You are on page 1of 109

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

HÀ SỸ NGUYÊN

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP


GIÁO DỤC THỂ CHẤT

HÀ NỘI - 2020
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTTC Bài tập thể chất


GDTC Giáo dục thể chất
HLV Huấn luyện viên
KNKX Kỹ năng kỹ xảo
LVĐ Lượng vận động
PP Phương pháp
TCTL Tố chất thể lực
TCVĐ Tố chất vận động
TC Thể chất
TDTT Thể dục thể thao
TT Thể thao
VĐV Vận động viên
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC

PHẦN 1 - LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT .......... 1

Chương 1. Một số vấn đề chung về giáo dục thể chất ..................................... 1

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất ............................................. 1

1.1.1. Thời kỳ xã hội nguyên thủy .................................................................. 1

1.1.2. Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ ............................................................ 2

1.1.3. Thời kỳ xã hội phong kiến .................................................................... 6

1.1.4. Thời kỳ cận đại và đương đại ............................................................... 8

1.2. Một số khái niệm liên quan đến giáo dục thể chất ................................. 10

1.2.1. Thể dục thể thao ................................................................................. 10

1.2.2. Thể dục............................................................................................... 14

1.2.3. Thể thao.............................................................................................. 14

1.2.4. Thể chất và phát triển thể chất ............................................................ 22

1.2.5. Giáo dục thể chất ................................................................................ 24

1.3. Giáo dục thể chất trong trường đại học .................................................. 27

1.3.1. Chủ thể và đối tượng GDTC trong trường đại học .............................. 27

1.3.2. Mục đích và nhiệm vụ của GDTC trong trường đại học ..................... 28

1.3.3. Hình thức và phương tiện GDTC trong trường đại học ....................... 29

Chương 2. Phương pháp và nguyên tắc tập luyện thể dục, thể thao .............. 30

2.1. Cơ sở cấu trúc của phương pháp tập luyện thể dục, thể thao .................. 30
2.1.1. Lượng vận động và nghỉ ngơi là các thành tố của phương pháp tập luyện
thể dục, thể thao ........................................................................................... 30

2.1.2. Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động ................ 34

2.2. Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao ............................................... 35

2.2.1. Phương pháp bài tập ........................................................................... 35

2.2.2. Phương pháp sử dụng bằng lời nói và trực quan ................................. 41

2.3. Cấu trúc buổi tập giáo dục thể chất ........................................................ 42

2.3.1. Phần chuẩn bị ..................................................................................... 42

2.3.2. Phần cơ bản ........................................................................................ 42

2.3.3. Phần kết thúc ...................................................................................... 43

2.4. Các nguyên tắc tập luyện thể dục, thể thao ............................................ 43

2.4.1. Nguyên tắc tự giác tích cực ................................................................ 43

2.4.2. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa ................................................... 45

2.4.3. Nguyên tắc hệ thống ........................................................................... 47

2.4.4. Nguyên tắc tăng tiến ........................................................................... 50

Chương 3. Cơ sở khoa học sinh học của giáo dục thể chất ........................... 53

3.1. Cơ thể con người là hệ thống sinh học thống nhất, trao đổi chất và năng
lượng ............................................................................................................ 53

3.1.1. Ý nghĩa sinh học của quá trình trao đổi chất và năng lượng ................ 54

3.1.2. Sự trao đổi chất................................................................................... 55

3.1.3. Sự trao đổi năng lượng ....................................................................... 59

3.2. Cơ thể con người là bộ máy vận động ................................................... 61

3.2.1. Bộ máy vận động ................................................................................ 62


3.2.2. Máu và tuần hoàn máu........................................................................ 67

3.2.3. Hệ hô hấp ........................................................................................... 70

3.3. Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực ....................................................... 71

3.3.1. Kỹ năng vận động............................................................................... 71

3.3.2. Các tố chất vận động .......................................................................... 73

3.3.3. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường ........ 76

Chương 4. Vệ sinh tập luyện và phòng chống chấn thương trong tập luyện thể
dục, thể thao ................................................................................................. 78

4.1. Vệ sinh trong tập luyện thể dục, thể thao ............................................... 78

4.1.1. Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện ......................................... 78

4.1.2. Vệ sinh cá nhân .................................................................................. 79

4.1.3. Các yêu cầu về vệ sinh đối với địa điểm và dụng cụ tập luyện thể dục,
thể thao......................................................................................................... 86

4.1.4. Các biện pháp vệ sinh bổ trợ nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe và khả
năng làm việc ............................................................................................... 87

4.2. Phòng chống chấn thương trong tập luyện thể dục, thể thao .................. 89

4.2.1. Nguyên nhân của chấn thương ............................................................ 90

4.2.2. Nguyên tắc đề phòng chấn thương ...................................................... 91

4.2.3. Một số trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong tập luyện thể
dục, thể thao ................................................................................................. 92

4.3. Cấp cứu chấn thương trong tập luyện thể dục, thể thao.......................... 98

4.3.1. Cấp cứu chảy máu .............................................................................. 98

4.3.2. Cấp cứu choáng .................................................................................. 99


4.3.3. Xử lý tại chỗ trường hợp sai khớp ...................................................... 99

4.3.4. Thủ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực .............. 100

4.3.5. Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước ........................................................ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


1

PHẦN 1 - LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Chương 1. Một số vấn đề chung về giáo dục thể chất

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất

1.1.1. Thời kỳ xã hội nguyên thủy

Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết
định. Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để
tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp... đều từ lao động mà phát triển thành như ngày
nay.

Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thủy đã chế tạo
ra và sử dụng các công cụ lao động. Ngay trong quá trình giải quyết những vấn
đề thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực
của mình. Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc
nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc. Do đó, muốn
kiếm ăn và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú. Thực
tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo
trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc
nghiệt. Bởi vậy, những năng lực hoạt động đó cùng với kinh nghiệm đã trở
thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy
giờ. Mầm mống của bài tập thể chất đã nảy sinh chính từ thực tế của những
hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động.

Ở thời kỳ này, bản chất tự nhiên của con người được đặt lên hàng đầu, vì
họ không chú trọng nhiều đến sự thay đổi của thế giới tự nhiên bên ngoài, mọi
hành động chỉ để đối phó, khắc phục với điều kiện môi trường sống hiện tại
thông qua kinh nghiệm tích lũy.

Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về
sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một
2

số bệnh. Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển các bài
tập thể chất.

Mặt khác GDTC chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác
dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ
thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận
động (lao động). Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và
ngay từ khi mới ra đời, GDTC đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng
xã hội mà ở con vật không thể có được.

Việc truyền thụ và áp dụng kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp chính
là giáo dục (trong trường hợp này là GDTC).

Kinh nghiệm sử dụng công cụ hàng ngày đã cho con người nhận thức
thấy tác dụng của việc chuẩn bị trước thông qua tập luyện các bài tập. Từ đó
các bài tập chuẩn bị cho lao động dần dần được “tách khỏi” cơ sở ban đầu là
lao động và được khái quát, trừu tượng hóa để trở thành các môn thể thao.

Ví dụ: Trên cơ sở tự nhiên lúc săn đuổi hay chạy trốn kẻ thù đã dần dần
hình thành môn chạy, nhảy, qua chướng ngại vật; ném trúng đích thành môn
ném…

1.1.2. Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ

Khi chế độ thị tộc xuất hiện là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên: Con
người biết làm ăn chung, biết phối hợp, phân công lao động, tạo của cải vật
chất nuôi sống con người. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm so với
sự cần thiết để sống, khả năng bóc lột lao động lao động đã xuất hiện. Việc biến
các tù binh bắt được thành nô lệ đã trở nên có lợi.

Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì chiến tranh bây giờ mới đúng
nghĩa là biện pháp vũ lực phục vụ cho công cuộc bành trướng quyền lực, mở
rộng lãnh thổ, tức là chiến tranh đã phục vụ cho mục đích chính trị. Giai cấp
3

thống trị chủ nô tham lam không chỉ bóc lột cư dân trong lãnh thổ của mình mà
còn tiến hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt đất đai xây dựng nên những đế
quốc rộng lớn, thống trị, bóc lột các dân tộc khác.

Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh mà chiến
tranh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ, sức mạnh, sức bền,
khéo léo cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng. Từ đó
hệ thống GDTC và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời vào
thời gian này; chúng đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích của
giai cấp thống trị.

Do đó thời kỳ này các môn bơi, chạy, đấu kiếm, cưỡi ngựa, vật,… là
những nội dung chính để rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu cho quân đội.

2.1.2.1. Sự phát triển giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại

- Giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại:

Ở Hy lạp cổ đại, người ta chú ý đến GDTC và các cuộc thi đấu khác
nhau. Sức mạnh, sức nhanh, bền bỉ và lòng dũng cảm được đánh giá rất cao.
Họ cho rằng các vị thần cũng rất thích sức mạnh thể chất và thể hiện qua đua
tài. Do đó thi đấu của lịch sử đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo
từ rất sớm.

Ở Hy Lạp cổ đại có 2 nền văn hoá nổi bật là văn hóa Sparta và Athens.

+ Hệ thống giáo dục ở Sparta: Sparta là một nhà nước bảo thủ, còn duy
trì nhiều truyền thống của chế độ thị tộc như nền kinh tế tự nhiên dựa vào lực
lượng quân sự. Chính điều đó quy định nên sự khác biệt trong hệ thống giáo
dục.

Ở Sparta người ta rất chú ý rèn luyện thể chất cho trẻ em từ thời thơ ấu.
Trẻ khỏe mạnh, cứng cáp thì nuôi, ốm yếu thì thủ tiêu. Con trai được giáo dục
trong gia đình đến 7 tuổi. Từ 7 tuổi vào các trường để nuôi dạy. Từ 14 tuổi được
4

tập luyện sử dụng vũ khí và bắt đầu làm nghĩa vụ quân sự để trở thành những
chiến binh giỏi.

Phụ nữ chưa chồng cũng phải tập như con trai, mục đích để khỏe mạnh
và sinh con cũng khỏe mạnh.

+ Hệ thống giáo dục ở Athens: Athens là một nhà nước tiến bộ, có nền
văn hoá kinh tế phát triển nhanh, các công dân Athens không chỉ khỏe mạnh
mà còn có học vấn.

Ở Athens, giáo dục thẩm mỹ ca hát âm nhạc có ý nghĩa lớn. Trẻ em dưới
6 tuổi được giáo dục ở nhà. Từ 7- 14 tuổi được học ở trường. Từ 16 trở lên,
được giáo dục ở trường trung học, được giáo dục thể chất nghiêm khắc hơn
cùng với học văn hoá.

Hai quốc gia Sparta và Athens điều có mục đích GDTC là nhằm để đào
tạo thanh niên thành những chiến binh.

- Giáo dục thể chất ở La Mã cổ đại:

+ Thời kỳ Quốc vương (thế kỷ thứ VIII – VI TCN): GDTC ở thời kỳ này
chủ yếu là mang tính chất quân sự, phổ biến là các cuộc thi đấu kỵ sĩ, đua xe,
bài tập phóng lao, vật, võ tay không.

+ Thời kỳ cộng hoà ( từ thế kỷ thứ IV - thế kỷ I TCN): hệ thống huấn


luyện các chiến binh đã hoàn thiện. Ngoài huấn luyện kỹ năng sử dụng vũ khí
và huấn luyện các động tác thường xuyên, còn áp dụng rộng rãi các môn chạy,
nhảy sào, leo núi, vật, bơi, hành quân có vũ trang nhằm làm quen với sự thiếu
thốn và công việc nặng nhọc.

+ Thời kỳ đế chế: Do có chiến tranh nội chiến nên các thế lực thống trị
củng cố quyền lực, bằng cách thiết lập chế độ chuyên chính, tăng cường công
tác quân sự. Để khuếch trương quyền lực, họ đã tiến hành xây dựng các công
trình đồ sộ để tổ chức thi đấu.
5

2.1.2.2. Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại

Cái tên Olympic xuất phát từ địa điểm tổ chức Đại hội thể thao này, đó
chính là thành phố Olympia, nơi có đền thờ thần Zeus, vị thần tối cao trong
thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp cũng cho rằng ý tưởng tổ chức một Đại
hội thể thao như Olympic là của Hercules, con trai thần Zeus, người nổi tiếng
với sức mạnh phi thường và những chiến công hiển hách. Cũng giống như các
kỳ Olympic hiện đại, Olympic cổ đại của Hy Lạp được tổ chức 4 năm một lần,
và theo những gì lịch sử còn ghi lại thì kỳ Olympic đầu tiên được tổ chức vào
năm 776 TCN, và kết thúc vào năm 394 khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I
cấm đoán.

Đại hội Olympic có ý nghĩa chính trị xã hội rất to lớn. Vì trong thời gian
tiến hành đại hội Olympic phải dừng tất cả các cuộc chiến tranh. Các nhà lãnh
đạo các thành bang phải đến dự đại hội, họ có thể ký các hiệp ước quan hệ
thương mại, kinh tế, văn hoá.

Cuộc thi chạy đầu tiên có chiều dài 200m, 400m và cuối cùng là 5.000m.
Sau đó, người ta còn tổ chức các môn thi như nhảy cao, đấu vật, phóng lao,
ném đĩa...

Trong số đó, nhiều môn thể thao thi đấu ở Đại hội Olympic là phiên bản
của chiến tranh như phóng lao, ném đá, chạy mang theo kiếm, vũ khí khác hay
mặc áo giáp...

Những vận động viên tham gia thi đấu sẽ tham gia vòng loại và chỉ chọn
ra 2 người vào vòng chung kết để tìm ra người chiến thắng. Hai đấu thủ xuất
sắc nhất này sẽ thi đấu boxing hoặc đấu vật. Do đó, chỉ những người xuất sắc
nhất trong số những người xuất sắc mới có thể lọt vào chung kết và đứng ở vị
trí đầu.
6

Để tham gia thi đấu Đại hội Olympic ở Olympia, nam giới phải luyện tập
khổ cực trong suốt 10 tháng và sau đó huấn luyện tiếp 1 tháng ở nơi thi đấu
thần thánh này trước khi chính thức so tài.

Vào tháng 7 trong chu kỳ 4 năm/lần, hàng ngàn người từ khắp lãnh thổ
Hy Lạp bắt đầu chuyến hành trình đến đỉnh Olympia để so tài thi đấu hoặc theo
dõi những cuộc thi đấu đẹp mắt của các vận động viên.

Ngoài các môn thi đấu trên, Olympia còn xây dựng hí trường làm nơi tổ
chức môn thi đấu đua ngựa, cưỡi xe ngựa kéo. Bắt đầu một cuộc đua, các xe
ngựa sẽ xuất phát từ một hệ thống mê cung để đảm bảo công bằng. Từ đó,
những cỗ xe ngựa sẽ phi thẳng vào hí trường.

Người giành chiến thắng trong mỗi môn thi đấu không nhận được huy
chương quý giá. Thay vào đó, quán quân cuộc thi nhận được một vòng nguyệt
quế làm từ cành Ôliu và một lá cọ. Quán quân thi đấu sẽ trở thành nhân vật nổi
tiếng, được xã hội quan tâm, nể trọng. Thậm chí, người ta còn làm tượng những
quán quân cuộc thi và đặt chúng trên đỉnh Olympia. Chưa dừng lại ở đó, tên
của họ còn được dùng trong lịch của người Hy Lạp.

1.1.3. Thời kỳ xã hội phong kiến

- Thời kỳ phong kiến sơ kỳ:

Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị tan rã, phần lớn các nước chế độ phong
kiến đã thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời kì này gọi là thời kỳ trung cổ.

Các nước mạnh đã bắt đầu thực hiện các cuộc xâm lược. Từ đó việc đào
tạo quân sự là việc bắt buộc đối với các chúa phong kiến.

Đối với nông dân phải chú ý đến các trò chơi giải trí và các bài tập phát
triển sức mạnh, sức bền, khéo léo, và các bài tập mang tính quân sự vì họ phải
thường xuyên chống kẻ thù để bảo vệ mình.
7

- Thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển:

Đến khoảng thế kỉ IV, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở
Tây Âu. Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc được
phát triển gọi là hệ thống giáo dục hiệp sĩ. Hệ thống này có 3 cấp:

+ Từ 7 tuổi: Tập trung tập luyện về quân sự như cưỡi ngựa, đấu kiếm,
bơi… đồng thời học các quy tắc hiệp sĩ.

+ Từ 14 tuổi: Được sử dụng vũ khí để làm tuỳ tùng cho lãnh chúa trong
các cuộc hành quân và tham gia thi đấu hiệp sĩ, tham gia chiến đấu.

+ 21 tuổi: Trở thành hiệp sĩ thật sự và tiếp tục tập luyện để thi đấu hiệp
sĩ và chiến đấu.

Trong thời gian này, các cuộc thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển
TDTT. Các môn ném đá, đẩy tạ, ném búa chim, chạy vượt chướng ngại vật hay
các trò chơi đã hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần được mọi người thừa
nhận. (Đó cũng là sự xuất hiện của luật thi đấu thể thao hiện đại). Ở thời kỳ
trung cổ, thi đấu mang tính chất thuần tuý, tham gia thi đấu mang tính tự
nguyện, thi đấu không gắn với tôn giáo, thi đấu có tính hài hước và từ “thể
thao” có lẽ ra đời từ thời gian này.

- Thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản:

Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo thời kỳ này là sử dụng giáo dục
thể chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khoẻ và
phát triển sức mạnh thể chất. Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ. Tuy nhiên, quan
điểm của các nhà nhân đạo chủ nghĩa còn hạn chế bởi khuynh hướng chỉ nhằm
bảo đảm hạnh phúc cá nhân của con người.

Nhà nhân đạo chủ nghĩa Ý đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui
sướng”. Trong trường có giảng dạy GDTC và TT. Lần đầu tiên đưa vào kế
hoạch học tập của trường. Một lượng thời gian đáng kể được dành cho các trò
8

chơi và các bài tập thể chất. Người ta dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi ngựa,
bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh.

Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp đề nghị luân phiên giờ học văn hoá
và tập thể dục, ông kết hợp bài tập của giới quí tộc và người nghèo vào mục
đích giáo dục con người.

1.1.4. Thời kỳ cận đại và đương đại

- Những cơ sở tư tưởng lý luận của giáo dục thể chất:

Giăng giắc rút xô (Jean Jacques Rousseau) (1712 – 1778, nhà tư tưởng
vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp) đã phát triển tư
tưởng về vai trò quy định của môi trường bên ngoài trong việc hình thành nhân
cách con người. Ông viết “thân thể sinh ra trước tâm hồn, nên việc quan tâm
đến thân thể phải là việc trước tiên”. Bắt đầu là rèn luyện cơ thể sau đó là các
trò chơi và các BTTC.

Các nhà giáo dục Thuỵ Sĩ có công lớn trong lĩnh vực GDTC, ông đã soạn
ra phương pháp phân tích, gọi các động tác ở khớp là các động tác sơ đẳng, là
cơ sở để giảng dạy động tác phối hợp phức tạp.

Các nhà cách mạng tư sản pháp ở cuối thế kỉ XVIII có công lớn trong cơ
sở lý luận cho GDTC. Họ cho rằng cần phải đưa giáo dục thể chất vào hệ thống
giáo dục quốc dân.

- Sự nảy sinh và phát triển của các hệ thống giáo dục thể chất quốc gia:

+ Hệ thống giáo dục ở Đức cho rằng phương tiện GDTC gồm: rèn luyện
chống thời tiết xấu, biết chịu đói, khát, mất ngủ. Các bài tập phát triển giác
quan, chủ yếu trong lúc tham gia trò chơi đặc biệt; các bài tập trượt băng, mang
vác vật nặng, các trò chơi giải trí, các bài tập cưỡi ngựa, đấu kiếm, nhảy múa,
trong đó các bài tập trên ngựa gỗ và một số dụng cụ khác, các động tác đơn
giản của từng bộ phận cơ thể, lao động chân tay.
9

+ Hệ thống GDTC của Thụy Điển là tính đối xứng và thẳng hàng. Tư thế
đúng của tay chân và mình được đặc biệt chú ý.

+ Hệ thống GDTC ở Pháp có tính chất ứng dụng quân sự đào tạo binh sĩ.
Các bài tập thể dục tốt nhất là bài tập phát triển kỹ năng cần thiết trong đời
sống, đặc biệt là trong chiến tranh như các bài tập đi, chạy, nhảy, mang vác ở
các địa hình tự nhiên. Các bài tập thăng bằng, bò, leo trèo, bơi, lặn, vật, ném,
bắn, đấu kiếm, nhào lộn hay các bài tập tay không, múa.

+ GDTC và thể thao của các nước Đan Mạch, Anh, Mỹ và một số nước
Đông Á, Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm chính phát triển TDTT.
Tại các trường học xuất hiện các nhóm thể thao nghiệp dư như: chạy, đấm bốc,
bơi, chèo thuyền, các môn bóng. Từ những năm 30 của thế kỷ XI người ta tổ
chức các cuộc thi thường xuyên về các môn thể thao cho học sinh.

- GDTC ở Việt Nam hiện nay:

Sau khi giành được chính quyền, Ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu ra các nhiệm vụ cấp bách: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, chống
giặc đói. Bác đã nêu lên một vấn đề có tính quốc sách là “phải nâng cao sức
khỏe cho toàn dân, một trong những biện pháp tích cực là tập luyện thể dục –
một công việc không tốn kém khó khăn gì”.

Cũng vào thời gian này theo đề nghị của bộ trưởng bộ thanh niên, ngày
30/1/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 về việc thành lập tại bộ
thanh niên một Nha Thể dục Trung ương do ông Dương Đức Hiền phụ trách.
Nhiệm vụ được thể hiện ở 3 khẩu hiệu: Phổ thông thể dục; gây đời sống mới;
cải tạo nòi giống.

GDTC trong các trường đại học bắt đầu từ năm 1958 tiến hành giảng dạy
chính khóa. Chương trình quy định 120 tiết, nhưng còn mang tính chất tạm thời,
chưa phải là văn bản chính thức.
10

Năm 1971 thành lập Vụ Thể dục Đời sống thuộc Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, có nhiệm vụ giúp bộ chỉ đạo công tác TDTT, Y tế và đời
sống của học sinh, sinh viên các trường. Ngày 24/6/1971 Bộ ra chỉ thị số
14/TDQS về việc thực hành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, quy
định sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt “tiêu chuẩn chuẩn rèn luyện thân thể
cấp II”.

Đến nay, GTDC là môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục từ mầm
non đến đại học (Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/1/2015). Ở bậc đại học
chương trình môn GDTC bao gồm các học phần bắt và các học phần tự chọn
(Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015). Ngoài ra còn các quy định
về hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên (Quyết định
72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008); đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh,
sinh viên (Quyết định số 53/20028/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008) cũng được
quy định cụ thể.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến giáo dục thể chất

1.2.1. Thể dục thể thao

TDTT (Văn hóa thể chất và thể thao – Physical culture and sports) thuật
ngữ này được dùng ở nước ta có lẽ vào những năm sau khi hoà bình lập lại.
Ngay từ khi bắt đầu sử dụng thuật ngữ này, chưa ai xây dựng cho nó một nội
dung có tính khoa học. Khó có thể giải thích thuật ngữ TDTT, phương pháp cắt
nghĩa từng chữ như: thể là thân thể, dục là giáo dục, Thể dục nghĩa là giáo dục
thân thể.

Để hiểu được khái niệm TDTT chúng ta cần hiểu khái niệm văn hoá,
thuật ngữ TDTT được dùng từ xưa đến nay ở Việt Nam chưa được xác định nội
dung cụ thể. Trong nhiều tài liệu viết: thuật ngữ TDTT đang được dùng hiện
nay đồng nghĩa với thuật ngữ Physical culture có nghĩa là văn hoá thể chất.
11

Sự đồng nghĩa của TDTT và văn hoá thể chất:

- Khái niệm văn hoá:

Hiện nay văn hoá có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung
có tồn tại: văn hoá trong đời sống xã hội và sinh hoạt hàng ngày. Văn hoá trong
đời sống thông thường được chỉ những hoạt động tinh thần của con người và
xã hội. Trong đời sống hàng ngày văn hoá dùng để chỉ trình độ học vấn - văn
hoá dùng để chỉ những hành vi, cách ứng xử văn minh...

+ Theo quan điểm của triết học: Văn hoá là tổng hòa các giá trị vật chất
và tinh thần cũng như phương thức tạo ra chúng. Văn hoá còn chỉ sự truyền thụ
những di sản văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong Triết học, người ta
chia văn hóa thành văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

Văn hoá vật chất là toàn bộ giá trị sáng tạo của con người được thể hiện
trong của cải vật chất do xã hội tạo ra kể cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

Văn hoá tinh thần là toàn bộ giá trị của đời sống tinh thần gồm khoa học,
mức độ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt, tình trạng
giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, trình độ phát triển nhu cầu của
con người…

* Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: Văn hoá có nguồn gốc từ lao động,
hình thức khởi đầu là lao động, là phương thức của lao động, là kết quả của lao
động và văn hóa có đặc điểm cơ bản sau:

- Văn hoá có tính kế thừa nó còn có tính giai cấp trong xã hội có giai cấp,
văn hoá tinh thần mang tính giai cấp, nó phụ thuộc vào lợi ích giai cấp nhất
định, tính giai cấp đó thể hiện ở chỗ văn hoá do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục
vụ cho lợi ích của giai cấp nào, những cơ sở vật chất do ai làm chủ. Tính văn
hoá của giai cấp còn thể hiện ở chức năng văn hoá nó giáo dục, xây dựng con
12

người theo theo một tư tưởng, trình tự xã hội đạo đức, thẩm mỹ của một giai
cấp nhất định.

Như vậy xét cho cùng xưa nay các đặc điểm của văn hoá như tính lịch
sử, giai cấp, dân tộc… luôn gắn liền với nhau. Để làm sáng tỏ khái niệm văn
hoá người ta so sánh nó với khái niệm tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ thế giới
vật chất tồn tại ngoài ý thức con người, không phụ thuộc vào con người, không
là kết quả của hoạt động con người. Thế giới tự nhiên vận động theo những quy
luật tự nhiên của nó.

- Văn hoá là phương thức và kết quả của hoạt động cải tạo thế giới tự
nhiên và xã hội của con người, nghĩa là những hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên
bắt tự nhiên phải thoả mãn nhu cầu của con người. Trong trong quá trình phát
triển xã hội loài người đã nảy ra một loại hoạt động đặc biệt nhằm hoàn thiện
ngay chính bản thân con người và cải tạo ngay phần tự nhiên trong con người,
hoạt động đó được gọi là văn hoá thể chất hay TDTT. Văn hoá thể chất là một
nhân tố xã hội tác động điều khiển sự phát triển thể chất. Văn hoá thể chất là
một hoạt động đặc biệt.

- Nguồn gốc văn hoá thể chất (TDTT): do 2 nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu cuộc sống: săn bắt, hái lượm…

+ Nguyên nhân chủ quan: Do con người nhận thức được mối quan hệ
nhân quả: có tập luyện -> có khoẻ hơn.

- Văn hoá thể chất xem như một hoạt động:

+ Văn hoá thể chất là một hoạt động.

Đối tượng hoạt động của văn hoá thể chất là phát triển thể chất của con
người. Song văn hoá thể chất là một hoạt động có cơ sở đặc thù là sự vận động
tích cực, hợp lý của con người nhưng không phải tất cả các hình thức hoạt động
đều thuộc văn hoá thể chất mà chỉ các hình thức về nguyên tắc cho phép hình
13

thành tốt nhất những kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết cho cuộc sống và phát
triển các tố chất thể lực.

Thành phần cơ bản xem văn hoá thể chất như một hoạt động là bài tập
thể chất.

+ Văn hoá thể chất là tổng hòa giá trình vật chất và tinh thần được tạo ra
để hoạt động.

Trên con đường phát triển lâu dài của mình, nội dung và hình thức của
văn hoá thể chất dần được phân hoá đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống xã hội và hình thành lên những bộ phận văn hoá thể chất như: Văn hoá
thể chất (TDTT) trường học, TDTT sản xuất, TDTT giải trí, hồi phục sức
khỏe… Ngoài những giá trị kể trên còn có các giá trị khác như kiến thức khoa
học, những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp sử dụng bài tập thể chất, những
tiêu chuẩn đạo đức, thành tích thể thao… đó là các giá trị tinh thần của văn hoá
thể chất.

Về giá trị vật chất của TDTT đó là các điều kiện được tạo ra để phục vụ
cho hoạt động của văn hoá thể chất như các tác phẩm nghệ thuật TDTT, các
công trình về thể thao, các trang thiết bị tập luyện...

+ Văn hoá thể chất là kết quả của hoạt động: đó chính là kết quả sử dụng
những giá trị vật chất và tinh thần kể trên trong xã hội. Trong số những kết quả
phải kể đến trước tiên đó là trình độ TDTT của mỗi nước, trình độ chuẩn bị thể
lực. Mức độ hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động, thành tích thể thao, phong
trào TDTT quần chúng, chính sách chế độ về TDTT, cơ sở trang thiết bị TDTT
và những kết quả hữu ích khác đối với xã hội và cá nhân.

Vai trò thực thể của văn hoá thể chất phụ thuộc vào điều kiện sống của
xã hội quy định.

Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể khái quát TDTT có thể được hiểu là:
14

TDTT là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động
mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể dục thể thao nhằm tăng cường thể
chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú
sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển toàn diện.

1.2.2. Thể dục

Là hệ thống các động tác tập luyện, thường được sắp xếp thành các bài
(các phần) giúp cho sự phát triển hài hòa của cơ thể, tăng cường và giữ gìn sức
khỏe.

Thể dục chỉ là rèn luyện sức khỏe và tinh thần, nó đơn giản và không có
luật lệ, không có sự cạnh tranh cũng như thành tích (Trừ thể dục thi đấu: Thể
dục dụng cụ, thể dục thể hình,...).

Nếu thể dục chỉ để rèn luyện sức khỏe, thể chất và tinh thần thì thể thao
ko những phải rèn luyện sức khỏe mà còn phải rèn luyện cả sự khéo léo, sự tính
toán, chiến thuật… tùy theo yêu cầu của từng môn mà người chơi tham gia.

Ví dụ: Thể dục tay không, thể dục có dụng cụ, nhảy dây, thể dục buổi
sáng, thể dục thể hình gồm các bài tập với tạ, dây lò xo, dây cao su… để phát
triển cơ bắp to đẹp, cơ thể cân đối. Thể dục thẩm mỹ gồm các bài tập có dụng
cụ và không có dụng cụ, các bài tập có nhạc đệm tạo hưng phấn cho người tập.

1.2.3. Thể thao

Thể thao được coi là một bộ phận chủ yếu, lớn, nổi bật trong TDTT.

Người ta phân biệt thể thao theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:

- Khái niệm thể thao theo nghĩa hẹp: TT là một hoạt động mang tính trò
chơi, một hình thức thi đấu đặc biệt chủ yếu và phần nhiều bằng sự vận động
thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao, cao nhất
15

được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như
nhau.

Hoạt động thi đấu được hình thành trong xã hội loài người mà thông qua
thi đấu con người phô diễn so sánh khả năng về thể chất và tinh thần. Sự luôn
vươn tới những thành tích cao nhất, tính chuyên biệt hoá, thi đấu và công diễn
là những dấu hiệu cơ bản của TT. Tuy vậy mục đích của nó không chỉ đơn
thuần dừng lại ở những thành tích thi đấu trực tiếp. Trong nghệ thuật cũng có
lúc có yếu tố đua tài, thi đấu (như giọng hát hay, thi tay đàn giỏi) nhưng không
phải là thường xuyên, chuyên biệt cơ bản. Mặt khác, diễn biến và kết cục của
thi đấu TT thường không biết trước được.

Như vậy, khái niệm này chỉ nêu lên những đặc điểm bên ngoài để phân
biệt TT với hiện tượng khác. Rõ ràng rằng khái niệm như vậy không bao quát
hết được những biểu hiện cụ thể, phong phú của thể thao trong xã hội. Bản chất
của TT không chỉ giới hạn ở thành tích thể thao thuần tuý, là hoạt động tác động
toàn diện tới con người.

- TT theo nghĩa rộng: trước nhất là bao gồm hoạt động thi đấu, là sự
chuẩn bị tập luyện đặc biệt cho thi đấu. TT là mối quan hệ đặc biệt giữa người
với người trong thi đấu cùng với ý nghĩa xã hội, với thành tích thi đấu gộp
chung lại.

TT là hiện tượng xã hội: đối với cá nhân TT là khát vọng của con người
không ngừng mở rộng giới hạn khả năng của mình được thực hiện thông qua
nhiệm vụ đặc biệt, tham gia thi đấu gắn liền với khắc phục khó khăn ngày càng
tăng và TT là một thế giới cảm xúc do thắng lợi hay thất bại đem lại, nó còn là
lĩnh vực tiếp xúc độc đáo giữa người với người. TT còn có ý nghĩa sâu sắc hơn
thế nữa, là một trong những hình thức vận động của xã hội thời đại là tổng hợp
phức tạp quan hệ giữa người với người, là một hình thức hoạt động của thời đại
mang tính đại chúng.
16

Để đạt tới thành tích TT cao con người phải tập luyện hệ thống thông
qua lượng vận động lớn khắc phục khó khăn về tâm lý, cho nên thể thao là một
phương tiện, phương pháp hữu hiệu nhất để phát triển thể chất, đạo đức, thẩm
mỹ. TT là một trong những phương tiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và
hữu hiệu giữa các dân tộc.

Theo cách diễn đạt trên thì khái niệm TT có một phần đồng nghĩa với
khái niệm văn hoá thể chất, nhưng chỉ có một phần mà thôi. Trong quan hệ nhất
định khái niệm văn hoá thể chất rộng hơn khái niệm TT. Văn hoá thể chất không
chỉ bao gồm một phần lớn thể thao mà còn gồm nhiều thành phần khác như thể
thao trường học, thể dục chữa bệnh, thể dục vệ sinh .v..v…

Như vậy, văn hoá thể chất có quan hệ rộng rãi với thể thao nhưng không
có nghĩa trùng hợp hoàn toàn.

1.2.3.1. Thể thao thành tích cao: (Elite Sports = TT “tinh hoa” = TT
đỉnh cao)

Là loại hình TT đầu tư theo chiều sâu, vận động viên được tuyển chọn,
đào tạo có hệ thống trong điều kiện chặt chẽ, nghiêm ngặt nhằm phát huy khả
năng cao nhất của con người, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất nhằm
nâng cao thành tích TT.

Có thể nói TT thành tích cao như là một phòng thí nghiệm tự nhiên, qua
đó con người tìm tòi, sáng tạo nên những phương pháp, biện pháp để huy động
và nâng cao những tiềm năng vốn có, ở đó tập trung những người có năng khiếu
và tài năng đặc biệt.

Mục tiêu của TT thành tích cao: “Cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn” vừa
là đề xướng các nguyên tắc “Thi đấu công bằng”, “tham gia thi đấu giành thắng
lợi là quan trọng”.
17

Vì sự thi đấu trên “đấu trường TT” diễn ra hết sức khốc liệt nên phần lớn
các quốc gia đã tiến hành sử dụng các biện pháp, phương pháp huấn luyện khoa
học tiên tiến để nhằm mục đích đạt được những kỷ lục về TT của nhân loại.

1.2.3.2. Thể thao quần chúng (Sports for all)

TT quần chúng là các hoạt động tập luyện mang tính tự nguyện tùy theo
hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện của từng thành viên xã hội.

- Các hình thức tổ chức: TT quần chúng bao gồm nhiều loại hình như TT
giải trí, thẩm mỹ, thể dục thể hình, dưỡng sinh, TT trị liệu...

- Đối tượng của TT quần chúng: Là nhân dân, trong đó bao gồm có nam,
nữ, già, trẻ, những người thương tật. Lĩnh vực hoạt động của TT quần chúng
cũng rất rộng lớn từ gia đình cho đến xã hội.

- Nội dung, hình thức hoạt động của thể dục thể thao quần chúng: Đa
dạng, phong phú do số lượng người tham gia cũng rất đông.

Sự phát triển có tính chất rộng rãi và mức độ xã hội hoá TT quần chúng
được quyết định bởi sự phồn vinh về kinh tế, mức độ phát triển mặt bằng chung
về cuộc sống và sự ổn định chính trị của một đất nước.

1.2.3.3. Thể thao trường học

Là hoạt động tập luyện, thi đấu TT trong nhà trường; các giải TT và đại
hội TT học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế.

Hoạt động TT trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh
viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ TD, TT, nhóm, cá
nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các
kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các
hình thức luyện tập, thi đấu TT, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện
quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu TT; phát hiện và bồi dưỡng năng
18

khiếu, tài năng TT. (Điều 2 khoản 2 Nghị định số 11/2015/NĐ-CP quy định về
giáo dục thể chất và hoạt động TT trường học).

- Hoạt động thể thao trường học:

Là hoạt động tập luyện TT là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi
của 1 bộ phận học sinh, sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát
triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành
tích TT của học sinh, sinh viên.

Các hoạt động TT trường học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ,
các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể
dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh
sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khóa với
chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn TT yêu
thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt.

- Thi đấu thể thao:

Thi đấu TT gồm: Các đại hội TT học sinh, sinh viên trong nước và quốc
tế; Các giải thi đấu TT học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế.

Do đó, thể thao trường học trở thành một giao điểm của sự kết hợp giữa
giáo dục và thể thao, là một trong những trọng điểm của sự phát triển thể thao.

1.2.3.4. Chức năng của thể thao

- Chức năng rèn luyện sức khỏe:

Trong quá trình học tập đòi hỏi đại não phải hoạt động tư duy căng thẳng
cao độ và liên tục, những hoạt động dựa sự vào chuyển hóa tương hỗ không
ngừng và cân bằng giữa hai chức năng hưng phấn và ức chế của tế bào thần
kinh.
19

Nếu làm việc trong thời gian quá dài các tổ chức não sẽ sản sinh ra ra tác
dụng ức chế để bảo vệ và lúc này hiệu suất làm việc sẽ giảm xuống (biểu hiện
ra ngoài đó là năng lực chú ý và tư duy kém, nặng hơn là chóng mặt, đau đầu
…). Lúc này đòi hỏi cơ thể cần phải nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi có hai kiểu, đó là
nghỉ ngơi tiêu cực (đi ngủ) và nghỉ ngơi tích cực (tập luyện TT).

Khi tập luyện TT các tế bào thần kinh vận động sẽ được hưng phấn cao,
mặt khác làm gia tăng thêm sự ức chế các tế bào ghi nhớ và tư duy từ đó làm
cho sự mệt mỏi mất đi. Do vận động làm cho hệ tuần hoàn hoạt động tích cực
dẫn đến các tế bào được cung cấp được cung cấp dinh dưỡng và Oxi đầy đủ
hơn. Làm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đào thải sản phẩm thừa của quá trình trao
đổi chất, điều này rất có lợi cho chức năng hồi phục của cơ thể.

Tóm lại: Chức năng rèn luyện sức khoẻ của TT đó là thông qua các hoạt
động vận động khoa học, hợp lý, thông qua cơ chế sinh vật học, y học để cải
thiện và nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, năng lực tổng hợp và phân
giải các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ và tăng cường thể
chất, làm cho cơ thể và bản thân người tập có được sự phát triển có hiệu quả.

Khi tiến hành tập luyện TT một cách khoa học không những có tác dụng
rèn luyện thể chất và thể lực cho cơ thể, mà còn có tác dụng rất lớn đối với việc
thúc tiến và nâng cao hoạt động của não.

- Chức năng giáo dục:

Tuy chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín
ngưỡng và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng
đều rất coi trọng tác dụng của TT trong giáo dục. Chức năng giáo dục của TT
chủ yếu được biển hiện trên hai phương diện:

+ Tác dụng của TT trong xã hội:


20

Do TT có tính hoạt động, tính cạnh tranh, tính nghệ thuật, tính lễ nghĩa
và tính quốc tế nên có thể khêu gợi và kích thích được lòng yêu tổ quốc, tinh
thần tự hào, đoàn kết dân tộc. Đây chính là ý nghĩa của TT trong xã hội.

+ Tác dụng giáo dục của TT trong trường học:

Để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta là
tạo nên những con người mới phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao
động thì TT là một bộ phận không thể thiếu. TT giúp cho việc nâng cao thể
chất, giáo dục tinh thần đoàn kết, các phẩm chất đạo đức và tâm lý... cho học
sinh.

- Chức năng giải trí:

Từ rất lâu con người đã nhận thức và tận dụng được chức năng giải trí
của TT làm công cụ vui chơi giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả,
mặt khác TT được sử dụng như món ăn tinh thần.

TT giải trí là một dạng thể thao nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí vui chơi
của bản thân, tập thể hoặc cộng đồng. Hơn nữa, thể thao giải trí không đòi hỏi
sự đầu tư quá lớn về trang thiết bị, hoặc yêu cầu trình độ chuyên môn tới mức
phải chuyên nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh đặc trưng của thi đấu
TT và quan trọng là rèn luyện sức khỏe, tăng thể lực.

Xuất phát từ đặc thù này, thể thao giải trí nhanh chóng có bước phát triển
mạnh mẽ và trên thực tế, không chỉ dừng ở mức "giải trí" đơn thuần mang tính
tự phát, loại hình TT này đã trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống thể
thao hiện đại tồn tại song song với các môn TT chuyên nghiệp. Giờ đây, cái
khái niệm "non-olympic sports" (Các môn TT không thuộc hệ thống thi đấu
Olympic) đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ trên toàn cầu.
21

Cùng với sự phát triển này, nhiều môn TT mang tính giải trí đã xuất hiện
như: khiêu vũ thể thao; bowling; thể thao biển, leo núi... hoặc môn thể thao câu
cá, các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn thể thao.

- Chức năng quân sự:

Từ xưa, trong đấu tranh sinh tồn và bảo vệ quyền lợi của của các bộ lạc,
bộ tộc, quốc gia... TT đã trở thành những bộ phận không thể thiếu trong việc
huấn luyện thể lực, kỹ năng chiến đấu cho các binh sĩ.

Để có thể giành được thắng lợi cho các cuộc chiến tranh, các binh sĩ bắt
buộc phải được huấn luyện thành thục các kỹ năng như chạy, nhảy, bơi lội...
Từ đó chức năng phục vụ quân sự của TT ra đời.

Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển của các binh khí và yêu cầu tính
nâng cao của bộ đội, đòi hỏi các chiến sĩ phải có thể lực và tinh thần thật tốt.

Nên việc tiến hành tập luyện toàn diện về mặt thể lực và các kỹ năng vận
động như chạy, bơi… trở thành vấn đề hết sức quan trọng mà TT có ý nghĩa
đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu trên.

- Chức năng kinh tế:

TT và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ, đã có nhiều nhà kinh tế cho rằng
sức lao động và sản xuất được nâng cao là tiêu chí quan trọng của sự phát triển
kinh tế xã hội.

Trong các loại tố chất của con người thì tố chất thể lực đóng một vai trò
hết sức quan trọng.

Chính vì vậy các nước trên thế giới đã chú trọng đến tác dụng của TT
đối với việc phát triển thể lực cho người lao động, lấy việc làm giảm thiểu tỷ lệ
mắc bệnh làm thành mục tiêu thúc đẩy sức lao động sản xuất của xã hội. Điều
này thể hiện chức năng kinh tế ban đầu của TT.
22

TT thành tích cao và các ngành kinh tế thương mại, du lịch, … có mối
quan hệ hết sức mật thiết.

Một cuộc thi đấu TT được tổ chức ở một điểm nào đó sẽ kéo theo hàng
loạt các ngành nghề kinh tế như: Du lịch, thông tin, dịch vụ phát triển.

- Chức năng chính trị:

Cùng với văn hoá nghệ thuật, TT đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc đặt nền móng cho các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia.

Nó thể hiện thông qua việc tiến hành thi đấu giao hữu các môn thể thao
để làm tiền đề cho các đoàn ngoại giao làm việc và hợp tác.

Trong các cuộc thi đấu quốc tế, khi VĐV của nước nào giành được chức
vô địch thì lá cờ của quốc gia đó được kéo lên cao nhất và quốc ca của nước đó
được cử hành.

Vinh quang và ý nghĩa về mặt chính trị này chỉ có thể có được khi các
VĐV thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của dân tộc.

1.2.4. Thể chất và phát triển thể chất

Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển
do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện).

Quá trình phát triển thể chất gắn bó chặt chẽ với tập luyện TD, TT. Đó
là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng
người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực
và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể
ấy.

Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng.
23

Thể hình gồm hình thái, cấu trúc của cơ thể, bao gồm trình độ phát triển,
những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế. Còn năng
lực thể chất lại chủ yếu liên quan với những khả năng chức năng của các hệ
thống, cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm
các tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo vận động…) và
những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo,
bò, mang vác...). Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng lực) thích ứng chủ yếu
về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm cả sức
đề kháng với các bệnh tật. Còn trạng thái thể chất chủ yếu nói về tình trạng cơ
thể qua một số dấu hiệu về thể tạng, được xác định bằng các cách đo tương đối
đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung tích sống, lực tay, chân,
lưng... trong một thời điểm nào đấy.

Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên
nhân tạo thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo
một số quy luật về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới
tính, sự thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo
và chức năng của cơ thể.

Từng người và xã hội không thể tùy ý thay bỏ hoặc làm ngược lại những
quy luật khách quan này. Chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu hiểu
ra được và vận dụng, tác động thích hợp theo những phương hướng, mục đích
nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của từng cá nhân và xã hội.
Xét từ ý nghĩa ấy, TD, TT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có
chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là
về các tố chất vận động và những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

Liên quan với các khái niệm trên, sự hoàn thiện thể chất lại là mức tối ưu
(tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thể lực
toàn diện và phát triển thể chất cân đối, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao
24

động và những hoạt động cần thiết khác trong đời sống, phát huy cao độ, đầy
đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người phù hợp với những
quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt
động tích cực, bền lâu và có hiệu quả.

Bước đầu tiên, phổ cập, cơ bản về hoàn thiện thể chất cho mọi người
trong một số nước là tập luyện để đạt được các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
chung trong từng thời kỳ.

1.2.5. Giáo dục thể chất

Thuật ngữ đầu có từ lâu trong ngôn ngữ nhiều nước. Riêng ở nước ta, do
bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt GDTC là thể dục.

Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của TDTT. Nhưng
chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định
hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ
yếu trong các nhà trường).

GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận
động (dạy học động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người.

Khái niệm GDTC nằm trong khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng là quá
trình phát triển toàn diện và hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có
mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các mối quan hệ giữa nhà
giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh các kinh
nghiệm của xã hội loài người. Điều đó có nghĩa là GDTC là một hiện tượng sư
phạm với đầy đủ ý nghĩa của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt
động của thầy giáo và học sinh phù hợp với các nguyên tắc sư phạm..). Đặc
25

điểm nổi bật nhất của GDTC là một quá trình sư phạm nhằm tác động lên các
đối tượng giáo dục để đạt được các nhiệm vụ:

- Giáo dục các tố chất thể lực.

- Giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức, nhân cách.

- Giáo dưỡng.

- Trang bị kỹ năng, kỹ xảo vận động.

- Rèn luyện thói quen nếp sống lành mạnh.

Tổng hợp những quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của
con người.

GDTC có hai đặc trưng cơ bản đó là:

- Đặc trưng cơ bản chuyên biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy học
vận động (thể hiện qua các động tác). Nói rõ và đầy đủ hơn, đó là sự truyền thụ
và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con
người, qua đó sẽ hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết
và những hiểu biết có liên quan.

- Đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định
hướng các tố chất vận động nhằm nâng cao năng lực vận động của con người.

GDTC có thể định nghĩa: là một hình thức giáo dục nhằm trang bị kỹ
năng, kỹ xảo vận động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng). Phát triển
tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe.

Như vậy, GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là
dạy học vận động (dạy học động tác) và phát triển có chủ định các tố chất thể
lực của con người. Nhưng việc dạy học động tác và việc phát triển các tố chất
thể lực có liên quan chặt chẽ, là tiền đề cho nhau thậm chí có thể chuyển lẫn
nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và có quan hệ khác biệt trong các
26

giai đoạn phát triển chất và GDTC khác nhau. Quan niệm như thế, chúng ta có
thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của GDTC. Quá trình phát triển
thể chất có thể chỉ là do bẩm sinh tự nhiên (sự phát triển thể chất tự nhiên của
trẻ khi đang lớn), hoặc còn có thêm các động cơ, chủ đích hợp lý của GDTC
đem lại.

Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng ấy của GDTC được gắn liền
với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Trong hệ thống giáo dục
cộng sản chủ nghĩa, GDTC có ý nghĩa như một trong những nhân tố giáo dục
nhân cách hoàn thiện.

Bên cạnh thuật ngữ GDTC, người ta thường sử dụng thuật ngữ chuẩn bị
thể lực. Về bản chất, hai thuật ngữ này có ý nghĩa tương tự, nhưng thuật ngữ
thứ hai thường được nhắc tới nhấn mạnh tính thực dụng của GDTC đối với lao
động hoặc hoạt động khác đòi hỏi phải có trình độ thể lực. Kết quả này thể hiện
khả năng làm việc đạt được ở KNKX thực dụng.

Chuẩn bị thể lực có 2 loại:

+ Chuẩn bị thể lực chung: là quá trình phát triển những năng lực thể chất
đáp ứng với nhiều đặc điểm hoạt động khác nhau.

+ Chuẩn bị thể lực chuyên môn: là sự luyện tập để phát triển một dạng
năng lực nào đó đáp ứng yêu cầu riêng của một môn thể thao hay một lĩnh vực
hoạt động nào đó.

Trong thực tiễn, GDTC là kỹ năng vận động và tố chất thể lực. Nó đều
là quá trình giáo dục, do vậy GDTC cũng phải theo hướng đó, nếu chỉ dừng lại
ở đây thì nó chưa nổi bật, do vậy dựa vào kỹ năng vận động nếu ban đầu giảng
dạy tố chất thể lực phải phụ thuộc vào lứa tuổi giới tính.

Nếu như so sánh khái niệm GDTC mà chúng ta mới định nghĩa ở trên
với khái niệm văn hoá thể chất (văn hoá thể chất là một bộ phận hữu cơ của
27

nền xã hội xã hội và cá nhân có nội dung đặc thù là sử dụng hợp lý hoạt động
vận động như một nhân tố chuẩn bị thể lực cho cuộc sống, hợp lý hoá trạng thái
thể chất và phát triển thể chất. Theo nghĩa rộng, văn hoá thể chất là toàn bộ
thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo, phương tiện, phương pháp và điều
kiện nhằm phát triển khả năng thích nghi thể lực của thế hệ trẻ và người trưởng
thành. Trong điều kiện một chế độ xã hội thực sự nhân đạo, văn hoá thể chất
trở thành một trong những phương tiện có hiệu quả để phát triển cân đối toàn
diện nhân cách, là nhân tố xã hội có hiệu lực thúc đẩy con người trên con đường
hoàn thiện thể chất) ta có thể dễ dàng kết luận rằng, chúng có mối quan hệ rất
chặt chẽ. Song không đúng đắn khi coi chúng giống nhau hoàn toàn, hoặc coi
khái niệm này chỉ là một phần của khái niệm kia. Nói một cách chặt chẽ thì
GDTC không phải là một phần của văn hoá thể chất mà là hình thức cơ bản sử
dụng những giá trị văn hoá thể chất trong hệ thống giáo dục. Thực chất GDTC
của xã hội có chính là con đường di truyền thụ những giá trị văn hoá thể chất
từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Đồng thời đó cũng chính là một trong những con
đường làm tăng thêm những giá trị xã hội. Vì rằng thế hệ trẻ tiếp thu một cách
đơn thuần những giáo dục đã có trước đó. Khi tiếp thu chúng, họ sẽ phát triển
chúng lên và tiến tới những thành tựu mới.

1.3. Giáo dục thể chất trong trường đại học

Là quá trình giáo dục, rèn luyện của nhà trường đối với tất cả các sinh
viên nhằm phát triển thể chất, nhân cách; bồi dưỡng và nâng cao tri thức chuyên
môn về lý luận và phương pháp GDTC, củng cố và phát triển năng khiếu để
sinh viên học tập và rèn luyện đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Hệ thống GDTC cho sinh viên trong trường đại học là những quan điểm,
mục tiêu hệ thống tri thức GDTC; cấu trúc, nội dung và hình thức GDTC;
phương pháp GDTC; tổ chức quản lý GDTC.

1.3.1. Chủ thể và đối tượng GDTC trong trường đại học
28

- Chủ thể GDTC trong trường đại học:

+ Nhà trường đề ra phương hướng công tác GDTC để thực hiện chương
trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

+ Khoa hoặc bộ môn GDTC chịu trách nhiệm giảng dạy, kiểm tra, giám
sát và đánh giá kết quả.

+ Phòng đào tạo, phòng Y tế cùng phối hợp với bộ môn GDTC tham gia
vào quản lý, kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ đối với sinh viên.

- Đối tượng GDTC trong trường đại học:

Sinh viên các lớp bằng 1 chính quy tập trung bắt buộc phải tham gia các
chương trình chính khóa và ngoại khóa.

Sinh viên hệ không tập trung có thể tham gia hoạt động phong trào TD,
TT của nhà trường.

*/ Trách nhiệm của sinh viên:

+ Tham gia giờ học theo quy định

+ Kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ

+ Tích cực tìm hiểu các tài liệu về TD, TT

+ Có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý

+ Tích cực tham gia các hoạt động TD, TT

1.3.2. Mục đích và nhiệm vụ của GDTC trong trường đại học

- Mục đích của GDTC trong trường đại học:

Thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế,
văn hóa xã hội,… phát triển cơ thể hài hòa, có thể chất cường tráng nhằm đáp
ứng được yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực
tiễn lao động, sản xuất… trong thời kỳ mới.
29

- Nhiệm vụ của GDTC trong trường đại học:

Giáo dục đạo đức XHCN cho sinh viên , rèn luyện tinh thần tập thể, ý
thức tổ chức kỷ luật, xây dựng cho họ niềm tin lối sống tích cực lành mạnh,
tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể.

1.3.3. Hình thức và phương tiện GDTC trong trường đại học

- Hình thức GDTC:

Giảng dạy phần lý thuyết trên lớp; tập luyện thực hành kỹ thuật ngoài
sân vận động được lồng ghép với lý thuyết chuyên môn; tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để đẩy mạnh phong trào TD, TT của sinh viên.

- Phương tiện GDTC:

+ Phần lý thuyết chung: Phương tiện dạy học được trang bị trong học
đường.

+ Phần thực hành kỹ thuật: Sân bãi, nhà tập, phương tiện, dụng cụ…
phục vụ cho tập luyện và thi đấu.
30

Chương 2. Phương pháp và nguyên tắc tập luyện thể dục, thể thao

Phương pháp tập luyện TD, TT

Phương pháp TD, TT là cách thức sử dụng phương tiện của GDTC nhằm
giải quyết các nhiệm vụ của GDTC để đạt được mục đích đề ra.

Đặc điểm của phương pháp tập luyện TD, TT

Đặc điểm cụ thể của một phương pháp tập luyện TD, TT nào đó được
xác định chủ yếu bởi phương thức điều chỉnh Lượng vận động (LVĐ) và quãng
nghỉ.

Ngoài ra cơ sở của các phương pháp tập luyện TD, TT còn là những cách
hợp lý trong việc tiếp thu hành động vận động và hình thức định mức chung.

Trong quá trình GDTC các phương pháp tập luyện rất đa dạng và phong
phú. Song một điều quan trọng có tính nguyên tắc là không một phương pháp
nào đó khi sử dụng riêng lẻ lại được đánh giá là duy nhất có giá trị.

Kết quả chỉ thu được khi biết vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp
các phương pháp đã được khoa học thực tiễn xác minh, đồng thời phải tính toán
đến đặc điểm của người tập, điều kiện tập luyện...

2.1. Cơ sở cấu trúc của phương pháp tập luyện thể dục, thể thao

Nói đến cơ sở cấu trúc của phương pháp TD, TT cần quan tâm tới các
vấn đề sau:

2.1.1. Lượng vận động và nghỉ ngơi là các thành tố của phương pháp tập
luyện thể dục, thể thao

Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp tập
luyện TD, TT là điều chỉnh LVĐ kết hợp với nghỉ ngơi.

2.1.1.1. Lượng vận động


31

LVĐ là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập. LVĐ
tác động lên cơ thể gây nên mệt mỏi, mệt mỏi thì không mất đi hoàn toàn mà
nó được giữ lại những dấu vết được tích lũy dần lại gây nên những phản ứng
thích nghi. Kết quả là hình thái và chức năng cơ thể được hoàn thiện.

Lượng vận động bao gồm: LVĐ bên ngoài và LVĐ bên trong

a/ Lượng vận động bên ngoài:

Là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập thể lực.

Có thể xác định bằng những thông số vận động theo các hệ số đo lường
như thời gian, độ dài, trọng lượng, LVĐ bên ngoài.

LVĐ bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản là: khối lượng và cường
độ vận động.

-> Khối lượng vận động: là độ kéo dài thời gian của động tác như tổng
cự ly chạy, tổng trọng lượng gánh vác, tổng số lần lặp lại,… và được đo bằng
đơn vị: km, kg, tấn tạ,…

-> Cường độ: là mức căng thẳng chức năng do bài tập gây ra trong một
khoảng thời gian tác động cụ thể nào đó, có đơn vị là: mục đích/giây, giây, …

Ví dụ: Bài tập chạy 10 lần x 100m với 80-85% sức.

Vậy bài tập trên có khối lượng là (10 lần x 100m) và cường độ là chạy
80-85% sức.

- Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ:

Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ có quan hệ tỷ lệ nghịch với
nhau. LVĐ có cường độ tối đa chỉ có thể kéo dài được một số giây, ngược lại
LVĐ có khối lượng tối đa chỉ có thể thực hiện được với cường độ thấp vì vậy
cường độ bài tập càng cao thì khối lượng càng nhỏ và ngược lại.
32

Ví dụ: nếu chạy 100m với cường độ max thì không thể chạy lặp lại nhiều
lần, còn nếu chạy 5000m -10000m thì không thể chạy với tốc độ lớn suốt cự ly
được.

b/ Lượng vận động bên trong:

Là mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể khi thực hiện bài tập.

Trong điều kiện nhất định thì LVĐ bên ngoài và LVĐ bên trong tương
xứng với nhau, LVĐ bên ngoài thay đổi dẫn đến LVĐ bên trong biến đổi theo.

Tuy nhiên khi cơ thể ở những trạng thái khác nhau thì quan hệ giữa LVĐ
bên ngoài và LVĐ bên trong khác nhau. LVĐ bên ngoài dễ xác định nhưng chỉ
một cách tương đối. LVĐ bên trong phải thông qua các phương pháp y học.

Hiệu quả của LVĐ tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động khi
thay đổi khối lượng và cường độ vận động trong tập luyện thì hiệu quả của
LVĐ cũng thay đổi.

Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ vận động được thể hiện trong
các phương pháp khác nhau khi tập luyện TD, TT. Do đó lập kế hoạch và điều
chỉnh LVĐ là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp tập luyện TD, TT.
Song chỉ dừng ở đó thì chưa đủ, hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật
tự kết hợp một cách khoa học giữa LVĐ và quãng nghỉ.

2.1.1.2. Quãng nghỉ (Thời gian nghỉ ngơi giữa các lần tập, bài tập, buổi
tập, chu kỳ huấn luyện, ...)

Cấu trúc của các phương pháp tập luyện TD, TT còn được xác định ở
một mức độ đáng kể ở chỗ trong quá trình tập luyện thì LVĐ có tính chất liên
tục hay cách quãng.

Tập luyện -> mệt mỏi -> nghỉ ngơi -> hết mệt -> tập luyện
33

Thời gian nghỉ ngơi: là thành tố cơ bản của phương pháp tập luyện TD,
TT bởi vì cùng LVĐ nhưng chỉ cần thay đổi quãng nghỉ thì hiệu quả tác động
của LVĐ cũng thay đổi.

Có 2 hình thức nghỉ ngơi đó là nghỉ ngơi tích cực và nghỉ ngơi thụ động.

- Nghỉ ngơi tích cực: là trong khi nghỉ vẫn có bài tập tập phụ vận động
nhẹ nhàng với cường độ thấp.

- Nghỉ ngơi thụ động: là không làm gì cả

Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định
tùy theo mục đích của buổi tập. Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà
người ta chia thành 3 quãng nghỉ.

a. Quãng nghỉ đầy đủ: (hình 2.1) Là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ tiếp
theo được thực hiện vào thời điểm mà khả năng vận động được hồi phục ở mức
ban đầu nhờ vậy khi lặp lại các chức năng không bị căng thẳng.

Phương pháp này thường được sử dụng trong huấn luyện kỹ thuật động
tác.

b. Quãng nghỉ vượt mức: (hình 2.2) LVĐ được tiến hành vào giai đoạn
hồi phục vượt mức tức là dường như xảy ra trên nền nâng cao năng lực hoạt
động trên nền hiệu quả lưu lại từ buổi tập trước.

Phương pháp này được dùng để phát triển sức nhanh, sức mạnh.
34

c. Quãng nghỉ ngắn (căng thẳng): (hình 1.3) Là quãng nghỉ mà LVĐ tiếp
theo được thực hiện vào thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể
chưa hồi phục ở mức ban đầu.

Phương này thường áp dụng để huấn luyện các tố chất thể lực.

2.1.2. Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động

- Để tiếp thu KNKX vận động người ta thường sử dụng 2 cách tiếp thu:

+ Tiếp thu từng phần (phương pháp phân chia hợp nhất): Sử dụng đối
với các động tác khó mà khi phân chia động tác thành từng phần, cấu trúc động
tác không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Tiếp thu nguyên vẹn: Sử dụng với những động tác đơn giản và những
động tác phức tạp khi chia ra thành từng phần sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc
động tác (bài tập).
35

- Định mức hoạt động vận động cũng là một cơ sở để xây dựng bài tập
TD, TT. Định mức lượng vận động được chia thành:

+ Định mức LVĐ chặt chẽ: LVĐ được đưa ra một cách chặt chẽ được
quy định bởi số lần vận động, tốc độ, mức độ căng thẳng… (quy định chặt từ
trước).

+ Định mức LVĐ không chặt chẽ: Mặc dù có đặt ra một số yêu cầu nhưng
trong quá trình tập luyện người giáo viên không thể quản lý chặt chẽ được LVĐ
mà chỉ phụ thuộc vào bản thân người tập, trạng thái hưng phấn, tập trung của
bản thân người tập (thường thấy trong PP trò chơi và thi đấu).

2.2. Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao

2.2.1. Phương pháp bài tập

2.2.1.1. Nhóm PP bài tập có định mức chặt chẽ

Đặc điểm của PP này là hoạt động của người tập được tổ chức và điều
chỉnh 1 cách chi tiết. Sự định mức thể hiện ở những đặc điểm sau:

- Chương trình các động tác đều được xác định trước.

- LVĐ được định mức và điều chỉnh ngay trong quá trình tập luyện, định
rõ ràng các quãng nghỉ, là sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.

- Tạo ra và sử dụng các điều kiện xung quanh để giúp cho việc điều khiển
các động tác của người tập được dễ dàng (sắp xếp, phân bố người tập, sử dụng
hợp lý trang thiết bị)

*/ Ý nghĩa của việc định mức:

Đảm bảo điều kiện tối ưu cho tiếp thu kỹ năng kỹ xảo (KNKX) vận động
mới và phát triển tố chất thể lực (TCTL).
36

Phương pháp bài tập định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụ thể
việc sử dụng chúng tuỳ thuộc vào nội dung buổi tập và từng thời kì trong quá
trình GDTC.

a. Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác

Việc tiếp thu ban đầu các động tác có thể diễn ra theo 2 hướng

- Phương pháp phân chia hợp nhất:

Phương pháp (PP) phân chia được sử dụng trong trường hợp đối với động
tác hoặc tổ hợp những động tác cần học có thể phân chia thành những phần
tương đối độc lập mà không ảnh hưởng tới cấu trúc động tác.

- PP tập luyện nguyên vẹn:

Sử dụng khi việc phân chia nhỏ động tác gây ra những biến đổi lớn tới
cấu trúc chung của nó.

Đối với những động tác có kỹ thuật phức tạp thì lúc đầu cơ cấu của động
tác nguyên vẹn được đơn giản hóa nhờ được bỏ bớt các chi tiết riêng lẻ tương
đối độc lập. Sau đó người ta lại ghép nó trên cơ sở nguyên vẹn động tác. Kết
hợp với việc sử dụng các bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt...

b. Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ lượng vận động và
quãng nghỉ

Các phương pháp này nhằm hoàn thiện KNKX vận động và phát triển
các tố chất thể lực.

Căn cứ vào mục đích sử dụng và tùy thuộc vào đặc điểm định hướng và
biến thiên các thông số bên ngoài của LVĐ mà sử dụng cho phù hợp. PP này
được chia thành 2 nhóm phương pháp: phương pháp tập luyện lặp lại ổn định
và phương pháp tập luyện lặp lại biến đổi.

- PP bài tập lặp lại ổn định:


37

Là các thông số của LVĐ được ổn định và tập lặp đi lặp lại bài tập đó.

Căn cứ vào quãng nghỉ, PP này được chia làm 2 loại:

+ PP ổn định liên tục: không có quãng nghỉ nhằm giáo dục tố chất sức
bền. (Ví dụ: Chạy đồng đều)

+ PP ổn định ngắt quãng: giữa các lần lặp lại có quãng nghỉ (có thể là
nghỉ ngắn, đầy đủ hay vượt mức). (Ví dụ: chạy 5 lần x 60m với 100% sức,
quãng nghỉ 3-5 phút).

Khi cơ thể đã thích nghi với LVĐ cũ rồi thì cần thay đổi với LVĐ mới
tương ứng với khả năng chức phận đã tăng của cơ thể. Do đó cần chuyển sang
PP thứ 2 là:

- PP tập luyện biến đổi theo chế độ LVĐ liên tục và ngắt quãng:

Bản chất của vấn đề thể hiện ở chỗ đặt ra những yêu cầu mới cao hơn để
kích thích sự phát triển các chức năng cơ thể đồng thời mở rộng tính linh hoạt
và hoàn thiện kĩ xảo vận động.

Tùy từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (Tốc độ, nhịp
điệu động tác..) thay đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và
các điều kiện tác động bên ngoài.

Phương pháp này gồm:

+ Các PP tập luyện biến đổi liên tục (không có thời gian nghỉ ngơi): PP
này chủ yếu áp dụng cho các bài tập có chu kì và là phương pháp điển hình của
nhóm PP bài tập biến tốc.

+ PP tập luyện biến đổi ngắt quãng: đặc điểm tiêu biểu của PP này là
luân phiên các hệ thống giữa LVĐ và nghỉ ngơi. Trong đó LVĐ và quãng nghỉ
đều có thể thay đổi.
38

- Phương pháp tập luyện tổng hợp: (Là sự kết hợp 2 nhóm PP trên tạo
nên PP tổng hợp với rất nhiều các PP khác nhau)

+ PP tập luyện lặp lại tăng tiến: khối lượng không đổi nhưng cường độ
thay đổi. (Ví dụ: Chạy 3 lần x 100m với 80 – 85 - 100% sức).

+ PP tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần: Có đặc điểm LVĐ ổn
định nhưng quãng nghỉ giảm dần. Nhờ PP này mà sự biến đổi mạnh mẽ trong
cơ thể khi thực hiện bài tập. (Ví dụ: chạy 4 lần x 400m với quãng nghỉ là: 7 - 5
- 4 phút).

- PP tập luyện vòng tròn:

Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập
đã được lựa chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực
hiện theo từng trạm kế tiếp nhau, các trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại
mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các động tác hoặc những hành động nhất
định. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm của người tập,
thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/3 đến 2/3 số lần lặp lại tối đa.

Hình thức tập luyện vòng tròn nhằm giáo dục các tố chất thể lực, khi thực
hiện tập luyện theo PP vòng tròn thường sử dụng những bài tập có kĩ thuật đơn
giản và người tập đã nắm vững các kĩ thuật động tác trước đó.

Ưu điểm của PP vòng tròn là những ưu điểm của tác động chọn lọc được
kết hợp với tác động chung, tác động ổn định được kết hợp với tác động biến
đổi. Đặc biệt là hiệu quả của sự chuyển (thay đổi hoạt động) quãng được sử
dụng rộng rãi. Nhờ vậy phát huy được khả năng vận động thể lực và cảm xúc
tích cực.

+ PP tập kéo dài liên tục (chủ yếu được sử dụng để phát triển sức bền
chung).
39

+ PP giãn cách với quãng nghỉ ngắn (được sử dụng chủ yếu để phát triển
sức bền tốc độ và sức mạnh bền).

+ PP giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ (được sử dụng phát triển sức mạnh
tốc độ).

2.2.1.2. Phương pháp bài tập không định mức

Mặc dù PP tập luyện có định mức chặt chẽ có nhiều ưu điểm, nhưng PP
trò chơi và PP thi đấu không kém phần quan trọng.

a. Phương pháp trò chơi:

Ý nghĩa PP trò chơi như một hiện tượng xã hội đa diện đã vượt qua ngoài
phạm vi GDTC và giáo dục nói chung. Song một trong những chức năng chủ
yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo dục. Từ xa xưa, trò chơi đã là một trong
những phương tiện và PP cơ bản của giáo dục theo nghĩa rộng của từ đó.

PP trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như
bóng đá, bóng chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, PP
trò chơi có thể sử dụng trong bất kỳ động tác thể lực nào. Tất nhiên chúng phải
được tổ chức phù hợp với nguyên tắc trò chơi.

- Đặc điểm PP trò chơi:

+ Tổ chức theo chủ đề hoạt động của những người chơi được tổ chức
tương ứng với chủ đề giả định hoặc có tính chất hình ảnh.

+ Phong phú về phương thức đạt mục đích: Hầu như bao giờ cũng có
nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép.

+ Là một hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo
léo của người chơi.

- Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh LVĐ bị hạn chế và việc chương trình
hoá chỉ ở mức tương đối.
40

- Ý nghĩa tác dụng: Củng cố và hoàn thiện KNKX vận động, phát triển
các tố chất thể lực, giáo dục tính kỉ luật, tính đồng đội và những phẩm chất
khác.

b. Phương pháp thi đấu:

Trong tập luyện TD, TT thì PP thi đấu được sử dụng cả dưới hình thức
tương đối đơn giản và hình thức phát triển phức tạp.

Trong trường hợp thứ nhất (hình thức tương đối đơn giản) được sử dụng
các dạng như đấu tập, thi thử có sử dụng thi đấu ngay cả những động tác riêng
lẻ nhằm kích thích hứng thú và sự tích cực của người tập.

Trong trường hợp thứ hai (hình thức phát triển phức tạp) được sử dụng
tương đối như một hình thức độc lập như thi kiểm tra, các cuộc thi đấu thể thao
chính thức...

- Đặc điểm cơ bản của PP thi đấu:

Đặc điểm cơ bản của PP thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua
tranh thứ bậc, vị trí để đạt thành tích cao nhất.

Yếu tố đua tranh trong thi đấu là điều kiện tiến hành tổ chức cuộc thi sẽ
tạo nên cảm xúc sinh lí đặc biệt làm tăng thêm tác dụng của bài tập. Sự đua
tranh giữa các cá nhân hoặc các tập thể diễn ra một cách gay gắt. Vì vậy, nó
đòi hỏi phát huy tính tập thể, tính kỉ luật và sự nỗ lực ý chí cao.

PP thi đấu còn có đặc điểm là chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi và PP
đánh giá thành tích. Nhưng PP thi đấu hạn chế sự điều chỉnh LVĐ.

- Ý nghĩa tác dụng:

+ PP thi đấu được sử dụng và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau như
phát triển tố chất thể lực, củng cố hoàn thiện KNKX vận động và năng lực thể
hiện chúng trong những điều kiện phức tạp.
41

+ PP thi đấu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục các phẩm
chất ý chí, tinh thần trách nhiệm đồng thời do sự ganh đua trong thi đấu để hình
thành nên những nét tính cách ích kỷ, háo danh,hiếu thắng. Vì vậy trong quá
trình GDTC phải có PP giáo dục đúng đắn.

2.2.2. Phương pháp sử dụng bằng lời nói và trực quan

2.2.2.1. Phương pháp sử dụng bằng lời nói


Bằng lời nói, có thể để truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư
duy và điều khiển chúng. PP lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả
và điều chỉnh hành vi người học.

PP lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự
điều chỉnh hành động.

Do có chức năng đa dạng đó mà lời nói được sử dụng trong nhiều PP


khác nhau: phân tích, giảng giải, chỉ thị, mệnh lệnh...

2.2.2.2. Phương pháp trực quan


Quá trình nhận thức của con người bằng trực quan tư duy thực tiễn.

Trực quan có hai loại: trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. Tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể trong GDTC mà sử dụng trực quan trực tiếp hoặc trực
quan gián tiếp cho phù hợp.

Sự cảm thụ của các giác quan bao gồm: Thị giác, thính giác, khứu giác,
vị giác, xúc giác,…

- Các PP trực quan chủ yếu gồm:

+ Các PP biểu diễn tự nhiên, thị phạm động tác.

+ Thông qua tài liệu, sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ.

+ Màn hình, xa bàn.

+ PP cảm giác sơ bộ có chủ đích về động tác (cảm giác chuyên môn).
42

+ PP định hướng (sử dụng âm thanh)

+ PP dẫn dắt và chương trình hoá tức thời gian cảm giác.

+ PP thông tin cấp tốc các thông số vận động.

2.3. Cấu trúc buổi tập giáo dục thể chất

Một buổi tập được chia làm 3 phần, yêu cầu người tập phải tuân theo để
bảo đảm luyện tập có khoa học, có hệ thống và để thể lực cùng thành tích thể
thao được nâng cao dần, đồng thời giảm tối đa các phản ứng xấu, chấn thương
có thể xảy ra cho người tập.

2.3.1. Phần chuẩn bị

- Khởi động chung: Nhằm đưa cơ thể từ trạng thái bình thường sang trạng
thái vận động và vận động cường độ cao. Gồm các bài tập thể dục tay không
chạy, nhảy, các khớp…

- Khởi động chuyên môn: Gồm những bài tập chuẩn bị cho phần chính
(Cơ bản), những bài tập này gần giống hoặc là phân đoạn của nội dung chính,
có khi là những kỹ năng vận động.

Mục đích: Bổ trợ cho nội dung chính trong phần cơ bản và ôn tập những
nội dung hoàn thiện.

2.3.2. Phần cơ bản

Phần cơ bản là phần chính của buổi tập, gồm những bài tập mới (động
tác mới) nên tập đầu tiên sau đó là những bài tập đang hoàn thiện để trở thành
KNKX vận động. Cuối cùng giành 10-15 phút tập thể lực. Các bài tập nâng cao
sức bền sắp xếp vào cuối buổi tập, không tập tăng tốc độ và các bài tập khéo
léo khi cơ thể mệt mỏi.

Trong phần cơ bản, LVĐ là vấn đề người tập phải lưu ý. Hai yếu tố cường
độ vận động và khối lượng vận động liên quan với nhau quyết định LVĐ lớn
43

hay nhỏ. LVĐ phải phù hợp với sức khỏe từng người. Nếu LVĐ nhỏ thì buổi
tập ít tác dụng. LVĐ hợp lý, vừa với sức chịu đựng, người tập không phải gắng
sức tối đa, tác dụng buổi tập có kết quả tốt. LVĐ quá cao gây mệt mỏi quá sức
chịu đựng, nếu kéo dài nhiều buổi tập có thể gây ra chấn thương, mệt mỏi quá
độ, sức khỏe giảm sút dẫn tới không tập luyện tiếp tục được, có khi phải nghỉ
dài, điều trị an dưỡng.

2.3.3. Phần kết thúc

Sử dụng các bài tập thả lỏng cơ bắp, hồi tĩnh, tập thở, trò chơi làm giảm
căng thẳng, xoa bóp, tắm nước nóng, tắm hơi...

Mục đích: Đưa cơ thể dần chuyển về trạng thái bình thường để hồi phục
thể lực chuẩn bị cho ngày học tập và làm việc tiếp theo.

2.4. Các nguyên tắc tập luyện thể dục, thể thao

Nguyên tắc chuẩn mà mọi người tham gia tập luyện TD, TT đều phải
tuân thủ trong quá trình tập luyện. Nghĩa là những khái quát và những tổng kết
kinh nghiệm tập luyện TD, TT trong thời gian dài, nó cũng phản ánh quy luật
khách quan của tập luyện TD, TT.

2.4.1. Nguyên tắc tự giác tích cực

2.4.1.1. Cơ sở xuất phát


Thực tế tập luyện TD, TT đã cho chúng ta thấy bất kể một hành vi tập
luyện TD, TT có hiệu quả sớm thường là kết quả của việc tự giác hay không tự
giác tuân theo một số nguyên tắc tập luyện.

Việc tập luyện TD, TT không thể tách rời những nguyên tắc tập luyện
đúng đắn, bắt buộc phải hiểu và nắm bắt cũng như tuân theo những nguyên tắc
tập luyện TD, TT.
44

Theo quy luật chung của quá trình giáo dục phụ thuộc vào thái độ tự giác,
tích cực của người học, việc hiểu được bản chất của dạy học cũng như việc thực
hiện sự quan tâm tích cực sẽ giúp học nhanh, tốt hơn tạo điều kiện sử dụng sáng
tạo các kiến thức, KNKX vào cuộc sống.

a) Xây dựng thái độ tự giác tích cực và hứng thú bền vững đối với mục
đích chung và đối với các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập.

- Tiền đề của tính tự giác tích cực là động cơ hoạt động, các động cơ kích
thích con người tập luyện rất đa dạng

Ví dụ: Trẻ em tập luyện mang tính ngẫu nhiên, do sự hấp dẫn của hình
thức bên ngoài của động tác, do ham muốn thể hình đẹp hoặc người già nhu
cầu tập luyện mang tính chữa bệnh.

Vì vậy người giáo viên, huấn luyện viên phải biết khéo léo phân tích
thuyết phục cho người tập thấy được lợi ích của tập luyện TD, TT đối với bản
thân.

- Hứng thú là nguồn gốc của thái độ tự giác tích cực (Hứng thú là thái độ
đặc thù của cá nhân do đối tượng mang lại)

+ Hứng thú nhất thời là hứng thú nảy sinh trong giờ học nó được hình
thành bởi hình thức bên ngoài của động tác.

+ Hứng thú bền vững là hứng thú gắn liền với nhu cầu và tính hấp dẫn
của buổi học.

b) Kích thích việc phân tích có ý thức việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức
lực khi thực hiện bài tập thể lực.

Giáo viên có vai trò chủ động trong việc đánh giá và uốn nắn hoạt động
của người tập. Đồng thời kết quả của việc tập luyện còn phụ thuộc trực tiếp vào
45

sự tự đánh giá của người tập kể cả sự đánh giá về mặt không gian, thời gian, sử
dụng sức khi thực hiện bài tập.

c) Giáo dục tính sáng kiến, tự lập và thái độ sáng tạo đối với các nhiệm
vụ.

- Có thể khêu gợi và phát triển hứng thú ở mức độ nhất định bằng cách
lựa chọn nội dung tập luyện hấp dẫn và hình thức tập luyện phù hợp.

- Việc đánh giá có hệ thống và biểu dương thành tích người tập đạt được
luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tính tích cực của họ.

2.4.1.2. Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc

- Xây dựng thái độ tự giác tích cực và hứng thú bền vững đối với mục
đích chung và đối với các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập.

- Kích thích việc phân tích có ý thức việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức
lực khi thực hiện bài tập thể lực.

- Giáo dục tính sáng kiến, tự lập và thái độ sáng tạo đối với các nhiệm
vụ.

2.4.2. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa

2.4.2.1. Cơ sở xuất phát

Do tính đa dạng trong tâm sinh lý của mỗi người trong quá trình giảng
dạy vừa đảm bảo yêu cầu chung của cả lớp vừa đảm bảo những trường hợp cá
biệt. Phải đảm bảo phù hợp với khả năng của người tập về trình độ, lứa tuổi
giới tính, trình độ chuẩn bị thể lực và tinh thần.

Ý nghĩa của nguyên tắc đặc biệt quan trọng này trong lĩnh vực GDTC
được thể hiện ở chỗ nếu tác động LVĐ quá mức giới hạn sẽ dẫn đến nguy cơ
tổn hại sức khoẻ của người tập.

2.4.2.2 Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc


46

a) Xác định mức độ thích hợp.

Để xác định mức độ thích hợp ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn đã được
quy định trên cơ sở khoa học và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn.

Trước hết là chương trình về GDTC cho tất cả các loại đối tượng. Ví dụ
các bài tập dành cho học sinh phổ thông, bài tập dành cho học sinh chuyên
nghiệp, phụ nữ, trẻ em.

Việc xác định mức độ vừa sức được tiến hành thông qua kiểm tra y học
và kiểm tra sư phạm.

+ Vừa sức không có nghĩa là không có khó khăn mà là những khó khăn
vừa sức có thể khắc phục được. LVĐ vừa sức là LVĐ đem lại hiệu quả cho
người tập.

+ LVĐ vừa sức luôn tăng theo sự phát triển của cơ thể.

b) Phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp giảng dạy sao cho
thích hợp hoá và đảm bảo tính kế thừa tốt.

Ở mỗi giai đoạn GDTC tính thích hợp còn được xác định bởi mức độ
hợp lý của các phương pháp được sử dụng và cấu trúc chung của buổi học.

Phương pháp giảng dạy phải đảm bảo tính kế thừa tối ưu giữa các buổi
tập, cần phải phân chia nội dung học tập sao cho nội dung buổi tập trước là bậc
thang cho buổi tập sau.

c) Cá biệt hoá theo xu hướng chung và theo cách thức riêng trong trong
giáo dục thể chất.

Vấn đề cá nhân hóa trong GDTC được tiến hành theo 2 xu hướng: Xu
hướng chuẩn bị chung và chuyên môn hoá.

Sự phối hợp của 2 xu hướng này sẽ tạo điều kiện để thể chất hoàn thiện
toàn diện đồng thời lại chuyên môn hoá sâu.
47

- Chuẩn bị chung:

Biểu hiện những yêu cầu tập luyện như nhau nhằm trang bị cho họ một
số KNKX vận động quan trọng trong cuộc sống và những tri thức có liên quan
đồng thời phát triển tố chất thể lực.

Trong quá trình đó cũng có nhưng yêu cầu riêng để phù hợp với đặc điểm
cá nhân hoặc có thể cá biệt hoá theo yêu cầu chung bằng những con đường
riêng

- Chuyên môn hoá:

Biểu hiện ở những hoạt động lựa chọn làm nội dung chuyên môn hoá
phải phù hợp với đặc điểm cá nhân và ngay trong cùng một môn chuyên sâu,
mức độ phấn đấu bằng những con đường thực hiện ở mỗi người cũng khác
nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân từng người.

2.4.3. Nguyên tắc hệ thống

2.4.3.1. Tính liên tục của quá trình GDTC và luân phiên hợp lý LVĐ với
nghỉ ngơi

Tập luyện thường xuyên sẽ kích thích có lợi sự tiếp thu các KNKX vận
động và phát triển các tố chất thể lực làm cho cơ thể có những biến đổi về mặt
hình thái và chức năng.

Ngược lại nếu tập luyện thất thường sẽ làm mất đi những mối liên hệ
phản xạ có điều kiện mới hình thành, giảm khả năng chức phận của cơ thể và
như vậy sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

- Sự thường xuyên tập luyện bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn tập
thất thường, tính liên tục của quá trình GDTC còn có đặc điểm cơ bản liên quan
đến sự luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.
48

Vì vậy chỉ cần ngừng tập trong một thời gian tương đối ngắn là những
mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu dập tắt, mức độ phát
triển khả năng chức phận vừa đạt được đã bắt đầu bị giảm.

Để đảm bảo thường xuyên trong GDTC cần phải tổ chức ít nhất 3 buổi/1
tuần, đối với vận động viên cấp cao 10 - 12 buổi/ tuần nhờ vậy mới đảm bảo
tính thường xuyên.

Tính liên tục trong quá trình GDTC được thể hiện trong yêu cầu phải
tham gia tập luyện trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Bởi vì kết quả tập
luyện không phải là một giá trị vật chất bất biến mà nó mòn dần quên đi khi
ngừng tập.

- Luân phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi

Tập luyện thường xuyên chỉ có hiệu quả khi bố trí những quãng nghỉ hợp
lý giữa các buổi tập được dựa trên cơ sở những quy luật hồi phục khả năng hoạt
động sau mỗi buổi tập.

Quy luật lớn nhất của quá trình hồi phục là quy luật hồi phục vượt mức
được thể hiện ở chỗ: Cơ thể không chỉ hồi phục các tiêu hao năng lượng do
hoạt động mà còn hồi phục chúng đến mức "dư thừa ra" đồng thời hồi phục
vượt mức cả các chất dự trữ năng lượng.

Điều quan trọng của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là không
cho phép nghỉ dừng lâu đến mức làm mất hiệu quả của tập luyện.

Vì vậy phải làm sao cho hiệu quả của mỗi buổi tập sau được "chồng lên"
dấu vết của buổi tập trước đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó.

Hiệu quả của những buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện những biến
đổi thích nghi tương đối vững chắc về cấu trúc và chức năng đây chính là cơ sở
của trình độ chuẩn bị thể lực và các kỹ xảo vận động vững chắc. Kết quả là hiệu
49

quả của các buổi tập sau dường như cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích
luỹ đó là những biến đổi thích nghi của cả hệ thống các buổi tập.

Theo tinh thần trên quãng nghỉ giữa các buổi tập cần phải kết thúc sớm
hơn khi giai đoạn giảm sút bắt đầu

Trong GDTC thường sử dụng 3 loại quãng nghỉ vượt mức, đầy đủ, ngắn.

Trong thực tế các buổi tập thường luân phiên nhau theo xu hướng, khối
lượng và cường độ vận động vì thế trong cơ thể có sự hồi phục không đồng thời
cùng một lúc về các chức năng sinh lý, sinh hoá.

Vì vậy để tiết kiệm thời gian người ta tổ chức tập luyện xen kẽ để giải
quyết các nhiệm vụ vận động khác nhau trong chu kỳ tuần.

2.4.3.2. Tính lặp lại và tính biến dạng

Trước hết do yêu cầu của cơ chế hình thành và hoàn thiện kỹ xảo nhờ có
sự lặp lại mà đường dây liên hệ tạm thời được củng cố vững chắc.

Chỉ có sự lặp lại mới tạo nên sự biến đổi thích nghi trong cơ thể và làm
phát triển thể chất.

Song chỉ giới hạn lặp lại một cách đơn thuần thì sớm muộn cũng dẫn đến
sự thích nghi các kỹ xảo đã tiếp thu được và sự phát triển các năng lực thể chất
sẽ bị dừng lại.

Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng, đó là sự biến dạng rộng rãi
các bài tập, các điều kiện thực hiện chúng, thay đổi lượng vận động một cách
linh hoạt, thay đổi nội dung và hình thức tập luyện...

2.4.3.3. Tính tuần tự của các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các
mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập
50

Trong quá trình GDTC có nhiều nội dung và trong một buổi tập người ta
nhằm giải quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các nội dung phải
căn cứ vào những yêu cầu sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập.

- Đảm bảo tính dễ tiếp thu.

- Sắp xếp các buổi tập theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ biết đến chưa biết từ LVĐ thấp đến LVĐ cao.

Quá trình GDTC nói chung được quy định bởi các quy luật phát triển
theo lứa tuổi và bởi tính lô gíc của sự chuyển từ giáo dưỡng chung sang việc
tập luyện chuyên môn hoá sâu hơn.

Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh, mạnh, bền,
hoặc mạnh nhanh bên.

Phải chú ý đến sự chuyển tốt các kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực,
tránh sự chuyển xấu.

2.4.4. Nguyên tắc tăng tiến

2.4.4.1 Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và LVĐ

Trong quá trình GDTC không ngừng tăng số lượng và chất lượng KNKX

Tăng LVĐ là tăng vốn KNKX. Mức độ biến đổi thích nghi trong cơ thể
dưới sự tác động của bài tập thể chất trong những giới hạn nhất định tỷ lệ thuận
với cường độ và khối lượng.

Vậy LVĐ lớn sẽ tạo nên sự biến đổi thích nghi lớn và quá trình hồi phục
vượt mức ngày càng cao, cho nên LVĐ là nguyên nhân của sự phát triển, vì sử
dụng một LVĐ nào đó trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những phản ứng thích
nghi của cơ thể.

2.4.4.2 Các điều kiện tăng lượng vận động


51

Tăng LVĐ phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Yêu cầu nêu trong nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ thống, đảm bảo
tính kế thừa của bài tập đó, lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện, trạng thái sức
khoẻ.

+ Đảm bảo luôn phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi.

+ Tăng LVĐ phải đảm bảo cho kỹ xảo cũ được củng cố vững chắc.

+ Tăng LVĐ phải vừa sức với người tập vì những biến đổi trong cơ thể
xảy ra chậm phải trải qua một quá trình nhất định để kịp xảy ra những biến đổi
thích nghi

Do đó tăng LVĐ phải tăng từ từ, dần dần.

2.4.4.3 Các hình thức tăng lượng vận động

- Hình thức tăng lên thẳng: (hình 2.4)

Với hình thức này yêu cầu tăng LVĐ từ từ được đảm bảo lượng gia tăng
nhỏ:

- Hình thức bậc thang: (hình 2.5)

LVĐ được ổn định trong một thời gian tương đối dài khi quan sát thấy
những biến đổi thích nghi thì tăng một LVĐ mới lớn hơn ban đầu hay còn gọi
là hình thức nhảy vọt hình thức này cho phép tăng LVĐ lớn hơn.
52

- Hình thức làn sóng: (hình 2.6)

Đặc điểm tiêu biểu của hình thức làn sóng là việc phối hợp tăng LVĐ
tương đối từ từ với việc tăng cao nhanh tiếp theo là giảm LVĐ. Sau đó “sóng”
này lại được lặp lại ở trình độ cao hơn.

*/ Ưu điểm của hình thức làn sóng:

+ Phù hợp với nhịp sinh học của một quá trình sinh lý cũng như chế độ
sống và hoạt động của con người

+ Phù hợp với quy luật thích nghi chậm của cơ thể trong quá trình tập
luyện

+ Giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng khối lượng và cường độ.
53

Chương 3. Cơ sở khoa học sinh học của giáo dục thể chất

GDTC được xây dựng dựa trên những thành tựu về của các khoa học Y
– Sinh học về cơ sở con người như: Giải phẫu học, Sinh lý học, vệ sinh học, Y
học,… Không có những kiến thức về cấu tạo của cơ thể con người, về quy luật
hoạt động của từng cơ quan, cũng như đặc điểm của các quá trình sống phức
tạp thì không thể tổ chức và tiến hành công tác GDTC đạt hiệu quả.

Nội dung và hình thức GDTC luôn được lựa chọn và sử dụng xuất phát
từ các quy luật sinh học của cơ thể người. Vì vậy, tổ hợp các môn Y - Sinh học
nêu trên được gọi là cơ sở khoa học tự nhiên của GDTC.

3.1. Cơ thể con người là hệ thống sinh học thống nhất, trao đổi chất
và năng lượng

Y học, sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống, thường tác nó ra
làm các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con
người luôn luôn là là một hệ sinh học hoàn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự
điều chỉnh và tự phát triển. Sự thống nhất thể hiện ở hai mặt:

Thứ nhất, giữa các cơ quan, hệ cơ quan hoặc qua chức năng cơ thể luôn
có sự tác động qua lại với nhau. Sự biến đổi của cơ thể luôn có sự tác động qua
lại với nhau.

Sự biến đổi ở một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các
cơ quan khác và đến toàn bộ cơ thể nói chung.

Hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt
động dinh dưỡng và vận động trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung
quanh.

Thứ hai, Cơ thể trao đổi chất với môi trường xung quanh chịu sự tác động
của môi trường. Sự thay đổi của môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên
và xã hội, sẽ dẫn đến những thay đổi về trạng thái cơ thể.
54

3.1.1. Ý nghĩa sinh học của quá trình trao đổi chất và năng lượng

- Khái niệm trao đổi chất và năng lượng:

Trao đổi chất và năng lượng là một quá trình mà kết quả cung cấp cho
cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết cơ thể cần hấp thu và kèm theo là sự
biến đổi năng lượng dưới nhiều dạng: nhiệt năng, hóa năng, động năng, điện
năng.

Ý nghĩa: Trao đổi chất và năng lượng là đặc điểm của cơ thể sống khác
nhau cơ bản giữa sinh vật và không phải sinh vật.

- Quá trình trao đổi chất và năng lượng: Gồm 2 quá trình đồng hóa và dị
hóa.

+ Quá trình đồng hóa: Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành
những chất phức tạp diễn ra trong cơ thể sinh vật và tiêu hao năng lượng

+ Quá trình dị hóa: Là quá trình liên tục phân giải các chất hóa học phức
tạp đã hấp thụ để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Chức năng của trao đổi chất và năng lượng: Gồm hai chức năng là chức
năng kiến tạo và chức năng cung cấp năng lượng.

+ Kiến tạo: là quá trình xây dựng và đổi mới chất sống

Khi cơ thể đang lớn hoặc đang phục hồi sau khi bệnh, khi đói, lúc này
đồng hóa vượt dị hóa, trao đổi có lãi, cơ thể lên cân.

Khi cơ thể không thay đổi trọng lượng (đứng cân): đồng hóa cân bằng
với dị hóa, lúc này chỉ đổi mới chất sống.

Khi cơ thể về già hoặc đang sút cân, lúc này dị hóa vượt đồng hóa, trao
đổi bị lỗ, cơ thể xuống cân.

+ Cung cấp năng lượng:


55

Chất sống bị phân hủy sẽ giải phóng năng lượng để tiêu dùng trong việc
tạo chất sống mới hoặc sản xuất công cho các hoạt động sống.

Vai trò của năng lượng: Hoạt động cơ bắp, trao đổi chất của các tế bào,
duy trì trạng thái tích điện (ion) ở màng tế bào, duy trì thân nhiệt, quá trình tổng
hợp ra các phân tử mới.

Cơ thể con người có 3 nguồn dự trữ năng lượng chính là Glucid, Protid
và Lipid. Tuy nhiên nguồn năng lượng chủ yếu là Lipid nằm trong các tổ chức
mỡ (chủ yếu dưới da và mỡ bụng). Glucid được dự trữ dưới dạng Glycogen chủ
yếu ở gan và một ít ở cơ. Cơ thể có khoảng 10kg Protein, trong đó khoản 3%
là dự trữ.

- Quá trình trao đổi chất của cơ thể được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đưa các chất dinh dưỡng và oxy vào cơ thể

Giai đoạn 2: Hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxy để tích lũy và giải
phóng năng lượng

Giai đoạn 3: Đào thải sản phẩm phân giải.

3.1.2. Sự trao đổi chất

Có 2 loại chất cơ thể trao đổi với môi trường:

- Chất kiến tạo và cho năng lượng: protid, glucid, lipid.

- Chất chỉ dùng để kiến tạo: nước, muối khoáng, vitamin.

3.1.2.1. Đạm (Protid)


Protid chứa trong động vật có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn ở
thực vật. Một số nguồn chính cung cấp protein như: trứng, cá, tôm, thịt,…
Ngoài động vật ra còn có các loại thực vật khác nhau giàu protein. Tiêu biểu
phải kể đến như: đậu hũ, các loại nấm, các loại hạt và ngũ cốc,…
56

Protid là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật và tham gia vào mọi
quá trình bên trong tế bào. Nhiều Protid là những enzyme làm chất xúc tác cho
các phản ứng hóa sinh và cần thiết cho trao đổi chất. Protein cũng có chức năng
làm cấu trúc hoặc vận động, như actin và myosin ở cơ và protein trong bộ khung
tế bào, tạo nên hệ thống các khung đỡ giúp duy trì hình dáng nhất định của tế
bào. Các Protid khác tham gia vào tín hiệu tế bào, đáp ứng miễn dịch, kết dính
tế bào, và chu kỳ tế bào. Ở động vật, Protid cần thiết phải có trong bữa ăn để
cung cấp các axit amin thiết yếu mà không thể tổng hợp. Quá trình tiêu hóa làm
gãy các protein để sử dụng trong trao đổi chất.

Protein là chất cấu tạo nên cơ thể. Song nếu bị đói kéo dài, đường và mỡ
dự trữ đã cạn, đạm có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng, 1g đạm cung
cấp 4 calo.

Ở người trưởng thành bình thường, không có sự tích lũy Protid, Protid
thừa không được dự trữ mà bị phân hủy thành glucose hay lipid, một lượng nhỏ
bị phân hủy ở gan.

Chất đạm không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy khi bị đói đạm của cơ
quan này sẽ được sử dụng để duy trì sự sống của cơ quan khác quan trọng hơn.

3.1.2.2. Đường (Glucid)

Thông thường Glucid sử dụng cho con người được lấy trong các loại ngũ
cốc. Nổi bật có thể kể tới khoai, sắn, gạo lứt, trái cây, đậu, sữa…

Hiện tại, Glucid được xem là một trong những sản phẩm quan trọng, cần
thiết cho cuộc sống. Nếu không có Glucid, các tế bào sẽ không có năng lượng
để hoạt động cũng như thực hiện những chức năng của mình.

Trong thực tế, Glucid còn được biết đến với một tên khác là
Carbonhydrat. Nó chính là chất đường bột, có vị ngọt mang vai trò cung cấp
năng lượng cho cơ thể.
57

Là chất cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể (1g đường => 4 calo).

Đường được dự trữ với khối lượng lớn trong cơ thể dưới dạng Glycogen
trong gan và cơ. Đường được thu nhận vào máu dưới dạng glucose, trong máu
glucozo chiếm 0,08 – 0,12%.

Chất đường bột trong cơ thể người lớn giúp cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động chức năng của tế bào. Khi đi vào cơ thể, chúng nhanh chóng
chuyển hóa thành đường Glucose. Từ đó, giúp cơ thể có được nguồn cung cấp
năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh hoá. Trong trường hợp lượng
Glucid lớn hơn nhu cầu thực tế, phần dư thừa sẽ được đưa vào dạng dự trữ là
mỡ trong cơ thể.

3.1.2.3. Chất mỡ (Lipid)

Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là
thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong
thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc
thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, đậu nành, đậu lạc, vừng... Lipid có
nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thuỷ sản... Các lipid có nguồn gốc động
vật gọi là mỡ, lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.

Là chất dinh dưỡng có giá trị cung cấp năng lượng rất cao. 1g mỡ khi
phân giải cung cấp 9 calo.

Trong cơ thể, mỡ còn đảm nhiệm các chức năng bảo vệ cơ thể khỏi mất
nhiệt, bảo vệ cơ quan nội tạng khi va chạm cơ học. Mỡ còn tham gia cấu tạo
màng tế bào.

Trong trao đổi chất và năng lượng mỡ được sử dụng dưới dạng axit béo,
và chủ yếu là ở cơ trơn, cơ vân, chỉ sử dụng mỡ để tạo ra năng lượng trong các
hoạt động kéo dài công suất lớn. Khi lượng đường dự trữ đã cạn, 80% năng
lượng có thể được cung cấp bằng cách phân giải mỡ.
58

Vì vậy tập luyện TD, TT có tác dụng kích thích việc sử dụng mỡ, chống
được béo bệu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng làm việc của cơ thể.

3.1.2.4. Nước, Muối khoáng và vitamin

- Vai trò của nước:

+ Là chất dung môi hòa tan của nhiều chất dưới dạng keo, phân tử và
ion.

+ Tham gia phản ứng thủy phân trong cơ thể.

+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung gian trong quá
trình trao đổi chất.

+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Nước trong cơ thể: Dưới dạng hòa tan các chất khác hoặc dạng kết hợp.
Trong cơ thể người mỗi cơ quan có tỷ lệ nước khác nhau: men răng - 3%, xương
- 20%, tụy - 78%, não - 86%, huyết tương - 92%.

Cơ thể nhận nước từ thức ăn và phản ứng oxit hóa chất sống, nguồn nước
chủ yếu do ăn uống. 100g glucid có 55 ml nước, 10g lipid có 107 ml nước.

- Vai trò của khoáng:

+ Kiến tạo một số chất: Fe cho sự tạo Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc
tố, viết tắt Hb), Ca cần cho tạo xương...

+ Ổn định nội môi, cân bằng áp suất thẩm thấu của máu và nội môi.

+ Là chất xúc tác cho các phản ứng hóa học.

+ Có ảnh hưởng đến quá trình hưng phấn của hệ thần kinh

Ví dụ về trao đổi khoáng:


59

Khi ăn nhiều muối, Na tích lũy dưới da, lượng muối quá dư gây chứng
sốt do muối. Muối còn làm tăng tính hưng phấn của cơ và thần kinh (Cơ sở của
biện pháp uống nước mắm trước khi làm việc ở chỗ lạnh).

- Vai trò của vitamin:

+ Một người 1 ngày cần vài mg vitamin

+ Không thể thiếu trong enzym tiêu hóa và hormone;

+ Có vai trò quan trọng trong điều tiết trao đổi chất.

Loại vitamin: Người và động vật cần khoảng 16 - 18 loại vitamin và được
chia thành 2 nhóm chính:

+ Nhóm hòa tan trong dầu: A, D, E, K...

+ Nhóm hòa tan trong nước: B1, B2, B3, B4, B5, B6, B12, C, PP...

3.1.3. Sự trao đổi năng lượng

- Các dạng năng lượng chủ yếu:

+ Hóa năng: chứa trong những chất kiến tạo như protein, chất dự trữ như
glycogen, và những chất giàu năng lượng…

+ Ðiện năng: năng lượng phát sinh dòng điện sinh học.

+ Nhiệt năng: phản ứng sinh nhiệt.

+ Ðộng năng: là năng lượng của sự chuyển động như co cơ, chuyển vận
khí trong đường hô hấp, vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa, vận chuyển vật
chất qua màng tế bào...

- Chuyển hóa năng lượng:

Năng lượng vào cơ thể dưới dạng hóa năng được chứa trong thức ăn.
Chuyển hóa năng lượng kèm theo chuyển hóa các chất hấp thu diễn theo 3 bước
và ở 3 khu vực tế bào: tế bào chất, ti thể và các bào quan khác.
60

- Trao đổi cơ sở (TÐCS):

Mức trao đổi năng lượng tối thiểu ở động vật trong trạng thái nghỉ ngơi
(không vận động, không suy nghĩ, nằm ở tư thế thoải mái); đã được ăn no (12-
24 giờ sau khi ăn); trong điều kiện nhiệt độ ấm áp (nhiệt độ cực thuận 18-200C).

Mức trao đổi năng lượng tối thiểu ở động vật trong trạng thái nghỉ ngơi
(không vận động, không suy nghĩ, nằm ở tư thế thoải mái); đã được ăn no (12-
24 giờ sau khi ăn (trong điều kiện nhiệt độ ấm áp (nhiệt độ cực thuận 18- 200
C). Chuyển hóa cơ sở thay đổi theo: tuổi - già giảm xuống, giới tính - nữ ít hơn
nam, nhịp ngày đêm - từ 1 đến 4 giờ thì thấp, 13 đến 14 giờ thì cao. Khi lo lắng,
căng thẳng trao đổi cơ sở cũng tăng. Khi sốt do bệnh, TÐCS tăng.

- Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:

+ Nguyên tắc tương đương về năng lượng của Rubner: thay thế thức ăn
này bằng bằng thức ăn khác có năng lượng tương đương.

+ Ðặc trưng của thức ăn: mỗi loại thức ăn cần thêm một số năng lượng
tiêu tốn để hấp thu thức ăn.

Ðể lấy vào 100 calo dưới dạng protein cần tốn thêm 30 calo, dưới dạng
lipid cần thêm 13 calo, dưới dạng glucid cần thêm 6 calo.

+ Tỷ lệ hấp thu thức ăn: Thức ăn động vật là 95%, thức ăn thực vật là
70%.

+ Năng lượng tiêu tốn: thức ăn càng thô, năng lượng dùng cho tiêu hóa
càng nhiều.

- Giá trị năng lượng của một số thức ăn gặp ở nước ta:

+ Dầu, mỡ: 900 calo/100g

+ Lạc, vừng: 600 calo/100g

+ Ðậu hạt: 300 đến 400 calo/100g


61

+ Lương thực: 350 calo/100g

+ Thịt, Cá; 100 đến 200 calo/100g

- Nhu cầu đủ chất và đủ lượng: (hình 3.1)

Người và động vật đều cần thức ăn chứa đủ: protid, glucid, lipid, nước,
muối khoáng và vitamin. Mỗi ngày bình quân 1kg trọng lượng cơ thể cần 1g
protein (đạm), nhưng nếu chúng ta quen ăn ít protein lâu ngày, nhu cầu protein
sẽ tự giảm xuống.

3.2. Cơ thể con người là bộ máy vận động

Cơ thể con người được cấu tạo và hoạt động giống như bộ máy vận động.
Vận động là điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển.

Bộ máy vận động của cơ thể gồm có xương, dây chằng, cơ là những bộ
phận trực tiếp đảm nhiệm chức năng vận động. Các cơ quan hô hấp, tuần hoàn
và máu đảm bảo cung cấp oxi và vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp
năng lượng cho bộ máy vận động của cơ thể hoạt động

Các hoạt động đó đều chịu sự điều khiển chung của hệ thần kinh trung
ương. Vì vậy hoạt động vận động là hoạt động của toàn bộ cơ thể với sự tham
gia của rất nhiều cơ quan khác nhau.
62

3.2.1. Bộ máy vận động

Bộ máy vận động của cơ thể gồm: Xương, dây chằng, cơ và thần kinh
điều khiển hoạt động của cơ (Thần kinh – cơ). Trong đó xương, dây chằng và
cơ là bộ phận ngoại vi trực tiếp thực hiện các động tác.

3.2.1.1. Xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và
khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và
xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân).

Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng
thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương.

Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8
xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt
thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ.

Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống
gồm 33 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp
cơ thể đứng thẳng.

Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng
ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với
nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao
động.

- Các loại xương:

Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt 4 loại xương là:

Xương dài: cấu trúc hình ống, có mô xương xốp ở hai đầu xương, giữa
chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống
tay, xương đùi, xương cẳng chân,... Loại xương này có nhiều nhất.
63

Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ
chân, cổ tay,...

Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các
xương sọ. Loại xương này ít nhất.

Xương không đều (xương hình bất định): là những xương có hình thể
phức tạp như xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ.

- Các khớp xương:

Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.

+ Khớp động: là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ
thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và
xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác
dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa
đầy chất dịch nhầy gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây
chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao
kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ
dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

+ Khớp bán động: là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau
thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển
hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, có xương chậu...
các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng.
Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột
sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.

+ Khớp bất động: Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với
nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau
nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên
khi cơ co không làm khớp cử động.
64

Trong cơ thể con người có tất cả 360 khớp xương: khớp sọ: 86; khớp
họng: 6; khớp cột sống và xương chậu: 76; khớp tay: 32 (2 tay: 64); khớp chân:
31 (2 chân: 62); khớp ngực: 66.

- Cấu tạo và tính chất của xương:

+ Cấu tạo và chức năng của xương dài:

Hai đầu xương là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng
cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương. Bọc hai đầu xương là
lớp sụn để giảm ma sát trong đầu xương.

Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào
trong có: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương.

Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang.

Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương.

Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu; ở người
trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.

+ Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt:

Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô
xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan
xương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo
ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là
nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng.

Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh, nhưng đến 18 - 20 tuổi ở nữ
hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành,
sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm.

*/ Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc.


65

Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác
động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền
chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt.

Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học.
Xương được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và
một số chất vô cơ là các muối canxi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt
giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương
người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối canxi chiếm khoảng 2/3.
Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.

3.2.1.2. Hệ cơ

Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho
xương cử động, vì vậy các cơ này gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân).

Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận
động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim).

Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau:
hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân,... điển hình nhất là bắp cơ
(vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài.

- Cấu tạo và tính chất của cơ:

Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nằm dọc
theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các
xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ.

Bắp cơ càng khỏe, bụng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ
có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng
sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích thích. Mỗi
sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 – 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều
nhân hình bầu dục.
66

Trong bắp cơ của mỗi người có hỗn hợp 2 loại sợi cơ đỏ và trắng.

Cơ đỏ có các mạch máu phong phú, chứa nhiều myoglobin nên có khả
năng cung cấp năng lượng bằng cách đốt cháy => Do đó cơ đỏ có sức bền tốt.

Cơ trắng có thể phát triển sức mạnh rất lớn và đạt được sự căng cơ tối đa
nhiều hơn sợi cơ đỏ.

Trong mỗi cơ có tỉ lệ sợi cơ đỏ và trắng khác nhau và trong mỗi con


người thì tỉ lệ sợ đỏ và trắng cũng khác nhau.

Cơ tham gia vào quá trình vận động do chúng có khả năng hưng phấn.
Nghĩa là có khả năng chuyển sang trạng thái hoạt động tích cực dưới tác động
kích thích đi đến cơ theo các sợi thần kinh => Kết quả của sự hưng phấn là sợi
cơ căng lên hoặc co ngắn lại và phát ra lực cơ học. Lực căng hoặc co cơ có thể
đo được.

Lực này phụ thuộc vào số lượng sợi cơ tham gia co, tiết diện ngang của
chúng, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ đàn hồi và chiều dài ban đầu của từng
cơ.

Tập luyện có hệ thống làm tăng lực co cơ chính là nhờ tăng số lượng và
tiết diện ngang cũng như tăng độ đàn hồi của cơ.

- Thần kinh – cơ:

Để hoạt động được phải có những xung thần kinh cơ đi theo các sợi thần
kinh. Các sợi thần kinh đi đến cơ xương là sợi nhánh của tế bào thần kinh vận
động, thân của tế bào này nằm ở tủy sống hoặc não.

Một tế bào thần kinh vận động có thể có nhiều nhánh thần kinh đi đến
nhiều sợi cơ. Tế bào thần kinh và những sợi cơ mà nó điều khiển tạo thành một
đơn vị vận động. Đơn vị vận động có thể là rất nhỏ chỉ chứa vài sợi cơ, nhưng
có thể là rất lớn chứa đến 2000 sợi cơ (cơ lưng dài)
67

Mỗi cơ thể con người có vài trăm đến vài trăm nghìn đơn vị vận động.
Càng nhiều đơn vị vận động hoạt động thì sự co cơ (căng cơ) càng mạnh.

3.2.2. Máu và tuần hoàn máu

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là
các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo
các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ
thể như khí carbonic và acid lactic.

Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ), là loại tế bào
máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ
phổi đến các mô. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương,
đa số hồng cầu bị hủy ở lách.

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi
là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống
lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Tiểu cầu: là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm
máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương.

Khối lượng máu trong cơ thể chiếm 7 – 8 % khối lượng cơ thể. Trong
yên tĩnh 40 – 50 % máu không tuần hoàn mà chứa trong các kho dự trữ là gan,
lá lách, cơ, phổi,… Khi vận động, số lượng máu sẽ được đưa vào tuần hoàn để
cung cấp cho các cơ quan hoạt động.

Mất khoảng 1/3 lượng máu sẽ nguy hiểm cho sự sống. Tuy nhiên, mất
200 – 300 ml máu không gây tác hại hại gì cho cơ thể mà ngược lại còn kích
thích sự tạo máu ở các tủy xương.

- Chức năng của máu:


68

+ Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các
mô để cung cấp hoạt động sống cho tế bào.

+ Chức năng điều khiển: Trong máu có các nội tiết tố và các chất khác
có tác dụng điều hòa hoạt động của các tổ chức cơ quan.

+ Chức năng bảo vệ: Nhờ quá trình thực bào và quá trình miễn dịch của
các bạch cầu.

+ Chức năng điều nhiệt: Máu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, làm cho
cơ thể không bị quá nóng và sưởi ấm những bộ phận bị lạnh.

Tập luyện TD, TT thường xuyên làm tăng số lượng hồng cầu trong máu
và huyết sắc tố hồng cầu. Vì vậy, khả năng vận chuyển oxy của máu tăng lên.

Máu trong cơ thể luôn di chuyển nhờ lực bóp của tim. Sự di chuyển gọi
là vòng tuần hoàn. Sự tuần hoàn máu diễn ra trong các mạch máu khép kín gồm
có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

Động mạch là các mạch dẫn máu ra từ tim. Thành động mạch có các lớp
cơ mỏng. Động mạch chia nhánh nhiều lần, nhánh cuối cùng nhỏ nhất gọi là
mao mạch.

Mao mạch nằm ở các cơ quan và tổ chức. Thành mao mạch là các màng
bán thấm. Quá trình trao đổi chất giữa máu và các tế bào xảy ra qua thành các
mao mạch này. Các mao mạch lại tập trung thành các tĩnh mạch. Tĩnh mạch là
mạch dẫn máu về tim.

- Tim:

Là một cơ quan cấu tạo bằng cơ tim hoạt động như một máy bơm, đẩy
máu đi và hút máu về. Nhờ tim mà máu có thể tuần hoàn trong cơ thể. Tim là
cơ quan có thể hoạt động tự động, song nó cũng chịu sự điều khiển gián tiếp và
trực tiếp của các cơ quan khác.
69

Tim được chia là 4 buồng: Hai buồng ở phần dưới gọi là tâm thất phải
và tâm thất trái và hai buồng phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn:

Sự tuần hoàn máu diễn ra theo 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lớn và
vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Bắt đầu từ tâm thất trái, máu chảy qua tất cả các
cơ quan sau đó trở về tâm nhĩ phải. Từ tâm nhĩ phải máu chảy xuống tâm thất
phải bắt đầu vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải đi lên phổi, ở phổi máu
được trao đổi O2 và CO2 để trở thành máu động mạch rồi chảy về tâm nhĩ trái.

- Các chỉ số sinh lý đặc trưng của hoạt động tim mạch bao gồm: huyết
áp, thể tích tâm thu và thể tích phút.

+ Mạch hay tần suất co bóp của tim được xác định bằng cách đơn giản
là ấn nhẹ vào các động mạch ở cổ tay, cổ, tim. Ở người lớn không tập luyện số
lần mạch khoảng 60 - 80 lần/ phút. Người tập luyện có mạch khi yên tĩnh có
lên đến 50 lần/ phút.

+ Huyết áp: được hình thành do lực bóp của tim và sức căng của thành
mạch. Khi tim co áp suất máu lên đến 120mmHg và được gọi là áp suất tâm
thu. Khi tim giãn, huyết áp động mạch giảm xuống 80 – 90mmHg. Huyết áp
này gọi là huyết áp tâm trương.

Tập luyện TDTT là thay đổi huyết áp. Do mạng lưới mạch máu dày đặc
hơn và độ đàn hồi của thành mạch tốt hơn. Do đó huyết áp tối đa giảm hơn so
với người không tập luyện.

+ Thể tích tâm thu: là lượng máu tâm thất trái đẩy ra trong mỗi lần được
co bóp, còn thể tích phút là lượng máu mà tim đẩy ra trong 1 phút. Như vậy thể
70

tích phút bằng thể tích tâm thu nhân với số lần mạch. Khi yên tĩnh thể tích phút
khoảng 5 – 6 lít máu. Thể tích phút tăng lên theo cường độ vận động và có thể
lên đến 30 – 40 lít/phút.

Chuyển động máu về tim theo các tĩnh mạch xảy ra nhờ hoạt động co cơ.
Khi co và duỗi, cơ sẽ ép các mạch máu, nhất là tĩnh mạch đẩy máu về tim. Khi
đứng im lâu, đặc biệt là trời nóng có thể là ảnh hưởng đến dòng máu trở về tim,
do đó não sẽ nhận được ít máu vì vậy sẽ dẫn tới dễ bị ngất.

3.2.3. Hệ hô hấp

Hô hấp là tổ hợp quá trình sinh lý bảo đảm cho việc cung cấp oxy cho cơ
thể và đào thải khí CO2 do bộ máy hô hấp và tuần hoàn đảm nhiệm.

Bộ máy hô hấp có phổi là chủ yếu. Phổi được cấu tạo từ các phế nang,
thành phế nang mỏng, phía ngoài là các mau mạch dày đặc. Điều đó là cho sự
trao đổi khí giữa phổi và máu xảy ra thuận lợi.

Khi hít vào cơ hoành hạ xuống, các cơ liên sườn ngoài căng ra, lồng ngực
được dãn rộng. Phổi đàn hồi cũng căng ra và hút khí vào tận những phế nang
nhỏ nhất. Khi thở ra cơ hoành nâng lên, các cơ hô hấp co vào và đẩy không khí
ra.

Tập luyện TDTT là tăng cường hô hấp, vì vậy cũng làm tăng cường thể
tích lồng ngực.

- Quá trình hô hấp được đánh giá bằng các chỉ số sinh lý: tần số hô hấp,
thể tích hô hấp, không khí phổi, nhu cầu oxy, hấp thụ oxy,…

+ Tần số hô hấp: là số lần thở ra trong 1 phút. Bình thường là 16 – 20


lần/phút. Trong hoạt động thể lực lên đến 30 – 40 lần/phút.

+ Thể tích hô hấp: là lượng không khí qua phổi trong một lần thở. Thể
tích trung của mỗi người 250 – 700 ml. Hoạt động nặng lên đến 2,5 lít.
71

+ Thông khí phổi: là lượng khí đi qua phổi trong 1 phút. Thông khí phổi
bằng thể tích hô hấp với tần suất hô hấp.

+ Dung tích sống: là lượng khí tối đa mà con người có thể thở ra sau khi
hít vào hết sức. Người bình thường là 2,5 – 3,5 lít, đối với VĐV trình độ cao
lên đến 7 – 9 lít.

3.3. Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực

3.3.1. Kỹ năng vận động

Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động
đều gọi là phản xạ.

Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra
đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở
của các hành vi bản năng.

Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều
kiện, có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống,
những phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.

Ví dụ: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông reo
và lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con chó đã
có phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông.

=> Như vậy phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập luyện ->
xây dựng phản xạ.

Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các phản
xạ có điều kiện. Ở con người có thể hình thành những phản xạ có điều kiện rất
phức tạp: phản xạ này dựa trên phản xạ kia. Đặc biệt có thể xây dựng các phản
xạ có điều kiện ở con người dựa trên các tín hiệu đặc biệt như: Lời nói và chữ
viết. Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng là các phản xạ. Khi con
72

người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh rất hạn chế. Phần lớn các
động tác vận động là phản xạ có điều kiện. Tức là được hình thành trong quá
trình sống, hoặc do tập luyện.

Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống
các phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động
tác có ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.

Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo cơ
chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.

Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện
một cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy,... là
các kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ
năng vận động.

- Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa,
tập trung và tự động hóa.

+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa
hình thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết
cũng tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động
thừa, không tinh tế.

+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn tập
trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên
vỏ não, cần thiết cho vận động.

Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động tác
trở nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã được
hình thành tương đối ổn định.

+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động
được củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý
73

của ý thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau
cùng một lúc.

3.3.2. Các tố chất vận động

Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có lúc
phải vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương đối nhỏ,
có lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các
mặt khác nhau của khả năng vận động. Các mặt khác nhau của khả năng vận
động được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.

Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh,
sức mạnh, sức bền và khéo léo.

Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện
riêng lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong các hoạt động thể
lực cụ thể, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện rõ hơn, quyết
định thành tích của toàn bộ hoạt động.

VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền

Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận động.
Sự hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển
của các tố chất vận động. Và ngược lại kỹ năng vận động góp phần làm cho các
tố chất vận động được hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn.

3.3.2.1. Sức mạnh

Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp.

Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều
khiển sự co cơ và vào số lượng các đơn vị chứa trong cơ. Để phát huy được sức
mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn vị vận động tham
gia vào hoạt động.
74

Phát triển sức mạnh sẽ làm tăng độ dày (tiết diện ngang) của cơ, hoàn
thiện cấu tạo và quá trình hóa học xảy ra trong cơ. Tập luyện đặc có thể làm
tăng sức mạnh lên 3 – 4 lần so với mức ban đầu.

Tuy nhiên hưng phấn phải không lan tỏa quá rộng để không kích thích
các nhóm cơ đối kháng. Các quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ cũng có vai
trò quan trọng trong cơ co mạnh.

Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh: cần phải có số lượng lớn cơ tham
gia co một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía (cơ hưởng
ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng.

3.3.2.2. Sức nhanh (tốc độ)

Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất.

- Hình thức biểu hiện của sức nhanh:

+ Hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh bao gồm: (1) Thời gian
tiềm tàng của phản ứng. Đó là thời gian từ khi kích thích đến khi có phản ứng
trả lời. (2) Thời gian của động tác lẻ. (3) Tần số động tác.

+ Hình thức biểu hiện phức tạp của sức nhanh là kết quả của các thử
nghiệm vận động và bài tập thể thao tốc độ như: chạy ngắn, tần số đánh bóng,
tốc độ đập bóng,…

Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh nêu trên, các quá trình hưng
phấn và các phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật nhanh,
các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao.

Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ với
nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ.

Các cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và tốc
độ lan tỏa hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng
75

cường tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng
cơ.

Trong quá trình tập luyện sức nhanh phát triển tương đối chậm so với
sức mạnh và sức bền. Lứa tuổi tốt nhất là tuổi thanh thiếu niên.

3.3.2.3. Sức bền

Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả
năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động
cơ bắp kéo dài.

Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp
giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng
của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm
bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể.

Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển của
tim mạch và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể
và khả năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng
có và không có oxi; đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến
nội tiết.

3.3.2.4. Khéo léo

Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều
kiện môi trường thay đổi.

Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy, mức
độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc
độ xử lý thông tin và hình thành các chương trình hành động.

Tố chất khéo léo phụ thuộc tất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố
chất khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
76

Tập luyện TD, TT có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động. Các
tố chất vận động có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển. Vì vậy khi
hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng biến
đổi theo. Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu tập luyện thường
xuyên.

Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đối với việc
phát triển một tố chất vận động.

VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền
trong chạy cự ly.

Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng phát
triển, các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức nhanh sẽ giảm
sớm nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền.

Các tố chất thể lực giáo động trong khoảng 15 – 30% trong ngày đêm.
Tố chất vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.

3.3.3. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường

Sự vận động trong quá trình GDTC, về bản chất là nhằm làm cho cơ thể
thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng sức
nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể.

Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình thái,
chức năng trong cơ thể có thẻ biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự điều khiển
phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.

Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TD, TT xảy ra hầu như
trong tất cả các cơ quan và tổ chức cơ thể.

Ví dụ: Thần kinh cơ, cơ, xương, tim, phổi,…


77

Toàn bộ những biến đổi thích nghi với hoạt động thể lực đó có ý nghĩa
quan trọng và quyết định đối với sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường
xung quanh luôn luôn thay đổi...

Các bài tập thể lực không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe và khả
năng làm việc của con người. Mà tập luyện thể lực còn có ý nghĩa to lớn trong
việc nâng cao sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường và là yếu tố quyết
định đến sự sống.
78

Chương 4. Vệ sinh tập luyện và phòng chống chấn thương


trong tập luyện thể dục, thể thao

4.1. Vệ sinh trong tập luyện thể dục, thể thao

4.1.1. Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện

Vệ sinh là khoa học về sức khỏe và xây dựng các điều kiện thích hợp
nhằm tăng cường sức khỏe cho con người, đề phòng bệnh tật.

Mục đích của vệ sinh là nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường sống
và lao động đối với sức khỏe, đảm bảo điều kiện tối ưu để duy trì sức khỏe và
kéo dài tuổi thọ.

Để thực hiện mục đích trên, vệ sinh học phải giải quyết các nhiệm vụ và
nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe và khả năng
hoạt động của con người.

Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các tiêu chuẩn, quy định và các biện
pháp vệ sinh để khắc phục tác hại của môi trường đối với cơ thể con người.
Xây dựng tiêu chuẩn, quy tắc nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể đối với
những ảnh hưởng xấu của môi trường, nhằm nâng cao sức khỏe và khả năng
làm việc.

Trong quá trình phát triển vệ sinh học chia ra làm nhiều phân môn để giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể như: vệ sinh lao động, vệ sinh học đường, vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh TD, TT,…

Vệ sinh TD, TT, nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường đối với
cơ thể người tập có vị trí rất quan trọng trong quá trình GDTC.

Các kiến thức vệ sinh học không chỉ góp phần hạn chế những ảnh hưởng
xấu của môi trường đối với cơ thể người tập, mà còn tạo cơ sở khoa học để sử
79

dụng các yếu tố môi trường nhằm làm tăng hiệu quả tập luyện, nâng cao trạng
thái sức khỏe chung và đề phòng chấn thương.

Trong quá trình GDTC, sinh viên cần phải nắm vững các kiến thức về vệ
sinh các nhân và vệ sinh công cộng, biết cách sử dụng có hiệu quả các kiến thức
ấy trong sinh hoạt, học tập và sản xuất, nhất là trong việc tổ chức các hoạt động
TDTT quần chúng, trong điều kiện hoạt động nghề nghiệp.

Vệ sinh TD, TT bao gồm các các phần vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, vệ sinh sân bãi dụng cụ TD, TT và các phương pháp vệ sinh nhằm hồi
phục và nâng cao khả năng làm việc.

4.1.2. Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh các nhân bao gồm các vấn đề sắp xếp thời gian biểu hàng ngày,
vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục. Những kiến thức về các quy tắc và yêu cầu
vệ sinh cá nhân rất cần thiết đối với mỗi con người. Nó không chỉ có ý nghĩa
cá nhân, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Bởi vì, mỗi cá nhân đều gắn bó hữu
cơ với xã hội, bỏ qua các yêu cầu vệ sinh cá nhân có thể làm lan truyền các
bệnh dịch trong tập thể.

Vệ sinh cá nhân, về bản chất là xây dựng được một lối sống vệ sinh lành
mạnh, mà nội dung chính của nó là sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi,
có vệ sinh tập luyện TD, TT, vệ sinh ăn uống, vệ sinh ngủ, vệ sinh thân thể,
trang phục, khắc phục các thói hư tật xấu.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi dựa trên một
quy luật quan trọng của tự nhiên đó là nhịp sinh hóa.

Tất cả các quá trình sống đặc trưng cho sinh vật đều biến đổi có tính nhịp
điệu. Nhiều chức năng của cơ thể, kể cả khả năng hoạt động thể lực biến đổi
tuân theo quy luật nhịp đêm ngày, đêm. Các công trình nghiên cứu cho thấy
80

rằng khả năng hoạt động thể lực thể hiện kém nhất là từ 2 đến 5h và từ 12 đến
14h, mạnh nhất là từ 8 đến 12h và từ 14 đến 17h hàng ngày.

Sắp xếp cố định thời gian biểu hàng ngày là chính để đảm bảo các quy
tắc nhịp sinh học đó của cơ thể, tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể hoạt động và
hồi phục, nâng cao khả năng lao động và tập luyện.

Duy trì thời gian biểu cố định hàng ngày là điều kiện quan trọng để làm
việc có hiệu quả và kinh tế. Thời gian biểu đó làm cho cơ thể kịp thời phát huy
các khả năng dự trữ của mình để hoạt động theo quy luật phản xạ có điều kiện.

Do điều kiện sống sinh hoạt và lao động khác nhau , khó có thể xây
dựng một thời gian biểu chung cho mọi người. Song các nguyên tắc vệ sinh cơ
bản của thời gian biểu hàng ngày phải được đảm bảo đầy đủ. Đó là những
nguyên tắc sau:

+ Hàng ngày ngủ dậy một giờ nhất định; Có tập thể dục buổi sáng và làm
vệ sinh cá nhân (Rửa mặt, đánh răng, tắm rửa,..)

+ Ăn vào một giờ nhất định, không ít hơn 3 bữa 1 ngày.

+ Học tập và làm việc hàng ngày vào những giờ nhất định.

+ Tập luyện TD, TT hợp lý, ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần 2 tiếng.

+ Hàng ngày ngủ ít nhất 8 tiếng, đi ngủ vào một giờ nhất định.

Trong thời gian biểu hàng ngày cần phải dành thời gian cho nghỉ ngợi.
Việc xây dựng và thực hiện thời gian biểu hàng ngày có ý nghĩa to lớn trong
việc giáo dục và rèn luyện ý chí, tính tổ chức và kỷ luật.

4.1.2.1. Vệ sinh giấc ngủ

Giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt trong thời gian biểu hàng ngày. Giấc ngủ là
một loại nghỉ ngơi cơ bản và không có gì thay thế được. Thiếu ngủ có hại cho
cơ thể còn hơn thiếu ăn.
81

Thí nghiệm các con chó cho thấy rằng: chó có thể nhịn ăn 25 ngày mà
vẫn sống, nhưng nếu không được ngủ 5 ngày thì chúng sẽ chết.

Trong khi ngủ, toàn bộ hoạt động sống của cơ thể thay đổi. Hệ thần kinh
không phản ứng với các kích thích, tim đập chậm đi, huyết áp giảm, tần số hô
hấp giảm, cơ bắp thả lỏng, trao đổi chất giảm.

Vì vậy năng lượng tiêu hao giảm đi, trong cơ thể xảy ra các quá trình hồi
phục, nhất là trong các tế bào thần kinh, cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và
khả năng làm việc được hồi phục lại.

Không nên đi ngủ ngay sau khi công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng.

VD: Sau khi tập hoặc thi đấu TD, TT, tốt nhất là trước khi đi ngủ nên
làm một việc gì đó nhẹ nhàng hoặc dạo chơi, đọc vài trang sách. Phòng ngủ
phải thoáng và sạch sẽ.

Giấc ngủ phải đủ dài và liên tục vào đúng thời gian nhất định để tạo ra
thói quen buồn ngủ khi đúng giờ. Tốt nhất là đi ngủ sớm để dậy sớm.

Yên tĩnh là điều kiện rất cần thiết để có giấc ngủ tốt. Tất cả các kích thích
như ánh sáng, tiếng động đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thiếu ngủ thường xuyên
làm suy nhược tế bào thần kinh, giảm khả năng làm việc và sức đề kháng của
cơ thể. Thời gian ngủ phụ thuộc và nhiều yếu tố như tuổi, trạng thái sức khỏe,
đặc điểm cá nhân. Đối với người lớn tuổi thời gian ngủ trung bình phải độ 8
tiếng 1 ngày.

4.1.2.2. Vệ sinh ăn uống

Về bản chất không phải ăn uống nhiều và ngon là hợp lý, ăn uống hợp lý
bao gồm lựa chọn thức ăn, đồ uống theo các quy tắc vệ sinh do điều kiện khó
khăn về kinh tế hiện nay, nhiều người quan niệm rằng đủ ăn là tốt lắm rồi, đề
cập đến vấn đề vệ sinh ăn uống là không cần thiết.
82

Đó là một quan niệm hoàn toàn sai và không khoa học. Ngược lại, chính
do còn có nhiều khó khăn nên việc lựa chọn thức ăn càng cần thiết hơn vì nó
cho phép chúng ta phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của thức ăn, mà trong điều
kiện hạn chế chúng ta có thể sử dụng hàng ngày.

Cơ sở khoa học của việc lựa chọn thức ăn là tức ăn phải có một tỷ lệ tối
ưu các chất dinh dưỡng cơ bản, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Tức là đảm bảo đủ chất đạm động vật và thực vật (60% và 40%), mỡ
động vật và thực vật (80% và 20%), Đường và các chất đơn giản như rau (70
và 30%), ngoài ra còn có thêm muối khoáng, vitamin, nước,…

Sau các hoạt động trí óc và cơ bắp căng thẳng cần phải bổ sung vào bữa
ăn thêm đường và vitamin.

Cần phải ăn đúng vào một giờ nhất định để tạo ra phản xạ tiết dịch nhằm
đảm bảo tiêu hóa tốt thức ăn, ăn trước khi tập luyện ít nhất là 2 giờ và sau tập
luyện 30 – 40 phút.

Ăn tốt nhất là 3 bữa một ngày: sáng, trưa, chiều tối với tỷ lệ 20% – 40%
– 40 % khẩu phần ăn hàng ngày.

Ăn chiều tối phải trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, nên ăn thức ăn dễ tiêu
hóa bởi vì khi ngủ tiêu hóa chậm lại, thức ăn bị lưu lâu trong đường tiêu hóa,
dễ lên men làm rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra ăn quá nhiều và ăn muộn làm cho
ngủ không tốt, ảnh hưởng đến khả năng làm việc ngày hôm sau.

Khi ăn không tập trung chú ý vào việc khác. Không đọc sách báo, những
câu chuyện trao đổi khi ăn phải nhẹ nhàng, không gây căng thẳng và xúc động
quá mức vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Khi ăn không nên ăn vội, thức ăn phải nhai kỹ. Các gia vị có tác dụng rất
tốt để kích thích tiêu hóa nhưng không sử dụng chúng quá nhiều. Thức ăn không
nên quá nóng cũng như quá lạnh và phải được chế biến vệ sinh, dễ tiêu hóa.
83

Thức ăn phải đủ để duy trì năng lượng. Năng lượng đo thức ăn cung cấp
phải tương ứng với năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên ăn quá nhiều cũng không
có lợi vì sẽ dẫn tới hiện tượng béo bệu, làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm
phát sinh một số bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.

Uống nước cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong chế độ ăn uống hợp lý.
Nhu cầu một người cần khoản 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Đối với những người lao động nặng và tập luyện TD, TT nhu cầu đó còn
cao hơn nữa. Uống nước quá nhiều cũng có hại cho cơ thể. Lượng nước thừa
làm bài tiết mồ hôi, tăng trọng tải cho tim và thận. Nhất là uống nhiều nước
trước khi ngủ.

Cần lưu ý rằng uống nước không làm giảm cảm giác khát ngay lập tức
vì nước chỉ thấm vào máu và các tổ chức khác sau 10 – 15 phút, vì vậy khi khát
nên súc miệng rồi uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Trong mùa hè, trước và sau các
buổi tập ra nhiều mồ hôi nên pha thêm ít muối vào nước – uống để bù lại số
muối bị bài tiết ra cùng mồ hôi.

4.1.2.3. Vệ sinh thân thể

Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm cho cơ thể hoạt động tốt, tăng
cường quá trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc, chân tay và
đề phòng bệnh tật.

- Chăm sóc da:

Da là cơ quan phức tạp và quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức
năng như: bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, bài tiết sản phẩm trao đổi chất,
điều hòa thân nhiệt.

Ở da có rất nhiều tận cùng thần kinh, vì vậy nó đảm bảo nó đảm bảo việc
cung cấp cho cơ thể thông tin thường xuyên về tác động của nhiều yếu tố môi
trường.
84

Tất cả các chức năng nêu trên của da chỉ hoạt động bình thường nếu da
khỏe và sạch. Da bẩn và có bệnh ảnh hưởng xấu tới trạng thái sức khỏe chung
của con người.

Cách chăm sóc da cơ bản là tắm rửa thường xuyên, ít nhất là 3 – 4 ngày
một lần. Các bộ phận bẩn nhiều như cổ, mặt cần phải rửa mỗi buổi sáng và
trước khi đi ngủ, chân tay phải được rửa thường xuyên.

Sau mỗi buổi tập TD, TT nhất thiết phải tắm. Tắm không chỉ làm sạch
thân thể mà còn có tác dụng hồi tỉnh đối với hệ thần kinh tim – mạch, tăng
cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình hồi phục. Hiệu quả hồi phục sau khi tắm
sẽ cao nếu được kết hợp với xoa bóp nhẹ.

Trong một số môn thể thao cần phải chú ý đặc biệt đến việc chăm sóc
tay và chân. Tập luyện thể thao dụng cụ có thể tạo ra các vết chai ở tay. Để đảm
bảo cần phải sử dụng bọc bảo vệ. Khi đã có chai tay, có thể cắt vết chai bằng
dao mỏng sau đó bôi Vaseline y tế. Vết chai còn có thể hình thành ở chân nếu
đi giày chật.

- Chăm sóc răng miệng:

Để bảo vệ răng cần phải giữ răng thường xuyên sạch sẽ. Trước khi ngủ
và buổi sáng phải đánh răng bằng bàn chải. Sau khi ăn xong phải súc miệng.
Thức ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm hỏng lớp men răng. Nhất
thiết không dùng răng để cắn các vật cứng, mở nắp chai,…

- Vệ sinh trang phục:

Trang phục là để bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường và
tổ thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Quần áo phải nhẹ nhàng và thuận tiện,
tạo ra được vùng vi khí hậu cần thiết ngoài bộ phận cơ thể được che phủ.

Vì vậy trang phục phải đảm bảo các tính chất thoáng khí, giữ nhiệt, thấm
nước và các tính chất vật lý khác.
85

Trang phục phải phù hợp với các yêu cầu sử dụng và khí hậu cụ thể.
Trang phục TD, TT có các yêu cầu đặc thù phụ thuộc vào tính chất tập luyện
và yêu cầu của luật thi đấu trong từng môn thể thao. Nó phải nhẹ và không cản
trở hoạt động của cơ thể, thoáng khí và thấm mồ hôi tốt.

Trang phục tập luyện TD, TT chỉ nên sử dụng trong tập luyện và thi đấu.
Chúng phải sạch sẽ, đẹp, có màu sắc phù hợp.

- Khắc phục những thói quen xấu:

Các thói nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia và các chất ma túy rất có
hại đối với sức khỏe và khả năng làm việc. Đối với những người tập luyện TD,
TT các thói nghiện ảnh hưởng rõ rệt trực tiếp đến thành tích thi đấu. Các thói
nghiện hoàn toàn trái ngược với công tác GDTC.

+ Tác hại của thói nghiện thuốc lá:

Trong khói thuốc lá, kể cả đã qua đầu lọc chứa nhiều chất độc như ni-
cô-tin, đi-ô-xít các-bon v.v... đặc biệt là ni-cô-tin. Nhiều số liệu nghiên cứu đã
cho thấy nghiện thuốc lá ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Người nghiện thường
đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, khả năng làm việc trí óc và chân tay đều giảm.

Hút thuốc gây ra nhiều bệnh về tim mạch và hô hấp, kể cả ung thư. Thống
kê đã chứng minh 95% trường hợp ung thư đường hô hấp là do hút thuốc lá.
Thuốc lá có tác hại lớn đối với người tập luyện TD, TT ngoài chức năng tim
mạch và hô hấp, nó còn làm giảm tốc độ phản xạ, làm rối loạn khả năng phối
hợp động tác.

+ Tác hại của nghiện bia rượu:

Nghiện rượu, bia và các đồ uống có cồn khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe
và khả năng làm việc rõ rệt. Cồn trong rượu, bia tuy lưu lại trong máu không
lâu, song ở các cơ quan quan trọng như não, tim, gan cồn có thể tồn tại lại từ
28 giờ đến 15 - 16 ngày.
86

Tác hại của rượu, bia đầu tiên ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương.
Một lượng rất nhỏ rượu, bia đủ làm rối loạn sự cân bằng giữa các quá trình
hưng phấn và ức chế trong não do chúng hạn chế quá trình ức chế. Vì vậy, sự
hưng phấn sau khi uống rượu, bia hoàn toàn không phải do quá trình hưng phấn
được kích thích mà là do quá trình ức chế trong não bị sút kém.

Sự hưng phấn do rượu, bia gây nên chỉ là hưng phấn giả. Sau khi uống
rượu bia, khả năng trí óc giảm. Người uống rượu bia không thể suy nghĩ nhanh,
không tập trung, dễ phạm sai lầm. Khả năng làm việc cơ bắp cũng bị rối loạn,
tốc độ phản xạ vận động giảm, lực co cơ giảm. Độ chính xác của động tác giảm
rõ rệt do sự phối hợp giữa các cơ bị rối loạn.

Uống rượu bia là nguyên nhân của rất nhiều tai nạn trong sản xuất cũng
như trong sinh hoạt. Người nghiện rượu bia sẽ dẫn đến rối loạn nặng nề về cơ,
hệ tim mạch, gan, đường tiêu hoá và các cơ quan khác. Xơ gan do nghiện rượu
gây ra có tỷ lệ tử vong cao. Nghiện rượu là nguyên nhân gây tử vong cao, đứng
thứ ba trong tất cả các nguyên nhân, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

Rượu bia làm giảm hiệu quả tập luyện TD, TT. Tốc độ của vận động viên
giảm 20% sau khi uống nửa lít bia và thành tích thi đấu giảm 20 - 30%,... Nói
chung toàn bộ các tố chất thể lực và kỹ năng vận động đều giảm sút ở các mức
độ khác nhau dưới tác động của rượu và bia.

4.1.3. Các yêu cầu về vệ sinh đối với địa điểm và dụng cụ tập luyện thể
dục, thể thao

Tập luyện TD, TT là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức lao
động khoa học. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động và
tăng cường sức khỏe.
87

Các hình thức tập luyện TD, TT được tiến hành ở các địa điểm khác
nhau, nhưng các địa điểm đó phải thỏa mãn các điều kiện vệ sinh tập luyện, cụ
thể là:

Phải đủ rộng, có thể thực hiện đầy đủ các nội dung của bài tập một cách
thoải mái.

- Không có khả năng gây ra chấn thương cho người tập.

- Không khí thoáng mát, không chứa khí độc.

- Lượng bụi ít hơn tỷ lệ 1mg bụi/ lm3 không khí.

- Tiếng ồn phải nhỏ hơn 70 đê-xi-ben.

- Độ ẩm không cao hơn so với không khí bên ngoài.

- Bề mặt phải bằng phẳng, không trơn và thoát nước tốt khi trời mưa.

* Về dụng cụ tập luyện thể dục thể thao:

Dụng cụ yêu cầu phải đặt tiêu chuẩn quy định về hình dáng, trọng lượng
và chất liệu vật liệu. Tốt nhất nên sử dụng các dụng cụ được sản xuất theo tiêu
chuẩn. Dụng cụ tập luyện TD, TT phải phù hợp với lứa tuổi và giới tính của
người tập.

4.1.4. Các biện pháp vệ sinh bổ trợ nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe
và khả năng làm việc

Để nâng cao sức khoẻ và khả năng làm việc ngoài các biện pháp cơ bản
là thời gian biểu hàng ngày hợp lý, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện TD,
TT thường xuyên còn có một số biện pháp khác cũng có tác dụng tốt đối với
các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể.

Các biện pháp đó được gọi là các biện pháp vệ sinh bổ trợ. Đó là các biện
pháp: Tắm, rửa bằng nước khác nhau, xông hơi, xoa bóp, thở không khí ion hoá
88

các loại, tắm điện, sử dụng dược phẩm. Nhưng sử dụng phổ biến, an toàn là
phương pháp xoa bóp.

Xoa bóp có thể người khác xoa bóp cho mình hoặc tự mình xoa bóp. Đó
là biện pháp hồi phục và nâng cao khả năng làm việc hữu hiệu, được sử dụng
từ lâu trong y học. Tác dụng xoa bóp tác động lên cơ quan cảm thụ thần kinh
nằm trong da và dây chằng, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thần kinh.

Thông qua đó có thể làm biến đổi trạng thái chức năng của tất cả các cơ
quan trong cơ thể Tăng cường tuần hoàn, hô hấp, tăng cường khả năng hoạt
động cơ bắp, cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng cho cơ, dây chằng, tăng độ
linh hoạt của khớp. Làm cho cơ thể sau khi xoa bóp cảm giác khoan khoái, khả
năng hồi phục nhanh hơn.

Xoa bóp và tự xoa bóp được chia ra làm các loại hình khác nhau:

+ Xoa bóp mỹ dung.

+ Xoa bóp vệ sinh.

+ Xoa bóp TT.

Xoa bóp có thể tiến hành trên toàn thân hoặc một bộ phận của cơ thể (cục
bộ). Các kỹ thuật xoa bóp (động tác xoa bóp) gồm có: xoa vuốt, xoa xát, bóp
lăn, ấn, nhào bóp, vê véo, miết búng, đấm, rung, cử động tích cực, tiêu cực.

Khi tự xoa bóp có thể sử dụng các kỹ thuật xoa vuốt, xát, bóp, nhào bóp,
miết, rung, cử động các khớp.

Các động tác kỹ thuật xoa bóp cần được tiến hành theo một trình tự nhất
định. Thường bắt đầu bằng xoa vuốt, sau đó đến xát bóp, tiếp theo là nhào bóp
đấm rung. Giữa các động tác xoa bóp và cuối buổi xoa bóp thường dùng động
tác xoa vuốt.
89

Xoa bóp nếu động tác chậm và nhẹ nhàng sẽ có tác dụng an thần, cơ thể
thư giãn, do đó bớt đau. Trái lại nếu thao tác mạnh và nhanh sâu có thể làm cơ
cứng lên, co lại kích thích cơ thể.

- Kỹ thuật xoa bóp chia một cách tương đối làm 2 loại:

+ Xát, bóp, ấn nhẹ từ từ, vê và rung nhẹ.

+ Loại động tác kích thích như rung mạnh, chém, đấm, vỗ, véo hoặc chà
xát mạnh, lắc cả khối cơ lớn.

- Khi tiến hành xoa bóp và tự xoa bóp cần chú ý đến các quy tắc sau:

+ Không xoa bóp khi bị sốt cao, khi có bệnh viêm nhiễm đang tiến triển,
khi chảy máu, hay đe dọa chảy máu, khi có bệnh ngoài da, khi mệt mỏi quá
sức.

+ Xoa bóp phải tiến hành theo chiều từ ngoài vào trong, theo đường bạch
huyết ở khuỷu tay, nách, đầu gối, bẹn. Không xoa bóp lên các đường bạch
huyết.

+ Khi xoa bóp bộ phận được xoa bóp phải thả lỏng hoàn toàn và cởi bỏ
hết quần áo.

+ Tự xoa bóp toàn thân, bắt đầu từ bàn chân, bắp chân, lên đầu gối, lên
đùi, mông sau đó đến lưng, cổ, đầu, ngực, bụng, cuối cùng là hai bàn tay.

+ Trước khi xoa bóp phải rửa tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, người được
xoa bóp phải tắm rửa sạch sẽ. Nơi xoa bóp phải thoáng mát, tránh gió lùa.

Thời gian và kỹ thuật xoa bóp có thể biến đổi tùy thuộc vào mục đích
xoa bóp và đặc điểm của người được xoa bóp.

4.2. Phòng chống chấn thương trong tập luyện thể dục, thể thao

Là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện TD, TT.
90

Chấn thương thể thao khác với các chấn thương trong sinh hoạt và lao
động ở chỗ nó có liên quan trực tiếp với các nhân tố và điều kiện tập luyện TT
như các môn TT, kế hoạch huấn luyện, động tác kỹ thuật, trình độ tập luyện...

4.2.1. Nguyên nhân của chấn thương

Nguyên nhân gây ra chấn thương TT có rất nhiều. Dựa vào các tư liệu
nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân chấn thương TT ở trong nước và ngoài
nước hiện nay, có thể phân thành hai mặt: Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân
tiềm ẩn (nguyên nhân dẫn dắt).

- Nguyên nhân cơ bản (nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân chung):

+ Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng

+ Thiếu sót trong khởi động.

+ Trình độ huấn luyện kém.

+ Trạng thái cơ thể không tốt.

+ Phương pháp tổ chức không thoả đáng.

+ Vi phạm quy tắc TT.

+ Sân bãi dụng cụ, trang phục không phù hợp yêu cầu vệ sinh an toàn,
khí hậu thời tiết xấu.

- Nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương (Nguyên nhân dẫn dắt):

Nguyên nhân dẫn dắt của chấn thương là do hai nhân tố tiềm ẩn về sinh
lý, giải phẫu của các bộ phận cơ thể nào đó và đặc điểm kỹ thuật của bản thân
môn TT quyết định. Chỉ khi có sự tác động của nguyên nhân trực tiếp thì những
yếu tố tiềm ẩn này mới trở thành nguyên nhân dẫn tới chấn thương.

Có rất nhiều nhân tố nội tạng khác nhau và quy luật phát sinh chấn
thương của mỗi nhân tố này cũng rất khác nhau.
91

+ Đặc điểm giải phẫu sinh lý.

+ Đặc điểm về lứa tuổi.

+ Đặc điểm của kỹ thuật bản thân môn TT.

4.2.2. Nguyên tắc đề phòng chấn thương

- Tăng cường giáo dục về mục đích của TD, TT:

+ Hiểu những kiến thức có liên quan về vấn đề chấn thương.

+ Tăng cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật.

- Sắp xếp hợp lý quá trình tập luyện và thi đấu:

Tìm hiểu kỹ trọng tâm và những nội dung khó của buổi tập. Đối với
những nội dung khó nắm vững, những khâu mà người tập dễ mắc sai lầm hoặc
những động tác có nhiều nguy cơ xảy ra chấn thương thì phải có sự chuẩn bị,
dự phòng tốt để đảm bảo an toàn cho tập luyện.

- Phải khởi động tốt:

Mục đích của khởi động là nâng cao tính hưng phấn của hệ thống các
trung khu thần kinh, tăng cường chức năng của các hệ thống cơ quan, khắc
phục tính ý sinh lý của các chức năng, chuẩn bị tốt khả năng cơ thể cho phần
tập luyện chính.

- Tăng cường bảo hiểm và tự bảo hiểm:

+ Bảo hiểm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chấn thương.

+ Người tham gia tập luyện TD, TT cần phải học được phương pháp tự
bảo hiểm.

- Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi dụng cụ:

+ Cần phải định kỳ tiến hành kiểm tra thể lực, sức khoẻ...
92

+ Cần phải tăng cường quan sát, kiểm tra y học và kiểm tra sức khỏe
định kỳ.

4.2.3. Một số trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong tập
luyện thể dục, thể thao

Sau một thời gian tập luyện hay thi đấu, người tập thấy những cảm giác
xấu trong thời gian dài như oải, mệt mỏi, khó ngủ, bực bội cùng với sự sút kém
của tình trạng sức khỏe (sụt cân, sức mạnh và sức bền giảm) thành tích vận
động giảm sút, ăn không ngon, tim đập mạnh kèm theo cảm giác nôn nao
choáng váng nhức đầu có khi muốn ngất thì cần phải đặc biệt lưu ý đó có thể
là dấu hiệu của tình trạng mệt mỏi quá sức, nó chứng tỏ thần kinh và cơ thể bị
suy nhược.

Ta phải lập tức giảm khối lượng tập hoặc nghỉ hẳn, kiểm tra theo dõi toàn
bộ cơ thể, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

4.2.3.2. Các trạng thái sinh lý và phản ứng của cơ thể trong tập luyện
thể dục, thể thao

Trong tập luyện TD, TT còn có thể xuất hiện một số trạng thái bệnh lý
như choáng, ngất, giảm đường huyết, căng thẳng, quá mức, viêm cơ cấp tính,
say nắng, vv…

Nguyên nhân các bệnh lý này là do vi phạm các nguyên tắc tập luyện và
vệ sinh cơ bản. Sinh viên tham gia tập luyện TD, TT cần nắm vững các đặc
điểm chủ yếu của những trạng thái này để biết cách đề phòng và xử lý chúng
một cách có hiệu quả.

a. Hiện tượng cực điểm và phương pháp khắc phục

- Khái niệm:
93

Cực điểm là hiện tượng xuất hiện trong quá trình hoạt động thể lực căng
thẳng kéo dài, sau khi hoạt động vài phút trong cơ thể xuất hiện một trạng thái
sinh lý tạm thời.

- Những biểu hiện của trạng thái cực điểm:

+ Khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, người tập muốn bỏ cuộc.

+ Người tập thở nhanh, mặt và người nóng ran, mạch tăng nhanh, hàm
lượng CO2 trong máu tăng, độ PH giảm, mồ hôi ra nhiều, chân không muốn
bước.

- Nguyên nhân:

Do sự rối loạn điều hòa chức năng tạm thời, do nhu cầu của các cơ rất
cao mà khả năng vận chuyển O2 chưa kịp đáp ứng.

- Biện pháp khắc phục:

+ Để khắc phục cực điểm chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực ý chí rất lớn của
người tập, lòng kiên trì, sự động viên, động cơ tập luyện và thi đấu.

+ Người tập vẫn tiếp tục hoạt động thì cơ thể thể sẽ chuyển sang dễ chịu
trở lại bình thường, hít thở sâu, giảm tần số bước chạy.

Đây gọi là trạng thái hô hấp lần hai khi thoát hiện tượng cực điểm.

b. Hiện tượng chuột rút và biện pháp khắc phục

- Khái niệm:

Hiện tượng chuột rút là hiện tượng co cứng cơ không tự duỗi ra được.
Trong tập luyện và thi đấu TD, TT thường gặp ở các nhóm cơ: Tam đầu cẳng
chân, ngón chân, ngón tay, cơ bụng. v.v…

- Nguyên nhân:

+ Do lạnh mạch máu co, tính thẩm thấu giữa các bó cơ với nhau giảm.
94

+ Do ứng đọng axit Lactic tích tụ nhiều trong cơ.

+ Do tập luyện và thi đấu với cường độ quá lớn.

- Triệu chứng lâm sàng:

Cơ bị co cứng lại không duỗi ra được khi sờ vào thấy cứng và rất đau.

- Phương pháp xử lý:

+ Kéo dãn cơ tối đa cho đến khi cơ không thể co lại được nữa.

+ Xoa bóp để giảm hàm lượng axit lactic trong cơ.

c. Hiện tượng choáng trọng lực và biện pháp khắc phục

- Khái niệm:

Hiện tượng choáng trọng lực là một loại bệnh cấp tính xảy ra sau khi
chạy về đích, người tập ngã và tạm thời mất tri giác trong thời gian ngắn.

- Nguyên nhân:

Trong hoạt động thể lực với cường độ lớn, lượng máu rất lớn được tuần
hoàn về tim do sự co bóp của cơ bắp. Đôi khi dừng lại đột ngột sau khi hoạt
động với cường độ lớn, sự co bóp đẩy máu về tim bị gián đoạn làm cho não bị
thiếu máu do máu bị tụ lại ở tứ chi nhiều. Làm cho cơ thể bị chóng mặt buồn
nôn.

- Triệu chứng:

Người tập thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mắt tối sầm lại, chân
không bước được, ngã vật ra, mặt tái xanh, mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt giảm,
mạch đập nhanh, mất tri giác trong thời gian ngắn.

- Phương pháp xử lý.

+ Đưa người tập vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo ra.

+ Cho người tập gối đầu thấp hơn cơ thể cho máu dồn về não.
95

+ Dùng khăn nhúng nước ấm lau trán, đầu.

+ Xoa bóp từ bàn chân lên giúp máu trở về tim một cách dễ dàng.

+ Cho người tập uống nước chè đặc để tăng hoạt động của tim.

- Đề phòng:

Khi về đích người tập không nên dừng đột ngột mà tiếp tục chạy thả lỏng
nhẹ nhàng một vài vòng sân.

Phải thường xuyên luyện tập TD, TT.

d. Hiện tượng say nắng và biện pháp khắc phục

- Khái niệm:

Say nắng là hiện tượng rối loạn cơ chế điều hòa nhiệt trong điều kiện tập
luyện với môi trường nắng và nóng gây nên.

- Nguyên nhân:

+ Do cảm nóng: Khi tập luyện mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng, độ
ẩm cao (trời oi) làm ảnh hưởng đến cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể, nhất là mất
thăng bằng sự điều tiết của hệ thần kinh.

+ Do cảm nắng: Do bức xạ trực tiếp của ánh nắng, tia hồng ngoại tới hệ
thống tim mạch của cơ thể đặc biệt là não, làm xung huyết não gây ra choáng
(nắng chiếu trực tiếp lên trán, gáy).

- Triệu chứng:

Cơ thể mệt mỏi, mặt đỏ, sốt và ù tai, đau đầu, mồ hôi ra nhiều, nặng hơn
là cảm giác vô hiệu lực toàn thân, thân nhiệt giảm, huyết áp giảm, mạch giảm.

- Biện pháp khắc phục:

+ Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới lỏng quần áo.
96

+ Cho nạn nhân uống một cốc nước chè đường đặc, hoặc cho uống 1 cốc
nước chanh pha chút muối.

+ Để nạn nhân nằm trong tư thế ngửa, đầu gối cao hoặc tư thế nửa nằm,
nửa ngồi.

+ Sử dụng khăn mặt ướt lau mặt và cơ thể, chườm lạnh lên trán.

+ Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự thì sử dụng phương pháp ấn huyệt Nhân
trung – huyệt Bách hội – huyệt Hợp cốc – huyệt Dũng tuyền. (hình 4.1)

e. Đau bụng trong luyện tập thể dục, thể thao

- Khái niệm

Đau bụng là một bệnh thường gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu
TD, TT như: Điền kinh, chạy cự ly trung bình, cự ly dài, Marathon, đua xe đạp.
97

- Nguyên nhân:

+ Do thở không đúng.

+ Do trình độ tập luyện kém.

+ Do ăn no mà tập luyện và thi đấu ngay.

- Triệu chứng:

Lúc bình thường không đau, sau phần khởi động bước vào phần chuẩn
bị lại đau, nếu nghỉ tập thì không đau.

- Phương pháp xử lý:

+ Giảm tốc độ kết hợp thở nhẹ nhàng, dùng tay ấn vào chỗ đau.

+ Nếu không hồi phục thì phải dừng tập vì đây là do bệnh lý: viêm gan,
viên dạ dày tá tràng và đưa đến cơ sở y tế kiểm tra.

f. Hạ đường huyết và biện pháp khắc phục

Hạ đường huyết và choáng do hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý có


thể gặp trong luyện tập TD, TT. Do hàm lượng đường trong máu giảm xuống
mức tối thiểu. Hạ đường huyết hay gặp trong các hoạt động thể lực kéo dài chạy
việt dã, đua xe đạp đường trường.

Cũng có những trường hợp mới hoạt động thể lực đã bị do cơ thể hàm
lượng đường trong máu thấp (do bẩm sinh).

Dấu hiệu chính của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái,
mắt hoa, mồ hôi ra nhiều chóng mặt, mạch đập yếu, đồng tử dãn cảm giác đói
cồn cào, tri giác giảm sút, động tác rối loạn, trong các trường hợp nặng còn ra
mồ hôi lạnh, mất phản xạ co giật, hạ huyết áp.

- Đề phòng:
98

Cần phải tổ chức tiếp đường trong cự ly trong các cuộc thi đấu kéo dài,
Khi thấy có các dấu hiệu trên, nên cho người tập uống nước đường, ăn đường.
Khi bị ngất cần được cấp cứu ngay (tiêm glucose, thuốc trợ tim).

Các dấu hiệu đặc trưng cho trạng thái giảm đường huyết còn có thể thấy
trong trạng thái căng thẳng thể lực cấp tính, khi một người không đánh giá được
hết khả năng của mình cố thực hiện hoạt động quá sức về thời gian và cường
độ.

- Trong thời gian luyện tập TD, TT:

Ở tuần đầu có thể xuất hiện trạng thái viêm cơ cấp tính, do các sản phẩm
trao đổi chất tích lại nhiều trong cơ làm cho cơ bị “ngộ độc” cục bộ. Khi viêm
cơ cấp tính đau nhiều, có cảm giác đau cứng toàn thân, đôi khi sốt. Trường hợp
này giảm LVĐ tập luyện nhưng vẫn duy trì tập, nên ngâm hoặc tắm nước nóng
và áp dụng xoa bóp.

4.3. Cấp cứu chấn thương trong tập luyện thể dục, thể thao

Cấp cứu là việc xử lý mang tính tại chỗ, khẩn cấp, chính xác đối với sự
cố chấn thương phát sinh ngoài ý muốn hoặc đột ngột.

- Mục đích của cấp cứu:

Là để cứu tính mạng và chánh chấn thương tiếp, đề phòng miệng chấn
thương bị nhiễm trùng, giảm bớt sự đau đớn của người bị chấn thương, ngăn
ngừa bệnh nặng lên và tạo điều kiện để vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện...
điều trị tiếp.

4.3.1. Cấp cứu chảy máu

- Phương pháp giơ cao chi bị thương

- Phương pháp kẹp bằng hai ngón tay giữa


99

- Phương pháp băng ép

- Phương pháp gấp chi thêm đệm

4.3.2. Cấp cứu choáng

- Cho nghỉ ngơi yên tĩnh

- Cho uống nước

- Giữ ấm và tránh nắng nóng

- Phòng ngừa đường hô hấp bị trở ngại

- Chống đau

- Châm cứu, bấm huyệt

- Phương pháp huyệt đặc biệt

- Băng bó, cố định

4.3.3. Xử lý tại chỗ trường hợp sai khớp

Sai khớp là trạng thái diện khớp bị mất kết nối bình thường.

- Cách xử lý sai khớp:

Khi bị sai khớp, biện pháp lý tưởng là lập tức tiến hành thủ pháp phục
hồi khớp (kéo nắn đưa vào khớp) như vậy người chấn thương sẽ ít đau và tỷ lệ
thành công cao.

- Phương pháp cố định khớp khuỷu, khớp vai bị sai khớp:

+ Khi khớp vai bị sai trật, dùng 2 chiếc băng tam giác gấp thành băng
rộng, một khăn dùng để buộc treo cẳng tay còn khăn kia vòng qua cánh tay bên
bị chấn thương rồi buộc sang phía bên dưới nách của bên tay lành.
100

+ Khi khớp khuỷu bị sai trật, dùng nẹp bằng sắt uốn cong 1 góc độ thích
hợp đặt vào sau khuỷu tay rồi dùng băng quấn lại để cố định.

4.3.4. Thủ thuật hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Là một biện pháp lợi dụng các thao tác hô hấp nhân tạo để duy trì sự trao
đổi khí của cơ thể nhằm cải thiện trạng thái thiếu O2 đồng thời thải ra CO2,
thúc đẩy cơ quan hô hấp có thể tự chủ hô hấp.

- Phương pháp và thao tác: (hình 4.2)

+ Khi thao tác cần để người bị nạn nằm ngửa trên tấm gỗ cứng hoặc trên
mặt đất, người làm nhiệm vụ cấp cứu dùng hai bàn tay chống lên nhau. Cùi bàn
tay được đặt ở khu vực ranh giới giữa xương ngực với 1/3 ngoài xương sườn.

+ Đối với nạn nhân bị ngừng cả hô hấp và tim nên đồng thời tiến hành
cả hai việc hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim.

4.3.5. Cấp cứu nạn nhân bị đuối nước

Đuối nước là chỉ người bị nạn toàn thân chìm trong nước, đường hô hấp
bị nước bịt lại hoặc do họng bị co cứng dẫn tới ngạt thở mà choáng ngất dưới
nước.
101

- Cách xử lý: (hình 4.3)

Đối với người đuối nước sau khi được cứu đưa lên bờ, trước tiên nên
nhanh chóng làm sạch các chất đờm rãi và các vật còn đọng lại trong mồm, mũi
người bị đuối. Nếu có răng giả cũng cần phải tháo bỏ ra ngoài để tránh rơi vào
khí quản làm tăng thêm ngạt thở, nới rộng dây thắt lưng, cổ áo, tiếp đó tiến
hành biện pháp hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2009), Chấn thương và các bài tập phục hồi, Nxb TDTT.

2. Đặng Quốc Bảo (Chủ biên) (2008), Cơ sở khoa học của tập luyện TDTT vì
sức khỏe, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

3. Trần Thị Hạnh Dung, Quách Văn Tỉnh (2003), Giáo trình “Giải phẫu học
TDTT”, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

4. D. Harre - Chủ biên (1996), Học thuyết huấn luyện, Nxb Thể dục Thể thao,
Hà Nội.

5. Hoàng Thị Đông (2004), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb Thể dục Thể
thao, Hà Nội.

6. Lê Thị Hồng (2010), Tâm lý TDTT và Tâm lý sư phạm, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

7. Nông Thị Hồng (2005), Vệ sinh học TDTT, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

8. Nguyễn Mậu Loan (1997), Giáo trình “Lý luận và phương pháp giảng dạy
TDTT”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Sinh (2000), Lịch sử Thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao,
Hà Nội.

10. Phạm Thị Thiều (2004), Sinh lý học TDTT, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

11. Vũ Đức Thu (1996), Lý luận và phương pháp GDTC, Nxb Thể dục Thể
thao, Hà Nội.

12. Trường Đại học Thể dục thể thao 1 (2006), Lý luận và Phương pháp TDTT,
Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.
103

13. Trường Đại học Thể dục thể thao 1 (2003), Giáo trình “Sinh lý học thể dục
thể thao”, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

14. Kiều Thất Vinh, Nguyễn Hữu Bằng (2004), Lịch sử phong trào Olimpic,
Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

15. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/

16. https://tdtt.gov.vn/

You might also like