You are on page 1of 29

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG VÀ LUYỆN THI VÀO CHUYÊN HÓA THPT

BÀI 2: CHẤT BÉO


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm Ví dụ: Axit panmitic: C15 H31COOH
* Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không
Axit stearic: C17 H35 COOH
phân nhánh (số nguyên tử C chẵn, khoảng 12 – 24 C).
Axit oleic: C17 H33 COOH
* Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung
là triglixerit hay triaxylglixerol. Axit linoleic: C17H31COOH

Công thức cấu tạo chung: Ví dụ:

R1COO  CH 2 C17 H35COO  CH 2


| |
Tristearin: C17 H35COO  CH
R 2 COO  CH |
| C17 H35COO  CH 2
R 3COO  CH 2

Trong đó, R1 , R 2 , R3 là các gốc hiđrocacbon có thể Viết gọn:  17 33


C H COO 3 C3 H 5

giống hoặc khác nhau. Tripanmitin:  C15 H31COO 3 C3 H5

Triolein:  C17 H33 COO 3 C3 H 5

2. Tính chất vật lí


* Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan
nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, clorofom…
* Ở nhiệt độ thường chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng
hoặc rắn.
Chất béo no: chất rắn
Chất béo không no: thường là chất lỏng. Ví dụ: Tristearin, tripanmitin

3. Tính chất hóa học Ví dụ: Triolein.

* Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:



t , H

(RCOO)3 C3 H 5  3H 2 O   3RCOOH  C H (OH)
 3 5 3

* Phản ứng xà phòng hóa:

(RCOO)3 C3H 5  3NaOH 


t
 3RCOONa  C3H 5 (OH)3 Ví dụ:  C15 H31COO 3 C3 H5  3NaOH
* Phản ứng hiđro hóa (đối với chất béo lỏng):
 3C15 H31COONa  C3 H 5  OH 3
Este không no + H2 → Este no
* Phản ứng oxi hóa: Ví dụ:

Nối đôi C  C ở gốc axit béo không no bị oxi hóa chậm C 17


H33 COO 3 C3 H5  3H2 
Ni, t 

trong không khí thành peoxit, chất này bị phân hủy thành  17 35 3 C3 H5
C H COO

anđehit có mùi khó chịu → Nguyên nhân của hiện tượng Chú ý: Không nên sử dụng dầu mỡ đã để lâu

DP Trang 1
dầu, mỡ để lâu ngày bị hôi. ngày.
4. Ứng dụng
- Là thức ăn quan trọng của con người.
- Nguyên liệu để tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ
thể. Chú ý: Dầu mỡ sau khi rán có thể dùng để tái
- Điều chế xà phòng và glixerol. chế thành nhiên liệu.
- Sản xuất thực phẩm khác: mì sợi, đồ hộp.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Lí thuyết trọng tâm
Kiểu hỏi 1: Khái niệm
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C2H3COO)3C3H5 B. (C17H31COO)3C3H5
C. (C2H5COO)3C3H5 D. (C6H5COO)3C3H5
Hướng dẫn giải
Chất béo là trieste của glixerol (C2H5(OH)3) và axit béo (axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài từ
12C – 24C, không phân nhánh).
→ Hợp chất là chất béo: (C17H31COO)3C3H5
→ Chọn B.
Ví dụ 2: Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. tristearin C. trilinolein D. tripanmitin
Hướng dẫn giải
Tên este tạo nên từ ba gốc axit giống nhau = tri + tên axit tương ứng (thay thế đuôi “ic” thành “in”).
Tên của axit béo tương ứng C17H33COOH là axit oleic.
→ Tên chất béo là triolein
→ Chọn A.
Ví dụ 3: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm
gồm glixerol, axit stearic và axit panmitic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6 B. 8 C. 2 D. 4
Hướng dẫn giải
Khi thủy phân một triglixerit X trong môi trường axit thu được hai axit béo nên este có dạng: 2R  R 

và  R  2R  .

RCOOCH 2 RCOOCH 2 RCOOCH 2 RCOOCH 2


| | | |
RCOOCH ; R COOCH ; RCOOCH ; RCOOCH
| | | |
R COOCH 2 RCOOCH 2 RCOOCH 2 RCOOCH 2
→ Chọn D.

DP Trang 2
Chú ý: Khi thủy phân hoàn toàn chất béo (triglixerit) thu được hai axit béo thì số công thức cấu tạo thỏa
mãn luôn là 4.
Kiểu hỏi 2: Tính chất vật lí
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?
A. CH3COOC2H5 B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C17H35COO)3H3H5 D. (C17H31COO)3C3H5
Hướng dẫn giải
A sai vì là CH3COOC2H5 là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
B, D sai vì (C17H33COO)3C3H5 và (C17H31COO)3C3H5 là chất béo không no nên là chất lỏng ở nhiệt độ
thường.
C đúng vì (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no nên là chất rắn ở nhiệt độ thường
→ Chọn C
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo thuộc loại este
(2) Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước
(3) Khi đun chất béo lỏng với H2 dư có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Hướng dẫn giải
(1) đúng vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo
(2) đúng vì các chất béo không tạo liên kết hiđro với nước và phân tử cồng kềnh nên không tan trong
nước và nhẹ hơn nước
(3) đúng vì chất béo lỏng là chất béo có gốc axit không no, khi tác dụng với hiđro có Ni xúc tác thu được
chất béo có gốc axit no và là chất béo rắn
(4) đúng vì khi trong phân tử có gốc axit không no, chất béo ở trạng thái lỏng
→ Chọn D.
Kiểu hỏi 3: Tính chất hóa học
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A. Là chất lỏng ở điều kiện thường
B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam
C. Thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng
D. Tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra tristearin
Hướng dẫn giải
A đúng vì trong phân tử chức gốc axit không no, nên triolein là chất lỏng ở điều kiện thường
B sai vì triolein là este nên không có phản ứng với Cu(OH)2
C đúng vì triolein là chất béo, khi thủy phân hoàn toàn trong NaOH thu được muối natri của axit béo (xà
phòng)
DP Trang 3
D đúng vì ta có phương trình hóa học:
C17
H33 COO 3 C3 H5  3H 2 
Ni, t 
  C17 H35 COO 3 C3 H 5

Triolein Tristearin
→ Chọn B
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau
(a) Chất béo còn được gọi là triglixerit hay triaxylglixerol
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5
(e) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni
(g) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Hướng dẫn giải
(a), (c), (e) và (g) đúng.
(b) sai vì chất béo chỉ tan nhiều trong dung môi không phân cực
(d) sai vì tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H35COO)3C3H5 và (C17H33COO)3C3H5
→ Chọn C
Kiểu hỏi 4: Ứng dụng
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng
đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất
A. glucozơ và ancol etylic B. xà phòng và ancol etylic
C. glucozơ và glixerol D. xà phòng và glixerol
Hướng dẫn giải
Khi xà phòng hóa chất béo người ta thu được xà phòng và glixerol. Dựa vào tính chất này người ta sản
xuất xà phòng và glixerol từ chất béo.
→ Chọn D.
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?
A. Etanol B. Etylen glicol C. Glixerol D. Metanol
Câu 2: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo?
A. Axit oleic B. Axit acrylic C. Axit stearic D. Axit panmitic
Câu 3: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5 B. (C17H35COO)2C2H4
C. (CH3COO)3C3H5 D. (C2H5COO)2C3H5
Câu 4: Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. tristearin C. trilinolein D. tripanmitin

DP Trang 4
Câu 5: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH dư thu được glixerol và
A. C17H35COONa B. C17H33COONa C. C15H31COONa D. C17H31COONa
Câu 6: Khi thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong môi trường kiềm (NaOH) ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol B. C15H31COONa và glixerol
C. C15H31COOH và glixerol D. C17H35COONa và glixerol
Câu 7: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn?
A. Etyl axetat B. Triolein C. Tristearin D. Trilinolein
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Muốn chuyển chất béo từ thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành đun chất béo với H2 (xúc tác Ni)
B. Tên gọi của chất béo có công thức (C15H31COO)3C3H5 là triolein
C. Chất béo không tan được trong nước
D. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được muối dùng làm xà phòng.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
B. Chất béo lỏng có phản ứng cộng H2
C. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol
D. Chất béo rắn được tạo nên từ các gốc axit béo không no
Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm
gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic, số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6 B. 8 C. 2 D. 4
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi thủy phân chất béo luôn thu được etylen glicol
B. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin
C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm
bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn của triolein
B. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật
C. Trong phân tử trilinolein có 9 liên kết 
D. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo thu được 3 mol glixerol
Câu 13: Cho các chất sau: triolein, tristearin, tripanmitin, vinyl axetat, metyl axetat. Số chất tham gia
phản ứng cộng H2 (Ni, t°) là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 14: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri
stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Dạng 2: Phản ứng thủy phân


Bài toán 1: Xác định lượng chất trong phản ứng

DP Trang 5
Phương pháp giải
Phương trình hóa học dạng tổng quát: Ví dụ: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam
R1COO triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH thu
\ được 0,5 mol glixerol và 459 gam muối khan.
R1COONa
R 2 COO  C3 H 5  3NaOH  R 2 COONa  C3 H 5  OH 3
Tính giá trị của m.
R3 COONa Hướng dẫn giải
/
R3 COO Ta có: m glixerol  0,5.92  46 gam

Nhận xét: n NaOH  3n glixerol  3.0,5  1,5 mol


Phương trình hóa học dạng rút gọn:
 m NaOH  1,5.40  60 gam
 RCOO3 C3H5  3NaOH  3RCOONa  C3H5  OH 3 Bảo toàn khối lượng:
 1 m chaát beùo  m NaOH  m xaø phoøng  m C H  OH 
n chaát beùo  nglixerol  n NaOH
- Nhận xét:  3
3 5 3

n NaOH  n muoái  3n glixerol  3n chaát beùo  m chaát beùo  60  459  46


- Bảo toàn khối lượng:
 m chaát beùo  459  46  60
m chaát beùo  m NaOH  m muoái  m glixerol  445 gam

Chú ý: Công thức của glixerol là C3H5(OH)3 (M = 92)

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng triglixerit cần V ml dung dịch NaOH 1M thu được 9,2 gam
glixerol. Tính giá trị của V.
Hướng dẫn giải
n glixerol  0,1 mol

Xà phòng hóa chất béo: n NaOH  3n C H  OH   3.0,1  0,3 mol


3 3 3

0,3
 VNaOH   0,3 lít  300 ml
1
Ví dụ 2: Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng tristearin trong NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,2
gam glixerol. Tính khối lượng muối thu được.
Hướng dẫn giải
n glixerol  0,1 mol

Xà phòng hóa tristearin: n muoái  3n glixerol  3.0,1  0,3 mol

 m xaø phoøng  mC  0,3.306  91,8 gam


17 H35COONa

Phương trình hóa học:


(C17H35COOC3H5)3 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Ví dụ 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được muối có khối lượng là bao nhiêu gam?
Hướng dẫn giải

DP Trang 6
Ta có: m NaOH  0,06.40  2,4 gam

1
Xà phòng hoàn toàn chất béo: n C H  OH   n NaOH  0,02 mol
3 5 3 3
 m glixerol  0, 02.92  1,84 gam

Bảo toàn khối lượng:


m chaát beùo  m NaOH  m xaø phoøng  m C H  OH 
3 5 3

 17,24  2,4  m xaø phoøng  1,84

 m xaø phoøng  17,8 gam

Bài toán 2: Xác định công thức chất béo


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được
glixerol và 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Tính hân tử khối của X.
Hướng dẫn giải
Theo đề bài: nC  n natri oleat  0,05 mol
17 H33COONa

nC  nnatri stearat  0,1 mol


17 H35COONa

Ta có: X 
NaOH
 C17 H33COONa  2C17 H35COONa  C3H 5  OH 3

→ Trong phân tử X có một gốc axit C17H33COO và hai gốc axit C17H35COO.
→ Công thức phân tử của X là: (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5
X có phân tử khối là: MX  888
Ví dụ 2: Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối
C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Xác định CTCT của X.

Hướng dẫn giải


Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối C17H35COONa,
C15H31COONa nên X có chứa hai gốc axit C15H31COO và C17H35COO.
TH1: X chứa hai gốc C17H35COO và một gốc C15H31COO.
Gọi số mol C17H35COONa là 2 mol thì số mol C17H35COONa là 1 mol.
mC 2.306
17 H35 COONa
   2,2
mC 278
15 H31COONa

→ Loại
TH2: X chứa hai gốc C15H31COO và một gốc C17H35COO.
Gọi số mol C15H31COONa là 2 mol thì số mol C17H35COONa là 1 mol
mC 2.278
15 H31COONa
   1,817
mC 306
17 H35 COONa

→ Thỏa mãn.

DP Trang 7
Vậy trong phân tử X chứa 2 gốc C15H31COO. HS tự viết CTCT.
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat.
Tính giá trị của m.
Câu 2: Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và
m gam xà phòng. Tính giá trị của m.
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam một triglixerit cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là bao nhiêu?
Câu 4: Một loại chất béo có chứa 89% tristearin và 11% axit stearic (theo khối lượng). Xà phòng hóa
hoàn toàn 100 gam chất béo đó bằng dung dịch NaOH (phản ứng vừa đủ), sau phản ứng thu được m gam
xà phòng. Tính giá trị của m.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng
KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam
hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Xác định tên gọi của X.
Dạng 3: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài toán 1: Phản ứng với H2/Br2
Phương pháp giải
Ví dụ: Hiđro hóa hoàn toàn 26,52 gam triolein cần
vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của V.
Hướng dẫn giải
Axit oleic có 1 liên kết CC → Triolein có 3 liên

kết CC nên phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1 : 3

n C   0,03 mol
17 H 33COO 3 C3 H 5

Ta có: n H  3n triloein  0,09 mol


2

 VH  0,09.22,4  2,016 lít


Chất béo không no phản ứng với H2/Br2 theo tỉ lệ 2

1 : n (với n là số liên kết CC )

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hiđro hoá hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin. Tính giá trị m.
Hướng dẫn giải
n C   0,1 mol
17 H35 COO 3 C3 H 5

Axit oleic có 1 liên kết CC → Triolein có 3 liên kết CC nên phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1 : 3
Phương trình hóa học:
C 17
H33COO 3 C3H5  3H3   C17 H35COO 3 C3H 5

0,1  0,1 mol

DP Trang 8
 m triolein  m  C   0,1.884  88,4 gam
17 H33 COO 3 C3 H 5

Bài toán 2: Phản ứng đốt cháy


Phương pháp giải
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X, thu
được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 5 mol. Mặt
khác, cho a mol X tác dụng tối đa với 600 ml dung
dịch Br2 1M. Tính giá trị của a.
Hướng dẫn giải
Ta có: nCO  n H O   k  1 n chaát beùo → k = 6
2 2

* Công thức khi đốt cháy chất béo Chất béo tham gia phản ứng cộng dung dịch Br2
nCO  n H O   k  1 n chaát beùo với k  n  3 theo tỉ lệ 1 : 3 (vì k = 6 nên chất béo này có ba liên
2 2
kết  trong nhóm COO và ba liên kết CC ).
Do trong este có 3 liên kết  trong nhóm COO và
→ Chất béo phản ứng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 3.
n liên kết CC nên độ bất bão hòa: k  n  3 .
Theo đề bài: n Br  0,6.1  0,6 mol
2

0,6
 a  n chaát beùo   0,2 mol
Áp dụng các định luật bảo toàn: 3
Bảo toàn khối lượng:
m chaát beùo  m O  m CO  m H O
2 2 2

Bảo toàn nguyên tố O (do chất béo luôn chứa 6 O)


6nO  2nO  2n CO  n H O
2 2 2

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic,
axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có: X 
Thuû y phaâ n
 C17 H33COOH  C15H31COO  C17 H35COOH
→ Công thức của X là (C17H33COO)(C15H31COO)(C17H35COO)C3H5
→ Công thức phân tử của X là C55H104O6
8,6
 nX   0,01 mol
860
Phương trình hóa học:
C55 H104 O6  78O2 
t
 55CO2  52H2 O
0,01  0,78 mol
 VO  0,78.22,4  17,472 lít
2

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo trung tính, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol.
Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Tính giá trị của a.
Hướng dẫn giải
DP Trang 9
Ta có: nCO  n H O   k  1 n chaát beùo  k  7
2 2

Chất béo tham gia phản ứng cộng dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1 : 4 (vì k = 7 nên chất béo này có ba liên kết 
trong nhóm COO và bốn liên kết CC ).
→ Chất béo phản ứng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 4
Theo đề bài: nBr  0,6.1  0,6 mol
2

0,6
 a  n chaát beùo   0,15 mol
4
Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và
1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Xét phản ứng đốt cháy m gam X:
Chất béo X luôn có 6 nguyên tử O nên bảo toàn nguyên tố O ta có
6n X  2nO  2nCO  n H O  6n X  2.1,61  1,14.2  1,06  6n X  0,12
2 2 2

 nX  0,02
Bảo toàn khối lượng:
m X  m O  m CO  m H O  m X  1,61.32  1,14.44  1,06.18  m X  17,72 gam
2 2 2

17, 72
Ta có: M X   886
0, 02
Xét phản ứng thủy phân X trong môi trường kiềm:
26,58
Theo đề bài: n X   0,03 mol
866
Phương trình hóa học:
 RCOO 3
C3 H5  3NaOH  3RCOONa  C3 H5  OH 3

0,03  0,09  0,03 mol


Bảo toàn khối lượng:
m X  m NaOH  m muoái  m C H  OH   26,58  0,09.40  m muoái  0,03.92
3 5 3

 26,58  3,6  m muoái  2,76  m muoái  27,42gam


Bài tập tự luyện dạng 3
Bài tập cơ bản
Câu 1: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của V.
Câu 2: Cho m gam triolein tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho toàn
bộ X tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam muối. Tính giá trị của a.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt
khác, cho a mol X tác dụng tối đá với 600 ml dung dịch Br2 1M. Tính giá trị của a.

DP Trang 10
Câu 4: Thuỷ phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri
stearat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Thiết lập
mối liên hệ giữa a, b, c.
Câu 5: Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam
nước. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Tính giá trị của V.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,08
mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất
rắn chứa m gam muối khan. Tính giá trị của m.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol
H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Tính giá trị
của b.
Câu 8: : Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu
thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối.
Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Tính giá trị của a.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06
mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
bao nhiêu?

Câu 10: X là một trieste mạch hở được tạo bởi glixerol với các axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn a mol
X thu được b mol CO2 và c mol H2O, (biết rằng b – c = 6a). Biết a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 12,8 gam brom thu được 18,12 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol X tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ thì thu được m gam muối. Tính m.

DP Trang 11
CHUYÊN ĐỀ: CACBOHIĐRAT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có công thức chung
là Cn  H 2O m .

Phân loại:
Ví dụ: Glucozơ, fructozơ.
 Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thủy phân
được.
Ví dụ: Saccarozơ, mantozơ.
 Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh
ra hai phân tử monosaccarit.
Ví dụ: Tinh bột, xenlulozơ.
 Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thủy phân đến cùng
mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
A. Monosaccarit: C6H12O6
1. Glucozơ
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
Glucozơ đặc biệt có nhiều trong
Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, có vị ngọt.
quả nho chín nên được gọi là
b. Tính chất hóa học
đường nho.
 Làm mất màu dung dịch brom.
Công thức cấu tạo
 Phản ứng với Cu(OH)2:
Mạch hở:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
(xanh lam) CH 2  CH  CH  CH  CH  CH  O
https://www.youtube.com/watch?v=JigJ
| | | | |
M6WNDSo
OH OH OH OH OH
 Khử bằng hiđro:
C6H12O6 + H2 
Ni,t
 C6H14O6 Mạch vòng (α-glucozơ và β-

 Phản ứng tráng bạc: glucozơ) là dạng tồn tại chủ


 AgNO3 / NH3 yếu.
C6H12O6   2Ag
https://www.youtube.com/watch?v=HVJ27dMqzYM

 Phản ứng lên men:


C6H12O6 
enzim
30 35 C
 2C2H5OH + 2CO2 ↑

c. Điều chế, ứng dụng


Điều chế trong công nghiệp:
Thủy phân tinh bột (xúc tác HCl loãng hoặc enzim).
Thủy phân xenlulozơ (xúc tác H2SO4 đặc).
Ứng dụng:
Là chất dinh dưỡng, thuốc tăng lực cho trẻ em và người ốm.

DP Trang 12
Dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
Là sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất ancol etylic.
2. Fructozơ
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên Fructozơ có nhiều trong mật
Chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt. ong.
b. Tính chất hóa học Công thức cấu tạo (fructozơ là
 Phản ứng với Cu(OH)2: đồng phân cấu tạo của
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O glucozơ).
(xanh lam)
Mạch hở:
 Khử bằng hiđro:
CH 2  CH  CH  CH  CH  CH 2
C6H12O6 + H2 
Ni,t
 C6H14O6
| | | | || |
 Phản ứng tráng bạc:
OH OH OH OH O OH
 AgNO3 / NH3
C6H12O6   2Ag
 Không làm mất màu nước brom. Mạch vòng (α-fructozơ và β-
fructozơ) là dạng tồn tại chủ
yếu.
Chú ý: Trong môi trường bazơ:


OH
Fructozơ   Glucozơ

Nên fructozơ cũng tham gia
phản ứng tráng bạc.
B. Đisaccarit (Saccarozơ: C12H22O11)
Chú ý: Dùng nước brom để
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
phân biệt glucozơ và fructozơ.
Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt.
b. Tính chất hóa học
Saccarozơ có nhiều nhất trong
 Phản ứng thủy phân:
cây mía, củ cải đường và hoa

H ,t 
C12H22O11 + H2O   C6H12O6 + C6H12O6 thốt nốt, còn có tên là đường
Saccarozơ Glucozơ Fructozơ
https://www.youtube.com/watch?v=Yi1mpeZmixI mía, đường củ cải,…
Saccarozơ được cấu tạo từ một
 Phản ứng với Cu(OH)2:
gốc glucozơ và một gốc fructozơ
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)Cu + 2H2O
(xanh lam) liên kết với nhau qua nguyên tử
c. Sản xuất và ứng dụng oxi nên khi thủy phân trong môi
Sản xuất: Từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. trường axit thu được glucozơ và
Ứng dụng: Là thực phẩm quan trọng của con người. fructozơ.
Pha chế thuốc. Chú ý: Saccarozơ không làm
Là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ mất màu dung dịch nước brom
thuật tráng gương, tráng ruột phích. và không tham gia phản ứng

DP Trang 13
C. Polisaccarit: (C6H10O5) n tráng bạc.

1. Tinh bột
a. Tính chất vật lí, cấu trúc phân tử
Chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, trong
nước nóng bị trương lên tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
Có hai dạng:
Amilozơ: không phân nhánh, chứa liên kết α-1,4-glicozit.
Amilopectin: phân nhánh, chứa liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-
glicozit.
b. Tính chất hóa học
 Phản ứng thủy phân:

H ,t 
(C6H10O5) n + nH2O   nC6H12O6

 Phản ứng màu với iot:


Hồ tinh bột 
iot
 Xanh tím 
t
 Mất màu 
de nguoi
Xanh tím
https://www.youtube.com/watch?v=EaD8cGtf1KE

Tinh bột được tạo thành từ các


c. Tổng hợp, ứng dụng
gốc glucozơ nên khi thủy phân
Tổng hợp: Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang
hoàn toàn tạo glucozơ.
hợp, theo sơ đồ phản ứng:
CO2 
H 2 O,as
chat diep luc
 C6H12O6 
 (C6H10O5) n Chú ý: Khi cho tinh bột vào
Ứng dụng: dung dịch iot tạo thành hợp
Chất dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật. chất bọc có màu xanh tím.
Sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
2. Xenlulozơ
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
Chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị.
Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, nhưng lại tan trong
nước Svayde (Cu(OH)2/NH3)
https://www.youtube.com/watch?v=H_T4-KzfuzY

Có nhiều trong bông, gỗ…


b. Tính chất hóa học
 Phản ứng thủy phân:

H ,t 
(C6H10O5) n + nH2O   nC6H12O6

DP Trang 14
 Phản ứng với HNO3:
4 
H SO dac ,t 
[C6H7O2(OH)3] n + 3nHNO3 dac 
2

[C6H7O2(ONO2)3] n + 3nH2O
Xenlulozơ trinitrat Tương tự như tinh bột,
c. Ứng dụng xenlulozơ thủy phân cũng tạo
Nguyên liệu chứa xenlulozơ được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến glucozơ.
thành giấy.
Là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo: tơ visco, tơ axetat, chế tạo
thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.

Chú ý: Xenlulozơ trinitrat được


ứng dụng vào làm thuốc súng
không khói.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Lí thuyết trọng tâm
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Trong phân tử các cacbohiđrat luôn có Glucozơ và fructozơ có 5
A. nhóm chức xeton. B. nhóm chức axit. nhóm OH (dùng phản ứng
C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. este hóa với anhiđrit axetic
Hướng dẫn giải (CH3CO)2O để chứng minh),
Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có nhóm chức ancol. saccarozơ có 8 nhóm OH,
→ Chọn C. mỗi mắt xích của xenlulozơ
Ví dụ 2: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi có 3 nhóm OH.
trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
Hướng dẫn giải
Glucozơ và fructozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân.
→ Loại B, C, D.
Saccarozơ là đisaccarit, tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit đều bị thủy
phân trong môi trường axit.
→ Chọn A.
Ví dụ 3: Để phân biệt glucozơ và fructozơ, người ta dùng thuốc thử nào
sau đây?
A. AgNO3/NH3. B. Nước Br2. C. Cu(OH)2. D. H2/Ni, t .

DP Trang 15
Hướng dẫn giải
A sai vì cả glucozơ và fructozơ đều phản ứng được với AgNO3/NH3 tạo
ra chất rắn Ag.
B đúng vì glucozơ chứa nhóm chức anđehit (CHO) nên có khả năng làm
mất màu nước Br2 còn fructozơ thì không.
C sai vì cả glucozơ và fructozơ có nhiều nhóm OH liền kề nên đều phản
ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
D sai vì cả glucozơ và fructozơ đều là hợp chất cacbonyl (nhóm chức
andehit CHO và xeton C = O) nên đều phản ứng được với H2.
→ Chọn B.
Ví dụ 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Xenlulozơ là chất rắn không màu, không mùi, không tan trong nước.
B. Saccarozơ dùng để pha chế thuốc.
C. Tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân của nhau.
D. Để chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH, người ta dùng phản ứng với
(CH3CO)2O.
Hướng dẫn giải
A sai vì xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không mùi, không tan trong
nước.
B đúng vì ứng dụng của saccarozơ trong công nghiệp dược phẩm là dùng
để pha chế thuốc.
C đúng vì tinh bột và xenlulozơ có công thức phân tử là (C6H10O5) n
nhưng không phải là đồng phân do hệ số n khác nhau.
D đúng vì để chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH, người ta dùng phản
ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O tạo este.
→ Chọn A.
Ví dụ 5: Cho các chất: dung dịch saccarozơ, glixerol, ancol etylic, etyl
axetat. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Các chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là các chất có nhiều
hơn OH kề nhau hoặc axit.
→ Các chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường trong dãy trên là:
saccarozơ, glixerol.
→ Chọn B.
Ví dụ 6: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, Chú ý: Các chất tác dụng

DP Trang 16
anđehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, metyl fomat. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3
được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Ag là trong NH3 là:
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Các anđehit.
Hướng dẫn giải Axit fomic (HCOOH).
Các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Muối của axit fomic.
Ag là: glucozơ, axit fomic, anđehit axetic, fructozơ, metyl fomat. Este của axit fomic
→ Chọn B. ( HCOOR  ).
Glucozơ, fructozơ.
Ank-1-in (nhưng không phải
phản ứng tráng bạc nên
không tạo ra kết tủa Ag).
Ví dụ 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được hai phân tử
glucozơ.
(3) Fructozơ phản ứng được với AgNO3/NH3 do phân tử chứa nhóm
CHO.
Số phát biểu đúng là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Hướng dẫn giải
(1) đúng vì amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh còn amilozơ có cấu
trúc mạch không phân nhánh.
(2) sai vì saccarozơ được cấu tạo bởi một phân tử glucozơ và một phân tử
fructozơ nên khi thủy phân thu được một phân tử glucozơ và một phân tử
fructozơ.
(3) sai vì fructozơ không có nhóm anđehit CHO nhưng vẫn phản ứng
tráng gương được vì trong môi trường bazơ (OH-) fructozơ chuyển hóa
thành glucozơ.
→ Chọn B.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 2: Glucozơ có công thức phân tử là
A. C6H10O5. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C5H10O5.
Câu 3: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?

DP Trang 17
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 5: Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích, người ta cho dung dịch AgNO3 trong
NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Saccarozơ. B. Axetilen. C. Andehit fomic. D. Glucozơ.
Câu 6: Số nhóm hiđroxit (OH) trong phân tử glucozơ là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 7: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu
A. đỏ. B. xanh tím. C. nâu đỏ. D. hồng.
Câu 8: Saccarozơ không tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Thủy phân với xúc tác enzim.
B. Thủy phân nhờ xúc tác axit.
C. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
D. Tráng bạc.
Câu 9: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch để cơ
thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. axit axetic. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. ancol etylic.
Câu 10: Fructozơ không phản ứng với
A. nước brom. B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2/Ni (đun nóng). D. Cu(OH)2.
Câu 11: Glucozơ không có tính chất nào?
A. Tính chất của nhóm anđehit. B. Tham gia phản ứng thủy phân.
C. Tính chất của ancol đa chức. D. Lên men tạo ancol etylic.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
D. Cho iot vào hồ tinh bột xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?
A. Sản xuất rượu etylic. B. Tráng gương, tráng ruột phích.
C. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. D. Thuốc tăng lực trong y tế.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. Glucozơ, saccarozơ và fructozơ. B. Fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
C. Glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. D. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
DP Trang 18
Câu 16: Cho các tính chất sau: (1) dạng sợi; (2) tan trong nước; (3) tan trong dung dịch Svayde; (4) tác
dụng với dung dịch HNO3 d /H2SO4 d ; (5) tráng bạc; (6) thủy phân. Xenlulozơ có các tính chất là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (3), (4), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).
Câu 17: Cho các dãy chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại
monosaccarit là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 18: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:
A. Glucozơ, glixerol, natri axetat. B. Glucozơ, glixerol, axit axetic.
C. Glucozơ, anđehit fomic, kali axetat. D. Glucozơ, glixerol, ancol etylic.
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được chất X. Cho X phản ứng
với khí H2 (Ni, t ) thu được hợp chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:
A. Glucozơ, sobitol. B. Glucozơ, fructozơ. C. Glucozơ, etanol. D. Glucozơ, saccarozơ.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 21: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
C. đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
D. đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
Bài tập nâng cao
Câu 22: Cacbohiđrat X có đặc điểm:
Bị thủy phân trong môi trường axit.
Thuộc loại polisaccarit.
Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ.
Cacbohiđrat X là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ và tinh bột đều chỉ thu được glucozơ.
(b) Saccarozơ và xenlulozơ đều thuộc loại đisaccarit.
(c) Người ta dùng dung dịch brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(d) Glucozơ khử hiđro thu được axit gluconic.
(e) Xenlulozơ axetat là thuốc súng không khói.
(f) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có ba nhóm OH.
Số phát biểu sai là

DP Trang 19
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức hóa học của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3] n .
(b) Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit.
(c) Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi hai gốc glucozơ.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Xenlulozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài toán 1: Phản ứng tráng bạc
Phương pháp giải
Phản ứng tráng gương: Ví dụ: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ
Glucozơ + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong
→ Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3 amoniac đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng
Fructozơ + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O bạc đã sinh ra.
→ Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3 Hướng dẫn giải
n glucozo  0,1mol

Ta có: Glucozơ 


AgNO3 / NH3
 2Ag
Nhận xét: 1Glucozơ/Fructozơ → 2Ag
0,1 → 0,2 mol
 mAg  21,6gam

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng
dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Tính nồng độ
của dung dịch glucozơ đã dùng.
Hướng dẫn giải
n Ag  0, 2 mol

Ta có: Glucozơ 


AgNO3 / NH3
 2Ag
0,1  0,2 mol

DP Trang 20
Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là:
0,1
CM   0, 2M
0,5
Ví dụ 2: Đun nóng m gam glucozơ với lượng AgNO3 trong NH3 dư thu
được 54 gam Ag. Biết hiệu suất của phản ứng là 75%. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
n Ag  0,5mol

Nếu H  100% : Glucozơ 


AgNO3 / NH3
 2Ag
0,25  0,5 mol
Chú ý: Tương tự như các bài
 mglucozo  0, 25.180  45gam
toán hiệu suất. Các bạn xem
Với H  75% thì m  mglucozo  45 : 75%  60gam
lại phương pháp ở Chương 1
– Bài 1 – Dạng 3.
Bài toán 2: Phản ứng đốt cháy
Phương pháp giải
 Phản ứng đốt cháy Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm
Phương trình hóa học: tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 5,376 lít O2
Cn  H 2O m  nO2 
t
 nCO2  mH 2 O (đktc), thu được 3,96 gam nước. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
n O2  0, 24 mol; n H2O  0, 22 mol

Đốt cháy cacbohiđrat luôn có:


n CO2  n O2  0, 24 mol

Bảo toàn khối lượng: m  mO2  mCO2  mH2O


Nhận xét: n O2  n CO2
 m  0, 24.32  0, 24.44  0, 22.18
Cách 1: Bảo toàn khối lượng:
 m  10,56  3,96  7,68
mcacbohidrat  mO2  mCO2  mH2O
 m  6,84gam
Cách 2: Ta có: mcacbohidrat  mC  mH2O

 0, 24.12  3,96  6,84gam


Cách 2: mcacbohidrat  mC  mH2O

 Đốt cháy một số cacbohiđrat:


n CO2
Với  1  Cacbohiđrat là glucozơ hoặc
n H2O

DP Trang 21
fructozơ.
n CO2 12
Với   Cacbohiđrat là saccarozơ.
n H2O 11

n CO2 6
Với   Cacbohiđrat là tinh bột hoặc
n H2O 5

xenlulozơ.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam một cacbohiđrat X cần dùng V lít O2
thu được 13,44 lít CO2 và 10,8 gam H2O. Biết 170  M X  190 , các khí
đo ở đktc. Xác định CTPT của X.
Hướng dẫn giải
n CO2  0, 6 mol; n H2O  0, 6 mol

Gọi công thức phân tử đơn giản nhất của X là Cn  H 2O m .

n n CO2 0, 6
Ta có:    1  Công thức phân tử đơn giản nhất của X là
m n H2O 0, 6

CH2O.
→ Công thức phân tử của X là  CH 2O  x .

Ta có: 170  30x  190  5, 6  x  6,3  x  6


Vậy công thức phân tử của X là C6H12O6.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn cacbohiđrat X cần 8,96 lít khí O2 (đktc) thu
được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng dung dịch
Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
n O2  0, 4 mol

Đốt cháy cacbohiđrat luôn có: n CO2  n O2  0, 4 mol

Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch Ba(OH)2 dư:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,4 → 0,4 mol
 m  mBaCO3  0, 4.197  78,8gam

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng),
thu được m gam Ag. Tính giá trị của m.
Câu 2: Đun nóng 75 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 trong dư NH3 thu được 10,8 gam chất
rắn. Nồng độ phần trăm của glucozơ là bao nhiêu?

DP Trang 22
Câu 3: Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,4
mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Tính giá trị của V.
Câu 4: Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu
được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là bao nhiêu?
Câu 5: Đun nóng m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dư NH3 thu được 54 gam Ag.
Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Tính giá trị của m.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2
(đktc), thu được 1,8 gam nước. Tính giá trị của m.
Câu 7: Người ta thường dùng glucozơ để tráng ruột phích. Trung bình phải cần dùng 0,72 gam glucozơ
cho một ruột phích, biết hiệu suất của toàn quá trình là 80%. Tính khối lượng bạc có trong ruột phích.
Câu 8: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3, đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Tính giá trị của m.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ cần dùng vừa đủ
37,632 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư
thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Tính giá trị của m.
Câu 10: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước được dung dịch Y. Cho dung
dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Tính phần trăm khối lượng
saccarozơ có trong hỗn hợp X.
Câu 11: Chia m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau:
Phần một: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag.
Phần hai: Làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 35,2 gam Br2.
Tính thành phần phần trăm khối lượng fructozơ trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn a gam cacbohiđrat X cần 6,72 lít khí O2, sau phản ứng thu được CO2 và
H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng dung dịch nước vôi
trong giảm 11,4 gam. X thuộc loại
A. polisaccarit. B. monosaccarit. C. trisaccarit. D. đisaccarit.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ bằng oxi. Toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện  m  185, 6  gam kết tủa và
khối lượng bình tăng  m  83, 2  gam. Tính giá trị của m.
Dạng 3: Phản ứng thủy phân
Bài toán 1: Thủy phân saccarozơ
Phương pháp giải
Ví dụ: Thủy phân hoàn toàn 1 mol saccarozơ thu
được sản phẩm là
A. 180 gam glucozơ và 180 gam fructozơ.
B. 360 gam glucozơ.
C. 360 gam glucozơ và 360 gam fructozơ.
D. 360 gam fructozơ.
Thủy phân saccarozơ: Hướng dẫn giải

DP Trang 23
H
C12H22O11 + H2O   C6H12O6 + C6H12O6 Quá trình phản ứng:
Glucozơ Fructozơ H
C12H22O11 + H2O   Glucozơ + Fructozơ
Chú ý: Khi thủy phân saccarozơ thu được sản
1 1 1 mol
phẩm chứa glucozơ và fructozơ, sau đó cho sản
phẩm phản ứng với AgNO trong NH :  mglucozo  mfructozo  1.180  180gam
3 3

n Ag  4n saccarozo

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit,
với hiệu suất là 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu
được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
Nếu H = 100%: Quá trình phản ứng:

C12H22O11 + H2O 
H
 Glucozơ + Fructozơ 
AgNO3 / NH3
 4Ag
0,01 0,01 0,01 0,04 mol
 mAg  0, 04.108  4,32gam

Với H = 60%  mAg  4,32.60%  2,592gam

Bài toán 2: Thủy phân xenlulozơ/tinh bột


Phương pháp giải
Thủy phân tinh bột/xenlulozơ: Ví dụ: Cho 32,4 gam xenlulozơ đem thủy phân

(C6H10O5) n + nH2O 
H
 nC6H12O6

trong môi trường axit thu được 27 gam glucozơ.
Glucozơ Hiệu suất của quá trình thủy phân là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Coi n = 1, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6
Coi n  1 , ta có sơ đồ:
162 180 gam
(C6H10O5) → C6H12O6
32, 4.180
162 180 gam
32,4 →  36 gam
162
Ta cần ghi nhớ tỉ lệ về khối lượng trên. m glucozo theo thuc te
H .100%
m glucozo theo ly thuyet

27
 .100%  75%
36
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%,
khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu?

DP Trang 24
Hướng dẫn giải
Nếu H = 100%, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6
162 180 gam
324.180
324 →  360 gam
162
Với H = 75% thì mglucozo thu duoc  360.75%  270gam

Bài tập tự luyện dạng 3


Bài tập cơ bản
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ thu được
A. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ. B. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg fructozơ.
C. 1 kg glucozơ. D. 0,526 kg glucozơ và 0,526 kg fructozơ.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản
ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được m gam Ag. Tính giá trị của m.
Câu 3: Thủy phân 202,5 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, tính khối lượng glucozơ thu được.
Câu 4: Cho 32,4 gam xenlulozơ đem thủy phân trong môi trường axit thu được 28,8 gam glucozơ. Hiệu
suất của quá trình thủy phân là bao nhiêu?
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 8,55 gam saccarozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X. Đun nóng
dung dịch X với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu 6: Đem saccarozơ thủy phân trong môi trường axit thu được 72 gam glucozơ. Khối lượng saccarozơ
đã đem thủy phân là (biết hiệu suất của quá trình thủy phân là 80%) bao nhiêu?
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 405 gam tinh bột trong môi trường axit thu được m gam glucozơ. Biết hiệu
suất của quá trình thủy phân là 75%. Tính m.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozơ 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu
được dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu
được là bao nhiêu?
Câu 9: Lấy m gam saccarozơ đem thủy phân trong môi trường axit, sau đó cho sản phẩm thủy phân vào
dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 2,7 gam chất rắn. Tính m.
Câu 10: Thủy phân 6,84 gam saccarozơ trong môi trường axit (hiệu suất phản ứng là 80%), thu được
dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun
nóng, thu được m gam Ag. Tính giá trị của m.
Câu 11: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axit (giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucozơ). Sau phản
ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Tính hiệu suất
của phản ứng thủy phân tinh bột.
Câu 12: Tiến hành thủy phân m gam gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ sản phẩm thu được thực hiện
phản ứng với AgNO3/NH3 thì được 5,4 gam kết tủa. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 50%. Tính m.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 8,55 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành hai phần:
Phần một: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa.
Phần hai: Cho tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có y gam brom tham gia phản ứng.
Tính giá trị của x, y.

DP Trang 25
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm tinh bột và glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư,
đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được dung
dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 32 gam Br2. Tính giá trị của m.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit,
thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung
dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ
trong X.
Dạng 4: Tổng hợp ancol etylic
Bài toán 1: Phản ứng lên men ancol
Phương pháp giải
Ví dụ: Lên men 108 gam glucozơ thu được khối
lượng ancol etylic là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
n glucozo  0, 6 mol

Phương trình hóa học:


C6H12O6 
men ruou
 2C2H5OH + 2CO2
Phản ứng lên men rượu:
Ta có: n C2H5OH  2n glucozo  2.0, 6  1, 2 mol
C6H12O6 
men ruou
 2C2H5OH + 2CO2
 mC2H5OH  1, 2.46  55, 2gam
180 96 88 gam
Nhận xét: n C2H5OH  n CO2  2n glucozo

Chú ý: Với các bài khối lượng lớn thì ta có thể sử


dụng tỉ lệ khối lượng.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Lên men m gam glucozơ thu được khí X. Dẫn khí X vào bình
đựng nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Hiệu suất quá trình lên
men là 75%. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
n CaCO3  0,15mol

Phương trình hóa học:


CO2 + Ca(OH)2 du → CaCO3 + H2O
Các em hãy quay lại bài toán
0,15  0,15 mol
về phản ứng đốt cháy
1
Nếu H = 100%, ta có: n C6H12O6  n CO2  0, 075mol (Chương 1 – Bài 1 – Dạng 5)
2
để ghi nhớ bài toán phụ khi
 mglucozo  0, 075.180  13,5gam
cho CO2 tác dụng dung dịch
Với H = 75% thì m  mglucozo ban dau  13,5 : 75%  18gam
kiềm.
Bài toán 2: Tổng hợp ancol etylic từ tinh bột/xenlulozơ

DP Trang 26
Phương pháp giải
 Tổng hợp ancol etylic từ tinh bột/xenlulozơ

enzim,30 35C
Tinh bột/xenlulozơ 
H
 Glucozơ   2C2H5OH + 2CO2
Coi n = 1, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
162 180 96 88 gam
Nhận xét: n C2H5OH  n CO2  2n tinh bot/xenlulozo

Chú ý: Với các bài khối lượng lớn thì ta cần sử dụng tỉ lệ khối lượng.
Vruou VC2H5OH
 Độ rượu: D  .100  .100
Vdd ruou VC2H5OH  VH2O

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng
glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít
(đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu
được 40 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
mCaCO3  m  40gam  n CaCO3  0, 4 mol

Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong dư: n CO2  n CaCO3  0, 4 mol

Nếu H = 100%:
Coi n = 1, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
0,2  0,4 mol
 mtinh bot  0, 2.162  32, 4gam

Với H = 50%: mtinh bot  32, 4 : 50%  64,8gam

Ví dụ 2: Từ m gam tinh bột điều chế được 575 ml dung dịch rượu 10
(khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) với hiệu suất
cả quá trình là 75%. Tính m.
Hướng dẫn giải
Ta có: VC2H5OH  575.10%  57,5ml  mC2H5OH  57,5.0,8  46gam

Nếu H = 100%:
Coi n = 1, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
162 92 gam

DP Trang 27
46.162
 81  46 gam
92
Với H = 75% nên mtinh bot  81: 75%  108gam
Ví dụ 3: Đem thủy phân rồi lên men 1 tấn gạo (chứa 80% tinh bột) thu
được m tấn ancol etylic. Biết hiệu suất của mỗi quá trình là 75%. Tính
giá trị của m.
Hướng dẫn giải
mtinh bot trong gao  1.80%  0,8 tấn

Nếu H = 100%:
Coi n = 1, ta có sơ đồ:
(C6H10O5) → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
162 92 gam
0,8.92
0,8 → tấn
162
0,8.92
 mC2H5OH  tấn
162
Với hiệu suất mỗi quá trình là 75%:
0,8.92
m  mC2H5OH thu duoc  .75%.75%  0, 256 tấn
162 Chú ý: Nhân hiệu suất của cả
hai quá trình hoặc tính hiệu
suất của cả quá trình:
H  H1 %.H2 %.100
Bài tập tự luyện dạng 4
Câu 1: Cho 18 gam glucozơ lên men thành ancol etylic, biết hiệu suất quá trình lên mên đạt 60%. Khối
lượng ancol etylic tạo ra là bao nhiêu?
Câu 2: Cho 11,25 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Tính hiệu suất của quá trình lên
men.
Câu 3: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh
ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Tính m.
Câu 4: Thực hiện lên men ancol từ glucozơ (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào
dung dịch nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Tính khối lượng glucozơ ban đầu.
Câu 5: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành rượu etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư
thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Tính m.
Câu 6: Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng
CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Tính m.
Câu 7: Dùng m kg tinh bột để điều chế 2 lít dung dịch ancol etylic 46 (khối lượng riêng của C2H5OH
nguyên chất là 0,8 g/ml). Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Tính m.

DP Trang 28
Câu 8: Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam
kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam với khối lượng nước vôi trong ban đầu.
Tính hiệu suất phản ứng lên men.
Câu 9: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam
glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 10: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất quá trình lên men là 90%), thu được etanol và khí CO2. Hấp
thụ hết lượng khí CO2 sinh ra bằng nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch
giảm so với ban đầu là 3,4 gam. Tính m.
Câu 11: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình
là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 330
gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132
gam. Tính m.
Câu 12: Lên men 162 gam bột nếp (chứa 80% tinh bột). Hiệu suất quá trình lên men là 55%. Lượng
ancol etylic thu được đem pha loãng thành V lít rượu etylic 23 . Biết khối lượng riêng của ancol nguyên
chất là 0,8 g/ml. Tính V.
Câu 13: Một loại mùn cưa có chứa 60% xenlulozơ. Dùng 1kg mùn cưa trên có thể sản xuất được bao
nhiêu lít cồn 70o? (Biết hiệu suất của quá trình là 70%; khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8
g/ml).
Câu 14: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2
sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm
dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100
ml dung dịch NaOH. Tính giá trị của m.
Câu 15: Thực hiện phản ứng lên men rượu từ 2,025 kg khoai chứa 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ).
Cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 450 gam kết tủa, đun nóng
dung dịch lại thu được 200 gam kết tủa nữa. Tính hiệu suất của phản ứng lên men.

DP Trang 29

You might also like