You are on page 1of 6

Ngày soạn: 12/9/2021

Tiết PP: 3
Tuần: 3
Nội dung: ÔN TẬP BÀI ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TIẾT 1)
1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Địa lý 12: Trình bày được đặc điểm
chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi.
2. Nội dung xây dựng bài học
- Đặc điểm chung địa hình Việt Nam
- Các khu vực địa hình
3. Mục tiêu.
3.1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi.
3.2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình khu vực
núi.
3.3. Thái độ
- Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên.
3.4. Năng lực định hướng hình thành.
- Quan sát, đọc, hiểu và nhận xét bản đồ địa hình.
4. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ Vận dụng
thấp cấp độ cao
1. Đặc điểm Biết được Dựa vào Atlat, bản
chung của đặc điểm đồ phân tích thấy
địa hình chung của được các biểu hiện
địạ hình của đặc điểm địa
nước ta. hình
2. Các khu vực Biết được So sánh được đặc Sử dụng Atlat, bản Giai thích
địa hình: đặc điểm địa điểm địa hình của đồ để so sánh đặc ảnh hưởng
a.Khu vực hình đồi núi bốn vùng, khu điểm địa hình vùng của địa hình
đồi núi. của bốn vực đồi núi nước núi ĐB với TB, đến khí hậu
vùng. ta. TSB với TSN
5. Thiết kế tiến trình dạy học
5.1. Chuẩn bị của GV và HS
5.1.1. Chuẩn bị của GV
- Tư liệu: Bản đồ tự nhiên VN, Át lát địa lí 12.
- Học liệu: tranh ảnh các dạng địa hình VN
- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ
5.1.2. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở ghi, Atlát địa lí 12.
5.2. Hoạt động học tập.
A.Tình huống xuất phát.
1. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ và hiểu biết thực tế của bản thân HS, đồng thời tạo hứng
thú để dẫn dắt HS đến kiến thức mới đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình
đồi núi. ( 2 phút)
2. Phương thức: hoạt động cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV chiếu cho HS quan sát bản đồ tự nhiên VN và cho biết: Màu chiếm phần lớn
trên bản đồ là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận. GV quan sát và giúp đỡ HS.
Bước 3: GV gọi 1-2 HS trả lời. HS khác tập trung nghe, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và
trên cơ sở đó dẫn dắt vào nội dung bài học.
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
B. Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Dãy núi cao nhất nước ta là.
A. Trường Sơn Bắc. B. Con voi. C.Trường Sơn Nam. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 2. Hướng vòng cung là hướng chính của
A. vùng núi Đông Bắc. B. các hệ thống sông lớn.
C. dãy Hoàng Liên Sơn. D. vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 4. Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là
A. nằm ở tả ngạn sông Hồng B. từ hữu ngạn sông Hồng và sông Cả
C. từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã. D. nằm ở tả ngạn sông Cả
Câu 5. Ở nước ta, tỉ lệ diện tích địa hình đồi núi so với diện tích lãnh thổ là
A. 5/6. B. 4/5. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. có địa hình núi cao nhất nước ta.
B. có ba mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. gồm các dãy núi song song, so le và có hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 7. Dãy núi Bạch Mã là ranh giới cuối cùng của vùng núi
A. Trường Sơn bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 8. Có nhiều cao nguyên ba dan là đặc trưng của vùng núi
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 9. Vùng núi có núi cao chiếm ưu thế là
A. Tây Bắc. B. Bắc Trường Sơn. C. Đông Bắc. D. Nam Trường Sơn.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 10. Đặc điểm nào không đúng về miền núi Trường Sơn Nam?
A. Phía tây là các cao nguyên badan, phía đông là địa hình núi.
B. Các cao nguyên có sự phân bậc, độ cao trung bình dưới 1000m.
C. Các cao nguyên cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
D. Phía tây ngoài các cao nguyên còn có các đồi thấp.
Câu 11. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A.Tây Bắc. B. ĐôngBắc C. TrườngSơnBắc. D.Trường SơnNam
Câu 12. Đặc điểm địa hình ảnh hưởng quyết định đến các thành phần tự nhiên khác là
A. đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. vùng núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 13. Dãy Bạch Mã là ranh giới của những tỉnh, thành phố nào ?
A. Quảng Nam và Đà Nẵng. B. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
C. Hà Tỉnh và Quảng Bình. D. Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Câu 14. Đặc điểm chung của địa hình bán bình nguyên và đồi là
A. đều được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C. được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo.
D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Câu hỏi vận dụng
Câu 15. Vùng núi Đông Bắc có địa hình thấp, hướng núi vòng cung nên:
A. Gió mùa đông Bắc đến sớm, tác động mạnh,và kéo dài.
B. Sinh vật phong phú: cận nhiệt và ôn đới.
C. Đón gió thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn.
D. Mùa đông đến muộn, ít lạnh.
Câu 16. Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây tạo điều kiện để biển tác động sâu vào đất liền ?
A. địa hình được tân kiến tạo làm trẻ lại và phân bậc rõ nét.
B. địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
C. các dãy núi có hướng vòng cung.
D. các dãy núi có hướng Tây Bắc - Đông Nam
Câu 17. Đặc điểm: “phần lớn diện tích là đồi núi thấp” đã làm cho
A. địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
C. địa hình có tính phân bậc rõ ràng.
D. thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng .
Câu 18. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:
A. nguồn khoáng sản dồi dào. B. tiềm năng thủy điện lớn.
C. phong cảnh đẹp. D. địa hình đồi núi thấp.
Câu 19. Địa hình vùng Đông Bắc thấp là do
A. giai đoạn Tân kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
B. giai đoạn Tiền Cambri vùng này nâng lên yếu.
C. giai đoạn Cổ kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
D. do quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
Câu 20. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình
A. bán bìnhnguyên. B. Đồng bằng. C. Núi cao. D. Núi thấp.

Câu 1. Dãy núi cao nhất nước ta là.


A. Trường Sơn Bắc. B. Con voi. C.Trường Sơn Nam. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 2.Hướng vòng cung là hướng chính của
A. vùng núi Đông Bắc. B. các hệ thống sông lớn.
C. dãy Hoàng Liên Sơn. D. vùng núi Trường Sơn Bắc.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 4. Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là
A. nằm ở tả ngạn sông Hồng
B. từ hữu ngạn sông Hồng và sông Cả
C. từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã.
D. nằm ở tả ngạn sông Cả
Câu II. 5. Ở nước ta, tỉ lệ diện tích địa hình đồi núi so với diện tích lãnh thổ là
A. 5/6. B. 4/5. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. có địa hình núi cao nhất nước ta.
B. có ba mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. gồm các dãy núi song song, so le và có hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 7.Dãy núi Bạch Mã là ranh giới cuối cùng của vùng núi
A. Trường Sơn bắc. B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 8. Có nhiều cao nguyên ba dan là đặc trưng của vùng núi
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 9. Vùng núi có núi cao chiếm ưu thế là
A.Tây Bắc. B. Bắc Trường Sơn.
C. Đông Bắc. D. Nam Trường Sơn.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 10. Đặc điểm nào không đúng về miền núi Trường Sơn Nam?
A. Phía tây là các cao nguyên badan, phía đông là địa hình núi.
B. Các cao nguyên có sự phân bậc, độ cao trung bình dưới 1000m.
C. Các cao nguyên cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
D. Phía tây ngoài các cao nguyên còn có các đồi thấp.
Câu 11. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A.Tây Bắc. B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc. D.Trường Sơn Nam
Câu 12. Đặc điểm địa hình ảnh hưởng quyết định đến các thành phần tự nhiên khác là
A. đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. vùng núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 13. Dãy Bạch Mã là ranh giới của những tỉnh, thành phố nào ?
A. Quảng Nam và Đà Nẵng. B. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
C. Hà Tỉnh và Quảng Bình. D. Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Câu 14. Đặc điểm chung củađịahìnhbán bình nguyên vàđồi là
A. đều được hình thành dotácđộng củadòngchảychiacắtcácthềmphù sacổ.
B. có cảđấtphù sacổlẫnđấtbadan.
C. đượcnâng lên yếutrong vậnđộng TânKiến Tạo.
D. nằmchuyển tiếp giữamiền núivà đồngbằng.
Câu hỏi vận dụng
Câu 15. Vùng núi Đông Bắc có địa hình thấp, hướng núi vòng cung nên:
A. Gió mùa đông Bắc đến sớm, tác động mạnh,và kéo dài.
B. Sinh vật phong phú: cận nhiệt và ôn đới.
C. Đón gió thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn.
D. Mùa đông đến muộn, ít lạnh.
Câu 16. Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây tạo điều kiện để biển tác động sâu vào đất liền ?
A. địa hình được tân kiến tạo làm trẻ lại và phân bậc rõ nét.
B. địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
C. các dãy núi có hướng vòng cung.
D. các dãy núi có hướng Tây Bắc - Đông Nam
Câu 17. Đặc điểm: “phần lớn diện tích là đồi núi thấp” đã làm cho
A. địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
C. địa hình có tính phân bậc rõ ràng.
D. thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng .
D.là nơi xuất phát của cánh cung Ngân Sơn.
Câu 18. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:
A. nguồn khoáng sản dồi dào. B. tiềm năng thủy điện lớn.
C. phong cảnh đẹp. D. địa hình đồi núi thấp.
Câu 19.Địa hình vùng Đông Bắc thấp là do
A. giai đoạn Tân kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
B. giai đoạn Tiền Cambri vùng này nâng lên yếu.
C. giai đoạn Cổ kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
D. do quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
Câu 20. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình
A. bán bìnhnguyên. B. Đồng bằng.
C. núi cao. D. Núi thấp.

You might also like