You are on page 1of 17

Ðánh giá quy trình quản lý chất thải y tế tại trạm y tế.

(Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế tại trạm y tế và đo một số chỉ số
trong môi trường không khí tại trạm).

Em và các thành viên trong nhóm đã tiến hành quan sát và đánh giá quy
trình quản lý chất thải y tế tại trạm y tế xã Phúc Thuận, thành phố Phổ Yên. Tuy
nhiên còn việc đo một số chỉ số trong môi trường không khí tại trạm em không
thực hiện được vì lý do cả TTYT và Trạm y tế xã đều không có thiết bị để đo nên
chúng em không mượn được để thực hiện.

BÁO CÁO KẾT QUẢ

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRẠM Y TẾ


XÃ PHÚC THUẬN, THÀNH PHỐ PHỔ YÊN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động
sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Khác với đặc thù của các bệnh
viện là tập trung vào hoạt động khám và điều trị, các trạm y tế xã đóng vai trò quan
trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện
chuỗi hoạt động dự phòng cho toàn bộ cộng đồng trên địa bàn, bên cạnh đó, vẫn
đảm nhiệm vai trò là cơ sở khám chữa bệnh với trung bình 11-12 lượt bệnh nhân
mỗi ngày. Tất cả các hoạt động trên đều phát sinh CTRYT với khối lượng, chủng
loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thải
thông thường.

Lượng CTRYT phát sinh trung bình tại mỗi TYT là 1,5kg/ngày, trong đó có
0,3kg là chất thải nguy hại, thấp hơn nhiều so với tại các BV huyện và các BV
tuyến tỉnh/thành phố và trung ương. Tuy ít như vậy nhưng tính chất nguy hại của
chất thải y tế là giống nhau, hơn nữa, nếu nhân khối lượng này với con số 11104
TYT trong cả nước thì lượng chất thải này rất cần được quan tâm. Vì vậy vấn đề
thực hiện quy trình quản lý rác thải đúng quy định là rất cần thiết, phải được quan
tâm và đầu tư đúng mực.

Trạm y tế xã Phúc Thuận nằm ở xóm Bãi Hu, xã Phúc Thuận, thành phố Phổ
Yên. Trạm y tế đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hoạt động khám,
chữa bệnh và tiêm chủng mở rộng,… Với nhiệm vụ khám, chữa bệnh; công tác dự
phòng, tiêm chủng mở rộng,…hàng ngày trạm y tế xã Phúc Thuận vẫn thải ra môi
trường một số lượng rác thải y tế nhất định. Chúng em tiến hành điều tra “Đánh
giá thực trạng quản lý chất thải y tế tại Trạm y tế xã Phúc Thuận năm 2022”
nhằm đánh giá quy trình quản lý chất thải y tế tại địa điểm nghiên cứu và đồng thời
đưa ra những giải pháp phù hợp.

II. MỤC TIÊU

1. Phân tích quy trình quản lý chất thải y tế.

2. Đưa ra được các giải pháp can thiệp phù hợp.

III. CHUẨN BỊ

1. Nhân lực

- Cán bộ y tế tại Trạm y tế xã Phúc Thuận.

- Sinh viên nhóm 04 lớp YHDPK11.

2. Vật lực

- Bảng kiểm theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

- Máy ảnh, sổ tay, bút.

- Phương tiện đi lại: xe máy tự túc.


3. Thời gian

- Từ 8h00 -8h30 ngày 15/09/2022.


4. Địa điểm

Tại Trạm y tế xã Phúc Thuận, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

IV. NỘI DUNG

Phân tích quy trình quản lý chất thải y tế Trạm y tế xã Phúc Thuận, thành phố
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-
BTNMT.

V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TT-BYT-BTNMT Quy định về quản


lý chất thải y tế kết quả phân tích quy trình xử trí rác thải y tế như sau:

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI TRẠM Y TẾ XÃ


PHÚC THUẬN, THÀNH PHỐ PHỔ YÊN NĂM 2022

I, THÔNG TIN CHUNG


 Tên cơ sở y tế: Trạm y tế xã Phổ Yên.
 Địa chỉ: Xóm Bãi Hu - xã Phúc Thuận – thành phố Phổ Yên – tỉnh Thái
Nguyên.
 Người phụ trách: BS. Hoàng Văn Thưởng
Bảng 4.3.1: Bảng tiêu chuẩn quy trình quản lý rác thải y tế
Tiêu chuẩn Có Không

Có kế hoạch quản lý rác thải y tế hàng năm X


Tham gia tập huấn quy chế quản lý rác thải y tế X

Có sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày X

II, NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


Bảng 4.3.2: Bảng đánh giá quy trình quản lý rác thải y tế
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
A THỰC HÀNH PHÂN LOẠI, CÔ LẬP
CHẤT THẢI Y TẾ
Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để X
1
đặt các dụng cụ phân loại CTYT
Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại CTYT X
2 phải có bảng hướng dẫn cách phân loại và thu
gom chất thải
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được đựng X
3
trong thùng hoặc hộp có màu vàng
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn được X
4 đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao được X
5 đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng
6 Chất thải giải phẫu được đựng trong 2 lần túi X
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn X
7 được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu đen
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng X
8 lỏng được đựng trong các dụng cụ có nắp đậy
kín
Không để lẫn các loại chất thải hóa học nguy X
9
hại khác nhau trong cùng 1 thùng chứa
Chất thải thông thường không phục vụ mục X
10 đích tái chế được đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu xanh
Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái X
11 chế được đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu trắng
Chất thải rắn y tế phải được thu gom, cô lập X
12 ngay sau khi phát sinh vào thùng chứa chất
thải thích hợp
13 Không chứa chất thải quá ¾ thùng X
THỰC HÀNH THU GOM CHẤT THẢI
B
RẮN Y TẾ
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
1 Chất thải lây nhiễm được thu gom riêng từ X
nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải
trong khuôn viên CSYT

2 Túi đựng chất thải được buộc kín, thùng đựng X


chất thải có nắp đậy kín

3 Cơ sở y tế có quy định tuyến đường và thời X


điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp

4 Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao được xử X


lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử
lý chất thải trong khuôn viên CSYT

5 Đối với các CSYT có lượng chất thải lây X


nhiễm phát sinh ≥05 kg/ngày: Tần suất thu
gom từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên CSYT ít nhất 01 lần/ngày

6 Đối với các CSYT có lượng chất thải lây X


nhiễm phát sinh <05 kg/ngày: Tần suất thu
gom từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên CSYT ít nhất 01 lần/tháng

7 Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu X


gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
trong khuôn viên CSYT
8 Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và X
lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc
các vật liệu phù hợp, bảo đảm thủy ngân
không bị rò rỉ, phát tán
9 Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích X
tái chế và CTYT thông thường không phục
vụ mục đích tái chế được thu gom riêng
C LƯU GIỮ CHẤT THẢI Y TẾ
Khuôn viên khu vực lưu giữ CTYT tại CSYT
(câu D5, D6 chỉ áp dụng cho các CSYT có xử lý
chất thải tại khuôn viên CSYT)
1 Khu vực lưu giữ CTYT có mái che X
2 Nền không bị ngập lụt, tránh được nước mưa X
chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy
tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ,
đổ tràn
3 Có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng X
loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng
tính chất
4 Dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT nguy hại có X
biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa với kích
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
thước phù hợp, dễ nhận biết
5 Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn X
cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò
rỉ, đổ tràn CTYT nguy hại ở dạng lỏng
6 Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy X
định
7 Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải vệ sinh X
sạch sẽ
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT nguy hại tại
khu lưu giữ chất thải trong CSYT
8 Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch X
thải trong quá trình lưu giữ chất thải
9 Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy X
định
10 Có nắp đậy kín, chống được sự xâm nhập của X
các loài động vật
11 Được làm bằng vật liệu không có phản ứng X
với chất thải lưu chứa, có khả năng chống
được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có
tính ăn mòn, có nắp đậy kín đối với trường
hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng
Thực hành lưu giữ CTYT
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
12 Chất thải y tế nguy hại và CTYT thông X
thường được lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ
chất thải trong khuôn viên CSYT
13 Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại X
không lây nhiễm được lưu giữ riêng
14 Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích X
tái chế và CTYT thông thường không phục
vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng
15 Thời gian lưu giữ đối với chất thải lây nhiễm X
phát sinh tại CSYT không quá 02 ngày trong
điều kiện bình thường
16 Thời gian lưu giữ đối với chất thải lây nhiễm X
không quá 07 ngày đối với chất thải lây
nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C
17 Đối với CSYT có lượng chất thải lây nhiễm X
phát sinh dưới 05 kg/ngày: Thời gian lưu giữ
đối với chất thải lây nhiễm không quá 03
ngày
18 Chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ X
CSYT khác về để xử lý theo mô hình cụm
hoặc mô hình tập trung, được xử lý trong
ngày
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
19 Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải X
lưu giữ ở nhiệt độ <20°C và thời gian lưu giữ
tối đa không quá 02 ngày.
D THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI Y TẾ
Vận chuyển CTYT nguy hại để xử lý theo mô X
hình cụm CSYT
Vận chuyển CTYT để xử lý theo mô hình tập X
trung
THỰC HÀNH XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
E (chỉ áp dụng đối với hình thức xử lý chất
thải tại khuôn viên CSYT)
Đối với hình thức xử lý theo cụm: được X
1
UBND cấp tỉnh phê duyệt
Có sổ giao nhận khi chuyển giao chất thải X
2
nguy hại cho đơn vị khác
Hệ thống,thiết bị xử lý CTYT được vận hành X
3
thường xuyên
4 Hệ thống,thiết bị xử lý CTYT được bảo trì, X
bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà
sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật
ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý CTYT
Không Không
có thực
Mã Tiêu chí và các tiểu mục đánh giá Có Không
thông hiện tại
tin CSYT
theo quy định
Đối với xử lý CTYT rắn
5 Có chứng từ CTRYT nguy hại X
CSYT đốt chất thải rắn y tế bằng lò đốt thủ X
6
công
CSYT đốt chất thải rắn y tế bằng lò đốt 1 X
7
buồng
CSYT đốt chất thải rắn y tế bằng lò đốt 2 X
8
buồng
Đối với xử lý CTYT lỏng
9 Có hệ thống/công trình xử lý nước thải X
10 Chỉ xử lý nước thải bằng hệ thống bể phốt X
Có bản hướng dẫn/quy trình vận hành hệ X
11 thống và được treo ở nơi dễ đọc trong nhà
điều hành
Cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành hệ X
12 thống xử lý nước thải được đào tạo/hướng
dẫn về cách vận hành
Có xử lý bùn, cặn phát sinh từ hệ thống xử lý X
14
nước thải theo qui định
Nước thải sau khi xử lý của CSYT đạt QCVN X
15
28:2010/BTNMT
III, KẾT QUẢ

Chương trình quản lý chất thải tại Trạm y tế xã Phúc Thuận, thành phố Phổ
Yên chưa tốt. Theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT Bao bì, dụng cụ, thiết
bị lưu chứa chất y tế tại cơ sở y tế.

1.1. Đánh giá về công tác phân loại chất thải y tế


Các chất thải y tế tại Trạm y tế xã Phúc Thuận được phân loại riêng và thực
hiện ngay tại chỗ nơi phát sinh ở các khoa phòng theo đúng quy định:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được đựng trong hộp chống thủng, rác thải lây
nhiễm không sắc nhọn đựng trong thùng có lót túi màu vàng.
- Chất thải không lây nhiễm, không nguy hại được phân loại có thể tái chế và
không tái chế và được đựng vào các thùng riêng, chất thải không lây nhiễm không
phục vụ mục đích tái chế được đựng trong thùng có lót túi màu xanh, chất thải
không lây nhiễm phục vụ mục đích tái chế được đựng trong thùng có màu trắng.
- Tại trạm y tế có 1 vị trí chưa có bảng hướng dẫn cách phân loại và thu gom
chất thải.
Hình ảnh: Thu gom phân loại rác thải
* Nhận xét:
Theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT công tác phân loại chất thải y tế
đạt tiêu chuẩn.

1.2. Đánh giá về công tác thu gom chất thải y tế


- Trung tâm có thực hiện thu gom các loại chất thải. Chất thải không bị rơi, rò
rỉ chất thải trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải trong quá trình thu gom
được buộc kín.
- Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng, CTYT thông
thường phục vụ mục đích tái chế và CTYT thông thường không phục vụ mục đích
tái chế được thu gom riêng.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao chưa được xử lý sơ bộ trước khi thu gom
về khu lưu trữ, xử lý chất thải trong khuôn viện
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu
giữ chất thải trong khuôn viên CSYT
- Tuy nhiên, tại trạm y tế không có quy định tuyến đường và thời điểm thu
gom chất thải lây nhiễm phù hợp, CTYT chỉ được thu gom khi đã vượt ¾ thùng
chứa.
* Nhận xét:
Theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT công tác thu gom chất thải y tế
chưa đạt tiêu chuẩn.
1.3. Đánh giá công tác lưu giữ chất thải y tế
- Trạm y tế không có khu vực lưu trữ riêng cho CTYT, CTYT được thu gom
sẽ được lưu trữ ngay gầm cầu thang và cạnh lò đốt CTYT được đặt tại khuôn viên
của Trạm.
- Khu lưu trữ CTYT để ngoài trời vì vậy các tiêu chuẩn về thiết kế khu lưu
chữ là không có và các tiêu chuẩn nhiệt độ, thời gian lưu trữ cũng không đạt được
theo tiêu chuẩn
- Trạm có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định nhưng thiết bị đã cũ
xuống cấp.
* Nhận xét:
Theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT công tác lưu giữ chất thải y tế
chưa đạt tiêu chuẩn.
Hình 1: Khu vực lưu trữ CTYT ngoài trời
1.4. Đánh giá công tác xử lý chất thải y tế
- Chất thải rắn y tế từ Trạm y tế được đốt bằng lò đốt 1 buồng, nhưng hiện tại
CTYT không còn sử dụng mà đốt trực tiếp ngoài môi trường.
- Chỉ xử lý nước thải bằng hệ thống bể phốt, không có hệ thống/công trình xử
lý nước thải, không xử lý bùn, cặn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải.
* Nhận xét:
Theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT công tác xử lý chất thải y tế
chưa đạt tiêu chuẩn.
Hình 2: Hình ảnh lò đốt rác và khu vục đốt rác ngoài trời
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Biết được cách thức đánh giá quy trình xử lý rác thải y tế tại Trạm y tế và so
sánh với tiêu chuẩn của Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT để đánh giá.
Nắm được thực trạng hoạt động, quản lý quy trình quản lý chất thải y tế tại
Trạm y tế xã Phúc Thuận.
Trong quá trình đánh giá do chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ các chỉ tiêu
nên đánh giá còn chưa được sát với thực tế và còn thiếu sót.
VII. KHUYẾN NGHỊ
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về hoạt động quản lý chất
thải y tế. Tuân thủ quy định hiện hành về thời gian lưu trữ chất thải tại các cơ sở y
tế.
Bố trí đủ kinh phí cho các cơ sở y tế để thực hiện việc vận hành, bảo dưỡng
trang thiết bị, bố trí đủ nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực
hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả
cán bộ.
Tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ tại các cơ sở y tế, đặc
biệt là các cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm công tác quản lý chất thải y tế. Trung
tâm y tế cần thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế một cách nghiêm túc
hơn để đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe con người.

You might also like