You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

Câu 1: Tìm luận điểm đúng:


A. Âm là sự chấn động của không khí bắt nguồn từ sự rung động của một vật
thể
B. Âm truyền đi trong không khí và trong môi trường chân không.
C. Sóng âm truyền đi trong không khí với vận tốc khoảng 500m/giây.
D. Hầu hết nguyên âm được cấu tạo bằng tiếng động.
CÂU 2: Đơn vị ngữ âm đoạn tính là:
A. Đơn vị ngữ âm đi kèm theo trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu.
B. Đơn vị được tạo ra bằng nhiều nhân tố như là cao độ, cường độ, trường độ...
C. Đơn vị ngữ âm được hình thành bằng cách phân đoạn chuỗi lời nói.
D. Đơn vị ngữ âm được hình thành không phải bằng cách phân đoạn chuỗi lời nói.
Câu 3: Tìm luận điểm đúng:
A. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên lớn nhất.
B. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất.
C. Âm tiết là đơn vị không có khả năng mang ngôn điệu.
D. Tiếng Việt không có âm tiết.
Câu 4: Xét về phương diện cấu âm, âm tiết
A. Được tạo ra bằng một luồng hơi.
B. Tương ứng với sự căng lên rồi chùng xuống của cơ bắp trong bộ máy cấu âm.
C. Gồm những âm tập hợp xung quanh một âm có độ vang nhỏ nhất.
D. Gồm những âm tập hợp xung quanh một âm có độ vang lớn nhất.
Câu 5: Tìm âm tạo đỉnh của âm tiết "không":
A. [χ]
B. [ŋ]
C. [o]
D. [χ] và [ŋ]
Câu 6: Những người bình thường phân định ranh giới âm tiết dựa vào
A. Lí thuyết độ vang của Otto Jesperson
B. Lí thuyết độ căng cơ
C. Tập quán phát âm và cách cắt âm tiết của người bản ngữ trong từng ngôn
ngữ
D. Tùy thuộc vào số lượng luồng hơi
Câu 7: Tìm âm tiết mở:
A. Mập
B. Mạp
C. Xinh
D. Quá
Câu 8: Tìm luận điểm đúng:
A. Nguyên âm chủ yếu được cấu tạo bằng tiếng thanh; phụ âm chủ yếu được cấu
tạo bằng tiếng động.
B. Khi phát ra nguyên âm, luồng hơi ra tự do; khi phát ra phụ âm, luồng hơi cũng ra
tự do.
C. Khi phát ra nguyên âm, luồng hơi ra mạnh; khi phát ra phụ âm, luồng hơi ra yếu.
D. Khi phát ra nguyên âm, có điểm cấu âm rõ rệt.
Câu 9: Tìm luận điểm đúng:
A. Nguyên âm đôi là 2 nguyên âm đi liên tiếp nhau, có chức năng của một âm vị.
B. Nguyên âm đôi là một nguyên âm nằm cạnh một nguyên âm khác.
C. Nguyên âm đôi là hai hoặc ba nguyên âm đi liên tiếp nhau.
D. Trong tiếng Việt không có nguyên âm đôi.
Câu 10: Phương thức tắc là:
A. Cách cản trở luồng hơi ở miệng, sau đó cho thoát ra ngoài.
B. Cách cho luồng hơi thoát qua khe hở hẹp.
C. Cách cản trở luồng hơi và sau đó cho nó thoát qua khe hở hẹp.
D. Cách chặn luồng hơi nhiều lần liên tiếp ở vị trí nào đó.
Câu 11: Tìm tiêu chí phân loại nguyên âm:
A. Phương thức phát âm.
B. Chiều hướng của lưỡi.
C. Tỉ lệ tiếng thanh so với tiếng động
D. Điểm cấu âm
Câu 12: Tìm đặc trưng ngữ âm của phụ âm:
A. Môi.
B. Tròn môi.
C. Hẹp.
D. Dòng sau.
Câu 13: Thanh điệu đi kèm theo đơn vị ngữ âm đoạn tính nào?
A. Âm tiết
B. Âm tố
C. Từ
D. Âm cú
Câu 14: Chức năng của thanh điệu là:
A. Thay đổi âm sắc của âm tiết
B. Cấu tạo và phân biệt các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa
C. Tạo nhạc tính cho lời nói
D. Cả B và C
Câu 15: Ngữ điệu là:
A. Sự biến đổi cao độ của giọng nói trong âm tiết
B. Sự biến đổi cao độ giọng nói trong từ
C. Sự biến đổi cao độ giọng nói trong âm ngữ đoạn hoặc trong câu
D. Sự biến đổi cao độ giọng nói trong âm tiết, từ và câu
Câu 16: Chức năng của ngữ điệu là:
A. Thể hiện nghĩa của câu/ phát ngôn trong giao tiếp
B. Thể hiện nghĩa ngữ pháp của câU
C. Thể hiện thái độ, cảm xúc, sự đánh giá của con người
D. Cả A, B và C
Câu 17: Đặc trưng "bật hơi" của [t'] trong "thi" là:
A. Một nét rườm (nét dư)
B. Một nét khu biệt
C. Một đặc trưng cấu âm
D. Một đặc trưng ngữ âm được tạo ra bằng cấu âm phụ
Câu 18: Âm tố có:
A. Một tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời
B. Những đặc trưng ngữ âm cá nhân
C. Những đặc trưng ngữ âm bối cảnh
D. Cả A, B và C
Câu 19: Âm vị:
A. Nằm trong âm tố
B. Là đơn vị có thể nghe thấy được trong lời nói
C. Là đơn vị ngôn ngữ, có tính khái quát, trừu tượng
D. Cả A và C
Câu 20: Có bao nhiêu âm vị đoạn tính trong phát ngôn "Con cò đi ăn đêm."?
A. 5 âm vị
B. 8 âm vị
C. 12 âm vị
D. 14 âm vị
Câu 21: Trong tổ hợp "trước ga" có hiện tượng:
A. Đồng hóa xuôi
B. Đồng hóa ngược
C. Đồng hóa xuôi, đồng hóa bộ phận
D. Đồng hóa xuôi, đồng hóa toàn bộ
Câu 22: Tìm hiện tượng đồng hóa:
A. ngoan ngoan → ngoan ngoãn
B. rắc rắc → răng rắc
C. đại bằng → đại bàng (EM NGHĨ LÀ NÀY VÌ THEO ĐỊNH NGHĨA ĐỒNG HÓA
THÌ KO XẢY RA TRONG TỪ LÁY)
D. nhỏ nhỏ → nho nhỏ
Câu 23: Tìm hiện tượng biến âm văn hóa:
A. nghỉ một tí → nghỉ-m- tí
B. xe đạp → xế điếc
C. cha ơi → chao ơi
D. thiếp thiếp → thiêm thiếp
Câu 24: Tìm số lượng con chữ và âm tố trong âm tiết "nhưng"
A. 3 con chữ, 3 âm tố
B. 5 con chữ, 3 âm tố
C. 5 con chữ, 2 âm tố
D. 5 con chữ, 5 âm tố
Câu 25: Hiện tượng biến âm nào xảy ra do quy luật tiết kiệm trong ngữ lưu:
A. Đồng hóa
B. Dị hóa
C. Thêm âm
D. Bớt âm
Câu 26: Nghĩa của từ tồn tại:
A. Trong từ, tức là trong hệ thống ngôn ngữ
B. Trong hiện thực, vì nghĩa của từ chỉ ra sự vật
C. Trong tư duy vì nghĩa của từ phản ánh khái niệm và biểu tượng
D. Cả A, B và C.
Câu 27: Chỉ ra từ vừa có nghĩa từ vựng và có nghĩa ngữ pháp:
A. Từ "anh" trong "Anh là sinh viên.". (em nghĩ là đáp án này, vì từ “Anh” có nghĩa
từ vựng và là chủ ngữ trong câu)
B. Từ "và" trong "Tôi và các bạn đi dã ngoại".
C. Từ "của" trong "Áo của Mai còn mới"
D. Từ "vì" trong "Nó bỏ học vì yêu".
Câu 28: Phạm vi biểu vật của từ là:
A. Sự vật nói chung
B. Một hoặc một số sự vật xác định trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định
C. Toàn bộ cá thể đối tượng do từ gọi tên
D. Các khái niệm nói chung
Câu 29: Nghĩa biểu vật của từ trong các ngôn ngữ:
A. Tương đương nhau vì hiện thực đời sống là chung trên toàn thế giới
B. Tương đương nhau nên có thể phiên dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia
C. Không tương đương nhau do sự chia cắt thực tế khách quan trong các ngôn
ngữ là khác nhau
D. Không tương đương nhau vì mỗi dân tộc có những tập quán, phong tục, nền văn
hóa riêng
Câu 30: Nghĩa biểu vật có tính khái quát vì:
A. Nghĩa biểu vật có thể biểu thị từng đối tượng riêng lẻ
B. Nghĩa biểu vật biểu thị từng loạt đối tượng
C. Nghĩa biểu vật biểu hiện những đặc điểm cá thể, cụ thể của đối tượng
D. B và C đều đúng
Câu 31: Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu):
A. Là liên hệ giữa từ với đối tượng
B. Là liên hệ giữa từ với khái niệm và biểu tượNg
C. Phản ánh những hiểu biết chung nhất, phổ biến nhất về đối tượng mà từ gọi tên
D. B và C đều đúng
Câu 32: Nét nghĩa (seme)
A. Là yếu tố ngữ nghĩa chung cho nhiều từ hoặc riêng của một từ
B. Là một nghĩa trong từ nhiều nghĩa
C. Là nghĩa của hư từ
D. Là yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ đồng âm
Câu 33: Nghĩa biểu thái:
A. Là liên hệ giữa từ với các thành phần nghĩa khác
B. Biểu thị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá của con người với đối tượng mà từ gọi
tên
C. Là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng
D. Là thành phần nghĩa hiện diện trong tất cả các từ của ngôn ngữ
Câu 34: Tìm luận điểm đúng:
A. Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
B. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có quan hệ ngữ nghĩa.
C. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa được sắp xếp theo một tổ chức nhất định.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 35: Tìm luận điểm đúng:
A. Trường nghĩa là tập hợp từ đồng nhất về nghĩa từ vựng.
B. Mức độ đồng nhất về ngữ nghĩa của các từ trong trường nghĩa là như nhau.
C. Trong trường nghĩa có thể có các từ đồng âm và đồng nghĩa.
D. Trong trường nghĩa chỉ có từ đơn nghĩa.
Câu 36: Chỉ ra loạt từ đồng nghĩa khác nhau về nét nghĩa mức độ:
A. Cho, biếu, tặng, thí
B. Ăn, xơi, chén, ngốn
C. Xóa, gạch, gạc, tẩy
D. Lều, nhà, biệt thự, lâu đài
Câu 37: Tìm luận điểm đúng:
A. Các từ đồng nghĩa chỉ đồng nhất ở một nét nghĩa.
B. Các từ trái nghĩa biểu thị những đối tượng đối lập và khác loại.
C. Các từ trái nghĩa phải giống nhau ở tất cả các nét nghĩa, trừ nét nghĩa đối lập.
D. Các từ trái nghĩa, đồng nghĩa và đồng âm có thể nằm trong một trường nghĩa.
Câu 38: Tìm từ nhiều nghĩa trong các từ đồng âm:
A. Son (con trai) - sun (mặt trời)
B. Lap (vòng chạy) - lap (tà áo)
C. Hand (tay) - hand (người làm) (em nghĩ là cái này vì theo định nghĩa nhiều nghĩa
thì các nghĩa phải có mối quan hệ với nhau. Chỉ có tay và ng làm là thỏa điều
kiện.)
D. Ba (cha) - ba (số ba)
Câu 39: Tìm luận điểm đúng:
A. Các từ đồng âm có quan hệ ngữ nghĩa.
B. Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có thể có một nét nghĩa chung.
C. Giữa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa có sự chuyển nghĩa.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 40: Tìm từ bị biến mất do sự biến đổi ngữ âm:
A. Tle (tre)
B. Áy (héo)
C. Khôn (khó, không thể)
D. Slay (kill)
Câu 41: Tìm từ bị biến mất do sự kiêng kị tên gọi:
A. Tri huyện
B. Liên Xô
C. Án sát
D. Cá ông
Câu 42: Từ cổ:
A. Là từ không được sử dụng nữa do đối tượng được từ gọi tên bị mất đi
B. Là từ hiện nay không được sử dụng nữa do đã có từ đồng nghĩa thay thế
C. Là từ ít được sử dụng do sự rút gọn từ
D. Là từ không được sử dụng do nghĩa của nó khó hiểu
Câu 43: Chỉ ra từ tiếng Việt gốc Pháp:
A. Câu lạc bộ (HÁN)
B. Xăng
C. Mít tinh (ANH)
D. Ten nít (ANH)
Câu 44: Quá trình đồng hóa từ vay mượn của ngôn ngữ chủ thể
A. Chỉ diễn ra trên phương diện ngữ âm
B. Diễn ra trên cả phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa
C. Diễn ra ở cả 3 phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp
D. Không diễn ra trên phương diện ngữ pháp
Câu 45: Tìm từ sao phỏng cấu tạo từ:
A. Chắn bùn
B. Gam
C. Rada
D. Acqui

You might also like