You are on page 1of 5

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ

CÁC LOẠI DAO ĐỘNG


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Dao động tắt dần
Dao động tắt dần là dao động do có lực cản của môi trường mà biên độ (hay cơ năng) giảm dần theo thời gian.
• Lực cản môi trường càng lớn thì dao động tắt dần xảy ra càng nhanh.
• Nếu vật dao động điều hoà với tần số ω 0 mà chịu thêm lực cản nhỏ, thì dao động của vật tắt dần chậm. Dao động
tắt dần chậm cũng có biên độ giảm dần theo thời gian cho đến 0.

Trong không khí Trong nước Trong dầu nhớt

2. Dao động duy trì


Dao động duy trì là dao động tắt dần nhưng được bù đắp năng lượng sau mỗi chu kì để bổ sung vào phần năng lượng
tiêu hao nhưng không làm thay đổi tần số riêng của nó.
Dao động duy trì có tần số dao động bằng với tần số riêng của vật dao động f dt = f0 .

3. Dao động cưỡng bức


Dao động cưỡng bức là dao động mà hệ chịu thêm tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn (gọi là lực cưỡng
bức) có biểu thức F = F0 cos ( nt +  ) :

• F0 là biên độ của ngoại lực ( N )


• n = 2f n với f n là tần số của ngoại lực

Dao động cưỡng bức có đặc điểm:


• Là dao động điều hòa (có dạng hàm sin)
• Tần số dao động cưỡng bức chính là tần số của lực cưỡng bức f cb = f n
• Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức cản môi trường: Fms giảm → Acb tăng
+ Biên độ ngoại lực: Acb tỉ lệ thuận với F0
+ Mối quan hệ giữa tần số ngoại lực và tần số dao động riêng ( Acb càng tăng khi f n − f 0 càng giảm). Khi
f n − f 0 = 0 thì Acb max

THẦY PHẠM TRUNG THÔNG 1


4. Hiện tượng cộng hưởng

Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại Acb max khi tần số ngoại lực ( f n )
bằng với tần số riêng ( f0 ) của vật dao động . Hay: Acb max  f n = f 0
• Hiện tượng cộng hưởng có nhiều ứng dụng trong thực tế, ví dụ: chế tạo tần số kế, lên dây đàn...
• Tác dụng có hại của cộng hưởng:
+ Mỗi một bộ phận trong máy (hoặc trong cây cầu) đều có thể xem là một hệ dao động có tần số góc riêng ω 0.
+ Khi thiết kế các bộ phận của máy (hoặc cây cầu) thì cần phải chú ý đến sự trùng nhau giữa tần số góc ngoại
lực ω và tần số góc riêng ω0 của các bộ phận này, nếu sự trùng nhau này xảy ra (cộng hưởng) thì các bộ phận
trên dao động cộng hưởng với biên độ rất lớn và có thể làm gãy các chi tiết trong các bộ phận này.

5. Phân biệt dao động cưỡng bức và dao động duy trì
a) Dao động cưỡng bức với dao động duy trì:
 Giống nhau:
- Đều xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực.
- Dao động cưỡng bức khi cộng hưởng cũng có tần số bằng tần số riêng của vật.
 Khác nhau:

Dao động cưỡng bức Dao động duy trì


- Ngoại lực là bất kỳ, độc lập với vật - Lực được điều khiển bởi chính dao động ấy qua
một cơ cấu nào đó
- Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số fn của - Dao động với tần số đúng bằng tần số dao động
ngoại lực riêng f0 của vật
- Biên độ của hệ phụ thuộc vào F0 và |fn – f0 | - Biên độ không thay đổi

b) Cộng hưởng với dao động duy trì:


 Giống nhau: Cả hai đều được điều chỉnh để tần số ngoại lực bằng với tần số dao động tự do của hệ.
 Khác nhau:

Cộng hưởng Dao động duy trì


- Ngoại lực độc lập bên ngoài. - Ngoại lực được điều khiển bởi chính dao động ấy
qua một cơ cấu nào đó.
- Năng lượng hệ nhận được trong mỗi chu kì dao - Năng lượng hệ nhận được trong mỗi chu kì dao
động do công ngoại lực truyền cho lớn hơn năng động do công ngoại lực truyền cho đúng bằng năng
lượng mà hệ tiêu hao do ma sát trong chu kì đó. lượng mà hệ tiêu hao do ma sát trong chu kì đó.

Dạng bài tập: Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi chu kì dao động cưỡng bức bằng chu kỳ dao động riêng:
 S 2
Tcb = v =   1
 cb 1( km / h ) = 3, 6 ( m / s )
Tcb = T0  Đổi đơn vị: 
T = 1 2 m 1( m / s ) = 3, 6 ( km / h )
= = 2 = 2 
 0 f 0 0 k g

THẦY PHẠM TRUNG THÔNG 2


B. VÍ DỤ MINH HỌA
VD 1: Một vật dao động tắt dần, biết sau mỗi chu kì biên độ giảm 3% .
a) Sau 5T , biên độ giảm bao nhiêu % so với ban đầu?
b) Sau 8T , năng lượng giảm bao nhiêu % so với ban đầu?

VD 2: Một CLLX dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz . Quả nặng có khối
lượng 150 g , gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 , và hệ số ma sát bằng 0, 25 . Để duy trì dao động này thì trong một chu
kì cần cấp bù năng lượng là bao nhiêu?

VD 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2 cos ( 2t +  ) cm thì chịu tác dụng của ngoại lực
F = 2 cos ( t − /6 ) N . Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng

A. 2 Hz B. 1 Hz C. 2 Hz D.  Hz

VD 4: Con lắc lò xo m = 250 g , k = 100 N/m , con lắc chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn.
Thay đổi tần số góc của ngoại lực thì biên độ cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì
biên độ lần lượt là A1 và A2 . So sánh A1 và A2

A. A1 = 1,5 A2 B. A1  A2 C. A1 = A2 D. A1  A2

VD 5: Một người gánh nước chuyển động với tốc độ 1 m/s . Nước trong chậu dao động với tần số riêng là 2 Hz . Hỏi độ
dài bước chân người này bằng bao nhiêu để nước dao động mạnh nhất?

THẦY PHẠM TRUNG THÔNG 3


C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Dạng 1: Lý thuyết các loại dao động, bài toán liên quan đến hiện tượng cộng hưởng
Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Dao động của con lắc đồng hồ là
A. dao động duy trì. B. dao động tắt dần. C. dao động điện từ. D. dao động cưỡng bức.
Câu 2: Giảm xóc của ô tô là ứng dụng của
A. dao động cưỡng bức. B. dao động duy trì. C. dao động tự do. D. dao động tắt dần.
Câu 3: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
A. Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
B. Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào vật chuyển động.
C. Bù phần năng lượng đã mất mát trong một chu kì bằng một cơ chế bù năng lượng.
A. Kích thích lại dao động sau khi tắt hẳn.
Câu 4 (ĐH – 2007): Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 5 (CĐ 2009): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Câu 6 (CĐ - 2011): Vật dao động tắt dần có
A. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian. B. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
C. thế năng luôn giảm dần theo thời gian. D. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
Câu 7 (QG 2017): Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. B. Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 8 (QG 2018): Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
Câu 9. Khi nói về dao động cưỡng bức, dao động duy trì phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
B. Dao động duy trì có biên độ không đổi.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động duy trì có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.

THẦY PHẠM TRUNG THÔNG 4


Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số góc của lực cưỡng bức bằng tần số góc của dao động riêng.
B. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động riêng.
C. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là chu kỳ của lực cưỡng bức bằng chu kỳ của dao động riêng.
D. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ của dao động riêng.
Câu 11: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau cho hợp nghĩa: Dao động………. là dao độn g của một
vật được duy trì với biên độ không đổi nhờ tác dụng của…………
A. tuần hoàn, lực đàn hồi B. điều hòa, ngoại lực tuần hoàn.
C. cưỡng bức, ngoại lực tuần hoàn D. tự do, lực kéo về.
Câu 12: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F 0cosπft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s).
Tần số dao động cưỡng bức của vật là
A. f B. πf C. 2πf D. 0,5f.
Câu 13 (CĐ−2008): Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng
10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ω F. Biết biên độ của ngoại
lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ω F thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ω F = 10 rad/s thì biên độ
dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng
A. 40 gam. B. 10 gam. C. 120 gam. D. 100 gam.
Câu 14: Một chiếc xe máy chạy trên đường lát gạch cứ khoảng 6 m thì có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của
giảm xóc lò xo là 2 s. Tốc độ chuyển động của xe bằng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất ?
A. 3 km/h. B. 10,8 km/h. C. 1,08 km/h. D. 30 km/h.
Câu 15: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100 gam và lò xo nhẹ độ cứng 40 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng
bức biên độ F và tan so f1 = 4 Hz theo phương trùng với trục của lò xo thì biên độ dao động ổn định A 1. Nếu giữ nguyên
biên độ F và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f 2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định A 2. So sánh A1 và A2.
A. A1 = 2A2 . B. A1 = A2. C. A1 < A 2. D. A1 > A 2.
Câu 16: Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Trong cùng một điều kiện về
lực cản của môi trường thì biểu thức ngoại lực tuần hoàn nào sau đây làm cho con lắc dao động cưỡng bức với biên độ
lớn nhất ? (cho g = 10 m/s2,π2 = 10).
A. F = F0cos(2πt + 7t) N. B. F = F0cos(20πt + π/2) N. C. F = F0cos(10πt) N. D. F = F0cos(8πt) N.

Mức độ vận dụng, vận dụng cao


Câu 17: Một lò xo nhẹ một đầu lò xo gắn với vật nặng dao động có khối lượng m, treo đầu còn lại lò xo lên trần xe tàu
lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray (các chỗ nối cách đều
nhau). Con lắc dao động mạnh nhất khi tàu có tốc độ v. Nếu tăng khối lượng của vật dao động của con lắc lò xo thêm
0,8 kg thì con lắc dao động mạnh nhất khi tốc độ của tàu 0,6v. Giá trị m là
A. 0,45 kg. B. 1,5 kg. C. 0,48 kg. D. 3,5 kg.

THẦY PHẠM TRUNG THÔNG 5

You might also like