You are on page 1of 4

Họ, tên: Đinh Khải Anh Lớp: K67 Sinh học

Buổi thực tập: Sáng thứ 6 Ngày thực hiện: 05.04å.2024


Báo cáo thực tập hoá đại cương
Bài 7
Cân bằng hoá học. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng LeChatelier
I. Mục đích:
- Xét các phản ứng trong cân bằng hoá học, dự đoán và giải thích chiều hướng của các phản ứng
trên cơ sở nguyên lý dịch chuyển cân bằng Le Chatelier.
II. Cơ sở lý thuyết:
- Một số phản ứng hoá học là xảy ra hoàn toàn cho đến khi tiêu thụ hết chất phản ứng.
VD: 𝐴𝑔+ + 𝐶𝑙– → 𝐴𝑔𝐶𝑙 ↓
- Một loại phản ứng khác là thuận nghịch, ngay sau khi các sản phầm bắt đầu hình thành, nó
sẽ tự phản ứng với nhau để tạo chất phản ứng. Sau một thời gian, tốc độ phản ứng thuận
bằng tốc độ phản ứng nghịch. Ta nói phản ứng đạt trạng thái cân bằng và cân bằng ở đây là
cân bằng động.
VD: 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 + 𝐻2𝑂 ⇌ 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂– + 𝐻3𝑂+
- Nguyên lý Le Chatelier: Một hệ đang ở trạng thái cân bằng nếu chịu một tác động bên
ngoài như sự thay đổi nồng độ, nhiệt độ và áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch về phía
làm giảm tác động bên ngoài đó.
• Khi thay đổi các yếu tố xác định, trạng thái cân bằng của hệ bị phá vỡ, tốc độ phản ứng
của hệ thay đổi và sau 1 thời gian, hệ lại đạt trạng thái cân bằng mới.
• Sự biến đổi trong trạng thái cân bằng của phản ứng dễ dàng quan sát được trong
phòng thí nghiệm trên việc quan sát sự biến đổi của phản ứng nhờ sử dụng một hay
nhiều chất chỉ thị hoặc quan sát sự chuyển pha kết tủa hoặc hoà tan kết tủa.
III. Hoá chất và dụng cụ:
1. Hoá chất:
- Dung dịch muối 𝐶𝑜𝐶𝑙2 - Dung dịch 𝑁𝐻4𝑂𝐻 0,1M
- HCl đặc (37%) - Dung dịch 𝑍𝑛𝐶𝑙2 1 M
- Dung dịch axit axetic 0,1M - Dung dịch 𝑁𝑎𝐶𝑙 bão hoà
- Chỉ thị metyl da cam, chỉ thị - 𝑁𝐻4𝐶𝑙 tinh thể
phenolphtalein. - 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝑁𝑎 tinh thể
- Dung dịch NaOH 1M.
2. Dụng cụ:
- Ống nghiệm
- Pipet 10mL
- Cốc 250 mL
IV. Quy trình thực hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Cân bằng phức 𝑪𝑶𝟐+

Bước 1: Lấy 10 giọt 𝐶𝑂𝐶𝑙2 0,1M vào 3 ống nghiệm và có đánh số thứ tự 1,2,3.
Bước 2: Ống nghiệm 1: Nhỏ thêm 20 giọt HCl.
Ống nghiệm 2: thêm 𝑁𝐻4𝐶𝑙 tinh thể, lắc mạnh tạo dung dịch bão hoà.
Ống nghiệm 3: Giữ nguyên.
Bước 3: Quan sát và ghi lại kết quả.
2. Thí nghiệm 2: Cân bằng axit axetic trong nước.
Bước 1: Lấy 10 – 15 giọt 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 0,1M vào ống nghiệm 1 và 2. Sau đó thêm vài giọt
chỉ thị metyl da cam.
Bước 2: Ống nghiệm 1: Thêm tinh thể muối 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 và lắc đều.

1
Ống nghiệm 2: Thêm vài giọt NaOH 1M. Lắc đều
Bước 3: Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả
3. Thí nghiệm 3: Cân bằng 𝑵𝑯𝟑 trong môi trường nước.
Bước 1: Lấy 10 – 15 giọt 𝑁𝐻4𝑂𝐻 0,1 M vào ống nghiệm 1 và 2. Thêm vài giọt chỉ thị
phenolphtalein. Ghi lại màu sắc.
Bước 2: Ống nghiệm 1: Thêm tinh thể 𝑁𝐻4𝐶𝑙 , lắc đều.
Ống nghiệm 2: Thêm 10 giọt 𝑍𝑛𝐶𝑙2 1M.
Bước 3: Ghi lại kết quả.
4. Thí nghiệm 4: Cân bằng dung dịch NaCl bão hoà trong
nước. Bước 1: Lấy 10 – 15 giọt NaCl bão hoà vào ống
nghiệm. Bước 2: Thêm 5 – 7 giọt HCl đặc vào.
Bước 3: Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
V. Kết quả và giải thích kết quả:
1. Thí nghiệm 1: Cân bằng phức 𝑪𝑶𝟐+

STT Nhiệt độ Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3


Dung dịch chuyển màu Dung dịch vẫn màu
Dung dịch vẫn màu
1 Nhiệt độ phòng xanh dương hồng
hồng
Ống nghiệm nóng lên Ống nghiệm lạnh đi
Dung dịch vẫn màu
2 Nước nóng X Dung dịch chuyển xanh
hồng
Dung dịch chuyển lại về Dung dịch vẫn màu
3 Nước lạnh X
màu hồng hồng

Giải thích:
Chúng ta quan sát sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng sau:
𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+ +4 𝐶𝑙– ⇌ CoCl42- + 6H2O
Phức màu hồng chuyển thành phức màu xanh.
Ở ống nghiệm 1, khi thêm HCl, nồng độ ion 𝐶𝑙– tăng lên do HCl phân ly theo phản ứng:
𝐻𝐶𝑙 ⟶ 𝐻+ + 𝐶𝑙–
Điều này khiến cho phản ứng chuyển dịch về phía tạo ra nhiều 𝐶𝑂𝐶𝑙2–, làm cho dung dịch chuyển từ màu
hồng của phức 𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+ sang phức CoCl42- có màu xanh. Đồng thời, ống nghiệm nóng lên do HCl có tính
háo nước.
Ở ống nghiệm 2, ở nhiệt độ phòng, khi hoà tan 𝑁𝐻4𝐶𝑙 thì sẽ có phân ly theo phản ứng:
𝑁𝐻! 𝐶𝑙 ⇋ 𝑁𝐻" + 𝐶𝑙 #
Việc này tạo thêm ion 𝐶𝑙–, khiến cân bằng chuyển dịch về phía tạo ra 𝐶𝑂𝐶𝑙42– có màu xanh dương. Tuy
nhiên, ở nhiệt độ phòng, 𝑁𝐻4𝐶𝑙 ít tan nên sự tạo thành 𝐶𝑂𝐶𝑙42– khá ít nên dung dịch vẫn giữ màu hồng của
phức 𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+. Phản ứng này là thu nhiệt nên ống nghiệm lạnh đi.
Khi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng, 𝑁𝐻4𝐶𝑙 hấp thụ nhiệt và tan nhiều hơn, tạo thành nhiều ion 𝐶𝑙–
hơn. Điều này dẫn đến sự chuyển dịch nghiêng về phía tạo ra nhiều 𝐶𝑜𝐶𝑙2– hơn, làm cho dung dịch chuyển
sang màu xanh tím của phức 𝐶𝑜𝐶𝑙2–.
Khi làm lạnh ống nghiệm, cân bằng lượng NH4Cl theo phản ứng

2
𝑁𝐻! 𝐶𝑙 ⇋ 𝑁𝐻" + 𝐶𝑙 #
Chuyển dịch theo chiều nghịch, tạo ra lại lượng tinh thể NH4Cl rắn. Phản ứng theo chiều nghịch là quá
trình toả nhiệt, làm giảm tác động mất nhiệt theo nguyên lý Le Chatelier. Lượng ion Cl- mất đi nên cân bằng
phản ứng chuyển dịch theo phía tạo ra nhiều 𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+ khiến cho dung dịch có màu hồng trở lại.
Ở ống nghiệm 3, trong 3 điều kiện nhiệt độ khác nhau: Ở nhiệt độ phòng, trong nước nóng và trong nước
lạnh, dung dịch trong ống nghiệm 3 vẫn có màu hồng của 𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+. Điều này là đối chứng cho thí nghiệm
ống nghiệm 2, chứng minh rằng cân bằng
𝐶𝑜(𝐻2𝑂)2+ +4 𝐶𝑙– ⇌ CoCl42- + 6H2O
ít phụ thuộc vào nhiệt độ. Sự đổi màu ở ống nghiệm thứ 2 là do hoà tan nhiều hay ít của 𝑁𝐻4𝐶𝑙 chứ không
phải do tác động của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng.
2. Thí nghiệm 2: Cân bằng axit axetic trong nước
Ống nghiệm 1 và 2 chuyển màu đỏ cam khi thêm metyl da cam. Ống nghiệm 1 chuyển từ màu cam sang
vàng và lạnh đi khi thêm muối natri axetat (CH3COONa). Ống nghiệm 2 chuyển sang màu vàng khi thêm
dung dịch NaOH 1M.
Điều này có thể giải thích qua cân bằng phương trình sau:
𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 + 𝐻2𝑂 ⇌ 𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂– + 𝐻3𝑂+
Ở ống nghiệm 1, metyl da cam làm dung dịch chuyển sang màu đỏ do CH3COOH phân ly tạo ion H+, tạo
môi trường acid. Khi thêm CH3COONa, dung dịch chuyển từ màu đỏ cam sang vàng cam do nồng độ
CH3COO– tăng lên, khiến cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều nghịch, tạo ra nhiều CH3COOH và
làm giảm ion H+. Điều này làm tăng pH của dung dịch và làm cho chỉ thị metyl da cam chuyển sang màu vàng
dạng bazo. Ống nghiệm lạnh đi do quá trình hoà tan CH3COONa là quá trình thu nhiệt.
Ở ống nghiệm 2, metyl da cam làm dung dịch chuyển sang màu đỏ do CH3COOH phân ly tạo ion H+, tạo
môi trường acid. Khi thêm NaOH, dung dịch chuyển từ màu đỏ dần sang màu vàng cam do NaOH chứa OH-
phản ứng với H+ theo phản ứng:
𝑂𝐻– + 𝐻+ ⟶ 𝐻2𝑂
Điều này làm cho cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng ion H+. Tuy nhiên, lượng
mới H+ tạo ra do chuyển dịch cân bằng không nhiều bằng lượng OH- trong NaOH thêm vào, nên pH của dung
dịch vẫn tăng và chỉ thị metyl da cam vẫn chuyển sang màu vàng dạng bazo.

3. Thí nghiệm 3: Cân bằng 𝑵𝑯𝟑 trong môi trường nước


Ống nghiệm 1 và 2 đều chuyển màu hồng đậm khi thêm phenolphtalein. Ống nghiệm 1 mất màu và lạnh
đi khi thêm muối NH4Cl. Ống nghiệm 2 mất màu khi thêm ZnCl2 1M.
Điều này có thể giải thích qua cân bằng phương trình sau:
𝑁𝐻3 + 𝐻2𝑂 ⇌ 𝑁𝐻+ + 𝑂𝐻–
Ở ống nghiệm 1, khi thêm NH4Cl, dung dịch mất màu do NH4Cl phân ly thành NH+ theo phản ứng:
𝑁𝐻4𝐶𝑙 ⇌ 𝑁𝐻+ + 𝐶𝑙–
Điều này làm cho cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều nghịch, tạo ra nhiều NH3 và làm giảm
ion OH-, làm giảm pH của dung dịch và làm cho chỉ thị phenolphtalein mất màu. Ống nghiệm lạnh đi do
quá trình hoà tan NH4Cl là quá trình thu nhiệt.

3
Ở ống nghiệm 2, khi thêm ZnCl2, dung dịch mất màu và xuất hiện vẩn đục là kết tủa Zn(OH)2 theo phản
ứng:
𝑍𝑛2+ + 𝑂𝐻– ⟶ 𝑍𝑛(𝑂𝐻)2 ↓
Điều này làm cho cân bằng phương trình chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng ion NH4+ và OH. Đồng
thời, xảy ra phản ứng Zn(OH)2 tác dụng với NH3 dư theo phản ứng:
𝑍𝑛(𝑂𝐻)2 + 4𝑁𝐻3 ⇌ [𝑍𝑛(𝑁𝐻3)4](OH)2
Khi phức [𝑍𝑛(𝑁𝐻3)4](OH)2 tan, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, làm giảm nồng độ NH3. Điều
này cũng làm giảm nồng độ ion OH-, khiến cho chỉ thị phenolphtalein mất màu. Do đó, tốc độ phản ứng hoà
tan kết tủa [𝑍𝑛(𝑁𝐻3)4](OH)2 nhanh hơn so với phản ứng tạo kết tủa 𝑍𝑛(𝑂𝐻)2.
4. Thí nghiệm 4: Cân bằng dung dịch NaCl bão hoà trong nước.
Khi thêm HCl đặc vào dung dịch NaCl, xuất hiện kết tủa trắng là NaCl và ống nghiệm nóng lên. Điều
này xảy ra do HCl làm tăng lượng ion Cl-, khiến cân bằng
N𝑎𝐶𝑙 ⇌ 𝑁𝑎+ + 𝐶𝑙–
chuyển dịch theo chiều nghịch, tạo ra thêm tinh thể NaCl. Do NaCl ban đầu đã bão hoà, NaCl mới tạo ra
không tan và hình thành kết tủa trắng.

You might also like