You are on page 1of 7

ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA CUỐI KÌ

LỚP 10 – CƠ BẢN (dành cho đội tuyển)


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm – 28 câu)
Phần 1. Bản đồ.
Câu 1. Trên bản đồ khí hậu, các đối tượng địa lí như gió, dòng biển, … thường được biểu
hiện bằng phương pháp nào sau đây?
A. Kí hiệu.
B. Chấm điểm.
C. Đường chuyển động.
D. Bản đồ - biểu đồ.
Câu 2. Phương pháp chấm điểm thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí có
đặc điểm
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
B. phân bố tập trung theo điểm.
C. phân bố theo tuyến.
D. phân bố ở phạm vi rộng.
Phần 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất
Câu 3. Tại vĩ độ nào sau đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh diễn ra vào 2 ngày là
21/3 và 23/9?
A. 00.
B. 23027’ B.
C. 23027’ N.
D. 66033’ B.
Câu 4. Một trận bóng đá diễn ra lúc 19h00 ngày 6/1/2021 tại Tây Ban Nha (múi giờ +1);
tại Việt Nam trận bóng đá đó sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc mấy giờ, ngày, tháng
năm nào? (Biết Việt Nam ở múi giờ số 7)
A. 19h ngày 6/1/2021.
B. 1h ngày 6/1/2021.
C. 1h ngày 7/1/2021.
D. 19h ngày 7/1/2021.
Câu 5. Ở bán cầu Nam, mùa nào sau đây có đêm dài hơn ngày?
A. Mùa hạ và mùa xuân.
B. Mùa xuân và mùa thu.
C. Mùa thu và mùa đông.
D. Mùa đông và mùa hạ.
Phần 3. Thạch quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển.
Thạch quyển
Câu 6. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua
A. các vận động kiến tạo.
B. quá trình phong hóa.
C. quá trình bóc mòn.
D. quá trình vận chuyển.
Khí quyển
Câu 7. Khi đi từ Xích đạo về 2 cực, các đới khí hậu thay đổi theo thứ tự nào sau đây?
A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
B. Xích đạo, cận nhiệt, nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực.
C. Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
D. Cận cực, cực, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo.
Câu 8. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ
A. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo.
B. hạ áp ôn đới về cao áp cận cực.
C. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới.
D. cao áp cận cực về hạ áp ôn đới.
Câu 9. Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác động của các nhân tố đến lượng mưa?
A. Áp thấp mưa nhiều, áp cao mưa ít hoặc không mưa.
B. Dòng biển lạnh mưa nhiều, dòng biển nóng ít mưa.
C. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa.
D. Nơi nào có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thì mưa nhiều.
Sinh quyển và thổ nhưỡng quyển
Câu 10. Khoa học Địa lí quan niệm thổ nhưỡng (đất) là
A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với tầng đá gốc.
B. lớp vật chất có ý nghĩa hết sức to lớn đối với ngành trồng trọt.
C. nơi con người tổ chức các hoạt động canh tác nông nghiệp.
D. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
A. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
B. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
C. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống trong một môi trường.
D. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không thể hiện ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật?
A. Những cây ưa sáng thường sống ở nơi đầy đủ ánh sáng.
B. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.
C. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.
D. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.
Phần 4. Các quy luật của lớp vỏ Địa lý
Câu 13. “Ở các khu vực núi cao, vào mùa mưa lũ khi lượng mưa lớn tập trung trong một
thời gian ngắn kết hợp với việc mất lớp phủ thực vật đã dẫn đến hiện tượng sạt lở đất
diễn ra nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về người và của”.
Nhận định trên đã thể hiện mối quan hệ của các quyển nào trong lớp vỏ địa lý?
A. Khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
D. Khí quyển, thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
Câu 14. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần và cảnh quan địa lí
theo
A. độ cao.
B. vĩ độ.
C. kinh độ.
D. địa hình.
Câu 15. Ở lục địa Bắc Mĩ, dọc theo vĩ tuyến 40 0B khi đi từ Đông sang Tây có sự xuất
hiện của các kiểu thảm thực vật khác nhau như: rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo
nguyên, rừng lá kim,… Em hãy cho biết đây là biểu hiện của quy luật nào?
A. Địa ô.
B. Đai cao.
C. Địa đới.
D. Phi địa đới.
Phần 5. Dân số
Câu 16. Nước có quy mô dân số lớn nhất hiện nay ở Đông Nam Á là
A. Philippin.
B. Việt Nam.
C. Inđônêxia.
D. Trung Quốc.
Câu 17. Tỉ suất tử thô ở các nước đang phát triển có xu hướng giảm không phải do
nguyên nhân nào sau đây?
A. Thực hiện tốt chính sách dân số.
B. Kinh tế ngày càng phát triển.
C. Trình độ dân trí ngày càng cao.
D. Tồn tại một số phong tục lạc hậu.
Câu 18. Cơ cấu dân số theo giới ở các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây?
A. Không có sự biến động theo thời gian.
B. Giống nhau ở tất cả các quốc gia.
C. Số dân nữ nhiều hơn số dân nam.
D. Số dân nam nhiều hơn số dân nữ.
Câu 19. Chị A năm nay 23 tuổi và đã tốt nghiệp Đại học, tuy chị chưa có việc làm nhưng
đang tích cực tìm kiếm việc làm. Vậy chị A thuộc nhóm
A. dân số hoạt động kinh tế.
B. dân số không hoạt động kinh tế.
C. tuổi lệ thuộc.
D. tuổi ngoài tuổi lao động.
Câu 20. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là một tiêu chí đánh giá
A. chất lượng cuộc sống.
B. năng suất lao động.
C. thu nhập bình quân.
D. gia tăng dân số.
Câu 21. Vào năm 2020, diện tích của Việt Nam là 331.212 km2 và dân số 97.582.000
người. Vậy mật độ dân số nước ta vào năm 2020 là
A. 295 người/km2.
B. 244 người/km2.
C. 376 người/km2.
D. 393 người/km2.
Câu 22. Nguyên nhân quyết định đến sự phân bố dân cư là
A. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế.
B. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và điều kiện tự nhiên.
D. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và chuyển cư của dân số.
Câu 23. Phát biểu nào không đúng với biểu hiện của quá trình đô thị hóa?
A. Gắn liền với sự phát triển nông nghiệp.
B. Số lượng và quy mô đô thị tăng nhanh.
C. Sự tập trung dân cư vào các thành phố.
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây thể hiện ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến
phát triển kinh tế - xã hội?
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên quá nhanh.
C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp ở thành thị.
D. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phần 6. Rèn luyện kĩ năng
Câu 25. Cho biểu đồ:
Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở Việt Nam

Năm 2000 Năm 2019

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Nhận xét nào không đúng về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở
Việt Nam năm 2000 và năm 2019?
A. Lao động trong độ tuổi 15 - 24 chiếm tỉ trọng lớn nhất.
B. Tỉ trọng lao động trong độ tuổi từ 15 - 24 và 25 - 49 giảm.
C. Giai đoạn 2000 – 2019, tỉ trọng lao động trên 50 tuổi tăng 14%.
D. Lao động trong độ tuổi 25 - 49 chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Câu 26. Cho bảng số liệu:
Quy mô dân số theo từng nhóm tuổi của Pháp vào năm 2017
(Đơn vị: người)
Độ tuổi 0 – 14 tuổi 15 – 64 tuổi Từ 64 tuổi trở lên
Pháp 12.018.357 41.956.620 10.862.297
Nguồn: https://danso.org
Nhận định nào sau đây là chính xác nhất khi nói về cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước
Pháp vào năm 2017?
A. Nước Pháp có cơ cấu dân số già.
B. Nước Pháp có cơ cấu dân số trẻ.
C. Dân số nước Pháp đang bị già hóa.
D. Dân số nước Pháp đang dần trẻ hóa.
Câu 27. Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1990 – 2020
Đơn vị: tỉ người
Năm 1990 2000 2010 2020
Thành thị 2,27 2,85 3,35 4,35
Nông thôn 3,01 3,26 3,57 3,4
Nguồn: https://ourworldindata.org
Tỉ lệ dân thành thị của thế giới các năm 2000 và 2020 lần lượt là
A. 42,88%, 48,41%.
B. 46,64%, 56,13%.
C. 57,01%, 51,59%.
D. 53,36%, 43,87%.
Câu 28. Cho bảng số liệu:
Dân số các châu lục trên thế giới năm 2020
Đơn vị: triệu người
Châu
Châu
Châu Á Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ Đại
lục
Dương
Dân số 4.641,1 1.340,6 747,636 1.022,8 43,1
Nguồn: worldometers
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện dân số của các châu lục trên thế giới năm
2020?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1.
a. Vì sao ở các nhóm nước phát triển dân số đang có xu hướng già?
b. Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, năm 2015 và năm 2019
Đơn vị: %
Năm 2015 2019
Châu Á 60,7 59,5
Châu Phi 16,4 16,8
Châu Âu 10,1 9,6
Các châu lục khác 12,8 14,1
Thế giới 100,0 100,0
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2019, NXB Thống kê, 2020)
a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng phân bố dân cư theo châu lục của thế giới năm 2015
và 2019.
b, Nhận xét về tỉ trọng phân bố dân cư theo châu lục năm 2015 và 2019.

You might also like