You are on page 1of 6

Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong thành phần của tế bào sống, không tan

trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực (xăng, dầu, benzene…).

Về bản chất lipit là những este phức tạp và được chia làm 4 nhóm như sau:

● Chất béo
● Sáp
● Steroit
● Photpholipit

(Lưu ý : Đừng đồng nhất chất béo với lipit vì lipit không phải chỉ có chất béo ,chất béo chỉ là
một trong các dạng của lipit.)

Axit béo
-Khái niệm: Axit béo là những axit monocacboxylic có mạch cacbon dài và không phân
nhánh với số cacbon chẵn (từ 12-24).

Axit béo, no

● Axit panmitic: C15H31COOH


● Axit stearic: C17H35COOH

Axit béo, không no

● Axit oleic: C17H33COOH


● Axit linoleic: C17H31COOH

Khái niệm chất béo:


Là Trieste của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C
(Thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit . Đây là hợp chất
quan trọng nhất trong các loại Lipit.

Công thức chất béo có dạng:


Tính chất hóa học của lipit (chất béo)
Chất béo mang đầy đủ tất cả các tính chất của Este.

1. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit:

– Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo

2. Phản ứng xà phòng hóa:

– Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra grixerol và hỗn hợp
muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra
nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng không thuận nghịch.

Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5


Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol
* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol.
Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam.
B. 18,38 gam.
C. 18,24 gam.
D. 17,80 gam.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 0,02 mol
Theo ĐLBTKL:
mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol
= 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92
= 18,8 gam
→ Đáp án: D
3. Phản ứng đốt cháy
Chất béo no có công thức chung: CnH2n – 4O6
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2
* Nhận xét: Dạng bài tập này áp dụng ĐLBT nguyên tố O
6nchất béo + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc)
thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Hướng dẫn
nCO2 = 1,53 mol
nH2O = 1,47 mol
Gọi công thức chung của X là CnH2n – 4O6: x mol
Dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố oxi
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03 mol
Theo ĐLBT nguyên tố Oxi
→ 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO2 = (2.1,53 + 1,47 – 6.0,03)/2 = 2,175
→ VO2 = 2,175.22,4 = 48,72 lit

4. Phản ứng cộng Hidro, cộng dd Br:

Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol triolein tác dụng hết với 0,16 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp các chất
hữu cơ X. X tác dụng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,34.
B. 0,14.
C. 0,04.
D. 0,24.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
→ số mol H2 cần thiết để phản ứng hoàn toàn với chất béo là 0,3 mol
Theo giả thuyết: nH2 + nBr2 = 0,3 mol
→ nBr2 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol
→ Đáp án: B

Bài tập:

1. Chọn đáp án đúng:

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.

B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.

C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.

D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

2. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. xà phòng và glucozơ

B. và glixerol và ancol etylic

C. glucozơ và ancol etylic

D. xà phòng và glixerol.

3. Để biến dầu thực vật thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

A. hiđro hóa.

B. cô cạn ở nhiệt độ cao.

C. xà phòng hóa.

D. ngưng tụ.

4. Trong các công thức sau, công thức nào không phải là công thức của chất béo?

A.(C4H9COO)3C3H5

B.(C17H35COO)3C3H5

C.(C15H31COO)3C3H5

D.(C17H33COO)3C3H5

5. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được

A. glixerol và axit béo.

B. glixerol và muối natri của axit béo.

C. glixerol và axit cacboxylic.

D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic

6. Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH.
Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100kg B. 0,750kg C. 0,736kg D. 6,900kg

7. Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối
lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20%
tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
A. 1,78 kg B. 0,184 kg C. 0,89 kg D. 1,84 kg

8. Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn
được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam
muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2 B. 6,4 C. 4,6 D. 7,5

9. Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và
18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C15H29COO)3C3H5

10. Xà phòng hóa hoàn toàn mg chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được
18,77g muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g
muối. Giá trị của m là

A. 18,36. B. 17,25. C. 17,65. D. 36,58.

11. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol
CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH,
đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40 B. 31,92 C. 35,60 D. 36,72
12. Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Ðể tác dụng hết với 9,852 gam X cần
15 ml dung dịch NaOH 1M (t0) thu duợc dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam
glixerol. Giá trị của m là
A. 10,138. B. 10,084. C. 10,030. D. 10,398.

You might also like