You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Quốc Phong

Lớp: 19sh1
MSSV: 107190280
Nhóm: 20.90
BÀI TẬP: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.Đề bài: Anh chị hay nêu đánh giá cá nhân về quan điểm của HCM về thời
kỳ quá độ lên XHCN ở VN, xét về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay.
- Chủ nghĩa Mác – Lê Nin là cội nguồn nền tảng của tư tưởng HCM. Bác đã tiếp
thu, nhìn thấy và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê Nin về thời kì quá độ.
+ Quá độ đi lên CNXH là một yếu tố tất yếu khách quan bởi vì nó phù hợp với
hình thái kinh tế xã hội, đúng với tiêu chí giai cấp công nhân, giai cấp vô sản là
đấu tranh nhằm đạt được giá trị của sự tự do và nhân quyền của con người mà chỉ
có XHCN mới đem đến cho chúng ta được điều đấy.
+ 2 loại hình quá độ lên XHCN: trực tiếp và gián tiếp
~ Trực tiếp: suôn sẻ thuận lợi, dễ dàng, giành cho nước có nền kinh tế phát triển
cao hoặc các nước TBCN có nhu cầu tiến lên xây dựng XHCN.
~ Gián tiếp: lâu dài, phức tạp, đầy khó khăn, đầy biến động, dành cho các nước có
nền kinh tế kém phát triển ( tiền tư bản ) có nhu cầu tiến lên XHCN
 Việt Nằm trong nhóm quá độ gián tiếp, có nhu cầu tiến lên XHCN.
- Đối với các nước tiền tư bản chủ nghĩa có thể quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã
hội không cần phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, với hai điều kiện:
có Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng và đã giành được chính quyền; có sự
giúp đỡ của những nước tiên tiến đã đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Việt Nam có 2 điều kiện trên.


- Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kì quá độ đi lên XHCN ở Việt
Nam.

+ Bản chất và đặc điểm của thời kì quá độ:

. Việt Nam từ một nước có xuất phát điểm thấp kém, nghèo nàn, một
nước có nền kinh tế lạc hậu  tiến thẳng lên xây dựng XHCN với nhiều
thời cơ và thách thức  từ chỗ xác định đặc điểm của thời kì quá độ đi
lên XHCN của Việt Nam  Bác xác định mâu thuẫn chủ yếu trong xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ, đó chính là mâu thuẫn giữa lý luận và thực
tiễn, giữa cái lý luận đưa ra để xây dựng XHCN thành công nhưng thực
tế chúng ta gặp muôn vàn khó khăn, chủ lực là đói nghèo sau chiến tranh
 mâu thuẫn giữa yêu cầu một chế độ với trình độ phát triển bậc cao
với một tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. mâu thuẫn hoàn toàn giữa lý
luận và thực tế.

- Những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ lên CNXH của Hồ Chí Minh không
chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin về thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sử
mới; qua đó, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách mạng của
chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Có thể nói, thực tiễn đổi mới càng làm sáng tỏ lý luận về thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam. Đó là những tiêu chí đánh giá đúng sự kiên định và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ của
Đảng ta, đồng thời là những cơ sở, điều kiện đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng
CNXH đi tới thành công.
- Tuy nhiên, vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và bổ sung trong tình hình
hiện nay.

+ Thứ nhất, nhận thức sâu sắc hơn những khó khăn còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ
quá độ lên CNXH.

+ Thứ hai, nhận thức đúng đắn, cụ thể hơn về “con người mới xã hội chủ nghĩa”
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

……………………………………….HẾT…………………………………………
.

You might also like