You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ


------

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM


THƯỜNG XUYÊN

Thực hiện: Nhóm 2


Giảng viên: Đặng Thị Thuận An
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ CÁC BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, THÍ
NGHIỆM HÓA HỌC, KẺ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH SẢN
XUẤT, MÔ HÌNH, CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC CHẤT,
MẠNG TINH THỂ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ CÁC BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, THÍ NGHIỆM
HÓA HỌC

I. Bộ dụng cụ trong phòng thí nghiệm

- ống nghiệm thủy tinh: Thường dùng để  đựng hóa chất thực hiện các phản ứng
trong quy mô nhỏ, các hóa chất trong ống nghiệm sẽ được cách ly cơ bả với môi
trường ngoài thông qua các nắp chặn bằng bông gòn hay nút cao su, inox. 

- cốc thủy tinh: Là dụng cụ hỗ trợ việc định lượng tương đối và là nơi chứa để thực
hiện các phản ứng.

- ống dẫn khí

- các loại bình thủy tinh: Bình tam giác, bình định mức, bình cầu,… Với nhiều hình
dạng khác nhau dùng cho nhiều mục đích khác nhau như chứa dung dịch phản ứng
hóa học hay môi trường nuôi cấy vi sinh vật, định mức các loại chất lỏng, thực hiện
một số phản ứng hóa học

- chân đèn cồn

- đèn cồn dùng để đốt nóng và thực hiện những phản ứng liên quan đến nhiệt độ.

Ngoài ra còn có:

- pipet thủy tinh: Là thiết bị đo lường và hút dung dịch với độ chính xác tương đối
cao. Có thể sử dụng ống bóp cao su hoặc các thiết bị hỗ trợ trợ lực hút khác. 

Buret: cho phép lấy những thể tích dd chính xác một cách liên tục, chuẩn độ
- chai chứa thủy tinh: Dụng cụ dùng để lưu trữ các loại hóa chất, đặc biệt là các hóa
chất không thể bảo quản trong các chai nhựa, các chất có tính ăn mòn lớn. 

- Đũa thủy tinh: hỗ trợ tạo sự tương tác trong các phản ứng hóa học. 
- Nhiệt kế có khoảng vạch chia độ 0,2 độ C hoặc ít hơn. Các nhiệt kế tiêu chuẩn nên
sử dụng loại chia độ đến 0,1 độ C.
- Kẹp gỗ dùng để kẹp ống nghiệm.

Bình hút ẩm: hút ẩm hoặc giữ khô hóa chất dụng cụ

Chén nung: nung chất rắn

Bình tia: để tia nước nhỏ và mạnh dùng rửa kết tủa

ống sinh hàn: làm lạnh hoặc ngưng tụ chất lỏng

II. Các thiết bị trong phòng thí nghiệm


- Hệ thống bàn ghế kệ thí nghiệm: vật dụng cơ bản nhất, tạo không gian, bề mặt cho
các thí
nghiệm vì vậy thiết kế của nó cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn phòng thí nghiệm
như vật liệu chống chịu hóa chất , không bắt lửa, chống cháy; chống thấm nước và
chịu tải trọng lớn, kháng vi sinh và không cho vi sinh vật phát triển.
- Hệ thống lọc nước: Các tạp chất có trong nước ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và
chất lượng của
các thí nghiệm. Do đó, hệ thống lọc nước là thiết bị quan trọng đảm bảo rằng các thí
nghiệm của bạn chạy trơn tru nhất có thể.
- Nồi hấp tiệt trùng: sử dụng hơi nước bão hòa để khử trùng thiết bị và dụng cụ
phòng thí nghiệm
nhằm loại bỏ tất cả các vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử.
- Tủ an toàn sinh học: Bảo vệ người điều hành tránh nhiễm virus trong quá trình
thao tác đảm bảo
an toàn cho người sử dụng, đảm bảo cho môi trường làm việc không bị nhiễm vi
khuẩn và sạch.
- Máy khuấy từ: dùng lực của từ trường để làm nóng và hòa tan các thành phần hóa
học có trong
chất lỏng.
- Các loại cân thí nghiệm: Cân phân tích đa chức năng, cân kỹ thuật,…
Ngoài ra còn có:
- Các loại máy nghiền: máy nghiền dao cắt, máy nghiền hàm búa, máy nghiền đĩa,

- Các thiết bị khác như:, máy cất nước, dụng cụ tiệt trùng trong phòng thí nghiệm vi
sinh,…
- Các thiết bị đo tỷ trọng, đo độ dẫn, đo nồng độ dung dịch, đo độ đường, đo độ
mặn,…

III. Một số nguyên tắc thực hiện bảo quản đồ dùng, thiết bị
- Sau khi sử dụng thiết bị thí nghiệm, bạn cần rửa thật sạch. Sau đó để khô cẩn thận
bằng cách úp ngược sản phẩm.
- Các sản phẩm nếu lâu khâu sử dụng hay bọc trong túi polietilen chuyên dụng. Sau
đó buộc chặt và để trong những ngăn tủ riêng.
Vì vậy các sản phẩm thí nghiệm này nên đựng trong những khu vực chuyên biệt.
Tuyệt đối không để mọi người đi lại qua khu vực để thiết bị nhiều hay sử dụng. Nếu
không nguy cơ bị vỡ, hỏng sản phẩm rất cao.
1 Kĩ năng sử dụng thí nghiệm hóa học
Tầm quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó thí nghiệm hóa học có vai trò quan
trọng trong dạy học:
Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, tạo sự hứng thú đối với môn học. Là xuất phát điểm
cho quá trình học tập – nhận thức của học sinh, từ quá trình nhận thwucs cảm tính
đến trừu tượng hóa và cụ thể hóa trong tưu duy
Là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thật của tri
thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành và nhận thức cho học
sinh
Dễ tiếp thu và khắc sâu kiến thức
Các loại thí nghiệm
TN Minh họa
TN nghiên cứu
TN kiểm chứng
TN đối chứng
TN nêu vấn đề
TN giải quyết vấn đề

KĨ NĂNG KẺ BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


I. Khái niệm
Sơ đồ là bản vẽ đơn giản chỉ ghi những nét chính.
Bảng biểu là bảng kê rõ, gọn một hạng mục, số hiệu, số liệu để làm căn cứ đối
chiếu theo một thứ tự nhất định, một nội dung nào đó trong quá trình dạy học.
II. Phân loại
Trong quá trình dạy học sơ đồ, biểu bảng là một hình thức mã hóa kiến thức, kiến
thức sẽ được trình bày dưới dạng khác, cô đọng, hấp dẫn, dễ khái quát hơn. Có thể
chia sơ đồ biểu bảng thành hai loại:
- Sơ đồ, biểu bảng do giáo viên vẽ trên bảng đen ngay trong khi giảng bài.
- Sơ đồ, biểu bảng đã vẽ sẵn (trên giấy khổ lớn, hoặc trình chiếu như sơ đồ, biểu đồ,
đồ thị, bản đồ). Bỏ luôn vì nằm trong mục phân loại hóa học cho khỏe, đến từu 2
hướng học sinh với giáo viên
III. Sơ đồ và biểu bảng có tác dụng to lớn trong dạy học Hóa học
- HS thấy được mối quan hệ giữa những khái niệm, quy luật, tính chất của các chất
có trong nội dung bài học, bài tập. HS nhớ kiến thức đã được tiếp thu lâu hơn và vận
dụng một cách linh hoạt những kiến thức này vào thực tế đời sống và giải bài tập hóa
học.
- Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng cao
lòng tin của HS vào khoa học.
- Giúp phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy ( phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,...các hiện tượng rút ra những kết luận có độ tin
cậy...).
- Giúp cho GV hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng và tái hiện lại một cách cổ
đọng, hấp dẫn, dễ hình dung và dễ khái quát hơn cách trình bày bằng lời nói hay chữ
viết thông thường. Vì vậy gây được sự chú ý, HS dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn.
- Đơn giản hóa các cấu trúc phức tạp của các bộ phận máy móc trong sản xuất hóa
học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt kiến thức mới về các quy trình sản
xuất hóa học.
- Giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp trong mỗi tiết học.
- Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của các em được thuận lợi có hiệu suất cao hơn.

IV.

Sơ đồ, biểu bảng có thể sử dụng ở các giai đoạn của quá trình dạy học, đặc biệt
ở giai đoạn
- Ôn tập của các em được thuận lợi có hiệu suất cao hơn.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
- Giải bài tập hoá học.
- Ngoài ra có thể dùng trong dạy bài mới. Cái này để trong mục phân loại luôn nên
bỏ được
V. Yêu cầu sư phạm đối với sơ đồ, biểu bảng
- Sơ đồ, biểu bảng phải sáng sủa, dễ coi, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ.
- Sơ đồ, biểu bảng cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Sơ đồ, biểu bảng cần đơn giản, dễ hiểu, không quá nhiều chi tiết làm rối mắt học
sinh, học sinh có thể vẽ lại dễ dàng.
- Tỷ lệ kích thước hài hòa và cân đối. Màu sắc phù hợp, bắt mắt nhưng không quá
sặc sỡ lòe loẹt.
Sơ đồ trong hóa học
+ Sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học
+ Sơ đồ sản xuất hóa học
+ Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
+ Sơ đồ xử lý bài tập nhận biết
+ Sơ đồ dùng để giảng dạy bài mới

Sử dụng bảng trong dạy học hóa học


+ SD bảng trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức
+ SD bảng để giải bài tập nhận biết
+ SD bảng để mô tả các hiện tượng hóa học
+ SD bảng trong giải bài tậ biện luận

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT


Quy trình là gì:
I. Mục đích
- Để học sinh biết nhiều hơn về quy trình sản xuất , hiểu rõ nguồn gốc của các chất.
- Giúp học sinh biết đến từng giai đoạn, chuyển hóa từ chất này thành chất khác.
Từ đó cũng giúp học sinh hứng thú và đỡ nhàm chán hơn với môn Hóa Học, việc
hình dung được quá trình sản xuất từng chất thông qua hình vẽ hoặc sơ đồ tư duy
được dễ dàng hơn thì giáo viên có thể phân thành các quá trình nhỏ và lần lượt phân
tích, giải thích và giảng dạy cho học sinh.
II. Ví dụ về quy trình sản xuất đá khô
https://maythucphamkag.com/quy-trinh-san-xuat-da-kho-da-khoi-da-co2?
fbclid=IwAR1kNZicl--N73sLIQB_b4_yDpwBc7Tm7T7RjZGyfNV07T93zeNn7-
VoU1M
1. Nguyên liệu:
- Carbon Dioxide là nguyên liệu thô duy nhất để sản xuất đá thô.

2. Quy trình sản xuất:


- Bước 1: Cacbon Dioxide được hóa lỏng bằng cách nén và làm lạnh, việc hóa lỏng
diễn ra ở áp suất 396kg/cm2 ở nhiệt đọ thường trong phòng. CO2 được bơm qua
đường ống vào các bồn chứa lớn để loại bỏ được chất bẩn cần thiết.
- Bước 2: Cacbon dioxide được vận chuyển với số lượng lớn, đôi khi nặng nhiều tấn.
vì vậy hầu hết các nhà máy sản xuất đá khô thường đặt nhà máy ở gần các cơ sở lọc
dầu và amoniac để đỡ chi phí vận chuyển. Dưới áp lực, CO2 lỏng được dẫn trực tiếp
vào bể chứa của nhà máy.
- Bước 3: Các chất lỏng này được giữ lạnh để duy trì trạng thái lỏng trong thùng
chứa lớn được nối trực tiếp với nơi sản xuất bằng ống áp suất để sử dụng khi cần.
- Bước 4: Cacbon Dioxide lỏng sau đó lại vận chuyển một lần nữa qua đường ống từ
các bể đến nơi chứa khuôn để sản xuất đá khô. Khi vận chuyển chất lỏng từ môi
trường cao đến môi trường tương đương áp suất khí quyển nó sẽ bay hơi ở tốc độ cao
và chất lỏng sẽ chuyển rắn ở 119 độ F. một vòi phun đưa chất lỏng vào khuôn đứng
cỡ 4,9m, khuôn này thiết kế chịu được áp lực lớn , khi lượng khí lỏng đi vào nó sẽ
lập tức đông lại ở nhiệt độ phòng. Cacbon Dioxide bây giờ giống như tuyết.
- Bước 5: Phần tuyết này sẽ nén lại gạo thành đá khô, toàn bộ quá trình kéo dài 5
phút.
- Bước 6: Khối đá này được đẩy ra khỏi khuôn và trượt trên con lăn, được chia thành
4 phần và mỗi phần nặng 25kg.
- Bước 7: Khối đá khô được đưa vào container và giữ lạnh để mức độ thăng hoa của
ở mức thấp
nhất. Khi vận chuyển phải được gói chặt chẽ và nếu lấy ra sẽ bị hóa hơi toàn bộ.
MÔ HÌNH ,CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC CHẤT, MẠNG TINH THỂ

I. Một số khái niệm cơ bản

:Có 2 loại chất rắn -

Vật liệu kết tinh: các nguyên tử sắp xếp tuần hoàn trong không gian +

Đa tinh thể: gồm nhiều tinh thể nhỏ hoặc hạt *


Đơn tinh thể: các nguyên tử sắp xếp tuần hoàn trong không gian của vật liệu *

+ Vật liệu vô định hình: các nguyên tử sắp xếp không tuần hoàn trong không gian

II. Cấu trúc tinh thể, mạng tinh thể


- Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử hay phân tử,
ion) liên hết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình
học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt
quanh vị trí cân bằng của nó..

- Ví dụ về mạng tinh thể của Cacbon:


Mạng tinh thể 2 chiều:

Mạng tinh thể 3 chiều:


Ví dụ về một số cấu trúc tinh thể đơn giản
Tài liệu tham khảo:
Dựa vào tài liệu tiểu luận kĩ năng dạy học của Phan Thị Thủy Hương Trường Đại
Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh:

Mô hình cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian các chất
Cấu tạo hoá học của một chất là một thuật ngữ nói về trật tự sắp xếp các nguyên tử trong phân
tử, liên kết hoá học giữa các nguyên tử và ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử
chất đó.
cấu trúc không gian các chất: cấu tạo hóa học cúa chất đó dc biểu diễn trong không gian 3 chiều

Mục đích: Nhằm giúp cho học sinh hiểu về trật tự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử, liên kết
hóa học giữa các nguyên tử và tác động qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử đó. ( nêu dưới
hình ảnh
 TINH THỂ NGUYÊN TỬ
1. Tinh thể nguyên tử
- Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn theo trật tự
nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể nguyên tử.
- Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Thí dụ tinh thể kim cương: mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác bằng 4
liên kết cộng hóa trị.
Tính chất chung của tinh thể nguyên tử

- Lực liên kết cộng hóa trị trong cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử lớn nên tinh thể nguyên tử
thường bền vững, rất cứng, khó nóng chảy, khó sôi…

- Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể đã biết nên được quy ước có độ cứng là 10
đơn vị để đo độ cứng các chất khác.

You might also like