de la Logique
Mathématique, Bassum, Pays-Bas, 1948.
15. JEAN PIAGET. Traité de Logique, Armand Colin,
Paris, 1949.
16. DOPP. Leçon de Logique formelle, Louvai, 1949.
17. A.VIRIEUX-REYMOND. La Logique formelle,
PUE, Paris, 1962.
18. J. CHAUVINEAU. La Logique moderne, Paris,
1962.
19. INN. COPI. Introduction to Lôgíc, Mac Millan,
New York, 1966.
20. LEVIS CAROLI. Logique sans peine, Herman,
Paris, 1966.
21. http://tailieu.vn/tag/tai-
lieu/l%C3%B4gic%20h%E1%BB%8Dc.html

158
LÔGÍC HỌC ĐẠI CƯƠNG
PGS, TS VŨ ANH TUẤN

Chịu trách nhiệm xuất bản


Nguyễn Ngọc Định

Biên tập
Trần Anh Thanh Sơn

Sửa bản in
Tác Giả

Trình bày bìa


Đỗ Hiếu Nghĩa

Mã ISBN: 978-604-922-109-8

Đơn vị liên kết:


Công ty TNHH MTV In Kinh tế
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

NHÀ XUẤT BẢN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Website: www.nxbkinhte.vn - Email: nxb@ueh.edu.vn
Điện thoại: (08) 38.575.466 – Fax: 38.550.783

In 1.000 cuốn, khổ 14.5 x 20.5cm tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Số đăng ký: 2473-2014/CXB/02-23/KTTPHCM
Quyết định số: 63/QĐ-NXBKTTPHCM, cấp ngày 28/11/2014.
In xong và nộp lưu chiểu Quý 1 năm 2015.

159
160

You might also like