You are on page 1of 5

Chương 2

HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ
TRƯỜNG

I/ LÝ LUÂN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA, HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ
1/ Sản xuất hàng hóa
a/ Khái niệm sản xuất hàng hóa: phân biệt với kt tự nhiên.
b/ Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
c/ Ưu thế của sản xuất hàng hóa
2/ Hàng hóa
Khái niệm hàng hóa
a/ Hai thuộc tính của hàng hóa
Mác cho rằng: một vật có thể là một giá trị sử dụng mà lại không phải là một giá trị
(không phải là hh: không khí, đất hoang…) và một vật có ích, là sản phẩm của lao động nhưng
không phải là hh (sp sx để tự tiêu dùng).
Một số quan niệm về hh trong kt học
-Hàng cá nhân là hh mà nếu một người tiêu dùng rồi thì người khác không thể dùng
được nữa (quần áo một người đang mặc thì người khác không thể cùng lúc mặc nó).
- Hàng công cộng là hh mà một người đang sử dụng nhưng những người khác vẫn sử
dụng được.
- Hàng khuyến dụng là những hh mà người dân nên tiêu dùng không phụ thuộc vào
thu nhập của họ như y tế, giáo dục, nhà ở và thực phẩm.
b/ Tính hai mặt của lao đông sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lđ xã hội
c/ Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Tổng giá trị
Giá trị 1 đơn vị hh = --------------------------------
Khối lượng sản phẩm
3/ Tiền
a/ Các hình thái biểu hiện của giá trị, nguồn gốc và bản chất của tiền
Hình thái giản đơn (ngẫu nhiên) của giá trị
1m vải = 20 kg lúa
Hình thái đầy đủ (mở rộng) của giá trị
1m vải = 20 kg lúa
Hoặc 10 kg thịt
Hoặc 15 kg đường
Hoặc 0,01g vàng
Hình thái chung của giá trị
20 kg lúa
Hoặc 10 kg thịt
Hoặc 15 kg đường
Hoặc 0,01g vàng = 1m vải
Hình thái tiền của giá trị
20 kg lúa
Hoặc 10 kg thịt
Hoặc 15 kg đường
Hoặc 1m vải = 0,01g vàng
b/ Chức năng của tiền
4/ Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
a/ Dịch vụ là hh vô hình, nó có thể là sư phục vụ cho sản xuất hoặc cho tiêu dùng. Khác
với hh thông thường, hh này không thể cất trữ mà sản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời.
Ngày nay dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu văn minh của
con người.
b/ Một số hh đặc biệt là những hh có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi mua bán
nhưng không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra như quyền sử dụng đát đai, thương hiệu
(danh tiếng), chứng khoán, chứng quyền…
Quyền sử dụng đất đai có giá trị sử dụng, giá cả nhưng không do hao phí lao động
tạo ra. Gía cả của nó được nảy sinh từ tính khan hiếm của bề mặt quả đất và trình độ phát triển
của sản xuất (sự gia tăng nhu cầu về mặt bằng kinh doanh, mặt bằng cư trú…). Do qsdđ dược
ấn định cho những chủ thể nhất dịnh nên phát sinh nhu cầu mua bán. Ngoài ra ngưới ta còn
mua bán quyền sử dụng mặt nước, mặt biển, sông, hồ… Việc mua bán các quyền nói trên có
thể làm giàu cho một số người (do tiền từ túi người này chuyển sang túi người khác) nhưng
không phải nguồn gốc làm giàu của xã hội.
Thương hiệu (danh tiếng) là những yếu tố có tính hh, nó là kết quả của sự nổ lực
của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí là của nhiều người. Gía
cả thương hiệu phản ánh hao phí lao động, tài năng ,quan hệ khan hiếm và lợi ích kỳ vọng của
người mua thương hiệu.
Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá: chứng khoán (cổ phiếu, trái
phiếu) do công ty cổ phần phát hành, chứng quyền do công ty kinh doannh chứng khoán chứng
nhận và các giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) cũng có một số đặc trưng như hh, mang
lại thu nhập cho người mua, bán được Mác gọi là tư bản giả, thị trường mua bán nó là thị
trường chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán, chứng quyền…(yếu tố có tính hh) cũng làm
cho tiền chuyển từ túi người này sang người khác nên nó không mang lại sự giàu có cho xã hội.
II/ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TT
1/ Khái niệm, chức năng và vai trò của thị trường
a - Khái niệm thị trường
b- Căn cứ phân loại thị trường
c- Chức năng cơ bản của thị trường
d- Vai trò của thị trường
Môt là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển: sx càng nhiều hh
thì tt càng mở rộng, tt mở rộng lại thúc đẩy sx phát triển. Vì vậy, tt là môi trường kinh doanh, là
điều kiện cho sx pt.
Hai là, tt kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức
phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế: mọi người phải luôn sáng tạo để thích ứng với
sự pt của tt, nếu thích ứng mọi người sẽ được lợi và từ đó lại thúc đẩy sự sáng tạo; thông qua
các quy luật tt mà các nguồn lực sx được phân bổ đến tay người sử dụng có hiệu quả nhất ( tt
tạo ra cơ chế lựa chọn người sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất).
Ba là, tt gắn kết nền kt thành một chỉnh thể, gắn kết nền kt quốc gia với nền kt thế
giới: tt gắn kết các khâu sx, pp, lưu thông, tiêu dùng; các chủ thể kt; các địa phương, vùng miền
và các quốc gia.
2/ Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
- Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kt mang đặc tính tự điều chỉnh các cân
đối của nền kt theo yêu cầu của các quy luật kt. Đặc trưng của nó là cơ chế hình thành giá cả
một cách tự do và là phương thức cơ bản để pp, sử dụng các nguồn lực kt như vốn, tài nguyên,
công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ… nên được A.Smith gọi là bàn tay vô hình.
- Nền kt thị trường là nền kt được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kt hh
phát triển cao, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều thực hiện qua thị trường, chịu sự tác động,
điều tiết của các quy luật thị trường. Qúa trình pt kt của loài người đi từ kt tự nhiên đến kt hh,
kttt. Kinh tế tt cũng phát triển từ sơ khai đế hiện đại. Cho nên có thể nói kttt là sản phẩm của
văn minh nhân loại. Kinh tế tt có những đặc trưng chung sau đây:
Thứ nhất, kttt đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kt, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ
thể kt bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua các tt bộ phận như tt hàng hóa,dịch vụ, sức lđ, tài chính, bất động sản, khoa học công
nghệ…
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi
trường, vừa là động lực thúc đẩy kt phát triển.
Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kt- xh.
Thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kt, đồng thời
khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình
đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kt.
Thứ sáu, kttt là nền kt mở, tt trong nước gắn liền với tt quốc tế.
- Ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường
Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Một là, nền kttt luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các
chủ thể kt.
Hai là, nền kttt luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền
cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
Ba là, nền kttt luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con
người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kttt luôn tiềm ẩn những rủi
ro khủng hoảng.
Hai là, nền kttt không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái
tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Ba là, nền kttt không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Để sửa chữa những khuyết tật của thị trường cần có sự can thiệp của nhà nước, gọi là
kttt có sự điều tiết của nhà nước hay nền kt hỗn hợp.
3/ Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
a-Người sản xuất là người cung cấp hh, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại mà
còn thỏa mãn nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong khi nguồn lực là có
hạn. Ngoài ra người sx cần phải có trách nhiệm cung cấp những hh, dịch vụ không làm tổn hại
đến sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
b-Người tiêu dùng là người mua hh, dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu của người tiêu
dùng là động lực quan trọng của sản xuất.
c-Các chủ thể trung gian trong thị trường như các thương nhân, môi giới chứng
khoán, môi giới nhà đất, môi giới khoa học công nghệ… có vai trò ngày càng quan trọng để
kết nối, thông tin làm tăng cơ hội thực hiện giá trị hh, nối liền sx và tiêu dùng, làm cho tt trở
nên sống động, linh hoạt hơn.
d-Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kt như quản trị phát triển
thông qua tạo lập môi trường kt tốt nhất cho các chủ thể kt phát huy sức sáng tạo, đồng thời sử
dụng các công cụ kt để khắc phục các khuyết tật của nền kttt, làm cho nền kttt hoạt động hiệu
quả.
III/ CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA KTTT
1/ Quy luật giá trị
a/ Nội dung quy luật: hplđxhct
- Trong sx hplđcb
- Trong lt tđng
b/ Tác dụng của ql gía trị
2/ Quy luật cung cầu
a/ Kn cung và cầu trong kt hh
- Kn cầu
- Kn cung
b/ Nôi dung ql :
c/ Tác dụng của ql : cơ chế tự đt của nền kt hh
khi cung> cầu giá cả < gt
< >
= =
Khi giá tăng
Khi giá giảm
3/ Quy luật cạnh tranh
a/ Khái niệm và các hình thức cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh
Các loại cạnh tranh
- Cạnh tranh nội bộ ngành
+ Khái niệm
+ Biện pháp cạnh tranh: cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản
xuất, tăng năng suất lao động…
+ Kết quả ct: hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội): ví dụ, kn giá trị tt.
Do sx trong điều kiện khác nhau nên giá trị cá biệt khác nhau, nhưng phải bán
theo một giá thống nhất, gọi là giá cả tt. Gía cả tt là giá bán thực tế của hh trên tt, đó là giá thỏa
thuận giữa người mua và người bán, hoăc đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh. Gía
cả thị trường dựa trên giá trị thị trường (hao phí lao động xh ct), quan hệ thị trường, sự tác động
của nhà nước.
- Cạnh tranh giữa các ngành: khái niệm.
b/ Cạnh tranh là một quy luật của kttt: nội dung quy luật, cơ sở của cạnh tranh.
c/ Tác động của ct trong nền kttt
- Tác động tích cực:
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự pt lực lượng sản xuất (kỹ thuật, công nghệ, tay nghề, tri
thức của người lao động)
+ Thúc đẩy sự pt của nền kt tt (thông qua hợp tác và cạnh tranh làm cho nền kttt
ngày càng hoàn thiện)
+ Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực ( thông qua ct mà các
nguồn lực đến tay người có nhu cầu và biết sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất)
+ thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội (làm cho khối lương sp tăng,
chủng loại, hình thức phong phú đa dạng, chất lượng tốt, giá thành hạ…)
- Tác động tiêu cực:
+ Cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại môi trường kinh doanh
+ Gây lãng phí nguồn lực xã hội ( các chủ thể chiếm lấy các nguồn lưc mà không
sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả).
+ Làm tổn hại phúc lợi xã hội (khi lãng phí nguồn lực thì phúc lợi xã hội sẽ giảm)
4/ Quy luật lưu thông tiền tệ
a/ Nội dung ql:
Lượng hh lt x giá cả
Tổng số giá cả hh lt
Lượng tiền ct cho lt= --------------------------
Tốc độ lt của đt
P.Q P.Q- (G1+ G2)- G3
M =------- M = -------------------------
V V
M: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông
P: Giá cả
Q: Lượng hàng hóa đưa ra lưu thông
G1:Tổng số giá cả hàng hóa bán chịu
G2:Tổng số giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3: Tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
b/ Lưu ý:
Khi lưu thông hh pt, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì việc
tính tổng số giá cả hh lưu thông cần trừ ra và cộng vào các khoản…
HẾT

You might also like