You are on page 1of 2

1. Phương pháp Pomodoro ư? Đó là gì thế?

Phương pháp Pomodoro hay còn hiểu tên tiếng Việt là phương pháp quả cà chua, được sáng tạo bởi
Francesco Cirillo từ những năm 80. Phương pháp lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc đồng hồ hẹn giờ nấu
ăn của các đầu bếp, báo hiệu kết thúc quy trình nấu ăn, đến lúc nước sôi, hoặc báo hiệu thời điểm tắt
bếp. Theo Pomodoro, để làm một việc gì đó thật tập trung, chúng ta cần dành toàn bộ sự chú tâm vào
công việc ấy trong vòng 25 phút, và sau đó dành 5 phút tiếp theo để nghỉ ngơi. Mỗi khoảng thời gian 25
phút/ 5 phút này được gọi là một chu trình Pomodoro, cứ sau 4 chu trình thì ta cần một khoảng nghỉ dài
khoảng chừng 20 - 30 phút nạp lại năng lượng. Và như thế, ta áp dụng Pomodoro hết chu trình này đến
chu trình khác cho đến bao giờ mục tiêu đề ra được hoàn thành thì ngưng.

2. Vì sao Pomodoro lại là phương pháp học hiệu quả?

Để yên vị ngồi học có lẽ chúng ta đã phải bỏ qua rất nhiều lời mời mọc đi chơi, từ chối bao nhiêu là cám
dỗ: từ trò chơi điện tử đến tin nhắn tán gẫu của bạn bè, từ Tóp tóp đến Facebook. Thế nên ngưng dán
mắt vào các thiết bị điện tử hoặc rời xa những cuộc vui trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến nhiều
bạn cảm thấy vô cùng bứt rứt. Phương pháp Pomodoro rất phù hợp với các bạn vừa bắt đầu làm quen
với việc học cường độ lớn, bởi nó cho phép chúng ta chia khung thời gian học - thời gian “thưởng” liên
tiếp, tránh tình trạng chán nản, sao nhãng khi học. Sau 25 phút dài chăm chỉ, chúng ta sẽ cảm thấy có
động lực hơn để giành được 5 phút làm điều mình thích. Pomodoro cũng giúp chúng ta hạn chế thói
quen multitask không tốt, tập trung toàn bộ tâm sức vào từng công việc, để từ đó, khối lượng công việc
được thực hiện nhẹ nhàng hơn mà vẫn đạt chất lượng tốt hơn.

3. Vì sao mình cũng thực hiện Pomodoro nhưng không thấy hiệu quả?

Nhiều bạn bắt tay vào thực hiện phương pháp Pomodoro nhưng đã quên mất phần quan trọng nhất của
chu trình tự học, đó chính là lập kế hoạch, dẫn đến việc học tràn lan nhưng vẫn không đạt kết quả tốt.
Để thực hiện Pomodoro hiệu quả, hãy đặt ra 3-4 công việc cần giải quyết trong ngày và ước lượng số chu
trình Pomodoro cho các công việc ấy. Ví dụ như luyện viết Task 2 cần 2 Pomodoro, làm bài Đọc cần 3
Pomodoro,... Một khi đã ước lượng được khối lượng công việc trong một ngày cũng như hạn định
khoảng thời gian dành ra cho mỗi công việc, chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá kết quả thực hiện, nhìn nhận
lại thành quả và rút ra những kinh nghiệm, bài học, kế hoạch tiếp theo tốt hơn. Đối với các bạn tự học,
đặc biệt là tự học IELTS, các bạn được khuyên là nên lựa chọn cho mình tài liệu học phù hợp, trình độ
học phù hợp, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè và người đi trước để có thể đặt ra một kế hoạch học tập
hiệu quả nhất.

Các bạn có thể tham khảo Lịch tự học của Cosmic IELTS tại đây: …

4. Nào! Hãy cùng áp dụng phương pháp Pomodoro vào việc ôn luyện đề thi IELTS.

Đề thi IELTS học thuật sẽ gồm 4 phần cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó, phần Nghe chiếm 30 phút
với 4 đoạn ghi âm khác nhau, sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần, phần Nói chiếm tổng cộng 10 - 15
phút cho cả 3 bài thi, phần Đọc gồm 3 bài chiếm 60 phút và phần Viết gồm 2 tasks cũng chiếm 60 phút.
Như vậy, khi ôn luyện đề, chúng ta có thể chia nhỏ phân bổ này như sau:

- phần Nghe chiếm 1 chu trình Pomodoro 30 phút/ 5 phút,

- phần Nói chiếm 1 chu trình Pomodoro 15 phút/ 5 phút,


- phần Đọc gồm 3 chu trình Pomodoro 20 phút/ 5 phút và

- phần Viết gồm 2 Pomodoro.

Đặc biệt trong phần Viết, vì Task 2 có tỷ lệ điểm gấp đôi Task 1, thế nên bạn được khuyên dành 20 phút
cho Task 1 và 40 phút cho task 2. Theo đó, quản lý thời gian hợp lý trong Writing sẽ gồm:

- 40 phút/ 10 phút cho Pomodoro đầu - giải quyết Task 2, và

- 20 phút/ 5 phút cho Pomodoro sau - thực hiện Task 1.

Trên thực tế, nếu không ôn luyện đề để chuẩn bị cho quá trình đi thi, bạn có thể học một phần Nghe -
Nói - Đọc - Viết dài hơn dự tính. Tuy nhiên hãy luôn ước chừng số Pomodoro bạn sẽ dành cho 1 lần học
của mình, cân bằng thời gian học và giải lao, ví dụ như 25 phút/ 5 phút, 30 phút/ 7 phút hoặc 40 phút/
10 phút để phù hợp với sức học của mình. Và hãy nhớ bật chế độ Đừng làm phiền trên điện thoại, loại
bỏ các khả năng cám dỗ có thể làm bạn xao lãng và để bên cạnh mình một chiếc đồng hồ hẹn giờ để kết
quả học tập đạt được mức tối ưu nhé.

You might also like