You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC

VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG HOA

TRƯƠNG VŨ LUÂN
THÁI THỊ THỦY TIÊN
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

AN GIANG, 09 - 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC

VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG HOA

TRƯƠNG VŨ LUÂN
MSSV: DTP203029
THÁI THỊ THỦY TIÊN
MSSV: DTP203060
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
MSSV: DTP203039

Cán bộ hướng dẫn


ThS. LÊ NGỌC HIỆP

AN GIANG, 09 – 2021
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................iv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................1
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ..........................................................................................1
1.1.1 Vị trí, diện tích và dân số.........................................................................1
1.1.2 Địa hình....................................................................................................2
1.1.3 Sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên........................................................2
1.1.4 Hành chính...............................................................................................3
1.2 LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA...........................................................................4
1.2.1 Lịch sử.....................................................................................................4
1.2.2 Văn hóa....................................................................................................6
1.3 TÔN GIÁO...............................................................................................10
CHƯƠNG 2 NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ ẨM THỰC......................................11
2.1 LỊCH SỬ ẨM THỰC TRUNG QUỐC.....................................................11
2.2 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG
QUỐC.............................................................................................................12
2.3 CÁC TRƯỜNG PHÁI ẨM THỰC Ở TRUNG QUỐC.............................14
2.3.1 Trường phái ẩm thực Giang Tô..............................................................14
2.3.2 Trường phái ẩm thực Sơn Đông.............................................................15
2.3.3 Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên.............................................................16
2.3.4 Trường phái ẩm thực Chiết Giang..........................................................17
2.3.5 Trường phái ẩm thực Quảng Đông.........................................................17
2.3.6 Trường phái ẩm thực Hồ Nam...............................................................18
2.3.7 Trường phái ẩm thực Phúc Kiến............................................................19
2.3.8 Trường phái ẩm thực An Huy................................................................20
2.4 MỘT SỐ MÓN ĂN TIÊU BIỂU VÀ CÁCH CHẾ BIẾN.........................20
2.4.1 Vịt quay Bắc Kinh..................................................................................20
2.4.1.1 Nguyên liệu.........................................................................................21
2.4.1.2 Quy trình chế biến...............................................................................21
2.4.2 Đậu hũ thối chiên...................................................................................22
2.4.2.1 Nguyên liệu.........................................................................................23
2.4.2.2 Quy trình chế biến...............................................................................23
2.4.3 Kẹo hồ lô................................................................................................24
2.4.3.1 Nguyên liệu.........................................................................................25
2.4.3.2 Quy trình chế biến...............................................................................25
2.5 VĂN HÓA TRÀ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.....................................26
2.6 VĂN HÓA TỬU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.....................................28
2.6.1 Nguồn gốc..............................................................................................29

i
2.6.2 Phân loại rượu........................................................................................29
2.6.3 Văn hóa rượu tồn tại trong cuộc sống hàng ngày...................................29
2.6.4 Thưởng rượu trong văn hóa rượu của Trung Quốc................................30
2.7 ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM THỰC TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM......30
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG Ở
VIỆT NAM....................................................................................................32
3.1 GIỚI THIỆU.............................................................................................32
3.1.1 Nguồn gốc há cảo...................................................................................32
3.1.2 Ý nghĩa của há cảo.................................................................................33
3.2 CÁCH CHẾ BIẾN HÁ CẢO....................................................................33
3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM.......................33
3.3.1 Thị hiếu khách hàng...............................................................................33
3.3.2 Lợi nhuận từ việc kinh doanh.................................................................35
3.3.3 Nhận xét về tiềm năng áp dụng ở Việt Nam...........................................36
3.4 LIÊN HỆ VIỆT NAM...............................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................38

ii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Trung Quốc trên thế giới......................................................................1
Hình 2: Trung Quốc và các nước láng giềng.....................................................1
Hình 3: Đỉnh Everest.........................................................................................2
Hình 4: Hệ thống sông ngòi ở Trung Quốc.......................................................2
Hình 5: Vua Tần Thủy Hoàng...........................................................................5
Hình 6: Kiến trúc Trung Quốc..........................................................................9
Hình 7: Ẩm thực Trung Quốc...........................................................................9
Hình 8: Trang phục Trung Quốc.......................................................................9
Hình 9: Chữ viết Trung Quốc.........................................................................10
Hình 10: Tam giáo ở Trung Quốc...................................................................10
Hình 11: Đậu phụ Bình Kiều...........................................................................15
Hình 12: Cá chép chua ngọt............................................................................16
Hình 13: Lẩu Tứ Xuyên..................................................................................16
Hình 14: Thịt kho Đông Pha...........................................................................17
Hình 15: Lợn quay..........................................................................................17
Hình 16: Kho vây cá.......................................................................................18
Hình 17: Phật nhảy tường...............................................................................19
Hình 18: Vịt hồ lô...........................................................................................20
Hình 19: Tẩm ướp gia vị.................................................................................22
Hình 20: Xối dầu.............................................................................................22
Hình 21: Vịt quay Bắc Kinh............................................................................22
Hình 22: Sơ chế và lên men đậu......................................................................23
Hình 23: Ủ đậu................................................................................................24
Hình 24: Chiên đậu.........................................................................................24
Hình 25: Đậu hũ thối chiên.............................................................................24
Hình 26: Xiên táo vào que..............................................................................25
Hình 27: Nấu caramen....................................................................................25
Hình 28: Kẹo hồ lô..........................................................................................26
Hình 29: Văn hóa trà của người Trung Hoa....................................................26
Hình 30: Nghệ thuật pha trà............................................................................27
Hình 31: Văn hóa tửu của người Trung Hoa...................................................30
Hình 32: Ẩm thực Trung Quốc cũng ảnh hưởng phần nào đến ẩm thực Việt
Nam................................................................................................................31
Hình 33: Há cảo..............................................................................................32
Hình 34: Há cảo đa màu sắc............................................................................34
Hình 35: Xe bán lưu động...............................................................................36
Hình 36: Nhà hàng Baoz Dimsum..................................................................36
Hình 37: Há cảo rán........................................................................................37

iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh mục các đơn vị hành chính Trung Quốc.....................................3

iv
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
1.1.1. Vị trí, diện tích và dân số
Trung Quốc là quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á. Lãnh thổ
Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° ở tỉnh Hải Nam và 54° Bắc ở tỉnh Hắc
Long Giang, các kinh độ 73° và 135° Đông.
Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2, là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế
giới sau Liên bang Nga và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới.

Lãnh thổ Trung Quốc nằm


ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, cách xích
đạo khoảng 2.000 km và cách Bắc Cực gần 4.000 km, có đường biên giới
chung với 14 nước là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Liên bang Nga,
Mông Cổ, Kazakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ,
Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam. Trung Quốc có bờ biển dài

khoảng 18.000 km.

1
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Trung Quốc ước tính là
1.441.790.043 người, tăng 5.540.082 người so với dân số 1.436.576.500 người
năm trước. Năm 2020, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh
nhiều hơn số người chết đến 5.741.412 người. Do tình trạng di cư dân số giảm
-201.330 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,053 (1.053 nam trên
1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới
năm 2020 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
1.1.2. Địa hình
Địa hình Trung Quốc rất phức tạp, 2/3 là đồi núi và cao nguyên, 1/3 là
đồng bằng. Cao nguyên Thanh Tạng với độ cao trung bình trên 4.000 m được
xem là nóc nhà của thế giới có dãy Hymalaya với đỉnh Everest cao nhất thế
giới (8.848 m).

Hình 3: Đỉnh Everest

1.1.3. Sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên


Hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc với hai con sông dài là Hoàng Hà và
Trường Giang, nhiều đồng bằng rộng lớn như Đông Bắc, Hoa Bắc, Chu
Giang,… Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dồi dào, hệ thống động
thực vật đa dạng. Vị trí địa lý cùng với những đặc điểm về tự nhiên ảnh hưởng
lớn đến việc phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với
bên ngoài.

1.1.4. Hành chính

2
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và
nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa
Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc còn có 5 phân khu được gọi
chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định;
4 đô thị trực thuộc; và 2 khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị
chính trị nhất định. 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc có thể được gọi
chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không bao gồm các khu
hành chính đặc biệt Hồng Kông và Ma Cao.

Tại 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Trung Quốc đại lục, người đứng đầu
vị trí thứ nhất là Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo phương hướng, vị trí thứ hai là Tỉnh
trưởng Chính phủ Nhân dân (tương ứng có Thị trưởng Thành phố, Chủ tịch
Khu tự trị), quản lý hành chính. Người đứng đầu hai đặc khu hành chính là
Đặc khu trưởng, tương ứng với Tỉnh trưởng.

Bảng 1: Danh mục các đơn vị hành chính Trung Quốc

3
Dân số
Diện tích năm
STT Đơn vị hành chính Thủ phủ (ngàn 2005
km2) (triệu
người)
Thành phố trực thuộc
trung ương
1. Bắc Kinh 16,807 15,38
2. Thượng Hải 6,2 13,524
3. Thiên Tân 11,305 10,237
4. Trùng Khánh 82,4 27,98
Tỉnh
1 An Huy Hợp Phì 139,6 65,16
2 Cam Túc Lan Châu 450 25,944
3 Cát Lâm Trường Xuân 187,4 27,085
4 Giang Tây Nam Xương 166,9 42,84
5 Giang Tô Nam Kinh 102,6 74,325
6 Hà Bắc Thạch Gia Trang 190 68,508
7 Hà Nam Trịnh Châu 167 97,68
8 Hải Nam Hải Khẩu 35 8,28
9 Hắc Long Giang Cáp Nhĩ Tân 454 38,2
10 Hồ Bắc Vũ Hán 185,9 60,34
11 Hồ Nam Trường Sa 211,8 66,997
12 Liêu Ninh Thẩm Dương 145,7 42,17
13 Phúc Kiến Phúc Châu 121,4 35,35
14 Quảng Đông Quảng Châu 179,6 91,94
15 Quý Châu Quý Dương 170 39,311
16 Sơn Đông Tế Nam 156,7 91,8
17 Sơn Tây Thái Nguyên 156 33,35
18 Thanh Hải Tây Ninh 720 5,386
19 Thiểm Tây Tây An 205,6 37,2
20 Triết Giang Hàng Châu 101,8 47,196
21 Tứ Xuyên Thành Đô 485 87,246
22 Vân Nam Côn Minh 394 44,152
Khu tự trị
1 Ninh Hạ Ngân Xuyên 66,4 5,877
2 Nội Mông Hohhot 1.183 28,844
3 Quảng Tây Nam Ninh 236,7 49,25
4 Tân Cương Urumqi 1.660 19,63
4
5 Tây Tạng Lhasa 1.220 2,74
Đặc khu hành chính
(V.H., Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 28-9-2006)
1.2 LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
1.2.1. Lịch sử
Lịch sử Trung Quốc được cho là đã bắt đầu cách đây hơn 5.000 năm
trước, là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và vẫn còn tồn
tại cho đến ngày nay. Bắt đầu vào thời kỳ đồ đá mới đã có con người xuất hiện
tại các lưu vực thuộc sông Hoàng Hà và Trường Giang. Giai đoạn xã hội
nguyên thủy ở Trung Quốc kéo dài đến trước triều Hạ.
Các ghi chép lịch sử có niên đại cổ nhất được tìm thấy tại Trung Quốc là
từ đời nhà Thương, còn khoảng thời gian trước đó chưa có văn tự ghi chép
nhưng vẫn lưu truyền lại những thần thoại và truyền thuyết. Điển hình nhất là
thần thoại về Bàn cổ tạo nên trời đất.
Năm 221 trước công nguyên được xem là cột mốc quan trọng trong lịch sử
Trung Quốc, dưới lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng nước Tần chính thức thống
nhất Trung Quốc trở thành một đế quốc hùng mạnh. Góp phần đưa nền văn
minh Trung Hoa phát triển rực rỡ sau này và tồn tại lâu dài cho đến ngày nay.

Hình 5: Vua Tần Thủy Hoàng

Có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn chính, trải qua các triều đại sau:
Thời cổ đại (~5.000 TCN - 221 TCN):
 Văn hóa Ngưỡng Thiều (~5.000 - 3.000 TCN)
 Văn hóa Long Sơn (~3.000 - 2.000 TCN)
 Tam Hoàng Ngũ Đế Hạ (~thế kỷ 21– ~thế kỷ 16 TCN)
 Thương (~thế kỷ 17 – ~thế kỷ 11 TCN)
 Chu (~thế kỷ 11 – 256 TCN)
- Tây Chu (~thế kỷ 11 – 770 TCN)

5
- Đông Chu (770 TCN - 256 TCN)
+ Xuân Thu (770 – 476 TCN)
+ Chiến Quốc (476 – 221 TCN)
Thời đế quốc (221 TCN - 1912):
 Tần (221 TCN – 206 TCN)
 Hán (202 TCN – 220 CN)
- Tây Hán (202 TCN – 9)
- Tân (9 – 23)
- Đông Hán (25 – 220)
 Tam Quốc (220 – 280)
- Tào Ngụy (220 – 266)
- Thục Hán (221 – 263)
- Đông Ngô (229 – 280)
 Tấn (266 – 420)
- Tây Tấn (266 – 316)
- Đông Tấn (317 – 420)
- Thập lục quốc (304 - 439)
 Nam - Bắc triều (420 – 589)
 Tùy (581 – 619)
 Đường (618 – 907)
 Ngũ Đại Thập Quốc
 Tống Nguyên (1271 – 1368)
 Minh (1368 – 1644)
 Thanh (1636 – 1912)
Thời hiện đại (1912 đến nay):
 Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1949)
 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949 – nay)

1.2.2. Văn hóa

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức
tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên

6
một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền
thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa
Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia
lân cận như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.

Các thành tựu chủ yếu về văn hóa của Trung Quốc:

Chữ viết: Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được


viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi,
từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi
thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình
vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng
tác thời Xuân  Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3
phần: Phong, Nhã, Tụng. Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung
Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị. Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với
các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy
hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính
Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),... Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh
giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

Sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều
nước thời Xuân Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử
nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu. Tới thời Hán, Tư Mã
Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Sử ký, chép lại lịch sử Trung Quốc gần
3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Tới thời Đông Hán, có các
tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán
thư của Phạm Diệp. Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố
toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
Khoa học tự nhiên và kỹ thuật:
Toán học: Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm.
Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến
quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói
đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc 1, đã có cả khái niệm số
âm, số dương.

7
Thời Nam – Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã
tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế
giới hồi đó.
Thiên văn học: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản
đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng
của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can Chi. Thế kỷ IV TCN, Can Đức đã ghi
chép về hiện tượng vết đen trên Mặt Trời. Thế kỷ II, Trương Hành đã chế ra
dụng cụ để dự báo động đất.
Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác
định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các
nhà thiên văn châu Âu thế kỷ XIII.
Y, dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi
là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có
cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra
chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người
Trung Quốc thời đó. Đặc biệt, châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học
Trung Quốc.
Kỹ thuật: Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung
Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy
được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời
đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung
Hoa. Từ thế kỷ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
Hội họa, điêu khắc, kiến trúc:
Hội họa: Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại
hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có
ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã
tổng kết những kinh nghiệm hội họa từ đời Hán đến đời Tùy.
Điêu khắc: Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc
điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần
ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế
giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
Kiến trúc: Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường
Thành (dài 6700 km), Thành Tây An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
Triết học, tư tưởng:

8
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những
nhà tư tưởng đưa ra những lý thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề
của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: Âm dương, bát
quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại
để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không
nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng nghi).
Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm),
Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai
quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn
vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra.
Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương
với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giải thích các biến động của lịch sử xã hội.
Trang phục: Các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào những thời kỳ khác
nhau theo những xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành
riêng cho hoàng đế. Lịch sử phục trang Trung Quốc trải qua hàng trăm năm
với những cải cách đa dạng và đầy màu sắc nhất. Trong triều đại nhà Thanh,
triều đại huy hoàng cuối cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về
trang phục đột ngột và ấn tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được
gọi là Hán phục hoặc trang phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu
tượng như phượng hoàng được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh
tế.
Ẩm thực: Sự đa dạng áp đảo khổng lồ của ẩm thực Trung Quốc chủ yếu
đến từ việc các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi
bữa ăn. Vô số các nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào
quá trình chuẩn bị thức ăn. Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần
văn hóa hàng ngày của người dân.

Hình 6: Kiến

9
1.3 TÔN GIÁO

Tôn giáo ở Trung Quốc phản ánh sự đa nguyên của đất nước và sự đa
dạng văn hóa. Trung Quốc là nhà của hơn 3.000 tổ chức tôn giáo và 100.000
địa điểm tôn giáo. 5000 năm phát triển tạo điều kiện lịch sử của hàng trăm hệ
thống văn hóa và giới thiệu các tư tưởng nước ngoài ấn tượng không kém đã
tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tôn giáo ở Trung Quốc để phát triển
thịnh vượng và bền vững.

Tôn giáo tại Trung Quốc từ lâu đã là một cái nôi và ngôi nhà của một loạt các
tôn giáo lâu đời nhất, truyền thống triết học của thế giới. Nho giáo và Đạo
giáo, sau đó được Phật giáo gia nhập, tạo thành "tam giáo" đã định hình văn
hóa Trung Quốc.

Hình 10: Tam giáo ở Trung Quốc

Hiến pháp Trung Quốc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, song các tổ chức
tôn giáo không được chính thức chấp thuận có thể phải chịu bách hại ở quy
mô quốc gia.
Các cuộc điều tra quốc gia được thực hiện vào đầu thế kỷ 21 ước tính rằng
khoảng 80% dân số Trung Quốc, hơn một tỷ người, thực hành một số loại tôn
giáo dân gian hoặc Đạo giáo của Trung Quốc: 10 đạo; 16% là Phật giáo; 2 đạo
3% là Kitô giáo; và 1 đạo 2% là Hồi giáo.
CHƯƠNG 2
NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ ẨM THỰC

2.1 LỊCH SỬ ẨM THỰC TRUNG QUỐC

Ẩm thực Trung Hoa đã trải qua các thời kỳ lịch sử, mà những món ăn của
nó được người ta xưng tụng là “thực đơn cổ” nhất của đất nước Trung Quốc.

10
Thời kỳ Thương Chu: Đó là vào khoảng từ những năm 205 – 256 TCN,
thời kỳ của của những nhân vật như: Đát Kỷ, Tây Thi… đã quá nổi tiếng. Vào
khoảng thời gian này, ẩm thực Trung Hoa được phát triển mạnh chủ yếu là ở
khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà với những món ăn mang phong vị nhẹ
(điểm tâm), nổi tiếng cho đến tận thời gian này chủ yếu là các món cá, chè,
mật ong hay cách chế biến những món ăn được làm từ các loại quả. Vị của
món ăn được đặt lên làm tiêu chí hàng đầu, họ cầu kỳ trong việc chế biến và
tìm tòi để tạo ra hương vị tuyệt hảo nhất cho món ăn của mình. Việc trừ bỏ
mùi tanh, hôi để lấy được sự tươi ngon nhất của món ăn, sự kết hợp tinh vi
giữa vị ngọt, chua, cay, mặn luôn được người đầu bếp tuân thủ hoàn toàn.
Chẳng thế mà đến giờ, người Trung Quốc vẫn giữ truyền thống trọng ba điều:
“ngũ vị tam tài” (nguyên liệu và gia vị), “chín sôi chín đổi” (nhiều lần nước
sôi, nhiều lần thay đổi), “lửa là đầu mối”.

Thời kỳ Tần Hán: (vào khoảng những năm 221 TCN – 220 CN), sau khi
Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc trở thành một đất nước đa
dân tộc. Điều này thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các dân
tộc và các địa phương, chính sự pha trộn này đã tạo nên những sáng tạo độc
đáo trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Đặc biệt là thời kỳ này, người ta không
chỉ nghiên cứu để sáng tạo ra những món ăn ngon, phong vị lạ, mà còn để tâm
đến những tác dụng của món ăn đó đối với con người. Yếu tố “âm – dương”
rất được coi trọng trong các món ăn ở nơi đây, đặc điểm này cũng ảnh hưởng
đến cả nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nếu thời kỳ đầu tiên là thời kỳ của
trường phái ẩm thực Sơn Đông, Tứ Xuyên thì giai đoạn này người ta thấy có
sự góp mặt của trường phái ẩm thực Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang.
Một số món ăn còn để lại tiếng vang đến bây giờ như: Tam xà long hổ
phượng, lợn quay Quảng Đông…

Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều: (khoảng 220 – 420 CN), phồn thịnh
của chế độ phong kiến cũng là giai đoạn phồn vinh của ẩm thực Trung Quốc.
Đó là sự kết hợp khéo léo và tinh tế về mọi mặt chế biến, từ nêm nấu thức ăn
và thức ăn chữa bệnh đều đồng loạt xuất hiện. Những món ăn như lẩu Tứ
Xuyên, vây cá kho khô… cũng được hoàn thiện vào giai đoạn này. Những
người đầu bếp cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo quản, lưu trữ thức ăn
cũng như sáng tạo ra những loại rượu nổi tiếng của đất nước rộng lớn này.

Văn hóa trà đạo của người dân Trung Quốc bắt đầu được hình thành và phát
triển từ những năm 589 đến khoảng 1279, thời kỳ nhà Tùy – Đường – Tống.
Bên cạnh đó, nền ẩm thực của đại gia đình Trung Quốc cũng không hề bước

11
chậm lại, người ta tiếp tục nghiên cứu và sáng tạo ra những món ăn vừa mang
những phong vị chung và riêng của từng vùng miền. Trường phái ẩm thực Hồ
Nam cũng ra đời trong thời kỳ này kéo theo sự lên ngôi của vị chua và cay.
Tuy nhiên, chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở khu vực này mà thôi.

Thời Nguyên Minh Thanh: Đến thời Nguyên Minh Thanh, Trung Quốc
lần nữa xuất hiện cục diện đại thống nhất, văn hóa ẩm thực phát triển càng
mạnh mẽ. Thêm vào đó, trên lĩnh vực chính trị, vương triều phong kiến dần
dần đi vào thời kì đen tối, rất nhiều văn nhân trốn tránh hiện thực, vui với ẩm
thực để nghiên cứu việc nhàn, việc nhã, việc thiện, từ đó mà trước thuật nhiều
vấn đề liên quan ẩm thực, đạt đến thời kì cao trào hơn trước.

Thời Trung Hoa dân quốc: Sau khi tiến vào Trung Hoa dân quốc, do xã
hội chiến loạn không dứt, nghiên cứu văn hóa ẩm thực cũng bước vào thời kì
“hoang vắng văn hóa”, tài liệu liên quan đến văn hóa ẩm thực chỉ có cuốn Tố
thực thuyết lược. Tố thực thuyết lược là sách nấu ăn do Tiết Bảo Thành biên
soạn, trong sách giới thiệu phương pháp chế biến hơn 170 loại món ăn chay
thịnh hành vào cuối thời Thanh, nhưng nội dung trong sách chỉ hạn hẹp trong
món ăn chay thường dùng hằng ngày của hai nơi Thiểm Tây và Bắc Kinh.

Giai đoạn cuối: Sự du nhập của văn hóa phương Tây chỉ dừng lại ở việc
xuất hiện những cửa hàng thực phẩm, nhà hàng trên đất nước Trung Quốc chứ
không tạo ra được sức ảnh hướng lớn làm thay đổi truyền thống ẩm thực đất
nước này. Thay vào đó, chính những bước tiến ngày một lớn mạnh Trung
Hoa, đã đem nền ẩm thực lâu đời nơi đây không chỉ dừng trong khuôn khổ của
một quốc gia mà còn lan ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nước
láng giềng, trong đó có cả Việt Nam.

Nhìn chung, văn hóa ẩm thực Trung Quốc có lịch sử phát triển từ lâu đời
và liên tục. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, văn hóa ẩm thực Trung Quốc
càng thêm khởi sắc, càng được phổ biến rộng rãi và càng có ảnh hưởng với
nhiều nước trên thế giới.

2.2 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG
QUỐC
Mang những đặc trưng riêng của từng vùng miền, phong phú, giàu bản
sắc, có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực các nước trong khu vực châu Á. Trung
Quốc được biết đến là một trong 10 nền ẩm thực nổi danh thế giới.

12
Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, cùng với sự rộng lớn
và đa dạng về sinh vật cũng như khí hậu dẫn tới sự khác biệt rõ ràng giữa các
miền văn hóa ẩm thực nước này. Cũng chính vì vậy mà ẩm thực Trung
Quốc vô cùng đa dạng và đặc sắc, phong phú.

1. Nét đặc trưng của ẩm thực vùng đất này đầu tiên phải nói đến là các món ăn
mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi, rất bắt mắt.
Đặc biệt, trong chế biến những món ăn thường sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là
các món hải sản. 
2. Người Trung Hoa rất ưa chuộng bột mỳ – loại nguyên liệu để làm ra các
món mì sợi, bánh bao và sủi cảo là 3 món ăn được người dân Trung Hoa dùng
phổ biến và ưa thích.
Mì sợi được xem là một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng bậc nhất của người Hoa.
Theo quan niệm dân gian, sợi mì kéo càng dài càng thể hiện cuộc sống trường
thọ. Mì thường được ăn kèm cùng nước súp hầm từ xương và rau củ hay trộn
với thịt cùng nước sốt, hoặc đôi khi dùng với nước sốt để riêng. 
Tạo nên một bát mì thơm phức, nước dùng bắt mắt, bỏ thêm một chút vị cay là
thứ điểm tâm không thể chối từ bởi bất kỳ người Trung Quốc nào và những vị
du khách khi đặt chân đến đây.
3. Bánh bao là món ăn ưa thích của người Trung Quốc, bao gồm cả bánh nhân
thịt và bánh không có nhân hay còn gọi là màn thầu.
Người Trung Quốc ăn bánh bao vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, có thể dùng
trong bữa chính hoặc các bữa phụ. Đây là món bánh được sử dụng nhiều trong
các bữa ăn của dân tộc này. Sủi cảo có thể nói là món không thể thiếu trong tủ
bếp của mỗi gia đình, họ có thể dùng sủi cảo thay cơm và ăn hàng ngày.  

Sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền và rau, cuốn trong vỏ bột mì cán mỏng rồi
đem hấp hoặc thả vào nước dùng. Trong văn hóa Trung Hoa, sủi cảo mang ý
nghĩa đoàn viên, sung túc. 

Để nói về ẩm thực Trung Quốc ngoài những món ăn mang đậm nét đặc
trưng văn hóa người Hoa ngoài ra cũng phải kể đến những địa điểm mang
những nét truyền thống trong ẩm thực Trung Quốc như: Người ta thường ví
món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh
tú, món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc, chất phác;
món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu;
còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài
ba. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo và được phổ biến
rộng rãi nhất trong và ngoài nước.

13
Ngoài việc nấu những món ăn vô cùng hấp dẫn mang đặc sản vùng miền
thì cách bày trí và sắp xếp cũng là một đặc trưng nổi bật trong nền ẩm thực
của quốc gia này. Trung Quốc được xem là một trong 10 nền ẩm thực nổi
tiếng thế giới. Nhiều món ăn truyền thống của đất nước này có mặt ở khắp các
quốc gia trên hành tinh và được rất nhiều người yêu thích.

2.3 CÁC TRƯỜNG PHÁI ẨM THỰC Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc có khá nhiều trường phái nấu ăn. Trong đó những trường phái
có ảnh hưởng và mang tính đại diện nhất được cả xã hội công nhận là các món
ăn của: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc
Kiến, Hồ Nam và An Huy. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường
phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô
và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam, ẩm thực Sơn Đông và An
Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời, ẩm thực Quảng Đông và Phúc
Kiến là một thanh niên lãng mạn, ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác
học, nhà bách khoa thư.

Trung Quốc có câu tục ngữ "Nhất phương thủy thổ dưỡng nhất phương
nhân", món ăn của địa phương nào thì mang đặc điểm của địa phương ấy. Tục
ngữ có câu " Trên trời có thiên đường, trần gian có Tô Châu Hàng Châu",
phong cảnh nơi này đẹp như tranh, sản vật phong phú, những món ăn ở vùng
này cũng phong phú.

2.3.1 Trường phái ẩm thực Giang Tô


Là món ăn nổi tiếng của khu vực trung và hạ du sông Trường Giang Trung
Quốc, được tôn vinh là "đẹp nhất thiên hạ". Món ăn Giang Tô có nhiều món
xem ra giống tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, rất đẹp mắt và ngon miệng. Đặc sắc
của món ăn Giang Tô là "Chú trọng kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị
thanh đạm", nguyên liệu thường là những rau củ quả tươi đúng vụ, khi chế
biến thức ăn không thích dùng xì dầu, chú trọng giữ nguyên màu sắc của
nguyên liệu, thích cho đường và giấm, khẩu vị hơi "chua, ngọt".
Món ăn Giang Tô có món "Đậu phụ Bình Kiều" rất nổi tiếng, không chỉ
riêng cố Thủ tướng Chu Ân Lai thích ăn, mà ngay cả vua Càn Long đời nhà
Thanh cũng rất thích món này. Truyện kể rằng vua Càn Long vi hành Giang
Nam, khi thuyền rồng của vua đi qua Bình Kiều, một thị trấn cổ thuộc Hoài
An lúc bấy giờ, vua đã được thưởng thức món "Đậu phụ Bình Kiều" và khen
tấm tắc. Từ đó món "Đậu phụ Bình Kiều" đã lừng danh Giang Tô và Hoài An,
trở thành món ăn truyền thống nổi tiếng trong trường phái ẩm thực Giang Tô.

14
Đậu phụ Bình Kiều tuy nổi tiếng, nhưng phương pháp chế biến không
phức tạp lắm. Dùng nước luộc gà nấu các nguyên liệu gồm óc cá diếc, mỡ lợn,
hành, gừng..., chờ khi nước sôi, cho các miếng đậu phụ đã thái mỏng và thị
chín thái hạt lựu, tôm non vào. Khi sôi cho ít bột đao cho sánh, nêm ít bột ngọt
là có món ăn ngon miệng.

Hình 11: Đậu phụ Bình Kiều

2.3.2 Trường phái ẩm thực Sơn Đông


Dưới ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý, kinh tế và những
phong tục địa phương của bán đảo Sơn Đông, trường phái ẩm thực mang tên
gọi của bán đảo này đã ra đời và phát triển.

Tỉnh Sơn Đông là một trong những nôi văn hoá Trung Hoa cổ đại. Tỉnh
này nằm phía hạ lưu sông Hoàng Hà. Tại đây khí hậu ấm áp, sóng biển vịnh
Bột Hải và Hoàng Hải quanh năm ôm ấp bán đảo này. Núi ở Sơn Đông cao
chất ngất, nhiều con sông dài chảy xiết, đất đai phì nhiều. Tỉnh Sơn Đông nổi
tiếng là vựa lúa mì của Trung Quốc, rau quả ở Sơn Đông đa dạng và chất
lượng cao.

Món ăn Sơn Đông gồm các món ăn Tế Nam, Giao Đông, Khổng Phủ.
Món ăn Sơn Đông rất ít cho nhiều gia vị phức tạp, nếu một món thức ăn đã
cho xì dầu thì sẽ không cho thêm đường nữa, mỗi món ăn một vị khác nhau.
Chủng loại các thức ăn rất nhiều, người Sơn Đông thích dùng tiểu mạch, ngô,
khoai lang, đậu, cao lương, kê... làm các món mì theo phong vị khác nhau.

Người Sơn Đông thích lương thực làm bằng bột mì, mấy ngày không ăn
bánh màn thầu hay mì sợi là cảm thấy rất khó chịu, phải được ăn một bữa mì
thì mới cảm thấy làm việc sung sức. Ngoài ra, người Sơn Đông ăn cơm còn có
một đặc điểm, khi ăn cơm thích ăn một bát canh, mùa đông thường là canh thịt
dê, mùa hè thường là cháo kê. Canh thịt dê này không giống canh Quảng

15
Đông, trong canh ngoài thịt dê ra không có gì khác. Người Sơn Đông thuộc
miền Bắc, mùa đông thời tiết giá lạnh, cần ăn những thức ăn làm ấm người.

Hình 12: Cá chép chua ngọt

2.3.3 Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên

Món ăn Tứ Xuyên từng nổi tiếng trong lịch sử. Các vương triều Trung
Hoa cổ đại như Ba và Shu, nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên đã từng nổi tiếng về
cá, muối, chè, mật ong và hoa quả. Khẩu vị chính của bếp Tứ Xuyên là mặn
cay.

Ớt và hoa tiêu là hương vị chủ yếu của món ăn Tứ Xuyên, quả là vừa cay
lại vừa tế. Người Tứ Xuyên thích ăn cay là do môi trường địa lý của tỉnh Tứ
Xuyên. Tứ Xuyên có địa thế hình lòng chảo, quanh năm bốn mùa có sương
mù, do đó được mệnh danh là "Đô thị sương mù". Vì vậy khí hậu Tứ Xuyên
ẩm thấp, mọi người phải thông qua ăn ớt để giải thoát hơi ẩm trong cơ thể.

Hiện nay không những là người Tứ Xuyên thích ăn món ăn Tứ Xuyên, hầu
như người dân cả nước đều thích ăn món ăn Tứ Xuyên, nhất là lẩu cay Tứ
Xuyên, hình như cũng rất được hoan nghênh ở Việt Nam. Khí hậu Việt Nam
cũng nóng nực ẩm ướt, cho nên lẩu Tứ Xuyên được mọi người hoan nghênh.
Mùa đông ăn lẩu làm cho thân thể ấm áp, mùa hè ăn lẩu cay toát mồ hôi đầm
đìa, coi như là giải độc.

16
Hình 13: Lẩu Tứ Xuyên
2.3.4 Trường phái ẩm thực Chiết Giang

Chiết Giang nằm ở ven biển, là một nơi có non xanh nước biếc, sản vật
phong phú, còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây
rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ

Chiết Giang là tổng hợp những món ăn đặc sản của Hàng Châu, Ninh Ba,
Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Những món
ăn của trường phái ẩm thực Chiết Giang thường không dầu mỡ, chú trọng đến
độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang
tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì
thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt.
Các món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Chiết Giang như là thịt kho Đông
Pha, Gà ăn mày, tôm nõn Long Tĩnh, cá chép Tây Hồ, bánh lúa mạch thịt lợn,
Cua xanh Cự Duyên, Mỳ phiến Nhi Xuyên,...

2.3.5 Trường phái ẩm thực Quảng Đông

17
Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không
ngừng tiếp thu tinh hoa các trường phái khác và kết hợp món ăn Tây trong
món ăn của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và
được chế biến theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng,
quay, hầm, hấp, kho, chao hấp bát úp,… Người Quảng Đông ăn đến đâu chế
biến đến đó.
Hình 15: Lợn quay
Trường phái ẩm thực Quảng Đông chú trọng
đến bốn yếu tố chính là hương, sắc, vị và hình với đòi hỏi vô cùng khắt khe
cho các món ăn: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy,
thanh mà không nhạt. Món ăn còn cần phải phù hợp với thời tiết: mùa xuân hạ
và thu, món ăn phải thanh mát; mùa xuân và đông món ăn phải ấm và đậm vị.

Về mặt phối hợp nguyên liệu và khẩu vị, người Quảng Đông thích cách
chế biến sống. Ngày nay, người Quảng Đông rất yêu thích cá sống và cháo cá
sống.

Ngoài ra, ẩm thực Quảng Đông có thể coi là nền ẩm thực di động vì nó
luôn hoàn thiện hơn về hương vị, cách trình bày, cách sử dụng nguyên liệu và
cách chế biến thông qua việc tiếp thu nền ẩm thực của các trường phái khác,
học hỏi và đưa cả cách chế biến món ăn Tây vào hương vị các món ăn cổ
truyền tạo nên những phong vị vô cùng độc đáo.

2.3.6 Trường phái ẩm thực Hồ Nam

Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam
đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Nghệ thuật nấu
nướng ở Hồ Nam chú trọng sự tinh tế, hoàn mỹ. Hương vị đặc trưng ở đây là
chua cay. Hương thơm các món ăn nhẹ nhàng. Ngoài ra, đa phần các món có
vị béo nhưng lại không ngấy chút nào. Chính điều này làm cho các món ăn của
Hồ Nam có tính “gây nghiện” rất cao. Những loại gia vị phổ biến là tỏi, hẹ tây,
ớt. Đặc biệt nước sốt được dùng thường xuyên để tăng hương vị. 

18
Thực phẩm phổ biến trong ẩm thực là thủy hải sản và gia cầm. Người Hồ
Nam rất coi trọng sự tươi nguyên của nguyên liệu. Họ cho rằng, nguyên liệu
còn tươi sống, món ăn mới thơm ngon. Các loại thủy hải sản được dùng nhiều
ở đây là cá, tôm, cua và rùa. Vị cay của Hồ Nam khác biệt hoàn toàn với vị
cay của Tứ Xuyên. Vị cay của món ăn Hồ Nam thuần túy đến từ ớt.

Hồ Nam sở hữu một nền ẩm thực với những


Hình 16: Kho vây cá
tiêu chuẩn khắt khe vô cùng. Có tổng cộng hơn 4000 món ăn khác nhau ở Hồ
Nam. Trong đó, hơn 300 món ăn rất phổ biến với du khách, nhưng có thể kể
đến 3 món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Hồ Nam đó là: Thịt xông khói xào
ớt, Đầu cá hấp và Đậu phụ thối hỏa cung điện.

2.3.7 Trường phái ẩm thực Phúc Kiến

Phúc Kiến là một tỉnh nằm ở ven biển Đông Nam của Trung Quốc. Nó
giáp với Chiết Giang, Giang Tây và Quảng Đông. Cái tên “Phúc Kiến” xuất
phát từ sự kết hợp hai thành Phúc Châu và Kiến Châu trên vùng đất này. Lịch
sử của Phúc Kiến bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ thứ 6 TCN. Trải qua nhiều
biến cố, đến nay, Phúc Kiến thuộc khu kinh tế Bờ tây Eo biển của Trung
Quốc. Bề dày lịch sử góp phần tạo nên nền văn hóa ẩm thực Phúc Kiến đa sắc
màu.

Về mặt địa lý, Phúc Kiến nằm ở vùng ven biển phía Đông Nam Trung
Quốc. Nơi đây có nhiều vịnh và bán đảo. Địa hình ở Phúc Kiến chủ yếu là đồi
núi. Khí hậu ở Phúc Kiến thuộc loại cận nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều này đã
tạo thuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, nông sản ở
Phúc Kiến đa dạng và phong phú vô cùng. Ngoài ra, ở Phúc Kiến cũng có hệ
sinh thái phong phú với khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt, rừng
mưa nhiệt đới. Địa hình và khí hậu tác động không nhỏ tới đặc trưng ẩm thực
Phúc Kiến Trung Quốc.

19
Hình 17: Phật nhảy tường
Do sở hữu nhiều vịnh và bán đảo nên Phúc Kiến nổi tiếng với hải sản. Đặc
biệt, ở Phúc Kiến có rất nhiều loài cá lạ làm nên những món ăn độc đáo.
Hương vị của Phúc Kiến chủ yếu là vị ngọt, chua, mặn, thơm. Đặc biệt, người
Phúc Kiến rất coi trọng màu sắc của món ăn. Các món ăn ở đây chủ yếu có
màu sắc tươi sáng, bắt mắt vô cùng. Ngoài ra, rừng núi trù phú đem lại rất
nhiều sản vật quý hiếm cho Phúc Kiến. 

Các món ăn của Phúc Kiến bao gồm các món ăn đến từ Phúc Châu, Tuyền
Châu và Hạ Môn. Trong đó, chủ yếu là món từ Phúc Châu. Đầu bếp ở Phúc
Kiến rất coi trọng về kỹ thuật nấu nướng. Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo
dụng cụ làm bếp trong chế biến là yêu cầu bắt buộc với người đầu bếp. Người
Phúc Kiến cho rằng, kĩ thuật chuyên nghiệp sẽ mang đến độ ngon đặc biệt cho
món ăn.

Phúc Kiến có rất nhiều món ăn ngon và nổi tiếng. Có thể kể ra như: Phật
nhảy tường, Súp cá viên, Mỳ xào Phúc Kiến, Vịt hầm Phúc Kiến, Tôm Kim
Sa,…

2.3.8 Trường phái ẩm thực An Huy

20
Hình 18: Vịt hồ lô
An Huy có nét ẩm thực đặc biệt bắt nguồn từ cách nấu ăn căn bản của
người dân bản địa tại khu vực dãy núi Hoàng Hà. Tương tự như Giang Tô, thì
ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng đầy đủ các nguyên liệu
hoang dã và đặc biệt là các loại thảo mộc. Nó bao gồm ba khu vực chính là
sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy; trong đó thì ẩm thực
miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt đặc biệt với vị mặn, thơm ngon, hương
thơm dễ chịu. Đặc sản của An Huy là món Vịt hồ lô rất nổi tiếng.

8 trường phái ẩm thực trên đây chính là 8 mảnh ghép lớn trong bức tranh
ẩm thực Trung Hoa. Mỗi mảnh ghép lại có một sắc thái riêng biệt. Cũng chính
bởi vậy, không chỉ người dân Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước
ngoài khi du lịch Trung Quốc luôn dành thời gian để được trải nghiệm những
đặc sản vùng miền.

2.4 MỘT SỐ MÓN ĂN TIÊU BIỂU VÀ CÁCH CHẾ BIẾN

2.4.1 Vịt quay Bắc Kinh

Nếu có dịp được đặt chân đến tham quan vùng đất Trung Quốc đầy tuyệt
diệu, thì bằng bất cứ giá nào cũng phải ghé ngang qua Bắc Kinh - thành phố
lớn thứ 2 ở Trung Quốc, chỉ xếp sau Thượng Hải. Đến với nơi đây chắc chắn
bạn nên thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh - 1 niềm tự hào của nền ẩm thực
Trung Quốc. Vịt sau khi được tẩm ướp gia vị từ các thảo mộc rồi đem nướng
lên, kèm một điều đặc biệt là sau khi vịt đã chín bạn vẫn tiếp tục dùng dầu
nóng rưới lên phần da cho đến khi đạt được độ giòn cần thiết.
Với cách chế biến đầy độc đáo, cho nên không quá khó hiểu khi món vịt
quay Bắc Kinh là một trong những món phải thử không thể bỏ qua. Lớp da
vàng sẫm, cùng phần thịt thấm đều gia vị, không quá dai nhưng cũng không bị
bở. Để trọn vẹn hơn, đừng quên chén nước chấm sánh sánh tỏa hương ngào
ngạt từ thảo mộc để làm tăng hương vị của món ăn hơn nữa.
Bên cạnh đó, món vịt quay này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn
khác nhau. Róc phần da đem cuốn cùng bò bía, thịt vịt xào với mì trứng, đến
ngay cả xương bạn đem đi rang muối ớt hay hầm canh đều rất tuyệt vời.

21
2.4.1.1 Nguyên liệu

 Vịt: 1 con
 1/2 gói ngũ vị hương nhỏ
 Rượu nấu ăn Trung Quốc
 Giấm trắng, dầu hào, mạch nha
2.4.1.2 Quy trình chế biến

Tẩm ướp gia


Làm sạch
vị

Xối dầu Quay vịt

Thành phẩm

Hình 19: Tẩm ướp gia vị

22
Vịt quay Bắc Kinh mặc dù đã được tẩm ướp kĩ lưỡng trước khi quay, tuy
nhiên chỉ thực sự khiến người ta ngất ngây khi ăn kèm nước chấm. Dưới đây
là cách làm nước chấm vịt quay Bắc Kinh.

+ Đầu tiên, bạn pha nước lọc cùng nửa muỗng tương xay, 1 muỗng đường, 1/3
muỗng bột ngọt và 1/2 muỗng muối,
khuấy đều. Hình 21: Vịt quay Bắc Kinh

+ Phi thơm hành tím, tỏi băm trên chảo dầu nóng, sau đó nấu sôi hỗn hợp trên
trong khoảng 5 phút.

+ Sau 3 phút đun sôi xốt tương xay, bạn cho nửa muỗng bột năng vào nấu
cùng để tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi tắt bếp. Để nguội, vắt thêm chút
chanh và tiêu xay vào là có thể thưởng thức.

2.4.2 Đậu hũ thối chiên


Khi đặt chân đến vùng đất Trung Quốc, có 1 món ăn chỉ cần mới nghe tên
thôi đã khiến cho biết bao người có cảm giác e dè, sợ hãi. Không đâu xa đó
chính là món đậu hũ thối chiên từ tỉnh Hồ Nam.
Nhưng đừng vội lầm tưởng mà bỏ qua món ăn thơm ngon này nhé, chỉ khi
dùng thử 1 miếng thôi bạn sẽ phải mê đắm không thôi luôn đó. Tuy chỉ là 1
món ăn dân dã và đã được biến tấu thành rất nhiều hương vị khác nhau, nhưng
điều lạ kỳ là ở bất kỳ hình thức nào cũng đều tạo sự vương vấn.
Đậu phụ sau khi tán nhuyễn được trộn cùng các nguyên liệu như xúc
xích, cà rốt,... rồi vo viên áo qua 1 lớp bột đem chiên lên. Do đó, cắn đến đâu
cảm nhận đến đó độ giòn rụm của phần vỏ, chưa hết còn có độ dai giòn sừn
sựt từ phần nhân. Chấm cùng tương ớt để cảm nhận trọn vẹn hơn nữa nha!
2.4.2.1 Nguyên liệu

 Đậu hũ: 1 kg
 Rượu 40 độ: 200 ml 
 Muối: 100 g 
 Nước đun sôi để nguội: 1 lít
 Dầu ăn: 10 ml
2.4.2.2 Quy trình chế biến

Lên
Chiên Thành
Sơ chế men Ủ đậu
đậu phẩm
đậu 23
Đậu sau khi chiên bên ngoài giòn rụm, bên trong thì mềm mịn, chấm với muối
ớt bột, tương ớt, tương đen và ăn kèm với cải muối hoặc kim chi thì tuyệt vời
lắm đó.
Bạn có thể dùng đậu phụ thối với loại sốt được pha chế đặc biệt từ nước tương
đun lên với tương ớt rồi pha thêm ít giấm, có thể cho thêm ớt nếu muốn ăn
cay, thật là hấp dẫn.

Hình 22: Sơ chế và lên men đậu

Hình 23: Ủ đậu

24
2.4.3 Kẹo hồ lô
Từ trước đến nay, trên những bộ phim của Trung Quốc chúng ta vẫn
thường thấy những xiên kẹo tròn tròn nhỏ xinh, không đâu xa đó chính là kẹo
hồ lô - món kẹo mà ngay cả những người lớn tuổi lẫn trẻ em đều phải say đắm.

Món kẹo hồ lô này là 1 món ăn đường phố đến từ miền Bắc của Trung
Quốc và cho đến nay nó vẫn giữ được vị trí vô cùng vững chắc trong lòng của
nhiều người. Từ những hình dạng ban đầu chỉ đơn giản là 2 viên táo, cho nên
khiến gợi nhớ đến hình ảnh hồ lồ và tên gọi từ đó đã được ra đời.

Những viên kẹo có màu đỏ vô cùng óng ánh, mang vị ngọt thật khó
cưỡng. Đặc biệt, món kẹo hồ lô còn mang trong mình sự may mắn và tốt lành
cho nên nhận được rất nhiều yêu thích.

2.4.3.1 Nguyên liệu

 30 quả táo gai nhỏ đã rửa sạch, bỏ cuống


 10 xiên que tre
 4,5 chén đường trắng
 1 cốc nước lọc
 1/3 cốc siro ngô (hoặc loại siro bạn yêu thích)
 Chuẩn bị 2 khay nướng được phủ giấy da chống dính, bật lò nướng ở
mức 200C làm nóng
2.4.3.2 Quy trình chế biến

Nhúng táo
Nấu Thành
Rửa táo Lấy hột vào đường
caramen phẩm
caramen
Sau đây là hình ảnh mô tả quá trình chế biến kẹo hồ lô:

25
Hình 26: Xiên táo vào que

Hình 27: Nấu caramen

Dịp cuối tuần, bạn có thể thực hiện nhanh kẹo hồ lô đủ vị để gia đình có thêm
món ăn vặt lạ miệng, hấp dẫn và thú vị nhé.

Hình 28: Kẹo hồ lô

2.5 VĂN HÓA TRÀ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC


Đất nước Trung Hoa được coi là “quê hương của trà” bởi đây là quốc gia
đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ uống. Trà không chỉ là thức
uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung, thưởng trà đã
trở thành nét văn hóa đặc sắc tự bao đời. Trà thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng
nghìn năm trở về trước.

26
Hình 29: Văn hóa trà của người Trung Hoa

Lịch sử ghi chép lại kể rằng, trước năm 280, ở miền Nam nước này có một
nước nhỏ gọi là nước Ngô. Nhà vua thường ép các đại thần uống rượu say mỗi
khi có yến tiệc. Có một vị đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều
rượu, vua bắt ông uống trà thay rượu. Từ đó, các quan văn bắt đầu dùng thức
uống này để tiếp khách thay vì uống rượu. Sự phát triển của trà được chia làm
ba giai đoạn. Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường, Giai đoạn 2:
sau Đường đến thời Tống, Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh – Thanh.

Lịch sử trồng trà của người Trung Quốc có từ cách đây 2000 năm. Những
vùng trồng chè nổi tiếng nhất là tỉnh Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, Triết Giang,
Hà Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam,
Thiểm Tây... Trung Hoa cũng có 3 loại trà là trà xuân, trà hạ, trà thu.

Và người Trung Quốc đã uống trà trong hơn 4000 năm lịch sử. Trà được
xếp trong danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. “Khách đến

kính trà” là phong tục lễ nghĩa hiếu khách trọng tình của người Trung Quốc
cho dù là ở nơi thành thị hay chốn thôn quê.

Đối với người dân đất nước này, pha trà, uống trà là thói quen, là niềm vui
và là nghệ thuật. Pha trà cũng có nhiều cách pha. Đơn giản nhất là cho trà vào
tách, đổ nước sôi vào ly trà thủy tinh, chờ vài giây là uống được. Cầu kỳ hơn
nhiều với nhiều công đoạn rửa trà, tráng ly, lọc trà và rót trà. Trong nghệ thuật
trà, mùi và hương vị của trà là điều quan trọng nhất.

Hình 30: Nghệ thuật pha trà

27
Chén dùng để uống trà chỉ nên dùng loại chén nhỏ chứa được khoảng 2
ngụm nước. Ấm pha trà thường được làm bằng đất sét tráng men. Lượng trà
dùng để pha không nên dùng nhiều quá mà cũng không nên dùng ít quá. Nhiệt
độ của nước pha trà phải căn cứ vào từng loại, có loại cần nước thật nóng
nhưng có loại chỉ cần nước đủ ấm, có loại phải để ngấm mới uống nhưng cũng
có loại không cần để ngấm lâu.

Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sở thích uống trà, cách
pha, cách thưởng thức khác nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài;
người Thượng Hải lại thích uống trà xanh; Người Phúc Kiến thích trà đen; còn
người ở miền Nam tỉnh Hồ Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách.
Theo đó mà nghi lễ uống trà ở các vùng cũng khác nhau. Ở Bắc Kinh khi được
mời trà khách đứng dậy, tay đỡ chén trà, cảm ơn rồi mới uống. Còn ở Quảng
Đông, khi được mời trà khách phải khum bàn tay lại, gõ gõ 3 lần để thể hiện
sự cám ơn.

Mỗi nước, mỗi vùng miền có một nghệ thuật ẩm trà khác nhau. Nếu bạn là
tín đồ của trà thì hãy mau chóng đến Trung Quốc, theo chân đồ uống thanh
tịnh này để khám phá văn hóa trà đạo của Trung Hoa truyền thống.

2.6 VĂN HÓA TỬU CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC


Từ xưa đến nay rượu đã là thức uống không thể thiếu trong những buổi
sum họp. Thứ giúp bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay đơn giản là để uống.
Nói về rượu ngon thì nhiều vô kể. Và một trong số đó là văn hoá rượu Trung
Hoa.
Ở đất nước Trung Quốc, bạn có thể nhìn thấy rượu bất cứ lúc nào và bất
cứ nơi đâu. Từ xưa đến nay, trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay văn học nghệ
thuật; khi bàn về quân sự, y học hay bất cứ lĩnh vực nào; chúng ta đều dễ dàng
nhận thấy sự hiện hữu của rượu. Trong mắt người Trung, rượu không phải là
lương thực chính. Nhưng văn hóa rượu lại là một loại hình văn hóa độc đáo có
ảnh hưởng đến đời sống của người Trung Quốc.
Rượu ở mảnh đất này có một bề dày lịch sử mà có thể sánh ngang với lịch
sử dựng nước của Trung Quốc. Cùng với ngần ấy thời gian, rượu đã dần đi
vào trong đời sống. Nó là những câu chuyện lịch sử của người dân Trung Hoa.
Vào thời xa xưa, rượu là một yếu tố không thể thiếu trong những buổi yến tiệc
của vua quan và hoàng đế. Hay trong những cuộc chiến sinh tử, rượu là thức
uống mà các tướng soái dùng để mời các binh lính của mình trước khi ra trận
như là một sự tôn trọng và đại diện cho lòng trung thành. Văn hoá rượu đã có

28
tác dụng nâng cao sĩ khí cho quân lính, làm cho những kẻ hèn nhát trở nên
dũng cảm hơn nâng cao tinh thần chiến đấu.

Nếu các bạn là một fan hâm mộ những bộ phim cổ trang của nơi này, chắc
sẽ nhận ra những tình tiết rất quen thuộc: Những nhân vật trong phim kết tình
huynh đệ thường gắn liền với hình ảnh những chén rượu trắng được uống
chung với giọt máu đào, thể hiện tình huynh đề keo sơn, một lòng. Mà nổi
tiếng nhất là hình ảnh kết giao giữa Quan Vân Trường, Lưu Bị và Trương Phi
trong tác phẩm kinh điển “Tam quốc diễn nghĩa” của nơi đây. Rượu đã là một
yếu tố không thể thiếu trong đời sống và đã đi sâu vào sử sách của người dân
tại mảnh đất này.

Nói đến một lĩnh vực khác, thơ ca. Rượu cũng mang lại những tác động
lớn cho các thi sĩ của vùng này trong thời kì xa xưa, từ trong men rượu mà các
danh nhân ấy đã cho ra đời những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng quí
báu cho thế hệ mai sau. Hai nhà thơ nổi tiếng nhất, phải kể đến là Lý Bạch và
Đỗ Phủ.

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, rượu cũng không hề mất đi tầm
quan trọng của mình. Người Trung Quốc cũng thường sử dụng rượu trong
những ngày đặc biệt, những buổi tiệc như chúc mừng hỷ sự của những cặp đôi
mới cưới hay cúng kiến ông bà. Người nơi này cũng cho rằng, uống rượu đều
đặn với liều lượng nhất định sẽ giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu uống
quá nhiều, sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu được sử dụng trong
những thuốc chữa bệnh cổ truyền.

2.6.1 Nguồn gốc

Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung
Hoa. Theo tương truyền, nguồn gốc của rượu xuất phát từ các loại thức uống
lên men có cồn của người dân Trung Hoa. Cũng giống như Việt Nam, phần
lớn các loại rượu của họ đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu
biểu nhất là gạo.

2.6.2 Phân loại rượu

Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng
tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua
thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ
dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và

29
đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên
liệu để chưng cất thành mễ tửu (rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia
cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống
vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ.

2.6.3 Văn hoá rượu tồn tại trong cuộc sống hàng ngày
Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày nay, sự du nhập văn hóa từ các quốc gia
khác là rất lớn. Thế nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ vững những nét văn hóa
đặc sắc của mình. Trong tất cả các dịp lễ hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn
sử dụng rượu trong các bữa tiệc. Dù là Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng
dương; ngày thôi nôi, đầy tháng của trẻ; cưới hỏi; thi đậu, thăng quan tiến
chức; mừng thọ, sinh nhật; chia tay đưa tiễn,…
Tại khu vực phía Nam Trung Quốc, khi gia đình sinh được bé gái. Cha mẹ
bé sẽ nấu rượu để cho vào bình và hạ thổ. Bình rượu được hạ thổ cho đến khi
cô gái đi lấy chồng. Lúc này bình rượu được đào lên làm quà mừng cưới cho
cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, nếu uống rượu đủ và đều sẽ rất tốt cho
sức khỏe. Rượu khi ngâm cùng thuốc sẽ chữa được một số bệnh cổ truyền dân
gian nữa.
2.6.4 Thưởng rượu trong văn hoá rượu của Trung Quốc
Cách uống rượu của người Trung Quốc cũng khác đặc biệt. Khi rót rượu,
chủ nhà sẽ rót tràn ly để thể hiện lòng hiếu khách và tôn trọng khách. Khi
uống sẽ mời theo địa vị từ cao xuống thấp. Người nào địa vị thấp hơn sẽ hạ ly
thấp hơn người địa vị cao. Câu chúc cửa miệng khi mời rượu nhau sẽ là “Chúc
ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi
thiểu – uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”.
Khi uống rượu sẽ nhấp 1 hơi cạn ly, nếu như không thể cạn được ly thì sẽ
nhờ người khác giúp mình uống cạn. Đây là hành động giữ thể diện. Tửu
lượng không tốt sẽ phải báo trước để mọi người lượng thứ. Vì nếu như đến
lượt uống mà không uống thì đây sẽ là hành động thiếu tôn trọng người mời.
Có thể nói rằng cách uống rượu này đã trở thành 1 quy luật mà bất kì người
Trung Quốc nào cũng biết đến và vận dụng. Đây là cách thể hiện văn hóa
Trung Hoa bao đời nay.
Không biết từ bao giờ mà rượu lại là nét văn hóa đặc trưng, giữ vị trí quan
trọng trong bản sắc người Trung
Hoa. Đây như một nét đẹp tinh
thần được gìn giữ bao đời nay.

30
Hình 31: Văn hóa tửu của người Trung Hoa

2.7 ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM THỰC TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM
Ảnh hưởng lớn nhất của ẩm thực Trung Quốc đến Việt Nam là dựa trên lý
luận học thuyết âm dương. Trước hết, thưởng thức món ăn một cách toàn diện
không chỉ ăn bằng miệng mà còn qua khứu giác – mùi thơm, thị giác – món ăn
bày biện hấp dẫn, và thính giác – nghe tiếng lèo xèo của thức ăn trong khi chế
biến. Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Trung Quốc, ta thấy rõ rằng học thuyết âm
dương có liên quan chặt chẽ đến cách phối hợp gia vị, và học thuyết này ảnh
hưởng rất lớn đến Việt Nam. Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn
thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt ta thường chọn
mặn với ngọt làm nước mắm, để kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng,
cùng với đó, pha một chút đường. Trong trường hợp mà ăn ngọt quá như chè,
ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương
tương xứng.

Hình 32: Ẩm thực Trung Quốc cũng ảnh hưởng phần nào đến ẩm thực Việt Nam

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ thời kỳ chiến tranh Trung thuộc, ẩm thực
của Việt Nam có nhiều phần giống với cách chế biến món ăn của Trung Quốc.
Về phần này, nửa đất nước ta phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc.
Cụ thể chính là cách nêm nếm gia vị các món ăn thêm phần ngọt và cay nồng
hơn. Dần dà, dù cách nêm này đã điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị người

31
Việt, song không thể phủ nhận rằng món ăn Trung Hoa đã phần nào giúp làm
giàu thêm văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Trung Hoa quả là đất nước có nền ẩm thực phong phú phải không nào? Để
phục vụ những thực khách yêu mến hương vị ẩm thực Trung Hoa, nhiều nhà
hàng món ăn Trung Quốc đã dần dần có mặt tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG Ở
VIỆT NAM
Hiện nay chắc những món ăn như: Phá lấu, há cảo, cơm chiên Dương Châu,
Vịt quay Bắc Kinh, ... không còn là cái tên quá xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên
đây đều là những món ăn gốc Hoa, hương vị thơm ngon thu hút nhiều người
quan tâm. Có thể thấy rằng, ẩm thực Việt Nam vốn dĩ đã đa dạng với các món
ăn nức tiếng từ nhiều vùng miền khác nhau. Trong nền ẩm thực phong phú đó
còn có sự góp mặt của nhiều món ăn độc đáo đến từ các quốc gia trên thế giới,
bao gồm cả ẩm thực gốc Hoa. Du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, những món ăn
gốc hoa được lòng nhiều thực khách và mang đến thêm sự thú vị cho nền ẩm
thực của Việt Nam. Trong đó há cảo là một trong những món ăn gốc Hoa đã
có từ rất lâu đời, nhưng khi du nhập vào Việt Nam rất “được lòng” người dân.
Những năm gần đây, tại Việt Nam mô hình kinh doanh há cảo vẫn chưa bao
giờ hết “hot”. Đặc biệt, giá bán há cảo không cao và món ăn này được nhiều
người yêu thích nên kinh doanh rất đắt hàng, dễ dàng thu về lợi nhuận hấp
dẫn.
3.1 GIỚI THIỆU

32
Há cảo là một trong những món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung
Quốc. Món ăn này được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng, dimsum.
Tên gọi "Há cảo" trong tiếng Quảng Đông phát âm rất gần với phát âm
của từ Há cảo tiếng Việt. Há cảo dễ chế biến và không gây nặng bụng, nó còn
là món ăn lý tưởng để làm mồi nhậu. Với lớp vỏ trong mờ lấp ló nhân tôm thịt
hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm cuốn hút, khiến
thực khách cảm thấy hấp dẫn.

Hình 33: Há cảo

3.1.1 Nguồn gốc há cảo


Há cảo là món ăn truyền thống của người Trung Quốc và nó là sự kết hợp
hài hòa giữa vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh thường được làm từ bột mì, bột
há cảo, bột năng, còn nhân bánh thì khá đa dạng, làm từ các nguyên liệu như
thịt, tôm, các loại rau, củ quả… Người Trung Quốc rất thích há cảo hấp, ngoài
ra còn món há cảo chiên. Tương truyền rằng, há cảo ra đời ở Triều Châu. Ban
đầu, nó được biết đến là một loại bánh bao với lớp vỏ dai mềm, màu trắng
trong hơi đục bọc bên ngoài bao lấy nhân tôm hồng nhạt, trộn lẫn với màu
xanh của hành lá. Sau đó người ta mới đưa ra cái tên há cảo riêng biệt dành
cho nó.
3.1.2 Ý nghĩa của há cảo
Ở Trung Quốc, há cảo không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang
nhiều ý nghĩa sâu xa. Người Trung Quốc thường ăn món ăn này vào những
ngày Tết vì nó là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và đoàn tụ của gia
đình, nhắc nhở những người con xa xứ trở về với quê hương. Nguyên liệu
chính để chế biến há cảo là sự kết hợp của hai loại gạo thường thấy là gạo
trắng và gạo nếp. Người Trung Quốc tin rằng, hai loại gạo này sẽ mang lại
nhiều điều may mắn trong cuộc sống, làm ăn thì thuận lợi và gia đình thì hạnh
phúc.
3.2 CÁCH CHẾ BIẾN HÁ CẢO

33
Làm vỏ Trộn Gói há Hấp há Thành
bánh nhân cảo cảo phẩm
3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
3.3.1 Thị hiếu khách hàng
Giới trẻ luôn là đối tượng nắm bắt các phong trào, những xu hướng hot một
cách nhanh chóng và phổ biến những xu hướng này đến với đông đảo các tầng
lớp khác nhau, những vùng miền khác nhau không chỉ ở các thành phố lớn.
Ngoài giới trẻ những người công nhân, người lớn tuổi hay bất kì ai cũng có thể
thưởng thức món há cảo này, nó thu hút người tiêu dùng bởi hương thơm và
những làn khói nghi ngút khi bánh vừa chín, màu sắc tươi mới, hương vị đậm
đà có thể chấm cùng sốt hoặc ăn không.
Có thêm xem nó như món ăn sáng vì sự nóng hổi của nó khiến người tiêu
dùng không thể cưỡng lại được và nó cũng có thể ăn như những món ăn chơi
khi ngồi ghế đá công viên cùng nhau tán dốc của những bạn sinh viên sau một
ngày học tập mệt mỏi.

Hình 34: Há cảo đa màu sắc


Để hiểu rõ hơn về thị hiếu khách hàng,
nhóm chúng em đã tạo ra một cuộc khảo sát để tham khảo ý kiến người tiêu
dùng và tổng hợp được số liệu như sau:
Câu hỏi số 1: Bạn có biết đến ẩm thực Trung Quốc không?
- Tổng số câu trả lời là 24 câu
Trong đó: + Có 23 câu trả lời là có
+ 1 câu trả lời là không

34
Câu hỏi số 2: Bạn có biết đến món há cảo không?
- Trong tổng số 24 câu trả lời: tất cả đều trả lời là biết đến món há cảo

Câu hỏi số 3: Bạn nghĩ món há cảo có phù hợp với khẩu vị người Việt
Nam không?
- Tổng số câu trả lời là 24 câu
Trong đó: + Có 22 câu trả lời là có
+ 2 câu trả lời khác

Câu hỏi số 4: Nếu được thử món há cảo bạn có muốn được thưởng thức
thử?

35
- 24 câu trả lời đều muốn thử món há cảo

3.3.2 Lợi nhuận từ việc kinh doanh


Chính vì độ hot của món há cảo được nhiều tầng lớp hưởng ứng nên nó là
cái tên mà được nhiều người lựa chọn để kinh doanh. Nguyên liệu để làm há
cảo thì lại rất dễ tìm và giá thành không quá cao để bỏ vốn ra kinh doanh. Dù
ở hình thức nào thì các địa điểm kinh doanh há cảo, dimsum đều rất nhộn
nhịp, tấp nập. Chính vì vậy, kinh doanh há cảo nhận được sự quan tâm của rất
nhiều người, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp. Do đó, nếu bạn mở một quán
dimsum ngay tại quê nhà và sở hữu được các bí quyết kinh doanh thì bạn có
thể trở thành người tiên phong, tạo ra sự khác biệt và thu hút được nhiều khách
hàng. Dù bạn lựa chọn kinh doanh há cảo, dimsum theo bất cứ hình thức nào
hay quy mô lớn, nhỏ ra sao thì bạn cũng sẽ thu về mức lợi nhuận hấp dẫn. Cụ
thể, trung bình, một xe há cảo vỉa hè mỗi buổi tối có thể bán được khoảng 50
phần, mỗi phần 12 – 20 viên, tức là trong 1 buổi tối có thể bán được từ 600 –
1000 viên, lợi nhuận thu về liền ngay mỗi buổi tối ít nhất cũng khoảng 1 triệu
đồng. Đó chỉ là một ví dụ để bạn đọc hình dung. Thực tế thì lợi nhuận sẽ cao
hơn, nhất là vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ, Tết.

h 35: Xe bán lưu động Hình 36: Nhà hàng Baoz Dimsum
3.3.3 Nhận xét về tiềm
năng áp dụng ở Việt Nam

36
- Một món ăn có thể áp dụng kinh doanh ở Việt Nam. Tạo việc làm và thu
nhập cho giới trẻ muốn thử sức kinh doanh về lĩnh vực ẩm thực.
- Vốn đầu tư ít, nhưng lợi nhuận cao và cơ hội thành công không quá khó.
- Một món ăn dễ chế biến, hợp khẩu vị, phù hợp với người tiêu dùng Việt
Nam.
3.4 LIÊN HỆ VIỆT NAM
Cho đến nay, người dân Việt đã quen với món há cảo được chế biến theo
cách Việt và hoàn toàn mang khẩu vị của người Việt Nam. Với người dân
Trung Quốc, há cảo là một món ăn truyền thống và quen thuộc rất được ưa
chuộng theo cách chế biến của há cảo ở Trung Quốc. Há cảo cấu tạo gồm hai
phần là vỏ bánh và nhân thịt. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột há cảo, bột
năng, nhân bánh thì có thể đa dạng gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả, nguyên
liệu làm gồm nước để luộc, dầu mỡ, hành, mắm, muối... há cảo thông dụng là
món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên.
Còn ở Việt Nam, cũng là nhân thịt lợn băm, cũng được bọc trong miếng bột
mỏng, hình tròn cán mỏng, nhưng trong nhân sủi cảo không có lá hẹ mà thay
vào đó là hạt tiêu, nước mắm và tôm tươi băm nhuyễn. Viên há cảo được làm
lại đơn giản chừng bằng quả táo nhỏ rồi được hấp chín.
Ngày nay, để thích ứng với sự thay đổi về khẩu vị của người dân, các nhà
hàng còn chế biến thêm cho há cảo một cách thưởng thức nữa — đó là há cảo
rán. Há cảo rán với vẻ bề ngoài vàng óng ánh khi cắn vào sẽ nghe một tiếng
giòn tan thật vui miệng.
Từ ý thích của một số khách hàng, trong bát há cảo, bên cạnh những viên
há cảo truyền thống đã xuất hiện thêm viên há cảo rán tự lúc nào, chắc cũng
không ai cần nhớ nữa. Người ta chỉ nhớ rằng há cảo là món ăn bổ dưỡng có
thể ăn sáng, ăn trưa, ăn tối hay bất kỳ lúc nào nhớ đến nó.

Hình 37: Há cảo rán

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dân số Trung Quốc mới nhất (2021). Truy cập từ https://danso.org/trung-
quoc/
Lịch sử Trung Quốc (k.n). Truy cập từ
https://bienniensu.com/lich_su_trung_quoc/
Văn hóa Trung Quốc (k.n). Truy cập từ https://vi.wikipedia.org/wiki/V
%C4%83n_h%C3%B3a_Trung_Qu%E1%BB%91c

Tôn giáo tại Trung Quốc (k.n). Truy cập từ


https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA
%A1i_Trung_Qu%E1%BB%91c

Ẩm thực truyền thống Trung Hoa (k.n). Truy cập từ


https://anhdaotamduong.wordpress.com

Đặc trưng của ẩm thực Trung Quốc (k.n). Truy cập từ


https://daynauan.vn/tin-tuc/dac-trung-cua-am-thuc-trung-quoc.

8 trường phái ẩm thực Trung Hoa - Tinh túy ngàn năm còn mãi với thời gian
(Ngày 7 tháng 9, 2018). Truy cập từ

38
http://www.amthuc365.vn/t26202c326/tin-am-thuc/2018/09/8-truong-
phai-am-thuc-trung-hoa-tinh-tuy-ngan-nam-con-mai-voi-thoi-gian.html
Lưu Khâm Hưng (Ngày 2 tháng 2, 2020). Đặc sắc ẩm thực Giang Tô. Truy
cập từ http://luukhamhung.blogspot.com/2020/02/ac-sac-am-thuc-giang-
to.html

Văn hóa ẩm thực Tứ Xuyên Trung Quốc (Ngày 16 tháng 9, 2020). Truy cập từ
https://tuhoctiengtrung.vn/van-hoa-thuc-tu-xuyen-trung-quoc/

Khám phá 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Hoa (k.n). Truy cập từ
https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/kham-pha-8-truong-
phai-lon-cua-am-thuc-trung-hoa.html
Lê Thị Thùy Linh (Ngày 26 tháng 5, 2021). 14 món ăn đặc sản Trung Quốc
nổi tiếng dễ làm thơm ngon khó cưỡng. Truy cập từ
https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/14-mon-an-dac-san-trung-quoc-
noi-tieng-de-lam-thom-ngon-kho-10286
Beth Huỳnh (Ngày 9 tháng 11, 2017). Cách làm Vịt quay Bắc Kinh ngọt thịt,
giòn da. Truy cập từ
https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/vit-quay-bac-kinh
Trúc Nguyễn (Ngày 11 tháng 3, 2020). Cách làm kẹo hồ lô trái cây ngào
đường thơm ngon của Trung Quốc. Truy cập từ https://webnauan.vn/cach-
lam-keo-ho-lo.html
Trà và văn hóa uống trà của người Trung Quốc (Ngày 22 tháng 4, 2016).
Truy cập từ https://www.abay.vn/tin-tuc/tra-va-van-hoa-uong-tra-cua-
nguoi-trung-quoc.aspx
Đỗ Lượng (Ngày 6 tháng 4, năm 2021). Văn hóa rượu – Nét đặc sắc của văn
hóa Trung Quốc. Truy cập từ https://spk.vn/van-hoa-ruou-net-dac-sac-
cua-van-hoa-trung-quoc/
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Trung Quốc – Bất ngờ với sự phong phú và nét
đặc trưng riêng (Ngày 25 tháng 11, 2020). Truy cập từ
https://anbvietnam.vn/tin-tuc-trung-quoc/nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-
trung-quoc.html
TDTDUC (Ngày 15 tháng 4, 2020). Bí quyết kinh doanh há cảo thu lời khủng.
Truy cập từ
https://vinairato.com/bi-quyet-kinh-doanh-ha-cao-thu-loi khung/

39
THP (Ngày 29 tháng 6, năm 2020). Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của món
há cảo Trung Quốc. Truy cập từ https://travelmag.vn/kham-pha-nguon-
goc-va-y-nghia-cua-mon-ha-cao-trung-quoc-d13450.html
Như Quỳnh (k.n). Cách làm há cảo hấp, chiên đúng chuẩn Trung Quốc. Truy
cập từ
https://toihoctiengtrung.com/ha-cao
Giới thiệu phân vùng tự nhiên và đơn vị hành chính của CHND Trung Hoa
(k.n). Truy cập từ
www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr0512061525
31/ns060928063646/newsitem_print_preview#:~:text=Lãnh thổ Trung
Quốc nằm,Afghanistan%2C Pakistan%2C Ấn Độ%2C

40
41

You might also like