You are on page 1of 16

GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông

XÁC ĐỊNH CHẤT – SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG


(HÓA HỌC HỮU CƠ)
Câu 1: (Huế 19 – 20)
Xác định cấu tạo hợp chất C10H10 mà khi oxi hóa chỉ cho một axit CH(CH2COOH)3.
Câu 2: (Vĩnh Phúc 18 – 19)
Hợp chất X có công thức phân tử là C 8H6 tác dụng với AgNO3 trong amoniac tạo kết tủa; khi cho X tác
dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng, thu được muối của axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo của X,
gọi tên X và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: (Vĩnh Phúc 17 – 18)
X có công thức phân tử C 6H6. X chỉ có các vòng đơn, không có liên kết π, cộng Br2 theo tỉ lệ 1:2,
tác dụng với H2 tỉ lệ 1:5. X tác dụng với Cl 2 (ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1 thu được một sản phẩm monoclo duy
nhất. Xác định công thức cấu tạo của X.
Câu 4: (Vĩnh Phúc 13 – 14)
Cho hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư thu được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,83% brom
(theo khối lượng). Khi cộng brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được cặp đồng phân cis-trans. Xác định công thức phân
tử, công thức cấu tạo và gọi tên của X.
Câu 5: (Vĩnh Phúc 12 – 13)
Các chất A, B, C, D, E, F có cùng công thức phân tử C 4H8. Cho từng chất vào brom trong CCl 4 và
không chiếu sáng thấy A, B, C và D làm mất màu brom rất nhanh. E làm mất màu brom chậm hơn, còn F
hầu như không phản ứng. B và C là đồng phân lập thể của nhau, trong đó B có nhiệt độ sôi cao hơn C. Khi
cho tác dụng với hiđro (có xúc tác Ni, to ) thì A, B, C đều cho cùng sản phẩm G.
Lập luận để xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A, B, C, D, E, F?
Câu 6: (Thanh Hóa 18 – 19)
Hai hiđrocacbon A, B đều có công thức phân tử C 9H12. A là sản phẩm chính của phản ứng giữa benzen
với propilen (xt H2SO4). Khi đun nóng B với brom có mặt bột sắt hoặc cho B tác dụng với brom (askt) thì
mỗi trường hợp đều chỉ thu được một sản phẩm monobrom. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên A, B và
viết phương trình hóa học (dạng công thức cấu tạo).
Câu 7: (Quảng Bình 14 – 15)
Hợp chất A có công thức phân tử là C 9H8. A có khả năng kết tủa với dung dịch AgNO 3 trong NH3 và
phản ứng với brom trong CCl 4 theo tỷ lệ mol 1:2. Đun nóng A với dung dịch KMnO 4 dư cho đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp một lượng dư dung dịch HCl đặc, thấy sản phẩm sinh ra có axit benzoic,
đồng thời giải phóng khí CO2 và khí Cl2. Xác định công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học
của các phản ứng xảy ra.
Câu 8: (Thanh Hóa 11 – 12)
Anken A có công thức phân tử là C 6H12 có đồng phân hình học, khi tác dụng với dung dịch Brom cho
hợp chất đibrom B. Cho B tác dụng với KOH trong ancol đun nóng, thu được ankađien C và một ankin D.
Khi C bị oxi hoá bởi dung dịch KMnO4/H2SO4 và đun nóng thu được axit axetic và CO2
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, C, D. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Viết các đồng phân hình học của C.
Câu 9: (Huế 19 – 20)
X có công thức phân tử C8H10. Khi oxi hóa X bằng hỗn hợp (CrO3 + H2SO4) được tinh thể không màu
hữu cơ A. Tách nước A thu được chất B. Hợp chất B tác dụng với phenol (xúc tác H 2SO4) được hợp chất Y
thường làm chất chỉ thị axit-bazơ. Cả A và B khi tác dụng với butan-1-ol (xúc tác H 2SO4 đặc) đều thu được
hợp chất C. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, A, B và C.
Câu 10: (Vĩnh Phúc 15 – 16)
Một hidrocacbon mạch hở A có công thức phân tử C 10H18 (khung cacbon gồm hai đơn vị isopren nối
với nhau theo quy tắc đầu – đuôi). Oxi hóa A bằng dung dịch KMnO 4 trong H2SO4, thu được hỗn hợp các

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
chất A1, A2 và A3. Chất A1 (C3H6O) tác dụng với H2 (xúc tác Ni) tạo ancol bậc 2. Chất A 2 (C2H4O2) phản
ứng được với Na2CO3. Chất A3 (C5H8O3) chứa nhóm cacbonyl (C=O), phản ứng được với Na 2CO3.
a. Viết công thức cấu tạo của A1, A2, A3 và A.
b. Viết công thức các đồng phân hình học của A.
Câu 11: (Quảng Trị 17 – 18)
Ankađien A có công thức phân tử C 8H14 tác dụng với dung dịch Br2 theo tỷ lệ mol 1: 1 sinh ra chất B.
Khi đun A với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, sinh ra ba sản phẩm hữu cơ là
CH3COOH, (CH3)2C=O, HOOC-CH2-COOH. Xác định công thức cấu tạo của A, B và viết các phương
trình phản ứng xảy ra.
Câu 12: (Huế 13 – 14)
Khi cho một hidrocacbon A tác dụng với brom, chỉ thu được một dẫn xuất brom B chứa brom có d B/kk =
5,207.
a. Xác định công thức phân tử của A và B.
b. C và D là hai đồng phân vị trí của B. Đun nóng mỗi chất B, C, D với dung dịch đậm dặc
KOH/C2H5OH thì B không thay đổi, trong khi đó C và D đều cho cùng một sản phẩm hữu cơ E. Oxi hóa E
bởi dung dịch KMnO4 trong môi trường axit thu được sản phẩm gồm axeton và G. Xác định công thức cấu
tạo của B, C, D, E và G và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Biết rằng: khi cho metanol tác dụng với cacbon oxit với xúc tác và nhiệt độ thích hợp thu được G.
Câu 13: (Hà Tĩnh 13 – 14)
Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X thu được m gam nước. Đun nóng X với dung dịch
AgNO3/NH3 dư, thu được hợp chất Y. Đun nóng X với dung dịch HgSO 4 thu được hợp chất hữu cơ Z. Cho
Z tác dụng với dung dịch KMnO 4/H2SO4 thì thu được hợp chất có công thức:
(CH3)3CCH2CH(COOH)CH(CH2COOH)COCH3. Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y, Z, biết M X <
250.
Câu 14: (Hà Nội 20 – 21)
Hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon đồng phân A, B, C đều không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy
hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 100,8 gam hỗn hợp CO 2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều
hơn H2O là 57,6 gam.
a. Xác định công thức phân tử của A, B, C.
b. Biết: khi đun nóng với dung dịch chứa hỗn hợp KMnO 4 và H2SO4 thì A, B cho cùng một sản phẩm
C9H6O6 còn C cho sản phẩm C 8H6O4; khi đun nóng với brom có mặt bột sắt thì A chỉ cho một sản phẩm
monobrom còn B, C mỗi chất cho 2 sản phẩm monobrom. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C.
Câu 15: (Thanh Hóa 15 – 16)
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A hoặc B đều tạo CO 2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,75 : 1. Cho
bay hơi hoàn toàn 5,06 gam A hoặc B đều thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 1,76 gam O 2 trong
cùng điều kiện.
a. Xác định CTPT của A, B.
b. Cho 13,8 gam A phản ứng hoàn toàn với AgNO 3/NH3 dư được 45,9 gam kết tủa. B không cho phản
ứng này. A phản ứng với HCl cho sản phẩm trong đó có chất C, B không phản ứng với HCl. Chất C chứa
59,66% clo trong phân tử. C phản ứng với Br 2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 2 dẫn xuất
chứa halogen. Chất B làm mất màu dung dịch KMnO 4 khi đun nóng. Xác định công thức cấu tạo của A, B,
C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 16: (Hải Dương 17 – 18)
Oxi hóa hoàn toàn hiđrocacbon A hoặc B đều thu được CO 2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 7 : 4.
Hóa hơi hoàn toàn 13,8 gam A hoặc B đều thu được thể tích bằng với thể tích của 4,2 gam khí N 2 ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất. Cho 11,04 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu
được 36,72 gam kết tủa; B không phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3, không làm mất màu dung
dịch brom, bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo phù hợp của A và B.
Câu 17: (Hà Nội 21 – 22)

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
Cho hai hiđrocacbon X và Y là đồng phân của nhau. Làm bay hơi hết 2,53 gam hỗn hợp X và Y thu
được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,88 gam khí oxi đo ở cùng điều kiện.
a. Xác định công thức phân tử của X, Y.
b. Chất X không phản ứng với với dung dịch KMnO 4 ở nhiệt độ thường nhưng làm nhạt màu dung dịch
này khi đun nóng. Nếu cho 11,5 gam chất Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong
NH3 thu được 38,25 gam kết tủa. Hiđro hóa Y thu được ankan Z, chất Z phản ứng với khí Cl 2 có chiếu sáng
tạo thành 4 dẫn xuất monoclo. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất X, Y, Z và viết phương trình
hóa học xảy ra.
Câu 18: (Thanh Hóa 15 – 16)
Các chất hữu cơ trong sơ đồ chỉ chứa 2 nguyên tố. Biết khi đốt cháy hoàn toàn một trong các chất đó
chỉ thu được khí làm xanh muối CuSO 4 khan và đục nước vôi trong. Xác định các chất trong sơ đồ, hoàn
thành các phản ứng hóa học. Ghi rõđiều kiện nếu có (chỉ lấy sản phẩm chính).

Câu 19: (Quảng Trị 19 – 20)


Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6 là các hiđrocacbon khác nhau và viết các phương trình phản
ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau đây:

Câu 20: (Huế 15 – 16)


Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Hãy xác định A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa, ghi rõ điều kiện nếu có?
Câu 21: (Huế 15 – 16)
Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:
X + HCl Y + Z (1) Y + AgNO3/NH3 X + T (2)
Y E (3) E + KMnO4 + H2SO4 F + .... (4)
F + NaOH G + H (5)
Biết: Y có thể điều chế từ C3H6 theo 2 giai đoạn. Viết các phương trình phản ứng điều chế Y.
F : có cấu tạo đối xứng.
Câu 22: (Huế 20 – 21)
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết rằng: - Trong hợp chất A4 số nguyên tử cacbon nhiều gấp 3 lần trong A
- Hợp chất A4 chỉ chứa 2 nguyên tố C và O (trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng A 4)
Câu 23: (Huế 19 – 20)
Aspirin, hay acetylsalysilic acid (ASA) thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau,
hạ sốt, chống viêm; nó còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng
ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu. Aspirin được tổng hợp theo sơ đồ sau:

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và D
Câu 24: (Vĩnh Phúc 15 – 16)
Từ quả cây vanilla người ta tách được 4-hidroxi-3-metoxibenzandehit (vanilin) có công thức phân tử
C8H8O3, dùng để làm chất thơm cho bánh kẹo. Từ quả cây hồi, người ta tách được 4-metoxibenzandehit có
công thức phân tử C8H8O2. Từ quả cây hồi hoang, người ta tách được p-isopropylbenzandehit có công thức
phân tử C10H12O.
a. Hãy viết công thức cấu tạo của ba chất trên.
b. Trong ba chất đó, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
Câu 25: (Thanh Hóa 13 – 14)
Chất A có công thức phân tử C 5H12O. Khi oxi hoá A trong ống đựng CuO nung nóng cho xeton, khi
tách nước cho anken B. Oxi hoá B bằng KMnO4 (trong H2SO4 loãng) thu được hỗn hợp xeton và axit. Xác
định công thức cấu tạo của A, B.
Câu 26: (Huế 19 – 20)
A và B là hai đồng phân hình học của nhau. A, B đều có cùng công thức phân tử C 10H16O. A tác dụng
được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc. Khi oxi hóa mạnh A cho một hỗn hợp sản phẩm axeton,
axit oxalic và axit levulic (CH3COCH2CH2COOH). Khi cho A phản ứng với brom trong tetraclorua cacbon
theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được 3 dẫn xuất đibom. Phân tử A bền hơn phân tử B. Xác định công thức cấu tạo
của A và B.
Câu 27: (Huế 17 – 18)
Một nhóm học sinh nghiên cứu khoa học để tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, đã tiến hành chiết
xuất tinh dầu hồi từ cây Illicium Verum (Cây Hồi) là loại cây gỗ nhỏ, mọc tập trung ở những vùng núi phía
Bắc nước ta. Là loại tinh dầu có hiệu quả rất tốt trong việc trị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng, những
bệnh liên quan về đường tiêu hóa, đặc biệt trong đó là bệnh ung thư. Tinh dầu hồi chủ yếu chứa anetol
(chiếm đến 80 đến 90%), anetol có màu vàng nhạt, có hương thơm lôi cuốn, có thể dùng sản xuất kẹo cao
su. Anetol có phân tử khối là 148u và hàm lượng các nguyên tố: 81,08%C; 8,11%H; 10,81%O.
a. Hãy xác định công thức phân tử của anetol.
b. Anetol làm mất màu nước brôm; anetol có hai đồng phân hình học; sự oxi hóa anetol tạo ra axit
metoxibenzoic M và sự nitro hóa M chỉ cho duy nhất axit metoxinitrobenzoic. Hãy xác định công thức cấu
tạo của anetol, gọi tên của anetol và tất cả các sản phẩm hữu cơ nêu trên theo danh pháp IUPAC
(International Union of Pure and Applied Chemistry). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 28: (Hà Nội 19 – 20)
Geranol (C10H18O) là một ancol dẫn xuất của monotecpen có mặt trong tinh dầu hoa hồng. Biết: cho
geranol phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 2 tạo ra dẫn xuất tetrabromua (C 10H18OBr4); có thể oxi
hoá geranol thành anđehit hoặc axit cacboxylic có 10 nguyên tử cacbon trong phân tử; khi oxi hoá geranol
một cách mãnh liệt sẽ tạo thành CH 3COCH2CH2COOH, CH3COCH3, HOOC-COOH. Dựa vào các dữ kiện
trên, xác định công thức cấu tạo có thể có của geranol.
Câu 29: (Vĩnh Phúc 19 – 20)
Hợp chất A có công thức phân tử C 7H6O2. A ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH, tạo
thành muối B công thức C7H5O2Na. B tác dụng với nước brom tạo ra hợp chất D có chứa 64% Br về khối
lượng. Khử A bằng hidro (xúc tác Pt) ở 20 0C, thu được hợp chất thơm G. Xác định công thức cấu tạo của
các hợp chất A, B, D và G.
Câu 30: (Quảng Trị 19 – 20)
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết a mol C7H8O2 tác dụng vừa đủ với 2a mol Na, còn khi tác dụng với dung dịch NaOH thì cần a mol
NaOH và các nhóm thế ở các vị trí liền kề.
Câu 31: (Quảng Trị 13 – 14)
Axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) (chất X) tác dụng với ancol metylic (xúc tác) tạo ra este Y, tác
dụng với anhiđrit axetic tạo ra este Z. Cho Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch axit loãng, với dung dịch
NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
Câu 32: (Hà Tĩnh 16 – 17)
Hợp chất X (C7H6O3) là dẫn xuất của benzen và chứa 2 nhóm chức ở vị trí ortho với nhau, thỏa mãn sơ
đồ các phản ứng sau:
X + Y → A (C8H8O3, làm dầu xoa bóp) + H2O
X + Z → B (C9H8O4, làm thuốc trị cảm cúm) + CH3COOH
Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z và hoàn thành sơ đồ trên.
Câu 33: (Quảng Bình 18 – 19)
Hợp chất X (C7H6O3) là dẫn xuất của benzen, chứa hai nhóm chức ở vị trí ortho với nhau và có những
tính chất sau:
- Tác dụng với dung dịch NaHCO 3 tạo ra chất Y có công thức C7H5O3Na.
- Tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z có công thức C9H8O4.
- Tác dụng với metanol (xúc tác H 2SO4 đặc) tạo ra chất T có công thức C8H8O3. Chất T có khả năng tác
dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình hóa học xảy ra (ghi điều kiện
phản ứng nếu có).
Câu 34: (Huế 14 – 15)
Xác định công thức cấu tạo và gọi tên chất G chứa C, H, O biết rằng đốt cháy hoàn toàn 1 mol G cần 1
mol Oxi, thu được 1 mol CO 2 và 1 mol H2O. Thực hiện sơ đồ trực tiếp sau với G: G → M → H 2. M có thể
là những chất nào? Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 35: (Vĩnh Phúc 17 – 18)
Hai chất hữu cơ X và Y đều đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng tráng bạc. X, Y có cùng số nguyên
tử cacbon và MX < MY. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư chỉ thu được CO 2, H2O và số mol
H2O bằng số mol CO2. Cho 0,15 mol hỗn hợp E gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 42,12 gam Ag. Tính khối lượng của Y trong hỗn hợp E.
Câu 36: (Vĩnh Phúc 14 – 15)
Hai chất X, Y (đơn chức mạch hở, đều chứa C, H, O và đều có 53,33% Oxi về khối lượng). Biết M X>
MY và X, Y đều tan được trong nước. Nhiệt độ sôi của X là 118oC, của Y là 19oC. Xác định X, Y và viết
phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
X X1 X2 Y X3 X4 X5 X6 X
Biết X6 là hợp chất hữu cơ chứa 4 nguyên tố và có liên kết ion.
Câu 37: (Huế 14 – 15)
Hãy viết công thức cấu tạo của 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T đều chứa C, H, O, đều phản ứng được với
dung dịch AgNO3/NH3 dư và trong mỗi phần tử chỉ chứa 2 nguyên tử Hidrô. Viết các phương trình phản
ứng đó.
Câu 38: (Hải Dương 17 – 18)
A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất thì đều thu
được 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Biết:
- A, B, C tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 ở điều kiện thích hợp đều thu được kết tủa.
- C, D tác dụng được với dung dịch NaOH.
- A tác dụng được với H2O (xúc tác HgSO4/to).
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 39: (Thanh Hóa 20 – 21)
Cho các hợp chất hữu cơ đơn chức X, Y, Z, T (thành phần nguyên tố đều chứa C, H, O và đều có M =
60u). Biết X tác dụng NaOH, NaHCO 3; Y tác dụng NaOH nhưng không tác dụng Na; Z tác dụng Na nhưng
không tác dụng với NaOH; T đều không tác dụng Na, NaOH. Xác định các chất trên và viết phương trình
hoá học minh họa.
Câu 40: (Quảng Trị 16 – 17)
Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là
82 gam (X và Y là đồng phân của nhau). Biết 1 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3 mol AgNO 3 trong

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
dung dịch NH3 dư, 1 mol Y tác dụng vừa đủ với 4 mol AgNO 3 trong dung dịch NH3 dư. Xác định X, Y, Z
và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 41: (Hải Dương 19 – 20)
Có 4 chất hữu cơ A, B, D, E đều mạch hở (chứa C, H, O) và đều có tỉ khối đối với hiđro là 37. A có
mạch cacbon không phân nhánh, chỉ tác dụng với Na. B tác dụng với Na, Na 2CO3 nhưng không tham gia
phản ứng tráng bạc. Khi oxi hóa A ở điều kiện thích hợp được đồng đẳng kế tiếp của B. D tác dụng với
dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na và không tham gia phản ứng tráng bạc. E tác dụng với
Na2CO3, với Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B,
D, E và viết các phương trình hóa học minh họa?
Câu 42: (Quảng Trị 13 – 14)
Có 6 hợp chất hữu cơ mạch hở A, B, C, D, E, F (chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi) đều không làm
mất màu brom trong CCl4, khối lượng phân tử đều bằng 74 đvC. Cho các chất đó lần lượt tác dụng với Na,
dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết quả sau:
A B C D E F
Na + – + – + +
NaOH – – + + – +
AgNO3/NH3 – – – – + +
Dấu + : có phản ứng, dấu – : không phản ứng.
Biết A có mạch cacbon không phân nhánh và khi oxi hóa tạo sản phẩm tráng gương, B có tính đối
xứng, oxi hóa E tạo hợp chất đa chức.
Biện luận xác định nhóm chức, công thức phân tử, cấu tạo của A, B, C, D, E, F và viết các phương
trình phản ứng xảy ra.
Câu 43: (Hà Tĩnh 11 – 12)
Hai đồng phân X, Y chỉ chứa các nguyên tố C, H, O trong đó H chiếm 2,439% về khối lượng. Khi đốt
cháy X hoặc Y đều thu được số mol H 2O bằng số mol mỗi chất. Hợp chất Z có khối lượng phân tử bằng
khối lượng phân tử của X và cũng chứa C, H, O. Biết 1 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3 mol AgNO 3
trong dung dịch NH3, 1 mol Y tác dụng vừa đủ với 4 mol AgNO 3 trong dung dịch NH3.
a. Tìm công thức phân tử của X, Y, Z, biết rằng chúng đều có mạch cacbon không phân nhánh.
b. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 44: (Hà Nội 14 – 15)
Ba chất hữu cơ X, Y, Z đều có đặc điểm: chứa C, H, O trong đó %m C = 54,545%, %mH = 9,1%; có cấu
tạo mạch hở, không phân nhánh; phân tử chỉ có một loại nhóm chức, có phân tử khối nhỏ hơn 150 và thuộc
3 dãy đồng đẳng khác nhau. Dung dịch X có phản ứng tráng bạc; Y, Z đều không có phản ứng tráng bạc; Y
tác dụng được với Na, NaOH; Z có phản ứng với Na, không tác dụng với NaOH. Khi cho Y hoặc Z tác
dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp được các sản phẩm hữu cơ khác nhau nhưng đều có công thức
C8H14O4Cu. Tìm công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa
Câu 45: (Quảng Trị 20 – 21)
Biết rằng X là hợp chất hữu cơ phổ biến trong tự nhiên có %m C = 44,44%, %mH = 6,17% và %mO =
49,39%; mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học, hãy xác định các chất X, X1, X2, X3, X4 và
viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Câu 46: (Hải Dương 16 – 17)


Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam hợp chất hữu cơ A (có C, H, O) cần vừa đủ 2,016 lít O 2(đktc) thu được
CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1: 1.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của A.
b. Khi cho cùng một lượng chất A như nhau tác dụng hết với Na và tác dụng hết với NaHCO 3 thì số
mol H2 và số mol CO2 thu được là bằng nhau và bằng số mol chất A đã phản ứng. Tìm công thức phân tử

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
của chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện của A. Viết các công thức cấu tạo có thể
có của A.
Câu 47: (Hà Nội 20 – 21)
Chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 8 : 1 : 16. Biết X là hợp chất no, mạch
hở chứa các nhóm chức -OH, –COOH và không còn nhóm chức khác, xác định công thức phân tử và viết
công thức cấu tạo có thể có của X.
Câu 48: (Huế 15 – 16)
Hai hợp chất X, Y đều chứa các nguyên tố C, H, O khối lượng phân tử của chúng lần lượt là M X, MY
trong đó MX < MY < 130. Hòa tan hai chất đó vào dung môi trơ thu được dung dịch E. Cho E tác dụng với
NaHCO3 dư thì số mol CO 2 bay ra luôn luôn bằng tổng số mol của X và Y, không phụ thuộc vào tỉ lệ số
mol của chúng trong hỗn hợp. Lấy 1 lượng dung dịch E có chứa 7,20 gam hỗn hợp X, Y ứng với tổng số
mol của X, Y là 0,1 mol cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,568 lít H 2 (đktc).
1. Xác định công thức phân tử của chúng, biết chúng không có phản ứng tráng bạc, không làm mất
màu nước brôm. Tính phần trăm khối lượng X, Y trong hỗn hợp.
2. Khi tách loại 1 phân tử H2O khỏi Y, thu được Z là hỗn hợp 2 đồng phân cis-trans, trong đó có một
đồng phân có thể tách bớt 1 phân tử nước nữa tạo ra chất P mạch vòng, P không phản ứng với NaHCO 3.
Xác định công thức cấu tạo Y và viết phương trình chuyển hóa X → Y → P.
Câu 49: (Quảng Trị 19 – 20)
Công thức đơn giản nhất của chất M là C 3H4O3 và chất N là C2H3O3. Biết M là một axit no đa chức, N
là một axit no chứa đồng thời nhóm chức –OH; M và N đều là mạch hở. Viết công thức cấu tạo có thể có
của M và N.
Câu 50: (Hà Tĩnh 12 – 13)
A là hợp chất hữu cơ mạch hở, không phân nhánh, phân tử chỉ có 2 loại nhóm chức, khi tác dụng với
nước brom tạo ra axit monocacboxylic tương ứng. Cho một lượng A tác dụng với lượng dư anhiđrit axetic
trong điều kiện thích hợp, phản ứng xong thu được 11,7 gam este và 9 gam CH 3COOH. Cũng với lượng A như
trên đem phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thu được 6,48 gam Ag kết tủa. Tìm công thức cấu tạo
dạng mạch hở của A.
Câu 51: (Hà Nội 20 – 21)
Chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O có chứa 55,17% oxi về khối lượng và có tỉ khối hơi so với oxi nhỏ
hơn 4. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol H 2 tạo ra chất X1, cho X1 tác dụng với Na dư thu được 1,5a
mol H2 và chất X2. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với a mol NaOH thu được chất X 3, cho X3 tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag và chất X4. Nếu cho X3 tác dụng với NaOH rắn khi có
mặt CaO, đun nóng thu được chất hữu cơ X 5. Cho X4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất hữu cơ
X6.
a. Xác định công thức cấu tạo của các chất X, X 1, X2, X3, X4, X5, X6.
b. Cho biết X4 là hợp chất có tính chất axit, bazơ hay lưỡng tính? Viết các phương trình hóa học minh
họa.
Câu 52: (Quảng Trị 11 – 12)
Đốt cháy hoàn toàn một khối lượng như nhau các chất hữu cơ (A), (B), (C), (D), (E), đều thu được 2,64
gam CO2 và 1,08 gam H2O, thể tích O2 cần dùng là 1,344 lít (đktc). Tỉ lệ số mol tương ứng (A), (B), (C),
(D), (E) là 1 : 1,5 : 2 : 3 : 6.
a. Xác định công thức phân tử (A), (B), (C), (D), (E), nếu số mol chất (C) là 0,02 mol.
b. Xác định công thức cấu tạo của (A), (B), (C), (D), (E) và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Biết:
- (A) tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư tạo kết tủa Ag, có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo
dung dịch màu xanh lam, khử hoàn toàn thu được hexan, tạo este chứa 5 gốc axit.
- (B) phản ứng với dung dịch NaOH cho sản phẩm có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu
xanh lam.
- (C) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol tương ứng là 1:1, còn 1 mol (C) tác dụng
với Na dư thì thu được 1 mol H2. Trong phân tử (C) có liên kết hiđro nội phân tử.

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
- (D) có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH, nhưng không phản ứng được với Na.
Câu 53: (Quảng Trị 20 – 21)
Dùng công thức cấu tạo thu gọn để viết phương trình hóa học các phản ứng sau:
a) Este +H2O propan-2-ol + axit formic

b) Este+H2O axit acrylic+anđehit axetic


c) Este (C5H8O4) + NaOH ® 2 muối + ancol
d) Este(C11H10O4) +NaOH ® 2 muối + xeton + nước
Câu 54: (Quảng Trị 18 – 19)
Dùng công thức tổng quát để viết các phương trình phản ứng sau:
a) Este + NaOH  1 muối + 2 ancol b) Este + NaOH  1 muối + 1 anđehit
c) Este + NaOH  2 muối + nước d) Este + NaOH  2 muối + 1 ancol + nước
Câu 55: (Huế 16 – 17)
X, Y, Z, T có cùng công thức phân tử C4H6O4 đều phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2. Trong đó:
- X, Y đều tạo một muối và một ancol.
- Z, T đều tạo một muối, một ancol và nước
Hãy xác định X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Biết rằng : khi đốt cháy muối do X, Z tạo ra thì trong sản phẩm cháy không có nước.
Câu 56: (Huế 14 – 15)
Bốn chất hữu cơ A, B, C, D cùng có công thức C 4H4O4 chứa 2 nhóm chức đều tác dụng được với
NaOH trong đó:
- Chất A, B tạo ra muối và nước, B có đồng phân hình học.
- Chất C tạo ra muối + Ancol
- Chất D tạo ra muối + andehyt + H2O
Xác định công thức cấu tạo 4 chất đó và viết các phản ứng trên.
Câu 57: (Huế 21 – 22)
Tìm các chất thích hợp ứng với các kí hiệu A, B, C, D, ... và hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a. C5H6O4 + NaOH → A + B + C b. A + H2SO4 → D + Na2SO4
c. A + NaOH E + F d. C + E G
e. C + dung dịch AgNO3/NH3 → H + J + Ag f. H + NaOH → L + K + H2O
g. D + dung dịch AgNO3/NH3 → I + J + Ag h. L + NaOH M + F
Câu 58: (Hà Nội 17 – 18)
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức C 5H6O4 thỏa mãn các phương trình sau:
(X) + NaOH → (A) + (B) +(C); (A) + H2SO4 → (A1) + Na2SO4;
(A1) + [Ag(NH3)2]OH → Ag + ...; (C) + [Ag(NH3)2]OH → (C1) + Ag + ...;
(A) + NaOH (A2) +(A3) ; (B) + NaOH (B1) +(A3) ;
(A2) + C → (C2); (C1) + HCl → (C3) + NH4Cl;
(C2) + ... → (C3) + ...;
Biết A1, B1, C, C2, C3 đều là các chất hữu cơ chứa cacbon, hiđro, oxi và đều đơn chức, mạch hở. Viết các
phương trình hóa học xảy ra ở dạng công thức cấu tạo thu gọn (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Câu 59: (Quảng Trị 14 – 15)
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
A (C6H8O4) + NaOH  X + Y + Z X + H2SO4  E + Na2SO4
Y + H2SO4  F + Na2SO4 F R + H2 O
Cho biết E, Z đều cho phản ứng tráng gương, R là axit có công thức C 3H4O2.
Câu 60: (Quảng Trị 14 – 15)
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
a) X + 2NaOH  X1 + X2 + H2O b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O d) 2X2 + X3  X5 + 2H2O
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 61: (Hà Tĩnh 14 – 15)
Hợp chất X có công thức C10H18O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol).
(a) X + 2NaOH X1 + 2X2 (b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 nilon-6,6 + 2nH2O (d) X2 + X3 X5 + H2 O
Xác định CTCT các chất X1, X2…X5 viết các phương trình phản ứng.
Câu 62: (Thanh Hóa 20 – 21)
Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3NaOH X1 + X2 + X3 + H2O
(b) X2 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O X4 + 2Ag + 2NH4NO3
(c) X4 + NaOH X1 + NH3 + H2O
Biết X là hợp chất có công thức phân tử C11H10O4. Xác định công thức cấu tạo của X, X1, X2, X3, X4.
Câu 63: (Quảng Trị 18 – 19)
Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng sau:
a) Y + NaOH  Z + C + F + H2O b) Z + NaOH  CH4 + … (Biết nZ: nNaOH = 1 : 2)
c) C + [Ag(NH3)2]OH  D + Ag... d) D + NaOH  E + ...
e) E + NaOH  CH4 +... f) F + CO2 + H2O  C6H5OH + ...
Câu 64: (Vĩnh Phúc 17 – 18)
X có công thức phân tử C6H10O5, X phản ứng với NaHCO3 và với Na đều sinh ra chất khí có số mol
đúng bằng số mol X đã dùng. X, B và D thỏa mãn sơ đồ sau theo đúng tỉ lệ mol.
X B + H2O
X + 2NaOH 2D + H2O
B + 2NaOH 2D.
Xác định công thức cấu tạo của X, B, D. Biết D có nhóm metyl.
Câu 65: (Hà Tĩnh 21 – 22)
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho):
(a) X + 2NaOH Y+Z+T
(b) Y + 2AgNO3 +3NH3 + H2O C2H4NO4Na + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
(c) Z + HC1 C3H6O3 + NaCl
(d) T + Br2 + H2O C2H4O2 + 2X2.
Xác định công thức cấu tạo thu gọn của Y, Z, T và X.
Câu 66: (Quảng Trị 16 – 17)
Hoàn thành các phản ứng:
C4H5O4Cl + NaOH  A + B + NaCl + H2O
B + O2  C + H 2 O
C + [Ag(NH3)2]OH → D + NH3 + Ag +H2O (nC:nAg=1:4)
D + NaOH → A + NH3 + H2O
Câu 67: (Huế 21 – 22)
Cho biết A, B, D, G là các đồng phân của C 6H9O4Cl thỏa mãn các điều kiện sau:
36,1 gam A + NaOH dư → 9,2 gam etanol + 0,4 mol muối A 1 + NaCl
B + NaOH dư → muối B1 + hai ancol B2, B3 (có số cacbon bằng nhau) + NaCl
D + NaOH dư → muối D1 + axeton + NaCl + H2O
G + NaOH dư → muối G1 + một ancol G2 + NaCl
Tìm công thức cấu tạo của A, A1, B, B1, B2, B3, D, D1, G, G1, G2. Biết D làm đỏ quỳ tím
Câu 68: (Quảng Bình 16 – 17)
X, Y, Z là các đồng phân, công thức phân tử là C 4H6O2Cl2. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X,
Y, Z, biết rằng:

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
X + NaOH dư → A + C2H4(OH)2 + NaCl
Y + KOH dư → B + C2H5OH + KCl + H2O
Z + KOH dư → Muối của một axit hữu cơ + KCl + H 2O
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 69: (Quảng Bình 14 – 15)
Ba hợp chất M, N, P có cùng công thức phân tử C 6H8Cl2O4 đều mạch hở và thỏa mãn :
C6H8Cl2O4 Muối X + CH3CHO + NaCl + H2O
Xác định công thức cấu tạo của M, N, P và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 70: (Hải Dương 19 – 20)
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B đều chứa vòng benzen là đồng phân của nhau, có công thức
đơn giản nhất là C9H8O2. Lấy 44,4 gam X (số mol của A và B bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung
dịch NaOH 1,5M đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ D và ba muối đơn chức (trong đó có
một muối natriphenolat). Biết A tạo một muối và B tạo hai muối. Xác định công thức cấu tạo của A, B, D
và viết các phương trình hóa học xảy ra?
Câu 71: (Hà Nội 20 – 21)
Chất hữu cơ X mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C 4H6O4. Khi đun X với
dung dịch HCl loãng thu được 2 chất hữu cơ Y và Z (M Y < MZ) đều có phản ứng tráng gương. Xác định
công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa.
Câu 72: (Hà Nội 13 – 14)
Hai chất hữu cơ X, Y là các este có công thức phân tử lần lượt là C 4H6O2 và C5H6O4. Khi cho X, Y lần
lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, đem chất rắn thu được nung với
CaO thì trong mỗi trường hợp đều thu được khí CH 4 duy nhất. Tìm công thức cấu tạo của X, Y và viết các
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 73: (Quảng Trị 12 – 13)
Chất A có công thức phân tử C 11H20O4. A tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối của axit hữu
cơ B mạch hở, không nhánh và hai ancol là etanol và propan-2-ol.
a. Viết công thức cấu tạo của A, B và gọi tên chúng.
b. Cho B tác dụng với chất C để tạo thành tơ nilon-6,6. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
c. Hãy giải thích tại sao tơ nilon-6,6 và tơ enang dễ bị axit và kiềm phân hủy.
Câu 74: (Hà Tĩnh 20 – 21)
Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C 12H10O6, chứa 3 chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được các chất
hữu cơ X, Y, Z và T. Biết T chứa 2 nguyên tử Cacbon; Y chứa vòng benzen và M T < MX < MZ < MY. Cho
Y tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ F (C 7H8O2). Biết a mol E phản ứng
tối đa với 4a mol NaOH trong dung dịch. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z, T và E.
Câu 75: (Hải Dương 18 – 19)
Hợp chất X có công thức phân tử C9H8O6. Biết, X tác dụng với dung dịch NaHCO 3 theo tỉ lệ nX :
nNaHCO3 = 1:1; X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ n X : nNaOH = 1:4 thu được hai muối Y, Z (đốt cháy
hoàn toàn Z không thu được H 2O); X tác dụng với Na theo tỉ lệ n X : nNa = 1:3. Xác định công thức cấu tạo
các chất X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 76: (Hải Dương 20 – 21)
Hợp chất hữu cơ A mạch hở, có công thức phân tử C 9H12O6. Khi đun nóng A với dung dịch NaOH vừa
đủ thu được sản phẩm chỉ gồm hai muối A 1, A2 và một chất hữu cơ D. Nung nóng A 1 với NaOH/CaO thì
thu được một chất khí duy nhất có tỉ khối so với H 2 nhỏ hơn 8. Nung nóng A2 với NaOH/CaO thì thu được
một chất hữu cơ B2 có khả năng tác dụng với Na giải phóng khí H 2. Chất hữu cơ D có khả năng tham gia
phản ứng tráng bạc. Xác định công thức cấu tạo của các chất A, A 1, A2, B2 và viết phương trình phản ứng
xảy ra, biết rằng số nguyên tử cacbon trong D và B 2 bằng nhau.
Câu 77: (Huế 16 – 17)
Khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa chất hữu cơ A (C 6H12O3) thu được hai chất hữu cơ B và D. Chất
B có thể bị oxi hóa qua hai giai đoạn tạo thành chất E. Chất E khi phản ứng với brom cho sản phẩm thế F;
chất F có thể thủy phân với natri hiđroxit để chuyển thành G. Chất G phản ứng với HCl (tỉ lệ 1:1) để

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
chuyển thành X (40,0% C; 6,66% H; còn lại là oxi). Khi để yên, một mol nước được tách ra từ hai mol X,
tạo ra một hợp chất kém bền Y. Hợp chất X cũng có thể nhận được từ hợp chất Z chứa nitơ khi phản ứng
với axit nitrơ. Xác định A, B, D, E, F, G, X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 78: (Thanh Hóa 20 – 21)
Thủy phân hoàn toàn hợp chất hữu cơ E mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức bằng dung dịch NaOH
thu được 4 sản phẩm hữu cơ gồm X, Y, Z, T đều có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử (M X > MY > MZ >
MT). Biết E tác dụng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol n E: nNaOH = 1 : 3 và khi oxi hóa không
hoàn toàn Z hoặc T đều có thể thu được axit axetic. Hãy lập luận để xác định công thức cấu tạo của E, X, Y,
Z, T.
Câu 79: (Hà Tĩnh 12 – 13)
Thủy phân hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X trong trong dung dịch HCl thu được 1 mol ancol no Y và a
mol axit hữu cơ đơn chức Z. Để trung hòa 0,3 gam Z cần 10 ml dung dịch KOH 0,5M. Đốt cháy 1 mol Y cần a
mol O2; đốt cháy 0,5 mol hiđrocacbon có công thức phân tử như gốc hiđrocacbon của Y cần 3,75 mol O2.
a. Xác định công thức cấu tạo X, Y, Z, biết Y có mạch cacbon không phân nhánh.
b. Y1 và Y2 là hai đồng phân quen thuộc có trong tự nhiên của Y; Y 1 có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
Viết các công thức cấu tạo của Y1, Y2 ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Câu 80: (Hải Dương 20 – 21)
X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức; X có mạch C
không phân nhánh và X, Y khác chức hóa học (M X < MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X hoặc a mol Y đều
chỉ thu được x mol CO 2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với lượng
dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,1 mol E với dung dịch
NaOH dư thu được sản phẩm trong đó có chứa 6 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức,
mạch hở và một ancol Z mạch hở. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình
tăng 2,96g. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z.
Câu 81: (Huế 15 – 16)
Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi
thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D đều thuộc loại
hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng được với Na giải phóng H 2.
Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, khi đốt cháy
hoàn toàn một ít D thì thu được CO 2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2 : 3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với
dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn
phân tử khối của E là 50 (u). Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
a. Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A.
b. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Câu 82: (Quảng Bình 14 – 15)
X có công thức phân tử là C 3H12N2O3. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH loãng, dư sinh ra 2 chất
khí đều làm giấy quỳ tím ẩm hóa xanh. Xác định công thức cấu tạo có thể có của X và viết phương trình
hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 83: (Thanh Hóa 20 – 21)
Các chất A1, B1, C1, D1 đều có cùng công thức phân tử C 3H7O2N và không có phản ứng tráng bạc. Ở
điều kiện thường A1, B1 là chất rắn, C1 và D1 là chất lỏng. Khi phản ứng với hiđro trong điều kiện thích
hợp, từ A1 thu được C3H9O2N, từ D1 thu được C3H9N. Các chất A1, B1 và C1 đều tác dụng được với dung
dịch axit HCl loãng và dung dịch NaOH. Xác định công thức cấu tạo của các chất trên và viết các phương
trình hoá học minh họa.
Câu 84: (Hà Nội 11 – 12)
Hợp chất hữu cơ P có công thức phân tử C 8H11N tan được trong axit. P tác dụng với HNO 2 tạo ra hợp
chất Q có công thức phân tử C8H10O. Đun nóng Q với dung dịch H2SO4 đặc tạo ra hợp chất E (C8H8). Khi
đun nóng hợp chất E với thuốc tím thu được muối của axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo của P, Q ,
E và viết các phương trình hoá học.
Câu 85: (Huế 17 – 18)

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
Hai chất hữu cơ X, Y đồng phân của nhau có công thức phân tử C 9H11NO2, đều tan trong axit và kiềm.
Khi cho X và Y lần lượt tác dụng với axit nitrơ cho ra hai chất X 1 và Y1 có công thức C9H10O3, khi đun
nóng lần lượt X1 và Y1 với axit sunfuric đặc đều tạo thành chất Z có công thức phân tử C 9H8O2. Z cho oxi
hóa tiếp thu được axit terephtalic và CO 2. Xác định cấu tạo của X và Y, viết các phương trình phản ứng
hóa học xảy ra.
Câu 86: (Quảng Trị 15 – 16)
Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:

Câu 87: (Hải Phòng 20 – 21)


Chất X có công thức phân tử là C8H15O4N. Cho các chuyển hóa sau:
C8H15O4N + NaOH C5H7O4NNa2 + CH4O + C2H6O
C5H7O4NNa2 + HCl → C5H10O4NCl + NaCl
Biết: C5H7O4NNa2 có mạch cacbon không phân nhánh và có nhóm -NH 2 ở vị trí α. Xác định công thức cấu
tạo có thể có của X và viết phương trình hóa học của các chuyển hóa trên dưới dạng công thức cấu tạo.
Câu 88: (Hà Tĩnh 20 – 21)
Hợp chất X có công thức phân tử C 8H11O2N. Biết X không làm mất màu brom trong CCl 4 và X được
tạo thành từ chất hữu cơ Y và chất hữu cơ Z; phân tử khối của Y và Z đều lớn hơn 50 đvC; Y tác dụng với
nước brom tạo ra kết tủa trắng. Hoàn thành các phương trình hóa học sau dưới dạng công thức cấu tạo thu
gọn.
X + NaOH → Y + T + H2O (1) X + HCl → Z + E (2)
E + NaOH → Y + NaCl + H2O (3) T + HCl → Z + NaCl (4)
Câu 89: (Vĩnh Phúc 17 – 18)
Chất hữu cơX có công thức phân tử C 7H18O2N2 thỏa mãn các phương trình hóa học sau theo đúng tỉ lệ
mol.
(1) C7H18O2N2 (X) + NaOH X1 + X2 + H2O
(2) X1 + 2HCl X3 + NaCl
(3) X4 + HCl X3
(4) X4 HN[CH2]5COn+ nH2O.
Xác định công thức cấu tạo của các chất X, X 1, X2, X3, X4.
Câu 90: (Huế 16 – 17)
Khi phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A (chứa một nguyên tử N) cho thấy rằng hợp chất hữu
cơ A có 50,794% C; 7,937 %H; 7,407% N còn lại là O. Từ A có hai biến hóa sau:

αA C5H7O4NNa2 + CH4O + C2H6O

C5H7O4NNa2 C5H10O4NCl + NaCl


Biết rằng: C5H7O4NNa2 có mạch cacbon không phân nhánh và có nhóm -NH 2 ở vị trí α. Xác định công
thức cấu tạo có thể có của A và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra theo hai biến hóa trên dưới
dạng công thức cấu tạo
Câu 91: (Huế 20 – 21)
X là hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích cho thấy X chứa 51,852%C; 11,111%H và 17,284%N về khối
lượng, còn lại là oxi. Hãy xác định công thức cấu tạo của các chất X, X 1, X2, X3, X4 thõa mãn các phương
trình hóa học sau theo đúng tỉ lệ mol.
X + NaOH → X1 + X2 + H2O X1 + 2HCl → X3 + NaCl
X4 + HCl → X3 nX4 → policaproamit + nH2O
Câu 92: (Vĩnh Phúc 15 – 16)
Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức, thu được 26,4 gam khí CO 2; 12,6 gam hơi H2O và
2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu đốt cháy 1 mol A cần 3,75 mol O 2.

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Xác định công thức cấu tạo và tên của A. Biết rằng A có trong tự nhiên; có tính chất lưỡng tính;
phản ứng với axit nitrơ (NaNO2/HCl) giải phóng nitơ; với ancol etylic có axit làm xúc tác tạo thành hợp
chất có công thức C5H11O2N; khi đun nóng A chuyển thành hợp chất vòng có công thức C 6H10N2O2.
Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra và ghi điều kiện (nếu có).
Câu 93: (Quảng Bình 17 – 18)
Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol Alanin, 1 mol Axit glutamic, 1 mol Lysin
và 1 mol Tyrosin. Cho X phản ứng với 1-flo-2,4-đinitrobenzen (kí hiệu ArF) rồi mới thủy phân thì thu
được Ala, Glu, Lys và hợp chất p-HOC 6H4CH2CH(NHAr)COOH. Mặt khác, nếu thủy phân X nhờ enzim
cacboxipeptidaza thì thu được Lys và một tetrapeptit. Ngoài ra khi thủy phân không hoàn toàn X thu được
hỗn hợp sản phẩm có chứa các đipeptit Ala-Glu, Ala-Ala và Tyr-Ala. Xác định công thức cấu tạo và gọi
tên của pentapeptit X.
Câu 94: (Huế 14 – 15)
Từ cây nhãn chày, các nhà khoa học Việt Nam đã tách được một peptit X dưới dạng tinh thể màu trắng
có phân tử khối là 485. Sử dụng hóa chất để thủy phân X và các phương pháp phân tích phù hợp đã xác
định được thứ tự sắp xếp các α-amino axit trong X: phenylalanin, alanin, glyxin, prolin, isoleuxin. Biết
rằng X phản ứng với axit nitrơ không giải phóng khí nitơ. Hãy xác định công thức cấu trúc của peptit X;
công thức cấu tạo của các α-amino axit như sau:

Câu 95: (Quảng Trị 15 – 16)


Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H6 X Y Z T E (đa chức).
Câu 96: (Quảng Bình 13 – 14)
Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng theo các sơ đồ sau:

Câu 97: (Quảng Trị 13 – 14)


Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Câu 98: (Hà Tĩnh 16 – 17)


Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X cần vừa đủ 24,64 lit O 2 (đktc), phản ứng kết thúc thu
được 14,4 gam H2O. Từ X, thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:

Hãy xác định công thức cấu tạo của các chất hữu cơ ứng với các kí tự trong sơ đồ trên.
Câu 99: (Hà Nội 10 – 11)
Cho dãy chuyển hóa sau:

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông

Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất X, Y, Z, Y 1, Y2, Z1, Z2, Z3, Z4, Z5
Câu 100: (Quảng Trị 12 – 13)
Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:

Câu 101: (Quảng Trị 14 – 15)


Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D, E thích hợp thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:

F là poli(metyl metacrylat).
Câu 102: (Vĩnh Phúc 12 – 13)
Cho dãy phản ứng sau:

Cho biết công thức cấu tạo thu gọn của các chất ứng với các chữ cái M, A, B, X, Y trong dãy phản
ứng. Viết phương trình phản ứng (4), (5), (9), (10)?
Câu 103: (Hà Nội 21 – 22)
Xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T, M, N, K (có hai chất là hiđrocacbon) và viết phương trình hóa
học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

Câu 104: (Hải Dương 12 – 13)


Cho dãy biến hoá sau:

Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có).
Câu 105: (Hà Nội 13 – 14)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Các chất A1, A2, A3, A4, A5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau đều có cùng số nguyên tử cacbon. Viết
phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên.
Câu 106: (Hà Nội 12 – 13)

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông
Hợp chất A (C18H20O2) phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng. Cho hỗn hợp sau phản ứng tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được B (C 9H10O2) và C (C9H12O). Oxi hóa B hoặc C đều thu được
axit benzoic. Oxi hóa trong điều kiện thích hợp C chuyển thành B, Từ B thực hiện chuyển hóa theo sơ đồ
sau:

(D chứa một nguyên tử clo trong phân tử, H có đồng phân cis-trans. Các sản phẩm ghi trên sơ đồ đều là
sản phẩm chính). Viết công thức cấu tạo thu gọn của A, B, C, D, E, G, H.
Câu 107: (Hà Nội 11 – 12)
Viết công thức cấu tạo các chất trong sơ đồ chuyển hoá:

Biết X1, X2, X3,…là các hợp chất hữu cơ khác nhau có thể chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi, natri;
phân tử của chúng không chứa quá 3 nguyên tử cacbon.
Câu 108: (Hà Nội 10 – 11)
Có sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết rằng:
- Ở đây chỉ xảy ra phản ứng cộng clo (1:1) và phản ứng tách 1 phân tử HCl;
- A3 là hidrocacbon có tỉ khối đối với H2 là 13:
- Các chất từ A1, A2, A4, A5, A6, A7, A8 là các hợp chất hữu có có chứa clo;
- A5 có khối lượng mol là 168g/mol và có cấu trúc phân tử đối xứng
Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất từ A 1 đến A8
Câu 109: (Quảng Trị 17 – 18)
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
CH4 A B C D E CH4.
Biết C là hợp chất hữu cơ tạp chức, D hợp chất hữu cơ đa chức.
Biết B là muối của một a- aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh.
Câu 110: (Hải Dương 20 – 21)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Hãy xác định các chất A, B, D, E, F, G, H, T, J, R phù hợp sơ đồ và viết các phương trình phản ứng.
Biết G chứa nhiều cacbon hơn D và R là thành phần chính của cao su buna.
Câu 111: (Hải Dương 13 – 14)
Xác định công thức cấu tạo các chất và hoàn thành sơ đồ các chuyển hóa sau:

Câu 112: (Hải Dương 11 – 12)


Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các chất hữu cơ như sau:

A dd KMnO4 B dd H2SO4 đặc CH3CHO


t0C
F (Muối amoni)
C D E
Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất
GV: Nguyễn Nhật Long Trường THPT Nam Đông

(Các chữ cái A, B, C, D, E, F là kí hiệu các chất khác nhau cùng có 2 nguyên tử Cacbon trong phân tử)
Tìm công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E, F và viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ
đồ biến hóa trên, ghi rõ điều kiện để phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 113: (Hà Tĩnh 18 – 19)
Hai chất X, Y là đồng phân của nhau (chứa C, H, O), oxi chiếm 34,783% khối lượng phân tử. Y có
nhiệt độ sôi thấp hơn X.
a. Xác định công thức cấu tạo của X, Y.
b. Chọn các chất thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:

Câu 114: (Hà Nội 13 – 14)


Chất hữu cơ X chứa C, H, O trong đó phần trăm khối lượng oxi là 32%. Khi đun X với dung dịch
H2SO4 loãng thu được hai chất hữu cơ X 1 và X2 đều là các hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch cacbon
không phân nhánh. Các chất X1 và X2 thỏa mãn các sơ đồ chuyển hóa sau:

Tìm công thức cấu tạo của X, viết các phương trình hóa học (dưới dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ
trên.
Câu 115: (Vĩnh Phúc 19 – 20)
Cho dãy biến hóa:

Cho biết: phản ứng (1), (5) là phản ứng điều chế các chất C 2, A3 tương ứng bằng phương pháp hiện đại;
phản ứng (6), (7), (8) có thể dùng xúc tác enzim; A 2 là chất vô cơ, còn lại là chất hữu cơ; tổng khối lượng
phân tử của (A1, A2, A3) là 134u; B1 là polime thiên nhiên; A5 phản ứng với NaOH theo tỉ lệ số mol tương
ứng là 1 : 2.
Hãy tìm các chất thích hợp ứng với các ký hiệu C 1, C2, C3, A1, A2, A3, B1, B2, B3 và hoàn thành các
phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có).
Câu 116: (Vĩnh Phúc 18 – 19)
Cho A, B, D, F, G, H, I là các chất hữu cơ thoả mãn các sơ đồ phản ứng sau:
(1). A B + C (2). B + C D
(3). D + E F (4). F + O2 G + E
(5). F + G H + E (6). H + NaOH I + F
(7). I + NaOH A +K (8). G + L I + C
Xác định A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L. Viết các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ phản ứng trên.

Bồi đưỡng HSG – Hóa 12 Chuyên đề: Nhận biết – Tách chất

You might also like