You are on page 1of 49

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP
SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT CHO KHU
DÂN CƯ PHÚ XUÂN, DÂN SỐ 2500 NGƯỜI

SVTH: TRẦN THÀNH NHÂN


MSSV: 00950020010
LỚP: 09LTĐHV.MT
HỌC KỲ: HK2 – NK 2020 -2021
GVHD: TS. TÔN THẤT LÃNG

TP.HCM, 06/2022
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP SỬ
DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT CHO KHU DÂN
CƯ PHÚ XUÂN, DÂN SỐ 2500 NGƯỜI

TRẦN THÀNH NHÂN

HỘI ĐỒNG GVHD

TV1 TV2 TV3

TP.HCM, 06/2021

SVTH: Trần Thành Nhân 1


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Mục lục
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN..................................................................................................4
Danh mục hình..........................................................................................................7
Danh mục bảng..........................................................................................................7
Danh mục từ viết tắt..................................................................................................7
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ NGUỒN NƯỚC CẤP........................9
1.1.Thông tin dự án....................................................................................................9
1.2.Tầm quan trọng của nước cấp..............................................................................9
1.3.Các loại nguồn nước sử dụng làm nước cấp......................................................10
1.3.1.Nước mặt........................................................................................................10
1.3.2.Nước ngầm.....................................................................................................12
1.3.3.Nước mưa.......................................................................................................14
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC.....................15
2.1.Hồ chứa và lắng sơ bộ.......................................................................................15
2.2.Song chắn rác và lưới chắn................................................................................15
2.3.Quá trình làm thoáng.........................................................................................15
2.4.Clo hóa sơ bộ.....................................................................................................16
2.5.Quá trình khuấy trộn hóa chất............................................................................16
2.6.Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn........................................................16
2.7.Quá trình lắng....................................................................................................17
2.8.Quá trình lọc......................................................................................................18
2.9.Flo hóa............................................................................................................... 19
2.10.Khử trùng nước................................................................................................19
2.11.Ổn định nước...................................................................................................20
2.12.Làm mềm nước................................................................................................20
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VỚI NGUỒN NƯỚC
LÀ SÔNG SÀI GÒN...............................................................................................21
3.1.ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT NƯỚC SÔNG SÀI GÒN.......................................21

SVTH: Trần Thành Nhân 2


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

3.1.1.Vị trí địa lý......................................................................................................21


3.2.ĐỀ XUẤT – PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ............................................25
3.2.1.Đề xuất công nghệ xứ lý.................................................................................25
3.2.2.Kết luận..........................................................................................................32
CHƯƠNG 4:TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG TRẠM XỬ
LÝ............................................................................................................................ 33
4.1.TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC CỦA NHÀ MÁY...........................33
4.1.1.Dân số khu dân cư Phú Xuân..........................................................................33
4.1.2.Lưu lượng nước cấp của trạm cấp nước cho khu dân cư Phú Xuân................33
4.2.XÁC ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT ĐƯA VÀO................................................33
4.2.1.Liều lượng Poly Aluminium Chloride (PAC).................................................33
4.2.2.Liều lượng vôi................................................................................................35
4.3.Tính toán công trình...........................................................................................35
4.3.1.Bể trộn cơ khí.................................................................................................35
4.3.2.Bể lắng đứng...................................................................................................37
4.3.3.Bể lọc áp lực...................................................................................................40
CHƯƠNG 5:Kết luận và kiến nghị..........................................................................43
5.1.Kết luận.............................................................................................................43
5.2.Kiến nghị...........................................................................................................43
Tài liệu tham khảo...................................................................................................44
Phụ lục..................................................................................................................... 44

SVTH: Trần Thành Nhân 3


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Họ và tên sinh viên: Trần Thành Nhân
Lớp : 09LTĐHV_MT
Ngành :Kỹ Thuật Môi Trường
1. Ngày giao đồ án: 22/05/2022
2. Ngày hoàn thành đồ án: 20/07/2022
3. Nhiệm vụ đồ án: Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho
Khu dân cư Phú Xuân quy mô 2500 người.
4. Yêu cầu và số liệu ban đầu:
- Số liệu chất lượng nước nguồn cho trong bảng 01. Tiêu chuẩn nước sau xử lý đạt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01-1:2018/BYT.
- Diện tích khu đất dự kiến xây dựng trạm xử lý nước cấp cho khu dân cư là 50m x
100m
5. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:
 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước cấp cho khu dân cư trên, từ đó
phân tích lựa chọn công nghệ thích hợp.
 Tính toán 03 công trình đơn vị sau: bể trộn cơ khí, bể lắng đứng, bể lọc áp
lực của phương án chọn.
6. Các bản vẽ kỹ thuật:
- Vẽ bản vẽ mặt cắt công nghệ của phương án chọn: 01 bản vẽ khổ A2.
- Vẽ chi tiết 02 công trình đơn vị hoàn chỉnh: 02 bản vẽ khổ A2.

TP.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2022


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Tôn Thất Lãng

SVTH: Trần Thành Nhân 4


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Bảng1: Số liệu chất lượng nước nguồn

TT Thông số Đơn vị Sông Sài Gòn

1 pH - 6,7

2 Độ đục NTU 57

3 Độ màu Pt - Co 37

10 Fe mg/l 0,34

12 Độ cứng tính theo CaCO3 mg/L 103

13 E.Coli MPN/100ml 1500

14 Tổng Coliform MPN/100ml 46000

SVTH: Trần Thành Nhân 5


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm đồ án, chúng em luôn nhận được sự quan tâm, tận tình
truyền đạt những kiến thức chuyên môn cần thiết và quý báu nhất từ phía giáo viên
hướng dẫn- Thầy Tôn Thất Lãng. Đến hôm nay, với sự dẫn dắt của thầy mà chúng em
đã hoàn thành đồ án “Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt
cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến - Thầy Tôn Thất Lãng đã giúp đỡ, chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm đồ án. Chúng em cũng xin chân thành cảm
ơn quý Thầy, Cô Khoa Môi Trường, Trường Đại học tài nguyên và môi trường thành
phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức, chuyên môn trong thời
gian qua để chúng em có điều kiện và đủ kiến thức thực hiên đồ án này.
Với kiến thức còn hạn chế, em mong rằng qua đồ án môn học này, em sẽ nhận được
nhiều đóng góp quý báu của thầy cô nhằm giúp chúng em hiểu thêm và vận dụng kiến
thức đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn về sau.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2022

SVTH: Trần Thành Nhân 6


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Danh mục hình


Hình 1.1 Vị trí khu dân cư Phú Xuân

Hình 3.1 Công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 1

Hình 3.2 Công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 2

Hình 4.1 Hình dạng bể trộn cơ khí và cánh khuấy

Hình 4.2 Thiết kế bể lắng đứng

Hình 1-1 Vị trí khu dân cư Phú Xuân

Hình 4.3 Thiết kế bồn lọc

Danh mục bảng


Bảng 1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt

Bảng 1.2 Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm

Bảng 3.1 Số liệu chất lượng nước sông Sài Gòn trạm bơm Phú Hòa ( khu vực Bến
Than) quý 4 năm 2010 [5]
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước sông Sài Gòn

Bảng 4.1 Liều lượng phèn để xử lý nước

Bảng 4.2 Các thông số thiết kế bể trộn cơ khí

Bảng 4.3 Các thông số thiết kế bể tạo bông

Bảng 4.4 Các thông số thiết kế bể lắng đứng

Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể trung gian

Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bồn lọc áp lực


Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể chứa nước sạch
Danh mục từ viết tắt
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization).
KDC: Khu dân cư.
TCXDVN: Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam.

SVTH: Trần Thành Nhân 7


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

TSS: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids).


PAC: phèn nhôm (POLY ALUMINIUM CHLORIDE)
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
Lời mở đầu
Hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Nguồn nước, ở nhiều nơi suy
giảm nghiêm trọng; mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ
biển ngày càng trầm trọng...; phát triển kinh tế, xã hội, tăng dân số, làm phát sinh
những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và đang đứng trước
nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử
dụng nước ở quốc gia ở thượng nguồn.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, hiện mỗi năm, có
khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250 ngàn người nhập
viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, khoảng 200.000 người
mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm
nguồn nước. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn có
đến 30% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của sử dụng nước an toàn. Vì
những lý do đó, WHO xếp Việt Nam vào số những nước có tình trạng an ninh nguồn
nước đáng báo động, nhất là ở khu vực nông thôn.
Ở nhưng huyện vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh là huyện Củ Chi, Bình
Chánh và Hóc Môn, phần lớn người dân sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt. Theo
kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y tế dự phòng Tp.HCM thì trong 1.400 mẫu nước
giếng khoan tại bảy quận, huyện (12, Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình
Chánh, Củ Chi) đã xét nghiệm có 1.125 mẫu lấy tại các khu phố chưa phủ mạng lưới
cấp nước sạch và 275 mẫu tại các điểm có nguy cơ ô nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân
được sử dụng nước sạch rất thấp
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu nước sạch
cho người dân ở khu dân cư Phú Xuân, cần xây dựng một hệ thống xử lý nước cấp với
đề tài án “Xây dựng hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho người
dân ở khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người”.

SVTH: Trần Thành Nhân 8


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ NGUỒN NƯỚC CẤP
1.1. Thông tin dự án
Với tổng diện tích 258.005m2, Khu dân cư Phú Xuân – Nhà Bè là một khu đô thị
mới có cơ cấu tổ chức hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội, có tiêu chuẩn cao đáp ứng được nhu cầu về ở, sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi của
người dân.
Diện tích xây dựng toàn khu chiếm 60.889,2m2, tổng diện tích sàn xây dựng là
121.778m2 sẽ phục vụ cho khoảng 2.500 người dân.
KDC Cotec Phú Xuân nằm ngay mặt tiền đường 15B Nguyễn Lương Bằng nối dài
lộ giới 40m và nằm bên cạnh trục đường Huỳnh Tấn Phát. KDC Cotec Phú Xuân còn
sở hữu vị trí “cận giang” view hai con sông lớn là sông Nhà Bè và sông Mương Chuối.

Hình 1.1 Vị trí khu dân cư Phú Xuân.

SVTH: Trần Thành Nhân 9


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

1.2. Tầm quan trọng của nước cấp


Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh
hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Ngoài
ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực
phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.
Hiện nay, tổ chức Liên Hiệp Quốc đã thống kê có một phần ba điểm dân cư trên thế
giới thiếu nước sạch sinh hoạt, do đó người dân phải dùng đến các nguồn nước nhiễm
bẩn. Điều dẫn đến hàng năm có 500 triệu người mắc bệnh và 10 triệu người (chủ yếu
là trẻ em) bị chết, 80 % trường hợp mắc bệnh là người dân ở các nước đang phát triển
có nguyên nhân từ việc dùng nguồn nước bị ô nhiễm.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về nước cấp, trong đó các chỉ tiêu cao
thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này phải đảm bảo an toàn vệ sinh về số
lượng vi sinh có trong nước, không có chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, các chỉ tiêu về pH, nồng độ oxy hòa tan, độ đục, độ màu, hàm lượng các kim
loại hòa tan, độ cứng, mùi vị… Tiêu chuẩn chung nhất là của Tổ chức sức khỏe thế
giới WHO hay của cộng đồng châu Âu. Ngoài ra nước cấp cho công nghiệp bên cạnh
các chỉ tiêu chung về nước cấp thì tùy thuộc từng mục đích mà đặt ra những yêu cầu
riêng.
Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo các tiêu chuẩn do tính chất có sẵn
của nguồn nước hay bị gây ô nhiễm nên tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước và yêu
cầu về chất lượng nước mà cần thiết phải có quá trình xử lý nước thích hợp, đảm bảo
cung cấp nước có chất lượng tốt và ổn định.
1.3. Các loại nguồn nước sử dụng làm nước cấp
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là
nước thô) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
Theo địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh mà các nguồn nước tự nhiên
có chất lượng nước khác nhau. Như ở những vùng núi đá vôi, điều kiện phong hóa
mạnh, nguồn nước sẽ chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, nước có độ cứng cao, hàm lượng hòa
tan lớn…
1.3.1. Nước mặt
Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Do kết hợp từ
dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của
nước mặt là:
 Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.

SVTH: Trần Thành Nhân 10


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm,
hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có
nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
 Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
 Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
 Chứa nhiều vi sinh vật.
Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất hữu
cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công nghiệp thường bị ô
nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và các chất phóng xạ.
Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình khai thác và sử
dụng.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng là
nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu để đưa
vào trực tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý.
Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vât gây bệnh cho con người trong
nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất lượng
nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường xuyên.
Bảng 1.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt [1]

Chất rắn lơ lửng Các chất keo Các chất hòa tan
d > 10-4 mm d = 10-4  10-6 mm d < 10-6 mm

Đất sét Đất sét Các ion K+, Na2+, Ca2+,


Cát Protein Mg2+, Cl-, SO42+, PO43+

Keo Fe(OH)3 Silicat SiO2 Các chất khí CO2, O2, N2,
CH4, H2S…
Các chất thải hữu Chất thải sinh hoạt hữu cơ
cơ, vi sinh vật Các chất hữu cơ
Cao phân tử hữu cơ
Tảo Các chất mùn

Tổ chức thế giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như sau:
 Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh. Nguồn nhiễm bẩn
này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hay gián tiếp đưa vào
nguồn nước. Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, lỵ… sẽ lây qua
môi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

SVTH: Trần Thành Nhân 11


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Nguồn ô nhiễm là các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất thải trong nông
nghiệp. Các chất này không trực tiếp gây bệnh nhưng là môi trường tốt cho các vi
sinh vật gây bệnh hoạt động. Đó là lý do bệnh tật dễ lây lan qua môi trường nước.
 Nguồn nước bị nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất
độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, cyanur, crom, cadimi, chì, … Các
chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra các tác hại lâu dài.
 Nguồn ô nhiễm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản
xuất và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại lớn trong công
nghệ xử lý nước.
 Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng và thải ra trong sinh hoạt
và công nghiệp tạo ra lượng lớn các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy sinh
học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt.
Tóm lại, các yếu tố địa hình, thời tiết là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt; còn xét đến một yếu tố khác chủ quan hơn là các tác động của con
người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
1.3.2. Nước ngầm
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc
vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy
qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi
nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
 Độ đục thấp.
 Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định.
 Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S, …
 Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo…
 Không có hiện diện của vi sinh vật.
Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn so với nước mặt do đó nước ngầm
thường có chất lượng tốt hơn. Thành phần đáng quan tâm của nước ngầm là sự có mặt
của các chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa và
sinh hóa trong khu vực. Những vùng có nhiều chất bẩn, điều kiện phong hóa tốt và
lượng mưa lớn thì nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hòa tan và các chất
hữu cơ.
Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, các chỉ tiêu vi
sinh cũng tốt hơn so với nước mặt. Ngoài ra nước ngầm không chứa rong tảo là những
nguồn rất dễ gây ô nhiễm nước.

SVTH: Trần Thành Nhân 12


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

SVTH: Trần Thành Nhân 13


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Bảng 1.2 Các đặc tính của nước mặt và nước ngầm [1]

Đặc tính Nước mặt Nước ngầm

Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định

Thay đổi theo chất lượng đất, Ít thay đổi, cao hơn so với nước
Chất khoáng hòa tan
lượng mưa mặt ở cùng một vùng

Fe2+ và Mn2+ Rất thấp (trừ dưới đáy hồ) Thường xuyên có

Khí CO2 hòa tan Thường rất thấp hoặc không có Nồng độ cao

Xuất hiện ở những vùng nước


NH4+ Thường xuyên có mặt
nhiễm bẩn

Thường có ở nồng độ trung


SiO2 Thường có ở nồng độ cao
bình

Thường có ở nồng độ cao do sự


Nitrat Thường thấp
phân hủy hóa học

Vi trùng (nhiều loại gây bệnh), Các vi khuẩn do sắt gây ra


Vi sinh vật
virus các loại và tảo thường xuất hiện

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm,
nước luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất, nó tạo
nên sự cân bằng giữa thành phần của nước và đất.
Nước chảy dưới lớp đất cát hay granite là axit và ít muối khoáng. Nước chảy
trong đất chứa canxi là hydrocacbonat canxi.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải nhiễm bẩn, nước ngầm nói
chung được đảm bảo về mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định. Người ta chia nước
ngầm ra hai loại khác nhau:
 Nước ngầm hiếu khí (có oxy): thông thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp loại này không cần xử lý mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
Trong nước có oxy sẽ không có các chất khử như H2S, CH4, NH4…
 Nước ngầm yếm khí (không có oxy): trong quá trình nước thấm qua đất đá oxy
bị tiêu thụ, lượng oxy hòa tan tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe 2+, Mn2+ sẽ được tạo
thành.

SVTH: Trần Thành Nhân 14


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao cùng với sự có mặt của ion Mg2+
sẽ tạo nên độ cứng cho nước. Ngoài ra trong nước còn chứa các ion như Na 2+, Fe2+,
Mn2+, NH4+, HCO3-, SO42-, Cl-,…
Đặc tính chung về thành phần, tính chất nước ngầm là nước có độ đục thấp, nhiệt
độ, tính chất ít thay đổi và không có oxy hòa tan. Các lớp nước trong môi trường khép
kín là chủ yếu, thành phần nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô
nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi của lưu lượng của lớp
nước sinh ra do nước mưa. Ngoài ra một tính chất của nước ngầm là thường không có
mặt của vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.
1.3.3. Nước mưa
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi
vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong không
khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác
nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên
các trận mưa axit. Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ
thống mái, máng thu gom dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa
có mái che để dùng quanh năm.

SVTH: Trần Thành Nhân 15


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC
Trong quá trình xử lí nước cấp, cần phải thực hiện các biện pháp như sau:
 Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị làm sạch như: song chắn rác,
lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
 Biện pháp hoá học: dùng hoá chất cho vào nước để xử lí nước như: dùng phèn
làm chất keo tụ, dùng vôi kiềm hoá nước, cho Clo vào nước để khử trùng.
 Biện pháp lí học: dùng các tia vật lí để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng
siêu âm. Điện phân nước biển để khử muối. Khử khí CO2 hoà tan trong nước bằng
phương pháp làm thoáng.
Trong ba biện pháp xử lí nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lí
nước cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lí nước một cách độc lập hoặc
kết hợp với các biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả
xử lí nước. Trong thực tế để đạt được mục đích xử lí một nguồn nước nào đó một cách
kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lí bằng việc kết hợp của nhiều
phương pháp
2.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của
oxy hòa tan trong nước, và điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào và lưu
lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm.
2.2. Song chắn rác và lưới chắn
Được đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi
lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các
công trình xử lý.
2.3. Quá trình làm thoáng
Đây là giai đoạn trong dây chuyền công nghệ xử lý nước có nhiệm vụ hòa tan oxy
từ không khí vào nước để oxy hóa sắt, mangan hóa trị (II) thành sắt (III) và mangan
(IV) tạo thành các hợp chất Fe(OH)3, Mn(OH)4 kết tủa để lắng và đưa ra khỏi nước
bằng quá trình lắng, lọc. Ngoài ra quá trình làm thoáng còn làm tăng hàm lượng oxy
hòa tan trong nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong quá
trình khử mùi và màu của nước.
Có hai phương pháp làm thoáng:

SVTH: Trần Thành Nhân 16


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng
trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên hay trong các thùng kín rồi thổi không
khí vào thùng như các giàn làm thoáng cưỡng bức.
 Đưa không khí vào trong nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt
nhỏ theo giàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm
thoáng.
Trong kĩ thuật xử lý nước thường người ta áp dụng các giàn làm thoáng theo
phương pháp đầu tiên và các thiết bị làm thoáng hỗn hợp giữa hai phương pháp trên:
làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước. Đầu tiên tia nước tiếp
xúc với không khí sau khi chạm mặt tia nước kéo theo bọt khí đi sâu vào khối nước
trong bể tạo thành các bọt khí nhỏ nổi lên.
2.4. Clo hóa sơ bộ
Là quá trình cho clo vào nước trong giai đoạn trước khi nước vào bể lắng và bể lọc,
tác dụng của quá trình này là
 Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn.
 Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo
thành các kết tủa tương ứng.
 Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu.
 Trung hòa amoniac thành cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
Ngoài ra Clo hóa sơ bộ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong
bể phản ứng tạo bông cặn và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra các chất
nhầy nhớt trên mặt bể lọc làm tăng thời gian của chu kỳ lọc…
2.5. Quá trình khuấy trộn hóa chất
Mục đích là tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối lượng
nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh, nếu không
trộn đều và trộn kéo dài thì sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc, và đều
trong thể tích nước, hiệu quả lắng sẽ kém và tiêu tốn hóa chất nhiều hơn.
2.6. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
Keo tụ và tạo bông cặn là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính các
chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan hay lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng
được trong các bể lắng hay kết dính trên bề mặt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh
và kinh tế nhất.

SVTH: Trần Thành Nhân 17


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Trong kĩ thuật xử lý nước thường dùng phèn nhôm Al 2(SO4)3 hay phèn sắt
FeCl3, Fe2(SO4)3 và FeSO4. Quá trình sản xuất, pha chế định lượng phèn nhôm thường
đơn giản hơn đối với phèn sắt nên tuy phèn sắt hiệu quả cao hơn nhưng vẫn ít được sử
dụng.

Hiệu quả của quá trình tạo bông cặn phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy
trộn để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và dính kết vào nhau. Để tăng hiệu quả
cho quá trình tạo bông cặn người ta thường cho polyme được gọi là chất trợ lắng vào
bể phản ứng tạo bông. Polyme sẽ tạo liên kết lưới anion nếu trong nước thiếu các ion
đối như SO42-, nếu trong nước có thành phần ion và độ kiềm thỏa mãn thì điều kiện
keo tụ thì polyme sẽ tạo ra liên kết trung tính.

2.7. Quá trình lắng


Đây là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện
pháp:
 Lắng trọng lực trong các bể lắng khi đó các hạt cặn có tỉ trọng lớn hơn sẽ lắng
xuống đáy bể.
 Lực li tâm sẽ tác dụng vào các hạt cặn trong bể lắng li tâm và cyclon thủy lực
làm các hạt cặn lắng xuống.
 Lực đẩy nổi do các hạt khí dính bám vào các hạt cặn ở các bể tuyển nổi.
Cùng với việc lắng cặn, quá trình lắng còn làm giảm được 90  95% vi trùng có
trong nước (vi trùng luôn bị hấp thụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình
lắng).
Có ba loại cặn thường được xử lý trong quá trình lắng như sau:
 Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ: trong quá trình lắng không thay đổi hình
dáng, độ lớn, tỷ trọng. Trong quá trình xử lý nước ta không pha phèn nên công trình
lắng thường có tên gọi là lắng sơ bộ.
 Lắng các hạt ở dạng keo phân tán: thường được gọi là lắng cặn đã được pha
phèn. Trong quá trình lắng các hạt cặn có khả năng kết dính với nhau thành bông cặn
lớn khi đủ trọng lực sẽ lắng xuống, ngược lại các bông cặn có thể bị vỡ thành các hạt
cặn nhỏ, do đó trong khi lắng các bông cặn có thể bị thay đổi kích thước, hình dạng, tỷ
trọng.
 Lắng các hạt cặn đã đánh phèn: các hạt có khả năng kết dính với nhau nhưng
nồng độ lớn hơn (thường lớn hơn 1000 mg/l), các bông cặn này tạo thành lớp mây cặn
liên kết với nhau và dính kết để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nước.
SVTH: Trần Thành Nhân 18
GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo bông cặn, trong
bể tạo bông tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng nặng thì hiệu quả lắng càng cao.
Nhiệt độ nước càng cao, độ nhớt càng nhỏ, sức cản của nước đối với các hạt cặn càng
giảm làm tăng hiệu quả của quá trình lắng. Hiệu quả lắng tăng lên 2  3 lần khi nhiệt
độ nước tăng 1000C.
Thời gian lưu nước trong bể lắng cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả của bể lắng. Để đảm bảo lắng tốt thời gian lưu nước trung bình của các phần tử
nước trong bể lắng thường phải đạt từ 70 – 80% thời gian lưu nước trong bể theo tính
toán. Nếu để cho bể lắng có vùng nước chết, vùng chảy quá nhanh hiệu quả lắng sẽ
giảm đi rất nhiều. Vận tốc dòng nước trong bể lắng không được lớn hơn trị số vận tốc
xoáy và tải cặn đã lắng lơ lửng trở lại dòng nước.
2.8. Quá trình lọc
Quá trình lọc là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để
giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc hạt cặn và vi trùng có
trong nước. Sau một thời gian dài làm việc, lớp vật liệu lọc bị khít lại làm giảm tốc độ
lọc. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc
gió hoặc gió kết hợp nước để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.
Trong dây chuyền xử lý nước cấp cho sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm
trong nước triệt để. Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua lọc phải đạt tiêu
chuẩn cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng 3 mg/l).
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể có nguyên tắc làm
việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau; cơ bản có thể chia ra các
loại bể lọc sau:
 Theo tốc độ lọc:
+ Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0.1  0.5 m/h.
+ Bể lọc nhanh: có tốc độ lọc 5  15 m/h.
+ Bể lọc cao tốc: có tốc độ lọc 36  100 m/h.
 Theo chế độ dòng chảy:
+ Bể lọc trọng lực: bể lọc hở, không áp.
+ Bể lọc áp lực: bể lọc kín, quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nước phía trên lớp vật liệu
lọc.
 Theo chiều dòng chảy:
+ Bể lọc xuôi: là bể lọc cho nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống dưới như bể
lọc chậm, bể lọc nhanh phổ thông…

SVTH: Trần Thành Nhân 19


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

+ Bể lọc ngược: là bể lọc có chiều nước chảy qua lớp vật liệu lọc là từ dưới lên trên
như bể lọc tiếp xúc…
+ Bể lọc hai chiều: nước chảy qua lớp vật liệu lọc theo cả hai chiều từ trên xuống và
từ dưới lên, nước được thu ở tầng giữa như bể lọc AKX…
 Theo số lượng lớp vật liệu lọc: bể lọc có 01 lớp vật liệu lọc hay 02 lớp vật liệu
lọc hoặc nhiều hơn.
 Theo cỡ hạt vật liệu lọc:
+ Bể lọc có hạt cỡ nhỏ: d < 0.4 mm.
+ Bể lọc có hạt cỡ vừa: d = 0.4  0.8 mm.
+ Bể lọc có hạt cỡ lớn: d > 0.8 mm.
 Theo cấu tạo lớp vật liệu lọc:
+ Bể lọc có vật liệu lọc dạng hạt
+ Bể lọc lưới: nước đi qua lưới lọc kim loại hoặc vật liệu lọc dạng xốp.
+ Bể lọc có màng lọc: nước đi qua màng lọc được tạo thành trên bề mặt lưới đỡ hay
lớp vật liệu rỗng.
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tính kinh
tế của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay được dùng phổ biến là cát thạch anh tự
nhiên. Ngoài ra cón có thể sử dụng một số vật liệu khác như cát thạch anh nghiền, đá
hoa nghiền, than antraxit, polyme… Các vật liệu lọc cần phải thỏa mãn các yêu cầu về
thành phần cấp phối tích hợp, đảm bảo đồng nhất, có độ bền cơ học cao, ổn định về
hóa học.
Ngoài ra trong quá trình lọc người ta còn dùng thêm than hoạt tính như là một hoặc
nhiều lớp vật liệu lọc để hấp thụ chất gây mùi và màu của nước. Các bột than hoạt tính
có bề mặt hoạt tính rất lớn, chúng có khả năng hấp thụ các phân tử khí và các chất ở
dạng lỏng hòa tan trong nước.
2.9. Flo hóa
Khi cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống có hàm lượng flo < 0.5 mg/l thì cần phải
thêm flo vào nước. Để flo hóa có thể dùng các hóa chất như sau: silic florua natri,
florua natri, silic florua amoni…
2.10. Khử trùng nước
Là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống. Sau các
quá trình xử lý, nhất là sau khi nước qua lọc thì phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại,
song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh thì cần phải tiến hành khử trùng
nước.

SVTH: Trần Thành Nhân 20


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Có rất nhiều biện pháp khử trùng nước hiệu quả như dùng các chất oxy hóa mạnh,
các tia vật lý, siêu âm, dùng nhiệt hoặc các ion kim loại nặng… Hiện nay ở Việt Nam
đang sử dụng phổ biến nhất là phương pháp khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh (sử
dụng phổ biến là clo và các hợp chất của clo vì giá thành thấp, dễ sử dụng, vận hành và
quản lý đơn giản).
2.11. Ổn định nước
Là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời cấy lên mặt trong thành ống lớp
màng bảo vệ để cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu làm ống. Tác
dụng của lớp màng bảo vệ này là để chống gỉ cho ống thép và các phụ tùng trên đường
ống. Hóa chất thường dùng để ổn định nước là hexametephotphat, silicat natri, soda,
vôi…
2.12. Làm mềm nước
Làm mềm nước tức là khử độ cứng trong nước (khử các muối Ca, Mg có trong
nước). Nước cấp cho một số lĩnh vực công nghiệp như dệt, sợi nhân tạo, hóa chất, chất
dẻo, giấy… và cấp cho các loại nồi hơi thì cần phải làm mềm nước. Các phương pháp
làm mềm nước phổ biến là: phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp
trao đổi ion.

SVTH: Trần Thành Nhân 21


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VỚI


NGUỒN NƯỚC LÀ SÔNG SÀI GÒN
3.1. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT NƯỚC SÔNG SÀI GÒN
3.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.1. Bắt nguồn
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Krachê - Campuchia ở độ cao tiên 200 m so với mực
nước biển, chảy đến hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) - nơi đây đã khai thác sử dụng công
trình thuỷ lợi Dầu Tiếng - sau đó chảy ngang địa phận tỉnh Bình Dương đến Thành
phô' Hổ Chí Minh và sau cùng hợp lưư với sông Đồng Nai tại Mũi Đèn Đỏ (Nhà Bè).
Chiều dài sông từ thượng nguồn đến Mũi Đèn Đỏ khoảng 280 km, độ dóc trung bình
của sông là 0,69%, hệ số uốn khúc 2,27, lưu lượng vào mùa kiệt là 6 m3/s và lưu
lượng trung bình là 69 m3/s. Đoạn thượng lưu có lòng sông hẹp với chiều rộng trung
bình 20 m, uốn khúc quanh các triền đồi đến hồ Dầu Tiếng, tại đây có đập thuỷ lợi
ngăn vùng, độ cao nước lên đến 25 m, tạo nên hồ chứa nước có diện tích 260.000 ha
và dung tích chứa khoảng 1,45 tỷ m3, phục vụ tốt cho các nhu cầu sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích của lưu vực sông Sài
Gòn khoảng 4.500 km2, bao gồm 1 phần của tính Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố
Hồ Chí Minh.[2]
Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua hệ thông sông Rạch Chiếc ở đoạn
gần hợp lưu của 2 sông.
3.1.1.2. Địa hình [3]
Về mặt địa hình, miền địa chất đồng bằng Nam Bộ khá bằng phẳng, hơi dốc từ
Đông Bắc - Tây Nam vào trung tâm và từ Tây Bắc ra biển, có 1 số núi sót cao khoảng
300 - 900 m. Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn 1800 - 2000 m. Lượng bốc hơi
đạt 1000 mm.
Toàn bộ địa chất thủy văn hầu như được phủ bởi trầm tích Kainozoi, phía cực Tây
và một số vùng khác lộ các đá gốc Paleozoi, Mezozoi xâm nhập, cấu trúc móng của
đồng bằng khá phức tạp. Các nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn đáy đồng bằng Nam
Bộ là phần chìm sâu của các thành hệ hoạt hoá Mezozoi thuộc đới Đà Lạt, chỉ ở phần
cực Tây là phần móng Paleozoi, móng của đồng bằng bị các đứt gãy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam phân tách thành các khối tảng nâng hạ khác
nhau. Các hoạt động kiến tạo trẻ làm cho đặc điểm địa chất - thuỷ văn của miền đồng
bằng Nam Bộ thêm phức tạp.

SVTH: Trần Thành Nhân 22


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Đặc điểm địa hình cùng với các yếu tố khác như đất đai, thảm phủ thực vật có ảnh
hưởng lớn đến quá trình xói mòn, rửa trôi trên mặt đất và từ đó ảnh hưởng đến chất
lượng nước sông cũng như hoạt động lâu bền của các hồ chứa. Đặc điểm địa hình còn
có mối quan hệ khăng khít với đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng chi phối đến lưu vực hứng
nước và môđun dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, độ dốc bề mặt địa hình còn liên quan đến
tiềm năng thuỷ điện của các dòng sông.
Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long, lại tiếp giáp với thềm lục địa biển Đông nên địa hình lưu vực sông Sài Gòn
- Đồng Nai vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của
một đồng bằng, lại vừa có nét đặc trưng của một vùng duyên hải. Nhìn tổng thể, lưu
vực sông có địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình
toàn lưu vực là 4,6%. Điểm chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang
Nam Trường Sơn có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ
có độ cao từ 1 - 3 m. Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình càng cao, mức độ chia
cắt từ trung bình đến mạnh. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6% nhưng
trên dòng chính sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thủy điện rất
lớn. Một cách tổng quát có thể phân chia địa hình lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
thành 4 dạng hình thái:
 Địa hình rừng núi: hầu hết thuộc cao nguyên Lâm Viên và Di Linh trong địa
phận tỉnh Lâm Đồng, một ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây
Ninh và liền một dãy với cao nguyên Nam Đăk Lăk. Có thể chia vùng này ra ba loại
địa hình riêng:
+ Vùng núi ven các đồng bằng sát biển với những dãy núi nhỏ có địa hình cắt xẻ
mạnh
+ Vùng núi bao quanh Đà Lạt nằm trên 1 nền cao nguyên có độ cao trung bình
1200 -1700 m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi cùng các lòng chảo nhỏ.
Đây là vùng của cao nguyên Lâm Viên, đỉnh mái nhà của lưu vực. Độ cao
tuyệt đối của vùng này là đỉnh Bidoup - 2287 m.
+ Vùng cao nguyên Nam Đăk Lăk có cao độ khoảng 600-1000m và địa hình
thoải dần về phía Nam và Tây - Nam. Đây là vùng của cao nguyên Xnaro và 1
phần của cao nguyên Di Linh.
 Địa hình trung du: vùng trung du bao gồm phần lớn các tình Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.
 Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Vàm cỏ, hạ lưu sông
Đồng Nai, hạ lưu sông Sài Gòn và thượng - trung lưu của 1 số lưu vực sông độc lập
ven biển Đông Nam Bộ.

SVTH: Trần Thành Nhân 23


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Vùng phụ cận ven biển: là một dãy đất hẹp chạy dọc theo bờ biển phía Đông
dãy Trường Sơn, với các dãy núi nhô ra tận biển Đông tạo nên sự cắt xẻ riêng biệt.
Đặc biệt nó đã góp phần tạo nên những đồng bằng nhỏ hẹp có các con sông ngắn và
dốc, các dãy núi và mõm núi cao mà hầu hết là đá và đá phong hoá ăn lan ra tận biển.
Địa hình toàn lưu vực nhìn chung là tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 8 độ do địa
hình ít bị chia cắt, chỉ phần nhỏ thượng lưu sông Đồng Nai là khu vực phân bố của đồi
núi với độ chia cắt từ trung bình đến mạnh thì dốc lên 15 độ tới 35 độ, và có nơi trên
35 độ.
3.1.1.3. Thủy văn – chế độ nước [4]
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai nằm ở phần ria phía Đông - Đông Nam của miền
địa chất thuỷ văn Nam Trung Bộ và nằm ở phía Đông Bắc miền thuỷ văn đồng bằng
Nam Bộ. Cụ thể hơn lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai thuộc phụ miền địa chất thủy
văn Đà Lạt và phụ miền địa chất thủy văn Bà Rịa - Lộc Ninh, hay thuộc một phần
vùng địa chất thủy văn Đông Nam Bộ và vùng địa chất thủy văn Đà Lạt. Như vậy, lưu
vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có điều kiện địa chất thuỷ văn rất phức tạp.
Toàn bộ diện tích lưu vực sông Sài Gòn F = 4500 km2
Chiều dài sông chính L = 220 km.
Mật độ lưới sông 0.39 km/km2 (mật độ lưới sông trung bình cả nước 0.69 km/km2)
về khí hậu có sự phân dị mạnh mẽ về lượng mưa (từ 800 - 1200 mm đến 2800 - 3200
mm trong năm), tập trung vào 6 tháng mùa mưa, lượng bốc hơi mạnh từ 800 - 1200
mm/năm, có những tháng thiếu ẩm nghiêm trọng.
Các dòng chảy bề mặt có hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển Đông hay cố
hướng Đông - Tây chảy vào sông Mêkông độ dốc sông lớn, lũ mạnh, về mùa khô
nhiều cửa sông gần như khô cạn.
Tài nguyên nước măt: trên lưu vực sông Sài Gòn, lượng mưa trung bình nhiều năm
vào khoảng 2100mm, tương ứng với khối lượng nước khoảng 84 tỷ m3. Tổng dòng
chảy của sông Sài Gòn là 2,984 tỷ m3. Lượng nước này ngoài phần tổn thất do bốc
hơi, sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt trên các
sông suối. Nhìn chung tài nguyên nước mặt ở lưu vực sông Sài Gòn tương đối khá dồi
dào.
Đặc điểm phân bố: Do ảnh hưởng của địa hình và các điều kiện tự nhiên khác, tài
nguyên nước mặt ở nước ta nói chung và lưu vực sông Sài Gòn nói riêng có đặc điểm
chung là phân bô không đều theo không gian và thời gian. Có nơi, có lúc dư thừa nước
gây ngập úng lụt nhưng cũng có những nơi, những lúc lại thiếu nước gây hạn hán
nghiêm trọng.

SVTH: Trần Thành Nhân 24


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Về mặt phân bố, theo không gian, lượng dòng chảy sinh ra trong lưu vực ở những
mức độ khác nhau, phù hợp với quy luật: nơi mưa nhiều - dòng chảy mạnh, nơi mưa ít
- dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm, thời tiết có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt
nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Sự
biến đổi dòng chảy giữa 2 mùa trong năm ở hầu hết các con sông suối đều cổ sự tương
phản sâu sắc, đặc biệt là các sông suối nhỏ. Ngoài ra do bị ảnh hưởng của thủy triều ở
các khu vực hạ lưu, nên sự phân bố dòng chảy theo thời gian trong năm ở các vùng
này cũng có những thay đổi theo quy luật: thuỷ triều mạnh (triều cường) thì dòng chảy
mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền sâu hơn, cổ biên độ triều lớn hơn và khi triều kiệt thì
ngược lại hoàn toàn.
Về mặt phân bố dòng chảy theo thời gian, chế độ dòng chảy của các sông suôi ở lưu
vực sông Sài Gòn hình thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ: đại bộ phận các sông suối mùa lũ thường bắt đầu vào khoảng tháng 6-7,
nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa 1-2 tháng do tổn thất sau một mùa khô khắc nghiệt và
kết thúc vào tháng 11, kéo dài 5-6 tháng. Nhưng tuỳ từng vùng, thời gian mà mùa lũ
dài ngắn khác nhau. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa khô và kiệt là các tháng đầu
mùa mưa (tháng 6). Khi có mưa tương đối trong lưu vực thì dòng chảy cũng tăng dần
và cho lưu lượng vượt xa các tháng mùa kiệt tuy chưa được xem là các tháng mùa lũ.
Đối với đa số các sông, lưu lượng vào tháng 6 có thể đạt từ 60 - 75% lưu lượng bình
quân năm.
Mùa kiệt: thường bắt đầu vào khoảng tháng 12 và kéo dài đến tháng 5, 6 năm sau,
khoảng 6-7 tháng. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn khá nhỏ do mùa khô kéo
dài và rất ít mưa. Hàng năm, lưu lượng kiệt nhất trên các triền sông thường rơi vào
tháng 3 và 4.
3.1.1.4. Tính chất nước mặt sông Sài Gòn
Bảng 3.1 Số liệu chất lượng nước sông Sài Gòn trạm bơm Phú Hòa ( khu vực
Bến Than) quý 4 năm 2010 [5]

TT Thông số Đơn vị Sông Sài Gòn QCVN 01-1:2018/BYT

1 pH - 6,7 6,0 – 8,5

2 Độ đục NTU 57 2

3 Độ màu Pt - Co 37 15

4 N-NH4+ mg/l 0,06 0,3

SVTH: Trần Thành Nhân 25


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

5 N-NO2- mg/l 0,009 3

6 As mg/l 0,001 0,01

7 Pb mg/l 0,001 0,01

8 Cr6+ mg/l < 0,01 0,05

9 Zn mg/l <0,05 2

10 Fe mg/l 0,34 0,3

11 Hg mg/l <0,0005 0,001

Độ cứng tính theo


12 mg/L 103 300
CaCO3

13 E.Coli MPN/100ml 1500 <1

14 Tổng Coliform MPN/100ml 46000 <3

Nhận xét về nước sông Sài Gòn:


So sánh kết quả trên với bảng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt cấp cho ăn uống và
sinh hoạt thì các chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn như sau: độ đục, độ màu, TSS, sắt,
E.Coli, Coliform.
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước sông Sài Gòn

TT Thông số Đơn vị Sông Sài Gòn QCVN 01-1:2018/BYT

1 Độ đục NTU 57 2

2 Độ màu Pt - Co 37 15

3 Fe mg/l 0,34 0,3

4 E.Coli MPN/100ml 1500 <1

5 Tổng Coliform MPN/100ml 46000 <3

SVTH: Trần Thành Nhân 26


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

3.2. ĐỀ XUẤT – PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


3.2.1. Đề xuất công nghệ xứ lý
Muốn đưa ra một công nghệ xử lý nước cấp có hiệu quả cao trước hết phải xem xét
thành phần, tính chất của nguồn nước, công suất xử lý yêu cầu. Đối với nguồn nước là
nước mặt thì thành phần quan tâm nhiều nhất đó là hàm lượng cặn SS, vì hàm lượng
cặn này có ý nghĩa rất là quan trọng và có thể dựa vào hàm lượng cặn này mà quyết
định đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý có hiệu quả.
3.2.1.1. Phương án 1

SVTH: Trần Thành Nhân 27


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Nước sông Sài Gòn

Trạm bơm cấp 1

PAC, vôi

Nước tuần
Bể trộn cơ khí
hoàn

Bể tạo bông

Bể nén bùn Bể lắng đứng

Bể trung gian
Máy ép
bùn

Bể lọc áp lực

Bể chứa nước sạch

clo

Trạm bơm cấp 2

Hình 3.1 Công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 1.

SVTH: Trần Thành Nhân 28


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chú thích:

Nước

Hóa chất

Bùn

Thuyết minh công nghệ xử lý:


Từ trạm bơm cấp I, nước từ sông Sài Gòn được đưa đến bể trộn cơ khí của trạm
xử lý qua hệ thống ống dẫn nước thô bằng bơm ly tâm trục ngang.

Trong bể trộn cơ khí, các hóa chất như PAC, vôi sẽ được châm vào với liều
lượng được tính toán dựa vào điều kiện nước nguồn, tốc độ khuấy trong bể đạt 50 –
500 vòng/ phút

Nước sau khi được trộn đều với hóa chất sẽ được phân phối vào bể phản ứng cơ
khí. Bể phản ứng có chức năng hoàn thành quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo nên những
bông cặn đủ lớn có khả năng lắng trọng lực được.

Nước từ bể phản ứng sẽ được đưa di chuyển vào bể lắng đứng, các bông cặn
lớn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dòng nước sẽ bị rơi xuống phía dưới và được đưa ra
ngoài bể lắng bùn, bùn được hút ra sân phơi. Nước sạch đi lên và chảy ra máng lắng
tới bể trung gian

Bể trung gian có chức năng lưu nước để được bơm lên bồn lọc

Nước được đưa vào bồn lọc áp lực, bồn lọc có nhiệm vụ giữ lại những hạt cặn
nhỏ mà không có khả năng lắng tại bể lắng và ngoài ra bồn lọc giúp nước giảm mùi.
Vật liệu lọc được sử dụng là cát và than hoạt tính. Nước sau khi được lọc sẽ được bơm
vào bể chứa nước sạch. Bồn lọc sử dụng nước để rửa ngược, nước này sau đó được
tuần hoàn lên bể trộn để xử lý lại.

SVTH: Trần Thành Nhân 29


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Nước sau khi qua bể lọc được dẫn đến bể chứa nước sạch. Tại đây Clo được châm
vào đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt tiêu chuẩn trong mạng lưới
nước cấp. Nước được các trạm bơm cấp II hút và bơm đến cho người dân.
3.2.1.2. Phương án 2

SVTH: Trần Thành Nhân 30


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Nước sông Sài Gòn

Trạm bơm cấp 1

Giàn mưa

Phèn sắt, vôi

Nước tuần Bể trộn cơ khí


hoàn

Bể tạo bông

Bể nén bùn Bể lắng đứng

Bể trung gian


Máy ép
bùn

Bể lọc áp lực

clo

bể chứa nước sạch

Trạm bơm cấp 2

Hình 3.2 Công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 2.

SVTH: Trần Thành Nhân 31


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chú thích:

Nước

Hóa chất

Bùn

Thuyết minh công nghệ


Từ trạm bơm cấp I, nước từ sông Sài Gòn được đưa đến giàn mưa của trạm xử
lý qua hệ thống ống dẫn nước thô bằng bơm ly tâm trục ngang

Giàn mưa có tác dụng oxy hóa sắt II thành sắt III để kết tủa và làm giảm lượng
sắt trong nước, sau đó nước được đưa chảy qua bể trộn cơ khí

Trong bể trộn cơ khí, các hóa chất như phèn sắt, vôi sẽ được châm vào với liều
lượng được tính toán dựa vào điều kiện nước nguồn, tốc độ khuấy trong bể đạt 50 –
500 vòng/ phút

Nước sau khi được trộn đều với hóa chất sẽ được phân phối vào bể phản ứng cơ
khí. Bể phản ứng có chức năng hoàn thành quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo nên những
bông cặn đủ lớn có khả năng lắng trọng lực được.

Nước từ bể phản ứng sẽ được đưa di chuyển vào bể lắng đứng, các bông cặn
lớn có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ dòng nước sẽ bị rơi xuống phía dưới và được đưa ra
ngoài bể lắng bùn, bùn được hút ra sân phơi. Nước sạch đi lên và chảy ra máng lắng
tới bể trung gian

Bể trung gian có chức năng lưu nước để được bơm lên bồn lọc

Nước được đưa vào bồn lọc áp lực, bồn lọc có nhiệm vụ giữ lại những hạt cặn
nhỏ mà không có khả năng lắng tại bể lắng và ngoài ra bồn lọc giúp nước giảm mùi.
Vật liệu lọc được sử dụng là cát và than hoạt tính. Nước sau khi được lọc sẽ được bơm
vào bể chứa nước sạch. Bồn lọc sử dụng nước để rửa ngược, nước này sau đó được
tuần hoàn lên bể trộn để xử lý lại.

SVTH: Trần Thành Nhân 32


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Nước sau khi qua bể lọc được dẫn đến bể chứa nước sạch. Tại đây Clo được châm
vào đủ để khử trùng nước và đảm bảo lượng Clo dư đạt tiêu chuẩn trong mạng lưới
nước cấp. Nước được các trạm bơm cấp II hút và bơm đến cho người dân.
3.2.2. Kết luận
Căn cứ vào chất lượng nguồn nước
 Lượng sắt vượt quy chuẩn không quá cao
 Độ màu và độ đục không quá cao
 Độ cứng không vượt chỉ tiêu
Với những căn cứ trên em quyết định lựa chọn phương án 1 để xây dựng hệ thống xử
lý nhằm đảm bảo kinh tế nhưng chất lượng đầu ra luôn đạt QCVN 01-1:2018/BYT.

SVTH: Trần Thành Nhân 33


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ


TRONG TRẠM XỬ LÝ

4.1. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC CỦA NHÀ MÁY
4.1.1. Dân số khu dân cư Phú Xuân
Khu dân cư Phú Xuân được thiết kế với dân số là 2500 người, đây sẽ là số liệu để
tính toán lượng nước tiêu thụ và xây dựng hệ thống xử lý nước cấp cho khu dân cư
Phú Xuân.
4.1.2. Lưu lượng nước cấp của trạm cấp nước cho khu dân cư Phú Xuân
Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người trong “TCXDVN 33:2006 Cấp
nước- Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế”
Lượng nước cho 2500 dân được tính như sau:
q 1 N 1 f 1 200 x 2500 x 0,99
Q= = =495 m3/ngày
1000 1000
Với:
q1= 200 l/người.ngày
N1= 2500 người
f1= 99%
Lượng nước tính toán trung bình cho hệ thống xử lý nước bao gồm các nhu cầu
trong khu dân cư như sau:
Lượng nước công cộng: 10% x 495 = 49,5m3
Nước thất thoát: 15% x (495 + 49,5) = 81,6m3
Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy: 6% x (495 + 49,5 + 81,6) = 37,6m3
q1 N 1f 1
=> Q= + D=495+ 49,5+ 81,6+37,6=663,7m3
1000
Lượng nước tính toán trong ngày dùng nước nhiều nhất được tính như sau:
Qngày.max = Kngày.max x Qngày.tb = 1,2 x 663,7 = 796 m3/ngày
Chọn công suất của hệ thống xử lý: Q = 800m3
4.2. XÁC ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT ĐƯA VÀO
4.2.1. Liều lượng Poly Aluminium Chloride (PAC)
Hóa chất PAC:

SVTH: Trần Thành Nhân 34


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

PAC là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polymer). Công thức phân tử
[Al2(OH)nCl6nxH2O]m (trong đó m 10, n 5). PAC thương mại ở dạng bột thô
màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, dễ tan trong nước và kèm tỏa nhiệt, dung dịch trong
suốt, hút nước mạnh.
 Ưu điểm:
 Hiệu quả keo tụ và lắng tạo bông tốt hơn phèn nhôm và phèn sắt thông thường
4-5 lần.
 Tan tốt trong nước, ít làm biến đổi pH.
 Không làm đục nước khi dung thừa hoặc thiếu.
 Không cần phụ gia trợ keo tụ, trợ lắng.
 [Al] dư trong nước ít hơn nhiều so với dùng nhôm sunfat.
 Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan củng như kim loại nặng tốt
hơn.
 Không làm phát sinh H2SO4 trong nước thải sau xử lý, là loại có độc tính đối
với sinh vật.
 Nhược điểm:
 Do có hiệu quả rất mạnh ở liều lượng thấp nên việc cho dư hóa chất sẽ làm hạt
keo tan ra.
 Phương pháp sử dụng:
 Pha loãng dung dịch có nồng độ 5-10% khi sử dụng, tăng độ hòa trộn và hiệu
quả cao.
 Số lượng sử dụng phải căn cứ theo chất lượng và độ trong suốt .
Bảng 4.1 Liều lượng phèn để xử lý nước [6]

Hàm lượng cặn


< 100 101 - 200 201 - 400 401 - 600 601 - 800 801 - 1000
(mg/l)

Liều lượng
25 - 35 30 - 40 35 - 45 45 - 50 50 - 60 60 - 70
phèn (mg/l)

Lượng phèn cho vào nước để xử lý được căn cứ vào độ đục và độ màu trong nước,
nếu lượng phèn cần để xử lý do chỉ tiêu nào cao hơn sẽ lấy lượng phèn đó.
- Với độ đục của nguồn nước, căn cứ vào bảng 4.1 để xác định lượng phèn để xử
lý nước là 25mg/L
- Với độ màu của nguồn nước được tính như sau: L = 4√ 37 = 24,3 mg/L
 Lượng phèn xử lý nước là 25mg/L

SVTH: Trần Thành Nhân 35


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

4.2.2. Liều lượng vôi


Với pH hoạt động tốt nhất từ 6,5 – 8,5 đồng thời độ ổn định pH cao nên không cần
thêm vôi để tăng độ kiềm.
4.3. Tính toán công trình
4.3.1. Bể trộn cơ khí
4.3.1.1. Nguyên tắc
Nước và hóa chất đi vào phía trên bể, sau khi hòa trộn đều dòng nước sẽ đi qua
đường ống thông dưới đáy bể để đưa sang bể phản ứng. Cánh khuấy chọn kiểu cánh
phẳng được gắn trên trục quay
4.3.1.2. Thiết kế

Hình 4.1 Hình dạng bể trộn cơ khí và cánh khuấy.
Vì bể có mục đích khuấy trộn đều hóa chất do đó bể được cấu tạo gồm các phần
sau:
 Motor khuấy
 Cánh khuấy
4.3.1.3. Tính toán [1] [6]
Lưu lượng nước xử lý:
Q = 800 m3/ngày = 0,556 m3/phút
- Thời gian khuấy trộn: t = 90 s = 1,5 phút. (Theo TCXDVN 33-2006 mục 6.58)

=> thời gian lưu nước = 90s

SVTH: Trần Thành Nhân 36


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Cường độ khuấy trộn: G = 1000 s-1 (TCXDVN 33-2006 mục 6.58).


Thể tích bể trộn :
Wbt = 0,556 x 1,5 = 0,8 m3 lấy Wbt = 1m3
Chọn ngăn khuấy trộn có hình vuông, dòng nước đi từ trên xuống.
 Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5m
 Chọn chiều cao hữu ích của bể Hhi = 2m
 Từ chiều cao ta có kích thước bể: LxBxH=0,8x0,8x2=1,28 m3
 Thể tích bể khuấy trộn V = 1,28 m3
- Đường kính cánh khuấy D = 0,35m (D<0,5 chiều rộng bể)
- Chiều rộng bản cánh khuấy 16cm (chiều rộng bản cánh khuấy = 1/5 D)
- Máy khuấy đặt cách đáy một khoảng h= 0,35m (đường kính cánh khuấy).
- Năng lượng truyền vào nước:
P = G2 × V × μ=1000 2 ×1,6 × 0,001=128 0(J/s)
Với:
 G: cường độ khuấy =300-1600
 V: thể tích bể
 μ: độ nhớt động lực của nước ở 200C=0,001 Ns/m2
- Hiệu suất động cơ = P/0,8 = 1,6/0,8 = 1,6 kw
- Số vòng quay:
1 /3 1 /3
P 1280
N=( 5
) =( 5
) =5,23 vg/s = 314vg/phút
K× ρ×D 1,7 × 1000× 0,35
Với:
 P: năng lượng truyền vào nước
 K: hệ số sức cản của nước với cánh khuấy gắn 2-6 cánh dọc trục
 ρ : khối lượng riêng của nước
 D : đường kính cánh khuấy

Bảng 4.2 Các thông số thiết kế bể trộn cơ khí

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bể trộn cơ khí N 1 Bể Bê tông cốt thép

Chiều cao hữu ích Hhi 2 m -

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,5 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 37


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chiều cao HXD 2,5 m -

Chiều rộng bể 0,8 m -

Chiều dài bể 0,8 m -

Độ dày tường 0,2 m -

Công suất máy khuấy 1,6 kw -

4.3.1.4. Bản vẽ


Bản vẽ được thể hiện trong phụ lục.
4.3.2. Bể tạo bông
4.3.2.1. Nguyên tắc
Bể tạo bông có chức năng giúp cho các hạt keo kết dính lại với nhau để tạo ra
những bông cặn lớn hơn nhờ vào lực khuấy của thiết bị
4.3.2.2. Thiết kế
Bể có thiết kế giống bể khuấy trộn cơ khí
4.3.2.3. Tính toán
Thời gian khuấy trộn trong bể từ 10-30 phút [1]
 Chọn thời gian lưu nước trong bể là 25 phút
Thể tích bể
Wtb = 0,556 x 25 = 13,9 m3
Chọn bể tạo bông có hình vuông:
 Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5m
 Chọn chiều cao hữu ích của bể Hhi = 2m
 Từ chiều cao ta có kích thước bể: LxBxH=2,65x2,65x2=14,045 m3
 Thể tích bể khuấy trộn V = 14 m3
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế bể tạo bông

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bể tạo bông 1 Bể Bê tông cốt thép

Chiều cao hữu ích Hhi 2 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 38


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,5 m -

Chiều cao HXD 2,5 m -

Chiều rộng bể 2,65 m -

Chiều dài bể 2,65 m -

Độ dày tường 0,2 m -

4.3.3. Bể lắng đứng


4.3.3.1. Nguyên tắc
Nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước
thải va vào thành bể và chuyển động đi lên, các hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố thu
cặn. Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua
công trình tiếp theo.
Bể lắng đứng có dạng hình trụ với đáy là hình chóp, có thể làm bằng gạch hoặc
bêtông cốt thép.
Sử dụng cho các trạm xử lý có Q <20000 m3/ngđ
Cấu tạo bể lắng ngang gồm 4 bộ phận chính :
 Ống lắng trung tâm
 Vùng lắng cặn
 Máng thu nước
 Hệ thống thu xả cặn

SVTH: Trần Thành Nhân 39


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

4.3.3.2. Thiết kế

Hình 4.2 Thiết kế bể lắng đứng


Bể được cấu tạo gồm các phần sau:
 Ống dẫn nước vào
 Ống lắng trung tâm
 Vùng lắng
 Vùng chứa cặn
 Máng răng cưa
 Ống dẫn nước ra
 Ống xả cặn
4.3.3.3. Tính toán [1] [7]
 Diện tích tiết diện ngang vùng lắng của bể lắng
Q tt 33,3333 2
F=β =1,5 × =17,36 m
3,6 × v tt × N 3,6 × 0,4 ×2

Với:
β : hệ số việc sử dụng dung tích của bể = 1,5

Qtt: lưu lượng đưa vào bể lắng = 800 m3/ngày = 33,3333 m3/h

SVTH: Trần Thành Nhân 40


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

vtt: tốc độ tính toán của dòng nước đi lên, chọn nước nguồn đục xử lý bằng phèn
nên vtt = 0,4 mm/s (tốc độ này không được lớn hơn tốc độ lắng của hạt cặn theo TCVN
33:2006)
N: số bể lắng
 Diện tích tiết diện của ống lắng trung tâm
Q× t 33,3333× 20
f= = =2,1 m2
60 × H tt × N 60× 2,7 ×2

Với:
t: thời gian lưu nước trong ống lắng trung tâm = 20p
Htt: chiều cao ống lắng trung tâm = 0,9 chiều cao vùng lắng = 2,7 m (chọn chiều cao
vùng lắng = 3m)
N: số bể lắng = 2 bể
 Đường kính bể lắng

D=
√ ( F+ f ) ×4
π
=

( 17,36+ 2,1 ) × 4
π
=4,97 m

 Đường kính ống trung tâm

d=
√ f ×4
π
=

2,1 ×4
π
=1,64 m

 Chọn D=5m, d=1,64m


 Chiều cao phần hình nón chứa cặn
D−d 5−1,64
h n= = =3,6 m
2 tg ( 90° −α ) 2 tg ( 90 °−65 )

Máng thu nước của bể lắng được thiết kế 1 máng vòng xung quanh bể
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế bể lắng đứng

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bể lắng đứng 2 Bể Bể tông cốt thép

Đường kính mỗi bể 5 m -

Chiều cao bể 7,1 m -

Đường kính ống lắng 1,64 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 41


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chiều cao ống lắng 2,7 m -

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,5 m -

Chiều cao phần lắng 3 m -

Chiều cao phần nón chứa cặn 3,6 m -

Độ dày tường 0,2 m -

4.3.3.4. Bản vẽ


Bản vẽ được thể hiện trong phụ lục.
4.3.4. Bể trung gian
4.3.4.1. Chức năng
Bể có chức năng lưu trữ nước để ổn định lưu lượng khi cho qua bồn lọc áp lực
4.3.4.2. Tính toán
Chọn bể trung gian lưu nước trong 15p
 Thể tích bể trung gian: Vtg=0,556 x 15=8,34 m3
 Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5m
 Chọn chiều cao hữu ích của bể Hhi = 2m
 Từ chiều cao ta có kích thước bể: LxBxH=2,1x2,1x2=8,82 m3
 Thể tích bể trung gian Vtg = 9 m3
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể trung gian

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bể trung gian 1 Bể Bê tông cốt thép

Chiều cao hữu ích Hhi 2 m -

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,5 m -

Chiều cao HXD 2,5 m -

Chiều rộng bể 2,1 m -

Chiều dài bể 2,1 m -

Độ dày tường 0,2 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 42


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

4.3.5. Bể lọc áp lực


4.3.5.1. Nguyên tắc
Về cơ bản, các bộ phận của bể lọc áp lực nước thải giống như bể lọc nhanh, chính
vì vậy mà bồn lọc áp lực có nguyên lý làm việc tương tự. Nguyên lý của bồn lọc áp lực
xử lý nước thải là đưa nước vào bể thông qua phễu. Chiếc phễu này được bố trí ở phần
đỉnh bể, vào hệ thống thu nước trong, vào đáy bể và được phát vào mạng lưới.  Sau khi
đã tiến hành rửa bể thì để cho nước ở trong đường ống áp lực chảy ngược lên qua lớp
cát lọc và vào phễu thu xuống kênh đào, cống thoát nước dưới bể.
4.3.5.2. Thiết kế

Hình 4.3 Thiết kế bồn lọc


Bồn lọc được thiết kế với các bộ phận sau:
 Vật liệu lọc (sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính)
 Ống phân phối nước vào
 Ống xả
 Van điều chỉnh
4.3.5.3. Tính toán [1] [6]
Chọn bể lọc với 2 lớp vật liệu lọc than hoạt tính và cát thạch anh
 Diện tích bồn lọc

SVTH: Trần Thành Nhân 43


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Q 800
F = T × v −3,6 ×a ×W × t −a ×t × V = 24 × 8−3,6 × 1×15 × 0,17−1 × 0,35× 8 =5,12
tb 1 2 tb

m2
 Chọn F = 6 m2
Với:
Q: lưu lượng 800 (m3/ngày)
T: thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm = 24h
Vtb: tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường = 8 m/h
a: số lần rửa bể lọc trong chế độ làm việc bình thường = 1
Wtl: cường độ nước rửa = 15 l/s.m2
t1: thời gian rửa lọc = 7 phút = 0,17 h
t2: thời gian ngừng bể lọc để rửa = 0,35h
 Số bể lọc
N = 0,5√ F=0,5 √6=1,22
 Chọn 3 bể
 tính toán lại tốc độ lọc tăng cường
N 3
V tc =V tb × =8 × =12 m/h (thỏa vận tốc lọc tăng cường trong TCVN33)
N −N 2 3−2

 chiều cao lớp vật liệu lọc


H = hđ + hv + hn + hP = 1,5 + 1,2 + 2 + 0,3 = 5m
Với:
hđ: chiều cao lớp sỏi đỡ = 1,5m
hv: chiều dày lớp vật liệu lọc (cát thạch anh 0,8m, than antraxit 0,4m)
hn: chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc = 2m
hp: chiều cao dự phòng = 0,3m
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bồn lọc áp lực

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bồn lọc áp lực 3 Bể Thép không rỉ

Đường kính mỗi bồn 2 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 44


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

Chiều cao bồn lọc 5 m -

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,3 m -

Chiều cao lớp sỏi đỡ 1,5 M -

Chiều cao lớp than 0,4 m -

Chiều cao lớp cát thạch anh 0,8 m -

4.3.6. Bể chứa nước sạch


4.3.6.1. Chức năng
bể có công dụng chứa nước sạch để trạm bơm cấp 2 phân phối đến người sử dụng
4.3.6.2. Tính toán
Thời gian lưu nước trong bể từ 1-48 giờ [6]
Chọn thời gian lưu nước 12 giờ
=> thể tích bể chứa nước sạch Vbc = 33,3 x 12 = 400 m3
 Chọn chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5m
 Chọn chiều cao hữu ích của bể Hhi = 2m
 Ta có kích thước bể: LxBxH=14,2x14,2x2 = 403 m3
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể chứa nước sạch

Thông số Giá trị Đơn vị Vật liệu

Bể chứa nước sạch 1 Bể Bê tông cốt thép

Chiều cao hữu ích Hhi 2 m -

Chiều cao bảo vệ Hbv 0,5 m -

Chiều cao HXD 2,5 m -

Chiều rộng bể 14,2 m -

Chiều dài bể 14,2 m -

Độ dày tường 0,2 m -

SVTH: Trần Thành Nhân 45


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

SVTH: Trần Thành Nhân 46


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị


5.1. Kết luận
 Đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho
khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người” thực hiện được các nội dung sau:
 Đưa ra được hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại khu dân cư Phú Xuân
 Thu thập và khảo sát chất lượng nước nguồn: nước sông Sài Gòn có chất
lượng khá tốt, lưu lượng ổn định thích hợp để sử dụng là làm nước nguồn.
 Từ chất lượng nước nguồn đã đánh giá các chỉ tiêu cần xử lý và đưa ra dây
chuyền xử lý phù hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế.
 Tính toán và thiết kế chi tiết các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lý
đề xuất.

5.2. Kiến nghị


 Để trạm xử lý khi đi vào vận hành đạt chất lượng cao, nên lưu ý một số vấn
đề sau:
 Sau khi xây dựng hoàn tất, nước phải được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới
được đưa vào sử dụng.
 Nhân viên vận hành nhà máy phải được đào tạo về mặt chuyên môn.
 Công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành của hệ thống xử lý
như: thời gian chu kỳ lọc, thời gian rửa lọc, tốc độ lọc, để chất lượng nước luôn ổn
định và đảm bảo tuổi thọ của vật liệu.
 Trồng thêm cây xanh tạo cảnh môi trường tại khu vực hệ thống xử lý nước
cấp.
 Cần kiểm tra chất lượng nước định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp
cho mạng lưới. Thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc của hệ thống để có sự cố kịp
thời khắc phục.
 Ngoài ra, trên khía cạnh quản lý một số biện pháp cũng cần được lưu tâm:
 Nhà nước và các ngân hàng cần quan tâm hơn đến trình trạng thiếu nước
sạch và vấn đề khai thác nước đối với các danh nghiệp, cụm dân cư, khu dân cư…
Hoặc ít nhất là hỗ trợ về mặt kỹ thuật để có thể tự đứng ra xử lý nước.

SVTH: Trần Thành Nhân 47


GVHD: Tôn Thất Lãng
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt cho khu dân cư Phú Xuân dân số 2500 người

 Cần đầu tư nghiên cứu để có các phương án cung cấp nước cho từng địa
phương, từng khu vực cụ thể.
 Tuyên truyền giáo giáo dục người dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi
trường nhất là tài nguyên nước.

Tài liệu tham khảo


[1] Xử lý nước cấp cho sinh họat và công nghiệp-Trịnh Xuân Lai
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_S%C3%A0i_G%C3%B2n
[3] https://nguoikesu.com/dia-danh/song-sai-gon
[4] https://tphcm.chinhphu.vn/nguon-nuoc-va-thuy-van-1014577.htm
[5] Bảng tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn trạm bơm Phú
Hòa – Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thành phố Hồ Chí Minh
[6] TCXDVN 33 – 2006 cấp nước –mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế
Phụ lục

SVTH: Trần Thành Nhân 48


GVHD: Tôn Thất Lãng

You might also like