You are on page 1of 331

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…


Bài 3. GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..
Số tiết: 11 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ
ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những
nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


TIẾT…: VĂN BẢN 1. HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH
(Chu Mạnh Trinh)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ
ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự ch ủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt
động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.

b. Năng lực riêng biệt


- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như:
từ ngữ, hình ánh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cám hứng chủ đạo của người
viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB.
3. Phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, sống thân thiện, gẩn gũi với thiên nhiên, có ý thức báo vệ
thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hương Sơn
phong cảnh.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện
thần thoại đã biết.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh
đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách
vở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam có rất
nhiều cảnh đẹp và đã trở thành đề tài tron biết bao vần thơ của các thi sĩ. Với
tác giả Chu Mạnh Trinh, trước phong cảnh ở Hương Sơn, tác giả đã viết lên
bài thơ Hương Sơn phong cảnh bày tỏ lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về
Nam thiên đệ nhất động của tác giả.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. Nắm được
các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ
thể trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài Giao cảm với thiên nhiên.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Giao cảm
với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Giới thiệu bài học
học tập - Chủ đề Giao cảm với thiên nhiên bao
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài gồm các bài thơ, truyện
học số 3 (Giao cảm với thiên nhiên) - Tên và thể loại của các VB đọc chính
trước lớp. và VB đọc kết nối chủ đề:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các Tên văn bản Thể loại
em, nội dung của chủ đề Bài 3. Giao Hương Sơn Thơ
cảm với thiên nhiên là gì?. phong canh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Thơ duyên Thơ
học tập Lời má năm xưa Truyện
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời Nắng đã hanh rồi Thơ
câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức: Trong bài học này, các em sẽ
được tìm hiểu những vần thơ, truyện
ngắn thể hiện tình cảm của con
người với thiên nhiên qua những
góc nhìn khác nhau qua chủ đề Giao
cảm với thiên nhiên.
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của thơ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến một số yếu tố của thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao 2. Tri thức ngữ văn
nhiệm học tập - Chủ thể trữ tình là khái niệm chỉ người
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình
yêu cầu các nhóm thảo luận, trong suốt văn bản thơ. Đọc thơ trữ tình,
đọc thông tin trong SGK và nêu trước mắt ta không chi xuất hiện những
yếu tố của thơ: chủ thể trữ tình, cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con
vần, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng
trong thơ. một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung động,
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cho suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói
từng yếu tố qua các văn bản đã chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ
học. tình trong thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm - Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp
vụ học tập với các đại từ nhân xưng: "tôi", "ta", "chúng
- HS nghe GV yêu cầu, sau đó ta", "anh", "em",... hoặc nhập vai vào một
thảo luận nhóm, đọc thông tin nhân vật nào đó, cũng có thể là "chủ thể ẩn".
trong SGK, chuẩn bị trình bày Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể
trước lớp. trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận một bài thơ.
- GV mời đại diện các nhóm - Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng
trình bày kết quả trước lớp, yêu tạo nên nhạc điệu trong thơ.
cầu cả lớp nghe, nhận xét. + Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm
Bước 4: Đánh giá kết quả thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho
thực hiện nhiệm vụ học tập thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt + Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và
kiến thức. quy cách riêng của mỗi thể thơ:
- GV lấy ví dụ cụ thể: Ví thơ  Xét về vị trí xuất hiện, có vần chân (cước
lục bát luân phiên ngắt dòng 6- vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ;
8, thơ song thất lục bát luân vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối
phiên ngắt dòng 7 - 7 - 6 - 8; của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở
các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa
7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt các chữ ngay trong một dòng thơ.
dòng riêng. Với thơ tự do, cách  Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T)
ngắt nhịp theo dòng rất đa và vần thanh bằng (B).
dạng, bỏi số tiếng trong mỗi - Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp
dòng thơ không bị ràng buộc xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua
chặt chẽ. các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ.
Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng
nhịp 4/3; thơ 5 chữ thường ngắt thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ.
nhịp 2/3; việc thay đổi cách Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ
ngắt nhịp quen thuộc trong với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt,
dòng thơ thường là có dụng ý: khoan...
cũng là câu thơ lục bát nhưng - Cách ngắt nhịp:
cách ngắt nhịp khác nhau tạo + Ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng.
nên hiệu quả khác nhau. Điều này phụ thuộc vào số lượng chữ của
dòng thơ.
+ Nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp
trong từng dòng thơ, câu thơ.

- Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức


gọi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều
tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ có thể
được miêu tả trực quan, các hình thức láy,
điệp làm cho đường nét, màu sắc trở nên
lung linh, sống động; hoặc có thể gợi tả gián
tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện
pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,
hoán dụ,... làm cho cái vô hình trở nên hữu
hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có
hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ
luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ.
Hoạt động 3: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
thông tin cơ bản của VB Hương Sơn phong cảnh.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh
mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm I. Tìm hiểu chung
vụ học tập 1. Tác giả
- GV yêu cầu HS thảo luận theo - Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), tự Cán
cặp, dựa vào những kiến thức Thần, hiệu Trúc Văn, là một danh sĩ thời
trong SGK, trình bày hiểu biết về Nguyễn, người làng Phú Thị, huyện Đông
tác giả, tác phẩm. Yên nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm Yên.
vụ học tập - Từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài
- HS nghe GV yêu cầu, đọc văn chương. Năm 19 tuổi đỗ tú tài rồi đến
thông tin trong SGK để chuẩn bị xin học với phó bảng Phạm Hy Lượng,
trình bày trước lớp. mấy năm sau thầy gả con gái cho.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt - Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am
động và thảo luận hiểu nghệ thuật kiến trúc, đã vẽ kiểu chùa
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu.
quả trước lớp, yêu cầu cả lớp 2. Tác phẩm
nghe, nhận xét. - Xuất xứ: Văn bản in trong Việt Nam ca
Bước 4: Đánh giá kết quả thực trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng
hiện nhiệm vụ Huề, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1995;
- GV nhận xét, đánh giá, chốt có tham khảo văn bản Bài ca phong cảnh
kiến thức. Hương Sơn, Ngữ Văn 11, tập một, Hoàng
Như Mai, chủ biên, NXB Giáo dục, 2005.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được
sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh
tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong
quần thể Hương Sơn.

Hoạt động 4: Khám phá văn bản


a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Hương Sơn phong cảnh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Hương Sơn phong cảnh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Hương Sơn phong cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản 3. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Thể loại: Hát nói
tập - Bố cục:
- GV yêu cầu HS đọc thầm VB. + Bốn câu đầu: Cái nhìn bao quát
- Gv gọi 2-3 HS đọc bài thơ. của chủ thể trữ tình khi đặt chân
- GV lưu ý HS: Khi gặp các câu hỏi đến Hương Sơn.
trong box và những chỗ được đánh dấu, + Mười câu giữa: Miêu tả cụ thể
chúng ta hãy dừng lại suy nghĩ nhanh, phong cảnh Hương Sơn theo bước
tự trả lời thầm trong đầu nhằm tạo thói chân chủ thể trữ tình nhập vai trong
quen và rèn luyện kĩ năng đọc. “khách tang hải”.
- GV yêu cầu HS xác định thể loại, bố + Năm câu cuối: tư tưởng từ bi, bác
cục bài thơ. ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất
- GV đặt câu hỏi: Đọc lại Tri thức ngữ nước của tác giả.
văn và xác định chủ thể trữ tình trong
bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể
xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân - Chủ thể trữ tình trong bài thơ có
xưng hay chủ thể nhập vai vào một nhân hai dạng:
vật trong bài thơ? + Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được
tập có một ai đó (chủ thể) đang quan
- HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau sát và rung động trước phong cảnh
đó đọc thầm VB. Huong Sơn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và + Chủ thể nhập vai: qua cụm
thảo luận "khách tang hải".
- GV mời 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi Hai chủ thê xuất hiện xen kẽ
trong các box trước lớp, yêu cầu cả lớp trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc
nghe, nhận xét. hoà vào nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV giải thích thêm về thể loại:
+ Là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ,
có tính chất tự do thích hợp với việc thể
hiện con người cá nhân.
+ Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ
trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã
có công đem đến cho hát nói một nội
dung phù hợp với chức năng và cấu trúc
của nó.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu về Hương Sơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV yêu cầu HS đọc lại 4 câu thơ đầu
và trả lời các câu hỏi: II. Tìm hiểu chi tiết
+ Cảnh Hương Sơn được giới thiệu như 1. Giới thiệu về Hương Sơn
thế nào? Em hiểu thế nào về câu thơ - Bầu trời cảnh Bụt: cảnh nửa thực,
“Bầu trời cảnh Bụt”? nửa mơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc
tập thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo nước, mây trời vừa trải rộng mênh
luận theo cặp để tóm tắt. mang trùng điệp  choáng ngợp,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng
thảo luận vĩ của Hương Sơn.
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm - Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên
tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận đến ngỡ ngàng - đẹp đến nỗi chủ
xét. thể trữ tình như không tin vào mắt
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện mình  thể hiện thái độ thành
nhiệm vụ học tập kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh
Hương Sơn.
 Cảnh Hương Sơn với ba đặc
trưng: thiên nhiên thoát tục, núi
non trùng điệp, hùng vĩ và hang
động đẹp nhất trời Nam; bao trùm
lên đó là tình cảm tràn ngập say mê
Nhiệm vụ 3: Bức tranh thiên nhiên con người.
Hương Sơn
2. Bức tranh thiên nhiên Hương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học Sơn
tập - Cảnh vật: Bức tranh thiên nhiên
- GV yêu cầu HS đọc tiếp từ câu 5 đến với không gian lắng đọng, thanh
câu 16, thảo luận theo cặp, trả lời câu tĩnh, sự vật như đang chìm đắm
hỏi trong SGK: trong thế giới thiêng liêng của đạo
+ Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp Phật.
của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả
qua các đoạn thơ. - Con người: như cởi bỏ được
+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở
tu từ nào trong miêu tả đoạn thơ? Tác nên trong sáng, thanh khiết và
dụng của các biện pháp NT ấy? thánh thiện.
+ Trong bức tranh thiên nhiên ấy, tâm  Nhận xét:
trạng con người như thế nào? Câu thơ + Tác giả đã quan sát, miêu tả cụ
nào nói lên điều đó? thể từng chi tiết phong cảnh Hương
+ Qua bức tranh thiên nhiên, em nhận Sơn.
xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? + Thể hiện niềm say mê với vẻ đẹp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học thanh khiết, trong ngần của thiên
tập nhiên cũng như sự hòa quyện của
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 thiên nhiên và những công trình
và 2. kiến trúc tài hoa, khéo léo của con
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và người. Cái đẹp đạt tới độ thánh
thảo luận thiện, thoát tục, khiến “khách tang
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả hải giật mình...”.
thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Dự kiến sản phẩm:
- Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của
phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua
các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm
thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4: Suy niệm của tác giả
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV đặt câu hỏi cho HS: đọ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ
để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và 3. Suy niệm của tác giả
thảo luận - Sử dụng câu hỏi tu từ: giang sơn
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu dường như có ý đợi chờ ai nên tạo
cầu cả lớp nghe, nhận xét. hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện đến như thế như đợi những người
nhiệm vụ học tập biết thưởng thức cái đẹp của nó,
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. biết trân trọng nâng niu.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu đặc điểm nghệ - Những từ ngữ mang đậm dấu ấn
thuật nhà Phật “lân tràng hạt”, “Nam vô
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học Phật”, “từ bi”, “công đức”
tập - Kết cấu mở “càng...càng”: dường
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận như tình - cảnh không có dấu chấm
theo nhóm: hết, cảnh vẫn bay trong không khí
+ Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. thần tiên và cảm xúc của con người
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau đối với Hương Sơn là vô tận, vô
và nêu nhiệm vụ: biên.
Yếu tố Ví dụ Tác dụng  Thi nhân quên mình là thi sĩ để
Từ ngữ sống trong giây phút nỗi niềm của
Hình ảnh Phật Tử.
Biện pháp
tu từ 4. Đặc điểm nghệ thuật qua bài
thơ
+ Liệt kê nêu tác dụng của các nhóm từ
ngữ, hình ảnh. - Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca thiên
+ Liệt kê nêu các tác dụng của biện nhiên đất nước tươi đẹp, qua đó,
pháp tu từ. gửi gắm tình yêu đối với giang sơn
+ Đọc lại tri thức về vần, nhịp. Nhận xét hữu tình được tạo hóa ban tặng.
về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Hiệu quả của từ ngữ, hình ảnh,
tập biện pháp tu từ: Việc tận dụng sức
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. gợi tả, gợi cảm của từ ngữ, hình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và ảnh (từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm
thảo luận xúc, từ láy tượng thanh, tượng
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp hình) nghệ thuật sử dụng một cách
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. đa dạng, nhuần nhị các biện pháp tu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện từ (điệp từ ngữ, so sánh, ẩn dụ,
nhiệm vụ học tập nhân hoá, câu hỏi tu từ) đã giúp
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. nhà thơ thể hiện được tình cảm,
- GV tổng hợp bổ sung và lưu ý thêm tác cảm xúc mãnh liệt thiết tha của chủ
dụng của lối gieo vần liền từng cặp câu thế trữ tình và cảm hứng chủ đạo
theo lối hát nói: tạo âm điệu trầm bổng của tác phẩm.
réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha, bay
bổng của chủ thể trữ tình trước cảnh đẹp - Vai trò của vần, nhịp
Hương Sơn. + Vai trò của vần: Tạo nên sự liên
kết về mặt âm thanh theo chiều dọc
cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2),
mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái
(câu 5); kinh (câu 6) kình (câu 7)…
vần lưng: mây mây (câu 3),đây
(câu 4), kình (câu 7), mình (câu 8).
+ Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp
trong bài thơ theo thể hát nói khá
đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn;
cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ,
lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan
thai, khi gấp gáp như bước chân du
khách thưởng lãm phong cảnh núi
rừng tưoi đẹp, trữ tình, thoát tục,
phù hợp với niềm bay bổng của
tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại
có lúc như mơ.
Yếu tố Ví dụ Tác dụng biểu đạt
Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế
Từ ngữ Đệ nhất động vương để bày tỏ tình cảm tôn vinh vị thế
đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
thú Hương Sơn ao
Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt,
ước..., giật mình
Từ ngữ cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực,
trong giấc mộng, ai
"cẩu được, ước thấy",...
khéo hoạ hình...
Từ ngữ Từ láy tượng thanh, tượng hình: gợi tả
thỏ thẻ, lững lờ, long
(hình đúng những âm thanh, màu sắc, đường nét,
lanh, thăm thẳm,
ảnh, âm diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong
gập ghềnh,...
thanh) cảnh Hương Sơn.
non non, nước nước,
Biện Điệp từ ngữ: thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài
mây máy
pháp tu hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc
này... này...
từ bày ra trước mắt.
này... này...
Đá ngũ sâc long lanh
Biện
như gấm dệt,... So sánh, ẩn dụ: cảnh tượng diễm lệ, huyền
pháp tu
Gập ghểnh mấy lỗi ảo.
từ
uốn thang mây
Biện
Nhân hoá: sự vật có linh hồn, sống động,
pháp tu cá nghe kinh
hoà hợp.
từ
Biện
... hỏi ràng đây có Câu hỏi tu từ: bâng khuâng, mơ màng, hư
pháp tu
phải? hư thực thực.
từ
Nhiệm vụ 5: Tổng kết văn bản III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nội dung
tập - Văn bản thể hiện được vẻ đẹp của
- GV yêu cầu HS thảo luận Hương Sơn với vẻ nên thơ, trầm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tĩnh và yên bình
tập - Cho thấy tâm trạng và nỗi niềm
- HS lắng nghe GV yêu cầu, thảo luận của chủ thể trữ tình hay cũng chính
để thống nhất về nội dung, thông điệp và là tác giả:
nhận xét về cốt truyện của Hương Sơn + Sự ngạc nhiên, thích thú và thỏa
phong cảnh. mãn khi đặt chân tới phong cảnh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và Hương Sơn, qua đó bày tỏ lòng yêu
thảo luận nước, yêu thiên nhiên của mình.
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả + Nỗi niềm muốn tránh xa thế sự,
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. lui về ở ẩn tìm bình yên, an nhàn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện của mình.
nhệm vụ học tập 2. Nghệ thuật
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Ngôn từ kết hợp sử dụng từ Hán
Việt và thuần Việt.
- Sử dụng biện pháp đảo ngữ, câu
hỏi tu từ.
- Phong cảnh trong văn bản được
miêu tả, quan sát tỉ mỉ.
- Hệ thống vần nhịp kết hợp với
ngôn từ trong bài thơ tạo nên tiết
tấu, âm hưởng chậm rãi, như một
bài ca.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Hương Sơn phong cảnh đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các phương án đúng theo nội dung đã
học của văn bản Hương Sơn phong cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv đặt câu hỏi: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình
trong bài thơ Hương Sơn phong cảnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, dựa vào văn bản để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Vị trí Cảm xúc của chủ thê trữ tình
Khổ đầu: Câu 1 Xúc động trước vẻ đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh Hương Sơn.
đển câu 4
Khổ giữa: Cáâu Say mê, đắm chìm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên
5 đến câu 16 nhiên, cũng như sự hoà quyện giữa thiên nhiên và những công trình
kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người.
Khổ cuối: Câu Cảm xúc tự thốt lên thành lời: "Càng trông phong cảnh càng yêu!"
17 đến hết

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Hương Sơn phong cảnh để giải
bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS chia sẻ về cảnh đẹp đã được đến thăm hoặc biết đến qua sách
báo.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta
mà em có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, thực hiện việc luyện tập theo cặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Hương Sơn phong cảnh.
+ Soạn bài: Thơ duyên
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: VĂN BẢN 2. THƠ DUYÊN
(Xuân Diệu)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như:
từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người
viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thơ duyên;
- Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa
văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn
bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thơ duyên.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về mùa thu
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
1. Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện
thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
2. Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu,
đường nét đặc trưng nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thu đến luôn mang cho con
người những cảm xúc, những rung động rất riêng. Và với nhà thơ Xuân Diệu,
ông đã lắng nghe được nàng Thu chạm ngõ với những cảm xúc tinh tế và độc
đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Xuân Diệu và Thơ
duyên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
văn bản Thơ duyên.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về văn bản Thơ duyên mà HS
tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
học tập 1. Tác giả
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, - Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô
đọc thông tin trong SGK kết hợp với Xuân Diệu. – Năm sinh – năm mất:
hiểu biết cá nhân để trình bày về tác (2/21916 - 18/2/1985).
giả Xuân Diệu và bài thơ Thơ duyên. - Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Ông là một trong những nhà văn,
tập nhà thơ lớn của Việt Nam.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo - Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là
luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ. một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện văn học.
nhiệm vụ học tập - Là nhà thơ mới nhất trong các nhà
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thơ mới. Ông có đóng góp to lớn trên
thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nhiều lĩnh vực đối với nền văn học
nghe, nhận xét. VN hiện đại, nổi tiếng trong phong
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện trào Thơ mới.
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức.
- GV bổ sung: Ông nổi tiếng từ phong 2. Tác phẩm
trào thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi - Văn bản in trong Tuyển tập Xuân
hương cho gió. Những bài được yêu Diệu (Thơ), NXB Văn học, Hà Nội,
thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình 1986, 100 - 101)
làm trong khoảng 1936 - 1944, thể
hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng
về tình ái nhưng lại có một mạch
ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực
sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh
danh là "ông hoàng thơ tình". Ông
từng được Hoài Thanh và Hoài Chân
đưa vào cuốn Thi nhân Việt
Nam (1942).
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm không gian, thời gian, nhân vật trong truyện
Thơ duyên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
VB Thơ duyên.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Thơ duyên.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản 3. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 2 HS đọc VB trước lớp, yêu cầu cả
lớp đọc thầm theo; đến chỗ có câu hỏi trong
các box, GV cho HS trả lời nhanh rồi lại tiếp - Thể thơ: thất ngôn (7 chữ)
tục đọc VB. - Bố cục: 3 phần
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó: tiếng + Đoạn 1 (khổ 1): Khung cảnh
huyền, băng nhân. một buổi chiều thu
- GV đặt câu hỏi: + Đoạn 2 (khổ 2, 3): Sự hòa hợp
+ Xác định thể thơ, bố cục văn bản. trong tâm hồn nhà thơ
+ Em hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan + Đoạn 3 (khổ 4, 5): Vạn vật
đề “Thơ duyên”? trong thơ duyên trở nên có linh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tính.
- HS đọc VB và đọc câu hỏi trong các box. - Cách hiểu về từ "duyên" trong
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây
và thảo luận là sự giao hoà, giao duyên tựa
- HS trả lời nhanh câu hỏi trong các box. như tự nhiên mà có giữa thiên
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm nhiên với thiên nhiên, con người
vụ học tập với thiên nhiên và con người với
- GV nhận xét phần đọc và trả lời của HS. con người. Thơ duyên nói về
- GV bổ sung: Cách hiểu về từ "duyên": nghĩa những duyên tình đẹp đẽ ấy.
từ "duyên" rất phong phú: chỉ quan hệ vợ
chồng, những gặp gỡ trong đôi, quan hệ gắn bó
tựa nhu tự nhiên mà có, sự duyên dáng....
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên
chiều thu II. Tìm hiểu chi tiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Bức tranh thiên nhiên chiều
- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 1, 2, 4 và làm thu
việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập cột - Khổ thơ 1: Một chiều thu với
“Sắc thái tự nhiên” để hoàn thành tìm hiểu về
Bức tranh thiên nhiên chiều thu. cái đẹp rất riêng:
Khổ thơ Sắc thái Duyên tình - Những từ ngữ chỉ mối quan hệ
thiên nhiên anh và em giữa các sự vật trong khổ 1: hòa,
Khổ 1 ríu rít, đổ, qua.
Khổ 2, 3 - Khổ thơ 2: Con đường nhỏ,
Khổ 4 trong làn gió yểu điệu, cây lá lả
Khổ 5 lơi như mời gọi bước chân lứa
đôi.
- GV hướng dẫn HS trả lời qua các câu hỏi dẫn => Các yếu tố tổng hòa với nhau
dắt: tạo thành một cái duyên. Chiều
+ Tìm những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các thu tươi vui, trong sáng, hữu
sự vật trong khổ 1, 2. Đó là mối quan hệ như tình, huyền diệu. Tạo nên bức
thế nào? tranh với không gian, thời gian
+ Khổ thơ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế gợi duyên tình, một cái thơ rất
nào so với khổ thơ 1, 2 đẹp, đáng yêu, yêu kiều.
+ Từ đó em hãy phân tích, so sánh sự tương - Khổ thơ 4:
đồng và khác biệt của thiên nhiên ở khổ thơ + Chiều thu sương lạnh xuống
thứ nhất và thứ tư. dần, chòm mây cô đơn, cánh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chim cô độc… đều tìm về nơi
- HS thảo luận theo bàn, tóm tắt. chốn của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Nghệ thuật nhân hóa: mây bay,
luận cánh cò phân vân, chim nghe…
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận và các tính từ gấp gấp, phân vân
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.  bước chuyển sự sống của vạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vật
vụ học tập => Các hình ảnh đều đơn lẻ, cô
độc: áng mây, cánh chim đang
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. vội vã, phân vân tìm nơi chốn
- Gv bổ sung: của mình khi chiều lạnh dần
Cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ buông.
4 đều là những bức trnah thiên nhiên miêu tả
vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa
thu, thầm kín gợi lên khát khao lứa đôi.
Ở khổ 1 là bức tranh chiều thu tươi vui, trong
ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền
ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong
đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và
khúc giao hoà du dương của đất trời vào thu
tựa như tiếng đàn lan toả dịu dàng, sâu lắng
trong không gian. Đến khổ 4, cảnh chiều thu
chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với
“sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều
đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim... đang vội
vã, “phân vân” tìm nơi chốn của mình khi
chiều lạnh dần buông.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu duyên tình anh và em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Duyên tình “anh” – “em”
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời
câu hỏi: Trước những sắc thái và thời khắc - Sự thay đổi của duyên tình giữa
khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều “anh” và “em” có sự thay đổi:
thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự Phiếu học tập
thay đổi như thế nào theo các khổ thơ? - Nhận xét:
- GV hướng dẫn HS điền tiếp vào phiếu học + "Anh" và "em" đều là những
tập cột “Duyên tình anh và em”. tâm hồn giàu cảm xúc; xao
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua phiếu học tập hoàn xuyến, rung động trước vẻ đẹp
thành, cảm xúc của anh và em trước thiên của thiên nhiên chiều thu.
nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong + Chiều thu hữu tình, mọi vật
việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó đều có lứa đôi khiến con người
giữa “anh” và “em”? cũng mong muốn có đôi có lứa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Khi chiều buông lạnh, những
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm những chi sinh linh cô độc cùng khao khát
tiết về không gian, thời gian và suy nghĩ để tìm nơi chốn của mình.
nhận xét. + Cảm xúc của anh/em trước
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo thiên nhiên chiều thu đều có vai
luận trò dẫn dắt, kết nối duyên tình
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu gắn bó giữa "anh" và "em".
cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

TỔNG KẾT PHIẾU BÀI TẬP TÌM HIỂU VĂN BẢN THƠ DUYÊN

Khổ thơ Sắc thái thiên nhiên Duyên tình "anh" và "em"
Chiểu thu tươi vui, trong sáng, Không gian, thời gian khơi gợi duyên
Khổ 1
hữu tình, huyền diệu. tình.
Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả Em bước "điềm nhiên", anh đi "lững
Khổ 2 và
lơi, yểu điệu trong gió... mời gọi đững"nhưng"... lòng ta"đã "nghe ý
3
những bước chân đôi lứa. bạn", “lần đầu rung động nỗi thương
yêu". Nghe tiếng lòng mình, lòng
nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc
nhiên, anh với em đã gắn bó như"một
cặp vần".
Chiều thu sương lạnh xuống dần,
chòm mây cô đơn, cánh chim cô
Tâm hồn rung động hoà nhịp với mây
độc..., đều tìm vể nơi chốn của
biếc/cò trắng/cánh chim/hoa sương/...
Khổ 4 mình.
Xao động tâm hồn, gợi nhắc, thôi thúc
Bước chuyển sự sống, không
kết đôi.
gian cuối buổi chiều, trước
hoàng hôn.
Mùa thu đến rất nhẹ,"thu
Sự xui khiến đầy ma lực:"kết duyên".
lặng",“thu êm"; không gian chan
Trông cảnh chiều thu mà lòng "ngơ
Khổ 5 hoà sắc thu, tình thu.
ngần", khiến: Lòng anh thôi đã cưới
Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ
lòng em.
ngẩn.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Nội dung
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời - Qua việc miêu tả thiên nhiên để
câu hỏi: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật văn bộc lộ tình yêu lứa đôi, tình yêu
bản. Xác định chủ thể và cảm hứng chủ đạo với cuộc sống, với con người, và
của bài thơ.- GV hướng dẫn HS điền tiếp vào sự giao hòa, hòa hợp tuyệt diệu
phiếu học tập cột “Duyên tình anh và em”. giữa thiên nhiên và con người.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Qua phiếu học tập hoàn - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
thành, cảm xúc của anh và em trước thiên thể hiện niềm mộng mơ của chủ
nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong thể trữ tình trước cảnh trời đất
việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó vào thu. Trời đất xe duyên, vạn
giữa “anh” và “em”? vật hữu duyên khiến duyên tình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập của anh và em tất yếu gắn bó, vô
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm những chi tình mà hữu ý.
tiết về không gian, thời gian và suy nghĩ để 2. Nghệ thuật
nhận xét. - Sử dụng các từ láy.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Phép nhân hóa linh hoạt.
luận - Các từ ngữ đặc sắc một nét khá
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu đặc biệt trong bài thơ là cách
cầu cả lớp nghe, nhận xét. ngắt câu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Thơ duyên đã học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và
miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được sau khi
học văn bản Thơ duyên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: Chỉ ra nét độc đáo trong
cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có
thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- GV gợi ý: GV hướng dẫn HS quan sát các câu thơ có miêu tả hình ảnh thiên
nhiên. HS phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng nhất,
từ đó, nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một
vài câu thơ tiêu biểu như:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lá cành hoang nắng trở chiều
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo
hình của các từ láy trong bốn dòng thơ trên.
Có thể so sánh với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận để chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả
lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, gợi ý cách so sánh:

Thơ duyên (Xuân Diệu) Sang thu (Hữu Thỉnh)

- Âm thanh mùa thu: nơi nơi động - Cảm nhận thu không rõ nét:
Cảm tiếng huyên, mùa thu không ảm đạm “hình như thu đã về”, cảm nhận
nhận mà rộn rã, náo nhiệt. bằng cảm giác "hương ổi phả vào
và - Hình ảnh mùa thu: gió xiêu xiêu, lả trong gió”
miêu tả lả cành hoang, mây gấp gấp... những - Hình ảnh thể hiện sự giao mùa:

nét chấm phá nhẹ nhàng nhưng ra sông dềnh dàng, chim vội vã, cây
được mùa thu đặc trưng.
- Nỗi lòng: "Lòng anh thôi đã cưới
lòng em" ta thấy sự yêu đời, tươi trẻ
đứng tuổi...
trong những “duyên tình” qua sự gắn
bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên
khi vào thu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
b. Nội dung: GV cho HS
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên
nhiên và duyên tình thể hiện qua bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS, đánh giá tiết học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Thơ duyên.
+ Soạn bài: Lời má năm xưa.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM. LỜI MÁ NĂM XƯA
___ Trần Bảo Định___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Lời má năm xưa; biết phân tích các
chi hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ để làm rõ nội dung và nghệ thuật văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lời má năm xưa;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lời má năm
xưa;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn
bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lời má năm
xưa.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về chủ đề
Giao cảm với thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về chủ đề Giao cảm với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Em có yêu thích một loài động vật nào không? Hãy chia sẻ về
tập tính của loài vật đó, Điều em thích nhất ở loài vật đó là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để chuẩn bị chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài học: Mỗi loài vật đều có những cách thích
nghi với cuộc sống, bản năng sinh tồn riêng. Bằng cảm nhận sâu sắc và qua
lăng kính quan sát tinh tế của mình, nhà văn Trần Bảo Định đã viết lại câu
chuyện cảm động về một lần sai lầm của mình để rồi phải hối hận, Bài học hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Lời má khi xưa.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nét thông tin cơ bản về văn bản Lời má năm xưa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
nét thông tin cơ bản của văn bản Lời má năm xưa.
c. Sản phẩm học tập:
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Tìm hiểu chung
tập 1. Tác giả
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, - Tên: Trần Bảo Định
giới thiệu về tác giả và tác phẩm Lời má - Sinh năm: 1944
năm xưa. - Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân
An, Long An
- Ông là cựu sinh viên Văn
khoa - Đại học Đà Lạt
- Các tác phẩm chính của ông:
+ Ngao du sơn thủy, thơ,
(2012)
+ Thầy tôi, thơ, (2013)
+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, (2013)
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc văn bản và tìm
+ Vợ tôi, thơ, (2014)
hiểu phần chú thích. Xác định thể loại, bố
2. Tác phẩm
cục văn bản
- Xuất xứ: Trích Tương hợp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Phật tính dân gian và môi
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc thông
trường sinh thái, in trong
tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
Thương những ngày...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
- Thể loại: Truyện ngắn.
thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu - Bố cục
cầu cả lớp nghe, nhận xét. + Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện cái rình theo cuộc”: Nhân vật
nhiệm vụ học tập tôi cùng bạn bè dùng ná thun
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. bắn con chim chài
+ Đoạn 2: Còn lợi: Nhân vật tôi
hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản


a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Lời má năm xưa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Lời má năm xưa.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Lời má năm xưa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ II. Tìm hiểu chi tiết
học tập 1. Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời thun bắn con chim chài
câu hỏi: - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực
Nhóm 1,3: Hãy đọc văn bản và tìm tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật
những từ ngữ, câu văn thể hiện tình tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:
cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi + Hối hận, bối rối.
kể câu chuyện cũ về chim thằng chài. + Tần ngần nhìn bầu trời xanh và
Từ đó khái quát nội dung của văn bản. ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống
“thú diện nhơn tâm”.
+ Không thể nào quên câu nói của
má: “Sao con cướp đi sự sống của nó?
Rồi, ai cướp sự sống của con?”.
Nhóm 2, 4: Ai là người thực sự cứu + Không thể rứt ra được sự hối hận và
sống chim thằng chài? Tình tiết nào bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.
trong câu chuyện giúp bạn biết về - Nội dung bao quát của văn bản: Lời
điều đó? má dặn dò năm xưa và cảm xúc của
nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.
2. Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa
lỗi lầm

- Từ câu nói của má “Sao con cướp đi


sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: của con?” đã khiến nhân vật tôi thức
Việc lặp lại câu hỏi của người má: tỉnh  má của nhân vật tôi chính là
“Sao con cướp đi sự sống của nó? người đã cứu sống chim thằng chài.
Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý - Nhân vật tôi đã có nhiều hành động
nghĩa gì? chăm sóc và cứu sống chim thằng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học chài.
tập
- HS đọc thầm VB và thảo luận theo - Câu hỏi của người má: “Sao con
cặp để trả lời câu hỏi trong SGK. cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động sự sống của con?” được lặp lại hai
và thảo luận lần trong văn bản.  Câu hỏi như
- GV mời 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong một lời răn dạy, trách móc với người
SGK, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. con phải biết yêu thương muôn loài,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của
nhiệm vụ học tập người khác để thấu cảm.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến - Sự lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần
thức. làm nổi bật tính chất của câu chuyện
bởi đây là chuyện được kể lại, vừa
nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận,
nỗi nhớ không quên được về lời má
dặn của nhân vật tôi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ qua văn bản đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, loài vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Từ nội dung “câu chuyện
cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, loài vật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi của GV, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra hướng trả lời: Con người và thiên nhiên đều có
quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người không thể
tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Viết được một đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa.
b. Nội dung: GV cho HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa mà HS
viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS đọc đoạn văn mình viết trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Lời má năm xưa.
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 71.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH SỬA
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi dùng từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện và sửa lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về các lỗi dùng từ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lỗi về mạch
lạc, liên kết trong đoạn văn.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhận diện về lỗi
dùng từ trong khi viết văn.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được một số lỗi ngữ pháp thường gặp trong diễn đạt.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Trong quá trình viết văn, em có gặp phải lỗi như lặp từ,
dùng từ không đúng hoàn cảnh không? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại các bài văn đã biết và những lỗi sai về dùng từ thường gặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong khi nói hoặc viết, do
thói quen cũ nên chúng ta gặp các lỗi về dùng từ. Bài học hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu các lỗi và cách khắc phục.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về lỗi về dùng từ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về các lỗi dùng từ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: I. Lỗi dùng từ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Lỗi lặp từ
tập - Lặp từ là dùng nhiều lần một từ
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ trong câu hoặc trong những câu
văn (trang 64) và cho biết những lỗi dùn liền kề nhau khiến cho câu văn,
từ thường gặp trong văn bản. đoạn văn trở nên nặng nề.
- Gv trình chiếu các ví dụ trong SGK lên
máy chiếu, yêu cầu HS quan sát các ví dụ 2. Lỗi dùng từ không đúng hình
trong SGK và chỉ ra lỗi sai: thức ngữ âm
1. Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố
tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc 3. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
truyện thần thoại.

2. Anh ấy đã kịp thời khắc phục những 4. Lỗi dùng từ không phù hợp với
thiếu xót của mình. khả năng kết hợp.

3. Những kiến thức về thơ thầy giáo 5. Lỗi dùng từ không phù hợp với
truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú. kiểu văn bản.

4. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm


môi trường.
5. Trong bản kiểm điểm, học sinh viết:
Nhờ Lan đã méc cô giáo vụ em và Nam
gây lộn trong giờ giải lao.
- GV hướng dẫn cách chữa:
1. Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ
ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có
thể sửa câu trên như sau: Truyện thần
thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì
thú nên em rất thích đọc thể loại này.
2. Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ
âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ
"thiếu sót".
3. Từ "truyền tụng" thường dùng với ý
nghĩa "truyền miệng cho nhau với lòng
ngưỡng mộ". Trong trường hợp này,
chúng ta không dùng từ "truyền tụng".
 Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa.
Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ "truyền
tụng" bằng "truyền đạt".
4. Từ "quan tâm" không thể kết hợp trực
tiếp với "vấn đề ô nhiễm môi trường" mà
cần có thêm một quan hệ từ "đến" hoặc
"tới".
 Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ
cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ.
Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ
"đến" hoặc "tới" sau từ "quan tâm":
Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô
nhiễm môi trường.
5. Trong câu trên, các từ ngữ "nhó",
"méc", "vụ", "gây lộn" không phù hợp với
kiểu văn bản.
 Cách sửa: Thay thế từ ngữ phù hợp.
Bạn Lan đã nói với cô giáo chuyện em và
Nam tranh cãi trong giờ giải lao.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin trong SGK theo yêu
cầu của GV; sau đó thảo luận theo cặp,
suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
b. Nội dung: Hoàn thành các BT trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: BT mà HS hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm BT 1 theo nhóm: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường
hợp
+ Nhóm 1, 3: ý a, b
+ Nhóm 2, 5: ý c, d
+ Nhóm 4, 6: ý d, đ, e
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu và hướng dẫn, sau đó đọc và hoàn thành BT 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi trường hợp ở BT 1, GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả
lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
+ Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm. Cách sửa: Thay từ
"chín mùi" bằng "chín muồi".
+ Câu b: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp. Từ "giấu giếm"
không thể kết họp với quan hệ từ "với". Cách sửa: Bỏ từ "với".
+ Câu c: Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm. Cách sửa: Thay từ
"thăm quan" bằng "tham quan".
+ Câu d: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa và lỗi lặp từ. "Bất tủ" với nghĩa "không
bao giờ chết, còn sống mãi trong trí nhớ, tình cảm người đời "không dùng cho
"những bài hát". Trong trường hợp này, từ phù hợp để miêu tả "những bài hát" là
từ “bất hủ" (không bao giờ mất, mãi mãi có giá trị). Tuy nhiên, nếu dùng "bất hủ"
thay cho "bất tử" thì câu cũng vẫn mắc lỗi lặp từ (bất hủ = còn lại mãi với thời
gian). Cách sửa: Bỏ từ "bất tử" (Những bài hát ấy sẽ còn lại mãi với thời gian).
+ Câu đ: Lỗi lặp từ. Cách sửa: cần thay cụm từ bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu
bằng cụm từ tương đương khác (bài thơ này, tác phẩm này).
+ Câu e: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu VB. Cách sửa: Kính mong Ban
Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2
- GV tổ chức trò chơi, HS nối các từ phù hợp ở cột A và cột B1:
A B
đề xuất đưa một người giữ chức vụ cao hơn
đề cử trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên
đề đạt giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu
Đề bạt đưa ra một ý kiến, giải pháp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 2 và hoàn thành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Gợi ý trả lời:
- Đề xuất - đưa ra một ý kiến, giải pháp.
- Đề cử - giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu.
- Đề đạt - trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên.
- Đề bạt - đưa một người giứ chức vụ cao hơn.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT 3 và đặt câu cho phù
hợp.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi trường hợp trong BT 3, GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, sau
đó yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá các câu văn của HS đặt phù hợp ngữ cảnh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về lỗi dùng từ.
b. Nội dung: HS hoàn thành BT mà GV giao.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn đã hoàn thành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện niềm giao cảm
với thiên nhiên và con người, trong đó có sử dụng từ ngữ gợi cảm xúc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Hoàn thành các bài tập trong Sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1.
+ Soạn bài: Nắng đã hanh rồi – Vũ Quần Phương
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. NẮNG ĐÃ HANH RỒI
(Vũ Quần Phương)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Nắng đã hanh rồi; biết phân tích các
chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác
phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nắng đã hanh rồi;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nắng đã
hanh rồi;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn
bản khác có cùng thể loại.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nắng đã
hanh rồi.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em có yêu thích mùa đông không? Cảm nhận
của em về thiên nhiên và thời tiết khi mùa đông đến là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV dẫn vào bài học mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ,
thể hiện góc nhìn tinh tế của nhà thwo Vũ Quần Phương với tựa đề Nắng đã
hanh rồi.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Nắng đã hanh rồi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
tác giả, tác phẩm Nắng đã hanh rồi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Nắng đã
hanh rồi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
học tập 1. Tác giả
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong - Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên
SGK và dựa vào hiểu biết cá nhân thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác
hãy giới thiệu về tác giả Vũ Quần của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết.
Phương và bài thơ Nắng đã hanh - Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê
rồi. bình văn học.
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc bài thơ, - Quê quán: Nam Định
xác định thể thơ và nội dung chính - Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học.
từng khổ thơ. - Tác phẩm chính: Hoa trong cây
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988),
học tập Vết thời gian (1996)…
- HS đọc thông tin trong SGK để 2. Tác phẩm
nắm được nguồn dẫn của VB. - Bài thơ được in trong tập Hoa trong
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt cây, Những điều cùng đến, Vết thời
động và thảo luận gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014,
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước tr33.
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Thể thơ: 7 chữ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực - Bố cục:
hiện nhiệm vụ học tập + Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa
đông ở trước sân.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến + Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa
thức. đông ở trên những mái tranh.
+ Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa
đông ở trên núi.
+ Khổ 4: Những hy vọng tương lai của
nhân vật trữ tình.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Nắng đã hanh rồi.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến văn bản Nắng đã hanh rồi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài Nắng đã hanh rồi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Thiên nhiên trong bài II. Tìm hiểu chi tiết
thơ 1. Thiên nhiên trong bài thơ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Thiên nhiên trong bài thơ được quan
học tập sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm,
mỗi nhóm thảo luận và trình bày một - Dấu hiệu:
nội dung: + Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây
Nhóm 1: Thiên nhiên trong bài thơ là một kiểu thời tiết đặc trưng của
được quan sát, miêu tả ở thời điểm mùa đông “Nắng đã vàng hanh như
nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh phấn bay”.
thể hiện điều đó. + Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như
Nhóm 2: Bài thơ là lời của ai nói với dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa
ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong
việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của là báo hiệu mùa đông.
chủ thể trữ tình? + Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua:
Nhóm 3: Nhận xét về cách gieo vần mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được
và tác dụng của cách gieo vần đó hiện tại chính là mùa đông.
trong bài thơ. 2. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
Nhóm 4: Xác định chủ đề, cảm hứng - Nhân vật trữ tình: Bài thơ như lời
chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân
từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan vật ''em'' thông qua miêu tả, cảm nhận
trọng trong việc thể hiện chủ đề và thiên nhiên xung quanh. Những câu từ
cảm hứng ấy. như một lời mời gọi, mời ''em'' đến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học với không gian, thiên nhiên ngày
tập nắng.
- HS thảo luận theo cặp để hoàn thành  Điều làm cho việc thể hiện tình
bảng thông tin. cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình nên
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc.
và thảo luận - Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước nước.
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu
nhiệm vụ học tập - Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến + “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu
thức. vọng sông gày”: những dấu hiệu báo
hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se
lạnh.
+ “Em ở nhà xa, em có hay; em có
hình dung, em có nghe”: những câu
hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi
nhớ của người ở lại với người em ở
xa.
- Gieo vần: Tác giả chú trọng về việc
gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một
nhịp cố định cho cả bài thơ.
+ Khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'':
bay, gày, hay.
+ Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần
Nhiệm vụ 3: Tổng kết bài học ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ.
học tập III. Tổng kết
- GV đặt câu hỏi cho HS: Tổng kết 1. Nội dung
nội dung, nghệ thuật văn bản. Em rút - Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên
ra những điều gì cần lưu ý khi đọc nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên
một văn bản thơ? những mái tranh và khung cảnh thiên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học nhiên mùa đông ở trên núi.
tập 2. Nghệ thuật
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau - Nghệ thuật miêu tả tài tình.
đó suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ
và thảo luận tâm tình, réo rắt đi vào lòng người.
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước - Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc.
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Nắng đã hanh rồi đã học.
b. Nội dung: GV đưa ra nội dung bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết đoạn văn.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS toàn thành bài tập: Từ bài thơ Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần
Phương, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết đoạn văn nêu
cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS hoàn thành và đọc đoạn văn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Nắng đã hanh rồi để tìm hiểu
các văn bản khác cùng chủ đề.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm đọc các bài thơ khác cùng chủ đề và chỉ ra các
đặc điểm trong văn bản thơ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm các bài thơ cùng chủ đề về thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, chú ý
lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: VIẾT. VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
MỘT BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét
đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực tiếp thu, nhận diện kiểu bài.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh
giá một bài thơ.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có yêu thích một bài thơ nào không? Hãy đọc bài
thơ đó? Điều gì khiến em ấn tượng về bài thơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài và cách
viết dạng bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh
giá một bài thơ
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá
một bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
về đặc điểm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao I. Tri thức kiểu bài
nhiệm vụ học tập 1. Kiểu bài
- GV chia lớp thành 4 nhóm, Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và
yêu cầu các nhóm đọc mục Tri những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là
thức về kiểu bài và thể hiện lại kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và
bằng sơ đồ tư duy. bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm thuật của bài thơ ấy.
vụ học tập 2. Yêu cầu đối với kiểu bài
- Các nhóm thảo luận, đọc mục - Về nội dung:
Tri thức về kiểu bài, thể hiện lại  Xác định được chủ đề và phân tích, đánh
bằng sơ đồ tư duy. giá ý nghĩa, giá trị của chủ đé bài thơ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt  Phân tích, đánh giá được một số nét đặc
động và thảo luận sắc về hình thức nghệ thuật như dạng
- GV mời đại diện các nhóm thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết
trình bày sơ đồ tư duy trước cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận pháp tu từ,...
xét. - Về kĩ năng:
Bước 4: Đánh giá kết quả  Lập luận chặt chẽ, thể hiện được
thực hiện nhiệm vụ học tập những suy nghĩ, cảm nhận của người
- GV nhận xét, đánh giá, chốt viết về bài thơ.
kiến thức.  Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
 Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các
câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết
giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
 Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả;
nêu nhận xét khái quát về nội dung,
nghệ thuật của bài thơ.
 Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá
chủ đề và những nét đặc sắc vể nghệ
thuật của bài thơ.
 Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề
và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của bài thơ; tác động của bài thơ đối
với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác
phẩm.
Hoạt động 2: Phân tích ngữ liệu tham khảo
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh
giá một bài thơ qua việc phân tích ngữ liệu tham khảo.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
về ngữ liệu tham khảo.
c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm văn bản nghị luận
phân tích, đánh giá một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
nhiệm vụ học tập 1. Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hoàn chỉnh.
yêu cầu các nhóm đọc VB tham - Trong bài viết ở ngữ liệu chưa nêu được
khảo trong SGK Sức gợi tả của vấn đề, chưa nêu tác giả tác phẩm. Đồng
hình ảnh trong bài thơ Thu thời ngữ liệu chưa khẳng định được giá trị
điếu (Nguyễn Khuyến) và nét đặc sắc của bài thơ, chưa nêu cảm
- GV lưu ý HS đọc bài viết lẫn nghĩ của người viết.
các thông tin chỉ dẫn kèm theo; 2. Nội dung phân tích, đánh giá được trình
nhắc các em khi đọc, phải làm bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét
sao vừa bao quát toàn VB, vừa đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
nắm bắt các chi tiết cụ thể về ý - Cách trình bày như vậy giúp người đọc,
tưởng lẫn cách thức nghị luận. người nghe có cái nhìn bao quát hơn về ngữ
- GV yêu cầu các nhóm sau khi liệu phân tích, người đọc dễ theo dõi và cảm
đọc xong VB tham khảo, thảo nhận văn bản hơn.
luận để trả lời các câu hỏi ở 3. Các ý chính được trình bày trong ngữ
cuối VB. liệu: - Không khí lạnh lẽo của mùa thu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm - Phong cảnh thu tươi tắn và yên tĩnh.
vụ học tập - Liên hệ so sánh với ngữ liệu khác.
- Các nhóm nghe yêu cầu của 4. Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử
GV, đọc VB và thảo luận để trả dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu
lời câu hỏi cuối VB. điếu:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt - Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong
động và thảo luận veo.
- GV mời đại diện các nhóm - Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng
trình bày kết quả trước lớp, yêu biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.
cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời
Bước 4: Đánh giá kết quả xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.
thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt 5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ
đáp án. thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác
phẩm. Ví dụ: thơ thường thiên về vần, nhịp
điệu, biện pháp tu từ và cảm xúc lãng mạn;
còn truyện sẽ thiên về cốt truyện, chi tiết
tiêu biểu, tình huống bất ngờ kịch tính…

Hoạt động 3: Tạo lập văn bản


a. Mục tiêu: HS viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
theo quy trình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
GV đặt ra và thực hành viết theo quy trình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và bài văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: III. Tạo lập văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 1. Quy trình viết
vụ học tập Bước 1: Chuẩn bị viết
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu - Xác định đề tài, mục đích viết, người
cầu các nhóm thảo luận, đọc quy đọc.
trình viết bài trong SGK và thể hiện + Xác định đề tài:
lại bằng sơ đồ tư duy.  Được bản thân và nhiều bạn khác
yêu thích.
- Gv hướng dẫn HS cách thực hiện  Có chủ đề và những điểm đặc sắc
các bước và HS vận dụng vào đề về hình thức nghệ thuật dễ nhận
bài. thấy.
+ GV hướng dẫn HS chọn bài thơ  Có độ dài phù hợp.
mà mình yêu thích để tiến hành bài + Mục đích viết: phân tích, đánh giá về
văn nghị luận. chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thuật của bài thơ.
học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, + Người đọc: thầy cô, bạn bè.
thảo luận nhóm để thể hiện lại quy - Thu thập tư liệu: tìm các bài viết, ý
trình viết bài văn bằng sơ đồ tư kiến bình luận có liên quan đến bài thơ
duy. được chọn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt - Lưu ý khi đọc tư liệu:
động và thảo luận + Ghi chép, đánh dấu nhùng V kiến
- GV mời đại diện các nhóm trình nhận xét, đánh giá liên quan đến văn
bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả bản mình sẽ phân tích.
lớp nghe, nhận xét. + Xem xét các ý kiến đã đề cập đến
Bước 4: Đánh giá kết quả thực những phương diện nào, chưa đề cập
hiện nhiệm vụ phương diện nào của văn bản thơ mà
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng
thức. tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác
không?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý


- Xây dựng hệ thống luận điểm bằng
Nhiệm vụ 2: cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm lượt chi tiết hóa từng luận điểm.
vụ học tập Bước 3: Viết bài
-Sau khi HS nắm được các bước - Viết bài dựa theo dàn ý đã lập.
viết bài, GV giao đề bài cho HS Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
bằng cách đọc to yêu cầu và ghi lên
bảng: Hãy viết văn bản nghị luận 2. Thực hành
phân tích, đánh giá về chủ đề và
một số nét đặc sắc về nghệ thuật
của một bài thơ (thơ lục bát, thơ
thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).
- GV yêu cầu HS lập dàn ý trước
khi viết, tập viết mở bài, kết bài.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
học tập
- HS đọc đề bài và lập dàn ý và tập
viết mở bài, kết bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 – 2 HS đọc mở bài và
kết bài của bản thân, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
b. Nội dung: HS tiếp tục viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài viết.
- GV lưu ý HS:
 Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích,
đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bải 1).
 Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ
thuật trong bài thơ.
 Nêu rỗ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác
phẩm.
 Làm sáng tó các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc
trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác
phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp tục hoàn thành bài viết. GV đi quanh lớp để hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS đọc một số đoạn văn phần thân bài trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
khác.
b. Nội dung: HS lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài
thơ.
c. Sản phẩm học tập: Dàn ý HS lập được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chỉnh sửa, kiểm tra lại bài văn theo bảng kiểm:
Nội dung kiểm tra Đạt Chưa
đạt
Giới thiệu bài thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).
Mở bài
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
Thân bài Xác định chủ đề của bài thơ.
Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của bài thơ.
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người
viết về bài thơ.
Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác
phẩm.
Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về
nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ.
Kết bài
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc
cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.
Sắp xếp luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) hợp lí.
Kĩ năng Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
trình Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cấu của
bày, diễn kiểu bài.
đạt Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa
các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS lắng nghe yêu cầu của GV, lập dàn ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV một số HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn lại bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Soạn trước bài Nói và nghe. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
của một bài thơ.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE. GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh
giá về ý kiến, quan điểm đó.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giới thiệu, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Giới thiệu, đánh
giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên,
chúng ta đã học những văn bản thơ nào? Em có nhận xét, đánh giá gì về nội
dung và nghệ thuật của một văn bản thơ trong những văn bản đã học đó?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài học mới: Ở tiết trước, chúng ta đã học Viết văn bản nghị luận
phân tích, đánh giá một bài thơ. Cũng là đánh giá một bài thơ, nhưng tiết học
này, các em sẽ được học cách thể hiện thông qua hành động nói. Chúng ta cùng
đi vào bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của
một bài thơ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của một bài thơ
a. Mục tiêu: Xác định được các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
của GV liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
của một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS liên quan
đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: I. Xác định các bước giới thiệu về nội
Bước 1: GV chuyển giao dung và nghệ thuật của một bài thơ
nhiệm vụ học tập 1. Bước 1: Chuẩn bị nói
- GV chia lớp thành 4 nhóm, - Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài
yêu cầu các nhóm đọc thông tin thơ mà bạn chọn để giói thiệu. Bạn có thể sử
trong SGK và tóm tắt nội dung dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu
của các bước giới thiệu về nội chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa
dung và nghệ thuật của một bài chọn như với bài viết.
thơ. 2. Bước 2: Trình bày bài nói
Bước 2: HS thực hiện nhiệm - Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về
vụ học tập bài thơ.
- Các nhóm nghe yêu cầu của - Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất
GV, sau đó thực hiện việc đọc là khi đọc bài thơ và các trích dẫn thơ.
và tóm tắt. 3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Bước 3: Báo cáo kết quả thực - Trao đổi: Khi trao đổi với người nghe, bạn
hiện nhiệm vụ cần:
- GV mời đại diện các nhóm  Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi
trình bày kết quả trước lớp, yêu chép tóm lược ý kiến, những vấn đề
cầu cả lớp nghe, nhận xét. cần trao đổi thêm.
Bước 4: Đánh giá kết quả  Dành thời gian phù hợp để trao đổi
thực hiện nhiệm vụ học tập những nội dung cần thiết.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt - Đánh giá: Trong vai trò người nói cũng
kiến thức. như vai trò người nghe, bạn có thể đánh giá
phần trình bày dựa vào bảng kiểm dưới đây.

Hoạt động 3: Thực hành nói và nghe


a. Mục tiêu: HS thực hành được bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội
dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS giới thiệu, đánh giá trước lớp về nội dung và nghệ thuật của
một bài thơ; nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung, hình hức bài nói giới
thiệu một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu và đánh giá của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Thực hành nói và nghe
- GV cho HS thời gian chuẩn bị bài nói. - Trong vai trò là người nói: HS
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện trình biết lắng nghe và ghi chép những
bày bài nói và nêu rõ yêu cầu với người nói, câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các
người nghe. bạn về nội dung, hình thức bài trình
- Sau bài trình bày, GV yêu cầu các nhóm bày; giải thích và làm rõ những
nhận xét bài trình bày của các nhóm theo điều người nghe chưa rõ hoặc có ý
bảng kiểm kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội kiến khác với mình.
dung và nghệ thuật một bài thơ.
- Trong vai trò là người nghe: HS
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập biết lắng nghe bài trình bày của bạn
- HS chuẩn bị bài nói. mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo góp ý về nội dung, hình thức của
luận bài trình bày của người nói hoặc
- GV mời một HS lên bảng để nói, yêu cầu cả yêu cầu người nói giải thích và làm
lớp nghe, ghi chép và trao đổi. rõ những điều mình chưa rõ hoặc ý
- GV cho cả lớp nhận xét, đánh giá về kĩ năng kiến có sự khác biệt.
trình bày của người nói và kĩ năng nghe của
người nghe bằng bảng kiểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nói và nghe giới thiệu, đánh giá về nội dung và
nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS luyện tập việc nói và nghe trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS, bảng kiểm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS các nhóm tự k
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp, luyện tập nói và nghe.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.
- GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm (đối với người nói và đối
với người nghe).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để giới thiệu, đánh
giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với người
thân.
c. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu của HS với người thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành nói và nghe với người thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một bài
thơ

Nội dung kiểm tra Đạt Chư


a đạt
Mở đầu Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần).
Giới thiệu bài thơ: tên tác phẩm, thể loại, tác giả (nếu
có).
Nêu khái quát nội dung bài nói (có thể điểm qua các
phần/ ý chính).
Nội dung Trình bày ý kiến đánh giá về nội dung của bài thơ.
chính Trình bày ý kiến đánh giá về nghệ thuật của bài thơ.
 Phân tích tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ
thuật trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo
của bài thơ.
 Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người nói về
bài thơ.
 Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ.
 Tóm tắt được nội dung trình bày về bài thơ.
Kết thúc  Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ
phía người nghe.
 Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng  Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp
trình bày, lí.
tương tác  Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá
với người trình nói. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu
nghe của bài nói. Kết hợp sử dụng các phương tiện phi
ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
 Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người
nghe.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thơ trữ tình đã học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với
thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với
thiên nhiên là: Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên, Nắng đã hanh rồi.
- GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và
kiến thức đã được học trong Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài31. Giao
cảm với thiên nhiên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến phần Ôn tập của Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 3.
Giao cảm với thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: BT 1.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập Văn Chủ đề Hình thức nghệ thuật
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 bản đặc sắc
trước lớp. Hương Tình yêu
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu Sơn thiên
Điệp từ, từ ngữ biểu
HS chia nhóm và thảo luận: phong nhiên,
cảm, bộc lộ trực tiếp, từ
+ Nhóm 1, 3: nhắc lại các đặc điểm cảnh phong
láy.
về chủ đề, hình thức nghệ thuật của cảnh, đất
các văn bản đã học. nước.
Hình thức Hình ảnh trữ tình; từ
Văn bản Chủ đề Tinh yêu
NT đặc sắc láy; nghệ thuật tả cảnh
thiên
Hương Thơ giàu cảm xúc; lấy hình
nhiên,
Sơn phong duyên ảnh thiên nhiên để nói
tình yêu
cảnh về “duyên” của con
lứa đôi
Thơ duyên người.
Lời má Sự giao Hình thức kể chuyện
năm xưa cảm giữa hồi tưởng; sử dụng ngôi
Lời má
Nắng đã thiên kể thứ nhất; từ ngữ đặc
năm
hanh rồi nhiên và trưng của vùng miền.
xưa
con
+ Nhóm 2, 4: Xác định dạng thức người.
xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi Nắng Tình yêu Cách gieo vần độc đáo;
bài thơ: đã thiên từ ngữ gợi hình.
hanh nhiên
Văn bản Chủ thể trữ tình rồi
Hương
Sơn phong
cảnh
Thơ duyên
Lời má BT2.
năm xưa Vãn bản Chủ thể trữ tình
Nắng đã Hương - Chủ thể ẩn và chủ thề nhập
hanh rồi Sơn phong vai “khách tang hài”
cảnh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học Thơ duyên Chủ thể ẩn và chủ thể xưng
tập danh rõ ràng.
- HS đọc BT 1, nghe yêu cầu và Lời má
Chủ thể xưng danh rõ ràng.
hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu năm xưa
học tập và hoàn thành BT. Nắng đã
Chủ thể xưng danh rõ ràng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động hanh rồi
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân,
suy nghĩ và trả lời câu hỏi 3: Từ việc
đọc hiểu các văn bản thơ trong bài
học này, bạn rút ra được những lưu ý
gì trong cách đọc hiểu một văn bản
thơ trữ tình?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập BT 3.
- HS đọc yêu cầu của BT 2, nghe GV
yêu cầu và hướng dẫn, sau đó thực
hiện so sánh đặc điểm của thể loại với
một truyện dân gian khác đã học. Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:
và thảo luận - Cần đọc kĩ các bài thơ.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS - Nắm được tác giả, đặc điểm phong cách
trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả của tác giả để hiểu bài thơ hơn.
lớp nghe, nhận xét. - Xác định chủ đề của văn bản, các đặc sắc
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện về nghệ thuật của văn bản.
nhiệm vụ học tập - Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến văn bản.
thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm,
yêu cầu của kiểu bài văn phân tích,
đánh giá một bài thơ và rút ra những
điều cần lưu ý.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc yêu cầu của BT 5 và thảo
luận theo cặp để hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động BT 4.
và thảo luận - Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả bài thơ.
thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp + Có dàn ý chi tiết.
nghe, nhận xét. + Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện chỉnh.
nhiệm vụ học tập + Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng,
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thuyết phục, mạch lạc.
thức. + Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung
- GV bổ sung: và nghệ thuật.
+ GV hướng dẫn HS lưu ý một vài - Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật
điểm khi phân tích một bài thơ trữ của một tác phẩm văn học.
tình: ngoài phân tích nội dung, đặc + Có dàn ý chi tiết.
biệt lưu ý đến việc khai thác từ ngữ, + Xác định đúng đề tài, đối tượng người
hình ảnh, vần, nhịp, đối. Làm rõ các nghe.
hình thức nghệ thuật có tác dụng gì + Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa
trong việc biểu đạt nội dung, luôn có phải, luôn hướng mắt vê phía người nghe.
sự kết họp giữa lí lẽ và dẫn chứng khi + Nên tạo không khí sôi động cho buổi
phân tích. thuyết trình.
+ Khi giới thiệu, đánh giá chủ đề,
nghệ thuật một tác phẩm văn học cần
nắm vững nội dung của tác phẩm, xác
định chủ đề, cảm hứng chủ đạo và
những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên
trong một bài thơ bạn đã học.
- Gv lưu ý HS lựa chọn những VB thơ hay, sát với yêu cầu, làm rõ tình cảm với
thiên nhiên trong bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài 4. NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..
Số tiết: 9 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4
 Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có
lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải
thích được mục đích của việc lổng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
 Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng
trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được
đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết
được mục đích của người viết.
 Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách
sinh động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của
người viết ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông
tin đã đọc đối với bản thân.
 Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn,
chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; có hiểu biết về vấn đề quyền sở
hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
 Biết thuyết trình kết quả nghiên cứu có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn
ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; nghe và nắm bắt được nội
dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và
hình thức thuyết trình.
 Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


TIẾT…: VĂN BẢN 1. TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA VĂN
HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng
ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích
được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng
trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá được đề tài,
thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục
đích của người viết.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt
động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn.
b. Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số dạng VB thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép
một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục
đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào VB.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng
trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được đề tài,
thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích
của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung VB một cách sinh
động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết
ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đã đọc đối với bản
thân.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tranh Đông
Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về tranh
Đông Hồ.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tranh Đông Hồ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
1. Theo bạn, thế nào là một di sản văn hoá? Hãy nói về giá trị một di sản văn
hoá của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
2. Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế
tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những
điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV chuẩn kiến thức:
1. Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể
của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện
nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa
(như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật),
văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến
thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa
dạng sinh học).
2. GV cho HS xem một clip ngắn về quy trình làm tranh Đông Hồ:
https://www.youtube.com/watch?v=SA54wZq7Tvk\
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trên đất nước chúng ta, mỗi
vùng miền, dù là nông thôn hay thành thị, đều có những truyền thống văn hoá giàu
giá trị nhân văn và thực tiễn. Điều đáng lo ngại là hiện nay, không ít di sản văn
hoá lâu đời và quý giá ấy đang có nguy cơ xuống cấp, mai một dần đi. Trước tình
hình ấy, chúng ta cần có giải pháp khắc phục thế nào?Bài học hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những di sản văn hóa. Nắm được các
khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể
trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Những di
sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Giới thiệu bài học
học tập - Chủ đề Những di sản văn hóa bao
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài gồm các văn bản thông tin tổng hợp.
học số 4 (Những di sản văn hóa) - Tên và thể loại của các VB đọc chính
trước lớp. và VB đọc kết nối chủ đề:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các Tên văn bản Thể loại
em, nội dung của chủ đề Bài 4. Tranh Đông Hồ - nét VB thông
Những di sản văn hóa là gì?. tinh hoa của văn hóa tin
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ dân gian Việt Nam.
học tập Những bản tin VB thông
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời tin
câu hỏi. Lí ngựa ô hai vùng đất thơ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt Chợ nổi – nét văn hóa VB thông
động và thảo luận sông nước miền Tây tin
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức: Trong bài học này, các em sẽ
được tìm hiểu thể loại văn bản thông
tin tổng hợp qua chủ đề Những di
sản văn hóa.
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của văn bản thông tin.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến một số yếu tố của VB thông tin.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của VB thông
tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 2. Tri thức ngữ văn
học tập - Văn bản thông tin tổng hợp là một
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu dạng của văn bản báo chí được viết theo
hỏi: lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều
+ Văn bản thông tin tổng hợp là gì? phương thức giao tiếp.
+ Bản tin là gì? Có những kiểu bản + Tiêu biểu cho dạng này là văn bản
tin gì? thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ miêu tả, tự sự, biểu cảm... Mục đích của
học tập việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm
- HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo giúp việc truyền tài thông tin của văn
luận nhóm, đọc thông tin trong bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.
SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. - Bản tin là thể loại cơ bản của văn bán
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về
động và thảo luận một sự kiện mới xảy ra được công chúng
- GV mời đại diện các nhóm trình quan tâm.
bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả + Chức năng: thông báo sự kiện một
lớp nghe, nhận xét. cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực đặc biệt là báo giấy, báo điện tủ, đài phát
hiện nhiệm vụ học tập thanh và đài truyền hình.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến + Phân loại: bản tin ảnh, bản tin chữ (tin
thức. vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng
hợp, tin dự báo,...) mà với mỗi dạng có
thể thức riêng.

Hoạt động 3: Đọc văn bản


a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Tranh Đông Hồ - nét
tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
thông tin cơ bản của VB Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian
Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Tranh Đông Hồ - nét tinh
hoa của văn hóa dân gian Việt Nam mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Tìm hiểu chung
tập 1. Tác phẩm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trình - Nhóm biên soạn tổng hợp từ
bày hoàn cảnh xuất xứ văn bản. “Tranh dân gian Đông Hồ -
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Đông Hồ Folk Paintings” của An
- HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong Chương và “Tranh Đông Hồ -
SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp. Nét tinh hoa văn hóa dân gian
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và Việt Nam” của Khánh An.
thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Hoạt động 4: Khám phá văn bản


a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của
văn hóa dân gian Việt Nam.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Nhiệm vụ 1: 2. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Thể loại: Văn bản thông tin
tập - Bố cục: 5 phần
- GV yêu cầu HS đọc thầm VB. 1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động,
- GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, chú ý các ngộ nghĩnh
box theo dõi bên phải văn bản. 2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị,
- GV yêu cầu HS xác định thể loại, phân ấm áp
chia bố cục văn bản. 3. Cách chế tác khéo léo công phu và tỉ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học mỉ.
tập 4. Rộn ràng tranh Tết
- HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau 5. Lưu giữ và phục chế
đó đọc thầm VB.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi
trong các box trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV giải thích thêm về thể loại:
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tranh Đông Hồ II. Tìm hiểu chi tiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Tranh Đông Hồ
tập - Đề tài: Những hình ảnh quen thuộc,
- GV yêu cầu HS đọc văn bản, thảo luận bình dị trong đời sống hằng ngày như
theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi: gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất
+ Em có nhận xét gì về đề tài, chất liệu của đời sống nông thôn là đề tài quen
giấy vẽ, màu sắc của tranh Đồng Hồ. thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong
+ Hãy chỉ ra các công đoạn chính của các bức tranh Đông Hồ.
quá trình chế tác một bức tranh Đông - Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để
Hồ được nêu trong văn bản. quét lên.
+ Tranh Đông Hồ được bán trong dịp - Màu sắc: màu đen từ than xoan hay
nào? than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá
+ Xác định nội dung các mục 1, 2, 3 của chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ
văn bản. Nội dung các mục này đã bổ sỏi son, gỗ vang; ...
sung thông tin cho nhau và góp phần  Sử dụng bốn gam màu chủ đạo.
thể hiện thông tin chính của văn bản - Các công đoạn chính để làm nên một
như thế nào? bức tranh Đông Hồ bao gồm:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học + Vẽ mẫu.
tập + Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi
luận theo cặp để tóm tắt. xếp vào bản khắc gỗ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và + Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay
thảo luận phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm
tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên
xét. mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện + Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng
nhiệm vụ học tập mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. giấy khỏi ván in; số màu của tranh
tương ứng với số lần in.
- Mục 1,2,3 của văn bản trên đã góp
phần nổi bật ý chính của văn bản: tranh
Đông Hồ là gì, trông như thế nào, chất
liệu và cách làm ra một bức tranh ra
Nhiệm vụ 3: Đặc điểm nghệ thuật qua sao. Đây là những ý giúp người đọc
văn bản thấy và hiểu rõ được điều mà tác giả
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học muốn nói đến là gì.
tập
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp văn bản
và trả lời: 2. Đặc điểm nghệ thuật qua văn bản
+ Xác định đề tài của văn bản? Chỉ ra
một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố - Đề tài của văn bản trên: Tranh dân
miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và gian Đông Hồ.
nêu mục đích của việc lồng ghép ấy. - Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu
+ Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản được tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn
gọi là gì? Đoạn văn in nghiêng này có bản:
vai trò thế nào đối với việc truyền tải + Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in
thông tin chính của văn bản? tranh Đông Hồ” (mục 2).
+ Nhan đề, các đề mục có tác dụng như + Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh
thế nào trong việc thể hiện thông tin Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp
chính trong văn bản trên? vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11,
+ Xác định mục đích viết và quan điểm 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất
của người viết thể hiện trong văn bản được tổ chức ngay trong đình làng.
trên? Bạn có đồng tình với quan điểm => Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả
đó hay không? hoặc biểu cảm trong văn bản giúp
+ Trong văn bản này có sử dụng những thông tin của đề tài được thể
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến
không? Theo em hiệu quả của phương cho độc giả những điều quan trọng, cần
tiện đó? thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. cảm của người viết với đề tài đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các
tập thông tin chính trong văn bản được thể
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một
và 2. bố cục hợp lí  các thông tin được
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và trình bày một cách đầy đủ, không lộn
thảo luận xộn và người đọc cũng không bị ngợp
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả khi tiếp cận văn bản.
thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét. - Mục đích viết: giới thiệu về một nét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện văn hóa dân gian lâu đời đang dần bị
nhiệm vụ học tập mai một: tranh Đông Hồ. Từ đó, kêu
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. gọi sự bảo về, giữ gìn, phát huy ngành
nghề truyền thống dân tộc.
- Quan điểm của người viết: đảm bảo
những thông tin chính xác, khách quan
về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng
thời thể hiện suy nghĩ của người viết về
nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo
vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Văn bản sử dụng tranh Đông Hồ, liên
quan đến nội dung bài học, giúp người
đọc hiểu rõ về chất liệu giấy, màu sắc,
đề tài… của tranh Đông Hồ.
Nhiệm vụ 5: Tổng kết văn bản III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nội dung
tập - Văn bản cung cấp cho người đọc
- GV yêu cầu HS thảo luận những thông tin về tranh Đông Hồ -
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học một sản phẩm văn hóa dân gian của
tập Việt Nam ở nhiều khía cạnh như hình
- HS lắng nghe GV yêu cầu, thảo luận tượng, đề tài, chất liệu, màu sắc, cách
để thống nhất về nội dung, thông điệp và thức chế tác, cách lưu giữ phục chế và
nhận xét về cốt truyện của Tranh Đông dịp mà tranh được sử dụng nhiều nhất.
Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian - Cho thấy thái độ trân trọng của tác giả
Việt Nam. đối với tranh Đông Hồ và những nghệ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và nhân làm ra nó. Từ đó kêu gọi sự gìn
thảo luận giữ và phát huy của mọi người đối với
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả những giá trị văn hóa của dân tộc.
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. 3. Giá trị nghệ thuật
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.
nhệm vụ học tập - Kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả,
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. tự sự.
- Có sự sưu tầm và tìm tòi thông tin từ
nhiều nguồn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa
của văn hóa dân gian Việt Nam đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết đoạn văn ngắn từ văn bản Tranh Đông Hồ - nét
tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về các công đoạn
chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn ngắn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa
của văn hóa dân gian Việt Nam để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS chia sẻ về những di sản văn hóa ở địa phương.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy
nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, thảo luận và đưa các phương án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động
- GV bổ sung: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền
Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời sáng tạo, đầy đủ.
- GV tổng kết: Việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng
quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà
ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta
ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh
hơn những di sản văn hóa đó.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
+ Soạn bài: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: VĂN BẢN 2, 3.
- NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG TRẦN HỮU TRANG KHÁNH THÀNH PHÒNG
TRUYỀN THỐNG.
- THÊM MỘT BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” SANG TIẾNG NHẬT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số dạng VB thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép
một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục
đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào VB.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong
việc thể hiện thông tin chính của VB.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đã đọc đối với bán thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của VB, cách
đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Năng lực phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết
ở một bản tin.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đề biểu đạt nội dung VB một cách sinh
động, hiệu quả.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng giữ gìn, phát huy các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về văn bản.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Tin tức cần cho cuộc sống và công việc của mọi
người như thế nào? Một bản tin có gì khác với một văn bản thuyết minh?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bản tin có chức năng thông
báo sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy,
báo điện tử… Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản thuộc thể
loại văn bản thông tin.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
những thông tin cơ bản về văn bản.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về văn bản mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
học tập 1. Tác phẩm
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản cho - Theo Ngọc Tuyết, đăng trên trang
biết xuất xứ văn bản. tin điện tử TP. Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc văn bản.
- GV yêu cầu HS xác định thể loại - Thể loại: Văn bản thông tin
của văn bản. Nhắc lại khái niệm văn
bản thông tin
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo
luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả
thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức.
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loai văn bản thông tin qua hai văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu dấu hiệu văn bản thông II. Tìm hiểu chi tiết
tin 1. Dấu hiệu nhận biết văn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập bản thông tin
- GV yêu cầu HS dựa vào khái niệm đã học về bản - Hai văn bản có đặc điểm
tin và cho biết: Những dấu hiệu nào trong mỗi văn của văn bản thông tin thể
bản trên giúp bạn nhận biết đó là những bản tin? hiện:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Kể về một sự kiện được
- HS thảo luận theo bàn, tóm tắt. công chúng quan tâm: Nhà
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hát cải lương khánh thành
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận trước phòng truyền thống, Truyện
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Kiều được dịch sang tiếng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Nhật
học tập + Trích từ những trang báo,
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. trang tin tức: trang tin điện
tử TP. Hồ Chí Minh, báo
văn nghệ.
+ Đưa ra những thông tin cụ
thể, sát thực, hàm suc như
thời gian, diễn biến…
2. Nội dung hai văn bản
thông tin

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung hai văn bản


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia nhóm để thảo luận:
+ Nhóm 1, 3: Hoàn thành bảng so sánh các yếu tố
được sử dụng trong văn bản
Yếu tố so sánh Văn bản 2 Văn bản 3

Độ dài, số đoạn
Nhan đề
Đề mục
Phương tiện giao tiếp
Thời điểm đưa tin và
thời điểm diễn ra sự
kiện

+ Nhóm 2,4: Xác định thông tin theo các câu hỏi
mà người viết đặt ra khi viết bản tin và hoàn thành
bảng dưới đây:
Các câu hỏi Thông tin Thông tin
VB2 VB3
Việc gì?
Ai liên quan?
Xảy ra khi
nào?
Xảy ra ở đâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học
tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

TỔNG KẾT PHIẾU BÀI TẬP

Yếu tố Văn bản 2 Văn bản 3 Tương đồng/


so sánh khác biệt
Độ dài, 1 3 Khác: Độ dài và số
số đoạn đoạn ở văn bản 2
nhiều hơn so với văn
bản 3.
Nhan đề Nhà hát Cải lương Thêm một bản dịch Giống: Tương đồng
Trần Hữu Trang khánh “Truyện Kiều” sang ở nhan đề.
thành phòng truyền tiếng Nhật.
thống.
Đề mục 3 0 Khác: Văn bản 3
không có đề mục
như văn bản 2.
Phương Ngôn ngữ, hình ảnh, Ngôn ngữ. Văn bản 2 đa dạng
tiện giao số liệu hơn so với văn bản
tiếp 3.
Thời - Thời điểm đưa tin: - Thời điểm đưa tin: - Văn bản 2: bản tin
điểm đưa 29/04/2021. 15/05/2005. được đưa ra nhanh
tin và - Thời điểm diễn ra sự - Thời điểm diễn ra chóng, cập nhật tình
thời điểm kiện: 29/04/2021. sự kiện: 17/03/2005. hình sự kiện sớm.
diễn ra - Văn bản 3: đưa tin
sự kiện muộn hơn so vưới
thời điểm diễn ra sự
kiện.

Các câu Thông tin trong văn bản 2 Thông tin trong văn bản 3
hỏi
Việc gì? Sự kiện khánh thành phòng truyền Sự kiện tác phẩm Truyện
thống của Nhà hát Cải lương Trần Kiều một lần nữa được dịch ra
Hữu Trang. tiếng Nhật.
Ai liên Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn - Hai dịch giả: ông Sagi Sato và
quan? Văn công Giải Phóng, Nhà hát Cải nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda.
lương Trần Hữu Trang. - Đại diện c ủa Đại sứ quán Việt
Nam.
Xảy ra 29/04/2021. 17/03/2005.
khi nào?
Xảy ra ở Nhà hát Cải lương Trần Hữu Thành phố Okayama.
đâu? Trang.
Nhiệm vụ 3: a. Bản tin [1] Nhà hát Cái
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập lương Trần Hữu Trang
- GV yêu cầu HS qua phần làm việc nhóm rút ra khánh thành phòng truyền
nhận xét thống
+ Nhận xét về cách đưa tin và sự thể hiện quan - Cách đưa tin: Sử dụng bản
điểm của người viết trong mỗi văn bản trên. tin có tính tổng hợp, lược
thuật truyền thông về sự
kiện đã diễn ra.
- Quan điểm của người viết:
Thể hiện thái độ trân trọng
di sản kịch bản sân khấu cải
krong của soạn giả Trần
Hữu Trang, sự đóng góp
của các nghệ sĩ, các đoàn
cải lương; mong mỏi nhiều
+ Theo em, mỗi bản tin trên đây, ở vào thời điểm ra người biết đến.
đời của nó, đã đáp ứng được các yêu cầu về tính
mới, tính chính xác, tin cậy và tính hàm súc,... như b. Bản tin [2] Thêm một
thế nào? bản dịch "Truyện Kiều"
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập sang tiếng Nhật
- HS thảo luận theo bàn, tóm tắt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Cách đưa tin: Sử dụng
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận trước dạng tin ngắn (tin vắn)
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. nhưng đầy đủ sáu loại thông
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tin cốt lõi, đáng tin cậy;
học tập truyền thông về sự kiện đã
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. diễn ra.
- Quan điểm của người viết:
Thể hiện thái độ trân trọng
di sản văn hoá của dân tộc
và trân trọng những sáng
tạo trong dịch thuật của hai
tác giả.
 Cả hai bản tin đều thực
hiện kết hợp mục đích
truyền tải thông tin với việc
đồng tình trước sự kiện văn
hóa, tôn vinh nhân vật văn
hóa và di sản văn hóa.
+ Văn bản 2 là một bản tin
tường thuật lai một sự kiện
diễn ra cùng ngày hôm đó
nên yêu cần độ chính xác,
đầy đủ của thông tin khá
cao. Người viết đã nêu ra
được thời gian, địa điểm,
tính chất sự kiện rất rõ ràng
để người đọc có thể tìm
hiểu một cách chính xác
nhất.
+ Văn bản 3 là bản tin vắn,
tóm tắt lại một sự kiện đã
diễn ra cách đây 2 tháng.
Chính vì thế yêu cầu của
bản tin này chính là ngắn
gọn, tóm lược được ý chính
để thông báo cho người
đọc. Và ta thấy được văn
bản 3 đã đáp ứng được
những thông tin quan trọng
nhất của sự kiện.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Nội dung
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời câu - Văn bản Nhà hát Trần
hỏi: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật văn bản. Xác Hữu Trang khánh thành
định chủ thể và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. phòng truyền thống đưa tin
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập về buổi ra mắt phòng truyền
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm những chi tiết thống của nhà hát Trần Hữu
về không gian, thời gian và suy nghĩ để nhận xét. Trang về thời gian, địa điểm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận và những chương trình giao
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lưu sẽ diễn ra trong buổi
lớp nghe, nhận xét. khánh thành. Bên cạnh đó
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ còn giới thiệu về bề dày
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. truyền thống của nhà hát.
- Văn bản Thêm một bản
dịch Truyện Kiều sang
Tiếng Nhật đưa tin về buổi
ra mắt cuốn Truyện
Kiều được dịch sang tiếng
Nhật, đồng thời nói qua về
giá trị của Truyện Kiều.
- Cả hai văn bản đều thể
hiện giá trị của những sản
phẩm văn hóa của dân tộc
và bộc lộ niềm tự hào, trân
trọng ngợi ca của tác giả
với những tinh hoa văn hóa
ấy..
2. Nghệ thuật
Văn bản ngắn gọn, súc tích,
cô đọng, cung cấp đầy đủ
thông tin.
- Văn phong, ngôn từ rõ
ràng, mạch lạc, phù hợp với
văn bản thông tin..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Nhà hát cải lương Trần Hữu
Trang khánh thành phòng truyền thống đã học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS về tính mới, tính chính xác, tin cậy và tính
hàm súc của văn bản thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ câu hỏi: Nêu một số điểm khác biệt mà theo bạn là
đáng lưu ý trong cách đọc một bản tin so sánh với cách đọc một văn bản thông tin
tổng hợp có lồng ghép nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,....
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để chỉ ra điểm khác biệt cách đọc một bản tin so sánh với
cách đọc một văn bản thông tin tổng hợp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả
lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết, đánh giá kết quả và đưa ra gợi ý:
+ Bản tin: đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự
kiện xảy ra, độ tin cậy cao . Khi đọc, người đọc sẽ là nắm bắt thông tin và hiểu
rõ vấn đề.
+ Văn bản thông tin tổng hợp : khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được
thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
b. Nội dung: GV cho HS
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Qua các văn bản 1, 2, 3 trong chủ đề bài 4. Những di sản văn
hóa, em hãy viết đoạn văn ngắn nên suy nghĩ của bản thân về việc bảo tồn và
phát huy các di sản truyền thống của dân tộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS, đánh giá tiết học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Hoàn thành bài tập mở rộng trong sách bài tập (trang 53/SGK).
+ Soạn bài: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM. LÍ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT
___ Phạm Ngọc Cảnh___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Lí ngựa ô ở hai vùng đất; biết phân
tích các chi hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ để làm rõ nội dung và nghệ thuật
văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng
đất;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lí ngựa ô ở
hai vùng đất;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn
bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Biết trân trọng , giữ gìn các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lí ngựa ô ở
hai vùng đất.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về chủ đề
Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về chủ đề Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Em có yêu thích một loài động vật nào không? Hãy chia sẻ về
tập tính của loài vật đó, Điều em thích nhất ở loài vật đó là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để chuẩn bị chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài học: Mỗi loài vật đều có những cách thích
nghi với cuộc sống, bản năng sinh tồn riêng. Bằng cảm nhận sâu sắc và qua
lăng kính quan sát tinh tế của mình, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh đã viết lại câu
chuyện cảm động về một lần sai lầm của mình để rồi phải hối hận, Bài học hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nét thông tin cơ bản về văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng
đất.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
nét thông tin cơ bản của văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
c. Sản phẩm học tập:
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Tìm hiểu chung
tập 1. Tác giả
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, - Tên: Phạm Ngọc Cảnh
giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm Lí - Năm sinh – năm mất: 1934-
ngựa ô ở hai vùng đất. 2014
- Quê quán: Hà Tĩnh
- Ông là, diễn viên nhưng ông
say mê sáng tác thơ. Vì vậy ông
được điều về tạp chí Văn nghệ
quân đội là biên tập thơ, rồi cán
bộ sáng tác của tạp chí trong 20
năm lại đây. Ngoài sáng tác
thơ, ông còn viết kịch phim,
đọc lời bình, dẫn các chương
trình thơ trên sóng phát thanh,
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc và tìm hiểu bài truyền hình và đóng một số vai
thơ. Xác định thể loại, bố cục văn bản. phụ trong các phim.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Tác phẩm
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc thông - Xuất xứ: Văn bản in
tin trong SGK để trả lời câu hỏi. trong Thơ miền Trung thế kỉ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và XX, NXB Đà Nẵng, 1995, trang
thảo luận 359 – 361.
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu - Hoàn cảnh sáng tác: ra đời
cầu cả lớp nghe, nhận xét. trong một mạch văn hào sảng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện khí thế của người lính trận.
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Thể loại: Thơ
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến “ngựa ô
này”): Câu hát ở làng anh.
+ Phần 2 (Còn lại): Câu hát ở
làng em.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản


a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học II. Tìm hiểu chi tiết
tập 1. Câu hát làng anh
- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ, thảo luận
theo cặp và trả lời câu hỏi: Văn bản cho
hấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, - “Làng anh ở ven sông”: hát vào
những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và tháng Tư khi chuẩn bị hội Gióng.
“làng em” khác nhau như thế nào ? Hãy - Câu hát Lí ngựa ô ở ''làng anh''
điền vào bảng sau: hát theo đường đánh giặc, ai nghe
Làng anh Quê em cũng ngỡ mình đang đi trong mây,
(Bắc Bộ) (Trung Bộ) chẳng ai tin mình đang giong
ngựa sắt.
- Có thể thấy thời điểm “làng anh”
là đang đi lính, ra trận.
2. Câu hát ở làng em

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Bên em: “móng ngựa gõ mê

- HS đọc thầm VB và thảo luận theo cặp để say”, “qua phá rộng duềnh doàng
trả lời câu hỏi trong SGK. lên đợt sóng”.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và - Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như
thảo luận một lời mời gọi, mang cảm giác

- GV mời 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong SGK, mộc mạc của làng quê, sông nước
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. miền Trung.

Dự kiến sản phẩm:


Làng anh Quê em
(Bắc Bộ) (Trung và Nam
Bộ)
Những trải Những trải nghiệm
nghiệm bay gắn với bối cảnh
bổng, tình nghĩa: không gian gập
ai cũng ngỡ mình ghềnh, rộng mở:
đang đi trong gập ghềnh câu lí
mây ai chẳng tin ngựa ô qua
mình đang giong ngựa tung bờm
ngựa sắt câu hát bay qua biển lúa
bác cầu qua một ngựa ghìm cương
thời Quan họ câu nơi sông xoè chín
hát xui nhau nên cửa tiếng hí chào
vợ nên chồng. xa khơi...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện


nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 3. Vẻ đẹp ý nghĩa của những câu
tập hát
- GV yêu cầu HS tiếp tục suy nghĩ về câu - Tuy người hát khác nhau, không
hỏi 2: Tìm trong văn bản một số chi tiết cho gian hát và âm điệu khác nhau
thấy có sụ gập gỡ, hoà họp giữa những câu nhưng những câu lí, câu hò và ca
Lí ngựa ô hát "ở hai vùng đất" vốn có người dao, dân ca nói chung như thể
hát khác nhau, không gian hát và âm điệu hiện vẻ đẹp, khát vọng của người
khác nhau. dân.
- GV hướng dẫn HS liệt kê, phân tích các
chi tiết cho thấy sự gặp gỡ, hòa hợp giữa - Qua làn điệu, câu hò là nơi gửi
những câu lí ngựa ô hát “ở hai vùng đất”. gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập khát vọng của con người  Họ
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc thông đưa vào đó những mong ước, khát
tin trong SGK để trả lời câu hỏi. khao về sự yên bình, tình yêu lứa
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận đôi, những tâm tư tình cảm.
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu
cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Bao trùm bài thơ là âm thanh
Dự kiến sản phẩm: nhịp điệu những câu hát gợi nhắc
Tuy người hát khác nhau, không gian hát và vó ngựa Thánh Gióng qua thời
âm điệu khác nhau nhưng lí ngựa ô em hát gian  cùng với đó là lòng yêu
vẫn là: quê hương, đất nước.
- "Em” hát dành cho "anh", hát "với anh":
bao câu hút ông cha mình gởi lại
sao em thương câu li ngựa ô này
sao anh nghe đến lần nào cũng vậy
sao chì thấy riêng mình em đứng đấy
chỉ riêng mình em hát với anh đây.
- Vùng đất này có thể chia sẻ âm điệu sắc
thái câu hát của vùng đất kia:
những năm gần đây
tháng Tư vào hội Gióng
đã hát quen lí ngựa ô rồi
khen câu miền Trung qua truông dài phá
rộng
móng gõ mặt thòi gian gõ trống
khen câu miền Nam như giục như mời
- Bao trùm bài thơ là âm thanh nhịp điệu
những câu hát gợi nhắc vó ngựa Thánh
Gióng qua thời gian:
+ Làng anh: đã hát quen; khen câu miền
Trung, khen câu miền Nam;
+ Bên em: "vó ngựa mê say"; "em hát
đợi bên cầu",...
+ Làng anh: ai chẳng tin mình đang giong
ngựa sắt/ cà một vùng sông ai chẳng hát;
Bên em: ngựa tung bờm bay qua biển
lúa/ ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín
cửa/ tiếng hí chào xa khơi...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện


nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản III. Tổng kết
1. Nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Văn bản cho thấy sự đặc sắc của
tập làn điệu lí ngựa ô khi được thể
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời hiện ở hai nơi khác nhau là “làng
câu hỏi: Tóm tắt nội dung và nghệ thuật văn anh” và “làng em”.
bản. Xác định chủ thể và cảm hứng chủ đạo - Qua làn điệu lí ngựa ô, kín đáo
của bài thơ. bộc lộ tâm tư của chàng trai, cô
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm những và mong chờ trong tình yêu.
chi tiết về không gian, thời gian và suy nghĩ - Cho thấy những làn điệu, câu hò
để nhận xét. là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và ước mơ và khát vọng của con
thảo luận người.
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu
cầu cả lớp nghe, nhận xét. 2. Nghệ thuật
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Lời lẽ, văn phong của văn bản là
nhiệm vụ học tập lời của một làn điệu dân ca.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, da
diết, nhẹ nhàng.
- Ngôn từ mộc mạc, giản dị, thuần
Việt, đậm chất văn hóa dân gian.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ qua văn bản đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Từ nội dung “câu chuyện
cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, loài vật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe câu hỏi của GV, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra hướng trả lời:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Viết được một đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lí ngựa ô ở hai
vùng đất.
b. Nội dung: GV cho HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lí ngựa ô ở hai
vùng đất.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lí ngựa ô ở hai vùng đất
mà HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS đọc đoạn văn mình viết trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất.
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 90.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả; phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết
ở một bản tin; nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với
bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản và tâc
dụng của chúng.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhận diện về lỗi
dùng từ trong khi viết văn.
c. Sản phẩm: HS chỉ ra được một số lỗi ngữ pháp thường gặp trong diễn đạt.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Trong các văn bản 1,2 đã học, em hãy chỉ ra các phương
tiện phi ngôn ngữ được sử dụng? Theo em, các phương tiện phi ngôn ngữ có tác
dụng gì trong văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại các bài văn đã biết và những lỗi sai về dùng từ thường gặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các văn bản thông
tin, bên cạnh kênh chữ còn có các biểu đồ, số liệu, hình ảnh…. gọi chung là
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu về nội dung này.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: I. Phương tiện giao tiếp phi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học ngôn ngữ
tập - Phương tiện giao tiếp phi ngôn
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ ngữ là những hình ảnh, số liệu,
văn (trang 64) và cho biết: Phương tiện biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyền
giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những yêu tải ý tưởng, quan điểm trong giao
cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp. Đây là phương tiện thường
tiếp phi ngôn ngữ. được sử dụng kết hợp với phương
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tiện ngôn ngữ trong văn bản thông
- HS đọc thông tin trong SGK theo yêu tin tổng hợp, giúp thông tin được
cầu của GV; sau đó thảo luận theo cặp, truyền tải hiệu quả, sinh động
suy nghĩ để trả lời câu hỏi. hơn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và - Việc sử dụng các phương tiện
thảo luận giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, ứng được yêu cầu:
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. + Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp
nhiệm vụ học tập đến các luận điểm của bài viết.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. + Sử dụng các phương tiện này
đúng thời điểm.
+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
+ Chú thích cho các hình ảnh, so
đồ,... trong bài viết: giải thích rõ
về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ
đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại
từ nguồn khác, bài khác).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
b. Nội dung: Hoàn thành các BT trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: BT mà HS hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm BT 1 theo cá nhân: Theo bạn, nếu văn bản Tranh Đông
Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam chỉ có lòi thuyết minh, không có
tranh minh hoạ thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp những
khó khăn gì? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu và hướng dẫn, sau đó đọc và hoàn thành BT 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi trường hợp ở BT 1, GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả
lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Nếu không có tranh minh hoạ, cả việc
truyền tải thông tin (đối với tác giả), lẫn tiếp nhận thông tin (đối với người đọc)
đều gặp khó khăn. Chẳng hạn: người viết sẽ phải dùng nhiều lời hơn để miêu tả,
thuyết minh, tuy vậy có những điều dùng lời miêu tả thuyết minh cũng không thể
rõ được (như có ảnh minh hoạ); người đọc phải dùng trí tưởng tượng, nhưng có
những điều khó tưởng tượng, hình dung nếu không có vốn trải nghiệm thực tế.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2, yêu cầu HS tự kẻ bảng vào vở và hoàn
thành mục 2a.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời mục 2b, lựa chọn mục 4 hoặc mục 5
để phù hợp với hình ảnh minh họa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 2 và hoàn thành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Gợi ý trả lời:
a.
tiết:
a.

STT Đề mục Hình minh họa Lời ghi chú trong hình
(số)

1 Đề tài dân dã, hình tượng Hình 1, Hình 2 Hình 1: Trâu sen (bản
sinh động, ngộ nghĩnh. khắc)
Hình 2: Lợn đàn

2 Chất liệu tự nhiên, sắc Không có hình.  


màu bình dị, ấm áp.
3 Chế tác khéo léo, công phu Hình 3 Đám cưới chuột

4 Rộn ràng tranh Tết Không có hình  

5 Lưu giữ và phục chế Không có hình  

b. Hình 1 (trong bài tập) có thể minh hoạ cho mục 4. Giải thích lí do: tranh Em
bé ôm gà (Vinh Hoa) là tranh dùng để treo dịp Tết, như lời chúc, ước mong.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu HS đọc BT3, quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm trả lời nội
dung bài tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi trường hợp trong BT 3, GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, sau
đó yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời các nhóm.
- GV đưa ra nội dung đáp án bài tập:
Nhiệm vụ 4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu HS đọc BT4, quan sát hình ảnh trang 86, nêu tên một số loại

hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ
trợ cho phần lời trong văn bản 2 như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Với mỗi trường hợp trong BT 3, GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, sau
đó yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời các nhóm.
- GV đưa ra nội dung đáp án bài tập:
- Một số loại hiện vật được ghi lại trong hình minh họa trang 86 bao gồm: quạt,
bằng khen, cúp, đàn nhị, đan đáy, các loại sách, tài liệu về nghệ thuật Cải Lương.
- Các chi tiết trong hình giúp phần lời trong bản tin 1 được rõ ràng và hấp dẫn
độc giả hơn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ.
b. Nội dung: HS hoàn thành BT mà GV giao.
c. Sản phẩm học tập:.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết bản tin (khoảng 200 chữ, có thể sử dụng phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ) về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn
ra trong nhà trường hoặc tại địa phương của bạn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
Hoàn thành các bài tập trong Sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1.
+ Soạn bài: Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền tây
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. CHỢ NỔI - NÉT VĂN HÓA
SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền
tây; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng
trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chợ nổi - nét văn hóa
sông nước miền tây;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chợ nổi -
nét văn hóa sông nước miền tây;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn
bản khác có cùng thể loại.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chợ nổi -
nét văn hóa sông nước miền tây.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em đã từng đi chợ chưa? Hãy chia sẻ nét đặc
sắc, thú vị mà em nhận thấy ở chợ khác với các hình thức siêu thị, trung tâm
thương mại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV dẫn vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản
thuộc thể loại văn bản thông tin Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền tây.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Chợ nổi - nét văn
hóa sông nước miền tây.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
tác giả, tác phẩm Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền tây.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Chợ nổi
- nét văn hóa sông nước miền tây.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
học tập 1. Xuất xứ văn bản
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong - Văn bản được nhóm biên soạn tổng
SGK và dựa vào hiểu biết cá nhân hợp từ Chợ nổi đồng bằng sông Cửu
hãy giới thiệu văn bản Chợ nổi - nét Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009,
văn hóa sông nước miền tây. trang 36-55 và Chợ Nổi - Nét văn hóa
sông nước miền Tây, Đài Truyền hình
Cần Thơ.
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc văn bản, 2. Đọc văn bản
xác định thể loại và nội dung văn
bản. - Thể loại: văn bản thông tin
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Nội dung: Những nét đặc sắc của chợ
học tập nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các
- HS đọc thông tin trong SGK để khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời
nắm được nguồn dẫn của VB. độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ
động và thảo luận mà ai cũng nên thử.
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước
miền tây.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền tây.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền tây.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: II. Tìm hiểu chi tiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Đặc điểm của văn bản thông
tập tin
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm,
hoàn thảnh bảng tổng hợp sau về đặc
điểm cuae văn bản thông tin được thể
hiện qua Chợ nổi – nét văn hóa sông
nước miền tây:
Yếu Có/không Một vài Tác
tố bằng dụng
được chứng
sử (nếu văn
dụng bản có sử
dụng)
Nhan
đề
Đề
mục
Trích
dẫn
Địa
danh
Yếu
tố
miêu
tả
Yếu
tố
biểu
cảm
PTG
T phi
ngôn
ngữ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học


tập
- HS thảo luận theo cặp để hoàn thành
bảng thông tin.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm phát biểu
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
tiết:
Yếu tố Có/không Một vài bằng chứng Tác dụng
được (nếu văn bản có sử
sử dụng)
dụng
Nhan Có Chợ Nổi – nét văn hóa Nêu lên chủ đề chính của
đề sông nước miền Tây. văn bản.
Đề mục Có 1. Những khu chợ sầm uất Phân rõ nội dung thành
trên sông. từng ý chính để giúp
2. Những cách rao mời thông tin được cụ thể và
độc đáo. đầy đủ.
3. Dư âm chợ nổi.
Trích Có Ai ăn chè đậu đen, nước Trích dẫn đúng ngôn ngữ
dẫn dừa đường cát hôn...? Ai địa phương của dân miền
ăn bánh giò hôn...? Tây.
Địa Có Cái Bè (Tiền Giang), chợ Đưa thêm thông tin.
danh nổi Cái Răng, chợ nổi
Ngã Năm (Thạnh Trị -
Sóc Trăng),...
Yếu tố Có Đã đi chợ nổi, khó mà Làm cho thông tin thêm
miêu tả quên được âm thanh ồn
ào rất đặc trưng của chợ: phần hấp dẫn, sinh động
tiếng tành tạch của ghe
xuồng rẽ sóng, tiếng mặc
cả, tiếng mời chào, í ới
gọi nhau hối hả,...
Yếu tố Có Nghe sao mà lảnh lót, Diễn tả cảm xúc của
biểu thiết tha người viết.
cảm
PTGT Có Hình minh họa 1, 2 Làm rõ lời thuyết minh
phi trong văn bản.
ngôn
ngữ
Nhiệm vụ 2: Nét đặc sắc của chợ nổi 2. Nét đặc sắc của chợ nổi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học * Các chi tiết:
tập - Người buôn bán nhóm họp bằng
- GV đặt câu hỏi cho HS: xuồng, người đi mua bằng xuồng,
+ Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy ghe.
cách mua bán, giao thương độc đáo, thú - Rao hàng bằng cây bẹo dựng
vị trên chợ nổi. đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-
+ Nhận xét về tác dụng minh họa của ten di động.
các tấm ảnh trong văn bản. - Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm
+ Theo em, chợ nổi có vai trò gì đối với thanh lạ tai của những chiếc kèn:
đời sống của người dân miền Tây? có kèn bấm băng tay, có kèn đạp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học băng chân,..
tập - Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó đen, nước dừa đường cát hôn,…
suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và * Hình ảnh:
thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  
 - Hình minh họa trong bài giữ vai
trò quan trọng. Nó giúp cụ thể hóa
lời thuyết minh trong văn bản. Từ
đó, giúp văn bản trở nên hấp dẫn và
thuyết phục hơn.
 Chợ nổi trở thành nét đặc trưng,
giúp người dân cải thiện đời sống
và là một nét đẹp văn hóa truyền
thống của nhân dân nơi đây. Chợ
nổi như biểu hiện cho tính cách,
cuộc sống con người nơi đây.
Nhiệm vụ 3: III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nội dung
tập - Văn bản cung cấp cho người đọc
- GV đặt câu hỏi cho HS: Tổng kết nội những thông tin về chợ nổi - một
dung, nghệ thuật văn bản. Em rút ra hình thức buôn bán độc đáo mới lạ
những điều gì cần lưu ý khi đọc một văn thú vị của người miền Tây, đồng
bản thơ? thời thể hiện vai trò quan trọng của
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn
tập và phát huy văn hóa miền Tây.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó 2. Nghệ thuật
suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - Văn bản có sử dụng kết hợp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
thảo luận (hình ảnh).
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, - Kết hợp giữa phương thức thuyết
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. minh và miêu tả, tự sự.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước
miền tây đã học.
b. Nội dung: GV đưa ra nội dung bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết bài văn.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu: Từ văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, SGK Ngữ
văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu chợ nổi miền Tây.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý bài văn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và lập dàn ý bài văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS hoàn thành và trình bày dàn ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra dàn ý gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu chợ nổi - một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.
2. Thân bài
- Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.
- Về địa điểm họp chợ.
- Khung cảnh lúc chợ họp.
- Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.
- Cách bày bán, trang trí hàng hóa. - Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chợ nổi miền Tây.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Chợ nổi - nét văn hóa sông
nước miền tây để tìm hiểu các văn bản khác cùng chủ đề.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS suy nghĩ về vai trò của chợ nổi với người dân
miền Tây.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò
của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Gợi ý:
Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây:
- Đây là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng.
- Giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của
nhân dân nơi đây.
- Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người
dân miền Tây.
- Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: VIẾT. VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ SỬ DỤNG
TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú
thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí
tuệ và tránh đạo văn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực tiếp thu, nhận diện kiểu bài.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu báo cáo kết quả nghiên cứu có sử
dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã tiến hành nghiên cứu trong học tập bao giờ
chưa? Theo em, để bài báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu hấp dẫn, thuyết
phục người đọc, người nghe thì chúng ta cần làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài và cách
viết dạng bài: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú
và phương tiện hỗ trợ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu báo cáo kết quả nghiên cứu có sử
dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng
trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
về đặc điểm báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và
phương tiện hỗ trợ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao I. Tri thức kiểu bài
nhiệm vụ học tập 1. Kiểu bài
- GV HS đọc phần tri thức về - Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu
kiểu bài trang 96 và trả lời: bài trình bày quỵ trình, phương pháp, các dữ
+ Bài viết báo cáo kết quả liệu và kết quả của một quá trình nghiên
nghiên cứu là gì? cứu.
+ Yêu cầu đối với kiểu bài này 2. Yêu cầu đối với kiểu bài
là gì? - Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp
+ Trình bày sơ đồ dàn ý kiểu lí các kết quả nghiên cứu.
bài báo cáo kết quả nghiên cứu - Ngôn ngữ chính xác, khách quan.
và những ưu ý với từng phần - Sử dụng hợp lí cước chú và các phương
trong bố cục. tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm bảng biểu, sơ đồ.
vụ học tập - Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham
- Các nhóm thảo luận, đọc mục khảo đúng quy cách.
Tri thức về kiểu bài, thể hiện lại
bằng sơ đồ tư duy. - Bố cục bài viết đảm bảo các phần:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt + Nhan đề: khái quát được đề tài nghiên
động và thảo luận cứu.
- GV mời đại diện các nhóm + Tóm tắt: nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi
trình bày sơ đồ tư duy trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận và phương pháp nghiên cứu.
xét. + Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết
Bước 4: Đánh giá kết quả nền tảng để triển khai đề tài.
thực hiện nhiệm vụ học tập + Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả
- GV nhận xét, đánh giá, chốt nghiên cứu với các lí lẽ và bằng chứng thích
kiến thức. hợp.
+ Kết luận: khái quát những ý chính từ kết
quả nghiên cứu; để xuất giải pháp, hướng
phát triển của đề tài.
+ Tài liệu tham khảo: sắp xếp tài liệu liên
quan đến đề tài theo tên tác giả (trình tự
alphabet), tên tài liệu, năm xuất bản, nhà
xuất bản (trình tự alphabet).

Hoạt động 2: Phân tích ngữ liệu tham khảo


a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của kiểu báo cáo kết quả nghiên cứu có sử
dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ qua việc phân tích ngữ liệu
tham khảo.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
về ngữ liệu tham khảo.
c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm báo cáo kết quả
nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
nhiệm vụ học tập 1. Bài viết trên đã đầy đủ bố cục cần có của
- GV chia lớp thành 4 nhóm,
yêu cầu các nhóm đọc VB tham một bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
khảo trong SGK Nghiên cứu
mức độ quan tâm của học sinh 2. Nhan đề và phần Tóm tắt nêu khái quát
khối 10 trường Đ.K. với Hò được đề tài nghiên cứu cũng như bối cảnh,
Nam Bộ. câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.
- GV lưu ý HS đọc bài viết lẫn
các thông tin chỉ dẫn kèm theo; 3. Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề
nhắc các em khi đọc, phải làm nghiên cứu.
sao vừa bao quát toàn VB, vừa - Liệu các bạn học sinh có nghe đến điệu hò
nắm bắt các chi tiết cụ thể về ý Nam Bộ chưa?
tưởng lẫn cách thức nghị luận. - Bạn có ý định tìm hiểu về Nam Bộ không?
- GV yêu cầu các nhóm sau khi
đọc xong VB tham khảo, thảo 4. Các tác giả đã sử dụng phương pháp
luận để trả lời các câu hỏi ở nghiên cứu khoa học: Điều tra, phỏng vấn
cuối VB. học sinh trường Đ.K với phiếu hỏi.
+ Nhóm 1,4: câu hỏi 1, 2
+ Nhóm 2,5: câu hỏi 3, 4 5. Khi trình bày trích dẫn và cước chú cần
+ Nhóm 3,6: câu hỏi 5, 6, 7 chú ý: Tăng độ tin cậy, rõ ràng của thông tin
Bước 2: HS thực hiện nhiệm và kết quả trong báo cáo. Khi trình bày trích
vụ học tập dẫn cần phải ghi rõ, đánh dấu in đậm hoặc
- Các nhóm nghe yêu cầu của in nghiên để nói rõ tiêu đề trích dẫn.
GV, đọc VB và thảo luận để trả
lời câu hỏi cuối VB. 6. Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ
động và thảo luận ràng kết quả nghiên cứu. Cho nên, khi dùng
- GV mời đại diện các nhóm các phương tiện này, chúng ta cần phải
trình bày kết quả trước lớp, yêu chuẩn bị được số liệu cũng như chọn được
cầu cả lớp nghe, nhận xét. phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập 7. Nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đứa điệu hò Nam Bộ đến gần với giới trẻ.
đáp án.

Hoạt động 3: Tạo lập văn bản


a. Mục tiêu: HS viết được báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn,
cước chú và phương tiện hỗ trợ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
GV đặt ra và thực hành viết theo quy trình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và bài văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: III. Tạo lập văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bạn hãy chọn một trong hai để
- Gv yêu cầu HS đọc đề và chia nhóm. sau, thực hiện nghiên cứu và viết
báo cáo:
Đề 1: Trường bạn tổ chức cuộc thi
tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn
hoá của mỗi miền đất nước (Nam
Bộ, Trung Bộ, Bốc Bộ). Bạn hãy
thành lập nhóm thực hiện đề tài
nghiên cứu để tham gia cuộc thi
và viết báo cáo trình bày kết quả
nghiên cứu của nhóm mình.
Đề 2: Nhóm học tập của bạn được
ban biên tập đặc san của trường
đặt viết cho chuyên mục Tôi tập
làm nhà nghiên cứu một báo cáo
về đặc điểm nội dung, nghệ thuật
của một số thể loại văn học dân
gian đã học. Sau khi thực hiện đề
tài, bạn hãy viết một báo cáo vế
kết quả nghiên cứu của nhóm
mình.
1. Quy trình viết
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc quy
trình viết bài trong SGK và thể hiện lại bằng Bước 1: Chuẩn bị viết
sơ đồ tư duy. - Xác định đề tài: lựa chọn đề tài
- Gv hướng dẫn cụ thể từng bước: cụ thể, rõ ràng, phù hợp với điều
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết kiện nghiên cứu của bản thân.
- Xác định đề tài: - Mục đích viết: trình bày kết quả
GV cho HS đọc đề bài trong SGK, sau đó cho nghiên cứu.
học sinh thảo luận nhóm để xác định mục - Đối tượng người đọc: thầy cô,
đích viết và người đọc: bạn bè.
+ Dựa vào tình huống đặt ra trong đề bài, - Thu thập tư liệu: thu thập các tài
em hãy cho biết mục đích viết của bài báo liệu liên quan như sách báo, sách
cáo này là gì? biên khảo, bài phỏng vấn chuyên
+ Đối tượng đọc bài báo cáo của em có thể gia, các công trình nghiên cứu....
là ai?
+ Với mục đích viết và đối tượng đọc như
vậy, em nên chọn cách viết như thế nào?
- Thu thập tài liệu: GV hướng dẫn HS thu
thập dựa vào phiếu học tập số 1.
+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
-Sau khi HS thực hiện nghiên cứu và có kết
quả, GV hưóng dẫn HS tìm ý dựa vào sơ đồ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
trong SGK. GV có thể làm mẫu một sơ đồ - Tìm ý: xử lí các tư liệu đã thu
dựa trên đề tài mình chọn để HS hình dung thập được và phác thảo các ý
cách làm. tưởng để trả lời các câu hỏi nghiên
- GV có thể hướng dẫn HS lập dàn ý dựa vào cứu, dự tính những trích dẫn, cước
phiếu học tập số 2. chú, các phương tiện phi ngôn
+ Bước 3: Viết bài ngữ.
- Gv yêu cầu HS từ dàn ý đã lập, tiến hành - Lập dàn ý: chia thành các đề
viết bài báo cáo hoàn chỉnh. mục, mỗi đề mục thể hiện một
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập luận điểm trình bày keets quả
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận nghiên cứu.
nhóm để thể hiện lại quy trình viết bài văn
bằng sơ đồ tư duy. Bước 3: Viết bài
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo Chú ý các yêu cầu:
luận  Nhan đề cần ngắn gọn, súc
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả tích, giới thiệu được nội dung
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. chính của bài báo cáo, có chứa
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm từ khoá (là những từ, cụm từ
vụ quan trọng thể hiện nội dung
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. chính của bài báo cáo).
 Cần sử dụng ngôn ngữ khách
quan, phù hợp với bài báo cáo
khoa học. Sử dụng lớp từ ngữ
chung, không dùng từ địa
phtrong, biệt ngữ xã hội. cần
sử dụng thuật ngữ một cách
chính xác, thống nhất.
 Sử dụng trích dẫn và cước chú
đúng quy cách để bổ sung
thông tin cho bài báo cáo.
Ngoài ra, có thể sử dụng các
phương tiện hỗ trợ phù hợp
như bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ
để giúp các thông tin trở nên
trực quan, dễ theo dõi.
 Chú ý đến vấn đề chống đạo
văn và tôn trọng quyền sở hữu
trí tuệ.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết và chỉnh sửa dựa
theo bảng kiểm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng
trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.
b. Nội dung: HS tiếp tục viết bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng
trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ.
c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài viết. GV làm mẫu kĩ thuật viết trên lớp và cho
HS về nhà viết bài báo cáo theo nhóm. GV có thể làm mẫu những phần HS thường
lúng túng như: nhan đề, tóm tắt, thực hiện kĩ thuật viết chung (collaborative
writing) đê làm mẫu những phần mà HS còn thắc mắc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp tục hoàn thành bài viết. GV đi quanh lớp để hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS đọc một số đoạn văn phần thân bài trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
khác.
b. Nội dung: HS lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài
thơ.
c. Sản phẩm học tập: Dàn ý HS lập được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS dùng Bảng kiểm bài báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng
trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của
bản thân (thực hiện ở nhà).
Nội dung bảng biểu:
Bàng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn,
cước chú và phương tiện hỗ trợ

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa


đạt
Nêu ngắn gọn các nội dung của bài viết như bối
Tóm tắt cảnh nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên
cứu.
Cơ sở lí Nêu ngắn gọn khái niệm, lí thuyết làm cơ sở, nền
thuyết tảng cho đề tài.
Trình bày đầy đủ các kết quả nghiên cứu đã thu
Kết quả
nhận.
nghiên
Đưa ra lí giải và bằng chứng để làm sáng tỏ kết quả
cứu
nghiên cứu.
Khái quát những nội dung chính từ kết quả nghiên
cứu.
Kết luận
Đề xuất giải pháp và hướng phát triển của đề tài
(nếu có).
Tài liệu Nêu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
tham Trình bày tài liệu đúng quy cách, sắp xếp theo tên
khảo tác giả (trình tự an-pha-bê).
Bài báo cáo được chia thành các đề mục rõ ràng, lô-
gíc, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Yêu cầu
Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy cách.
về trình
Sửdụng các phương tiện phi ngôn ngữ một cách hợp
bày, diễn
lí.
đạt
Ngôn ngữ chính xác, khách quan, đảm bảo tính
khoa học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV cho HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản
thân và nhũng gì học hỏi được từ bạn về cách viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tổ chức trao đổi bài, góp ý cho nhau dựa vào bảng kiểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn lại bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và
phương tiện hỗ trợ.
+ Soạn trước bài Nói và nghe. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập số 1
HƯỚNG DẪN THU THẬP TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Câu hỏi tôi cần tìm hiểu:……………………………
2. Những tài liệu tôi thu thập được:
STT Tên tài Tên tác giả Năm xuất bản – Những ý quan trọng
liệu nhà xuất bản

3. Các phương tiện hỗ trợ đáng lưu ý


Tên tài Dạng tư liệu (hình ảnh, Nguồn tư Lí do tư liệu
liệu bảng biểu, sơ đồ…) liệu này đáng lưu ý
Phiếu học tập số 2:
DÀN Ý BÀI BÁO CÁO KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:........................................
Nhóm HS thực hiện:.............................
I. CÁC Ý CƠ BẢN
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Thuật ngữ cần giải thích:........................................................
Lí thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu (nếu có):...................
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề cho ra kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp:
Bằng cách:..............................................................................
KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy:
KẾT LUẬN
Khái quát kết quả nghiên cứu:...............................................
Đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài:.....................
II. XÁC ĐỊNH TÊN CÁC ĐẼ MỤC CHO BÀI VIẾT
Từ các ý đã thực hiện ở phần trên, tôi dự kiến tên các đề mục của bài viết như
sau:
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE. TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng kết hợp phương tiện
ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh
giá về ý kiến, quan điểm đó.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trình bày báo cáo kết
quả nghiên cứu.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Theo em, các phương tiện phi ngôn ngữ nào
có thể sử dụng kết hợp trong quá trình thuyết trình, báo cáo kết quả nghiên cứu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung: Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình
ảnh, sơ đồ, bảng biểu...
- GV dẫn vào bài học mới:. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những yêu
cầu và thực hành thuyết trình thông qua bài học Nói và nghe: Trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định các bước trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
a. Mục tiêu: Xác định được các bước trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
của GV liên quan đến các bước trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS liên quan
đến các bước trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: I. Xác định các bước trình bày báo
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cáo kết quả nghiên cứu
học tập 1. Bước 1: Chuẩn bị nói
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu - Xác định đề tài, mục đích nói, đối
các nhóm đọc thông tin trong SGK và tượng người nghe, không gian và
tóm tắt nội dung của các bước khi thời gian nói
trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu. + Đề tài: Trình bày kết quả nghiên
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và
nhóm, điền vào phiếu học tập số 2. phương tiện hỗ trợ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học + Người nghe: thầy cô giáo bộ môn,
tập bạn học trong lớp và một số khách
- Các nhóm nghe yêu cầu của GV, sau mời.
đó thực hiện việc đọc và tóm tắt. + Mục đích của bài nói là thuyết trình
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện kết quả nghiên cứu của bản thân, sao
nhiệm vụ cho người nghe hiểu được vấn đề và
- GV mời đại diện các nhóm trình bày thuyết phục được người nghe về kết
kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp quả của đề tài nghiên cứu.
nghe, nhận xét. + Không gian, thời gian: tiết học,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện phòng học của lớp.
nhiệm vụ học tập - Tìm ý, lập dàn ý
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến * Tìm ý
thức.  Xem lại phần tìm ý đã có trong
phần bài Viết.
 Chuẩn bị các phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ, dự kiến các ý kiến
phản biện và chuẩn bị câu trả lời.
* Lập dàn ý
Triển khai theo các ý sau:
 Lí do chọn đề tài: tại sao bạn chọn
đề tài nghiên cứu này? Đề tài
nghiên cứu này có đóng góp gì?
 Câu hỏi nghiên cứu: giả thuyết bạn
đặt ra trước khi tiến hành nghiên
cứu.
 Phương pháp nghiên cứu: những
phương pháp bạn lựa chọn thực
hiện để kiểm chứng câu hỏi nghiên
cứu.
 Kết quả nghiên cứu: kết quả bạn
thu nhận được là gì? Kết quả ấy
giúp khang định hay bác bỏ giả
thuyết nghiên cứu?
 Kết luận: từ kết quả nghiên cứu,
bạn khái quát lên ý nghĩa gì? Trên
cơ sở đó, bạn có đề xuất gì?
Luyện tập
Bạn có thê luyện nói một mình
bằng cách đứng trước gương để tập
trình bày, hoặc nói và tự ghi âm đê
nghe lại, hoặc luyện tập với bạn.

2. Bước 2: Trình bày bài nói


- Lưu ý khi trình bày bài nói:
 Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn
bị từ trước, ngoài ra bạn có thể sử
dụng những tờ giấy nhỏ để viết,
ghi chú ngắn gọn, nội dung nói
dưới dạng từ, cụm từ,...
 Trình bày từ khái quát đến cụ thể:
trình bày tóm tắt hệ thống ý của
bài thuyết trình rồi đi vào từng
phần.
 Phân tích, đánh giá, kết nối các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
với bài thuyết trình.
 Chú ý tương tác với người nghe,
giọng điệu khi trình bày tự tin, nói
rõ ràng, rành mạch.

3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá


- Những lưu ý khi trao đổi với
người nghe:
+ Có thái độ cầu thị, nghiêm tức lắng
nghe và ghi chép ý kiến của người
nghe.
+ Lựa chọn một số câu hói, ý kiến
phản biện mà bạn cho là quan trọng
để phản hồi trong khuôn khổ thòi gian
cho phép.

MẪU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:


THUYÉT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ SỬ DỤNG KÉT HỢP
PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN
NGỮ
Tên đề tài:................................................................
Nhóm HS thực hiện:......................................................
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói
Tôi thực hiện bài nói này nhằm mục đích:……………………………………...
Người nghe là: ………………………………….................................................
Không gian, thời gian nói: …………………………………...............................
Tòi sẽ chọn cách thuyết trình:…………………………………………………..
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Những ý chính tôi sẽ trình bày (dựa vào bài báo cáo kết quả nghiên cứu đã
chuẩn bị ở phần Viết):

Những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ TÔI sẽ sử dụng trong bài thuyết
trình:
1 ........................................................................................
2 .......................................................................................
3 .......................................................................................
Luyện tập
Những cách trình bày hấp dẫn: ………………………………….......................
Dự kiến phần mở đầu: …………………………………....................................
Dự kiến phần kết: …………………………………...........................................

Hoạt động 3: Thực hành nói


a. Mục tiêu: HS thực hành được bài Nói Trình bày báo cáo kết quả nghiên
cứu.
b. Nội dung: HS giới thiệu, đánh giá trước lớp về nội dung và nghệ thuật của
một bài thơ; nghe và nhận xét, đánh giá được nội dung, hình thức bài nói giới
thiệu một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: Phần giới thiệu và đánh giá của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Thực hành nói
- GV cho HS thời gian chuẩn bị bài nói.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện trình
bày bài nói và nêu rõ yêu cầu với người nói,
người nghe.
- GV tổ chức buổi tọa đàm, báo cáo kết quả
nghiên cứu.
- GV thiết kế nhiệm vụ hướng dẫn HS rèn
luyện kĩ năng nghe. GV yêu cầu HS lắng
nghe phần trình bày của bạn mình và đánh
giá phần thể hiện của bạn dựa theo những tiêu
chí được đề xuất trong SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS chuẩn bị bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một HS lên bảng để nói, yêu cầu cả
lớp nghe, ghi chép và trao đổi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nói và nghe trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung: HS luyện tập việc nói và nghe trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS, bảng kiểm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS các nhóm tự kiểm kĩ năng trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Chưa
Nội dung kiểm tra Đạt
đạt
Nội dung Nêu được lí do chọn đề tài.
bài thuyết Nêu được giả thuyết và phương pháp nghiên
trình cứu.
Trình bày được kết quả nghiên cứu và kết luận
hợp lí.
Sử dụng chính xác, thống nhất các thuật ngữ.
Các kĩ Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học.
thuật Khai thác hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi
thuyết ngôn ngữ hỗ trợ.
trình Trình bày rõ ràng, rành mạch, đúng thời gian
quy định.
Tự tin, tương tác bằng mắt với người nghe,
giọng điệu và điệu bộ hợp lí.
Ghi nhận và phản hồi thoả đáng với những câu
hỏi, ý kiến phản biện của người nghe.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc theo nhóm, tự nhận xét về bài nói của mình và rút ra kinh nghiệm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.
- GV cho cả lớp tiến hành đánh giá bằng bảng kiểm (đối với người nói và đối
với người nghe).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với người
thân.
c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình của HS tại nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành thuyết trình và quay lại video kết quả nghiên
cứu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
+ Soạn trước bài Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: NGHE VÀ NẮM BẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói. Biết
nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh
giá về ý kiến, quan điểm đó.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Theo em, khi lắng nghe người khác thuyết
trình, làm thế nào để nắm bắt được đầy đủ nội dung của người nói?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung: Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình
ảnh, sơ đồ, bảng biểu...
- GV dẫn vào bài học mới:. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những yêu
cầu và thực hành thuyết trình thông qua bài học Nghe và nắm bắt nội dung
trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định các bước nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu
a. Mục tiêu: Xác định được các bước nghe và nắm bắt nội dung báo cáo kết
quả nghiên cứu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
của GV liên quan đến các bước nghe và nắm bắt nội dung báo cáo kết quả
nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: I. Xác định các bước nghe và nắm bắt nội
Bước 1: GV chuyển giao dung trình bày báo cáo kết quả nghiên
nhiệm vụ học tập cứu
- GV chia lớp thành 4 nhóm, 1. Bước 1: Chuẩn bị
yêu cầu các nhóm đọc thông tin - Tìm hiểu trước về đề tài sẽ được thuyết
trong SGK và tóm tắt nội dung trình: tìm từ khóa liên quan đến đề tài sẽ
của các bước khi trình bày báo thuyết trình, tìm đọc các bài nghiên cứu có
cáo kết quả nghiên cứu. liên quan đã được công bố của người thuyết
- Gv gợi ý các nhóm có thể tóm tình, bài viết của tác giả về vấn đề sẽ được
tắt bằng sơ đồ. thuyết trình…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm - Sắp xếp tổng hợp các tài liệu đã tổng hợp
vụ học tập theo mẫu bảng sau:
- Các nhóm nghe yêu cầu của TT Tên tài Thời Nội Ý kiến
GV, sau đó thực hiện việc tóm liệu – tác gian dung của
tắt các bước khi nghe và nắm giả công chính tôi
bắt nội dung trình bày báo cáo bố
kết quả nghiên cứu. 1 …
Bước 3: Báo cáo kết quả thực 2 …
hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện các nhóm 2. Bước 2: Nghe thuyết trình và ghi chép
trình bày kết quả trước lớp, yêu - Chuẩn bị bảng và ghi chép thông tin trong
cầu cả lớp nghe, nhận xét. quá trình nghe:
Bước 4: Đánh giá kết quả Nội dung Ý chính Ghi chú của
thực hiện nhiệm vụ học tập tôi
- GV nhận xét, đánh giá, chốt Lí do chọn
kiến thức. đề tài
Câu hỏi
nghiên cứu
Phương
pháp nghiên
cứu
Kết quả
nghiên cứu
Kết luận
- Lưu ý khi lắng nghe:
+ Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
+ Ghi chép ngay những thắc mắc, những
câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài
đánh giá.
3. Bước 3: Phản hồi, đặt câu hỏi
- Chuẩn bị các câu hỏi với người thuyết
trình, lựa chọn các câu hỏi quan trọng đê
trao đổi.
4. Bước 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm
- Đánh giá phần thuyết trình của người nói
và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân dựa
vào bảng kiểm.
Hoạt động 3: Thực hành nghe
a. Mục tiêu: HS thực hành đư
b. Nội dung: HS lắng nghe phần trình bày của bạn.
c. Sản phẩm học tập: Phần ghi chép của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Thực hành nghe
- GV lưu ý HS về kĩ năng nghe và nắm bắt - HS thực hành nghe.
nội dung thuyết trình, quan điểm của người
nói. Trong khi nghe kết hợp ghi chép và
chuẩn bị phiếu ghi chép dựa trên mẫu (Hồ sơ
dạy học: Tọa đàm tìm hiểu và bảo tồn bản sắc
văn hóa Nam Bộ)
- GV tổ chức hoạt động nghe tích hợp với
hoạt động Thuyết trình kết quả nghiên cứu có
sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chuẩn bị bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một HS lên bảng để nói, yêu cầu cả
lớp nghe, ghi chép và trao đổi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nói và nghe trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
b. Nội dung: HS nhận xét về về phần thuyết trình của người nói và tự rút ra
kinh nghiệm cho bản thân.
c. Sản phẩm học tập: Phần nhận xét của HS,
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thảo luận theo nhóm, đánh giá về phần thuyết trình của người nói
và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân dựa vào bảng kiểm:
Nội dung kiểm tra Đạt Chư
a đạt
Liệt kê những gì đã biết về vấn để sẽ nghe và muốn trao
Chuẩn
đổi khi nghe.
bị nghe
Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Viết dưới dạng từ khoá, tóm tắt thông tin.
Phân biệt được thòng tin cơ bản và thông tin chi tiết.
Lắng
nghe và Đặt câu hỏi trong khi nghe.
ghi chép
Ghi nhận những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của
người nói để khi cần thì phát biểu, nhận xét.

Trao Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi

đổi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

nhận Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm
của người nói.
Nêu những điểu chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với
xét, người nói.
đánh giá Nhận xét về cách trình bày bài nói.
Chờ đến lượt mình nói khi trao đổi.

Thái độ
Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói
và ngôn
trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét, đánh giá.
ngữ
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với
người nói.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc theo nhóm, nhận xét và bổ sung về phần ghi chép.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng nói trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe phần ghi chép
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu với người thân.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học và kĩ năng nói, nghe để nói với người
thân.
c. Sản phẩm học tập: Kinh nghiệm của HS rút ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kinh nghiệm của em rút ra về kĩ năng nói và
nghe sau khi tham gia buổi thuyết trình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV cho HS nêu những câu hỏi còn thắc mắc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá buổi học.
- Gv củng cố các kĩ năng:
+ Khi nói:
 Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước, ngoài ra bạn có thể sử dụng những
tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ,...
 Trình bày từ khái quát đến cụ thể: trình bày tóm tắt hệ thống ý của bài thuyết
trình rồi đi vào từng phần.
 Phân tích, đánh giá, kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với bài
thuyết trình.
 Chú ý tương tác với người nghe, giọng điệu khi trình bày tự tin, nói rõ ràng,
rành mạch.
+ Khi nghe:
 Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
 Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói
về bài đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại các văn bản và kiến thức đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
TOẠ ĐÀM TÌM HIỂU VÀ BẢO TỔN BẢN SẮC VĂN HOÁ NAM BỘ
(Thời gian................Địa điểm.....)
Tên đề tài:................................................................................……………………
Người thực hiện:.....................................................................……………………
NỘI DUNG CHÍNH
1. Lí do chọn đề tài.................................................................……………………
2. Phương pháp nghiên cứu:....................................................………..
3. Kết quả nghiên cứu:............................................................……………………
4. Kết luận:..............................................................................……………………
TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI TRÌNH BÀY
1 .............................................................................................……………………
2 .............................................................................................……………………
3 .............................................................................................……………………
NHẬN XÉT VẼ NỘI DUNG VÀ HỈNH THỨC THUYẾT TRÌNH
(Dựa vào bảng kiểm trong SGK)
1. Về nội dung thuyết trình:
.............................................................................................……………………
.............................................................................................……………………
2. Về hình thức thuyết trình:
.............................................................................................……………………
.............................................................................................……………………

KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN SAU KHI THAM GIA
BUỔI THUYẾT TRÌNH
.............................................................................................……………………
.............................................................................................……………………
.............................................................................................……………………
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thông tin đã học.
- Nắm được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản và
tác dụng của chúng.
- Hiểu được quy trình viết của văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và viết
báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 4. Những di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản
văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản văn hóa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 4. Những di sản
văn hóa là: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, Nhà
hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống, Chợ nổi - nét
văn hóa sông nước miền tây.
- GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và
kiến thức đã được học trong Bài 4. Những di sản văn hóa.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài31.
Những di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến phần Ôn tập của Bài 4. Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 4.
Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: BT 1.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1,
2, 3 trước lớp.
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu
HS chia nhóm và thảo luận: BT2.
+ Nhóm 1: xác định mục đích viết và
mục đích lồng ghép các yếu tố miêu
tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận (nếu
có) vào văn bản thông tin theo mẫu:
Yếu tố Mục
Mục
được đích
Văn bản đích
lồng lồng
viết
ghép ghép
Tranh
Đông Hồ
- nét tinh
hoa của
văn hóa
dân gian
Việt Nam
Chợ nổi -
nét văn
hoá sông
nước
miền Tây
Nhà hát
Cải lương
Trần Hữu
Trang
khánh
thành
phòng
truyền
thống
Chợ nổi -
nét văn
hoá sông
nước
miền Tây
+ Nhóm 2, 3: Xác định dạng thức thể
loại, tác dụng của việc sử dụng BT 3.
phương tiện phi ngôn ngữ trong các
văn bản thuộc bài học theo mẫu:
Thể
loại,
Phương Tác
Văn bản kiểu
tiện dụng
văn
bản
Tranh
Đông Hổ
- nét tinh
hoa của
văn hoá
dân gian
Việt Nam
Nhà hát
Cải lương
Trần Hữu
Trang
khánh
thành
phòng
truyền
thống
Thêm một
bàn dịch
"Truyện
Kiểu"
sang tiếng
Nhật
Lí ngựa ô
ở hai
vùng đất
Chợ nổi -
nét văn
hoá sông
nước
miền Tây

+ Nhóm 4:
Văn bản Cách Quan
đưa điểm của
tin người viết
Nhà hát Cải
lương Trần
Hữu Trang
khánh thành
phòng truyền
thống
Thêm một
bản dịch
"Truyện
Kiếu" sang
tiếng Nhật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc BT theo phân công nhóm,
HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của
GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn
thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình
bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
BT1.
Văn bản Mục đích viết Yếu tố Mục đích lồng ghép
được lồng
ghép
Tranh Đông Hồ Thuyết minh về Miêu tả, tự sự, Khẳng định giá trị văn
- nét tinh hoa giá trị văn hoá biểu cảm. hoá độc đáo của tranh
của văn hóa dân của tranh Đông Đông Hồ, khuyến nghị
gian Việt Nam Hồ. vế việc bảo tồn tranh
Đông Hồ.
Thêm một bản Thông tin về việc Khẳng định giá trị tầm
dịch “Truyện ra mắt bản dịch vóc quốc tế của Truyện
Kiều” sang Truyện Kiều sang Kiều.
tiếng Nhật
tiếng Nhật.

Nhà hát Cải Thông tin về việc Khẳng định giá trị văn
lương Trần Hữu khánh thành hoá của sân khấu cải
Trang khánh phòng truyền lương.
thành phòng thống của nhà hát
truyền thống Trần Hữu Trang.
Chợ nổi - nét Thuyết minh về Miêu tả, tự sự, Khẳng định giá trị văn
văn hoá sông giá trị văn hoá biểu cảm hoá độc đáo của chợ nổi
nước miền Tây của chợ nồi miền miến Tây.
Tây.
BT2.
Văn bản Thể loại, kiểu Phương tiện Tác dụng
văn bản
Tranh Đông Hồ Văn bản thông Ngôn ngữ, hình ảnh, các Giúp văn bản thêm
- nét tinh hoa tin tổng hợp. thuật ngữ của nghệ thuật sinh động, rõ ràng,
của văn hóa dân sản xuất tranh Đông Hồ hấp dẫn.
gian Việt Nam (tay co).
Nhà hát Trần Bản tin Hình ảnh, ngôn ngữ. Giúp văn bản thêm
Hữu Trang sinh động, rõ ràng,
khánh thành hấp dẫn.
phòng truyền
thống
Thêm một bản Bản tin Ngôn ngữ  
dịch ‘’Truyện
Kiều’’ sang
tiếng Nhật
Lí ngựa ô ở hai Thơ Từ địa phương (phá, Giúp người đọc dễ
vùng đất truông) tiếp nhận cái hay,
cái thú vị.
Chợ nổi- nét văn Văn bản thông Hình ảnh, từ ngữ địa Giúp văn bản thêm
hoá của sông tin tổng hợp. phương (hôn, bẹo). sinh động, rõ ràng,
nước miền Tây hấp dẫn.
BT3.
Văn bản Cách đưa tin Quan điểm của người
viết
Nhà hát Trần Hữu Khách quan. Đưa tin đầy Khẳng định giá trị của
Trang khánh thành đủ, cụ thể, nhanh chóng về sự kiện.
phòng truyền thống thời gian, địa điểm, người
tham dự, các sự kiện khác
diễn ra hôm đó.
Thêm một bản dịch Khách quan. Tóm tắt những Khẳng định giá trị của
‘’Truyện Kiều’’ sang thông tin chính, quan trọng sự kiện.
tiếng Nhật nhất một cách ngắn gọn,
hàm súc.
Nhiệm vụ 2: BT4
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT4
trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và
dựa vào SGK, hoàn thành bài tập:
Các Kiểu Kiểu
bước bài Báo bài Nghị
cáo kết quả luận về
nghiên cứu một vấn
một vấn đề đề xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học


tập
- HS đọc BT theo phân công nhóm,
HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của
GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn
thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình
bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Các bước Báo cáo kết quả nghiên cứu Nghị luận về một vấn đề xã hội
một vấn đề
Bước Chuẩn bị chu đáo, công phu Chủ yếu chuẩn bị ý kiến, lí lẽ,
1: Chuẩn bị nhiều khâu. bằng chứng.
viết
Bước 2: Tìm Theo quỵ cách báo cáo kết quả Thể hiện được kết quả nghiên
ý, lập dàn ý nghiên cứu. cứu; coi trọng tính khoa học.
Bước 3:  Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Theo quy cách một bài nghị luận.
Viết bài nội dung, cách trình bày kết
quả nghiên cứu.
Bước Thể hiện được ý kiến; coi Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nội
4: Xem lại trọng tính thuyết phục. dung, cách trình bày ý kiến.
chỉnh sửa

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo bạn, có thể gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa dân tộc
bằng cách nào? Nêu một vài đề xuất cụ thể của bạn đối với di sản văn hóa ở địa
phương mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 4.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
- GV gợi ý:
+ Phát huy qua hình thức các tour du lịch.
+ Có những chương trình quảng bá như các cuộc thi, quay video, hội chợ, lễ
hội văn hóa.
+ Tổ chức các chuyến tham quan, ngoại khóa.
+ Đưa vào giáo dục trong nhà trường.
+ Thành lập ban bảo vệ các di sản văn hóa địa phương.
+ Xử lí nghiêm minh những trường hợp có hành vi phá hoại di sản văn hóa địa
phương.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS: Hoàn thành bài tập trong Sách bài tập.
+ Soạn bài: Thị màu lên chùa
Ngày soạn: …/…/….
Ngày dạy: …/…/….
Bài 5. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: …….
Số tiết: 9 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc
tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu
truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận
biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/
tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách
nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá
của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ, biểu
đồ, sơ đồ,...
- Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
- Biết thảo luận vé một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn
cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
- Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU


TIẾT…: VĂN BẢN 1. THỊ MÀU LÊN CHÙA
_____Trích chèo Quan Âm Thị Kính____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc
tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu
truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận
biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/
tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuống đối với quan niệm, cách
nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá
của cá nhân về tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, tích
truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề….
- Năng lực cảm nhận, phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện
trong kịch bản chèo.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học
trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về Thị Mầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
1. Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ "Oan Thị Kính" chưa? Bạn hiểu nghĩa
của thành ngữ này như thế nào?
2. Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính

cách, thái độ hai nhân vật.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản
thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV bổ sung và giải thích thêm về hai câu hỏi:
1. Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc
nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng
đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu
thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội
tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày
được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa
Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại,
nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu
lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng
nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần
nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng
bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến
khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi
oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
 “Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất
cùng cực mà không giãy bày được.
2. Đưa ra lời dự đoán về tính cách nhân vật qua hình ảnh:
+ Thị Mầu: tính cách mưu mô, xảo quyệt; thái độ vui vẻ khi đạt được mục đích
của mình.
+ Thị Kính: tính cách hiền lành, chấp nhận số phận; thái độ cam chịu.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm nay,
chúng ta cùng tìm hiểu một trích đoạn nội tiếng trong vở chèo Quan Âm Thị
Kính, đó là Thị Mầu lên chùa.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Nghệ thuật truyền thống. Nắm được
các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ
thể trữ tình.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng).
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Nghệ thuật
truyền thống (chèo/tuồng).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Giới thiệu bài học
học tập - Chủ đề Nghệ thuật truyền thống
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài (chèo/tuồng) bao gồm các văn bản
học số 5 (Nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng.
(chèo/tuồng)) trước lớp. - Tên và thể loại của các VB đọc chính
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các và VB đọc kết nối chủ đề:
em, nội dung của chủ đề Bài 5. Nghệ Tên văn bản Thể loại
thuật truyền thống (chèo/tuồng) là Thị Mầu lên chùa Chèo
gì?. Huyện Trìa xử án Tuồng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Đàn ghi-ta phím lõm
học tập trong dàn nhạc cải
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời lương
câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt Xã trưởng – mẹ Đốp Chèo
động và thảo luận Huyện trìa, Đề hầu, Tuồng
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, thầy Nghêu mắc lỡm
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Thị Hến
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức: Trong bài học này, các em sẽ
được tìm hiểu thể loại văn bản thông
tin tổng hợp qua chủ đề Nghệ thuật
truyền thống (chèo/tuồng).
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của văn bản thông tin.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến một số yếu tố của VB thông tin.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của VB thông
tin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: I. Đọc và tìm hiểu chung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Nghệ thuật chèo
học tập - Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại
- GV yêu cầu HS theo dõi phần Tri hình nghệ thuật tổng họợ, kết hợp hài
thức ngữ văn và các nhóm trình bày hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân
phần tìm hiểu ở nhà theo yêu cầu của gian và các loại hình nghệ thuật dân
Gv từ tiết trước: gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Chèo được xem là một hình thức kể
Nhóm 1: chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu
+ Chèo cổ là gì? và diễn viên làm phương tiện giao lưu
+ Chèo cổ thể hiện qua các đặc điểm với công chúng (không có người kể
nào? Hãy lập bản thống kê các đặc chuyện như trong truyện). Cũng như
điểm của chèo. kịch nói chung, kịch bản chèo tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ trung thể hiện hành động, dẫn dắt
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
tập
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK,
tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ
Yếu tố Đặc điểm
Đề tài Chèo cổ thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách
ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian
hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
Tích truyện là chất liệu xây dựng nên cốt truyện của chèo. Thường là các
nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ
dân gian hoặc trong dã sử được khai thác và tổ chức lại theo
nguyên tắc kịch hay xung đột. Từ các tích truyện này, các tác
giả kịch bản - thường là giới nho sĩ - viết thành kịch bản chèo
để truyền bá những tín điều của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên,
qua quá trình ứng tác, biểu diễn, nhiều chủ đề truyền thống bị
làm mờ đi, nhường chỗ cho những khát vọng nhân bản hơn,
vượt ra ngoài giáo lí Nho học truyền thống.
Nhân vật - Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào,
hề, mụ, lão.
- Kép (nam chính) thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học;
đào (nữ chính) bao gồm đào thương (những phụ nữ trung trinh
tiết liệt), đào lệch hay còn gọi là đào lẳng (những phụ nữ nổi
loạn, đi ngược lại quan điểm đạo đức phong kiến), đào pha
(trung gian giữa hai loại vai đào thương và đào lệch); hề (nhân
vật hài hước, gây cười); mụ (nhân vật nữ lớn tuổi); lão (nhân
vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước
lệ với tính cách không thay đổi.
Cấu trúc Cấu trúc của một vở chèo bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi
màn và cảnh thường xảy ra trong một khung thời gian và
không gian khác nhau. Mỗi cảnh đóng vai trò như một bộ
phận kiến tạo nên các giai đoạn của cốt truyện: khai mở, thắt
nút, đỉnh điếm, mở nút.
Lời thoại - Lời thoại đảm nhiệm mọi vai trò: dẫn dắt xung đột, diễn tả
hành động, khắc hoạ nhân vật, bối cảnh (không gian, thời
gian), đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân
gian.
- Lời thoại trong chèo cổ bao gồm lời thoại của nhân vật và
tiếng đế.
+ Lời thoại của nhân vật thường có các hình thức: đối thoại
(lời các nhân vật nói với nhau), độc thoại (lời nhân vật nói với
chính mình), bằng thoại (lời nhân vật nói với khán giả). Tiếng
đế là lời của đại diện khán giá chen vào, đệm vào lời của nhân
vật dưới dạng câu hỏi hoặc bình luận ngắn, chủ yếu để kích
thích nhân vật bộc lộ khi diễn.
+ Về hình thức, lời thoại của nhân vật trong chèo bao gồm lời
nói, lời hát - nói (tức nói theo âm điệu) và lời hát (theo các làn
điệu dân ca).
NV2: 2. Nghệ thuật tuồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Tuồng là một loại hình nghệ thuật
học tập tổng hợp, kết hợp hài hoà điệu nói lối,
Nhóm 2: các điệu hát của tuồng và một số chất
+ Tuồng là gì? liệu nghệ thuật dân gian khác.
+ Tuồng gồm có mấy loại? - Thời gian hình thành: Tuồng thịnh
+ Đặc điểm của tuồng qua các yếu hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam
tố: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời Trung Bộ (tiêu biểu là Huế, Quảng
thoại, phương thức lưu truyền. Nam - Đà Nẵng, Bình Định).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ - Phân loại: Tuỳ theo đề tài, nội dung,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng,
tập tuồng được phân thành hai loại chính:
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tuồng pho (tuồng thầu) và tuồng đồ.
tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TUỒNG ĐỒ
Yếu tố Đặc điểm
Đề tài Đề tài lấy từ đời sống thôn dã, hoặc tích truyện có sẵn,
dựng thành những câu chuyện, tình huống hài hước, những
nhân vật phản diện hiện thân cho những thói hư tật xấu của
một số hạng người trong xã hội phong kiến tiểu nông 
Tuồng đồ thiên về trào lộng, phê phán xã hội trên lập trường
đạo đức của người bình dân.
Tích truyện Các vở tuồng đồ thường được xây dưng dựa trên một câu
chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó,
thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là "tích
truyện". Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành
kịch bản tuồng (dưới dạng truyền miệng). Khi trình diễn, nghệ
nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù
hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem.
Nhân vật Nhân vật tiêu biểu cho các vai tuồng này thường mang tính
ước lệ và tính cách không thay đổi, thể hiện chủ yếu qua lời
thoại và hành động của mình. Khi xuất hiện lần đầu, các nhân
vật chính thường có lời xưng danh (tự giới thiệu danh tính,
nghề nghiệp, vị trí xã hội,...). Tính cách, đặc điểm của nhân
vật trong tuồng, một phần được biểu đạt qua cách hoá trang,
nhất là qua các nét vẽ và màu sắc trên khuôn mặt diễn viên.
Lời thoại Lời thoại của nhân vật tuồng, chủ yếu là đối thoại có xen độc
thoại hay bàng thoại, dưới hình thức nói, ngâm hoặc hát và
chủ yếu là văn vần.

Phương Phương thức lưu truyền chủ yếu là truyền miệng. Tuồng đồ
thức lưu thường không được ghi chép thành quyển như tuồng pho. Do
truyền vậy, mỗi gánh hát tuồng có thể lưu giữ một vốn kịch bản - vở
diễn riêng. Hơn nửa, cùng một tích tuồng, nghệ nhân trong
các gánh tuồng có thể tạo dựng các lớp tuồng với các mảng
miếng, những điểm nhấn và độ co duỗi của vở diễn theo cách
riêng của mình.

Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu chung


a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một
cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên và huy động trải nghiệm, vốn sống
của HS.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV2: 2. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Xuất xứ: Đoạn trích Thị Mầu lên
học tập chùa được trích từ vở chèo Quan Âm
- GV gọi một số HS đọc văn bản. Thị Kính.
- Yêu cầu HS chia sẻ những kết quả
đọc ban đầu theo các chỉ dẫn của
SGK ở bên phải văn bản. - Thể loại: chèo
- GV yêu cầu HS: xác định thể loại, - Bố cục:
bố cục, xuất xứ của văn bản. + Phần 1: (từ đầu… có ai như mày
- GV đặt câu hỏi: Đoạn trích kể về sự không): Thị Mầu đi lên chùa.
việc gì? + Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc
- HS tiếp nhận nhiệm vụ điểm Thị Kính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập - Nội dung đoạn trích: Đoạn trích
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để
tóm tắt ý chính. tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy
và thảo luận nhiên, Tiểu Kính vẫn liêm chính,
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả. không quan tâm và giữ khoảng cách
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện với Thị Mầu.
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Tổ chức đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của
văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc. Từ đó,
GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận dụng kiến thức về văn học chèo vào thực
tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
văn bản.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lời nói đối II. Đọc hiểu văn bản
thoại, độc thoại, bằng thoại, tiếng 1. Lời nói đối thoại, độc thoại, bằng
đế chèo cổ trong VB thoại, tiếng đế chèo cổ trong VB
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản
và thảo luận theo cặp:
Nhân Đối thoại Độc Bàng
vật thoại thoại
Thị
Mầu
Thị
Kính
Tiếng
đế
(người
xem)

- GV gợi ý HS dựa vào mẫu bàng


trong câu hói để điền đúng các ví dụ
về các thành phần lời thoại đối thoại,
độc thoại, bàng thoại, tiếng đế.
- GV lưu ý một số dấu hiệu để nhận
biết mỗi thành phần lời thoại, nhất là
bàng thoại, tiếng đế.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc lại đoạn văn và suy nghĩ để
trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét,
góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên
bảng.

Nhân Đối thoại Độc thoại Bàng thoại


vật
Thị - Đây rồi nhé! - Phải gió ở - Lẳng lơ ở đây
Mầu - Tên em ấy à? đâu! Chạy từ cũng chẳng
- Là Thị Mầu, con gái phú bao giờ rồi! mòn.
ông...Chưa chồng đấy nhá!. - Người đâu - Đẹp thì người
- Đưa chổi đây em quét rồi em mà đẹp như ta khen chứ sao!
nói chuyện này cho mà nghe! sao băng thế - Nhà tao còn ối
nhỉ? trâu!
Thị - A di đà Phật! Chào cô lên - Nam mô A di Ngẫm oan trái
Kính chùa!. đà Phật!. nhiều phen
  - Cô cho biết tên để tôi vào - Khấn nguyện muốn khóc ...
lòng sớ! thập Chứ có biết đâu
Tiếng - Tôi đã đèn nhang xong, mời phương ...Quỷ mình cũng chỉ
đế
(người cô vào lễ Phật. thần soi xét! là...
xem) - Cô buông ra để tôi quét chùa
kẻo sư phụ người quở chết!
- Mười tư, rằm!
- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô
Mầu ơi!
- Mầu ơi mất bò rồi!
- Mầu ơi nhà mày có mấy chị
em? Có ai như mày không?
- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhân vật 2. Nhân vật Thị Mầu
Thị Mầu - Thị Mầu sử dụng lời nói, lời hát (hát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ghẹo tiểu, hát) để tỏ bày tình cảm: Đó
học tập là lời nói với Tiểu Kính (đối thoại);
- GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản lời nói với chính mình (độc thoại); lời
và thảo luận theo cặp: nói với khán giả (bàng thoại).
 Tìm hiểu về lời nói, ngoại hình, + Lời nói, hát là hành động của Thị
hành động của Thị Mầu. Từ đó, Mầu biểu thị các hành động: giới
nhận xét tính cách nhân vật này. thiệu thông tin về bản thân với chú
 Mục đích của Thị Mầu lên chùa để tiểu, khen chú tiểu, mời chú tiểu ăn
làm gì? giầu, ghẹo tiểu, thách thức, bất chấp
 Từ lời nói, hành động, nhận xét về sự chê trách, phê phán của người đời
diễn biến tâm trạng Thị Mầu (thể hiện qua tiếng đế),... Bên cạnh
hành động thể hiện qua ngôn ngữ, còn
là các hành động trực tiếp đi kèm với
lời nói, hát (được thể hiện thông qua
chỉ dẫn sân khấu): nấp; xông ra nắm
tay Tiểu Kinh;...
- Mục đích: Thị Mầu lên chùa, mang
tiền cùng gạo của cha mẹ tiến cúng
chỉ là cái cớ. Mối quan tâm duy nhất
của Thị Mầu là bày tỏ tình cảm với
chú tiểu. Thị Mầu tranh thủ mọi cơ
 Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại hội để bộc lộ lòng mình.
nhiều lần có tác dụng gì trong việc - Tiếng gọi "thầy tiểu ơi” trở đi trở lại
biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? nhiều lần, cùng với những tiếng gọi
ấy là nỗi lòng, khát khao hạnh phúc
được Thị Mầu thẳng thắn, táo bạo tỏ
bày. Sự điệp đi nhấn lại cho thấy mối
quan tâm duy nhất của Thị Mầu khi
lên chùa là thầy tiểu.
 Tác dụng:
+ Tiếng gọi ấy như buộc đối tượng
phải quan tâm đến mình, làm cho mọi
lời nói, tiếng hát trở thành tiếng giãi
bày chỉ mong đối tượng thấu hiểu, trờ
thành những "bủa vây” bay vờn, xoắn
xuýt bám riết lấy đối tượng giao
duyên, quyết thực hiện bằng được
khao khát tỏ bày tình cảm của mình.
+ Tiếng gọi như muốn bộc bạch tất cả
sự mê đắm, bật ra tất cả nỗi nhớ
nhung, niềm khao khát.
+ Tiếng gọi hòa với giọng hát, ánh
mắt sóng sánh đa tình, nhịp bước
"tung toé”, sắc áo rực rỡ, những
đường nét xuân thì bung toả của cơ
thể thiếu nữ trẻ trung,... tạo thành một
Thị Mầu sẵn sàng bật tung mọi khuôn
thước để sống đúng với tình càm tự
nhiên của trái tim thiếu nữ,...

 Lời thoại của Thị Mầu đã cho thấy - Diễn biến tâm trạng Thị Mầu:
tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã
thay đổi như thế nào từ đầu đến
cuối đoạn trích.

Theo lời nói, lời hát, hành động của


nhân vật, người đọc nhận ra diễn biến
tâm trạng của Thị Mầu:
- Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi
lên chùa “Tôi lên chùa thầy tiểu mười
ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười
lăm…”
 đến choáng váng, đắm đuối, si mê
táo bạo tỏ bày tình cảm và quyết liệt
“tấn công" đối tượng bằng tất cả sự
“bùng nổ" của dòng nham thạch đầy
sức sống. “Người đâu mà đẹp như
sau băng thế nhỉ”
 buồn bã, thất vọng khi không được
đáp lại, để rồi như gồng mình lên, bất
chấp, thách thức mọi khuôn khổ, phép
tắc, định kiến giáo điều của quan
niệm phong kiến trong tình yêu. “Đôi
ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”’ “Tri
âm chẳng tỏ tri âm/Để tôi thương
vụng nhớ thầm sầu riêng”; “Lẳng lơ
đây cũng chẳng mòn /Chính chuyên
cũng chẳng sơn son để thờ”
- Nhận xét: Nhân vật Thị Mầu mang
một nét mới lạ so với hình ảnh người
phụ nữ truyền thống, Thị Mầu đi
ngược hẳn với đạo lí, lễ nghĩa ngày
xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.

- Quan niệm về tình yêu và hạnh


- GV tiếp tục đặt câu hỏi, yêu cầu HS phúc:
suy nghĩ về quan điểm của Thị Mầu + Đã yêu nhau phải chủ đồng bày tỏ,
qua lời thoại của nhân vật: tìm cách thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, ái
 Lời thoại của Thị Mầu cho thấy ân.
nhân vật quan niệm như thế nào + Yêu là “phải duyên”, đã “phải
về tình yêu và hạnh phúc? duyên” thì đôi bên phải tự quyết, đợi
chờ và tiến tới hôn nhân.

- Tiếng đế trong văn bản:

 Chỉ ra những tiếng đế trong văn


bản. Tiếng đế thể hiện quan điểm
như thế nào về nhân vật Thị Mầu?
Em có đồng tình với quan điểm đó
hay không?
- GV khích lệ HS nêu ý kiến riêng,
đồng tình hay không đồng tình cũng
có thể nêu lí do, lập luận của bản
thân.
- Các nhóm thảo luận và trao đổi nội
dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc lại đoạn văn và suy nghĩ để
trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét,
góp ý, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên
bảng.
+ Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể
thấy nhân vật này khá phóng khoáng,
tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu
nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương
tư về người ta là mình có thể tự do
đến bên người đó, không ngại quy
giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến
''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ
hàng''

Đoạn thoại/ tiếng đế Quan điểm, góc nhìn

THỊ MẤU: Ấy mấy thầy tiểu ơi! Quan điểm đánh giá Thị Mấu qua
TIẾNG ĐẾ: Mầu ơi mất bò rồi! tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống,
THỊ MẤU: Nhà tao còn ối trâu! bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan
(hát ghẹo tiều) điểm của một số người xem việc Thị
Này thầy tiểu ơi! Mấu chủ động bộc lộ tình yêu, tự
Thầy như táo rụng sân đình quyết trong tình yêu như trong VB là
Em như gái rở, đi rình của chua. hành động dơ bẩn, đáng chê cười
Ấy mấy thây tiểu ơi! thậm chí phê phán: "Dơ lắm! Mầu
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật. ơi!"
TIẾNG ĐẾ: Mầu ơi nhà mày có mấy
chị em?
Có ai như mày không?
THỊ MẤU: Nhà tao có chín chị em,
chì có mình tao
là chín chắn nhất đấy!
TIẾNG ĐỂ: Dơ lắm! Mầu ơi!
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhân vật 3. Nhân vật Tiểu Kính
Tiểu Kính
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- Gv lưu ý học sinh: Tiểu Kính giả
làm thầy tiểu đến tá túc ở chùa. Điều
éo le là không thể nói rõ cho Thị Mầu
biết thân phận giả trai của mình Tuy
nhiên, Thị Kính không tỏ ra phũ
phàng, khinh bỉ Thị Mầu mà chỉ tìm
cách tự vệ nhẹ nhàng, kín đáo. Ứng
xử của Thị Kính đầy tính nhân văn;
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy
nhiên, sự khoan dung mực thước của
Thị Kính cũng sẽ là lí do dẫn đến nỗi * Ngoại hình:
oan của nhân vật này ở phần sau của - Đẹp như sao băng.
tác phẩm. - Cổ cao ba ngấn, lông mày nét
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và ngang.
trả lời: * Lời nói:
 Tiểu Kính hiện lên với ngoại hình, - "A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên
lời nói như thế nào? đề ghi vào lòng sớ"
 Qua ngôn ngữ, hành động của - "A di đà Phật"
nhân vật TK, em có nhận xét gì - "Một nén cũng biên"
về nhân vật này? - "Một đồng cũng kể"
- "Ngẫm oan trái nhiều phen muốn
khóc".
- Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo
nguyên tắc của người tu hành. Tiểu
Kính chẳng thưa bất cứ lời bộc bạch,
thổ lộ nào của Thị Mầu, mượn lời
niệm Phật mong nhắc Thị Mầu về
 Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể giới hạn của người tu hành và chốn
hiện quan điểm gì của tác giả Thiền môn hoặc bỏ chạy trước hành
dân gian? động xông ra nắm tay của Thị Mầu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Tính cách:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Điềm đạm, đoan chính
tập - Hành động của Tiểu Kính tạo ra sự
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. đối lập với hình tượng Thị Mầu. Tiểu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Kính càng kiệm lời, lạnh lùng, không
và thảo luận đáp lại thì Thị Mầu càng đắm đuối, si
- GV mời một số HS trình bày kết quả mê, táo bạo.
trước lớp.  ứng xử của Thị Kính đầy tính nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện văn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
nhiệm vụ Tuy nhiên, sự khoan dung mực thước
- GV Đánh giá kết quả thực hiện của Thị Kính cũng sẽ là lí do dẫn đến
nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên nỗi oan của nhân vật.
bảng.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nhân vật 4. Đặc điểm thể loại và ấn tượng về
Tiểu Kính nhân vật qua văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề
học tập giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa
- Gv đặt câu hỏi: Những dấu hiệu nào người với người theo đại lí dân gian.
giúp em nhận biết Thị Mầu lên chùa - Tích truyện (cốt truyện): được trích
là một văn bản chèo? từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Nhân vật: có đào thương và đào lệch
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học (đào lẳng).
tập - Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động đóng một vài trò khác nhau.
và thảo luận - Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại
- GV mời một số HS trình bày kết quả của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình
trước lớp. thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Đồng thời, lời thoại của các nhân vật
nhiệm vụ trong văn bản bao gồm cả lời nói và
- GV Đánh giá kết quả thực hiện lời hát.
nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên
bảng.

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nghệ thuật III. Tổng kết


và nội dung ý nghĩa. 1. Nội dung – ý nghĩa
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Đoạn trích thể hiện thành công hình
học tập ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ,
- GV yêu cầu HS: buông thả, cho thấy đặc trưng của
+ Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và
nội dung của văn bản. hành động đối với tiểu Kính Tâm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Qua đó cho thấy niềm cảm thông,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học thương cảm với thân phận người phụ
tập nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân
- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết trọng những phẩm chất tốt đẹp của
bài học. họ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 2. Nghệ thuật
và thảo luận - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
- GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, hình.
yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ - Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn
sung. hấp dẫn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Ngôn từ mang những nét đặc trưng
nhiệm vụ của sân khấu chèo.
- GV Đánh giá kết quả thực hiện - Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc.
nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên
bảng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời đúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua
tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đế Lời đáp của Thị Mầu


- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi! - Đẹp thì người ta khen chứ sao!
- Có ai như mày không? - [...] chỉ có mình tao là chín chắn
nhất đấy.
- Dơ lắm! Mầu ơi! - Kệ tao.
- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn /
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để
thờ!
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế về
Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thi Mầu không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
- Tiếng đế cũng cho thấy sự cộng hưởng trong thưởng thức vở diễn, thái độ của
người xem trước một sự việc được nhân vật kể lại trong vở chèo, ở văn bản này,
trước sự việc Thị Mầu lên chùa ve vãn Tiểu Kính, những tiếng đế (như đã trích
dẫn) thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với hành động của Thị Mầu. Xem
hành động của Thị Mầu thể hiện sự “lẳng lơ”, “dơ lắm", "không ai làm thế” là cách
đánh giá từ phương diện quan niệm đạo đức phong kiến, “nam nữ thụ thụ bất
thân”, người phụ nữ cần đoan trang, mực thước, không được quyền chù động trong
tình yêu và hôn nhân mà thuận theo sự sắp xếp của cha mẹ. Trong quan niệm
truyền thống, những người như Thị Mầu là nữ lệch, bởi dám “nổi loạn", phá vỡ
những "khuôn vàng thước ngọc” về chuẩn mực “cõng, dung, ngôn, hạnh" mà xã
hội phong kiến mặc nhiên đòi hỏi ở người phụ nữ, dám bất chấp, tung hê tất cà để
sống theo bản năng tự nhiên khỏe khoắn, mạnh mẽ của mình.
- Lời đáp của Thị Mầu thể hiện trực tiếp thái độ của Thị Mầu trước những chê bai,
phê phán đó. Đẹp thì khen, cần gì phải hành động theo "ai đó", "kệ tao", mình
thích thì mình tỏ bày, mình rung động thì mình bộc bạch (đáp trả "Ai lại đi khen
chú tiểu thế, cô Mầu ơi!", "Có ai như mày không?"). "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ" - Thị cứ “lẳng lơ", cú’ đa tình, cứ sóng
sánh đấy, thì đã sao nào (đáp lại “Dơ lắm!”, "Sao lẳng lơ thế"). Thị Mầu dùng
chính lời ăn tiếng nói dân gian để đối đáp lại, bộc lộ suy nghĩ tự nhiên, bản năng
sống chất phác, khoẻ khoắn của mình. Thị Mầu tung hê những thứ khuôn phép đạo
đức “chính chuyên" luôn được "sơn son để thờ" và “tuyên bố" quyền được sống,
quyền được yêu bằng cả phần hồn, phần xác của người phụ nữ. Thị đã bất chấp tất
cả, đầy tự tin, đầy bản lĩnh để làm điều đó.
- Từ phương diện nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật, việc tạo ra sự đối lập
giữa đánh giá của dân gian trong tiếng đế với tỏ bày của Thị Mầu trong tiếng đáp
làm cho bàn năng khát khao sống, khát khao yêu tự nhiên, sự “nổi loạn" của Thị
Mầu càng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, dữ dội hơn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trình bày suy nghĩ cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Quan điểm cá nhân của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn
tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và nêu suy nghĩ cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 4 - 5 HS trình bày đoạn văn hoặc tranh vẽ của mình trước lớp bằng
cách chiếu lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Thị Mầu lên chùa.
+ Soạn bài: Huyện trìa xử án
Ngày soạn: …/…/….
Ngày dạy: …/…/…..
TIẾT…: VĂN BẢN 2. HUYỆN TRÌA XỬ ÁN
(Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc
tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu
truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận
biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo/
tuồng.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản chèo/ tuống đối với quan niệm, cách
nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá
của cá nhân về tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Huyện Trìa xử án.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Huyện Trìa
xử án.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn
bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công
dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học
trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực
hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tên các nhân vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh các con vật và trả lời câu hỏi: Bạn biết gì về
các con vật như nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa,...? Bạn nghĩ thế nào khi tên các
con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về
Huyện Trìa xử án.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản
Huyện Trìa xử án một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan về văn bản Huyện Trìa xử án.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản I. Tìm hiểu chung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
học tập - Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc
tìm hiểu về nghệ thuật tuồng và nhắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và
lại các đặc điểm của tuồng (đề tài, lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ
nhân vật, cốt truyện, tích truyện, lời thuộc bộ máy cai trị ở địa phương
thoại) trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần đọc sản tuồng truyền thống và là vở tuồng
và tìm hiểu ở nhà, hãy giới thiệu về đồ thuộc loại đặc sắc nhất.
vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến và đoạn - Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có
trích Huyện Trìa xử án. một số dị bản, kể khác nhau ở một vài
chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học cuối vở.
tập - Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do
- HS đọc bài, chú ý thức hiện những Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm
yêu cầu của GV. có tất cả ba hồi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức. 2. Đoạn trích Huyện Trìa xử án
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản a. Xuất xứ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc,
học tập Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan
- GV phân vai và yêu cầu HS đọc đề do người biên soạn đặt.
theo nhân vật trong văn bản. Chú ý - Văn bản in trong Tổng tập Văn học
ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với lời thoại Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa
của nhân vật. học xã hội và Nhân văn Quốc gia,
- GV mời HS chia sẻ những nội dung NXB Khoa học xã hội, năm 2000,
tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở trang 534 - 538.
bên phải văn bản. b. Thể loại: Tuồng đồ
- GV yêu cầu HS sau khi đọc, tóm tắt c. Bố cục:
nội dung đoạn trích và chia bố cục - Từ đầu ... bày thiệt nào: Lời thoại
văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học nhân vật huyện Trìa.
tập - Còn lại: Quá trình xử án.
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK,
tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.

Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản


a. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức
của văn bản tuồng Huyện Trìa xử án.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Huyện Trìa xử án.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Huyện Trìa xử án.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lời thoại và mâu II. Đọc hiểu văn bản
thuẫn – xung đột kịch trong văn bản 1. Lời thoại và mâu thuẫn – xung
tuồng đồ đột kịch trong văn bản tuồng đồ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV giao nhiệm vụ học sinh đọc văn - Văn bản sử dụng cả lời nói đối
bản, thảo luận theo cặp và trả lời: thoại, độc thoại và bàng thoại.
a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại,
bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân
khấu.
b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời - Nhân vật Huyện Trìa là nhân vật
nhiều nhất và giải thích lí do. có số lượt lời nhiều nhất (6 lượt lời)
với Đề Hầu, Thị hến, vợ chồng
Trùm Sò; bàng thoại, độc thoại, đối
thoại. Bởi Huyện Trìa là người cầm
cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn
làm ra vẻ công minh vừa muốn tán
tỉnh, lấy lòng Thị hến, lấn át Đề hầu,
dọa dẫm Trùm Sò… Huyện Trìa
nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng
nhà quan có gang, có thép… ngụ
ý của tác giả dân gian muốn lật tẩy
bản chất của y.

= Lời thoại của nhân vật mang đặc


c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời điểm của thơ vần, như trong lời
thoại của nhân vật trong văn bản trên thoại của nhân vật Huyện Trìa:
mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần. Nộ hát tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra
  Hoa nguyệt hôm mai thong thả...
=> Lời thoại gieo vần, ngắt nhịp
2/2/2. Đây là một trong những đặc
điểm của thể loại thơ.

d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân - Từ ngữ trong ngoặc đơn để tăng
vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra tính khẩu ngữ và lời thưa bẩm, làm
và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: rõ lối nịnh trên nạt dưới (thượng đội
ĐỀ HẦU: (-Dạ! thưa bọn quan này) hạ đạp), tư tình với Thị Hến của Đề
... Hầu.
HUYỆN TRÌA:
...
(Em) Phải năng lên hầu gần quan
(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa
...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp, HS thực hiện
nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời HS đại diện các nhóm trình bày
kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và
nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm: HS chỉ ra được các
ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng
thoại của nhân vật tuồng.
a. * Đối thoại:
- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm
trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới
chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.
- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/
Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng,
cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai
đàng của nói có, vọ nói không
- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét
phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề
trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.
* Độc thoại:
- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện
cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú
lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.
* Bàng thoại:
HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/
Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường
ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai
thong thả. * Các mâu thuẫn giữa các nhân vật:
* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ. - Trước phiên tòa, những mâu thuẫn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nảy sinh chồng chéo, liên quan đến
nhiệm vụ vụ bắt giữ, kiện tụng:
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm + Mâu thuẫn giữa trộm Ôc, Lử Ngao
vụ, chốt kiến thức. với vọ chồng Trùm Sò, Lí Hà [1]
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mâu thuẫn trong + Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm
tuồng Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học + Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm
tập
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]
phần b và thực hiện yêu cầu: Đọc tìm - Trong phiên toà, các mau thuẫn cũ
hiểu lại box tri thức bổ trợ về tác phẩm; tiếp tục phát triển:
định vị sự việc diễn ra trong đoạn trích, + Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm
xác định mâu thuẫn xảy ra trước phiên xử Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]
của Huyện Trìa qua đoạn tóm tắt dưói đây + Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm
(tr.l18, SGK): Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]
Trần Ốc, một gà kẻ trộm, nhờ thầy bói Đồng thời nảy sinh thêm các mâu
là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn thuẫn mới:
trộm nhà Trùm Sò - một trọc phú trong + Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề
vùng. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hầu [4]
Hến, một gái goá trẻ đẹp, ma mãnh. + Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ
Trùm Sò báo với lí trưởng (Lí Hà), thuê chồng Trùm Sò [5]
phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian. Một
tên gia đinh của Thị Hến, vì bất bình với - Nguyên nhân làm nảy sinh mâu
cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã thuẫn: Các mâu thuẫn nảy sinh trước
có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc phiên toà xuất phát từ vụ trộm và
lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác.
Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc
Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có được đưa đến cho quan toà (Huyện
ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên Tria) xử lại nảy sinh những mâu
huyện để quan xét xử. thuẫn mới (nhất là mâu thuẫn [4],
[5]). Nguyên nhân là do Đề Hầu và
- HS tiếp nhận nhiệm vụ Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép
nhiệm vụ, xác định các mâu thuẫn trong
truyện. Trùm Sò.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu
cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhân vật Huyện 3. Nhân vật Huyện Trìa
Trìa
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Tính cách của nhân vật Huyện Trìa
tập được thể hiện qua các lời thoại:
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản
phần văn bản và thực hiện yêu cầu:
+ Hoàn thành phiếu học tập với nói dung:
Nhận biết và chỉ ra một số lời bàng thoại,
độc thoại, đối thoại của nhân vật Huyện
Trìa. Từ đó phân tích tính cách nhân vật
qua các lời thoại.
Bàng Độc Đối
thoại thoại thoại

Ví dụ
Tác
dụng

- GV gợi ý HS tìm các chi tiết trong văn


bản, Huyện Trìa tự giới thiệu về mình,
mục đích xử kiện của nhân vật qua lời
xưng danh.
Bàng thoại Độc thoại Đối thoại

Lời tự xưng của “Đã biết mặt lão + Này Thị Hến!/ Việc phải,
nhân vật “Tri huyện Đề hay nói bậy/ không, vốn ta chưa tỏ,/Thấy
Trìa là mỗ… Luật Còn giơ hàm chú đơn cô chút chạnh lòng
không hay thời ta Lại nói cò cưa/ thương/ (Em) Phải năng lên
xử theo trí, Thẳng Lưng cù chầy hầu gán quan (Thời)/ Ai dám
tay một mực ăn hình khéo bơ sờ,/ nói vu oan gieo hoạ.

tiền./ Đơn từ già, Móm xà cáng + Nguyên tang không phải
dụ
trẻ lạ quen/ Nhắm vinh râu ngoe đó,/ Tinh trạng nghiệm là
mắt đánh đòn…” ngoét.” phi./ Ỷ phú gia hống hách,/
Hiếp quả phụ thân cô,/ Cứ
lấy đúng pháp công,/ Tội cá
vợ lẫn chồng,/ (Thôi) Ta thứ
liền ông, liền mụ.
Tác - Lời bàng thoại đã - Lời độc thoại Lời đối thoại thể hiện Huyện
dụn tự họa chân dung bộc lộc tính cách Trìa xử kiện thiên vị, bất
g của Huyện Trìa, hách dịch, đố kị minh với động cơ mờ ám.
một viên quan sâu của Huyền Trìa
mọt với nhiều thói trong quan hệ với
xấu. thuộc cấp (Đề
Hầu).
+ Kết quả của buổi xử án ra sao? Từ lời - Kết quả xử án:
phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than - Thị Hến được tha bổng trong khi
của Trùm Sò, lời tri ân của Thị hến, bạn Trùm Sò không lấy lại được của cải
có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa. đã mất.
- Huyện Trìa xử án dựa vào tham
mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm
Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực
tuân theo phán quyết “Trời cao kêu
chẳng thấu/ Quan lớn dạy phải
vâng”
 Một kết quả không hề có sự công
bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê,
cảm tính, tự ý quyết định.
+ Em hãy nêu nhận định chung về tính - Qua những lời bàng thoại, độc
cách của Huyện Trìa. thoại: Huyện Trìa là viên quan mang
nhiều thói hư tật xấu như háo sắc,
dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập công; đội trên (lo lót quan trên) đạp
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện dưới (mắng nhiếc thuộc cấp); xứ án
nhiệm vụ, xác định các mâu thuẫn trong ăn tiền, bất cần luật lệ,...
truyện. - Qua những lời đối thoại, phán
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và quyết trong phiên toà: Quan huyện
thảo luận Trìa xử kiện bất minh. Vì háo sắc,
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu Huyện Trìa ngang nhiên biến công
cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. đường thành nơi tán tỉnh gái goá,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện xưng hô thớ lợ; xét xử thiên vị, tuỳ
nhiệm vụ tiện, bất minh (không quan tâm đến
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm sự thật ai đúng, ai sai, ai vô tội, ai có
vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. tội,...).
 Màn kịch đã kết hợp và phát huy
tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại,
độc thoại với đối thoại trong tuồng
đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen
tối của nhân vật Huyện Trìa - một
hình tượng biếm hoạ có ý nghĩa phê
phán sâu sắc.
Nhiệm vụ 4: 3. Tiếng cười dân gian qua vở
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tuồng
tập - Qua cách miêu tả sự việc, hành
- GV yêu cầu HS qua đoạn trích, nhận xét động của nhân vật và qua ngôn ngữ
về tình cảm và cảm xúc của tác giả thể kịch có thể thấy tác giả dân gian thể
hiện qua ngôn ngữ kịch trong văn bản. hiện thái độ:
- GV gợi ý HS nhớ lại đặc trưng của kịch. + Phơi bày bộ mặt xấu xa, thối nát
Tất cả đều thể hiện qua ngôn ngữ nhân của những kẻ quan lại tham ô, nhũng
vật gắn với mâu thuẫn, xung đột và cách nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc.
dẫn dắt, giải quyết mâu thuẫn xung đột + Cười cợt, phê phán phán những
trong văn bản. kẻ được coi là “cầm cân nảy mực”
- GV yêu cầu HS xác định các dấu hiệu, như Huyện Trìa, Đề Hầu nhưng xét
manh mối gián tiếp giúp nhận biết tình xử không công bằng.
cảm, cảm xúc đối với sự việc, nhân vật + Cảm thông, thương xót cho thân
của tác giả dân gian qua ngôn ngữ tuồng. phận của những người dân thấp cổ
Được thể hiện qua: cách miêu tả sự việc, bé họng, qua tiếng than của vợ
hành độn của nhân vật với thái độ đồng chồng Trùm Sò.
tình, ngợi ca hay bất đồng, phê phán hoặc
qua đối thoại, độc thoại thể hiện thái độ,
tình cảm, nhận xét của nhân vật khác với
sự việc/ nhân vật.
- GV hướng dẫn HS xác định và nhận xét
tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện
qua ngôn ngữ kịch đối với sự việc, nhân
vật.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện
nhiệm vụ, xác định các mâu thuẫn trong
truyện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu
cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nội dung và nghệ III. Tổng kết
thuật văn bản 1. Nội dung:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa
tập thối nát của những kẻ quan lại, chức
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng
trả lời: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ và đam mê tửu sắc, những góc khuất
thuật văn bản. đen tối, xấu xa của xã hội với những
mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tại chốn cửa quan - nơi mà người ta
- HS đọc lại bài thơ và suy nghĩ để trả lời tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó
câu hỏi. bộc lộ niềm cảm thông, thương xót
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và cho thân phận của những người dân
thảo luận thấp cổ bé họng.
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu 2. Nghệ thuật
cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. - Thể hiện được những đặc trưng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời
nhiệm vụ thoại, cử chỉ, hành động.
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.
vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. - Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Huyện Trìa xử án đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cặp đôi và trả lời câu hỏi:
1. Xác định đề tài và nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản Huyện Trìa xử án. Theo
bạn, tích truyện của vở tuồng được lấy từ đâu? Nêu một vài căn cứ giúp em nhận
biết văn bản Huyện Trìa xử án được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền
miệng.
2. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng
nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1:
- Đề tài: những trò lố ở chốn huyện đường.
- Cảm hứng chủ đạo: phê phán, chế giễu cung cách xử án tuỳ tiện, bất chấp sự
thật của những kẻ đại diện cho chính quyền nông thôn như Huyện Trìa, Đề Hầu.
- Nguồn gốc tích truyện: được xây dựng từ mô-tip truyện kê dân gian, ví dụ:
inô-tip "mắc lỡm" các nhân vật nam háo sắc bị người nữ cài vào tình thế phái chui
xuống gầm giường, chui vào bu nhốt gà, treo lên giả làm cái chuông (khi bị thử
đánh thì kêu lên "Na-mô-boong! "),...
- Phương thức sáng tác, lưu truyền: truyền miệng nên có các dị bản.
Ví dụ bán Nghêu, Sò, Ôc, Hến do Hoàng Trọng Miên giới thiệu, Nhà xuất bản
Đào Tấn, 1967, chì gồm 15 lớp (thiếu đi 4 lớp so với bản hiện dùng trong SGK
Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo), nhân vật "Sư Nghêu" được gọi là "Thầy
Nghêu".

Câu 2: Khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung,
ta cần lưu ý:
- Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản.
- Xác định các nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm đến.
- Xác định được thể loại văn bản.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Huyện Trìa xử án để giải bài tập,
củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS xem video đoạn tuồng Huyện Trìa xử án có thêm cảm nhận về
văn bản đã học
c. Sản phẩm học tập: HS xem và cảm nhận vở tuồng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời: Xem đoạn video sau và nêu cảm nhận của em về các
nhân vật trong đoạn trích: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thị Hến và Trùm Sò.
https://www.youtube.com/watch?v=r27EXJkXwOw&t=52s
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2- 3 HS nêu suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, tuyên dương những HS tích cực phát biểu và tổng kết văn bản:
Vở tuồng Huyện Trìa xử án đã thể hiện cái nhìn châm biếm của tác giả về thói
tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô
lương tâm trong xã hội cũ. Tác giả để cho nhân vật tự giới thiệu, bộc lộ bản chất
của mình thông qua lời thoại, cử chỉ và ngôn ngữ, không cần dùng đến một từ
ngữ phê phán hay bình luận nào. Đây là một cách thể hiện rất khéo léo. Thông
qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp
quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc,
thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu
cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Huyện Trìa xử án.
+ Soạn bài: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Ngày soạn:……./…../……
Ngày dạy:……./…../…..
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
TIẾT…: VĂN BẢN 1. ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI
LƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản đã được hình thành qua bài học trước đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
b. Năng lực riêng biệt
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản. Phát hiện được các giá trị
văn hóa từ văn bản.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học
trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về các loại nhạc cụ truyền thống dân
tộc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Kể tên một số nhạc cụ truyền thống dân tộc mà em biết,
được sử dụng trong nghệ thuât chèo, tuồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản
thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS đã có ý thức tìm hiểu nghệ thuật
truyền thống của dân tộc.
- GV lấy ví dụ trong sân khấu chèo, các nhạc cụ tương đối phong phú. Dàn nhạc
chèo gồm có các nhạc cụ gõ và các nhạc cụ ti, trúc như sau: Nhạc gõ có trống đế,
trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt,
sinh tiền. Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo.
- GV dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về một nhạc cụ được sử dụng
trong nghệ thuật cải lương qua văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải
lương.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một
cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan và huy động trải nghiệm, vốn
sống của HS.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Đọc và tìm hiểu chung
học tập 1. Đọc văn bản
- GV gọi một số HS đọc văn bản. - Xuất xứ: Văn bản được in trong Sân
- Gv gọi một số HS chia sẻ những kết khấu cải lương ở Hồ Chí Minh, NXB
quả đọc theo chỉ dẫn của SK ở bên Tổng hợp - NXB Văn hóa Sài Gòn,
phải văn bản. năm 2007, trang 58-59, theo Nguyễn
- GV yêu cầu HS: Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương.
+ Xác định xuất xứ và bố cục của văn
bản.
- Bố cục:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. + Phần 1: (từ đầu...son, la, si): Lịch sử
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học đàn ghi - ta phím lõm.
tập + Phần 2 (còn lại): Giá trị của đàn ghi
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK, -ta phím lõm.
tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Tổ chức đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của
văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc. Từ đó,
GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận dụng kiến thức về văn học chèo vào thực
tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
văn bản.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm văn bản II. Đọc hiểu văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Đặc điểm văn bản
- GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và thảo - Thông tin cơ bản: Vai trò của
luận theo nhóm: đàn ghi-ta phím lõm trong dàn
+ Vẽ sơ đồ các ý chính của văn bản trên. nhạc cải lương.
Mỗi khía cạnh của thông tin cơ bản trong - Thông tin chi tiết:
bài gắn với những hình ảnh minh họa nào? + Giới thiệu chung về đàn ghi-ta
+ Nêu tác dụng của sơ đồ nhánh đính kèm phím lõm trong dàn nhạc cải
(hình 2) trong bài: lương (hình minh họa 1).
+ Nguồn gốc đàn ghi-ta phím
lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ
Việt Nam. (hình minh họa 2)
+ Ưu thế của đàn ghi-ta phím
lõm: âm độ rộng, âm sắc phong
phú, kì thuật nhấn nhá đa dạng.
+ Một số nghệ sĩ nổi tiếng với
cây đàn ghi-ta phím lõm. (hình
minh họa 3)
+ Thực tế cho thấy đàn ghi-ta
phím lõm ngày càng khẳng định
- Các nhóm thảo luận và trao đổi nội dung. được vai trò quan trọng của mình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trong dàn nhạc cải lương.
- HS đọc lại văn bản và thiết kế sơ đồ, đảm
bảo đầy đủ các ý chính (thông tin cơ bản) và - Văn bản sử dụng các phương
hệ thống ý phụ (thông tin chi tiết/ khía cạnh). tiện phi ngôn ngữ, góp phần làm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và phong phú và sinh động nội dung
thảo luận của văn bản, được thể hiện qua
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp, các hình ảnh, sơ đồ:
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ + Hình ảnh: trực quan và giới
sung. thiệu đến người đọc về nhạc cụ,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm những nghệ sĩ nổi tiếng gắn với
vụ loại nhạc cụ này.
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, + Sơ đồ nhánh:
chốt kiến thức  Ghi lên bảng. Tác dụng: Trực quan và phân loại
hệ thống hoá (từ tổng thể đến chi
tiết). Sơ đồ trên vừa cho thấy
tổng thể các bộ nhạc cụ vừa cho
thấy các nhạc cụ chính trong dàn
nhạc cải lương, cách phân loại,
gọi tên bộ nhạc cụ/ nhạc cụ theo
thứ bậc họp lí.
+ Bậc thứ nhất "Dàn nhạc cái
lương".
+ Bậc thứ hai gồm 4 nhánh tương
ứng với 4 bộ nhạc cụ: "Bộ gõ",
"Bộ gảy", "Bộ kéo", "Bộ thổi"
(tên các bộ được đặt theo cách
thức tạo ra âm thanh).
 mỗi bộ là một tập hợp các
nhạc cụ có chức năng, đặc điểm
gần gũi; mức độ phong phú của
nhạc cụ trong các bộ có thể khác
nhau.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung văn bản 2. Tầm quan trọng của ghi-ta
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập phím lõm
- GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và trả - Đàn ghi-ta phím lõm là nhạc cụ
lời câu hỏi: Dựa vào văn bản, hãy thuyết chính, giữ song loan và “bao sân”
trình giới thiệu về cây đàn ghi-ta phím lõm cho cả dàn nhạc cải lương.
với các thông tin: - Lịch sự hình thành:
+ Đàn ghi-ta phím lõm sử dụng trong nghệ + Đàn ghi-ta có lịch sử lâu đời
thuật truyền thống nào? với nhiều thiết kế khác nhau,
+ Nguồn gốc nhưng đã được người Tây Ban
+ Ưu thế của đàn ghi ta. Nha cải tiến lại để có hình dáng
+ Vai trò của đàn ghi-ta trong dàn nhạc cải và cấu trúc như ngày nay.
lương. + Người Việt Nam biết đến đàn
ghi-ta đầu thế kỉ XX. Cảm nhận
- Các nhóm thảo luận và trao đổi nội dung. được âm vực rộng và âm sắc
phong phú của cây ghi-ta, các
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập nghệ nhân Việt Nam đã khai thác
- HS đọc lại văn bản và thiết kế sơ đồ, đảm và cải tiến cây đàn, khoét lõm các
bảo đầy đủ các ý chính (thông tin cơ bản) và cung đàn trên cần để tạo nên hiệu
hệ thống ý phụ (thông tin chi tiết/ khía cạnh). ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và với thang âm của âm nhạc Việt.
thảo luận  Trở thành cây ghi-ta phím
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp, lõm, nghĩa là cây ghi-ta Việt
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ Nam đã xướng lên bằng ngôn
sung. ngữ âm nhạc Việt (hò, sự, xang,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm xê, cống)
vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, - Ưu thế: đảm bảo được âm độ
chốt kiến thức  Ghi lên bảng. rộng, từ thấp, trung đến cao, âm
sắc phong phú, phím cung sâu
nhấn nhá rất đa dạng. Ớ loại hơi
và thể điệu nào, đàn cũng thể
hiện một cách xuất sắc, điều này
không phải nhạc cụ nào cũng làm
được.  Từ khi được Việt Nam
hóa đến nay, cây ghi-ta phím lõm
vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt,
trở thành nhạc cụ trụ cột không
thể thay thế của dàn nhac tài tử
và cải lương.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nghệ thuật và nội III. Tổng kết
dung ý nghĩa. 1. Nội dung – ý nghĩa
- Văn bản cung cấp cho người
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập đọc những thông tin về đàn ghi ta
- GV yêu cầu HS: phím lõm lịch sử ra đời, quá trình
+ Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nội dung du nhập và Việt Nam, âm điệu
của văn bản. với nhiều sắc thái. Đồng thời
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. khẳng định tầm quan trọng của
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đàn ghi-ta phím lõm trong dàn
- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học. nhạc và sự đón nhận của dàn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và nhạc cải lương đối với đàn ghi-ta
thảo luận phím lõm.
- GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu 2. Nghệ thuật
cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. - Văn bản sử dụng ngôn từ rõ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm ràng, rành mạch, khách quan, phù
vụ hợp với văn bản thông tin.
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, - Bố cục hợp lý, cung cấp thông
chốt kiến thức  Ghi lên bảng. tin một cách khách quan.
- GV bổ sung: Phương thức miêu tả và tự sự - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa
có tác dụng cụ thẻ hóa thông tin được thuyết thuyết minh và miêu tả, tự sự,
minh ở văn bản này, ở đây là cụ thể hóa, chi tăng tính hiệu quả của việc thể
tiết hóa, làm rõ điểm đặc sắc riêng có của lễ hiện thông tin.
hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận,
đồng thời, giúp việc trình bày thông tin, nhất
là thông tin về văn hóa, lễ hội trở nên sinh
động hơn, không khô khan.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời đúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm qua trò chơi “Ai nhanh hơn”
Câu 1. Thông tin nào sau đây không có trong văn bản?
A. Nguồn gốc đàn ghi-ta phím lõm.
B. Vai trò của đàn ghi-ta phím lõm.
C. Ưu thế của đàn ghi-ta phím lõm.
D. Nhược điểm của đàn ghi-ta phím lõm.
Câu 2. Cây đàn ghi ta có hình dáng cấu trúc như này nay nhờ vào sự cải tiến
của đất nước nào?
A. Bồ Đào Nha
B. Bra-xin
C. Tây Ban Nha
D. Đức
Câu 3. Người Việt Nam biết đến cây đàn ghi-ta từ bao giờ?
A. Đầu thế kỉ XX
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XVIII
D. Cuối thế kỉ XX
Câu 4. Danh cầm nào sau đây không phải giọng ca vàng cải lương Sài Gòn?
A. Văn Vĩ
B. Quách Thị Hồ
C. Út Trà Ôn
D. Bảy Dư
Câu 5. Trươc năm 1975, nhạc cụ nào là nhạc cụ chính và giữ song loan trong
dàn nhạc cải lương?
A. Đàn kìm
B. Đàn bầu
C. Đàn nhị
C. Đàn ghi-ta
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D C A B A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Tìm hiểu về các bộ môn nghệ thuật truyền thống có tiếp nhận
những yếu tố hiện đại từ nước ngoài.
c. Sản phẩm học tập: Hiểu biết của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào
ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ
thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này ?
- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2-3 HS trình bày đoạn văn hoặc tranh vẽ của mình trước lớp bằng
cách chiếu lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp.
- Gv giới thiệu về đờn ca tài tử.

+ Đó là đờn ca tài tử (đàn ca tài tử).


+ Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc
gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này,
có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây Ghi-ta phím lõm.
+ Sự tiếp nhận ấy rất cần thiết và bổ ích trong nền nghệ thuật Việt Nam. Việc
tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ những yếu tố hiện đại của nước ngoài dựa trên nền
tảng nghệ thuật cổ truyền vừa giúp giữ được những nét đẹp truyền thống, vừa có
chút sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn người nghe.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt
Ngày soạn:…../…../……
Ngày dạy:…../…../…..
TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sỗ liệu,
biểu đồ, sơ đổ,..
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Nhận diện, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ
đồ trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc biểu đạt nội dung văn bàn.
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã
học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những
yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ
đồ,... góp phần chuyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện
thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin
tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
- Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu
cầu:
+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận
điểm của bài viết.
+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý
nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta
cùng thực hành Tiếng Việt về tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ như
hình ảnh, biểu đồ trong các văn bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
b. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta
phím lõm trong dàn nhạc cải lương và thực hiện yêu cầu:
a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc
cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?
b. Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của
phần chú thích ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản
chính,...
- GV gợi ý: Đối chiếu các hình minh hoạ trong bài với các đoạn thuyết minh
bằng lòi trong VB và đưa ra câu trá lời về tác dụng minh hoạ gợi mở của các hình
ảnh được sử dụng trong VB Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời:
a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn
nhạc cải lương giúp người đọc hiểu thêm về lời thuyết mình, hình dạng cây đàn ra
sao; sự khác nhau giữa cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta lõm; nó được sử
dụng rộng rãi trong môi trường nào; dàn nhạc cải lương bao gồm những nhạc cụ
nào.
b. Cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đi kèm:
- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.
- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.
- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng
hơn.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi
dùng từ không  hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho
đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 2.
- Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các dạng biểu đồ và cho biết có
thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác được
không? Vì sao?
- GV hướng dẫn: thử đưa ra một số khả năng thay thế(ví dụ thay biểu đồ tròn
(hình 3) bằng biểu đồ đường (hình 2) hay biểu đồ cột (hình 1) được không? Có phù
hợp với khả năng biểu hiện của biểu đồ không?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời
Bài tập 2:
- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%).
Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối
tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so
sánh tương quan về độ lơn giữa các đại lượng.
- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình
1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành
phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng

như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng
biểu đồ cột để mô tả các số liệu về tỉ lệ giới tính trong biểu đồ tròn (hình 3) như
sau:

- Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đuờng (hình 2) thường có thể thay thế
cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so
sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của
nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ đường sẽ phù hợp hơn.
Kết luận: Mỗi dạng biểu đồ thường có chức năng, ưu thế riêng trong việc
truyền tài thông tin, minh hoạ thông tin. Người viết VB thông tin thường phải cân
nhắc rất kĩ khi thiết kế biểu đồ mô tả các số liệu. Trong trường hợp cần và có thể
thay thế thì phải cân nhắc kĩ và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sưu tầm một văn bản thông tin có sử dụng
biểu đồ và nêu tác dụng của biểu đồ đó. GV đưa ra ví dụ:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tập hợp dẫn chứng là các bài báo đã sưu tầm được và trình chiếu trên máy
chiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS trình bày dẫn chứng tìm được
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết bài văn.
c. Sản phẩm học tập: Văn bản HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hành: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến
của bạn về việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật, một nhạc cụ, một kiểu trang
phục,... truyền thống của dân tộc, trong đó có sử dụng các phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ.
- GV hướng dẫn HS:
+ Xác định đề tài, tìm ý tưởng cho đoạn văn; phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
nên sủ dụng (ảnh minh hoạ, sơ đồ, biểu đồ,..).
+ Phác nhanh một bố cục: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
+ Viết nhanh theo bố cục.
+ Xem lại và chỉnh sửa nhanh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và lựa chọn đề tài thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày bài tập trước lớp.
- GV đưa đoạn văn mẫu gợi ý:
Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời
hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó,
nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành
nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối
nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa
rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.

Hình ảnh múa rối nước ở Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
     Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối
nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho
loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn
loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức
năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ
gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy
Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi
đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai
đoạn hiện nay.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1.
+ Soạn bài: Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI.
Chọn văn bản chèo: XÃ TRƯỞNG – MẸ ĐỐP
(Trích Quan Âm Thị Kính)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề
tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết
thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận
biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xã trưởng -
Mẹ Đốp;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn
bản khác có cùng thể loại.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Xã trưởng -
Mẹ Đốp.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, ngoài
nhân vật Thị Mầu và Kính Tâm, em còn biết nhân vật nào nữa ? Em có đoán ra
nhân vật nào trong ảnh không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV dẫn vào bài học mới: Bên cạnh nhân vật Thị Mầu và Thị Kính trong vở
chèo, người đọc còn vô cùng thích thú với các nhân vật thể hiện cái nhìn của xã
hội với sự việc của Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng. Bài học hôm nay các
em cùng tìm hiểu trích đoạn Xã trưởng - Mẹ Đốp.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
tác giả, tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Xã
trưởng - Mẹ Đốp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung
học tập 1. Xuất xứ văn bản
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong - Đoạn trích được trích từ vở chèo
SGK và dựa vào hiểu biết cá nhân Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay
hãy giới thiệu trích đoạn Xã trưởng quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng
- Mẹ Đốp. (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của
người mõ làng) về việc đi rao mõ,
thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu
mang thai khi chưa có chồng.
- Văn bản được in trong Kịch bản chèo,
quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.2.
2.
- GV yêu cầu các nhóm phân vai và
thực hành đọc. Đại diện một nhóm 2. Đọc văn bản
lên đóng vai và diễn lại nội dung văn
bản. - Thể loại: chèo
- GV yêu cầu HS xác định thể loại - Bố cục: 2 phần:
và bố cục văn bản. + Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ xã trưởng
học tập + Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ
- HS đọc thông tin trong SGK để
nắm được nguồn dẫn của VB. Đốp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài Xã trưởng - Mẹ Đốp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: II. Tìm hiểu chi tiết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nhân vật Xã trưởng
tập - Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thường những người thấp kém hơn
hoàn thảnh phiếu học tập tìm hiểu về mình:
nhân vật Xã trưởng và Mẹ Đốp: + Đi rao mõ
Nội dung: Liệt kê theo bảng những từ "Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc
ngữ hình ảnh trong lời thoại của hai nhân cái gì?"
vật khi họ nói về công việc thường ngày Tại dân vi tổng lí.
của mình và của người còn lại. Từ đó hãy - Xã trưởng là người kênh kiệu, tự
nhận xét về thái độ và quan điểm của hai hào mà nói mình được chọn làm lí
nhân vật. trưởng là do người dân đều đồng ý
Nói về xã Nói về mẹ Đốp chọn, coi mình như là vua ở đây,
trưởng và chồng thể hiện qua các câu thoại:
Xã Quốc pháp hữu công cầu.
trưởn Ơn dân xã thuận bầu.
g Tôi đứng đầu hàng xã.
Mẹ
Đốp
2. Nhân vật Mẹ Đốp
- Mẹ Đốp là người thích đả kích,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập châm chọc chức xã trưởng, thể hiện
- HS thảo luận theo cặp để hoàn thành qua các câu thoại sau:
bảng thông tin. - Mộc đạc vang lừng hòa cả xã
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi
thảo luận - Bất phận danh nhi tài túc
- GV mời đại diện các nhóm phát biểu Vô chế lệnh nhi dân tòng.
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện Một mình một chiếu thảnh thơi
nhiệm vụ học tập ngồi.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi
nghề của mình cũng được trân
trọng, cũng được dân bầu: Các cụ
chửa được ngồi, Thầy sai con đi
rao mõ.
- Nói về chồng luôn dùng những từ
thẳng thắn để nói về những gì
chồng đạt được: Bố cháu cắp tráp
theo hầu cụ Bá lên tỉnh.

  Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng


Xã trưởng - Tại dân vi tổng lí - Đi rao mõ.
Quốc pháp hữu công cầu - Làm cái thứ mõ thì bằng với
Ơn dân xã thuận bầu sắc cái gì?
Tôi đứng đầu hàng xã
Mẹ Đốp - Các cụ chửa được ngồi. - Mộc đạc vang lừng
- Thầy sai con đi rao mõ. Kim thanh dóng dả.
- Bất phận danh nhi tài túc
Vô chế lệnh nhi dân tòng.
- Muôn việc sửa sang quyền
cắt đặt
Một mình một chiếu thảnh
thơi ngồi.
- Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi
Một xã cử bầu chẳng phải
chơi
Mộc đạc vang lừng hòa cả xã.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tiếng cười của 2. Tiếng cười của dân gian
dân gian - Yếu tố hài hước được tạo nên từ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học những thủ pháp nghệ thuật:
tập + Ngôn từ giản dị, đậm chất miền
- GV đặt tiếp câu hỏi: quê, gần gũi với nhân dân lao động:
+ Yếu tố hài hước được tạo nên từ những đốp chát, bố cháu, chửa, Đốp với
thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn
viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử chát cái gì.
dụng cử chỉ, hành động như thế nào? + Những câu nói hóm hỉnh: “Con
+ Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong còn hiếm lắm ạ! Mới được có mười
các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? cháu thôi ạ,”
Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói
riêng và kiểu nhân vật này nói chung - Nhân vật Mẹ Đốp thuộc kiểu hề -
trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nhân vật hài hước, gây cười – đại
nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị)
lí dân gian? luôn luôn tìm cách đả kích, châm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm
suy nghĩ để trả lời câu hỏi. hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và khoái, hể hả qua những việc làm
thảo luận ngu dốt, vô nhân đạo của chúng
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, diễn ra hàng ngày.
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện riêng và kiểu nhân vật này nói
nhiệm vụ học tập chung trong kịch bản chèo có tác
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. dụng hình tượng hóa các quan
điểm, triết lí dân gian giúp việc
truyền tải dễ dàng hơn, dễ hiểu
hơn.
Nhiệm vụ 3: III. Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nội dung
tập - Văn bản cho thấy sự phê phán đối
- GV đặt câu hỏi cho HS: Tổng kết nội với những tầng lớp chức dịch như
dung, nghệ thuật văn bản. Em rút ra xã trưởng nhưng lại có tính trêu
những điều gì cần lưu ý khi đọc một văn ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc
bản thơ? và khinh người, tự cao và không có
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đạo đức. Đồng thời, thể hiện xã hội
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo
suy nghĩ để trả lời câu hỏi. điều, quy định khắt khe qua hình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và phạt gõ mõ đối với Thị Mầu.
thảo luận 2. Nghệ thuật
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, - Giọng điệu hài hước, châm biếm,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. mỉa mai.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Thể hiện đặc trưng của sân khấu
nhiệm vụ học tập chèo ở hình tượng nhân vật, ngôn
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. từ, giọng điệu. lời thoại.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp đã học.
b. Nội dung: GV cho HS xem đoạn video vở chèo “Lý trưởng mẹ mõ” và nêu
cảm nhận của em về hai nhân vật này.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu cảm nhận của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời HS xem đoạn video:
https://www.youtube.com/watch?v=wzwE7Hfwu8Q
- GV đặt câu hỏi: Em có cảm nhận gì thái độ, quan điểm của hai nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, viết suy nghĩ của mình về hai nhân vật.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS hoàn thành và trình bày ý kiến của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời, theo suy nghĩ cá nhân.
- GV tổng kết kết bài học: Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính,
nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ.
Qua lời thoại, giọng điệu, hai nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: nếu Xã
trưởng là người kênh kiệu, coi thường người thấp kém hơn mình thì mẹ Đốp là
nhân vật tạo nên yếu tố hài hước cho vở chèo qua lời nói châm chọc, đả kích xã
trưởng. Đoạn trích cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như
xã trưởng nhưng lại có tính treo ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh
người đồng thời thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy
định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Mầu.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Xã trưởng - Mẹ Đốp để tìm hiểu
các văn bản khác cùng chủ đề.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS vẽ tranh hoặc dựng hoạt cảnh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy
cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- GV có thể đưa ra tranh minh họa và hướng dẫn HS dựa vào đoạn trích Thị Mầu
lên chùa hoặc Xã trưởng – Mẹ Đốp làm đề tài để vẽ tranh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Ngày soạn: …/…/….
Ngày dạy: …/…/…..
TIẾT…: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
Chọn văn bản tuồng. HUYỆN TRÌA, ĐỀ HẦU, THẦY NGHÊU MẮC LỠM THỊ
HẾN
(Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được một số đặc điểm của tuồng dân gian thể hiện qua đoạn trích trên
các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu,
thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Huyện Trìa,
Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn
bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công
dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học
trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực
hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tiếng cười trong cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS: Em nghĩ gì về “tiếng
cười” trong cuộc sống? Hãy lắng nghe bài hát Nụ cười(nhạc Nga) để cảm
nhận ý nghĩa của nụ cười.
https://www.youtube.com/watch?v=lX8Sn9pAFLo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiếng cười là bạn đường tháng
năm không thể nào xoá nhoà . Tiếng cười không chỉ là người bạn của ỗii cá nhân,
không chỉ là bạn đường của thời niên thiếu. Tiếng cười còn là bạn đường của con
người nói chung trong suốt cuộc đời. Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về trích đoạn
tuồng hài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến sẽ mang đến cho
chúng ta tiếng cười nhẹ nhàng, châm biếm.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản
Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến một cách hiệu quả.
b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan về văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu,
thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nghệ thuật II. Tìm hiểu chung
tuồng 1. Tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Văn bản trích trong vở tuồng Nghêu,
học tập Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh
- GV gọi một số HS nhắc lại đặc điểm lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.
của nghệ thuật tuồng đã học. - Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng
- GV hướng dẫn HS một số lưu ý khi đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc
học văn bản tuồng. nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy
bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ
máy cai trị ở địa phương trong xã hội
xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất
trong di sản tuồng truyền thống và là
vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.
- Nội dung: Thị Hến đã hẹn Nghêu tối
đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện
Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến
dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ
- GV gọi 1-2 HS trình bày phần diện và bị một phen bẽ mặt.
chuẩn bị ở nhà tìm hiểu về xuất xứ,
nội dung văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc bài, chú ý thực hiện những
yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.

3. Đọc văn bản


Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản - Thể loại: Tuồng hài
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, có thể
phân vai đọc theo nhân vật trong văn
bản.
- GV mời HS chia sẻ những nội dung
tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở
bên phải văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc thông tin tác giả trong SGK,
tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- GV bổ sung kiến thức về tuồng hài:
Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt,
lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực
xã hội, có cốt truyện phong phú, gần
gũi với cuộc sống của người bình dân
xưa.

Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản


a. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức
của văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc
(hình dung, phán đoán, liên hệ). Từ đó, GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận
dụng kết nối kiến thức trong văn bản văn học với thực tiễn đời sống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về
bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên
quan đến bài học Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bối cảnh đoạn II. Đọc hiểu văn bản
trích 1. Đặc điểm của tuồng thể hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học qua văn bản
tập - Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc
- GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, sống đời thường. Ở đây chính là
yêu cầu HS trả lời: Nêu các đặc điểm của việc ba nhân vật Huyện Trìa, Đề
tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc
Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị để rồi phải tự gánh hậu.
Hến. - Nhân vật: Các nhân vật chính
- GV gợi ý HS: chú ý các đặc điểm về đề thường có danh xưng nghề nghiệp
tài, nhân vật, lời thoại của nhân vật. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Tính cách nhân vật không thay đổi
- HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện xuyên suốt cả đoạn tuồng
nhiệm vụ học tập. + Lời thoại: Có cả đối thoại, độc
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thoại, bàng thoại.
thảo luận
- GV mời HS đại diện các nhóm trình bày
kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và
nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bối cảnh đoạn 2. Bối cảnh đoạn trích
trích - Thời gian: Buổi tối, trời tối tăm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Không gian: ở nhà Thị Hến
tập - Hoàn cảnh câu chuyện: Nghêu
- GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và
yêu cầu HS trả lời: bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu.
+ Xác định bối cảnh (không gian, thời Trong lúc cả hai đang mặn nồng
gian) và nhận vật tham gia câu chuyện thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo
trong đoạn trích Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu chui xuống phản để trốn
Nghêu mắc lỡm Thị Hến trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng
lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện
- HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện tu phá giới. Đang lúc đó, Huyện
nhiệm vụ học tập. Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa
thảo luận vào, bày tỏ tình cảm của mình với
- GV mời HS đại diện các nhóm trình bày Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui
kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba
nhận xét. người nhìn nhau vừa giận, vừa
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện xấu hổ mà bỏ về.
nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
chốt kiến thức.

2. Yếu tố tạo nên tiếng cười


Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu yếu tố tạo nên - Tình huống tạo ra tiếng cười
tiếng cười trong đoạn trích: bất ngờ, giàu
kịch tính, khiến các đối tượng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học đáng cười tự “vạch áo cho người
tập xem lưng”.
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và
trả lời: - Tiếng cười trong đoạn trích được
+ Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười thể hiện qua ngôn ngữ, hành động
trong đoạn trích: tình huống kịch. của các nhân vật
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn - Ngôn ngữ đậm sắc thái trào
thành vào bảng: phúng trong lời nói của các nhân
Nhân vật Ngôn ngữ, hành động tạo vật.
nên tiếng cười  Ngôn ngữ và hành động đã
Nghêu giúp người đọc hình dung ra hình
Đều Hầu ảnh, bộ điệu của các nhân vật, cho
Huyện Tria thấy nỗi sợ hãi, cuống quýt, tức
cười khi việc làm xấu bị “lột mặt
nạ", tạo ra sự đối lập giữa tình thế
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số trước và sau khi bị phát giác.
chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Huyện  Tác giả đã rất thành công
Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị trong việc dùng ngôn ngữ, hành
Hến. động để tại nên tiếng cười.
- Các chỉ dẫn sân khấu đều được
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số để trong ngoặc đơn của văn bản
tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có tuồng:
trong văn bản.. - Các chỉ dẫn sân khấu in nghiêng,
được trình bày trước lời thoại của
nhân vật  người đọc biết diễn
biến của các sự việc, chi tiết trong
văn bản tuồng, giúp hình dung ra
bối cảnh, sự xuất hiện của các
nhân vật, hành động của nhân vật
trên sân khấu tuồng.
- Các chỉ dẫn được đưa vào ngoặc
đơn, không in nghiêng, trong lời
của nhân vật  Người đọc biết đó
là những tiếng đưa đẩy, tiếng đế
thêm của nhân vật, dùng để lưu ý
diễn viên lên giọng hoặc xuống
giọng khi diễn. Do đó, giúp người
đọc hình dung rõ hơn giọng điệu,
cử chỉ, nét mặt… của nhân vật
trên sân khấu.
+ Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể
hiện thái độ như thế nào đối với các nhân 3. Đặc điểm các nhân vật
vật - Tác giả dân gian đã thể hiện thái
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập độ đồng tình với nhân vật Thị
- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện nhiệm Hến, phê phán thói “tham của lạ"
vụ. của Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận - Thị Hến là người phụ nữ khôn
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả khéo, sắc sảo, thông minh, khiến
lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. cho những kẻ sa đọa, hám của lạ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện bị mắc mưu cứ thế mà tự vạch tội,
nhiệm vụ tố cáo nhau, tự “hạ màn” kẻ nào
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, về nhà nấy, vừa làm cho những kẻ
chốt kiến thức  Ghi lên bảng. nhòm ngó, ve vãn, gây khó dễ với
- GV giải thích bổ sung: mình bị một phen bẽ mặt, hết
Bị Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria cùng "ham “làm bậy”, vừa giữ đươc “tiết
của lạ” ve vãn, Thị Hến đã sắp đặt một cuộc hạnh một niềm cho toại",...
"hội ngộ" tại nhà mình, biến nơi đây trở
thành một “phiên tòa" để các nhân vật tự  Nhận xét:
vạch tội và xử án nhau trước sự chứng kiến - Thể hiện thái độ phê phán, châm
của Thị Hến. Cuối cùng, cả Nghêu, Đề Hầu, biếm với các nhân vật qua các
Huyện Tria đều rơi vào tình thế “Mắc cỡ hành động, ngôn ngữ.
lêu lêu / Lêu lêu mắc cỡ”, vội vàng “Thầy - Tác giả phơi bày cho ta thấy
tu khá lui về cho khỏi / Để lại mau cõng mỗ những thói hư tật xấu, bộ mặt
về nhà / Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề / Giữ tham lam giả dối, hèn nhát với
dạ đừng tham của lạ". Còn Thị Hến vui những dục vọng tầm thường của
mừng trong tiếng cười hả hê “Tâm khoái tầng lớp cường hào ác bá phong
dã! Tâm khoái dã! / Kế hoan nhiên! Kế kiến.
hoan nhiên!” vì đã dẹp được “thầy tu tới
ngõ nói điên", quan huyện “đến nhà làm => Tất cả đã được tác giả dân
bậy", giữ được "tiết hạnh một niềm cho gian khắc họa đầy đủ diện mạo
toại”, đồng thời, làm cho những kẻ đáng bức tranh làng quê phong kiến
phê phán bị một phen bẽ mặt. Tình huống buổi suy tàn.
diễn ra như một màn kịch, mỗi lúc một giàu
kịch tinh dưới tài “đạo diễn" khôn khéo của
Thị Hến.

Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các
nhân vật:
Nhân vật Ngôn ngữ, hành động tạo nên tiếng cười
+ Sự vội vã "đi hầu bổ ngửa" của Nghêu, "chạy ướt hầu bổ sấp"
của Huyện Tria trong lúc "đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi".
+ Sự cuống quýt tìm chỗ trốn của Nghêu khi nghe tiếng Đề Hầu
gõ cửa "(Thím ơi! Thím!) / Trốn chỗ nào khác chì cho min /
(Chớ) Ra cửa cỏ thầy Đề đứng đó"; của Đề Hầu khi nghe tiếng
Huyện Tria tới: "(Chui chao!) / Văn ngôn sắc biến! Sắc biến! /
Nghêu Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!”.
+ Hành động Nghêu từ gầm giường bò ra và ngôn ngữ vui mừng
rối rít vì thoát tội “trảm quyết”: "Tâm khoái lạc! Tâm khoái
lạc! / Thiện xử phân! Thiện xử phân!", "Chơn vi phụ mẫu chi
dân! / (Chứ thầy Đề) / Chị thị dâm ô chi loại!" và tố cáo thầy Đề
đang trốn trong thúng mơ "nói mới ức chớ", rồi “kết tội”: “Còn
thầy Lại phạm gian / Thật ắt là tội chết!".
+ Hành động Đề Hầu "lồm cồm bò ra" đổ lỗi cho Thị Hến và
Nghêu và lời mỉa mai cho sự Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu
Đều Hầu
mắc lỡm Thị Hến của cả Đề Hầu và Huyện Tria: “Trong nha
môn cả Huyện đến Đề / Còn tạo lệ không mời luôn thẻ!”.

Huyện + Hành động “giải quyết tình thế” “quái gờ" trong lời phán của
Huyện Tria: “Đề lại cõng mỗ về nhà / Dằn lòng thôi chớ ngứa
Tria
nghề / Giữ dạ đừng ham của lạ”.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nội dung và nghệ III. Tổng kết
thuật văn bản 1. Nội dung:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học - Văn bản đem đến một tình
tập huống gây cười khi cả ba kẻ mê
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và
trả lời: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ được một phen bẽ mặt, xấu hổ,
thuật văn bản. nhục nhã. Đồng thời, phê phán,
châm biếm và mỉa mai những kẻ
- GV đặt câu hỏi: Đoạn trích phản ánh và mê sắc, xử kiện không công bằng,
ca ngợi điều gì? Điều ấy còn có ý nghĩa với bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng
cuộc sống hôm nay không? Vì sao? lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Nghệ thuật
- HS đọc lại bài thơ và suy nghĩ để trả lời - Nghệ thuật xây dựng tuyến
câu hỏi. nhân vật với những tính cách đa
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và dạng thể hiện được mọi góc nhìn
thảo luận về xã hội đương thời.
- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả - Tình huống tuồng đắt giá giúp
lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. các nhân vật bộc lộ hết bản chất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ
nhiệm vụ hiểu
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, - Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn
chốt kiến thức  Ghi lên bảng. chất trào phúng, hóm hỉnh.
- GV tổng kết: Tiếng cười ở đoạn trích
Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm
Thị Hến vẫn mang đậm ý nghĩa trong cuộc
sống ngày nay. Đó là tiếng cười trước một
nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian của
dân tộc. Một vở tuồng mang hơi thở của
sự cổ kính, xa xưa, khiến người nghe
không chỉ cười sảng khoái mà còn mang
trong mình những suy nghĩ về một thời kì
trong xã hội phong kiến thối nát khi con
người trở nên ngày càng sa đọa, đồi bại.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu
mắc lỡm Thị Hến đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
Câu 1. Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa,
Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến, SGK Ngữ văn 10 tập 1
Câu 2. Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí
tưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu,
Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị
bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và thảo luận, tìm câu trả lời/
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3-4 HS trả lời, cả lớp lắng nghe và bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1.
Giới nghiên cứu nói chung quan niệm tuồng đồ là loại tuồng hài (tuồng gây cười),
được xây dựng trên cảm hứng hài kịch, thiên về châm biếm, đả kích, không bị
ràng buộc vào những điển luật nghiêm ngặt:
+ Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc 3 nhân vật
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả.
+ Nhân vật : Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa,
Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn
tuồng.
+ Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Câu 2. Có thể thấy đặc điểm của tuồng đồ chính là phương thức truyền miệng.
Mỗi vở tuồng lại được truyền miệng, tạo ra nhiều dị bản khác nhau, có thể thay
đổi hoặc thêm thắt nhân vật nhưng nội dung cốt lõi vẫn được bảo toàn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu
mắc lỡm Thị Hến để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Vẽ tranh dựa theo cảm hứng từ vở tuồng.
c. Sản phẩm học tập: Tranh vẽ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời: Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ
vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.
- Gv gợi ý HS có thể dựa vào đoạn trích Huyện Trìa xử án hoặc Huyện Trìa, Đề
Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến để lấy ý tưởng vẽ tranh.
- GV đưa tranh minh họa:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2- 3 HS trình bày đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS đã hoàn thành tranh vẽ.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
+ Soạn bài: Viết bản nội quy nơi công cộng.
Ngày soạn:……./…../……
Ngày dạy:……./…../…..
VIẾT
TIẾT…: VIẾT BẢN NỘI QUY NƠI CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được bản nội quy nơi công cộng.
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập Viết bản
nội quy, hướng dẫn nơi công cộng, viết bản hướng dẫn nơi công cộng.
- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung
quanh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Em có thường đọc những bản nội quy ở trường học
hay khi đi tham quan trong các viện bảo tàng không? Theo em, mục đích của
chúng để làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV gợi ý các tiêu chí: cần kể đúng sự thật, ngắn gọn, kể có trọng tâm và các
chi tiết chính….
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, mỗi người
thường có những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen; có
những quan niệm (cách hiểu, nhận thức,...) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi. Có
nhiều thói quen tốt, quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, cũng có
những thói quen xấu, quan niệm lạc hậu cần phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra
tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng. Ví dụ: thói quen vứt
rác bừa bãi, lãng phí thời gian, ỷ lại người khác, lạm dụng thuốc kháng sinh,...
hoặc các quan niệm không chơi với những bạn học kém hơn mình, có tiền là có tất
cả,... Trong các trường hợp đó, chúng ta cần thuyết phục người có thói quen chưa
tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy.Bài học hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu về yêu cầu và cách Viết bản nội quy nơi công cộng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bảng nội quy nơi công cộng
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bản nội quy nơi công cộng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bảng nội quy nơi công
cộng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Yêu cầu đối với viết bản nội
tập quy nơi công cộng
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Tri - Khái niệm: Bản nội quy ở nơi
thức về kiểu bài trong SGK (trang 140) công cộng là một dạng văn bản
- GV đặt câu hỏi: thông tin, do cơ quan quản lí địa
+ Bản nội quy, hướng dẫn nơi công điểm công cộng ban hành, trong đó
cộng là gì? trình bày những quy định, quy tắc
+ Nêu những yêu cầu đối với kiểu này. xử sự mà mọi người cần tuân thủ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc
tập địa điểm công cộng nào đó, nhằm
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và đảm bảo trật tự và an ninh cho cộng
hoàn thành yêu cầu. đồng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và - Yêu cầu đối với kiểu bài:
thảo luận hoạt động và thảo luận  Trình bày đầy đủ các quy định,
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả quy tắc cần tuân thù.
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận  Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa
xét, góp ý, bổ sung. điểm công cộng.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện  Mỗi quy định, quy tắc trong bản
nhiệm vụ học tập nội quy phải được diễn đạt
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức thành một câu hay một đoạn và
 Ghi lên bảng. được đánh dấu bằng kí hiệu
(chữ số hoặc kí hiệu khác) phù
hợp.
 Bố cục gồm các phần: phấn đâu,
phần chính (các quy định), phần
cuối (xem ngữ liệu tham khảo).

Hoạt động 2: Đọc nội quy tham khảo


a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bản nội quy nơi công cộng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích được ngữ liệu tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 2. Bài viết tham khảo
vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu
tham khảo Nội quy công viên 1. Phần đầu, phần chính và phần cuối trong
Đặng Thùy Trâm trang 140/SGK. ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy nơi
Đối chiếu ngữ liệu tham khảo với công cộng. Phần đầu phần chính đầy đủ đề
tri thức về kiểu bài “Viết bản nội điểm, những quy định. Phần cuối đưa ra
quy ở nơi công cộng” và cho biết: được thông tin của công ty phụ trách cũng
1. Phần đầu, phần chính và phần như số điện thoại liên hệ.
cuối trong ngữ liệu tham khảo đã
đáp ứng được yêu cầu đối với
kiểu bài Viết bản nội quy ở nơi 2. Các quy định đã được sắp xếp hợp lý, từ
công cộng chưa? thời gian mở cửa, đóng cửa đến những nội
2. Các quy định trong phần chính quy trong công viên và cuối cùng là cách
của bảng nội quy đã được người thức liên hệ khi có việc cần giúp đỡ.
viết sắp xếp hợp lí chưa?
3. Cách trình bày có nổi bật, gây 3. Bảng nội quy đã sử dụng tông màu khá
chú ý không? chuẩn đề làm nổi bật dòng chữ về các nội
4. Qua văn bản, bạn rút ra những quy. Màu nền là một gam màu tối, thẫm
lưu ý gì khi viết một bản nội quy ở làm nổi bật được chữ màu trắng mà bảng
nơi công cộng? nội quy sử dụng.
4. Các lưu ý khi viết nội quy:
- GV đặt tiếp câu hỏi sau phần - Xác định mục đích, đối tượng cần quy
thảo luận: Theo em, để viết nội định, hướng dẫn.
quy hay bản hướng dẫn nơi công - Xác định nội dung gồm các quy định, chỉ
cộng, cần chú ý điều gì? dẫn cụ thể (dựa vào các văn bản pháp luật
hoặc các quy ước, thống nhất của tập
thể,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Lựa chọn cách trình bày văn bản:
học tập + Sắp xếp các quy định hoặc hướng dẫn
- HS nghe câu hỏi, thảo luận theo một trật tự hợp lí, cần đưa các yêu cầu
nhóm và hoàn thành yêu cầu. quan trọng lên trước.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt + Ngôn ngữ: ngắn gọn; nên sử dụng kiểu
động và thảo luận hoạt động và câu mệnh lệnh, bắt đầu bằng các từ có tính
thảo luận chất yêu cầu, đề nghị hoặc ngăn cấm.
- GV mời đại diện HS trình bày + Tuỳ theo nội dung và tính chất của văn
kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp bản, có thể sử dụng thêm tranh, ảnh, bảng,
nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. biểu, sơ đồ, kí hiệu phù hợp để nội dung
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ
thực hiện nhiệm vụ học tập nhớ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
kiến thức  Ghi lên bảng.
- GV rút ra kết luận, củng cố kiến
thức cho HS.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước


a. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bản nội quy.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 3. Thực hành viết bài
vụ học tập Đề 1: Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ
- GV gọi 1 HS đọc đề bài và các ngoại khóa mà bạn tham gia
nội dung hướng dẫn để cả lớp có
hiểu biết chung.
- GV yêu cầu HS đọc các bước Bước 1. Chuẩn bị viết
để viết nội quy, tóm tắt lại thành  Xác định rõ mục đích ban hành nội
sơ đồ. quy và đối tượng hướng tới.
- GV hướng dẫn HS cụ thể từng  Nêu lí do cần tuân thủ hưóng dẫn:
bước để viết bài. tạo môi trường nghiêm túc.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: Xác định những yêu cầu mà các
Bước 2: HS thực hiện nhiệm thành viên câu lạc bộ phải thực hiện.
vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, thực hiện * Lập dàn ý
theo các bước để viết bài. + Phần đầu văn bản: Nêu tiêu đề của văn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt bản.
động và thảo luận hoạt động + Phần nội dung văn bản: Lần lượt trình
và thảo luận bày các yêu cầu. Có thể sắp xếp theo trật
- GV mời đại diện HS hoàn thiện tự khác nhau tuỳ vào mục đích, tính chất
bài viết và nộp bài. hoạt động của câu lạc bộ và mức độ vi
Bước 4: Đánh giá kết quả HS phạm phổ biến của người tham gia.
thực hiện nhiệm vụ học tập + Phần kết thúc văn bản: Đơn vị quản lí,
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại số đthoại liên hệ..
kiến thức  Ghi lên bảng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: HS thực hành viết bài
b. Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết bài theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết bản nội quy nơi công cộng.
- GV lưu ý:
 Mỗi mục trong bản nội quy được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và
được đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp.
 Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm, không có từ địa phương, từ
khó hiểu hoặc từ ít dùng; không thể hiện sắc thái tình câm hay ý kiến cá
nhân.
 Trình bày rõ ràng, dễ đọc, theo một quy cách thống nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành viết bài tại lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS hoàn thiện bài viết của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi quá trình làm bài, nhắc nhở và động viên HS hoàn thành bài tập.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại bản nội quy vừa viết.
c. Sản phẩm học tập: Bản nội quy hoàn thiện.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý:
Đọc bài văn đã viết, đối chiếu với mục I Tri thức về kiểu bài và dàn ý để phát
hiện và sửa lỗi:
Nội dung Yêu cầu cụ thể
kiểm tra
Bố cục ba phần - Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản
chưa?
- Phần nội dung:
+ Có nêu được những yêu cầu cụ thể với các thành
viên trong câu lạc bộ chưa?
+ Đã sắp xếp các yêu cầu theo trật tự nhất định
chưa?
- Phân kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Đơn
vị quản lí, số điện thoại liên hệ) đề ra nội quy
chưa?
Các lỗi còn mắc - Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý,…
- Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt.
Đánh giá chung - Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào?
- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực
hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghe yêu cầu và thực hiện kiểm tra lại bài làm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành và nộp bài viết.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS: Xem lại nội dung bài học, hoàn thành bài làm.
Ngày soạn:……./…../……
Ngày dạy:……./…../…..
VIẾT
TIẾT…: VIẾT MỘT BẢN HƯỚNG DẪN Ở NƠI CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được một bản hướng dẫn nơi công cộng.
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực phân tích các nội dung, nắm được kiểu bài viết.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập viết bản
hướng dẫn nơi công cộng.
- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ.
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung
quanh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Khi tham gia một lễ hội hay tham quan một địa danh
du lịch, em có chú ý đến các bản hướng dẫn khôn? Theo em mục đích của các
bản hướng dẫn là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV gợi ý các tiêu chí: cần kể đúng sự thật, ngắn gọn, kể có trọng tâm và các
chi tiết chính….
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bản hướng dẫn nơi công
cộng giúp cho mọi người nắm được cách sử dụng, vận hành một cách dễ dàng và
thông dụng nhất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết một bản
hướng dẫn ở nơi công cộng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bản hướng dẫn nơi công cộng
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bản hướng dẫn nơi công cộng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bản hướng dẫn nơi công
cộng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Yêu cầu đối với viết bản hướng
tập dẫn nơi công cộng
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định - Bản hướng dẫn ở nơi công cộng là
hướng trong SGK (trang 142) một dạng văn bản thông tin, nhằm
- GV đặt câu hỏi: hướng dẫn quy cách và quy trình
+ Bản hướng dẫn nơi công cộng là kiểu thực hiện một hoạt động, nhằm
bài như thế nào? đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế,
+ Những yêu cầu đối với kiểu bài này. văn hoá, an ninh, đổng thời bảo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học đảm tính hiệu quả, an toàn cho mọi
tập người tham gia hoạt động.
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và - Yêu cầu đối với kiểu bài:
hoàn thành yêu cầu.  Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và công cộng rõ ràng, chính xác.
thảo luận hoạt động và thảo luận  Quy cách thực hiện hoạt động
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả được cụ thể hoá/ sơ đồ hoá
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận thành các công đoạn, thao tác
xét, góp ý, bổ sung. hay các chi tiết, kí hiệu trong
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện hình vẽ,... dễ hiểu, dễ thực
nhiệm vụ học tập hiện.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Mỗi công đoạn/ thao tác trong
 Ghi lên bảng. quy trình diễn đạt thành một
- GV bổ sung: Bài luận về bản thân không câu hay một đoạn và được
phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là
bản giải trình một cách trung thực những đánh dấu bằng kí hiệu phù
điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương hợp; được thuyết minh, giải
quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá thích đủ rõ.
nhân, hoạt động cần thực hiện.  Ngôn ngữ chuẩn mực, không
gây hiểu lầm, không có từ địa
phương, từ khó hiểu hoặc từ ít
dùng; không thể hiện sắc thái
tình cảm hay ý kiến cá nhân.
 Trình bày rõ ràng, thường kết
hợp các màu sắc, kết hợp lời
văn với hình ảnh, sơ đồ,... dễ
đọc, gây được sự chú ý.
 Kết hợp sử dụng các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
(hình ành, sơ đồ, biểu bảng,...)
hỗ trợ cho việc hướng dẫn
trong trường hợp cần thiết.
 Có đủ các phần: phần đầu,
phần chính (các thể thức),
phần cuối của một bản hướng
dẫn.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài văn tham khảo


a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bản hướng dẫn nơi công cộng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích được bài văn tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Bài viết tham khảo
học tập
- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm,
hướng dẫn HS đọc bài viết tham khảo: 1. Nhan đề đã phù hợp với nội dung
Cách sử dụng thang máy (trang 143) ngữ liệu: cách sử dụng thang máy và
- GV yêu cầu HS các nhóm suy nghĩ và các kí hiệu cơ bản.
thảo luận, trả lời các câu hỏi: 2. Nội dung hướng dẫn được cụ thể
1. Nhan đề đã phù hợp với nội dung hóa bằng những hình vẽ, ghi chú chi
hướng dẫn trong ngữ liệu chưa? tiết từng kí hiệu cho người đọc dễ
2. Nội dung hướng dẫn có được cụ thể nhận biết.
hóa/sơ đồ hóa dễ hiểu và dễ thực hiện 3. Bố cục bảng hướng dẫn có 2 phần:
không? các kí hiệu và cách xử lí khi thang
3. Cách trình bày có nổi bật gây chú ý máy gặp sự cố  Bố cục này dễ dàng
không? cho người đọc tìm được phần mình
4. Lời văn và các phương tiện giao tiếp muốn có thông tin.
phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí - Những hình ảnh minh họa, kí hiệu to
hiệu,... đã phù hợp, chuẩn mực chưa? và rõ ràng, giúp người xem dễ nhận
biết.
4. Lời văn và các phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ
đồ, kí hiệu,.. đã phù hợp. Ngôn ngữ
không có từ ngữ địa phương giúp dễ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học đọc, dễ hiểu. Mỗi kí hiệu, thao tác đều
tập có chỉ dẫn rõ ràng.
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và
hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.
- GV rút ra kết luận, củng cố kiến thức
cho HS.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước


a. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bản hướng dẫn nơi công cộng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 3. Thực hành viết bài
vụ học tập Chọn một trong hai đề sau:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài và các Đề 1: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục
nội dung hướng dẫn để cả lớp có đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ được tổ
hiểu biết chung. chức trong trường học.
- GV yêu cầu HS chia 4 nhóm và Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn cách sử
thảo luận theo nội dung trong dụng một trong những thiết bị thông dụng
SGK. Các nhóm lựa chọn đề nơi công cộng (thiết bị phòng vệ sinh,
theo phương thức bốc thăm. thiết bị điện liên quan đến âm thanh, ánh
sáng, máy chiếu trong phòng học,...)

- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài tập, Bước 1: Chuẩn bị viết


lựa chọn và xác định các yêu cầu - Xác định đối tượng mà bản hướng dẫn
sau: đối tượng cần thuyết phục, cần hướng đến và lí do họ cần tuân thù
mục đích, nội dung bài văn và những hướng dẫn của bạn.
hình thức viết. + Đối tượng hướng đến:
 Đề 1: học sinh
 Đề 2: người tham gia sử dưng thiết
bị công cộng
+ Lí do cần tuân thủ hướng dẫn:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm  Đề 1: nhằm đảm bảo câu lạc bộ
vụ học tập quản lí được sô lượng và chất
- HS nghe yêu cầu, thực hiện lượng thành viên.
theo các bước để viết bài.  Đề 2: cần bảo đảm trật tự văn minh,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt an toàn cho người sử dụng.
động và thảo luận hoạt động
và thảo luận Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- GV mời đại diện HS hoàn thiện
bài viết và nộp bài. * Tìm ý: HS lựa chọn đề nào cần lưu ý
Bước 4: Đánh giá kết quả HS - Đề 1:
thực hiện nhiệm vụ học tập  Xác định những công việc học sinh
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại cần thực hiện về thủ tục và quy trình
kiến thức  Ghi lên bảng.
đăng kí tham gia câu lạc bộ.
 Cung cấp một số thông tin liên quan
(tên người, địa điểm, thòi gian gặp gỡ,
liên hệ, các loại giấy tờ cần mang
theo,...).

- Đề 2:
 Tìm hiểu và nắm chắc quy trình sủ
dụng thiết bị thông dụng nơi công
cộng mà mình sẽ viết bản hướng dẫn.
 Chi tiết hoá hoặc sơ đồ hoá thành các
bước/ thao tác sử dụng.
* Lập dàn ý theo trật tự hợp lí.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS thực hành viết bài.
b. Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS viết bài theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Viết bài theo dàn ý đã lập.
- GV lưu ý: Trình bày nội dung các phần mở đầu, phần chính (các thể thức),
phần cuối.
Dùng lời văn (phương tiện giao tiếp ngôn ngữ) hoặc hình vẽ, sơ đồ (phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) hoặc kết hợp cả hai để trình bày những điều cần hướng
dẫn một cách mạch lạc, dễ theo dõi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành viết bài tại lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS hoàn thiện bài viết của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi quá trình làm bài, nhắc nhở và động viên HS hoàn thành bài tập.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại văn bản vừa viết the
c. Sản phẩm học tập: Bài văn hoàn thiện
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý:
Đọc bài văn đã viết, đối chiếu với mục I Tri thức về kiểu bài và dàn ý để phát
hiện và sửa lỗi:
Các Nội dung kiểm tra Đạt Chưa
phần đạt
Phần Nêu rõ tên bản hướng dẫn.
đầu In to và đậm tên bản hướng dẫn.
Phần Trình bày quy cách thực hiện hoạt động nơi công
chính cộng thành sơ đồ/ quy trình gồm các bước/ công
đoạn/ thao tác cụ thể.
Hướng dẫn bằng lời hoặc hình vẽ, kí hiệu quy
cách thực hiện rõ ràng, dễ hiểu đối với từng bước,
từng thao tác cụ thể.
Mỗi công đoạn/thao tác trong quy trình diễn đạt/
sơ đồ hoá thành một phân đoạn riêng với các kí
hiệu, chi tiết phù hợp.
Ngôn ngữ chuẩn mực.
Sử dụng hình ảnh, sơ đổ, biểu bảng,... có hỗ trợ
tốt cho việc hướng dẫn hoạt động/ nhiệm vụ trong
trường hợp cần thiết.
Phần Nêu rõ tên của tổ chức, cơ quan lập bản hướng
cuối dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghe yêu cầu và thực hiện kiểm tra lại bài làm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành và nộp bài viết.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS: Xem lại nội dung bài học, hoàn thành đề bài còn lại.
Ngày soạn:……./…../……
Ngày dạy:……./…../…..
NÓI VÀ NGHE
TIẾT…: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn
cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thuyết
trình về một địa chỉ văn hóa.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng
thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thảo luận
về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Trong lớp, Em cùng các bạn đã từng thảo
luận về một vấn đề nào mà có nhiều ý kiến trái chiều chưa? Khi đó, các em đã
giải quyết vấn đề như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các vấn đề trong cuộc sống
luôn tồn tại những quan điểm trái chiều hoặc khác biệt. Khi thảo luận về một vấn
đề có nhiều ý kiến khác nhau, bạn cần bảo vệ quan điểm của mình nếu hợp lí,
nhưng cũng cần tôn trọng những ý kiến khác biệt.. Bài học hôm nay chúng ta cùng
luyện tập phần nói và nghe về Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác
nhau.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với thảo luận về một vấn đề có
những ý kiến khác nhau
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi trình bày thảo luận về kiểu bài Thảo luận
về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi thảo luận về một vấn đề có
những ý kiến khác nhau
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Yêu cầu đối khi Thảo luận về
tập một vấn đề có ý kiến khác nhau
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung - Mục tiêu của buổi thảo luận là
trong SGK (trang 146) và cho biết: cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và
+ Mục đích của việc thảo luận về một giải pháp hợp lí cho vấn đề đang
vấn đề có ý kiến khác nhau là gì? bàn.
+ Hãy nêu một số ví dụ về các vấn đề
cần thảo luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và
hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.
- Gv nêu ví dụ có nhiều đề tài có thể lựa
chọn để thảo luận như:
+ Nên ứng xử như thế nào trong môi
trường học đường?
+ Có người quan niệm không nên lạm
dụng kháng sinh, nhưng nhiều người lại
cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là dùng
kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh. Em
hãy trình bày ý kiến của mình về hai
quan niệm trên.
+ Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu
trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa”
("Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng
lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định
Thị Mầu là người dám sống thực với
mình, đáng thương hơn đáng trách.
Trình bày ý kiến của em về vấn đề này.

Hoạt động 2: Chuẩn bị bài nói


a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài
nói.
c. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Các bước thực hiện bài thảo luận
học tập Bài tập: Theo bạn, học sinh cần ứng xử
GV cho HS chọn vấn đề thảo luận như thế nào trong môi trường học đường?
trong SGK hoặc tự đề xuất vấn đề để Hãy tổ chức một buổi thảo luận trên lớp,
thảo luận theo nhóm (6-8 thành nhằm thống nhất những quy định để đưa
viên). vào bản nội quy về văn hóa ứng trong lớp
học.

Bước 1: Chuẩn bị
- GV yêu cầu HS đọc các bước và vẽ - Xác định mục đích, thời gian thảo luận.
sơ đồ để nắm được các bước trong - Chuẩn bị bảng biểu để nêu ý kiến của cá
buổi thảo luận. nhân:
Ý kiến Lí do Dẫn chứng từ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ của tôi thực tế hoặc
học tập sách báo
- HS nghe yêu cầu, xem lại bài nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Ứng xử
và thảo luận hoạt động và thảo với thầy cô
luận Ứng xử
- GV mời đại diện HS trình bày kết với bạn bè
quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe
và nhận xét, góp ý, bổ sung. Về sử
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực dụng cơ sở
hiện nhiệm vụ học tập vật chất
- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn
chuẩn bị bài nói theo dàn ý. Bước 2: Thảo luận
- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, điều
khiển sao cho tất cả các thành viên đều
trình bày ý kiến của mình. Thư kí ghi
chép lại theo bảng:
Thứ tự Ý kiến Các ý kiến
trình bày trình bày phản hồi
Bạn …
Bạn….
Bạn …

- Mỗi thành viên lắng nghe, ghi chép ý


kiến của các bạn và chuẩn bị phản hồi
theo bảng:
Vấn Vấn Vấn Ý
dề đề đề kiến
đồng chưa bạn của
tình đồng trả lời tôi
tình tôi sau
khi
nghe
Bạn…
Bạn…
Bạn...

Bước 3: Đánh giá


- Tự đánh giá phần trình bày của mình và
cách mình trao đổi với các thành viên
khác trong nhóm.
- Đánh giá phần trình bày của các thành
viên khác trong nhóm và cách họ trao đối
với bạn cũng như với các thành viên còn
lại.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói và kĩ năng ghi chép ý
kiến của bạn.
b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp
c. Sản phẩm học tập: Bài trình bày và phiếu ghi chép của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Thảo luận vấn đề
- GV cử HS điều khiển buổi thảo luận.
- GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận trong - Thảo luận trong nhóm.
nhóm. Các thành viên còn lại tiến hành lắng
nghe, ghi chép ý kiến của bạn và chuẩn bị
phản hồi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe nhiệm vụ, tiến hành thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết
quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
Ghi lên bảng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa phần trình bày và phần ghi
chép của bản thân.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng kiểm kĩ năng thảo
luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
c. Sản phẩm học tập: Bảng kiểm hoàn thành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS sử dụng bảng kiểm và đánh giá:
• Em hãy tự đánh giá phần trình bày của mình và cách mình trao đổi với các
thành viên khác trong nhóm.
• Em hãy đánh giá phần trình bày của các thành viên khác trong nhóm và cách
họ trao đối với bạn cũng như với các thành viên còn lại.

Bàng kiểm kĩ năng thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Các nội dung cần đánh giá Đạt Chưa
đạt
Khi trình Phần trình bày rõ ràng, có lập luận thuyết phục, có dẫn
bày chứng đầy đủ.
Cách nói rõ ràng, mạch lạc.
Đảm bảo thời gian quy định.
Khi trả lời Có thái độ chừng mực khi tiếp nhận các ý kiến trái
phản hồi chiều từ các thành viên còn lại trong nhóm.
Có lập luận rõ ràng, thuyết phục khi phản hồi các ý
kiến trái chiều.
Khi tham Chú ý lắng nghe và ghi chép các ý kiến khác của các
gia thảo thành viên còn lại trong nhóm.
luận Có ý kiến phản hồi và trao đổi nghiêm túc với các
thành viên còn lại trong nhóm.
Có ngôn ngữ trao đổi khách quan, trung tính, không
công kích cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghe yêu cầu và thực hiện điền vào bảng kiểm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành và nộp lại bảng kiểm cho nhóm trưởng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi các nhóm có tinh thần làm việc tốt.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS soạn bài: Ôn tập
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm được chủ đề và đặc điểm thể loại của các văn bản chèo/tuồng đã học.
- Nắm được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản và
tác dụng của chúng.
- Hiểu được quy trình viết của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật,
ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 5. Những di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản
văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản văn hóa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản
văn hóa là: Thị Mầu lên chùa, Huyện Trìa xử án, Đàn ghi-ta phím lõm, Xã
trưởng – Mẹ Đốp; Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và
kiến thức đã được học trong Bài 5. Những di sản văn hóa.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 5. Những
di sản văn hóa.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
liên quan đến phần Ôn tập của Bài 5. Những di sản văn hóa.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 5.
Những di sản văn hóa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: BT 1.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1,
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia 4 nhóm và
bốc thăm phần thảo luận, 2 nhóm sẽ cùng thảo luận 1
phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Văn bản Xung đột Đặc Diễn Đặc


chính điểm biến tâm điểm
ngôn lí NV tính
ngữ cách NV
TM lên
chùa

trưởng
– Mẹ
Đốp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Văn bản Mâu Đặc Cách thể Cảm


thuẫn, điểm hiện tình hứng
xung đột tính cảm, cảm chủ
chính cách xúc của t/g đạo
NV
Huyện
Trìa xử
án
Huyện
Trìa, Đề
Hầu,
Thầy
Nghêu
mắc
lỡm Thị
Hến

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu
và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và
hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
PHT SỐ 1
Văn Xung đột chính Đặc điểm ngôn Diễn biến Đặc điểm
bản trong cốt truyện ngữ của nhân tâm lí nhân tính cách
vật vật nhân vật
1. Thị Thị Mầu >< Thị Thị Mầu: Tâm lí của Thị Mầu: khao
Mầu Kính táo tợn, nồng Thị Mầu: ngạc khát tình yêu
lên Thị Mấu: khát vọng nhiệt, lẳng lơ. nhiên, mê đến lộ liễu,
chùa tình yêu nồng nhiệt Thị Kính: đoan đắm, liều lĩnh. lẳng lơ
dành cho chú tiểu. chính, kín đáo Tâm lí của Thị Kính:
Thị Kính >< Thị   Thị Kính: đoan chính, số
Kính: không thể đáp   Sợ sệt, bất an. phận éo le.
nhận tình cảm của
Thị Mầu vì vừa là
phận gái giả trai,
vừa là người nương
mình chốn tu hành.

2. Xã Mẹ Đốp >< Xã Mẹ Đôp: lém Mẹ Đốp: tự Mẹ Đốp:


trưởng trưởng lỉnh, hài hước, tin, làm chủ Người bình
– mẹ Mẹ Đốp: hiện thân sắc sảo tình huống. dân hoạt bát,
Đốp cho người dân bị Xã trưởng: ỡm Lí trưởng: ngờ thông minh,...
xem là hèn kém ờ, vừa lọc lõi vực, bị động Xã trưởng:
nhưng ứng đáp hoạt vừa ngớ ngẩn. trước tình cửa quyền háo
bát, thông minh   huống. sắc,...
>< Xã trưởng: hiện
thân những kẻ cai trị
ở làng xã hách dịch
bày đặt những thứ lệ
làng "xôi thịt" nhiêu
khê.

PHT SỐ 2

Văn bản Mâu thuẫn, Đặc điểm, tính Cách thể hiện Cảm hứng
xung đột cách của các tính cảm, chủ đạo
chính trong nhân vật cảm xúc của
cốt truyện tác giả
1. Huyện - Huyện Trìa - Huyện Trìa: Thể hiện qua Phê phán thói
Trìa xử án trong vai trò hiện thân cho cách đặt tên xấu và lối xử
quan toà >< nhiều thói xấu nhân vật; xung kiện mờ ám
Huyện Trìa gã của quan lại, xử đột giữa các của quan lại
đàn ông háo án bất minh, nhân vật hiện chốn huyện
sắc; thiên vị bất chấp thân cho cái đường.
- Những kẻ đại công lí. thấp kém;
diện cho huyện - Thị Hến: là hành động, lời
đường >< tòng phạm, ỷ thoại (đối
những người vào nhan sắc ăn thoại, độc
liên can đến vụ nói đong đưa,... thoại, bàng
trộm. thoại) của
nhân vật.

2.Huyện Thói háo sắc - Thấy Nghêu: Thể hiện qua Vạch trần thói
Trìa, Đề của Huyện kẻ đội lốt tu cách đặt tên háo sắc, dại
Hầu, Thầy Trìa, Để Hầu, hành; háo sắc; nhân vật; xung gái, xấu xa, bỉ
Nghêu Thầy Nghêu - Đề Hầu: vì háo đột giữa các ổi của hạng
>< Thị Hến và sắc sẵn sàng nhân vật hiện quan lại, đề
cạm bẫy do Thị phản thầy. thân cho cái lại, kẻ đội lốt
bày ra. - Huyện Trìa: thấp kém; thầy tu -
háo sắc và sợ hành động, lời những kẻ mắc
vợ,... đối thoại của lỡm.
nhân vật.
Nhiệm vụ 2: BT 2, 3 BT 2.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cần lưu ý những điểm
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2, 3 trước lớp. sau:
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học phần Viết - Xác định được đối tượng
bản nội quy và hướng dẫn ở nơi công cộng và trả lời mà bản thân muốn hướng
vào vở bài tập số 2: đến.
+ Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi - Lí do viết.
công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao? - Trình bày phải hợp lí, dễ
nhìn.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoàn thành bài tập - Có thông tin liên hệ rõ
số 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc ràng.
viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở => Đây là những điểm cần
nơi công cộng. thiết để đảm bảo người
Đặc điểm, yêu Bản nội quy Bản hướng đọc rõ ràng tìm thấy thông
cầu dẫn nơi công tin cần thiết.
cộng
Đặc điểm BT 3.

Yêu cầu đối với


kiểu bài
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu
và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và
hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Đặc điểm, Bản nội quy Bản hướng dẫn nơi công cộng
yêu cầu
Đặc điểm Là một dạng VB thông tin, Là một dạng VB thông tin hướng dẫn
do cơ quan quản lí địa quy cách và quy trình thực hiện một
điểm công cộng ban hành, hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu
trình bày những quy định, về trật tự, y tế, văn hoá, an ninh, đồng
quy tắc xử sự mà mọi thời bảo đàm tính hiệu quà, an toàn cho
người cần tuân thủ khi đến mọi người tham gia hoạt động.
một cơ quan, tổ chức hoặc
địa điểm công cộng nào
đó, nhằm đảm bảo trật tự
và an ninh cho cộng đồng.
Yêu cầu  Trình bày đầy đủ các  Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi công
đối với quy định, quy tắc cần cộng rô ràng, chính xác.
kiểu bài tuân thủ.  Quy cách thực hiện hoạt động được
 Ghi rõ tên cơ quan cụ thể hoá/ sơ đổ hoá thành các công
quản lí địa điểm công đoạn, thao tác hay các chi tiết, kí
cộng. hiệu trong hình vẽ,... dễ hiểu, dễ
 Mỗi quy định, quy tắc thực hiện.
trong bản nội quy phải  Trình bày rõ ràng, thường kết hợp
được diễn đạt thành các màu sắc, kết hợp lời văn với
một câu hay một đoạn hình ảnh, sơ đồ,... dễ đọc, gây được
và được đánh dấu bằng sự chú ý.
kí hiệu (chữ số hoặc kí  Kết hợp sử dụng các phương tiện
hiệu khác) phù hợp. giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ
đó, biểu bảng,...) hỗ trợ cho việc
hướng dẫn trong trường hợp cần
thiết.

. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật
truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào? Hãy trình bày
bằng một đoạn văn ngắn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 5.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Ôn tập cuối kì I
Ngày soạn:.…./……/……
Ngày dạy:..…./……./……
TIẾT…: ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu,
viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.
- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập
trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì I.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập.
- Năng lực tiếp thu tri thức để tìm hiểu bài Thực hành đọc.
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Hệ thống sơ đồ hoặc bảng tóm tắt các vấn đề về chủ đề, thể loại VB; kiểu bài
thực hành viết, nói và nghe; kiến thức tiếng Việt.
- Một số VB mới thuộc thể loại: truyện, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, tuỳ bút, tản
văn liên quan đến các chủ đề đã học của học kì I.
- Đoạn phim ngắn, tranh ảnh minh hoạ phù hợp.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10.
- Chuẩn bị các bảng tóm tắt, sơ đồ; sưu tầm các văn bản mới cùng thể loại và chủ
đề với văn bản đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ
học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập ôn tập ở nhà theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Báo cáo phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà các nội dung ôn tập
trong SGK từ câu 1 đến câu 14.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập trước ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta
cùng củng cố lại các nội dung của các văn bản đã học trong chương trình ngữ
văn 10 kì 1.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động 1: Ôn tập phần văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học, đặc trưng thể loại
được tìm hiểu trong các bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Ôn tập đặc điểm các thể loại văn I. Ôn tập phần văn bản
bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Các thể loại văn bản đã
- GV yêu cầu: Tổ chức trò chơi: học

A B - Thần thoại: có cốt truyện


đơn giản; nhân vật đã tạo ra
có cốt truyện xoay quanh
thế giới và con người.
những cuộc phiêu lưu;
Thần thoại - Sử thi: có cốt truyện xoay
nhân vật là hiện thân của
quanh những cuộc phiêu lưu;
cộng đồng.
nhân vật là hiện thân của cộng
không có cốt truyện, giàu
Sử thi đồng.
tính trữ tình và tính nhạc.
- Thơ: không có cốt truyện,
có nhân vật, cốt truyện;
giàu tính trữ tình và tính nhạc.
Thơ không có người kể
- VB thông tin tổng hợp:
chuyện.
+ Có thể lồng ghép yểu tố tự
có thể lồng ghép yểu tố
VB thông tin sự, miêu tả, biểu cảm,..
tự sự, miêu tả, biểu
tổng hợp + Thường kết hợp sử dụng
cảm,...
phương tiện giao tiếp phi ngôn
Chèo thường dựa vào tích
ngữ.
cổ/tuồng đồ truyện có sẵn.
- Chèo cổ/tuồng đồ:
Thường kết hợp sử dụng
+ Có nhân vật, cốt truyện;
phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ. không có người kể chuyện.
có cốt truyện đơn giản; + Thường dựa vào tích truyện
nhân vật đã tạo ra thế có sẵn.
giới và con người.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung.
- HS tự lựa chọn chi tiết mình yêu thích để trình
bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi
lên bảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 2: Ôn tập các thể loại văn 2. Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi
bản đọc hiểu văn bản theo các thể loại:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, hoàn
thành bảng tóm tắt những điểm cần lưu
ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể
loại:
Thể loại Những điểm cần lưu ý
Thần thoại
Sử thi
Chèo/tuồng
VB thông
tin
Thơ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên
giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.

Thể loại Những điểm cần lưu ý khi đọc


Thần thoại - Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.
- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân
vật trong truyện thần thoại.
Sử thi - Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương
được sử dụng trong văn bản sử thi.
- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.
- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của
các nhân vật anh hùng.
Chèo - Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).
(tuồng) - Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất
hiện nhiều dị bản.
- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách,
con người họ.
Văn bản - Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin. Biết
thông tin được mục đích, quan điểm của người viết cùng các ý trong nội
(thuyết dung văn bản.
minh có - Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh
lồng ghép) minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.
Thơ - Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, cách gieo
vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.
- Hiểu được từ ngữ, hình ảnh thơ cũng như cảm xúc của nhân vật
trữ tình.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu một số nhân vật 3. Tóm tắt văn bản đã học
nổi b - HS tự tóm tắt các văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và mỗi
nhóm lựa chọn hai văn bản để tóm tắt,
trong đó có:
+ Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;
+ Một văn bản thông tin tổng hợp:
thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả,
tự sự, biểu cảm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS nghe yêu cầu, lựa chọn truyện yêu
thích để tóm tắt.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên
giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 4: Ôn tập văn bản thần 4. Ôn tập thần thoại và sử thi
thoại và sử thi a. Cuộc tu bổ lại các giống vật 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Cách giải thích của người xưa về đặc
học tập điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt
luận theo các nhóm. Mỗi nhóm thực Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối
hiện các yêu cầu: với người đọc, người nghe trong thời đại
+ Nhóm 1, 2: Câu 4 - Theo bạn, vì phát triển khoa học vì: câu chuyện khá dí
sao cách giải thích của người xưa về dỏm và hài hước khi xây dựng tình huống
đặc điểm, tập tính một số loài vật các con vật bị thiếu các bộ phận và sử bổ
trong Cuộc tu bổ lại các giống sung lần lượt cho từng con của Ngọc
vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể Hoàng.
mang lại sự thích thú đối với người
đọc, người nghe trong thời đại phát
triển khoa học? b. Sử thi Đăm Săn
- Hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi
+ Nhóm 3, 5: Câu 5 - Theo bạn, hai Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có
nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử những điểm giống nhau:
thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi- + Cùng là nhân vật sử thi.
xê) có những điểm gì giống nhau và + Hội tụ đủ phẩm chất tốt đẹp của cộng
vì sao có sự giống nhau ấy? đồng và gắn bó với cộng đồng.
- Đăm Săn có sức mạnh phi thường và
+ Nhóm 4, 6: Câu 6 - Theo bạn, nhân cách cao đẹp, có ước mơ khắt khao
trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần cuộc sống thịnh vượng cho cộng đồng. Ô-
Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về đi-xê tài trí, kiên cường, có khát vọng
nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ chinh phục các miền đất mới cùng ước
đi tính cách anh hùng của Đăm Săn mơ trở về quê hương của những người tha
trong văn bản hay không? Vì sao? hương, xa nhà.
- Trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ vật nữ thần Mặt Trời không làm mờ đi
học tập tính cách an mà từ đó vẻ đẹp anh hùng
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ nét
dung. hơn. Trước vẻ đẹp của nữ thần, Đăm Săn
- HS thảo luận và trao đổi thành viên không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang,
giữa các nhóm. giữ vững khí khái của một vị tù trưởng,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động một vị anh hùng:’’Tôi là lưỡi dao đã
và thảo luận hoạt động và thảo vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’.
luận Kể cả khi bị Nữ Thần từ chối, Đăm Săn
- GV mời đại diện các nhóm trình vẫn ngẩng cao đầu:’’Mặc, sống được chết
bày. đành! Tôi về đây’’. Dù sống hay chết, tôi
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực vẫn vững vàng, không lung lay.
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 4: Ôn tập thể loại 5. Ôn tập chèo/tuồng
chèo/tuồng - So sánh chèo cổ / tuồng cổ.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Đặc điểm nhân vật Thị Mầu:
học tập + Nhân vật hoàn toàn trái ngược với hình
- GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến
hoàn thành câu hỏi 7: Nêu một số xưa.
điểm giống và khác nhau về đề tài, + Là con gái một gia đình giàu có nhưng
nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ. Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng
  Chèo cổ Tuồng cổ khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ.
Giống nhau: + Nhân vật này còn suy nghĩ táo bạo về
Đề tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho
tài có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám cơm
hàng có canh”.
Nhân
vật - Đặc điểm nhân vật Thị Hến
+ Là một người phụ nữ góa chồng ‘’Phận
- GV đặt câu hỏi: Phát biểu suy nghĩ góa bụa hôm mai côi cút’’ nhưng luôn giữ
của bạn về nhân vật Thị Mầu khi tiết hạnh ‘’giữ tiết hạnh một đường cho
đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị toại’’.
Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi + Người phụ nữ thể hiện sự thông minh,
đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy sắc sảo khi tự thân đối mặt với sự háo sắc,
Nghêu mắc lỡm Thị Hến (Nghêu, Sò, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề
Ốc, Hến). Hầu và Thầy Nghêu. Thị đã akhiến kẻ
lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. phán xét
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
học tập
- HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội
dung.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên
giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình
bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.
- GV nhấn mạnh những nét đặc trưng
của hai thể loại về đề tài, tích truyện,
nhân vật, lời thoại. Yêu cầu HS chú ý
khi phân tích.
- So sánh chèo cổ - tuồng cổ:
  Chèo cổ Tuồng cổ
Giống nhau:
+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh
những thói đời trong xã hội xưa.
+ Nhân vật: mang tính ước lệ.
+ Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Đề tài Xoay quanh vấn đề giáo dục, - Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích
ứng xử giữa người với người, truyện có sẵn.
thường theo triết lí dân gian - Nhằm phê phán thói xấu của xã hội
hoặc tư tưởng Nho giáo. phong kiến, của thế lực ở những bọn
quan lại.
Nhân Nhân vật thường không đi - Nhân vật chính xuất hiện với lời
vật kèm với lời danh xưng. xưng danh.
- Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa
mai, châm biếm nhau và gây cười.
Nhiệm vụ 5: Ôn tập thể loại văn 6. Văn bản thông tin
bản thông tin  - Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn
học tập về những đặc điểm của bức tranh dân gian
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây.
+ Tác dụng của việc lồng ghép yếu tố Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả
miêu tả, biểu cảm trong hai văn trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm,
bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật
của văn hoá dân gian Việt truyền thống dân gian và văn hóa dân gian
Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý
nước miền Tây. thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng
+ Việc sử dụng phương tiện giao tiếp được tác giả gửi gắm qua.
phi ngôn ngữ trong một văn bản - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi
thông tin có tác dụng như thế nào? ngôn ngữ trong một văn bản thông tin
Sử dụng bằng chứng từ các văn bản giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh
mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp
của mình. nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ
và đúng đắn nhất.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
học tập
- HS nghe yêu cầu, nhớ lại các văn
bản thông tin đã học.
- HS thảo luận và trao đổi thành viên
giữa các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình
bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.

Hoạt động 2: Ôn tập phần tập làm văn


a. Mục tiêu: nắm được các kiểu bài văn đã học trong chương trình kì 1.
b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được đặc trưng, yêu cầu của các kiểu bài.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 4: Ôn tập phần Viết II. Ôn tập TLV
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Các kiểu bài đã học
tập
- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn - Viết văn bản nghị luận phân tích,
thành bài tập 2, 3: đánh giá một truyện kể.
+ Hãy kể tên các kiểu bài văn đã học. - Viết văn bản nghị luận về một vấn
đề xã hội.
- Viết văn bản nghị luận phân tích,
đánh giá một bài thơ.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có
sử dụng trích dẫn, cước chú.
- Viết một bản nội quy hoặc hướng
dẫn ở nơi công cộng.

* Điểm khác biệt trong dàn ý các kiểu


bài nghị luận phân tích, đánh giá một
tác phẩm văn học và nghị luận về một
vấn đề xã hội.

+ Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài


2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt
trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa
hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh
giá một tác phẩm văn học và nghị luận
về một vấn đề xã hội.
Kiểu bài Mở bài Thân bài Kết bài

Nghị Giới thiệu tác giả, - Nêu những luận điểm. Khảng định lại
luận, tác phẩm, hoàn Phân tích các phương vấn đề được nghị
phân tích cảnh sáng tác. diện của vấn đề được luận đối với tác
đánh giá Nêu nội dung khái nghị luận có trong tác phẩm.
một tác quát và cảm nhận phẩm.
phẩm văn chung về vấn đề - Tổng hợp đánh giá nội
học. cần nghị luận. dung ,nghệ thuật.Tình
cảm, thái độ của tác giả.
Nghị Nêu lên vấn đề xã - Trình bày ít nhất 2 luận Khẳng định lại
luận về hội cần nghị luận, điểm về vấn đề xã hội đó. vấn đẻ cùng thái
một vấn khái quát các luận - Bày tỏ thái độ của độ, lập trường của
đề xã hội. điểm. người viết đối với vấn đề người viết.
đó.
+ Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu * Lưu ý khi tìm ý, lập dàn ý cho hai
ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân
kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc
tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc sắc về nghệ thuật của truyện kể và của
về nghệ thuật của một truyện kể và của bài thơ:
một bài thơ.Bước 2: Thảo luận nhiệm - Truyện kể:
vụ học tập + Xác định được nội dung cốt truyện,
- HS đọc truyện và trả lời câu hỏi. thể loại của truyện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và + Nắm được tình huống truyện, nhân
thảo luận hoạt động và thảo luận vật trong truyện.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả - Bài thơ:
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận + Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục
xét, góp ý, bổ sung. của bài thơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực + Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo
hiện nhiệm vụ học tập vần trong bài thơ.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức  Ghi lên bảng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để lập dàn ý bài văn.
c. Sản phẩm học tập: Dàn ý của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Lập dàn ý cho một trong hai đề
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có
giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và sưu tầm các văn bản theo chủ đề, thể loại đã học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs hoàn thành và đọc cho nhau nghe trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.
- GV gợi ý dàn ý hai đề văn:
Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
A. Mở bài:
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một
nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác
phẩm thơ tiêu biểu của Người. Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách
sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình.
B. Thân bài:
- Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh
của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó
gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người.
- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức
tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung
linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng.
Tâm trạng của Người:
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả -
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa
ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của
một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
C. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể
hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng
thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước,
hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. Nghị luận
về đại dịch covid-19.
A. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân
tộc. Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế
lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại
dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc
lâu dời của con dân đất Việt.
B. Thân bài:
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu
thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp
đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu
ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng
khác giống nhưng chung một dàn.
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con
người trong một xã hội.
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:
- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo
điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là
“Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y
tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn.
Cây ATM gạo.
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người
dân.
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.
- Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan
truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại Đảng và nhà nước, lợi dụng
dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết
vững mạnh của nhân dân Việt Nam
C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Xem lại nội dung bài đã học.
+ Chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.

You might also like