You are on page 1of 77

TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

Họ và tên sinh viên: ..................................................................................


Group: .......................................................................................................
MSSV: .......................................................................................................
Email: ........................................................................................................
Ðiện thoại: ...............................................................................................
Cẩm nang TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

MỤC LỤC
1. CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 4
2. NỘI QUY SINH VIÊN 5
3. LỊCH TẬP TRUNG SINH VIÊN 10
4. KỸ NĂNG HỌC ĐẠI HỌC
1. Giới thiệu kỹ năng 13
2. Kỹ năng tự nhận thức bản thân 17
3. Kỹ năng đọc sách 38
4. Kỹ năng quản lý thời gian 50
5. Kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu 54
6. Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 63
7. Tài liệu tham khảo 68

5. PHỤ LỤC
1. Quy định thực hiện và đánh giá điểm phong trào 70
cho sinh viên
71
2. Yêu cầu đối với các bài báo cáo, tuần lễ định
72
hướng
73
3. Một số bài hát truyền thống
74
4. Vovinam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tp. Đà Nẵng,, ngày___/tháng___/năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

CAM KẾT
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

Tôi:____________________________Sinh ngày:_________________________
Địa chỉ:__________________________________________________________
________________________________________________________________
Là SV lớp:___________MSSV:______________Khoá 17 của trường ĐH FPT.

Xuất phát từ nhận thức của bản thân rằng:

1. Mục đích học tập và rèn luyện tại Trường Đại học FPT là có được các
kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống, sự nghiệp
sau này cho bản thân mình. Việc học chỉ vì điểm và bằng cấp là một quan
niệm hoàn toàn sai, có hại cho chính bản thân sinh viên và cho toàn xã hội.

2. Trung thực trong học tập sẽ giúp từng sinh viên bộc lộ hết những điểm
mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có thể nhận được sự giúp đỡ và tạo điều
kiện phát triển từ nhà trường, bạn bè và các thầy cô giáo.

3. Tính trung thực là một trong những tố chất quan trọng để tồn tại và
thành công trong cuộc sống và trong công việc.

4. Trung thực là một trong những quy tắc ứng xử cơ bản trong môi trường
văn hóa của Tập đoàn FPT nói chung và Đại học FPT nói riêng. Tại đây
bất cứ một hành vi không trung thực nào đều được xem là vi phạm đạo
đức nghiêm trọng.

5. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm tham gia vào công cuộc đổi mới giáo
dục Việt Nam thông qua việc hưởng ứng phong trào “Nói không với tiêu
cực” do Bộ GD&ĐT đề ra.

Ký tên dưới đây để cam kết:

1. Bản thân luôn trung thực trong mọi hoạt động học tập, rèn luyện, thi cử.

2. Kiên quyết đấu tranh với mọi hoạt động không trung thực của sinh viên,
giảng viên và cán bộ nhân viên nhà trường.

3. Sẵn sàng chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của nhà
trường nếu vi phạm.
Người cam kết
(Kí, Ghi rõ họ tên)

|4|
NỘI QUY SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 780/QĐ-ĐHFPT ngày
18/06/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT)

I. NỘI QUY SINH VIÊN:

1. Điểm danh
- Sinh viên vào lớp muộn quá 5 phút sẽ bị tính là vắng mặt ở slot đó.
- Sinh viên nghỉ học quá 20% thời lượng quy định của một học phần sẽ
không được thi cuối học phần và phải học lại, trừ trường hợp đặc biệt mà
Nhà trường quy định.

2. Thẻ sinh viên


- Sinh viên phải xuất trình thẻ khi vào trường.
- Sinh viên không đeo thẻ sẽ không được vào lớp học hay sử dụng các
dịch vụ tại khu hiệu bộ, giảng đường, thư viện.
- Sinh viên quên, làm mất thẻ sẽ phải làm thẻ tạm thời tại quầy dịch vụ
sinh viên.

3. Quy tắc và văn hóa ứng xử


- Sinh viên khi đến trường cần có phục trang phù hợp với môi trường
giáo dục, không phản cảm hay gây ảnh hưởng đến người khác.
- Sinh viên cần tôn trọng và cư xử có văn hóa với thầy cô, cán bộ nhà
trường, khách đến trường và các sinh viên khác.
- Nghiêm cấm trao đổi, truyền bá thông tin xấu, trái với luật pháp
nước CHXHCN Việt Nam và thuần phong mỹ tục của dân tộc
dưới mọi hình thức.

4. Giữ gìn và bảo vệ môi trường học tập


- Sinh viên cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhà trường.
- Sinh viên làm thiệt hại đến tài sản của nhà trường hoặc tài sản của cá
nhân khác sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đền bù thiệt hại do mình
gây ra.
- Sinh viên cố tình xâm phạm hoặc phá hoại tài sản của nhà trường hay
tài sản của người khác sẽ bị xử lý theo quy định của nhà trường và pháp
luật Việt Nam.
- Trường hợp phát hiện có hư hỏng, mất mát tài sản, thiết bị của nhà
trường phải báo ngay với bảo vệ hoặc cán bộ chức năng của trường. Tập
thể lớp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu biết thông tin về cá nhân vi
phạm nhưng bao che hoặc không có hành động ngăn cản.
- Cấm hút thuốc, vứt rác không đúng nơi quy định.
- Cấm mang các chất cháy nổ, độc hại vào trong khuôn viên nhà trường.
- Trong khuôn viên giảng đường, thư viện, sinh viên tuyệt đối không được
chơi games trên máy tính dưới mọi hình thức.

|5|
II. NỘI QUY LỚP HỌC, GIẢNG ĐƯỜNG:
1. Tuân thủ nghiêm túc giờ học theo thời khóa biểu.
2. Sinh viên muốn ra khỏi lớp trước khi hết giờ phải có sự đồng ý của giảng viên.
3. Trong giờ học sinh viên cần tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn và các yêu cầu
của giảng viên.
4. Trong giờ học tuyệt đối giữ gìn trật tự, tắt chuông điện thoại và không sử
dụng điện thoại.
5. Giữ gìn vệ sinh, không được viết, vẽ lên tường, bàn, ghế và các thiết bị trong
lớp học, giảng đường.
6. Không được mang vào lớp học, giảng đường đồ ăn, uống.
7. Nghiêm cấm sinh viên đưa người ngoài vào lớp học, thư viện, giảng đường.
III. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC:
Các quy định chi tiết hơn liên quan đến các hoạt động đặc thù của các bộ
phận trong nhà trường thực hiện theo các văn bản dưới đây:

1. Nội quy kỳ thi: Quyết định số 275/QĐ-ĐHFPT ban hành ngày 21/12/2010.
2. Nội quy thư viện: Quyết định số 002/2007/QĐ-FU ban hành ngày 21/03/2007.
3. Nội quy ký túc xá: Quyết định số 613/QĐ-ĐHFPT ban hành ngày 01/08/2016.
4. Quy định tài chính: Quyết định số 912/QĐ-ĐHFPT ban hành ngày 18/8/2021.
5. Các quy định liên quan khác của Trường Đại học FPT.

III. VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỈ LUẬT:

I. TRONG HỌC TẬP

TT NỘI DUNG VI PHẠM SỐ LẦN GHI CHÚ

KHIỂN CẢNH ĐÌNH CHỈ BUỘC


TRÁCH CÁO CÓ THỜI THÔI
HẠN HỌC

1 Đến muộn giờ học quá 5 Không được điểm


phút; Mất trật tự, làm việc danh cho giờ học đó
riêng trong giờ học; Không
tuân thủ các yêu cầu của
giảng viên trong giờ học
2 Vô lễ với thầy, cô giáo và cán Tùy theo mức độ, xử
bộ, nhân viên của trường lý từ khiển trách đến
buộc thôi học

3 Học thay hoặc nhờ người Tùy theo mức độ, xử


khác học thay lý từ khiển trách đến
buộc thôi học

4 Gian lận trong kỳ thi, kiểm Được xử lý theo các


tra, đánh giá trong giờ học, hình thức kỷ luật quy
làm đồ án. định trong Nội quy kỳ
thi Trường Đại học
FPT

|6|
5 Cố tình chậm nộp hoặc Được xử lý theo
không nộp học phí mà các hình thức kỷ
không có lý do chính luật quy định trong
đáng Quy định tài chính
Trường Đại học FPT

II. TRONG SINH HOẠT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

1 Làm hư hỏng, thiệt hại tài Tùy theo mức độ hư


sản của nhà trường hại, xử lý từ khiển
trách đến buộc thôi
học và phải bồi
thường 100% thiệt
hại

2 Uống rượu bia trong lớp học, Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
say rượu bia khi đến lớp

3 Hút thuốc, vứt rác không Phạt 50,000 vnd/lần


đúng nơi quy định vi phạm

4 Mang đồ ăn nước uống vào Phạt 50,000 vnd/lần


lớp học, thư viện hoặc giảng vi phạm
đường

5 Chơi games trên máy tính Phạt 50,000 vnd/lần


trong khuôn viên Nhà hiệu vi phạm
bộ, Giảng đường, Thư viện

6 Đánh bạc dưới mọi hình Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tùy mức độ có thể
thức giao cho cơ quan chức
năng xử lý theo quy
định của pháp luật
7 Gian lận trong điểm danh; Tùy theo mức độ, xử lý
truy cập trái phép hệ thống từ khiển trách đến
hay sửa đổi thông tin và dữ buộc thôi học.
liệu của nhà trường; tấn Nếu nghiêm trọng đưa
công, ngăn cản các hoạt ra truy tố trước
động bình thường của hệ pháp luật
thống CNTT tại trường
8 Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Nếu nghiêm trọng giao
dụng sản phẩm văn hóa đồi cho cơ quan chức
trụy hoặc tham gia các hoạt năng xử lý theo quy
động mê tín dị đoan, hoạt định của
động tôn giáo trái phép pháp luật

9 Buôn bán, vận chuyển, tàng Lần 1 Giao cho cơ quan


trữ, lôi kéo người khác sử chức năng xử lý theo
dụng ma túy quy định của pháp
luật
10 Sử dụng ma túy Xử lý theo quy định
về xử lý sinh viên liên
quan đến ma túy

|7|
11 Chứa chấp, môi giới mại Lần 1 Giao cho cơ quan
dâm chức năng xử lý theo
quy định của pháp
luật
12 Hoạt động mại dâm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

13 Lấy cắp tài sản, chứa chấp, Tùy theo mức độ, xử lý
tiêu thụ tài sản do lấy cắp từ khiển trách đến
mà có buộc thôi học.
Nếu nghiêm trọng giao
cho cơ quan chức
năng xử lý theo quy
định pháp luật

14 Chứa chấp, buôn bán vũ khí, Lần 1 Giao cho cơ quan


chất nổ và hàng cấm theo chức năng xử lý theo
quy định của Nhà nước quy định của pháp
luật
15 Đưa phần tử xấu vào trong Tùy theo mức độ xử lý
khuôn viên trường, KTX gây từ cảnh cáo đến buộc
ảnh hưởng xấu đến an ninh, thôi học
trật tự trong nhà trường

16 Đánh nhau, tổ chức hoặc Lần 1 Lần 2 Lần 3 Nếu nghiêm trọng, giao
tham gia tổ chức đánh nhau cho cơ quan chức
năng xử lý theo quy
định của pháp luật
17 Kích động, lôi kéo người Lần 1 Lần 2 Nếu nghiêm trọng giao
khác biểu tình, viết truyền cho cơ quan chức
đơn, áp phích trái với luật năng xử lý theo quy
định định của pháp luật
18 Tham gia biểu tình, tụ tập Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Nếu nghiêm trọng, giao
đông người, khiếu kiện trái cho cơ quan chức
quy định của pháp luật năng xử lý theo quy
định của pháp luật
19 Đăng tải, bình luận, chia sẻ Tùy theo mức độ, xử
bài viết, hình ảnh có nội lý từ khiển trách đến
dung dung tục, bạo lực, đồi buộc thôi học. Nếu
trụy, xâm phạm an ninh nghiêm trọng, giao
quốc gia, chống phá Đảng cho cơ quan chức
và Nhà nước, xuyên tạc, vu năng xử lý theo quy
khống, xúc phạm uy tín của định của pháp luật
tổ chức, danh sự và nhân
phẩm của cá nhân
trên Internet

20 Có hành động quấy rối, dâm Tùy theo mức độ, xử


ô, xâm phạm nhân phẩm, đời lý từ khiển trách đến
tư của người khác buộc thôi học. Nếu
nghiêm trọng, giao
cho cơ quan chức
năng xử lý theo quy
định của pháp luật
21 Các vi phạm khác Tùy theo mức độ, nhà
trường xem xét nhắc
nhở, phê bình hoặc xử
lý kỷ luật từ khiển
trách đến buộc thôi
học

|8|
III. XỬ LÝ VI PHẠM ĐEO THẺ SINH VIÊN

NỘI DUNG VI PHẠM SỐ LẦN

TỊCH
ĐÌNH CHỈ BUỘC
THU VÀ CẢNH
HỌC TẬP THÔI
HUỶ CÁO
1 HỌC KỲ HỌC
THẺ
22 Quên thẻ sinh viên Cấp thẻ tạm thời phí
cấp thẻ theo quy định
tài chính

23 Mất thẻ sinh viên Cấp thẻ tạm thời phí


cấp thẻ theo quy định
tài chính

24 Không đeo thẻ sinh viên Bảo vệ ghi sổ và mời


trong giảng đường, thư viện; ra khỏi phạm vi giảng
đeo thẻ sinh viên tạm thời đường, thư viện những
quá hạn. SV không đeo thẻ
hoặc đeo thẻ sinh viên
tạm thời quá hạn.
Phòng Tổ chức và
Quản lý đào tạo không
tính điểm danh buổi
học đó.

25 Dùng thẻ sinh viên của Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4


người khác (xử lý cả 2 sinh
viên)

26 Làm giả thẻ sinh viên (chính Lần 1 Lần 2


hoặc tạm thời)

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

NGUYỄN KHẮC THÀNH

|9|
CÁC MỐC THỜI GI

| 10 |
IAN QUAN TRỌNG

| 11 |
| 12 |
Cẩm nang TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

Giới thiệu
KỸ NĂNG

HỌC
ĐẠI
HỌC
Học tập là một quá trình diễn ra suốt đời, thời
gian trong trường học có thể là gần 20 năm,
nhưng cuộc đời bạn còn nhiều hơn thế, vì vậy tự
trang bị một số kỹ năng để có thể tự học tập là
điều vô cùng quan trọng, để dù ở trong bối cảnh
nào bạn cũng có “bảo bối” để việc học có thể tự
diễn ra, từ đó giúp bạn thành công trong chính
cuộc sống cá nhân và xã hội của mình. Dưới đây
là 5 kỹ năng cơ bản nên có của sinh viên:

| 13 |
01. KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
Tự nhận thức được bản thân giúp bạn nhận diện được bản sắc cá nhân
mang tính độc đáo, duy nhất của mình. Từ đó biết nên phát huy các góc
cạnh nào và những điểm gì cần cải thiện.

Thông qua trả lời các câu hỏi: Tôi là ai? Điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị
cốt lõi của tôi là gì? Hay nhìn lại các dấu ấn mình đã trải qua theo dòng
thời gian cuộc đời, giúp bạn có thêm cơ hội trải nghiệm lại bản thân một
cách sâu sắc, trước khi xác định các mục tiêu tương lai mà bạn muốn theo
đuổi.

Ví dụ, nếu bạn đeo đuổi giá trị Đơn giản, bạn sẽ biết mình cần “Để tâm
vào thực chất của vấn đề và tránh những sự rườm rà phức tạp hóa không
cần thiết. Yêu sự chân thực, thích đặt cho mình những mục tiêu rõ ràng và
sống một cuộc đời đơn giản”.

02. KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU


Ngay khi bước vào cổng trường đại học, có một loạt điều thú vị nhưng
cũng đầy thách thức đang chờ bạn khám phá. Rất nhiều trong đó là tài
liệu đọc, từ Syllabus của một môn học, đến giáo trình, tài liệu tham khảo
hãy đọc để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng
đọc sách là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu với người học.

Để có kỹ năng đọc tốt, trước tiên người đọc cần biết nhận diện đâu là
cuốn sách nên đọc, nên đọc lướt hay đọc sâu, hay đọc lướt ở đoạn nào,
đọc sâu ở đoạn nào. Vì rõ ràng bạn khó có thể đọc sâu hết mọi sách
chuyên ngành, trong khi các quyển sách trông đều rất dày và bằng tiếng
Anh.

Giả sử mỗi kỳ bạn học 3 môn và một kỳ kéo dài trong 10 tuần, ví dụ
bạn học môn Business Communication, giáo trình dày 635 trang, nếu
3 môn sách đều ở mức như vậy, bạn có gần 2000 trang để đọc trong
10 tuần với ngôn ngữ tiếng Anh. Một số bạn thấy ngại ngay khi cầm
sách trên tay, nên có thể cả kỳ không đọc được chữ nào trong sách. Vì
vậy, thay vì bỏ phí thời gian của bạn, hãy học các chiến lược đọc để “thâu
tóm” kiến thức trong sách một cách hiệu quả.

03. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN


Các bạn có biết trong một giây Mark Zuckerberg làm ra 69.444 USD,
tương đương 1.527.777.777 VNĐ, nhiều hơn 29% so với số tiền một gia đình
Mỹ điển hình làm được trong một năm, mà vẫn duy trì được đời sống cá
nhân hạnh phúc. Zuckerberg thành công như vậy đương nhiên không thể
thiếu việc sử dụng thời gian hiệu quả.

Một trong các kỹ thuật quản lý thời gian hiệu quả ai cũng có thể thực hiện
đó là dùng Ma trận Eisenhower: Dồn sức vào việc quan trọng nhưng
không khẩn cấp. Cụ thể, bạn liệt kê danh sách các việc cần làm, và sắp

| 14 |
xếp theo các mức độ việc quan trọng, hay không quan trọng và việc
đó khẩn cấp hay không khẩn cấp.

Nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức phải là loại nhiệm vụ quan trọng và
khẩn cấp. Nhưng rõ ràng bạn không thể thành công nếu lúc nào các việc
quan trọng cũng phải giải quyết khẩn cấp, vội vã. Vì vậy hãy dồn sức vào
các nhiệm vụ quan trọng nhưng không khẩn cấp, lên kế hoạch để thực
hiện có chiến lược. Các nhiệm vụ không quan trọng nhưng khẩn cấp nên
giao phó cho người khác, các nhiệm vụ không quan trọng cũng không
khẩn cấp nên được loại bỏ.

Ví dụ bạn muốn đạt được Tiếng Anh Ielts 6.5 sau 4 năm học đại học,
đây là việc quan trọng với sự nghiệp tương lai của bạn và bạn có hẳn
một khoảng thời gian dài để thực hiện, khi đó bạn lên kế hoạch thực
hiện và làm trong thực tại thì các việc như lướt facebook gần như tất
cả khoảng thời gian trong ngày sẽ không thể là ưu tiên của bạn nữa.

04. KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ PHÂN TÍCH


THÔNG TIN
Sự phát triển của khoa học cho chúng ta thấy, nhờ việc không ngừng tìm
kiếm thông tin nên con người mới có sự phát triển vượt bậc như ngày
hôm nay. Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, khi mà thông tin
ngày càng được cung cấp tự do và cởi mở, ngoài việc làm thế nào để tìm
kiếm thông tin mà mình muốn một cách nhanh nhất và chính xác, thì việc
phân tích xem thông tin đó có đáng tin cậy để sử dụng hay không là việc
vô cùng quan trọng.

Ví dụ về trang tìm kiếm thông tin lớn nhất hiện nay google.com, mỗi lần
bạn gõ một từ khóa vào ô tìm kiếm, trang sẽ trả lại cho bạn hàng ngàn,
hàng triệu kết quả. Giả sử bạn tìm cụm từ: Kỹ năng học tập, trang trả về
83,300,000 kết quả. Vậy làm sao bạn biết trong số đó thông tin nào là
chính xác. Nhưng nếu bạn chỉ cần thêm dấu ngoặc kép vào: “Kỹ năng học
tập” thì trang chỉ còn trả về 300,000 kết quả. Như vậy bạn đã loại bỏ
được 83,000,000 kết quả, giúp bạn có được các thông tin gần đích bạn
cần hơn chỉ bằng một kỹ thuật nhỏ trong việc tìm kiếm thông tin trên
Internet. Vì vậy, hãy trang bị các kỹ năng này một lần mà có thể sử dụng
dài lâu, vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại hiệu quả cho học tập và công
việc của bạn.

05. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & ĐƯA RA


QUYẾT ĐỊNH
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cũng rất cần thiết trong học tập, làm
việc và cuộc sống cá nhân của bạn. Có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống hàng ngày, một số bạn có thể nhờ người khác giải quyết hộ,
nhưng có lẽ không ai có thể đi đến cuối cuộc đời cùng bạn ngoài chính
bạn, vì vậy tự mình có kỹ năng để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
sẽ giúp bạn trở

| 15 |
nên độc lập, tự tin và có các hướng đi hiệu quả, khi đó những người khác
trở thành nguồn thông tin tham khảo cho các quyết định của bạn, thay vì
việc để người khác “làm chủ cuộc đời bạn”.

Ví dụ, bạn không biết vì sao bài thi luận của mình điểm bị thấp trong khi
bạn làm bài rất tốt. Bạn có thể giải quyết theo cách tạm gọi là KOALA
sau:

K: Sự hiểu biết – Kiến thức (Knowledge): Thầy thường công bằng. Thầy
cũng rất cẩn thận thường không nhầm lẫn. Tuy vậy đây là phần mình đã
học rất tốt trước khi thi.

O: Mục tiêu (Objectives): C ần phải biết được mình có bị chấm nhầm điểm
hay không.

A: Phương án (Alternatives): Giả sử bạn lên các phương án: Email cho
thầy nhờ thầy chấm lại; Gọi điện cho thầy; Gặp trực tiếp thầy sau giờ dạy;
Gặp thầy ở giờ nghỉ giải lao. Im lặng không hỏi nữa vì nhỡ thầy phật ý.

L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead): Giả sử sau đó bạn đánh giá rằng
im lặng có vẻ hợp lý vì thầy là người cẩn thận, nhưng bạn lại thấy như vậy
bất công cho mình, và vì thầy cũng là người công bằng nên chắc thầy sẽ
lắng nghe. Gọi điện cho thầy thì sẽ khó nói hết ý mình, viết email thì có
thể làm chậm trễ quá trình kiểm tra vì thầy dạy 6 slot trên ngày rất bận.
Vậy phương án hỏi luôn là hợp lý, nhưng sau giờ thầy sẽ di chuyển sang
lớp khác ngay, vì vậy hỏi trong giờ giải lao là hợp lý.

A: Hành động (Action): Bạn chọn giờ nghỉ giữa 2 slot của buổi ngày mai
để hỏi thầy.

| 16 |
01
Kỹ năng
TỰ NHẬN THỨC
BẢN THÂN

| 17 |
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

I. TÔI LÀ AI? ĐIỂM MẠNH/YẾU?

1. Tôi là ai?

Người xưa đã nói “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” để khẳng định
sức mạnh của khả năng thấu hiểu bản thân và thấu hiểu người khác trong
cuộc sống. Tuy nhiên tâm lý con người lại có xu hướng nhìn ra bên ngoài
nhiều hơn, đánh giá về người khác nhiều hơn mà không thực sự hiểu rõ về
mình.

Albert Camus khẳng định: “Khi ba mươi tuổi, người ta nên biết rõ mình như
trong lòng bàn tay, biết rõ con số cụ thể của những khiếm khuyết và
phẩm chất của mình, biết mình có thể đi xa bao nhiêu, đoán trước những
thất bại”. Còn bạn, bạn đang ở đâu trước ngưỡng cửa cuộc đời? Bạn đã
hiểu được bao nhiêu về bản thân mình? Để được thành công, hạnh phúc
trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là phải thấu
hiểu bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nỗ lực
liên tục chứ không hề đơn giản. Khả năng nhận thức và khả năng lắng
nghe hỗ trợ rất nhiều trong việc thấu hiểu bản thân.

Hàng năm có hàng ngàn tân sinh viên nhập học ngành học mình không
mong muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cũng số
lượng đó, 70% tân cử nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất
nghiệp một thời gian dài vì không tìm được công việc phù hợp cho mình.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn sinh viên
thường không hiểu bản thân mình có gì và mình muốn gì ở cuộc đời này.
Khi được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân
trong vòng 2 - 5 năm tới, hoặc có ước mơ chung chung như “muốn có
việc làm lương cao, ổn định, gia đình hạnh phúc”.

Quá trình để khám phá và thấu hiểu bản thân là quá trình tự vấn, tự đặt
câu hỏi cho chính mình. Tất cả các bạn trẻ dù sớm hay muộn cũng phải
tự trả lời những câu hỏi sau:

- Tôi là ai?
- Tính cách, thái độ ra sao? Niềm đam mê của tôi là gì?
- Kỹ năng, kiến thức, điểm mạnh ở đâu, đã làm được gì và muốn cống
hiến gì cho cuộc sống?
- Triết lý sống của tôi là gì?
- Đối với tôi cái gì là đúng đắn?
- Ý chí, lòng quyết tâm, dám đương đầu để vượt qua khó khăn, thử
thách, có dám mạo hiểm và có sẵn sàng trả giá khi thất bại?

Khám phá và thấu hiểu bản thân giúp chúng ta:

- Nhìn nhận những điểm yếu của bản thân để có thể cải thiện những điểm
yếu của chính mình. Bên cạnh thấu hiểu bản thân cũng nên thấu hiểu về

| 18 |
các nguồn lực bên ngoài, tình hình tài chính, hoàn cảnh của những người
thân, các mối quan hệ sẵn có để quyết định lựa chọn tương lai một cách
phù hợp nhất.
- Hiểu rõ bản thân để có dự tính cho tương lai, và về việc sau này sẽ trở
thành người như thế nào.
- Luôn hiểu được cảm xúc của mình và tại sao lại có cảm xúc đó? Khi bạn
biết mình là ai và mong muốn tương lai mình trở thành người như thế nào.
- Lập các mục tiêu cho tương lai và rút ra bài học từ quá khứ.
- Học từ những sai lầm và thành công của chính bản thân.
- Hiểu được cảm nhận của bản thân và diễn đạt chúng rõ ràng, nghĩa là
có thể tận dụng những điểm tích cực để cảm thấy hạnh phúc, thành
công với các mục tiêu đã đặt ra và giải quyết những điểm tiêu cực xung
đột dễ dàng hơn.

Chúng ta có thể tiếp cận và thấu hiểu bản thân thông qua các Bài trắc
nghiệm về tâm lý như:

- Trắc nghiệm khí chất


- Trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp MBTI
- Mô hình cửa sổ Johari
- Mô hình Tâm lý hình học

2. Thiết lập mục tiêu cuộc đời (Dòng sông cuộc đời):

Nguyên tắc thiết lập mục tiêu (SMART):


Thiết lập mục tiêu là một quá trình bao gồm nhiều bước. Rất nhiều người
khi được hỏi mục tiêu chính trong đời họ là gì, đa số sẽ trả lời rằng:

“Tôi muốn thành công”


“Tôi muốn hạnh phúc”
“Tôi muốn đời sống khấm khá”

Tất cả những điều đó là mơ ước, không phải là một mục tiêu rõ ràng. Mục
tiêu phải theo tiêu chí SMART. Trong tiếng Anh, “smart” có nghĩa là thông
minh, nhưng ở đây từ này được viết tắt bởi các chữ cái sau:

- Cụ thể (Specific)
- Có thể đo lường được (Measurable)
- Có thể đạt được (Attainable/Achievable)
- Có tính thực tiễn cao (Relevant)
- Đúng hạn định (Time – Bound)

Đây là một công cụ hết sức đơn giản được sử dụng để xác định các mục
tiêu một cách rõ ràng.

| 19 |
S – SPECIFIC: Hãy xác định mục tiêu càng cụ thể càng tốt
Nếu bạn đề ra mục tiêu không rõ ràng thì bạn sẽ khó xác định được bạn
cần phải làm những gì để đạt được mục tiêu và bạn sẽ dễ dãi với bản thân
khi bạn không thực hiện đúng theo kế hoạch. Một mục tiêu “thông minh”
đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể,
rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được. Một trong những cách người ta
dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng.

Chẳng hạn, mục tiêu trong 10 năm tới của tôi là mua một ngôi nhà đẹp,
nhưng ngôi nhà này chưa cụ thể. Tôi nhắm mắt lại, hình dung ra ngôi nhà tôi
đang ở sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Có bao nhiêu phòng? Những vật
dụng trang trí trong phòng gồm những gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ được
thiết kế ra sao?

Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng biết chính xác
những gì bạn cần làm để đạt được nó.

M – MEASURABLE: Tìm một đơn vị để mục tiêu bạn đo


lường được

Nhiều bạn xác định mục tiêu là sẽ trở nên giàu có. Tuy nhiên đó vẫn là mục
tiêu chung chung, vì biết bao nhiêu tiền là giàu có. Ví dụ một mục tiêu cụ
thể là “tôi muốn có 5 tỉ đồng trong tài khoản”.

Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc này đảm
bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Bạn biết
được chính xác những gì mình cần đạt được là gì, bao nhiêu. Chẳng hạn, bạn
muốn có một nguồn tài chính ổn định, thì “ổn định” với bạn là như thế nào?
Có thể là nguồn thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/ tháng. Những con số tròn
trĩnh mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy nâng tinh thần, động lực
của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn.

A – ATTAINABLE: Mục tiêu mang tính khả thi và hợp với bạn
Tính khả thi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn cân nhắc
đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là bạn suy nghĩ về khả năng bản thân trước
khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập cho mình một mục tiêu dễ
dàng, đơn giản. Qúa dễ dàng làm cho bạn không cảm thấy thích thú và
được thách thức.

Ví dụ bạn có thể đặt những mục tiêu như trở thành quản lý trong vòng 2
năm khi bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn có thế. Đừng đặt
những mục tiêu kiểu như chạy bộ mỗi ngày 10km hay trở thành tỷ phú
trước 30 bạn sẽ không hoàn thành nó được đâu.

| 20 |
Cẩm nang TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

R – REALISTIC/ RELEVANT: Tính thực tế và liên quan tới


tầm nhìn chung

Liên quan đến tầm nhìn chung có nghĩa là liên quan đến mục tiêu dài hạn
của bạn. Bạn cần phải đặt mục tiêu thực tế với mình mà không cần quan
tâm tới việc xã hội, cha mẹ, bạn bè đặt ra mục tiêu lý tưởng và cao xa cỡ
nào cho mình. Ngoài ra, cũng không nên đặt ra mục tiêu quá cao mà
không đánh giá chính xác các trở ngại cũng như hiểu được cần nâng cấp
những kỹ năng nào để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu bạn đặt ra phải phù hợp và cùng hướng đến mục tiêu lâu dài của
bạn. Vì như bạn có thể đặt những mục tiêu như học tiếng Anh để chuẩn bị
đi du học chứ không phải một ngoại ngữ nào đó, không liên quan đến việc
đi học của bạn. Bạn hãy nhớ nhé ví dụ việc bạn học ngành học có liên
quan đến công việc của bạn hay không. Những hành động hướng mục
tiêu và tập trung vào mục tiêu sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu lớn của
mình nhanh hơn.

T – TIMEBOUND: Hãy có cuộc hẹn cho mục tiêu


Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được
xác định một thời gian cụ thể. Nó tạo cho bạn một đường biên xác định
thời điểm bạn bước lên đỉnh chiến thắng. Trong quá trình cố gắng, bạn biết
được bạn đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh
mức độ phấn đấu. Thay vì bạn nói “mục tiêu của tôi là có 5 tỉ trong tài
khoản” thì hãy nói “Mục tiêu của tôi là có 5 tỉ trong tài khoản khi tôi 35 tuổi”.

| 21 |
Measurable

Attainable

Relevant

Time-bound

MỤC TIÊU TRƯỚC MẮT

Mục tiêu trước mắt là kế hoạch có thể hoàn thành trong vòng 6 tháng.

Ví dụ:
Hôm nay, tôi sẽ làm bài tập về nhà
Tôi sẽ vượt qua kỳ thi trong hai tháng tới
Tôi sẽ đi dụ lịch Nhật Bản trong 3 tháng tới

Đặt ra mục tiêu ngắn hạn có thể giúp bạn lập kế hoạch để hoàn thành
những công việc sẽ xảy ra trong tương lai gần. Khi bạn đề ra những mục
tiêu thì hãy viết ra và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được chúng, như
vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn.

Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là giành được điểm tốt trong kì thi hai
tháng tới thì hãy ngồi xuống và ghi ra bạn sẽ chuẩn bị như thế nào để
có thể làm tốt bài thi:

- Bạn sẽ xắp xếp thời gian học như thế nào?


- Bạn dành bao nhiêu thời gian?
- Bạn sẽ học ở đâu?
- Ai sẽ động viên bạn?
- Bạn sẽ học với thời gian bao lâu?

Nếu bạn thực hiện theo kế hoạch, có thể bạn sẽ làm tốt bài thi. Như vậy
bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

| 22 |
MỤC TIÊU DÀI HẠN

Mục tiêu dài hạn là kế hoạch có thể hoàn thành trong một năm hoặc lâu
hơn.

Chẳng hạn như:


Tôi sẽ đi học đại học để trở thành Kỹ sư công nghệ thông tin
Tôi sẽ đi làm ở một công ty chất lượng cao
Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp trong 7 năm nữa.

Mục tiêu dài hạn là những kế hoạch giúp bạn đạt được ước mơ của mình.
Khi bạn lập ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu bạn sẽ tránh
được những hành vi có thể cản trở việc bạn đạt được ước mơ đó. Mục
tiêu dài hạn được hoàn thành nhờ việc hoàn thành các mục tiêu ngắn
hạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học ở một trường đại học uy tín bạn cần phải
lập ra các kế hoach ngắn hạn để giành được điểm tốt ở trường, để sau
này có thể làm tốt bài thi đại học và tránh xa thói quen xấu - cái có thể
làm bạn mất cơ hội đặt chân vào cổng trường đại học. Nếu bạn bỏ qua
những việc mà bạn cần phải làm ngay từ bây giờ có nghĩa bạn đang đánh
mất cơ hội để thực hiện ước mơ của mình.

Tháp mục tiêu là một công cụ giúp bạn mô hình hóa mục tiêu cuộc sống.
Cách thức là bạn nên đặt ra thời hạn ít nhất 5 năm cho những mục tiêu
nhỏ hơn cần hoàn thành để đạt được mục tiêu cuối cùng. Sau đó, tiếp tục
đặt ra mục tiêu trong 1 năm, 6 tháng và 1 tháng để từng bước từng bước
tiến tới.

| 23 |
Để xây dựng tháp mục tiêu bạn cần phải:

- Tìm hiểu những yêu cầu của công việc đó (yêu cầu công việc, bản mô tả
công việc…).
- Tìm hiểu những người làm quản lý trong lĩnh vực ta muốn thành công
trong tương lai.
- Tìm hiểu từ những người thành công.

Ví dụ: Để trở thành 1 giáo viên, hiện tại bạn đang là sinh viên sắp
ra trường:

GIÁO VIÊN

Ví dụ: Xây dựng tháp mục tiêu cho công việc kỹ sư cơ khí với các yêu
cầu sau:

- Mạnh khỏe, nhanh nhẹn.


- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ chế tạo máy.
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm kỹ sư cơ khí tại các Nhà máy công
nghiệp như cấp điện, thép, cán, nguội…
- Sử dụng thành thạo máy tính, vẽ Autocad.
- Anh ngữ trình độ C.
- Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.

| 24 |
BÀI TẬP CÁ NHÂN
HOẠCH ĐỊNH CUỘC ĐỜI

VISION MISSION CORE VALUE

3 MỤC TIÊU QUAN TRỌNG


SAU 5 NĂM

01 02 03

| 25 |
II. CỬA SỔ NHẬN THỨC BẢN THÂN JOHARI:

1. Khái niệm:

Khái niệm Johari được viết tắt từ tên hai người xây dựng và phát triển là
Joseph Luft và Harry Ingham, đây là một dạng mô hình giao tiếp tự bộc
lộ, tự bạch và phản hồi giữa các cá thể trong một nhóm quan hệ hoặc
nhóm này với nhóm khác. Trong đó:

- Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông
tin về bản thân.
- Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản
thân mình chính từ những phản hồi của người khác.

Như vậy, khi chúng ta sử dụng mô hình “cửa sổ Johari” sẽ tạo ra những
mối quan hệ mang tính chất ràng buộc, giúp các cá nhân trong một
nhóm thấy hiểu nhau hơn, có thể thoải mái bộc lộ bản thân, đưa ra những
phản hồi tích cực với người khác và đón nhận phản hồi ngược lại. Điều
quan trọng nhất khi sử dụng khái niệm này là bạn cần thể hiện một cách
chân tình để tạo nên niềm tin với mọi người trong nhóm, từ đó sẽ xây
dựng được mối quan hệ tốt và đem đến nhiều hiệu quả trong công việc
và cuộc sống.

2. Mô hình và giải thích về cửa sổ Johari:

#2: Ô MÙ

(khám phá)

| 26 |
Diễn giải mô hình cửa sổ Johari:

Mô hình cửa sổ Johari bao gồm 4 ô với nội dung khác nhau, trong đó mỗi
cửa sổ có mối liên hệ mật thiết với nhau, thể hiện những thông tin chi tiết
về cá nhân, cảm nhận, động cơ và con người.

Cửa số 1: Ô Mở

Đây là nơi bạn có thể chia sẻ thông tin một cách thoải mái, những gì mà
bạn biết và mọi người cũng biết. Chúng ta nên đi theo hướng thảo luận
với nhau nhiều hơn là chia sẻ!

Cửa số 2: Ô Mù

Như chúng ta đã biết, tự đánh giá về bản thân là điều rất khó, đôi khi
những điều chúng ta không biết về mình nhưng lại được nhìn nhận một
cách rõ nét nhất từ người khác. Ví dụ: người khác nhận thấy bạn không
thích hợp với cái gì đó (việc làm, giải trí, ăn uống...), không có năng lực
hoặc không có giá trị trong một hoàn cảnh nào đó.

Cửa số 3: Ô Ẩn

Có lẽ đây là phần nhạy cảm nhất vã dễ gây ra những hiểu lầm trong một
mối quan hệ! Việc người khác đánh giá sai về bạn hoàn toàn có thể, vì sao
lại như vậy? Thứ nhất, để đánh giá người khác một cách chính xác là cả
một quá trình gắn bó với nhau. Thứ hai, bản chất của mỗi người thường
chỉ thể hiện ra bên ngoài 20% mà thôi.

Ví dụ: Bạn là một người vui tính, tuy nhiên lại khá rụt rè khi ở trong đám
đông toàn những người lạ! Từ đó suy ra người khác chỉ nhìn nhận thấy sự
rụt rè ở bạn mà bỏ qua tính cách “vui vẻ” nếu chỉ tiếp xúc qua loa hoặc đó
có thể không phải là một mối quan hệ bền vững!

Cửa số 4: Ô Đóng

Đây là nơi tồn tại những đặc điểm của mỗi người (người ta gọi là tính
cách thứ hai) và cả bạn và người khác đều không thể nhận biết qua vẻ bề
ngoài. Quá trình này gọi là “tự bạch”, chúng ta cần cho và nhận thông tin
với nhau trong khi giao tiếp bởi. Hãy chia sẻ một cách cởi mở, trao đổi
thật nhiều thông tin để xây dựng niềm tin với nhau.

3. Cách sử dụng công cụ này:

Mỗi quá trình mở rộng từ cửa sổ này sang cửa sổ khác được gọi là sự
phản hồi. Nói một cách dễ hiểu hơn:

- Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: Bạn có thể chia sẻ.
- Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: Bạn có thể học hỏi.
- Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: Bạn có thể thảo luận.

| 27 |
- Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: bạn có
thể tự bạch để khơi gợi niềm tin từ người đó.

Đối với những trường hợp trong một tập thể bất kỳ, một thành viên mới
luôn luôn giữ một vị trí nhỏ trong cửa số 1: Ô mở. Bạn sẽ có rất ít thông tin
để chia sẻ với người trong nhóm, vì vậy để có thể tạo ra những ấn tượng
tốt, hãy chủ động lắng nghe và tiếp nhận sự phản hồi từ các thành viên
trong nhóm và mở rộng sang cửa số 2: Ô mù.

Ngoài ra, thành viên trong một nhóm có thể mở rộng cửa số 1 sang các cửa
sổ khác (số 2, 3, 4) bằng cách hỗ trợ nhau, chủ động chia sẻ thông tin,
đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng.

Khi mức độ tự tin và sự tôn trọng giữa mỗi người được tăng cao, chúng ta
càng dễ hiểu nhau hơn, cởi mở hơn trong mỗi mối quan hệ.

4. Giá trị cốt lõi cần nắm

Điểm quan trọng nhất trong khái niệm “cửa sổ Johari” là bạn phải đặt mục
tiêu mở rộng Ô Mở của mình và tất cả mọi người. Khi chúng ta cởi mở với
người khác sẽ làm cho hiệu quả cá nhân và hiệu quả nhóm được nâng cao.
Ô Mở là không gian phù hợp nhất để có thể giao tiếp một cách thoải mái,
từ đó phát triển các mối quan hệ trở nên bền vững, tránh được những sự
hiểu nhầm dẫn đến kết quả không mấy tốt đẹp!

III. PHONG CÁCH HỌC TẬP VAK:

1. Phương pháp học tập VAK là gì?

Bạn có biết rằng mỗi con người chúng ta có 3 cách tiếp nhận thông tin?
Đó là: Tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh (Visual), bằng âm thanh
(Auditory) và cuối cùng là tiếp nhận thông tin bằng vận động
(Kinesthetic). Và một điều nữa có thể bạn chưa biết đó là mỗi người chúng
ta có cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Nói đơn giản là có người học
hiệu quả bằng cách nhìn, đọc sách, nhìn lên bảng; có người học hiệu quả
hơn nếu được nghe giảng, nói trực tiếp; và cũng có người học là phải vận
động, thực hành nhiều thì mới hiệu quả.

*Thực hành làm trắc nghiệm (file phụ lục).

2. Kết quả trắc nghiệm VAK

Nếu bạn chọn nhiều kết quả A nhất, nghĩa là bạn có phương pháp học
bằng “Hình ảnh” (Visual) nổi trội nhất.

Nếu bạn chọn nhiều kết quả B nhất, nghĩa là bạn có phương pháp học
bằng “Âm thanh” (Auditory) nổi trội nhất.

Nếu bạn chọn nhiều kết quả C nhất, nghĩa là bạn có phương pháp học
bằng “Vận động” (Kinesthetic) nổi trội nhất.

| 28 |
ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI HỌC BẰNG THỊ GIÁC (VISUAL):

- Bạn thường để ý ghi nhớ các chi tiết hoặc màu sắc từng nhìn thấy.
- Biết cách sắp xếp và phối màu sắc trong trang phục.
- Trầm tĩnh với mọi người xung quanh.
- Có thói quen ghi chép lại mọi thứ trong quá trình thảo luận và ôn tập lại
rất nhanh.
- Có thói quen dùng bút dạ quang đánh dấu cho những tiêu đề, mục đích
khác nhau.
- Thường thực hành bằng cách nhìn vào bức ảnh hay những từ ngữ. Hình
ảnh hóa thông tin để dễ ghi nhớ.
- Nhớ lâu khuôn mặt của những người bạn đã từng gặp mặt (nhưng có
thể quên tên).

Khuyến nghị:

- Bạn cần nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để
dễ tập trung và tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn.
- Bạn nên tập tư duy bằng hình vẽ và học tốt nhất từ các hình minh họa
như: biểu đồ, sách có hình minh họa, phim, video, tờ tóm tắt nội dung.
- Bạn nên ngồi phía trên lớp học để tránh những vật che tầm nhìn như
đầu người.
- Nên sử dụng giấy ghi chú hoặc sticker để ghi lại tài liệu, từ vựng và thuật
ngữ cho một khóa học cụ thể.
- Nhập lại các ghi chú sử dụng các phông chữ khác nhau, in đậm và gạch
dưới các khái niệm và các sự kiện quan trọng.
- Nên sử dụng từ điển, tất cả các tín hiệu trực quan như: âm tiết, định
nghĩa, cấu hình.

ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI HỌC BẰNG THÍNH GIÁC AUDITORY:

- Rất nhạy cảm, dễ bị phân tâm bằng âm thanh.


- Phát biểu một cách ngẫu hứng.
- Có khả năng nhận biết giọng nói của người quen trên điện thoại trước
khi đối phương xưng danh.
- Khi ngồi nói chuyện nửa thân trên hơi đổ về phía trước hoặc nghiêng tai
lắng nghe.
- Giọng nói có tiết tấu, biến hóa, có khả năng điều chỉnh ngữ điệu trong
giọng nói.
- Thường xuyên nói chuyện trong lớp học.
- Thường là người dẫn dắt câu chuyện.
- Trí nhớ nhanh nhưng không sâu.

Khuyến nghị :

- Cần học trong môi trường yên tĩnh để tăng khả năng chú ý như phòng
học phải đặt nơi yên tĩnh. Tránh các tiếng động như nhạc, sự di chuyển và
hoạt động của mọi người xung quanh. Trong lớp học hoặc hội trường, nên
chọn vị trí phù hợp để tránh các tiếng động gây thiếu tập trung như: vị trí
gần đầu bàn hơn.

| 29 |
- Dùng máy ghi âm để ghi lại các bài giảng thay cho quá trình ghi chép.
Cũng cần rèn luyện các kĩ năng viết tóm tắt những vấn đề quan trọng mấu
chốt.
- Đọc to và ôn lại với người khác các bài học bằng cách thực hành lời nói
lặp đi lặp lại nhiều lần để thính giác tiếp thu và truyền lên bộ nhớ nhanh hơn.
- Học nhóm và thảo luận, trao đổi ý kiến của bạn bè bằng ngôn ngữ nói.
Dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ và kể chuyện để chứng minh quan
điểm của bạn.
- Để nắm bắt vấn đề nhanh hơn và ghi nhớ sâu, bạn cần tự sáng tạo ra các
thuật ngữ riêng của bản thân để ghi nhớ. Sử dụng ngón trỏ dò theo văn
bản để tránh việc bỏ qua các từ hay cả dòng.

ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI HỌC BẰNG VẬN ĐỘNG (KINESTHETIC):

- Thường đi lòng vòng khi nghe điện thoại hoặc khi học bài thì bạn mới tập
trung.
- Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể dễ nổi cáu do nhu cầu
thích nghi hoạt động và khám phá.
- Việc học liên quan tới thể dục thể chất.
- Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.
- Đi thực tế mới lĩnh hội được hết kiến thức.
- Thảo luận trong một nhóm nhỏ (2 - 3 người trong một nhóm).
- Thích thể thao, khiêu vũ, chạy nhảy, lặn, bơi lội.
- Phiêu lưu, cạnh tranh, thách thức.
- Hành động cần sự vận động nhiều của cơ bắp.
- Có thể đồng thời nghe nhạc khi học.

Khuyến nghị:

- Học trong khoảng thời gian ngắn, không nên ngồi lâu một chỗ để tiếp thu
việc học. Thay đổi địa điểm mỗi khi nghỉ ngơi để giúp thả lỏng chân tay và
tạo cơ hội di chuyển, vận động cơ thể khi học.
- Nên tạo nhiều cơ hội thí nghiệm, chẳng hạn như các khóa học phòng thí
nghiệm và phòng thu.
- Tối ưu hóa học nhóm/ trò chơi/ mô phỏng. Tham gia vào chuyến đi thực tế.
- Sử dụng kỹ thuật về vận động – cử chỉ tay.
- Tham gia vào các khóa học vận động cơ thể bởi vì nó được xem như là
một khái niệm của đam mê.
- Di chuyển vòng quanh hoặc chơi với một món đồ chơi nhỏ trong tay có
thể giúp bạn giảm căng thẳng để tập trung hơn.

LƯU Ý:

Trong thực tế, chúng ta sử dụng cả 03 phương pháp học này để học hỏi và
tiếp nhận thông tin mới. Tuy nhiên, thường có khuynh hướng sử dụng một
phương pháp nào đó trội hơn so với các phương pháp còn lại. Do vậ y, bài
kiểm tra VAK này chỉ giúp bạn hiểu rõ đối với bản thân bạn, phương pháp
học nào là hiệu quả nhất (hình ảnh, hay âm thanh hay vận động). Nó giúp
nâng cao đáng kể hiệu quả học tập của bạn.

| 30 |
Không có cách học đúng hay sai. Điều quan trọng là bạn xác định cách
học nào là phù hợp với bạn nhất.

IV. HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG (ACTIVE LEARNING):

1. Học tập chủ động là gì?

Học tập chủ động là một quá trình đòi hỏi kinh nghiệm và sự chú tâm
nhưng cũng đầy hấp dẫn.

Thông qua nó, bạn có thể khám phá một loạt những trải nghiệm học tập
hiệu quả hơn và trở nên có trách nhiệm hơn với việc học. Điều này đặc
biệt quan trọng trong một môi trường học tập online khi bạn không thể
gặp bạn học hay giáo viên của mình.

Hãy bắt đầu bằng việc xác định nội dung (nghiên cứu gì?) và thiết lập
mục tiêu (học được gì?). Tiếp đến, đọc, nghiên cứu tài liệu. Rồi xây dựng
những hoạt động có thể hỗ trợ bạn học và trao đổi về những gì đã học
được. Bạn sẽ không thích một vài thứ, nhưng cũng sẽ có những thứ hợp
với phong cách học tập của bạn.

Bạn có thể tự thực hiện các hoạt động sau:

- Lắng nghe chủ động: lắng nghe một cách có chủ ý vào người đang nói,
dù là trong giờ học, một cuộc nói chuyện hay trong một nhóm, để hiểu nội
dung đang được trình bày. Là người lắng nghe, bạn nên có khả năng “tua
lại” hoặc lặp lại những gì đã được nghe theo cách của mình đến mức có
thể khiến người nói hài lòng. Điều này có nghĩa là bạn hiểu điều họ nói hơn
là đồng tình với họ.

- Nhìn/ Quan sát: Nhìn vào các hình ảnh, như là biểu đồ hay bản đồ (ví
dụ, Hình nón Học tập ở bên dưới). Cố gắng hiểu cách dùng và tầm quan
trọng của mỗi hình ảnh bằng cách sử dụng những từ khóa bạn nghĩ ra.
Những dấu hiệu ngôn ngữ, như tiêu đề và tên tác giả, và những dấu hiệu
thị giác như đường thẳng, màu sắc, cách phân bố thị giác... sẽ giúp bạn
diễn dịch và hiểu thông tin mà không cần dùng tới từ ngữ. Thường thì bối
cảnh của hình ảnh, như các minh họa trong sách, hàng mẫu trong
catalogue hay các biểu đồ trong báo cáo tài chính, là rất quan trọng để
hiểu nội dung. Vậy nên một bức tranh cũng sẽ có nhiều ý nghĩa hơn khi
đặt trong thời đại, phong trào nghệ thuật…. của bức tranh đó.

| 31 |
10%
Nghe
20%
Nhìn
30%

50%

70%

90%

MÔ HÌNH NÓN HỌC TẬP CỦA EDGAR DALE (1969)

- Nhìn và lắng nghe: Bên cạnh những bài giảng PowerPoint, truyền thông
đa phương tiện và phim ảnh cũng có lợi thế khi thể hiện minh họa và nội
dung theo những định dạng mới (và hấp dẫn).

Việc làm mẫu và những chuyến thực địa giúp xây dựng những trải nghiệm
giúp cho bạn với tư cách một cá nhân nhưng có được kiến thức được chia
sẻ về một chủ đề.

Chúng cũng giúp cho bạn thấy được cách những khái niệm được thao tác
hóa trong những tình huống hay quá trình thực tế.

Nhớ rằng: Bạn không cần phải đi thăm quan với lớp để hiểu những kiến
thức được học! Hãy liệt kê những tổ chức, nhà máy,… và gửi email hoặc
gọi điện để xin một chuyến thăm quan. Đừng hy vọng rằng những người
chuyên nghiệp sẽ dừng công việc của mình vì bạn.

Trong quá trình học tập “chủ động”, một nhóm có thể thực hiện nhiệm vụ
hiệu quả hơn. Trong nhóm, bạn chia sẻ trách nhiệm tham gia và hợp tác,
tận dụng điểm mạnh của mỗi người và phụ thuộc vào nhau để quản lý đề
tài và học tập hiệu quả.

Lớp học, những bài thuyết trình trực tiếp và công khai:
Phát triển, luyện tập và thực hiện những bài phát biểu và thuyết trình; các
chương trình tương tác và đa phương tiện; báo, websites và blog,…

| 32 |
Các bước để phát triển những hình thức này bao gồm:

- Xác định mục tiêu.


- Phát triển giọng văn và điểm nhìn của bạn.
- Xác định và viết cho một đối tượng cụ thể.
- Lập sơ đồ nội dung chương trình.
- Xác định công cụ thuyết trình/ nguồn lực và công nghệ giao
tiếp.
- Lên kịch bản/ phát triển bài viết, luyện tập và trình bày nó.
- Lưu giữ thông điệp của bạn.
- Đánh giá cách bạn có thể làm tốt hơn.
Với tư cách một bài tập, đây không phải một quá trình học tĩnh mà là một
quá trình chủ động. Áp dụng và củng cố những gì bạn đã học; không chỉ
là nội dung mà còn là quá trình phát triển nó.

Trong quá trình biến nội dung thành thông điệp, bạn sàng lọc những gì
bạn nghĩ mình biết và khám phá ra những điều bạn cần phải hiểu rõ hơn
bởi vì giao tiếp phụ thuộc vào việc phát triển thông điệp hướng đến một
đối tượng cụ thể.

Nếu là một dự án nhóm, bạn còn có cơ hội chia sẻ quan điểm và kỹ năng,
mỗi quá trình đều cần phải cởi mở trong việc nhận đánh giá bao gồm việc
hỏi, lắng nghe và đánh giá các câu trả lời.

- Nói và làm: Bạn càng làm việc nhiều với nội dung đã học, bạn càng dễ
dàng nhớ lại chúng. Ví dụ bao gồm việc phỏng vấn và phát triển những
câu chuyện kể; đóng vai, trình diễn, tranh luận từ những góc nhìn khác
nhau; nghiên cứu trường hợp và học, chơi trò chơi, mô phỏng dựa trên vấn
đề; các dự án và tiểu luận nghiên cứu; phát triển các mô hình; dạy học bao
gồm phát triển các công cụ đánh giá (câu hỏi kiểm tra), tổ chức các buổi
thảo luận và đánh giá. Không có cách nào để học ngoại ngữ tốt hơn
là học trong môi trường của nó.

Thế viết nằm ở đâu?

Viết là giao tiếp/ thể hiện những gì mà bạn đã học được, là phương pháp
đánh giá những gì bạn biết và cũng là một hoạt động học tập chủ động.
Học theo cặp hoặc theo nhóm, trực tuyến hoặc trực tiếp, bạn có thể đọc
và tương tác với những gì người khác đăng lên/ viết, trả lời và cung cấp
nhận xét trong một môi trường hợp tác, thậm chí là hợp tác trong việc
phát triển một bài tập. Hãy hiểu việc viết như một quá trình thay vì chỉ là
một bài tập viết nháp và sửa lại đơn giản.

Mục tiêu là chọn lọc giá trị thông điệp cho một đối tượng độc giả, và để
làm điều đó bạn cần một độc giả! Học cách trao đổi nhận xét về một bài
tập. Học cách lắng nghe bình luận của những người làm cùng như thể họ
là đối tượng bạn hướng đến: Cách họ hiểu chúng; hoặc mong chờ hiểu:
Những điểm mạnh và điểm yếu, quan điểm… Vai trò của ngữ pháp và từ
vựng bạn đang dùng là gì? Nó thể hiện rõ nhất khi bạn viết một đoạn văn,
hoặc bài luận. Dù làm việc nhóm hay trò chuyện trực tuyến, việc có ngữ
pháp và từ vựng phong phú sẽ là nền tảng cho những tình huống công
việc sau này!
| 33 |
TRẮC NGHIỆM XÁC ĐỊNH VAK

Bạn là típ người như thế nào? hãy cùng làm bài trắc nghiệm sau để biết
bạn phù hợp với phương pháp học tập như thế nào nhé:

1. Khi tôi sử dụng một thiết bị mới, 7. Khi đi mua sắm, tôi thường:
tôi thường: a. Tưởng tượng bộ quần áo mình
a. Đọc hướng dẫn sử dụng trước. muốn mua sẽ trông như thế nào.
b. Nghe hướng dẫn từ một ai đó đã b. Tham khảo ý kiến với người bán
từng sử dụng rồi. hàng.
c. Cứ thử sử dụng, tôi sẽ biết cách sử c. Mặc thử xem như thế nào.
dụng nó như thế nào. 8. Khi tôi lựa chọn cho kỳ nghỉ, tôi
2. Khi cần tìm đường đi, tôi thường: thường:
a. Xem bản đồ a. Đọc nhiều tờ rơi quảng cáo.
b. Hỏi ai đó đường đi b. Nghe những gợi ý của bạn bè.
c. Đi theo linh cảm của bản thân hay có c. Tưởng tượng khi mình tới những
thể sử dụng một cái la bàn. nơi đó sẽ như thế nào.
3. Khi thử nấu một món ăn mới, tôi 9. Khi tôi muốn mua một chiếc xe
thường: mới, tôi thường:
a. Làm theo công thức nấu đã được a. Đọc nhận xét trên các báo và tạp
viết sẵn. chí.
b. Gọi cho một người bạn nào đó và b. Trao đổi những yêu cầu của mình
nhờ hướng dẫn. với bạn bè.
c. Là m the o b ả n n ăng v à t ự t hử c. Thử chạy nhiều loại xe khác nhau
nghiệm trong lúc nấu. trước khi quyết định mua.
4. Nếu tôi phải dạy người khác 10. Khi tôi học một kỹ năng mới,
một cái gì đó mới, tôi thường: tôi thường:
a. Ghi rõ hướng dẫn cho họ. a. Quan sát những gì giáo viên làm.
b. Hướng dẫn họ bằng lời nói. b. Thảo luận kỹ càng với giáo viên
c. Làm mẫu cho họ trước, sau đó để những thứ mà mình phải làm.
họ làm theo.
c. Tự mình làm thử và học hỏi trong
5. Tôi thường hay nói:
quá trình làm.
a. “Hãy xem tôi làm”.
b. “Hãy nghe tôi hướng dẫn”. 11. Khi chọn một món ăn từ thực
c. “Bạn cứ làm thử đi”. đơn, tôi thường:
6. Khi có thời gian rảnh rỗi, tôi
thường: a. Tưởng tượng thức ăn khi mang ra
sẽ trông như thế nào.
c. Đi đến viện bảo tàng hay phòng
tranh. b. Tự trao đổi với bản thân (hoặc với
b. Nghe nhạc hay nói chuyện phiếm người bạn nếu đang đi cùng) nên
với bạn bè. chọn món ăn nào.
c. Chơi thể thao hay tự tay sửa chữa c. Tưởng tượng thức ăn khi mang ra
đồ đạc trong nhà. sẽ có mùi vị như thế nào.

| 34 |
12. Trong quá trình học, tôi thích 18. Khi phải ôn tập cho một kỳ thi,
giáo viên: tôi thường:
a. Dùng nhiều sơ đồ, hình ảnh minh a. Viết ra nhiều giấy nháp ôn bài,
họa. hoặc vẽ biểu đồ tóm tắt.
b. Giải thích kỹ càng bằng nhiều b. Tự trao đổi với bản thân hoặc
cách khác nhau. học theo nhóm, trao đổi với bạn bè.
c. Hướng dẫn cho các học viên tự c. Đi tới đi lui, liên tưởng đến các
làm để rút ra bài học. công thức qua các cử chỉ tay chân.
13. Khi tôi nghe một ban nhạc chơi, 19. Trong lớp học, tôi hay bị mất
tôi thường: tập trung khi:
a. Quan sát các thành viên trong a. Thấy một cái gì đó ngoài cửa sổ.
ban nhạc cũng như các khán giả. b. Nghe thấy một tiếng động gì đó.
b. Lắng nghe lời bài hát và điệu c. Ngồi yên quá lâu.
nhạc.
c. Thả mình và nhảy múa theo điệu 20. Khi giải thích cho ai một điều
nhạc. gì đó, tôi thường:
14. Khi tôi tập trung, tôi thường: a. Cho người đó xem ý của mình là gì.
a. Tập trung vào các từ ngữ và hình b. Giải thích nhiều cách khác nhau
ảnh trước mắt mình. cho đến khi họ hiểu.
b. Tự thảo luận các vấn đề và giải c. Khuyến khích họ thử và giải thích
pháp khả thi trong đầu mình. trong lúc họ đang làm.
c. Đi tới đi lui, quay bút hay bấm 21. Tôi rất thích:
đầu bút, nhịp chân, hay làm một cái
gì đó. a. Xem phim, chụp ảnh, ngắm các
tác phẩm nghệ thuật hoặc ngắm
15. Tôi thường chọn sản phẩm nội người đẹp.
thất hoặc gia dụng dựa trên: b. Nghe nhạc, radio hay nói chuyện
a. Màu sắc và vóc dáng của chúng. với bạn bè.
b. Những thông tin mà người bán c. Tham gia các hoạt động thể thao,
hàng đưa. khiêu vũ hoặc thưởng thức món ăn,
c. Chất liệu của sản phẩm và cảm thức uống ngon.
giác khi sờ vào.
22. Trong một hành trình dài,
16. Khi bồn chồn lo lắng, tôi thường: tôi thường:
a. Tưởng tượng tình huống xấu nhất a. Ngắm cảnh ngoài cửa sổ hay đọc
có thể xảy ra. sách, báo, tạp chí.
b. Tự nói với mình về điều khiến b. Nghe nhạc hoặc nói chuyện với
những người ngồi cùng chuyến.
mình lo nhất.
c. Mong đợi được tới các trạm dừng
c. Không ngồi yên được, phải đứng
để có thể đi lại cho thoải mái.
ngồi hoặc di chuyển liên tục.
17. Tôi thường có cảm tình với 23. Trong những lúc rảnh rỗi, tôi thích:
người khác bởi: a. Xem tivi.
a. Vẻ ngoài của họ. b. Trò chuyện với bạn bè.
b. Những lời họ nói với mình. c. Tham gia các hoạt động hoặc có
c. Họ làm mình cảm thấy ra sao. việc gì đó để làm.

| 35 |
24. Khi tôi làm quen với một người, c. Làm và luyện tập các hoạt động,
tôi thường: hoặc tưởng tượng những điều đó
a. Sắp xếp gặp mặt trực tiếp. được làm như thế nào.
b. Nói chuyện với họ qua điện thoại.
c. Sắp xếp tham gia chung một 31. Nếu phải phản ánh về
hoạt động gì đó để làm quen nhau. những sản phẩm có lỗi tôi sẽ
làm bằng cách:
25. Tôi thường để ý người khác: a. Viết một lá thư phản ánh.
a. Qua cách họ ăn mặc và vẻ bề ngoài b. Phản ánh qua điện thoại.
như thế nào. c. Gửi trả sản phẩm lại công ty.
b. Qua cách họ nói chuyện như thế 32. Tôi thường nói:
nào.
c. Qua cách họ đi đứng như thế nào. a. Tôi thấy ý của bạn là gì rồi.
b. Tôi nghe bạn nói gì rồi.
26. Khi tức giận, tôi thường: c. Tôi biết bạn cảm thấy như thế nào.
a. Liên tục hồi tưởng lại trong
đầu điều gì đã khiến mình
không vui.
b. Lên tiếng cho mọi người biết
mình cảm thấy như thế nào/.
c. Đạp bàn ghế, đạp cửa hoặc
các hành động khác để trút cơn
giậnTôi
27. . thấy mình có khả năng
nhớ tốt:
a. Khuôn mặt người khác.
b. Tên người khác.
c. Những việc tôi đã làm.

28. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể


biết ai đó đang nói dối khi:
a. Họ tránh nhìn mình.
b. Họ thay đổi giọng nói.
c. Họ biểu lộ những cử chỉ lạ.

29. Khi tôi gặp lại một người


bạn cũ:
a. Tôi thường nói: “Lâu rồi không
gặp bạn!”
b. Tôi thường nói: “Lâu rồi không
nghe tin gì của bạn!”
c. Tôi thường ôm, bắt tay hay khoác
vai người đó.

30. Tôi có khả năng nhớ tốt


nhất khi:
a. Viết ghi chú, hoặc giữ lại những
tài liệu đã được in ra hay ghi chép
cẩn thận.
b. Đọc to hoặc lặp đi lặp lại từ ngữ,
các ý chính trong đầu mình.

| 36 |
GHI CHÚ

| 37 |
02
Kỹ năng
ĐỌC SÁCH

| 38 |
KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỌC SÁCH: KWL LÀ GÌ?

1. Thế nào là sách hay?

- Làm cách nào để nhìn ra nó và tìm ra nó?


- Sách hay, đây là nói về sách học trước hết. Tùy theo loạn, mỗi lại đều có
cái hay của nó và cách lựa chọn cùng việc đánh giá cũng khác nhau xa.
- Bắt đầu bằng cách loại trừ:

+ Loại trừ đầu tiên những thứ sách mà dài nhẳng nhẳng, mà to lớn nặng
nề.
+ Loại trừ sách buồn chán.
+ Loại trừ sách khó hiểu.
Andre’ Maurois khuyên ta: “Chúng ta nên tin cậy nơi sự lựa chọn của các
thế kỉ qua. Một người có thể lâm một thế hệ có thể lầm, nhưng cả nhân
loại không thể lầm. Home’re, Shakespeare, Molie’re, chắc chắn là những
người xứng đáng với danh tiếng của họ. Chúng ta sẽ chuộng các tác giả
này hơn là các nhà chưa chịu sự thử thách của thời gian.

2. Mô hình KWL là một bảng gồm 3 cột chính với tên gọi từng cột:

- K (Know): Biểu thị những điều trẻ biết.


- W (Want to Know): Biểu thị những điều muốn biết.
- L (Learned): Biểu thị những điều trẻ đã học được, đã rút ra được khi tiến
hành hoạt động học, học, nghiên cứu.

WHATI K NOW WHAT WHATI LEARNED


I WANT TO KN OW

| 39 |
II. KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH (READING SKILL):

1. Kỹ năng đọc nhanh: Skim & Scan:

- Skim là phương pháp bạn chỉ tìm kiếm ý chính của bài đọc. Với skim bạn
không cần đọc toàn bộ bài mà vẫn nắm được ý chính, nhờ đó tăng tốc độ
đọc và tiết kiệm được thời gian.

Khi nào nên dùng skim?


Bạn nên dùng phương pháp này khi đang tham gia lớp kỹ năng thuyết
trình và phải đưa ra một báo cáo trong vài ngày tới (thời gian ngắn) về
chiếc máy tính đầu tiên được phát minh, bạn tìm được 6 cuốn sách và 4 bài
báo về chủ đề này. Phải chuẩn bị cho bài đó một cách nhanh chóng, bạn
không có đủ thời gian để đọc kỹ từng từ, nhưng vẫn cần thu thập lượng
thông tin lớn và chính xác, đáng tin cậy. Skimming sẽ giúp bạn xác định
thông tin một cách nhanh nhất, đảm bảo rằng đang sử dụng thời gian
khôn ngoan.

Làm thế nào để skim?


Nhiều người nghĩ rằng đó là việc đọc lướt qua thật nhanh bài đọc, nhưng
không phải vậy. Để skim một cách có hiệu quả thì bạn không phải đọc tất
cả bài, mà sẽ có một cấu trúc. Cái bạn đọc quan trọng hơn cái bạn bỏ qua.
Vậy thì đâu là phần nên đọc và đâu là phần có thể bỏ qua?

Ví d ụ: Bây giờ bạn đang nghiên cứu một chương rất dài hoặc website.
Bằng cách đọc đoạn văn đầu tiên một cách chi tiết, bạn sẽ có được cái
nhìn tổng quát về nội dung sẽ được bàn đến trong cả bài. Phần cần đọc
sẽ ở đầu, vì vậy bạn có thể bắt đầu đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn
(câu chủ đề), chúng sẽ cung cấp ý chính của toàn đoạn. Nếu bạn vẫn
c h ư a c ó đ ư ợ c ý c h í n h t ừ c â u c h ủ đ ề h o ặ c n ế u đ o ạ n v ă n t h u h ú t s ự c h ú ý,
bạn cần phải đọc thêm.

Vào cuối mỗi câu chủ đề, bạn nên đưa mắt nhìn lướt qua toàn đoạn văn
để tìm kiếm thông tin như tên, ngày hoặc sự kiện trong đoạn văn đó. Tiếp
tục đọc các câu chủ đề, nhìn lướt qua đoạn văn cho đến khi bạn đọc gần
hết bài. Do một số đoạn văn cuối sẽ chứa thông tin tóm tắt, tổng kết, kết
luận, vì vậy bạn có thể dừng việc skim và đọc một cách chi tiết. Nên nhớ
rằng việc đọc hiểu toàn bộ khi dùng phương pháp này sẽ thấp hơn khi
bạn đọc toàn bộ bài một cách chi tiết. Nếu trong khi đọc lướt cảm thấy đã
nắm được ý chính, tức là bạn đã sử dụng phương pháp này một cách
chính xác.

Trong khi đọc, hãy tự hỏi bản thân những câu sau, nó sẽ giúp bạn quyết
định có hay không dùng phương pháp skim. Nếu câu trả lời là có cho bất
kỳ câu hỏi nào dưới đây, bạn nên dùng.
- Đây là tài liệu thuộc thể loại thực tế (non-fiction)/ Đây không phải là tài
liệu thuộc thể loại viễn tưởng?
- Mình có rất nhiều tài liệu nhưng chỉ có ít thời gian để đọc chúng?
- Mình đã biết gì về đề tài này chưa?
- Có tài liệu (phần) nào có thể bỏ qua không?

| 40 |
- Scanning (đọc quét):
Scan là công cụ khác cho việc tăng tốc trong việc đọc. Không giống skim-
ming, khi scanning, bạn chỉ tìm thông tin chi tiết hoặc một phần thông tin
mà không cần đọc toàn bộ bài.

Khi nào sử dụng phương pháp Scanning?


Bạn sử dụng phương pháp đọc quét khi tìm kiếm số điện thoại trong danh
bạ hay tìm kiếm kết quả thể thao trên báo. Để việc scan đạt hiệu quả, bạn
cần hiểu cấu trúc của tài liệu đang đọc để xác định được thông tin cụ thể.
Scanning còn cho phép bạn tìm chi tiết và thông tin khác khi không có
nhiều thời gian.

Các bước cần có khi scanning:

- Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
- Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm
thông tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ,
ngày tháng… Càng định hình được dữ liệu cụ thể, bạn càng đỡ mất thời
gian. Ví dụ: Hãy ghi nhớ nội dung của từ khóa (key word) trong tâm trí bạn
khi đọc quét. Mục tiêu của bạn là tìm kiếm từ khóa. Ví dụ bạn đang tìm
kiếm thời gian cho chuyến tàu từ thành phố New York tới Washington D.C,
vậy thì từ khóa là “từ New York” và “tới Washington D.C”.
- Bạn cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo
trí nhớ có được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác
vị trí của thông tin cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo vần hay
theo thứ tự thời gian vì vậy bạn có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ
dàng hơn.
- Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến
thông tin đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc
và trả lời câu hỏi.
2. Phương pháp SQ3R:

Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là một kỹ thuật hữu hiệu
nhằm giúp chúng ta nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu,
một quyển sách… thông qua việc làm cho ta phải chú tâm đọc tài liệu
một cách tích cực. Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế
giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập,
nghiên cứu.

Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng
liên tiếp để đạt đến mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài
liệu. Survey – Question – Read – Recite – Review.

Các bước tiến hành:

Survey (Khảo sát): Thu thập các thông tin cần thiết để tập trung và hình
thành các mục đích khi đọc.

| 41 |
Trước khi đọc bất kỳ tài liệu nào, hãy dành vài phút ban đầu để xem xét
tổng quát tài liệu bằng cách xem qua mục lục, các tiêu đề của chương,
các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận… Chú ý những bảng
biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách.

Hãy cố gắng đưa ra ý kiến liệu rằng tài liệu hay cuốn sách này có giúp ích
gì cho bạn không? Nếu cảm thấy rằng nó không có ích lợi gì cho bạn, hãy
lựa chọn một cuốn sách khác.

Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp chúng ta:
- Có một khái niệm ban đầu và sự quen thuộc với nội dung sắp sửa đọc.
- Cho phép ta ước lượng thời gian cần thiết để đọc tài liệu.
- Khi đọc toàn bộ nội dung tài liệu, chúng ta sẽ thông hiểu tài liệu gấp đôi.

Question (Đặt câu hỏi): Làm cho não của bạn bắt đầu hoạt động và tập
trung bằng cách dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội
dung. Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật 5W1H để tạo ra các câu hỏi hoặc
sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên đưa ra, câu hỏi ở đầu chương của
sách…

Đặt ra các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc thật sự, sẽ giúp chúng ta có chủ
đích khi tiến hành đọc tài liệu.

Read (Đọc): Lắp thông tin vào cấu trúc mà bạn đã dựng lên.

Tiến hành đọc tài liệu. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm
các chi tiết nhằm giúp ta trả lời những câu hỏi đã đặt ra.

Khi đọc, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật mindmap để ghi chú các chi
tiết.

Recite (Thuật lại): N hư tên gọi của nó: “thuật lại”, ở bước này chúng ta
giúp não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem bằng cách thuật lại,
diễn giải nội dung đã đọc bằng chính ngôn ngữ của bản thân.

Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy
nghĩ, diễn đạt của mình.

Nếu có thể, hãy đọc hay diễn tả lại nội dung vừa xem bằng cách nói lớn
tiếng. Hãy tưởng tượng, bạn đang phải trình bày lại nội dung của cuốn
sách, bài báo vừa xem cho 1000 khán giả trước mặt, trong một khán
phòng rộng lớn, những khán giả này đang chăm chú lắng nghe từng lời
diễn tả của bạn.

Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình để
thuật lại hay diễn tả lại.

Nếu chúng ta đang ở nơi đông người và không muốn làm ảnh hưởng đến
người khác thì chúng ta hãy nhắc lại một cách thì thầm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng quên đến 80% nội
dung mà mình đã đọc sau 2 tuần lễ. Nhưng nếu chúng ta tiến hành bước
| 42 |
Cẩm nang TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

“thuật lại”, thì chúng ta chỉ quên có 20% với cùng thời gian 2 tuần.

Review (Xem lại): Bước cuối cùng này theo đúng tinh thần mà ông bà
chúng ta đã nhắc nhở: “Văn ôn, Võ luyện”.

Vào ngày hôm sau, tuần sau, hãy thử quay lại quyển sách đã đọc và xem
thử bạn nhớ được và có thể thuật lại bằng chính từ ngữ của bạn bao
nhiêu về nội dung.

Ở bước này, chúng ta chỉ nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, các câu trả lời
đã hoàn thành, các câu hỏi đã đặt ra và thử xem bạn có thể trả lời chúng
một cách trôi chảy hay không. Nếu không, hãy làm lại các bước trên.

Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và ghi nhớ lâu hơn
trong trí óc của chúng ta.

Kết luận:

Với phương pháp SQ3R, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình kỹ năng học và
đọc một cách tích cực, tránh bị nhồi nhét vào những thời điểm cận kề
ngày thi, nắm vững nội dung và kiến thức các sách, các giáo trình...

Các kỹ năng đọc và học tích cực được ví như những trang thiết bị của
người đánh cá. Trang thiết bị càng hiệu quả, kỹ năng sử dụng trang thiết
bị càng thuần thục thì người đánh cá sẽ càng thoả sức vẫy vùng trong
biển tri thức của nhân loại.

Cùng với những kỹ thuật khác mà CENTEA đã từng giới thiệu, SQ3R sẽ là
một công cụ hiệu quả dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên… những
người luôn khát khao khám phá những chân trời tri thức mới.

3. Đọc tài liệu khó

Đọc các tài liệu khó chủ yếu phụ thuộc vào việc tập trung hoặc chỉ đơn
giản là sắp xếp thử thách thành các bước:
- Chọn khối lượng vừa phải tài liệu hoặc một chương để bắt đầu.
- Nắm được cấu trúc của tài liệu: Tìm các tiêu đề, tên đề mục, và các câu
chủ đề để nắm được nội dung chính; chú ý tới các biểu đồ.
- Nếu cuối chương có tóm tắt, hãy đọc nó.
- Kiểm tra phần đầu và cuối chương để tìm các câu hỏi hoặc bài tập dẫn
dắt.
- Hãy đọc trước để xác định những phần mình hiểu và tìm ra được độ khó.
- Đánh dấu những phần chưa hiểu để xem sau.
Trong lúc đọc, luyện cách thức nhìn-đi:

- Thi thoảng nhìn ra chỗ khác và tự hỏi mình một câu hỏi liên quan đến
tài liệu.
- Đặt những câu hỏi tích cực!
- Trả lời theo cách của mình.

| 43 |
Tạo ra kết nối, nhưng không phải để ghi nhớ mà là để hiểu:

- Tra cứu những từ quan trọng để có thể hiểu được tài liệu, nhưng đừng
tách chúng ra khỏi bối cảnh.
- Đọc đến cuối. Đừng nản lòng mà dừng lại. Các ý tưởng có thể trở nên rõ
ràng hơn khi bạn đọc tiếp. Khi đọc xong, xem lại để biết những gì đã học và
đọc lại những chỗ chưa hiểu.
- Sắp xếp ghi chú bằng cách kết nối các ý tưởng thành một dàn ý hoặc bản
đồ khái niệm.

Đừng tự giới hạn mình trong những con chữ!

Dùng các biểu đồ, hình ảnh, màu sắc, thậm chí là cử động để hình dung và
kết nối các ý tưởng. Dùng bất cứ kỹ thuật nào có tác dụng với bạn để hiểu
tài liệu.

Đến lúc này, nếu bạn vẫn chưa hiểu tài liệu nói gì, đừng hoảng loạn!

Để sang bên và đọc lại vào ngày hôm sau. Nếu cần thiết, hãy cứ lặp lại. Điều
này cho phép não bạn xử lý thông tin, kể cả khi bạn ngủ. Đây được gọi là
phân bổ thông tin.
- Đọc lại phần mà bạn đã lựa chọn với khung (dàn ý hoặc bản đồ khái niệm)
mà bạn đã xây dựng ở trong đầu. Tách bạch những gì bạn hiểu và chưa hiểu
- Nếu việc đọc vẫn là một thử thách, hãy xin sự tư vấn của giáo viên, cán bộ
tham vấn hoặc các chuyên gia.

4. Kỹ năng lắng nghe

Ngạn ngữ Nga có câu “Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả
cuộc đời để học lắng nghe”. Kì thực, lắng nghe không phải là bản năng mà
là cả một nghệ thuật.

Lắng nghe chân thành:


- Không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói.
- Đáp lại bằng gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười là dấu hiệu
cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú.

Sự tập trung:
- Tốc độ nói của một người có thể đạt tới 100 – 150 từ/phút. Dành thời gian
tập trung vào hiện tại.
- Không có hành động phản cảm: Mắt đảo nhìn xung quanh, khoanh tay
trước ngực, cắt ngang lời người nói, hướng ra xa người nói...

Học cách tư duy và tìm hiểu ẩn ý:


- Tinh ý nắm bắt thông điệp.
- Chủ động đặt câu hỏi nếu không chắc về những điều được trình bày.

Tạo giao tiếp bằng mắt:


- Trong quá trình giao tiếp, chỉ có 7% là từ ngữ, trong khi đó có đến 55% là
những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và 38% là ngữ điệu, giọng nói.
Để việc lắng nghe đạt hiệu quả, bạn hãy tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng

| 44 |
cách nhìn người nói để hiểu được những tín hiệu không lời như qua giọng
điệu, nét mặt hay điệu bộ. Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là
một kỹ năng quan trọng trong quá trình rèn luyện khả năng lắng nghe.
- Thấu hiểu chính bản thân mình và người đối diện.
- Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được bản thân, biết được
mục tiêu của cuộc trò chuyện và biết mình cần làm gì để buổi nói chuyện
thành công, đạt kết quả như ý. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà
không hiểu được người đối diện thì chắc chắn việc lắng nghe và phản hồi
sẽ gặp khó khăn. Hãy chú ý đến cử chỉ, hành động của người đối diện để
có những điều chỉnh phù hợp.

Tôn trọng quan điểm người khác:


Làm chủ được sự im lặng. Epictetus từng nói rằng “Tạo hoá cho chúng ta
một cái lưỡi, nhưng có đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp
hai lần nói”. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng
được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc.

5. Kỹ năng ghi nhớ và ghi chép:

A. Kỹ thuật Mind Map:

Định nghĩa:

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một


phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não.
Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề
ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả
năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn
như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả
năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả
hai khả năng này của bộ não.

Các bước hình thành một Mind Map:

Bước 1: Tập hợp những từ khóa


Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm

- Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm
ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp
cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn.
Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để
triển khai các ý.
- Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý
khác ở xung quanh nó.
- Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung
tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt.
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do
đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.

| 45 |
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày
để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm
ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một
cách dễ dàng hơn.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3

- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp
3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra sự liên kết.
- Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho
mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa.
Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào
các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.
- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và
thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5: Thêm hình minh họa

- Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn
bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật,
cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người
có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ
xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng
hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.

Các quy tắc trong việc thực hiện sơ đồ tư duy (Mind Map)

Khi thực hiện một sơ đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc
sau:
- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy
nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo
của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những
vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để
duy trì sự liên kết
- Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến
đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ
tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn
không ngờ được đó. Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt
nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim
đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ
phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài).

| 46 |
B. Kỹ thuật Cornell method:

- Cornell Notes là một phương pháp để ghi chép được phát minh vào
những năm 1950 bởi giáo sư Walter Pauk thuộc trường Đại học Cornell
(thuộc nhóm những trường tốt nhất nước Mỹ).
- Phương pháp này đề xuất cách ghi chép hiệu quả khi học. Nó có thể
dùng trong công việc hằng ngày, kể cả khi bạn đi học tại các lớp học,
tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách… thì Cornell
Notes vẫn đạt được hiệu quả rất tốt.
- Để ghi chép theo phương pháp Cornell, bạn chia tờ giấy (hoặc trang vở)
ghi chép của mình thành 2 cột: Cột bên trái để ghi các ý chính (hoặc các
câu hỏi, các từ khóa), cột bên phải để ghi chép những chi tiết liên quan
đến ý chính tương ứng ở bên trái. Ở phần cuối của trang giấy, bạn dành
khoảng 5 - 7 dòng để ghi lại bản tóm tắt toàn bộ nội dung những gì mình
đã học.(Một Cornell Notes có dạng như hình dưới).

Khi bạn xem video (hoặc nghe một bài giảng, đọc một cuốn sách), khi
bạn gặp một ý mới quan trọng (hoặc bạn có một câu hỏi liên quan
đến nội dung đang xem/ nghe/ đọc) thì bạn ghi sang cột bên trái. Sau
đó, bạn ghi chép những chi tiết cần thiết của ý đó vào cột bên phải. Sau
khi xem/ nghe/ đọc xong một phần (hoặc toàn bộ) nội dung thì bạn rà
soát lại nhanh nội dung vừa học được và ghi lại tóm tắt ngắn ở phía cuối
cùng của tờ giấy. Việc này giúp cho bạn có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời
cũng là lúc mà bạn suy nghĩ (reflect) về nội dung đó. Đây là một hoạt
động hữu ích để tăng cường tính hiệu quả của quá trình học tập.

Một thời gian sau, nếu bạn cần tra cứu lại nội dung mà mình đã học thì
bạn sử dụng tờ ghi chép này.

- Nếu bạn cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là đủ.
- Nếu bạn cần tìm hiểu lại sâu hơn về nội dung (ví dụ, để chuẩn bị đi thi,
lấy dữ liệu cho một buổi thuyết trình…) thì cần đọc thêm cột bên phải.
- Nếu bạn muốn giới thiệu với một người khác (ví dụ, nói chuyện, đề xuất
cho người khác đọc một cuốn sách…) thì chỉ cần sử dụng đoạn tóm tắt ở
phía cuối trang ghi chú.

Phương pháp ghi chép này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng
ghi nhớ rất tốt mà còn đặc biệt hữu ích khi muốn áp dụng kiến thức học
được vào trong thực tế. Hiện nay, tất cả các khóa học của Học viện Agile
đều áp dụng phương pháp ghi chép này.

| 47 |
| 48 |
GHI CHÚ

| 49 |
03
Kỹ năng
QUẢN LÝ
THỜI GIAN

| 50 |
KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi “Điều gì quý giá nhất trong cuộc đời của bạn? “.
Sẽ có rất nhiều câu trả lời như tiền bạc, tình yêu, danh vọng. Nhưng có một
sự thật dù bạn có cả kho báu kim cương hay là người giàu nhất trên thế
giới cũng không thể mua được đó là Thời gian.

Thời gian là miễn phí nhưng thời gian cũng là vô giá vì chúng ta không thể
sở hữu nó. Thời gian đã qua đi thì không bao giờ trở lại nữa. Mọi việc, mọi
hành động trong cuộc sống trước khi được thực hiện thì đều cần chúng
ta tìm hiểu về lý do và ý nghĩa của nó. Vậy tại sao chúng ta cần học cách
Quản lý thời gian và áp dụng phương pháp để Quản lý thời gian thành
công, nội dung bài học này sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Năm 2016, CEO Facebook Mark Zuckerberg làm ra 69.444 USD, tương
đương 1.527.777.777 VNĐ, nhiều hơn 29% so với số tiền một gia đình Mỹ
điển hình làm được trong một năm, mà vẫn duy trì được đời sống cá nhân
hạnh phúc. Zuckerberg thành công như vậy đương nhiên không thể
thiếu việc sử dụng thời gian hiệu quả.

Hai trong các kỹ thuật quản lý thời gian hiệu quả mà người dạy muốn
giới thiệu trong bài đó là Ma trận Eisenhower và Phương pháp Quả cà
chua Pomodoro.

I. PHƯƠNG PHÁP 1:

Ma trận Eisenhower: Dồn sức vào việc quan trọng nhưng không khẩn cấp.

Cụ thể, bạn liệt kê danh sách các việc cần làm, và sắp xếp theo nó theo
các mức độ việc Quan trọng, hay không quan trọng và việc đó Khẩn cấp
hay không khẩn cấp.

Nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức là nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp.
Nhưng rõ ràng bạn không thể thành công nếu lúc nào các việc quan
trọng cũng phải giải quyết khẩn cấp, vội vã. Vì vậy hãy dồn sức vào các
nhiệm vụ quan trọng như không khẩn cấp, lên kế hoạch để thực hiện có
chiến lược. Các nhiệm vụ không quan trọng và khẩn cấp nên giao phó
cho người khác, và các nhiệm vụ không quan trọng cũng không khẩn cấp
nên được loại bỏ.

Ví dụ: Bạn muốn đạt được Tiếng Anh ielts 6.5 sau 4 năm học đại học, đây
là việc quan trọng với sự nghiệp tương lai của bạn, và bạn có hẳn một
khoảng thời gian dài để thực hiện, khi đó bạn lên kế hoạch thực hiện và
làm trong thực tại thì các việc như lướt facebook gần như tất cả khoảng
thời gian trong ngày sẽ không thể là ưu tiên của bạn nữa.

| 51 |
II. PHƯƠNG PHÁP 2:

Phương pháp quả cà chua Pomodoro: Nâng cao tối đa sự tập trung
trong công việc. Cụ thể, bạn thiết lập 1 Pomodoro (quy trình làm 25 phút,
nghỉ 5 phút). Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ tập trung làm 1 việc duy
nhất với 100% thời gian đã định. Nếu công việc xong trước khi Pomodoro
kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công
việc cho đến hết Pomodoro đó.

Sau 25 phút làm việc tập trung và hoàn thành công việc, bạn cần phải
nghỉ ngơi thực sự trong khoảng nghỉ 5 phút, 10 phút. Hãy nhắm mắt thư
giãn, nghe nhạc, uống nước, mát xa đầu, khuôn mặt, thiền, sắp xếp bàn
làm việc, đi dạo trong văn phòng hoặc làm những việc đơn giản không
cần sử dụng tư duy nhiều. Khi nghỉ, tuyệt đối tránh mọi thứ liên quan tới
Internet, Facebook... vì chúng có thể sẽ kích thích sự hưng phấn của bạn,
song bản chất vẫn làm bộ não thêm mệt mỏi.

BẠN QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA MÌNH CÓ T ỐT KHÔNG?

TRẢ LỜI

CÂU HỎI KẾT QUẢ


THƯỜNG THỈNH CHƯA
XUYÊN THOẢNG BAO GIỜ

1. Mỗi ngày bạn đều bỏ ra một khoảng thời 3 2 1


gian nhất định để lên kế hoạch làm việc cho
ngày mai
2. Bạn sẽ giải quyết những vấn đề lớn trước 3 2 1

3. Bạn có thể hoàn thành mọi việc trong kế 3 2 1


hoạch hàng ngày

4. Bạn có thể ung dung hoàn thành công 3 2 1


việc đúng thời hạn

5. Góc học tập của bạn luôn ngăn nắp, gọn 3 2 1


gàng

6. Bạn có thể tìm thấy những tài liệu đã 3 2 1


được cất giữ lâu một cách nhanh chóng

7. Bạn có thường gặp khó khăn trong việc 3 2 1


quyết định xem sẽ làm việc gì kế tiếp

8. Bạn đã bao giờ không kịp nộp bài tập 3 2 1


theo đúng yêu cầu

9. Bạn có vừa ăn vừa đọc sách, báo,… 3 2 1

10. Bạn có thường xuyên chỉnh lại đồng hồ 3 2 1


đeo tay và đồng hồ treo tường để thời gian
được chính xác

TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA BẠN

| 52 |
- Điểm từ 27 – 30 điểm: Khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn
rất tốt vì vậy hiệu quả học tập và công việc của bạn sẽ cao nếu bạn tiếp
tục duy trì tốt thói quen sắp xếp và sử dụng thời gian, thành công chắc
chắn nằm trong tầm tay bạn.

- Điểm từ 24 – 26 điểm: Năng lực sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn
khá tốt, nếu bạn dành thêm thời gian quan tâm đầu tư vào việc sắp xếp và
sử dụng thời gian của bạn hợp lý hơn thì hiệu quả học tập và công việc
của bạn sẽ cao hơn.

- Điểm từ 10 – 23 điểm: Khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian của bạn
còn kém. Hãy phân tích tỉ mỉ các nguyên nhân để có thể sắp xếp và sử
dụng thời gian hợp lý hơn.

GHI CHÚ

| 53 |
04
Kỹ năng
NGHIÊN CỨU &
QUẢN LÝ TÀI LIỆU

| 54 |
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU

I. MỤC TIÊU CỦA KỸ NĂNG:

Mỗi ngày, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn, nhiều
kênh khác nhau mà cuộc sống có thể đem lại cho ta. Những thông tin
này không chỉ ảnh hưởng đến suy nghĩ, mà còn ảnh hướng đến cả thái độ
sống của chúng ta.

Điều đáng nói là, không phải mọi thông tin mà chúng ta tiếp nhận được
hằng ngày đều chính xác. Những gì chúng ta nghe biết có thể là tin đồn
thất thiệt hoặc tin tức giật gân. Nhiều người do không biết chọn lọc thông
tin chân thực, nên đầu óc họ luôn phức tạp, lộn xộn bởi những chuyện
không đâu! Từ đó, lại càng có khuynh hướng bi quan một cách vô lý.
Chính vì vậy, kỹ năng research sẽ giúp sinh viên:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về thông tin,
về cách tìm kiếm thông tin và chọn lọc thông tin trên thư viện và trên
mạng từ các nguồn khác nhau.
- Kỹ năng: Sinh viên có thể vận dụng vào tìm kiếm học liệu trong quá
trình học ở thư viện, ngoài ra có thể tra cứu các thông tin hữu ích trên
mạng cũng như chọn lọc các nguồn thông tin có độ tin cậy cao.

II. TÓM TẮT NỘI DUNG KỸ NĂNG:

1. Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet:

Information skills:
- Identify and interpret key words
- Clarify meaning of words

DEFINDING

LOCATING
ACCESSING
What did I learn Information skills:
from this? - Identify sources i.e. people, organisations,
places, print, electronic sources, etc).
- Evaluate and selection of information sources,
- What sources and equipment can I use?

THE INFORMATION
SKILLS PROCESS
Steps in the process:
- What information can I leave out?
Steps in the process: PRESENTING SELECTING - How ralevant is the information I have found?
- What will I do with the information? How can I What information - How credible is the information I have found?
- How will I record the information I need?
- With whom will I share this present this? do I really
information? ORGANISING need?
How can I use
this information? Information skills:
Information skills: - Analyse the usefulness of each source
- Identify sources i.e. people, - Use keywords to locate useful information within
organisations, places, print, electronic sources, etc). sources
- Evaluate and selection of information sources, - Assess the credibility of sources which
- What sources and equipment can I use? Steps in the process: express opinion
- Do I have enough information for my purpose? - Identify inconsistence and bias in source
- Do I need to use all this information? - Summarise information
- How can I best combine information from - Record quotations and sources of information
different sources?

Information skills:
- Combine the information into larger units of
information.
- Combine the units of information into a structure.
- Review & adjust the structure where necessary.

| 55 |
- MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THÔNG TIN -

Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho
sự chọn lựa. Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin. Một tìm
kiếm thông tin theo diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn
tìm theo chiều sâu. Một cuộc tìm kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ tìm
được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng thông tin sẽ ít hơn.

- CHUẨN BỊ CÁC TỪ KHÓA CẦN TÌM -

Bước xác định từ khóa và tạo lập chiến thuật tìm thông tin (sẽ đề cập ở
phần sau) là rất quan trọng. Nhiều người, cứ bắt tay ngay vào việc tìm
kiếm mà bỏ qua giai đoạn này nên mất rất nhiều thời gian, cuối cùng
không thu được kết quả như ý muốn.

Vậy chọn từ khóa cần qua các bước nào?

Khái niệm từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên
chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn
bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định từ chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên.
Ví dụ: Tìm hiểu bệnh SARS gây tử vong ở người, từ chủ đạo là “bệnh
SARS” do đó được tìm trước.

Bước 2: Chọn từ có nghĩa, tránh chọn từ đa nghĩa, lọc bỏ các phụ từ (liên
từ, giới từ, mạo từ…ví dụ: và, với, and, the, a …).

Bước 3: Xác định từ đồng nghĩa, từ có nghĩa liên quan (từ có nghĩa rộng
hơn hoặc hẹp hơn).

- DÙNG TRÌNH DUYỆT FONT CHỮ VÀ BỘ GÕ TIẾNG VIỆT -

Trình duyệt được dùng phổ biến là Internet Explore (hiện nay đã có phiên
bản 6.0).

Nếu xem các trang tiếng Việt thường hay bị lỗi font, đọc không được.
Nguyên nhân: chưa cài font tiếng Việt (thường dùng font : .VNTime
hoặc VNI-Times hoặc Unicode…), hoặc font cài rồi nhưng trình duyệt nhận
không được, cần chỉnh font cho phù hợp (vàoTools – Internet Options –
General –Fonts để chính sửa).

Để gõ được tiếng Việt cần bật bộ gõ, dùng bộ gõ Vietkey hoặc Unikey
(một số trang web tích hợp bộ gõ ngay chính trang đó nên người dùng
không cần bật bộ gõ).

- DÙNG TRANG WEB


THUỘC LĨNH VỰC ĐANG QUAN TÂM MÀ BẠN ĐÃ BIẾT -

Internet hiện nay rất phổ biến, có thể nói rất dễ dùng ngay cả đối tượng là

| 56 |
trẻ em. Vì vậy, thói quen sử dụng web về lĩnh nào đó thì chính bạn là người
hiểu hơn ai hết. Vậy bạn mở trang quen thuộc ấy để tìm thông tin, ít ra
cũng không mất nhiều thời gian tìm kiếm.

- TRANG WEB CÓ NHIỀU LIÊN KẾT VỚI TRANG KHÁC


-

Có thể mở trang web bất kỳ, những trang này có thể bạn chưa từng duyệt
qua nhưng bạn đã nghe nói thông qua phương tiện sách, báo, đài, bạn bè...
Thông thường các trang web đều có liên kết với các địa chỉ web khác.

Ví dụ : https://home.vnn.vn, https://www.hcmuni.fpt.edu.vn
Thông qua các trang web này bạn sẽ tìm được trang web cần thiết.

- DÙNG CÁC CÔNG CỤ DÒ TÌM -

Sự ra đời các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các
trang này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang…
Nói chung tìm mọi thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.
Các công cụ dò tìm khá hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay:
- Công cụ tìm kiếm có ở Việt Nam:
https://timnhanh.com
https://www.diadiem.com : Tìm kiếm bản đồ/ đường đi.
https://www.vietgle.vn : Tra từ điển/ tìm kiếm địa danh/ danh nhân,
lịch sử, văn hóa.

- Công cụ tìm kiếm của nước ngoài:


https://www.google.com
https://www.wolframalpha.com
https://www.bing.com
https://www.dogpile.com

- LẬP CHIẾN THUẬT TÌM KIẾM -


Mặc định của trang tìm kiếm là tìm đơn giản và cơ bản, cho nên kết quả
tìm được là một lượng lớn thông tin, thỏa mãn từ cần tìm. Tuy nhiên, nhu
cầu của bạn cần là cụ thể và sát với chủ đề, do đó bạn cần tạo lập chiến
thuật tìm để khống chế kết quả cho phù hợp. Tạo lập chiến thuật tìm
thông tin là việc thiết lập logic giữa các từ tìm kiếm. Việc sử dụng tốt các
từ nối của toán tử lôgích (Boolean) sẽ cho kết quả tìm như ý.

Các từ nối (phổ biến):


OR Hoặc từ này hoặc từ kia. Kết quả cho lượng tin rất lớn. Kinh tế OR
Thương mại Kinh tế hoặc thương mại đều được.
AND dấu (+) Tất cả đều phải có. Kết quả được thu hẹp. Kinh tế AND
Thương mại Cần có cả hai khái niệm.
NOT dấu (-) Loại trừ, giới hạn. Kinh tế NOT Thương mại Kết quả chỉ có
khái niệm kinh tế, loại bỏ từ thương mại.
Lưu ý: Mỗi trang tìm kiếm có thể áp dụng hình thức kết hợp toán tử
lôgích khác nhau. Vì vậy, cần đọc hướng dẫn trước khi áp dụng. Thông
thường, ở phần tìm kiếm cơ bản đã có thể ứng dụng các từ nối nói trên.

| 57 |
- KIÊN NHẪN VÀ DÙNG NHIỀU TRANG TÌM KIẾM KHÁC NHAU -

Mỗi trang tìm kiếm có thể áp dụng hình thức toán tử logic. Vì vậy, kết quả
tìm được sẽ khác nhau. Kết quả tìm đối với trang này có thể ít, nhưng
trang khác thì rất phong phú hoặc ngược lại. Do đó, bạn nên dùng nhiều
trang tìm kiếm khác nhau để tìm cùng một vấn đề mới có hiệu quả. Tất
nhiên, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vậy, kiên nhẫn là yếu tố giúp bạn
sở hữu được thông tin cần thiết.

- LƯU VÀ TẢI THÔNG TIN -

Đã tìm được thông tin, nhưng không biết làm cách nào để lấy về thì thật là “khổ”.

Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản).
Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.

- DÙNG CÁC CÔNG CỤ TẢI -

Tải thông tin về thật nhanh và tránh đứt gãy trong lúc tải là điều cần thiết,
vì có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Trên Internet hiện có khá
nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả.

Công cụ tải file: Orbit Downloader, Internet Download Manager, DAP…


Công cụ tải web: Teleport, Webcopyer…
Công cụ tải torrent: uTorrent

- QUẢN LÝ FILE VÀ THƯ MỤC -

Quản lý, sắp xếp file một cách khoa học sẽ giúp tìm thông tin nhanh và
chính xác, tránh sự trùng lắp thông tin khi lấy về. Cách làm: Nên đặt tên
các thư mục theo chủ đề, chủ để rộng chứa chủ đề hẹp, trong chủ đề hẹp
chứa các file thuộc chủ đề đó.

Ví dụ: mục tiêu số 1: phân biệt nguồn thông tin chính thống => các cách
thức phân biệt nguồn thông tin chính thống (làm trên bản word) - tìm từ
sách tham khảo.

| 58 |
2. Cách thức tìm kiếm với Google:

- Sử dụng dấu cộng (+) và dấu trừ (-) ở phía trước các từ để ép buộc sự
bao gồm và/ hoặc loại trừ trong các tìm kiếm.
Ví dụ: +meat -potatoes
(KHÔNG có dấu cách giữa dấu và từ khóa)

- Sử dụng dấu ngoặc kép (“”) xung quanh các cụm từ để đảm bảo chúng
được tìm kiếm chính xác như vậy, với các từ cạnh nhau theo cùng một thứ tự.

Ví dụ: bye bye miss american pie”


(KHÔNG đặt dấu ngoặc kép xung quanh một từ đơn lẻ).

- Đặt từ khóa quan trọng nhất của bạn trước tiên trong chuỗi.

Ví dụ: dog breed family pet chooses

- Nhập từ khóa và cụm từ trong trường hợp thấp hơn để tìm cả phiên bản
chữ hoa và chữ thường. Việc nhập chữ in hoa thường sẽ chỉ trả về kết quả
trùng khớp chính xác.

Ví dụ: president retrieves both president and President

- Sử dụng cắt ngắn (hoặc xuất phát) và ký tự đại diện (ví dụ: *) để tìm
các biến thể trong chính tả và dạng từ.

Ví dụ: librar* returns library, libraries, librarian, etc.


Ví dụ: colo*r returns color (American spelling) and colour (British spelling)

- Kết hợp các cụm từ với từ khóa, sử dụng dấu ngoặc kép và dấu cộng
(+) và/ hoặc dấu trừ (-).

Ví dụ: + cowboys + “wild west” -football -dallas

(Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng từ khóa có dấu +, bạn cũng phải
đặt dấu + ở trước cụm từ đó. Khi tìm kiếm cụm từ một mình, + dấu là không
cần thiết). Khi tìm kiếm trong một tài liệu cho vị trí của từ khóa của bạn, hãy
sử dụng lệnh “find” trên trang đó.

- Biết cài đặt mặc định (cơ bản) mà công cụ tìm kiếm của bạn sử dụng
(HOẶC hoặc VÀ). Điều này sẽ có ảnh hưởng đến cách bạn định cấu hình
báo cáo tìm kiếm của mình vì, nếu bạn không sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào
(+, -, “”), công cụ sẽ mặc định thành cài đặt riêng của nó.

| 59 |
3. Cách thức tìm kiếm tài liệu ở thư viên trường:

- HƯỚNG DẪN TÌM SÁCH TRÊN GIÁ -

Bước 1: Vào http://libol.fpt.edu.vn/Opac để tìm tài liệu


Bước 2: Click vào tên sách cần tìm để hiện thông tin chi tiết, bạn cần chú
ý đến Call Number (Ký hiệu xếp giá) và Mã thư viện.
Bước 3: Lấy sách trên giá theo nhãn Call Number tương ứng.
Ví dụ : Cuốn sách “Software engineering 9” của tác giả Ian Sommerville có
Call Number là 005.1 S697, trong đó :
Ví dụ : Cuốn sách “Software engineering 9” của tác giả Ian Sommerville có
Call Number là 005.1 S697, trong đó :
- Ký hiệu phân loại khoa học: 005.1 (Ngôn ngữ lập trình)
- Chỉ số Cutter là: S697

*Chú ý: - Tài liệu tham khảo trong thư viện được phân loại theo Khung phân loại
DDC và sắp xếp tăng dần theo ký hiệu trên giá sách: Từ 000 – 999 và bao gồm
cả chỉ số Cutters.
- Những tài liệu của thư viện Đại học FPT Đà Nẵng sẽ có số Đăng ký cá
biệt (ĐKCB) bắt đầu là GT/DN……. hoặc là TK/DN……..

- HƯỚNG DẪN CÁCH TÌM TÀI LIỆU TRÊN THƯ VIỆN SỐ - DSP
ACE -

Bước 1: Truy cập Thư viện điện tử qua link: http://ds.libol.fpt.edu.vn/.


Bước 2: Đăng ký tài khoản free bằng cách sử dụng mail FPT
(xxx.fpt.edu.vn).
Bước 3: Mở email để lấy link hệ thống gửi để nhập các thông tin về
account và Click vào Complete registration. Sau khi hoàn thành đăng ký
các bạn có thể tìm kiếm và đọc tài liêu online tại trang này.)

- HƯỚNG DẪN TÌM TÀI LIỆU TRÊN CSDL BOOKS24X7 -

Bước 1: Truy cập trang: https://library.books24x7.com


Bước 2: Nhấp chuột vào Register và điền thông tin địa chỉ email FPT
(xxx.fpt.edu.vn)
Bước 3: Đọc Membership Agreement và nhấp chuột vào I agree.
Bước 4: Điền username và password (đã bạn được cấp qua email) để
truy cập trang.
Bước 5: Đối với lần truy cập đầu tiên, hệ thống sẽ yêu cầu bạn thay đổi
mật khẩu.
Bước 6: Tìm kiếm thông tin theo hướng dẫn tìm tin.

| 60 |
Lưu ý: Truy cập trang Books24x7 khi không ở trường
Bạn đọc truy cập vào trang: http://library.books24x7.com/
Mở trình duyệt web, thay đổi trong phần Proxy như sau:
- Address proxy: 210.245.80.74
- Port: 3128

- HƯỚNG DẪN TRUY CẬP TRÊN CSDL NASATI -

Bước 1: Truy cập và tìm tài liệu theo liên kết được cung cấp tại mỗi CSDL
(http://db.vista.gov.vn)
Bước 2: Liên hệ Thư viện để tải toàn văn (nếu có)
Email: Ngocptn3@fe.edu.vn hoặc thudta7@fe.edu.vn
(Gửi kèm link tựa đề tài liệu cần tải)
Điện thoại: 0914301300

4. Cách đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu:

Để đánh giá và chọn lọc kết quả đã tìm kiếm được, cần dựa trên những
yếu tố cơ bản nhất quyết định giá trị của một thông tin, tài liệu đó là:
- Tính chính xác và khách quan khoa học của thông tin, tài liệu (thường thì
các tài liệu ở các trang học thuật như Google Scholar, các trang
đuôi .gov, .edu, có phần “library” sẽ là lựa chọn tốt nhất).
- Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học
chặt chẽ. - Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài
liệu (Lên Google “xem xét” thứ hạng/ tiếng tăm của đơn vị phát hành tài
liệu). - Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả (Lên Google để xem
thông tin về nhà khoa học).

| 61 |
GHI CHÚ

| 62 |
05
Kỹ năng
RA QUYẾT ĐỊNH
& GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ

| 63 |
I. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LÀ GÌ?

Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định là khả năng suy nghĩ có
phê phán, tư duy một cách sáng tạo, đưa ra khả năng giải quyết vấn đề
một cách có cân nhắc đến mặt được cũng như chưa được của từng lựa
chọn, giải pháp xử lý để có thể có được quyết định cuối cùng một cách
đúng đắn, phù hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH:

5 bước để giải quyết vấn đề và ra quyết định:

1. Xác định vấn đề::

Có những vấn đề rất rõ ràng và dễ dàng phát biểu, chẳng hạn như:
“Đường đi xe máy ngắn nhất từ Nhà hát lớn Hà Nội đến Hồ Hoàn Kiếm là
đường nào?” hoặc “Phương tiện nào đi nhanh nhất để đi từ Hà Nội đến
thành phố Hồ Chí Minh?”. Tuy vậy, những tình huống với nhiều chi tiết,
thông số khiến ta khó xác định được đâu là vấn đè mấu chốt cần giải
quyết, hoặc vấn đè quá rộng khiến ta không biết bắt đầu từ đâu, chẳng
hạn “làm thế nào để học hiệu quả?”. Khi vấn đề quá phức tạp, chúng ta
cần bắt đầu bằng công việc cố gắng hiểu vấn đề đó một cách rõ ràng
hơn.

Câu chuyện ngụ ngôn hài hước sau đây giúp chúng ta hiểu được vai trò
của xác định vấn đề:

“Một ông tỷ phú cùng với một nhà Toán học đang đi thám hiểm Nam Cực.
Sau một hồi đi dạo trên băng, họ bỗng phát hiện một con gấu trắng từ xa
lao về phía họ với một tốc độ khủng khiếp. Hai người bỏ chạy hết tốc lực.
Bỗng nhà Toán học dừng lại và lôi trong ba lô ra một đôi giày thể thao.
Ông tỷ phú ngoái lại và hét lớn: “Đồ ngốc! Anh biết rõ là chúng ta không
thể chạy thoát mà. Con gấu đó đang đuổi theo chúng ta với tốc độ kinh
hồn!” Nhà Toán học mỉm cười và đáp: “Thưa anh, đó không phải là vấn đề.
Chỉ có một con gấu. Vấn đề đích thực là giữa anh và tôi, ai chạy nhanh
hơn”.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ giải quyết triệt để được khó khăn
nếu như chúng ta xác định được vấn đề đích thực. Việc xác định vấn đề
cần giải quyết là bước quan trọng nhất trong quá trình tìm giải pháp. Nếu
đặt vấn đề không chính xác sẽ dẫn đến lời giải sai hay bế tắc. Vấn đề mà
nhà tỷ phú trong câu chuyện trên đặt ra khi bị gấu đuổi theo là “làm sao
chạy nhanh hơn gấu” và điều đó là điều không tưởng. Trong khi đó, vấn đề
nhà toán học đặt ra là “làm sao không biết gấu vồ”; từ đó ông đã tìm ra
giải pháp thực tế là làm sao chạy nhanh hơn ông tỷ phú.

Thông thường, có các dạng vấn đề:

Vấn đề tạm thời (ví dụ đến hạn nộp bài nhưng bạn chưa làm
xong, )vvấn đề liên quan đến sự phát triển dài hạn (ví dụ gia đình có sự
xáo trộn khi có thêm em bé), vấn đề liên quan đến cơ hội (ví dụ cùng một
lúc đỗ nhiều

| 64 |
trường đại học, nhận được nhiều học bổng), vấn đề liên quan đến sự mạo
hiểm (vay tiền dể đi du học tự túc, vay tiền để đầu tư làm ăn một việc mới…)

Đứng trước một vấn đề, hãy tự đặt cho mình các câu hỏi:
- What: Vấn đề xảy ra là gì?
- Where: Xảy ra ở đâu?
- When: Xảy ra khi nào?
- Who: Xảy ra với ai?
- Why: Tại sao lại xảy ra như vậy?
- How: Xảy ra như thế nào? Có thể mô tả bằng 5 câu ngắn gọn.

2. Động não về các khả năng (Brainstorming):

Đưa ra các ý tưởng khác nhau về vấn đề của mình. Hãy suy nghĩ thoát ra
khỏi khuôn khổ, đưa ra càng nhiều ý tưởng các tốt. Chưa nên phê phán
hoặc đánh giá bất kỳ khả năng nào trong quá trình liệt kê ra các ý tưởng.
Mục tiêu của bước này là tạo ra danh sách các ý tưởng một cách tự do.
Ghi lại tất cả các ý tưởng ra giấy.

3. Đánh giá các khả năng:

Nhìn lại các khả năng đã liệt kê, với mỗi khả năng hãy tự chất vấn: Có khả
thi hay không? Mình cần làm gì để thực hiện? Có những hạn chế nào cản
trở khả năng này không (thời gian, nguồn lực…).

4. Lựa chọn kế hoạch hành động – ra quyết định:

Chọn giải pháp mà mình cho là tối ưu nhất và xây dựng kế hoạch hành
động. Liệt kê từng bước cụ thể mà mình sẽ làm. Chẳng hạn nếu như trong
kế hoạch có dự định “tăng giờ học tiếng Anh – giúp qua môn”, cần chi tiết
học lúc nào, ở đâu, cách học thể nào để hiệu quả. Hãy xác định thời gian
cụ thể trong kế hoạch hành động để chúng ta có thể biết thời điểm bắt
đầu để có thể đánh giá kế hoạch.

5. Đánh giá và điều chỉnh:

Thực hiện kế hoạch theo các bước, chịu trách nhiệm về quyết định của
mình, khi đánh giá cũng theo các bước đã đặt ra. Liệu mình có hướng đến
được các mục tiêu đã đặt ra hay không? Thời điểm này cũng là lúc cần
xem lại kế hoạch, có cần thiết cắt bớt hoặc thêm vào thứ gì không.

Ngoài phương pháp giải quyết vấn đề 5 bước trên, bạn cũng có thể tham
khảo mô hình KOALA sau:

Ví dụ, bạn không biết vì sao bài thi luận của mình điểm bị thấp trong khi
bạn làm bài rất tốt. Bạn có thể giải quyết theo cách tạm gọi là KOALA
sau:

K: Sự hiểu biết – Kiến thức (Knowledge): Thầy thường công bằng. Thầy
cũng rất cẩn thận thường không nhầm lẫn. Tuy vậy đây là phần mình đã
học rất tốt trước khi thi.

| 65 |
O: Mục tiêu (Objectives): Cần phải biết được mình có bị chấm nhầm
điểm hay không.

A: Phương án (Alternatives): Giả sử bạn lên các phương án: Email cho
thầy nhờ thầy chấm lại; Gọi điện cho thầy; Gặp trực tiếp thầy sau giờ dạy;
Gặp thầy ở giờ nghỉ giải lao. Im lặng không hỏi nữa vì nhỡ thầy phật ý.

L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead): Giả sử sau đó bạn đánh giá rằng
im lặng có vẻ hợp lý vì thầy là người cẩn thận, nhưng bạn lại thấy như vậy
bất công cho mình, và vì thầy cũng là người công bằng nên chắc thầy sẽ
lắng nghe. Gọi điện cho thầy thì sẽ khó nói hết ý mình, viết email thì có thể
làm chậm trễ quá trình kiểm tra vì thầy dạy 6 slot trên ngày rất bận. Vậy
phương án hỏi luôn là hợp lý, nhưng sau giờ thầy sẽ di chuyển sang lớp
khác ngay, vì vậy hỏi trong giờ giải lao là hợp lý.

A: Hành động (Action): Bạn chọn giờ nghỉ giữa 2 slot của buổi ngày mai
để hỏi thầy.

GHI CHÚ

| 66 |
| 67 |
- TÀI LIỆU THAM KHẢO -

Tiếng Việt

1. Giáo dục Giá trị sống và kỹ năng sống, của trường Đại học Giáo dục, dự
án của chương trình Phát triển giáo dục trung học, Hà Nội 2012.
2. Thu Giang, Nguyễn Duy Cần, 1999, “Tôi tự học”, NXB Thanh Niên.
3. Tony & Barry Buzan, 2006, “Sơ đồ tư duy” (Lê Huy Lâm dịch), NXB Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

4. Jason Selk, Tom Bartow, Matthew Rudy , 2016 ,Organize Tomorrow


Today: 8 Ways to Retrain Your Mind to Optimize Performance at Work and
in Life, Paperback
5. L. Nathan Oaklander, 2010, The Importance of Time , Springer
Netherlands
6. Matricardi & McLarty, 2008, “Reading Activities A to Z”, Thomson
Delmar Learning.
7. Staffan Noteberg, 2010, Pomodoro Technique Illustrated: The Easy Way
to Do More in Less Time (Pragmatic Life, Paperback
8. Steven Covey, 1989, The 7 Habits of Highly Effective People, Free Press
9. SJ. Scott, 2017, Habit Stacking: 127 Small Changes to Improve Your
Health, Wealth, and Happiness, Oldtown Publishing LLC
10. Working in Groups, 5th ed. Isa N. Engleberg & Dianna R. Wynn.
Website

11. http://www.studygs.net/
12. ht t p s://ag ileb r eak fa st .vn /c o rn ell-n otes - ph u o ng- ph ap- ghi - c h ep -
hie u- qua/
13. http://www.sc.edu/beaufort/library/pages/bones/bones.sh

| 68 |
PHỤ LỤC

| 69 |
1 . QUY ĐỊNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM PHONG TRÀO CHO
SINH VIÊN

(Thực hiện Quy chế Đánh giá điểm phong trào theo QĐ 414 ngày
24/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT)

a. Đối tượng được đánh giá: Sinh viên Đại học FPT

b. Thời điểm: Đánh giá theo học kỳ và toàn khóa học.

c. Người tham gia đánh giá


- Cán bộ Công tác sinh viên
- Giảng viên
- Cán bộ Hành chính
- Cán bộ Ban đào tạo

d. Nội dung đánh giá:

ĐIỂM ĐIỂM TỐI ĐA


STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MẶC (KỂ CẢ ĐIỂM
ĐỊNH THƯỞNG)

1 1. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC HỌC TẬP 20 35

Những hành vi được cộng điểm:


1.1. Được cộng 2 điểm phong trào (ĐPT)/1 lần được tuyên
dương công khai trước lớp: có thái độ tích cực, đóng góp
đặc biệt trong giờ học được GV ghi nhận trong sổ Nhận xét
giờ giảng …

1.2. Được cộng 10 ĐPT/1 lần tham gia các kỳ thi Olympic,
ACM/ICPC, Robocon hoặc các cuộc thi học thuật mang tầm
Quốc gia/khu vực.

1.3. Được cộng 5 ĐPT/ lần tham gia các hoạt động, cuộc thi
cấp trường.

2. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC VÀ KẾT QUẢ THAM GIA CÁC HOẠT


2 ĐỘNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC 15 50
THỂ THAO, PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

2.1. Với mỗi sự kiện tham CTSV và ban tổ chức (BTC) sự kiện
sẽ công bố số điểm sinh viên được cộng theo thang điểm từ
3 - 5 ĐPT/sự kiện.

2.2. Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), Cán bộ quản lý CLB hoặc
Huấn luyện viên đánh giá thành viên chính thức và có sinh
hoạt đầy đủ tại các CLB, đội tình nguyện, đội văn nghệ, đội
tuyển thể thao do Nhà trường thành lập…theo thang điểm từ
1 – 10ĐPT.

| 70 |
3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CÔNG DÂN VÀ QUAN HỆ VỚI
3 15 25
CỘNG ĐỒNG

3.1. Sinh viên có những hành vi tốt (nhặt được của rơi đem
trả người mất, giúp đỡ người khuyết tật…) được ghi nhận ở
cấp trường hay một tổ chức xã hội khác được cộng tối đa
5 ĐPT/lần.

3.2. Sinh viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện,
tình nguyện được cộng 5 ĐPT/hoạt động.

4. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC VÀ KẾT QUẢ THAM GIA CÔNG TÁC PHỤ
4 10 30
TRÁCH LỚP, CÁC ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG

4.1. Chủ nhiệm các CLB/ Trưởng BTC các sự kiện của Trường…
được cộng từ 5 - 10 ĐPT;

4.2. Lớp trưởng, thành viên BCH Đoàn trường, Hội sinh viên

được cộng 10 ĐPT;

TỔNG SỐ ĐIỂM: 60 140

Điểm phong trào của sinh viên sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 điểm.

| 71 |
2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC BÀI BÁO CÁO TUẦN LỄ ĐỊNH HƯỚNG

- Yêu cầu chung:

1. Báo cáo chung được đánh giá theo sự nỗ lực, có động não và lao động
nghiêm túc chứ không đánh giá mức độ đúng hay sai hay mức độ đầy đủ
của thông tin. Do vậy bài không đặt sẽ là bài vi phạm một trong bốn điều
sau:
- Báo cáo không được nộp theo đúng thời hạn quy định.
- Cóp nhặt một phần hay toàn bộ bài của sinh viên khác. Trong trường hợp
này, tất cả các báo cáo giống nhau đều bị coi là không đạt.
- Báo cáo mang tính chất đối phó, không có sự suy nghĩ và động não
nghiêm túc từ phía sinh viên trong quá trình viết.
- Trích dẫn thông tin từ các nguồn khác mà không nêu rõ trong báo cáo.
2. Sinh viên được khuyến khích t ự do tr ìn h bà i các s u y n g h ĩ và ý
tưởng của mình.
3. Các thông tin trích dẫn từ các nguồn khác phải được nêu rõ trong báo
cáo.
4. Sinh viên nào có hai bài không đạt trở lên trong thời gian Orientation và
tháng rèn luyện sẽ phải dừng học tập và không được cấp chứng chỉ cho
tháng rèn luyện.

- Yêu cầu chi tiết:


BÁO TIÊU ĐỀ THỜI HẠN NỘP YÊU CẦU KHỐI LƯỢNG
CÁO

OR1 Báo cáo thu Theo thời hạn quy Loại báo cáo: Báo cáo cá 2 mặt tờ A4
hoạch học tập định trong lịch nhân. Nội dung: Những hiểu
về Tập đoàn FPT, tháng Rèn luyện biết của bạn về Lịch sử tập
trường ĐH FPT tập trung đoàn (Những mốc lịch sử,
các thế mạnh, các giá trị cốt
lõi, các bài học kinh ng-hiệm;
Chiến lược phát triển (định
hướng phát triển, tổ chức,
nhân sự); Văn hóa tập đoàn
và các thông tin khác. Hãy
nêu những suy nghĩ cá nhân
của bạn liên quan đến vấn
đề này.
Lưu ý: Thông tin có thể lấy từ
buổi nói chuyện và từ các
nguồn khác.
Hình thức trình bày: Báo cáo
cần có hình thức trình bày
mạch lạc, sáng sủa, ghi rõ
tiêu đề và mã số của báo
cáo, mã số SV, họ tên SV và
ngày tháng thực hiện

| 72 |
OR2 Báo cáo về tướng Theo thời hạn quy Loại báo cáo: 3 mặt tờ A4
Võ Nguyên Giáp: định trong lịch Báo cáo cá nhân.
Bộ tổng tham tháng Rèn luyện Nội dung: Sinh viên cần hệ
mưu trong đại tập trung thống hóa lại thông tin đã
thắng mùa xuân đọc được, trình bày những
1975 đúc kết, ý kiến và bài học cá
nhân của mình liên quan đến
việc ra quyết định tập thể và
việc chớp thời cơ, thích ứng
với tình hình thực tế thay đổi.
Hình thức trình bày: Báo cáo
cần có hình thức trình bày
mạch lạc, sáng sủa, ghi rõ
tiêu đề và mã số của Báo
cáo, mã số SV, họ tên SV va
ngày tháng thực hiện.

OR3 Hồi ký Hoàng Theo thời hạn Loại báo cáo: 2 mặt tờ A4
Đan: Những điều quy định trong Báo cáo cá nhân.
đọng lại qua 2 lịch tháng Rèn Nội dung: Sinh viên cần hệ
cuộc chiến tranh luyện tập trung thống hóa lại thông tin đã
đọc được, trình bày những
đúc kết, ý kiến và bài học cá
nhân của mình liên quan
đến Người chỉ huy, Người
lãnh đạo.
Hình thức trình bày: Báo cáo
cần có hình thức trình bày
mạch lạc, sáng sủa, ghi rõ
tiêu đề và mã số của Báo
cáo, mã số SV, họ tên SV và
ngày tháng thực hiện.
OR4 Hồi ký của Đại Loại báo cáo: 2 mặt tờ A4
tướng Võ Nguyên Báo cáo cá nhân.
Giáp: Từ nhân Nội dung: Sinh viên cần hệ
dân mà ra thống hóa lại thông tin đã
đọc được, trình bày những
đúc kết, ý kiến và bài học
cá nhân của mình liên quan
đến sức mạnh nhân dân,
sức mạnh tập thể và tinh
thần đoàn kết.
Hình thức trình bày: Báo có
cần có hình thức trình bày
mạch lạc, sáng sủa, ghi rõ
tiêu đề và mã số của Báo
cáo, mã số SV, họ tên SV
và ngày tháng thực hiện.

3 . MỘT SỐ BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG

THỜI SINH VIÊN SÔI NỔI


Nhạc Nga Lời Việt
Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ
Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ
Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta Trời
cao muôn vì sao chói loà

Dù sương gió tuyết rơi


Dù vắng ngôi sao giữa trời
Hoà trái tim với tiếng ca
Cùng nhau nhịp chân bước đường xa!

| 73 |
MỘT SỐ BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG

BÀI CA SINH VIÊN FPT – DÒNG SÔNG LỜI THỀ


Sáng tác: Trần Hoàng Tiến Sáng tác: Trương Quý Hải

Bài ca sinh viên ta hát. Tìm đại dương bao la, vươn mình
Có nắng ấm ban mai rực hồng Tuổi qua đại ngàn, về đây những con
sinh viên theo năm tháng. Trang giấy suối, kết thành sông mênh mang,
trắng ước mơ tràn đầy. cùng hoà lớp lớp sóng, vẫy vùng
đất trời thênh thang.
Hàng me xôn xao lá mới
Có tiếng hát cất cao trời mây Biển rộng sông sâu, chan chứa
Đàn chim hôm nay đã lớn nghĩa tình, niềm tin trao nhau, thác
Ta sẽ nhớ mãi sân trường này. ghềnh lênh đênh, cùng hoà men
đam mê, FPT – dòng sông ta về.
Tới những chân trời mới
Kìa Tổ quốc biết bao tươi đẹp Lời nguyện thề, âm vang dòng
Tới những công trình mới sông, giữ mãi khát khao trong ta.
Dệt nên những ước mơ cho đời Đại dương bao la không ngừng
Ta mơ một ngày mai sóng dâng tràn, ngày mai suối
Bàn tay ta biến sông thành điện. ngàn, âm vang, khúc ca khải hoàn.

Đi đi nào bạn ơi Hoà ngọt ngào, cay đắng buồn


Dệt lên những ước mơ cho đời vui, qua gian nan trong vắt tiếng
Đi đi nào bạn ơi hát. Sóng bát ngát, lòng ta gương
Dệt lên những ước mơ cho đời. soi. Nụ cười, nước mắt tình muôn
nơi. Vẹn nguyên câu thề.

FPT – Dòng sông ta về.

ĐẠI ĐOÀN FPT


Nhạc và lời: Trương Quý Hải

Đoàn ta ra đi từ tay trắng chiến đấu.


Trải bao gian lao vững kết đoàn ta
lớn mau.
Hôm nay đường mới sáng láng Điệp
trùng đội ngũ hiên ngang Tương lai
chờ đón ca khải hoàn.

Đại đoàn FPT luôn khắc ghi lòng son.


Đường tranh đấu gian nguy ý chí ta
không sờn.

Vận hội trước thế giới, đồng lòng kíp


xốc tới Vinh quang FPT sáng ngời.

| 74 |
4. VOVINAM:

Vovin am l à một m ôn p hái Võ Đ ạ o, d o n g ư ờ i V iệ t N am s án g tạ o ;


m ặc dù mớ i tr ên 6 0 n ăm ho ạt đ ộn g, m ô n ph ái Vo v inam đã có t r iệu
môn đồ trên khắp năm châu. Rất xứng đáng cho người Việt khắp mọi
n ơ i tự hà o v à hã nh di ện. Nó i đến Võ Th uật , n g ư ờ i ta h ay nó i đến c ô n g
phu thượng thừa, cú đánh ngàn cân, múa kiếm kinh hồn. Thật ra, đó
chỉ là những ý tưởng xuyên suốt cả mấy trăm năm, ngàn năm về
trước; võ thuật lúc đó như một sức mạnh, một yếu tố không thể
thiếu trong xã hội thời đó để có thể dành lấy sự tất thắng cho con
ng ườ i. Ng ày nay, Võ T huậ t k hôn g cò n là mộ t y ếu tín h t ất t hắn g đ ó
nữ a. Ta h ãy x em 2 q uả bo m nổ ở Nagas aki và Hi s r o s im a th ì th ấy s ứ c
m ạn h của v õ th uật nào có t hể s ánh bằ n g? Võ th u ật th ờ i x a x ư a là
phải đi lên rừng, xa rời quần chúng, ngày đêm luyện tập: Từ luyện
cô n g, luyện K hí, luyện Kiế m , luy ện chưởn g, v.v…

Ngư ời xư a h ọc v õ n h ư m ột t hứ võ khí s ốn g cò n . Võ kh í c àn g ti n h vi , k ỹ
t h u ật c àn g tin h x ảo t hì đ ịa v ị xã hộ i cà ng th ăn g tiến. N gày n ay Võ
Th u ật đ ã th ay đ ổ i the o t hờ i gian . Võ T hu ật n gày n ay là mộ t mô n
Thể Dục mang tính kỹ thuật cao. Ngoài sự luyện tập cho thân thể
được cường tráng, sức khỏe dẻo dai, và còn giúp cho người tập
luyện có được óc phán đoán mau lẹ, phản ứng kịp thời những bất
trắc xảy ra trong cuộc sống.

Võ T hu ậ t ngày na y, nếu c ác võ p há i b iết nâng lên h àn g Võ Đạ o , t h ì Võ


Th uật là m ột b ộ m ôn giá o dục , dùng Võ Thu ật nh ư m ộ t p h ươ n g t iện
lu yệ n tập , tu Tâm lu y ện T hể: Người luy ện Võ c h ú tâm đ ể luy ện m ộ t c ú
đá, một cú đấm cho đúng; sau đó luyện tung quyền, phóng cước liên
hoàn theo chiêu thức của mỗi bài bản tùy theo môn phái. Sự luyện
tập đòi hỏi sự chịu đựng, kiên nhẫn, quyết tâm và tài khéo léo; chính
lúc luyện tập này khiến cho các môn sinh học hỏi cũng như sửa đổi
t ín h t ình. Và c ũng c hính t r o ng s ự l uy ện tậ p đ ó tạo c h o c ác cơ bắ p có
dịp vận chuyển, tăng dần sức khỏe; gân cốt trở nên dẻo dai. Người
luyện võ càng cao thâm thì tâm hồn càng lắng đọng, trở nên trầm
tĩnh, không bị khuấy động dễ dàng.

Võ t hu ật g iúp c h o n gư ời tr ẻ t ăng c ư ờng s in h lự c , t h ân t h ể c ườ n g


tráng, sức khỏe dẻo dai, sống vui để cho khối óc luôn được minh
mẫn, học hành tấn tới, đạt được kết quả cao trong mọi lần thi cử.

Ngư ời có Võ t hu ật luô n l uôn tự t in , t h ách đố m ọ i n g u y hi ểm. C h ín h


những điểm cao qúi trên sẽ giúp cho người trẻ sẵn sàng tiến lên chấp
nhận những thử thách để làm những người lãnh đạo tốt. Người tuổi
t rẻ r ất c ần năng động , nên Võ t h uật là b ộ m ô n s ẽ gi ú p c ho tu ổ i tr ẻ
vươn lên bằng sức sống tiềm tàng. Tập võ để người tuổi trẻ luyện tập
tài khéo léo: Một cái uốn mình để tránh một cú đấm, một cú đá xem
ra rất đơn giản; nhưng nếu không tập sẽ chẳng bao giờ có thể làm nổi.
Không một ai có thể có đôi chân vững chắc và dẻo dai để có thể
búng mình nhảy lên cao, phóng ra cú đá ngoạn mục, rồi đứng xuống
đất an toàn? Sức lực của một người bình thường chỉ có thể nhấc nổi
100 đến 150 Lbs;
| 75 |
nh ưn g n hờ lu yện tập Võ t huật, c on ngườ i đó c ó t hể d ù n g k ỹ th uật hấ t
t un g m ột gã 300 Lb s d ễ dàn g. S ự tập l uyện Võ t h u ật s ẽ g i úp c h o
người tuổi trẻ có một khối óc minh mẫn trong một thân thể cường
tráng.

Vovinam lựa chọn những thế thích hợp với thể chất và tầm vóc của người
Việt Nam ta, thon nhỏ nhưng lanh lẹ, bền bỉ, ra đòn phải nhanh gọn và
chính xác, chiến thuật tấn công và thoái thủ phải nhịp nhàng, linh hoạt và
biến hóa. Lúc địch sơ hở thì tấn công liên tục như vũ bão, lúc gặp nguy
hiểm thì tự ngã xuống, nhào lộn để né tránh và thoát hiểm.

Để bổ túc cho thể tạng có phần bé nhỏ của người Việt Nam, toàn bộ
các phương pháp luyện thể lực và nội công được khai thác triệt để:
Thân pháp, Thủ pháp, Bộ pháp, Chiến pháp và Nội công tâm pháp.
Tất cả các kỹ thuật cơ bản nhất về: Quyền, Cước, Gối, Chỏ, Quăng,
Q uật , K hóa, B ẻ, Đè, Xô, G iật , C hém , X ỉa, Vồ, Đ ập, Q u ạt, Mó c, v.v…, đ ều
tùy nghi sử dụng, không câu nệ chuyên biệt một thứ nào.

Vo vin a m còn c hủ t r ương hiện đại h óa bằ ng cá c h thái d ụ n g và đ ồ n g


hó a h ay Việ t hóa c ác ti nh ho a v õ học t hế gi ớ i. M ô n p h ái Vo vi n am đã
trưởng thành trong giai đọan đấu tranh dành độc lập cho dân tộc
Việt, và kinh qua tất cả các môn võ thuật lớn trên thế giới, nên
Vo vi n am có đầy đủ yế u t ính giúp cho m ọi th ế h ệ có đ ư ợ c n h ữ n g kỹ
năng ắt có và đủ để trưởng thành và một sức khỏe vươn lên trong
tinh thần phấn khởi.

| 76 |
TRƯỜNG ÐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG-

Khu đô thị FPT City Đà Nẵng, Phường Hòa Hải,


Quận Ngũ HànhSơn, TP Đà Nẵng.

https://dnuni.fpt.edu.vn/

https://www.facebook.com/SRO.FPTUDN

Trung tâm DVSV: (0236) 730 8686

You might also like