You are on page 1of 3

BÀI 6,7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
B Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
C Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Câu 2: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng…..
A 60 %. B 1 %. C 85 %. D 2%.
Câu 3: Tỉ lệ địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh
thổ ở nước ta là khoảng….
A 85%. B 75%. C 90%. D 60%.
Câu 4: Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 331 212 km 2 trong đó địa hình thấp
dưới 1000m chiếm tới 85%. Hỏi địa hình thấp dưới 1000m là khoảng …………. km2?
A 281 530,2 B 49 816,8
C 281 350,2 D 49 681,8
Câu 5: Ở nước ta, giới hạn độ cao địa hình ………… chiếm ưu thế.
A cao từ 1000-1500m B cao trên 2000m C cao từ 1500-2000m D dưới 1000m
Câu 6: Địa hình đồi núi Việt Nam chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
biểu hiện ở A Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
B Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích cả nước.
C Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai.
D Thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.
Câu 7: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là
A địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
B sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng bờ biển và đáy ven bờ.
C địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người.
D phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc- đông Nam là chủ yếu.
Câu 8: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam?
A Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
B Đồi núi chiếm ¾ diện tích, núi có 2 hướng chính.
C Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m.
D Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam.
Câu 9: Hệ thống núi cao từ 1000m đến 2000m ở nước ta chiếm…..
A 12 %. B 4 %. C 14 %. D 24 %.
Câu 10: Hướng núi chính trên lãnh thổ nước ta là hướng
A Tây – đông và bắc – nam. B Tây bắc – đông nam và vòng cung.
C Vòng cung. D Tây bắc – đông nam.
Câu 11: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.
B địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D có địa hình cao nhất nước ta.
Câu 12: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và
Tây Bắc là A có nhiều khối núi cao đồ sộ.
B nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
C có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D đồi núi thấp chiếm ưu thế.
Câu 13: Bạch Mã là dãy núi có đặc điểm

A địa hình đổ xô vể phía đông, cao trên 2000 m.


B chạy theo hướng tây bắc - đông nam rõ rệt, thấp ở giữa, cao ở hai đầu.
C chạy theo hướng tây bắc - đông nam, ngăn các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam.
D chạy theo hướng tây - đông ngăn cách Bắc Trường Sơn với Nam Trường Sơn.
Câu 14: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm
A độ cao và hướng núi. B độ cao.
C hướng nghiêng. D giá trị về kinh tế.
Câu 15: Các cao nguyên trên dãy Trường Sơn có độ cao trung bình
A 600 - 700 - 800 m. B 500 - 800 - 1000 m.
C 800 - 900 - 1000 m. D 500 - 600 - 800 m.
Câu 16: Vùng đồi núi nước ta thường có
A giá trị giao thông. B nhiều tài nguyên khoáng sản.
C đất xám bạc màu. D thường xuyên có tuyết rơi.
Câu 17: Trữ năng thủy điện cao nhất nước ta tập trung ở hệ thống sông thuộc miền núi
A Tây Bắc. B Đông Bắc.
C Tây Nguyên. D Bắc Trung Bộ.
Câu 18: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của
vùng đồi núi?

A Đất trồng cây lương thực bị hạn chế.


B Khí hậu phân hóa phức tạp.
C Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
D Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
Câu 19: Vùng đồi núi thường xảy ra lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất
chủ yếu vì A khai thác khoáng sản không có kế hoạch.
B mưa nhiều, độ dốc lớn, khai thác rừng bừa bãi.
C thường xảy ra lốc, mưa đá, sương muối, rét hại.
D địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.
Câu 20: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long là A có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B có hệ thống đê điều chạy dài.
C bị nhiễm mặn nặng nề.
D những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.

You might also like