You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT THỦY LỢI

BÁO CÁO HỌC PHẦN


CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ (KC249)

BÁO CÁO:
KHẢ NĂNG GIẢM SÓNG CỦA
CÔNG TRÌNH KÈ CỌC LI TÂM Ở BIỂN
TỈNH CÀ MAU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 03


TS. ĐINH VĂN DUY Nguyễn Tấn Lợi B2104740
Huỳnh Quốc Khanh B2110902
Nguyễn Việt Băng Khanh
B2110903
Nguyễn Trung Tấn B2110921
Huỳnh Nhật Quang B2110916
Phạm Thái Biển B2104726
Hồ Quỳnh Hương B2104735
Tháng 11/2023
Kè cọc Li Tâm tỉnh Cà Mau CBHD:TS. Đinh Văn Duy

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1
1.1. DỰ ÁN KÈ CỌC LI TÂM Ở BIỂN TỈNH CÀ MAU.........................................1
1.1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.1.2. Vị trí địa lý, quy mô của công trình...............................................................1
1.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................................2
1.2.1. Điều kiện địa hình, địa chất...........................................................................2
1.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn........................................................................4
1.3. Nhiệm vụ công trình.............................................................................................5
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.......6
2.1. Biện pháp công trình.............................................................................................6
2.2. Tuyến công trình...................................................................................................7
2.3. Phương án kỹ thuật công trình..............................................................................7
2.3.1. Kết cấu công trình..........................................................................................7
2.3.2. Biện pháp xử lý nền.......................................................................................9
2.4. Thiết bị công nghệ................................................................................................9
2.5. Nhu cầu sử dụng đất...........................................................................................10
2.6. Phương án giải phóng mặt bằng.........................................................................10
2.7. Tác động môi trường và các biện pháp khắc phục.............................................11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................12
3.1. THU THẬP SỐ LIỆU........................................................................................12
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH FLOW – 3D...............................................................13
3.2.1. Xây dựng cấu trúc hình học của mô hình....................................................13

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ i


Kè cọc Li Tâm tỉnh Cà Mau CBHD:TS. Đinh Văn Duy

3.2.2. Khai báo các thông số chung của mô hình..................................................14


3.2.3. Khai báo các thông số vật lý của mô hình...................................................14
3.2.4. Xây dựng lưới tính toán...............................................................................14
3.2.5. Điều kiện biên..............................................................................................15
3.2.6. Điều kiện ban đầu........................................................................................17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................18
4.1. KẾT QUẢ...........................................................................................................18
4.2. THẢO LUẬN.....................................................................................................20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...........................................................................................21
5.1. Kết luận...............................................................................................................21
5.2. Kiến nghị............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................22

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ ii


Kè cọc Li Tâm tỉnh Cà Mau CBHD:TS. Đinh Văn Duy

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. 1: Vị trí địa lý xây kè cọc Li Tâm......................................................................2
Hình 3. 1: Xây dựng địa hình đáy 3D dựa trên số liệu khảo sát địa hình.....................12
Hình 3. 2: Mô hình 3D kè cọc Li Tâm..........................................................................13
Hình 3. 3: Hình ảnh ba chiều một đơn nguyên kè cọc Li Tâm, kích thước ô lưới bằng
0,1m...............................................................................................................................15
Hình 4. 1: Vị trí đặt kè cọc Li Tâm...............................................................................18
Hình 4. 2: Kết quả tính toán trong mô hình FLOW – 3D.............................................18
Hình 4. 3: Chiều cao sóng thống kê phía biển và phía bờ ứng với vị trí đặt kè cọc Li
Tâm ...............................................................................................................................19
Hình 4. 4: Hiệu quả giảm sóng gây xối lỡ của kè cọc Li Tâm......................................20

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ iii


Kè cọc Li Tâm tỉnh Cà Mau CBHD:TS. Đinh Văn Duy

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3. 1:Các thông số chung của mô hình..................................................................14
Bảng 3. 2: Các thông số chung của mô hình.................................................................14
Bảng 3. 3: Các thông số vật lý của mô hình..................................................................14
Bảng 4. 5: Điều kiện biên mô phỏng sóng tại biên Xmin.............................................17

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ iv


Kè cọc Li Tâm tỉnh Cà Mau CBHD:TS. Đinh Văn Duy

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Giải
Từ viết tắt
thích

ĐBS Đồng bằng sông


CL Cửu Long

TC Tiêu chuẩn Việt


VN Nam

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ v


Chương 1: Giới thiệu chung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. DỰ ÁN KÈ CỌC LI TÂM Ở BIỂN THÀNH PHỐ CÀ MAU

1.1.1. Đặt vấn đề


Trước đây, tại vùng biển phía Đông miền Nam Bộ với lượng rừng ngập mặn nhiều đã
tạo ra một vành đai phòng hộ ngăn không cho sóng biển tàn phá và tránh tình trạng sạt
lở bờ biển. Nhưng hiện nay, do biến đổi khí hậu lượng phù sa không còn nhiều thì
rừng phòng hộ đã thưa và mõng, Điều đó khiến diện tích đất ngập mặn dọc bờ biển
Đông phía Nam bị xói lở nghiêm trọng. Và giải pháp tốt nhất đến thời điểm hiện nay
là thi công đóng kè biển cọc ly tâm chắn sóng và thả đá hộc vào thân kè để bảo vệ và
ngăn chặn tối đa hiện tượng đê biển sạt lở. Dọc bờ biển tỉnh Cà Mau có chiều dài dọc
bờ biển chịu ảnh hưởng không nhỏ của sóng biển khiến bờ biển bị xói lở nghiêm
trọng. Nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ làm mất đi một diện tích lớn đất
canh tác ngập mặn và hệ sinh thái cây ven biển bị ảnh hưởng, và tại khu vực bờ biển
Cà Mau hiện ảnh hưởng nghiệm trọng. Nắm bắt được tình trạng đó, dưới sự quan tâm
của chính quyền địa phương và tâm huyết của một số cán bộ nghành Nông nghiệp đã
chủ động đầu tư kè cọc Li Tâm chống xói lỡ, giữ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
1.1.2. Vị trí địa lý, quy mô của công trình
Toàn bộ tuyến kè nằm trên địa phận huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Vị trí xây dựng thuộc xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
+ Quy mô công trình:
- Chiều dài: 500m
- Cao trình đỉnh lắp đặt:  = +1.80m
- Cao trình đỉnh thiết kế tiêu sóng:  = +1.50m

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 1


Chương 1: Giới thiệu chung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 1. 1: Vị trí địa lý xây tuyến kè cọc Li Tâm nguồn báo Tuổi trẻ

1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1. Điều kiện địa hình, địa chất

1.2.1.1. Địa hình:


Địa hình quanh khu vực tương đối bằng phẳng có cao độ bình quân như sau:
+Cao độ cao nhất : +1.4m
+Cao độ thấp nhất : -1.5m
+Cao độ trung bình : 1.30m

1.2.1.2. Địa chất


Vùng dự án cũng như toàn tỉnh Cà Mau nằm trong vùng có nền đất yếu. Loại
đất này có khả năng chịu tải nhỏ và tính biến dạng lớn chủ yếu là các loại đất dính (sét,
á sét, á cát) mềm yếu, và các loại bùn sét, bùn á sét, bùn á cát. Ở điều kiện tự nhiên
chúng có hệ số thấm nhỏ, không thể cố kết nhanh được.
Lớp 1a: Cát mặt
Cát hạt mịn lẫn bùn sét màu xám nâu, phân bố không đều lớp này chỉ xuất hiện trong
các hố khoan HK1 và HK 2, chiều dày lớp mỏng khoảng từ (0,5÷0,7)m.
- Lớp 1: Bùn sét, màu xám xanh, xám đen

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 2


Chương 1: Giới thiệu chung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Bùn sét, màu xám xanh, xám đen, đôi chỗ lẫn hữu cơ, kẹp cát, lớp này xuất hiện
trong các hố khoan khảo sát đến độ sâu (13,5÷14,7)m tùy vị trí hố khoan.
- Lớp 1b: Lớp bùn sét lẫn võ sò, màu xám xanh đen,
Bùn sét lẫn võ sò võ ốc, màu xám xanh, lớp này nằm kẹp khi chuyển tiếp địa
tầng từ lớp bùn sét sang lớp đất sét, chiều dày (0,3 ÷ 1,0)m, trung bình 0,6m.
Lớp 2: Sét, sét pha, màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng
Sét, sét pha, màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng. trạng thái dẻo cứng đến nửa
cứng, nằm phân bố ngay dưới lớp 1 đến hết độ sâu hố khoan (20m) chưa xuất hiện dáy
lớp.
Các chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp đất
TT Đặc trưng cơ lý Lớp 1 Bùn sét Lớp 2 Sét pha
1 Số mẫu thí nghiệm i 8 2
2 Thành phần cỡ hạt P, %
- Hạt sỏi sạn 0 0
- Hạt cát 14.1 28.0
- Hạt bụi 36.9 35.6
- Hạt sét 49.0 36.5
3 Độ ẩm tự nhiên W,% 75.86 29.96
4 Dung trọng tự nhiên w , g/cm3 1.537 1.918
5 Dung trọng bảo hoà bh , g/cm3 1.546 1.932
6 Dung trọng khô tiêu chuẩn ctc, g/cm3 0.877 1.477
7 Tỷ trọng s 2.654 2.707
8 Độ bão hòa G, % 98.6 97.0
9 Độ rỗng n, % 67.0 45.4
10 Hệ số rỗng eo, % 2.041 0.836
11 Giới hạn chảy WL , % 54.28 40.65
12 Giới hạn dẻo Wp , % 32.25 22.86
13 Chỉ số dẻo Ip , % 22.04 17.79
14 Độ sệt B 1.97 0.40
15 Góc ma sát trong tiêu chuẩn tc , độ 3.51 14.19

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 3


Chương 1: Giới thiệu chung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

TT Đặc trưng cơ lý Lớp 1 Bùn sét Lớp 2 Sét pha

16 Lực dính tiêu chuẩn Ctc , kG/cm2 0.068 0.267


Góc ma sát trong tính toán
17 tt1 , độ
1 3.36 13.57
18 Lực dính tính toán 1 Ctt1, kG/cm2 0.067 0.261
Góc ma sát trong tính toán
19 tt2 , độ
2 3.27 13.44
20 Lực dính tính toán 2 Ctt2 , kG/cm2 0.066 0.257
21 Hệ số nén lún a, cm2/kG
- a0.0-0.25 0.685
- a0.25-0.5 0.411 0.060
- a0.5-1.0 0.232 0.041
- a1.0-2.0 0.134 0.023
- a2.0-4.0 0.069 0.016
- a4.0-8.0 0.010
22 Moduyn biến dạng E1-2, kG/cm2 6.1 59.3
23 Hệ số thấm K , cm/s 6.04E-06 4.94E-06

1.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

1.2.2.1. Khí tượng


Tài liệu của trạm Khí tượng Thủy văn Cà Mau (P = 10%)
*Mưa
+ Lượng mưa trung bình năm : 2.391mm
+ Lượng mưa năm lớn nhất : 2.952mm
+ Lượng mưa tháng lớn nhất : 280mm
+ Lượng mưa ngày lớn nhất : 153mm (P= 5%)
+ Lượng mưa ba ngày lớn nhất : 232mm (P= 5%)
*Nhiệt độ

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 4


Chương 1: Giới thiệu chung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

+ Nhiệt độ cao tuyệt đối : 38,3 oC


+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 16,8 oC
+ Nhiệt độ bình quân : 26,8 oC
*Bốc hơi
+ Lượng bốc hơi ngày trong mùa khô : 4 mm/ngày-đêm.
+ Lượng bốc hơi ngày trong mùa mưa :2,2 mm/ngày-đêm.
*Độ ẩm :
+ Độ ấm trung bình tháng : 79% đến 88%.
+ Độ ẩm lớn nhất vào mùa mưa : 82% đến 88%.
+ Độ ấm nhỏ nhất vào mùa khô : 79% đến 80%.
*Gió bão:
+ Mùa khô thịnh hành gió Đông - Bắc.
+ Mùa mưa thịnh hành gió Tây - Nam.
+ Sức gió trung bình cấp 02 đến cấp 04 .
+ Trong cơn dông có gió giật trên cấp 6 cấp 7.

1.2.2.2. Thủy văn


Triều tiêu thiết kế tính theo tần suất 10% ,tại cửa sông Ông Đốc:
+ Mực nước triều cao nhất : Hmax = +1.32 m
+ Mực nước thấp nhất : Hmin = - 0.28 m.

1.3. Nhiệm vụ công trình


Xây dựng kè hộ đê nhằm kịp thời chống sạt lở bảo vệ và khôi phục rừng phòng
hộ từ đó bảo vệ đê biển, tài sản và sản xuất của nhân dân phía trong đê theo tinh thần
thông báo số: 592 /TB-VP ngày 25/06/2018 của chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 5


Chương 2: Nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1. Biện pháp công trình


Phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau, quá
trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng

Kè li tâm được thiết kế theo từng cấu kiện riêng lẻ gồm cọc li tâm dài khoảng 6 - 8m
(cao trình đỉnh kè là 1,6m), chiều rộng thân kè là 2,6m, trong đó lọt lòng là 1,8m.
Đường trục li tâm có chiều dài 7m, khoảng cách giữa hai cọc là 25cm. Kè li tâm được
thi công lắp đặt dễ dàng tại các vùng biển, thời gian thi công khá nhanh chóng.

Dựa trên tính năng hiệu quả của phương pháp sử dụng cừ tràm, trong thi công lắp đặt
kè li tâm, vẫn sử dụng phên tràm thả xuống đáy để giảm giá thành và có độ lún cố định
bằng nhau, sau đó mới đổ đá lên trên.

Phương pháp kè li tâm đã được các cơ quan chức năng, nhà khoa học đánh giá rất cao
về hiệu quả sử dụng. Kè được thi công cách bờ biển từ 100 - 150m, sóng biển qua kè
gần như bị triệt tiêu, không gây sạt lở.

Cùng với đó, phù sa lắng đọng khá nhanh, chỉ trong vòng hai năm là có thể trồng được
rừng, giúp cho diện tích rừng phòng hộ ngày càng được mở rộng

2.2. Tuyến công trình


- Bố trí song song với bờ, phù hợp với hình thái và hiện trạng quy hoạch chung của
vùng.
- Vị trí bố trí tuyến Kè cọc Li Tâm được xác định công thức sau:
Lx= .L0
Lx: khoảng cách từ đai rừng phòng hộ trung bình tới tuyến Kè cọc li tâm;
a: hệ số, lấy từ 1 đến 1,5;
L0: chiều dài sóng nước sâu (L0 =102,35m)

Kết luận lựa chọn tuyến cách bờ trung bình 100- 150m, phương án kỹ thuật công trình
sóng biển qua kè gần như bị triệt tiêu, không gây sạt lở.

2.2.1. Kết cấu công trình


Kè cọc ly tâm (Hình 1) có kết cấu gồm hai hàng cọc ly tâm đóng
song song, cọc được đóng xuyên qua lớp bùn xuống lớp ổn định

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ 6


Chương 2: Nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

hơn. Đầu cọc cố định bằng hệ thống dầm dọc và dầm ngang bê
tông cốt thép khóa đầu.

2.2.1 Biện pháp xử lý nền


Phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng
và hiệu quả đem lại khá lớn. Ưu điểm của phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi
công tại các vùng biển khác nhau. Quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo
mặt bằng. Giá thành của phương pháp này hiện nay chỉ còn khoảng 28 triệu/m. Tiết
kiệm hơn so với những phương pháp kè khác.

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ 7


Chương 2: Nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

2.3. Thiết bị công nghệ


Kè cọc li tâm được vận chuyển tới vị trí công trình lắp đặt. nên các thiết bị thi công
chính là các thiết bị phục vụ đúc chế tạo cấu kiện và vận chuyển lắp đặt cấu kiện tại vị
trí công trình. Ngoài ra là các Danh mục các thiết bị công nghệ sử dụng trong thi công:
 Đầm bàn 1 kW
 Đầm dùi 1,5 kW
 Ca nô 150 CV
 Cần trục bánh xích 25T
 Máy cắt uốn cắt thép 5 kW
 Máy hàn 23 kW
 Máy trộn bê tông 250 L
 Sà lan 200 T
 Sà lan 250 T
 Sà lan 400 T
 Tàu kéo 150 CV
 Tàu kéo 360 CV
 Thiết bị lặn: Bộ đồ lặn có mũ, Bộ chân nhái, kính lặn, ống thở
 Cần cẩu 16 T
 Ô tô thùng 10 T
 Máy bơm nước, động cơ diesel - công suất 30 (CV)
 Máy bơm cát, động cơ diesel - công suất 126 (CV)
 Thuyền (ghe) 5 (Tấn) đặt máy bơm

2.4. Nhu cầu sử dụng đất


 Đất sử dụng lâu dài do công trình chiếm chỗ: 5.000m2 ;
 Đất sử dụng tạm thời trong thời gian xây dựng: Bãi tập kết vật liệu và đúc cấu
kiện dự kiến

2.5. Phương án giải phóng mặt bằng


Trước thời điểm triển khai xây dựng công trình, mọi vấn đề liên quan trong
công tác giải phóng mặt bằng, đền bù phải được giải quyết.

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ 8


Chương 2: Nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau sẽ cắm mốc chỉ giới và tính
toán sơ bộ phương án đền bù tái định cư (nếu có) sau khi thoả thuận được với địa
phương.
Địa phương kết hợp với Ban QLDA lập Ban giải phóng mặt bằng và tái dịnh
cư. Ban giải phóng mặt bằng và tái định cư của địa phương sẽ thực hiện đền bù tái
định cư theo qui định hiện hành.
Quy định về khung giá các loại đất của khu vực địa phương để áp dụng

2.6. Tác động môi trường và các biện pháp khắc phục
Khi thi công có sử dụng các phương tiện cơ giới sẽ thải ra một lượng dầu nhớt
nhất định, do đó trong thi công cần chú ý không để vương dầu nhất và chất thải ra môi
trường xung quanh ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thủy hải sản và môi trường
biển.

SVTH: Nhóm 03 – Công trình bảo vệ bờ 9


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu CBHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. THU THẬP SỐ LIỆU


Các số liệu thứ cấp như kích thước hình học kè cọc li tâm, địa hình đáy biển
khu vực xây dựng kè và số liệu gió ngoài khơi được thu thập thông qua hồ sơ thiết kế
kè cọc Li Tâm chống xối lỡ, giữ hệ sinh thái ngập mặn tỉnh Cà Mau và trang chủ
Vortex.
Số liệu địa hình đáy: số liệu địa hình đáy được thu thập từ hồ sơ thiết kế đoạn
kè cấp bách xử lý sạt lở cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau và được số hóa dưới dạng tập
tin AutoCAD và chuyển sang mô hình 3D để có thể nhập vào phần mềm Flow-3D.
Số liệu mực nước: số liệu mực nước thiết kế được sử dụng để nhập vào điều
kiện biên và điều kiện ban đầu trong mô hình Flow-3D.
Số liệu kích thước hình học kè: các kích thước hình học kè được sử dụng để xây
dựng mô hình 3D kè cọc Li Tâm bằng phần mềm AutoCAD và lưu dưới dạng .stl để
có thể nhập vào trong mô hình Flow-3D.
Vị trí kè hiện trạng: Đây là vị trí đặt kè được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm
định mô hình kết hợp với số liệu sóng thực đo.
Số liệu gió: Số liệu gió được tải từ trang chủ của GLOBAL WIND ATLAS với
số liệu thống kê là vận tốc gió trung bình tại độ cao 5-10 m. Đây là giá trị gió đáp ứng
được điều kiện biên của mô hình Flow-3D.

3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH FLOW – 3D

3.2.1. Xây dựng cấu trúc hình học của mô hình


Các cấu trúc hình học sau khi được xây dựng trên phần mềm Civil 3D sẽ được
lưu dưới dạng tập tin .stl và được nhập vào mô hình Flow-3D thông qua nút công cụ
STL. Các cấu trúc hình học của mô hình bao gồm: (1) Địa hình đáy, (2) Kè cọc Li
Tâm (3) Rừng phòng hộ. Các thông số của đối tượng 3D như độ nhám và loại phần tử
được khai báo như trong Bảng 4.1.
Bảng 3. 1:Các thông số chung của mô hình

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 12


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu CBHD: TS. Đinh Văn Duy

TT Đối tượng Dạng phần tử Hệ số nhám


1 Đáy biển Khối 0.023
2 Kè cọc Li Tâm Khối 0.011
3 Rừng phòng hộ Khối 0.013

3.2.2. Khai báo các thông số chung của mô hình


Các điều kiện chung của mô hình Flow-3D được khai báo trong thẻ
General bao gồm các thông số cần khai báo như: (1) Thời gian chạy mô hình;
(2) Số lượng chất lưu; (3) Dạng chất lưu; (4) Hệ đơn vị sử dụng; (5) Dạng bề
mặt dòng chảy. Các thông số này được khai báo theo các giá trị như trong Bảng
4.2.
Bảng 3. 2: Các thông số chung của mô hình
TT Thông số Giá trị
1 Thời gian chạy mô hình (giây) 500
2 Số lượng chất lưu 2
3 Dạng chất lưu Chất lỏng không nén được
4 Hệ đơn vị sử dụng SI
5 Dạng chảy bề mặt Tự do

3.2.3. Khai báo các thông số vật lý của mô hình


Các điều kiện chung của mô hình Flow-3D được khai báo trong thẻ Physics. Trong
phạm vi của nghiên cứu này là mô phỏng sóng qua công trình, chỉ cần khai báo các
điều kiện về (1) gia tốc trọng trường và (2) mô hình dòng chảy rối như sau:
Bảng 3. 3: Các thông số vật lý của mô hình
TT Thông số Giá trị
1 Gia tốc trọng trường (m/s2) 9,81
2 Mô hình dòng chảy rối Large Eddy Simulation (LES)

3.2.4. Xây dựng lưới tính toán


Lưới tính toán được xây dựng để đảm bảo bắt được các chi tiết của kè cọc Li
Tâm để tiết kiệm tài nguyên và thời gian mô phỏng. Đối với mô hình cọc Li Tâm lưới
tính toán được chọn với kích thước các ô lưới đều bằng 0,1 m.

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 13


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu CBHD: TS. Đinh Văn Duy

3.2.5. Điều kiện biên


Trong mô hình này, sóng được mô phỏng lan truyền theo phương X. Vì vậy,
điều kiện biên về sóng sẽ được gán cho biên Xmin và điều kiện dòng chảy ra
(Outflow) sẽ được gán cho biên Xmax. Các biên còn lại theo phương Y và Z sẽ được
để ở chế độ mặc định là đối xứng
Đối với điều kiện biên về sóng (Wave) cho biên Xmin. Sóng được mô phỏng
theo điều kiện sóng ngẫu nhiên (random waves) với phổ sóng Jonswap là dạng phổ
sóng thích hợp để mô phỏng sóng ở vùng biển Việt Nam [39, 40]. Điều kiện biên về
sóng ngẫu nhiên được mô phỏng bằng cách cộng tác dụng của nhiều con sóng tuyến
tính (linear waves) với biên độ, chu kỳ và pha khác nhau:

(3.1)
Trong đó:
N là tổng số lượng sóng tuyến tính;
t là thời gian;
x là phương lan truyền sóng;
aj là biên độ sóng;
wj là tần suất;
kj là chiều dài sóng;
fj là pha ban đầu.
Phổ sóng Jonswap được mô tả thông qua đà gió theo công thức sau:

(3.2)
Trong đó:

(3.3)
F là đà gió;

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 14


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu CBHD: TS. Đinh Văn Duy

(3.4)
(theo nghiên cứu của Lê Thanh Chương và ctv., 2020) [41];

với ;

với .
Với cơ sở lý thuyết như trên và điều kiện gió chiết xuất tại khu vực bờ biển
Đông Hải, điều kiện biên về sóng tại biên Xmin được khai báo như sau:
Bảng 4. 1: Điều kiện biên mô phỏng sóng tại biên Xmin
TT Thông số Giá trị
1 Đà gió (m) 105
2 Vận tốc gió trung bình (m/s) 5,2
3 Hệ số g 3,3

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 15


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Trong Flow 3D, các sóng được giả định lan truyền từ ngoài khơi trên một địa
hình đáy phẳng và đạt được điều kiện sóng như mô phỏng tại biên trước khi truyền vào
miền tính toán. Vì vậy, chiều cao cột nước trong khu vực tính toán gần kè không bị
ảnh hưởng bởi các điều kiện xa bờ. Do đó, điều kiện ban đầu được gán cho khu vực
tính toán là chiều sâu cột nước trung bình khu vực trước kè (h = 1,18 m).

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 16


Chương 4: Kết quả và thảo luận CBHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ


Các vị trí chiết xuất sóng được mô tả như trên. Trong đó sóng trước kè được
chiết xuất tại vị trí 20 m trước kè trong khi sóng sau kè được chiết xuất tại vị trí sát đai
rừng phòng hộ để đánh giá tác động của sóng đến xói lở bờ.

Hình 4. 1: Vị trí đặt kè cọc Li Tâm

Hình 4. 2: Kết quả tính toán trong mô hình FLOW – 3D

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 18


Chương 4: Kết quả và thảo luận CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Kết quả mô phỏng lan truyền sóng ứng với vị trí đặt kè cọc Li Tâm. Trong đó
đường màu xanh nét đứt thể hiện chiều cao sóng tại vị trí cách tim kè 20 m về phía
biển và đường màu cam nét liền thể hiện chiều cao sóng tại vị trí đai rừng phòng hộ.
Có thể nhận thấy chiều cao sóng sau khi lan truyền qua kè giảm đáng kể.
Để có thể tính toán hiệu quả giảm sóng tránh xối lỡ của kè cọc Li Tâm, các
chiều cao sóng có nghĩa (Hsig), chiều cao sóng 1/10 (H1/10) và chiều cao sóng lớn
nhất (Hmax) được thống kê từ chuỗi số liệu sóng. Các chiều cao sóng được trình bày
như trên Hình 4.4. Trong đó, các cột tô đậm màu xanh là các chiều cao sóng phía biển
và các cột gạch sọc là các chiều cao sóng phía bờ. Có thể nhận thấy chiều cao sóng
phía bờ giảm đáng kể so với chiều cao sóng phía biển. Điều này thể hiện hiệu quả
giảm sóng gây xối lỡ của kè cọc Li Tâm

Hình 4. 3: Chiều cao sóng thống kê phía biển và phía bờ ứng với vị trí đặt kè cọc Li
Tâm

Hiệu quả giảm chiều cao sóng của kè cọc Li Tâm được tính toán dựa vào các
chiều cao sóng thống kê và được trình bày trên Hình 4.5. Có thể nhận thấy kè đạt hiệu
quả giảm sóng tránh xối lỡ tốt nhất đối với chiều cao Hsig (đạt 68,33%). Hiệu quả
giảm chiều cao sóng giảm dần đối với Hmax (56%) và H1/10 (45,24%).

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 19


Chương 4: Kết quả và thảo luận CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 4. 4: Hiệu quả giảm sóng của kè cọc Li Tâm

4.2. THẢO LUẬN


Mô hình Flow-3D đã được sử dụng để mô phỏng hiệu quả giảm sóng của kè
cọc li tâm tại biển tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy kè cọc li tâm rất hiệu quả trong
việc giảm xối lỡ giữ vững hệ sinh thái rừng. Điều này rất khả quan đối với các tiêu
chí đã đặt ra khi tiến hành xây kè.

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 20


Chương 5: Kết luận và kiến nghị CBHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận


Tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, diễn biến năm sau cao hơn
năm trước, tốc độ xói lở bờ ngày càng cao. Diện tích đai rừng ngập mặn, lá chắn bảo
vệ đê biển ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp sự an toàn của tuyến đê và tính
mạng và tài sản của nhân dân… Vì vậy, việc đầu tư thực hiện dự án với mục tiêu là
Bảo vệ khẩn cấp không cho bờ biển tiếp tục sạt lở, bảo vệ sản xuất và cư dân bên trong
đê, dần dần ổn đinh sinh kế bền vững cho cư dân ven biển là hết sức cấp bách và quan
trọng.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà
Mau, hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển chưa ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế -
xã hội cũng như đời sống của người dân địa phương. Tuyến kè được xây dựng sẽ kiểm
soát, chống xói lở gây bồi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển) nhằm bảo vệ tính mạng
và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn,

5.2. Kiến nghị


Đề xuất mô hình công trình phòng chống linh hoạt, giảm sóng gây xối lỡ giữ
vững lá phổi rừng ngập mặn Phía Tây nước ta , tạo bãi gây bồi tạo điều kiện để khôi
phục lại rừng phòng hộ và bảo vệ đê biển lâu dài.
Tạo ra hệ sinh thái và môi trường mới, thân thiện, gần gũi hơn với đời sống con
người, chủ động hạn chế và ngăn chặn các mầm dịch bệnh.
Cần chủ động nghiên cứu, nhân rộng các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông,
bờ biển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo
vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 21


Tài liệu tham khảo CBHD: TS. Đinh Văn Duy

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] A. Ghaderi and S. Abbasi, "Experimental and Numerical Study of the Effects of
Geometric Appendance Elements on Energy Dissipation over Stepped
Spillway," Water, vol. 13, no. 7, doi: 10.3390/w13070957.
[2] F. Romão, A. L. Quaresma, J. M. Santos, S. D. Amaral, P. Branco, and A. N.
Pinheiro, "Multislot Fishway Improves Entrance Performance and Fish Transit
Time over Vertical Slots," Water, vol. 13, no. 3, doi: 10.3390/w13030275.
[3] S. D. Amaral et al., "Assessment of Retrofitted Ramped Weirs to Improve
Passage of Potamodromous Fish," Water, vol. 11, no. 12, doi:
10.3390/w11122441.
[4] D. Magalhães Chácara and W. L. Oliveira, "Rheology of mine tailings deposits
for dam break analyses," REM - International Engineering Journal vol. 74, no.
2, pp. 235-243, 2021, doi: https://doi.org/10.1590/0370-44672020740098.
[5] A. Feizi, A. Ezati, and S. Alizadeh Marallo, "Investigation of Hydrodynamic
Characteristics of Flow Caused by Dam Break around a Downstream Obstacle
Considering Different Reservoir Shapes," kntu-nmce, vol. 6, no. 2, pp. 36-48,
2021, doi: 10.52547/nmce.6.2.36.
[6] S. Kocaman, H. Güzel, S. Evangelista, H. Ozmen-Cagatay, and G. Viccione,
"Experimental and Numerical Analysis of a Dam-Break Flow through Different
Contraction Geometries of the Channel," Water, vol. 12, no. 4, doi:
10.3390/w12041124.
[7] Y. Cheng, Y. Song, C. Liu, W. Wang, and X. Hu, "Numerical Simulation
Research on the Diversion Characteristics of a Trapezoidal Channel," Water,
vol. 14, no. 17, doi: 10.3390/w14172706.
[8] A. H. Aldefae and R. A. Alkhafaji, "Experimental and numerical modeling to
investigate the riverbank’s stability," SN Applied Sciences, vol. 3, no. 2, p. 164,
2021/01/20 2021, doi: 10.1007/s42452-021-04168-5.
[9] M. Feizbahr, N. Tonekaboni, G.-J. Jiang, and H.-X. Chen, "Optimized
Vegetation Density to Dissipate Energy of Flood Flow in Open Canals,"

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 22


Tài liệu tham khảo CBHD: TS. Đinh Văn Duy

Mathematical Problems in Engineering, vol. 2021, p. 9048808, 2021/08/11


2021, doi: 10.1155/2021/9048808.
[10] M. Luo, F. Zhang, Z. Song, and L. Zhang, "Characteristics of Flow Movement
in Complex Canal System and Its Influence on Sudden Pollution Accidents,"
Mathematical Problems in Engineering, vol. 2021, p. 6617385, 2021/04/20
2021, doi: 10.1155/2021/6617385.
[11] N. T. T. Lê, "Nghiên cứu tính toán hệ dây neo công trình biển nổi đặt tại vùng
biển Việt Nam," PhD, Kỹ thuật cơ khí động lực, Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam, Hải Phòng, 2020.
[12] V. T. Tú, N. Q. Hùng, and C. A. Mỳ, "Tổng quan về các mô hình sóng được sử
dụng trong nghiên cứu dao động của tàu trên sóng," Tạp chí Khoa học Công
nghệ Hàng hải vol. 59, pp. 37-41, 2019.

SVTH: Nhóm 02 – Công trình bảo vệ bờ 23

You might also like