You are on page 1of 4

1.

Độ hòa tan
Độ hòa tan của một chất là lượng tối đa chất đó tan được trong một đơn vị
dung môi ở một nhiệt độ nhất định.
- Dung dịch chứa lượng chất hòa tan lớn nhất ở nhiệt độ nhất định gọi là
dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó. Vậy độ hòa tan chính là nồng độ của
dung dịch.
- Dung dịch chứa lượng chất hòa tan lớn hơn lượng chất tan có trong
dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó gọi là dung dịch quá bão hòa. Dung dịch
này không bền và dễ chuyển sang trạng thái bão hòa. Khi đó một phần
chất tan sẽ kết tinh thành pha rắn.
Vậy trạng thái bão hòa chính là trạng thái cân bằng động của quá trình hòa
tan và quá trình kết tinh. Nó là giới hạn của quá trình hòa tan chất rắn trong
dung dịch chưa bão hòa và quá trình kết tinh chất rắn từ dung dịch quá bão
hòa.
Ở một nhiệt độ nhất định, nếu nồng độ dung dịch C 1<C 0(nồng độ ứng với
trạng thái bão hòa) thì nó sẽ có thể hòa tan thêm đến C 0và nếu dung dịch
đó có nồng độ C 2>C 0 thì nó sẽ kết tinh đếnC 0.
- Mỗi một chất có khả năng hòa tan khác nhau trong các dung môi khác
nhau. Độ hòa tan phụ thuộc bản chất hóa học của từng chất, tính chất và
nhiệt độ của dung môi. Với đa số các chất, khi nhiệt độ tăng thì độ hòa
tan cũng tăng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi nhiệt độ tăng thì
độ hòa tan lại giảm.

Độ hòa tan của một chất thường xác định bằng thực nghiệm và được biểu
diễn bằng đường cong phụ thuộc giữa độ hòa tan và nhiệt độ. Hình 5.12 thể
hiện số kg muối tan trong 100 kg nước ở các nhiệt độ khác nhau. Đa số các
chất, đường hòa tan cong đều đặn (hình 5.12a). Với các chất kết tinh ngậm
nước, đường hòa tan có điểm gãy chỉ ra sự thay đổi trạng thái kết tinh (hình
5.12 b).
Hình 5.12. Đường hòa tan của một số muối trong nước
a. Đường cong đều đặn; b. Đường biểu diễn nhiều trạng thái kết tinh

Trên sơ đồ ta thấy, NaCl có độ tan tăng rất ít khi tăng nhiệt độ, natri
acetat có độ tan tăng mạnh khi tăng nhiệt độ. Dựa vào độ tan của từng
chất trong các dung môi để lựa chọn phương pháp kết tinh hợp lí, điều
này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau. Natri sulfat khan, calci sulfatkhan
độ tan giảm khi tăng nhiệt độ, sự kết tinh của các muối này ở nhiệt độ
cao gây khó khăn cho quá trình truyền nhiệt là điều cần được chú ý.

Nếu biết được đường cân bằng của quá trình hòa tan và kết tinh C=f ( t )
sẽ xác định được giới hạn của quá trình hòa tan và kết tinh, từ đó xác
định được dạng tinh thể kết tinh ở một nhiệt độ nhất định.

Cho đến nay chưa có một công thức chính xác để tính sự phụ thuộc của
độ hòa tan C theo nhiệt độ t. Để tính độ hòa tan của muối vô cơ không
ngậm nước vào trong nước ở một nhiệt độ bất kì, người ta sử dụng quy
tắc sau:
'
t−t
k= '
θ−θ
Trong đó :

t−t : Hiệu số nhiệt độ ứng với hai độ hòa tan (tính bằng mol) của một
'

chất đã cho.

θ−θ' : Hiệu số nhiệt độ của một chất tiêu chuẩn có cùng độ hòa tan.

2. Biểu đồ trạng thái của dung dịch

Hình 6.2 biểu diễn biểu đồ trạng thái của ba loại dung dịch muối khác
nhau (có độ hòa tan khác nhau theo nhiệt độ). Trong mỗi dung dịch dưới
đường 1 là khu vực chưa bão hòa (vùng C: dung dịch bền). Bên trên
đường 2 là vùng quá bão hòa (vùng A: dung dịch không bền), và khu
vực nằm giữa đường 1 và đường 2 gọi là vùng hỗn hợp (vùng B: vùng
giả bão hòa hay dung dịch giả bền).

Hình 6.2. Biểu đồ trạng thái của dung dịch

1. Đường bão hòa ; 2. Đường quá bão hòa

Giới hạn vùng hỗn hợp (giả bão hòa) phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch,
vào tốc độ làm lạnh hay bay hơi, vào sự khuấy trộn dung dịch, sự có mặt của
tạp chất,…
Khi nhiệt độ t 2 đến t 1, thì nồng độ dung dịch đi từ trạng thai bão hòa sang trạng
thái quá bão hòa C 0 đến C x , sau đó pha rắn tách ra và dung dịch trở lại thành
bão hòa và nồng độ giảm từ C x đến C 0. Đến kết tinh loại dung dịch này thường
người ta cần làm lạnh dung dịch (hình 6.2a.).
Loại dung dịch khi mà nhiệt độ tăng nhưng độ hòa tan tăng nhỏ (như muối
KCl), để chuyển dung dịch này vào cùng quá bão hòa ( C 0 đến C x ) thì cần giảm
nhiệt độ một khoảng lớn (hình 6.2b.). Do vậy để kết tinh dung dịch loại này cần
làm bay hơi một phần dung môi.

Còn đối với dung dịch có độ hòa tan không tăng khi nhiệt độ tăng (như muối
NaCl), thì để kết tinh dung dịch loại này cần phải thực hiện quá trình cô đặc
(hình 6.2c.)

https://nhathuocngocanh.com/ket-tinh-la-gi-cau-tao-va-nguyen-li-hoat-dong-cua-cac-thiet-bi-ket-
tinh/

https://www.slideshare.net/lanhnguyen564/chuong6-26581669

You might also like