You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC THỂ THAO

NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO

BÁO CÁO CUỐI KỲ

LỊCH SỬ VÀ XÃ HỘI HỌC THỂ THAO

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH


THÀNH THỂ THAO HIỆN ĐẠI

GVHD: Phạm Thị Thắm

SVTH: Nhóm 8

Lớp: 01

TP. HỒ CHÍ MINH 4/2023


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được phép gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Thắm,
người giảng dạy thuộc khoa Khoa học thể thao trường đại học Tôn Đức Thắng đã
giúp đỡ, trau dồi kiến thức về lịch sử cũng như sự tác động to lớn của Thể thao đối
với xã hội để nhóm có thể học tập, phân tích và khám phá ra được nhiều điều mới
mẻ, có một cái nhìn khác hơn đối với thể thao tại Việt Nam.

Thể thao vẫn đang và sẽ tiếp tục phát triển bền vững, kéo theo sự thay đổi của xã
hội và nhiều nhân tố khác. Cũng vì thế, có thể trong bài báo cáo nhóm của nhóm em
sẽ không tránh khỏi những sai sót, thiếu sót. Mong rằng cô có thể thông cảm và góp
ý cho chúng em, giúp chúng em hoàn thiện báo cáo, cũng như rút kinh nghiệm cho
bản thân nhiều hơn nữa.

Kính chúc cô một lời chúc sức khỏe và tràn đầy niềm vui, sự ngưỡng mộ và yêu
mến của học trò trên con đường giảng dạy của cô.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

MÃ SỐ SINH TIẾN ĐỘ HOÀN


HỌ VÀ TÊN ĐIỂM
VIÊN THÀNH CÔNG VIỆC

Lê Minh Châu D2000381 100%

Mai Trúc Duyên D2000264 100%

Nguyễn Thạch Ngọc Thảo D2000160 100%

Trần Thị Minh Sinh D2100090 100%

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………...........................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

TP.HCM, ngày tháng năm 2022

Điểm Ký tên

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Ảnh minh họa............................................................................................10
Hình 2. Ảnh minh họa 2.........................................................................................14

5
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM....................................................................3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN............................................................................4

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................5

MỤC LỤC................................................................................................................6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỂ THAO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI..................7

1. Giới thiệu về thể thao hiện đại......................................................................7

1.1 Lịch sử của Olympic hiện đại.....................................................................7

1.2 Đặc điểm của thể thao hiện đại...................................................................7

1.3 Vai trò của thể thao hiện đại.......................................................................7

1.4 Tác động của các đặc điểm hiện đại hoá tới cơ cấu tổ chức của thể thao
hiện đại..................................................................................................................8

2. Giới thiệu về xã hội hiện đại.........................................................................9

2.1 Khái niệm...................................................................................................9

2.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học thể thao...........................9

KẾT LUẬN CHƯƠNG I.......................................................................................10

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ THAO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI.......11

1. Thể thao tác động tới xã hội hiện đại..........................................................11

2. Xã hội hình thành thể thao hiện đại.............................................................13

KẾT LUẬN CHƯƠNG II......................................................................................14

KẾT LUẬN BÁO CÁO CUỐI KỲ........................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................17


6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỂ THAO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1. Giới thiệu về thể thao hiện đại

1.1 Lịch sử của Olympic hiện đại


Thế vận hội Olympic hiện đại là một cuộc tranh tài ở nhiều môn thể thao khác nhau
giữa các nước trên toàn thế giới. Đây là một sân chơi vô cùng hấp dẫn và có uy tín, thu
hút được rất đông sự quan tâm của người hâm mộ trên thế giới Thế vận hội Olympic
hiện đại lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1896 tại Athens (Hy Lạp) và cha đẻ của
Thế vận hội Olympic hiện đại đó chính là Pierre de Coubertin.

1.2 Đặc điểm của thể thao hiện đại


 Thể thao hiện đại bao gồm các phạm vi của hoạt động nghề nghiệp thi đấu và
không thi đấu hoặc đơn giản tham gia tập luyện để nâng cao thành tích đến một
mức xã hội công nhận.
 Thể thao hiện đại là tất cả các dạng của hoạt động thể chất thông qua sự tham
gia có tổ chức hay ngẫu nhiên, với mục đích phát triển thể chất và sức khỏe tinh
thần, tạo ra các mối quan hệ trong xã hội
 Thể thao hiện đại mang mục đích là duy trì, cải thiện các kỹ năng và năng lực
thể chất, trau dồi các kỹ năng xã hội, rèn luyện sức khỏe, đem lại niềm vui,
hứng khởi cho những người tham gia (thường gọi là các vận động viên, bất kể ở
lứa tuổi nào, giới tính, trình độ, đẳng cấp nào) và mang đến sự giải trí cho người
xem

1.3 Vai trò của thể thao hiện đại


Thể thao ngày nay có một vai trò quan trọng trong việc định hình phương thức vận
hành của một xã hội. Hầu hết các giá trị đặc trưng cho thể thao không đơn thuần chỉ là
sự phản ánh của thế giới thể thao,mà còn phản ảnh cho cả xã hội nói chung. Cụ thể
 Thể thao là một phần tất yếu của cuộc sống con người.

7
 Thể thao được kết nối với những tư tưởng và ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống.
 Thể thao được kết nối chặt chẽ với các lĩnh vực cơ bản trong đời sống xã hội .

1.4 Tác động của các đặc điểm hiện đại hoá tới cơ cấu tổ chức của thể thao
hiện đại
1. Thế tục hóa.
Thế tục hóa là tiến trình lịch sử, qua đó tư duy tôn giáo mất đi sức mạnh và ảnh hưởng.
Đặc tính chủ yếu của thể thao hiện đại là hợp lý,khoa học và cần đo đếm được,quan
trọng nhất là được các cá nhân theo đuổi vì lợi ích riêng,chứ không phải bất cứ mục
đích tinh thần hay thần bí nào.
 Bình đẳng về cơ hội (thi đấu và điều kiện thi đấu).
 Phân biệt tầng lớp xã hội
 Phân biệt giới tính
 Phân biệt chủng tộc
2. Chuyên môn hóa cao .
Đặc tính của xã hội hiện đại là cách thức xã hội đòi hỏi gia tăng phân công lao động và
chuyên môn hóa các vai trò. Phân công lao động là chia quá trình sản xuất - kinh
doanh thành các bộ phận và giao cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực sở trường và
đào tạo của họ để nâng cao năng suất lao động .
Việc nâng cao vai trò chuyên môn cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm của nhiều
môn thể thao hiện đại.
3. Tiến trình hợp lý hóa.
Tập luyện thể thao được hợp lý hóa dần dần được xem như khoa học thể thao, với các
kiến thức dinh dưỡng, sinh lý học, y học và tâm lý học. Theo tư tưởng của những thế
hệ trước, thể thao được cho rằng chỉ là sức mạnh thể chất, không có ý nghĩa, tầm
thường và thấp kém, không xứng đáng với tiền bạc và công sức bỏ ra.
4. Tổ chức quan liêu.

8
Chế độ hành chính quan liêu là hình thức cơ cấu tổ chức được vận hành bởi nhiều
nhân viên làm việc do tổ chức quyền lực phân cấp. Mục tiêu của chế độ quan liêu là
bảo đảm được đạt mục tiêu hiệu quả.
Thể thao hiện đại được tổ chức và điều hành bởi một chuỗi cơ cấu hành chính, tức là
sẽ có nhiều tổ chức thể thao tham gia vào việc điều hành và giám sát các môn thể thao
trong thi đấu hơn.

2. Giới thiệu về xã hội hiện đại

2.1 Khái niệm


“Thế giới được tạo ra bởi các cá nhân và các hành động của họ, bởi mỗi quan hệ và lối
sống của họ". Thể thao đã, đang và sẽ là một phần của văn hóa và xã hội mà trong đó
chúng ta đang sống. Chính vì vậy mà xã hội học thể thao được định nghĩa như sau:

Xã hội học thể thao là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể thao và xã
hội. Nó xem xét và đánh giá ảnh hưởng của văn hóa đến thể thao, và ảnh hưởng của
thể thao đến văn hóa, cũng như mối quan hệ giữa thể thao và các lĩnh vực chính của
cuộc sống xã hội như: Chính trị, kinh tế tôn giáo, chủng tộc, giới tỉnh, truyền thông, và
thế hệ trẻ.

2.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học thể thao
 Thể thao ngày nay có một vai trò quan trọng trong việc định hình phương thức
vận hành của một xã hội.
 Hầu hết các giá trị đặc trưng cho thể thao không đơn thuần chỉ là sự phản ánh
của thế giới thể thao, mà còn phản ảnh cho cả xã hội nói chung.
 Những vấn đề tồn tại trong xã hội cũng sẽ tồn tại trong thể thao, đó là: Các
chuẩn mực, chủng tộc, sắc tộc, giới tính, giai cấp, tuổi trẻ, chính trị, tôn giáo và
kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải tiếp cận với các vấn đề xã hội như: Phân biệt
chủng tộc, phân biệt giới, sự bất bình đẳng được nhìn thấy trong xã hội cũng
như trong thể thao.
9
Ngoài ra, Thể thao là một một hiện tượng xã hội. Một số nghi vấn được đặt ra như:
 Tại sao có những môn thể thao được yêu thích trong xã hội này, nhưng lại
không được yêu thích ở xã hội khác? Ví dụ như môn bóng chày, đua ngựa ở
Nhật Bản rất nổi tiếng, nhưng tại Việt Nam thì gần như không có?
 Tại sao các sự kiện thể thao, các CLB thể thao lại được tổ chức và có cấu trúc
khác nhau?
 Tại sao thể thao có thể kết nối các thiết chế cơ bản của xã hội lại với nhau?
 Ai tài trợ cho thể thao, và tại sao tài trợ cho môn thể thao đó?

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Tóm lại, thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa, nhưng các xã hội khác
nhau, các thế hệ khác nhau thì thế thao có tầm quan trọng khác nhau.
Vậy để có thể xác định được mối quan hệ đó, trước hết, xã hội học thể thao chính là
công cụ giúp chúng ta xem và hiểu thể thao như một khía cạnh của xã hội được tạo ra
trong một bối cảnh xã hội cụ thể khi chúng ta thảo luận về các vấn đề lớn liên quan
đến thể thao trong xã hội, đặc biệt thông qua Thế Vận Hội có thể thấy được thể thao
đã, đang và sẽ là một phần của xã hội và văn hóa mà chúng ta đang sống và cho thấy
được mối liên hệ, mối liên quan giữa xã hội và thể thao.

10
Hình 1. Ảnh minh họa

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ THAO VÀ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1. Thể thao tác động tới xã hội hiện đại


 Thể thao là một phần tất yếu của cuộc sống con người

Các sự kiện như Thế vận hội và World Cup là những sự kiện mang tính chất toàn
cầu có tính chất hình thành niềm đam mê thể thao mạnh mẽ nhất của toàn nhân loại.

11
Trẻ em lớn lên với hình ảnh của thể thao, chơi thể thao, tham gia hoạt động thể thao,
và các ngôi sao thể thao là thần tượng cuộc sống của chúng.

 Thể thao gắn kết mọi người.

Các phương tiện truyền thông dành thời lượng lớn cho thể thao

Hình ảnh thể thao ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Giới trẻ quen thuộc
với các ngôi sao thể thao hơn các nhà chính trị thể thao. Tóm lại, các giải thi đấu thể
thao, vận động viên thi đấu có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội xung quanh họ và
ngược lại, xã hội xung quanh cũng có thể có ảnh hưởng đến thể thao.

 Thể thao được kết nối với tư tưởng & ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống

Cả xã hội và thể thao đều được liên kết chặt chẽ với ý thức hệ. Ý thức hệ thể hiện
các nguyên tắc, định hướng và quan điểm làm nền tảng cho mọi cảm xúc, suy nghĩ và
hành động của mọi người. Những người khác nhau trong các xã hội khác nhau đều có
ý thức hệ của riêng họ.

 Thể thao được kết nối với các thiết chế chính của đời sống xã hội
1. Gia đình

Kết cấu gia đình khác nhau tùy theo nền văn hóa, thậm chí trong cùng một nền văn
hóa. Nhưng vẫn có điều phổ quát chung nhất: Gia đình là một tập hợp gồm những
người có chung huyết thống,có quan hệ qua hôn nhân hay một sự ràng buộc dựa trên
sự đồng tình nào đó,hoặc do thừa nhận mà có,là một tập hợp có chung trách nhiệm tiên
quyết là sinh con đẻ cái và chăm lo cho các thành viên xã hội.

2. Quan hệ giữa gia đình và thể thao


 Thể thao đóng vai trò là một tác nhân gắn kết;
 Ủng hộ, dẫn dắt trẻ tham gia hoạt động thể thao;
 Gia đình hoạt động như một nhân tố xã hội hóa thể thao;

12
Mức độ tham gia thể thao của một cá nhân phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ và khuyến
khích của gia đình. Nếu các bậc cha mẹ xem tham gia hoạt động thể thao như một sự
lãng phí thời gian và tiền bạc, điều đó sẽ dẫn đến sự hình thành cảm xúc tiêu cực đối
với thể thao của trẻ em và thể thao đối với chúng trong tương lai sẽ là một điều mà
chúng không bao giờ làm tốt được.

2. Xã hội hình thành thể thao hiện đại


Các yếu tố được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Đô thị hóa

Về mặt tích cực, đô thị hóa diễn ra đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, thay đổi sự phân bố dân cư. Cũng vì thế, quá
trình đô thị hóa có ảnh hưởng tới thể thao vì đa số các môn thể thao đều được thi đấu
trong các thành phố, ít có diễn ra tại các vùng nông thôn.

Đổi mới khoa học kỹ thuật

Trang thiết bị thể thao hiện đại là một kỹ thuật phức tạp được thiết kế để giúp chúng ta
hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Ví dụ

- Bảng điểm điện tử tự động


- Camera hành trình
- Thiết bị theo dõi đo nhịp tim, năng lượng tiêu thụ, số bước chạy, …

Các hình thức phân tầng xã hội

Tầng lớp xã hội, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, khuyết tật, lứa tuổi có ảnh hướng tới thể
thao. Sự phân hóa này thể hiện rõ rệt ở chi phí để tham gia một số môn thể thao nhất
định như Golf, Tennis, Bóng chày, Đua thuyền, …

Hệ thống liên kết các quốc gia với nhau để thúc đẩy bản sắc dân tộc

13
Các cuộc thi đấu giữa các đội tuyển quốc gia là dấu ấn quan trọng về văn hóa, chính trị
và bản sắc quốc gia; Sự thành công hay thất bại của đội tuyển quốc gia cũng là nguồn
gốc gây ra những cuộc tranh cãi về tình trạng hiện tại của xã hội.

Toàn cầu hóa

Cho thấy một sự mở rộng toàn cầu và sự thâm nhập của thương mại hóa vào thể thao.
Sự góp mặt của các cầu thủ nước ngoài và huấn luyện viên nước ngoài đã xoá dần
ranh giới giữa các nền bóng đá khác nhau ở châu lục, đồng thời tạo ra sự giao thoa
giữa con người và các nền văn hoá bóng đá trên toàn cầu. Đội tuyển U23 là một minh
chứng cụ thể cho sự toàn cầu hóa tại Việt Nam, khi có sự tham gia của thủ môn người
Việt - Nga Đặng Văn Lâm và huấn luyện viên người Hàn Park Hang Seo.

Truyền thông đại chúng

Sự lan tỏa và phát triển của thể thao phần nào dựa vào sự phát triển kỹ thuật của các
phương tiện truyền thông đại chúng. Mối liên kết giữa truyền thông đại chúng và thể
thao càng trở nên gắn bó đến mức không có một mức độ nào có thể đo được chính xác.
Các mức độ truyền thông bao gồm:

 Vốn tồn tại trong bản thân sự kiện thể thao


 Thông qua kênh vật chất kỹ thuật của giới truyền thông truyền thống truyền đến
khán giả bên ngoài sân vận động.
 Thông qua truyền thông qua lại của giới truyền thông và truyền thông qua lại
của con người khiến thông tin được lan truyền trong đại chúng

Đặc biệt, mối liên hệ giữa truyền thông và thể thao có tính chất cộng sinh.

14
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Xã hội hiện đại thì đời sống con người càng được nâng cao. Do đó, nhu cầu sống

vui, sống khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Và thể

thao cũng trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng, ổn

định, trật tự của xã hội. Đồng thời, với tính chất vốn có hình thành từ các thế vận hội

cổ đại và thế vận hội hiện đại nổi bật là tôn giáo, chính trị và văn hóa, thể thao trở

thành một phương tiện, một lời hòa giải không qua tiếng súng hiệu quả nhất và ít thiệt

hại nhất, một sự giao lưu văn hóa các nước với nhau, đưa các nước lại gần nhau hơn

và tiếp tục phát triển sự đoàn kết giữa 5 châu lục trên toàn thế giới, mà như khẩu hiệu

của Thế vận hội đã nêu cao: Nhanh hơn - Cao hơn – Mạnh hơn – Cùng nhau.

Hình 2. Ảnh minh họa 2


15
KẾT LUẬN BÁO CÁO CUỐI KỲ
Thông qua những tìm hiểu, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của xã hội đối với

sự hình thành thể thao hiện đại, chúng ta đã làm sáng tỏ cơ bản được mối quan hệ giữa

thể thao và xã hội. Mối quan hệ này vẫn sẽ tiếp tục phát triển và diễn biến theo sự công

nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự tiên tiến trong ngành công nghiệp thể

thao. Việc phân tích này không chỉ giúp cho các hoạt động thể thao thực tiễn ngày nay

có một cách nhìn khách quan hơn về thể thao trong xã hội tại Việt Nam, cộng với

những kiến thức mà bộ môn Lịch sử và Xã hội học thể thao mang lại cho nhóm chúng

em, sẽ góp phần làm cho thể thao tại Việt Nam phát triển hơn và dần hình thành ý thức

tập luyện thể dục thể thao cho mọi người dân tại Việt Nam. Đây cũng là một bài học

có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ tầm quan trọng của thể thao và xã hội, khi thể thao

không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc tác động đến cuộc sống của người dân trong một

cộng đồng mà còn mang nhiều giá trị đặc biệt khác mà không phải ngành công nghiệp

nào cũng có thể có được. Vận dụng điều này vào thực tiễn, hy vọng rằng tư duy về thể

thao – một điều tầm thường và vô bổ tại Việt Nam sẽ được thay đổi theo chiều hướng

tích cực trên con đường phát triển của xã hội.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://democraciaparticipativa.org/thao-voi-doi-song-con-nguoi-trong-xa-hoi/

https://tdtt.gov.vn/chuong-trinh-boi-an-toan-phong-chong-đuoi-nuoc/bong-da-hien-dai-va-xu-the-toan-

cau-hoa

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824295/toan-cau-hoa-van-hoa-

va-mo-hinh-phat-trien-van-hoa-viet-nam-duong-dai.aspx

17

You might also like