You are on page 1of 11

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Mở đầu + Kết luận


1.1 + 1.2 + 1.3
2.1 + 2.2
2.3 + 2.4
3.1 + 3.2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Nhiệm vụ của đề tài

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN, ĐẢO ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 2
TÌNH HÌNH TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC
GIA KHÁC TRÊN BIỂN ĐÔNG
2.1. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA VIỆT NAM
2.2. TRANH CHẤP VỀ TUYÊN BỐ LÃNH HẢI TRÊN BIỂN ĐÔNG
2.3. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN ĐẢO
2.3.1. Quần đảo Hoàng Sa

1
Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có
dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần
đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú
Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn
bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân và không quân tấn công căn cứ quân sự
của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đài Loan
và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Tháng 1/1982, Bộ Ngoại giao nước ta đã công bố “Sách trắng quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam”, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa
là của Việt Nam.

Theo chính phủ, có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là
của Việt Nam. Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng là sắc chỉ của triều đình
nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở
huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được gìn giữ suốt 174 năm, nay trao lại cho Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái
một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15
tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi, 1835).

Vào tháng 7/2012, báo chí đã đưa ra bằng chứng về chủ quyền của nước ta đối với các
quần đảo ở Biển Đông đó là tấm bản đồ của Nhà Thanh xuất bản năm 1904 trong đó
điểm cực nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam mà không hề có Tây Sa
(Hoàng Sa) hay Nam Sa (Trường Sa) mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ.

Tuy nhiên bên phía Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền bằng cách đưa ra các thông
tin về một quần đảo ngoài khơi biển Nam Hải theo nhiều tài liệu xuất hiện từ rất sớm về
như Nguyên hay Trịnh Hòa hàng hải đồ. Trong bản đồ thời Trịnh Hòa phía Trung Quốc
đưa ra nhằm chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc, họ cho rằng địa danh Vạn Lý
Thạch Đường là quần đảo Hoàng Sa ngày nay, điều này đã được nhiều tài liệu của phía ta
phản bác lại, trong bản đồ này không hề tồn tại cái tên Tây Sa Quần Đảo.

Vào ngày 01/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông gần
quần đảo Hoàng Sa dẫn tới việc nước ta phải ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền
của hai quốc gia đã xảy ra một số va chạm.
2
2.3.2. Quần đảo Trường Sa
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, thời kì yên bình của quần đảo Trường Sa đã chấm
dứt. Hàng loạt quốc gia như Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei
và trong một số giai đoạn lịch sử là Anh và Nhật Bản đều tham gia vào cuộc tranh chấp ở
các mức độ khác nhau.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành
động chiếm hữu thực tế, quản lý liên tục và hòa bình dưới các triều đại phong kiến đối
với địa danh này và sau này là sự nối tiếp của thực dân Pháp cùng các nhà nước hiện đại
trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử liệu về sự công nhận của
các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo này.

Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng,
Hoàng Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ của
Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ XVII. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm 1467, vua Lê
Thánh Tông đã cho làm bản đồ lãnh thổ Đại Việt. Bộ Hồng Đức bản đồ được hoàn thành
vào cuối năm 1469, được bổ sung nhiều lần về sau, gồm bản đồ cả nước và các địa
phương, trong đó có vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sách Phủ biên tạp lục (1776)
của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng
Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay. Lê Quý Đôn
miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật
sót lại từ các vụ đắm tàu.

Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn ký kết với
Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao và đã thi hành chủ quyền
trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa.

Thứ ba, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến
17 đã kế thừa Pháp để tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lý cả về
hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn
tại vào ngày 30/04/1975. Sau đó, nước ta được thống nhất và tiếp tục tuyên bố chủ quyền
đối với quần đảo này.

3
Năm 1958, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình đối với các đảo thuộc biển Đông
dựa vào cơ sở lịch sử. Họ cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần của Trung
Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các đoạn trích trong các thư tịch cổ cũng như các
bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh và gần nhất là
thời Trung Hoa Dân Quốc mà theo họ là có nhắc tới quần đảo Trường Sa. Hiện vật khảo
cổ như những mảnh đồ gốm Trung Quốc và tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung
Quốc sử dụng nhằm chứng minh cho tuyên bố của mình.

Năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi đến Trung Quốc một công hàm để ghi
nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 04/09/1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận
của nước này. Báo Nhân dân của Việt Nam cũng đăng công hàm này vào ngày 22/09.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ
lãnh thổ Trung Quốc" vì trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Đông". Tuy nhiên
cần hiểu đúng ý nghĩa của công hàm nói trên, nó chỉ mang tính chất ngoại giao giữa hai
nước trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó chứ không phải là một văn bản từ bỏ chủ quyền lãnh
thổ như phía Trung Quốc nêu lên.

Ngoài ra, Trung Quốc còn khẳng định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhiều quốc
gia khác đã nhiều lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa
trong quá khứ.

Còn Philippines dựa trên các luận điểm là đất vô chủ và sự gần gũi về khoảng cách địa lý
để tuyên bố chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan, tương đương với phần lớn quần đảo
Trường Sa.

Thứ nhất, công dân Philippines Tomás Cloma đã đến nhiều đảo không người thuộc
Trường Sa vào năm 1947 và tuyên bố sở hữu chúng vào năm 1956. Tuy Philippines chưa
bao giờ chính thức ủng hộ tuyên bố về quyền sở hữu đảo của Cloma nhưng nước này lại
dùng chính sự kiện này làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền. Cụ thể, Philippines cho rằng
không có nỗ lực giành chủ quyền nào với các đảo cho tới thập niên 1930 khi quân đội
Pháp và sau đó là quân đội đế quốc Nhật Bản chiếm đảo; khi Nhật Bản ký vào Hiệp ước
San Francisco thì đã có một sự từ bỏ quyền đối với các đảo Trường Sa mà không có bất

4
kỳ một bên yêu cầu chủ quyền nào. Vì thế, Philippines cho rằng các đảo Trường Sa đã trở
thành đất vô chủ và có thể được sáp nhập vào lãnh thổ của họ.

Thứ hai, trong một văn bản gửi tới Đài Loan năm 1971, Philippines khẳng định rằng quần
đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ quần đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong Sắc
lệnh Tổng thống 1596 ký năm 1978, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho rằng
phần lớn các thực thể Kalayaan đều nằm trên rìa lục địa của quần đảo Philippines. Năm
1982, tài liệu của Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng nhóm đảo Kalayaan là riêng biệt
khỏi các nhóm đảo khác ở biển Đông và không phải là một phần của quần đảo Trường
Sa.

Về phía Malaysia thì dựa trên hai luận điểm là thềm lục địa và khai phá sớm nhất để
tuyên bố chủ quyền, đòi hỏi đặc quyền đối với một khu vực biển Đông ở phía nam
Trường Sa, trong đó có 12 thực thể địa lý nổi bật là đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Ca,
đá Hoa Lau, đá Kỳ Vân, đá Sác Lốt, đá Suối Cát, đá Thuyền Chài, bãi Kiêu Ngựa, bãi
Thám Hiểm (thuộc Trường Sa) cùng rạn vòng Louisa và cụm bãi cạn Luconia (Bắc và
Nam) (không thuộc Trường Sa).

Brunei dựa trên hai luận điểm là các điều 76-77 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển (về thềm lục địa) và sắc lệnh do Anh ban hành năm 1954 thể hiện biên giới biển của
Brunei để đòi hỏi đặc quyền trên một vùng thuộc biển Đông và trong vùng này có hai
hoặc ba thực thể địa lý nổi bật tọa lạc: rạn vòng Louisa, bãi Vũng Mây và có nguồn còn
kể thêm bãi Chim Biển. Về tính chất, rạn vòng Louisa là một rạn san hô vòng đa phần
chìm dưới nước; tại đây Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu và đang tuyên bố chủ
quyền. Bãi Vũng Mây là một bãi ngầm dưới biển do Việt Nam kiểm soát thông qua các
nhà giàn gọi là DK1 xây tại đá Ba Kè ở phần phía bắc của bãi Vũng Mây.

Năm 1877, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từng sáp nhập hai thực thể là đảo
Trường Sa và đảo An Bang vào lãnh thổ đế quốc Anh. Năm 1889, Anh cho Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Trung Borneo (trụ sở tại Luân Đôn) thuê và khai thác phân chim
tại hai nơi này.

Năm 1933, trước hành động chiếm hữu các đảo Trường Sa của Pháp, Anh đã nhắc cho
Pháp biết rằng đảo Trường Sa và đảo An Bang vẫn là lãnh thổ của Anh trừ khi Hoàng gia
Anh dứt khoát từ bỏ những phần đất này. Tuy vậy vào ngày 12/07/1933, Văn phòng Đối
5
ngoại và Khối Thịnh vượng chung Anh nêu ý kiến rằng Anh chỉ có vị thế pháp lý yếu ớt
nếu đưa vụ này ra Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế do nước Anh không tiến hành
chiếm giữ hiệu quả đối với hai thực thể trên. Rốt cuộc, dù trên thực tế Anh không hề từ
bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng nước này đã chọn cách im lặng thay vì tuyên bố phản đối
Pháp.

Trong một văn bản đề ngày 14 tháng 10 năm 1947 của Văn phòng Đối ngoại và Khối
Thịnh vượng chung Anh (sau này trở thành tài liệu chính thức cho phái đoàn Anh đến dự
Hội nghị San Francisco năm 1951), Anh tiếp tục duy trì tuyên bố chủ quyền nhưng chỉ thị
phái đoàn Anh không phản đối lời tuyên bố chủ quyền của Pháp và "để cho Pháp giữ thế
chủ động".

Năm 1950, dưới sự thúc đẩy của Úc, chính phủ Anh tiến hành nghiên cứu tầm quan trọng
chiến lược của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm quyết định xem có nên tiến hành
biện pháp gì để ngăn các quần đảo này rơi vào tay "một nhà nước cộng sản nào đó" hay
không. Sau đó, Anh kết luận rằng vì các đảo này hầu như không có giá trị kinh tế hay
chiến lược gì nên Khối Thịnh vượng chung có thể an tâm giữ nguyên thế bị động như
hiện thời.
Năm 1917, một nhóm thám hiểm người Nhật đến quần đảo Trường Sa và gặp một số ngư
dân Trung Quốc đang sống ở đảo Song Tử Tây. Trong các thập niên 1920 và 1930 kế
tiếp, Nhật Bản tự tiến hành hoạt động khai thác phân chim tại một số đảo, ví dụ An Bang,
Loại Ta, Song Tử Tây. Khi Pháp chính thức chiếm Trường Sa vào năm 1933, Nhật Bản
lên tiếng phản đối Pháp với lý lẽ là Nhật đã tổ chức khai thác phân chim trên một số đảo
ở đây. Cuối thập niên 1930, đế quốc Nhật Bản chiếm giữ đảo Ba Bình để làm căn cứ tàu
ngầm nhằm mục đích ngăn chặn tàu thuyền qua lại khu vực Trường Sa. Ngày
31/03/1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi thông báo cho Đại sứ Pháp, tuyên bố rằng Nhật
Bản là nước đầu tiên thám hiểm Trường Sa vào năm 1917 và họ đang kiểm soát quần
đảo. Thời đó, Nhật gọi các đảo này là Tân Nam chư đảo nghĩa là "các đảo mới phía nam"
và đặt chúng dưới sự cai trị của chính quyền thuộc địa tại đảo Đài Loan. Tuy nhiên, lời
tuyên bố của Nhật Bản chỉ là trên giấy vì đến năm 1941 thì Nhật mới dùng vũ lực chiếm
đóng quần đảo Trường Sa. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản ký
Hiệp ước San Francisco và đã từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa.
2.4. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT

6
Tháng 4 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa Quốc gia Việt Nam quản lý quần đảo
Hoàng Sa. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Lin Côn thuộc quần đảo này đã bị
Trung Quốc chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa từ ngày 19/01/1974 khi
quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây
trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Năm 1988, Trung Quốc đã chiếm một số đá
ngầm tại quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đá ngầm Vành Khăn đang
do Philippines kiểm soát.

Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt - Trung như cản trở hợp đồng của BP plc (trước
đây là The British Petroleum Company plc và BP Amoco plc, là một công ty dầu khí
đóng trụ sở tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh) với nước ta trong vùng Nam Côn Sơn (năm
2007), năm 2008 cản trở hợp đồng của Exxon Mobil (tập đoàn dầu khí đa quốc gia của
Hoa Kỳ), vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam 2005, vụ tàu Trung Quốc bắn ngư
dân Việt Nam năm 2007, vụ Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam 2009, vụ căng thẳng giữa
tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm
2009, … đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trong khu vực Biển Đông. Trung
Quốc đơn phương cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong khu vực trên.

Năm 2011, căng thẳng dâng lên khi các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và
Philippines nổ ra. Ngày 26/05/2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải
của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi
Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Tiếp đó là sự kiện một tàu thăm dò dầu khí khác
của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị vào ngày 9 tháng 6. Bộ Ngoại
giao Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam,
yêu cầu nước này "chấm dứt ngay, không tái diễn" những hành động đó, đồng thời đòi
bồi thường thiệt hại. Phía ta cũng cho rằng hành động của Trung Quốc l vi phạm Công
ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyền bố
năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, cũng như
"nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước".[56] Phản hồi cáo buộc, phía Trung
Quốc nói vụ việc ngày 26 tháng 5 là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền
của nước này". Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "Trung Quốc phản đối việc Việt
Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung

7
Quốc", vì nó "đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm
hận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".

Vào tháng 7/2012, Trung Quốc thành lập một đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy
tên là Tam Sa có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo
tranh chấp với Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc
gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa). Trước sự việc trên, bộ Ngoại giao đã lên
tiếng mạnh mẽ "Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập
cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho
quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực
và thế giới", "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ
các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm
tương tự trong tương lai".

Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển Đông và cho rằng
hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh
nghiệp nước này ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của
Hoàng Sa). Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến "Trung
Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành
động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng
như đảm bảo an toàn hàng hải" . Phía ta đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan
điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
Phạm Bình Minh nhấn mạnh “việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và
một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp
pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”. Trong khi đó người dân trong nước cũng
đồng loạt lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc bằng nhiều cách như kêu gọi tẩy
chay hàng Trung Quốc, mít-tinh biểu tình thậm chí ở một số tỉnh công nhân đã đồng loạt
nghỉ làm biểu tình và đập phá các công ty Trung Quốc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 3
GIẢI PHÁP TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở VIỆT NAM
8
3.1. GIẢI PHÁP ĐỐI NỘI
3.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển
3.1.2. Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh
3.1.3. Thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển
3.1.4. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
3.2. GIẢI PHÁP ĐỐI NGOẠI
3.2.1. Giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật
pháp quốc tế
3.2.2. Tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc
gia sự thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Cần (2021), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/821811/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-bao-ve-chu-quyen-
bien%2C-dao-viet-nam-trong-tinh-hinh-moi.aspx#, ngày truy cập,

3. Nguyễn Thanh Long (2021), Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong tình hình mới, http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-giai-
phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-moi/17924.html, ngày truy
cập,
4. Trương Tấn Sang (2019), Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình
hình mới,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/
s5L7xhQiJeKe/content/bao-ve-chu-quyen-bien-ao-cua-t, ngày truy cập,
5. Tạp chí Xây dựng Đảng (2017), Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của

9
Việt Nam, https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/
camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanban/dgsdgrye64,
ngày truy cập,
6. Lưu Văn Nhiệm (2021), Làm chủ vùng biển của Tổ quốc,
https://nld.com.vn/bien-dao/lam-chu-vung-bien-cua-to-quoc-
20211030185029647.htm, ngày truy cập,
7. Nguyễn Thanh Hoàng (2021), Phản bác luận điệu xuyên tạc góp phẩn bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, https://tinhuyquangtri.vn/phan-bac-
luan-dieu-xuyen-tac-gop-phan-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-
moi, ngày truy cập,
8.
9. Trần Nam Tiến (2012), Khái quát về biển của Việt Nam, https://tuoitre.vn/khai-
quat-ve-bien-cua-vn-508690.htm, ngày truy cập,
10. Tạ Quang (2015), Thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường
Sa từ năm 1975 đến nay, http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/thuc-thi-
chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hoang-sa-truong-sa-tu-nam-1975-den-nay/
7800.html, ngày truy cập,
11. Duy Quang (2020), Những cơ sở pháp lý rõ ràng và thuyết phục về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam, https://stttt.thuathienhue.gov.vn/?gd=7&cn=700&tc=8283,
ngày truy cập,
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

10
(Nguồn: ……………………………………………………………..)

Phụ lục 2

(Nguồn: ……………………………………………………………..)

11

You might also like