You are on page 1of 11

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CÔNG TY ĐIỆN LỰC ……..

Số: / Tp.HCM, ngày tháng năm 20

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH S&S + TỦ ĐIỀU KHIỂN RT-200P


I. Định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt
- PC…: Công ty Điện lực ……
- Các đơn vị trực thuộc Điện lực …………: là các Điện lực.
- CBCNV: cán bộ công nhân viên.
- Phòng KHKT: Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật.
- Phòng KHKT-VT: Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật - Vật Tư.
- Phòng KTAT: Phòng Kỹ Thuật An Toàn.
- Phòng ĐĐ: Phòng Điều Độ.
- PXCĐ: Phân Xưởng Cơ Điện.
II. Mục đích:
- Hướng dẫn người lao động và cán bộ quản lý vận hành các cấp có liên quan thực
hiện quản lý tốt, đảm bảo thiết bị được vận hành an toàn, hỗ trợ tốt cho công tác xác định sự
cố, thao tác đúng trình tự cho LBS S&S và tủ điều khiển RT-200P.
- Đánh giá hiệu quả trong công tác QLKT-QLVH, giảm sự cố tại các Điện lực.
III. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Hướng dẫn này được áp dụng đối với LBS S&S + Tủ điều khiển RT-200P và áp
dụng cho tất cả CBCVN trong Công ty Điện lực…………
IV. Cở sở pháp lý:
- Các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam,
catolog của thiết bị.
- Quyết định số: 1737/QĐ-EVN SPC, ngày 28/09/2011 về việc ban hành quy định biểu
mẫu phục vụ công tác quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành lưới điện.
- Quy định xử phạt trong công tác QLVH-QLKT ban hành theo quyết định 957/QĐ-
PCLA, ngày 15/09/2010 của Công ty Điện lực Long An.
V. Quy định chung:
1. Cán bộ kỹ thuật, công nhân quản lý & vận hành phải nắm vững hướng dẫn này để
thực hiện nhiệm vụ.
2. Thực hiện kiểm tra định kỳ ngày và đêm tương tự như các nội dung kiểm tra định kỳ
lưới điện (định kỳ ngày 1 tháng/lần; định kỳ đêm 1 quý/ lần).
3. Đơn vị thực hiện bảo trì định kỳ 01 năm/01 lần kết hợp với bảo trì đường dây. Riêng
các phát tuyến có tần suất sự cố vĩnh cửu cao (từ 05 lần sự cố vĩnh cửu trở lên/01năm) Đơn
vị thực hiện bảo trì định kỳ 01 năm/02 lần.

1
4. Các Điện lực phối hợp với PXCĐ thực hiện thí nghiệm định kỳ 03 năm/01 lần các
hạng mục về cách điện, điện trở tiếp xúc, tình trạng đóng cắt, kiểm tra tình trạng vận hành
tủ điều khiển, tình trạng bên ngoài thân cắt, các bushing, cáp suất ...
5. Thao tác đóng [Close], cắt [Open] trên máy khi có sự cố hay khi cần sửa chữa trên
lưới điện phải có phiếu thao tác đúng quy định.
6. Đọc [Event] vận hành và kiểm tra trạng thái vận hành mỗi tuần/01 lần, ghi lại các
thông số hiển thị trên màn hình, báo cáo Trưởng đơn vị, Phòng Điều Độ.
7. Khi có sự cố gây hư hỏng hay hiện tượng bất thường xảy ra thì phải báo cáo ngay
cho Trưởng đơn vị, Phân Xưởng Cơ Điện, Phòng Điều Độ, Phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật để
phối hợp xử lý ngay.
8. Cán bộ và công nhân quản lý vận hành phải tuân thủ theo những quy định của hướng
dẫn này. Tuyệt đối không được tự ý thao tác trên bản điều khiển (TĐK) RT-200P khi chưa
nắm rỏ nội dung thao tác và chức năng của các phím điều khiển. Tủ điều khiển phải luôn
được khóa ngoài, chỉ được mở ra khi có lệnh công tác đúng quy định. Tuyệt đối không được
tự ý hiệu chỉnh, sửa đổi các thông số cài đặt bảo vệ khi chưa được sự đồng ý hay ủy quyền
của Phòng Điều Độ.
9. Phòng Điều Độ có nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi công tác báo cáo của các đơn vị vận
hành và đề xuất các thông số bảo vệ lưới điện và thực hiện cài đặt. Phòng Kế Hoạch Kỹ
Thuật, PXCĐ có nhiệm vụ tham gia góp ý về các thông số phối hợp bảo vệ và giám sát công
tác bảo trì, thí nghiệm, khắc phục các sự cố có liên quan đến LBS.
VI. Hướng dẫn vận chuyển lắp đặt, lưu ý đấu nối LBS S&S và tủ điều khiển RT-200P.
1. Giới thiệu máy cắt phân đoạn LBS S&S.
- Máy cắt phân đoạn LBS S&S là thiết bị đóng cắt có tải sử dụng cho lưới phân phối
điện áp đến 27 kV; cho phép đóng cắt phân đoạn có tải và có khả năng cô lập sự cố với chức
năng Sectionalizer khi phối hợp với Recloser.

Trạng thái đóng/cắt: ON Cần vàng khóa


đóng; OFF cắt LBS

2
- Buồng cắt LBS sử dụng khí SF6, 03 máy biến dòng (CT) vả 06 biến áp (DVT) được
tích hợp bên trong LBS.
2. Thông số kỹ thuật của máy cắt phân đoạn LBS.

STT Mô tả đặc tính kỹ thuật Đơn vị Thông số


1 Điện áp định mức kV 25.8
2 Dòng điện định mức A 630
3 Tần số định mức Hz 50
4 Khả năng chịu đựng điện áp xung sét (BIL): kV 150
5 Khả năng chịu dòng quá tải trong 8 giờ, ở nhiệt độ 200C A 800
6 Khả năng cắt dòng điện ngắn mạch (trong 1 giây) kA 12,5
7 Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp - -
7.1 Khô (trong 1 phút) kV 60
7.2 Ướt (trong 10 giây) kV 50
8 Tuổi thọ đóng cắt cơ khí và điện Lần 5.000
9 Tỷ số biến dòng A Điều chỉnh

3. Vận chuyển:
- Thân cắt, tủ điều khiển LBS mới trước khi được vận chuyển phải được đóng kín
trong thùng, thiết bị đã qua sử dụng phải đặt trên miếng điệm bằng gỗ phù hợp, đảm bảo cố
định và vững chắc (kèm theo thiết bị phải có các hồ sơ: catalog hướng dẫn, lý lịch, nhật ký
vận hành ghi rõ vị trí, thời gian vận hành nếu có thay đổi).
- Trong quá trình thực hiện nâng lên và hạ xuống phải sử dụng thiết bị có lực nâng phù
hợp trọng lượng thân cắt không để xảy ra va đập làm hư hỏng thiết bị.
4. Lắp đặt:
- Thực hiện nối đất thân cắt và tủ điều khiển đúng theo quy định catalog và hướng dẫn
từ Công ty Điện lực ………. (chú ý: dây nối đất chính là dây đồng trần có tiết từ 70mm2 trở
lên, các dây nối rẽ có tiết diện không nhỏ hơn 25mm2, tại các mối nối liên kết không được
bo tay và dây tiếp địa của vỏ TĐK phải nối trực tiếp vào tiếp đất chính).
- Kiểm tra các rack cấm phù hợp với chân của tủ điều khiển (TĐK) và thân cắt LBS
trước khi kết nối, cáp điều khiển phải đặt trong ống bảo vệ chắc chắn và kín.
- Kết nối 03 bushing nằm ngang với đường dây từ phía nguồn đến, 03 bushing ngang
với phía đường dây cấp điện cho phụ tải.
- Độ cao tủ điều khiển treo trên trụ phải lắp đặt cách mặt đất sao cho phù hợp trong
công tác QLVH (từ 2 mét trở lên) và phải được khóa bảo vệ.
- Trong quá trình tháo, lắp chú ý vị trí ‘cờ’ chỉ báo trạng thái thân cắt đang đóng
(close) hoặc mở (open) nằm ở cần thao tác bằng sào.

3
- Để đảm bảo thân cắt đang ở trạng thái cắt, cần phải dùng sào thao tác trung thế kéo
cần đóng cắt bên hông thân cắt xuống theo vị trí ‘open’ (theo hình ảnh chỉ dẫn phía trên).
5. Cấp nguồn Tủ điều khiển RT-200P:
- Nguồn điện cho tủ điều khiển có 01 giá trị vận hành: 230VAC, nguồn điện này sẽ
qua bộ chỉnh lưu ra 24VDC để cấp cho Board tủ điều khiển và nạp cho acquy.
- Đấu nối tín hiệu cấp nguồn cho tủ điều khiển phải xác định rỏ cực tính dây nóng
(line), dây đất (neutral). Trước khi cấp điện cho Board tủ điều khiển phải kiểm tra cực tính
tại CB (CB trên tủ điều khiển ở vị trí “off”), sau đó đặt CB ở trạng thái “on” khi đã kiểm tra
đúng cực tích.
- Vật tư thiết bị cấp nguồn TĐK gồm:
Nguồn AC-230V cấp nguồn cho tủ điều khiển.
VII. Các nội dung kiểm tra:
1. Kiểm tra bên ngoài máy cắt
- Căn cứ vào ‘gờ’ hiệu của thân cắt (phía đáy thân cắt), nhận biết máy cắt ở vị trí đóng
khi đang vận hành bình thường. Vị trí mở (cờ hiệu xoay vị trí chử ‘Open-màu xanh’) khi
cắt sự cố hay thao thác cắt trên lưới điện. Quan sát, ghi nhận các trạng thái đèn báo trên
panel tủ điều khiển xem có trùng khớp với cờ báo trên thân cắt LBS.
- Kiểm tra bên ngoài vỏ máy.
- Kiểm tra tiếp xúc tại các đầu sứ và mối nối trung thế (nóng đỏ hoặc đổi màu).
- Kiểm tra sứ cách điện có bị bể hoặc phóng điện hay không.
- Kiểm tra dây tiếp địa, chống sét và dây cáp điều khiển của Recloser.
- Kiểm tra nguồn cấp cho tủ điều khiển và đo điện áp hệ thống acquy.
- Kiểm tra làm vệ sinh các tổ kiến, tổ chim,.. không để bám bụi bên trong tủ điều khiển
(nếu có).
2. Kiểm tra tình trạng vận hành tủ điều khiển:

4
1. Trạng thái hệ thống
2. Màn hình hiển thị
3. Phím điều chỉnh
4. Đèn báo lỗi
5. Các trạng thái
6. Đèn báo điện áp
7. Đèn báo chức năng theo dõi Recloser
8. Đèn báo ngược pha và đồng bộ
9. Trạng thái kết nối Ethernet
A. Kiểm tra các đèn báo
B. Kiểm tra bình ắc quy
C. Điều khiển từ xa

5
D. Khóa điều khiển
E. Điều khiển bằng tay
F. Đèn báo cắt
G.Đèn báo đóng

Power Cable :

Control Cable :

6
VIII. Ghi lại các thông số vận hành (mỗi tuần 1 lần):
- Cán bộ kỹ thuật của Đơn vị vận hành có nhiệm vụ báo cáo các thông số này về
Phòng Điều Độ vào ngày thứ 6 mỗi tuần. Các thông số báo cáo như (METERING]: dòng
điện, điện áp Inst, dòng max, dòng điện trung bình, công suất tức thời, trung bình, sản lượng
điện năng, cosfitb, tần số Inst); Ghi lại các [EVENT] (cho phép đọc được 100 sự kiện đầy
đủ nội dung và thời gian); [COUNTERS] số lần tác động đóng cắt.
- Lưu ý: Khi có hiện tượng bất thường nào có thể gây hư hỏng đến LBS hay ảnh
hưởng đến sự cấp điện liên tục của hệ thống điện cần báo cáo gấp về Phòng Điều Độ, Kế
Hoạch Kỹ Thuật, PXCĐ (PCLA) để có phương án kịp thời xử lý.
IX. Thao tác vận hành:
Trên panel của bản điều khiển RT-200P có trang bị hai nút ấn [Open] màu xanh và
[Close] màu đỏ. Công nhân vận hành và trực điện chỉ được phép thao tác trên hai công tắc
này khi được giao nhiệm vụ và có đủ lệnh công tác, phiếu thao tác.
- Ấn [Open] nút màu xanh trên Panel TĐK và xác nhận [Enter] để cắt tải ra khỏi lưới
điện, khi đó ‘cờ chỉ trạng thái’ phía đáy thân cắt xoay sang vị trí ‘Open- màu xanh’ và đèn
Led báo sáng tại vị trí ‘OPEN’ phát sáng trên panel TĐK.
- Ấn [Close] nút màu đỏ để đóng mạch điện đưa tải kết nối với lưới điện, khi đó ‘cờ
chỉ trang thái’ phía đáy thân cắt xoay sang vị trí ‘close-màu đỏ’ khi đó đèn Led báo sáng
‘CLOSED’ phát sáng trên phát sáng trên panel TĐK.
Lưu ý: Để thực hiện đóng cắt LBS trước tiên nhấn nút Remote Control để Chuyển
sang chế độ Local( Đèn Remote tắt) Sau đó chọn Control Select và thực hiện CLOSE/OPEN
thì lúc đó LBS mới thực hiện đóng hoặc cắt.
* Trình tự thao tác khi cần sửa chữa, xây dựng lưới điện :
1. Đăng ký công tác và được sự cho phép của Lãnh đạo Công ty Điện Lực ……….
2. Thực hiện đầy đủ theo lệnh công tác, phiếu thao tác.
3. Ấn [Open] màu xanh để cắt tải ra khỏi lưới điện, kéo cần màu vàng bên hông thân
cắt xuống để khóa LBS hoặc ấn Control Lock trên tủ điều khiển, kiểm tra ‘cờ’ trạng thái,
sau đó thực hiện thử điện cả hai phía đến LBS.
4. Mở thiết bị cách lý ở phía đầu nguồn vào LBS (khóa cần thao tác liên động ở vị trí
mở).
5. Thực hiện tiếp địa trung hạ thế đúng theo biên bản khảo sát được duyệt theo phân cấp
quy định, đặt biển báo theo đúng quy trình kỹ thuật an toàn điện.
6. Sau khi thực hiện công tác sửa chữa: Sau khi sửa chữa xong, cần kiểm tra đường dây
sẵn sàng nhận điện (không có người đang làm việc trên lưới, tháo tiếp địa …).
7. Kiểm tra lại vị trí cờ ‘Open’ của máy cắt, sau đó đóng thiết bị cách ly của LBS và mở
khóa Interlock.
8. Ấn [Close] để tái lập điện.
- Lưu ý:

7
Một số bước kiểm tra trước khi đóng điện LBS:
- Kiểm tra điện áp nguồn 220/240Vac cấp vào tủ điều khiển.
- Nối dây accu vào đầu sạc trong tủ điều khiển.
- Kiểm tra cần màu vàng trên LBS phải ở vị trí trên.
- Kiểm tra cáp điều khiển phía trên recloser và dưới tủ điều khiển đảm bảo đã vặn chặt
và đúng khớp.
Một số bước an toàn cấm đóng điện Recloser khi bảo trì, sửa chữa:
- Cắt recloser từ tủ điều khiển.
- Kéo cần màu vàng trên recloser xuống phía dưới.
- Nhấn nút Control Lock trên tủ điều khiển (đèn Control Lock sáng).
X. Thao tác mở ‘Open’ bằng cơ khí:
- LBS S&Scho phép cắt bằng tay,trong trường hợp cần cắt điện khẩn cấp nhưng
không thực hiện thao tác cắt LBS bằng nút nhấn [Open] trên TĐK được thì công nhân vận
hành có thể dùng sào cách điện trung thế để thao tác cắt máy cắt, lưu ý việc thao tác cắt phải
được sự đồng ý của trưởng ca trực, lãnh đạo đơn vị.
- Khi muốn tái lập điện có thể sự dụng sào đóng cắt bằng tay hoặc sử dụng lệnh Close
trên tủ điều khiển RT-200P.
XI. Các phím chức năng, thao tác ghi thông số vận hành:
1. Giao diện Tủ điều khiển:

8
2. Các phím chức năng:
- Menu: lựa chọn một Menu hoặc thoát khỏi màn hình hiện tại.
- Enter: chỉnh sửa các giá trị, thông số.
- Dấu ^, V: di chuyển con trỏ lên/xuống hoặc tăng giảm giá trị cần hiệu chỉnh.
- OPEN/CLOSE: mở/đóng Recloser.
- REMOTE CONTROL: Chọn chế độ điều khiển từ xa hoặc điều khiển tại chổ.
- CONTROL LOCK:Khóa tủ điều khiển không cho đóng hoặc cắt.
- CONTROL SELECT:Chọn trước khi thực hiện đóng cắt tại chổ.
- RESET:Thực hiện Reset lỗi tại tủ điều khiển
- BAT.TEST:Kiểm tra trạng thái bình Ắc quy.
3. Các Menu chính của Tủ điều khiển RT-200P:

- Function Setting: xem và thay đổi các thông số bảo vệ và đo lường.


- System Config: Xem và thay đổi các thông số khi thực hiện truyền thông(SACADA).
- Display:Xem các thông số đo lường,các thông số về tủ điều khiển.
- Even List: ghi lại các cảnh báo và trạng thái của TĐK trong quá trình vận hành.

9
4. Các thao tác ghi thông số vận hành:Thông số vận hành phải được báo cáo mỗi tuần
một lần vào ngày thứ sáu bao gồm:
4.1 Xem sự kiện vận hành: từ Panel ấn Menu và dung phím lên xuống để đến trang
[Even List] và xác nhận Enter để xem nhật ký vận hành (TĐK lưu được 100 sự kiện gần
nhất: đóng/cắt bằng tay, đóng/cắt do bảo vệ) và ấn phím ‘v’ và ‘^’ để di chuyển lên xuống
để xem các sự kiện.
4.2 Xem thông số đo đếm:Tại màn hình chính có thể ấn phím ‘v’ và ‘^’ để ghi nhận
các thông số:
- Voltage: hiển thị các giá trị điên áp hiện tại
- Curent: giá trị dòng điện tạm thời.
- Demand: hiển thị các giá trị trung bình và giá trị đỉnh của dòng điện, công suất thực
và công suất phản kháng.
- Power: hiển thị giá trị tức thời của công suất thực (Real Power) và công suất phản
kháng (Reative Power) trên từng pha và tổng cả 3 pha.
- Energy: hiển thị giá trị tức thời của năng lượng thực và năng lượng phản kháng trên
từng pha và tổng cả 3 pha.
- Power Factor: hiển thị hệ số công suất của từng pha và giá trị trung bình của 3 pha.
- Freqency: hiển thị tần số tức thời của lưới điện.
- THD và Hamonic: Hiển thị sóng hài điện áp và dòng điện.
5. Thay đổi, cài đặt thông số vận hành:
- Bước 1: Dùng phím menu, ^, V để chọn mục Funciton Setting trong hệ thống Menu
nhấn Enter.
- Bước 2: Dùng phím ^, V để chọn Group bảo vệ (có 4 group bảo vệ và chỉ active một
group duy nhất).
- Bước 3: Chọn Group 1 và nhấn Enter .
- Bước 4: Nhấn nút Edit để chỉnh sửa, dùng phím <,> để di chuyển con trỏ đến vị trí
con số muốn thay đổi và nhấn phím ^, V để tăng giảm giá trị.
- Bước 5: Nhấn Enter để xác nhận giá trị mới hoặc ESC để hủy bỏ.
- Bước 6: Lưu giá trị cài đặt mới bằng cách nhấn Enter để lưu giá trị cài đặt mới.
XII. Điều tra sự cố trên LBS
Cho phép Cán bộ kỹ thuật điều tra sự cố trên LBS theo trình tự sau:
1. Mở nắp thùng điều khiển (kiểm tra điện trước khi mở nắp thùng), quan sát các đèn
Led trên panel chiếu sáng trên bản điều khiển, chú ý đèn [SYSTEM] và đèn [FAULT
INDICATOR] cảnh báo trạng thái không bình thường.
- Ý nghĩa các đèn báo:
+ SYSTEM: báo hiệu tủ điều khiển RT-200P hoặc cáp điều khiển có sự cố..
+ CONTROL LOCK: báo hiệu tủ điều khiển đang ở trạng thái khóa.

10
+ A[ Fault Indicator] - báo sự cố pha A.
+ B[ Fault Indicator] - báo sự cố pha B.
+ C[ Fault Indicator] - báo sự cố pha C.
+ N[ Fault Indicator]: báo sự cố pha N
+ SEF: báo hiệu có sự cố chạm đất.
+ AC POWER: đang dùng nguồn AC.
+ BATTERY: nguồn ắc quy thấp.
2. Từ Panel [MENU] ấn phím ^, V để di chuyển đến [EVENTS LIST] và xác nhận
Enter, sử dụng các phím [^], [v] để xem các nội dung sự kiện (lưu được 100 sự kiện). Căn
cứ vào đó ta có thể đoán được đặc điểm sự cố, khoảng cách điểm xảy ra sự cố.
3. Từ Panel [MENU] sử dụng các phím ^, v để di chuyển đến mục [BATTERY
MENU] để kiểm tra tình trạng của ac-quy dự phòng.
4. Tổ chức dò tìm kiểm tra khắc phục sự cố trên lưới điện phía tải. Sau khi loại trừ hay
khắc phục sự cố ra khỏi lưới điện xong mới được tái lập điện.
5. Phải bảo đảm đường dây sẵn sàng nhận điện. (không có người đang làm việc, đã tháo
tiếp địa, … )
6. Đóng thiết bị cách ly phía đầu nguồn dẫn đến máy cắt.
7. Ấn [CLOSE] để tái lập điện. Nếu tái lập không thành công cần thực hiện lại các
bước như trên .
XIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn này áp dụng cho công tác vận hành LBS S&S + tủ điều khiển có hiệu lực
kể từ ngày ký ban hành và áp dụng đối với các Đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Long An

2. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có trách nhiệm phổ biến cho cán bộ, công nhân vận
hành đơn vị mình nắm rõ để thực hiện đúng theo hướng dẫn này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, trở ngại các Đơn vị báo cáo về các
Phòng Công ty để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.

THAM GIA XEM XÉT GÓP Ý: Phòng Điều Độ, Phân Xưởng Cơ Điện, Các Điện
lực.
BIÊN SOẠN XEM XÉT PHÊ DUYỆT
NV. PKHKT P. Điều Độ PTP. KHKT PPT. PXCĐ KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

11

You might also like