You are on page 1of 27

Tiếng Việt

BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM


Tiết 1+2: Đọc
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp
thơ.
- Hiểu nội dung bài: tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống
trường.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: hiểu được các từ ngữ gợi tả,
gợi cảm nhận được tình cảm của các nhân vậy qua nghệ thuật nhân hóa trong bài
thơ.
- Có tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui
khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Hoạt động Mở đầu ( 3 - 5’ )
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt
động của chủ đề
HĐ1: Khởi động
- HS làm việc theo cặp với nội dung sau:
+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường ( Đầu buổi học, khi hết giờ ra
chơi, khi hết giờ học.)
+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? (HS cần vào lớp
để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.)
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? (vui vẻ,
tiếc nuối, vội vàng,...)
+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe
thấy tiếng trống trường vào lúc nào? (ngày khai trường.)
- Chia sẻ trước lớp.
- NX, khen ngợi HS.
Giới thiệu bài: Bài thơ Cái trống trường em là bài thơ thể hiện tình cảm gắn
bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường mà cô muốn giới thệu
cho các em trong tiết học TV hôm nay.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 28 - 30’)
* Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
HĐ2: Đọc văn bản
* Hướng dẫn đọc đoạn:
- HS đọc thầm bài tìm từ khó đọc, từ cần hiểu nghĩa, tìm cách ngắt hơi câu dài.
H thảo luận N4 với các yc:
+ Các từ khó đọc
+ Nghĩa từ và từ khó hiểu nghĩa
+ Cách ngắt nhịp thơ
- H báo cáo kết quả thảo luận theo từng yc
- Từ khó đọc (liền, trống, trường, lặng im, nghiêng đầu, ngẫm nghĩ,...)
- Từ cần hiểu nghĩa:( ngẫm nghĩ, giá, tưng bừng)
- Ngắt nhịp thơ:
+ Ngắt nhịp 2/2, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
+ Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết tha.
+ Đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi.
+ Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống.
Gv chốt và đưa từ cần luyện đọc, giải nghĩa từ, ngắt nhịp thơ…
H đọc từ trong câu, đọc câu cần ngắt.
G góp ý, bổ sung khi cần thiết
HD đọc khổ 1: Đọc to, rõ ràng, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các cụm từ,
đảm bảo nhịp thơ như cô hướng dẫn
- Khổ:2,3,4 hướng dẫn tương tự khổ 1.
- HS đọc lần lượt khổ 2, 3, 4.
- Học sinh khác nhận xét - GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
* Luyện đọc nối đoạn
HS đọc đoạn theo nhóm 4 – các nhóm đọc
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS
đọc tiến bộ.
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.
- GV, HS lắng nghe và nhận xét.
* Luyện đọc cả bài: Toàn bài giọng đọc to, rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng, đọc
đúng nhịp thơ, phát âm đúng các từ khó khi đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
Tiết 2
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’)
* Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.
HĐ3: Trả lời câu hỏi (10-12’)
* Khổ 1: Đọc thầm + câu hỏi 1:
+ Câu 1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

- GV cho HS làm việc nhóm 2, thảo luận câu hỏi:


- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu đáp án trước lớp.
- GV và HS thống nhất đáp án. (Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ,
trống buồn vì vắng các bạn học sinh.)
Câu 2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?
- GV nêu câu hỏi 2.
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV có thể mở rộng câu hỏi: Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu
mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng)
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
Câu 3. Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một
người bạn?
- GV cho HS làm việc cá nhân và nhóm.
+ HS tìm các chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm của bạn HS (cách xưng hô
của bạn HS với trống, cách bạn HS coi trống như con người,...).
- GV lưu ý HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong
khổ nào của bài thơ (buồn không hả trống ?, bọn mình)
-> Thể hiện tình cảm thân thiết, bạn nhỏ coi trống như người bạn thân không
thể thiếu luôn cất tiếng vang quen thuộc: "Tùng ! Tùng ! Tùng ! Tùng ! "
Câu 4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn HS rất gắn bó, thân thiết với trống, coi
trống như một người bạn.)
- GV cho HS phát biểu trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ Bài thơ cho em biết gì về tình cảm của bạn nhỏ với trường học? (2-3HS nêu)
- GV: Qua bài thơ, chúng ta thấy được tình yêu của bạn nhỏ với trường lớp.
Bạn HS yêu trường lớp, yêu mọi đồ vật trong trường , rất vui khi năm học mới
bắt đầu , bạn được trở lại trường học , gặp lại cái trống , bạn bè , thầy cô và
các bạn thân quen.
HĐ4: Luyện học thuộc lòng ( 4-5’)
- GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc tình cảm, thân ái.
- Trong bài thơ em thích khổ thơ nào? Hãy đọc khổ thơ em thích?
- Yêu cầu H đọc thầm thuộc 2 khổ thơ mình thích - Đọc nhóm 2
- Yêu cầu H đọc trước lớp 2 khổ mình thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ5: Luyện tập theo VB đọc ( 12-14’)
Bài 1/49. (VBT 6 -8’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu.
? Bài yêu cầu gì? ( Chọn từ ngữ nói về trống trường như nói về con người. )
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- HS trao đổi trong nhóm.
+ Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu cần thiết.
- GV và HS thống nhất đáp án. (ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn)
Bài 2/49. (M 5-7’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? (Nói và đáp)
a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.
- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu.
- GV mời 1 - 2 HS đóng vai nói trước lớp. - Cặp/ nhóm, luân phiên đóng vai nói
và đáp lời tạm biệt.
+ GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn.
- GV mở rộng, hướng dẫn HS đóng vai trống nói lời đáp. (VD: Chào bạn, mình
cũng mong sẽ sớm gặp lại nhau,...)
b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè
- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu: luân phiên nói trong nhóm.
- GV mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp
lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;...
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’)
- Sau khi học bài thơ, em có cảm nhận gì với ngôi trường mình đang theo học?
- HS chia sẻ cảm nhận
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- Về nhà, học thuộc lòng bài thơ và đọc cho bố mẹ nghe.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Tiếng Việt
BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Tiết 3: Viết
CHỮ HOA Đ

I. Yêu cầu cần đạt:


* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử; Mẫu chữ hoa Đ; vở mẫu
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-5’ )
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài trước, kết nối vào bài
- HS viết bảng con: D.
- GV nhận xét
- Giới thiệu vào bài: Các em đã học và viết được chữ viết hoa D. Tiết học hôm
nay cô giới thiệu và hướng dẫn các em viết chữ hoa tiếp theo đó là chữ hoa Đ.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
 * Mục tiêu: Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
a. Viết chữ hoa Đ  (3-5’)
- GV đưa trực quan mẫu chữ Đ cỡ vừa – H đọc
- H quan sát chữ mẫu – Thảo luận N2 trả lời câu hỏi :
? Chữ hoa Đ cỡ vừa gồm có mấy nét, cao mấy dòng li, độ rộng là bao nhiêu ?
( 2 nét, cao 5 dòng li,…)
G: Chữ viết hoa Đ là kết hợp 2 nét cơ bản: Nét 1 như chữ hoa D, nét 2: thẳng
ngang (ngắn).
- H quan sát lắng nghe
- Nét 1: Viết liền một nét để tạo thành chữ hoa D, nét 2: Từ điểm dừng bút của
nét 1 , lia bút xuống ĐK3 (gần giữa thân chữ), viết nét thẳng ngang ngắn (nét
viết trùng đường kẻ) để thành chữ hoa Đ.
- H quan sát lắng nghe
- GV chỉ bảng và nói tiếp: Đây là chữ hoa Đ cỡ nhỏ. Về quy trình viết các nét
giống như chữ hoa Đ cỡ vừa nhưng về độ cao và bề rộng giảm đi một nửa.
- HS viết BC 1 dòng chữ hoa Đ cỡ vừa, 1 dòng chữ hoa Đ cỡ nhỏ.
b. Viết ứng dụng: 5-7’
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. (Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.)
- HS quan sát mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết
mẫu trên màn hình, nếu có).
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao
nhiêu? (chữ cái hoa Đ, h, g cao 2,5 li; chữ d viết thường cao 2 li ;chữ g cao 1,5 li
dưới đường kẻ ngang; chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.
+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? (Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái
i của tiếng chơi.)
GV: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, khuyên
chúng ta phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, đi nhiều, học
nhiều sẽ biết nhiều.
- GV hướng dẫn quy trình viết liền mạch câu ứng dụng
- Viết 1 dòng chữ Đi cỡ nhỏ
- Nhận xét
3. Hoạt động Luyện tập
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng trình bày đúng chữ mẫu, chữ viết nắn nót, ngồi viết
đúng tư thế
a. Viết vở: 15-17’
- Nêu nội dung, yêu cầu tập viết.
- Cho HS xem vở mẫu - KT tư thế ngồi viết
- H viết bài vở, đổi vở kiểm tra N2
b. Nhận xét, đánh giá 5-7’
- Soi bài  5 -7 bài
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các
em.
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Về nhà viết lại chữ hoa Đ và câu ứng dụng vào vở
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

Tiếng Việt
BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Tiết 4: Nói và nghe
NGÔI TRƯỜNG CỦA EM
I. Yêu cầu cần đạt được :
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ngôi trường của mình.
- Nói được những điều em thích về ngôi trường của em.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, các slide tranh ảnh bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: ( 2-3’)
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối bài mới.
* Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? (HS chia sẻ.)
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Giờ học hôm nay chúng ta sẽ được luyện nói và
nghe về chủ đề: Ngôi trường của em.
2. Hoạt động luyện tập: (30-32’)
* Mục tiêu:
- HS nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa và trao đổi về nội dung
các chi tiết trong tranh, nói về nội dung các tranh.
- Dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh để kể lại 1 – 2 đoạn câu chuyện.
* Nội dung hoạt động:
Bài 1: (14-16’)
? Bài yêu cầu gì? (Nói những điều em thích về trường của em.)
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Trường em tên là gì? Ở đâu?
+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?
- Theo em, trong tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Dựa vào gợi ý vừa rồi các em hãy kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn
những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.( CN- N4)
+ GV gợi ý HS, điều em thích có thể là về địa điểm (sân trường, lớp học, vườn
trường, thư viện, sân thi đấu thể thao,...), đồ vật (cái trống, cái chuông điện, bàn
ghế, bảng, các dụng cụ thể dục thể thao,...), hoạt động ở trường (học tập, vui
chơi, ăn trưa, văn nghệ, thể thao,...).
- GV khuyến khích các em lựa chọn càng nhiều càng tốt, để gợi cho các em nói
được nhiều điều mình thích ở trường học của mình.
- Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình
- G lưu ý:
+ H kể cần rõ ràng, nói câu đủ ý, đúng chủ đề, chọn kể điều nổi bật, đáng nhớ
nhất.
+ H nghe cần chú ý lắng nghe bạn kể, nhận xét, góp ý cho bạn ( đúng chủ đề, kể
tự nhiên, kể hay, học tập bạn được gì…)
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
Trường TH Thủy Đường là ngôi trường thân yêu mà các em đang học.
Qua lời kể của các em, cô thấy bạn nào cũng yêu mến và muốn đến trường hằng
ngày để học tập, vui chơi, gặp gỡ những người bạn thân thiết. Trường của
chúng ta đang được xây sửa lại, hứa hẹn một ngôi trường khang trang, sạch đẹp
sắp chào đón các em…
Bài 2: ( 14-16’)
- Đọc thầm và xác định yêu cầu.
? Bài yêu cầu gì?( Em muốn trường mình có những thay đổi gì?)
- YC HS trao đổi về những điều trong trường mình muốn thay đổi. (CN-N2)
+HS nêu ý kiến về những điều mình cảm thấy nên thay đổi và lí do mình muốn
thay đổi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- GV động viên và khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình
về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi. (VD: Cầu thang rộng
hơn, lớp học nhiều ánh sáng hơn, sân trường có nhiều cây hơn, bữa ăn trưa
nhiều rau hơn,...)
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng: (3-5’)
- HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.24, 25.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Tiếng Việt
BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH
Tiết 1 +2 : Đọc
DANH SÁCH HỌC SINH
I. Yêu cầu cần đạt được:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột
theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng
dòng.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh
sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật;
đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật.
- Biết lập danh sách học sinh theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Hoạt động Mở đầu ( 3 - 5’ )
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học đồng thời dẫn dắt các em vào hoạt
động của chủ đề
HĐ1. Khởi động ( 3-5’ )
- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động làm việc nhóm).
- HS quan sát một số bản danh sách GV đã chuẩn bị (VD: Danh sách học sinh đi
tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh,...), sau đó trả lời câu hỏi ở phần
khởi động trong SGK.
- Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây?
+ Danh sách học sinh đi tham quan.
+ Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh.
+ Danh sách Sao nhi đồng
- Em biết được thông tin gì khi đọc bản danh sách đó?
- GV giới thiệu một số đặc điểm của các bản danh sách:
+ Tiêu đề (tên của bản danh sách, các cột dọc của bản danh sách gồm: Số thứ tự
– Họ và tên –..., các hàng ngang.)
+ Họ và tên các HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ
cái,...
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
Giới thiệu bài: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em đọc bài tập đọc: Danh sách
học sinh. Bài đọc nói về việc lập danh sách đọc truyện tự chọn (đọc mở rộng).
HS được đăng kí truyện mình thích đọc. Trong bài đọc có bản danh sách đăng
kí đọc truyện của một tổ. Khi đọc bài, các em quan sát kĩ bản danh sách và cách
đọc bản danh sách.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 28 - 30’)
* Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
HĐ2. Đọc văn bản ( 20-25’)
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu: GV đọc giọng chậm rãi để HS dễ theo dõi: đọc theo số thứ tự,
đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột,
từng dòng).
* Hướng dẫn đọc:
- HS đọc thầm bài tìm hiểu cách đọc bài Danh sách học sinh- H thảo luận N4
với các yc:
+ Các từ khó đọc
+ Nghĩa của từ khó hiểu trong bài
+ Cách ngắt hơi sau mỗi cột, mỗi dòng
- H báo cáo kết quả thảo luận theo từng yc
- Từ khó đọc (truyện, danh sách, trao đổi)
- Nghĩa của từ:
+ sở thích: chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với ...
- đăng kí: Cùng nghĩa với ghi hay kí tên.
- Cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi cột, mỗi dòng
+ Bảng danh sách đọc từ tráu sang phải, từ trên xuống dưới
+ Ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
Gv chốt và đưa từ cần luyện đọc, cách ngắt nghỉ.
H đọc từ trong câu, đọc câu cần ngắt.
G góp ý, bổ sung
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc bản danh sách (chiếu bản danh sách trên màn hình).
VD: Một (1)/ Trần Trường An / Ngày khai trường.
Hoặc: Một (1)/ Trần Trường An / truyện Ngày khai trường.
- HS đọc nối tiếp bản danh sách.
+ HS dưới lớp vừa đọc thầm, chỉ vào từng cột, từng hàng để dõi theo.
- Học sinh khác nhận xét - GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
* Luyện đọc nối đoạn
HS đọc nối tiếp theo nhóm 4 – các nhóm đọc
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS
đọc tiến bộ.
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.
- GV, HS lắng nghe và nhận xét.
* Luyện đọc cả bài: Toàn bài giọng đọc to, rõ ràng, đọc các cột theo hàng
ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
Tiết 2 : Đọc
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’)
* Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.
HĐ3: Trả lời câu hỏi (16-17’)
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tìm hiểu bài văn và trả lời các câu hỏi.
+ Câu 1. Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn? .
- GV nêu câu hỏi, nhắc HS nhìn vào bản danh sách để trả lời (2 – 3 HS trả lời
câu hỏi). 
- GV hỏi thêm: Dựa vào đâu em biết tổ 2 có 8 bạn? ( HS trả lời nhiều cách như
nhìn vào một số thứ tự đếm tên HS...)
- GV nhắc HS nhìn vào cột số thứ tự sẽ biết được số HS trong danh sách.
Câu 2.Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng kí đọc truyện gì?
- HS làm việc cá nhân và nhóm 2:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. (Bạn
đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường). 
+ HS trong nhóm có thể đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời
nhanh nhất. VD: Bạn đứng ở vị trí số 4/ 3/ 2/ 1... đăng kí đọc truyện gì?
- GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án
đúng. 
Câu 3. Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án. (Các bạn
cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc). 
+ Các nhóm trả lời nhanh có thể đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả
lời nhanh nhất. 
VD: Có mấy bạn đăng kí đọc truyện Ngày khai trường?/ Có mấy bạn đọc truyện
Ếch xanh đi học?/ Có mấy bạn đọc truyện Vì sao gà chẳng giỏi bơi?...
- HS trả lời.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- GV và HS thống nhất câu trả lời
Câu 4. Bản danh sách có tác dụng gì? 
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
- GV khích lệ HS trả lời theo cách hiểu của các em. Nếu HS không nêu được ý
kiến, GV có thể đưa ra các phương án để các em trao đổi và lựa chọn các công
dụng của bản danh sách.
HĐ4: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu toàn VB một lần.
- Gọi HS đọc lại bài đọc.
- 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.
- Cả lớp đọc thầm theo. Từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ5: Luyện tập theo VB đọc
* Bài 1/52. (M 5 -7’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu.
- Nêu câu hỏi 1(Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp như thế nào?)
- HS suy nghĩ cá nhân, nói cho nhau nghe nhóm 2
- Một số HS trả lời, cả lớp lắng nghe và góp ý.
+ Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng
Việt.
- NX.
* Bài 2/52. (M 6-8’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? (Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.)
- HS làm việc cá nhân, theo cặp:
+ Từng em nhẩm đọc bảng chữ cái, sau đó thi đọc theo cặp: mỗi bạn đọc một
lượt và góp ý cho nhau.
- Chia sẻ trước lớp
+ 2 - 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp.
+ NX, khen ngợi.
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Liên hệ: Qua bài tập đọc hôm nay, vận dụng để đọc tốt các bản danh sách
khác.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Bài 12: DANH SÁCH HỌC SINH
Tiết 3: Viết
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Cái trống trường em; từ Buồn không hả trống
đến Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
- Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và các dòng thơ.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k; s/x (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu
ngã)
- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội
dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.
2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu: (2- 4)’
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học.
- GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động dạy bài mới ( 25- 27)’
* Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Cái trống trường em; từ Buồn không hả trống
đến Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
* Hướng dẫn chính tả ( 8- 10)’
- GV đọc cho HS nghe đoạn viết
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
- Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
- G yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài , suy nghĩ CN tìm xem trong bài có tiếng, từ
nào dễ viết sai, sau đó thảo luận nhóm đôi để thống nhất ý kiến
- HS trình bày trước lớp. VD: im lặng, nghiêng, trên giá, trống, đi vắng, mừng
vui,...
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- G nhận xét, đưa từ khó lên bảng: im lặng, trên giá, nghiêng
- HS đọc, phân tích từ khó và nêu chỗ khó ( dễ lẫn khi viết)
- VD: Tiếng lặng = l+ ăng+ thanh nặng dưới âm ă , lưu ý âm đầu l viết bằng con
chữ e- lờ. Tiếng nghiêng lưu ý viết đúng âm đầu ngh.
- G nhận xét, lưu ý thêm
- G gọi HS đọc lại từ khó trên bảng lớp
- G xoá bảng từ khó, đọc cho HS viết bảng con: im lặng, trên giá, nghiêng
- G nhận xét bảng con

* Viết chính tả (13-15')

- GV KT tư thế ngồi , lưu ý cách trình bày một bài thơ mỗi dòng thơ có 4 chữ

- GV đọc cho HS viết bài, quan sát giúp đỡ em viết chậm

* Chấm, chữa bài (3 -5')

- GV đọc soát lỗi

- HS soát lỗi CN sau đó đổi vở cho bạn để KT nhóm 2

- HS chữa lỗi

- GV soi vở nhận xét, tuyên dương bài viết đẹp để HS học tập

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 5- 7’)

* Mục tiêu:
- HS dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh
- Giải câu đố, phân biệt s/x, thêm dấu hỏi, dấu ngã cho chữ in đậm

* Bài 1/ 14: V ( 3- 4’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh có
chứa g/gh.
- HS làm việc cá nhân. Viết vào vở tên các sự vật trong mỗi tranh.
- G soi vở chữa bài trước lớp - Nhận xét
- HS, GV nhận xét.
- GV chốt: gà, ghim, ghế
- GV lưu ý HS hiện tượng chính tả của các chữ g/gh.

* Bài 2/ 14: VBT( 3’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- G yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi vở KT nhóm 2

- G quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng trong quá trình làm bài

- GV thống nhất kết quả, mở rộng cho HS


Miền bắc gọi là Quả bồng bồng.
Miền Nam gọi quả roi.

4. Hoạt động vận dụng ( 4- 5)’

- Nhận xét giờ học

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Bài 12: DANH SÁCH HỌC SINH
Tiết 4: Luyện tập
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật;
- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố.
- Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu; giáo án điện tử
2. Học sinh: SGK TV, vở BT TV, nháp, phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: ( 2-3’):
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
* Khởi động: HS hát và vận động theo lời bài hát.
GTB: Để giúp các em mở rộng vốn từ chỉ sự vật, đặt được câu nêu đặc điểm của
đồ vật; hôm nay cô cùng các em học bài luyện từ và câu.
2. Hoạt động luyện tập: ( 33 – 34’ )
* Mục tiêu: Giúp HS
- Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật;
- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố.
- Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
Bài 1/VBT hoặc nháp:( 10-12’)
- HS đọc thầm và xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? ( 1-2HS trả lời)
- Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.
? Đọc thầm và cho cô biết bài 1 có mấy câu đố? (Có 3 câu đố)
- GV hướng dẫn HS làm việc CN –N2, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ
đồ vật.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
+ Câu đố a: chiếc đồng hồ.
+ Câu đố b: cái bút chì.
+ Câu đố c: cục tẩy (gốm).
GV: Tên các đồ vật các em tìm được là đồng hồ, bút chì, tẩy/ gôm. Đó là các từ
chỉ đồ vật.
- GV có thể đưa thêm 1 – 2 câu đố về đồ vật khác.
- Kể tên các đồ vật khác mà em biết?
=> Những từ chỉ đồ vật là từ chỉ gì?( Sự vật)
Bài 2/ PBT: ( 8-10’)
- HS đọc thầm và xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? ( Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên.)
- Nêu mẫu (1 HS nêu)
+ GV: Chậm là từ chỉ đặc điểm của kim giờ trong câu đố phần a. Tương tự như
vậy, các em tìm thêm trong các câu đố ở BT1 còn có từ nào là từ chỉ đặc điểm.
- GV hướng dẫn HS làm việc (CN-N4)
+ Đọc các câu đố BT1.
+ Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố đó.
- Chia sẻ trước lớp: đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV và HS thống nhất đáp án. Các từ ngữ chỉ đặc điểm tìm được: a. chậm,
khoan thai, dài, nhanh; b. dài; c. nhỏ, dẻo.)
Bài 3/V: ( 10-12’)
- HS đọc thầm và xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? ( 1-2HS trả lời)
- Đặt 1 câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp ( Lưu ý: HS có thể đặt 1, 2…
câu)
- HS làm bài vào vở - đổi vở N2
- Soi bài ( 2-3 bài)
- Cho HS nhận xét cách trình bày và diễn đạt câu của các bạn.
+ Bạn đặt câu với từ chỉ đặc điểm nào ?
+ Khi viết kiểu câu cần lưu ý gì? ( Viết đúng câu theo mẫu, đầu câu viết hoa,
cuối câu có dấu chấm)
- GV liên hệ về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ các đồ vật của
trường, của lớp.
3. Hoạt động vận dụng: ( 2-3’)
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
- Dặn dò bài về nhà: Tìm và đặt câu với từ chỉ đặc điểm của đồ vật trong gia
đình em.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………

Tiếng Việt
BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH
Tiết 5: Luyện viết đoạn
LẬP DANH SÁCH HỌC SINH THEO TỔ
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết lập danh sách học sinh theo mẫu.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế biết cách đọc danh sách, lập một danh sách.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, các slide tranh ảnh bài học.
- HS: Sách giáo khoa; Vở Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: ( 2-3’):
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước giờ học:
- HS hát và vận động theo lời bài hát: Chào người bạn mới đến.
- GV dẫn dắt vào bài:
2. Hoạt động luyện tập:( 33-35’)
* Mục tiêu: HS biết đọc danh sách, hiểu nội dung danh sách. Biết lập danh sách
học sinh theo mẫu.
Bài 1:M (16-18’)
- HS đọc thầm và xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? (Đọc danh sách học sinh và trả lời câu hỏi.)
? Bài có mấy câu hỏi? ( HS đọc câu hỏi)
+ GV nêu mục đích của bài tập 1: Bài tập này chủ yếu cho HS quan sát thêm
một mẫu danh sách để thực hành lập danh sách ở bài tập 2.
- Mời 1 HS nhắc lại cách đọc danh sách đã học.
- GV mời 1 - 2 HS đọc bản danh sách trước lớp.
- Suy nghĩ CN, TL nhóm 4 trả lời các câu hỏi BT1
- Chia sẻ trước lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
GV: Đọc bản danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A đăng kí đi tham quan; chúng ta
biết được rất nhiều thông tin: biết tổ 1 lớp 2A có bao nhiêu bạn này, các bạn
thích đi tham quan những nơi nào và còn biết được có bao nhiêu bạn đi tham
quan những địa điểm giống nhau nữa đấy!
? Danh sách học sinh BT1 có bao nhiêu cột, nội dung các cột?
- Muốn lập một danh sách học sinh như vậy, chúng ta phải kẻ một bảng
gồm các cột và ghi rõ nội dung các cột đó. Trao đổi với nhau để có thông tin
chính xác và điền vào bảng. Tên các bạn tổ mình chúng ta phải viết hoa.
Bài 2:V( 15-17’)
- HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý của bài .
? Bài yêu cầu gì?( Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường.)
- Để thực hiện được bài 2 em dựa vào đâu? ( Dựa vào bản danh sách ở BT1)
+ GV yêu cầu làm việc theo nhóm 4 các nội dung:
ND1: Viết họ tên các bạn trong tổ.
ND 2: Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
ND 3: Tìm hiểu nguyện vọng đăng kí tham gia câu lạc bộ của từng bạn.
+ Cả nhóm trao đổi, lập danh sách theo mẫu.
- Chia sẻ:
- Đại diện các nóm đọc bài viết – GV và các bạn nhận xét , bổ sung
- Nhận xét, khen ngợi, động viên.
3. Hoạt động vận dụng: (2-3’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành BT2 vào VBT
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH
Tiết 6: ĐỌC MỞ RỘNG

I. Yêu cầu cần đạt:


* Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về thầy cô.
- Chép lại những câu thơ, câu văn mình thích.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển ngôn
ngữ, mở rộng hiểu biết.
- Bồi dưỡng thói quen ham đọc, tìm hiểu thông tin, trao đổi thông
tin.
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan
đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong
tranhII. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu
hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 2- 3’)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt vào bài
* Cách tiến hành:
- Xem video - Hát tập thể: Cô giáo em
+ Bài hát nói về ai?
- Giới thiệu bài: Qua giai điệu và lời bài hát ta thấy bạn nhỏ rất
yêu cô giáo của mình. Có rất nhiều bài thơ, câu chuyện hay viết về
thầy cô. Tiết đọc mở rộng hôm nay, cô trò mình sẽ cùng trao đổi.
2. Hoạt động Đọc mở rộng ( 27-29’ )
Bài 1. Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện, bài báo viết về thầy cô
(13 - 15’ )
* Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu
chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi, hiểu và
nắm được nội dung chính của bài.
* Cách tiến hành:
- HS đọc và xác định yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? (Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện, bài báo viết
về thầy cô)
- Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc bài
thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô. GV có thể chuẩn bị một
số VB phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay
tại lớp.)
- Làm việc nhóm:
+ Các thành viên nêu tên bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô
mình đã tìm được.
+ Cả nhóm cử một bạn đọc cho cả nhóm nghe (hoặc mỗi bạn đọc
thầm bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình tìm được).
- Chia sẻ trước lớp:
+ Một số HS chia sẻ bài thơ, câu chuyện trước lớp.
+ HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu cảm nhận.
Bài 2. Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc
(12 -14’ )
* Mục tiêu: Chép lại được những câu văn, câu thơ yêu thích trong
bài đọc
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.
- HS đọc và xác định yêu cầu
- HS làm cá nhân, sau đó đọc trong N4 cho bạn nghe. Thời gian 7
phút
- HS đọc và chia sẻ trước lớp ( 4-5 em)
+ Câu chuyện bạn vừa đọc, bạn thích nhất câu nào?
+ Câu chuyện bạn vừa đọc Bạn thích nhân vật nào nào? bạn không
thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Tất cả bài thơ hoặc câu chuyện em đọc và nghe bạn đọc tác giả
đều viết về ai? ( về thầy cô giáo )
*GV lưu ý liên hệ thực tế: Chia sẻ tình cảm của mình với thầy/cô
dạy dỗ em hằng ngày?
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’)
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Đọc cho người thân nghe
- Tìm đọc thêm một số bài thơ câu chuyện khác trên mạng, sách
báo, nhờ người thân.
- Tìm đọc các bài viết về chủ đề thầy cô ( nhờ CM sưu tầm cho
hoặc tra mạng, ở SGK lớp 1, 3, 4, 5)
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

You might also like